1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không airimex

69 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 69
Dung lượng 486,5 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU (1)
    • 1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài (1)
      • 1.1.1. Về mặt lý thuyết (1)
      • 1.1.2. Về mặt thực tế (1)
    • 1.2. Xác định và tuyên bố vấn đề trong đề tài (2)
    • 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu (2)
    • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (2)
    • 1.5. Kết cấu luận văn (3)
  • CHƯƠNG 2: TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ (4)
    • 2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan (4)
      • 2.1.1. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp (4)
      • 2.1.2. Vốn lưu động của doanh nghiệp (4)
        • 2.1.2.1. Khái niệm vốn lưu động (4)
        • 2.1.2.2. Kết cấu vốn lưu động (5)
        • 2.1.2.3. Tốc độ chu chuyển VLĐ (7)
    • 2.2. Một số lý thuyết liên quan đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp (7)
      • 2.2.1. Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp (8)
      • 2.2.2. Một số quan điểm về hiệu quả sử dụng VLĐ (8)
      • 2.2.3. Cơ sở dữ liệu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động (9)
      • 2.2.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động (9)
        • 2.2.4.1. Các chỉ tiêu tổng hợp (9)
        • 2.2.4.2. Các chỉ tiêu bộ phận (10)
      • 2.2.5. Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ (13)
    • 2.3. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu (14)
      • 2.3.1. Tài liệu tham khảo 1 (14)
      • 2.3.2. Tài liệu tham khảo 2 (15)
    • 2.4. Phân định nội dung nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ (16)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI (17)
    • 3.1. Phương pháp nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động (17)
      • 3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (17)
      • 3.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp (19)
      • 3.1.3. Phương pháp xử lý dữ liệu thu thập được (19)
    • 3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX (20)
      • 3.2.1. Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX (21)
        • 3.2.1.1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của công ty (21)
        • 3.2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty (22)
        • 3.2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty (25)
      • 3.2.2. Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX (25)
        • 3.2.2.1. Đánh giá các nhân tố thuộc môi trường ngoài công ty (25)
        • 3.2.2.2. Đánh giá các nhân tố thuộc môi trường bên trong của công ty (28)
    • 3.3. Kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty (30)
    • 3.4. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty (35)
      • 3.4.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không (AIRIMEX) từ năm 2008 đến năm 2010 (35)
      • 3.4.2. Đánh giá chung tình hình sử dụng vốn kinh doanh và nguồn vốn của công ty.........................................................................................................39 3.4.3. Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động và khả năng thanh toán (38)
        • 3.4.3.1. Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động (41)
        • 3.4.3.2. Đánh giá khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp (45)
      • 3.4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ thông qua các chỉ tiêu tài chính (46)
  • Chương 4: Các kết luận và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cố phần Xuất nhập khẩu Hàng không (AIRIMEX). .51 4.1.Các kết luận và phát hiện qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty (50)
    • 4.1.1. Những thành công và hạn chế về sử dụng vốn lưu động (50)
      • 4.1.1.1. Những thành công (50)
      • 4.1.1.1. Những tồn tại và nguyên nhân (51)
    • 4.2. Dự báo triển vọng về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty (52)
    • 4.3. Các đề xuất, kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty (55)
      • 4.3.1. Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty (55)
        • 4.3.1.1. Hàng năm cần đánh giá đổi mới công tác kế hoạch hóa VLĐ (55)
        • 4.3.1.2 Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng một cách hợp lý và linh hoạt (55)
        • 4.3.1.3. Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng (57)
        • 4.3.1.4. Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho (58)
        • 4.3.1.5. Tổ chức tốt việc tiêu thụ nhằm đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ (58)
        • 4.3.1.6. Có biện pháp phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra (59)
        • 4.3.1.7. Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ công nhân viên (60)
      • 4.3.2. Các kiến nghị để triển khai thực hiện các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty..................................................................................61 TÀI LIỆU THAM KHẢO (60)
  • PHỤ LỤC (0)
    • Biểu 3.4: Đánh giá khả năng thanh toán của công ty qua 3 năm (0)
    • Biểu 3.5: Hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty qua 3 năm (0)

Nội dung

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài

Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường hiện nay Trong đó vốn lưu động (VLĐ) như dòng máu tuần hoàn để nuôi sống doanh nghiệp Nó tác động trực tiếp hàng ngày hàng giờ có mặt ở khắp mọi nơi trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là điều kiện để doanh nghiệp tiến hành thực hiện mở rộng quy mô kinh doanh, cải tiến kỹ thuật, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động, đồng thời nâng cao vị thế của doanh nghiệp trên thị trường

Hiện nay, nước ta đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới Trong xu thế toàn cầu hóa, kinh tế Việt Nam nói chung và các DN Việt Nam nói riêng có nhiều cơ hội thúc đẩy kinh doanh thương mại phát triển dựa trên việc mở rộng thị trường, được ưu đãi thuế quan, có điều kiện thu hút vốn, kinh nghiệm quản lý cũng như công nghệ mới của nước ngoài, nâng cao khả năng cạnh tranh, tính hiệu quả của nền kinh tế Song trong những năm gần đây lại đang chịu ảnh hưởng của của cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính chất toàn cầu, tất cả các yếu tố như giá cả tăng cao đột biến, lãi suất không ổn định, lạm phát đều ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp Do đó việc chủ động xây dựng kế hoạch là hoạt động nhằm hình thành nên các dự định về tổ chức các nguồn tài trợ nhu cầu VLĐ của công ty và sử dụng chúng sao cho có hiệu quả là vấn đề mang tính thời sự và cấp thiết đồi với mọi DN.

Qua quá trình thực tập cho thấy Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX là một công ty có qui mô vốn kinh doanh lớn, với nhiệm vụ xuất nhập khẩu các trang thiết bị, khí tài và phụ tùng thay thế cần thiết cho ngành Hàng không dân dụng Việt Nam và nhập khẩu một số mặt hàng phi mậu dịch để bán tái xuất ở các nhà ga quốc tế; Tận dụng trọng tải thừa của Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không nước ngoài, xuất khẩu những mặt hàng do Bộ kinh tế đối ngoại (nay là Bộ Công Thương) uỷ quyền.

Mặt khác, do đặc điểm kinh doanh xuất nhập khẩu nên lượng VLĐ sử dụng tương đối lớn, phụ thuộc và từng thời điểm kinh doanh, từng lô hàng nhập hay xuất Chính vì điều này mà việc quản lý và sử dụng VLĐ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh.

Xác định và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Từ sự phân tích tính cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn tại công ty, em quyết định chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Hàng không – AIRIMEX” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.

Các mục tiêu nghiên cứu

Qua quá trình thực tập tại Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX em đã xác định các mục tiêu nghiên cứu như sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.

- Đánh giá thực trạng tình hình quản lý và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp trong 3 năm gần đây.

- Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không.

Phạm vi nghiên cứu

- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX.

- Về thời gian: Đề tài được nghiên cứu từ ngày 14/03/2011 đến 27/05/2011. Các số liệu về tình hình và hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty được thu thập trong các năm 2008, 2009 và 2010.

- Về nội dung nghiên cứu: Hiệu quả sử dụng vốn lưu dộng và giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Kết cấu luận văn

Ngoài phần giới thiệu khái quát, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 4 chương:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài

Chương 2: Tóm lược một số vấn đề cơ bản về nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng về hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX Chương 4: Kết luận và đề xuất về việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tạiCông ty CP Xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX

TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ

Một số khái niệm cơ bản liên quan

2.1.1 Vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn luôn là điều kiện vật chất không thể thiếu đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp Nếu xuất phát từ vai trò của vốn đối với quá trình sản xuất kinh doanh, chúng ta có thể hiểu:

“ Vốn kinh doanh là toàn bộ lượng tiền cần thiết nhất định để bắt đầu và duy trì sự hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục của các chủ thể kinh doanh”.

Nếu xét tại một thời điểm nào đó trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì:

“ Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp và đang phục vụ cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”. Căn cứ vào công dụng và đặc điểm luân chuyển tiền của toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp được chia thành 2 loại: vốn cố định và vốn lưu động.

2.1.2 Vốn lưu động của doanh nghiệp

2.1.2.1 Khái niệm vốn lưu động

VLĐ của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn kinh doanh được đầu tư vào TSNH của doanh nghiệp, đặc trưng cơ bản của nó là luôn luôn vận động chung với quá trình kinh doanh của doanh nghiệp.

TSLĐ của doanh nghiệp là những tài sản của doanh nghiệp có thời gian sử dụng, thu hồi và luân chuyển giá trị trong vòng một năm hay một chu kỳ kinh doanh thông thường,

VLĐ của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành TSLĐ nhằm đảm bảo cho quá trình kinh doanh của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục Trong quá trình chu chuyển, giá trị của VLĐ được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm và được thu hồi toàn bộ khi doanh nghiệp tiêu thụ được sản phẩm VLĐ hoàn thành một vòng tuần hoàn sau một chu kỳ kinh doanh.

2.1.2.2 Kết cấu vốn lưu động

Vốn lưu động có nhiều loại khác nhau tùy theo đặc điểm và mục tiêu quản lý của doanh nghiệp Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng của từng bộ phận VLĐ trên tổng VLĐ của doanh nghiệp trong một thời kỳ hoặc tại một thời điểm nhất định. Nghiên cứu kết cấu của nó có ý nghĩa rất quan trọng bởi nó giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về VLĐ mà mình đang quản lý và sử dụng Từ đó xác định các trọng điểm và biện pháp quản lý VLĐ có hiệu quả phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp. Để có thể quản lý và sử dụng một cách hiệu quả vốn lưu động thì ta cần quản lý và sử dụng tốt từng bộ phận cấu thành nên VLĐ Muốn quản lý được từng bộ phận thì trước tiên ta phải tiến hành phân loại được VLĐ của doanh nghiệp, điều này giúp cho doanh nghiệp hiểu rõ hơn những đặc điểm riêng về VLĐ mà mình đang quản lý và sử dụng, có thế mới có biện pháp quản lý có hiệu quả vốn lưu động phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp.

Có thể dựa vào nhiều tiêu thức khác nhau để xem xét kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp Thông thường có những loại sau đây:

Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh:

Theo cách phân loại này VLĐ của doanh nghiệp có 3 loại:

 Vốn lưu động trong khâu dự trữ cho sản xuất, bao gồm giá trị các khoản nguyên liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu động lực, công cụ, dụng cụ lao động nhỏ.

 Vốn lưu động trong khâu sản xuất, bao gồm giá trị sản phẩm dở dang và vốn chi phí trả trước.

 Vốn lưu động trong khâu lưu thông, bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng, bạc, đá quý, ); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn, các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cước các khoản vốn trong thanh toán (khoản phải thu, khoản tạm ứng )

Cách phân phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình kinh doanh Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất.

Phân loại theo hình thái biểu hiện:

Theo tiêu thức này, VLĐ được chia thành:

Vốn bằng tiền của doanh nghiệp là tài sản tồn tại trực tiếp dưới hình thái giá trị bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng hay các tổ chức tài chính khác và tiền đang chuyển (tiền Việt Nam, ngoại tệ ) Tiền là loại tài sản có tình linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản có tính linh hoạt cao, doanh nghiệp có thể chuyển dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ Do vậy, trong hoạt động kinh doanh đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải có một lượng tiền cần thiết nhất định.

 Tiền mặt tại quỹ: là toàn bộ số tiền mà DN để lại tại quỹ phục vụ cho nhu cầu chi trả bằng tiền phát sinh trong ngày Trong đó, phần lớn số tiền này là tiền thu được từ kinh doanh dịch vụ mà DN chưa kịp nộp vào ngân hàng hoặc chưa dùng để chi trả cho hoạt động kinh doanh Ngoài ra, những khoản phải trả nhưng chưa đến hạn phải trả, các khoản quỹ chưa từng dùng tới, cũng được coi là tiền mặt tồn quỹ và DN có thể huy động vào hoạt động kinh doanh nếu đảm bảo được các hoạt động này không ảnh hưởng tới kế hoạch chi trả trong kỳ.

 Tiền gửi ngân hàng: là lượng tiền DN gửi vào ngân hàng trên các tài khoản tiền gửi của DN nhờ ngân hàng giữ hộ, thanh toán cho các nhà cung cấp khi họ cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho DN Ngoài ra, DN còn được hưởng một mức lãi suất theo quy định.

 Tiền đang chuyển: là khoản tiền doanh nghiệp nộp vào ngân hàng, kho bạc hoặc đang chuyển qua bưu điện để chuyển cho ngân hàng hoặc người được hưởng chưa nhận được tờ giấy báo có.

 Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: là hoạt động đầu tư số tiền nhàn rỗi của DN vào các chứng khoán trên thị trường tiền tệ.

 Các khoản phải thu ngắn hạn: chủ yếu từ các khoản phải thu từ khách hàng thể hiện ở số tiền mà các khách hàng nợ DN phát sinh trong quá trình bán hàng, cung ứng dịch vụ dưới hình thức bán trước trả sau Ngoài ra với một số trường hợp mua sắm vật tư khan hiếm, DN còn có thể phải ứng trước tiền mua hàng cho người cung ứng, từ đó hình thành khoản phải thu.

Một số lý thuyết liên quan đến hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp

2.2.1 Quan niệm về hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế khách quan phản ánh trình độ sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định Công thức chung biểu hiện hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp:

Trong đó: KQ là kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua chỉ tiêu doanh thu, thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trong kỳ của doanh nghiệp. CF: là các chi phí và nguồn lực để đạt được kết quả đó trong kỳ.

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế, sử dụng nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp và hoạt động SXKD nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất

Công thức biểu hiện hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh là:

KQ: Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện qua chỉ tiêu doanh thu, thu nhập hoặc lợi nhuận đạt được trong kỳ của doanh nghiệp.

VKD: Là vốn sử dụng trong kỳ của doanh nghiệp để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp là một phạm trù khách quan, đề có thể đánh giá được đúng đắn hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp là tốt hay xấu thì chúng ta phải xem xét nó theo một tiến trình thời gian hoặc là so sánh giữa các doanh nghiệp, các đơn vị với nhau trong một thời kỳ nhất định

2.2.2 Một số quan điểm về hiệu quả sử dụng VLĐ

Hiệu quả sử dụng VLĐ là một bộ phận cấu thành hiệu quả sử dụng VKD của doanh nghiệp Nó phản ánh trình độ sử dụng VLĐ của doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong một kỳ nhất định.

Hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp được biểu hiện bằng mối quan hệ giữa kết quả của hoạt động kinh doanh với số VLĐ đầu tư cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ kinh doanh.

Hiệu quả sử dụng VLĐ = Kết quả thu được trong kỳ

VLĐ sử dụng trong kỳ của doanh nghiệp

Trong đó: kết quả thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thể hiện bằng doanh thu đạt được trong kỳ (lợi nhuận).

2.2.3 Cơ sở dữ liệu để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Sử dụng các dữ liêu thu thập được từ phòng Tài chính- Kế toán, từ nội bộ công ty bao gồm:

 Báo cáo tài chính 3 năm gần đây của công ty (2008, 2009, 2010) : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính, dựa vào sổ sách kế toán để theo dõi chi tiết các khoản phải thu, hàng tồn kho và tình hình quản lý vốn bằng tiền

 Các dữ liệu thu thập được từ các phiếu điều tra: đánh giá của các chuyên gia về tình hình huy động và sử dụng VLĐ của doanh nghiệp.

 Dựa vào bảng đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của 3 năm gần đây, bảng phân tích kết cấu VLĐ, tình hình khả năng thanh toán, bảng phân tích khái quát về tình hình huy động vốn của công ty, bảng phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ.

2.2.4 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong các doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau:

2.2.4.1 Các chỉ tiêu tổng hợp a Hệ số phục vụ của VLĐ: Nó cho biết với một đồng VLĐ đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì sẽ đem lại cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng doanh thu Hệ số này càng lớn thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ là lớn và ngược lại.

Hệ số phục vụ VLĐ = DTT

VLĐbq trong kỳ Trong đó:

DTT: là doanh thu thuần, bằng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ sau khi đã trừ đi các khoản giảm trừ doạnh thu.

VLĐbq trong kỳ: là vốn lưu động bình quân trong kỳ.

VLĐ bq trong kỳ = ẵ V1 + V2+ +Vn-1+ ẵ Vn n-1 Trong đó: V1, V2, V3, , Vn-1, Vn là VLĐ tại thời điểm kiểm kê n là số thời điểm kiểm kê b Hệ số sinh lời của VLĐ: Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp ở mức độ cao hơn người ta sử dụng chỉ tiêu hệ số sinh lời VLĐ.

Hệ số sinh lời của VLĐ = LNST

Hệ số này cho biết với một đồng VLĐ mà doanh nghiệp đầu từ vào hoạt động kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận Hệ số này càng cao thì hiệu quả sử dụng VLĐ càng lớn và ngược lại, nếu hệ số này thấp thì chưa đạt hiệu quả Như vậy, việc sử dụng hệ số này giúp DN đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ đầy đủ và chính xác hơn. Để đánh giá một cách toàn diện và hệ thống, chúng ta nên sử dụng kết hợp với các chỉ tiêu bộ phận để xem xét Từ đó có cái nhìn tổng thể về việc sử dụng vốn trong doanh nghiệp và đưa ra các giải pháp phù hợp trong từng giai đoạn cụ thể.

2.2.4.2 Các chỉ tiêu bộ phận a Tốc độ chu chuyển vốn lưu động

Tốc độ chu chuyển VLĐ là chỉ tiêu biểu hiện trình độ và khả năng sử dụngVLĐ của doanh nghiệp Tốc độ chu chuyển VLĐ có thể đo bằng hai chỉ tiêu là số vòng quay VLĐ và số ngày chu chuyển VLĐ.

 Số vòng quay VLĐ là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu phản ánh VLĐ của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh được bao nhiêu vòng Và chỉ tiêu này càng lớn hay số ngày chu chuyển VLĐ càng nhỏ góp phần tiết kiệm tương đối vốn cho sản xuất và ngược lại. Công thức tính như sau:

VLĐ bình quân Trong đó: L: Số vòng quay VLĐ trong kỳ (thường là 1 năm)

VLĐ bình quân : VLĐ bình quân sử dụng trong kỳ

 Số ngày chu chuyển VLĐ phản ánh độ dài của một vòng quay VLĐ tức là số ngày cần thiết để thực hiện một số vòng chu chuyển VLĐ.

Công thức tính như sau:

L Trong đó: N là số ngày chu chuyển VLĐ

L là Số vòng quay VLĐ trong kỳ (thường là 1 năm) b Hệ số thanh toán

 Hê số khả năng thanh toán nhanh biểu hiện việc dùng tiền và các khoản có khả năng chuyển đổi nhanh thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

Hệ số thanh toán nhanh Vốn bằng tiền + Giá trị TSLĐ để chuyển đổi thành tiền

Vốn bằng tiền là toàn bộ số vốn bằng tiền của DN bao gồm: tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.

Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu

Trong nghiên cứu và thực tiễn đã có rất nhiều kiến nghị giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ Nhiều biện pháp, kiến nghị song tùy thuộc vào đặc điểm kinh doanh, khả năng lãnh đạo của nhà quản trị mà các kiến nghị, phương hướng đó được vận dụng đúng đắn hợp lý.

Thực tế đã có rất nhiều bài báo, luận văn viết về đề tài nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại một doanh nghiệp đơn vị nhất định Trong quá trình nghiên cứu đề tài en cũng tham khảo các bài viết có liên quan đến đề tài Sau đây là hai nguồn tài liệu em tham khảo nhiều nhất.

Luận văn tốt nghiệp đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu của sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm” của sinh viên Hoàng Thị Tú – K41D2

Luận văn này tác giả đã đưa ra những cơ sở lý luận về VLĐ, hiệu quả sử dụng VLĐ đồng thời đánh giá được thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu dộng và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty trong thời gian nghiên cứu.

Những vấn đề còn tồn tại trong công ty cổ phần sản xuất dịch vụ xuất nhập khẩu Từ Liêm số vòng quay của VLĐ giảm dần và thời gian một vòng VLĐ lại tăng lên, chứng tỏ việc thu hồi VLĐ chậm và làm cho hoạt động sản xuất kinh của công ty gặp nhiều khó khăn Vòng quay HTK của công ty bị giảm mạnh và thời gian một vòng quay tăng lên làm gia tăng các chi phí khác như chi phí bảo quản, mất mát, hỏng, nguyên nhân do công ty nhập quá nhiều hàng hóa trong khi chưa bán ra hay xuất khẩu kịp Các khoản phải thu tăng đáng kể Cơ cấu VLĐ của công ty còn nhiều bất hợp lý, đây là nguyên nhân làm cho hiệu quả sử dụng VLĐ trong giai đoạn này ngày càng giảm.

Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ được sinh viên Hoàng Thị

Tú đưa ra như sau:

 Hàng năm cần đánh giá đổi mới công tác kế hoạch hóa VLĐ.

 Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nói chung và vồn lưu động nói riêng một cách hợp lý và linh hoạt.

 Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn chiếm dụng.

 Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho

Các giải pháp đưa ra còn khá chung chung và chưa nêu được dẫn chứng cụ thể, chưa chỉ rõ từng mặt còn tồn tại Bên cạnh đó, luận văn chưa nêu được những thuận lợi và khó khăn mà công ty gặp phải trong quá trình quản lý VLĐ của doanh nghiệp.

Chuyên đề tốt nghiệp đề tài: “Một số giải pháp hoản thiện hoạt động phòng ngừa rủi ro tài chính đối với tài sản lưu động tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX” của sinh viên Triệu Thị Khoa lớp K40E1 Đây là đề đi sâu vào quản trị rủi ro tài sản lưu động, tuy nhiên nó lại là tài liệu tham khảo rất thực tế về công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX.

Chuyên đề đã đánh giá được thực trạng sử dụng VLĐ cũng như quản trị rủi ro tài chính đối với tài sản lưu động của công ty từ năm 2005-2007 Đồng thời đưa ra các giải pháp,kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động phòng ngừa rủi ro đối với tài sản lưu động của công ty.

Vì chưa khai thác được hết các thông tin từ nhiều chủ thể, đối tượng khác nhau, nên các biện pháp đưa ra còn chưa mang tính khách quan Do vậy, trong quá trình nghiên cứu em đã lập ra các phiếu điều tra với các đối tượng khác nhau để từ đó đưa ra các giải pháp khách quan và thiết thực hơn Mặt khác, cho đến nay thêm 3 năm trưởng thành, công ty đã lớn mạnh hơn, do nhu cầu sản xuất ngày càng lớn đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng VLĐ hơn nữa Do vậy em đã chọn đề tài này để sát thực với tình hình hiện nay của công ty.

Phân định nội dung nghiên cứu về vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ

Những vấn đề luận văn nghiên cứu:

 Những lý luận cơ bản về VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ của một doanh nghiệp nói chung.

 Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu của những công trình năm trước.

 Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.

 Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, hiệu quả sử dụng vốn tại công ty.

 Phân tích và đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty trong 3 năm gần đây.

 Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đối với doanh nghiệp.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI

Phương pháp nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Đề phục vụ cho việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX, ta phải thu thập được các dữ liệu chính xác về tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong những năm vừa qua, đặc biệt tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Bằng những phương pháp cụ thể, sẽ thu thập được những số liệu cần thiết phục vụ cho việc phân tích tình hình vốn lưu động của doanh nghiệp.

3.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dùng phương pháp điều tra trắc nghiệm kết hợp với việc điều tra phỏng vấn để tìm hiểu rõ hơn về hoạt động kinh doanh của công ty, thu thập những báo cáo, số liệu cần thiết cho việc nghiên cứu.

Cụ thể nội dụng và quy trình của các phương pháp sử dụng như sau:

Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

 Bước 1: Điều tra phỏng vấn sơ bộ ban lãnh đạo công ty :

Bên cạnh đó, thực hiện điều tra phỏng vấn, tham khảo ý kiến của các nhân viên trong công ty, đặc biệt là các nhân viên phòng Tài chính- Kế toán.

 Bước 2: Thiết kế nội dung của phiếu điều tra

Lập các mẫu phiếu điều tra trắc nghiệm để tìm hiểu sâu hơn và chi tiết hơn về vấn đề bằng cách đặt ra các câu hỏi cho các cán bộ cũng như nhân viên công ty Cụ thể bao gồm các nội dung:

 Xu hướng vận động của công ty, những thuận lợi và khó khăn.

 Tình hình huy động vốn, sử dụng vốn của công ty

 Tình hình sử dụng vốn lưu động.

 Quản lý chi phí, doanh thu, lợi nhuận.

 Việc thực hiện kế hoạch hóa vốn lưu động của công ty.

 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty.

 Công tác tổ chức quản lý vốn lưu động (quản lý tiền mặt, quản lý dự trữ, quản lý các khoản phải thu) những năm dần đây.

 Dự báo triển vọng hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty.

 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro.

 Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên của công ty.

Thông qua các câu hỏi điều tra và những đánh giá nhận xét nhằm mục địch thâu tóm vấn đề cần nghiên cứu, tìm ra những giải pháp thiết thực nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty.

 Bước 3: Tiến hành phỏng vấn

Phát phiếu phỏng vấn tới các chuyên gia của công ty theo như thời gian đã được xin phép và được sự đồng ý của các chuyên gia để phục vụ cho việc viết luận văn.

 Bước 4: Thu thập kết quả thu được theo bảng câu hỏi trong phiếu phỏng vấn, và tậphợp kết quả phỏng vấn

Phương pháp điều tra trắc nghiệm

 Bước 1: Đối tượng điều tra là các cán bộ, nhân viên thuộc phòng tài chính- kế toán của công ty.

 Bước 2: Thiết kế nội dung của phiếu điều tra trắc nghiệm. Để đi sâu vào vấn đề nghiên cứu nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty Tiến hành điều tra các cán bộ, nhân viên trong công ty theo phương pháp phát phiếu điều tra Với nội dung điều tra liêu quan đến tốc độ chu chuyển vốn lưu động, cơ cấu vốn lưu động, các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty.

 Bước 3: Tiến hành điều tra

Phát phiếu điều tra tới các cán bộ, nhân viên trong công ty theo như thời gian đã được xin phép và được sự đồng ý của các cán bộ, nhân viên để phục vụ cho việc viết luận văn.

 Bước 4: Thu thập kết quả thu được theo bảng câu hỏi trong phiếu điều tra và tổng hợp kết quả điều tra trắc nghiệm.

3.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Đây là phương pháp nghiên cứu dựa vào các dữ liệu được cung cấp từ nội bộ công ty, đặc biệt là phòng Tài chính- Kế toán, các dữ liệu thu thập được thông qua phương pháp này giúp ta phân tích thực trạng tình hình sử dụng VLĐ tại Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX hiện nay Từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục sát thực và hiệu quả nhất. Để có được dữ liệu thứ cấp ta thu thập từ các báo cáo tái chính của 3 năm gần đây 2008, 2009, 2010.

Dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là chủ yếu, dựa vào các sổ sách kế toán liên quan để phục vụ cho quá trình phân tích thực trạng tình hình sử dụng VLĐ của công ty trong 3 năm gần đây và nguyên nhân của những mặt còn hạn chế là gì.

3.1.3 Phương pháp xử lý dữ liệu thu thập được

Các dữ liệu thu thập được tổng hợp bằng phương pháp thủ công: từ các phiếu điều tra trắc nghiệm, phiếu điều tra phỏng vấn lập bảng kê kết quả thu thập được sau đó sử dụng phần mềm Excel, Word, phương pháp phân tích tài chính để đánh giá.

Căn cứ vào nguồn số liệu thứ cấp ban đầu, em đã tập hợp và xử lý bằng phương pháp thủ công như việc tóm tắt những nội dung cơ bản các thông tin nhận được thành thông tin phục vụ cho phân tích sau này; các đánh giá về công tác quản lý vốn lưu động của công ty

Sử dụng công thức toán học trong Excel xử lý các chỉ tiêu ban đầu phản ánh số ban đầu năm, cuối năm trong báo cáo tài chính thành chỉ tiêu bình quân; tính chênh lệch tuyệt đối, tỷ lệ %, tỷ trọng từng khoản mục nhằm phục vụ cho phân tích hiệu quả sử dụng VLĐ, trình bày kết hợp với đánh giá tình hình quản lý, sử dụng VLĐ.

 Phương pháp phân tích tài chính DN bao gồm:

- Phương pháp dùng bảng biểu, sơ đồ phân tích:

Phương pháp phân tích này phản ánh một cách trực quan các số liệu phân tích với những biểu phân tích được thiết lập theo dòng cột để ghi chép các chỉ tiêu và số liệu phân tích Trong đó, có những dòng cột để ghi chép các số liệu thu thập được và có những dòng cột cần phải tính toán, phân tích Các dạng biểu thức thường phản ánh mối quan hệ so sánh giữa các chỉ tiêu có liên hệ với nhau: so sánh với số thực hiện với số kế hoạch, so với số cùng kỳ năm trước hoặc so sánh giữa chỉ tiêu cá biệt với chỉ tiêu tổng thế Số lượng các dòng, cột tùy thuộc cào mục đích yêu cầu và nội dung phân tích Tùy theo nội dung phân tích mà biểu phân tích có tên gọi khác nhau, đơn vị tính khác nhau.

- Phương pháp so sánh: là phương pháp nghiên cứu để nhận thức được các hiện tượng, sự vật thông qua quan hệ đối chiếu tương hỗ giữa vật, hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác để thấy được mức độ hoàn thành bằng tỷ lệ % hoặc số chênh lệch tăng hay giảm Ví dụ: So sánh giữa số liệu thực hiện kỳ báo cáo với số thực hiện cùng kỳ năm trước hoặc các năm trước, mục đích là để thấy được sự biến động tăng giảm của các chỉ tiêu tài chính qua những thời kỳ khác nhau và xu thế phát triển của chúng trong tương lai.

- Phương pháp tính hệ số, tỷ lệ, tỷ suất

Đánh giá tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX

3.2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX

3.2.1.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của công ty

 Tên công ty : Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX.

 Tên giao dịch: General aviation import export joint stock company.

 Tên viết tắt: AIRIMEX.JSC

 Địa chỉ trụ sở chính: 414, đường Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên, Hà Nội

 Số đăng ký kinh doanh: 0103012269 cấp ngày 18/05/2006

Công ty Cổ phần XNK Hàng không được thành lập và đi vào hoạt động theo Quyết định số 197/TCHK ngày 21/3/1989, của Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam, với nhiệm vụ xuất nhập khẩu các trang thiết bị, khí tài và phụ tùng thay thế cần thiết cho ngành Hàng không dân dụng Việt Nam và nhập khẩu một số mặt hàng phi mậu dịch để bán tái xuất ở các nhà ga quốc tế; Tận dụng trọng tải thừa của Hàng không Việt Nam và các hãng hàng không nước ngoài, xuất khẩu những mặt hàng do Bộ kinh tế đối ngoại (nay là Bộ Công Thương) uỷ quyền Ở giai đoạn đầu, Công ty hoạt động theo sự phân bổ chỉ tiêu của Tổng cục Hàng không (sau là Cục Hàng không và Tổng công ty Hàng không Việt Nam), hạch toán báo sổ… có thể nói đây là thời kỳ khó khăn nhất của Công ty. Theo bước phát triển của Ngành, đến tháng 6/1993, Công ty được giao vốn để chủ động hoạt động sản xuất kinh doanh, trở thành một doanh nghiệp Nhà nước, hạch toán độc lập, trực thuộc Cục Hàng không dân dụng Việt Nam.

Sau khi Tổng công ty Hàng không Việt Nam được thành lập theo Quyết định328/TTg ngày 27/5/1995 của Chính phủ, cơ chế ngành Hàng không có bước chuyển đổi to lớn, Ngành được tách làm 2 chức năng, quản lý nhà nước và tổ chức sản xuất kinh doanh Tổng công ty Hàng không Việt Nam đi vào hoạt động theo mô hình Nghị định 91/TTg của Chính phủ, trong sự chuyển đổi tổ chức to lớn và có ý nghĩa đó, Công ty xuất nhập khẩu Hàng không trở thành một đơn vị thành viên thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam, hạch toán độc lập, hoạt động theo theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 100162 do Sở kế hoạch đầu tư TP Hà Nội cấp ngày 27/9/1994. Đến những năm 2002 - 2003, theo chính sách, chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, sau Quyết định 372/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc cổ phần hoá các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (trong đó có Công ty XNK Hàng không) và Quyết định 3892/QĐ-BGTVT ngày 17/10/2005 của Bộ giao thông vận tải, phê duyệt phương án cổ phần hoá Công ty XNK Hàng không …, Công ty cổ phần XNK Hàng không đã chính thức đi vào hoạt động theo cơ chế mới (Công ty cổ phần) từ ngày 18/5/2006, theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số:

0103012269 do Sở kế hoạch đầu tư TP.

Theo Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh ngày 05/10/2009, công ty có vốn điều lệ là 25.927.400.000 VNĐ tương đương 25.927.400 cổ phần, trong đó Tổng công ty Hàng không Việt Nam sở hữu 41.31%.

3.2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Công ty là một đợn vị kinh doanh xuất nhập khẩu chuyên ngành của ngành Hàng không với các chức năng nhiệm vụ chủ yếu là:

Chức năng chủ yếu của công ty:

+ Trực tiếp kinh doanh XNK các loại máy bay, phương tiện thiết bị, vật tư phụ tùng cho ngành Hàng không, kinh doanh XNK vật tư, vật liệu và hàng hóa dân dụng.

+ Kinh doanh dịch vụ nhận gửi hàng, đại lý bán vé giữ chỗ hàng không.

+ Kinh doanh và mở rộng kinh doanh XNK của công ty, của ngành Hàng không nhằm hỗ trợ cho công tác XNK của công ty, của ngành Hàng không dân dụng Việt Nam.

Nhiệm vụ của công ty

Công ty thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là nhập khẩu ủy thác vật tư, phụ tùng máy bay cho Vietnam Airlines và một số trang thiết bị phục vụ mặt đất cho các

Cụm cảng Hàng không, ngoài ra còn những nhiệm vụ cụ thể như sau:

+ Liên doanh, liên kết, đầu tư với các tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân đầy đủ để đổi mới công nghệ, tăng cường tiếp thị, đổi mới tư duy kinh tế đẩy mạnh xuất khẩu và cân đối tỷ trọng XNK.

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển, kế hoạch XNK năm năm và hàng năm.

+ Đầu tư và mở rộng cơ sở vật chất, đổi mới phát triển công nghệ, hiện đại hóa công tác quản lý và tác nghiệp chuyên ngành XNK.

+ Bảo toàn và phát triển vốn, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực do Tổng công ty giao, có kế hoạch và chương trình phát triển vốn, thực hiện và bổ sung theo quyết định của Hội đồng quản trị.

+ Thực hiện nghĩa vụ đóng góp đối với Ngân sách nhà nước, nghĩa vụ thu nộp khác theo quy định của Nhà nước và nghĩa vụ thu nộp đối với Tổng công ty Hàng không dân dụng Việt Nam.

Lĩnh vực kinh doanh cụ thể:

+ Kinh doanh máy bay, động cơ, thiết bị, phụ tùng và vật tư máy bay;

+ Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư và phụ tùng cho ngành Hàng không;

+ Dịch vụ nhận gửi, chuyển, phát hàng hoá trong nước và quốc tế;

+ Đại lý bán vé, giữ chỗ hàng không trong nước và quốc tế;

+ Lữ hành nội địa, lữ hành quốc tế và các dịch vụ phục vụ khách du lịch

(không bao gồm kinh doanh phòng hát karaoke, vũ trường, quán bar);

+ Kinh doanh vật liệu, vật tư hàng hoá dân dụng;

+ Kinh doanh trang thiết bị, máy móc y tế, vật tư, trang thiết bị trường học, đo lường, sinh học và môi trường, vật tư trang thiết bị văn phòng, các sản phẩm cơ điện, điện tử, điện máy và thiết bị tin học, thiết bị mạng máy tính;

+ Sản xuất và kinh doanh rượu, bia, nước giải khát các loại (không bao gồm kinh doanh quán bar);

+ Kinh doanh lương thực, thực phẩm và các sản phẩm chế biến từ lương thực thực phẩm;

+ Dịch vụ cho thuê văn phòng, nhà ở, nhà xưởng, kho bãi, kho ngoại quan; + Dịch vụ uỷ thác xuất nhập khẩu, khai thuê hải quan;

+ Sản xuất, sửa chữa, lắp đặt, bảo hành, mua bán trang thiết bị, phuơng tiện, vật tư và phụ tùng thay thế thuộc các nghành công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, nông nghiệp, dầu khí, điện, than, khoáng sản (trừ các loại khoáng sản Nhà nước cấm), xi măng, hoá chất (trừ hoá chất Nhà nước cấm), bưu chính viễn thông, thể thao và các ngành công nghiệp giải trí khác;

+ Xây lắp các công trình điện đến 35KV;

+ Kinh doanh xăng, dầu mỡ, khí hoá láng;

+ Mua bán, cho thuê phương tiện vận tải đường bộ;

+ Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hoá;

+Xuất nhập khẩu các sản phẩm, hàng hoá Công ty kinh doanh.

3.2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty

3.2.2 Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không AIRIMEX

3.2.2.1 Đánh giá các nhân tố thuộc môi trường ngoài công ty Đó là các nhân tố mang tính định tính và mức độ tác dụng của chúng đối với hiệu quả sử dụng VLĐ là không thể lường được VLĐ của DN trong cùng một lúc được phân bố trên khắp các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Trong quá trình vận dụng đó VLĐ chịu tác động của nhiều nhân tố làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của DN: Đánh giá các nhân tố thuộc môi trường ngoài công ty Đó là các nhân tố mang tính định tính và mức độ tác dụng của chúng đối với hiệu quả sử dụng VLĐ là không thể lường được VLĐ của DN trong cùng một lúc được phân bố trên các giai đoạn luân chuyển và biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau Trong quá trình vận dụng đó VLĐ chịu tác động của nhiều nhân

XNK 1 ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

VÉ MB BAN QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG tố làm ảnh hưởng tới hiệu quả sử dụng VLĐ của DN:

- Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước: Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế thông qua các chính sách cơ bản là chính sách thuế, chính sách giá và lãi suất.

Chính sách thuế: Đây là công cụ điều tiết vĩ mô của nền kinh tế của nhà nước, thuế có tác động trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì đây là khoản chi phí bắt buộc Nếu nhà nước yêu cầu mức thuế thấp đối với ngành KD của DN thì lợi nhuận thu được nhiều hơn, DN có xu hướng mở rộng quy mô KD Ngược lại, với mức thuế cao, LN giảm, DN không muốn mở rộng quy mô KD mà còn thu hẹp dần quy mô hoạt động Chẳng hạn như nhà nước tăng thuế thu nhập doanh nghiệp, điều này trực tiếp làm giảm LN sau thuế của

DN Bên cạnh đó, lĩnh vực của công ty là XNK nên chính sách thuế XNK có tác động mạnh mẽ đến hoạt động KD và sử dụng VLĐ của công ty

Ngoài ra, còn có các chính sách khác ảnh hưởng tới việc KD của công ty như chính sách XNK, chính sách tiêu thụ sản phẩm

Kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

Thống kê số lượng phiếu điều tra trắc nghiệm

Hiện nay công ty chưa có bộ phận giám đốc tài chính nói chung và quản lýVLĐ nói riêng là chưa được chặt chẽ và chuyên sâu

Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Tỷ lệ đạt yêu cầu Đạt yêu cầu

Kết quả tổng hợp các phiểu điều tra trắc nghiệm như sau:

(thứ tự quan trọng giảm dần từ 1-> n)

Câu 1: Dựa vào tốc độ chu chuyển vốn lưu động hiện nay của công ty thì việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là?

Số phiếu Tỷ lệ % Độ quan trọng

Câu 2: Cơ cấu vốn lưu động của công ty hiện nay đã hợp lý chưa?

Câu 3: Cụng ty đã huy động vốn lưu động ở đâu? Từ các nguồn nào?

- Nguồn vốn chủ sở hữu 8 80%

Câu 4: Tầm quan trọng của công tác kế hoạch hóa VLĐ đối với công ty như thế nào?

Câu 5: Các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty? Đánh thức tự độ quan trọng?

- Tình hình thị trường tiêu dùng, sự biến động của nhu cầu giá cả

- Lạm phát và nền kinh tế khủng hoảng 7 70% 4

- Tác động của tiến bộ khoa học kỹ thuật

- Tác động của môi trường tự nhiên 1 10% 6

- Diễn biến lãi suất thị trường 8 80% 3

Câu 6: Các nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty? Đánh giá độ quan trọng

- Xác định nhu cầu vốn lưu động 8 80% 4

- Lựa chọn phương án đầu tư 8 80% 2

- Trình độ đội ngũ cán bộ công nhân viên

Câu 7: Hàng năm công ty đó cú chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động chưa?

- Có, nhưng chưa đạt hiệu quả 3 30%

Câu 8: Hàng năm công ty đó cú những thay đổi hay giải pháp gì để nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ chưa?

- Có, nhưng chưa đạt hiệu quả 6 60%

Câu 9: Nguyên nhân khiến HTK chiếm tỷ trọng lớn trong tổng VLĐ?

- Hàng nhập khẩu chờ tiêu thụ nội địa 8 80%

- Hàng hóa chờ xuất khẩu 1 1%

- Hàng tồn từ năm trước 9 9%

Câu 10: Trong thực tế có rất nhiều rủi ro bất thường xảy đến với công ty mà không thể lường trước được vậy công ty đó cú những biện pháp gì để giảm thiệt hại của những rủi ro này?

- Mua bảo hiểm cho tài sản 8 80%

- Lập dự phòng tài chính 9 90%

Từ việc tổng hợp phiếu điều tra cho thấy: Hầu như số phiếu cho rằng cơ cấu vốn của công ty được xem là hợp lý Việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là rất cần thiết chiếm 60% số phiếu, 40% còn lại cho là cần thiết

Nguồn huy động VLĐ có cả từ 3 nguồn Nhưng chủ yếu vẫn là nguồn vốn vay Đây là đặc điểm đặc thù của doanh nghiệp thương mại Đặc biệt là doanh nghiệp XNK.

Trong thực tế có rất nhiều rủi ro bất thường xảy ra dến mà không lường trước được, do vậy cần xác định được tầm quan trọng của mỗi yếu tố Qua sự đánh giá của các chuyên gia thì thứ tự quan trọng như sau: yếu tố thị trường tiêu dùng, sự biến động của nhu cầu giá có độ quan trọng nhất với độ quan trọng là (1); yếu tố chính sách vĩ mô của nhà nước xếp độ quan trọng thứ hai; yếu tố tác động của môi trường tự nhiên được cho là xếp độ quan trọng thấp nhất với độ quan trọng là (6).

Các kết quả điều tra trắc nghiệm đều cho thấy Công ty luôn có những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ Hàng năm công ty đã có chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động và đạt kết quả cao. b Kết quả phỏng vấn chuyên gia

Sau khi phỏng vấn các chuyên gia về tài chính của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không đã thu được kết quả như sau:

Với hơn 20 năm kinh nghiệm nhập khẩu các trang thiết bị, phụ tùng vật tư,hàng hoá phục vụ cho ngành Hàng không như phụ tùng máy bay, trang thiết bị mặt đất phục vụ tại các sân bay, thiết bị quản lý bay, hàng hoá phục vụ hành khách trên các chuyến bay hầu như do Công ty AIRIMEX thực hiện Các hãng cung cấp các trang thiết bị, phụ tùng, vật tư, hàng hoá cho ngành Hàng không có tên tuổi trên thế giới đều biết đến AIRIMEX Hiện nay AIRIMEX đã có uy tín trên thương trường trong và ngoài nước, không những đối với các sản phẩm thuộc lĩnh vực Hàng không mà còn cả với các sản phẩm của ngành điện lực, dầu khí, than và khoáng sản…

Trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, giá cả các sản phẩm nhập khẩu của Công ty chịu ảnh hưởng lớn của giá cả trên thị trường thế giới và chênh lệch tỷ giá ngoại tệ Tuy nhiên, do Công ty nhập hàng theo các đơn đặt hàng của các khách hàng trong nước nên mức độ ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của Công ty ở mức bình quân so với các doanh nghiệp trong ngành.Trong những năm qua biến động của tỷ giá hối đoái và lãi suất đã làm giảm 1 lượng lợi nhuận của công ty. Công tác quản lý VLĐ luôn được ban lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công nhân viên quan tâm, thường xuyên kiểm tra giám sát việc sử dụng VLĐ Ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty.

Trong điều kiện kinh tế thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế, Công ty không tránh khỏi những tác động của điều kiện khách quan và chủ quan đến hoạt động của Công ty: giá cả, lạm phát, tỷ giá hối đoái, các yếu tố tự nhiên

Chi phí giá vốn hàng bán với tổng chi phí của Công ty (bao gồm chi phí giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng), tỷ lệ này tăng cao là do giá cả nguyên vật liệu , máy móc, thiết bị, vật tư phụ tùng,…đầu vào tăng cao, trong khi thị trường đầu ra Công ty gặp phải nhiều khó khăn từ các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, nên phải giảm giá bán, mặc dù doanh thu tăng tuy nhiên tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu cũng tăng cao

Chi phí bán hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu chi phí chung của toàn Công ty, trong những năm qua tỷ trọng chi phí bán hàng cũng có xu hướng giảm dần qua các năm Điều này chứng tỏ công tác quản lý chi phí, tiết kiệm chi phí của Công ty đang được thực hiện có hiệu quả

Công ty thường xuyên tạo điều kiện về thời gian cũng như trợ cấp choCBCNV có nhu cầu muốn học hỏi cao hơn nữa để nâng cao trình độ kiến thức,tay nghề Thường xuyên khen thưởng cho những nhân viên có hoàn thành tốt công việc Tổ chức các buổi ngoại khóa để nhân viên trong công ty có thể chia sẻ kiến thức, cách thức làm việc để tạo thành một tổng thể đoàn kết vững mạnh. Hàng tồn kho, các khoản phải thu của Công ty có xu hướng tăng hàng năm. Nguyên nhân dẫn đến tồn tại các khoản phải thu quá hạn là do lạm phát của nền kinh tế tăng, chính sách về quản lý kinh tế thay đổi; chính sách tiền tệ và tỷ giá ngoại tệ luôn biến động dẫn đến tiêu thụ và thanh toán hàng hoá bị ảnh hưởng….Mặc dù quá hạn thanh toán, nhưng các chuyên gia nhận định đây không phải là các khoản thu khó đòi Công ty cũng đã thực hiện trích lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi.

Theo đánh giá của các chuyên gia thì hiệu quả sử dụng VLĐ của công ty có xu hướng tăng tuy nhiên kết quả chưa cao và còn nhiều hạn chế trong công tác quản lý VLĐ Do vậy luôn mong muốn sự tín nhiệm của các ngân hàng, các tổ chức tín dụng và nhà nước với Công ty.

Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

Để tiến hành phân tích và đánh giá về tình hình sử dụng vốn lưu động của công ty, trước tiên ta đi phân tích khái quát về hoạt động kinh doanh của công ty để thấy được kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây.

3.4.1 Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không (AIRIMEX) từ năm 2008 đến năm 2010

Bảng 3.1: Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty ĐVT: VNĐ

(Nguồn từ phòng Tài chính- Kế toán)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

1 DT bán hàng và cung cấp dịch vụ 179,505,902,889 246,514,187,672 234,754,993,966 67,008,284,783 37.33 -11,759,193,706 -4.77

2 Các khoản giảm trừ DT 479753360

3 DT thuần về bh vàccdv 179,505,902,889 246,034,434,312 234,754,933,966 66,528,531,423 37.06 -11,279,500,346 -4.58

5 Lợi nhuận gộp về bh và ccdv 26,895,653,194 33,085,027,749 35,740,157,873 6,189,374,555 23.01 2,655,130,124 8.03

6 DT hoạt động tài chính 13,857,152,886 15,989,113,798 18,376,606,080 2,131,960,912 15.39 2,387,492,282 14.93

10 Lợi nhuận thuần từ hđkd 4,951,643,333 5,512,568,731 8,291,114,160 560,925,398 11.33 2,778,545,429 50.40

14 Tổng LN kế toán trước thuế 5,155,724,022 6,494,772,717 9,201,982,843 1,339,048,695 25.97 2,707,210,126 41.68

17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 2,232 2,286 2,626 54 2.42 340 14.87

Phân tích tổng hợp tình hình hoạt động kinh doanh nhằm mục đích nhận thức, đánh giá khái quát tình hình kết quả từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính, các hoạt động đầu tư của công ty Để phân tích kết qủa hoạt động kinh doanh của công ty ta sử dụng Biểu 3.1

Việc phân tích bảng 3.1 sẽ cho ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của công ty qua 3 năm tài chính 2008, 2009, 2010.

Tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2009 tăng 67,008,284,783 đồng tương ứng tỷ lệ tăng là 37.33% Doanh thu chủ yếu từ hoạt động bán hàng do công ty đã tích cực tìm kiếm nguồn hàng và tổ chức tốt quá trình tiêu thụ hàng hóa Năm 2010, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm hơn năm 2009 là 4.77%, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng 14.9% so với năm 2009 Sở dĩ như vậy là do công ty đã quản lý tốt chi phí đầu vào làm cho lợi nhuận tăng.

Do Công ty hoạt động chủ yếu trong mảng kinh doanh và dịch vụ nên giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu Giá vốn hàng bán năm 2009 là 212,949,406,563 đồng tăng 60,339,156,868 đồng tương ứng với 39.54% so với năm 2008 Tỷ lệ này tăng cao là do giá cả nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, vật tư phụ tùng,…đầu vào tăng cao, trong khi thị trường đầu ra Công ty gặp phải nhiều khó khăn từ các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, nên phải giảm giá bán, mặc dù doanh thu tăng tuy nhiên tỷ lệ giữa giá vốn hàng bán và doanh thu cũng tăng cao Năm 2010, giá vốn hàng bán giảm 13,934,570,470 đồng tương ứng với 6.54% so với năm 2009, do Công ty đã quản lý tốt chi phí đầu vào Giá trị các khoản chi phí quản lý doanh nghiệp tăng đều qua các năm và tương đối cao Năm 2009 tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 10.16% so với năm 2008; năm 2010 tăng 12.44% so với năm 2009, trong khi đó doanh thu giảm Điều này cho thấy chi phí quản lý doanh nghiệp chưa hợp lý và chưa hiệu quả trong kinh doanh

Chi phí bán hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu chi phí chung của toànCông ty, nhưng tỷ trọng chi phí bán hàng cũng có xu hướng giảm dần qua các năm Điều này chứng tỏ công tác quản lý chi phí, tiết kiệm chi phí của Công ty đang được thực hiện có hiệu quả

Lợi nhuận của công ty tăng đều qua các năm Lợi nhuận trước thuế năm

2009 là 6,494,772,717 đồng tăng 29.97% so với năm 2008, năm 2010 là 9,201,982,843 đồng tăng 41,68% so với năm 2009 Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế năm 2009 là 5,926,480,104 đồng, tăng 1,463,406,520 đồng tương ứng với 32.79% so với năm 2008; năm 2010, lợi nhuận sau thuế chỉ tăng 883,145,290 đồng tương ứng với 14.9% so với năm 2009 Thuế thu nhập doanh nghiệp năm

2009 doanh nghiệp phải nộp là 568,292,613 đồng giảm 124,357,825 đồng tương ứng với 17.95% so với năm 2008 do Thuế TNDN được khấu trừ năm 2009 do số tiền nộp thừa so với số thuế phải nộp của năm 2008 Mặt khác, theo quy định ưu đãi thuế tại điều 36, Nghị định 187/2004/NĐ-CP của Chính phủ ngày 16/11/2004 về việc chuyển đổi Công ty Nhà nước thành Công ty cổ phần công ty được miễn thuế 02 năm, kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộp cho 2 năm tiếp theo Công ty được hưởng ưu đãi miễn thuế TNDN trong hai năm 2006-2007 và giảm 50% thuế TNDN trong hai năm tiếp theo 2008-2009 do thực hiện cổ phần hóa Năm 2010, là năm đầu tiên Airimex phải nộp 100% thuế phải nộp với mức thuế suất 25%, điều này đã làm giảm lợi nhuận sau thuế của doanh nghiêp Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010 doanh nghiệp phải nộp là 2,392,357,449 đồng tăng 1,824,064,836 đồng tương ứng với 320.97% cao hơn nhiêu so với năm 2009

3.4.2 Đánh giá chung tình hình sử dụng vốn kinh doanh và nguồn vốn của công ty

Số liệu dùng để phân tích được lấy từ bảng cân đối kế toán qua 3 năm 2008,

2009, 2010, đây là số liệu bình quân được tính bằng số trung bình giữa số đầu năm và cuối năm Qua phân tích ta sẽ thấy được tình hình kết cấu vốn kinh doanh cũng như nguồn hình thành vốn, đánh giá khái quát được tình hình sử dụng vốn của công ty.

Bảng 3.2: Đánh giá chung tình hình sử dụng vốn kinh doanh và nguồn vốn của công ty ĐVT: VNĐ

(Nguồn từ phòng Tài chính- Kế toán)

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 2009/2008 Chênh lệch 2010/2009

ST TT % ST TT % ST TT % Chênh lệch % Chênh lệch %

1 Tiền và các khoản tương đương tiền 40,628,385,043 41.73 44,783,765,735 35.94 41,472,226,460 33.12 4,155,380,692 10.23 -3,311,539,275 -7.39

2 Các khoản phải thu ngắn hạn 44779378958 45.99 55,968,674,386 44.91 52,772,791,404 42.15 11,189,295,428 24.99 -3,195,882,982 -5.71

4 Tài sản ngắn hạn khác 810,707,512 0.83 400,365,956 0.32 473,678,101 0.38 -410,341,556 -50.62 73,312,145 18.31

2 Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 45,000,000 0.05 20,000,000 0.02 10,000,000 0.01 -25,000,000 -55.56 -10,000,000 -50.00 Tổng tài sản 97,363,511,961 100 124,611,064,299 100 125,216,114,418 100 27,247,552,339 27.99 605,050,119 0.49 NGUỒN VỐN

B Nguồn vốn chủ sở hữu 27,728,681,831 28.48 32,573,036,573 26.14 37,319,616,219 29.80 4,844,354,742 17.47 4,746,579,646 14.57

2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 236,796,701 0.24 578,562,432 0.46 341,765,732 144.33 -578,562,432 -0.46Tổng nguồn vốn 97,363,511,961 100 124,611,064,299 100 125,216,114,418 100 27,247,552,339 27.99 605,050,119 0.49

Kết cấu gồm 2 phần:VCĐ và VLĐ Để xem xét đánh giá tình hình sử dụng VLĐ trước hết cần phân tích kết cấu vốn của công ty để từ đó biết được tỷ lệ từng loại vốn trên tổng vốn trên tổng vốn và sự biến động của chúng cũng như sự phân bổ có hợp lý không?

Qua bảng 3.2 ta thấy tổng vốn bình quân của công ty tăng theo các năm. Năm 2009 tăng lên 27,247,552,339 đồng tương ứng với 27.99% so với năm 2008; năm 2010 tổng vốn có tăng nhưng tăng ít so với năm 2009 (tăng 605,050,119 đồng) tương đương tăng 0.49% Trong đó, VLĐ chiếm tỷ trọng cao trong tổng VKD năm 2009 là 94.02%, năm 2010 là 92.91%.

Giai đoạn 2008- 2009: VLĐ năm 2009 là 117,158,562,815 đồng tăng 27,498,505,882 đồng tương ứng 30,67% so với năm 2008 Nguyên nhân là do Hàng tồn kho của năm 2009 tăng đột biến lên 12,564,171,318 đồng tương ứng tăng 365.07% so với năm 2008 do thời gian này công ty có nhiều hợp đồng lớn với các đối tác nên hàng hóa gửi đi bán chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu hàng tồn kho Các khoản phải thu ngắn hạn cũng tăng 11,189,295,428 đồng tương ứng 24.99% so với năm 2008 Vốn lưu động tăng lên thể hiện quá trình kinh doanh được mở rộng, tăng doanh thu dẫn đến tăng lợi nhuận, điều này khẳng định doanh nghiệp cũng có những biện pháp sử dụng hiệu quả sử dụng VLĐ hiệu quả. Trong kết cấu vốn của công ty, VCĐ chiếm một tỷ lệ nhỏ VCĐ năm 2009 giảm 250,953,544 đồng (3.36%) so với năm 2008 Tỷ trọng VCĐ cũng giảm từ 7.91% năm 2008 xuống 5.98% năm 2009.

Nhằm đáp ứng nhu cầu tăng vốn kinh doanh, năm 2009 Công ty đã tiến hành tăng vốn điều lệ bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu và bán đấu giá công khai ra bên ngoài để đầu tư xây dựng nhà C, sau đợt phát hành vốn đầu tư của chủ sở hữu tăng lên 25,927 tỷ đồng

Giai đoạn 2009- 2010: VLĐ năm 2010 giảm 1 lượng thấp 815,363,433 đồng(0.7%) so với năm 2009 VCĐ năm 2010 tăng 1,420,413,552 đồng (19.06%) so với năm 2009 Tuy nhiên VCĐ vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ so với nguồn vốn kinh doanh chiếm 7.09% năm 2010 Điều này chứng tỏ quy mô kinh doanh của công ty đang ngày càng được mở rộng, và có sự đổi mới nâng cao cơ sở hạ tầng Vốn cố định tăng lên chủ yếu là do tài sản cố định tăng

3.4.3 Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động và khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

3.4.3.1 Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động

Căn cứ vào số liệu trên bảng cân đối kế toán, cụ thể là các số liệu (bình quân) trên phần tài sản ngắn hạn ta tiến hành phân tích để đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Từ bảng Bảng 3.3:VLĐ năm 2009 là 117,158,562,815 đồng tăng 27,498,505,882 đồng tương ứng 30.67% so với năm 2008; VLĐ năm 2010 giảm 1 lượng thấp 815,363,433 đồng (0.7%) so với năm 2009.

Năm 2009, VLĐ tăng doanh thu tăng Năm 2010, VLĐ giảm doanh thu cũng giảm Điều này cho thấy mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa VLĐ và doanh thu.

- Vốn bằng tiền: là loại vốn linh hoạt và cần thiết cho mọi kinh doanh

Vốn bằng tiền chiếm tỷ trọng lớn trong VLĐ Năm 2008, tỷ trọng vốn bằng tiền là 45.31%; năm 2009 là 38.22%; năm 2010 là 36.65% Tuy nhiên, vốn bằng tiền năm 2009 tăng 4,155,380,692 đồng tương ứng 10.23% so với năm 2008; năm 2010 lại giảm xuống 3,311,539,275 đồng tương ứng 7.39% so với năm

2009 Điều này cho thấy sự thay đổi về cơ cấu vốn bằng tiền của Công ty năm 2009.

Các kết luận và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty Cố phần Xuất nhập khẩu Hàng không (AIRIMEX) .51 4.1.Các kết luận và phát hiện qua việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

Những thành công và hạn chế về sử dụng vốn lưu động

Kể từ khi thành lập để có quy mô sản xuất và trình độ quản lý như hiện nay là quá trình phấn đấu liên tục của toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty. Trong những năm qua, Công ty đã tập trung trí tuệ, sức lực vượt qua nhiều khó khắn do nền kinh tế của đất nước bị suy giảm, lạm phát tăng cao, thị trường tài chính tiền tệ luôn biến động gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động XNK. Công ty đã tận dụng mọi thời cơ, cơ hội đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ, hoạt động kinh doanh có hiệu quả cao, đời sống người lao động được cải thiện và nâng cao, khẳng định vị thế của Công ty trên thị trường.

Từ năm 2008 cho đến năm 2010 quy mô của Công ty được giữ vững và phát triển Nguồn vốn của Công ty tăng hàng năm, năm 2009 tăng 27.99% so với năm 2008; năm 2010 tăng 0.49% so với năm 2009 Sự tăng lên của vốn SXKD cho thấy năng lực SXKD của công ty tăng lên và tính cạnh tranh trên thị trường tăng, việc mở rộng quy mô sản xuất, khả năng huy động vốn từ bên ngoài vào tốt Đối với việc quản lý và sử dụng VLĐ, hệ số phục vụ VLĐ và hệ số sinh lời VLĐ tăng đều hàng năm Điều này cho thấy Công ty đã đạt được những thành tựu nhất đinh trong sử dụng VLĐ.

Kết quả đạt được đã đánh giá phần nào sự cố gắng của cán bộ công ty.Những năm gần đây, công ty đẩy mạnh nhập khẩu, tăng doanh thu, ký nhiều đơn đạt hàng có giá trị lớn tăng cường mở rộng quan hệ với các bạn hàng mới Bên cạnh đó là việc duy trì tốt các mối quan hệ với các bạn hàng truyền thống, tìm kiếm thị trường xuất nhập khẩu Bên cạnh đó việc tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất làm việc luôn là vấn đề đặt ra đối với Công ty.

Chế độ kế toán của công ty có liên quan đến quá trình hoàn thiện hệ thống tổ chức KD Các phòng ban chức năng được tổ chức gọn nhẹ hơn, đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ nghiệp vụ, hoạt động hiệu quả, cung cấp những thông tin chính xác, kịp thời về tình hình kinh doanh cho ban lãnh đạo công ty, đảm bảo cho quá trình quản lý rủi ro tài chính của Công ty tốt hơn.

4.1.1.1 Những tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh những thành công đạt được thì hiện nay Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục:

 Đến năm 2010, hiệu quả sử dụng VLĐ giảm , số vòng quay VLĐ giảm 0.11 vòng với tốc độ giảm 5.89%; thời gian một vòng quay VLĐ thì tăng 12 ngày, với tốc độ tăng 6.26% Vòng quay VLĐ giảm sẽ bất lợi cho công tác quản lý và thanh toán các khoản nợ vay ngân hàng Đồng thời thời gian của một vòng luân chuyển tăng cho thấy việc thu hồi VLĐ là rất chậm, làm cho hoạt động SXKD diễn ra không tốt.

 Vòng quay HTK của Công ty từ năm 2008 đến năm 2010 bị giảm mạnh và thời gian một vòng quay tăng lên Điều này cho thấy rằng đây là biểu hiện không tốt, vòng quay HTK chậm sẽ gây lãng phí vốn và làm gia tăng các chi phí khác như: chí phí bảo quản, hao hụt, mất mát, hỏng Vì vậy công tác quản lý tài chính HTK cần được chú ý Việc trích lập dự phòng giảm giá HTK là việc cần thiết Nó đem lại những lợi ích cho công ty trên khía cạnh tài chính lẫn thuế khóa.

 Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu tăng đều hàng năm, thời gian một vòng quay giảm nhưng ở mức độ thấp Mặt khác các khoản phải thu khách hàng có xu hướng tăng lên Năm 2010 các khoản phải thu khách hàng tăng 3,115,320,416 đồng tương ứng 8.47% so với năm 2009 Đây là một vấn đề Công ty cần quan tâm Mức độ rủi ro của các khoản phải thu này lớn, nếu nợ khó đòi cứ tiếp tục tăng trong khi đó số nợ vay củ công ty lại lớn cần tìm nguồn trả nợ

 Về khả năng thanh toán: Khả năng thanh toán tức thời của Công ty có xu hướng giảm dần theo các năm Vì vậy công ty gặp khó khăn trong thanh toán các khoản nợ đã đến hạn trả.

Do quá trình toàn cầu hoá và sự liên thông ngày càng chặt chẽ giữa nền kinh tế trong nước với nền kinh tế thế giới nên tác động chung của nền kinh tế thế giới đã và đang có những ảnh hưởng ngày càng lớn đến tình hình kinh tế Việt Nam Trước hết là giá cả hàng hoá tăng cao (đặc biệt là giá cả nhiên liệu, vật tư, phí vận chuyển, biến động tỷ giá ngoại tệ, lãi suất tiền vay ngân hàng,…), đặc biệt là việc Ngân hàng Nhà nước quyết định tăng tỷ giá ngoại tệ lên đã gây áp lực làm tăng chi phí ảnh hưởng lớn đến lợi nhuận của Công ty, gây khó khăn cho hoạt động XNK của doanh nghiệp Thêm vào đó, áp lực cạnh tranh ngày càng gia tăng khiến cho Công ty phải tìm mọi biện pháp để cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn tạo lợi thế cạnh tranh với các công ty khác

Bên cạnh đó, do biến động của tình hình lãi suất các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa rất khó huy động vốn để đầu tư sản xuất kinh doanh do các nguồn huy động đều khó, vay ngân hàng lãi suất cao và chịu sự hạn chế do chính sách thắt chặt tiền tệ, phương án huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu không khả thi do sự ảm đạm của thị trường chứng khoán

Sau cổ phần hoá, công ty gặp phải một số khó khăn trong hoạt động điều hành, kinh doanh của công ty do sự thay đổi về nhân sự, thay đổi về chính sách tín dụng của ngân hàng, chính sách hỗ trợ của Tổng Công ty Hàng Không đối với Công ty Tuy nhiên, những khó khăn này được công ty dần dần khắc phục do tất cả đã được Ban Lãnh đạo Công ty dự liệu từ trước.

Dự báo triển vọng về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

Căn cứ vào thông tin phòng tài chính kế toán của Công ty, dự báo tình hình tài chính năm 2011, 2012 và dài hạn

Bảng 4.1: Kế hoạch tài chính

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Dài hạn

1 Tốc độ tăng trưởng Doanh thu thuần 5.6% 5.6% 5.6%

2 Giá vốn hàng bán/ Doanh thu thuần 81% 81% 81%

3 Chi phí quản lý (tăng trưởng) 4% 5% 5%

4 Chi phí bán hàng/ doanh thu thuần 1% 1% 1%

 Mục tiêu hoạt động: Công ty chủ trương coi trọng sự phát triển bền vững, với phương châm lấy chất lượng dịch vụ là ưu tiên hàng đầu, vì lợi ích của cả khách hàng và của cả doanh nghiệp.

 Mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận và cổ tức: Các mục tiêu của Công ty được lập dựa trên cơ sở kết quả họat động kinh doanh của Công ty trong những năm trước, và triển vọng phát triển của Công ty những năm tiếp theo.

 Mục tiêu khác: Công ty thực hiện chính sách tiết kiệm chi phí, tổ chức hợp lý công tác quản lý điều hành sản xuất kinh doanh, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào công tác quản lý, mở rộng quy mô nhằm tối đa hóa lợi nhuận.

 Nhằm định hướng cho hoạt động kinh doanh của Công ty trong giai đoạn tới, Airimex đã đề ra một số mục tiêu, biện pháp cụ thể như sau:

 Các hoạt động quan hệ với công chúng:

+ Đối với khách hàng, Công ty lấy việc thoả mãn mọi yêu cầu ngày càng cao của khách hàng về tiến độ và chất lượng của dịch vụ mà mình cung cấp làm mục tiêu quan trọng hàng đầu, coi sự hài lòng và tin tưởng của khách hàng chính là thành công của công ty.

+ Với các đối tác: tìm kiếm và xây dựng mối quan hệ hợp tác, bình đẳng trên nguyên tắc tôn trọng, cạnh tranh lành mạnh vì lợi ích của cộng đồng, khách hàng và công ty.

 Nghiên cứu và phát triển thị trường:

+ Tham dự các buổi hội thảo được tổ chức bởi các đơn vị trong và ngoài nước nhằm cập nhật thông tin và xây dựng mạng lưới liên kết các doanh nghiệp trong ngành.

+ Nghiên cứu các cơ hội để phát triển trong lĩnh vực bất động sản, liên doanh liên kết với các đơn vị ngoài công ty khai thác các khu đất của công ty một cách có hiệu quả.

 Chiến lược khách hàng: tập trung vào các yếu tố:

+ Tìm kiếm, duy trì và phát triển mạng lưới khách hàng, tạo dựng niềm tin và sự ủng hộ của khách hàng để xây dựng mối quan hệ hợp tác bền vững; xác định và tiếp cận nhóm khách hàng mục tiêu;

+ Mở rộng quan hệ tốt với các đối tác trong nước và nước ngoài nhằm tìm kiếm thêm nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh.

 Về chính đào tạo Công ty cũng luôn quan tâm, chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực Hàng năm, Công ty xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đào tạo trong và ngoài nước cho cán bộ công nhân viên dưới các hình thức: Tổ chức tập huấn, đào tạo cho người lao động được học tập, nâng cao kỹ năng như Tổ chức các khóa đào tạo học tập về các công tác xuất nhập khẩu, tài chính kế toán, chứng khoán, quản trị nhân lực, marketting, hệ thống xây dựng và đánh giá quản lý chất lượng, công nghệ thông tin

 Về mặt quản lý và sử dụng VLĐ, kế hoạch nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ cụ thể như sau:

+ Tổ chức huy động đầy đủ kịp thời VLĐ cho hoạt động kinh doanh của Công ty Xác định đúng đắn các nhu cầu vồn cần thiết cho từng thời kỳ và lựa chọn các phương pháp, hình thức huy động phù hợp.

+ Tổ chức sử dụng VLĐ tiết kiệm và hiệu quả, kết hợp với quản lý chặt chẽ các khoản phải thu, chi, đảm bảo khả năng thanh toán của công ty góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

+ Thường xuyên giám sát, kiểm tra chặt chẽ các mặt hoạt động kinh doanh của công ty Phát hiện kịp thời những tồn tại, vướng mắc từ đó có thể đưa ra các quyết định điều chỉnh phù hợp.

+ Thực hiện tốt kế hoạch tài chính nhằm đạt được các mục tiêu của

Các đề xuất, kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

Như vậy, Airimex đã có những kết quả kinh doanh khá tốt trong những năm qua Với triển vọng khả quan của ngành XNK và quyết tâm đoàn kết thực hiện các mục tiêu phát triển trong các năm sau, dự kiến trong thời gian tới Công ty vẫn tiếp tục giữ vững được đà tăng trưởng.

4.3 Các đề xuất, kiến nghị nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty

4.3.1 Các giải pháp đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty

4.3.1.1 Hàng năm cần đánh giá đổi mới công tác kế hoạch hóa VLĐ

Công ty nên cụ thể hóa kế hoạch huy động và sử dụng VKD nói chung và VLĐ nói riêng Tránh tình trạng huy động thừa hoặc thiếu vốn do xác định nhu cầu vốn không xác định Để làm được điều này công ty cần phải:

 Phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của kỳ trước, những biến động chủ yếu trong VLĐ, mức chênh lệch giữa kế hoạch và thực hiện về nhu cầu VLĐ của các kỳ trước

 Dựa trên nhu cầu VLĐ đã xác định, huy động kế hoạch huy động vốn: xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn, gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

 Khi lập kế hoạch VLĐ phải căn cứ vào kế hoạch VLĐ đảm bảo cho phù hợp với tình hình thực tế thông qua việc phân tích, tính toán các chỉ tiêu kinh tế, tài chính của kỳ trước cùng với những dự đoán về tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong năm tới và những dự kiến về sự biến động của thị trường.

4.3.1.2 Chủ động khai thác và sử dụng nguồn vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng một cách hợp lý và linh hoạt

Trong quá trình hoạt động của mình, Công ty nên giảm tối thiểu lượng vốn đi vay, tăng lượng vốn tự có, khai thác triệt để các nguồn vốn của công ty Tuy nhiên trong điều kiện DN hoạt động chủ yếu bằng các nguồn vốn huy động từ bên ngoài và cần thiết phải vay nợ thì công ty nên linh hoạt tìm các nguồn tài trợ có điều kiện thuận lợi, chi phí sử dụng vốn thấp Một số nguồn Công ty có thể xem xét huy động như:

 Vay ngân hàng: Trong những năm gần đây, đứng trước nhu ầu đòi hỏi về vốn thì đây là một nguồn cung cấp vốn quan trọng Nguồn vốn tín dụng ngân hàng thực chất là vốn bổ sung chứ không phải là nguồn vốn thường xuyên tham gia và hình thành nên VLĐ của công ty Mặt khác, công ty cũng nên huy động nguồn vốn trung và dài hạn vì việc sử dụng vốn vay cả ngắn, trung và dài hạn phù hợp sẽ góp phần làm giảm khó khăn tạm thời về vốn, giảm một phần chi phí và tăng LN Tuy nhiên, để huy động được các nguồn vốn từ ngân hàng thì công ty cũng cần phải xây dựng các phương án kinh doanh, các dự án đầu tư khả thi trình lên ngân hàng, đồng thời phải luôn luôn làm ăn có lãi, thanh toán các khoản nợ gốc và lãi đúng hạn, xây dựng lòng tin ở các ngân hàng.

 Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Đây là hình thức hợp tác mà qua đó CN không những tăng được vốn cho hoạt động KD mà còn học tập được kinh nghiệm quản lý, tiếp thu được tiến bộ khoa học kỹ thuật và chuyển giao công nghệ.

 Vốn chiếm dụng: Thực chất đây là các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, các khoản phải trả khác Đây không thể được coi là nguồn vốn huy động chính nhưng sử dụng khoản vốn này công ty không phải trả chi phí sử dụng, nhưng không vì thế mà công ty lạm dụng nó vì đây là nguồn vốn mà DN chỉ có thể chiếm dụng tạm thời. Đối với tình hình công ty hiện nay đang còn khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn vì vậy cần xem xét một cách kỹ lưỡng khi quyết định vay, khả năng trả nợ và mục đích của nguồn vốn vay Cụ thể:

+ Gắn bó mật thiết kế hoạch mua chịu với kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm để đảm bảo cung cấp đúng về thời gian, số lượng nguyên vật liệu cần thiết.

+ Doanh nghiệp cần lập kế hoạch dự toán thu chi bằng tiền, đảm bảo khả năng thanh toán tại mọi thời điểm, quan trọng nhất là tôn trọng kỷ luật thanh toán với các nhà cung cấp: trả đúng hạn, đúng số lượng đã cam kết Thực hiện tốt việc này sẽ củng cố niềm tin với bạn hàng, là cơ sở để tiếp tục mua chịu với khối lượng cần thiết.

+ Tạo mối quan hệ hữu hảo với các nhà cung cấp, xác định họ là những đối tác chiến lược trong hoạt động kinh doanh của mình.

4.3.1.3 Tăng cường công tác quản lý các khoản phải thu, hạn chế tối đa lượng vốn bị chiếm dụng

Các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tủ trọng lớn trong cơ cấu VLĐ Hàng năm công ty đều phải lập dự phòng các khoản phải thu khó đòi Để tránh bị chiếm dụng vốn Công ty cần tổ chức tốt công tác thu hồi nợ Cụ thể:

 Với khách hàng mua lẻ với khối lượng nhỏ, công ty tiếp tục thực hiện chính sách “mua đứt bán đoạn”, không để nợ hoặc chỉ cung cấp chiết khấu ở mức thấp với những khách hàng nhỏ nhưng thường xuyên.

 Với những khách hàng lớn, trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng.

 Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ, tiến hành sắp xếp các khoản phải thu theo tuổi Như vậy, công ty sẽ biết được một cách dễ dàng khoản nào sắp đến hạn để có thể có các biện pháp hối thúc khách hàng trả tiền Định kỳ công ty cần tổng kết công tác tiêu thụ, kiểm tra các khách hàng đang có nợ về số lượng và thời gian thanh toán, tránh tình trạng để các khoản phải thu rơi vào tình trạng nợ khó đòi.

Ngày đăng: 28/08/2023, 11:01

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.2: Đánh giá chung tình hình sử dụng vốn kinh doanh và nguồn vốn của công ty - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không airimex
Bảng 3.2 Đánh giá chung tình hình sử dụng vốn kinh doanh và nguồn vốn của công ty (Trang 39)
Bảng 3.3: Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động qua 3 năm - Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu hàng không airimex
Bảng 3.3 Đánh giá tình hình sử dụng vốn lưu động qua 3 năm (Trang 44)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w