1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vốn kinh doanh và các giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty xi măng hải phòng

87 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vốn Kinh Doanh Và Các Giải Pháp Tài Chính Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Kinh Doanh Tại Công Ty Xi Măng Hải Phòng
Tác giả Phạm Thị Vân Anh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Tài Chính Doanh Nghiệp
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 277,42 KB

Cấu trúc

  • Chương 1: Những lí luận cơ bản về vốn kinh doanh của doanh nghiệp (28)
    • 1.1. Vốn kinh doanh và nguồn hình thành vốn kinh doanh (0)
      • 1.1.1. Khái niệm vốn kinh doanh (0)
      • 1.1.2. Đặc trưng vốn kinh doanh (9)
      • 1.1.3. Quá trình luân chuyển vốn kinh doanh của doanh nghiệp (10)
      • 1.1.4. Nguồn hình thành vốn kinh doanh (11)
    • 1.2. Phân loại vốn kinh doanh (12)
    • 1.3. Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (17)
      • 1.3.1. Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (17)
      • 1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (19)
        • 1.3.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (19)
      • 1.3.3. Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (23)
        • 1.3.3.1 Nhóm các nhân tố khách quan (23)
        • 1.3.3.2. Nhóm các nhân tố chủ quan (24)
      • 1.3.4. Biện pháp chủ yếu tăng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (26)
  • Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức quản lí và sử dụng vốn kinh (68)
    • 2.1. Khái quát chung về công ty xi măng Hải Phòng (28)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty xi măng Hải Phòng (28)
      • 2.1.2. Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính (29)
      • 2.1.3. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí và tổ chức sản xuất của công ty28 1. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí (30)
        • 2.1.3.2. Đặc điểm quá trình sản xuất của công ty (33)
      • 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây (37)
    • 2.2 Thực trạng hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh của công ty (41)
      • 2.2.2 Khái quát về cơ cấu, tình hình biến động vốn và nguồn vốn của công ty năm 2009 (43)
        • 2.2.2.1 Khái quát tình hình cơ cấu và biến động vốn kinh doanh (43)
        • 2.2.2.2 Khái quát tình hình cơ cấu và biến động nguồn vốn kinh doanh (44)
      • 2.2.3 Thực trạng và tình hình tổ chức, sử dụng vốn kinh doanh tại công ty (46)
        • 2.2.3.1 Tình hình quản lí và hiệu quả sử dụng vốn cố định (46)
        • 2.2.3.2 Tình hình quản lí và hiệu quả tổ chức vốn lưu động (50)
      • 2.2.4 Đánh giá tình hình hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh năm 2009 (63)
        • 2.2.4.1 Phân tích các hệ số phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh (63)
        • 2.2.4.2 Những vấn đề đặt ra trong công tác quản lí, sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Xi măng Hải Phòng (65)
  • Chương 3: Một số giảI pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hải Phòng (0)
    • 3.1. Phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty Xi Măng Hải Phòng trong năm 2010 (68)
    • 3.2 Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh (70)
      • 3.2.1 Đầu tư đúng hướng TSCĐ, phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định (70)
      • 3.2.3. Thực hiện quản lí chặt chẽ nợ phải thu, đẩy mạnh công tác thanh toán quyết toán đối với khách hàng (73)
      • 3.2.5 Xác định và đảm bảo lưu lượng tiền mặt một cách hợp lý (77)
      • 3.2.6 Thực hiện tốt việc quảng bá sản phẩm, đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm (78)
    • 3.3 Một số kiến nghị đề xuất với cơ quan nhà nước (80)
      • 3.3.1 Về phía Tổng công ty (80)
      • 3.3.2 Về phía Nhà nước (81)
  • Kết luận (58)

Nội dung

Những lí luận cơ bản về vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Phân loại vốn kinh doanh

Để quá trình quản lý, sử dụng vốn trở nên dễ dàng, thuận lợi và đạt hiệu quả cao, doanh nghiệp cần phải tiến hành phân loại vốn theo các tiêu thức khác nhau tuỳ theo mục đích và loại hình của từng doanh nghiệp Thông thường có những cách phân loại sau:

* Phân loại theo hình thái biểu hiện của vốn : vốn kinh doanh được thành 2 loại là vốn hiện vật và vốn tài chính.

- Vốn hiện vật: là các khoản vốn có hình thái biểu hiện cụ thể bằng hiện vật như: tài sản cố định, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá.

- Vốn tài chính: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như: tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, vốn trong thanh toán, và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, dài hạn, giấy tờ có giá để thanh toán.

* Phân loại theo đặc điểm chu chuyển của vốn : Vốn kinh doanh được chia thành 2 loại: Vốn cố định và Vốn lưu động.

Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền giá trị tài sản cố định, là số vốn đầu tư ứng trước hình thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp, sự vận động của nó luôn gắn liền với sự vận hành và chu chuyển của tài sản cố định Để hiểu về vốn cố định ta đi xem xét trước hết là tài sản cố định.

Tài sản cố định: tài sản cố định là những tư liệu lao động chủ yếu của doanh nghiệp mà theo quy định của nhà nước nó phải thoả mãn 2 tiêu chuẩn:

- Tiêu chuẩn về thời gian: Có thời gian sử dụng từ một năm trở lên.

- Tiêu chuẩn về giá trị: Phải có giá trị lớn, mức giá trị cụ thể được Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế của từng thời kỳ.

Phân loại tài sản cố định thường có những cách thông thường sau:

Phân loại theo hình thái biểu hiện:

+ Tài sản cố định hữu hình: là các TSCĐ được biểu hiện dưới hình thái vật chất cụ thể như: nhà xưởng, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải……

+ Tài sản cố định vô hình: là các tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thường là những khoản chi đầu tư cho sản xuất kinh doanh và phát huy tác dụng trong nhiều kì kinh doanh khác như: chi mua bằng phát minh sáng chế, nhãn hiệu, bản quyền,

Phương pháp phân loại này giúp ta thấy được cơ cấu đầu tư vào tài sản cố định theo hình thái biểu hiện , là căn cứ để quyết định đầu tư dài hạn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư cho phù hợp.

Phân loại theo công dụng kinh tế: chia thành 6 nhóm sau

+ Nhà cửa vật kiến trúc

+ Phương tiện vận tải truyền dẫn

+ Thiết bị dụng cụ quản lí

+ Vườn cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm

Cách phân loại này cho thấy công dụng cụ thể của từng loại TSCĐ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lí sử dụng TSCĐ và tính khấu hao chính xác.

Phân loại theo tình hình sử dụng:

+ TSCĐ đang dùng: gồm tất cả các TSCĐ đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc các hoạt động khác của doanh nghiệp.

+ TSCĐ chưa dùng: gồm tất cả các TSCĐcần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng hiện tại chưa sử dụng đến, đang dự trữ để sử dụng sau này.

+ TSCĐ không cần dùng chờ thanh lí: Gồm tất cả các loại TSCĐ không cần thiết hoặc không phù hợp với yêu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, TSCĐ đã hư hỏng chờ thanh lí nhượng bán.

Cách phân loại này cho thấy mức độ sử dụng hiệu quả các TSCĐ của doanh nghiệp, từ đó có các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. Đặc điểm luân chuyển vốn cố định:

- Trong quá trình tham gia vào hoạt động kinh doanh, vốn cố định chu chuyển giá trị dần dần từng phần và được thu hồi giá trị từng phần sau mỗi chu kỳ kinh doanh.

- Vốn cố định tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh mới hoàn thành một vòng chu chuyển.

Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản cố định bị hao mòn, giá trị của nó được dịch chuyển dần dần từng phần vào giá trị sản phẩm.

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.3.1 Sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là kết quả của tổng thể hàng loạt các biện pháp tổ chức kinh tế, kỹ thuật và tài chính Việc tổ chức đảm bảo kịp thời, đầy đủ vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD là mục tiêu và là yêu cầu khách quan đối với tất cả các doanh nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh

Hiệu quả sử dụng vốn được lượng hoá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để tiến hành sản xuất kinh doanh Kết quả thu được càng cao so với chi phí vốn bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao Do vậy bất kỳ doanh nghiệp nào muốn đạt được mục tiêu tăng trưởng và tối đa hoá giá trị doanh nghiệp cần phải đặt vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lên hàng đầu.

Việc nâng cao hiệu quả sử dụng VKD đang trở nên rất cấp thiết đối với các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay Sự cần thiết này xuất phát từ những lý do sau:

- Xuất phát từ vị trí, vai trò của vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Vốn là tiền đề, là xuất phát điểm của mọi hoạt động kinh doanh Vốn quyết định quy mô đầu tư, mức độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và quyết định cả thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp Thực tế đã chứng minh, không ít những doanh nghiệp có khả năng về nhân lực, có cơ hội đầu tư nhưng thiếu khả năng tài chính mà đành bỏ lỡ cơ hội kinh doanh Với vai trò đó, việc sử dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng VKD trở thành đòi hỏi rất cấp thiết đối với mọi doanh nghiệp.

- Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp

Mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận Trong đó vốn kinh doanh là yếu tố quan trọng trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, do vậy vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh có ý nghĩa quyết định tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn không chỉ mang lại lợi ích trước mắt cho doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa lâu dài với sự phát triển của doanh nghiệp Khi đồng vốn được sử dụng hiệu quả cũng đồng nghĩa với doanh nghiệp làm ăn có lãi, bảo toàn và phát triển được vốn Đó chính là cơ sở để doanh nghiệp tiến hành tái sản xuất cả chiều rộng và chiều sâu.

- Xuất phát từ thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng VKD trong các doanh nghiệp.

Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay đã gây ra nhiều áp lực cho doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh: áp lực về giá cả, áp lực tiêu thụ, áp lực cạnh tranh… Do vậy việc quản lí và sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua được những thách thức của nền kinh tế thị trường Tuy nhiên thói quen nếp nghĩ về một thời bao cấp được tài trợ toàn bộ về vốn trong mọi lúc cần thiết đã khiến cho một số doanh nghiệp gặp không ít những khó khăn trong quản lí vốn Như vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để quản lí vốn được hiệu quả, làm gia tăng lợi nhuận.

- Xuất phát từ ý nghĩa đối với xã hội

Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sẽ góp phần tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế.

1.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

1.3.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

 Chỉ tiêu vòng quay toàn bộ vốn

Vòng quay toàn bộ vốn =

Chỉ tiêu này phản ánh trong kì vốn kinh doanh cảu doanh nghiệp quay được bao nhiêu vòng.

 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trước lãi vay và thuế trên vốn kinh doanh

Lợi nhuận trước lãi vay và thuế

Tỷ suất lợi nhuận VKD =

Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng sinh lời của một đồng vốn kinh doanh, không tính đến ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp và nguồn gốc vốn kinh doanh.

 Tỷ suất lợi nhuận vốn kinh doanh

Lợi nhuận trước ( sau thuế )

Tỷ suất lợi nhuận VKD =

Chỉ tiêu này phản ánh mỗi đồng VKD bình quân sử dụng trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế ( sau thuế ).

 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sỏ hữu bình quân trong kì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu. Để có thể đưa ra những đánh giá hiệu quả sử dụng VKD của một doanh nghiệp thì cần phải xem xét trên cơ sở phân tích kết hợp các chỉ tiêu.

1.3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định

 Hiệu suất sử dụng vốn cố định:

Hiệu suất sử dụng VCĐ =

Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu bán hàng trong kì.

 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kì

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định trong kì tham gia tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần Thông qua chỉ tiêu này cũng cho phép đánh giá trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.

 Tỷ suất lợi nhuân vốn cố định

Lợi nhuận trước ( sau ) thuế

Tỷ suất lợi nhuận VCĐ =

VCĐ bình quân trong kì

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định tham gia trong kì có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế thu nhập doanh nghiệp.

 Hệ số hao mòn tài sản cố định

Số tiền khấu hao luỹ kế

Hệ số hao mòn TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ tại thời điểm đánh giá

Hệ số này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mức độ hao mòn càng cao và ngược lại.

 Hệ số trang bị TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kì

Hệ số trang bị TSCĐ =

Số lượng công nhân trực tiếp sản xuất

Hệ số này phản ánh mức độ trang bị TSCĐ cho một công nhân sản suất trực tiếp.

 Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ

Hiệu suất sử dụng TSCĐ =

Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kì

 Kết cấu TSCĐ của doanh nghiệp

Phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa giá trị từng nhóm, từng loại TSCĐ trong tổng số giá trị TSCĐ của doanh nghiệp tại thời điểm đánh giá Chỉ tiêu này giúp doanh nghiệp đánh giá được mức độ hợp lí trong cơ cấu TSCĐ được trang bị ở doanh nghiệp.

1.3.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

 Chỉ tiêu vồng quay vốn lưu động

VLĐ bình quân trong kì

Chỉ tiêu này phản ánh trong kì vốn lưu động quay được mấy vòng.

 Chỉ tiêu kì luân chuyển vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân để vốn lưu động thực hiện được một lần luân chuyển (hay là độ dài thưòi gian một vòng quay của vốn lưu động trong kì).

 Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động

Lợi nhuận trước ( sau) thuế

Tỷ suất lợi nhuân VLĐ =

VLĐ bình quân trong kì

Chỉ tiêu này phản ánh trong kì một đồng VLĐ tham gia vào quá trình kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước (sau) thuế.

 Chỉ tiêu kết cấu vốn lưu động

Phản ánh kết cấu vốn lưu động theo các tiêu thức phân loại khác nhau.Việc xem xét kết cấu VLĐ nhằm đánh giá mức phù hợp của cơ cấu để từ đó phát hiện những điểm không hợp lí của cơ cấu và có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

1.3.3 Các nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh.

1.3.3.1 Nhóm các nhân tố khách quan

Thực trạng công tác tổ chức quản lí và sử dụng vốn kinh

Khái quát chung về công ty xi măng Hải Phòng

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty xi măng Hải Phòng

Công ty Xi Măng Hải Phòng là doanh nghiệp nhà nước đơn vị thành viên, hạch toán độc lập thuộc tổng công ty Xi Măng Việt Nam được thành lập theo quyết định số 353/BXD-TCLD ngày 09/08/1993 của Bộ Trưởng bộ Xây Dựng, đăng ký kinh doanh số 108194 ngày 15/09/1993 của Trọng tài kinh tế nhà nước thành phố Hải Phòng.

 Tên công ty : Công Ty Xi Măng Hải Phòng.

 Trụ sở: Tràng Kênh- Minh Đức- Thủy Nguyên- Thành phố Hải Phòng.

 Giấy phép đăng kí kinh doanh: số 108194 ngày 15/09/1993.

 Nhãn hiệu : Con rồng vàng.

 TK : 710A.00328 Ngân hàng công thương Hải Phòng.

 Vốn điều lệ: 79.611 tỷ VNĐ.

Công ty Xi Măng Hải Phòng với tiền thân là nhà máy Xi Măng Hải Phòng được khởi công xây dựng ngày 25 tháng 12 năm 1899 tại vùng đất Ngã ba sông Cấm và Kênh Đào Hạ Lý Hải Phòng Đây chính là nhà máy Xi Măng lớn đầu tiên tại Đông Dương được người Pháp khởi công xây dựng. Trong thời kỳ Pháp thuộc Xi Măng Hải Phòng là cơ sở duy nhất ở Đông Dương sản xuất xi măng phục vụ cho chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Trải qua nhiều năm phấn đấu và có sự giúp đỡ của các nước xi măng Hải Phòng đã trở thành một nhà máy xi măng có tên tuổi, liên tục đổi mới và xây dựng thêm các dây chuyền lò quay phục vụ sản xuất Theo quyết định của nhà nước tháng 8 năm 1993 , nhà máy Xi Măng Hải Phòng với số vốn điều lệ là 79.611 triệu sáp nhập với ngành nghề sản xuất, kinh doanh xi măng , vận tải , sửa chữa, khai thác đá.

2.1.2 Lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính

- Nhiệm vụ, chức năng hoạt động: sản xuất cung ứng xi măng và khai thác đá.

- Sản phẩm chính và chủ yếu của công ty : chuyên sản xuất xi măng Porland PCB30, PCB40, đạt tiêu chuẩn Việt Nam với biểu tượng “con rồng xanh” phục vụ cho các công trình xây dựng dân dụng.

- Xi măng trắng PC30W-1 với biểu tượng con rồng xanh vờn trên quả cầu dùng làm vật liệu trong trang trí nội thất.

- Bên cạnh đó còn có sản phẩm phụ tiêu thụ trong nội bộ ngành: vật liệu và các bán sản phẩm, phụ gia.

2.1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí và tổ chức sản xuất của công ty

2.1.3.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lí

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Xi Măng Hải Phòng được chia thành hai cấp quản lý: Bao gồm Ban giám đốc và các phòng chức năng riêng Tổ chức bộ máy quản lý được thể hiện rõ qua sơ đồ 1 “ Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Xi Măng Hải Phòng” cụ thể như sau:

Cơ cấu bộ máy quản lý:

- Giám đốc: Chỉ đạo chung mọi hoạt động của công ty: trực tiếp phụ trách các lĩnh vực: công tác tổ chức nhân sự, lao động tiền lương, công tác tài chính kế toán và nội chính Đồng thời trực tiếp phụ trách các đơn vị như: phòng tổ chức lao động, phòng kế toán tài chính và văn phòng.

- Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật cơ điện khí : thay mặt giám đốc điều hành toàn công ty khi Giám đốc đi vắng, phụ trách lĩnh vực an toàn lao động môi trường, vật tư, bảo vệ, quân sự, phòng chống cháy nổ, phòng chống bão lụt, kèm cập và nâng bậc cho công nhân Chịu trách nhiệm về công tác sửa chữa duy trì và bảo dưỡng máy móc, thiết bị nhà cửa kiến trúc

Trực tiếp phụ trách các đơn vị: phòng kỹ thuật cơ điện; phòng an toàn môi trường, vật tư; tổng kho vật tư – thiết bị ; bảo vệ quân sự, xưởng cơ khí; xưởng điện tự động hóa; xưởng nước sửa chữa công trình.

- Phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực kỹ thuật công nghệ sản xuất xi măng: trực tiếp chỉ đạo, lãnh đạo duy trì hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và xây dựng hệ thống quản lý môi trường ISO 14001-2004 Đồng thời trực tiếp phụ trách các đơn vị: Phòng kỹ thuật công nghệ; phòng thí nghiệm KCS; phòng điều hành trung tâm; xưởng mỏ; xưởng lò và xưởng nguyên liệu.

- Giám đốc phụ trách lĩnh vực kinh doanh: trực tiếp phụ trách các phòng kinh doanh; phòng tiêu thụ (chi nhánh Thái Bình); xưởng nghiền đóng bao.

- Phó giám đốc phụ trách đầu tư xây dựng: trực tiếp phụ trách các đơn vị ban quản lý dự án.

+ Phòng kế hoạch: xây dựng kế hoạch sản xuất,tiêu thụ sản phẩm cho công ty.

+ Phòng kinh doanh: Tiếp cận và tìm hiểu thị trường đồng thời giúp phòng kế hoạch xây dựng các kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, ký kết hợp đồng với khách hàng.

+ Phòng tài chính kế toán :Xây dựng kế hoạch tài chính, tổ chức triển khai sử dụng vốn, kiểm tra, kiểm soát tình hình tài chính của công ty.

+ Phòng KCS: Tổ chức theo dõi kiểm tra chất lượng sản phẩm và khiếu nại về sản phẩm.

+ Phòng vật tư: Theo dõi tình hình sử dụng cung ứng vật tư cho toàn công ty.

+ Văn phòng: Giải quyết các công việc mang tính chất hành chính.

Sơ đồ 1: Mô hình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Xi

Phòng kế toán tài chính

Kế toán các xí nghiệp phụ thuộc

Kế toán ban quản lý dự án

Cơ cấu bộ máy tổ chức kế toán được thể hiện theo sơ đồ 2:

Sơ đồ 2 : Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình tập trung Tất cả quá trình hạch toán và lên báo cáo đều được thực hiện ở tại phòng kế toán tài tổng hợp tại công ty Tại phân xưởng các nhân viên thống kê chỉ được thực hiện thu thập chứng từ, lập một số báo cáo nhất định rồi chuyển lên phòng kế toán tài chính.

2.1.3.2 Đặc điểm quá trình sản xuất của công ty

* Đặc điểm quy trình công nghệ

Công ty Xi Măng Hải Phòng với hình thức hoạt động là sản xuất - kinh doanh xi măng với đầy đủ các chủng loại: như xi măng PCB 30, PCB 40 dùng cho công trình dân dụng và loại xi măng trắng PCBW-1 dùng cho trang trí nội thất, các loại xi măng đặc biệt khác theo đơn đặt hàng Để đạt được tiêu chuẩn chất lượng cho các chủng loại sản phẩm này công ty đã luôn cố gắng đổi mới máy móc, trang thiết bị, áp dụng dây chuyền công nghệ mới nhất vào sản xuất.

Sau khi nhà máy mới được xây dựng và đi vào hoạt động, công ty Xi măng Hải Phòng đã và đang sử dụng dây chuyền công nghệ của Đan Mạch theo phương pháp lò quay khô do nhà chế tạo nổi tiếng bậc nhất ở Đan Mạch Fel.Smith chế tạo Đây cũng chính là dây chuyền công nghệ vào loại tiên tiến nhất trên thế giới, có tỉ suất đầu tư cao hơn của Trung Quốc, giảm tiêu hao năng lượng (đốt ít than, tiêu hao điện năng thấp), thân thiện với môi trường, tự động hoá cao, sức con người được giải phóng.

Với quy trình công nghệ này mọi hoạt động từ điều khiển máy nghiền, máy đá, lò nung … đều được kiểm soát, điều khiển qua màn hình vi tính dưới sự giám sát của các kỹ thuật viên.

Hoạt động sản xuất của công ty được tổ chức theo từng phân xưởng dưới các phân xưởng được bố trí thành các tổ đội nhỏ cụ thể như sau:

+ 4 phân xưởng sản xuất chính: Phân xưởng máy đá, Phân xưởng than mịn, Phân xưởng lò nung, Phân xưởng nghiền đóng bao.

+ 4 Phân xưởng sản xuất phụ trợ: Phân xưởng cơ khí, Phân xưởng động lực, Phân xưởng lắp ráp, Phân xưởng sửa chữa công trình.

+ Bộ phận phục vụ mang tính sản xuất: Tổng kho, Kho sản phẩm

Quy trình công nghệ sản xuất của công ty. Đá vôi được khai thác từ Tràng Kênh có kích thước 250-300 được nghiền nhỏ thành cỡ hạt 20-25mm rồi chuyển đến két chứa của nhà bùn từ sông Cấm cùng đất sét và quặng nghiền nhỏ, điều chế trộn ướt có độ ẩm từ36-38% thành bùn pate Qua hệ thống bùn pate đúng tiêu chuẩn chế tạo mới cung cấp cho lò nung.

Thực trạng hiệu quả tổ chức sử dụng vốn kinh doanh của công ty

2.2.1 Những khó khăn và thuận lợi trong hoạt động kinh doanh của công ty xi măng Hải Phòng

* Những thuận lợi của công ty:

Công ty xi măng HP là công ty sản xuất xi măng lâu năm ở Việt Nam, do vậy công ty đã sẵn có những thuận lợi sau:

 Với bề dày lịch sử 110 năm tồn tại và phát triển công ty đã tích lũy được những kinh nghiệm quý báu trong công tác tổ chức và quản lí sản xuất kinh doanh Đồng thời sản phẩm của công ty đã được nhiều người tin dùng, có uy tín trên thị trường.

 Máy móc trang thiết bị và công nghệ mà công ty đang sử dụng thuộc vào loại công nghệ cao Công ty đã chú trọng đổi mới công nghệ dây chuyền sản xuất (chuyển sang nhà máy mới) để nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí và quan trọng hơn là giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất xi măng tạo ra

 Lực lượng lao động dồi dào Công ty có đầy đủ những cán bộ , công nhân và phương tiện để đáp ứng nhu cầu sản xuất xi măng Đội ngũ lao động đã lâu năm có kinh nghiệm trong nghề Mức sống của cán bộ công nhân viên cũng tương đối tốt và ổn định.

 Hiện nay cơ chế quản lí đối với doanh nghiệp nhà nước đã thông thoáng hơn Công ty hoàn toàn tự chủ trong việc tìm nguồn vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh và có thể thay đổi cơ cấu vốn cho phù hợp với nhu cầu hoạt động của công ty Các tài sản không đem lại hiệu quả sản xuất nữa, các tài sản không sử dụng được nữa công ty có thể thanh lí nhượng bán để giải phóng vốn.

 Công ty đã có thị trường tiêu thụ rộng rãi ở 6 tỉnh thành trong cả nước với các chi nhánh: Thái Bình, Hải Phòng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Lào Cai…

* Những khó khăn của công ty

 Lao động trình độ đại học tại chức chuyên môn không cao, lao động tay nghề cao, người có trình độ và kinh nghiệm thì bỏ việc Đây là một lí do làm cho thực trạng công ty thường xuyên phải thuê người nước ngoài làm chuyên gia và phải thuê ngoài sửa chữa lớn.

 Trong điều kiện cơ chế thị trường mở rộng như hiện nay, công ty phải chịu nhiều áp lực từ phía thị trường như áp lực cạnh tranh lớn trong nước và ngoài nước.

 Thị trường công ty bao gồm cả thị trường miền Nam nhưng cước phí vận chuyển rất đắt, do vậy ảnh hưởng tới giá thành của công ty, giảm lợi nhuận, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh, không mang tính cạnh tranh về giá.

 Trong năm đã có những sự tăng giá một số mặt hàng đầu vào phục vụ sản xuất như: Than, điện xăng, quặng bôxit làm chi phí sản xuất của công ty năm nay cao hơn năm trước, đẩy giá thành lên cao hơn.

 Công ty Xi Măng Hải Phòng là doanh nghiệp nhà nước, do vậy vẫn ẩn chứa trong đó những nhược điểm của một doanh nghiệp nhà nước như: trình độ quản lí còn mang tính chủ quan, lãng phí về nhân lực từ đó làm tăng chi phí và giá thành sản xuất Người ta ước tính rằng với công nghệ hiện đại như xi măng Hải Phòng hiện nay thì cả dây chuyền công nghệ chỉ cần tới 4 người vận hành tự động hóa toàn bộ nhà máy

2.2.2 Khái quát về cơ cấu, tình hình biến động vốn và nguồn vốn của công ty năm 2009

2.2.2.1 Khái quát tình hình cơ cấu và biến động vốn kinh doanh Để đưa ra đánh giá khái quát về tình hình biến động vốn kinh doanh ta đi xem xét bảng 2: Cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh

Nhìn chung tổng tài sản cuối năm 2009 đã giảm so với đầu năm về số tuyệt đối là 176,170,712,147 đồng, tỷ lệ giảm 5.57% Điều này cho thấy rõ ràng trong năm 2009 công ty đã giảm quy mô vốn kinh doanh Tổng tài sản giảm đi là do cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn đều giảm

Tài sản ngắn hạn giảm về số tuyệt đối là 88,171,383,092 đồng tương ứng với mức giảm 13.81% Khoản mục này giảm chủ yếu là do các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn giảm mạnh trong năm, cụ thể là giảm 262,000,000,000 đồng với mức giảm 98.13%, đồng thời tiền cũng giảm 10,326,805,904 đồng tỷ lệ giảm tương ứng là 20.52% Trong đó biến động của các khoản mục còn lại đều tăng Đầu năm ĐTTCNH chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản ngắn hạn, do vậy xu hướng biến động mãnh liệt của ĐTTCNH sẽ quyết định tới xu hướng của tài sản ngắn hạn Trong năm công ty đã chủ động thực hiện thu hẹp quy mô hoạt động đầu tư tài chính ngắn hạn.

Tài sản dài hạn giảm số tuyệt đối 87,999,329,055 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 3.48%, nguyên nhân chính là do khoản mục tài sản cố định và ĐTTC dài hạn đều giảm Tỷ trọng tài sản cố định chiếm xấp xỉ 98% trong tổng tài sản dài hạn, do vậy biến động của tài sản cố định quyết định tới sự biến động của tài sản dài hạn.

Tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn không có biến động lớn giữa cuối năm với đầu năm Tỷ trọng tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng xấp xỉ 80% trong tổng tài sản Đây là cơ cấu nguồn vốn phổ biến của các doanh nghiệp sản xuất xi măng do tính chất sản xuất dài hạn đặc thù của ngành.

2.2.2.2 Khái quát tình hình cơ cấu và biến động nguồn vốn kinh doanh

Một số giảI pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty Xi Măng Hải Phòng

Phương hướng nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của công ty Xi Măng Hải Phòng trong năm 2010

Các mục tiêu kinh doanh chủ yếu năm 2010

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2009 Kế hoạch năm

Giá trị tổng sản lượng clinker Ngđ 407,059,33

Giá trị tổng sản lượng xi măng Ngđ 610,589,00

Tổng doanh thu BH và

2 1,307,227,411 37.00% Lợi nhuận trước thuế Ngđ 67,041,420 100,186,698 49.44% Mức nộp ngân sách Ngđ 6,722,992 12,523,337 86.28%

Thu nhập bq 1 người Nđ/ng/ tháng 3,952 5,915 49.67% Đối với xi măng xuất khẩu: Hướng tới nhận các hợp đồng xuất khẩu,huy động tối đa năng lực của nhà máy để đáp ứng khoảng 350.000 tấn.

Tăng năng lực sản xuất xi măng và chất lượng sản phẩm, duy trì nâng cao hiệu quả hệ thống quản lí chất lượng ISO 9001: 2000.

Một số giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh

3.2.1 Đầu tư đúng hướng TSCĐ, phát huy tối đa công suất máy móc thiết bị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Trong công tác đầu tư TSCĐ

Trong những năm tiếp theo công ty cần đầu tư vào một số thiết bị mới để nâng cao năng lực sản xuất, tiết kiệm chi phí sản xuất và tiết kiệm thời gian Sau đây là một số các biện pháp cụ thể :

 Công ty thực hiện phương pháp đo mớn trong quá trình nhập kho nguyên vật liệu Cách xác định này không những không chính xác mà còn dễ tạo ra kẽ hở cho những cán bộ nhập kho không trung thực Theo em công ty nên thay đổi phương pháp làm truyền thống này Trên thị trường hiện nay đã có nhiều loại những kênh băng định lượng giúp xác định lượng hàng hoá về nhập kho Sử dụng thiết bị này có những điểm lợi sau:

+) Đo lường chính xác hơn về số lương nguyên vật liệu về nhập kho, sai số của thiết bị này chỉ từ 3%-5%, hạn chế được nhược điểm không chính xác của cách làm truyền thống

+) Hạn chế thời gian và công sức của cả hai bên mua hàng và bán hàng trong quá trình chuyển hàng.

+) Hạn chế được những ý muốn chủ quan ăn bớt nguyên vật liệu của những cá nhân không trung thực.

Tuy nhiên khi sử dụng loại kênh băng này sẽ phát sinh thêm các chi phí về đầu tư mới, tiêu hao sản xuất phục vụ kênh băng hoạt động, chi phí bảo dưỡng,…Công ty cần có những đánh giá chuyên môn kĩ thuật về các yếu tố này để quyết định đầu tư cho phù hợp.

 Công ty đang sử dụng loại máy nghiền bi trong quá trình sản xuất tuy nhiên theo em biết trên thị trường và cả thế giới đang có xu hướng chuyển sang sử dụng loại máy nghiền đứng Theo em công ty nên đổi mới loại thiết bị này theo xu hưóng thế giới vì loại máy nghiền đứng tiêu hao điện năng tiết kiệm hơn máy nghiền bi Nó sẽ tiết kiệm chi phí hơn từ đó mà nâng cao hiệu suất sử dụng VCĐ của công ty.

Trong công tác quản lí, sử dụng TSCĐ

 Phương pháp khấu hao mà công ty áp dụng là phương pháp khấu hao đường thẳng cho mọi loại tài sản cố định hữu hình Phương pháp này có ưu điểm là thuận tiện cho việc quản lí và tính toán Theo em các loại tài sản cố định khác nhau chịu những hao mòn khác nhau nên sử dụng phương pháp khấu hao đường thẳng sẽ không phản ánh thực chất những hao mòn của từng tài sản cố định trong chu kì sản xuất Theo em nên thay đổi như sau: đối với các máy móc thiết bị nên sử dụng phương pháp khấu hao theo năng suất thiết bị vì các máy móc này trực tiếp liên quan tới việc sản xuất ra sản phẩm, đối với các thiết bị quản lí chịu ảnh hưởng nhanh chóng của sự tiến bộ khoa học công nghệ nên áp dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh.

 Công ty xi măng Hải Phòng là doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng, do vậy luôn cần phải có dự trữ vật tư về TSCĐ để thực hiện thay thế khi cần thiết Cách quản lí của công ty trong vấn đề này là luôn thực hiện mua hàng với các nhà cung cấp nước ngoài Nhưng công ty chỉ đặt hàng mua khi cần thay thế, sửa chữa thực tế xảy ra, như vậy có thể làm gián đoạn quá trình sản xuất nếu thiết bị đó đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất Theo em công ty nên thực hiện đặt hàng trước với nhà cung cấp, khi nào cần thay thế thiết bị vật tư nào thì mới yêu cầu giao hàng Với một số loại vật tư có trị giá nhỏ hơn 100 triệu có thể chấp nhận thực hiện nhập kho, lưu kho.

 Trong năm 2009 công ty đã thực hiện tốt công tác phân loại TSCĐ lạc hậu để tiến hành thanh lí thu hồi vốn để tái đầu tư TSCĐ Vì vậy trong những năm tới công ty nên tiếp tục đẩy mạnh phân loại, xác định số TSCĐ sử dụng kém hiệu quả để thanh lí giải phóng vốn Cụ thể cần xem xét tới một số các máy nghiền đá, máy trộn tổng hợp…

 Cần đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá TSCĐ, với các loại vật tư và thiết bị nhỏ khi sử dụng hết chu kì bảo dưỡng và chu kì hao mòn thì nên được thay thế Tuy nhiên trên thực tế công ty không chú ý tới chu kì này, theo em công ty nên đề nghị nhà cung cấp đưa ra các khuyến cáo cụ thể về bảo dưỡng, sửa chữa thay thế các loại tài sản này.

3.2.2 Thực hiện quản lí chặt chẽ hàng tồn kho và nâng cao tính chính xác của công tác dự báo

Trong năm vừa qua lượng dự trữ hàng tồn kho rất lớn đã làm giảm hiệu quả sử dụng hàng tồn kho của công ty so với năm 2008 Trong đó lượng hàng tồn kho này lại chủ yếu là nguyên liệu vật liệu Sau đây là một số các giải pháp nhằm góp phần quản lí hàng tồn kho:

 Đẩy mạnh tính chính xác công tác dự báo biến động ngoại tệ của công ty Trên thực tế biến động ngoại tệ là rất khó lường và dự báo chính xác Công ty nên thu thập thông tin có tính lịch sử về biến động ngoại tệ đồng thời liên hệ và hỏi tư vấn một số nhà dự báo ngoại tệ để công tác dự báo giảm được sự sai số đáng kể.

 Để ý trong hàng tồn kho có chỉ tiêu hàng hoá chính là các xi măng bao công ty nhập ngoài về để bán làm tăng sản lượng tiêu thụ Qua tìm hiểu thực tế giá nhập loại xi măng trên cao hơn giá thành toàn bộ của công ty sản xuất ra tới xấp xỉ 95.000 đồng/tấn trong khi giá bán sản phẩm trên 1tấn xấp xỉ 110.000 đồng Như vậy phần lãi thu được từ loại xi măng này là xấp xỉ 15.000 đồng (sau khi trừ đi chi phí mua hàng) Để hạn chế việc nhập hàng hoá này mà sản lượng sản xuất ra không đổi vẫn đạt được kế hoạch chỉ tiêu của nhà nước thì công ty cần nâng cao công suất thực tế của máy móc thiết bị Hiện tại nhà máy chỉ mới hoạt động 80% công suất thiết kế, hạn chế thời gian ngưng nghỉ của máy móc thiết bị Từ đó nâng cao được năng suất sản xuất, nâng cao sản lượng sản xuất, hạn chế nhập kho hàng hoá công ty cùng ngành để tăng lợi nhuận thu được.

 Công ty nên kiểm kê đánh giá lại toàn bộ các loại vật tư tồn tại trong kho, thực hiện nhanh chóng việc hoàn thiện và đồng bộ thống nhất hệ thống mã vật tư từ đơn vị sử dụng lên đơn vị quản lí Đồng thời thực hiện phân chia, ngăn kho với từng loại vật tư, thực hiện sắp xếp khoa học và có sơ đồ lưu kho cụ thể để kiểm soát vật tư dễ dàng hơn.

3.2.3 Thực hiện quản lí chặt chẽ nợ phải thu, đẩy mạnh công tác thanh toán quyết toán đối với khách hàng

Trong năm tình hình quản lí các khoản phải thu đã có những biểu hiện không tốt, vòng quay khoản phải thu giảm, kì thu tiền trung bình tăng, tốc độ tăng của doanh thu chỉ bằng 1/3 tốc độ tăng của khoản phải thu khách hàng Sau đây là một số các giải pháp nhằm cải thiện tình hình quản lí khoản phải thu:

 Xuất phát từ chủ quan công ty trong quá trình thanh toán quyết toán với các khách hàng chưa thực sự cương quyết Đối với các nhà phân phối thường xuyên như các công ty TNHH Long Trọng, công ty

Ngày đăng: 17/07/2023, 07:21

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Giáo trình tài chính doanh nghiệp – Chủ biên: PGS.TS. Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển – Nhà xuất bản Tài Chính năm 2008 Khác
2. Giáo trình kế toán tài chính – Chủ biên: GS.TS. Ngô Thế Chi, TS. Trương Thị Thuỷ – Nhà xuất bản Tài Chính năm 2008 Khác
3. Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp – Nhà xuất bản Tài Chính 4. www. ximanghaiphong .com.vn/ Khác
5. www.doanhnghiep24h.hoaphuongdo.vn/ Khác
7. Tạp chí nghiên cứu khoa học Học Viện Tài Chính Khác
8. Một số luận văn tốt nghiệp cùng đề tài khác Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w