VỐN KINH DOANH VÀ NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN KINH DOANH
Khái niệm vốn kinh doanh
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh cần phải có ba yếu tố cơ bản: sức lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động Để có được các yếu tố này, doanh nghiệp phải ứng ra một lượng vốn nhất định phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh. Lượng vốn đó được gọi là vốn kinh doanh (VKD) của doanh nghiệp.
Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản mà doanh nghiệp đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời.
VKD là điều kịờn tiên quyết đối với sự ra đời của doanh nghiệp và là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong quá trình hoạt động và phát triển của doanh nghiệp.
Đặc trưng của vốn kinh doanh
Để quản lý và sử dụng có hiệu quả VKD đòi hỏi doanh nghiệp phải nhận thức đúng đắn các đặc trưng của vốn Sau đây là những đặc trưng chủ yếu của VKD:
Một là, vốn phải đại diện cho một lượng tài sản nhất định.
Vốn là biểu hiện bằng giá trị của các tài sản trong doanh nghiệp như nhà xưởng, đất đai, máy móc thiết bị…
Hai là, vốn phải được vận động để sinh lời. Đặc trưng này của vốn xuất phát từ nguyên tắc: tiền tệ chỉ được coi là vốn khi chúng được đưa vào sản xuất kinh doanh Trong quá trình vận động, đồng vốn có thể thay đổi hình thái biểu hiện nhưng điểm khởi đầu và điểm kết thúc của một vòng tuần hoàn phải là hình thái tiền tệ, với giá trị tại thời điểm kết thúc lớn hơn giá trị tại điểm khởi đầu, tức là kinh doanh có lãi Điều này đòi hỏi trong quá trình kinh doanh, doanh nghiệp không được để vốn bị ứ đọng.
Ba là, vốn có giá trị về mặt thời gian.
Do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như lạm phát, giá cả thay đổi, tiến bộ khoa học công nghệ không ngừng nên sức mua của đồng tiền ở mỗi thời điểm khác nhau lại khác nhau Vì vậy, huy động vốn và sử dụng vốn kịp thời là điều hết sức quan trọng.
Bốn là, vốn phải tích tụ, tập trung đến một lượng nhất định mới có thể phát huy tác dụng trong hoạt động kinh doanh. Đặc trưng này đòi hỏi doanh nghiệp cần lập kế hoạch để huy động đủ lượng vốn cần thiết và trong quá trình kinh doanh cần tái đầu tư lợi nhụõn để mở rộng hoạt động kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh
Năm là, vốn có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau.
Vốn không chỉ là biểu hiện bằng tiền của những tài sản hữu hình mà còn là biểu hiện bằng tiền của những tài sản vô hình Đặc trưng này giúp doanh nghiệp có sự nhìn nhận toàn diện về các loại vốn, từ đó đề xuất các biện pháp phát huy hiệu quả tổng hợp VKD.
Sáu là, vốn phải gắn với chủ sở hữu.
Vốn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế tri thức nên không thể có đồng vốn chủ Vốn phải được gắn với chủ sở hữu thì mới được chi tiêu hợp lí và có hiệu quả Tuỳ từng hình thức đầu tư mà người sở hữu vốn có thể đồng nhất hoặc tách rời người sử dụng vốn.
Bảy là, vốn là một loại hàng hóa đặc biệt.
Giống như các loại hàng hoỏ khỏc, “hàng hoá vốn” cũng được mua bán trên thị trường Tuy nhiên, người ta chỉ mua được quyền sử dụng vốn mà không mua được quyền sở hữu Người mua (người vay vốn) phải trả cho người bán (người cho vay) một tỷ lệ lãi suất nhất định - đú chớnh là giá của quyền sử dụng vốn Đặc trưng này giúp cho doanh nghiệp có được quyết định đúng đắn trong việc huy động vốn để có được hiệu quả cao nhất với chi phí huy động vốn thấp nhất.
Quá trình luân chuyển của vốn kinh doanh
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn của doanh nghiệp luôn vận động không ngừng Đối với một doanh nghiệp sản xuất, quá trình luân chuyển VKD được minh hoạ qua sơ đồ sau:
Quá trình vận động của vốn bắt đầu từ kho nhà sản xuất bỏ tiền để mua sắm các yếu tố đầu vào cho sản xuất Lúc này, vốn tồn tại dưới hình thái vật chất là các tư liệu lao động và đối tượng lao động Sau quá trình sản xuất, vốn được được kết tinh trong thành phẩm Khi thành phẩm được tiêu thụ thì vốn trở lại hình thái vốn tiền tệ ban đầu nhưng với lượng tiền lớn hơn (nếu kinh doanh có lãi).
Sự luân chuyển VKD cho thấy: Trong một khoảng thời gian nhất định, nếu vốn quay được nhiều vòng hơn thì sẽ tạo ra nhiều T’ hơn mà không cần tăng vốn Khi đó, lợi nhuận trong kỳ đó tăng lên Đó là lí do tại sao các doanh
… SX … H’ – T’ (T’>T) chỉ tiêu vòng quay VKD như một chỉ dẫn quan trọng về hiệu quả sử dụng vốn.
Phân loại vốn kinh doanh
Căn cứ vào đặc điểm chu chuyển của vốn, có thể chia VKD thành hai loại: vốn cố định và vốn lưu động.
Vốn cố định và các đặc điểm chu chuyển vốn cố định
Vốn cố định là một bộ phận quan trọng của VKD Việc làm tăng vốn cố định có tác động lớn đến việc tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp Do giữ vị trí then chốt và có đặc điểm vận động tuân theo quy luật riờng nờn việc quản lý VCĐ được coi là một trọng điểm của công tác quản lý tài chính doanh nghiệp Vậy Vốn cố định là gì ?
Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn đầu tư ứng trước về TSCĐ
Quy mô của VCĐ sẽ quyết định đến quy mô TSCĐ Song ngược lại, những đặc điểm kinh tế kĩ thuật của TSCĐ trong quá trình sử dụng lại chi phối đến đặc điểm tuần hoàn và chu chuyển của VCĐ Vậy có thể khái quát những đặc điểm chu chuyển chủ yếu cảu VCĐ trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp như sau:
- Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, VCĐ chu chuyển giá trị dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh.
- VCĐ tham gia vào nhiều chu kì kinh doanh mới hoàn thành một vòng chu chuyển.
- VCĐ chỉ hoàn thành một vòng chu chuyển khi tái sản xuất được TSCĐ về mặt giá trị, tức là khi thu hồi đủ tiền khấu hao TSCĐ.
Những đặc điểm luân chuyển của VCĐ đòi hỏi việc quản lý VCĐ phải kết hợp giữa quản lý theo giá trị và quản lý hình thái hiện vật của nó là các TSCĐ của doanh nghiệp.
Phân loại tài sản cố định
VCĐ là biểu hiện bằng tiền của TSCĐ Do TSCĐ có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có những đặc điểm và yêu cầu quản lý khác nhau Vì vậy, để quản lý tốt TSCĐ cũng như quản lý tốt VCĐ cần phải phân loại TSCĐ Sau đây là một số cách phân loại TSCĐ chủ yếu:
Phân loại theo hình thái biểu hiện và công dụng kinh tế
Theo phương pháp này, toàn bộ TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành hai loại:
- TSCĐ hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể do doanh nghiệp sử dụng cho hoạt động kinh doanh Thuộc loại này, Căn cứ vào công dụng kinh tế có thể chí thành cỏc nhúm sau:
+ Nhà cửa, vật kiến trúc: Là toàn bộ các công trình kiến trúc như nhà làm việc, nhà kho, hàng rào, tháp nước, đường sá, cầu cống, cầu tàu…
+ Máy móc, thiết bị: Là toàn bộ các loại máy móc, thiết bị dùng trong hoạt động của doanh nghiệp như máy móc thiết bị chuyên dùng, máy móc thiết bị công tác, dây chuyền công nghệ…
+ Phương tiện vận tải, thiết bị truyền dẫn: Gồm các loại phương tiện vận tải đường bộ, đường sông, đường biển…, và các thiết bị truyền dẫn thông tin, điện nước, băng truyền tải vật tư, hàng húa…
+ Thiết bị, dụng cụ quản lý: Là những thiết bị, dụng cụ dùng trong công tác quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như máy vi tính, thiết bị điện tử, dụng cụ đo lường, kiểm tra chất lượng, máy hút bụi, hút ẩm…
+ Vườn cây lâu năm (như cà phê, cao su, chố, cõy ăn quả…), súc vật làm việc (như trõu, bũ…), hoặc súc vật cho sản phẩm (như bò sữa, trâu sữa…).
- TSCĐ vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật chất nhưng xác định được giá trị, do doanh nghiệp quản lý và sử dụng trong các hoạt động sản suất kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khỏc thuờ phù hợp với tiêu chuẩn TSCĐ vô hình Thông thường, TSCĐ vô hình gồm các loại sau: Quyền sử dụng đất có thời hạn, nhãn hiệu hàng hóa, quyền phát hành, phần mềm máy vi tính, bản quyền, bằng sán chế…
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư vào TSCĐ theo hình thái biểu hiện, là căn cứ để quyết định đầu tư dài hạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư và có biện pháp quản lý phù hợp với mỗi loại TSCĐ.
Phân loại TSCĐ theo mục đích sử dụng
Dựa theo tiêu thức này, TSCĐ được chia làm hai loại:
- TSCĐ dùng cho mục đích kinh doanh: Là những TSCĐ đang dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cơ bản và hoạt động sản xuất kinh doanh phụ của doanh nghiệp.
- TSCĐ dùng cho mục đích phúc lợi, sự nghiệp, an ninh, quốc phòng: Là những TSCĐ không mang tính chất sản xuất do doanh nghiệp quản lý và sử dụng cho các hoạt động phúc lợi, sự nghiệp và các hoạt động đảm bảo an ninh quốc phòng.
Cách phân loại này giúp cho người quản lý doanh nghiệp thấy được kết cấu TSCĐ theo mục đích sử dụng, từ đó tạo điều kiên thuận lợi cho việc quản lý và tính khấu hao TSCĐ có tính chất sản xuất, có biện pháp quản lý phù hợp đối với mỗi loại TSCĐ.
Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng
Căn cứ vào tình hình sử dụng, có thể chia TSCĐ thành các loại sau:
- TSCĐ không cần dùng và chờ thanh lý.
Nguồn vốn kinh doanh
VKD của doanh nghiệp được tài trợ từ các nguồn khác nhau Nghiên cứu nguồn hình thành VKD sẽ giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được hình thức huy động vốn thích hợp và hiệu quả Theo cỏc tiờu thức khác nhau có thể chia nguồn vốn trong doanh nghiệp thành các loại khác nhau.
Phân loại theo quan hệ sở hữu vốn
Dựa vào tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại: vốn chủ sở hữu và nợ phải trả.
- Vốn chủ sở hữu: là phần vốn thuộc quyền sở hữu của chủ doanh nghiệp, bao gồm số vốn chủ sở hữu bỏ ra và phần bổ sung từ kết quả kinh doanh Vốn chủ sở hữu tại một thời điểm có thể được xác định bằng công thức sau:
Vốn chủ sở hữu = Giá trị tổng tài sản – Nợ phải trả
- Nợ phải trả: là thể hiện bằng tiền của những nghĩa vụ mà doanh nghiệp có trách nhiệm phải thanh toán cho các tác nhân kinh tế khác như nợ vay, các khoản phải trả cho người bán, cho nhà nước, cho người lao động trong doanh nghiệp… Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh đạt hiệu quả cao, thông thường một doanh nghiệp phải phối hợp cả hai nguồn vốn: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Sự kết hợp giữa hai nguồn này phụ thuộc vào đặc điểm của nghành mà doanh nghiệp hoạt động, tuỳ thuộc vào quyết định của người quản lý trên cơ sở xem xét tình hình kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp.
Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng nguồn vốn
Căn cứ và tiêu thức này có thể chia nguồn vốn của doanh nghiệp thành hai loại: nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời.
- Nguồn vốn thường xuyên: là tổng thể các nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp có thể sử dụng vào hoạt động kinh doanh Nguồn vốn này thường được sử dụng để mua sắm, hình thành TSCĐ và một bộ phận
Nợ dài Tài sản hạn cố định
Nguồn vốn thường xuyên Vốn chủ sở hữu
Nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp tại một thời điểm có thể xác định bằng công thức sau:
Nguồn vốn thường xuyên = Vốn chủ sở hữu + Nợ dài hạn
Nguồn vốn thường xuyên = Giá trị tổng tài sản - Nợ ngắn hạn
Trên cơ sở xác định nguồn vốn thường xuyên có thể xác định nguồn vốn lưu động thường xuyên của doanh nghiệp
Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn ổn định có tính chất dài hạn để hình thành hay tài trợ cho tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp (có thể là một phần hay toàn bộ tài sản lưu động thường xuyên tuỳ thuộc vào chiến lược tài chính của doanh nghiệp).
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Có thể xem xét nguồn vốn thường xuyên qua sơ đồ sau:
Sơ đồ Nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn lưu động thường xuyên
Nguồn vốn lưu động thường xuyên
Tổng nguồn vốn thường xuyên của doanh nghiệp
Giá trị còn lại của TSCĐ và các TS dài hạn khác
Nguồn vốn lưu động thường xuyên
Nguồn vốn thường xuyên của DN
- Nguồn vốn tạm thời: là các nguồn vốn có tính chất ngắn hạn (dưới một năm) mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh Nguồn vốn tạm thời thường bao gồm vay ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng, các nợ ngắn hạn khác.
Việc phân loại này giúp cho người quản lý xem xét huy động các nguồn vốn phù hợp với thời gian sử dụng của các yếu tố cần thiết cho quá trình kinh doanh.
Phân loại theo phạm vi huy động vốn
Căn cứ vào phạm vi huy động các nguồn vốn của doanh nghiệp có thể chia thành nguồn vốn bên trong và nguồn vốn bên ngoài
Việc phân loại này chủ yếu để xem xét việc huy động nguồn vốn của một doanh nghiệp đang hoạt động.
- Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn có thể huy động được vào đầu tư từ chính hoạt động của bản thân doanh nghiệp tạo ra Nguồn vốn bên trong thể hiện khả năng tự tài trợ của doanh nghiệp.
Nguồn vốn bên trong bao gồm:
+ Lợi nhuận giữ lại để tái đầu tư
+ Khoản khấu hao tài sản cố định
+ Tiền nhượng bán tài sản, vật tư không cần dùng hoặc thanh lý TSCĐ
Việc huy động nguồn vốn bên ngoài doanh nghiệp để tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động kinh doanh, là vấn đề hết sức quan trọng đối với một doanh nghiệp Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường đã làm nảy sinh nhiều hình thức và phương pháp mới cho phép doanh nghiệp huy động vốn từ bên ngoài
+ Vay người thân (đối với doanh nghiệp tư nhân).
+ Vay ngân hàng thương mại và các tổ chức tài chính khác.
+ Gọi góp vốn liên doanh liên kết.
+ Tín dụng thương mại của nhà cung cấp.
+ Huy động vốn bằng phát hành chứng khoán (đối với một số loại hình doanh nghiệp được pháp luật cho phép).
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh trong doanh nghiệp
Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả của tổng thể hàng loạt các biện pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và tài chính Việc tổ chức đảm bảo kịp thời, đầy đủ vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là mục tiêu và là yêu cầu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng các nguồn lực vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD đang trở nên rất cấp thiết đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay Sự cần thiết này xuất phát từ những lý do sau:
- Xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Vốn là tiền đề, là xuất phát điểm của mọi hoạt động kinh doanh, là nền tảng vật chất để biến mọi ý tưởng kinh doanh thành hiện thực Vốn quyết định quy mô đầu tư, mức độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và quyết định cả thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp Thực tế đã chứng minh, không ít những doanh nghiệp có khả năng về nhân lực, có cơ hội đầu tư nhưng thiếu khả năng tài chính mà đành bỏ lỡ cơ hội kinh doanh Với vai trò đó, việc sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD trở thành đòi hỏi rất cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp.
- Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp khi tham gia và hoạt động sản xuất kinh doanh đều hướng tới mục đích tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu dựa trên cơ sở nâng cao lợi nhuận Muốn vậy, doanh nghiệp phải phối hợp tổ chức, thực hiện đồng bộ mọi hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh Trong đó, vấn đề tổ chức và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD có tính chất quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của donah nghiệp.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không chỉ mang lại lợi ích trước mắt cho doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa lâu dài với sự phát triển của doanh nghiệp. Khi đồng vốn được sử dụng hiệu quả cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp làm ăn có lãi, bảo toàn và phát triển được vốn Đú chớnh là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành tái sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu.
- Xuất phát từ thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng VKD trong các doanh nghiệp.
Trong thời kì bao cấp, mọi nhu cầu về vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đều được huy động từ hai nguồn cơ bản, cấp phát của ngân sách nhà nước và vốn tín dụng với lãi suất ưu đãi của ngân hàng Vốn hầu như được tài trợ toàn bộ, vai trì của tài chính doanh nghiệp trở nên mờ nhạt Do đó triệt tiêu tính linh hoạt của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn Chuyển sang nền kinh tế thị trường với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, mặc dù nhiều doanh nghiệp thích ứng được, làm ăn có lãi nhưng vẫn còn không ít doanh nghiệp còn sử dụng vốn kém hiệu quả, không bảo toàn được vốn.
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.
Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
1.2.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để đánh giá trình độ tổ chức và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp cần sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VLĐ Hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp được biểu hiện qua các chỉ tiêu sau:
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Việc sử dụng hợp lý VLĐ biểu hiện ở tăng tốc độ luân chuyển VLĐ Tốc độ luân chuyển VLĐ nhanh hay chậm nói lên hiệu suất sử dụng VLĐ của doanh nghiệp cao hay thấp.
Tốc độ luân chuyển VLĐ được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: Số lần luân chuyển và kỳ luân chuyển VLĐ.
- Số lần luân chuyển VLĐ (hay số vòng quay VLĐ)
Hiện nay, tổng mức luân chuyển VLĐ được xác định bằng doanh thu thuần bán hàng của doanh nghiệp ở trong kỳ.
Chỉ tiêu này phản ánh số lần luân chuyển VLĐ hay số vòng quay của VLĐ thực hiện được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Số lần luân chuyển VLĐ trong kỳ =
Tổng mức luân chuyển VLĐ trong kỳ
Số VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Số lần luân chuyển VLĐ trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để VLĐ thực hiện được một lần luân chuyển, hay độ dài thời gian một vòng quay của VLĐ ở trong kỳ.
Mức độ tiết kiệm VLĐ do tăng tốc độ luân chuyển vốn
Chỉ tiêu này phản ánh số VLĐ có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển VLĐ ở kỳ so sánh (kỳ kế hoạch) so với kỳ gốc (kỳ báo cáo).
Hàm lượng vốn lưu động (mức đảm nhiệm VLĐ)
Chỉ tiêu này phản ánh để có một đồng doanh thu thuần về bán hàng cần bao nhiêu VLĐ.
Tốc độ quay vòng hàng tồn kho
Hàng tồn kho thường chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản lưu động, vì vậy cần giới hạn mức dự trữ của hàng tồn kho ở mức tối ưu, mặt khác phải tăng được vòng quay của chỳng.Tốc độ vòng quay hàng tồn kho được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: vòng quay hàng tồn kho và Số ngày vòng quay hàng tồn kho.
Chỉ tiêu hệ số vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho Doanh thu theo giá gốc (Trị giá vốn hàng xuất bán) Giá trị hàng tồn kho bỡnh quõn
Số VLĐ tiết kiệm (tăng thêm)
Tổng mức luân chuyển VLĐ kỳ so sánh Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ so
Kỳ luân chuyển VLĐ kỳ gốc 360
Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay của hàng tồn kho thực hiện được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Chỉ tiêu số ngày vòng quay hàng tồn kho
Số ngày vòng quay hàng tồn kho
Trị giá hàng tồn kho bình quân x Số ngày trong kỳ Trị giá vốn hàng xuất bán
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để hàng tồn kho thực hiện được một lần luân chuyển.
Tốc độ quay vòng nợ phải thu
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu bán hàng có thuế
Số dư các khoản phải thu bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số vòng quay các khoản phải thu thực hiện được trong một thời kỳ nhất định, thường là một năm.
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân Số dư các khoản phải thu bình quân x Số ngày trong kỳ
Doanh thu bán hàng có thuế Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân cần thiết để các khoản phải thu thực hiện được một lần luân chuyển.
1.2.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định Để phản ánh hiệu quả sử dụng VCĐ, người ta thường sử dụng một số chỉ tiêu sau:
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Doanh thu thuần trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng VCĐ có thể tham gia tạo nên bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ cần phải được xem xét trong mối liên hệ với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần, qua đó cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng VCĐ của doanh nghiệp.
Hệ số huy động vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ huy động VCĐ hiện có vào hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp Số VCĐ trong công thức trên được tính bằng giá trị còn lại của TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá phân tích.
Hệ số hao mòn tài sản cố định
Chỉ tiêu này, một mặt phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp, mặt khác nó phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của
Hiệu suất sử dụng TSCĐ =
Doanh thu thuầntrong kỳ Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ
Số VCĐ hiện có của doanh nghiệp
Số VCĐ đang dùng trong hoạt động kinh doanh
Hệ số huy động VCĐ trong kỳ Số khấu hao luỹ kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá Tổng nguyên giá TSCĐ tại thời điểm đánh giá
Hệ số hao mòn TSCĐ Hệ số hàm lượng vốn cố định
Chỉ tiêu này phản ánh số VCĐ cần thiết để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ (hay nói cách khác : Để tạo ra một đồng doanh thu thuần trong kỳ cần bao nhiêu VCĐ) Hàm lượng VCĐ càng thấp, hiệu suất sử dụng VCĐ càng cao
1.2.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Vòng quay toàn bộ vốn
Chỉ tiêu này phản ánh VKD trong kỳ chu chuyển được bao nhiêu vòng hay mấy lần Vòng quay toàn bộ vốn càng cao, hiệu suất sử dụng VKD càng cao Chỉ tiêu này chịu ảnh hưởng của nghành kinh doanh, chiến lược kinh doanh và trình độ quản lý sử dụng tài sản vốn của doanh nghiệp.
Tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh (hay tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản – ROA E )
Chỉ tiêu này phản ánh khă năng sinh lời của tài sản hay VKD, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc của VKD.
Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn kinh doanh
Vòng quay toàn bộ vốn =
Số VKD bình quân sử dụng trong kỳ Doanh thu thuần trong kỳ
Số VCĐ bình quân sử dụng trong kỳ
Doanh thu thuần trong kỳ Hàm lượng VCĐ Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên VKD = VKD bình quân sử dụng trong kỳ
Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA E ) =
Tài sản hay VKD bình quânLợi nhuận trước lãi vay và thuế
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn kinh doanh (ROA)
Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kỳ có thể tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu Đây là chỉ tiêu mà các nhà đầu tư rất quan tâm.
Thu nhập 1 cổ phần (EPS)
Hệ số EPS phản ánh mỗi cổ phần thường (hay cổ phần phổ thông) trong năm thu được bao nhiêu lợi nhuận sau thuế.
Cổ tức trên một cổ phần thường (DIV)
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên VKD = VKD bình quân sử dụng trong kỳ
= Lợi nhuậnTổng số cổ phần thường đang lưu hành sauthuế -
Cổ tức trả cho cổ đông ưu đãi (nếu có)
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (ROE) =
Số chủ sở hữu bình quân sử dụng trong kỳ
Cổ tức một cổ phần thường (DIV) =
Phần lợi nhuận sau thuế dành trả cho cổ đông thường
Hệ số DIV phản ánh mỗi cổ phần thường trong năm nhận được bao nhiêu cổ tức.
THỰC TRẠNG VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM FECON
Khái quát về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
- Tên công ty: Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình Ngầm
- Tên tiếng Anh: FECON Foundation Engineering & Underground Construction JSC
- Trụ sở: Tầng 15, Tòa nhà CEO, Lô HH2-1, Đường Phạm Hùng, Từ
Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103004661 do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp lần đầu ngày 18 tháng 6 năm 2004, đăng ký kinh doanh thay đổi các lần và lần thứ 8 ngày 17 tháng 11 năm 2010 về việc tăng vốn điều lệ lên 107.000.000.000 đồng
-Công ty là đơn vị hạch toán độc lập với Vốn điều lệ:107.000.000.000
Một trăm linh bảy tỷ đồng
- Website: www.fecon.com.vn
Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình Ngầm FECON được thành lập ngày 18/6/2004 từ một nhóm gồm 3 kỹ sư là chuyên gia chuyên ngành về sử lý và thi công nền móng công trình, có tâm huyết với nghề nghiệp Khi đó, lĩnh vực kinh doanh chính là khảo sát địa chất, thí nghiệm nền móng và thi công cọc bê tông dự ứng lực, tuy nhiên tại thời điểm này công ty vẫn chưa thực hiện được việc sản xuất cọc bê tông dự ứng lực Để đáp ứng sự lớn mạnh của công ty cũng như hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn cọc bên ngoài, tháng 7 năm 2008 sản phẩm cọc chất lượng cao với thương hiệu FECON Pile đã được cung cấp ra thị trường Việt Nam.
Công ty cổ phần liên doanh xử lý nền FECON-SHANGHAI HARBOUR được thành lập tháng 8 năm 2009 là công ty liên doanh giữa Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON và Công ty TNHH Công trình xử lý nền đất yếu SHANGHAI HARBOUR Thượng Hải , Trung Quốc, với mục đích nhanh chóng đưa công nghệ hiện đại về xử lý nền trên Thế giới vào Việt Nam.
Nhằm duy trì và phát triển các hoạt động khảo sát, thí nghiệm, thiết kế nền móng và đẩy mạnh các hoạt động phát triển công nghệ trong lĩnh vực nền móng và công trình ngầm,Viện nền móng công trình đã được thành lập vào tháng 2 năm 2010. Đến nay, công ty đã đạt được những thành tự đáng kể với trên 500 công trình trong đó có nhiều công trình là trọng điểm của quốc gia thực hiện dài trên toàn lãnh thổ Việt Nam, FECON đã đứng đầu trong “Top 20 doanh nghiệp hội nhập và Phát triển” của Việt Nam và đạt danh hiệu “Thương hiệu mạnh Việt Nam năm 2009” FECON đã được ghi nhận là doanh nghiệp hàng đầu về kỹ thuật nền móng và công trình tại Việt Nam.
2.1.2 Nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chủ yếu
Hoạt động chính của công ty là:
- Thi công xây dựng: nền móng và công trình ngầm phục vụ xây dựng nhà cao tầng, công trình công nghiệp, công trình giao thông, công trình thủy lợi, công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và đô thị:
- Thí nghiệm khả năng chịu tải nền móng công trình bằng phương pháp nén tải trọng tĩnh và thí nghiệm tải trọng biến dạng lớn;
- Thí nghiệm kiểm tra tính nguyên dạng và tính đồng chất của cọc móng và các cấu kiện bê tông cốt thép bằng phương pháp siêu âm, phương pháp va đạp biến dạng nhỏ; khảo sát địa chất, địa hình, địa chất thủy văn công trình; Thực hiện các thí nghiệm địa kỹ thuật phục vụ khảo sát thiết kế, quản lý chất lượng và quan trắc trong thi công nền móng và công trình ngầm;
- Sản xuất và buôn bán các loại cấu kiện bê tông cốt thép, phục vụ xây dựng nền móng và công trình ngầm;
- Ứng dụng và chuyển giao công nghệ xây dựng nền móng và công trình ngầm mới vào thực tế xây dựng tại Việt Nam;
- Thi công công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi;
- Nghiên cứu và phát triển thực nghiệm khoa học tự nhiên và kỹ thuật
- Kiểm tra và phân tích kỹ thuật;
- Ngoài ra theo giấy phép đăng ký kinh doanh công ty còn được phép kinh doanh một số dịch vụ như: Buôn bán vật liệu, thiết bị thuộc hai lĩnh vực xây dựng và công nghiệp; Vận tải hàng hoán và vận chuyển hành khách; Kinh doanh dịch vụ cho thuê xe ô tô; Tư vấn, môi giới và kinh doanh bất động sản; Kinh doanh khách sạn, văn phòng ( không bao gồm phũng hỏt, karaoke, vũ trường quán bar); Mua bán, khai thác và chế biến các loại khoáng sản.
2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất của công ty2.1.3.1 Đặc điểm bộ máy tổ chức quản lý
Số lao động hiện tại là 250 người trong đó: số lao động có trình độ trên đại học là 28 người chiếm tỷ trọng 11,2%, số lao động có trình độ đại học, cao đẳng là 48 người chiếm tỷ trọng 19,2%, số lao động trình độ trung cấp là
15 người chiếm tỷ trọng 6%, công nhân kỹ thuật là 56 người chiếm tỷ trọng 22,4%, lao động phổ thông là 103 người chiếm tỷ trọng 41,2%
Hiện tại mức lương trung bình của Công ty đạt 3.5 triệu đồng/người/thỏng
Cơ cấu hệ thống quản lý của Công ty được sắp xếp và xây dựng theo Số đồ 1
SƠ ĐỒ 1: CƠ CẤU BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY
2.1.3.2 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty
Tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty gồm thi công và kinh doanh các vật liệu liên quan đến công trình ngầm Công ty đã chú trọng cải tiến máy móc thiết bị, đầu tư mới phục vụ cho thi công ép cọc cũng như khảo sát địa chất Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường, đảm bảo tiến độ công trình đúng thời hạn công ty đã đầu tư tăng thêm số lượng máy ép cọc, máy xúc, máy ủi, thiết bị khảo sát địa chất,
Mặt khác, để đáp ứng nhu cầu kinh doanh cũng như vận chuyển, Công ty kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON đã đầu tư một đội xe chuyên dụng bao gồm: hàng chục xe sơ-mi rơ-mooc, xe cẩu tự hành với tải trọng lớn nhỏ, hàng chục xe con phục vụ giao dịch,
2.1.4 Tình hình thị trường và vị thế cạnh tranh của công ty.
Hiện nay công ty được cung cấp cọc bê tông dự ứng lực bởi công ty Cổ phần bê tông dự ứng lực PVC FECON hoạt động tại Huyện Thanh Liêm tỉnh
Hà Nam, với địa hình đồi núi đang được khai thác, các công ty xi măng hoạt động cùng Huyện và nguồn nước sẵn có, Công ty luôn đảm bảo thị trường đầu vào luôn sẵn sàng với khối lượng được đảm bảo, đúng chủng loại và chất lượng như quy định
Do khối lượng thi công lớn, máy móc thiết bị phục vụ cho công việc thi công còn hạn chế, chỉ riêng máy móc của công ty không thể đảm bảo hết các công trình mà phải thuê một số máy móc thiết bị từ bên ngoài, khi khối lượng thi công quá lớn thì doanh nghiệp phải huy động trên thị trường nên cũng sẽ ảnh hưởng lớn đến chi phí đầu vào của công ty
Một số công nghệ áp dụng trong công ty vẫn phụ thuộc vào bên ngoài như công nghệ hút chân không để xử lý nền đất yếu cho những tòa nhà cao tầng vẫn còn phụ thuộc vào Trung Quốc, do đó việc thay đổi tỷ giá, hay các chính sách của nhà nước cũng ảnh hưởng không nhỏ đến thị trường đầu vào
2.1.4.2 Thị trường đầu ra và vị thế cạnh tranh
Sự biến động của thị trường bất động sản trong nước, tốc độ đô thị hóa cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, khiến nhu cầu xây dựng các công trình, dự án , chung cư, khu đô thị, khu công nghiệp, ngày càng tăng cao.Nền, Móng là hai yếu tố không thể thiếu trong mỗi công trình đã tạo nên một thị trường đầu ra phát triển nhanh và rộng khắp cho công ty
Thực trạng Vốn kinh doanh của công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON
2 lần, năm 2009 so với năm 2008 tăng hơn 5 lần) Khi đạt đến một quy mô nhất định, đủ lớn thì việc tăng doanh thu cũng như lợi nhuận là thách thức lớn cho công ty do đó năm 2010 công ty đã đóng góp 10.313.227.102đ vào ngân sách nhà nước ( tăng 54% so với năm 2009).
Với sự phát triển đột phá của công ty trong năm 2008, công ty đã giữ lại toàn bộ lợi nhuận sau thuế để tiến hành đầu tư tiếp cho năm 2009 Và thực tế đã cho thấy khoản đầu tư đó rất hiệu quả và đem lại lợi nhuận sau thuế cho năm 2009 tăng rất nhiều so với năm 2008 Năm 2009, công ty đã thực hiện phõn chia lợi nhuận sau thuế cho các cổ đông với tỷ lệ 10% tiền mặt và 20% cổ tức
Qua đây chúng ta thấy rằng mặc dù là một công ty thành lập chưa lâu, phải đối diện với nhiều sức ép cạnh tranh từ các công ty, tập đoàn lớn nhưng cán bộ công nhân viên Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON đã có nhiều nỗ lực để mang lại hiệu quả cao cho hoạt động kinh doanh, hoàn thành tốt nghĩa vụ với Nhà Nước, đời sống của người lao động ngày càng được cải thiện
2.2 Thực trạng vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON.
2.2.1 Thực trạng sử dụng VKD của công ty.
- Để đánh giá mức độ hợp lý của cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh, sự ảnh hưởng của cơ cấu đó đến hiệu quả sử dụng vốn của Công ty Ta đi xem xét tìm hiểu cơ cấu vốn kinh doanh và nguồn vốn kinh doanh của Công ty (Bảng số 2)
- Cơ cấu và sự biến động cơ cấu vốn kinh doanh:
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
1 Nguồn vốn chủ sở hữu 110,373,202,389 49.88 205,600,509,879 63.05 95,227,307,490 13.18 Vốn đầu tư của chủ sở hữu 87,997,180,000 79.73 107,000,000,000 52.04 19,002,820,000 -27.68
Thặng dư vốn cổ phần 0.00 25,002,820,000 12.16 25,002,820,000 12.16
Chênh lệch tỷ giá hối đoái -590,881,285 -0.54 -974,250,347 -0.47 -383,369,062 0.06
Quỹ đầu tư phát triển 3,651,787,998 3.31 3,651,787,998 1.78 0 -1.53
Quỹ dự phòng tài chính 1,825,893,999 1.65 1,825,893,999 0.89 0 -0.77
Lợi nhuận chưa phân phối 17,489,221,677 15.85 69,094,258,229 33.61 51,605,036,552 17.76
Tổng vốn kinh doanh của công ty tại thời điểm ngày 31/12/2010 là 326.075.069.954 đồng tăng 104.787.127.929 đồng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ giảm tương ứng 47,35% Trong đó:
+ Vốn lưu động là 142.223.979.184 đồng, chiếm tỷ trọng 43,62% trong tổng số VKD, tăng 16.437.948.393 đồng so với thời điểm này năm trước tương ứng với tỷ lệ tăng là 13,07% Tỷ trọng VLĐ trong tổng VKD giảm 13,23% so với năm 2009.
+ Vốn cố định là 183.851.090.770 đồng , chiếm tỷ trọng 56,38% trong tổng VKD, tăng 88.349.179.536 đồng so với thời điểm này năm trước với tỷ lệ tăng 92.51% Tỷ trọng VCĐ trong tổng VKD tăng lên 13.23%.
Qua xem xét phân tích cơ cấu vốn của công ty cho thấy, quy mô vốn của công ty tăng rất nhanh (47.35%), tăng cả vốn cố định và vốn lưu động Về phần vốn lưu động, trong năm doanh nghiệp đã đầu tư nâng cấp tài sản cố định nhằm tăng năng lực hoạt động kinh doanh của công ty, nhưng phần tăng mạnh nhất lại là đầu tư vào công ty con cho thấy nỗ lực của doanh nghiệp trong việc mở rộng sản xuất của doanh nghiệp theo cả chiều rộng và chiều sâu
Xét về cơ cấu giữa vốn cố định và vốn lưu động, đầu năm vốn lưu động nhiều hơn vốn cố định tuy nhiên đến cuối năm vốn lưu động đã giảm ít hơn vốn cố định Nhưng chưa thể đánh giá là công ty đã đầu tư nhiều vào tài sản cố định cho công ty, cần phải phân tích chi tiết các khoản đầu tư dài hạn của công ty Để có thể đánh giá việc tổ chức vốn và hiệu quả sử dụng vốn một cách có toàn diện cần phải nghiên cứu gắn với sự biến động và cơ cấu nguồn vốn của công ty vì VKD cần phải được tài trợ từ những nguồn nhất định Tuy nhiên, điều quan trọng là công ty cần phối hợp sử dụng các nguồn vốn để tạo ra được một cơ cấu nguồn vốn hợp lý đưa ra được một lợi ích tối ưu cho công ty. Để có thể đánh giá việc tổ chức vốn và hiệu quả sử dụng vốn một cách có toàn diện cần phải nghiên cứu gắn với sự biến động và cơ cấu nguồn vốn của công ty vì VKD cần phải được tài trợ từ những nguồn nhất định Tuy nhiên, điều quan trọng là công ty cần phối hợp sử dụng các nguồn vốn để tạo ra được một cơ cấu nguồn vốn hợp lý đưa ra được một lợi ích tối ưu cho công ty.
- Cơ cấu và sự biến động cơ cấu nguồn vốn kinh doanh
Vốn kinh doanh luôn được tài trợ từ những nguồn nhất định Do đó, khi đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh không thể tách rời việc đánh giá nguồn tài trợ Huy động vốn kịp thời với chi phí hợp lý là một tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp Qua bảng số 2 ta thấy:
Tổng nguồn vốn kinh doanh của công ty tại thời điểm ngày 31/12/2010 là 326.075.069.954 đồng tăng 104.787.127.929 đồng so với cùng kỳ năm trước, tỷ lệ tăng tương ứng 47,35% Trong đó cả hai nguồn Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu đều tăng :
+ Đối với nguồn vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu tăng 95.227.307.490 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 86,28% Vốn chủ sở hữu tăng lên chủ yếu là do lợi nhuận sau thuế chưa phân phối trong năm, vốn góp của cổ đông cũng tăng lên đáng kể Các quỹ đầu tư phát triển và quỹ dự phòng tài chính ở mức cao và không có gì thay đổi so với đầu năm, duy trì sự ổn định của các quỹ đảm mở rộng sản xuất kinh doanh và thể hiện công ty luôn chú ý đến đời sống của cán bộ công nhân viên và các hoạt động phúc lợi khác Trong năm công ty làm ăn hiệu quả đã thu hút được các cổ đông gúp thờm vốn vào công ty làm cho lượng vốn góp của chủ sở hữu cuối năm so với đầu năm tăng 19.002.820.000 đ tương ứng với mức tăng 21,59% Xét về tỷ trọng nguồn vốn từ vốn góp cổ phần có xu hướng tăng về cuối năm ( đầu năm là 49,88% và cuối năm là 63,05%), điều nay cho thấy mức độ tự chủ về mặt tài chính của công ty được nâng cao vào thời điểm cuối năm Tuy nhiên xét trong năm công ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng và chiều sâu, doanh thu và lợi nhuận đang ở mức cao, cần phải xem xét vấn đề huy động vốn từ bên ngoài để khuếch trương lợi nhuận của doanh nghiệp Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tăng 51.605.036.552 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 295,07%,mức tăng này là do lợi nhuận sau thuế năm 2010 của doanh nghiệp chưa chia cho các cổ đông Với tình hình hoạt động hiệu quả của năm, các cổ đông nên để lại phần lớn lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
+ Về nợ phải trả: Cuối năm 2010, Nợ phải trả của công ty là
120.474.560.075 đồng tăng 9.559.820.439 đồng so với đầu năm tương ứng với tỷ lệ tăng 13,18% Nợ phải trả của công ty trong năm biến động tăng tuy nhiên vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn nợ phải trả làm cho cơ cấu nợ phải trả cuối năm giảm so với đầu năm Công ty tránh được sự phụ thuộc vào bên ngoài nhưng cũng cần xem xét xây dựng một cơ cấu hợp lý để tận dụng được hết các nguồn lực, tăng tốc độ phát triển của công ty Để đi sâu nghiên cứu nợ phải trả ta đi nghiên cứu bảng số 3:
Tại thời điểm 31/12/2010, nợ phải trả của công ty bao gồm: nợ ngắn hạn là 92.028.425.192 đồng, chiếm tỷ trọng 76,61% và nợ dài hạn là 28.446.134.883 đồng, chiếm tỷ trọng 23,61% Cụ thể:
Nợ ngắn hạn: cuối năm nợ ngắn hạn là 92.028.425.192 tăng
4.464.386.913 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 5.1% Trong năm nợ ngắn hạn tăng là do phải trả cho người bỏn,thuế và các khoản phải nộp và phải trả người lao động tăng Cũn cỏc mục khác trong nợ phải trả đều giảm
BẢNG 3: TÌNH HÌNH NỢ PHẢI TRẢ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ CÔNG TRÌNH
Chỉ tiêu Đầu năm Cuối năm Chênh lệch
1 Vay và nợ ngắn hạn 29,746,330,659 33.97 0.00 -29,746,330,659 -100.00
3 Người mua trả tiền trước 18,226,179,125 20.81 10,368,934,661 11.27 -7,857,244,464 -43.11
4 Thuế và các khoản phải nộp NN 6,699,051,838 7.65 10,313,227,102 11.21 3,614,175,264 53.95
5 Phải trả người lao động 0.00 1,399,333,410 1.52 1,399,333,410 #DIV/0!
8.Các khoản phải trả,phải nộp ngắn hạn khác 25,709,470 0.03 574,467 0.00 -25,135,003 -97.77
11 Quỹ khen thưởng phúc lợi 3,651,787,998 4.17 3,105,387,998 3.37 -546,400,000 -14.96
4 Vay và nợ dài hạn 23,350,701,357 100.00 28,446,134,883 100.00 5,095,433,526 17.91
Vay và nợ ngắn hạn giảm 29.746.330.659 đồng và tại thời điểm cuối năm công ty đã trả hết nợ, vay và nợ ngắn hạn cuối năm bằng 0 đồng Sở dĩ có sự thay đổi lớn trong vay và nợ ngắn hạn như vậy là vì trong kỳ doanh nghiệp đã thực hiện thanh toán một số khoản vay ngắn hạn trước kỳ hạn Tuy nhiên trong giai đoạn đang phát triển nở rộ như hiện nay công ty nên xem xét lại việc huy động nhiều vốn vay để đẩy nhanh quá trình mở rộng phát triển,tận dụng đòn bẩy tài chính để khuếch trương lợi nhuận.Ta cũng cần xem xét thêm ở năm sau xem doanh nghiệp có tiếp tục vay một lượng lớn nữa hay không? Vì có thể đó là chính sách của công ty nhằm đảm bảo uy tín của công ty trên thị trường vốn, công ty sẽ trả hết các khoản nợ vào cuối năm để năm sau có thể vay nhiều hơn và thuận lợi hơn
Những vấn đề cần giải quyết để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh
Thông qua phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty, chúng ta rút ra kết luận sau:
2.3.1 Những thành tích đạt được trong quá trình sử dụng vốn.
- Công tác quản lý chi phí: giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng tốt lên và được thể hiện rất rõ qua từng năm.
- Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên khá nhanh trong những năm gần đây.
- Khả năng thanh toán của công ty được đảm bảo, không có các khoản nợ quá hạn, đảm bảo uy tín công ty trên thị trường.
- Các khoản phải thu tăng lên, nhưng đó là vấn đề tất yếu xảy ra với một công ty đang phát triển, phải cung cấp nhiều tín dụng hơn để thu hút khách, các khoản phải thu cũng tỷ lệ thuận với số công trình mà doanh nghiệp nhận được và đó cũng thể hiện chính sách của công ty với khách hàng
- Đó có những biện pháp thanh lý nhượng bán những tài sản hư hỏng không cần dùng để giải phóng vốn cho công ty
- Cụng ty đã áp dụng những phương thức mới, tăng cường hạch toán kinh doanh, tiết kiệm chi phí, đảm bảo công tác hạch toán kinh doanh một cách kịp thời, chớnh xỏc, làm cơ sở kiểm tra quản lý chi phí nhằm hạ giá thành.
- Công ty đang tiến dần tới mô hình quản lý chuyên nghiệp khi đó tỏc biệt bộ phận tài chính và bộ phận kế toán.
- Hoàn tất nghĩa vụ với các chủ nợ, không để cú cỏc khoản nợ quá hạn hay đến hạn mà chưa trả
2.3.2 Những tồn tại trong quá trình quản lý và sử dụng vốn của công ty.
- Trong năm công ty vẫn còn một số công trình dở dang chưa hoàn tất, vốn vẫn còn ứ đọng trong các công trình đó Cần tổ chức hoàn thành để thu hồi vốn về
- Tình trạng thiếu vốn vẫn diễn ra làm giảm tốc độ phát triển của công ty
- Tuy đã chia ra thành bộ phận tài chính và bộ phân kế toán nhưng bộ phận tài chính vẫn chưa đủ mạnh để hoạch định những chính sách dài hạn cho công ty
- Sử dụng đòn bảy tài chớnh trong năm không hiệu quả bằng năm 2009, chưa khuếch trương được lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu một cách tối đa.
- Với khối lượng công việc nhiều,tỡnh trạng thiếu máy móc vẫn diễn ra.
- Nợ phải thu trong kỳ phát sinh tăng nhiều gõy ứ đọng trong khõu lưu thông, kéo theo hiệu quả sử dụng vốn giảm xuống.
Những hạn chế này đã và đang là những lực cản cho quá trình phát triển của công ty cũng như làm giảm hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh Trong thời gian tới, Công ty cần thực hiện nhiều biện pháp hữu hiệu nhắm khắc phục những hạn chế này.
NHỮNG GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN KỸ THUẬT NỀN MÓNG VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM FECON
Phương pháp và mục tiêu phát triển của công ty trong thời gian tới
Công ty đã sớm có xác định rõ ràng cho con đường của công ty nờn đó sớm xây dựng được:
-Tầm nhìn của FECON: Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON trở thành nhà thầu chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam về cung cấp giải phát toàn diện cho nền móng công trình xây dựng.
-Sứ mệnh của FECON: Sứ mệnh của Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON là phát triển các hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến trong kỹ thuật nền móng và công trình ngầm nhằm mang lại giải pháp tối ưu cả về kỹ thuật và kinh tế cho các công trình xây dựng, đóng góp thiết thực cho phát triển bền vững nền kinh tế nước nhà
-Triết lý kinh doanh của FECON
Mọi hoạt động của công ty đều hướng tới mục tiêu dài hạn là: ích nước – lợi nhà;
Mọi sản phẩm và dịch vụ dù là lớn hay nhỏ luôn làm thỏa mãn khách hàng
Chất lượng, hiệu quả, đúng hẹn để khắc ghi ấn tượng “Chuyờn nghiệp” trong tâm thức của khách hàng;
Giá trị cốt lõi của Công ty là người, lòng nhiệt tình và quyết tâm cùng tạo lập;
Văn hóa doanh nghiệp là tự hào của nhân viên và niềm tin của cộng đồng
Học tập, rèn luyện không ngừng để đổi mới và thích nghi là trách nhiệm của Công ty và mỗi thành viên trong FECON. Xuất phát từ tình hình thực tế, phát huy những thuận lợi, khắc phục khó khăn, Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm FECON đã xác định hướng phát triển trong những năm tới là: Xây dựng và phát triển Công ty trở thành công ty hàng đầu trong kỹ thuật thi công nền móng và mở rộng ra các lĩnh vực khác, sản phẩm có sức cạnh tranh cao, lấy hiệu quả kinh tế làm mục tiêu và động lực cho sự phát triển bền vững của Công ty.
Tiếp tục mở rộng quy mô ngành nghề sản phẩm hiện có như: thi công nền móng, xử lý nền móng yếu, cung cấp sản phẩm cọc bê tong dự ứng lực, cung cấp dịch vụ vận tải,…
Tiếp tục duy trì và nâng cao kỹ năng điều hành quản lý thi công những công trình dân dụng Không ngừng nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2000
Tăng cường công tác đầu tư và hợp tác phát triển các sản phẩm và ngành nghề mới có liên quan xung quanh lĩnh vực thi công công trình như cung cấp dịch vụ vận tải, cho thuê các thiết bị chưa dùng đến, kinh doanh bất động sản,
…Lấy kỹ thuật nền móng làm định hướng phát triển chính trong cơ cấu sản xuất kinh doanh
Không ngừng xây dựng đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao,phỏt triển toàn điện
Phát huy cao độ mọi nguồn lực để nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao uy tín và thương hiệu FECON trên thị trường trong nước, trong khu vực và trên trường quốc tế, góp phần xây dựng Công ty cổ phần kỹ thuật nền móng và công trình ngầm trở thành công ty đầu ngành về lĩnh vực nền móng
Từ những định hướng trên, và căn cứ vào kết quả thực hiện sản xuất kinh doanh năm 2010, trên cơ sở tình hình thực tế thị trường và năng lực đơn vị. Công ty dựng kiến một số chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2011 như sau:
-Doanh thu dự kiến tăng rất nhiều: 950 tỷ do cuối năm 2010 công ty đã ký được hợp đồng lớn với nhiệt điện Long Phú thực hiện công trình thi công bấc thấm trị giá hợp đồng gần 1000 tỷ đồng và một số hợp đồng nhỏ hơn.
-Về lợi nhuận: Phát huy tốc độ tăng trưởng của năm 2010 với tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu xấp xỉ 20% nên lợi nhuận ước tớnh đạt khoảng 190 tỷ đổng
-Các khoản phải nộp Nhà nước: nguyên khoản thuế thu nhập doanh nghiệp tớnh theo lợi nhuận dự kiến là hơn 40 tỷ cộng với thuế GTGT như vậy ước tớnh các khoản phải nộp cho Nhà nước khoảng 97.5 tỷ đồng.
-Số lượng lao động: Do công trình nhiệt điện Long Phú được thi công trong Miền Nam mà trụ sở chớnh của công ty lại ở Miền Bắc, công nhõn tập trung chủ yếu ở khu vực Miền Bắc Với giá trị hợp đồng cao như vậy, công ty phải huy động một lượng công nhõn đủ để thực hiện hợp đồng trong Nam lại vừa phải đảm bảo tiến độ cho những hợp đồng ngoài Bắc Mặt khác công ty cũng chủ chương xõy dựng một lực lượng lao động chớnh để thi công những công trình khu vực phía Nam và một số tỉnh miền Trung
-Thu nhập bình quõn người lao động: Theo tốc độ trượt giá tiêu dùng, công ty cần có những biện pháp làm cho người công nhõn yên tõm làm việc, cũng đang trong quá trình phát triển nhanh Tăng tiền lương cho công nhõn là một biện pháp để nõng cao năng suất lao động tác động nõng cao hiệu quả sử dụng vốn
Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch 2011
Các khoản phải nộp nhà nước đồng 97.500.000
Thu nhập bình quân của người lao động đồng 4.000.000
Số lao động bình quân Người 350
Nguyên giá TSCĐ đến cuối kì 1.000 đ 150.150.150
Lợi nhuận / vốn điều lệ % 35
-Nguyên giá tài sản cố định đến cuối kỳ: Để tạo cơ sở vững chắc trong miền Nam cũng như tăng năng lực sản xuất ngoài Bắc thì đầu tư vào tài sản cố định là hợp lý Trong năm 2010, công ty phải đầu tư tương đối nhiều tài sản cố định do trong miền Nam mới chỉ có chi nhánh chưa có lực lượng lao động nòng cốt Mà các máy thi công phục vụ nền móng thường cồng kềnh, khó vận chuyển nên việc chuyển từ Bắc vào Nam là không khả thi Công ty sẽ xõy dựng lực lượng lao động cả về nhõn công và máy móc thiết bị tạo cơ sở vững chắc trong miền Nam đáp ứng được các hợp đồng trong tương lai Các mục tiêu, tiến độ các công trình, công việc chủ yếu trong năm 2011 cần đạt được:
-Đảm bảo hoàn thành xử lý nền đất yếu bằng công nghệ bấc thấm và hút chân không 49.720m 2 tại Kho LPG Lạnh – Thị Vải và 92.936m 2 tại nhà máy
Polyester Đình Vũ – Hải Phòng do Tổng công ty CP xây lắp dầu khí Việt Nam ký hợp đồng;
-Đảm bảo thi công đúng tiến độ công trình cung cấp và thi công bấc thấm 860.000m 2 tại Đầu tư xây dựng kho bãi Container – Vinaline, Hải phòng; đặc biệt với hợp đồng thi công xử lý nền đất yếu bằng công nghệ bấc thấm và hút chõn không mới ký kết được với nhiệt điện Long Phú có giá trị lớn nên việc đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công trình là hết sức quan trọng.