TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Các vấn đề môi trường đã trở thành mối quan tâm toàn cầu, và nó có nguyên nhân bởi sự gia tăng lượng khí thải nhà kính Cùng với vấn đề đó, chính phủ đang có nhiều nỗ lực khác nhau để hiểu nâng cao nhận thức về môi trường, xem xét các rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu và giảm thiểu tác động tiêu cực của các hoạt động kinh tế tới môi trường (Hafner et al., 2020; Schumacher et al., 2020) Nhận thức được vấn đề cấp thiết này, các quốc gia đặt mục tiêu phát triển bền vững dựa trên hiệp định khí hậu Paris phải được chuyển hướng sang đầu tư xanh bền vững Các chính phủ cũng chú ý đến việc giảm lượng khí thải nhà kính và sự nóng lên toàn cầu do khí nhà kính (Mahat et al., 2019).
Trong bối cảnh đó, Việt Nam là một thành viên tích cực của hiệp định khí hậu Paris và là một trong số ít các quốc gia đang phát triển đặt mục tiêu tham vọng về chống biến đổi khí hậu Ví dụ, tại hội nghị chống biến đổi khí hậu COP26 năm 2021, Việt Nam đặt mục tiêu đưa mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 Điều này có nghĩa là từ một nước sản xuất công nghiệp non trẻ, Việt Nam gần như bỏ qua tăng trưởng công nghiệp dựa vào năng lượng hóa thạch, thay vào đó là các nguồn năng lượng không phát thải Do đó, Việt Nam chỉ có khoảng 30 năm để thay đổi hoàn toàn bộ mặt sản xuất từ chỗ thâm dụng năng lượng hóa thạch sang đẩy mạnh năng lượng tái tạo, năng lượng sạch Để khắc phục những vấn đề này, kinh nghiệm các nước là cần đổi mới hệ thống tài chính để chi quan tâm nhiều hơn đến bảo vệ môi trường và tăng trưởng kinh tế để cải thiện sự phát triển bền vững (Guild, 2020) Chính vì thế Việt Nam hướng tới 3 giải pháp chính cho mục tiêu này: (i)
“nguồn lực tài chính phải là đòn bẩy, thúc đẩy chuyển đổi mô hình phát triển hướng tới kinh tế xanh, tuần hoàn”, (ii) “Việt Nam sẽ triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ hơn nữa bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ”, và (iii) “tài chính khí hậu, chuyển giao công nghệ…đóng vai trò quan trọng thực hiện mục tiêu” (Tuoitre.vn, 2021).
Trong ba giải pháp chính đó, Việt Nam nhấn mạnh cơ chế tài chính và việc tài trợ vốn cho các dự án xanh để bắt kịp cam kết với quốc tế Trong bối cảnh này, các Tổ chức tín dụng (TCTD), chủ thể tài trợ vốn chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, chắc chắn sẽ tham gia trực tiếp vào quá trình này Thật vậy, Việt Nam đã có định hướng kinh tế xanh từ cách đây thập kỉ với việc đánh dấu bằng Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh của Chính phủ (Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012) và sau đó hiện thực bằng kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2014- 2020 (Quyết định số 403/ QĐ-TTg ngày 20/03/2014) Trên căn cứ đó, Ngân hàng nhà nước (NHNN) đã ban hành chỉ thị 03/CT-NHNN (CT03) ngày 24/3/2015 và Quyết định 1552/QĐ-NHNN ngày 6/8/2015 ban hành kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh trong hoạt động cấp tín dụng Và gần đây nhất, Quyết định 1658/QĐ-TTg (QĐ 1658) ngày 01/10/2021 về Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 cho thấy các TCTD là nhân tố quan trọng để hướng dòng vốn vào hoạt động sản xuất thân thiện môi trường, giảm thiểu rủi ro vì mục tiêu phát triển bền vững quốc Tuy nhiên, cho đến gần đây, các NHTM tại Việt Nam vẫn chưa chú trọng lợi ích mà hoạt động ngân hàng xanh mang lại trong khi họ phải đánh đổi lợi ích kinh tế từ những dự án cho vay ảnh hưởng đến môi trường Trong khi đó, sự cần thiết nâng cao nhận thức về lợi ích mà ngân hàng xanh mang lại cùng với việc triển khai áp dụng công nghệ trong hệ thống ngân hàng cho nhân viên ngân hàng bao gồm cả hoạt động nội bộ và các hoạt động kinh doanh của ngân hàng; đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ ngân hàng xanh cung cấp cho khách hàng là nhu cầu cấp thiết, cần phải được thực hiện để hoạt động ngân hàng xanh đạt hiệu quả Việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh không được xem là thành công nếu nhân viên ngân hàng không có động cơ để sử dụng các loại hình dịch vụ đó và do đó sẽ không mang lại lợi ích cho ngân hàng (Al-Smadi, 2012). Tác giả Heim và Zenklusen (2005) cho rằng ngân hàng xanh sẽ giảm thiểu rủi ro, giúp quản lý môi trường hiệu quả và gia tăng lợi nhuận hoạt động Sabrin Sultana and Md Jakir Hasan Talukder (2015) thì cho rằng điều tiết chiến lược, hoạt động kinh doanh, yếu tố môi trường, yếu tố pháp lý có ảnh hưởng tích cực đến việc gây trở ngại trong việc phát triển ngân hàng xanh Còn Dr Muhammad và Waris Ali Khan (2019) thì chứng minh rằng áp lực của ban lãnh đạo cấp cao; Áp lực của khách hàng; Áp lực đối thủ cạnh tranh và Áp lực của cộng đồng sẽ có ảnh hưởng đến việc áp dụng Ngân hàng xanh Tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Hữu Huân (2014) cho rằng khuôn khổ pháp lý và chính sách thúc đẩy phát triển ngân hàng tại Việt Nam là một trong những nhân tố quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn nhất Hay tác giả Nguyễn Thân Hoài My (2016) cho thấy các yếu tố Tiết kiệm năng lượng; Dễ sử dụng; Thời gian linh hoạt; Hiệu quả chi phí và Tiếp cận sản phẩm ảnh hưởng đến việc chấp nhận thực hiện ngân hàng xanh.
Trong thời gian vừa qua, các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương chủ yếu tăng trưởng tín dụng ở mảng cho vay tiêu dùng, cho vay sản xuất kinh doanh đối với loại hình doanh nghiệp Tỷ trọng các nhóm vay hoạt động xanh của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương chiếm tỷ trọng thấp, cụ thể năm 2018 chiếm 2,7% trong tổng dư nợ của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương, năm 2019 chiếm 3,2% và năm 2020 chiếm 4,19% và năm 2021 đạt 3,98% so với tổng dư nợ cho vay của các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương Cho thấy thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương còn nhiều tiềm năng và chưa được khai thác tốt, nhận thức của các NHTM về NHX cũng chưa cao.
Vì vậy, việc tìm hiểu “ Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng xanh tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương ” được tác giả chọn làm đề tài nghiên cứu Kết quả của luận văn này sẽ cung cấp những hiểu biết sâu hơn về việc xác định các nhân tố có thể ảnh hưởng đến quá trình áp dụng và sử dụng hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam Nghiên cứu này có thể giúp các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương hoàn thiện việc triển khai ngân hàng xanh để thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững, cân bằng giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung của đề tài là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thực hiện, triển khai hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương, trên cơ sở đó, đề xuất một số hàm ý quản trị để các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương tăng cường thực hiện các hoạt động ngân hàng xanh.
- Xác định Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng xanh tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
- Đo lường mức độ tác động của Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng xanh tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương;
- Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo các hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình
Dương hoàn thiện, phát triển hơn nữa hoạt động ngân hàng xanh trong tương lai.
Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được những mục tiêu nêu trên, luận văn cần trả lời các câu hỏi sau:
- Yếu tố nào ảnh hưởng đến việc áp dụng thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
- Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến việc áp dụng thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Đối tượng khảo sát: Nhân viên tín dụng và lãnh đạo quản lý hiện đang làm việc tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương chưa triển khai và đã triển khai hoạt động ngân hàng xanh Trong bài nghiên cứu này tác giả thực hiện khảo sát 5 NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương gồm: Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB); Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (VCB); Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV); Ngân hàng TMCP Công Thương (VietinBank) và Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam. Không gian nghiên cứu: các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương Khung thời gian thu thập dữ liệu sơ cấp: Tháng 04/202 - 06/2022.
Khung thời gian thu thập dữ liệu thứ cấp: Năm 2019 – 2021.
Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng như sau:
Nghiên cứu định tính: Nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thực hiện hoạt động ngân hàng xanh và hiệu chỉnh các thang đo của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua hai giai đoạn Giai đoạn một tác giả nghiên cứu tổng quan cơ sở lý thuyết để đưa ra các giả thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu Sau đó, tác giả tiến hành phỏng vấn 10 chuyên gia hiện đang làm việc tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương để khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thực hiện hoạt động ngân hàng xanh và hiệu chỉnh các thang đo của các yếu tố trong mô hình nghiên cứu đã đề xuất Kết quả nghiên cứu định tính làm cơ sở xây dựng bảng câu hỏi thu thập thông tin để thực hiện nghiên cứu định lượng.
Nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu định lượng được sử dụng để đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương Tác giả sử dụng kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.0, tiến hành kiểm định thông qua các bước: Đánh giá độ tin cậy các thang đo bằngkiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám pháEFA bằng kiểm định KMO, phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu với kiểm định F và Sig Tiếp theo, thực hiện kiểm định T-Test và ANOVA nhằm tìm ra sự khác biệt có ý nghĩa về việc áp dụng thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương giữa các ngân hàng khác nhau.
Ý nghĩa của luận văn
Về mặt thực tiễn: Làm tài liệu tham khảo cho lãnh đạo các hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương bổ sung, hoàn thiện phát triển hơn nữa hoạt động ngân hàng xanh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong tương lai.
Tính mới của đề tài: Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến hoạt động ngân hàng xanh Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu cụ thể nào về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh BìnhDương Đề tài nghiên cứu của tác giả không trùng lắp hoàn toàn so với những nghiên cứu trước đây do sự khác biệt về phạm vi thời gian và không gian nghiên cứu Tác giả nghiên cứu Các nhân tố ảnh hưởng đến việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh tại các NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia thành 5 chương:
Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Trình bày lý do chọn đề tài, xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài và kết cấu của luận văn
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNGQUAN NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Tổng quan về hoạt động ngân hàng xanh
2.1.1 Khái niệm ngân hàng xanh
Tại nhiều nước trên thế giới, ngân hàng xanh là một khái niệm mới được biết đến trong những năm gần đây, đặc biệt đối với các nước đang phát triển, bởi lẽ các quốc gia đều đang phải đối mặt với những tác động nặng nề ngày càng rõ nét của biến đổi khí hậu và các yêu cầu về bảo vệ môi trường đang bị đánh đổi để đạt được mục tiêu tăng trưởng, phát triển kinh tế Tuy nhiên, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008, tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải nhìn nhận lại cách thức tổ chức và các mô hình hoạt động trong hệ thống tài chính của mình, bao gồm các ngân hàng Các vấn đề về phát triển bền vững, trách nhiệm kinh doanh và trách nhiệm xã hội, đạo đức, môi trường đều được xem xét lại dưới một tầm quan trọng cao hơn Tại đây, ngân hàng xanh nổi lên như một hình mẫu cho ngân hàng trong tương lai, là nền tảng cho việc hướng đến một nền kinh tế xanh phát triển bền vững.
Khái niệm “ngân hàng xanh” lần đầu xuất hiện vào năm 2003 ở các nước phương tây với mục đích bảo vệ môi trường, sau đó được nhiều nhà kinh tế sử dụng trong các nghiên cứu của mình.
Theo nghĩa rộng, (Imeson và Sim, 2010) ngân hàng xanh được hiểu là ngân hàng bền vững, theo đó các quyết định đầu tư cần nhìn vào bức tranh lớn và hành động một cách có lợi cho người tiêu dùng, kinh tế, xã hội và môi trường.
Theo nghĩa hẹp, ngân hàng xanh là việc thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng nhằm khuyến khích các hoạt động vì môi trường và giảm phát thải cacbon trong nội bộ ngân hàng cũng như ngoài hệ thống ngân hàng Cách tiếp cận theo nghĩa hẹp này dựa trên định nghĩa của UNEP (2016) về khái niệm “xanh”.
Theo Bahl (2012), ngân hàng xanh bao gồm các hoạt động ngân hàng trực tuyến, thực hiện các giao dịch qua mạng thay vì mở rộng chuỗi chi nhánh của ngân hàng Trong nghiên cứu của Millat và các cộng sự (2013), ngân hàng xanh có thể tiếp cận theo hai hướng, bao gồm: (1) tập trung xanh hóa hoạt động nội bộ của ngân hàng và (2) tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường, chú trọng yếu tố môi trường xã hội trong quá trình thẩm định cho vay Nghiên cứu năm 2014 của Singal và Arya cho rằng ngân hàng xanh nghiêng về hoạt động kinh tế xã hội và chú trọng yếu tố môi trường thông qua giảm lượng các bon cả trong và ngoài ngân hàng Cụ thể, ngân hàng giảm lượng các bon trong ngân hàng bằng cách thực hiện các hoạt động trực tuyến, sử dụng hệ thống ATM, mobile banking, các loại thẻ, trao đổi qua thư điện tử… nhằm giảm thiểu các hoạt động liên quan đến giấy tờ, văn phòng phẩm, máy điều hòa… Đối với mục tiêu giảm lượng khí thải ngoài ngân hàng, các ngân hàng thực hiện tín dụng xanh hay là tài trợ cho các dự án thân thiện với môi trường, giảm thải ô nhiễm, ưu tiên đối với những ngành công nghiệp xanh.
Theo Biswas (2016), định nghĩa ngân hàng xanh là tương đối dễ dàng với sự kết hợp và thúc đẩy các hoạt động môi trường thân thiện và giảm lượng khí thải carbon (carbon footprint) (hay còn được gọi là dấu chân carbon) từ hoạt động ngân hàng Ngân hàng xanh đề cập đến các hoạt động kinh doanh ngân hàng tiến hành trong các lĩnh vực và theo cách thức giúp giảm khí thải carbon bên ngoài và dấu chân carbon nội bộ ngân hàng Để hỗ trợ cho việc giảm phát thải carbon bên ngoài, các ngân hàng nên tài trợ cho các dự án công nghệ xanh và các dự án ô nhiễm Về giảm thải dấu chân carbon nội bộ bên trong ngân hàng, mặc dù ngân hàng không bao giờ được coi là một ngành công nghiệp gây ô nhiễm, nhưng quy mô hoạt động hiện tại của ngân hàng làm tăng đáng kể lượng khí thải carbon của ngân hàng do sự sử dụng khổng lồ của họ (VD: Chiếu sáng, điều hòa không khí, điện tử, thiết bị điện, CNTT, v.v ), nhiều rác thải giấy, thiếu các tòa nhà xanh, v.v Vì vậy, các ngân hàng nên áp dụng công nghệ, quy trình và sản phẩm mà kết quả làm giảm đáng kể lượng khí thải carbon cũng như phát triển kinh doanh bền vững.
Trong khuôn khổ luận văn, tác giả đề xuất sử dụng định nghĩa ngân hàng xanh theo nghĩa rộng với ý nghĩa là ngân hàng xây dựng được một chiến lược kinh doanh bền vững, thể hiện ở việc cung cấp các dịch vụ ngân hàng thỏa mãn các tiêu chí đảm bảo trách nhiệm với môi trường và xã hội Việc sử dụng định nghĩa ngân hàng xanh theo nghĩa rộng phù hợp với định hướng phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam Theo Quyết định 1604/QĐ- NHNN về việc phê duyệt đề án phát triển ngân hàng xanh tại
Việt Nam, mục tiêu đề án đề ra là đến năm 2025, 100% ngân hàng xây dựng được quy định nội bộ về quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng và 100% các ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội trong hoạt động cấp tín dụng; Áp dụng các tiêu chuẩn về môi trường cho các dự án được ngân hàng cấp vốn vay; Kết hợp đánh giá rủi ro môi trường như một phần trong đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng Như vậy, ngân hàng xanh cũng giống các ngân hàng khác nhưng có cân nhắc đến yếu tố môi trường, xã hội thông qua việc giảm thiểu lượng các bon theo hướng khuyến khích hoạt động tín dụng xanh và xanh hóa các hoạt động điều hành tổ chức công việc của ngân hàng.
2.1.2 Hoạt động ngân hàng xanh
Hoạt động ngân hàng xanh xuất phát từ khái niệm rộng hơn là tài chính xanh Theo Hohne & Khola (2012), tài chính xanh có thể coi là hoạt động đầu tư tài chính vào các dự án sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường và các chính sách khuyến khích phát triển một cách bền vững Cụ thể hơn quan điểm này Lindenburg (2014) cho rằng: tài chính xanh bao gồm các hoạt động tài chính công và tư, dùng để đầu tư các sản phẩm và dịch vụ xanh, ví dụ như quản lý nhà nước, bảo vệ đa dạng sinh học và cảnh quan… để tối thiểu hóa những thiệt hại về môi trường hay biến đổi khí hậu Ledgerwood (2013) còn cho rằng tài chính xanh là hoạt động tài trợ cho xóa đói giảm nghèo và phát triển bền vững của các tổ chức tín dụng.
Khái niệm ngân hàng xanh được sử dụng để chỉ các hoạt động tài trợ của ngân hàng hướng tới các hoạt động và sản phẩm thân thiện mới môi trường hoặc giảm đói nghèo và phát triển bền vững.
Imeson M., và Sim A., (2010) cho rằng “Ngân hàng xanh là chính là Ngân hàng bền vững”, ngân hàng chỉ có thể phát triển bền vững nếu đặt các lợi ích của ngân hàng gắn liền với các lợi ích của xã hội, môi trường Như vậy, ngân hàng xanh hoạt động như một ngân hàng truyền thống và thực thi các chương trình giúp ích cho cộng đồng và môi trường,nhưng ngân hàng xanh không phải là một doanh nghiệp hoạt động thuần túy vì trách nhiệm xã hội (CSR), cũng không hoàn toàn là doanh nghiệp thuần túy vì lợi nhuận; chúng là sự kết hợp mới đảm bảo sự hài hòa và bền vững về cả kinh tế - môi trường - xã hội (SOGESID, 2012).
Cụ thể hơn, “Ngân hàng xanh” chỉ các hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng khuyến khích các hoạt động vì môi trường và giảm phát thải cacbon, ví dụ như khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ xanh; áp dụng tiêu chuẩn môi trường khi duyệt vốn vay hay cấp tín dụng ưu đãi cho dự án giảm CO2, năng lượng tái tạo, (UN ESCAP, 2012);
Hoạt động ngân hàng xanh là cách tiến hành kinh doanh cùng với xem xét các tác động xã hội và môi trường trong các hoạt động của ngân hàng (Biswas, 2011; Jha và Bhoome, 2013; Mishra, 2013), khi cung cấp các dịch vụ có gắn với các cam kết về môi trường hoặc đầu tư cho vay sản xuất xanh, sạch.
Các hoạt động ngân hàng xanh rất rộng, bao gồm: tiết kiệm giấy sử dụng của ngân hàng và khách hàng, áp dụng ngân hàng trực tuyến (online banking), giảm số lượng các chi nhánh, văn phòng, áp dụng tiêu chuẩn môi trường khi duyệt vốn vay hay cấp tín dụng ưu đãi cho dự án giảm CO2, dự án về năng lượng tái tạo… (Kaeufer, K., 2010) Tổ chức hoạt động ngân hàng xanh là làm cho các quy trình nội bộ ngân hàng, cơ sở hạ tầng và công nghệ thông tin có hiệu quả đối với môi trường bằng cách giảm tác động tiêu cực của nó đối với môi trường đến mức tối thiểu (IDRBT, 2013).
2.1.3 Đặc điểm của ngân hàng xanh
Theo Hồ Ngọc Tú & Nguyễn Mai Hảo (2016), Ngân hàng xanh có những đặc điểm chính như:
- Triển khai các dịch vụ điện tử và tự động hóa: Thông qua việc áp dụng nền tảng công nghệ hiện đại, các ngân hàng triển khai dịch vụ điện tử với đầy đủ các loại hình dịch vụ cơ bản như gửi tiền, rút tiền, đổi ngoại tệ, truy vấn, giao dịch trực tuyến, nộp thuế và dịch vụ khách hàng giúp khách hàng linh hoạt và chủ động hơn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, xóa bỏ hạn chế về thời gian Đồng thời phối hợp với các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước hình thành hệ thống giao dịch tự động, tích hợp nhiều dịch vụ, tạo sự thuận tiện cho khách hàng.
Các nhân tố ảnh hưởng đến việc áp dụng hoạt động ngân hàng xanh
2.2.1 Nhóm nhân tố liên quan đến nhận thức của ngân hàng, khách hàng về thực hiện hoạt động ngân hàng xanh
Nhận thức của lãnh đạo, nhân viên ngân hàng về ngân hàng xanh
Theo tác giả Kaeufer (2010) để đánh giá về hiểu biết, nhận thức của lãnh đạo, nhân viên ngân hàng về ngân hàng xanh Trong đó, Cấp độ 1: cung cấp một số hoạt động phụ có tính chất xanh - internet banking, moblie banking, hoặc hoạt động công cộng xanh - tài trợ cộng đồng (hầu hết các ngân hàng đều đang ở cấp độ này); Cấp độ 2: Tách bạch phát triển dự án và hoạt động kinh doanh, trong đó, ngân hàng phát triển thêm các sản phẩm và dịch vụ xanh riêng biệt (chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ) bổ sung vào danh mục các sản phẩm ngân hàng truyền thống; Cấp độ 3: Hoạt động kinh doanh có hệ thống, trong đó, cung cấp các sản phẩm dịch vụ tuân thủ nguyên tắc “xanh”; Cấp độ 4: có kế hoạch kinh doanh ngắn hạn nhằm đạt được tính bền vững của các yếu tố xã hội - môi trường và tài chính, và Cấp độ 5: có chiến lược kinh doanh dài hạn, trong đó, các hoạt động ngân hàng xanh tương tự như cấp độ 4 song được thực hiện một cách chủ động, có mục đích, chứ không phải là hoạt động ứng phó sự thay đổi bên ngoài như sáng kiến tầm chiến lược ở cấp độ 4.
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế, nhưng tại Việt Nam thì nghiên cứu của Trần Thị Thanh Tú và Nguyễn Thị Phương Dung (2017) lại cho thấy: 91% số ngân hàng không hiểu rõ về ngân hàng xanh, và cũng không có chiến lược rõ ràng về vấn đề này – thậm chí 35% trong số đó chưa nghe nói đến tài chính xanh và ngân hàng xanh là gì Thêm vào đó, các quy định và chính sách của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) còn chưa đủ để định hướng hoạt động này tại hệ thống ngân hàng Việc thực hiện ngân hàng xanh trong bối cảnh hiện nay được xem là một yêu cầu cấp thiết đối với hệ thống ngân hàng Việt Nam, nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn định và bền vững của cả hệ thống và cho nền kinh tế Để thực hiện được điều này, các ngân hàng phải rất cẩn trọng xem xét các khía cạnh môi trường của khách hàng và những sản phẩm của họ khi hoạt động tại Việt Nam.
Nhận thức khách hàng về ngân hàng xanh
Hiện nay khái niệm ngân hàng xanh còn khá mới mẻ với nhiều khách hàng Khách hàng liên hệ ngân hàng vay vốn với mục đích kinh doanh, tiêu dùng…do đó, khái niệm này đa số chưa được phổ biến rộng rãi và rất ít khách hàng biết đến Theo Heim và Zenklusen (2005) ngoài các dự án mang tính chất xanh, bảo vệ môi trường thường là những dự án lớn, các tổ chức, tập đoàn…mới có tầm cỡ, quy mô để thực hiện Còn đối với những KH cá nhân, khách hàng doanh nghiệp nhỏ lẻ thì hoạt động ngân hàng xanh chưa có nhiều ý nghĩa trong vay vốn (Saha Shampa và Md Imrul Jobaid, 2017).
2.2.2 Nhóm nhân tố liên quan đến lợi ích kinh tế của việc thực hiện hoạt động ngân hàng xanh
- Giảm thiểu chi phí hoạt động của ngân hàng
Các hoạt động ngân hàng xanh rất rộng, bao gồm từ việc tiết kiệm giấy sử dụng của ngân hàng và khách hàng, áp dụng ngân hàng trực tuyến (online bankings), giảm số lượng các chi nhánh, văn phòng cho đến việc áp dụng tiêu chuẩn môi trường khi duyệt vốn vay hay cấp tín dụng ưu đãi cho dự án giảm CO2, dự án về năng lượng tái tạo… (Kaeufer, K.,
2010) Như vậy, ngân hàng xanh không chỉ có tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực tài chính mà còn tác động đến các ngành khác như môi trường, xã hội, giáo dục - việc làm, công nghệ thông tin,… khi ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho vay gắn với các điều kiện đảm bảo môi trường trong các ngành này, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng “xanh”. Theo nghiên cứu của Heim và Zenklusen (2005) về các lựa chọn chiến lược cho một tổ chức tài chính khi thực hiện mục tiêu phát triển bền vững, nhóm tác giả nhận định rằng ngoài yếu tố nhu cầu của khách hàng và nhận thức của ngân hàng về môi trường thì tiết kiệm chi phí là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc áp dụng ngân hàng xanh của các ngân hàng Cùng quan điểm trên, Jeucken (2001) cũng cho rằng ngân hàng xanh sẽ giảm thiểu rủi ro, giúp quản lý môi trường hiệu quả và gia tăng lợi nhuận hoạt động.
Ngân hàng tổ chức hoạt động có trách nhiệm cao đối với xã hội và môi trường.
Hoạt động của ngân hàng được tổ chức với cách tiếp cận tạo điều kiện tăng phúc lợi xã hội, tiết giảm sử dụng tài nguyên, hạn chế ảnh hưởng xấu tới môi trường (Đỗ Hoài Linh và cộng sự, 2019) Đối với nội bộ ngân hàng, thiết kế, xây dựng văn phòng, phương tiện và công cụ triển khai hoạt động cần được bố trí tiện lợi, giảm khí thải và giảm sử dụng nguồn tài nguyên trong cung ứng dịch vụ (ví dụ: bố trí lối đi thuận lợi cho người khuyết tật, giảm hiệu ứng nhà kính, giảm tiêu hao năng lượng, giảm sử dụng văn phòng phẩm).
- Giảm thiểu rủi ro tín dụng của ngân hàng
Ngân hàng xanh đóng vai trò quan trọng trong giảm rủi ro ngân hàng, bao gồm rủi ro tín dụng, rủi ro pháp lý và rủi ro về suy giảm tín nhiệm (Admin, 2017) Trái đất ấm dần lên sẽ làm tăng chi phí gián tiếp và trực tiếp của ngân hàng Tình trạng thay đổi khí hậu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tài sản được ngân hàng tài trợ, dẫn tới tăng khả năng xảy ra rủi ro tín dụng Hơn nữa, rủi ro tín dụng cũng có thể xảy ra do khách hàng vay vốn từ ngân hàng bị ảnh hưởng bởi thay đổi về qui định liên quan tới môi trường (ví dụ: tăng yêu cầu đảm bảo về chất thải từ dây chuyền sản xuất của dự án đã được ngân hàng tài trợ) (Saha Shampa và
Ngân hàng, như các loại hình doanh nghiệp thông thường, đối diện rủi ro luật pháp nếu không tuân thủ quy định quản lý liên quan đến môi trường Ngân hàng đối diện rủi ro phát sinh chi phí liên quan tới tàn phá môi trường từ dự án mà ngân hàng cho vay nhưng không có khả năng trả nợ dẫn đến ngân hàng phải tiếp nhận với vai trò chủ nợ (Trần Thị Thanh Tú và Nguyễn Thị Phương Dung, 2016).
Thực tế cho thấy nhận thức về vấn đề môi trường ngày càng trở nên phổ biến, ngân hàng đối diện rủi ro bị ảnh hưởng uy tín nếu họ trực tiếp hoặc gián tiếp có hoạt động gây ảnh hưởng bất lợi tới môi trường Rủi ro ảnh hưởng uy tín phát sinh khi ngân hàng tài trợ dự án bị phản đối do hoạt động của dự án có ảnh hưởng xấu tới môi trường (Ngô Ánh Phương, 2020).
- Nâng cao hình ảnh thương hiệu xanh về một ngân hàng phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, có trách nhiệm xã hội
Nhúm tỏc giả Hartmann; Ibỏủez; và Sainz (2005) đó tỡm kiếm mối liờn hệ giữa ngân hàng xanh và thương hiệu xanh bằng cách kiểm tra tác động của thương hiệu xanh đối với nhận thức của khách hàng về thương hiệu Kết quả cho thấy một chiến lược định vị xanh nếu được triển khai tốt sẽ dẫn đến nhận thức tốt hơn về thương hiệu của một ngân hàng.
2.2.3 Nhóm nhân tố chính sách pháp lý của chính phủ
- Áp lực từ các bên có liên quan
Theo Dhamayanthi Arumugam và Teresa Chirute (2018) Ngân hàng thường được coi là lĩnh vực kinh doanh ít phát thải và thân thiện với môi trường Tuy nhiên, là bên cung cấp vốn đầu tư, ngân hàng có vai trò quan trọng đối với quá trình thẩm định và triển khai các dự án phát triển, trong đó nhiều dự án có nguy cơ gây ra tác động tiêu cực và phí tổn lớn đến MT-XH như thủy điện, khai khoáng Như vậy, ngân hàng có thể gián tiếp gây ra các hệ lụy MT-XH trước mắt và lâu dài nếu chủ đầu tư và các bên liên quan không tuân thủ và có các can thiệp thích hợp Trong bối cảnh yêu cầu bảo vệ môi trường và đảm bảo quyền con người ngày càng được đề cao và giám sát chặt chẽ, ngân hàng do đó cũng phải đối mặt với không ít rủi ro khi dự án có thể bị chấm dứt, đình chỉ do các xung đột MT-XH dẫn đến việc chủ đầu tư chậm trễ hoặc mất khả năng hoàn lại khoản vay.
Chính sách ưu đãi/hỗ trợ đối với các ngân hàng cho vay các lĩnh vực nhạy cảm với môi trường, khí hậu, như được cung cấp các khoản vay ưu đãi hoặc áp dụng lãi suất thấp, hoặc cấp bù lãi suất chênh lệch… cũng đã được thực hiện Bên cạnh đó, các NHTM có tỷ trọng cho vay tín dụng xanh cao cũng được ưu tiên tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức quốc tế, các đối tác phát triển (Nguyễn Thị Lệ Huyền, 2019).
- Các yếu tố về chính sách và pháp lý
Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đã nhìn nhận lại cách thức tổ chức và các mô hình hoạt động trong hệ thống tài chính của mình, bao gồm hệ thống ngân hàng (Heim và Zenklusen, 2005) Ngân hàng xanh nổi lên như một hình mẫu lý tưởng cho ngân hàng trong tương lai, là nền tảng cho việc hướng đến một nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.
2.2.4 Nhóm nhân tố rào cản thực hiện ngân hàng xanh
Năng lực tài chính của ngân hàng
Năng lực tài chính là khả năng tài chính để ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình một cách hiệu quả, đồng thời đó chính là thước đo thể hiện khả năng của ngân hàng trong việc huy động và sử dụng các nguồn lực trong xã hội Quy mô ngân hàng và sở hữu của ngân hàng chính là những nhân tố then chốt giúp các ngân hàng có tầm nhìn và từ đó xây dựng kế hoạch để thực hiện phát triển tài chính xanh (Barner và Han,
2013) Nghiên cứu này sử dụng các chỉ tiêu tài chính của ngân hàng, gồm vốn chủ sở hữu, khả năng sinh lời, mức độ an toàn vốn, khả năng thanh khoản, quy mô và tốc độ tăng tổng tài sản, chất lượng tổng tài sản, chất lượng quản lý hoạt động tài chính là các nhân tố thành phần, sử dụng để thể hiện năng lực tài chính của ngân hàng.
Nhận thức của lãnh đạo ngân hàng
Tổng quan các nghiên cứu trước có liên quan
2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Guang-Wen Zheng, Abu Bakkar Siddik, Mohammad Masukujjaman & NazneenFatema (2021) với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bền vững của các tổ chức tài chính ở Bangladesh: Vai trò của tài chính xanh” Mặc dù tài chính xanh và đầu tư bền vững ngày càng phổ biến trong lĩnh vực Mục tiêu Phát triển Bền vững (SDGs), rất ít nghiên cứu đã khảo sát tác động của các khía cạnh tài chính xanh đối với hoạt động bền vững của các ngân hàng Do đó, nghiên cứu này cố gắng xem xét các khía cạnh của tài chính xanh và tác động của chúng đối với hoạt động bền vững của các tổ chức tài chính ở các nền kinh tế đang phát triển như Bangladesh Nghiên cứu cũng mô tả mức độ áp dụng tài chính xanh giữa các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng trong nước từ năm
2015 đến năm 2020 Xem xét bản chất của bộ dữ liệu, kỹ thuật mô hình phương trình cấu trúc đã được sử dụng trong nghiên cứu này để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu Trong số các ngân hàng và tổ chức tài chính phi ngân hàng, nghiên cứu nhấn mạnh các ngân hàng thương mại tư nhân là ngân hàng có đóng góp cao nhất cho tài chính xanh, chiếm 78,12% tổng tài chính xanh ở Bangladesh Ngoài ra, các phát hiện thực nghiệm cho thấy các khía cạnh của tài chính xanh có liên quan đến các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường của SDGs Hơn nữa, các phát hiện thực nghiệm chỉ ra rằng các khía cạnh của tài chính xanh - xã hội, kinh tế và môi trường - có tác động tích cực mạnh mẽ đến hoạt động bền vững của các ngân hàng Nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng khoảng 95% chủ ngân hàng xác định tài chính xanh là một yếu tố cần thiết trong sự phát triển ngắn hạn và dài hạn của các chiến lược ngân hàng ở Bangladesh Do đó, nghiên cứu này bổ sung thêm kiến thức về phát triển tài chính xanh và hiệu quả hoạt động bền vững của các ngân hàng và tổ chức tài chính ở các nền kinh tế mới nổi như Bangladesh.
Tác giả L.D Iryani và S.F Laela (2021) với nghiên cứu “Thực hiện ngân hàng Hồi giáo xanh ở Indonesia” Mục đích của nghiên cứu này là kiểm tra việc thực hiện Ngân hàng xanh, trách nhiệm xã hội của ngân hàng Hồi giáo xanh ở Indonesia Mô hình được phân tích bằng cách sử dụng mô hình phương trình cấu trúc bình phương nhỏ nhất từng phần (PLS-SEM) Kết quả chỉ ra rằng các thông lệ Ngân hàng xanh, trách nhiệm xã hội có ảnh hưởng đến thực hiện ngân hàng Hồi giáo xanh ở Indonesia Tuy nhiên, nhóm tác giả cho thấy tác động đáng kể của ngân hàng xanh, trách nhiệm xã hội đối với hiệu suất dựa trên kết quả nghiên cứu và ảnh hưởng đáng kể của quản trị ngân hàng đối với mức độ thực hiện ngân hàng Hồi giáo xanh ở Indonesia.
Tác giả Owais Shafique, Hafiz Muhammad Usman Khizar, Warda Najeeb Jamal,Shakeel Sarwar Maryam Khan (2020) với đề tài “Một nghiên cứu thực nghiệm về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi dự định áp dụng ngân hàng xanh của các chủ ngân hàng ở Pakista” Hiện nay, một thực tế đã được khẳng định rằng con người chúng ta là những người đóng góp lớn nhất vào sự nóng lên toàn cầu, thông qua việc giải phóng một lượng lớn khí nhà kính (khí giữ nhiệt) trong bầu khí quyển bằng cách đốt nhiên liệu hóa thạch để cung cấp năng lượng cho thế giới đói năng lượng của chúng ta, kể từ khi bắt đầu của cuộc cách mạng công nghiệp Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC), nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng gần như hoàn toàn độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp. Điều này đã khởi xướng một phản ứng toàn cầu đặc biệt về quản lý môi trường bền vững. Hơn nữa, tất cả các chính phủ và tổ chức đang mở rộng nỗ lực tối đa để giảm thiểu lượng khí thải carbon và tác động môi trường của họ Để phục vụ mục đích này, ngành ngân hàng đã đáp ứng với một mô hình ngân hàng mới có tên là Ngân hàng xanh (GB) Mặc dù một số quốc gia đã áp dụng các sáng kiến ngân hàng xanh, nhưng các ngân hàng ở Pakistan vẫn chưa thực hiện các hướng dẫn về ngân hàng xanh do Ngân hàng Nhà nước Pakistan (SBP) ban hành Do đó, cần phải xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi của các chủ ngân hàng trong việc áp dụng ngân hàng xanh (BIAGB) ở Pakistan. Mẫu cho nghiên cứu này được thu thập từ 300 người trả lời Các phát hiện của nghiên cứu cho thấy các Quy định của Ngân hàng Trung ương (CBR), Sức ép của Khách hàng (CP) và Cạnh tranh Xã hội (SC) đều góp phần vào việc dự đoán BIAGB của các chủ ngân hàng.
Tác giả Mohamed Bouteraa, Raja Rizal Iskandar Raja Hisham, Zairani Zainol (2020) với nghiên cứu “Ý định áp dụng ngân hàng xanh tại các ngân hàng Hồi giáo: Mở rộng mô hình UTAUT” “Ngân hàng xanh” là nhu cầu hàng ngày để tồn tại trong mọi phạm vi do các tác động phụ của phát triển tài chính dẫn đến biến đổi khí hậu và hủy hoại môi trường. Các ngân hàng chắc chắn có thể đóng một vai trò chủ động trong phát triển tài chính và bảo tồn hệ sinh thái Các ngân hàng như thế này được gọi là “Ngân hàng xanh” Ngân hàng xanh (GB) có nghĩa là đảm bảo các hoạt động tài chính thân thiện với môi trường và do đó loại bỏ carbon bên trong và bên ngoài Các sáng kiến và thực hành của GB hữu ích cho môi trường, ngân hàng và khách hàng Cuộc điều tra khái niệm này cố gắng xem xét các tài liệu về GB trong phạm vi UAE liên quan đến việc áp dụng
GB Nó cũng đã đề xuất một mô hình mới bằng cách tích hợp tôn giáo như một yếu tố quyết định quan trọng đối với Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ(UTAUT) để nắm bắt ý định của khách hàng về việc sử dụng GB trong ngân hàng Hồi giáo cũng như mở rộng tài liệu và xác nhận mô hình UTAUT trong nghiên cứu GB Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: Nỗ lực kỳ vọng; Hiệu quả kỳ vọng; Ảnh hưởng xã hội; Điều kiện thuận và tính tôn giáo ảnh hưởn đến ý định sử dụng ngân hàng xanh của khách hàng.
Tác giả Dr Muhammad và Waris Ali Khan (2019) với nghiên cứu “Các yếu tố quyết định việc áp dụng ngân hàng xanh: Khung lý thuyết” Hiện nay trên toàn thế giới, Ngân hàng Xanh đã đạt phổ biến và đóng vai trò quan trọng trong vài thập kỷ qua Phong trào xanh trong lĩnh vực ngân hàng được kích hoạt do sự leo thang của biến đổi khí hậu toàn cầu gây ra bởi suy thoái môi trường Chủ yếu là do lĩnh vực sản xuất, người ta nhận thấy rằng ngân hàng là một trong những nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu toàn cầu cả trực tiếp và gián tiếp Điều này đã làm tăng sự tập trung và áp lực của các bên liên quan đối với việc áp dụng Ngân hàng xanh ở cấp độ toàn cầu Dựa trên lý thuyết thể chế, nghiên cứu này đề xuất một khuôn khổ để kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố quyết định việc áp dụng của tổ chức và việc áp dụng Ngân hàng xanh Khung đề xuất dựa trên lý thuyết Thể chế và được chứng minh qua các tài liệu hiện có Nghiên cứu đề xuất giả thuyết để kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố quyết định việc việc áp dụng Ngân hàng xanh Các yếu tố bên ngoài hoặc thể chế được đề xuất đóng một vai trò thiết yếu trong việc ảnh hưởng đến việc áp dụng các thực hành Ngân hàng Xanh của một ngân hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy bốn yếu tố gồm: Áp lực của ban lãnh đạo cấp cao; Áp lực đối thủ cạnh tranh; Lợi ích tiềm năng; Sự quan tâm đến môi trường sẽ có ảnh hưởng đến việc áp dụng Ngân hàng xanh.
Tác giả Shantha Herath và cộng sự (2019) với nghiên cứu “Tác động của các sáng kiến về ngân hàng xanh ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng: Mô hình khái niệm về sự hài lòng của khách hàng đối với ngân hàng xanh” Môi trường xanh đã trở thành một xu hướng lớn trong ngành ngân hàng toàn cầu Khái niệm ngân hàng xanh đã thúc đẩy các tổ chức ngân hàng giới thiệu các dịch vụ công nghệ, không cần giấy tờ, đồng thời giảm thiểu tác động đến môi trường và thực hiện vai trò của họ với tư cách là một doanh nghiệp phát triển bền vững Điều quan trọng là các ngân hàng phải hiểu được các sáng kiến xanh vì thành công hay thất bại cuối cùng của các khoản đầu tư như vậy đều bị ảnh hưởng bởi sự hài lòng và nhận thức của người sử dụng cuối cùng đó chính là khách hàng Sự hài lòng của khách hàng sẽ được tạo ra bởi sự hài lòng của khách hàng đối với các sáng kiến về ngân hàng xanh, ảnh hưởng đến sự hài lòng tổng thể của khách hàng về ngân hàng xanh Mục đích của nghiên cứu này là đề xuất một mô hình khái niệm mô tả về các sáng kiến ngân hàng xanh và mối quan hệ của chúng với sự hài lòng của khách hàng về ngân hàng xanh Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: Sự tin cậy, Thuận tiện; Dễ sử dụng, Giá trị và sự quan tâm đến Môi trường và Xã hội của các sáng kiến ngân hàng xanh đã được đưa vào mô hình dưới dạng các biến độc lập Sự hài lòng của khách hàng về ngân hàng xanh được cho là bị ảnh hưởng bởi các yếu tố này.
Tác giả Dhamayanthi Arumugam và Teresa Chirute (2018) với đề tài nghiên cứu
“Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh tại các NHTM ở Malaysia”. Ngân hàng xanh hướng tới mục tiêu vượt xa hơn là làm cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn mà không gây bất cứ một thiệt hại nào Nó phản ánh tất cả các yếu tố xã hội và môi trường và được đặt tên là ngân hàng xanh Mục tiêu chính của Ngân hàng xanh là đảm bảo việc sử dụng các nguồn lực của chính quyền có lợi cho môi trường và xã hội Trong nghiên cứu của tác giả này đã có sự cân nhắc về các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh trong các ngân hàng thương mại ở Malaysia Nghiên cứu đã sử dụng phần mềm SPSS 16.0 và sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng để xử lý dữ liệu khảo sát Cỡ mẫu của nghiên cứu gồm 160 nhân viên, khách hàng và các bên liên quan từ các ngân hàng ở Kuala Lumpur, Malaysia được chọn ngẫu nhiên để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định việc áp dụng Ngân hàng xanh trong các ngành ngân hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: Lợi ích môi trường, áp lực từ các bên có liên quan, hướng dẫn chính sách, yếu tố kinh tế, nhu cầu vay có ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh tại các NHTM ở Malaysia.
Tanima Saha Shampa và Md Imrul Jobaid (2017) với đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến kỳ vọng của khách hàng đối với thực hành ngân hàng xanh ở Bangladesh” Ngân hàng xanh, được coi là các hoạt động ngân hàng bền vững, đã tạo ra tiếng vang không ngừng trong số các ngân hàng và tổ chức tài chính luôn tìm kiếm một khuôn khổ đầy đủ để duy trì trong những thay đổi môi trường đáng sợ Các tài liệu đính kèm với chiến lược xanh nâng cao lợi ích và kỳ vọng của khách hàng đối với trách nhiệm đối với môi trường của doanh nghiệp Bài báo tập trung vào việc giải quyết các yếu tố tác động đến kỳ vọng của khách hàng đối với các hoạt động ngân hàng xanh từ quan điểm của ngành ngân hàng ởBangladesh Tổng số 246 mẫu đã được thu thập bằng cách sử dụng phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản Cuộc khảo sát đã sử dụng năm thang điểm Likert 5 mức độ và 23 biến quan sát được tóm tắt thành 5 yếu tố bằng cách sử dụng phân tích nhân tố Sau khi phân tích, nhóm tác giả nhận thấy rằng sự sẵn có của thông tin và nhu cầu của khách hàng, tinh thần đạo đức và tiết kiệm năng suất cao, hiệu quả năng lượng, lợi ích của sản phẩm cũng như tích hợp và cá nhân hóa - năm yếu tố nổi bật này chịu trách nhiệm ảnh hưởng đến kỳ vọng của khách hàng đối với các hoạt động ngân hàng xanh ở Bangladesh.
Tác giả Sabrin Sultana and Md Jakir Hasan Talukder (2015) với nghiên cứu “Đo lường các yếu tố gây trở ngại trong việc phát triển ngân hàng xanh ở Bangladesh” Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố gây trở ngại trong việc phát triển ngân hàng xanh ở Bangladesh Dựa vào kết quả nghiên cứu nhóm tác giả trên đã xây dựng và đề xuất một số giải pháp nhằm giảm sự cản trở cho việc phát triển ngân hàng xanh ở Bangladesh trong tương lai Nghiên cứu sử dụng phần mềm SPSS để xử lý và phân tích dữ liệu Cỡ mẫu trong nghiên cứu là 232 khách hàng, nhân viên, các bên liên quan trong hoạt động phát triển ngân hàng xanh ở Bangladesh Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: Điều tiết chiến lược, hoạt động kinh doanh, yếu tố môi trường, yếu tố pháp lý có ảnh hưởng tích cực đến việc gây trở ngại trong việc phát triển ngân hàng xanh ở Bangladesh.
Theo nghiên cứu của Heim và Zenklusen (2005) về “Các lựa chọn chiến lược cho một tổ chức tài chính khi thực hiện mục tiêu phát triển bền vững” Nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và dùng phần mềm SPSS 16.0 để xử lý dữ liệu khảo sát được từ 200 khách hàng, nhân viên của các tổ chức tài chính Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm tác giả nhận định rằng ngoài yếu tố nhu cầu của khách hàng và nhận thức của ngân hàng về môi trường thì tiết kiệm chi phí là một yếu tố quan trọng quyết định đến việc áp dụng ngân hàng xanh của các ngân hàng Cùng quan điểm trên, Jeucken
(2001) cũng cho rằng ngân hàng xanh sẽ giảm thiểu rủi ro, giúp quản lý môi trường hiệu quả và gia tăng lợi nhuận hoạt động. Ở khía cạnh khác, nhóm tác giả Hartmann; Ibá-ez; và Sainz (2005) với đề tài nghiên cứu “Kiểm tra tác động của thương hiệu xanh đối với nhận thức của khách hàng về thương hiệu” Mục tiêu của nghiên cứu nhằm đề xuất một tập hợp các phương án chiến lược để định vị thương hiệu xanh, dựa trên các thuộc tính chức năng của thương hiệu hoặc dựa trên lợi ích cảm tính Mục đích của nghiên cứu là kiểm tra các chiến lược định vị xanh được đề xuất đối với nhau, đánh giá tác động của chúng đối với định vị thương hiệu được cảm nhận và thái độ của thương hiệu Một mô hình lý thuyết về các chiều tác động của định vị thương hiệu xanh đã được phát triển Cả hai lựa chọn thay thế được đề xuất cho định vị thương hiệu xanh, cùng với một chiến lược kết hợp về chức năng và cảm xúc, đã được thử nghiệm trong một môi trường trực tuyến thử nghiệm Mô hình giả thuyết được thử nghiệm trong phạm vi phân tích nhân tố khám phá và mô hình hóa phương trình cấu trúc tuyến tính Kết quả nghiên cứu đã tìm kiếm mối liên hệ giữa ngân hàng xanh và thương hiệu xanh bằng cách kiểm tra tác động của thương hiệu xanh đối với nhận thức của khách hàng về thương hiệu Kết quả cho thấy một chiến lược định vị xanh nếu được triển khai tốt sẽ dẫn đến nhận thức tốt hơn về thương hiệu của một ngân hàng.
2.3.2 Các nghiên cứu trong nước
Tác giả Ngô Ánh Phương (2020) với đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của ngân hàng xanh ở Việt Nam” Ngân hàng xanh khuyến khích phát triển kinh tế bền vững và kích thích các hoạt động thân thiện với môi trường Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá các yếu tố quyết định đến việc áp dụng ngân hàng xanh ở Việt Nam Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập thông qua khảo sát các cán bộ, nhân viên tại các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Kết quả phân tích tương quan và hồi quy cho thấy mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô đến mức độ ngân hàng xanh là mạnh nhất, tiếp theo là năng lực tài chính của ngân hàng, các chính sách hỗ trợ của Chính phủ và nhu cầu đầu tư xanh của các tổ chức kinh doanh Ngược lại, năng lực của cán bộ và nhận thức của lãnh đạo ngân hàng về ngân hàng xanh không ảnh hưởng đáng kể đến mức độ áp dụng ngân hàng xanh ở Việt Nam.
Tác giả Nguyễn Thị Lệ Huyền (2019) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại Việt Nam” Ngành Ngân hàng có vai trò trung gian đặc biệt thể hiện qua việc hỗ trợ tài chính cho các ngành khác nhau trong nền kinh tế Vì vậy, nếu kết hợp tiêu chuẩn xanh vào các quyết định cho vay của mình, hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) không những thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn giúp xây dựng một thế giới xanh và sạch hơn Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm tìm ra những yếu tố có khả năng thúc đẩy một ngân hàng áp dụng các hoạt động ngân hàng xanh Tác giả tiến hành khảo sát 500 nhân viên thuộc 31 NHTM Việt Nam từ tháng 8 đến tháng 10 năm 2018 Bằng cách sử dụng phân tích nhân tố khám phá EFA và mô hình hồi quy, kết quả cho thấy 4 yếu tố bao gồm: Áp lực từ các bên có liên quan, các lợi ích về kinh tế, sự quan tâm đến môi trường, các yếu tố về chính sách và pháp lý có ảnh hưởng hính đến việc áp dụng ngân hàng xanh tại các NHTM Việt Nam Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao việc áp dụng các hoạt động ngân hàng xanh của các NHTM Việt Nam.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Hình 3 1: Quy trình nghiên cứu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Giới thiệu về hoạt động ngân hàng xanh của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Sau 25 năm tái lập tỉnh, từ một tỉnh thuần nông, Bình Dương đã trở thành tỉnh năng động, có nhiều cách làm sáng tạo, có kinh tế và công nghiệp phát triển, được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước lựa chọn gắn bó Giai đoạn gần đây, Bình Dương luôn nằm trong nhóm tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài Bình Dương hiện đứng thứ 2/63 địa phương trên cả nước về thu hút FDI với trên 40 tỷ USD từ trên 65 quốc gia và vùng lãnh thổ, chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh.
Thời gian qua, dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, đặc biệt trong đợt dịch COVID-
19 lần thứ 4 bùng phát, Bình Dương là một trong những địa phương có diễn biến dịch bệnh phức tạp nhất, nhưng nhưng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Dương đoàn kết, nỗ lực phấn đấu, năng động, sáng tạo, phát huy tiềm năng, lợi thế, khơi dậy mạnh mẽ các nguồn lực, đạt được kết quả toàn diện trên mọi lĩnh vực Đặc biệt, Bình Dương đã phát triển mạnh về công nghiệp so với nhiều địa phương khác, Thủ tướng yêu cầu tỉnh thu hút đầu tư không bằng mọi giá; phát triển hệ sinh thái công nghiệp theo hướng xanh, thông minh, bền vững, bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau; đẩy mạnh phát triển các ngành chế biến chế tạo, ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp để phát triển bền vững, thúc đẩy chuyển đổi xanh Tiếp tục phát triển kinh tế nông nghiệp phục vụ đắc lực phát triển công nghiệp.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện, các NHTM trên địa bàn vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định.
Thứ nhất, về hướng dẫn thẩm định dự án Danh mục các ngành, lĩnh vực xanh chưa có các tiêu chí cụ thể để các ngân hàng có căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh Hiện vẫn thiếu khung khổ pháp lý, tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá công cụ đo lường tác động đến môi trường để hỗ trợ xây dựng chính sách, sản phẩm phát triển tín dụng xanh Đó là chưa kể các doanh nghiệp thiếu thông tin về các sản phẩm tín dụng xanh Thời gian xin cấp tín dụng xanh dài, thủ tục vay vốn phức tạp Doanh nghiệp cũng thiếu tài sản đảm bảo do hầu hết có quy mô vừa và nhỏ. nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng hiện nay tại Việt Nam nói chung và trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, rủi ro thị trường cao nên rất cần các ưu đãi về thời hạn và chi phí vốn vay Trong khi đó, nguồn vốn huy động của các TCTD thường là ngắn hạn, huy động theo chi phí vốn thương mại trên thị trường nên có chi phí cao.
Thứ ba, về nguồn nhân lực Đội ngũ nhân viên ngân hàng chưa được đào tạo chuyên sâu, bài bản trong thẩm định, đánh giá và quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng xanh nên có thể xảy ra dẫn đến việc ra quyết định tín dụng cho các dự án gây ảnh hưởng, thậm chí gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường, xã hội.
Thứ tư, về những khó khăn của nông hộ trên địa bàn tỉnh Bình Dương Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương, việc sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh thời gian qua mới chỉ áp dụng thử nghiệm trên quy mô nông hộ, chưa thể làm đại trà quy mô lớn Đó là chưa kể, ý thức của người dân, công nghệ và cách tiếp thị công nghệ vẫn là những rào cản chính khiến nền nông nghiệp “chưa sạch” như mong đợi Nguyên nhân là do sản xuất còn manh mún nên khó đưa khoa học - kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất Trình độ và khả năng tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ của người dân còn hạn chế cũng như khả năng chuyển giao của cán bộ kỹ thuật trong ngành còn thấp Ngoài ra, hiện tại tỉnh Bình Dương vẫn chưa hình thành được mối liên kết sản xuất - tiêu thụ, trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm ứng dụng công nghệ cao chưa nhiều, giá cả chưa có sự khác biệt với các sản phẩm thông thường nên chưa khuyến khích được người dân đầu tư sản xuất.
Mô tả mẫu nghiên cứu
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Kết quả khảo sát về giới tính: có 58 người tham gia khảo sát là nam chiếm tỷ lệ 45%, 71 người tham gia khảo sát là nữ chiếm tỷ lệ 55%.
Kết quả khảo sát về độ tuổi: có 6 người người tham gia khảo sát trong độ tuổi từ dưới 25 chiếm tỷ lệ 4,7%; có 79 người tham gia khảo sát trong độ tuổi từ 25-29, chiếm tỷ lệ 61,2%; có 42 người tham gia khảo sát trong độ tuổi 30-49, chiếm tỷ lệ 32,6%; có 2người tham gia khảo sát trong độ tuổi trên 49, chiếm tỷ lệ 1,6%.
Về trình độ học vấn, nhóm có trình độ đại học có tỷ lệ cao nhất, cụ thể có 66 khách hàng chiếm 51,2%, nhóm có trình độ THPT có 7 khách hàng chiếm tỷ lệ 5,4%, nhóm có trình độ cao đẳng có 47 khách hàng chiếm 36,4% và nhóm có trình độ trên đại học có 9 khách hàng chiếm 7%.
Về thu nhập, nhóm có thu nhập từ 15 – 29 triệu đồng có tỷ lệ cao nhất, cụ thể có 55 khách hàng chiếm 42,6%, nhóm thu dưới 15 triệu có 30 khách hàng chiếm tỷ lệ nhóm có thu nhập trên 45 triệu có 24 khách hàng chiếm 18,6%.
Thông số thống kê mô tả của các biến quan sát
4.3.1 Thống kê mô tả các biến quan sát độc lập
Bảng 4 2: Thống kê mô tả các biến độc lập
Yếu tố Biến quan sát Ký hiệu Giá trị NN Giá trị LN Giá trị TB Độ lệch chuẩn Áp lực từ các bên có liên quan Áp lực từ các tổ chức bảo vệ môi trường ALLQ1 1 5
0.716 Áp lực từ các tổ chức quốc tế ALLQ2 1 5 0.814
Nhu cầu của khách hàng về tín dụng xanh ALLQ3 1 5 0.758
Chính sách của Chính phủ ALLQ4 1 5 0.789
Giảm chi phí giao dịch khi không sử dụng giấy tờ LITN1 1 5
Giảm chi phí tiện ích
Gia tăng lợi nhuận hoạt động LITN3 1 5 0.749
Sự quan tâm đến môi trường
Sử dụng hiệu quả năng lượng quốc gia QTMT1 1 5
Cải thiện tình trạng nóng lên toàn cầu QTMT2 1 5 0.760
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường QTMT3 1 5 0.790
Ngân hàng xanh sẽ giúp giải quyết các lỗ hổng về môi trường QTMT4 1 5 0.782
Tránh những rủi ro pháp lý liên quan đến khách hàng GTRR1 1 5
Giảm thiểu rủi ro tín dụng đối với các khoản cho vay xanh
GTRR2 1 5 0.855 động cho vay ngân hàng xanh
Nâng cao hình ảnh thương hiệu của ngân hàng NCTH1 1 5
Hiệu quả lao động của nhân viên NCTH2 1 5 0.788
Tạo uy tín cho ngân hàng rên thị trường NCTH3 1 5 0.751
Tạo sự tin tưởng cho khách hàng NCTH4 1 5 0.829
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
4.3.2 Thống kê mô tả biến phụ thuộc
Bảng 4 3: Thống kê mô tả các biến phụ thuộc
Yếu tố Biến quan sát Ký hiệu Giá trị
Hoạt động ngân hàng xanh
Ngân hàng tiếp tục áp dụng ngân hàng xanh
Ngân hàng phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ xanh
Sẽ thực hiện ngân hàng xang trong thời gian tới
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo bằng công cụ Cronbach’s
Đầu tiên, các thang đo sẽ được kiểm định độ tin cậy thông qua hệ số Cronbach’s Alpha Hệ số này cho biết mức độ tương quan giữa các biến quan sát trong bảng câu hỏi và được dùng để tính sự thay đổi của từng biến quan sát và mối tương quan giữa những biến Cụ thể, các thang đo sẽ được chọn nếu hệ số Cronbach’s Alpha > 0.6 và các biến quan sát phải có hệ số tương quan với biến tổng từ 0.3 trở lên.
4.4.1 Thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương
❖ Áp lực từ các bên có liên quan số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4 4: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Độ tin cậy
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
❖ Thang đo Lợi ích tiềm năng
Thang đo lợi ích tiềm năng có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.828 và hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4 5: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Lợi ích tiềm năng
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
❖ Thang đo Sự quan tâm đến môi trường
Thang đo Sự quan tâm đến môi trường có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.971 và hệ lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4 6: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Sự quan tâm đến môi trường
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
❖ Thang đo Giảm thiểu rủi ro
Thang đo giảm thiểu rủi ro có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.931và hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4 7: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Giảm thiểu rủi ro
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
❖ Thang đo Nâng cao thương hiệu
Thang đo Nâng cao thương hiệu có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.852 và hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
4.4.2 Thang đo hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Thang đo hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương có hệ số Cronbach’s Alpha = 0.7 và hệ số tương quan tổng biến (Corrected Item – Total Correlation) của các biến quan sát đều lớn hơn 0.3 nên đạt yêu cầu đưa vào phân tích nhân tố tiếp theo.
Bảng 4 9: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo Sự hài lòng
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất
Cronbach's Alpha nếu loại biến
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
4.4.3 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha cho thấy thang đo 5 yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều đạt được độ tin cậy (xem chi tiết tại phụ lục 4) Hệ số Cronbach’s Alpha của các thang đo lớn hơn 0.6 (hệ số Cronbach’s Alpha thấp nhất là 0.828) và đồng thời, hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0.3 nên tất cả các biến quan sát của các thang đo đều được giữ lại Cụ thể, thang đo Áp lực từ cac bên liên quan (ALLQ) có hệ số Cronbach’sAlpha là 0.877 và hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất là 0.688 cho thấy mức độ
Cronbach’s Alpha là 0.828 và hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất là 0.649 Thang đo Sự quan tâm dến môi trường (QTMT) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.971 và hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất là 0.914 Thang đo Giảm thiểu rủi ro (GTRR) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.931 và hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất là 0.931. Thang đo Nâng cao thương hiệu (NCTH) có hệ số Cronbach’s Alpha là 0.852 và hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất là 0.653.
Bảng 4 10: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình
TT Thang đo Ký hiệu
Hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất
1 Áp lực từ các bên liên quan ALLQ 4 0.877 0.688 Đạt
2 Lợi ích tiềm năng LITN 3 0.828 0.649 Đạt
3 Sự quan tâm đến môi trường QTMR 4 0.971 0.914 Đạt
4 Giảm thiểu rủi ro GTRR 3 0.931 0.831 Đạt
5 Nâng cao thương hiệu NCTH 4 0.852 0.653 Đạt
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Như vậy, thang đo của 5 yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều đạt được độ tin cậy nên tất cả
18 biến quan sát của 5 thang đo này đều thỏa điều kiện để phân tích nhân tố khám phá(EFA).
Phân tích nhân tố khám phá
Sau khi thực hiện đánh giá độ tin cậy của thang đo, nghiên cứu tiếp tục thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA (Phụ lục 5) sẽ cho thấy cụ thể hơn các thang đo trên có tách thành nhân tố mới hay bị loại ra hay không Điều này sẽ đánh giá chính xác hơn thang đo, đồng thời loại bỏ các biến không đạt yêu cầu, mục đích làm cho các thang đo đảm bảo tính đồng nhất Hệ số KMO là một chỉ tiêu dùng để xem xét sự thích hợp của với nhau trong tổng thể Cụ thể, EFA chỉ được sử dụng khi hệ số KMO có giá trị từ 0.5 trở lên Hệ số tải nhân tố phải từ 0.3 trở lên Điểm dừng Eigenvalues (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố) lớn hơn 1 và tổng phương sai trích lớn hơn 50%.
Tiếp theo, phương pháp trích “phân tích nhân tố chính - Principal component analysis” với phương pháp xoay được chọn ở đây là Varimax được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá.
4.5.1 EFA thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần 1 tại bảng 4.4 cho thấy tại mức trích eigen > 1 ta có 5 nhân tố được trích ra từ 18 biến quan sát với tổng phương sai trích là 72,502% (cao hơn mức quy định là 50%).
Bảng 4 11: Kết quả EFA lần 1 thang đo các yếu tố ảnh hưởng đến Sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ thanh toán điện tử
Biến quan sát Nhân tố
LITN3 0.762 Giá trị Eigen 7.531 2.673 1.919 1.220 1.095 Phương sai trích (%) 41,841 14,851 10,661 6,778 6,081
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần 1 tại bảng 4.4 cho thấy hệ số KMO
= 0.862 và kiểm định Barlett’s là 1901.386 với mức ý nghĩa sig = 0.000 < 0.05 (bác bỏ giả thuyết H0 ở mức ý nghĩa 1%) Số nhân tố được rút ra là 5 nhóm, đạt khả năng giải thích 80,212% sự biến thiên của dữ liệu Tất cả các biến đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 Đây được xem là kết quả cuối cùng sau 1 lần phân tích nhân tố khám phá.
4.5.2 Phân tích nhân tố cho các biến quan sát của nhân tố phụ thuộc
Kết quả EFA 03 biến quan sát của thang đo hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương có hệ số KMO bằng 0.678 và mức ý nghĩa (Sig.) của kiểm định Bartlett’s là 0.000 cho thấy 3 biến này có tương quan với nhau và hoàn toàn phù hợp với EFA Đồng thời, 3 biến quan sát này đều có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 Tại mức trích eigen > 1 ta có duy nhất 1 nhân tố được trích ra từ 03 biến quan sát với tổng phương sai trích là 66,531%, điều này cho thấy 03 biến này có độ kết dính cao và cùng phản ánh một phạm trù, đó là hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương. động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình
Biến quan sát Kí hiệu Nhân tố
Ngân hàng tiếp tục áp dụng ngân hàng xanh NHX3 0.839
Ngân hàng phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ xanh NHX2 0.835
Sẽ thực hiện ngân hàng xang trong thời gian tới NHX1 0.771
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương sau khi EFA
TT Thang đo Ký hiệu
Hệ số tương quan với biến tổng thấp nhất
1 Áp lực từ các bên liên quan ALLQ 4 0.877 0.688 Đạt
2 Lợi ích tiềm năng LITN 3 0.828 0.649 Đạt
3 Sự quan tâm đến môi trường QTMT 4 0.971 0.914 Đạt
4 Giảm thiểu rủi ro GTRR 3 0.931 0.831 Đạt
5 Nâng cao thương hiệu NCTH 4 0.852 0.653 Đạt
6 Hoạt động ngân hàng xanh NHX 3 0.748 0.517 Đạt
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Ma trận tương quan
Trước khi phân tích hồi quy tuyến tính bội cần xem xét các mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập cũng như giữa các biến độc lập với nhau Nếu hệ số tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập lớn chứng tỏ giữa chúng có mối quan hệ với nhau và phân tích hồi quy là có thể phù hợp. Áp lực liên quan
Ngân hàng xanh Áp lực liên quan 1
Ghi chú: ** tương quan có ý nghĩa ở mức 1%.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) cho rằng hệ số tương quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc có giá trị từ 0.3 trở lên là phù hợp và có thể đưa vào phân tích hồi quy bội Bảng 4.6 cho thấy hệ số tương quan Pearson giữa biến phụ thuộc (NHX) và các biến độc lập (ALLQ, LITN,QTMT,GTRR, NCTH) đều từ 0.3 trở lên (cụ thể hệ số tương quan thấp nhất là 0.448 và cao nhất là 0.693) Với mức ý nghĩa 1%, sơ bộ nhận thấy có thể đưa các biến ALLQ, LITN,QTMT,GTRR, NCTH vào mô hình để giải thích cho biến hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Bên cạnh đó, các biến độc lập (ALLQ, LITN,QTMT,GTRR, NCTH) cũng có mối tương quan khá cao với nhau (hệ số tương quan giữa các biến độc lập thấp nhất là 0.303) thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến trong mô hình hồi quy này.
4.6.1 Phân tích hồi quy bội
Trên cơ sở kết quả của phân tích tương quan, luận văn xây dựng mô hồi quy tuyến tính bội có có dạng như sau:
- Biến phụ thuộc: NHX (hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương).
- Biến độc lập: ALLQ (Áp lực từ các bên có liên quan), LITN (Lợi ích tiềm năng),QTMT (Sự quan tâm đến môi trường),GTRR (Giảm thiểu rủi ro), NCTH (Nâng cao thương hiệu).
- β 0, β 1 , β 2 , β 3 , β 4 , β 5 : là hệ số hồi quy.
Phương pháp chọn biến Enter được tiến hành Bên cạnh đó, những giả định của mô hình tuyến tính cũng sẽ được kiểm tra.
4.6.2 Kiểm định mức độ phù hợp của mô hình hồi quy
Mức độ phù hợp của mô hình hồi quy được kiểm định thông qua việc xem xét giá trị thống kê F từ bảng phân tích phương sai (ANOVA) (chi tiết xem phụ lục 7).
Kết quả tại bảng 4.7 cho thấy giá trị thống kê F của mô hình hồi quy bằng 59.086 và mức ý nghĩa của thống kê là 1% (sig = 0.000), điều này cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính bội phù hợp với dữ liệu hay nói cách khác, các biến độc lập (ALLQ, LITN,QTMT,GTRR, NCTH) có mối quan hệ tuyến tính với biến phụ thuộc (NHX) với độ tin cậy là 99%.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), hệ số R 2 hiệu chỉnh là thước đo mức độ phù hợp của mô hình hồi quy tuyến tính bội vì giá trị của hệ số này không phụ thuộc vào số lượng biến được đưa vào mô hình nghiên cứu Bảng 4.9 cho thấy hệ số R 2 hiệu chỉnh của mô hình hồi này là 0.684 Điều này cho thấy, mô hình hồi quy được xây dựng bởi 5 biến độc lập, bao gồm: Áp lực từ các bên có liên quan, Lợi ích tiềm năng, Sự quan tâm đến môi trường, Giảm thiểu rủi ro, Nâng cao thương hiệu giải thích được 68,40% sự biến thiên về hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Bảng 4 15: Kết quả hồi quy tuyến tính bội
Các biến số Ký hiệu
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (B)
Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Beta)
Mức ý nghĩa(Sig.) VIF Áp lực liên quan ALLQ 0.275 0.292 0.000 1.539
Lợi ích tiềm năng LITN 0.130 0.143 0.001 1.439
Quan tâm môi trường QTMT 0.128 0.145 0.000 1.302
Giảm thiểu rủi ro GTRR 0.313 0.327 0.000 1.426
Nâng cao thương hiệu NCTH 0.067 0.084 0.034 1.231
Mức ý nghĩa của thống kê F (ANOVA): 0.000
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
4.6.3 Kiểm định các hệ số hồi quy
Kết quả hồi quy ở bảng 4.7 cho thấy:
Có 3 yếu tố có ý nghĩa thống kê ở mức 1% (Sig ≤ 0.01) là: LITN (Lợi ích tiềm năng), NCTH (Nâng cao thương hiệu, ALLQ (Áp lực liên quan) Như vậy, 3 yếu tố này có mối quan hệ tuyến tính có ý nghĩa thống kê với hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương ở độ tin cậy 99%.
Có 2 yếu tố có ý nghĩa thống kê ở mức 5% (0.01 < Sig ≤ 0.05) là: QTMT (Quan tâm môi trường), GTRR (Giảm thiểu rủi ro Như vậy, 2 yếu tố này có mối quan hệ tuyến tính có ý nghĩa thống kê với hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương ở độ tin cậy 95%
Từ kết quả ở bảng 4.9, mô hình hồi quy chưa chuẩn hóa có dạng như sau:
NHX = 0.289 + 0.198*XALLQ + 0.273*XLITN + 0.105*XQTMT + 0.097*XGTRR + 0.304*XNCTH
Mô hình hồi quy chuẩn hóa để xác định tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương có dạng như sau:
NHX = 0.331*XNCTH + 0.292*XLITN + 0.220*XALLQ + 0.132*XQTMT + 0.131*XGTRR
Trong đó: ALLQ (Áp lực từ các bên có liên quan), LITN (Lợi ích tiềm năng), QTMT (Sự quan tâm đến môi trường), GTRR (Giảm thiểu rủi ro), NCTH (Nâng cao
Kiểm định những giả định của mô hình hồi quy
4.7.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến
Một trong những giả định của mô hình hồi quy tuyến tính bội là các biến độc lập không có mối tương quan mạnh với nhau, nếu giả định này bị vi phạm thì mô hình đã xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Một trong những cách phát hiện mô hình có tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến hay không theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) là sử dụng hệ số phóng đại phương sai (VIF), nếu VIF ≥ 10 thì mô hình hồi quy có hiện tượng đa cộng tuyến Bảng 4.9 cho thấy VIF đều nhỏ hơn 2 (VIF dao động từ 1.245 đến 1.699) nên có thể kết luận mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
4.7.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan
Giả định không có tương quan giữa các phần dư có thể được kiểm định qua đại lượng thống kê Durbin-Watson Công thức như sau:
Trong đó: ei: phần dư tại quan sát i n: số quan sát Giá trị 0 ≤ D ≤ 4 Tuy nhiên, trong thực tế khi tiến hành kiểm định Durbin-Watson có thể áp dụng quy tắc như sau (Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2010):
- Nếu 1 < D < 3 thì kết luận mô hình không có tự tương quan
- Nếu 0 < D < 1 thì kết luận mô hình có tự tương quan dương
- Nếu 3 < D < 4 thì kết luận mô hình có tự tương quan âm
Kết quả ở bảng 4.9 cho thấy hệ số Durbin-Watson bằng 2.135 Như vậy, có thể kết luận mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng tự tương quan.
4.7.3 Kiểm định về phân phối chuẩn của phần dư
Hình 4.1 thể hiện biểu đồ phân bố tần số của phần dư chuẩn hóa cho thấy giá trị trung bình của phần dư gần bằng 0 (mean = 3.59x10 -15 ) và độ lệch chuẩn gần bằng 1 (std dev = 0.980) nên có phần dư của mô hình hồi quy tuân theo phân phối chuẩn.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát Đồng thời, đồ thị P-P lot của phần dư cho thấy các điểm quan sát của phần dư tập trung khá sát với đường thẳng kỳ vọng, do đó phần dư có dạng phân phối chuẩn.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
4.7.4 Kiểm định về giả định liên hệ tuyến tính
Biểu đồ phân tán Scatter Plot giữa các phần dư chuẩn hóa và giá trị dự đoán chuẩn hóa giúp kiểm tra phần dư có vi phạm giả định liên hệ tuyến tính hay không.
Hình 4.3 biểu diễn giá trị phần dư chuẩn hóa (Standardized Residual) ở trục hoành và giá trị dự đoán chuẩn hóa (Predicted Value) ở trục tung cho thấy phần dư phân tán ngẫu nhiên trong một vùng xung quanh đường hoành độ 0 nên có thể kết luận giả định liên hệ tuyến tính không bị vi phạm.
Hình 4 3: Biểu đồ Scatter Plot
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Kiểm định sự khác biệt
4.8.1 Hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương có tác động bỏi giới tính
Kiểm định giả thuyết về giá trị trung bình của 2 mẫu độc lập (Independent Samples T-test) được dùng để kiểm định sự khác biệt về hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo giới tính.
Bảng 4 16: Kết quả kiểm định t về giá trị trung bình của 2 mẫu độc lập với giới tính
Kiểm định Levene về sự bằng nhau của phương sai
Kiểm định t về sự bằng nhau của các trung bình (t-test for Equality of Means)
Khác biệt sai số chuẩn
SHL phương sai bằng nhau
Giả định phương sai không bằng nhau
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Kết quả tại phụ lục 14 cho thấy kiểm định Levene (Levene's Test) về sự bằng nhau của phương sai 2 mẫu (Test for Equality of Variances) có mức ý nghĩa thống kê 5% (sig
= 0.433) nên có thể kết luận phương sai giữa 2 mẫu là bằng nhau Để kiểm định có sự khác biệt về hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương theo giới tính ta xét kiểm định t về sự bằng nhau của các trung bình Kết quả giả định phương sai bằng nhau cho thấy, sig = 0.730 > 0.05 nên không có sự khác biệt về giới tính trong hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại.
4.8.2 Hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại có tác động bởi nhóm tuổi
Phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) được sử dụng để kiểm định hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại theo nhóm tuổi.
Bảng kết quả kiểm định phương sai Homogeneity theo độ tuổi cho thấy giá trị của thống kê Levene bằng 2.826 và mức ý nghĩa (Sig = 0.041) cho thấy phương sai một cách có ý nghĩa thống kê.
Bảng 4 17: Kết quả kiểm định phương sai Homogeneity theo nhóm tuổi
Bậc tự do (df1) Bậc tự do
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Mặt khác tại bảng , kết quả phân tích ANOVA (One-Way ANOVA) ta thấy giá trị của thống kê F bằng 6.525 tại mức ý nghĩa 5% (sig = 0.000) Nghĩa là có sự khác biệt về hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương thuộc các nhóm tuổi khác nhau.
Bảng 4 18: Kết quả phân tích ANOVA theo nhóm tuổi
Tổng bình phương df Bình phương trung bình
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
4.8.3 Hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại theo trình độ
Phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) đưuọc sử dụng để kiểm định Hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại theo trình độ.
Bảng 4 19: Kết quả kiểm định phương sai Homogeneity theo trình độ
Thống kê Levene df1 df2 Sig.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Bảng kết quả kiểm định phương sai Homogeneity theo trình độ cho thấy giá trị của thống kê Levene bằng 4.746 và mức ý nghĩa (Sig = 0.004) cho thấy phương sai đánh giá sự hài lòng về dịch vụ thanh toán điện tử theo trình độ bằng nhau một cách có
Mặt khác tại bảng , kết quả phân tích ANOVA (One-Way ANOVA) ta thấy giá trị của thống kê F bằng 3.674 tại mức ý nghĩa 5% (sig = 0.014) Nghĩa là có sự khác biệt về Hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại thuộc các độ tuổi khác nhau.
Bảng 4 20: Kết quả phân tích ANOVA theo trình độ
Tổng bình phương df Bình phương trung bình
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát 8
4.8.4 Hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại theo thu nhập
Phân tích phương sai một yếu tố (One-Way ANOVA) được sử dụng để kiểm định
Hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại theo thu nhập.
Bảng 4 21: Kết quả kiểm định phương sai Homogeneity theo thu nhập
Thống kê Levene df1 df2 Sig.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát
Mặt khác tại bảng , kết quả phân tích ANOVA (One-Way ANOVA) ta thấy giá trị của thống kê F bằng 0.248 tại mức ý nghĩa 5% (sig = 0.837) Nghĩa là không có sự khác biệt về hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại theo các nhóm có thu nhập khác nhau.
Bảng 4 22: Kết quả phân tích ANOVA theo thu nhập
Tổng bình phương df Bình phương trung bình
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ kết quả xử lý dữ liệu khảo sát8 Như vậy, kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu qua phân tích hồi quy và kiểm định sự khác biệt được tổng hợp tại bảng 4.15 dưới đây:
Bảng 4 23: Tổng hợp kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu thuyết
H 6a Có sự khác biệt về hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại nam và nữ 0.730 Bác bỏ giả thuyết
H 6b Có sự khác biệt về hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại theo các nhóm tuổi 0.000 Chấp nhận giả thuyết
H 6c Có sự khác biệt hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại theo trình độ 0.004 Chấp nhận giả thuyết
H 6e Có sự khác biệt về hoạt động ngân hàng xanh tại các ngân hàng thương mại theo thu nhập 0.837 Bác bỏ giả thuyết
Nguồn: Tổng hợp của tác giả