Kinh nghiệm của Trung Quốc: 43 1.5.2 Kinh nghiệm của Philippine 44 1.5.3 Kinh nghiệm của Thái Lan 45 1.5.4 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 46 Chương 2: Thực trạng phát triển thị trường Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam 50 2.1 Thực trạng thị trường và thương mại hàng TCMN thế giới
Là một nước có bề dày lịch sử vê sáng tạo và phát triển các sản phẩm TCMN, Trung Quốc đã rất quan tâm đến việc đẩy mạnh sản xuất và phát triển thị trường XK các sản phẩm TCMN Trung Quốc đã có những chính sách hỗ trợ xuất khẩu, cho nên giá các sản phẩm TCMN của Trung Quốc thường rẻ hơn nhiều so với giá của các nước khác Bên cạnh đó, Trung Quốc đã thành công trong việc sử dụng Hoa kiều để làm cầu nối mở rộng thị trường và nâng cao kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN vào thị trường Mỹ và các nước khác.
Họ đã hiểu rằng muốn bán được hàng TCMN vào Mỹ cần phải có các kênh phân phối tốt Vì thế họ đã tận dụng được trí tuệ, kinh nghiệm kinh doanh, xây dựng được các kênh phân phối với doanh nhân Hoa kiều Ngoài ra Trung Quốc cũng đã tập trung đầu tư và hình thành được các trung tâm làng nghề Ở đây đã có sự kết hợp rất hài hòa và chặt chẽ giữa "làng nghề", "nghề làng" và du lịch văn hoá truyền thống Điều đó đã tạo ra những địa chỉ thu hút khách du lịch, để rồi một mặt, đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu tại chỗ, mặt khác, tăng cường được công tác tuyên truyền, quảng bá cho sản phẩm của các làng nghề.
Nhận thức rõ được vai trò của Hội chợ, triển lãm với việc phát triển thị trường xuất khẩu hàng TCMN, Trung Quốc đã rất quan tâm, giúp đỡ các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước Một kinh nghiệm nữa của Trung Quốc là hội các làng nghề rất được chú ý Các thương nhân thường rất đoàn kết với nhau trong kinh doanh Họ Ýt khi bán phá giá và thường nương tựa giúp đỡ nhau.
Hàng năm trên thế giới có rất nhiều các lễ hội khác nhau ở các quốc gia khác nhau Lấy mục đích phục vụ các lễ hội của các nước trên thế giới làm hướng đi quan trọng để thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN, Philippine đã thành lập Hiệp hội các nhà sản xuất và xuất khẩu hàng trang trí phục vụ lễ hội và Noel Chính phủ Philippine cũng đã có nhiều biện pháp thông qua các tổ chức xúc tiến thương mại như Vụ xúc tiến thương mại và xuất khẩu, Trung tâm thiết kế mẫu và phát triển sản phẩm để giúp đỡ và phát triển các hoạt động này Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh hàng TCMN của Philippine có thể được hỗ trợ về vốn, phát triển kỹ thuật, cải tiến mẫu mã sản phẩm, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường và giới thiệu bạn hàng.
1.5.3 Kinh nghiệm của Thái Lan
Thái Lan rất chú trọng đến công tác đào taọ những người thợ sản xuất hàng TCMN và cho đây là mấu chốt của vấn đề Theo họ, có những người thợ giỏi có tay nghề, có khả năng sáng tạo mẫu mã cho sản phẩm thì sẽ có những sản phẩm hấp dẫn với chất lượng cao Chính vì thế, Thái Lan đã có nhiều trung tâm đào tạo nghề TCMN Gần đây Chính phủ Thái Lan cũng đã quyết định đưa chương trình dạy nghề TCMN vào đào tạo trong các trường phổ thông Năm 2001, Chính phủ Thái Lan đã triển khai dự án “Một làng, một sản phẩm” với mục tiêu hướng nhiều nguồn lực và sự chú ý hơn đến xúc tiến những sản phẩm và dịch vụ đặc thù địa phương Dự án được coi nh một chiến lược tạo ra thu nhập bình đẳng hơn cho người dân nông thôn ở mọi làng quê trên đất nước Thái Lan Dựa trên đặc điểm và thế mạnh của mình, từng làng sẽ chọn và phát triển một sản phẩm đặc thù có chất lượng Để chính sách quốc gia này thực sự có tính toàn diện, hầu hết các bộ ngành chủ chốt trong nước tham gia vào dự án Để dự án hoạt động có hiệu quả và phát huy được tính tự chủ của địa phương, Chính phủ đã xây dựng cơ chế thực hiện dự án có sự phân định rõ trách nhiệm, nhấn mạnh đến vai trò đề ra và điều phối chính sách của chính phủ và vai trò tự quản và thực thi của cấp địa phương trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến sự tham gia của mọi tầng lớp nhân dân
Theo chức năng được phân định rõ ràng trong dự án, Bộ Thương mại của Thái Lan có vai trò đặc biệt trong việc tiêu thụ các sản phẩm dự án Bộ Thương mại phụ trách phân loại đối tượng sản xuất theo tiềm năng thị trường bao gồm nhóm có khả năng XK, nhóm tiêu thụ trong nước và nhóm chỉ tiêu thụ ở địa phương Hình thành những mắt xích liên kết giữa các thị trường địa phương và thị trường nước ngoài, phát triển các kênh thị trường hiện tại, tìm ra những thị trường mới và theo dõi các xu hướng thị trường mới Bộ Thương mại là một trong những Bộ chủ chốt trong chiến lược thương mại điện tử của Thái Lan, giúp mở rộng tiêu thụ sản phẩm dự án Ngoài ra, Bộ Thương mại thực hiện việc phát triển marketing chiến lược cũng như đào tạo nguồn nhân lực cho các làng, các quận và tỉnh Về tổng thể, những chính sách ưu tiên hàng đầu của Thái Lan cho dù án này bao gồm: ân hạn nợ ba năm cho nông dân; lập quỹ 1 triệu baht cho từng làng nghề trong đó vốn ngân sách cấp là 70 tỷ Baht; xây dựng mạng Internet www.thaitambon.com để giúp cộng đồng dân cư sử dụng thương mại điện tử
Dự án này có một mục tiêu cụ thể là kích cầu trong nước Ngoài ra, trên thực tế, một sản phẩm hay một nhà kinh doanh không thể thành công trên thương trường quốc tế nếu họ chưa nắm bắt được thị trường trong nước.Chính vì vậy, những đánh giá bước đầu về hiệu quả của dự án đã đề ra chương trình hành động bao gồm việc thực hiện chiến dịch marketing ở cấp quốc gia và quốc tế, đàm phán các hợp đồng kinh doanh; hình thành các kênh phân phối dựa trên sự phối hợp giữa các cửa hàng bách hoá và các trạm xăng để thiết lập các “khu vực một làng, một sản phẩm”
1.5.4 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước cho thấy, Trung Quốc, Philippine và Thái Lan là ba nước có sự tương đồng đối với Việt Nam ở trình độ phát triển và nền kinh tế còn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp. Kinh nghiệm của 3 nước trên chỉ ra một số khía cạnh có thể xem xét để đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm nói chung và phát triển thị trường XK hàng TCMN nói riêng ở Việt Nam.
- Cần xây dựng chiến lược cấp quốc gia có sự phối hợp của nhiều cấp và nhiều thực thể trong xã hội về phát triển các làng nghề trong đó nhấn mạnh đến những làng nghề truyền thống Chiến lược này cần gắn liền với những kế hoạch phát triển kinh tế xã hội khác và đặc biệt là những sáng kiến thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) Gần 80% dân số Việt Nam sống dựa vào nghề nông nhưng thực tế, ở hầu khắp các miền của đất nước đều tồn tại các nghề phụ giúp người nông dân kiếm sống vào thời kỳ nông nhàn Thái Lan và Trung Quốc đều nhận ra thực tế này ở nước mình và dựa vào nó để phát triển kinh tế nông thôn Thái Lan xây dựng một chiến lược cấp quốc gia, có sự tham gia của nhiều bộ ngành và các đoàn thể trong xã hội Trung Quốc đã rất thành công trong việc phát triển quy mô của các xí nghiệp hương trấn dựa vào FDI.
- Nếu không đặt ra một chiến lược cấp quốc gia thì trách nhiệm phát triển các làng nghề sẽ chỉ tập trung vào một hoặc hai bộ ngành có liên quan như Bộ Công Thương hay Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nhưng để phát triển các làng hay phố nghề cần có sự tham gia của mọi ngành, có sự góp sức của các tổ chức xã hội và phi Chính phủ và đặc biệt là cộng đồng dân cư Thái Lan đã làm rất tốt việc thu hút mọi thực thể trong xã hội vào dự án “một làng, một sản phẩm”
- Ngoài ra, thiếu chiến lược cấp quốc gia, những chính sách đưa ra sẽ thiếu nhất quán và đồng bộ, những biện pháp hỗ trợ rời rạc nên không tạo được hiệu quả tổng hợp, đặc biệt không tập trung được sự chú ý của toàn xã hội, mọi cấp và mọi ngành Kinh nghiệm Thái Lan cho thấy chiến lược cấp quốc gia sẽ giúp người sản xuất chú ý hơn đến việc đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng còn người tiêu dùng chú ý hơn đến hàng hoá trong nước, giúp kích cầu Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm phải luôn bắt nguồn từ thị trường trong nước Hàng hoá phải được người tiêu dùng trong nước biết đến và tín nhiệm
- Chiến lược cấp quốc gia về các sản phẩm làng nghề còn giúp các nước nông nghiệp như Thái Lan và Việt Nam xây dựng hình ảnh quốc gia trên thị trường thế giới bằng bản sắc dân tộc độc đáo và đầy sức sáng tạo trong bối cảnh toàn cầu hoá Toàn cầu hoá đi kèm với nó là sự chuyên môn hoá sản xuất giữa các nước, làm tiêu chuẩn hoá hàng hoá thế giới Chính vì vậy hàng hoá của các nước đang phát triển muốn tìm chỗ đứng trên thị trường thế giới thì phải tìm ra những nét độc đáo riêng
- Việc xác định chiến lược cấp quốc gia cần đi kèm với hệ thống các chính sách đồng bộ hỗ trợ các làng và phố nghề phát triển Những chính sách quan trọng đầu tiên là hỗ trợ việc bảo tồn hay hình thành và phát triển các làng và phố nghề Muốn đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thì phải đi từ gốc rễ của nó đó là người sản xuất Hỗ trợ về tài chính là cần thiết nên có thể học tập mô hình của Thái Lan, Trung Quốc thành lập các quỹ hỗ trợ làng nghề hoặc quỹ hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa Ngoài ra, còn cần một loạt những hỗ trợ tài chính cho việc phát triển nguồn nhân lực và công nghệ như đào tạo tay nghề, có những hình thức khuyến khích tính sáng tạo của người thợ thủ công và hỗ trợ áp dụng công nghệ mới
- Để người sản xuất không chịu thiệt thòi khi tham gia thị trường, đặc biệt là thị trường thế giới thì Nhà nước phải đặc biệt chú ý đến bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Những sản phẩm truyền thống thường có tính dị biệt của nó và rất cần được bảo vệ khỏi việc làm nhái và làm giả Thái Lan đã giao hoàn toàn trách nhiệm này cho Bộ Thương mại trong dự án của mình
Ngoài ra còn cần thực thi một loạt các chính sách xúc tiến thương mại. Bên cạnh đề xuất phát triển kế hoạch bảo lãnh XK cho các sản phẩm làng nghề thì những đề xuất khác liên quan đến chính sách xúc tiến thương mại đều đòi hỏi rất nhiều hỗ trợ tài chính Thái Lan thường xuyên tổ chức các cuộc triển lãm trong nước hay tài trợ tham dự các hội chợ ở nước ngoài cho các sản phẩm của làng nghề hay các sản phẩm thủ công miễn phí hoặc hình thức đóng phí chỉ là tượng trưng Phòng công nghiệp và thương mại và các Trung tâm dịch vụ hỗ trợ cần đóng vai trò tích cực trong các hoạt động này.
Thực trạng thị trường hàng TCMN thế giới 50 2.1.2 Thực trạng thương mại hàng thủ công mỹ nghệ thế giới 55 2.1.3 Xu hướng tiêu dùng và phát triển thị trường hàng TCMN thế giới 63 2.2 Phân tích thực trạng phát triển thị trường XK hàng TCMN của Việt Nam
2.1.1.1 Phân đoạn thị trường theo sản phẩm
- Đồ quà tặng và phụ phẩm khác là phân đoạn thị trường lớn nhất, với mức tăng trưởng doanh thu 5,2% trong năm 2008 Thị trường rổ giá có sự cạnh tranh gay gắt; trên 95% là đồ của Trung Quốc, Việt Nam, Inđônêxia, Bănglađét
- Đồ trang trí nội thất là phân đoạn thị trường lớn thứ hai, với mức tăng trưởng 5,6% năm 2008
- Đèn trang trí tăng 3,1% năm 2008 Một số khách hàng cho rằng loại hàng này sẽ tạo cơ hội cho các nhà sản xuất các nước đang phát triển qua việc kết hợp nhiều loại vật liệu địa phương để sản xuất ra loại đèn độc đáo
- Thảm trải sàn tăng 3% năm 2008 và sẽ tiếp tục tăng vững nhờ sự ưa chuộng đồ sàn gỗ (và giả gỗ) của khách hàng
- Đồ trang trí tường với mức tăng 3,4%, là một trong số những mặt hàng thông dụng nhất tính theo lượng khách hàng và nguồn sản xuất, gồm nhiều loại đồ dùng trang trí như đồ trang trí tường nghệ thuật, gương, khung ảnh, mắc áo
- Đồ thiết bị ánh sáng (đèn gắn tường như đèn hắt) tăng 3,3% năm 2008. Các trung tâm thiết kế nội thất, câu lạc bộ về trang trí nội thất và các cửa hàng bán đèn đặc dụng đã chiếm 1/5 thị phần loại hàng này
- Đồ để bàn tăng 1,4%, sẽ có nhiều cơ hội cho các nhà sản xuất TCMN. Tuy nhiên, các nghệ nhân có thể bán những phụ phẩm để bàn đặc biệt và các hàng nhỏ như bát gỗ khắc chạm, đá, hộp diêm, vòng để khăn ăn và đĩa đựng sa lát khảm sừng.
- Đồ sưu tập tăng nhẹ do đồ trang trí bằng vải, đồ mềm (Phụ phẩm bằng vải như gối, nệm dựa lưng trang trí, và đồ để đầu giường mà các nghệ nhân có thể sản xuất được), tăng 2,7% năm 2008 Cây, hoa trang trí, thường được biết đến như cây, hoa giả, và một số loại làm thủ công từ tơ lụa tăng 1,2% năm 2008
Ngoài đồ trang trí nội thất, thị trường đồ trang sức cũng đang tăng mạnh do sự phát triển mở rộng bán lẻ các tầng lớp xã hội Đồ trang sức trở thành một thứ hàng thời trang xa xỉ vừa phải cho cả nữ giới lẫn nam giới, cũng như các loại hàng quà tặng với các mức giá Theo các nhà bán lẻ, mặc dù đồ gốm sứ và thuỷ tinh trước đây là loại hàng bán nhiều nhất nhưng giờ đây chính hàng trang sức và phụ phẩm thời trang khác (thắt lưng, túi xách) đã chiếm vị trí hàng đầu
Trang sức được chia làm trang sức quý và giả quý, được xem là đồ thời trang hoặc đồ dùng cá nhân Đặc biệt, trang sức giả quý có thị trường tiêu thụ mạnh, có lẽ là thị trường dễ tiếp cận cho các nghệ nhân ở các nước đang phát triển hơn là thị trường tiêu thụ các đồ trang sức quý và bán quý
2.1.1.2 Phân đoạn thị trường qua hệ thống phân phối
+ Các nhà bán lẻ chiết khấu/qui mô lớn: Ở Mỹ có hàng ngàn nhà bán lẻ hưởng chiết khấu với quy mô lớn và đang mở rộng ra phạm vi quốc tế Kênh bán hàng này lớn thứ hai tính theo doanh thu bán hàng trang trí nội thất, với doanh thu 12,6 tỷ đôla năm 2008 Các nhà bán lẻ hàng đầu là Wal-Mart, Target và công ty bán lẻ giá rẻ TJX
+ Các cửa hàng tổng hợp: Tổng doanh thu bán hàng trang trí nội thất khoảng 3 tỷ đôla năm 2008 Một số chuyên gia dự đoán sự chấm dứt hoạt động của các cửa hàng tổng hợp bán hàng trang trí nội thất do phân đoạn thị trường trung gian bị co hẹp Nói chung, các cửa hàng tổng hợp không còn là kênh tiêu thụ hứa hẹn cho các nhà sản xuất hàng TCMN của các nước đang phát triển; doanh thu hàng trang trí nội thất của cửa hàng tổng hợp cho thấy sự suy giảm về tỷ trọng trong tổng lượng hàng hoá bán ra, và các cửa hàng nói trên không còn lấy hàng của các nghệ nhân để bán nữa
+ Các nhà bán lẻ chuyên ngành: Doanh thu hàng trang trí nội thất qua kênh bán hàng chuyên ngành và các “gian hàng theo phong cách” chiếm khoảng 7,8 tỷ đôla năm 2008 Các cửa hàng loại này tìm kiếm các sản phẩm độc đáo, đơn chiếc mà các nhà bán lẻ qui mô lớn khác không có Sự phát triển nhanh chóng của hình thức bán hàng này và sự tập trung vào hàng trang trí nội thất là một tiềm năng triển vòng cho các nhà sản xuất hàng TCMN từ các nước đang phát triển Tuy nhiên, khối lượng và nhu cầu nhập hàng cũng ở mức như kênh bán lẻ chiết khấu/qui mô lớn
+ Các nhà bán lẻ qua Internet và catalog: Các nhà bán lẻ qua Internet và catalog thường được xem là kênh bán hàng trực tiếp, trong đó có doanh thu bán qua truyền hình Jupiter Research dự báo rằng tổng chi tiêu vào bán lẻ trực tuyến sẽ tăng từ 81 tỷ đôla năm 2005 lên 144 tỷ đôla năm 2010 Tỷ lệ khách hàng trẻ tuổi tăng lên, trong đó có nhiều dân Mỹ gốc Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và gốc Phi đều mua hàng trang trí nội thất qua kênh bán hàng này. Mặc dù chưa có dự báo chính xác nhưng có thể thấy rõ ràng có một lượng lớn hàng TCMN cũng được bán qua kênh này, đặc biệt là các hàng hoá như đồ trang sức.
- Các cửa hàng bán quà tặng và phụ phẩm trang trí nội thất
Các cửa hàng bán quà tặng và phụ phẩm trang trí nội thất bao gồm các nhà bán lẻ độc lập lớn các loại hàng trang trí nội thất, với doanh thu đạt 15 tỷ đôla năm 2008 Các cửa hàng này thuộc về các công ty trong nước, khu vực kinh doanh các loại sản phẩm quà tặng và phụ phẩm trang trí nội thất, đèn bàn, gối trang trí và một số loại khác Một số Ýt các cửa hàng bán theo phong cách cũng bán các loại sản phẩm trên Kênh bán hàng này cho thấy những cơ hội cho các nhà sản xuất của các nước đang phát triển nhờ nhu cầu mua hàng phổ thông, nhiều kiểu dáng
Các tổ chức hỗ trợ thương mại và các nhà bán lẻ tại hội chợ triển lãm mua hàng chủ yếu từ các nghệ nhân (thông qua các đại lý hoặc dự án phát triển), các nhà NK phục vụ triển lãm, và các doanh nghiệp XK, các tổ chức từ thiện, và các tổ chức hỗ trợ thương mại khác Ở Mỹ và Canađa, Ten Thousand Villages là tổ chức ATO có tiếng nhất, với trên 160 địa điểm bán lẻ và có doanh thu 22,8 triệu đôla năm 2008 (một nửa trong số đó là bán buôn). Những người được phỏng vấn trong nghiên cứu này cho rằng kênh bán hàng này sẽ có nhiều tiềm năng do mối quan tâm ngày càng nhiều của khách hàng về phát triển môi trường bền vững, trả lương đúng công sức lao động, điều kiện làm việc Tuy nhiên, họ cũng chỉ ra rằng qui mô của thị trường bán buôn/ bán lẻ qua hội chợ thương mại, tổ chức ATO tương đối nhỏ, hàng TCMN bán qua kênh này thường có chất lượng không cao và tiếp đó là ảnh hưởng của
“thương mại công bằng” đến quyết định mua hàng sau vấn đề thiết kế và giá. Cách nhìn nhận này hoàn toàn đúng ngay cả với Sundance Catalog và Ten Thousand Villages, nơi khách hàng muốn mua hàng “độc” của các nghệ nhân, những sản phẩm tự nó nói lên giá trị của sản phẩm
2.1.1.3 Phân đoạn thị trường thông qua giá
Đánh giá khả năng phát triển sản xuất hàng TCMN của Việt Nam 75 2.2.2 Thực trạng phát triển thị trường XK hàng TCMN 83 2.2.3 Thực trạng chính sách phát triển thị trường XK hàng TCMN của Việt Nam 100 2.3 Đánh giá thực trạng phát triển thị trường XK hàng TCMN của Việt
Hàng TCMN được sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước, nguồn nguyên liệu NK chỉ chiếm trên dưới 3- 5% giá trị hàng hoá sản xuất ra Với số lượng nguyên liệu dồi dào phong phú đã cho ra đời nhiều mặt hàng TCMN nổi tiếng của Việt Nam trên thế giới như mặt hàng tơ lụa thủ công được dệt bằng tơ lụa (gồm các loại như lụa là, gấm, vóc, the, lĩnh, quế, đoạn, sa, đũi ), gốm sứ gia dụng và gốm sứ mỹ nghệ được làm từ đất sét, hay các sản phẩm TCMN được làm ra từ sừng trâu, sừng bò Chính vì vậy, XK hàng TCMN thường đạt mức ngoại tệ thực thu cao Do đó, việc tận dụng tiềm năng sẵn có trong nước để đẩy mạnh sản xuất và XK hàng TCMN được coi là một lợi thế Ýt ngành có được, nhất là những sản phẩm truyền thống hiện đã có sãn các làng nghề, các phường hội như đồ gốm, đồ gỗ, mây tre, tơ lụa, ngà sừng
Hàng TCMN truyền thống được tạo ra bởi những bàn tay nghệ nhân tài hoa Trong các làng nghề truyền thống sản xuất các mặt hàng TCMN (gốm sứ, đồ gỗ, đồ đồng, dệt lụa, mây tre đan ) đều có các nghệ nhân hoặc những tay thợ lành nghề Nguồn nhân lực này góp phần tạo ra khối lượng sản phẩm rất lớn với đủ chủng loại, đa dạng và phong phú đáp ứng yêu cầu của thị trường trong nước và thế giới Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất, đẩy mạnh XK
Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong một số công đoạn sản xuất hàng TCMN đã góp phần giải phóng sức lao động cho người thợ thủ công (công nghệ nhào trộn đất, dập, phay kim loại, cưa, đục, chạm bằng máy, lò nung đốt bằng gas ), đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm nhưng vẫn giữ được nét truyền thống của hàng TCMN
Do phần lớn hàng TCMN của nước ta đều mang tính độc đáo của nền văn hóa dân tộc nên nó không những chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng mà còn đáp ứng nhu cầu thưởng thức, đồng thời gắn với du lịch, giao lưu văn hóa giữa các nước, giữa các dân tộc
Các doanh nghiệp sản xuất TCMN hiện nay phần lớn vẫn là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn Ýt, sản xuất manh mún Vì vậy, khả năng sản xuất quy mô lớn là rất khó, chính điều này đã làm tăng giá thành sản xuất và làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng TCMN Việt Nam
Tình trạng thiếu chủ động về nguyên liệu xảy ra đối với hầu hết các loại sản phẩm, một số nguyên liệu trong tình trạng có nguy cơ bị cạn kiệt chẳng hạn đất sét phải lấy từ xa, giá ngày một tăng, tình trạng cung ứng mây tre song không được chủ động, nguồn gỗ quí khan hiếm dần, nguyên liệu kim loại bị thu hút bởi các cơ sở sản xuất lớn
Cơ sở hạ tầng cho sản xuất TCMN tuy đã được Đảng và Nhà nước cũng nh các địa phương quan tâm đầu tư nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển Các cơ sở sản xuất đều gặp khó khăn về mặt bằng sản xuất, kho bãi tập kết nguyên liệu, cung cấp điện không ổn định Những yếu tố đó đã làm cho năng suất lao động thấp, chi phí sản xuất lớn Chất lượng các sản phẩm TCMN tuy đã được cải thiện rất nhiều nhưng vẫn còn kém, nhiều sản phẩm chưa dùng đã bị hỏng do đó tính cạnh tranh sản phẩm còn thấp Việc kiểm tra chất lượng ở khâu XK hàng TCMN chưa được chú trọng và vấn đề bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển chưa tốt nên mất uy tín đối với khách hàng
Khả năng tiếp cận thị trường còn yếu, hệ thống phân phối hàng TCMN trong nước chưa được thiết lập, thị trường ngoài nước chưa phát triển Việc giới thiệu sản phẩm ở các Hội chợ quốc tế cũng nh tại các Trung tâm giới thiệu sản phẩm còn hạn chế Các doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu nhu cầu thị trường, tiếp cận với các đối tác nước ngoài Các doanh nghiệp trong nước chưa được gắn kết thành một khối mạnh mẽ trong quan hệ với các đối tác nước ngoài, mọi quan hệ đều mới ở mức riêng rẽ nên không có sức mạnh lớn trong cạnh tranh
Hầu hết các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng TCMN đều gặp khó khăn về mẫu mã do thiếu nghệ nhân và các chuyên gia giỏi Các sản phẩm TCMN của Việt Nam Ýt được đổi mới về kiểu dáng, họa tiết, hoa văn, đồng thời chưa chú ý đến các mẫu mã phù hợp với văn hóa và nhu cầu các từng thị trường cụ thể Ngoài ra, các doanh nghiệp Ýt chó ý đến việc đăng ký nhãn hiệu, kiểu dáng sản phẩm nên thị trường xuất hiện nhiều giả, hàng nhái kém chất lượng, ảnh hưởng đến uy tín và lợi Ých của các cơ sở sản xuất hàng TCMN truyền thống
Vốn là một yếu tố rất cần thiết cho quá trình sản xuất nhưng khả năng tiếp cận các nguồn vốn của các cơ sở sản xuất hàng TCMN còn yếu Các ngân hàng cũng chưa có cơ chế thích hợp để cho các đơn vị sản xuất vay vốn nhiều hơn và tăng thời hạn vay dài hơn Mặt khác, tình trạng tồn đọng vốn do không tiêu thụ được sản phẩm đã ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn vị sản xuất
Số nghệ nhân và thợ giỏi có trình độ cao ngày một Ýt đi và nhiều làng nghề truyền thống ở Việt Nam đang dần thất truyền Đồng thời, chúng ta phải cạnh tranh với những đối thủ có những lợi thế về tài nguyên, lao động, trình độ sản xuất như Trung Quốc, Thái Lan, Ên Độ nên gặp nhiều khó khăn khi
Nhiều mặt hàng của Việt Nam chưa thật đẹp, giá thành cao, tính đồng bộ thấp nên sức cạnh tranh yếu Việc tổ chức sản xuất còn phân tán, khó khăn nhất là đối với hàng XK
Tình trạng ô nhiễm môi trường đã được báo động từ lâu trong các làng nghề nhưng tình trạng đó vẫn không hề được cải thiện mà còn có chiều hướng gia tăng Mới có rất Ýt các dự án lớn để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường Việc bố trí tách các cơ sở sản xuất ra khái khu dân cư là vấn đề phức tạp khó giải quyết Có địa phương đã bố trí khu sản xuất tập trung nhưng chưa thu hút được các nhà sản xuất vì giá thuê mặt bằng cao, không tiện cho việc quản lý của gia đình, đặc biệt đối với các hộ có quy mô sản xuất nhỏ
Chưa có chiến lược trong việc phát triển làng nghề truyền thống, vùng nguyên liệu, đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp cho sản xuất TCMN Đa số các hoạt động sản xuất TCMN trong các làng nghề đều là tự phát, chủ yếu là các hộ kinh doanh cá thể, các cơ sở sản xuất quy mô lớn chưa nhiều Khả năng bán hàng cho du khách nước ngoài đã hấp dẫn các hộ sản xuất trong làng nghề, việc mở ra các cơ sở sản xuất riêng biệt dẫn đến cạnh tranh bằng mọi giá để có được khách hàng, làm giảm đi lợi thế về giá, chưa kể đến yếu tố có sự trùng lắp của các mẫu mã thiết kế làm giảm tính sáng tạo của người lao động
Thị trường của những sản phẩm TCMN ngày càng được mở rộng, đặc biệt là thị trường ngoài nước Trong thời gian gần đây, thị trường ngoài nước của một số mặt hàng TCMN truyền thống đã được mở rộng và tiềm năng vẫn còn rất lớn (đặc biệt là gốm sứ, gỗ, mây tre đan, thêu ren, thổ cẩm ). Thị trường lớn, giá cả hợp lí, khả năng luân chuyển vốn nhanh là những thuận lợi rất lớn cho sản xuất Thị trường trong nước cũng khá phát triển khi cuộc sống của người dân ngày một nâng cao, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài ngày càng nhiều có xu hướng mua sản phẩm TCMN của Việt Nam