1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

1064 tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của nhtm ở vn trong giai đoạn 2011 2021 2023

84 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tác Động Của Quy Mô Đến Mức Độ Chấp Nhận Rủi Ro Của Ngân Hàng Thương Mại Ở Việt Nam Trong Giai Đoạn 2011-2021
Tác giả Phạm Thùy Trang
Người hướng dẫn TS. Lưu Thu Quang
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 84
Dung lượng 147,79 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1.GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI (11)
    • 1.1. Lí do chọn đề tài (11)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (14)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (14)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (14)
    • 1.6. Ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu (15)
    • 1.7. Bố cục của đề tài (15)
  • CHƯƠNG 2............CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY (17)
    • 2.1. Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu (17)
      • 2.1.1. Các tranh luận xung quanh vấn đề “TBTF” (17)
      • 2.1.2. Ngân hàng thương mại (19)
      • 2.1.3. Rủi ro (20)
      • 2.1.4. Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại (20)
      • 2.1.5. Mức độ chấp nhận rủi ro (26)
    • 2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây (26)
  • CHƯƠNG 3.GIẢ THUYẾT, MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (31)
    • 3.1. Giả thuyết nghiên cứu (31)
    • 3.2. Mô hình nghiên cứu (31)
    • 3.3. Phương pháp ước lượng (34)
    • 3.4. Dữ liệu và mẫu (34)
    • 3.5. Mô tả và định nghĩa các biến (34)
      • 3.5.1. Mô tả và định nghĩa các biến (34)
  • CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (45)
    • 4.1. Thống kê mô tả (45)
    • 4.2. Kết quả nghiên cứu (49)
      • 4.2.1. Kết quả hồi quy mô hình không có MB (49)
      • 4.2.2. Kết quả hồi quy mô hình có biến MB (51)
      • 4.2.3. Kết quả hồi quy 2SLS (52)
      • 4.2.4. Kết quả hổi quy từng nhân tố Zscore (54)
    • 4.3. Phân tích kết quả nghiên cứu (55)
  • CHƯƠNG 5.KẾT LUẬN (63)
    • 5.1. Kết luận (63)
    • 5.2. Kiến nghị (66)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài (67)
    • 5.4. Hướng phát triển của đề tài (68)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... i (69)

Nội dung

THIỆU ĐỀ TÀI

Lí do chọn đề tài

Theo xu hướng phát triển hệ thống NHTM hiện nay, các ngân hàng thường tiến tới các thoả thuận hợp nhất với nhau hoặc mua lại các ngân hàng khác Qua đó hướng đến việc xây dựng nên hệ thống NHTM hoạt động ngày càng hiệu quả, phát triển cả về chất lượng lẫn dịch vụ và đồng thời giảm thiểu rủi ro trong hoạt động Sự gia tăng quy mô ngân hàng là điều cần thiết trong tình hình kinh doanh ngân hàng hiện đại Một câu hỏi lớn đặt ra là sự gia tăng quy mô đó thật sự có đảm bảo được giảm thiểu các yếu tố rủi ro trong hoạt động của NHTM hay không.

Theo các chuyên gia trên thế giới, khi gia tăng quy mô đến ngưỡng “too big, too fail” thì các ngân hàng càng có nhiều động cơ gia tăng mức độ chấp nhận các rủi ro trong hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế, là hệ thống có kết nối rộng khắp với nền kinh tế Do vậy, sự sụp đổ của bất kỳ một ngân hàng nào cũng sẽ tạo ra hiệu ứng domino, tác động dây chuyền và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế của các quốc gia Do đó, nhà nước và chính phủ các quốc gia luôn phải đứng ra can thiệp hỗ trợ hoạt động của các ngân hàng đang ở bờ vực phá sản bằng những biện pháp hành chính và điều tiết của mình thông qua hệ thống tài chế, luật pháp, đồng thời hỗ trợ các ngân hàng có tiềm lực tài chính mạnh mua lại, hợp nhất hoặc sát nhập các ngân hàng lại Qua đó hạn chế khả năng phá sản hoặc mất khả năng thanh toán của các ngân hàng đang gặp khó khăn Thực tế, các chính sách bảo trợ liên quan đến các ngân hàng “too big, too fail” đã bị nhiều chuyên gia chỉ trích, là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng méo mó đến các chính sách ưu đãi tài chính, đóng vai trò then chốt dẫn trong các cuộc khủng hoảng tài chính thế giới gần đây Chính sách này có thể gây ra vấn đề rủi ro về mặt đạo đức khi các tổ chức tài chính có thể lợi dụng sự hậu thuẫn của chính phủ để gia tăng các rủi ro trong hoạt động kinh doanh, bất chấp các rủi ro để đạt các mục tiêu lợi nhuận kinh tế Kết quả làm gia tăng rủi ro cho toàn nền kinh tế.

Nghiên cứu về ảnh hưởng của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro trong các công

2 ty tài chính, tổ chức tài chính, ngân hàng đang là hướng khai thác được nhiều chuyên gia, nhà kinh tế khai thác ở nhiều góc độ khác nhau, ở nhiều quốc gia và cấp khu vực trên thế giới Nhiều nghiên cứu được tiến hành để đánh giá mối tương quan giữa quy mô và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại như nghiên cứu của Bruce Kogut và Hitesh Harnal (2010); Ray Barrell, Philip Davis và cộng sự (2011), Sanjai Bhagat và cộng sự (2015),…vv Sanjai Bhgat và cộng sự (2015) cho thấy quy mô các ngân hàng càng lớn thì mức độ chấp nhận rủi ro càng cao và các cơ quan quản lý tin rằng tổ chức tài chính càng lớn, thì càng có khả năng đạt đến trạng thái “too big, too fail” và dễ gây ra rủi ro hệ thống Những người ủng hộ đề xuất kiểm soát quy mô các tổ chức tài chính trở lên lớn mạnh, sẽ giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho nền kinh tế Những nhà phản đối thì cho rằng sự kiềm chế này có thể làm ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trong ngành tài chính quốc gia và thị phần tài chính toàn cầu Ngoài ra, việc hạn chế quy mô có thể gây nên những ảnh hưởng khác như thiếu đa dạng hoá rủi ro tín dụng và việc xác định chính xác ngưỡng “too big, too fail” cho từng khu vực, quốc gia là khó khăn và phức tạp.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã và đang ngày một phát triển với sự tăng trưởng nhanh chóng cả về quy mô và mức độ hoạt động của các ngân hàng thương mại Bên cạnh đó, tâm lý ỷ lại và luôn tự tin về sự bảo đảm của chính phủ Việt Nam trong việc kiểm soát các rủi ro hệ thống để tránh cho bất kỳ tổ chức ngân hàng nào phá sản, làm ảnh hưởng đến toàn nền kinh tế là một trong những yếu tố khiến cho nhiều NHTM tăng trưởng quá nóng bất chấp việc kiểm soát rủi ro tín dụng để đạt mục tiêu lợi nhuận Các nghiên cứu, đề tài tương quan giữa quy mô và mức độ chấp nhận rủi ro tại các NHTM Việt Nam đang được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và khai thác Các nghiên cứu đặt ra câu hỏi là liệu rằng có sự tương quan giữa quy mô với mức độ rủi ro được chấp nhận trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, và sự khác biệt trong các quy mô có ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận rủi ro tại các NHTM Việt Nam hay không? Đối với Việt Nam, quy mô có phải là vấn đề quan trọng đến việc giảm thiểu mức độ chấp nhận rủi ro trong hệ thống NHTM? Sử dụng dữ liệu thu thập được từ hệ thống NHTMViệt Nam, tác giả kiểm tra sự thay đổi của quy mô có ảnh hưởng đến mức độ chấp nhận

3 rủi ro trong hệ thống NHTM? Bên cạnh đó, tác giả sử dụng Z-score làm biến đo lường mức độ chấp nhận rủi ro với các nhân tố cấu thành là: đòn bẩy tài chính (CAR), lợi nhuận trên tài sản (ROA) và sự biến động của thu nhập (σ(ROA)) cho phép tìm hiểu sâu hơn mối liên hệ với quy mô, nhằm xác định nguyên nhân chính dẫn đến mối quan hệ này để đưa ra những chính sách phù hợp giúp cho việc hoạch định chính sách quản lý rủi ro hệ thống ngân hàng hiệu quả hơn.

Từ những vấn đề nêu trên, tác giả thực hiện nghiên cứu với đề tài “Tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng thương mại ở Việt Nam trong giai đoạn 2011 - 2021” Thông qua bài nghiên cứu, tác giả kỳ vọng giải quyết được các câu hỏi và góp phần làm phong phú thêm các bằng chứng thực nghiệm về chủ đề nghiên cứu này và gia tăng tính vững đối với các giả thiết nghiên cứu được đưa ra.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu của bài nghiên cứu nhằm cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam dựa trên dữ liệu nghiên cứu được lấy từ 34 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021.

Mục tiêu cụ thể Để đạt được mục tiêu tổng quan, bài nghiên cứu đưa ra những mục tiêu cụ thể như sau:

- Thực hiện kiểm định mức độ tác động và chiều hướng tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro tại 34 ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn 2011- 2021.

- Thực hiện kiểm định tác động của các nhân tố đại diện quy mô đến từng biến số cấu thành Z-score.

- Ngoài ra, bài nghiên cứu còn xem xét tác động của một số yếu tố khác như tỷ lệ sở hữu của CEO, thâm niên hoạt động, sàn niêm yết, tính sở hữu Nhà Nước, tài sản cố định, số lượng nhân viên và giá trị thị trường trên giá trị sổ sách.

4 Đồng thời, hai sự kiện đặc biệt trong giai đoạn nghiên cứu cũng được đề cập đến trong bài là cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009-2012 và sự bùng phát của dịch Covid19 năm2019-2021.

Câu hỏi nghiên cứu

1) Mức độ tác động của quy mô lên mức độ chấp nhận rủi ro và các yếu tố cấu thành Z-score và chiều hướng giữa chúng như thế nào?

2) Những yếu tố cấu thành thước đo về quy mô có mối tương quan như thế nào đến mức độ chấp nhận rủi ro?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của bài là tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

- Dữ liệu nghiên cứu: Là nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua Vietstock vàVietdata, kết hợp thu thập thủ công từ báo cáo tài chính và báo cáo thường niên đăng tải trên trang chủ của 34 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu bảng thu thập từ 34 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2011-2021 Dữ liệu được thu thập thông qua nguồn từ Vietstock và Vietdata, kết hợp thu thập thủ công từ các báo cáo tài chính đã kiểm toán và các báo cáo thường niên được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Trên cơ sở mẫu được hình thành, tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: hồi quy dữ liệu bảng Robust Check, Mô hình Hiệu ứng cố định – Fixed Effect Model (FEM) để kiểm tra mức ý nghĩa trong mối quan hệ giữa quy mô hoạt động và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam Bên cạnh đó, phương pháp hồi quy 2 giai đoạn Two-Stages Least Squares (2SLS) cũng được sử dụng để khắc phục

5 việc lựa chọn biến đại diện cho phù hợp với nghiên cứu.

Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng Z-score để đo lường mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam, đây là phương pháp được sử dụng trong rất nhiều nghiên cứu trên thế giới về mức độ chấp nhận rủi ro của các tổ chức tài chính Bên cạnh biến quy mô, tác giả sử dụng thêm các biến kiểm soát, cụ thể: tỷ lệ M/B, tỉ lệ sở hữu của lãnh đạo ngân hàng, biến giá trị cổ phiếu sở hữu của lãnh đạo ngân hàng, biến giả ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước Các biến trên được lựa chọn để áp dụng cho phù hợp với quá trình chạy mô hình hồi quy.

Ý nghĩa thực tiễn của bài nghiên cứu

Là một trong số nghiên cứu thuộc lĩnh vực này, đề tài đóng góp những lý giải cơ bản về thực nghiệm mức độ chấp nhận rủi ro và tác động của quy mô trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Đầu tiên, nghiên cứu mở rộng những phát hiện thực nghiệm về mối quan hệ giữa quy mô và mức độ chấp nhận rủi ro khi phân tích tác động chung của quy mô và cơ cấu sở hữu thay vì tác động riêng biệt của một yếu tố quyết định Thứ hai, đề tài đưa ra các khuyến nghị hữu ích cho cơ quan có thẩm quyền về những gì có thể cải thiện dựa trên quy mô và cơ cấu sở hữu để giảm thiểu các hoạt động rủi ro cao trong lĩnh vực ngân hàng Những hiểu biết này là bắt buộc từ góc độ chính sách công vì mức độ chấp nhận rủi ro càng lớn khuyến khích các tổ chức đổ lỗi cho một nền kinh tế mong manh và bất ổn, theo Bernanke (1983) đã chỉ ra Hơn nữa, những hiểu biết như vậy được coi là còn quan trọng hơn ở quốc gia bị điều tra Việt Nam, nơi các chỉ số rủi ro chính không được quản lý chặt chẽ, không đáp ứng các chuẩn theo BaselAccord Đồng thời, các quy định và luật cũng như hệ thống xếp hạng tín dụng chưa được thiết lập hoàn thiện để quản lý rủi ro.

Bố cục của đề tài

Đề tài có kết cấu gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài, trong chương này tác giả giới thiệu lý do chọn đề tài,mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu đề tài.

Chương 2: Tổng quan nghiên cứu về quy mô và mức độ chấp nhận rủi ro, trong chương này tác giả tập hợp và trình bày các bằng chứng thực nghiệm trên Thế giới và Việt Nam trước đây về tác động của quy mô hoạt động đến mức độ chấp nhận rủi ro của các công ty tài chính, ngân hàng thương mại… và một số quan điểm về sự tác động này.

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu, trong chương này tác giả trình bày cụ thể đến phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và cở sở dữ liệu để thực hiện nghiên cứu cũng như mô tả các biến được sử dụng và các giả định phục vụ cho việc nghiên cứu.

Chương 4: Kết quả nghiên cứu, trong chương này tác giả trình bày kết quả thực nghiệm của nghiên cứu về tác động của quy mô ngân hàng đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam được xử lý thông qua bộ số liệu thu thập được, bao gồm các phân tích, giải thích về các mô tả thống kê, các phân tích về tương quan và hồi quy.

Chương 5: Kết luận, trong chương này tác giả tổng hợp lại kết quả của vấn đề được nghiên cứu trên cơ sở kết quả của mô hình thực nghiệm đã sử dụng, nêu bật các hạn chế trong nghiên cứu và hướng mở rộng trong tương lai Bên cạnh đó, tác giả đưa ra các khuyến nghị cho các nhà quản lý và hoạch định chính sách trên cơ sở kết quả thực nghiệm từ nghiên cứu.

SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

2.1.1 Các tranh luận xung quanh vấn đề “TBTF”

Các cuộc khủng hoảng tài chính diễn ra trên toàn cầu trong suốt ba thập kỷ gần đây với sức ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh tế của các quốc gia trên toàn thế giới. Nhiều chuyên gia nghiên cứu, các nhà khoa học đặc biệt dành sự quan tâm lớn đến mức độ chấp nhận rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính, các ngân hàng thương mại Các tranh luận sôi nổi nổ ra về vấn đề quy mô tối ưu, mức độ phức tạp của tổ chức tài chính và phạm vi hoạt động của NHTM Trên thế giới đã diễn ra nhiều sự liên kết, hợp nhất, sát nhập và hợp tác giữa các ngân hàng của các tập đoàn đa quốc gia với nhau Các ngân hàng lớn gia tăng quy mô và trở nên mở rộng hơn bằng nhiều sự kết nối mang tính toàn cầu Hiện tượng quá lớn để sụp đổ “too big, too fail” được hiểu khi những công ty hay tập đoàn lớn với quy mô hoạt động rộng và liên kết chặt chẽ với nhiều thành phần kinh tế khác, có tầm ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển kinh tế quốc gia Một khi có sự đổ vỡ hay phá sản xảy ra, dù vì lý do gì thì chính phủ của quốc gia đó sẽ không để tập đoàn đó phải sụp đổ để tránh các ảnh hưởng lan truyền gây nên hiệu ứng domino cho toàn nền kinh tế Chính phủ sẽ phải thực hiện các biện pháp như hỗ trợ vốn hoặc cho sát nhập với các tập đoàn khác, hoặc là chính nhà nước sẽ mua lại tập đoàn đó nhằm đảm bảo giữ vững hoạt động của tập đoàn này Mục đích là tránh sự sụp đổ dây chuyền với các công ty liên kết với tập đoàn này, gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động của nền kinh tế nước đó Những biện pháp đỡ đầu và bảo vệ của Chính phủ đối với các tập đoàn lớn này có thể giải quyết được vấn đề trước mắt nhằm tránh rủi ro hệ thống nhưng trong dài hạn, các nhà đầu tư vào ngân hàng giờ đây có ít lý do hơn để theo dõi chặt chẽ hoạt động của các NHTM được xếp vào nhóm “too big, too fail” Chính phủ không muốn đóng cửa các ngân hàng vì họ lo sợ ảnh hưởng lan truyền gây rủi ro cho nền kinh tế (Laeven và cộng sự,

2015) Các ngân hàng này thường có xu hướng chấp nhận rủi ro quá mức trong hoạt động kinh doanh của mình khi họ nhận thức được sự bảo hộ của nhà nước đối với hoạt động kinh doanh của tập đoàn ngay cả trong trường hợp kinh doanh thất bại hoặc đứng trước rủi ro phá sản Tâm lý ỷ lại và tự tin quá mức của các nhà quản trị ngân hàng đối với sự bảo hộ của nhà nước, Chính phủ có thể được xem là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chính sách quản trị doanh nghiệp theo hướng rủi ro mạo hiểm để đạt nhiều lợi nhuận mong muốn Qua đó, quy mô tập đoàn càng mở rộng, rủi ro càng cao và hiện tượng “too big, too fail” càng được củng cố hơn khi có sự bảo đảm từ Chính phủ (Laeven và cộng sự, 2015) Các ngân hàng thương mại thường tham gia vào các hoạt động giao dịch rủi ro cao khi quy mô càng lớn, điều này dẫn đến các nguy cơ về rủi ro mất khả năng thanh khoản (Shlefer và Vishny, 2010).

Các chính sách về “too big, too fail” tạo cho doanh nghiệp quy mô lớn một cơ sở đảm bảo rằng chắc chắn sẽ có các gói cứu trợ của Chính phủ đối với doanh nghiệp khi hoạt động kinh doanh của họ gặp sự cố Chính sách này thực sự nguy hại khi cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp có nhiều sự tự tin hơn khi họ chấp nhận mức độ rủi ro cao trong hoạt động kinh doanh để tìm kiếm cơ hội đầu tư sinh lợi lớn Theo báo cáo Squam Lake: “Fixing the Financial System”, các cổ đông, chủ nợ, nhân viên và nhà quản lý doanh nghiệp cùng chia sẻ sự cám dỗ đó Kết quả tất yếu là gia tăng những rủi ro cho toàn xã hội.

Khi các ngân hàng phát triển với quy mô ngày càng lớn, cơ cấu tổ chức và quản trị doanh nghiệp của họ sẽ ngày càng phức tạp hơn Theo đó dẫn đến phát sinh thêm vấn đề chi phí đại diện trong doanh nghiệp và các vấn đề liên quan đến lợi ích của cổ đông, nhà điều hành, chủ nợ đối với quản trị lợi nhuận doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, theo lý thuyết về tài chính hành vi, luôn tồn tại những lệch lạc trong việc ra quyết định quản trị do tính chủ quan của nhà quản lý Điều này tùy thuộc vào khẩu vị rủi ro hoặc tâm lý quá tự tin, khiến nhà quản lý chấp nhận rủi ro cao với các dự án có NVP âm Mặt khác, theo lý thuyết quyền chọn (option theory), nhiều doanh nghiệp thực hiện việc gắn kết kết quả hoạt động kinh doanh của mình với việc chi thưởng cho nhà quản lý thông qua hình thức cổ phiếu Đây cũng là một tác nhân thúc đẩy các nhà quản lý gia tăng chấp nhận rủi ro để nâng cao giá trị cổ phiếu doanh nghiệp, nhằm tìm kiếm thêm thu nhập bản thân Tác giả kỳ vọng sẽ quan sát được mối quan hệ của các yếu tố này với việc chấp nhận rủi ro thông qua số liệu thực nghiệm.

Hiểu một cách đơn giản nhất, ngân hàng là một doanh nghiệp chuyên về kinh doanh đồng vốn và các dịch vụ tiền tệ liên quan và được coi là một loại hình kinh doanh đặc thù. Sản phẩm kinh doanh chủ yếu là việc sử dụng những khoản tiền tệ nên có thể hiểu ngân hàng thương mại chính là nơi vừa cung cấp tiền vốn và cũng là nơi giúp khách hàng tiêu thụ những đồng vốn Điều này sẽ phát sinh ra các giao dịch giữa khách hàng và ngân hàng, từ đó sẽ tạo ra những hoạt động làm cho ngân hàng tác động ngược lại với khách hàng Các hoạt động của ngân hàng thương mại được thực hiện bằng những chức năng nghiệp vụ kết hợp với các công cụ chuyên dụng của ngân hàng Việc tối đa hóa lợi nhuận chính là công việc chính của ngân hàng thương mại khi mục đích là kinh doanh đồng vốn Ngân hàng sẽ được phép hoạt động kinh doanh trong các nghiệp vụ được quy định theo Ngân hàng Nhà Nước tại Luật các tổ chức tín dụng.

Trong nền kinh tế, ngân hàng sẽ đóng vai trò trung gian như một nhà điều phối dòng tiền trong nền kinh tế Ngân hàng thương mại hình thành quỹ và cho vay để phân bổ vốn tới nền kinh tế thông qua việc huy động những nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các nhà đầu tư trong kinh tế Với chức năng trung gian tín dụng, ngân hàng thương mại đóng vai trò tạo ra lợi ích cho các bên tham gia Đồng thời nó cũng thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế.

Nếu chọn hình thức gửi tiết kiệm, bạn sẽ được hưởng lãi thông qua khoản tiền nhàn rỗi của mình Đối với hình thức vay, khi có nhu cầu vay bạn sẽ được cung cấp một khoản tiền trong hạn mức thỏa thuận để sử dụng cho các mục đích chi tiêu, thanh toán cá nhân hoặc nhu cầu vốn để kinh doanh Mọi giao dịch qua ngân hàng đều minh bạch và được pháp luật bảo vệ Đồng thời, ngân hàng cũng được hưởng lợi nhuận từ chênh lệch lãi suất tiền cho vay và lãi tiền gửi từ khách hàng Đây được xem là chức năng quan trọng nhất trong ngân hàng thương mại vì đó đem lại nguồn vốn đảm bảo cho quá trình kinh doanh, sản xuất được phát triển và mở rộng hơn.

Bên cạnh vai trò là một nhà điều phối, ngân hàng còn đóng vai trò giúp cho ngân hàng nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ Bằng cách tham gia vào quá trình kiểm soát các hoạt động kinh tế, giúp ổn định của thị trường chứng khoán và thị trường tài chính Tạo điều kiện phát triển cho nền kinh tế thông qua việc chiết khấu giải quyết khả năng lưu thông tiền tệ, hàng hóa nhanh chóng Ngân hàng thương mại còn có vai trò tư vấn, cung cấp thông tin và dịch vụ đầu tư hiệu quả.

“Rủi ro” đã được nhiều nhà kinh tế học định nghĩa theo nhiều cách thức khác nhau. Frank Knight (1962), một học giả người Mỹ, đầu thế kỷ XX định nghĩa “rủi ro là sự bất trắc cụ thể liên quan đến một biến cố không mong đợi”, Inrving Perfer (1964) thì “rủi ro là tổng hợp của những ngẫu nhiên có thể đo lường bằng xác suất” Một học giả người Anh là Marillic Hurt Mr Carty (1964) quan niệm: “rủi ro là một tình trạng trong đó các biến cố xảy ra trong tương lai có thể xác định được” Theo ông, kinh nghiệm hoạt động của một doanh nghiệp có thể cung cấp chứng cứ của tần số các biến cố riêng biệt trong quá khứ và do đó cho phép các nhà quản trị doanh nghiệp xác định được phân bố xác suất xuất hiện các biến cố trong tương lai.

Như vậy rủi ro là sự bất trắc không thể đo lường được, rủi ro thường đi kèm với sự không chắc chắn xảy ra trong tương lai Thực tế người ta gắn rủi ro với những tổn thất có thể xảy ra đối với hoạt động của tổ chức

2.1.4 Các loại rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại

Rủi ro của NHTM được định nghĩa là những thay đổi không lường trước được về giá trị tài sản (gồm tài sản có và tài sản nợ) và các nghĩa vụ khác trong hoạt động của ngân hàng (Nguyễn Văn Nam và Hoàng Xuân Quyến, 2002).

Hoạt động ngân hàng luôn song hành với rủi ro nên việc nhận dạng và có biện pháp ứng phó với các loại rủi ro là vô cùng cần thiết Có nhiều cách phân loại rủi ro trong hoạt động của NHTM, theo Basel thì các rủi ro chính liên quan đến trụ cột 1 bao gồm: rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường

Theo Thomas P Fitch (1990): “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thoả thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ”.

Crouhy (2006) cho rằng rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình cấp tín dụng biểu hiện qua việc khách hàng không muốn hay không thể thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn. Theo Fitch (2006), trích bởi Lê Nguyên Phương Ngọc (2007), rủi ro tín dụng là loại rủi ro xảy ra khi người vay không thanh toán được nợ theo thỏa thuận hợp đồng dẫn đến sai hẹn trong nghĩa vụ trả nợ Anthony (1997) khẳng định rằng rủi ro tín dụng phát sinh từ việc không sẵn sàng hoặc không có khả năng thực hiện đúng theo cam kết hợp đồng tín dụng của khách hàng vay.

Tổng quan các nghiên cứu trước đây

Chủ đề về mức độ ảnh hưởng của quy mô ngân hàng đối với rủi ro ngân hàng đã được khá nhiều nhà kinh tế mang ra nghiên cứu, song các kết quả thu về được còn khá mâu thuẫn Vào năm 2008, Deng và Elyasiani nhận thấy rằng các nguồn tài trợ và danh mục cho vay sẽ được đa dạng hóa tốt hơn nhờ vào quy mô ngân hàng, do đó rủi ro chung sẽ được giảm thiểu Wheelock và Wilson (2012) nhận thấy rằng quy mô làm tăng lợi nhuận Mặt khác, do chi phí giám sát tăng theo quy mô, Laeven và Levin (2009) lại cho rằng tại các ngân hàng có nhiều chi nhánh khác nhau về mặt địa lý, thì các nhà quản lý có nhiều khả năng hành động theo lợi ích của mình Goetz và các cộng sự (2013) cũng có cùng quan điểm, các nhà quản lý có xu hướng cung cấp các khoản vay cho người trong cuộc và làm giảm chất lượng khoản vay trong một ngân hàng có danh mục cho vay đa dạng.

Theo Saunders, Stock và Travlos (1990) đưa ra kết luận có tồn tại mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và biến đo lường mức độ chấp nhận rủi ro Được đo lường bằng công cụ độ lệch chuẩn lợi nhậu hàng ngày của cổ phiếu niêm yết củ ngân hàng dựa trên mẫu số là 38 ngân hàng được niêm yết tại Mỹ giai đoạn từ 1978 đến 1985, bài nghiên cứu đã đưa ra kết quả rằng khi ban quản trị là chủ sở hữu của ngân hàng, họ thường có xu hướng chấp nhận rủi ro nhiều hơn.

Boyd và Runkle (1993) đã chỉ ra rằng có tương quan âm giữa tổng tài sản và mức độ chấp nhận rủi ro, dựa trên mẫu dữ liệu được thu thập từ các ngân hàng lớn đã được niêm yết ở Mỹ Kết quả còn chỉ ra giữa tổng tài sản với độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ lệ vốn chủ sở hữu là nghịch biến.

Demsetz, Saidenberg và Strahan (1997) đưa ra kết luận dựa trên mẫu thực nghiệm của 134 ngân hàng lớn đã được niêm yết tại Mỹ trong giai đoạn 1980 – 1993, giữa quy mô và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng có tác động ngược chiều lên nhau Ngoài ra, bài nghiên cứu còn cho thấy rủi ro của ngân hàng được đại diện ở đây là rủi ro đặc thù và không có sự mối quan hệ giữa quản trị rủi ro và quy mô.

Boyd, De Nicolo và Al Jalal (2006) dựa trên mẫu nghiên cứu là các ngân hàng ở khu vực phi nông thôn và có quy mô nhỏ đã đưa ra kết luận có mối quan hệ ngược chiều giữa tổng tài sản và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, với rủi ro được tính toán bằng tỷ lệ vốn trên vốn chủ sở hữu và điểm số Z-score.

Laeven và Levine (2009) đưa ra kết luận rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa biến quy mô và biến đo lường mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, dựa trên mẫu nghiên cứu thực nghiệm của 270 ngân hàng công lớn nhất được lựa chọn từ 48 quốc gia trong giai đoạn 1996 – 2001 Rủi ro của bài nghiên cứu được đo lường bởi logarit tự nhiên của điểm số Z-score và biến tổng tài sản được đại diện cho quy mô của ngân hàng Kết quả chỉ ra rằng tùy theo cấu trúc sở hữu của từng ngân hàng mà chịu sự quản lý trực tiếp bởi những chủ sở hữu thường có mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn với mục đích bù đắp cho các chi phí về yêu cầu vốn cao.

Rajan (2006) và Diamond và Rajan (2009) cũng đưa ra thêm ý kiến cho thấy rằng trong ngắn hạn các nhà quản lý có xu hướng chấp nhận nhiều rủi ro hơn thông qua việc đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận với nguyên nhân thành tích của nhà quản lý sẽ được đánh giá dựa vào thành quả hoặc lợi nhuận mà các nhà quản lý này tạo ra được cho công ty.

Houston và cộng sự (2010) cũng ủng hộ rằng có mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô và biến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng dựa trên mẫu nghiên cứu thực nghiệm gồm 300 ngân hàng trên thế giới trong giai đoạn 2000 – 2007 Rủi ro được đo lường bằng điểm số Z-score, tỷ lệ an toàn vốn, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và độ lệch chuẩn của tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản Kết quả chỉ ra được mối quan hệ tương quan dương giữa tài sản và độ lệch chuẩn lợi nhuận hàng ngày của cổ phiếu.

Cheng, Hong và Scheinkman (2010) đưa ra kết luận có mối tương quan dương giữa các khoản chi trả thưởng trong ngắn hạn với rủi ro gánh chịu đo lường bởi biến động lợi nhuận của cổ phiếu và beta Bài nghiên cứu được thực hiện dựa trên mẫu bao gồm các tổ chức tài chính tại Mỹ với mục đích tìm ra mối tương quan giữa chế độ đãi ngộ và mức độ chấp nhận rủi ro của công ty.

Bolton, Mehran và Shapiro (2010) nghiên cứu về giải pháp giảm thiểu mức độ chấp nhận rủi ro bằng cách ràng buộc các chế độ lương thưởng và đãi ngộ của ban quản trị vào giá của chứng khoán và nợ Cơ sở đánh giá về khả năng quản trị của ban quản trị hướng đến việc ban quản trị thể hiện tài lãnh đạo tốt của mình thông qua việc đầu tư vào những dự án mang giá trị NPV dương, nhưng trong thực tế không phải tất cả dự án đều mang NPV dương, do đó ban quản trị sẽ chấp nhận rủi ro cao hơn để đầu tư vào các dự án với kỳ vọng đem lại lợi nhuận cao hơn vì lợi ích của cổ đông.

Beltratti và Stulz (2012) đưa ra kết luận rằng các ngân hàng nhỏ hơn, lợi nhuận ngoài lãi càng cao và quyền sở hữu tập trung thì mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng đó càng cao Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu 164 ngân hàng lớn với điều kiện có tổng tài sản trên 50 tỷ USD trong giai đoạn khủng hoảng tài chính 2007 – 2008 để đo lường mức độ thay đổi trong hiệu quả hoạt động.

Sanjai Bhagat và các cộng sự (2015) với mẫu dữ liệu được thu thập từ tổng 7095 ngân hàng thương mai, ngân hàng đàu tư và công ty bảo hiểm, đây cũng chính là tài liệu cơ sở tham khảo của bài Kết quả cho thấy được rằng các ngân hàng có quy mô càng lớn càng thì xu hướng dễ dàng chấp nhận rủi ro thì càng cao, rủi ro được đo lường bằng điểm số Z-score Tổng kết lại bài nghiên cứu đưa ra bốn kết luận chính như sau: (i) quy mô hoạt động tổ chức tài chính càng lớn, mức độ chấp nhận rủi ro càng cao tại Mỹ trong giai đoạn

2002 – 2012 (ii) các ngân hàng dựa vào công cụ gia tăng đòn bẩy tài chính để tăng mức độ chấp nhận rủi ro của mình (iii) các ngân hàng được quản trị tốt hơn sẽ giảm thiểu được rủi ro hoạt động (iv) việc gia tăng quy định về yêu cầu vốn tối thiểu ngoài việc giới hạn quy mô hoạt động để giảm thiểu mức độ chấp nhận rủi ro.

Nghiên cứu của Das và Saibal (2007) cho rằng có thể nâng cao hiệu quả quản lý nợ xấu nhờ vào quy mô ngân hàng Bởi vì các ngân hàng lớn sẽ dễ dàng hơn trong công tác đa dạng hóa danh mục cho vay và khả năng quản lý rủi ro Tuy nhiên, vào bài nghiên cứu năm 2017 của Nguyễn Thùy Dương và Trần Thị Thu Hương lại cho rằng các ngân hàng lớn kỳ vọng khi được chính phủ bảo vệ nên sẵn sàng chấp nhận rủi ro cao hơn nên dẫn đến gia tăng mức tỷ lệ nợ xấu.

Nghiên cứu Houston và cộng sự (2010) kết luận rằng mối quan hệ thuận giữa quy mô và đo lường mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, mối quan hệ tương quan dương giữa tài sản và độ lệch chuẩn lợi nhuận của cổ phiếu mỗi ngày.

THUYẾT, MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giả thuyết nghiên cứu

H: Quy mô hoạt động có tác động đồng biến lên mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Mô hình nghiên cứu

■ Z i = a o + a i SIZE + a 2 CEO + a 3 STA + a 4 FCD + a 5 CD + a ? GEN + £ i

■ Z i = a o + a i SIZE + Ơ 2 CEO + a 3 STA + a 4 FCD + a 5 CD + a 6 MB + a 5 GEN + £ i

Mô hình 2SLS (Giải quyết nội sinh):

■ Zi = ao + aiSIZE + Ơ2CEO + a3STA + a4 FCD + a5CD + £i với mô hình biến công cụ:

■ SIZE = ao + aiDEL + a2EMP + a3PPE + a4AGE +Ơ5CASA + £i

■ CAR = ao + aiSIZE + a2CEO + a3AGE + £i

Bảng 3.1 Mô tả các biến trong mô hình

Ký hiệu Tên biến Công thức

Z Điểm số Z hay điểm số chuẩn

ROA Lợi nhuận trên tổng tài sản

Thu nhập ròng / Tổng tài sản.

Giá trị càng cao càng ổn định.

CAR Tỷ lệ an toàn vốn Vốn chủ sở hữu / Tổng tài sản.

Giá trị cao hơn thể hiện sự ổn định hơn. σ(ROA) Độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản

SIZE Quy mô Ln (Tổng tài sản)

MB Hệ số giá trị sổ sách Giá trị thị trường của cổ phiếu chia cho giá trị sổ sách của cổ phiếu

CEO Sở hữu của giám đốc điều hành

Bằng tỷ lệ sở hữu cổ phiếu của hội đồng quản trị tính từ đầu năm

STA Biến giả sở hữu Nhà

Big4: 1Còn lại: 0FCD Biến giả khủng hoảng 2011-2012: 1

GEN Biến giả giới tính của chủ tịch HDQT

AGE Tuổi ngân hàng Năm i – Năm thành lập

DEL Biến giả sàn niêm yết HOSE: 1

Tổng giá trị tài sản cố định hữu hình và vô hình

EMP Số lượng nhân viên Ln (Employees)

CASA Quy mô tiền gửi không kỳ hạn Ln (Tiền gửi không kỳ hạn)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

Tác giả đã thêm ba biến bổ sung so với mô hình của bài nghiên cứu gốc:

Thứ nhất là biến kiểm soát State Ownership (biến tỷ lệ sở hữu Nhà nước) để kiểm chứng mức độ tác động của tỷ lệ sở hữu Nhà nước lên mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

Thứ hai là biến giả Financial Crisis dummy (biến giả khủng hoảng tài chính) để xem xét mức độ tác động của cuộc khủng hoảng đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

Thứ ba là biến giả Covid dummy (biến giả đại dịch COVID-19) để xem xét mức độ tác động của dịch bệnh COVID-19 lên mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

Phương pháp ước lượng

Trên cơ sở mẫu được hình thành, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng: hồi quy dữ liệu bảng Robust Check, Mô hình Hiệu ứng cố định – Fixed Effect Model (FEM) để kiểm tra mức ý nghĩa trong mối tương quan giữa quy mô hoạt động và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam Bên cạnh đó, phương pháp hồi quy 2 giai đoạn Two-Stages Least Squares (2SLS) cũng được sử dụng để khắc phục việc lựa chọn biến đại diện cho phù hợp với nghiên cứu.

Dữ liệu và mẫu

Mẫu bao gồm dữ liệu tài chính của 34 ngân hàng thương mại trong nước và dữ liệu kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2021 Dữ liệu thứ cấp của bài nghiên cứu được thu thập thông qua nguồn từ Vietstock và Vietdata, kết hợp thu thập thủ công từ các báo cáo tài chính đã kiểm toán và các báo cáo thường niên được đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Mẫu nghiên cứu bao gồm 34 ngân hàng thương mại cổ phần với tổng số 442 quan sát tính theo năm Đây là mẫu đủ điều kiện để thực hiện nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam.Trong số 34 ngân hàng thương mại cổ phần này, có 6 ngân hàng thương mại chưa được niêm yết và vẫn đang giao dịch trên sàn OTC như BaoVietBank, DongABank, GPBank,Oceanbank, PVcomBank, SCB, còn lại là 27 ngân hàng thương mại cổ phần đã được niêm yết trên sàn HOSE, HNX hoặc UpCom.

Mô tả và định nghĩa các biến

3.5.1 Mô tả và định nghĩa các biến

Biến đo lường mức độ chấp nhận rủi ro (Z)

Z (Z-score), hay còn được gọi là Altman Z-score, là một thước đo dùng để xác định liệu một công ty, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất, có dẫn đến phá sản hay không Trong lĩnh vực ngân hàng, Z-score là một công cụ có ích giúp cho các ngân hàng có thể dự báo được khả năng phá sản trong tương lai cũng như giúp cho các ngân hàng có được những kế hoạch cụ thể dự phòng cho các trường hợp xảy ra những rủi ro đặc thù của ngành ngân hàng như rủi ro tín dụng, rủi ro thanh toán, … Z-score được phát triển và giới thiệu vào cuối những năm

1960 bởi Edward Altman, một giáo sư tại Đại học New York, đã cung cấp cho công chúng hoặc cụ thể hơn là những nhà đầu tư một công cụ để đo lường sức khỏe tài chính tổng thể của một công ty Giá trị Z-score gần bằng 0 cho thấy một công ty sắp rơi vào tình trạng phá sản, ngược lại, giá trị Z-score gần bằng 3 cho thấy một công ty đang ở vị trí tài chính vững chắc.

Dựa theo nghiên cứu của Laeven và Levine (2009), Houson và các cộng sự (2010), Sanjai Bhagat, Brian Bolton, Jun Lu (2015) và Mohsni và Otchere (2018), Z-score được đo bằng lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) cộng với tỷ lệ tài sản vốn (CAR), chia cho độ lệch chuẩn của lợi nhuận trên tổng tài sản σ(ROA) Tỷ lệ này được tính như sau:

Roy (1952) định nghĩa z-score như một thước đo khoảng cách về sự mất khả năng thanh toán Điểm z-score cao hơn hàm ý sự ổn định hơn, do đó ngân hàng chấp nhận mức rủi ro thấp hơn và ngược lại Roy (1952) cũng chỉ ra rằng lợi nhuận không bắt buộc phải được phân phối bình thường để có thể được xem là thước đo xác suất hợp lệ Về mặt trực quan, phép đo chỉ ra rằng số độ lệch chuẩn dưới mức trung bình lợi nhuận sẽ phải giảm để làm cạn kiệt vốn tự có (Boyd và cộng sự, 2006; Houston và cộng sự, 2010) Tỷ lệ cao hơn cũng có nghĩa là cần phải có lợi nhuận âm lớn hơn để làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán Do đó, như một thước đo rủi ro theo kinh nghiệm, điểm số Z- score là một thước đo rất phù hợp vì phá sản sẽ xảy ra khi vốn tự có của một ngân hàng cạn kiệt Với độ lệch cao của điểm z-score, logarit tự nhiên của điểm z-score thu được theoLaeven và Levin (2009), Houston và các cộng sự (2010) và Bhagat và các cộng sự (2015).Trong tính toán điểm số z-score, các giá trị hàng năm của CAR và ROA được sử dụng và thời gian cuốn chiếu 5 năm được sử dụng để tính toán σ(ROA) cho mỗi quan sát trong năm của ngân hàng CAR được tính bằng tổng vốn chủ sở hữu chia cho tổng tài sản của từng ngân hàng Để biết thêm bằng chứng về điểm số Z-score được sử dụng như là một thước đo mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, hãy xem nghiên cứu của Boyd và cộng sự (2006) và Beltratti và Stulz (2012).

Ngoài việc sử dụng điểm số z-score như một thước đo mức độ chấp nhận rủi ro, theo Houston và các cộng sự (2010) và Bhagat và các cộng sự (2015), để hiểu thành phần nào của điểm số z-score chủ yếu ảnh hưởng đến biến quy mô ngân hàng, ba thành phần của điểm số z- score (ROA, CAR và σ(ROA)) được sử dụng làm các biến phụ thuộc riêng biệt để áp dụng vào mô hình.

Biến đo lường quy mô hoạt động của ngân hàng (SIZE)

Những thước đo tiềm năng cho việc đo lường quy mô hoạt động của ngân hàng bao gồm các thước đo dựa trên kế toán như tổng tài sản và tổng doanh thu, và các thước đo dựa trên thị trường như vốn hóa thị trường Bài nghiên cứu sử dụng thước đo theo phương pháp kế toán với lý do thứ nhất, các số liệu như tổng tài sản, tổng lợi nhuận được dễ dàng thu thập thông qua báo cáo tài chính đã kiểm toán qua các năm tài chính của từng ngân hàng, và thứ hai, nếu đo lường theo phương pháp dựa trên thị trường thì số liệu về vốn hóa thị trường trên thị trường chứng khoán rất khó để thu thập vì tình hình niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam hiện nay vẫn còn hạn chế.

Dựa theo nghiên cứu của Sanjai Bhagat, Brian Bolton, Jun Lu (2015), tác giả sử dụng tổng tài sản của ngân hàng làm biến đại diện cho quy mô hoạt động của ngân hàng Vì giá trị tổng tài sản giữa các ngân hàng và giữa các năm với năm có độ lệch lớn, bài nghiên cứu sẽ lấy logarit tự nhiên của tài sản và doanh thu cho giai đoạn từ 2009 – 2021 Tác giả kỳ vọng rằng biến đo lường quy mô hoạt động của ngân hàng sẽ có tương quan dương với biến đo lường mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, hàm ý rằng ngân hàng có quy mô càng lớn sẽ càng dễ dàng chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn.

Biến tỷ lệ sở hữu/ khả năng nắm giữ của CEO (CEO)

Lý thuyết về vấn đề đại diện cho rằng các CEO có lý do để lựa chọn các tài sản an toàn hơn so với các cổ đông vì tài sản của CEO bao gồm các tài sản tài chính hữu hình và nguồn nhân lực tập trung ở các công ty mà họ quản lý, trong khi các cổ đông có thể đa dạng hóa rủi ro của họ trên thị trường vốn (Pathan 2009; Tháng 5/1995) Các bằng chứng thực nghiệm về tác động của các CEO đối với rủi ro ngân hàng là trái chiều Ví dụ, Pathan (2009) báo cáo rằng các CEO quyền lực trong các công ty nắm giữ ngân hàng ở Hoa Kỳ có thể kiểm soát các quyết định của hội đồng quản trị theo cách giảm thiểu việc chấp nhận rủi ro; và Victoravich và các cộng sự (2011) báo cáo rằng các CEO quyền lực giảm bớt việc chấp nhận rủi ro trong các ngân hàng Hoa Kỳ khi kiểm soát việc bồi thường vốn chủ sở hữu cho CEO; họ gợi ý rằng các CEO tác động đến việc ra quyết định của hội đồng quản trị để giảm thiểu rủi ro Mặt khác, Lewellyn và Muller-Kahle (2012) nhận thấy rằng các CEO quyền lực có liên quan đến các hoạt động cho vay rủi ro quá mức trong một cặp đối sánh các công ty Hoa Kỳ, nơi một nửa số công ty chuyên về cho vay dưới chuẩn; và Adams và các cộng sự (2005) cho thấy rằng các công ty có nhiều CEO quyền lực hơn sẽ theo đuổi các chính sách dẫn đến kết quả rủi ro hơn và cho thấy rằng các CEO quyền lực có ảnh hưởng đến các quyết định của hội đồng quản trị đối với việc theo đuổi các chính sách rủi ro.

Hội đồng quản trị là nền tảng của khuôn khổ quản trị nội bộ (Fama và Jensen 1983) giám sát các giám đốc điều hành về tác động của các chính sách đối với rủi ro và đánh giá xem mức độ rủi ro hiện tại và tương lai có phù hợp với khẩu vị rủi ro hay không Tuy nhiên, nghiên cứu thực nghiệm về tác động của các đặc điểm của hội đồng quản trị đối với việc chấp nhận rủi ro của ngân hàng vẫn còn sơ khai (Srivastav và Hagendorff 2016) Pathan (2009) báo cáo rằng các hội đồng quản trị nhỏ hơn làm tăng khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng, nhưng đối với hội đồng quản trị có tỷ lệ thành viên độc lập nhiều hơn, sẽ theo đuổi các chính sách ít rủi ro hơn Akhigbe và Martin (2006) cho thấy rằng các công ty có hội đồng quản trị độc lập nhận thấy sự suy giảm trong biến động cổ phiếu của họ trong dài hạn Erkens và các cộng sự (2012) không tìm thấy tác động của sự độc lập của hội đồng quản trị đối với rủi ro ngân hàng trong cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2010 đối với một số ngân hàng quốc tế lớn. Cuối cùng, Beltratti và Stulz (2012) cho thấy rằng các ngân hàng có hội đồng quản trị thân thiện với cổ đông có nhiều khả năng chấp nhận một số biện pháp rủi ro hơn.

Tỷ lệ sở hữu của CEO có thể là thước đo ràng buộc để họ có những quyết định mang lại lợi ích cho những người sở hữu cổ phần Tác giả kỳ vọng rằng biến tỷ lệ nắm giữ của CEO có tương quan dương với biến đo lường mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

Biến giá thị trường trên giá trị sổ sách (MB)

Biến giá thị trường trên giá trị sổ sách là một tỷ số tài chính dùng để đánh giá giá trị thị trường hiện tại của một công ty so với giá trị sổ sách của nó Một tỷ lệ thấp (nhỏ hơn 1) hàm ý rằng cổ phiếu đang bị định giá thấp (tức là một khoản đầu tư không tốt) và một tỷ lệ cao hơn (lớn hơn 1) hàm ý rằng cổ phiếu đang được định giá cao (tức là nó hoạt động tốt) Một tỷ lệ thấp cũng có thể cho thấy rằng có điều gì đó không ổn trong công ty Tỷ lệ này cũng có thể tạo ấn tượng rằng bạn đang phải trả quá nhiều cho những gì sẽ còn lại nếu công ty phá sản.

Mô hình của Fama và French (1992) đã báo cáo rằng các công ty có giá trị sổ sách trên giá trị thị trường càng cao (hoặc tỷ lệ giá trị thị trường trên giá trị sổ sách càng thấp) có khả năng đang trong thời kỳ khủng hoảng và nguy cơ phá sản cao Theo Demsetz và cộng sự (1997), Galloway và cộng sự (1997), đã chứng minh rằng các ngân hàng có tỷ lệ M/B thấp thường sẽ có mức độ rủi ro cao Tác giả bài nghiên cứu kỳ vọng rằng biến tỷ lệ giá thị trường trên giá trị sổ sách có tương quan âm với biến đo lường mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

Việc thu thập giá trị M/B cho các ngân hàng thương mại tại Việt Nam là không đầy đủ về số liệu và đồng nhất về thời gian Ngoài các ngân hàng chưa được niêm yết trên sàn chứng khoán không lấy được dữ liệu ra, các ngân hàng mới được niêm yết trên sàn chứng khoán thời gian gần đây chỉ lấy được dữ liệu từ năm 2018 hoặc 2019 hoặc 2020 trở về sau như là ABB, BVB, HDB, MSB, NAB, OCB, PGB, SGB, TCB, TPB, VAB, VBB Các ngân hàng có thể lấy được đầy đủ dữ liệu trong suốt giai đoạn nghiên cứu như là ACB, CTG, VCB, EIB, SHB, STB đều là những ngân hàng đã được niêm yết trên sàn chứng khoán trước giai đoạn nghiên cứu.

Biến số năm kinh nghiệm của ngân hàng (AGE)

Số năm thành lập của ngân hàng được sử dụng để đo lường kinh nghiệm hoạt động của ngân hàng đó Nhưng ngân hàng đã hoạt động lâu năm trên thị trường được cho là sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc quản lý và xử lý rủi ro tốt hơn so với các ngân hàng mới thành lập có ít kinh nghiệm hoạt động hơn trong thị trường.

Các ngân hàng đã và đang hoạt động lâu năm trên thị trường thường có xu hướng bảo toàn vốn để duy trì rủi ro ở một mức xác định theo ràng buộc của các nhà đầu tư góp vốn lớn lâu năm Ngoài ra, ngân hàng hoạt động lâu năm đã chiếm được thị phần ổn định, họ sẽ có ít động lực hơn trong việc chấp nhận nhiều rủi ro hơn để gia tăng khách hàng.

QUẢ NGHIÊN CỨU

Thống kê mô tả

Bảng 4.1 Thống kê mô tả

Variable Obs Mean Std Dev Min Max

Nguồn: Tổng hợp từ Stata 14

Z là biến đại diện cho mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại, được tính bằng thương số giữa tổng ROA và CAR trên độ lệch chuẩn của ROA Mẫu nghiên cứu ghi nhận 295 quan sát với trung bình Z đạt 43.43 và độ lệch chuẩn đạt 44.53 Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất lần lượt là 294.64 và 4.76 Thông qua số liệu thống kê mô tả, chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng có sự khác biệt rất lớn trong mức độ chấp nhận rủi ro giữa các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu.

SIZE là biến đại diện cho quy mô của các ngân hàng thương mại, được tính bằng logarithm tổng tài sản của ngân hàng Mẫu nghiên cứu ghi nhận 344 quan sát với giá trị trung bình đạt 32.44 và độ lệch chuẩn đạt 1.17 Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất lần lượt là 35.11 (Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Năm 2021) và 30.21 (Ngân hàng TMCP Bảo Việt - Năm 2011) Với độ lệch chuẩn 1.17 trên giá trị trung bình 32.44, trung bình khác biệt quy mô giữa các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu đạt 3.61% Tỷ lệ phần trăm chênh lệch khá nhỏ cho thấy quy mô của các ngân hàng thương mại trong mẫu nghiên cứu không chênh lệch nhau quá nhiều.

CEO là biến đại diện cho tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của giám đốc điều hành, được tính bằng tỷ lệ phần trăm của số lượng cổ phiếu giám đốc điều hành nắm giữ trên số lượng cổ phiếu đang lưu hành Giá trị trung bình đạt 1.43 và độ lệch chuẩn đạt 1.8l Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất lần lượt là 5.2% (Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Năm 2015) và 0%. Tồn tại 34 quan sát có giá trị 0% trong mẫu nghiên cứu, chiếm 9.09% số quan sát Với sự hiện diện của gần 10% quan sát giám đốc điều hành không nắm giữ cổ phiếu, bài nghiên cứu kỳ vọng sẽ thu kiểm chứng được tầm ảnh hưởng của việc giám đốc điều hành nắm giữ cổ phiếu đến mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

STA là biến đại diện cho tính chất sở hữu Nhà Nước của các ngân hàng thương mại, đây là biến giả mang giá trị 1 đối với 4 ngân hàng quốc doanh là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (VCB), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), mang giá trị 0 đối với các ngân hàng còn lại Giá trị trung bình đạt 11.76 Kết quả này thể hiện rằng có 11.76% quan sát trong mẫu nghiên cứu là ngân hàng thương mại có sở hữu Nhà Nước.

FCD là biến đại diện cho sự hiện diện khủng hoảng tài chính trong nền kinh tế, đây là biến giả mang giá trị là 1 trong giai đoạn 2009-2012 và mang giá trị 0 trong thời gian còn lại. Giá trị trung bình đạt 18.18 Kết quả này thể hiện rằng có 18.18% thời gian nghiên cứu là thời kỳ khủng hoảng tài chính.

CD là biến đại diện cho sự hiện diện đại dịch Covid19 trong nền kinh tế, đây là biến giả mang giá trị là 1 trong giai đoạn 2019-2021 và mang giá trị 0 trong thời gian còn lại Giá trị trung bình đạt 27.27 Kết quả này thể hiện rằng có 27.27% thời gian nghiên cứu là thời kỳ diễn ra đại dịch Covid19.

MB là biến đại diện cho chênh lệch giữa giá trị thị trường và giá trị sổ sách của các ngân hàng thương mại, được tính bằng thương số giữa giá cổ phiếu ngày cuối năm và giá trị sổ sách của cổ phiếu trên báo cáo tài chính cùng kỳ Giá trị trung bình đạt 2.06 và độ lệch chuẩn đạt 1.28 Giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất lần lượt là 8.56 và 0.39 Chênh lệch trong

MB giữa các ngân hàng thương mại là khá lớn Kết quả này hàm ý rằng sự kỳ vọng của nhà đầu tư đối với cổ phiếu của các ngân hàng thương mại có sự khác biệt rất lớn.

GEN là biến đại diện cho giới tính của chủ tịch hội đồng quản trị của ngân hàng thương mại, mang giá trị 1 nếu chủ tịch là nam, và mang giá trị là 0 khi chủ tịch là nữ Giá trị trung bình đạt 0.12, kết quả này cho biết rằng có 12% chủ tịch hội đồng quản trị của các ngân hàng thương mại là nam.

Trước khi thực hiện ước lượng, bài nghiên cứu xem xét mức độ tương quan giữa các biến độc lập trong 2 mô hình chính và 3 mô hình phân tích sâu các nhân số Zscore.

Nguồn: Tổng hợp từ Stata 14

Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan

SIZE CEO STA FCD CD MB GEN

ROA CAR aROA SIZE CEO AGE

Thông qua ma trận hệ số tương quan cho thấy mức độ tương quan giữa các biến độc lập

39 trong mô hình tương đối thấp Do đó, bài nghiên cứu tiếp tục thực hiện hồi quy với mẫu nghiên cứu ban đầu.

Kết quả nghiên cứu

Bài nghiên cứu thực hiện hồi quy các mô hình nghiên cứu bằng 2 phương pháp là FEM và RobustCheck Sau đó tổng hợp kết quả nghiên cứu và so sánh kết quả giữa 2 phương pháp. Các mức ý nghĩa thống kê được ký hiệu như sau: * 10%, ** 5% và *** 1%.

4.2.1 Kết quả hồi quy mô hình không có MB

Kết quả hồi quy mô hình cho thấy tồn tại tương quan âm giữa SIZE và Z, đồng nghĩa tồn tại mối tương quan đồng biến giữa quy mô và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Hệ số hồi quy của FEM có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% và của RobustCheck cũng có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% Kết quả này cũng đúng với kỳ vọng của bài nghiên cứu và các nghiên cứu trước đây.

Ngoài ra, bài nghiên cứu thu được mối tương quan dương giữa STA và Z Kết quả này hàm ý rằng các ngân hàng có sở hữu Nhà Nước có mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn so với các ngân hàng thương mại không có sở hữu Nhà Nước Kết quả RobustCheck có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%. Ở mức ý nghĩa 5%, bài nghiên cứu thu được tương quan âm giữa CD và Z Kết quả này hàm ý rằng sự xuất hiện của đại dịch Covid19 làm tăng mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng. Ở mức ý nghĩa 5% đối với FEM và 1% đối với RobustCheck, bài nghiên cứu thu được hai mối tương quan ngược chiều nhau Kết quả này cho thấy sự không thống nhất trong kết quả của hai phương pháp hồi quy.

Nguồn: Tổng hợp từ Stata 14

Bảng 4.3 Kết quả hồi quy mô hình không có biến MB

4.2.2 Kết quả hồi quy mô hình có biến MB

Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình có biến MB

R-sq 0.281 0.433 t statistics in brackets quan đồng biến giữa quy mô và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại.

Hệ số hồi quy của FEM có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5% Kết quả này cũng đúng

2Nguồn: Tổng hợp từ Stata 14 3Khá tương đồng với mô hình hồi quy không có biến MB, kết quả hồi quy mô hình cho thấy tồn tại tương quan âm giữa SIZE và Z, đồng nghĩa tồn tại mối tương

4 2 với kỳ vọng của bài nghiên cứu và các nghiên cứu trước đây.

Bên cạnh đó, bài nghiên cứu thu được mối tương quan dương giữa STA và Z Kết quả này hàm ý rằng các ngân hàng có sở hữu Nhà Nước có mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn so với các ngân hàng thương mại không có sở hữu Nhà Nước Kết quả RobustCheck có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%.

Ngoài ra, bài nghiên cứu thu được hai kết quả trái ngược nhau của GEN ở mô hình FEM và mô hình RobustCheck Cả hai kết quả này đều có ý nghĩa thống kê Ở mức ý nghĩa 5% đối với FEM và 1% đối với RobustCheck, bài nghiên cứu thu được hai mối tương quan ngược chiều nhau Bài nghiên cứu chưa kết luận về tương quan giữa GEN và Z.

4.2.3 Kết quả hồi quy 2SLS Để giảm thiếu vấn đề nội sinh, bài nghiên cứu thực hiện hồi quy bằng phương pháp 2SLS với SIZE là biến nội sinh và các biến công cụ là EMP, PPE, CASA, AGE.

- EMP là biến đại diện cho quy mô nhân viên của các ngân hàng thương mại, được tính bằng logarithm tổng số lượng nhân viên.

- PPE là biến đại diện cho quy mô tài sản cố định của các ngân hàng thương mại, được tính bằng logarithm giá trị ròng tài sản cố định.

- CASA là biến đại diện cho quy mô tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán) của các ngân hàng thương mại, được tính bằng logarithm tiền gửi không kỳ hạn.

- AGE là biến đại diện cho thâm niên của các ngân hàng thương mại, được tính bằng thời gian thành lập của các ngân hàng.

Bảng 4.5 Kết quả hồi quy 2SLS

Z Coef Std Err z P>z [95% Conf.Interval]

Nguồn: Tổng hợp từ Stata 14

Khá tương đồng với mô hình hồi quy từ 2 mô hình phía trên, kết quả hồi quy mô hình theo phương pháp 2SLS cho thấy tồn tại tương quan âm giữa SIZE và Z, đồng nghĩa tồn tại mối tương quan đồng biến giữa quy mô và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Hệ số hồi quy của FEM có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% Kết quả này cũng đúng với kỳ vọng của bài nghiên cứu và các nghiên cứu trước đây.

Bên cạnh đó, bài nghiên cứu thu được mối tương quan dương giữa STA và Z Kết quả này hàm ý rằng các ngân hàng có sở hữu Nhà Nước có mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn so với các ngân hàng thương mại không có sở hữu Nhà Nước Kết quả RobustCheck có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%.

Ngoài ra, bài nghiên cứu thu được mối tương quan dương giữa GEN và Z Kết quả này hàm ý rằng các ngân hàng có chủ tịch hội đồng quản trị là nam thì có mức độ chấp

4 4 nhận rủi ro thấp hơn so với các ngân hàng có chủ tịch hội đồng quản trị là nữ Kết quả RobustCheck có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 1%.

4.2.4 Kết quả hổi quy từng nhân tố Zscore

Thực hiện hồi quy 3 mô hình phân tích sâu các nhân tố của Zscore, bài nghiên cứu thu được kết quả như sau:

Bảng 4.6 Kết quả hồi quy từng nhân tố Zscore

CAR CAR ROA ROA aROA aROA

- Mối tương quan nghịch biến được tìm thấy giữa SIZE và CAR Kết quả này cũng ủng hộ cho mối tương quan nghịch biến giữa SIZE và Z Đồng nghĩa rằng một ngân hàng có quy mô lớn hơn thì có CAR thấp hơn và mức độ chấp nhận rủi ro cao hơn Ngược lại với CAR, bài nghiên cứu tìm thấy mối tương quan dương giữa SIZE và ROA Kết quả

4 5 này hàm ý rằng một ngân hàng có quy mô lớn thì có sự gia tăng hiệu quả hoạt động.

- Bài nghiên cứu thu được duy nhất một kết quả có ý nghĩa thống kê bằng phương pháp RobustCheck của mô hình CAR Kết quả này cho thấy rằng tồn tại mối tương quan nghịch biến giữa CAR và CEO, đồng nghĩa giám đốc điều hành càng sở hữu nhiều cổ phiếu thì CAR càng thấp, Z càng thấp và mức độ chấp nhận rủi ro càng cao.

- Đối với biến AGE, bài nghiên cứu thu được 2 mối tương quan nghịch biến với phương pháp RobustCheck của mô hình ROA và aROA Cả hai kết quả này đểu cho mối tương quan âm và đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% Mối tương quan âm giữa AGE và ROA hàm ý rằng các ngân hàng có thâm niên càng lâu thì hiệu quả hoạt động càng thấp Việc ROA giảm trực tiếp làm giảm Z và tăng mức độ chấp nhận rủi ro.

Phân tích kết quả nghiên cứu

Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả hồi quy của 3 mô hình chính bao gồm: Mô hình có MB không có MB và mô hình hồi quy 2SLS

FEM RobustChe c k FEM RobustChe c k 2SLS

- SIZE là biến đại diện cho quy mô của các ngân hàng thương mại, được tính bằng logarithm tổng tài sản của ngân hàng Bài nghiên cứu thu được mối tương quan âm

4 7 giữa SIZE và Z ở cả 5 mô hình Trong đó, các kết quả đa số có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 10% Giá trị tuyệt đối của các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê đều lớn hơn 5 Giá trị này hàm ý rằng 1 đơn vị gia tăng của SIZE tạo nên 5 đơn vị gia tăng của Z Từ đây, bài nghiên cứu kết luận, quy mô ngân hàng có tác động đồng biến với mức độ chấp nhận rủi ro Kết quả này cũng đúng với kỳ vọng của bài nghiên cứu Đồng thời, các nghiên cứu trước đây cũng ủng hộ kết quả này Theo nghiên cứu của Sanjai Bhagat, Brian Bolton, Jun Lu

(2015), quy mô hoạt động của ngân hàng sẽ có tương quan dương với mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, hàm ý rằng ngân hàng có quy mô càng lớn sẽ càng dễ dàng chấp nhận mức độ rủi ro cao hơn.

- CEO là biến đại diện cho tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của giám đốc điều hành, được tính bằng tỷ lệ phần trăm của số lượng cổ phiếu giám đốc hiệu hành nắm giữ trên số lượng cổ phiếu đang lưu hành Kết quả cho thấy rằng các hệ số hồi quy không đồng nhất và đồng thời cũng không có ý nghĩa thống kê Do đó, bài nghiên cứu chưa kết luận được mối tương quan giữa tỷ lệ sở hữu của CEO và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng Lý thuyết về vấn đề đại diện cho rằng các CEO có lý do để lựa chọn các tài sản an toàn hơn so với các cổ đông vì tài sản của CEO bao gồm các tài sản tài chính hữu hình và nguồn nhân lực tập trung ở các công ty mà họ quản lý, trong khi các cổ đông có thể đa dạng hóa rủi ro của họ trên thị trường vốn (Pathan 2009; Tháng 5/1995) Các bằng chứng thực nghiệm về tác động của các CEO đối với rủi ro ngân hàng là trái chiều Ví dụ, Pathan

(2009) báo cáo rằng các CEO quyền lực trong các công ty nắm giữ ngân hàng ở Hoa Kỳ có thể kiểm soát các quyết định của hội đồng quản trị theo cách giảm thiểu việc chấp nhận rủi ro; và Victoravich và các cộng sự (2011) báo cáo rằng các CEO quyền lực giảm bớt việc chấp nhận rủi ro trong các ngân hàng Hoa Kỳ khi kiểm soát việc bồi thường vốn chủ sở hữu cho CEO; họ gợi ý rằng các CEO tác động đến việc ra quyết định của hội đồng quản trị để giảm thiểu rủi ro.

Mặt khác, Lewellyn và Muller-Kahle (2012) nhận thấy rằng các CEO quyền lực có liên quan đến các hoạt động cho vay rủi ro quá mức trong một cặp đối sánh các công ty Hoa

Kỳ, nơi một nửa số công ty chuyên về cho vay dưới chuẩn; và Adams và các cộng sự

(2005) cho thấy rằng các công ty có nhiều CEO quyền lực hơn sẽ theo đuổi các chính sách dẫn đến kết quả rủi ro hơn và cho thấy rằng các CEO quyền lực có ảnh hưởng đến các quyết định của hội đồng quản trị đối với việc theo đuổi các chính sách rủi ro.

- STA là biến đại diện cho tính chất sở hữu Nhà Nước của các ngân hàng thương mại, đây là biến giả mang giá trị 1 đối với 4 ngân hàng quốc doanh là Ngân hàng TMCP Ngoại Thương (VCB), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BID), Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (CTG) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank), mang giá trị 0 đối với các ngân hàng còn lại Kết quả thu được tương quan dương ở 2 mô hình RobustCheck và 2SLS Các kết quả này đều có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5% Điều này hàm ý rằng các ngân hàng quốc doanh có mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn so với các ngân hàng tư nhân Nguyên nhân có thể đến từ việc kiểm soát chặt chẽ của Nhà Nước đối với các ngân hàng này để đảm bảo hoạt động ổn định và là một trong những kênh để Nhà Nước thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều tiết nền kinh tế Từ đây, bài nghiên cứu kết luận rằng mức độ chấp nhận rủi ro tại các ngân hàng quốc doanh thấp hơn các ngân hàng tư nhân Tuy nhiên một số nghiên cứu trước đây cho kết quả hoàn toàn trái ngược Clarke và các cộng sự (2005) nhận thấy rằng các ngân hàng quốc doanh có thể trở thành công cụ huy động vốn để tài trợ cho các dự án mang lại lợi nhuận xã hội cao nhưng có thể tiềm ẩn rủi ro cao hoặc cung cấp tài chính cho các đối tượng được ưu đãi như doanh nghiệp nhà nước Hơn nữa, các ngân hàng quốc doanh gặp khó khăn trong việc chống lại sự can thiệp có hại của chính phủ, trong khi các ngân hàng tư nhân có nhiều khả năng chống lại điều đó hơn (Shirley & Nellis, 1991; Shleifer & Vishny, 1997) Kick và Von Westernhagen (2009) nhận thấy rằng sở hữu nhà nước có thể làm tăng tính mong manh của ngân hàng do làm yếu đi các kỹ năng cần có của một ngân hàng, làm yếu kém cơ cấu quản trị, mô hình kinh doanh không ổn định và các khuyến khích sai lệch tổng thể trong các ngân hàng thuộc sở hữu của chính phủ dẫn đến hiệu quả thấp hơn và lợi nhuận thấp hơn, do đó dẫn đến sự mong manh như đã mô tả ở trên Hơn nữa, các biện pháp khuyến khích hiệu suất thấp hơn (Shleifer & Vishny, 1997) và các ràng buộc

4 9 ngân sách “mềm” (Sheshinski & López-Calva, 2003) trong các ngân hàng quốc doanh cũng có thể dẫn đến việc chấp nhận rủi ro quá mức Do đó, việc gia tăng mức độ kiểm soát của nhà nước có thể làm tăng thêm việc chấp nhận rủi ro của các ngân hàng.

- FCD là biến đại diện cho sự hiện diện khủng hoảng tài chính trong nền kinh tế, đây là biến giả mang giá trị là 1 trong giai đoạn 2009-2012 và mang giá trị 0 trong thời gian còn lại Kết quả cho thấy mối tương quan đồng biến giữa khủng hoảng tài chính và quản trị rủi ro, trong đó, kết quả ở mô hình FEM có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%.

Do đó, bài nghiên cứu kết luận tồn tại mối tương quan đồng biến giữa khủng hoảng tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng Bài nghiên cứu của Rose (2010) được coi là lời giải thích thuyết phục nhất cho mối liên hệ giữa cuộc khủng hoảng với việc chấp nhận rủi ro trong cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 Để xác định xem cuộc khủng hoảng có phải nguyên nhân do thất bại trong quản trị công ty hay không, ông đã tiến hành các cuộc kiểm tra thực nghiệm về mối liên hệ giữa quản trị rủi ro và các yếu tố quản trị công ty cụ thể Rose cho rằng các cổ đông đa dạng thích chấp nhận rủi ro hơn Như vậy, việc trao quyền nhiều hơn cho các cổ đông sẽ không làm thay đổi lãi suất chấp nhận rủi ro của họ vì họ phải đối mặt với những rủi ro giảm giá hạn chế Rose đưa ra kết luận rằng quản trị rủi ro là một khía cạnh thiết yếu của quản trị công ty tốt và ngược lại Quản lý rủi ro hoạt động song song với quản trị công ty được xem như một phương tiện để hạn chế chi phí đại diện và thúc đẩy sự quản lý hiệu quả.

- CD là biến đại diện cho sự hiện diện đại dịch Covid19 trong nền kinh tế, đây là biến giả mang giá trị là 1 trong giai đoạn 2019-2021 và mang giá trị 0 trong thời gian còn lại Bài nghiên cứu thu được một tương quan âm có ý nghĩa thống kê giữa CD và Z.Kết quả này có nghĩa rằng sự xuất hiện của đại dịch Covid19 có tác động làm tăng mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng Từ đây, bài nghiên cứu kết luận rằng đại dịchCovid19 có tác động làm gia tăng mức độ chấp nhận rủi ro Giải thích cho kết quả này, sự bùng phát của dịch Covid19 khiến cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, giảm tiêu dùng và tiết kiệm Sau cùng, hoạt động của ngân hàng bị ảnh hưởng Tuy nhiên, thoạt đầu, độ trễ từ các hợp đồng bị ảnh hưởng và từ các chính sách từ ban lãnh đạo giữ cho hoạt động của

5 0 ngân hàng ổn định và đảm bảo được lợi nhuận Sau đó với các chính sách hỗ trợ người vay, Ngân hàng Nhà Nước và các ngân hàng thương mại đưa ra nhiều gói hỗ trợ làm giảm NIM cho vay và gia tăng quy mô Kết quả này dẫn đến sự gia tăng trong mức độ chấp nhận rủi ro Song, có những nghiên cứu trước đây cho kết quả ngược lại Đại dịch thường dẫn đến suy thoái kinh tế, có khả năng gây ra những tác động đáng kể đến sự ổn định trong lĩnh vực ngân hàng Barro và các cộng sự (2020) chỉ ra rằng đại dịch cúm năm 1918–1920 đã khiến GDP giảm 6% Điều này là do tiêu dùng và đầu tư là động lực chính của nền kinh tế, và đại dịch ảnh hưởng đến cả hai Mô hình của Eichenbaum và các cộng sự (2020) nghiên cứu sự tương tác giữa hoạt động kinh tế và dịch bệnh chỉ ra rằng quyết định giảm chi tiêu tiêu dùng và năng suất làm việc của mọi người có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh, nhưng rõ ràng là gây ra những hậu quả kinh tế tàn khốc. Chen và các cộng sự (2020) kiểm tra tác động của COVID-19 đối với tiêu dùng ở Trung Quốc và đưa ra kết luận tương tự Các tác động lên doanh nghiệp và hộ gia đình cuối cùng ảnh hưởng sang các ngân hàng, ảnh hưởng tiêu cực đến doanh thu, lợi nhuận, khả năng thanh toán và vốn của các ngân hàng (Beck và Keil, 2020).

- GEN là biến đại diện cho giới tính của chủ tịch hội đồng quản trị Bài nghiên cứu thu được cả năm kết quả đều có ý nghĩa thống kê Tuy nhiên, các kết quả

Nguồn: Tổng hợp từ Stata 14 này không có sự thống nhất về chiều hướng tác động Do đó, bài nghiên cứu chưa kết quản mối tương quan giữa giới tính chủ tịch hội đồng quản trị và mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng.

LUẬN

Kết luận

Theo các quan điểm của các nhà nghiên cứu trên thế giới, khi quy mô ngân hàng đạt đến ngưỡng “too big to fail” sẽ nhiều động cơ hơn để tăng mức độ chấp nhận rủi ro trong hoạt động của mình nhằm đạt được mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận Thông qua việc sáp nhập và mua lại với mục tiêu mở rộng quy mô từ đó giảm thiểu rủi ra và nâng cao chất lượng dịch vụ Hệ thống ngân hàng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, là hệ thống trung gian liên kết các thành phần khác trong nền kinh tế với nhau Do đó, sự sụp đổ của bất kỳ một ngân hàng nào sẽ gây ra hiệu ứng domino, tác động dây chuyền và ảnh hưởng xấu đến toàn bộ nền kinh tế của các quốc gia Vì vậy, nhà nước và chính phủ các quốc gia phải luôn can thiệp hỗ trợ hoạt động của các ngân hàng bên bờ vực phá sản bằng các biện pháp quản lý hành chính của chính họ, thông qua một hệ thống chế tài và quy định năng lực tài chính để mua lại, hợp nhất hoặc sáp nhập ngân hàng Qua đó, làm giảm khả năng phá sản hoặc mất khả năng thanh toán của các ngân hàng đang gặp khó khăn Thực tế, đã xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều từ các nhà kinh tế học, họ cho rằng chính sách bảo trợ của các ngân hàng “too big to fail” đã gây phát sinh loại rủi ro đạo đức, là một trong những thành phần làm sai lệch các động lực tài chính, thúc đẩy các cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu Bởi vì các doanh nghiệp tài chính khi biết được việc bản thân mình có thể nhận được hỗ trợ của Chính phủ khi vấp phải những khó khắn dẫ đến việc phá sản sẽ có thái độ ý lại và tăng các động cơ gây ra rủi ro hoạt động Kết quả làm gia tăng những rủi ro mà toàn xã hội phải gánh chịu.

Nghiên cứu về tác động của quy mô đối với khả năng chấp nhận rủi ro tại các công ty tài chính, tổ chức tài chính, ngân hàng đang là lĩnh vực được nhiều chuyên gia, nhà kinh tế khai thác ở nhiều góc độ khác nhau, ở nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới Nhiều nghiên cứu được thực hiện để đánh giá mối tương quan giữa quy mô và khả năng chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại, chẳng hạn như nghiên cứu của Bruce Kogut và cộng sự (2010); Ray Barrell và cộng sự (2011), Sanjai Bhagat và cộng sự (2015),…vv Sanjai Bhgat và cộng sự (2015) cho ra kết quả các ngân hàng có xu hướng chấp nhận nhiều rủi ro hơn khi quy mô của chúng càng lớn, bới vì theo quan điểm của các nhà quản lý tổ chức tài chính cho rằng khi quy mô phát triển càng lớn thì sẽ đạt được ngưỡng “too big to fail” và có nhiều khả năng gây ra rủi ro hệ thống.

Những quan điểm ủng hộ giải pháp kiểm soát quy mô tổ chức tài chính trở nên lớn mạnh, sẽ giảm thiểu nguy cơ rủi ro cho nền kinh tế Những nhà phản đối thì cho rằng sự kiểm soát này sẽ ảnh hưởng đến sự cạnh tranh trong ngành tài chính quốc gia và thị phần tài chính toàn cầu Ngoài ra, việc hạn chế quy mô có thể gây nên tác động khác như thiếu đa dạng hoá rủi ro tín dụng và khó khăn trong việc xác định chính xác mức độ ngưỡng

Với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận và mong muốn mở rộng thị phần, các ngân hàng Việt Nam đã và đang phát triển một cách vượt bậc và nhanh chóng trong quá trình 21 năm qua mà không đo lường và lên kế hoạch cho những rủi ro có thể xảy ra trong quá trình phát triển đó của Hơn nữa, với nhận thức rõ rành về sự hiện diện của cánh tay hỗ trợ của Chính phủ thông qua các gói hỗ trợ, các ngân hàng thương mại Việt Nam đã không có sự quan tâm đúng mực khi rơi vào tình trạng thua lỗ, dẫn đến một hậu quả mang tính dây chuyền và lây lan khó có thể ước lượng được cho cả ngành tài chính nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói Một câu hỏi đặt ra ở đây liệu giữa quy mô ngân hàng TMCP tại Việt Nam và khả năng chấp nhận rủi ro có tồn tại mối quan hệ nào hay không.

Tại Việt Nam quy mô giữa các ngân hàng thương mại cổ phần có sự chênh lệch quy mô khá lớn Sự chênh lệch quy mô này có ảnh hưởng ít nhiều lên mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng hay không và mức ảnh hưởng này có phải là vấn đề quá trọng trong việc chấp nhận rủi ro của khác ngân hàng? Nhìn nhận ra được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả bài nghiên cứu đã tiến hàng kiểm định sự ảnh hưởng của quy mô lên mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, thông qua mẫu dữ liệu được thu thập từ hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam và công cụ điểm số Z-score Các nhân tố cấu thành nên điểm sổ Z-score là một điểm nhấn đắc lực giúp cho tác giả có thể tiến hành kiểm định bài nghiên cứu này, các nhân tố đó bao gồm: lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA), đòn bẩy tài chính (CAR) và sự biến động của thu nhập lấy từ độ lệch chuẩn của giá trị lợi nhuận trên tổng tài sản (σ(ROA) Với công cụ này tác giả có thể tìm ra được sự tồn tại và mức độ tác động giữa quy mô và mức độ chấp nhận rủi ro.

Trong bài nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2011 đến năm 2021 Kết quả thu được từ bài nghiên cứu này hoàn toàn tphuf hợp với mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra là cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của quy mô hoạt động đối với mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Đồng thời, bài nghiên cứu cũng nghiên cứu tác động của các yếu tố khác đến Z và từng thành phần của Z (Biến đại diện cho mức độ chấp nhận rủi ro).

Kết quả nghiên cứu kết luận rằng quy mô có tác động đồng biến với mức độ chấp nhận rủi ro của ngân hàng, rằng các ngân hàng có quy mô càng lớn thì càng có xu hướng chấp nhận rủi ro cao hơn Giải thích cho vấn đề này, vấn đề “TBTF” đã được nêu ra ở đầu bài nghiên cứu Khi đạt đến một quy mô đủ lớn, các ngân hàng được chính phủ bảo hộ tránh khỏi tình trạng phá sản nhằm đảm bảo tín nhiệm của người dân và sự ổn định của nền kinh tế Đây cũng là lý do khiến cho các ngân hàng có quy mô lớn tranh thủ sự bảo hộ của chính phủ mà tăng khẩu vị rủi ro, chấp nhận các phương án kinh doanh rủi ro thấp đổi lấy tỷ suất sinh lời cao.

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các ngân hàng quốc doanh (có vốn góp Nhà Nước) có mức độ chấp nhận rủi ro thấp hơn các ngân hàng tư nhân Giải thích cho kết quả này, các ngân hàng quốc doanh được coi là công cụ Ngân hàng Nhà Nước sử dụng để điều hành chính sách tiền tệ, bình ổn thị trường Do đó, các ngân hàng này hoạt động dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà Nước Do đó, các lợi thế về quy mô không làm gia tăng mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng này.

Ngoài ra, bài nghiên cứu thu được kết quả rằng sự bùng phát của đại dịch Covid19 tác động làm giảm mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việc thận trọng trong hoạt động ngân hàng giữa thời kỳ đại dịch là quan trọng đảm bảo hoạt động ổn định của hệ thống tài chính quốc gia.

Nhìn chung, các kết quả thu được phù hợp với kỳ vọng của bài nghiên cứu và các nghiên cứu trước đây.

Kiến nghị

Là một trong số nghiên cứu thuộc lĩnh vực này, đề tài đóng góp những lý giải cơ bản về thực nghiệm hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Đầu tiên, nghiên cứu mở rộng những phát hiện thực nghiệm hiện tại về mối quan hệ giữa quy mô ngân hàng và mức độ chấp nhận rủi ro khi phân tích tác động chung của quy mô và cơ cấu sở hữu thay vì tác động riêng biệt của một yếu tố quyết định Thứ hai, đề tài đưa ra các khuyến nghị hữu ích cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam về những gì có thể dựa trên quy mô và cơ cấu sở hữu để cải thiện các hoạt động rủi ro cao hiện hành giữa các ngân hàng thương mại Việt Nam Những hiểu biết này là bắt buộc từ góc độ chính sách công vì mức độ chấp nhận rủi ro quá mức - khuyến khích các tổ chức tài chính đổ lỗi cho một nền kinh tế mong manh và bất ổn, theo Bernanke (1983) đã chỉ ra Hơn nữa, những hiểu biết như vậy được coi là thậm chí còn quan trọng hơn ở quốc gia bị điều tra - Việt Nam, nơi các chỉ số rủi ro chính như tỷ lệ an toàn vốn (CAR) không được quản lý tốt đáp ứng các tiêu chuẩn theo Basel Accord và các quy định ngân hàng cũng như hệ thống xếp hạng tín dụng chưa được thiết lập hoàn thiện để quản lý rủi ro.

Với những kết luận ở trên, tác giả kiến nghị các nhà hoạch định chính sách và quản lý trong lĩnh vực ngân hàng cần:

- Gia tăng yêu cầu về vốn tối thiểu đối với các ngân hàng thương mại trong hệ thống để phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, nhằm chuẩn hóa hoạt động và phát triển các ngân hàng lên tầm khu vực và quốc tế.

- Kiểm soát mức độ tăng trưởng của các ngân hàng nhằm đảm bảo rủi ro tối thiểu cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng và toàn hệ thống.

- Đưa ra các quy định về điều kiện sở hữu và quản lý để gắn chặt trách nhiệm của nhà quản lý ngân hàng với các quyết định kinh doanh.

- Hạn chế và loại bỏ đặc quyền của các ngân hàng được xem là “too big, too fail” trong hệ thống nhằm tạo sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng có quy mô nhỏ cùng phát triển và kinh doanh, đồng thời giảm thiểu rủi ro hệ thống cho nền kinh tế.

- Bổ sung áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật trong giám sát hoạt động ngân hàng Can thiệp sớm đối với đối tượng giám sát ngân hàng là biện pháp vô cùng cần thiết Bằng cách đó, chi phí (cả thời gian và tiền bạc) để khắc phục những yếu kém của tổ chức tín dụng sẽ được giảm thiểu, đồng thời góp phần hạn chế rủi ro cho toàn hệ thống.

Theo hướng này, Việt Nam gần đây đã đề cập đến sự phá sản trong quá trình tái cơ cấu ngân hàng, thay vì khẳng định không để ngân hàng phá sản như trước đây Tuy nhiên, điều đáng nói là nhận thức mới này vẫn còn chưa dứt khoát khi sự phá sản này kèm điều kiện là

"giải pháp cuối cùng" sau khi các biện pháp tái cơ cấu khác không có kết quả.

Nếu cứ phải tuân thủ theo đúng lộ trình tái cơ cấu các ngân hàng yếu kém như vậy thì e rằng sẽ là quá muộn khi lần lượt các biện pháp tái cơ cấu được thử nghiệm và thất bại để rồi mới đi đến kết luận là phải cho phá sản Lúc đó thì hậu quả để lại cho hệ thống và nền kinh tế có thể sẽ lớn hơn nhiều so với việc cơ quan chức năng chủ động xác định được mức độ yếu kém và chọn giải pháp phá sản.

Hạn chế của đề tài

Bên cạnh các vấn đề nghiên cứu ở trên, bài nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế:

- Thứ nhất, đối với dữ liệu xây dựng chỉ số quản trị ngân hàng chủ yếu được thu thập bằng tay và dựa vào các thông tin công bố Tuy nhiên, những thông tin công bố của các ngân hàng chưa theo chuẩn mực dẫn đến việc thu thập dữ liệu tại Việt Nam vẫn còn khó khăn và tính chính xác chưa cao, có một số thông tin bị khuyết không thể thu thập được phải dựa vào tính toán chủ quan của tác giả Bên cạnh đó, do những đặc thù ở Việt Nam về công bố thông tin nên việc thu thập dữ liệu chính xác cho nghiên cứu chỉ hạn chế.

- Thứ hai, việc tính toán mức độ chấp nhận rủi ro căn cứ vào Z-score thông qua các số liệu kế toán Tuy nhiên, để việc tính toán Z-score được chính xác thì yêu cầu các số liệu phải chính xác và không có sự can thiệp về thủ thuật kế toán thì kết quả mới phản ánh khách quan Vấn đề ở đây là việc tuân thủ các chuẩn mực kế toán tại các ngân hàng thương mại Việt Nam là ẩn số và gây nhiều hoài nghi cho thị trường.

- Thứ ba, ở Việt Nam chỉ có ít nghiên cứu về tác động của quy mô hoạt động đến mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam nên phần tổng quan nghiên cứu thực nghiệm trước với trường hợp Việt Nam vẫn còn hạn chế, vậy nên ít có sự so sánh kết quả nghiên cứu này với nghiên cứu khác ở Việt Nam.

Hướng phát triển của đề tài

Dựa trên những hạn chế đã nêu ở trên, bài nghiên cứu đề xuất hướng phát triển đề tài như sau:

- Tăng số năm quan sát và số lượng ngân hàng sẽ giúp cho kết quả nghiên cứu vững hơn và các kết luận chính xác hơn.

- Các nghiên cứu sau có thể có số liệu chính xác về tỷ lệ sở hữu của CEO Do đó, có thể khắc phục được nhược điểm thu thập thủ công thông qua các thông tin được công bố. i

Ngày đăng: 28/08/2023, 21:57

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.1 Mô tả các biến trong mô hình - 1064 tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của nhtm ở vn trong giai đoạn 2011 2021 2023
Bảng 3.1 Mô tả các biến trong mô hình (Trang 32)
Bảng 4.1 Thống kê mô tả - 1064 tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của nhtm ở vn trong giai đoạn 2011 2021 2023
Bảng 4.1 Thống kê mô tả (Trang 45)
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan - 1064 tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của nhtm ở vn trong giai đoạn 2011 2021 2023
Bảng 4.2 Ma trận hệ số tương quan (Trang 48)
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy mô hình không có biến MB - 1064 tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của nhtm ở vn trong giai đoạn 2011 2021 2023
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy mô hình không có biến MB (Trang 50)
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình có biến MB - 1064 tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của nhtm ở vn trong giai đoạn 2011 2021 2023
Bảng 4.4 Kết quả hồi quy mô hình có biến MB (Trang 51)
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy 2SLS - 1064 tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của nhtm ở vn trong giai đoạn 2011 2021 2023
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy 2SLS (Trang 53)
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy từng nhân tố Zscore - 1064 tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của nhtm ở vn trong giai đoạn 2011 2021 2023
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy từng nhân tố Zscore (Trang 54)
Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả hồi quy của 3 mô hình chính bao gồm: Mô hình có MB - 1064 tác động của quy mô đến mức độ chấp nhận rủi ro của nhtm ở vn trong giai đoạn 2011 2021 2023
Bảng 4.7 Tổng hợp kết quả hồi quy của 3 mô hình chính bao gồm: Mô hình có MB (Trang 56)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w