Thực trạng và định hướng phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam

MỤC LỤC

Phương pháp nghiên cứu

- Về không gian: Luận án tiếp cận trên góc độ vĩ mô để phát triển thị trường XK hàng TCMN của Việt Nam, không gian nghiên cứu là thị trường XNK hàng TCMN của thế giới, có nghiên cứu sâu về một số thị trường trọng điểm và tiềm năng của Việt Nam. - Về thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu phát triển thị trường XK hàng TCMN của Việt Nam từ năm 2001 đến nay và đề xuất các quan điểm, định hướng và giải pháp phát triển thị trường XK hàng TCMN từ nay đến năm 2020.

Đóng góp của luận án

- Phân tích, đánh giá một cách khoa học về thực trạng phát triển thị trường XK hàng TCMN của Việt Nam từ năm 2001 đến nay và chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân để làm cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển. - Xác lập một số quan điểm và phương hướng phát triển, đề xuất một số giải pháp có cơ sở khoa học, có tính khả thi nhằm góp phần phát triển thị trường XK hàng TCMN của Việt Nam thời kỳ đến năm 2020.

Kết cấu của luận án

Phân định một số khái niệm hàng hóa XK và thị trường hàng hóa XK

Với mỗi loại thị trường XK và với từng thị trường cụ thể chúng ta đều phải có đối sách cụ thể, có phương cách cụ thể, lộ trình cụ thể của việc len chân, xâm nhập, chiếm giữ và mở rộng thị phần cho hàng hóa Việt Nam, cần triệt để tận dụng năng lực sẵn có của đất nước để khôi phục, duy trì củng cố và mở rộng thị phần của hàng Việt Nam tại cỏc thị trường truyền thống, cỏc thị trường gần, các thị trường hiện có, các thị trường "dÔ tính", các thị trường ta đang có ưu thế cạnh tranh. Thực hiện nguyên tắc này đòi hái ta phải mở rộng và phát triển đồng bé cơ cấu thị trường XK hàng hóa theo lãnh thổ, theo vị trí địa lý, như thị trường các châu lục, thị trường các khu vực, các khối kinh tế và các nước; phát triển đồng bé cơ cấu thị trường hàng hóa theo lịch sử quan hệ ngoại thương như: khụi phục cỏc thị trường truyền thống ( chẳng hạn LB Nga, Đông Âu), mở rộng và củng cố vững chắc các thị trường hiện có (như Đông Á, Đông Nam Á, EU, Tây Âu), từng bước len chân vào các thị trường mới (như thị trường Bắc Mỹ); chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho việc thõm nhập vào cỏc thị trường tiềm năng (như thị trường Nam Mỹ, thị trường khu vực Trung và Nam Phi, thị trường các nước Mỹ La tinh).

Vị trí và vai trò của phát triển thị trường XK hàng TCMN 1. Khái niệm về hàng TCMN

Tuy nhiên, những loại nguyên vật liệu này (nhất là các loại có nguồn gốc thực vật) lại thường dễ bị biến đổi chất lượng dưới tác động phức tạp của thời tiết và môi trường dẫn đến sản phẩm thường bị các khuyết tật như cong vênh, nứt, biến màu, mọt, nấm mốc Vì thế việc xử lý nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất hàng TCMN luôn được coi như là một khâu cực kỳ quan trọng, có tác động quyết định đến chất lượng sản phẩm. (3) Việc phát triển thị trường XK hàng TCMN theo chiều sâu thông qua tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh XK, tăng cường mở rộng liên kết quốc tế giữa các doanh nghiệp kinh doanh hàng TCMN, tăng cường vai trò của nhà nước trong việc xây dựng các quy định, các tiêu chuẩn, kiểm định, kiểm soát; sử dụng các đòn bẩy kinh tế để khuyến khích và hỗ trợ phát triển nguồn nguyên liệu, hỗ trợ và hướng dẫn các doanh nghiệp thực thi các chương trình hành động vượt các rào cản kỹ thuật và các rào cản thương mại khác của các nước NK, phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của Hiệp hội gỗ- lâm sản Việt Nam trong việc tổ chức kết nối các liên kết chuỗi theo chiều dọc ngành sản phẩm TCMN và đẩy mạnh hợp tỏc giữa cỏc doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp ở nước ngoài có ý nghĩa lớn đối với việc nâng cao sức cạnh tranh của hàng TCMN Việt Nam tại các thị trường trọng điểm, nâng cao hiệu quả XK và ổn định đầu ra cho sản xuất trong nước.

Nội dung của phát triển thị trường XK hàng TCMN của Việt Nam Phát triển thị trường XK hàng TCMN của Việt Nam là quá trình kiến

Những yếu tố quyết định cạnh tranh Mức tăng trưởng của ngành Chi phí cố định/giá trị cộng thêm Dư thừa năng lực sản xuất gián đoạn Những khác biệt trong sản phẩm Nhận biết thương hiệu Chi phí chuyển đổi Sự tập trung và cân bằng Nắm bắt những thông tin phức tạp Tính đa dạng của các đối thủ cạnh tranh Lượng đầu tư của doanh nghiệp Những rào cản rời bỏ ngành. - Theo khía cạnh mặt hàng, phát triển thị trường XK hàng TCMN của Việt Nam là sự đa dạng hoá các mặt hàng TCMN xuất khẩu, mở rộng số lượng chủng loại hàng TCMN xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu đa dạng của các tập khách hàng ngoài nước; trên cơ sở đó, đa dạng hóa khách hàng và thị trường NK hàng TCMN của Việt Nam.

Hình 1-1: Năm nguồn lực cạnh tranh quyết định  khả năng sinh lợi của ngành
Hình 1-1: Năm nguồn lực cạnh tranh quyết định khả năng sinh lợi của ngành

Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường XK hàng TCMN Việt Nam

Kết quả điều tra của Cục chế biến và ngành nghề nông thôn cho thấy, phần lớn các chủ hộ, chủ cơ sở kinh doanh ở các làng nghề TCMN có trình độ văn hoá thấp, trình độ chuyên môn kỹ thuật và năng lực quản lý còn nhiều hạn chế, chưa được trang bị những kiến thức cần thiết trong lĩnh vực quản trị kinh doanh cũng như chưa hiểu biết kỹ các luật, các chính sách liên quan đến hoạt động kinh tế. Tóm lại, các nhân tố trong nước tác động đến phát triển thị trường XK hàng TCMN liên quan đến các vấn đề sản xuất trong nước (năng suất, khối lượng, chất lượng; phát triển sản phẩm mới; phát triển nguồn nhân lực và các doanh nghiệp trong ngành) và các vấn đề về môi trường kinh doanh (cơ sở hạ tầng cần thiết cho phát triển ngành; tạo môi trường thuận lợi nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu suất kinh doanh; giảm chi phí trong hoạt động kinh doanh của ngành).

Kinh nghiệm phát triển thị trường XK hàng TCMN của một số nước và bài học cho Việt Nam

Về tổng thể, những chính sách ưu tiên hàng đầu của Thái Lan cho dù án này bao gồm: ân hạn nợ ba năm cho nông dân; lập quỹ 1 triệu baht cho từng làng nghề trong đó vốn ngân sách cấp là 70 tỷ Baht; xây dựng mạng Internet www.thaitambon.com để giúp cộng đồng dân cư sử dụng thương mại điện tử. - Ngoài ra, thiếu chiến lược cấp quốc gia, những chính sách đưa ra sẽ thiếu nhất quán và đồng bộ, những biện pháp hỗ trợ rời rạc nên không tạo được hiệu quả tổng hợp, đặc biệt không tập trung được sự chú ý của toàn xã hội, mọi cấp và mọi ngành.

Thực trạng thị trường và thương mại hàng TCMN thế giới 1. Thực trạng thị trường hàng TCMN thế giới

Một số nhân tố thành công quan trọng khác của Trung Quốc mà khách hàng có thể xem là bài học hữu Ých cho các nghệ nhân sản xuất trên toàn thế giới bao gồm: tinh thần làm việc cao, giao tiếp tốt dù khả năng về ngôn ngữ yếu, luôn cải tiến chất lượng và dịch vụ, thiện chí làm việc với các nhóm thiết kế nước ngoài và tuân thủ những hướng dẫn để sửa đổi sản phẩm- một cách nhượng bộ mà các nhà sản xuất hàng TCMN nước khác không muốn làm hoặc không thể làm. Khách hàng cho rằng Pêru có phản ứng nhanh nhạy với nhu cầu thị trường, các đại lý và nhà XK chuyên nghiệp, trình độ nghệ nhân cao quen làm việc với thị trường Mỹ, có giá cả tương đối ổn định, quản lý chất lượng tốt, sẵn sàng thay đổi mẫu mã sản phẩm theo yêu cầu khách hàng, đóng gói, nhãn mác cẩn thận, khả năng giao hàng đúng thời hạn và có năng lực sản xuất các đơn hàng lớn.

Phân tích thực trạng phát triển thị trường XK hàng TCMN của Việt Nam

- Đối với các cơ quan thuộc Chính phủ: Chủ yếu là hoạt động ký kết các hiệp định, hợp đồng XK lớn, dài hạn nhằm mở thị trường cho các doanh nghiệp Việt Nam thực hiện hoạt động XK hàng TCMN; nghiên cứu, dự báo chiến lược về thị trường hàng TCMN thế giới để định hướng thị trường cho các doanh nghiệp; bảo hiểm, thăm dò thị trường cho các doanh nghiệp XK hàng TCMN Việt Nam, trong đó vai trò của đại diện thương mại Việt Nam ở nước ngoài có vai trò, nhiệm vụ quan trọng trong việc tìm kiếm bạn hàng và cung cấp thông tin thị trường cập nhật. - Đối với đào tạo, bản thân người thợ thủ công có thể tổ chức truyền nghề của mình và thu phí từ những học viên theo nguyên tắc hai bên cùng thoả thuận và hoạt động này được miễn thuế; thợ thủ công, hợp tác xã, tổ chức và các hiệp hội sẽ được khuyến khích thực hiện việc truyền nghề và các khoá đào tạo cho người lao động; các trường đào tạo nghề của nhà nước sẽ ưu tiên cho hoạt động đào tạo nghề của các cơ sở kinh doanh hàng thủ công nông thôn; mỗi huyện có thể thiết lập một trung tâm đào tạo nghề, đặc biệt là nghề truyền thống ở địa phương.

Bảng 2- 5 : Các mặt hàng TCMN XK chủ yếu của Việt Nam
Bảng 2- 5 : Các mặt hàng TCMN XK chủ yếu của Việt Nam

Đánh giá thực trạng phát triển thị trường XK hàng TCMN của Việt Nam trong thời gian qua

- Nguồn tài nguyên cạn kiệt do không có chiến lược, mạnh ai nấy làm, chính sách tái đầu tư trồng mới và khai thác không có kế hoạch, dẫn đến phát triển nguồn nguyên liệu không đồng bộ, ảnh hưởng khá trầm trọng đến tương lai của ngành hàng, về nguyên liệu tre, gỗ, song mây là ví dụ điển hình, phải NK chiếm tới 50% (sản lượng tre nguyên liệu) từ nước ngoài, mặc dù vị trí địa lý của Việt Nam khá thuận lợi cho việc tái trồng trọt, trong khi đó nguyên phụ liệu nhập ước tính chỉ khấu hao chiếm từ 3-3,5% giá trị XK, giá trị thường đạt từ 95% trên sản phẩm đủ tiêu chuẩn XK. + Tính truyền thống: xét ở yếu tố truyền thống, không Ýt những ý kiến vội vã cho rằng hàng TCMN của Việt Nam có truyền thống hàng từ lâu đời, mặc dù thế, nếu so với sân chơi chung của thế giới và tốc độ phát triển của nó trong giai đoạn hiện đại ngày nay thì những vật liệu, mẫu mã được thể hiện từ nguyên liệu truyền htống, cổ truyền như gốm sứ, sơn mài… chưa thể so sánh hết với những yêu cầu ứng dụng tiến bộ của con người đương đại bởi còn thiếu tính giản đơn hoá nhưng phải mang đậm tinh tú và Èn chứa tính văn hoá và trị giá tuyệt đối về kinh tế của hàng TCMN Việt Nam trên thế giới.

Bối cảnh trong nước và quốc tế có liên quan đến phát triển thị

Việc đào tạo cần phải chú trọng các tiêu chí về kiến thức cơ bản (background) về kinh tế thị trường, về quan hệ kinh tế quốc tế, thương mại quốc tế; kỹ năng chuyên môn về nghiệp vụ ngoại thương, tổ chức kỹ thuật ngoại thương, nghiên cứu thị trường và marketing XK, tổ chức thu thập và xử lý thông tin, sử dụng máy vi tính, kinh tế mạng;. Những yếu tố trên của tình hình thế giới trong thời gian tới sẽ có tác động đến sự phát triển kinh tế nước ta, đặc biệt là tác động tới hoạt động xuất khẩu, đòi hỏi chúng ta phải hạn chế những tác động tiêu cực, đồng thời tranh thủ các yếu tố thuận lợi như xu thế tăng trưởng kinh tế thế giới, gia tăng nhập khẩu tại một số nước và khu vực để thúc đẩy xuất khẩu.

Định hướng phát triển thị trường XK TCMN của Việt Nam đến năm 2020

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần phải đảm bảo sự cân bằng giữa chất lượng và giá thành sản phẩm, bởi người Nhật Bản bây giờ luôn quan niệm “hàng rẻ là hàng kém chất lượng”, họ sẵn sàng trả giá cao cho những sản phẩm chất lượng tốt. Còn đối với các nhà NK lớn của EU, yếu tố quan trọng nhất không phải là những sản phẩm khác biệt mà chính là những dịch vụ của các doanh nghiệp cung cấp, chẳng hạn như đơn hàng có được sản xuất đúng thời hạn không, tính linh hoạt, các vấn đề về hậu cần cũng như các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của nhà XK có tốt không.

Một sè giải pháp phát triển thị trường XK hàng TCMN của Việt Nam trong thời gian tới

Vấn đề cấp bách khác đang đặt ra cho việc mở rộng sản xuất, đổi mới tổ chức sản xuất trong nhiều làng nghề, bảo đảm yêu cầu tập trung hoá sản xuất trong mỗi làng nghề là xây dựng kết cấu hạ tầng cụm sản xuất của làng nghề, tạo mặt bằng cho các cơ sở sản xuất thành lập mới và mở rộng diện tích nơi làm việc, kết hợp sử dụng hợp lý diện tích sản xuất trong các hộ gia đình, chú trọng vừa tạo mặt bằng cần thiết, vừa xây dựng hệ thống xử lý chất thải, kiên quyết khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện đang tồn tại trong nhiều làng nghề. Nội dung chương trình được xác định toàn diện, đặc biệt đối với chương trình phát triển làng nghề (hay đối với ngành hàng); các mục tiêu về sản xuất, về thị trường tiêu thụ nội địa và XK, các giải pháp đầu tư phát triển, xây dựng cơ cấu sản xuất chung hợp lý trong làng nghề, phát huy lợi thế vùng, các nguồn lực, nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp… Tại những địa phương trọng điểm sản xuất khối lượng lớn hàng TCMN, như Hà Nội, Bắc Ninh, Bình Dương, Nam Định….