GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khoán (TTCK) là một bộ phận quan trọng của thị trường tài chính, với chức năng huy động vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế, thị trường chứng khoán trở thành một công cụ không thể thiếu trong đời sống kinh tế của những nước theo cơ chế thị trường, nhất là những nước đang phát triển cần phải thu hút nguồn vốn dài hạn cho nền kinh tế quốc dân như Việt Nam.
Ngày 11/07/1998 khi Chính phủ ban hành nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường chứng khoán, TTCK Việt Nam chính thức ra đời Đến năm
2000 thì chính thức đi vào hoạt động và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh Trải qua hơn hai mươi năm hình thành và phát triển, mặc dù so với lịch sử phát triển thế giới đó là một thị trường còn non trẻ, tuy nhiên thị trường đã có những bước phát triển vượt bậc về quy mô vốn hóa, số lượng công ty niêm yết và đã trở thành kênh huy động vốn cho nền kinh tế với giá trị hàng trăm tỷ đồng Đặc biệt, năm 2021 là năm mà thị trường chứng khoán sôi nổi hơn bao giờ hết khi chỉ số VN-Index nhiều lần thiết lập đỉnh lịch sử mới, đỉnh cao nhất là vào ngày 25/11 khi VN-Index chạm mốc hơn 1.500 điểm Điều đó cho thấy môi trường kinh tế vĩ mô tạo động lực để phát triển kinh tế và là yếu tố quyết định đến tốc độ phát triển của nền kinh tế và từ đó cũng sẽ tác động và tạo động lực phát triển cho thị trường chứng khoán.
Chính vì thế, việc phân tích, kiểm định, giải thích các yếu tố vĩ mô tác động đến thị trường chứng khoán là một trong những việc làm hết sức cần thiết, để trên cơ sở đó có các khuyến nghị tích cực nhằm hỗ trợ cho thị trường chứng khoán phát triển.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra xu hướng tác động của các yếu tố vĩ mô
1 1 trong ngắn hạn và dài hạn đến chỉ số giá chứng khoán và giải thích ảnh hưởng của các nhân tô vĩ mô đến TTCK Các biến vĩ mô được sử dụng bao gồm tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế, lãi suất, cung tiền, tỷ giá, giá dầu thô, giá vàng và đầu tư trực tiếp nước ngoài Từ việc phân tích, đo lường và kiểm định, tác giả sẽ giải thích, lượng hóa được mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và TTCK, nhận diện được nhân tố vĩ mô nào thực sự ảnh hưởng đến TTCK để trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị thích hợp nhằm phát triển TTCK Việt Nam ổn định và bền vững.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài tập trung đi tìm đáp án trả lời các câu hỏi nghiên cứu sau:
Thực trạng TTCK Việt Nam trong thời gian qua biến động như thế nào? Phải chăng sự biến động đó một phần là do sự tác động của các nhân tố vĩ mô?
Trong các nhân tố vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng kinh tế, lãi suất, cung tiền, tỷ giá, giá dầu thô, giá vàng và đầu tư trực tiếp nước ngoài thì nhân tố nào thực sự ảnh hưởng, mức độ ảnh hưởng và sự ảnh hưởng này là cùng chiều hay ngược chiều?
Liệu có tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa các biến vĩ mô và TTCK Việt Nam?
Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô như thế nào để thúc đẩy TTCK Việt Nam phát triển?
Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Để phản ánh thực trạng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam, đề tài tập trung phân tích đối với chỉ số chứng khoán chung trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và VN-Index. Để phản ánh thực trạng các yếu tố vĩ mô, đề tài tập trung phân tích tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất, cung tiền theo quan điểm rộng (M2), tỷ giá hối đoái giữa VND và USD, giá dầu thô thế giới, giá vàng thế giới và nguồn vốn đầu tư
1 2 trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Để phục vụ cho nội dung nghiên cứu, số liệu trong đề tài được thu thập trong giai đoạn từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm 2022.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp: sử dụng phương pháp này nhằm kế thừa những nghiên cứu trước đây về mặt lý thuyết và thực tiến về sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến TTCK, từ đó hình thành nên cơ sở lý thuyết của đề tài.
Phương pháp thống kê so sánh: sử dụng để so sánh số tuyệt đối và số tương đối, từ đó phân tích đánh giá xu hướng biến động của thị trường chứng khoán theo thời gian và không gian, nhờ phương pháp này có thể nghiên cứu được những mặt tích cực cũng như hạn chế còn tồn tại trong các hoạt động liên quan đến TTCK.
Phương pháp phân tích kinh tế lượng: là phương pháp định lượng đo lường tác động và đánh giá mối quan hệ giữa các biến số Trong phạm vi đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng kiểm định đồng liên kết của Johansen và mô hình vector hiệu chỉnh sai số (Vector Error Correction Model – VECM) để định lượng sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến TTCK Việt Nam trong ngắn hạn và dài hạn.
Ý nghĩa khoa học và giá trị thựctiễncủa đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là luận cứ khoa học về sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến TTCK tại Việt Nam và là cơ sở đưa ra các khuyến nghị chính sách giúp Chính phủ, Bộ tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các nhà hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô, các nhà nghiên cứu và các nhà đầu tư có thêm thông tin về sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến TTCK tại Việt Nam Từ đó, họ có thể đưa ra các chính sách kinh tế đúng đắn, phù hợp để thực hiện tốt và hài hòa cả hai mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển TTCK.
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VÀ CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ TÁC ĐỘNG ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Cơ sở lý luận về thị trường chứng khoán
2.1.1 Khái quát về thị trường chứng khoán Đã có rất nhiều khái niệm về TTCK từ khi được hình thành cho đến nay Một số khái niệm điển hình được đề cập sau đây: Để tạo tính thống nhất trong khái niệm về TTCK của công dân trong việc thực thi pháp luật, Luật chứng khoán năm 2019 được ban hành và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2021 với định nghĩa như sau “Thị trường giao dịch chứng khoán là địa điểm hoặc hình thức trao đổi thông tin để tập hợp lệnh mua, bán và giao dịch chứng khoán.” Một khái niệm khác bao hàm tổng quát hơn được trang web về giáo dục tài chính lớn nhất thế giới Investopedia đưa ra và được tác giả tạm dịch như sau: TTCK là tập hợp tất cả các địa điểm mà vốn cổ phần (cổ phiếu của các công ty đại chúng), trái phiếu và các loại chứng khoán khác được phát hành và giao dịch trên cả thị trường tập trung và phi tập trung TTCK còn được biết đến như là một bộ phận của thị trường vốn, đây là một trong những cấu thành quan trọng nhất của nền kinh tế tự do vì nó cho phép các công ty tiếp cận với nguồn vốn trên thị trường bằng cách đổi quyền sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư.
Với khái niệm như trên, TTCK là nơi tập trung các nguồn vốn tiết kiệm của xã hội sau đó phân phối cho các chủ thể cần vốn trong nền kinh tế dưới hình thức đầu tư gián tiếp Ta có thể thấy rằng TTCK được cấu thành chủ yếu bởi các định chế tài chính bán trực tiếp như công ty chứng khoán và ngân hàng đầu tư với tư cách một nhà môi giới giúp cho chủ thể cần vốn gặp nhau Hàng hóa giao dịch trên TTCK không phải là các hàng hóa thông thường như thực phẩm, đồ gia dụng, phương tiện vận tải, dịch vụ y
1 4 tế, dịch vụ xây dựng mà là hàng hóa có tính chất đặc biệt được biết đến như một tài sản vô hình – quyền sở hữu tài sản Quyền sở hữu tài sản là một đặc trưng cơ bản để nhận biết tài sản chính với các loại tài sản hữu hình và vô hình khác, nó được hiểu là quyền được chi trả cổ tức, tham dự Đại hội đồng cổ đông và biểu quyết khi sở hữu cổ phiếu phổ thông hay quyền hưởng trái tức khi sở hữu tín phiếu kho bạc, trái phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ (TPCP), trái phiếu địa phương hoặc là quyền thực hiện mua, bán trong hợp đồng quyền chọn của người đứng ở vị thế mua…
Do đó khi xét về bản chất của TTCK thì ta có thể xem TTCK như một dạng đặc biệt của thị trường trong nền kinh tế, đây là nơi tiếp xúc giữa người mua và bán với hàng hóa được bán là quyền sở hữu tài sản được thể hiện dưới dạng giấy tờ có giá Giá cả của chúng được quyết định bởi quy luật cung cầu dưới sự tác động của bàn tay vô hình trên thị trường, nó được xem như là lợi nhuận của việc đầu tư vốn khi đứng dưới khía cạnh của người nhận đầu tư Với đặc điểm như trên, ta có thể kết luận TTCK là kết quả tất yếu của sự phát triển trong quá trình sản xuất và lưu thông hàng hóa của xã hội.
2.1.2 Sự hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán
Hơn 29 năm hình thành và phát triển có thể không phải là một khoản thời gian dài so với lịch sử của thị trường chứng khoán thế giới, tuy nhiên, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng dần phát triển và định hình vai trò của mình đối với nền kinh tế nước nhà.
Bắt đầu vào thời điểm ngày 29/06/1995, thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 361/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chuẩn bị tổ chức TTCK giúp Thủ tướngChính phủ chỉ đạo và chuẩn bị điều kiện cần thiết cho việc xây dựng TTCK Việt Nam.Ngày 28/11/1996, UBCKNN được thành lập theo Nghị định số 75/CP của Chính phủ,UBCKNN thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước về chứng khoán và TTCK.Ngay sau đó, UBCKNN đã xây dựng bộ máy tổ chức tương đối hoàn chỉnh và bắt tay vào xây dựng khung pháp lý cho tổ chức hoạt động của TTCK Và chỉ 2 năm sau đó,
1 5 kết quả các nỗ lực ban đầu được ghi nhận bằng việc ngày 10/07/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK Đồng thời, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, đặt cơ sở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh Ngày 28/07/2000, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM chính thức đi vào hoạt động với 2 mã cổ phiếu giao dịch đầu tiên là REE và SAM Có thể nói, việc thành lập các TTGDCK là một giải pháp cấp bách trước mắt, không những tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn, thúc đẩy tiến trình đổi mới doanh nghiệp mà còn hướng các hoạt động giao dịch chứng khoán đi vào quỹ đạo có tổ chức ngay từ đầu và đây cũng là bước chuẩn bị cho việc thành lập SGDCK sau này.
TTGDCK TP.HCM chính thức đi vào hoạt động ngày 20/07/2000 và thực hiện phiên giao dịch CK đầu tiên vào ngày 28/07/2000 đã đánh dấu một cột mốc quan trọng trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới Sự ra đời của TTGDCK TP.HCM có ý nghĩa rất lớn trong việc tạo thêm một kênh huy động vốn dài hạn phục vụ nhu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, là một sản phẩm của nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường TTGDCK TP.HCM được Chính phủ giao một số chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn quản lý điều hành hệ thống giao dịch CK niêm yết tập trung tại Việt Nam Đó là tổ chức, quản lý và điều hành việc mua – bán CK, quản lý điều hành hệ thống giao dịch, thực hiện hoạt động quản lý niêm yết, công bố thông tin, giám sát giao dịch, hoạt động đăng ký, lưu ký và thanh toán bù trừ CK và một số hoạt động khác.
Ngày 05/08/2003, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triểnTTCK Việt Nam đến năm 2010 Theo đó, TTGDCK Hà Nội được xác định là thị trường giao dịch CP đăng ký giao dịch, chuẩn bị điều kiện để sau năm 2010 chuyển thành thị trường giao dịch CK phi tập trung (OTC) của Việt Nam Ngày 12/08/2003Chính phủ ban hành Nghị định số 90/2003-CP thay thế Nghị định số 75/CP đã trao choUBCKNN đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của một cơ quan quản lý Nhà
1 6 nước về chứng khoán và TTCK Sau khi được thành lập, UBCKNN đã thực thi các chức năng, nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả, thể hiện tốt vai trò là cơ quan tổ chức và vận hành TTCK Việt Nam Tuy nhiên, nhằm tăng cường hiệu quả nhiệm vụ điều phối hoạt động của các Bộ ngành chức năng trong việc thúc đẩy sự phát triển của TTCK, ngày 19/02/2004 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 66/2004/NĐ-CP chuyển UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính Việc chuyển UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính là một bước đi hợp lý trong quá trình phát triển TTCK ở Việt Nam, sẽ tạo thêm sự đồng bộ và gắn kết đảm bảo yếu tố an toàn cho hoạt động của TTCK và các thị trường tài chính khác Ngày 08/03/2005, TTGDCK Hà Nội đã chính thức khai trương hoạt động tại TP.Hà Nội và trở thành trung tâm niêm yết của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đánh dấu thêm một bước tiến mới của TTCK Việt Nam.
Trong giai đoạn chập chững bước những bước đầu tiên của thị trường chứng khoán Việt Nam (2000-2005), vốn hóa thị trường chỉ đạt mức trên dưới 1% GDP Tuy nhiên, kể từ năm 2006, khi Luật Chứng khoán được Quốc hội ban hành và chính thức có hiệu lực từ đầu năm 2007, thị trường chứng kiến rất nhiều sự thay đổi khi những bất cập, xung đội với các văn bản pháp lý được giải quyết để thị trường có khả năng hội nhập hơn với các thị trường vốn quốc tế và khu vực Năm 2006, quy mô thị trường có bước nhảy vọt mạnh mẽ, đạt 22,7% GDP và chạm đến con số 43% vào năm 2007 Tuy nhiên, mọi việc bắt đầu xấu đi vào năm 2008, do ảnh hưởng của thị trường tài chính và nền kinh tế trong nước và thế giới, mức vốn hóa giảm mạnh xuống chỉ còn 18% GDP. Điểm nhấn đối với thị trường chứng khoán Việt Nam là “Quyết định phê duyệt đề án xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán phái sinh Việt Nam” do Thủ tướng ban hành ngày 11/03/2014 Theo đó, việc xây dựng TTCK phái sinh Việt Nam được chia theo lộ trình từ đơn giản đến phức tạp gồm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1 (2013- 2015) hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, công nghệ như hệ thống giao dịch và thanh toán bù trừ chứng khoán, hệ thống giám sát, công bố thông tin, … Giai đoạn 2 (2016-2020) tổ chức và vận hành TTCK phái sinh trên tài sản cơ sở là các chứng
1 7 khoán bao gồm chỉ số chứng khoán, TPCP và cổ phiếu Giai đoạn 3 (sau năm 2020) hoàn thiện và nâng cao chất lượng hoạt động và giám sát thị trường từ đó đa dạng hoá dần các sản phẩm dựa trên nhiều loại tài sản cơ sở khác nhau tiếp cận với thông lệ quốc tế Kết quả của cả quá trình trên là sự ra đời của sản phẩm phái sinh đầu tiên ra mắt và giao dịch trên thị trường là Hợp đồng tương lai chỉ số VN30 vào ngày 10/08/2017. Theo đó, mỗi hợp đồng tương lai chỉ số VN30 sẽ gồm 4 mã chứng khoán tương ứng với
4 kỳ hạn đáo hạn là tháng hiện tại, tháng kế tiếp và 2 tháng cuối của 2 quý gần nhất.
Ngày 18/11/2019, HOSE cho ra mắt bộ chỉ số mới Vietnam Diamond Index (VN Diamond), Vietnam Financial Select Sector Index (VNFin Select) làm tiền đề cho sự ra đời của các quỹ ETF, qua đó giải quyết bài toán tại các doanh nghiệp đã hết room ngoại Trong vài năm trở lại đây, mức vốn hóa thị trường đã tăng thần tốc lên tới hơn 82% GDP, nhưng một lần nữa thị trường chứng khoán Việt Nam lại chịu thêm thách thức từ chiến tranh thương mại Mỹ -Trung (giai đoạn 2018-2019), đại dịch Covid-19 (giai đoạn 2020-2021).
Mặc dù trải qua nhiều biến động nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn khẳng định được vai trò thúc đẩy nền kinh tế của mình Trong giai đoạn hiện nay,Chính Phủ Việt Nam chủ trương phát triển nền kinh tế ổn định và vững chắc, đây là điều kiện tốt cho TTCKVN phát triển phù hợp với vị thế của thị trường và sánh vai với thị trường quốc tế.
Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán
hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán 2.2.1 Tổng quan các nghiên cứu trước đây
❖ Các nghiên cứu ở các quốc gia khác nhau trên thế giới Đã có rất nhiều bài nghiên cứu từ các nhà khoa học viết về dự báo mối quan hệ giữa các biến kinh tế vĩ mô và TTCK bằng cách sử dụng những mô hình nghiên cứu khác nhau Bởi lẽ, mỗi một biến động từ các nhân tố kinh tế vĩ mô đều tác động tới
1 8 dòng tiền luân chuyển trong nền kinh tế, từ đó sẽ ảnh hưởng chung tới TTCK Và những thông tin về các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến TTCK được rất nhiều các đối tượng quan tâm và thực sự hữu ích cho những nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, các công ty niêm yết, CTCK Sau khi đọc và tìm hiểu, tham khảo từ các bài nghiên cứu đi trước, tác giả đã tổng hợp được một số nghiên cứu sau:
Mukhejee và Naka (1998) đã giải thích mối quan hệ dài hạn của 6 nhân tố kinh tế vĩ mô là sản lượng sản xuất, tỉ giá, cung tiền, tỉ lệ lạm phát, lãi suất trái phiếu Chính phủ dài hạn và mối quan hệ ngắn hạn của lãi suất cho vay không kỳ hạn với TTCK Nhật Bản bằng cách vận dụng phương pháp của Johansen trong mô hình hiệu chỉnh sai số vector VECM.
Garcia và Liu (1999) đã chứng minh trong nghiên cứu của mình rằng tiết kiệm tăng làm tăng vốn đầu tư vào TTCK Bằng việc sử dụng dữ liệu gộp từ 15 nước bao gồm 7 nước Châu Mỹ La Tinh, 6 nước khu vực Tây Á và 2 nước Mỹ và Nhật Bản, các ông đã nghiên cứu các nhân tố quyết định đến sự phát triển của TTCK với khoảng thời gian nghiên cứu từ năm 1980 đến 1995 Nghiên cứu kết luận rằng bên cạnh thu nhập thực tế và tính thanh khoản của TTCK, thì tỉ lệ tiết kiệm là yếu tố quyết định quan trọng, tác động cùng chiều đến giá trị vốn hóa của TTCK.
Kwon và Shin (2000) kết luận rằng TTCK Hàn Quốc có quan hệ đồng liên kết với chỉ số sản phẩm quốc dân, tỉ giá, cán cân thương mại và cung tiền bằng việc sử dụng mô hình VECM để kiểm nghiệm tại thị trường này Và điều đó có nghĩa là những thay đổi của các nhân tố vĩ mô trên sẽ ảnh hưởng đến chỉ số giá chứng khoán Hàn Quốc trong dài hạn.
Gjerde và Saettem (2000), Achsani và Strohe (2003) sau khi tiến hành nghiên cứu cũng kết luận rằng biến động TTCK phản ứng ngược với những thay đổi về lãi suất, phản ứng thuận với sự thay đổi của GDP, cung tiền và tỷ giá hối đoái ở những khu vực thị trường nhỏ như Na Uy và Indonesia.
Maysami và các cộng sự (2004) đã sử dụng mô hình vector hiệu chỉnh sai số
(VECM) để kết luận rằng TTCK Singapore có mối quan hệ với các biến lãi suất, lạm phát, tỉ giá, sản lượng công nghiệp, cung tiền và giải thích mối quan hệ giữa các biến vĩ mô và chỉ số giá chứng khoán thị trường Singapore.
Yartey (2008) đã lựa chọn Nam Phi làm ví dụ cụ thể để nghiên cứu các yếu tố quyết định đến sự phát triển của TTCK các nền kinh tế mới nổi Với dữ liệu từ 42 quốc gia mới nổi và thời gian quan sát từ năm 1995 đến 2004, bài nghiên cứu đã kiểm tra thực nghiệm các nhân tố vĩ mô và các yếu tố về thể chế chính trị bao gồm thu nhập, tổng tiết kiệm nội địa, tổng đầu tư nội địa, tính thanh khoản của thị trường, ổn định kinh tế vĩ mô, vốn tư nhân, rủi ro chính trị, pháp luật, tham nhũng và tính dân chủ quyết định đến TTCK được đo lường bằng mức vốn hóa thị trường, các tác giả đã có những phát hiện có ý nghĩa quan trọng về chính sách đối với các nước thị trường mới nổi Cụ thể, ở giai đoạn đầu thành lập, TTCK bổ sung chứ không phải là thay thế cho ngành ngân hàng mà sự phát triển của khu vực ngân hàng là quan trọng đối với sự phát triển của TTCK các nước mới nổi, các dịch vụ hỗ trợ từ hệ thống ngân hàng đóng góp đáng kể cho sự phát triển của TTCK, tuy nhiên, ở giai đoạn sau, khi thị trường đã phát triển thì thị trường lại có xu hướng cạnh tranh với khu vực ngân hàng Tăng trưởng kinh tế, đầu tư trong nước, tính thanh khoản TTCK, chất lượng của tổ chức, giảm bớt rủi ro chính trị, chất lượng pháp luật và trật tự dân chủ đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển TTCK Sự ảnh hưởng bởi tiết kiệm nội địa đến TTCK.
Suliaman D Mohammad và các cộng sự (2009) đã sử dụng số liệu hằng quý để quan sát các yếu tố vĩ mô bao gồm dự trữ ngoại hối, tỷ giá hối đoái, chi tiêu tổng tài sản cố định, chỉ số sản xuất công nghiệp, cung tiền M2 và chỉ số giá bán buôn tác động đến chỉ số giá chứng khoán Karachi giai đoạn năm 1986-2007 Kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ số sản xuất công nghiệp, dự trữ ngoại hối, chỉ số giá bán buôn có tác động cùng chiều lên chỉ số giá chứng khoán trong khi đó, tỷ giá hối đoái, chỉ tiêu tổng tài sản cố định, lãi suất và cung tiền M2 có tác động nghịch chiều Tất cả các hệ số tương quan đều có ý nghĩa thống kê ngoại trừ biến chi tiêu tổng tài sản cố định.
Okpara (2010) đã sử dụng phương pháp kiểm định nghiệm đơn vị, đồng liên kết và mô hình vector hiệu chỉnh sai số để nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách tiền tệ đến lợi nhuận của TTCK ở Nigeria Bài nghiên cứu tiến hành xem xét mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa các biến lãi suất trái phiếu Chính phủ, tỉ lệ lãi suất thực (đã loại trừ lạm phát), lãi suất chiết khấu đến lợi nhuận của TTCK dựa trên chuỗi dữ liệu thời gian theo tháng từ tháng 1 năm 1985 đến tháng 12 năm 2006 Tác giả đã có kết luận, TTCK ở Nigeria phần lớn chịu ảnh hưởng bởi hai biến, thứ nhất, lãi suất trái phiếu Chính phủ cao sẽ làm giảm lợi nhuận của TTCK, thứ hai lãi suất hiện tại và một độ trễ của lãi suất tác động cùng chiều và quan trọng đến biến động trong lợi nhuận của TTCK và tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa lãi suất trái phiếu Chính phủ và lợi nhuận của TTCK.
❖ Đối với TTCK Việt Nam, đã có nhiều bài nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến TTCK.
Bài nghiên cứu “Ảnh hưởng của biến số vĩ mô đến TTCK Việt Nam” của Nguyễn Hữu Tuấn (2011) cũng đã nghiên cứu về các tác động của nhiều yếu tố đến TTCK, trong đó có các biến số vĩ mô như giá trị sản lượng công nghiệp, cung tiền, tỷ giá, lạm phát… Tác giả đã sử dụng kiểm định đồng liên kết để đo lường mức độ ảnh hưởng của các biến số vĩ mô đến chỉ số giá VN-Index của TTCK Việt Nam giai đoạn 2005-2010. Khi tồn tại mối quan hệ đồng liên kết thì mô hình hiệu chỉnh sai số dạng véc tơ (VECM) được thực hiện nhằm giúp theo dõi mối quan hệ cân bằng dài hạn Mô hình hiệu chỉnh sai số (ECM) được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa các biến trong ngắn hạn Kết quả phân tích định lượng cho thấy trong dài hạn cung tiền M2 có mối quan hệ cùng chiều với chỉ số giá chứng khoán, lạm phát có mối quan hệ ngược chiều với chỉ số chứng khoán và có ý nghĩa thống kê.
2.2.2 Kết luận rút ra từ các nghiên cứu thực nghiệm về sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán
Sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến TTCK đã được chứng minh rõ ràng từ các bài nghiên cứu trước ở nhiều quốc gia khác nhau Tuy nhiên do sự khác biệt về đặc thù kinh tế vĩ mô mỗi nước, sự thay đổi qua thời gian của các biến kinh tế vĩ mô, trình độ phát triển của TTCK mỗi nước, thời gian nghiên cứu nên sự biểu hiện trong mối quan hệ giữa các nhân tố vĩ mô và TTCK ở mỗi nước khác nhau, và có những kết luận trái chiều, có những nhân tố ở thị trường này thì ảnh hưởng nhưng ở thị trường khác lại không ảnh hưởng, hay có những nhân tố ảnh hưởng cùng chiều ở thị trường này nhưng lại ảnh hưởng ngược chiều ở thị trường khác Có những nhân tố ở quốc gia này này ảnh hưởng ngắn hạn đến TTCK nhưng ở quốc gia khác lại ảnh hưởng dài hạn đến TTCK. Chính vì sự khác nhau này nên những nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến TTCK luôn là đề tài mới mẻ, không bao giờ cũ và được quan tâm bởi rất nhiều nhà nghiên cứu, các nhà đầu tư, các nhà hoạch định chính sách hay bởi những ai quan tâm đến TTCK. Đã có rất nhiều nghiên cứu trước đây nghiên cứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố vĩ mô đến TTCK Việt Nam Tuy nhiên qua tác giả muốn vận dụng phương pháp nghiên cứu, vận dụng các biến vĩ mô trong bài nghiên cứu của Pal and Mittal (2011) trên TTCK Ấn Độ để thực hiện nghiên cứu trên TTCK Việt Nam bởi những lý do sau:
Việt Nam, cũng giống như Ấn Độ, là nước Châu Á đang phát triển cần một lượng vốn lớn cho nền kinh tế TTCK luôn khát vốn như vậy liệu trong các năm qua Tổng tiết kiệm nội địa quốc gia của Việt Nam tăng, có phải là nhân tố tích cực tạo ra nguồn vốn phát triển TTCK? Tổng tiết kiệm nội địa Quốc gia là nhân tố mới ít được nghiên cứu trong các bài nghiên cứu trước đây, chính vì lẽ đó tác giả muốn sử dụng nhân tố này để phân tích sự ảnh hưởng lên TTCK ở Việt Nam.
Bên cạnh nhân tố tổng tiết kiệm nội địa Quốc gia, lãi suất trái phiếu Chính phủ cũng là nhân tố mới, ít được phân tích trong các nghiên cứu trước đây Phát hành trái phiếu Chính phủ là kênh huy động vốn mà Việt Nam rất hay áp dụng để huy động vốn bổ sung ngân sách Nhà nước phục vụ phát triển nền kinh tế Quốc dân, như vậy lãi suất
2 2 của trái phiếu sẽ ảnh hưởng như thế nào đến TTCK Việt Nam, khi mà trái phiếu vừa đóng vai trò là hàng hóa giao dịch trên thị trường vừa đóng vai trò là công cụ để NHNN điều tiết chính sách tiền tệ.
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Mô hình nghiên cứu sự tác động của các yếu tố vĩ mô đến thị trường chứng khoán Việt Nam và các giả thuyết nghiên cứu
Việc hình thành một quy trình các bước thực hiện nghiên cứu và bám sát mục tiêu là điều cần thiết để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu được đặt ra ban đầu và làm nền tảng lựa chọn mô hình nghiên cứu thích hợp để thiết lập mô hình và tiến hành ước lượng giá trị các hệ số cũng như kiểm định các giả thuyết đảm bảo cho mô hình hiệu quả Sau cùng sẽ là diễn giải kết quả, phân tích các tác động cũng như các mối quan hệ của các yếu tố này đến thị trường chứng khoán và đưa ra những nhận định, khuyến nghị phù hợp.
Quá trình phân tích được tiến hành lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu các cơ sở lý thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố vĩ mô và TTCK.
Bước 2: Xác định mô hình nghiên cứu – Định lượng sử dụng mô hình VECM.
Bước 3: Phân tích diễn biến thị trường bên cạnh mối tương quan với các biến vĩ mô.
Bước 4: Thiết lập mô hình, ước lượng mô hình, kiểm tra các giả thuyết – Diễn giải kết quả.
Bước 5: Đưa ra nhận định và khuyến nghị phù hợp.
Trong bài viết này, tác giả sẽ tiến hành xem xét tác động của các nhân tố vĩ mô và mối quan hệ của các yếu tố này đến quá trình hoạt động và phát triển của TTCK Các yếu tố vĩ mô bao gồm: lạm phát, tăng trưởng kinh tế, lãi suất, cung tiền, tỷ giá hối đoái, giá dầu thô, giá vàng và đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Để phân tích tác động của các yếu tố vĩ mô này, mô hình vector hiệu chỉnh sai số (VECM) sẽ được tác giả sử dụng mô hình tổng quát như sau:
VNI = f (CPI, GDP, EX, MS, IR, OIL, GOLD, FDI)
Trong đó VNI đóng vai trò là biến phụ thuộc và các biến vĩ mô đóng vai trò là biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc Cụ thể là:
- VNI: chỉ số giá chứng khoán VN-Index.
- CPI: chỉ số giá tiêu dùng làm đại diện cho nhân tố lạm phát.
- GDP: tổng sản phẩm quốc nội.
- EX: tỷ giá VND và USD với VND là đồng định giá.
- MS: cung tiền theo phép đo rộng M 2
- IR: lãi suất cơ bản ngân hàng nhà nước.
- OIL: giá dầu thô thế giới.
- GOLD: giá vàng thế giới.
- FDI: nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Dựa trên quá trình tìm hiểu các nghiên cứu trước đây về tác động của từng nhân tố vĩ mô đến TTCK tại các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam, tác giả nhận thấy được chiều hướng tác động kỳ vọng của các nhân tố vĩ mô đến TTCK như sau:
Bảng 3.1 Tổng hợp chiều hướng tác động kỳ vọng của các nhân tố vĩ mô
Nhân tố Dấu kỳ vọng
Tăng trưởng kinh tế + Đầu tư trục tiếp nước ngoài +
Nguồn: Tác giả phân tích và nhận định
Các yếu tố còn lại gồm tỷ giá, giá dầu và giá vàng do có sự khác biệt khá nhiều về kết quả thực nghiệm tại các quốc gia khác nhau nên xu hướng tác động của các nhân tố này tác giả chưa thể phán đoán mà phải tiến hành thực nghiệm để kiểm tra chiều hướng tác động của các yếu tố này.
Như vậy, giả thuyết nghiên cứu được đặt ra trong mô hình này như sau:
H1: Khi lạm phát gia tăng thông qua sự gia tăng của chỉ số giá tiêu dùng thì sẽ có tác động tiêu cực đến TTCK và khi tỷ lệ lạm phát được Chính phủ tích cực sử dụng các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu và duy trì ở mức ổn định tương ứng với mức thất nghiệp tự nhiên thì sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trường.
H2: Các doanh nghiệp niêm yết trên TTCK sẽ nhận được lợi ích lớn hơn khi lãi suất được Ngân hàng nhà nước (NHNN) điều tiết ở mức thấp và sẽ gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh do chi phí đẩy cùng với tác động tiêu cực của đòn bẩy tài chính khi lãi suất có xu hướng gia tăng.
H 3 : Khi NHNN nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua việc bơm tiền mạnh vào trong nền kinh tế thông qua nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ góp phần gia tăng cung tiền khác thì TTCK sẽ được tiếp thêm nguồn vốn có giá trị lớn và giảm chi phí sử dụng vốn giúp thị trường phát triển nhanh chóng Ngược lại, khi cung tiền giảm sẽ tác động tiêu cực đến thị trường.
H 4 : Khi tổng sản phẩm quốc nội tăng trưởng phù hợp với sản lượng tiềm năng của một quốc gia theo một tốc độ ổn định thì sẽ tác động tích cực đến sự phát triển của TTCK Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng GDP chậm lại được cho là một tác động xấu đến quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trên thị trường, điều mà làm cho TTCK suy giảm và thậm chí là gặp khủng hoảng.
H5: Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam sẽ đem thêm nhiều nguồn lực mới vào thị trường như khoa học công nghệ, nguồn vốn tư bản, nhân lực chất lượng cao, quy trình quản trị hiệu quả sẽ kích thích sự phát triển nhanh chóng của TTCK.
H 6 : Tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng TTCK và giá vàng.
H7: Tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng TTCK và giá dầu thô.
H 8 : Tồn tại mối quan hệ dài hạn giữa tăng trưởng TTCK và tỷ giá VND và USD.
3.1.4 Lý do lựa chọn mô hình nghiên cứu
Có nhiều mô hình được đề xuất để phân tích các chuỗi dữ liệu thời gian dựa trên đặc tính quan trọng của chuỗi là “tính dừng” Trong đó, mô hình vector tự hồi quy (VAR) là một trong những mô hình thường được sử dụng để đánh giá các biến trong lĩnh vực kinh tế vĩ mô Tuy nhiên, các hạn chế của mô hình VAR đã được trình bày trong giáo trình kinh tế lượng của Phạm Thị Tuyết Trinh (2016) Theo đó, khi tiến hành lấy sai phân của chuỗi dữ liệu thì ta đánh mất đi ý nghĩa quý giá của chuỗi dữ liệu khi phân tích mối quan hệ dài hạn giữa các biến Nguyên nhân là do khi chuỗi dừng ở bậc gốc thì trong mô hình ước lượng ta có thể kết luận khi biến độc lập tăng 1 đơn vị hay
1 phần trăm thì biến phụ thuộc sẽ có xu hướng như thế nào trong khi chuỗi được lấy sai phân Vì ta chỉ có thể kết luận được giá trị của biến phụ thuộc với một giá trị cụ thể của biến độc lập trong tương lai chỉ khi biết được giá trị trước đó của biến phụ phuộc và biến độc lập và trong dài hạn, ta không thể nào biết chắc chắn được giá trị trước đó của các biến số cụ thể là bao nhiêu.
Như vậy, vấn đề được đặt ra là cần có một mô hình để khắc phục các hạn chế của tính dừng chuỗi thời gian trong mô hình VAR và hồi quy OLS Vì thế, mô hình VECM được suy rộng từ mô hình VAR là một trong những lựa chọn tốt nhất trong việc phân tích tác động của chuỗi dữ liệu thời gian khi tồn tại mối quan hệ đồng liên kết giữa các biến với nhau.
Bảng 3.2 Thống kê đặc điểm và đơn vị của các biến
TÊN BIẾN ĐẶC ĐIỂM ĐƠN VỊ
LVNI Giá trị trung bình các ngày trong tháng Điểm
LCPI Chỉ số giá tiêu dùng Điểm
LGDP Giá trị thực tổng sản phẩm quốc nội
LEX Tỷ giá của VND so với
USD được tính theo giá trị trung bình các ngày trong
LMS Cung tiền theo quan điểm rộng M 2
LIR Lãi suất cơ bản ngân hàng nhà nước
LOIL Giá dầu thô được tính theo giá trị trung bình các ngày trong tháng
LGOLD Giá vàng thế giới được tính theo giá trị trung bình các ngày trong tháng
LFDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Nguồn: Tác giả thập theo các nguồn dữ liệu
LVNI, LEX, LOIL, LGOLD được tác giả thu thập từ trang web tài chính Investing với giá trị được lấy là giá trị trung bình của các ngày trong tháng.
LCPI, LGDP, LMS, LIR, LFDI được tác giả thu thập từ trang web Wichart (Wichart là một trang web tổng hợp các số liệu tài chính từ các nguồn chính thống như World Bank, Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF, ) với giá trị được lấy theo tháng
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu mà tác giả sử dụng là phân tích định lượng sử dụng mô hình VECM và quy trình thực hiện gồm 6 bước cơ bản sau:
Bước 1: Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu.
Bước 2: Lựa chọn bậc trễ tối ưu cho mô hình.
Bước 3: Lựa chọn mô hình và kiểm định đồng liên kết.
Bước 4: Ước lượng mô hình VECM.
Bước 5: Kiểm định sự phù hợp của mô hình.
Bước 6: Kiểm định nhân quả Granger.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 Để xem xét tác động của nhiều biến với nhau thì mô hình VAR là một trong những mô hình hiệu quả được sử dụng khi các dữ liệu thời gian là chuỗi dừng Tuy nhiên việc lấy sai phân nhằm làm cho dữ liệu trở thành chuỗi dừng làm mất đi ý nghĩa trong dài hạn giữa các biến số với nhau nên mô hình VAR bộc lộ hạn chế của mình. VECM là một mô hình được phát triển từ mô hình VAR và vận dụng ưu điểm của mô hình ECM là sử dụng số hạng hiệu chỉnh sai số nên giúp khắc phục được các vấn đề nói trên VECM dựa trên mối quan hệ đồng liên kết tức là sự cân bằng trong dài hạn về xu hướng thay đổi giữa các biến với nhau nên giúp ta phân tích được xu hướng tác động trong dài hạn giữa các biến Không chỉ vậy, VECM còn thừa kế ưu điểm của mô hình VAR trong phân tích các xu hướng biến động ngắn hạn của biến này do cú sốc từ các biến khác nên giúp ta có thể nhận định được cả mối quan hệ trong ngắn và dài hạn thay vì chỉ trong ngắn hoặc dài hạn như các mô hình khác.
Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước về chiều hướng tác động của các nhân tố vĩ mô đến TTCK, trong bài viết này tác giả sẽ xem xét tác động của 8 nhân tố vĩ mô là lạm phát, tăng trưởng kinh tế, lãi suất, tỷ giá, giá vàng thế giới, giá dầu thô thế giới, cung tiền và đầu tư trực tiếp nước ngoài đến chỉ số VN-Index đại diện cho TTCK Việt Nam theo mô hình VECM Giả thuyết kiểm định của mô hình là trong dài hạn các biến lạm phát, lãi suất sẽ có xu hướng trái ngược với VN-Index và các biến cung tiền, tăng trưởng kinh tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài có mối quan hệ cùng chiều dương Trong khi đó các biến còn lại là tỷ giá, giá dầu thô và giá vàng thế giới được kiểm định với giả thuyết là có sự tồn tại mối quan hệ với VN-Index Dữ liệu đưa vào mô hình được thu thập thứ cấp từ các nguồn thống kê có uy tín Wichart, Investing… theo tháng hoặc quý và tiến hành nội suy để có được chuỗi dữ liệu với tần suất tháng từ tháng 1/2011 đến tháng 5/2022 với 137 quan sát Do đặc tính của các biến số kinh tế có xu hướng mạnh nên tác giả sẽ lấy logarithm cơ số tự nhiên để loại bỏ tính xu thế đó Trước khi tiến hành ước lượng mô hình VECM, tác giả sẽ kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu để đảm bảo điều kiện áp dụng mô hình VECM cũng như lựa chọn bậc trễ tối ưu, kiểm định sự tồn tại của các vector đồng liên kết giữa các biến và lựa chọn mô hình đồng liên kết phù hợp Sau đó, tác giả sẽ tiến hành kiểm định các giả thuyết kiểm định về tính vững và hiệu quả của mô hình để đảm bảo rằng việc sử dụng mẫu để phân tích tổng thể của các biến là đáng tin cậy.
PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ VĨ MÔ ĐẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Thống kê mô tả các biến
Trước tiên, tác giả tiến hành vẽ đồ thị để xen xét tính mùa vụ và tính chu kỳ của các chuỗi dữ liệu thì phát hiện GDP có tình mùa vụ nên tác giả đã sử dụng công cụ Moving Average Method trong Eviews 9 để loại bỏ Các chuỗi dữ liệu thời gian kinh tế thường có tính xu hướng mạnh bởi quá trình tăng trưởng cơ bản, do đó thành phần xu hướng sẽ lấn át các thành phần khác như ngẫu nhiên và chu kỳ Vì vậy, tác giả sẽ lấy logarithm tự nhiên của các chuỗi dữ liệu để loại bỏ tính xu hướng mạnh mẽ này.
Hình 4.1 Chuỗi dữ liệu GDP có tính dừng
Sau khi tiến hành các bước xử lý dữ liệu cơ bản, tác giả tiến hành thống kê mô tả các biến bằng excel và được kết quả trình bày trong bảng 3.1 Có thể thấy giá trị trung bình, trung vị, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của các chuỗi dữ liệu sau khi lấy logarithm đều có tính tương đồng khá cao mà không có sự chênh lệch quá lớn.
Bảng 4.3 Thống kê mô tả mẫu
Mean Media n Maximum Minimum Std.Dev Skewness Kurtosis
Nguồn: Tính toán bằng excel của tác giả
Các biến LVNI, LCPI, LEX, LIR, LOIL, LGOLD đều có độ lệch chuẩn nhỏ hơn 0,4 tương ứng với tỷ lệ sai số chuẩn trên trung bình nhỏ hơn 5% Trong khi các biến còn lại đều có độ lệch chuẩn cao hơn 0,4 và tỷ trọng sai số chuẩn trên giá trị trung bình hơn 7%.
Ngoài các tiêu chí thống kê trên, độ nghiêng (Skewness) và độ nhọn (Kurtosis) cũng được xem xét để kiểm tra tính phân phối chuẩn của dữ liệu nghiên cứu Kết quả thống kê cho thấy tất cả các chuỗi dữ liệu đều không tuân thủ theo phân phối xác suất chuẩn Thông qua bảng trên, hầu hết tất cả các chuỗi dữ liệu quan sát đều có phân phối xác suất chuẩn lệch về bên trái ngoại trừ VN-Index, GDP và giá vàng thế giới có phân phối xác suất lệch phải Tuy nhiên, tất cả các biến đều có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 0.5, là độ lệch khá nhỏ ngoại trừ dữ liệu về chỉ số giá tiêu dùng, lãi suất và đầu tư trực tiếp nước ngoài có độ lệch lớn khi có giá trị tuyệt đối lần lượt là 0,60; 0,79 và 0,86 Khi nhìn về độ nhọn (Kurtosis), đa số các biến đều có giá trị rất thấp so với 3 Như vây, độ tập trung tại giá trị mode của các biến thấp hơn so với phân phối chuẩn đồng nghĩa với
3 8 đồ thị phân phối xác suất dàn trải hơn về hai phía nên trong phạm vi ± 2σ chúng ta không thể bao quát được hết 95% xác suất có thể xảy ra.
Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu thời gian
Tầm quan trọng của việc kiểm định tính dừng đã được đề cập đến trong giáo trình Kinh tế lượng ứng dụng của TS Phạm Thị Tuyết Trinh (2016) Trong đó, 2 lý do quan trọng buộc chúng ta cầ phải kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu là chuỗi dừng có thể ảnh hưởng mạnh đến hành vi và đặc điểm của chính nó từ đó có thể dẫn đến hồi quy giả mạo.
Bảng 4.4 Kết quả kiểm định tính dừng
Tên biến Bậc gốc Sai phân bậc 1 t-Statistic P-value t-Statistic P-value
Nguồn: Kiểm định tính dừng theo ADF bằng Eviews 9 của tác giả
Kết quả kiểm định tính dừng theo phương pháp kiểm định Augmented Dickey Fuller (ADF test) cho thấy tất cả các biến logarithm cơ số tự nhiên đều có giá trị thống kê kiểm định ADF đều nhỏ hơn giá trị bác bỏ ở các mức ý nghĩa khác nhau nên giả thuyết H0 không thể bị bác bỏ, như vậy dữ liệu các chuỗi này không dừng tại bậc gốc Tác giả tiếp tục kiểm định nghiệm đơn vị tại sai phân bậc 1, kết quả kiểm định cho giá
3 9 trị thống kê kiểm định ADF lớn hơn giá trị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1% Như vậy, giả thuyết
H0 bị bác bỏ tại mức ý nghĩa 1%, sai phân bậc 1 của tất cả các chuỗi dữ liệu là chuỗi dừng tại mức ý nghĩa 1% Đây là điều kiện cho phép chúng ta sử dụng mô hình VECM trong việc phân tích tác động dài hạn giữa các biến thông qua mối quan hệ đồng liên kết.
Lựa chọn độ trễ tối ưu
Trong mô hình VECM, biến phụ thuộc được xem xét thông qua tác động ngắn hạn giữa sai phân bậc 1 của tất cả các biến được đưa vào mô hình theo k bậc trễ và tác động dài hạn được xem xét qua hệ số điều chỉnh ngắn hạn Do đó, để xác định được bậc trễ k đưa vào mô hình, ta cần phải kiểm tra độ trễ tối ưu thông qua mô hình VAR với sai phân bậc 1 của các biến.
Bảng 4.5 Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu tại độ trễ tối đa là 4
Lag LogL LR FPE AIC SC HQ
Nguồn: Tính toán bằng Eviews 9 của tác giả
Bảng 4.6 Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu tại đỗ trễ tối đa là 8
Lag LogL LR FPE AIC SC HQ
Nguồn: Tính toán bằng Eviews 9 của tác giả
Bảng 4.7 Kết quả lựa chọn độ trễ tối ưu tại độ trễ tối đa là 12
Lag LogL LR FPE AIC SC HQ
Nguồn: Tính toán bằng Eviews 9 của tác giả
Thông thường các biến vĩ mô thường có tác động đến nền kinh tế trong khoản thời gian 1 năm kể từ khi xảy ra biến động cũng như là số lượng quan sát có được khá nhỏ so với số lượng biến được đưa vào mô hình nên độ trễ tối đa tác giả quyết định đưa vào mô hình là 12 tháng Khi tiến hành kiểm định độ trễ tối ưu tại các độ trễ tối đa là 4, 8, 12 được đưa vào, sự lựa chọn độ trễ tối ưu của các tiêu chuẩn thông tin là không ổn định, cũng như không thống nhất với nhau và chỉ ra 3 độ trễ tối ưu là 1, 4 và 12 Trong 3 độ trễ tối ưu trên, độ trễ 1 được chọn nhiều nhất khi chạy mô hình với độ trễ tối đa là 4, 8, 12 nên phần tiếp theo tác giả sẽ trình bày kết quả lựa chọn mô hình đồng liên kết
4 1 và mô hình vector đồng liên kết tồn tại giữa các biến này theo kiểm định đồng liên kết đa biến của Johansen với độ trễ là 1.
Kiểm định đồng liên kết
Dựa trên kết quả kiểm định mô hình đồng liên kết được trình bày ở bảng dưới, có thể thấy kết quả kiểm định từ các mô hình đều chỉ ra rằng giữa 8 biến được lựa chọn để đưa vào mô hình có tồn tại ít nhất một mối quan hệ đồng liên kết Trong đó, mô hình 2 có sự trái ngược về kết luận số lượng vector đồng liên kết tồn tại giữa kiểm định Trace và kiểm định Max-Eig.
Trong phần bảng dưới, tiêu chuẩn thông tin Akaike khuyến nghị 3 hạng tại phương trình đồng liên kết loại 3, tiêu chuẩn thông tin Schwarz khuyến nghị 0 hạng tại quan hệ đồng liên kết 3 hoặc 4 Trong trường hợp xem xét quan hệ đồng liên kết giữa các biến, tác giả xe, xét lựa chọn loại phương trình đồng liên kết 3 vì đều được cả kiểm định Trace, Max-Eigen và tiêu chuẩn thông tin lựa chọn.
Bảng 4.8 Kết quả kiểm định số vector đồng liên kết
Kiểm định Trace Kiểm định Max-Eig
Nguồn: Tính toán bằng Eview 9 của tác giả
Bảng kết quả kiểm định số vector đồng liên kết theo kiểm định Trace và Max- Eig được trình bày trong bảng trên Với giả thuyết H0 là không tồn tại mối quan hệ đồng liên kết thì kiểm định Trace có giá trị Trace Statistic là 256.6657 lớn hơn giá trị Critical Value là 228.2979 cũng như P-Value là 0.12% nên với mức ý nghĩa 5% được đề xuất sử dụng kiểm định bởi Eviews 9, ta đủ cơ sở để kết luận rằng giữa các biến có tồn tại ít nhất 1 quan hệ đồng liên kết Tương tự đối với kiểm định Max-Eig, giá trị thống kê của Max-Eig đạt 70.1305 lớn hơn giá trị của Critical Value là 62.7522 và P- value là 0,84% nên kiểm định Max-Eig cũng bác bỏ giả thuyết H 0 tại mức ý nghĩa 5% và chấp nhận giả thuyết H1 là tồn tại 1 đồng liên kết giữa các biến.
Dựa vào bảng kết quả kiểm định trên, từ giả thuyết H 0 thứ 1 trở đi, cả Trace vàMax-Eig đều không có căn cứ để bác bỏ H0 nên giữa các biến không tồn tại vector đồng liên kết Điều này có ý nghĩa rằng khi xem xét tác động trong dài hạn giữa các biến vĩ mô đến TTCK thì ta có thể xem xét đồng thời tất cả các biến mà không cần phải dùng một biến để chuẩn hóa ma trận.
Mô hình vector hiệu chỉnh sai số VECM
Dựa vào bảng kết quả ước lượng VECM ở phụ lục 5 tác giả viết phương trình cân bằng dài hạn là:
1*LVNI – 5.0858*LGDP_SA – 0.3525*LFDI – 5.5671*LMS + 113.2963*LCPI + 27.4402*LEX + 12.9886*LGOLD + 13.2231*LIR + 6.8127*LOIL = 0
Lúc này, phường trình ước lượng tác động của lạm phát, tăng trưởng kinh tế, tỷ giá, lãi suất, cung tiền, giá vàng và giá dầu thô đến VN-Index được viết lại là:
1*LVNI = 5.0858*LGDP_SA + 0.3525*LFDI + 5.5671*LMS – 113.2963*LCPI – 27.4402*LEX – 12.9886*LGOLD – 13.2231*LIR – 6.8127*LOIL
Khi nhìn vào phương trình đã chuyển vế trên, ta có thể thấy tăng trưởng nền kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài và cung tiền có tác động dương và các biến còn lại có tác động âm đến chỉ số VN_Index của thị trường chứng khoán.
Cụ thể, dựa vào phương trình, ta có thể đọc các kết quả như sau:
- Khi chỉ số của tăng trưởng kinh tế tăng 1% thì chỉ số VN-Index tăng 5.09%.
- Khi đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng 1% thì chỉ số VN-Index tăng 0.35%.
- Khi cung tiền theo quan điểm rộng M 2 tăng 1% chỉ số VN-Index tăng 5.57%.
- Khi chỉ số tiêu dùng đại diện cho lạm phát tăng 1% thì chỉ số VN-Index giảm 113.30%.
- Khi tỷ giá giữa VND và USD tăng 1% thì chỉ số VN-Index giảm 27.44%.
- Khi giá vàng tăng 1% thì chỉ số VN-Index giảm 12.99%.
- Khi lãi suất tăng 1% thì chỉ số VN-Index giảm 13.22%.
- Khi giá dầu thô thế giới tăng 1% thì VN-Index giảm 6.81%.
Việc chuyển các biến độc lập sang vế phải của phương trình dài hạn là tùy ý (mặc dù chúng ta đang dựa trên cơ sở lý thuyết về tác động của cung tiền và lãi suất đến sản lượng để xây dựng và ước lượng mô hình) Sự tùy ý ở đây được hiểu là các kiểm định đồng liên kết không đồng thời cho biết biến ở vế phải (biến độc lập) và biến ở vế trái (biến phụ thuộc) của phương trình dài hạn Chính vì vậy, cần phải thực hiện kiểm định nhân quả để xác định biến chiều hướng tác động của các biến số.
Kiểm định mối quan hệ nhân quả Granger
Dựa vào kết quả kiểm định nhân quả được trình bày tại Phụ lục 6, ta thấy có sự tồn tại mối quan hệ giữa cung tiền, chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng thế giới đến sự biến động của VN-Index với mức ý nghĩa 1% Trong đó, với mức sai lầm mắc phải cho phép tối đa là 10% thì ta vẫn không đủ cơ sở để kết luận có tác động của các biến còn lại đến thị trường chứng khoán trong ngắn hạn Ngoài ra, kiểm định tổng thống kê cho thấy tất cả các biến tồn tại có mối quan hệ đến TTCK trong giai đoạn nghiên cứu với mức ý nghĩa 0.05% tức là không có sai lầm khi bác bỏ giả thuyết H0 nên việc chuyển vế LVNI trong phương trình nhằm xem xét mối quan hệ dài hạn giữa các biến của tác giả hoàn toàn có cơ sở và hợp lý.
Kiểm định chuẩn đoán mô hình VECM
4.7.1 Tính ổn định của mô hình
Hình 4.2 Kết quả kiểm định tính ổn địn của mô hình Inverse Roots of AR Characteristic Polynomial 1.5 1.0 0.5 0.0 -0.5
Hình trên cho thấy giá trị nghịch đảo nghiệm đặc trưng đều năm trong vòng tròn đơn vị nên mô hình VECM vừa ước lượng có tính ổn định.
4.7.2 Kiểm định tự tương quan phần dư: Kiểm định Portmanteau
Bảng 4.9 Kết quả kiểm định Portmanteau
VEC Residual Portmanteau Tests for Autocorrelations Null Hypothesis: no residual autocorrelations up to lag h Date: 06/20/22 Time: 19:45
Lags Q-Stat Prob Adj Q-Stat Prob df
Trong chương này tác giả đã tiến hành xử lý các số liệu thu thập được từ nguồn dữ liệu thứ cấp do các tổ chức uy tín thống kê như Wichart, Investing, Tổng cục Thống kê… Kết quả kiểm định tính dừng cho thấy các số liệu không dừng ở bậc gốc nên không thể tiến
1The test is valid only for lags larger than the VAR lag order. df is degrees of freedom for (approximate) chi-square distribution
Nguồn: Tính toán bằng Eview 9 của tác giả
Kết quả kiểm định tự tương quan phần dư cho ta thấy không tồn tại sự tương quan đến độ trễ 12 ở mức ý nghĩa 10% Như vậy, ta có thể kết luận phần dư của mô hình không tồn tại hiện tượng tự tương quan.
4 6 hành hồi qui OLS đa biến, tuy nhiên các chuỗi dừng tại sai phân bậc 1 nên phù hợp cho việc phân tích mối quan hệ ngắn và dài hạn thông qua mô hình VECM.
Các mô hình VECM đã được tác giả chạy để kiểm tra mối quan hệ giữa chỉ số giá chứng khoán VN-Index với tăng trưởng kinh tế, đầu tư trực tiếp nước ngoài, cung tiền, lãi suất, tỷ giá VND so với USD, lạm phát thông qua chỉ số CPI, giá dầu thô thế giới và giá vàng thế giới Mô hình tối ưu nhất được tác giả tìm ra là mô hình cho thấy sự tồn tại dài hạn giữa GDP, CPI, cung tiền, lãi suất, đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỷ giá, giá dầu thô và giá vàng đến TTCK thông qua 1 vector đồng liên kết Kết quả cho thấy GDP, cung tiền và đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động cùng chiều với VN-Index và các biến còn lại tác động ngược chiều đến TTCK Mô hình VECM đã được kiểm định các giả thuyết nên các phân tích trên hoàn toàn có ý nghĩa và đáng tin cậy.
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Giải pháp vĩ mô
Trong ba thập niên trở lại đây, Việt Nam chứng kiến những đợt lạm phát phi mã, đẩy lãi suất tăng vọt, khiến người dân và doanh nghiệp lâm vào cảnh khó khăn Bởi vậy, nỗi lo bóng ma lạm phát quay lại vẫn luôn thường trực trong tiềm thức Đặc biệt là hiện nay khi nỗi lo lạm phát đang quay lại trên toàn cầu Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) ở
Mỹ tháng 5 đã tăng 8,6% so với cùng kỳ năm 2021, mức cao nhất 40 năm qua Doanh nghiệp đang gồng mình chống lại ảnh hưởng của giá nguyên liệu đầu vào sản xuất và dịch vụ tăng cao Người tiêu dùng cũng phải đối mặt với áp lực tăng giá từ giá nhà, năng lượng, giao thông, tới thực phẩm thiết yếu.
Chính vì lạm phát có tác động lớn đến hoạt động của các công ty niêm yết trên các SGDCK theo hướng tiêu cực nên Chính phủ cần ra sức kiểm soát lạm phát một cách hợp lý Các chi tiêu cũng như đầu tư của Chính phủ phải mở rộng một cách hiệu quả sao cho thúc đẩy được sự phát triển kinh tế nhưng vẫn kiềm chế lạm phát ở một mức độ đủ để thị trường hoạt động có hiệu quả Ngoài ra, giữa cung tiền và lạm phát có mối quan hệ mật thiết với nhau Khi cung tiền được bơm vào nền kinh tế vượt quá tổng giá trị sản phẩm trong nước sẽ làm cho giá cả hàng hoá tăng lên dẫn đến tình trạng lạm phát Chính vì vậy, vấn đề được đặt ra là NHNN cần phải sử dụng chính sách tiền tệ của mình phù hợp với tình hình kinh tế đất nước trong từng thời kỳ để đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững của thị trường Bên cạnh đó, lãi suất cũng là một trong những yếu tố bị tác động mạnh bởi các chính sách tiền tệ của NHNN nên để kích thích sự phát triển của thị trường, việc giảm và giữ ổn định lãi suất cho vay là một trong những điều cần phải thực hiện.
Bộ Tài chính cần kết hợp với các bên liên quan lên kế hoạch rà soát đồng bộ từLuật đến các Nghị định và văn bản hướng dẫn để tăng cường minh bạch thông tin, đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia thị trường Đối với các văn bản hướng dẫn thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ Tài chính, sẽ tập trung rà soát để đề xuất sửa đổi các chính sách nhằm quản lý chặt chẽ hoạt động của các công ty chứng khoán, nâng cao trách nhiệm của các tổ chức cung cấp dịch vụ, tổ chức kinh doanh chứng khoán. Đối với trái phiếu doanh nghiệp, hiện nay Bộ Tài chính đang nghiên cứu để sớm trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Nghị định số 153/2020/NĐ-CP ngày 31/12/2020 về chào bán, giao dịch Trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại thị trường trong nước và chào bán Trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế, trong đó tập trung vào quản lý chặt chẽ việc xác định nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, việc đầu tư của nhà đầu tư cá nhân; giám sát phương thức phân phối trái phiếu để tránh việc bán cho nhà đầu tư không đúng đối tượng; yêu cầu xếp hạng tín nhiệm; tăng cường trách nhiệm và có biện pháp quản lý giám sát các tổ chức trung gian.
Về tổ chức điều hành thị trường, Bộ Tài chính sẽ tập trung nâng cao chất lượng hàng hóa, thúc đẩy cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước gắn với niêm yết trên thị trường chứng khoán, tăng cường tính tuân thủ của các doanh nghiệp trên thị trường. Khẩn trương thiết lập thị trường giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.
Tăng cường tổ chức thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp phát hành và công ty chứng khoán cung cấp dịch vụ; phối hợp với Ngân hàng Nhà nước trong quản lý, giám sát việc các tổ chức tín dụng phát hành, đầu tư và cung cấp dịch vụ về trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ Tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan công an trong xác minh,điều tra, xử lý các vụ việc thao túng, phối hợp xử lý các tin đồn thất thiệt, sai sự thật,cung cấp thông tin cho cơ quan công an khi có các dấu hiệu nghi ngờ trong quá trình thanh, kiểm tra.
Giải pháp vi mô
Giải pháp dành cho các công ty Đối với các công ty đã tiến hành niêm yết trên thị trường thì yêu cầu đặt ra là trước khi tiến hành các đợt huy động vốn từ công chúng qua kênh truyền dẫn là TTCK thì các công ty niêm yết cần lên kế hoạch sử dụng vốn một cách hiệu quả cũng như là so sánh lợi ích giữa các công cụ huy động vốn khác thông qua quá trình phân tích chi phí sử dụng vốn bình quân bên cạnh các điểm gãy từ đó xác định các phương án huy động vốn tối ưu Lúc này, quản trị nguốn vốn của công ty được đặt lên hàng đầu để đảm bảo lợi nhuận yêu cầu tối thiểu của các cổ đông nên công ty cần phải phát triển và đầu tư nhiều vào các dự án tiềm năng với lợi nhuận và rủi ro phù hợp với mức độ chấp nhận chung của toàn công ty Lợi ích của cổ đông luôn phải được đặt lên hàng đầu trong quá trình quản lý và giám sát hoạt động của công ty để nguồn vốn các nhà đầu tư không bị sử dụng sai mục đích và kém hiệu quả Do đó, công ty cần áp dụng các chuẩn mực kế toán mới nhất được Bộ tài chính ban hành thay vì sử dụng các chuẩn báo cáo cũ nhằm đảm bảo hiệu quả trong công tác phân tích dữ liệu tài chính.
Ngoài ra, công ty cần công bố thông tin rõ ràng và minh bạch cho cổ đông của mình nắm để cổ đông có thể ra quyết định đúng đắn trong việc ra chỉ thị quản trị và điều hành công ty Việc công bố thông tin một cách minh bạch, ngăn chặn hành vi nội gián không những bảo vệ lợi ích của các cổ đông mà còn góp phần giúp cho công ty ngày càng phát triển hiệu quả Nguyên nhân đến từ lòng tin của các nhà đầu tư trên thị trường, khi này cổ phiếu của công ty sẽ là một món hàng hấp dẫn bởi mức độ rủi ro về thông tin thấp nên giá trị thặng dư cổ phần trong mỗi đợt phát hành sẽ cao hơn so với các công ty không minh bạch về thông tin Nhờ vào đó mà chi phí sử dụng vốn bình quân của công ty được cắt giảm do chi phí sử dụng vốn chủ giảm Không những vậy, uy tín trên thị trường của công ty cũng được nâng cao tạo điều kiện thuận lợi trong việc cải thiện vòng quay phải trả và phải thu của công ty giúp cho nguồn vốn hoạt động thuận lợi và không gặp phải các khó khăn Ngoài ra, công bố thông tin minh bạch cũng là một trong những căn cứ quan trọng trong việc lựa chọn đối tác chiến lược của các công ty nước ngoài nên khi các công ty niêm yết thực hiện công khai minh bạch sẽ có nhiều cơ hội trong việc phát triển lĩnh vực hoạt động của mình cả trong và ngoài nước.
Giải pháp dành cho các tổ chức trung gian Để thu hút được nhiều nhà đầu tư tham gia vào thị trường, các công ty chứng khoán cần cải thiện chất lượng dịch vụ mình cung cấp như dịch vụ tư vấn và môi giới. Đặc biệt là trong các nghiên cứu phân tích thị trường, công ty chứng khoán cần đưa ra các nhìn nhận khách quan hơn nữa để khách hàng có thể nắm được đầy đủ thông tin nhằm hạn chế tình trạng bất cân xứng thông tin – điều mà làm cho khách hàng mất niềm tin và không muốn tham gia vào thị trường Khi tiến hành tư vấn cho khách hàng về một loại cổ phiếu hay trái phiếu nào đó, nhân viên tư vấn cần phải cập nhật thông tin mới nhất về sản phẩm đó để giới thiệu cho khách hàng Và điều đặc biệt phải lưu ý là tuyệt đối không được dùng các biện pháp nghiệp vụ như sử dụng cách chào mời “theo thông tin nội bộ em được biết thì…” để dẫn dụ khách hàng mua sản phẩm mà mình muốn bán nhằm đạt được các lợi ích khác về kinh tế.
Nhu cầu về tài chính của khách hàng thường biến động nên trong một số trường hợp khi chứng khoán đã đặt được lệnh bán mà chưa về tài khoản để khách hàng rút ra sử dụng cho các mục đích của mình thì hoạt động chi tiền trước cho khách hàng của công ty chứng khoán là một trong những biện pháp hữu hiệu Không chỉ vậy, các sản phẩm khác như hợp đồng mua lại, cho vay cầm cố chứng khoán hay bán không chứng khoán có ưu điểm vượt trội trong việc phục vụ như cầu đa dạng của khách hàng Tuy nhiên trong quá khứ đã chứng minh rằng nó có tác động dây chuyền đến sự phát triển của TTCK cũng như là hệ thống ngân hàng Do đó, các công ty chứng khoán cần phải tăng cường đội ngũ nhân viên có năng lực cao trong việc quản trị rủi ro khách hàng từ đó nhận định các biến động có thể xảy ra trong tương lai để đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp và nhanh chóng Không những vậy, mà còn phải xây dựng hệ thống cảnh báo rủi ro cho khách hàng dựa vào danh mục khách hàng xây dựng để tạo thêm niềm tin cho nhà đầu tư.
Quản lý quỹ là một trong những nghiệp vụ quan trọng của công ty chứng khoán trong việc giúp đỡ các nhà đầu tư không chuyên nghiệp đầu tư vốn có hiệu quả Vì vậy, nguồn vốn được các nhà đầu tư uỷ thác đầu tư theo danh mục xác định theo mức độ chấp nhận rủi ro và tỷ suất lợi nhuận yêu cầu cần phải được tách biệt với các nguồn vốn khác theo đúng quy định của pháp luật Bên cạnh các khách hàng cá nhân, khách hàng tổ chức cũng là một trong những chủ thể quan trọng mà các công ty chứng khoán cần phải quan tâm đặc biệt Bởi các công ty là nguồn cung hàng hoá trên thị trường nên quyết định đến chất lượng của hàng hoá được giao dịch Vì vậy, đối với nghiệp vụ bảo lãnh phát hành thì các công ty chứng khoán cần phải xem xét đánh giá hiệu quả hoạt động hiện tại của công ty yêu cầu để đưa ra phương pháp phát hành cũng như thời điểm phát hành để sản phẩm đưa ra thị trường có chất lượng cao nhất Bên cạnh việc sử dụng dịch vụ quản lý quỹ do công ty chứng khoán cung cấp thì các công ty quản lý quỹ hay các quỹ đầu tư khác cũng có chức năng và vai trò tương tự trong việc giúp khách hàng đầu tư Để thực hiện được tốt các nghiệp vụ trên đòi hỏi các công ty trung gian cần phải có một đội ngũ nhân viên có năng lực để đánh giá và phân tích, xây dựng một danh mục hiệu quả cũng như quản lý tốt rủi ro xảy ra Do đó, các công ty trung gian cần phải thường xuyên cử nhân viên của mình học tập tại nước ngoài về các biện pháp, phương thức quản trị rủi ro để có thể tiếp cận với chuẩn mực quốc tế Điều này không chỉ góp phần gia tăng hiệu quả hoạt động của các công ty trung gian trong việc thúc đẩy thị trường phát triển về cả quy mô và chất lượng mà còn thúc đẩy quá trình hội nhập với các thị trường quốc tế diễn ra một cách nhanh chóng.
Giải pháp đối với các nhà đầu tư
Bên cạnh các công cụ đầu tư truyền thống thì TTCK là một trong những kênh đầu tư hữu hiệu dành cho các dân chúng Tuy nhiên, việc đầu tư vào TTCK không đơn giản và an toàn như việc gửi tiền vào tài khoản ngân hàng để hưởng mức lãi suất an toàn trong suốt kỳ hạn gửi mà chứa đựng nhiều rủi ro nhất định nên đòi hỏi sự hiểu biết cao về thị trường Vì vậy, đối với các nhà đầu tư không có sự hiệu biết chuyên sâu về thị trường nên tiến hành mua các CCQ của các quỹ đầu tư dạng mở hay nhờ đến nghiệp vụ quản lý quỹ được cung cấp bởi các công ty chứng khoán cũng như các quỹ đầu tư trên thị trường nhằm xây dựng một danh mục đầu tư phù hợp với mình Còn đối với các nhà đầu tư muốn tự mình thực hiện các nghiệp vụ giao dịch trên thị trường nhờ vào chính khả năng của mình mà không phải mất chi phí trong việc sử dụng dịch vụ quản lý quỹ thì nên trang bị cho mình các kiến thức về thị trường Nhà đầu tư cần hiểu rõ về các kỹ thuật phân tích chứng khoán, trái phiếu và triển vọng của một công ty thông qua phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật.
Bên cạnh đó, kiến thức phải luôn được cập nhật thông qua việc tham gia vào các khoá học về đầu tư chứng khoán và xây dựng, quản lý danh mục đầu tư của mình Đặc biệt là hạn chế tình trạng tâm lý đám đông bởi có thể gây ra các quyết định sai lầm ảnh hưởng đến vấn đề lợi nhuận của chính mình nói riêng và sự vận hành toàn thị trường nói chung Nguyên tắc đa dạng hoá danh mục phải luôn được đảm bảo nhằm giảm thiểu rủi ro phi hệ thống góp phần giữ vững lợi nhuận của mình Do đó, các nhà đầu tư nên phân bổ tỷ trọng nguồn vốn đầu tư của mình vào nhiều công cụ khác nhau thay vì chỉ tập trung vào bất động sản hay cổ phiếu, trái phiếu trên TTCK Trong phần vốn được quyết định để đầu tư vào TTCK, nhà đầu tư nên tiếp tục chia nhỏ ra để đầu tư vào cách lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau Nếu nhà đầu tư không có thời gian trong việc thay đổi doanh mục chứng khoán của mình thì nên đầu tư vào các chứng khoán chỉ số chung như CCQ ETF để đảm bảo yêu cầu về đa dạng hoá đầu tư.
Việc xây dựng và phát triển TTCK sao cho đồng bộ và thống nhất với thị trường tài chính để phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội là quan trọng hàng đầu Chất lượng và sự an toàn của thị trường cũng cần được quan tâm để thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chúng đưa vào hoạt động động sản xuất kinh doanh Ngoài ra, việc mở rộng các sản phẩm trên thị trường như thị trường giao dịch các sản phẩm phái sinh cần được tiến hành để đáp ứng như cầu của nhà đầu tư, các doanh nghiệp về hạn chế rủi ro.
Bên cạnh các yếu tố trên, thu hút sự đầu tư nước ngoài cũng cần được tiến hành sao cho kích thích sự hoạt động của thị trường những vẫn kiểm soát được các mặt trái đến từ việc tiếp nhận nguồn vốn đầu tư quốc tế Việc áp dụng công nghệ thông tin vào thị trường cần được triển khai nhanh chóng để đảm bảo thị trường luôn hoạt động liên tục tránh xảy ra các sự cố ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả giao dịch của các nhà đầu tư trên thị trường Việc gia tăng kiến thức của người dân về thị trường đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường phát triển bởi hiện nay sự không ổn định về tâm lý đầu tư của người dân là rất lớn do không nắm được các kỹ thuật quản lý danh mục đầu tư một cách hiệu quả.
Do đó, các buổi tuyên truyền, huấn luyện kỹ năng và kiến thức đầu tư cho công chúng cần được thực hiện mạnh mẽ hơn nữa Yếu tố minh bạch của thị trường luôn phải được đặt lên hàng đầu vì nó có tác động mạnh đến niềm tin của nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng như ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư Để đảm bảo được điều này thì việc ban hành các chính sách công bố thông tin cần được tiến hành phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Qua nghiên cứu các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam, luận văn đã đạt được mục tiêu nghiên cứu là phân tích, đánh giá kiểm định và giải thích các nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến TTCK Việt Nam, xem xét nhân tố vĩ mô nào là nhân tố thực sự tác động đến TTCK, đồng thời xem xét mối quan hệ trong ngắn hạn và dài hạn giữa các nhân tố vĩ mô và thị trường, từ đó khuyến nghị một số giải pháp góp phần phát triển TTCK Việt Nam ổn định, hiệu quả và bền vững.
Tuy nhiên luận văn vẫn còn hạn chế đó là, mới chỉ dừng lại nghiên cứu một số nhân tố vĩ mô ảnh hưởng đến TTCK, ngoài ra còn nhiều nhân tố vĩ mô khác như cán cân thương mại, chỉ số giá chứng khoán các nước khác…và các nhân tố vi mô như chỉ số P/E thị trường, mức vốn hóa thị trường, giá trị của các doanh nghiệp niêm yết, tâm lý nhà đầu tư … ảnh hưởng đến TTCK mà luận văn chưa nghiên cứu Bên cạnh đó, số liệu nghiên cứu chỉ dừng lại ở 137 quan sát (giai đoạn từ tháng 1 năm 2011 đến tháng 5 năm
2022) mà chưa bao quát được toàn bộ dữ liệu từ khi thị trường vừa mới được thành lập đến nay Hy vọng những hạn chế này sẽ được khắc phục bằng nghiên cứu ở các luận văn tiếp theo.
Xin chân thành cảm ơn!