1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoan thien ke toan chi phi san xuat va tinh gia 190053

87 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hoàn Thiện Kế Toán Chi Phí Sản Xuất Và Tính Giá Thành
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Ngọc Quang
Trường học Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Số 5 Hà Nội
Thể loại báo cáo thực tập
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 146,33 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng số 5- Hà Nội (8)
    • 1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xây dựng số 5 - Hà Nội (8)
      • 1.1.1. Lịch sử hình thành (8)
      • 1.1.2. Quá trình phát triển của công ty cổ phần xây dựng số 5- Hà Nội (9)
    • 1.2. Tổ chức quản lý của công ty cổ phần xây dựng số 5- Hà Nội (11)
    • 1.3. Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 5- Hà Nội (14)
    • 1.4. Tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần xây dựng số 5 - Hà Nội (17)
  • CHƯƠNG 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội (22)
    • 2.1. Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công (22)
      • 2.1.1. Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội (22)
      • 2.1.2. Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội (23)
    • 2.2. Kế toán chi phí sản xuất (25)
      • 2.2.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (25)
      • 2.2.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (35)
      • 2.2.3. Kế toán chi phí sản xuất chung (46)
      • 2.2.4. Kế toán chi phí sử dụng máy thi công (51)
      • 2.2.5. Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất (61)
    • 2.3. Phương pháp xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (64)
    • 2.4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp (66)
  • Chương 3: hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại côngty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội (70)
    • 3.1.1 Những ưu điểm (70)
    • 3.1.2. Hạn chế của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp (74)
    • 3.2. Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội (78)
      • 3.2.1. Kiến nghị về công tác tổ chức kế toán (79)
      • 3.2.2. Về luân chuyển chứng từ kế toán (79)
      • 3.2.3. Về công tác hạch toán các khoản mục chi phí (80)
      • 3.2.4. Về đánh giá chi phí sản xuất kinh doang dở dang (81)
      • 3.2.5. Điều kiện để thực hiện giải pháp hoàn thiện (84)
  • Kết luận...........................................................................................................79 (85)

Nội dung

Tổng quan về công ty cổ phần xây dựng số 5- Hà Nội

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty xây dựng số 5 - Hà Nội

Công ty cổ phần xây dựng số 5- Hà Nội có được như ngày hôm nay đã phải trải qua một quá trình lâu dài từ khi đất nước chưa thống nhất.

Trước khi trở thành một thực thể kinh tế độc lập , hạch toán kinh tế riêng thì công ty có một thời gian lâu dài tồn tại dưới hình thức là một công trường thực nghiệm- Công trường thực nghiệm nhà lắp ghép tấm lớn Công trường được thành phố Hà Nội thành lập vào năm 1969 với nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng thí nghiệm nhà ở lắp ghép tấm lớn của Hà Nội.

Sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất , đất nước ta bước vào thời kỳ mới, thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên toàn đất nước Trong giai đoạn này nước ta đã duy trì cơ chế kinh tế quan liêu bao cấp nên hoạt động của các tổ chức kinh tế chưa thực sự hiệu quả Công ty xây dựng số 5- Hà Nội được thành lập theo quyết định 1810 BXD/ TCCB trong giai đoạn nước ta chuẩn bị thực hiện đổi mới về kinh tế, năm 1985 Đây là một điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của công ty Từ đó đến năm 2004, công ty hoạt động dưới hình thức là một doanh nghiệp nhà nước độc lập thuộc sự quản lý của Sở Xây Dựng Hà Nội Năm 2004, trước chủ trương của đảng và nhà nước về sắp xếp , đổi mới , phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, mô hình công ty mẹ con được khuyến khích Theo quyết định 111/2004/QĐ-TTg của thủ tướng Chính Phủ ngày 23/6/2004 về việc thành lập Tổng công ty đầu

30 tư phát triển hạ tầng đô thị ( UDIC), Công ty xây dựng số 5- Hà Nội được xem là một công ty thành viên của UDIC.

Năm 2006, thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước , Công ty xây dựng số 5- Hà Nội được chính thức chuyển thành Công ty cổ phần xây dựng số 5 - Hà Nội theo quyết định số 2713/QĐ/UBND của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 9/6/2006 và được sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103012995 ngày 30/6/2006.Thời gian hoạt động kể từ ngày đăng ký kinh doanh là 30 năm Công ty có vốn góp chi phối của Tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị (UDIC).

Hiện nay công ty có :

Tên gọi: Công ty cổ phần xây dựng số 5- Hà Nội.

Tên giao dịch : Hanoi Construction Joint - Stock Company No 5

Trụ sở : Số 101 Láng Hạ - Đống Đa- Hà Nội

1.1.2 Quá trình phát triển của công ty cổ phần xây dựng số 5- Hà Nội

Do được hình thành và phát triển trong quá trình nước ta thực hiện đổi mới nền kinh tế nên Công ty xây dựng số 5- Hà Nội nay là Công ty cổ phần xây dựng số 5-Hà Nội có điều kiện phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Trong những năm đầu mới thành lập, lĩnh vực hoạt động của công ty còn hạn chế Chức năng chủ yếu của công ty là xây dựng các công trình nhà ở, công trình dân dụng, hạng mục công trình đường xá, các công trình vừa và nhỏ, sửa chữa các công trình về nhà ở Tuy vậy, cùng với sự phát triển của nền kinh tế , sự nỗ lực của cán bộ lao động công ty, công ty đã dần đa dạng hoá loại hình kinh doanh, cung cấp thêm dịch vụ tư vấn thiết kế, kinh doanh máy móc thiết bị chuyên dùng cho xây dựng, kinh doanh dịch vụ khách sạn…

Trong suốt 20 năm tồn tại và phát triển, Công ty xây dựng số 5 Hà Nội, nay là Công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội đã có một hoạt động truyền thống vẻ vang, là một trong những đơn vị xây dựng hàng đầu của thành phố Hà Nội, nhiều năm đạt thành tích cao về sản xuất kinh doanh và đạt các danh hiệu thi đua xuất sắc của ngành xây dựng Hà Nội, có đủ trình độ chuyên môn kỹ thuật và quản lý, vững vàng trong cơ chế thị trường Công ty đã và đang thực hiện một số công trình lớn như :

- Công trình khu nhà ở chất lượng cao 29 tầng tại số 101 Láng Hạ được0 xây dựng trên tổng diện tích 4.500m2 năm 2002, với tổng diện tích sàn 29.600m2.

- Thực hiện gói thầu xây dựng đập ngăn nước của công trình xây dựng kè và đập sông Nậm Rốm, cách hạ lưu cầu Mường Thanh 500m Đây là gói thầu phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao.

…Công ty đã nhiều lần được Bộ xây dựng và công đoàn xây dựng tặng nhiều bằng khen về thành tích đạt được trong những năm đổi mới về hoạt động kinh doanh.

Tháng 6 năm 2006, sau những nỗ lực phấn đấu, công ty đã chính thức trở thành công ty cổ phần có vốn của nhà nước.Đại diện chủ sở hữu chủ nhà nước tại công ty là Tổng công ty đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị

Tuy nửa năm cuối năm 2007 là thời gian xảy ra những xáo trộn về mô hình về tổ chức , thay đổi về cơ cấu vốn nhưng doanh nghiệp đã sớm ổn định , đảm bảo quá trình kinh doanh được tiến hành liên tục, các công trình đang tiến hành được thực hiện đúng tiến độ.

Theo quyết định số 8521/QĐ-UBND của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ngày 29/12/2005 về việc phê duyệt giá trị doanh nghiệp và phương án cổ phần hoá Công ty xây dựng số 5-Hà Nội và điều lệ công ty thì vốn điều lệ của công ty tại thời điểm thành lập là 20.500.000.000 đồng( Hai mươi tỷ, năm trăm triệu đồng ) trong đó vốn nhà nước là 8.225.000.000 đồng số còn lại do người lao động và các nhà đầu tư khác đóng góp Vốn điều lệ của công ty khi thành lập được chia thành 2.050.000 cổ phần, mệnh giá mỗi cổ phần 10.000. Việc cổ phần hoá công ty trong giai đoạn hiện nay là một việc làm phù hợp Người lao động nắm giữ cổ phần , vì vậy mà quyền lợi công ty đã thực sự gắn với quyền lợi của bản thân họ Đây là một động lực thúc đẩy sự cống hiến của người lao động, từ đó tăng hiệu quả hoạt động cho toàn công ty Tuy vậy để điều này phát huy hiệu quả, lãnh đạo công ty đã xác định là cần sự nỗ lực phấn đấu của không chỉ riêng ban lãnh đạo công ty mà còn của tất cả người lao động Hiện nay, điều quan tâm của doanh nghiệp là làm sao vừa đảm bảo công ty kinh doanh có hiệu quả vừa đảm bảo nâng cao thu nhập cho người lao động Đất nước càng ngày càng phát triển, kèm theo đó là mức thu nhập của người dân ngày càng tăng Mức thu nhập hiện nay của người lao động Công ty cổ phần xây dựng số 5 hiện nay là mức trung bình so với mặt bằng chung hiện nay.

Có thể điểm qua một số thông tin tài chính của công ty trong những kỳ gần đây như sau (trong hai năm đầu cổ phần hoá công ty được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp):

Biểu 1.1 Một số chỉ tiêu của công ty cổ phần xây dựng số 5- Hà Nội.1

TT Chỉ tiêu Đơn vị tính

1 Tổng nguồn vốn Triệu đồng 252.563,752 267.324,567 286.647,365

2 Tổng tài sản cố định Triệu đồng 46.042,371 49.226.469 52.829.109

4 Tổng doanh thu Triệu đồng 47.556.109 45.774.349 50.467.895

5 Tổng LN sau thuế Triệu đồng 976,593 922,674 1.036,388

6 Số lượng lao động Người 240 244 246

7 Thu nhập bình quân 1000đ/ng/th 1360 1420 1570

(Nguồn từ phòng tài vụ và phòng tổ chức hành chính)

Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy tổng nguồn vốn của công ty tăng qua từng thời kỳ hoạt động Điều này là do nguồn bổ sung từ lợi nhuận, nguồn vốn vay tăng thêm.

So với các doanh nghiệp trong ngành thì tỷ lệ tài sản cố định trên tổng tài sản là hợp lý Tuy vậy, cũng cần lưu ý trong phần tài sản cố định của Công ty cổ phần xây dựng số 5-Hà Nội, nhà cửa chiếm tỷ trọng khá lớn bởi ngoài kinh doanh trong ngành xây dựng , công ty còn cho thuê văn phòng.

Trong năm , số lượng lao động thường xuyên trong biên chế của doanh nghiệp biến động không nhiều Ngoài lao động thường xuyên, có hợp đồng dài hạn với công ty kể trên, công ty còn sử dụng thêm một lượng lớn lao động thuê ngoài.

Tổ chức quản lý của công ty cổ phần xây dựng số 5- Hà Nội

Hiện nay, đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình trực tuyến chức năng, hoặc mô hình kết hợp trực tuyến chức năng với một số mô hình khác Công ty cổ phần xây dựng số 5- Hà Nội là một công ty cổ phần, trụ sở và hoạt động chủ yếu là khu vực Miền Bắc nên công ty tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng Đây là hình thức tổ chức mà trong đó các cá nhân thực hiện các hoạt động mang tính chất tương đồng được hợp nhóm trong một đơn vị cơ cấu Công ty cổ phần xây dựng số 5- Hà

2 Đại hội đồng cổ động

Giám đốc Ban kiểm soát

Phó giám đốc thứ nhất Phó giám đốc thứ hai

Phòng tổ chức h nh chính nhành chính nh ấtPhòng t i vành chính nh ụ Phòng kế hoạch – kỹ thuậtBan quản lý dự án

XN xây dựng số 1XN xây dựng số 2XN xây dựng số 4XN xây dựng số 5Đội máy thi công BQL khách sạn

Nội do không phải là một công ty lớn nên nhiều chức năng hoạt động được tập hợp vào một phòng Có thể khái quát sơ đồ tổ chức của công ty như sau:

Sơ đồ 1.1: Tổ chức bộ máy Công ty Cổ phần xây dựng số 5

* Đại hội đồng cổ đông 3 Đại hội đồng cổ đông Công ty là cơ quan có quyết định cao nhất tại Công ty Đại hội đồng cổ đồng có quyền và nhiệm vụ quyết định những công việc quan trọng liên quan đến định hướng phát triển của Công ty, những quyết định liên quan đến cổ phần (như phát hành thêm, mua lại hơn 10% tổng số cổ phần phổ thông đã bán) bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, quyết định mức thù lao cho hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và một số quyền hạn khác mà pháp luật cho phép.

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý cao nhất của Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội, có quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty giữa hai nhiệm kỳ Đại hội, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là 5 năm và Hội đồng quản trị bao gồm 5 người.

Ban kiểm soat Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội có 3 thành viên là cổ động của Công ty Ban kiểm soát do Đại hội đồng cổ đông bầu có trách nhiệm giám sát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành Công ty.

Ban giám đốc bao gồm giám đốc và các phó giám đốc.

Giám đốc do Hội đồng quản trị bầu, bổ nhiệm theo nguyên tắc quá bán. Theo quy định của Công ty thì Giám đốc có thể là thành viên cuuar Hội đồng quản trị hay là một cổ đông của Công ty hoặc có thể là do doanh nghiệp thuê ngoài.

Phó Giám đốc chịu trách nhiệm trợ giúp công việc cho Giám đốc Hiện nay, Công ty có hai Phó Giám đốc, lần lượt hỗ trợ Giám đốc và Kế hoạch tài chính và Kỹ thuật.

* Các phòng ban thuộc văn phòng Công ty.

- Phòng tổ chức hành chính: Phòng này có chức năng quản lý và thực hiện4 công tác hành chính quản trị trong Công ty, phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi ho các phòng ban đơn vị, các tổ chức đoàn thể và cán bộ công nhân viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Phòng tài vụ: Phòng có chức năng giúp việc cho Giám đốc làm công tác thống kê, kế toán, cung cấp các thông tin tài chính kịp thời cho quá trình ra quyết định của ban lãnh đạo Công ty, chuẩn bị các báo cáo cần thiết với các cơ quan chức năng, với các cổ đông, người lao động và các đối tượng bên ngoài khác.

* Phòng kế hoạch – kỹ thuật: Phòng này tham mưu giúp việc cho Giám đốc, phó Giám đốc về công tác kỹ thuật, chất lượng công trình, an toàn xe và máy trong thi công, quản lý máy thi công, thiết bị thi công.

* Ban quản lý dự án đ ầu t ư và phát triển: Ban này thực hiện nhiệm vụ điều tra nghiên cứu tìm kiếm các dự án đầu tư mới cho doanh nghiệp, quản lý các dự án này.

- Xí nghiệp xây dựng số 1, 2, 3, 4, 5, 8 có nhiệm vụ thi công xây dựng, sửa chữa các công trinh do Công ty đã đấu thầu hoặc do chỉ định thầu.

- Đội máy thi công: Quản lý máy thi công, thực hiện sự điều động của Công ty về máy thi công cho các công trình.

- Ban quản lý khách sạn: Có nhiệm vụ tổ chức quản lý hoạt động của khách sạn Thành Công.

Đặc điểm kinh doanh và tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 5- Hà Nội

cổ phần xây dựng số 5- Hà Nội.

Ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần xây dựng số 5-Hà Nội qua thời gian có sự khác nhau , thay đổi theo hướng càng ngày càng đa dạng Từ việc hoạt động chủ yếu tập trung vào hoạt động xây dựng , sửa chữa các công trình dân dụng, nhà ở, công ty đã mở rộng sang một số lĩnh vực khác nêu rõ nghành tư vấn, kinh doanh và cho thuê bất động sản, hoạt động kinh doanh khách sạn, xuất nhập khẩu thiết bị xây dựng…Theo giấy đăng ký kinh doanh,

30 điều lệ công ty nêu rõ ngành nghề kinh doanh công ty cổ phần xây dựng số 5-5

 Xây dựng công trình công cộng, xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình công nghiệp, các công trình hạ tầng ( đường xá, cầu, cống), xây dựng khác, thi công xây dựng, sửa chữa, tôn tạo các công trình di tích lịch sử, đền chùa , nhà thờ và danh lam thắng cảnh;

 Kinh doanh nhà, kinh doanh khách sạn và dịch vụ du lịch, được cho thuê nhà thuộc sở hữu của công ty theo yêu cầu của khách hàng, theo quy định của nhà nước;

 Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng theo đúng giấy phép và quy định hiện hành của nhà nước và uỷ ban nhân dân thành phố;

 Lập, quản lý và thực hiện dự án đầu tư xây dựng để phát triển các khu đô thị, khu nhà ở và các công trình đô thị khác;

 Tư vấn về đầu tư và xây dựng cho các chủ đầu tư trong nước và nước ngoài về giải phóng mặt bằng đất đai.

 Thực hiện công tác tư vấn, đầu tư và xây dựng bao gồm: cung cấp thông tin về văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách đầu tư và xây dựng, lập các dự án đầu tư, quản lý dự án đầu, soạn thảo hồ sơ mời thầu, giám sát và quản lý quá trình thi công xây lắp, quản lý chi phí xây dựng, nghiệm thu công trình.

 Xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị công trình thể dục thể thao và vui chơi giải trí.

 Kinh doanh các dịch vụ khách sạn (rượu, thuốc lá điếu, sản xuất trong nước,vật lý trị liệu, nhà hàng ăn uống, cắt tóc gội đầu, karaoke và hàng thủ công mỹ nghệ).

Tuy ngành nghề kinh doanh theo đăng ký của doanh nghiệp rất đa dạng nhưng doanh thu chủ yếu của doanh nghiệp tập trung vào hoạt động xây dựng , tư vấn, cho thuê văn phòng và du lịch khách sạn Điều này cần đặt ra cho doanh nghiệp có hướng phát triển chi tiết cho từng lĩnh vực, tập trung vào ngành kinh doanh mà doanh nghiệp thực sự có năng lực

 Tổ chức sản xuất tại các xí nghiệp:

Hiện nay Công ty cổ phần xây dựng số 5- Hà Nội có năm xí nghiệp khác nhau, một đội máy thi công Trong cùng một thời điểm, công ty có thể có nhiều công trình khác nhau Các công trình này có thể do một xí nghiệp đảm đương hoặc có thể các xí nghiệp khác nhau cùng tiến hành một công trình Để đảm bảo cho việc sản xuất được hiệu quả, tạo thuận lợi trong quản lý các công trình, tạo sự tự chủ cho các xí nghịêp, Công ty đã và đang áp dụng cơ chế khoán cho các xí nghiệp xây lắp Đây chưa hẳn là cơ chế khoán gọn Khi

35 nhận thầu công trình, Công ty giao công trình, hạng mục công trình cho xí6 nghiệp.Các xí nghiệp phải thực hiện thi công theo định mức, dự toán được giao tuy vậy vẫn phải có sự giám sát, theo dõi, hạch toán từ công ty Đây là hình thức được sử dụng khá phổ biến tại các công ty xây dựng vừa và nhỏ. Sau khi nhận khoán, xí nghiệp có trách nhiệm tổ chức tốt công việc xây lắp với sự chỉ đạo của Giám Đốc xí nghiệp, chủ nhiệm công trình, sự giám sát của cán bộ kỹ thuật tại xí nghiệp và cán bộ do công ty cử xuống Chính vì nhu cầu lao động cho từng công trình khác nhau nên xí nghiệp cũng có trách nhiệm tìm kiếm và thuê thêm lao động sau đó gửi danh sách về công ty để bộ phận quản lý theo dõi, bộ phận kế toán hạch toán Có thể mô tả và tổ chức sản xuất tại xí nghiệp theo sơ đồ sau đây:

Sơ đồ 1.2: Tổ chức sản xuất tại các xí nghiệp

Công ty cổ phần xây dựng số 5- Hà Nội không phải là một công ty có quy mô lớn, do vậy mà số lượng lao động thường xuyên của công ty không

Tổ chức h nh chínhành chính nh

25 lớn Hiện nay công ty có khoảng 246 lao động trong đó có 63 lao động có7 trình độ đại học và trên đại học( chiếm 25,61%) , 22 lao động có trình độ trung cấp và 157 công nhân, 4 nhân viên phục vụ phòng khách sạn( khách sạn Thành Công) Tuỳ theo công trình khác nhau mà doanh nghịêp còn thuê thêm các lao động ngắn hạn theo hợp đồng thuê ngắn hạn.

Xét lao động thường xuyên thì lao động trực tiếp chiếm 64,45% tổng lao động thường xuyên, lao động trực tiếp gấp 1,84 lao động gián tiếp.

Bất cứ một tổ chức nào muốn hoạt động có hiệu quả thì điêù quan trọng là phải có được sự đồng bộ trong hoạt động giữa các bộ phận trong tổ chức đó Để có được điều đó thì bất cứ tổ chức nào cũng phải thiết lập riêng cho mình một cơ cấu tổ chức riêng, cho mình quy định rõ trách nhiệm , quyền hạn của từng bộ phận cùng mối quan hệ giữa các bộ phận đó.

Tổ chức công tác kế toán của công ty cổ phần xây dựng số 5 - Hà Nội

Công tác kế toán của Công ty là một trong những công tác được doanh nghiệp chú trọng, do sự năng động của kế toán nên hầu hết công tác này được thực giện theo chế độ quy định hiện hành.

Công ty cổ phần và xây dựng số 5 Hà Nội thực hiện kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính.

Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 hàng năm và kết thúc vào ngày 31/12 cùng năm.

Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng là phương pháp khấu trừ.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho là phương pháp kê khai thường xuyên, xuất theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ.

Công ty sử dụng đơn vị tiền tệ trong ghi chép là VNĐ.

Phương pháp khấu hao tài sản cố định: phương pháp khấu hao đường thẳng, tính khấu hao theo tháng.

25 Để tìm hiểu rõ về tổ chức công tác kế toán của công ty, chúng ta tìm hiểu8 các vấn đề liên quan đến tổ chức chứng từ, tổ chức tài khoản, tổ chức sổ kế toán và hệ thống báo cáo tài chính.

+ Tổ chức chứng từ kế toán.

Chứng từ kế toán được xem là bước đầu tiên trong quy trình kế toán. Chứng từ kế toán là phương tiện chứng minh tính hợp pháp của nghiệp vụ kính tế phát sinh, vừa là phương tiện thông tin về kết quả nghiệp vụ kinh tế đó Từ khi chứng từ được lập thì chứng từ phải thường xuyên vận động, đó chính là qui trình vận động của chứng từ Chứng từ kế toán rất đa dạng.

Nhà nước đã có quy định hệ thống chứng từ bắt buộc và hệ thống chứng từ hướng dẫn mà Nhà nước ban hành Căn cứ vào nhu cầu trong hạch toán, Công ty đã xác định những chứng từ cần thiết mà Công ty cần sử dụng chứng từ có mẫu sẵn theo chế độ được doanh nghiệp sử dụng, doanh nghiệp không tự in những chứng từ này

+ Tổ chức tài khoản kế toán:

Tổ chức tài khoản kế toán hợp lý là một yếu tố tạo điều kiện thuận lợi trong việc theo dõi, quản lỹ các đối tượng Công ty cố phần xây dựng số 5 Hà Nội xây dựng dựa trên hệ thống tài khoản kế toán được quy định tại quyết định 15/2003/QĐ-BTC của Bộ tài chính Ngoài ra, căn cứ vào quy mô và nội dung nghiệp vụ, đặc điểm hoạt động xây lắp mà danh mục tài khoản cụ thể và chi tiết khác nhau.

Tài khoản tiền gửi ngoài chi tiết theo loại tiền còn chi tiết theo ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản Ví dụ: 112101 - Tiền gửi VNĐ ngân hàng Techcombank, 112102- Tiền gửi VNĐ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Doanh nghiệp sử dụng tài khoản 3383 để tập hợp chung cho BHYT và BHXH phải nộp.

Các tài khoản doanh thu, giá vốn, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang9 được chi tiết theo công trình Do vậy tùy theo công trình mà doanh nghiệp đang thực hiện mà chi tiết các tài khoản này khác nhau Tài khoản 341 được chi tiết theo ngân hàng và theo loại tiền.

+ Tổ chức sổ kế toán:

Hiện nay, Công ty áp dụng hình thức ghi sổ Nhật Ký Chung với sự trợ giúp của phần mềm kế toán máy CLC ACCOUNT Đây là phần mềm được xây dựng có xét đến đặc trưng kinh doanh của doanh nghiệp Phần mềm kế toán là công cụ trợ giúp và doanh nghiệp mới đưa vào áp dựng từ năm 2007. Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ, bảng tổng hợp chứng từ gốc đã kiểm tra kế toán nhập số liệu vào máy tính thông qua các màn hình nhập chứng từ của phần mềm kế toán Với sự trợ giúp của phần mềm kế toán thì các nghiệp vụ được ghi sổ tự động vào Sổ Nhật ký chung, Sổ cái, Sổ chi tiết tài khoản có liên quan Cuối tháng, cuối kỳ, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập Báo cáo tài chính Báo cáo tài chính, sổ kế toán được lưu ở dạng file mềm hoặc in ra giấy.

Do mới áp dụng phần mềm kế toán nên một số phần hành quan trọng kế toán viên vẫn thực hiện kế toán thủ công để có thể hạn chế được những sai sót do phần mềm gây ra hoặc do kỹ năng sử dụng phần mềm chưa thành thạo. Tuy áp dụng kế toán máy nhưng xem xét quy trình và sổ sách mà doanh nghiệp dùng để theo dõi thì hình thức sổ mà doanh nghiệp áp dụng vẫn là hình thức Nhật ký chung Có thể khái quát quá trình ghi sổ như sau:

Sơ đồ1.3: Trình tự ghi sổ kế toán

Ghi cuối tháng hoặc định kỳ Đối chiếu kiểm tra

+ Tổ chức báo cáo tài chính

Chứng từ gốc, Bảng tổng hợp chứng từ gốc Nhật ký chung

Bảng cân đối số phát sinh

Báo cáo t i chínhành chính nh

Bảng tổng hợp cho tiết

Số kế toán chi tiết

Hiện nay hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp được lập đầy đủ1 theo quy định của chế độ hiện nay: Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B 01-DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (B 02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (B 03-DN), bản thuyết minh báo cáo tài chính (B 09-DN) Trong đó báo cáo lưu chuyển tiền tệ được lập theo phương pháp trực tiếp.

Các báo cáo tài chính trên đây được lập hai lần, vào thời điểm giữa năm và cuối năm Báo cáo tài chính giữa năm được lập theo yêu cầu của cổ đông. Báo cáo tài chính cuối năm được lập phục vụ nhu cầu thông tin cơ quan thuế, của Tổng công ty phát triển hạ tầng đô thị, các cổ đông thời hạn nộp báo cáo tài chính lên Cục thuế Hà Nội, Sở Tài chính Hà Nội là 30 ngày sau khi kết thúc năm tài chính.

Ngoài các báo cáo tài chính bắt buộc theo qui định của chế độ, công ty còn lập các báo cáo quản trị tùy theo nhu cầu thông tin của công tác quản trị như: báo cáo công nợ, báo cáo tổng hợp chi phí sản xuất, báo cáo giá thành mặt khác bảng cân đối kế toán có thể được lập thành để tiện theo dõi tình hình nguồn lực tài chính của Công ty.

Như vậy tổ chức công tác kế toán của Công ty Cổ phần và xây dựng số 5

Hà Nội về cơ bản là tuân thủ đúng chế độ kế toán hiện hành và có một số điểm khác biệt cho phù hợp với đặc thù kinh doanh của doanh nghiệp

Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội

Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công

Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội là một công ty chuyên kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng, do vậy về đặc điểm hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp có những đặc điểm chung với quy trình hạch toán ở các doanh nghiệp xây lắp Tuy vậy, căn cứ vào đặc điểm riêng của doanh nghiệp, kế toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cũng có những nét đặc thù riêng.

2.1.1 Đối tượng, phương pháp kế toán chi phí sản xuất tại Công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội

Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ hao phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong một kỳ để thực hiện quá trình sản xuất Thực chất của chi phí chính là sự dịch chuyển vốn, chuyển dịch về giá trị của yếu tố sản xuất vào các đối tượng tính giá thành.

Công ty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội là một công ty hoạt động trong ngành xây lắp, sản phẩm xây lắp của Công ty chủ yếu là các công trình dân dụng như nhà ở, trường học, nhà làm việc Các công trình này sau khi được Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội nhận thi công, các phần công việc được giao cho các xí nghiệp dưới hình thức khoán thông qua hợp đồng khoán. Như vậy, một công trình có thể do một xí nghiệp đứng ra thi công hoặc do nhiều xí nghiệp cùng nhau thực hiện tuỳ quy mô công trình và điều kiện về thời gian thi công Do vậy, chúng ta có thể thấy rằng chi phí sản xuất của doanh nghiệp có thể phát sinh ở nhiều địa điểm khác nhau, liên quan đến các

25 đối tượng nhận khoán khác nhau, liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản3 phẩm, lao vụ khác nhau Chính vì vậy, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ phải được kế toán tập hợp theo một phạm vi, giới hạn nhất định, tức là việc hạch toán chi phí sản xuất phải theo đối tượng Trên cơ sở xác định được những đặc điểm trên đâycộng với đặc điểm sản phẩm của doanh nghiệp – sản phẩm mang tính đơn chiếc, có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài, mỗi công trình mang nhiều hạng mục, Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội tập hợp chi phí theo đối tượng là công trình hay hạng mục công trình Tức là chi phí liên quan đến công trình, hạng mục công trình nào thì tập hợp trực tiếp theo công trình, hạng mục công trình đó; Đối với chi phí liên quan đến nhiều công trình, hạng mục công trình thì kế toán tiến hành phân bổ cho từng công trình, hạng mục công trình theo tiêu thức phù hợp như theo định mức tiêu hao nguyên vật liệu, theo tỷ lệ sản lượng dựa trên giá trị dự toán

Trong việc tập hợp chi phí sản xuất, để thuận tiện cho tính giá thành cũng như việc quản lý chi phí theo định mức, chi phí được tập hợp phân loại theo khoản mục chi phí bao gồm: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí máy thi công, chi phí sản xuất chung trong đó chi phí chi phí sản xuất chung và chi phí máy thi công lại được theo dõi riêng theo yếu tố Chi phí nguyên vật liệu thông thường phát sinh với giá trị lớn và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá thành sản phẩm, chi phí máy thi công thông thường là khoản chi phí phát sinh với giá trị nhỏ, chiếm tỷ trọng nhỏ nhất trong hầu hết giá trị công trình của Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội.

2.1.2 Đối tượng, phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội Ở Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội, đối tượng tính giá thành được xác định là công trình, hạng mục công trình hoàn thành bàn giao, được bên chủ đầu tư chấp nhận thanh toán cũng như hầu hết các doanh nghiệp xây

25 lắp khác, trên nguyên tắc Công ty tiến hành tính giá thành theo phương pháp4 trực tiếp (hay còn gọi là phương pháp giản đơn) Giá thành công trình, hạng mục công trình được tính bằng cách lấy tổng số chi phí sản xuất cộng hoặc trừ số chênh lệch giữa chi phí dở dang đầu kỳ so với cuối kỳ Trong đó, sản phẩm dở dang chính bằng là phần giá trị công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thànhhoặc khối lượng xây lắp hoàn thành nhưng chưa được chủ đầu tư nghiệm thu, thanh toán.

Việc vận dụng phương pháp hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm như đã trình bày được thể hiện thông qua trình tự hạch toán như sau:

* Trình tự hạch toán chi tiết:

Bước 1: Mở sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo công trình, hạng mục công trình.

Bước 2: Tập hợp chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ theo công trình, hạng mục công trình.

Bước 3: Cuối kỳ tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng công trình, hạng mục công trình làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm xây lắp.

* Trình tự hạch toán tổng hợp

Bước 1: Tập hợp các ci phí liên quan trực tiếp đến từng công trình, hạng mục công trình.

Bước 2: Tập hợp các chi phí liên quan đến nhiều công trình, phân bổ cho từng công trình.

Bước3: Xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ, tính ra giá thành sản phẩm xây lắp.

Tuy về nguyên tắc Công ty áp dụng việc tính giá thành theo phương pháp như trên nhưng tại một số công trình thì chỉ khi hoàn thành thì việc tính giá thành công trình mới chính xác Đối với các công trình này khi chưa hoàn thành mặc dù việc kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang vẫn được thực hiên nhưng nó chỉ là căn cứ để doanh nghiệp thanh toán với xí nghiệp và là cơ sở

25 để xác định doanh thu, giá vốn phần công trình hoàn thành bàn giao tương5 ứng với doanh thu được ghi nhận trong kỳ, được hạch toán bằng doanh thu.

Kế toán chi phí sản xuất

Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội đã và đang thực hiện khá nhiều công trình chủ yếu là công trình dân dụng như nhà ở, nhà làm việc, trường học như: VP làm việc Traphaco, Nhà G4 Yên Hoà, trường mầm non Nhân Hoà, nhà làm việc Cục xúc tiến thương mại Để tìm hiểu quy trình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội, khuôn khổ chuyên đề thực tập chuyên ngành chỉ xin trình bày chi tiết quá trình hạch toán phần hành này tại Công ty ở khu làm việc cục xúc tiến TM mã số công trình K01- 0013 Đây là công trình được khởi công vào tháng 10 năm 2006 Xí nghiệp số 1 chịu trách nhiệm thi công công trình này dưới sự giám sát chặt chẽ của Công ty Vào thời điểm cuối năm 2007, công trình vẫn chưa hoàn thành Theo thoả thuận giữa chủ đầu tư và công ty

Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội thì chủ đầu tư sẽ thực hiện thanh toán theo tiến độ hàng quý Do vậy, kế toán Công ty phải có trách nhiệm tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành phần công việc hoàn thành, bàn giao cho chủ đầu tư hàng quý

2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

2.2.1.1 Đặc điểm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội thì chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng giá thành sản phẩm, thường là từ 65% đến 80% trong tổng giá thành sản phẩm Do vậy, việc quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguyên vật liệu luôn được xem là một vấn đề then chốt trong công tác quản trị chi phí Việc quản lý nguyên vật liệu được thực hiện từ khâu thu mua, nhận hàng đến quá trình lưu kho, xuất dùng.

Nguyên vật liệu được sử dụng trong quá trình xây dựng các công trình khá đa dạng và phong phú: cát, sỏi, đá, xi măng, gạch, sơn, kính, thép Mỗi

25 loại nguyên vật liệu lại được phân thành các nhóm khác nhau như đối với xi6 măng có xi măng thường dùng để xây, trát, xi măng trắng dùng để lát gạch, xi măng đặc biệt có tính đông kết nhanh dùng để đổ trần… Tùy yêu cầu về kỹ thuật, yêu cầu về thẩm mỹ mà khi thi công người ta sẽ sử dụng những loại nguyên vật liệu khác nhau.

Tại Công ty, sau khi trúng thầu các công trình, Công ty sẽ thực hiện giao khoán công trình, hạng mục công trình cho các xí nghiệp thông qua hợp đồng khoán nội bộ Hợp đồng khoán này có tác dụng giao khối lượng xây dựng cho các xí nghiệp, các xínghiệp phải đảm bảo sử dụng các chi phí trong khuôn khổ dự toán được giao theo từng bước thực hiện Tuy vậy, đây không phải là phương thức khoán gọn, mà là khoán theo bước, khoán theo định mức. Chính vì vậy mà công tác thu mua, sử dụng nguyên vật liệu, quyết toán chi phí nguyên vật liệu đều căn cứ vào kế hoạch, dự toán.

Phương pháp tính giá hàng tồn kho cũng ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Hiện nay, Doanh nghiệp đang sử dụng phươgn pháp bình quân cả kỳ dự trữ để tính giá hàng tồn kho Do điều kiện về luân chuyển chứng từ (chứng từ các công trình theo quy định được chuyển lên Công ty vào ngày cuối tháng) cũng như điều kiện nơi thi công, kho vật tư xa Công ty, kế toán không ghi từng nghiệp vụ xuất kho mà sẽ tổng hợp các lần xuất trong một tháng và ghi sổ một lần cho các nghiệp vụ xuất kho trong tháng đó ở cùng một kho (tương ứng với chi phsi nguyên vật liệu tại một công tình trong tháng đó) Việc làm này là cơ sở do việc xuất dùng vật tư tại một kho thường chỉ liên quan đến việc thực hiện thi công một công trình nhất định.

2.2.1.2 Quá trình hạch toán chi phí nguyên vật liệu

* Chứng từ sử dụng Để hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán Công ty sử dụng các chứng từ sau đây: Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng thông thường, hoá

25 đơn vận chuyển, Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho, Bảng tổng hợp vật tư xuất7 trong tháng được lập cho từng kho tương ứng từng công trình và một số chứng từ liên quan khác. Để xác định được chi phí nguyên vật liệu, kế toán phảI theo dõi quá trình từ việc mua nguyên vật liệu đến xuất dùng nguyên vật liệu.

Hầu hết nguyên vật liệu được xí nghiệp đứng ra mua, chuyển thẳng đến chân công trình rồi sử dụng ngay căn cứ vào tiến độ thực hiện Định kỳ, các xí nghiệp, tổ đội xây dựng phảI thực hiện bàn giao chứng từ, thanh toán chi phí nguyên vật liệu với Công ty Tuy vậy, trong một số trường hợp, nếu mua với khối lượng lớn Công ty vẫn là người đứng ra mua, tuy vậy hàng vẫn được chuyển thẳng đến công trình

Nếu xí nghiệp, tổ đội xây dựng trực tiếp mua vật tư, dựa trên cơ sở định mức được đưa ra, các đội tự tìm nguồn cung ứng nguyên vật liệu Việc mua nguyên vật liệu phải được thực hiện theo kế hoạch do phòng Kế hoạch và Kỹ thuật xây dựng Cán bộ xí nghiệp phải thực hiện thủ tục tạm ứng với Công ty. Khi xin tạm ứng mua nguyên vật liệu, cán bộ xí nghiệp viết “Giấy đề nghị tạm ứng” (Biểu 2.1) Giấy đề nghị tạm ứng phảI được đI kèm với kế hoạch mua vật tư, Phiếu báo giá vật tư đã được Phòng Kế hoạch Kỹ thuật kiểm tra chất lượng, số lượng, chủng loại, quy cách Giấy đề nghị tạm ứng kèm các chứng từ nêu trên được chuyển cho Kế toán trưởng xem xét, đề nghị Giám đốc ký duyệt Căn cứ trên Giấy tạm ứng đã được xét duyệt, kế toán tiến hành lập phiếu chi, thủ quỹ xuất quỹ cho cán bộ xin tạm ứng, trong một số trường hợp Công ty có thể chuyển số tiền tạm ứng qua tài khoản cá nhân của cán bộ xin tạm ứng (nếu có).

Biểu 2.1 Giấy đề nghị tạm ứng CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 5 HÀ NỘI

GIẤY ĐỀ NGHỊ TẠM ỨNG

Kính gửi : Giám đốc Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội

Tên tôi là : Đinh Văn Hùng Địa chỉ : Xí nghiệp số 1 Đề nghị tạm ứng số tiền: 13.530.000 VNĐ Viết bằng chữ: Mười ba triệu năm trăm ba mươi nghìn đồng chẵn

Lý do tạm ứng: Mua xi măng bổ sung cho công trình Cục Xúc Tiến Thương Mại

Giám đốc Kế toán trưởng Người đề nghị tạm ứng

Sau khi nhận được tiền, xí nghiệp thực hiện mua nguyên vật liệu chuyển tới chân công trình Hợp đồng ký kết (nếu có) để thực hiện việc mua nguyên vật liệu sẽ do Giám đốc Công ty ký hoạc do giám đốc xí nghiệp ký (có giấy ủy quyền của Giám đốc Công ty) Nguyên vật liệu được giao tới chân công trình phải được kiểm tra về số lượng, quy cách, phẩm chất Thủ kho tại công trình lập “Biên bản giao nhận hàng” theo số lượng Hóa đơn mua hàng người bàn giao có thể là Hóa đơn GTGT (Biểu 2.2) hoặc Hóa đơn bán hàng thông thường Kế toán xí nghiệp có nhiệm vụ lưu chứng từ lại.

Biểu 2.2 Hóa đơn giá trị gia tăng9

HÓA ĐƠN GIÁ TRỊ GIA TĂNG

Ký hiệu: EX/2007B Số: 0003458 Đơn vị bán hàng: Công ty TNHH vận tải và vật liệu xây dựng Lan Tuấn Địa chỉ: Số 8- ngõ 2- Láng Hạ

Họ và tên người mua hàng: Đinh Văn Hùng

Tên địa vị: Xí nghiệp 1 – Công ty Cổ phần Xây dựng số 5 Hà Nội Địa chỉ: 101 – Láng Hạ - Đống Đa – Hà Nội

Hình thức thanh toán: TM/CK Mã số thuế: 0100105493

STT Tên hàng hóa, dịch vụ Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền

Thuế suất thuế GTGT: 10% Tiền thuế: 1.230.000đ

Tổng cộng tiền thanh toán: 13.530.000đ

Số tiền viết bằng chữ: Mười ba triệu năm trăm ba mươi nghìn đồng chẵn

Người mua hàng Người bán hàng Thủ trưởng đơn vị

Trong một số trường hợp, xí nghiệp có thể mua chịu nguyên vật liệu dùng cho thi công công trình do yêu cầu sử dụng Trong trường hợp đó, nếu xét thấy phù hợp, Công ty sẽ ghi nhận đó là một khoản nợ của Công ty đối với nhà cung cấp.

Tuy nguyên vật liệu mua về có thể đưa ra chân công trình sử dụng ngay0 nhưng xí nghiệp vẫn sử dụng Phiếu nhập kho và Phiếu xuất kho để theo dõi nguyên vật liệu 1mua về và dùng cho sản xuất.

CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 5 HÀ NỘI

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC Ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng BTC)

Họ và tên người giao: Đinh Văn Hùng

Theo HĐ số 0002578 ngày 3 tháng 11 năm 2007 của XN1 mua

Nhập tại kho: Cục Xúc Tiến TMại

STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Mã số Đơn vị tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ

- Tổng số tiền (Viết bằng chữ): Mười hai triệu ba trăm nghìn đồng chẵn

- Số chứng từ gốc kèm theo 1

Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán

Biểu 2.3 Phiếu nhập kho PHIẾU XUẤT KHO

Họ và tên người giao: Nguyễn Huy Hoàng 1 Địa chỉ: XN1

Lý kho xuất kho: Xây thô công trình Cục Xúc Tiến TMại

Xuất tại kho: Cục Xúc Tiến TMại

STT Tên, nhãn hiệu, quy cách, phẩm chất vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa

Mã số Đơn Vỵ tính

Số lượng Đơn giá Thành tiền Theo chứng từ

- Tổng số tiền (Viết bằng chữ):

- Số chứng từ gốc kèm theo

Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán

Phương pháp xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Tuy Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội thực hiện giao khoán cho các xí nghiệp tuy vậy hình thức khoán ở đây không phải là hình thức “khoán trắng” Tức là Công ty vẫn thực hiện việc quản lý các công trình, định kỳ tiến hành kiểm kê để xác định khối lượng công việc hoàn thành, khối lượng công việc còn dở dang với xí nghiệp nhận khoán.

Do các công trình có quy mô khác nhau, phương thức thanh toán khác nhau: công trình lớn chủ đầu tư có thể chấp nhận thanh toán cho Công ty định kỳ theo điểm dừng kỹ thuật, hoặc có công trình chủ đầu tư chỉ chấp nhận thanh toán khi sản phẩm xây lắp hoàn thành nên việc xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cho các đối tượng này là khác nhau. Đối với công trình mà việc thanh toán chỉ được thực hiện khi công trình hoàn thành thì giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chính bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh liên quan đến công trình từ khi khởi công đến thời điểm đó. Đối với công trình chủ đầu tư thanh toán định kỳ theo điểm dừng kỹ thuật thì sản phẩm dở dang chính bằng khối lượng xây lắp chưa đạt đến điểm dừng kỹ thuật hợp lý, chưa được chủ đầu tư chấp nhận thanh toán Giá trị sản phẩm dở dang trong trường hợp này có thể tính toán được trên cơ sở kiểm kê khối lượng dở dang và dự toán đã được duyệt của công trình, chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ, chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ Việc xác định khối lượng hoàn thành, khối lượng xây dựng dở dang được thực hiện bởi Phòng kỹ thuật với chủ đầu tư Kết quả của việc này là Biên bản kiểm kê khối lượng xây lắp hoàn thành trong kỳ và dở dang cuối kỳ Kế toán xác định giá trị sản phẩm dở dang theo công thức sau:

Giá trị khối lượng xây lắp dở dang

CPSX dở dang đầu kỳ

CPSX phát sinh trong kỳ x

Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán

Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành theo dự toán

Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán

Trong đó, giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành theo dự toán , giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kì theo dự toán được tính như sau :

Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành theo dự toán = Khối lượng xây lắp hoàn thành x Đơn giá dự toán

Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán = Khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ x Đơn giá dự toán

Tại công trình cục xúc tiến thương mại, do chủ đầu tư chấp nhận thanh toán cho Công ty từng quý, nên cuối quý, Công ty cùng chủ đầu tư kiểm kê xác định khối lượng hoàn thành, khối lượng còn dở dang, theo đó, phòng kỹ thuật tính toán và đua vào biên bản kiểm kê giá trị dự toán của khối lượng xây lắp hoàn thành và:

- Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành theo dự toán: 546.768.234

- Giá trị khối lượng xây lắp dở dang theo dự toán: 257.875.234

Trong kỳ, theo tập hợp của kế toán :

- Chi phí sản xuất phát sinh trong quý: 678.772.265

Vào đầu quý ( cuối quý trước ) :

- Giá trị khối lượng dở dang đầu quý: 200.437.569

Giá trị khối lượng xây lắp

Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây lắp

Như phần 2.2.1 đã nêu, Công ty áp dụng hương pháp giản đơn để tính giá thành sản phẩm xây lắp Theo phương pháp này, giá thành chính bằng chi phí phát sinh trong kỳ cộng với chênh lệch chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ với cuối kỳ

Giá trị sản phẩm xây lắp = Chi phí sản xuất

Phát sinh trong kỳ + Chi phí sản xuất đầu kỳ

- Chi phí xản xuất cuối kỳ

Như vậy nếu sản phẩm xây lắp được tớnh giỏ thành khi cụng trỡnh hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư thỡ khi đó chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ bằng 0, khi đó giá thành công trỡnh chớnh bằng tổng chi phớ phỏt sinh từ khi khởi công đến khi hoàn thành, bàn giao Áp dụng công thức trên tại công trình Cục Xúc Tiến TMại

Giá thành khối lượng công trình

Cục Xúc Tiến TM = 678.772.265 + 200.437.569 - 281.084.005 bàn giao trong quý = 598.125.892 (VNĐ)

Kế toán căn cứ vào giá thành khối lượng công trình bàn giao, được khách hàng thanhtoán trong kỳ tiến hành kết chuyển giá vốn.

Biểu 2.23 : Sổ Chi tiết tài khoản 154 CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 5

SỔ CHI TIẾT TÀI KHOẢN 154

TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Từ ngày 1/10/2007 đến 31/12/2007 Đơn vị: VNĐ Chứng từ

Nợ Phát sinh Có Số dư

Tổng số dư đầu kỳ 200.437.569

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

Biểu 2 24 : Nhật ký chung CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 5

Chứng từ Diễn giải Số hiệu tài khoản

Phát sinh Nợ Phát sinh Có

Hoàn ứng Đinh Văn Hùng – XN1

Thuế giá trị gia tăng

Người lập biểu Kế toán trưởng Giám đốc

hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại côngty cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội

Những ưu điểm

Mọi công tác muốn thực hiện tốt đều phải dựa trên cơ sở có tổ chức khoa học và chặt chẻ Những điểm mạnh của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có được dựa trên cơ sở thành công trong tổ chức công tác kế toán

3.1.1.1 Ưu điểm trong tổ chức công tác kế toán

Phòng tài vụ, bộ phận chụi trách nhiệm tổ chức công tác kế toán , là bộ phận được hình thành từ khi Công ty thành lập Do được hình thành từ lâu nên Phòng có điều kiện để hoàn thiện và xây dựng cho mình một tổ chức phù

25 hợp với chức năng, nhiệm vụ và đòi hỏi công việc của mình, phù hợp với đặc 5 điểm công ty

* Trước hết, Công ty đã thiết lập cho mình một bộ máy kế toán phù hợp với bộ máy tổ chức của Công ty, đó sự tổ chức mang tính hai cấp: Xí nghiệp và Công ty Sự tổ chức mang tính hai cấp này vừa đảm bảo tính tập trung, nhất quán trong hoạt động, vừa tạo được sự tự chủ của các xí nghiệp thành viên Công tác kế toán được thực hiện chủ yấu ở công ty, trongkhi đó ở mỗi xí nghiệp vẫn có kế toán thực hiện những bước hạch toán ban đầu Việc có các kế toán viên tại các xí nghiệp là điều cần thiết do các xí nghiệp thường gắn với một công trình nhất định, địa điểm thi công của các công trình thay đổi thường xuyên, các nghiệp vụ kinh tế xảy ra thường xuyên gắn với các công trình mà xí nghiệp đang thi công Tuy vậy, với mô củng như nguồn nhân lực thì việc tổ chức hạch toán riêng tại các xí nghiệp là không khả thi và củng không cần thiết Theo đó, mọi công tác kế toán ban dầu tại các xí nghiệp đều được đặt dưới sự phân công, giám sát của Phòng tài vụ Công ty Như vậy, việc tổ chức bộ máy như trên là kinh tế và hiệu quả

* Thứ hai, về trình độ kế toán viên và phân công lao động kế toán: Tại Công ty, Phòng được tổ chức gọn nhẹ, mọi công việc, phần hành kế toán đảm nhiện đều đươc phân công rõ ràng của kế toán trưởng, không xảy ra chồng chéo nhiệm vụ của nhân viên kế toán Sự phân công, phân nhiệm rõ ràng tạo cho kế toán viên sự tự giác hoàn thành tốt, kịp thời công việc của mình

Hiện nay, tại Phòng Tài vụ, 100% nhân viên kế toán đều có trình độ đại học Các kế toán viên tại xí nghiệp đều được đào tạo về kế toán Điều này tạo điều kiện choi sự vận dụng và nắm vững những quy định của các văn bản pháp luật nói chung và những quy định về hạch toán kế toán nói riêng Các kế toán chủ yếu là những người có kinh nghiệm lâu năm trong nghành xây dựng.

Kế toán trưởng luôn là người cập nhật thông tin mới cho kế toán viên và tổ6 chức áp dụng những quy định mới của nhà nước về hạch toán kế toán.

* Thứ ba, về tổ chức chứng từ kế toán :

Phương pháp chứng từ là phương pháp đầu tiên trong hạch toán kế toán Chứng từ là minh chưng cho nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh Một nghiệp vụ kinh tế xảy ra, được ghi sổ nhưng yêu cầu kế toán theo dõi cả quá trình Đặc điểm của Công ty là các hoạt động sản xuất đều đặt xa nơI hạch toán nên việc thu thập đủ chứng từ, kịp thời, lưu giữ cản thận được phòng tài vụ coi trọng nguồn bên ngoài, thu thập từ các phòng ban khác của công ty Sự phê duyệt của người có thẩm quyền trên chứng từ đặc biệt được kế toán quan tâm. Chứng từ tại công ty được sắp xếp một cách khoa học, dể dàng tìm kiếm. Chứng từ các công trình khác nhau được phân chia riêng, tạo điều kiện dễ dàng cho việc sử dụng, tìmkiếm, kiểm tra lại chứng từ

Hệ thống chứng từ kế toán của doanh nghiệp về cơ bản tuân thủ quyết định 15/2006/QĐ-BTC của bộ tài chínhngày 20/3/2006 mặt khác, Công ty đã thiết kế và sử dụng các chứng từ phù hợp với đặc điểm kinh doanh, đặc điểm hạch toán

* Thứ tư, hệ thông tài khoản của doang nghiệp được xây dựng linh hoạt dựa trên hệ thông tài khoản do Bộ tài chính đưa ra Các tài khoản được chi tiết tạo điều kiện cho việc quản lý theo đối tượng, nhờ vậy mà việc theo dõi đượo tiến hành đơn giản hơn

* Thứ năm, doanh nghiệp áp dụng hình thức Nhật ký chung là hình thức sổ khá phổ biến hiện nay, được hầu hết các doanh nghiệp áp dụng Phần mền kế toán cho phép kế toán có thể có được hệ thông sổ cả chi tiết và tổng hợp trong các thời kỳ khác nhau Hệ thống báo cáo của doanh nghiệp có đủ bốn loại báo cáo bắt buộc Ngoài ra, tùy nhu cầu, doanh nghiệp còn thiết lập cho mình hệ thống báo cáo quản trị Phần mền Công ty áp dụng có thể cho

25 phép kế toán lập được một số báo cáo quản trị Tuy vậy, các báo cáo đó7 nhiều lúc chưa đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin.

Như vậy, tổ chức công tác về cơ bản là đủ điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp có thể thực hiện tốt công tác kế toán nói chung củng như công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng.

3.1.1.2 Ưu điểm trong hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Đặc trưng của sản phẩm xây lắp là giá bán của sản phẩm xây lắp được xác định khi sản phẩm chưa bắt đầu sản xuất, thế hiện trên thỏa thuận với chủ đầu tư Do vậy, để tăng lợi nhuận toàn công ty nói chung , lãi thuần từng công trình nói riêng, điều quan trong là quản lý chi phí hiệu quả Bộ phận kế toán là bộ phận có công rất lớn trong thành tích này của Doanh nghiệp nhừ việc cung cấp thông tin về chi phí một cách kịp thời , đầy đủ.

Tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội , các công trình xây dưng đều được xây dựng dự toán từ trước, thực hiện bởi sự phối hợp của Phòng tài chính và Phòng kỹ thuật Dự toán là căn cứ quan trọng trong công tác quản trị chi phí Doanh nghiệp áp dụng cơ chế khoán cho xí nghiệp, theo cơ chế này thì xí nghiệp phải có trách nhiệm bàn giao các chứng từ có liên quan và thanh toán với Công ty phần chi phí tương ứng với khối lượng công việc hoàn thành Chi phí được thanh toán này luôn được dựa trên giá trị dự toán tương ứng với phần công việc hoàn thành, chính vì vậy mà chi phí sản xuất cho các công trình là kiểm soát được

Mỗi công trình đều được thực hiện cho một đối tượng là nhà đầu tư riêng, được xây dựng dự toán riêng nên nó cần được theo dõi và hạch toán riêng Công ty đã lựa chọn đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công trình , hạng mục công trình Sự lựa chọn này là hoàn toàn hợp lý Với sự lựa chọn trên đay , cách thức tổ chức hạch toán cũng được

25 xây dưng phù hợp với nó, thể hiện các tài khoản chi phí,8

Như đã đề cập ở trên, các khoản chi phí liên quan thường phát sinh tại các công trình, chứng từ kế toán được bàn giaotừ các xi nghiệp nên công tác kiểm tra chứng từliên quan đến các khoản chi phí được kế toán coi trọngvà dược kiểm tra tính hợp lý một cách kỹ càng, Điều này đảm bảo các khoản chi phí phát sinh là có thật.

Hạn chế của công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp

Bên cạnh những ưu điểm trên đây, công tác hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm xây lắp còn gặp phải một số hạn chế sau:

3.1.2.1 Về nhân lực thực hiện công tác kế toán:

Mặc dù với sự hỗ trợ bởi phần mền kế toán, công tác kế toán tại công ty đã đựoc giảm bớt đi rất nhiều nhưng với nguồn nhân lực hiện nay của Phòng Tài vụ bao gồm: Kế toán trưởng, Kế toán tổng hợp, 3 kế toán viên, áp lực công việc đặt lên mỗi kế toán viên là hơi nặng nề Sự thiếu nhân lực đã có lúc gây khó khăn trong việc cung cấp thông tin kịp thời cho các đối tượng sử dụng, trong việc phân công các phần hành cho từng cá nhân Sự thiếu nhân lực thể hiện rõ nét vào cuối tháng khi chứng từ từ xí nghiệp chuyển lên Các kế toán viên phải làm thêm giờ tuy vậy hiện nay chế độ đãi ngộ của Công ty với lao động làm thêm giờ là chưa thỏa đáng Điều này ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng, sự kịp thời của thông tin kế toán

Kế toán tại các xí nghiệp chỉ mang tính chất là xử lý chứng từ ban đầu. Mọi hoạt động kế toán tại xí nghiệp đều đặt dưới sự chỉ đạo sát sao của Kế toán trưởng Công ty Để thể hiện sự kiểm soát đó, Phòng Tài vụ cử các kế toán viên xuống kiểm tra, hỗ trợ công tác kế toán tại các xí nghiệp Chính

25 sách trên là việc làm hoàn toàn có sơ sở và nếu làm thường xuyên thì vừa tạo9 được nề nếp cho công tác kế toán tại các xí nghiệp, vừa có sự hỗ trợ về chuyên môn cho nhân viên kế toán xí nghiệp Nhưng với số lượng kế toán viên trên đây, công việc này ít có khả năng tiến hành đều đặn.

3.1.2.2 Về công tác chứng từ

Luân chuyển chứng từ trong các công ty xây dựng luôn là vấn đề nan giải: luân chuyển chứng từ chậm, chứng từ thường dồn về cuối tháng làm công tác kế toán gặp khó khăn Mặc dù theo quy định của Công ty, chứng từ phải được bàn giao để kế toán Công ty tiến hành hạch toán vào những ngày cuối tháng, nhưng các xí nghiệp chưa thực sự thực hiện nghiêm quy định này. Công tác bàn giao chứng từ nhiều lúc chưa thực hiện một cách khoa học Việc bàn giao chứng từ giữa kế toán Công ty và kế toán xí nghiệp chưa được ghi nhận bằng văn bản.

Theo quy định của Công ty, tất cả các hoá đơn mua hàng các xí nghiệp bàn giao cho Công ty phải ghi rõ người mua hàng là “Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội” và đúng mã số thuế, tuy vậy một số chứng từ liên quan đến hội họp, tiếp khách không đảm bảo điều kiện trên nhưng vẫn được chấp nhận Các khoản chi phí này sẽ bị các cơ quan thuế loại trừ ra khỏi chi phí hợp lý để tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

3.1.2.3 Về phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Công tác hạch toán chi phí sản xuất của Công ty về cơ bản tuân thủ theo chế độ nhưng vẫn còn tồn tại một số hạn chế Cụ thể:

Thứ nhất, nhiều khoản mục trong chi phí sản xuất còn bị hạch toán lẫn nhau hoặc hạch toán nhầm, không phản ánh đúng bản chất của các loại chi phí, tạo khó khăn trong công tác phân tích chi phí.

Các khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của công nhân trực tiếp được hạch toán vào chi phí nhân công trực tiếp.

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là các chi phí các vật liệu chính, vật0 liệu phụ, vật kết cấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc kèm theo tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp Trong nhiều trường hợp, tại một số công trình, nguyên vật liệu dùng cho máy thi công hay dùng cho mục đích chung, không tham gia cấu thành nên thực thể công trình vẫn được kế toán hạch toán như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Việc làm này làm đội chi phí nguyên vật liệu cho công trình lên, vì vậy mà không phản ánh chính xác giá trị của khoản mục chi phí nguyên vật liểutực tiếp, yếu tố nguyên vật liệu trong chi phí sử dụng máy thi công, trong chi phí sản xuất chung.

Trong hạch toán chi phí sử dụng máy thi công và chi phí sản xuất chung, nhiều yếu tố chi phí được hạch toán lẫn vào nhau Ví dụ: TK 6278 còn bao gồm chi phí nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất chung.

Tại một số công trình, các khoản chi phí liên quan đến máy thi công vẫn phát sinh như chi phí thuê máy, chi phí nhân công lái máy nhưng kế toán không mở tài khoản 623 chi tiết cho công trình đó mà các khoản chi phí này được hạch toán luôn vào tài khoản 627.

Việc hạch toán lẫn, hạch toán không đúng nội dung của một số khoản mục gây sự thiếu chính xác trong việc cung cấp thông tin về thực trạng chi phí, khó khăn trong việc đối chiếu chi phí phát sinh với dự toán theo từng khoản mục.

Thứ hai, việc hạch toán lẫn các yếu tố chi phí trong khoản mục chi phí sản xuất chung và chi phí sử dụng máy thi công dẫn đến sự bất hợp cập trong mức độ chi tiết tài khoản về chi phí.

Thứ ba, công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất, sử dụng cho nhiều công trình khác nhau, có giá trị lớn nhưng kế toán không thực hiện phân bổ chi phí này trong nhiều kỳ khác nhau mà ghi nhận luôn vào chi phí tại thời điểm mua về (nếu dùng ngay) và khi xuất kho.

Việc làm này vừa không tuân thủ nguyên tắc kế toán chung, vừa không1 quản lý được công cụ, dụng cụ sử dụng tại các công trình Các công cụ, dụng cụ có thể sử dụng cho nhiều công trình khác nhau nhưng được hạch toán vào chi phí một công trình.

3.1.2.4 Về việc đánh giá chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Hoàn thiện công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội

Tại Công ty Cổ phần xây dựng số 5 Hà Nội cũng như tại đa số công ty xây dựng khác, giá trị tài sản còn nằm trong công trình chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng tài sản Cuối năm 2007, giá trị sản phẩm dở dang của Công ty chiếm hơn 25% tổng giá trị tài sản Điều nay cho thấy một lượng vốn lớn đang nằm trong khâu sản xuất, khâu tạo ra sản phẩm, đem ra lợi nhuận cho doanh nghiệp Nhưng chúng ta cũng phải lưu ý rằng, khâu này cũng là khâu dễ xảy ra tình trạng thất thoát Do vậy, việc theo dõi chi phí sản xuất một cách chính xác, sát sao là một trogn những công tác quan trọng nhằm quản lý phần tài sản lớn này Thông tin về chi phí một cách thường xuyên, kịp thời, đầy đủ và chính xác sẽ giúp cho các nhà quản trị đưa ra những bước điều chỉnh đúng đắn nhằm tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm xây lắp.

Tập hợp chi phí sản xuất luôn đi kèm với công tác tính giá thành sản phẩm Giá thành sản phẩm được tính chính xác là cơ sở để doanh nghiệp xác định được lợi nhuận chính xác.

Trong quá trình thực hiện, công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu quản trị chi phí, tuân thủ chế độ kế toán, phù hợp với đặc thù về sản phẩm Tuy vậy, để công tác theo dõi chi phí, việc phân tích thông tin kế toán cho mục đích quản trị chi phí được cụ thể và chất lượng hơn thì công tác này cần không ngừng được hoàn thiện.

3.2.1 Kiến nghị về công tác tổ chức kế toán 3

Chất lượng lao động bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau trong đó có yếu tố thời gian làm việc của người lao động, mức độ áp lực về công việc. Để công việc kế toán tại Công ty đạt được chất lượng cao hơn, lãnh đạo Công ty nên xem xét việc tăng nhân lực cho phòng Tài vụ Nếu nguồn nhân lực được đảm bảo, phòng Tài vụ có thể có cơ hội thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nguồn thông tin kế toán, có được sự giám sát, theo dõi, nâng cao công tác kế toán tại các xí nghiệp.

Giá thành và chi phí của doanh nghiệp xây lắp luôn gắn với dự toán.

Dự toán của các công trình xây lắp là sản phẩm của sự phối hợp nhiều bộ phận khác nhau trong đó bộ phận kế toán và bộ phận kỹ thuật có vai trò quan trọng nhất Trong quá trình tập hợp chi phí, đánh giá sản phẩm dở dang, để làm căn cứ cho kế toán hạch toán, kế toán phải thu thập rất nhiều tài liệu từ Phòng kế hoạch kỹ thuật của Công ty Nếu như Công ty thiết lập một mạng nội bộ để trao đổi thông tin thì mọi công việc có thể giải quyết nhanh hơn. Xây dựng mạng nội bộ là việc làm có tính khả thi do Công ty đã có sẵn trang thiết bị công nghệ thông tin, mạng này tổ chức không phức tạp.

3.2.2 Về luân chuyển chứng từ kế toán

Các chứng từ kế toán của Công ty chủ yếu do các xí nghiệp chuyển lên và thường là các chứng từ liên quan đến chi phí Nếu công tác luân chuyển chứng từ tiến hành càng nhanh thì việc tập hợp chi phí càng được tiến hành kịp thời Công ty nên có chính sách khuyến khích đối với những xí nghiệp hoàn thành việc bàn giao chứng từ một cách kịp thời, ví dụ hàng quý hoặc hàng năm có chế độ khen thưởng các xí nghiệp, công trình bàn giao chứng từ kịp thời.

Nguyên nhân của việc luân chuyển chứng từ chậm còn do trình độ của kế toán viên tại các xí nghiệp Tại một số công trình phức tạp, khối lượng thi

25 công lớn, Công ty có thể cử các cán bộ kế toán Công ty xuống chân công trình4 để trợ giúp Ngoài ra, định kỳ nên có những khoá đào tạo ngắn ngày cho kế toán viên nhằm nâng cao trình độ kế toán viên Hướng tới giảm dần các thao tác tổng hợp chứng từ ở Công ty, giao công việc này cho kế toán xí nghiệp.

3.2.3 Về công tác hạch toán các khoản mục chi phí

Như đã trình bày ở phần tồn tại công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp Các khoản mục chi phí được hạch toán lẫn vào nhau Cụ thể và hướng hoàn thiện như sau:

Trước hết, các chi phí sản xuất chung hay chi phí sử dụng máy thi công cần được chi tiết theo từng yếu tố chi phí dựa trên việc chi tiết tài khoản hạch toán:

Tài khoản chi tiết của TK 623 cần được bổ sung thêm TK 6233 – Chi phí dụng cụ sản xuất.

Tài khoản 627 cần được bổ sung thêm TK 6272 – Chi phí nguyên vật liệu và

TK 6273 – Chi phí dụng cụ sản xuất.

Theo hướng chi tiết các tài khoản này thì chi phí nguyên vật liệu dụng cụ dùng cho sản xuất chung không

Thứ hai, hiện nay doanh nghiệp đang thực hiện trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của công nhân trực tiếp vào chi phí nhân công trực tiếp Việc làm này vừa trái với quy định của chế độ kế toán, vừa làm cho việc so sánh, đối chiếu giữa chi phí nhân công trực tiếp phát sinh với chi phí nhân công theo dự toán không chính xác Sở dĩ chế độ kế toán quy định hạch toán các khoản trích theo lương vào chi phí sản xuất chung là vì trong dự toán của các công trình, chi phí nhân công chỉ bao gồm chi phí lương mà không bao gồm các khoản trích theo lương Do vậy, chi phí nhân công trực tiếp thực tế phát sinh đã bị đội lên phần trích theo lương so với dự toán Doanh nghiệp nên

25 hạch toán phần này vào tài khoản 6271 Sau khi tính được phần trích theo5 lương của công nhân trực tiếp, kế toán và sổ theo định khoản:

Nợ TK 6271 – Kinh phí công đoàn trích vào chi phí

Có TK 3382 - Kinh phí công đoàn trích vào chi phí

Nợ TK 6271 – BHXH, BHYT trích vào chi phí

Có TK 3383 – BHXH, BHYT trích vào chi phí

Thứ ba, khi hạch toán công cụ, dụng cụ kế toán cần cân nhắc việc phân bổ dần giá trị của công cụ, dụng cụ vào chi phí (chi phí sản xuất chung hay chi phí sử dụng máy thi công).

3.2.4 Về đánh giá chi phí sản xuất kinh doang dở dang

Do cuối kỳ, khi xác định chi phí sản xuất kinh doanh dở dang, kế toán không phân chia chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo các khoản mục nên không thể phân tích giá thành các yếu tố nhân công vật tư, máy thi công và chi phí khác trong giá thành .

Muốn vậy, chi tiết theo nội dung chi phí (Biểu 3.2).

Biểu 3.1: Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang theo hạng mục công việc

BẢNG KIỂM KÊ KHỐI LƯỢNG XÂY LẮP DỞ DANG

STT Hạng mục công việc Phần đã hoàn thành

KL ĐG TT KL ĐG TT KL ĐG TT

Biểu 3.2: Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang theo nội dung chi phí

BẢNG KIỂM KÊ KHỐI LƯỢNG XÂY LẮP DỞ DANG THEO NỘI DUNG CHI PHÍ

STT Nội dung chi phí ĐVT KL ĐG TT

Tại hai bảng trên, đơn giá sử dụng là đồng

Căn cứ trên “Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang theo nội dung chi phí”, kế toán có thể xác định được từng khoản mục chi phí dở dang theo dự toán, từ đó tính ra chi phí sản xuất kinh doanh dở dang theo từng khoản mục Ví dụ như khoản mục nguyên vật liệu trực tiếp:

Chi phí nguyên vật liệu dở dang cuối kỳ

CPSX dở dang đầu kỳ

Giá trị khối lượng xây lắp hoàn thành theo dự toán

CPSX phát sinh trong kỳ

Giá trị khối lượng xây lắp dở dang cuối kỳ theo dự toán x

Chi phí nguyên vật liệu dở dang cuối kỳ theo dự toán

Mặt khác sự chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ như trên cho phép tài khoản 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang được chi tiết theo từng khoản mục.

Ngày đăng: 28/08/2023, 06:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng cân đối số phát sinh - Hoan thien ke toan chi phi san xuat va tinh gia 190053
Bảng c ân đối số phát sinh (Trang 20)
Hình thức thanh toán: TM/CK  Mã số thuế: 0100105493 STT Tên hàng hóa, - Hoan thien ke toan chi phi san xuat va tinh gia 190053
Hình th ức thanh toán: TM/CK Mã số thuế: 0100105493 STT Tên hàng hóa, (Trang 29)
BẢNG CHẤM CÔNG - Hoan thien ke toan chi phi san xuat va tinh gia 190053
BẢNG CHẤM CÔNG (Trang 41)
BẢNG THANH TOÁN LƯƠNG Tháng 12/2007 - Hoan thien ke toan chi phi san xuat va tinh gia 190053
h áng 12/2007 (Trang 42)
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO - Hoan thien ke toan chi phi san xuat va tinh gia 190053
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO (Trang 59)
Biểu 2.20: Bảng tính và phân bổ khấu hao CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 5 HÀ NỘI - Hoan thien ke toan chi phi san xuat va tinh gia 190053
i ểu 2.20: Bảng tính và phân bổ khấu hao CÔNG TY CP XÂY DỰNG SỐ 5 HÀ NỘI (Trang 59)
Biểu 3.1: Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang theo  hạng mục công việc - Hoan thien ke toan chi phi san xuat va tinh gia 190053
i ểu 3.1: Bảng kiểm kê khối lượng xây lắp dở dang theo hạng mục công việc (Trang 81)
BẢNG KIỂM KÊ KHỐI LƯỢNG XÂY LẮP DỞ DANG THEO NỘI DUNG CHI PHÍ - Hoan thien ke toan chi phi san xuat va tinh gia 190053
BẢNG KIỂM KÊ KHỐI LƯỢNG XÂY LẮP DỞ DANG THEO NỘI DUNG CHI PHÍ (Trang 82)
w