ĐẶC ĐIỂM VÀ TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HOÀ BÌNH
Đặc điểm tài sản cố định tại Công ty TNHH Thương mại Hoà Bình
1.1.1 Danh mục tài sản cố định tại Công ty
Như đã đề cập, hiện tại công ty có 13 phòng ban, và 10 xí nghiệp chi nhánh trực thuộc Do vậy, tài sản cố định cũng được trang bị một cách đầy đủ và đồng bộ cho các bộ phận, các đơn vị Hiện tại, tài sản cố định trong công ty là khá lớn, chiếm tới gần 50% giá trị tài sản Bao gồm các loại chủ yếu như sau:
Nhà của, vật kiến trúc: nhà xưởng, kho bãi…
Phương tiện vận tải : ô tô tải, ô tô 4 chỗ, ô tô 9 chỗ
Máy móc thiết bị: dây chuyền luyện kín, máy cán tráng, dây chuyền nối đầu, dây chuyền đắp lốp…
Thiết bị quản lý: máy in, máy photocopy, máy tính…
Phương tiện truyền dẫn: đường điện, đường ống nước…
Với đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý vừa tập trung tại trụ sở chính, vừa được tổ chức thành các xí nghiệp trực thuộc, tài sản cố định trong công ty vì thế cũng được tổ chức khá đồng bộ Đa số các máy móc thiết bị quản lý đều được trang bị tại các phòng ban : phòng tài chính kế toán có hệ thống máy tính, máy phô tô copy, máy in…Còn lại, các máy móc thiết bị và phương tiện vận tải được trang bị khá đồng bộ
Với đặc thù tài sản cố định hữu hình đều có giá trị rất lớn, do đó, đòi hỏi việc đầu tư phải được nghiên cứu rất cẩn thận, phù hợp với cơ cấu tổ chức sản xuất, cũng như cơ cấu tổ chức quản lý Đối với các bộ phận sản xuất, tài sản cố định hữu hình được trang bị chủ yếu là các máy móc thiết bị và phương tiện truyền dẫn được trang bị theo yêu cầu vào tình hình sản xuất của từng phân xưởng Đây cũng là bộ phận tài sản chiếm giá trị khá lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp Còn lại, thiết bị quản lý được trang bị cho khối văn phòng bao gồm các phòng ban tại trụ sở chính ( phòng kế toán, phòng nhân sự, ban giám đốc…) Hiện nay ( vào thời điểm cuối năm 2011) , tổng tài sản cố định hữu hình của toàn công ty là 31.154.516.046( đồng), Còn lại là các tài sản cố định hữu hình dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, phục vụ trực tiếp cho hoạt động tạo ra của cải vật chất của công ty Với mức đầu tư này, cho thấy các tài sản dùng cho hoạt động quản lý, mức đầu tư còn rất thấp Điều này có vẻ chưa tương xứng với qui mô hoạt động và yêu cầu cung cấp thông tin của công ty
Tuy nhiên, nhìn chung, tài sản cố định của công ty không ngừng được đổi mới và càng ngày càng hiện đại hóa Điều này là một tín hiệu rất đáng mừng, cho thấy sự phát triển bền vững của công ty trong hiện tại và tương lai.
1.1.2 Phân loại tài sản cố định:
Hiện tại, công ty đang tiến hành phân loại tài sản cố định theo bộ phận sử dụng và theo tình trạng kỹ thuật Đây là hai cách phân loại rất đắc lực trong công tác quản lý
Hiện tại, Công ty phân loại tài sản cố định theo các tiêu thức sau:
* Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành gồm có:
- Tài sản cố định mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung.
- Tài sản cố định được đầu tư bằng nguồn vốn vay.
Tính đến cuối quý IV/2008 số liệu như sau:
- Tài sản cố định mua sắm bằng nguồn vốn tự bổ sung là: 12.152.203.478 đồng.
- Tài sản cố định đầu tư bằng nguồn vốn vay là: 5.099.087.327 đồng.
* Phân loại tài sản cố định theo đặc trưng kỹ thuật gồm có:
- Nhà cửa, vật kiến trúc gồm: Những nhà làm việc của Công ty và các đơn vị, kho chứa vật tư, xưởng cơ khí…
- Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải gồm: Ô tô các loại, máy ủi, máy khoan…
- Thiết bị, dụng cụ dùng cho quản lý: Máy vi tính, máy in, điện thoại,… Tính đến cuối quý IV/2011 số liệu như sau:
- Nhà cửa, vật kiến trúc: 15.109.832.336 đồng.
- Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải: 14.561.872.584 đồng.
- Thiết bị dụng cụ quản lý: 579.585.884 đồng.
Tình hình tăng giảm tài sản cố định hữu hình tại Công ty
Các tài sản cố định tại công ty đang được đánh giá theo 3 chỉ tiêu:
Nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại Đối với tài sản cố định mua sắm mới:
Nguyên giá của tài sản là giá mua và các chi phí liên quan cho đến khi đưa tài sản vào phục vụ sản xuất
Ví dụ : Vào ngày 29/10 /2011, công ty tiến hành mua sắm một ô tô chở hàng chuyên dụng hiệu Tha Co – Foton trọng tải 5 tấn phục vụ cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa của công ty theo đề xuất của bộ phận vận tải Theo hợp đồng, giá trị của ô tô là 17.800 USD, tỷ giá là 18.200 VND Lệ phí trước bạ 2%
Với số liệu như trên, giá trị của ô tô là :
Thuế giá trị gia tăng: 10% x 319.349.800 = 31.934.980 VND
Tổng giá trị thanh toán: 351.348.700
Lệ phí trước bạ: 2% x 351.248.700 = 7.025.695 VND
Giá trị của ô tô đến khi đưa vào sử dụng: 326.375.495 VND. Đối với tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao
Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình được hình thành theo hình thức xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao chính là giá trị quyết toán công trình theo qui định hiện hành, cộng thêm các lệ phí liên quan trực tiếp khác ( nếu có).
Ví dụ : Vào này 5/12/2011, hoàn thành bàn giao công trình xây dựng đường ống dẫn nước phục vụ Công ty Giá thành quyết toán công trình là 500.000.000 đồng Như vậy, nguyên giá tài sản này là 500.000.000 đồng. Đối với tài sản cố định hữu hình được hình thành do góp vốn liên doanh liên kết, nguyên giá tài sản cố định là giá trị được hội đồng thẩm định đánh giá lại, hoặc nếu không có hội đồng thẩm định thì đó là giá trị hiện tại của tài sản trên thị trường
Hao mòn: là sư giảm dần giá trị của tài sản cố định trong quá trình sử dụng do tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh bị cọ xát, bị ăn mòn hoặc do tiến bộ của khoa học công nghệ Hiện nay, công ty đang tiến hành trích khấu hao theo phương pháp đường thẳng ( áp dụng quyết định 206) theo đó, với ô tô tải như trên, công ty quyết định trích khấu hao cho tài sản này là 5 năm Với thời gian trích khấu hao như vậy, ô tô tải trên sẽ được trích khấu hao trong năm 2011 là:
Mức khấu hao hằng năm
Sonamsudung : số năm sử dụng
Mkhn : Mức khấu hao hàng năm.
Mức khấu hao hằng tháng là:
Mức khấu hao phải trích quí 4 là :
Giá trị còn lại: Giá trị còn lại của tài sản cố định hữu hình là giá thực tế của tài sản cố định đó tại một thời điểm nhất định
Như vậy, với ô tô trên, thời điểm ngày 31/12/2011, giá trị còn lại của ô tô là : 326.375.495 – 11.405.595,249 = 314.969.899,151 đồng.
Tổ chức quản lý tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Thương mại Hoà Bình
1.3.1 Công tác mã hóa tài sản cố định hữu hình
Với số lượng tài sản cố định khá lớn, do đó, để tiện cho việc quản lý và theo dõi tài sản cố định, tất cả tài sản của công ty đều được mã hóa Cụ thể việc mã hóa tài sản cố định hữu hình như sau:
Bảng 1.1 : Các mã tài sản cố định hữu hình tại Công ty
STT Tên tài sản Mã tài sản
1 Nhà cửa, vật kiến trúc TSN
2 Máy móc thiết bị TSM
3 Phương tiện vận tải TSV
4 Phương tiện truyền dẫn TST
5 Thiết bị dụng cụ quản lý TSQ
Nguồn: Công ty TNHH TM Hoà Bình
1.3.2 Chính sách quản lý tài sản cố định
Với cách phân loại như trên, hiện nay công ty đang tiến hành quản lý tài sản cố định dưới cả 2 góc độ, đó chính là góc độ hiện vật và góc độ giá trị. Với góc độ hiện vật, kế toán tài sản cố định có nhiệm vụ theo dõi từng tài sản cố định hiện có tại đơn vị Với mục tiêu không được để thất thoát, mỗi tài sản cố định được phân loại theo từng loại ngay khi đưa vào sử dụng Ngoài việc theo dõi theo loại tài sản, công ty cũng tổ chức theo dõi theo từng phân xưởng Điều này, giúp kiểm tra được một cách sâu sát hơn tình hình tài sản phân bố tại từng phân xưởng, rất thuận tiện cho công tác kiểm tra, kiểm kê cũng như bảo vệ tài sản cố định
Trên góc độ giá trị, tài sản cố định được theo dõi theo 3 chỉ tiêu, nguyên giá, hao mòn lũy kế và giá trị còn lại Như vậy, khi theo dõi ở góc độ giá trị, sẽ cho biết giá trị của tài sản cố định sau một quá trình đưa vào sử dụng Cho biết chất lượng, tình trạng kỹ thuật của tài sản, từ đó có phương hướng điều chỉnh để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản Điều này sẽ là những thông tin tham khảo giá trị nhằm tăng cường hiệu quả sử dụng tài sản cố định, tránh tình trạng tài sản sử dụng không hợp lý.
Ngoài ra, công ty cũng có sự phân công rõ ràng nhiệm vụ của các bên liên quan đến tài sản cố định Đối với ban giám đốc, là những người có nhiệm vụ cao nhất, là người có quyền trong việc phân bổ và mua sắm tài sản cố định, có nhiệm vụ đảm bảo tốt mối quan hệ giữa tài sản cố định với các tài sản khác trong doanh nghiệp Đảm bảo công tác mua sắm tài sản cố định là hợp lý.Đối với bộ phận sử dụng tài sản cố định, công ty tiến hành phân chia trách nhiệm tới từng cá nhân Đối với người trực tiếp sử dụng, cần đảm bảo máy móc được sử dụng đúng qui cách kỹ thuật, đảm bảo chất lượng máy móc Đối với giám đốc phân xưởng, có nhiệm vụ bảo quản, lưu giữ tài sản, không để xảy ra mất mát, hỏng hóc.
1.3.3 Công tác tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty
Hiện nay, công tác kế toán tại công ty đang được tổ chức theo hướng vừa tập trung, vừa phân tán Cơ cấu này là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy quản lý tại công ty Theo đó, không được tổ chức phòng kế toán riêng, tất cả mọi nghiệp vụ phát sinh đều được tập hợp về phòng tài chính kế toán của công ty để tiến hành ghi sổ
- Bộ phận kế toán tài sản cố định
Bộ phận kế toán tài sản cố định trong công ty do 1 người đảm nhiệm và có mối quan hệ mật thiết với các bộ phận khác trong công ty cũng như phòng tài chính kế toán
Xuất phát từ yêu cầu quản lý tài sản cố định, người này có nhiệm vụ theo dõi tài sản cố định từ ngày đưa vào hoạt động cho đến khi không còn tồn tại trong doanh nghiệp Kể cả những tài sản cố định đã được khấu hao hết nhưng đang được sử dụng trong công ty Ngoài ra, kế toán tài sản cố định còn có nhiệm vụ theo dõi tình trạng các tài sản cố định tại các phòng ban trong công ty, tổ chức ghi sổ kế toán tài sản cố định theo đúng qui trình kế toán theo hình thức nhật ký chứng từ mà công ty đang áp dụng Đồng thời kế toán tài sản cố định hàng tháng định kỳ đều phải nộp báo cáo cho kế toán tổng hợp tiến hành tổng hợp và ghi sổ.
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI HOÀ BÌNH
Kế toán chi tiết tài sản cố định hữu hình tại Công ty
Công ty đang áp dụng Thông tư số 203/ 2009/ TT- BTC ( ban hành ngày 20/10/2009) của bộ tài chính về việc ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định Cụ thể như sau:
2.1.1 Các chứng từ kế toán sử dụng
Các chứng từ kế toán sử dụng trong kế toán tài sản cố định bao gồm: chứng từ tăng, giảm tài sản cố định, chứng từ về việc sửa chữa và khấu hao tài sản cố định
Về chứng từ tăng giảm, gồm có 2 nhóm chính :
Chứng từ mệnh lệnh: bao gồm các quyết định về từng trường hợp tăng, giảm tài sản theo yêu cầu của đơn vị sử dụng: Quyết định thanh lý tài sản cố định, Giấy đề nghị mua sắm tài sản cố định…
Chứng từ giao nhận bao gồm :
- Biên bản giao nhận TSCĐ( mẫu 01 – TSCĐ)
- Biên bản thanh lý TSCĐ ( mẫu 02 – TSCĐ)
- Biên bản bàn giao TSCĐ sữa chữa lớn hoàn thành (mẫu 03- TSCĐ)
- Biên bản đánh giá lại TSCĐ ( mẫu 04- TSCĐ)
- Biên bản kiểm kê tài sản cố định (mẫu 05- TSCĐ)
Chứng từ theo dõi khấu hao tài sản cố định bao gồm :
- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ ( mẫu 06- TSCĐ)
Theo Thông tư số 203/2009/TT- BTC (được ban hành ngày 20/10/2009 của Bộ tài chính) về vấn đề quản lý và trích khấu hao tài sản cố định, đồng thời, theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, công ty đang sử dụng các loại tài khoản sau:
Tài khoản 211: tài sản cố định hữu hình
Tài khoản 213: Tài sản cố định vô hình
Tài khoản 212 : tài sản cố định thuê tài chính
Tài khoản 214: Khấu hao tài sản cố định
Hiện nay, nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý thông tin tại công ty, công ty phân chia các tài khoản cấp 2 theo phân xưởng sản xuất Sau đó sẽ chi tiết cấp
3 cho từng khoản mục Ví dụ, tài khoản 211 : tài sản cố định hữu hình, ở phân xưởng 1 là 2111 Khi đó, phân xưởng 1 chi tiết như sau:
21111 : Nhà cửa, vật kiến trúc
21113 : phương tiện vận tải, truyền dẫn
21114: thiết bị dụng cụ quản lý
21118: tài sản cố định khác
Riêng tài khoản 214 được chi tiết như sau :
2141 : hao mòn tài sản cố định hữu hình
2142: hao mòn tài sản cố định thuê tài chính
2143 : hao mòn tài sản cố định vô hình
Sau đó, các tài khoản này sẽ được chi tiết cho phân xưởng tương tự như trên.
* Một số chính sách khác được áp dụng
Tài sản cố định của công ty bao gồm : tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình và tài sản cố định thuê tài chính, có giá trị từ 10.000.000 đồng trở lên và có thời hạn sử dụng trên 1 năm.
Nguyên giá tài sản cố định hữu hình, tài sản cố định vô hình được tính là tất cả chi phí cho đến khi tài sản được đưa vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Như vậy, nguyên giá tài sản cố định bao gồm chi phí mua (hoặc giá vốn nếu đó là tài sản cố định được hình thành do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao), chi phí có liên quan như chi phí lắp đặt, chạy thử, chi phí vận chuyển…
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ hữu hình là phương pháp khấu hao đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản phù hợp với các quy định tại quyết định 206/2003/QĐ – BTC ngày 12 tháng 12 năm 2003
Bảng 1.5 : Thời gian trích khấu hao tài sản cố định trong công ty
STT Loại tài sản Thời gian khấu hao ( năm)
1 Nhà cửa vật kiến trúc 6- 25
3 Phương tiện truyền tải, truyền dẫn 6- 10
5 Tài sản cố định khác 8- 10
Trình tự ghi sổ kế toán tài sản cố định hữu hình theo hình thức nhật ký chứng từ
Hình 1.4 : Qui trình ghi sổ kế toán TSCĐ theo hình thức Nhật ký chứng từ
Trên sơ đồ này thể hiện cả hai công việc, đó là kế toán chi tiết và kế
Chứng từ tăng giảm và khấu hao
Nhật ký 7 Sổ chi tiết TSCĐ
Bảng tổng hợp toán tổng hợp tài sản cố định Đối với mảng kế toán chi tiết tài sản cố định: kế toán dựa vào những chứng từ ban đầu ( biên bản bàn giao, hóa đơn mua bán tài sản cố định…) để ghi chép vào các sổ kế toán chi tiết (sổ chi tiết tăng, giảm tài sản cố định và sổ tài sản cố định) Đối với mảng kế toán tổng hợp: Trong kỳ, căn cứ vào các chứng từ tăng, giảm và khấu hao TSCĐ, kế toán ghi vào các nhật ký 1,2,3,4,5,9,10; các bảng kê 4,5,6; và sổ chi tiết TSCĐ Cuối kỳ, căn cứ vào bảng kê 4,5,6 để vào nhật ký 7 Sau đó, từ Nhật ký 1,2,3,4,5,7,9,10 để vào sổ cái các tài khoản 211,
212, 213, 214; từ sổ chi tiết TSCĐ vào Bảng tổng hợp Cuối cùng từ sổ cái các tài khoản đã kể ở trên và bảng tổng hợp để vào các chỉ tiêu liên quan đến TSCĐ trên các báo cáo tài chính.
Thời điểm ghi sổ và lập các báo cáo tài chính:
Các nghiệp vụ phát sinh liên quan đến tài sản cố định hữu hình của công ty đều được ghi sổ ngay tại thời điểm phát sinh Định kỳ hàng tháng, kế toán tài sản cố định tiến hành lập các báo cáo : báo cáo tăng, giảm tài sản cố định, báo cáo kiểm kê tài sản cố định Đồng thời kế toán tài sản cố định cũng phải tiến hành lập các sổ chi tiết, nộp và đầu tháng sau để phục vụ cho công tác của kế toán tổng hợp
2.1.2 Kế toán chi tiết biến động tăng giảm tài sản cố định hữu hình
Với đặc thù là một công ty TNHH tài sản cố định của công ty được hình thành từ 2 nguồn chủ yếu: mua và xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao. Nhằm tạo sự thống nhất trong chuyên đề này, em xin lựa chọn một quí mà các nghiệp vụ tài sản cố định tăng giảm nhiều và điển hình nhất, đó là quí 4 năm 2011.
Trường hợp tăng do mua sắm:
- Biên bản bàn giao tài sản
- Hóa đơn giá trị gia tăng
- Biên bản thanh lý hợp đồng
Qui trình luân chuyển chứng từ như sau:
Hình 2.1 : Quy trình luân chuyển chứng từ tăng TSCĐHH do mua sắm
Theo sơ đồ trên, xuất phát từ yêu cầu đề nghị mua sắm của bộ phận sử dụng, giám đốc công ty sẽ xem xét điều kiện thực tế và xu thế phát triển của công ty trong tương lai, để ký quyết định đồng ý đề xuất trên Sau khi hội đồng mua sắm tài sản của công ty ra quyết định lựa chọn nhà cung cấp thích hợp, hai bên sẽ lập hợp đồng kinh tế Đây là căn cứ quan trọng để giao nhận và thanh lý hợp đồng Từ hợp đồng kinh tế, hai bên tiến hành giao hàng và làm các thủ tục thanh toán Bộ phận giao nhận tài sản có nhiệm vụ nhận hàng và viết biên bản giao nhận Sau đó, toàn bộ hồ sơ chứng từ trên, kèm theo chứng từ thanh toán được chuyển lên cho kế toán tiến hành ghi sổ và lưu trữ theo đúng chế độ qui định
Sau đây là minh họa một số chứng từ mà công ty đang sử dụng
Với ví dụ ngày 29/ 10/ 2011, công ty tiến hành mua sắm một xe tải chở hàng chuyên dụng phục vụ cho công tác vận chuyển hàng hóa của công ty
Biểu số 2.1: Hợp đồng kinh tế Đề nghị mua sắm Quyết định Giao, Nhận
CÔNG TY TNHH TM HOÀ BÌNH
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc -
Hà nội, ngày 15 tháng 10 năm 2011
- Căn cứ vào pháp lệnh của HĐKT của Hội Đồng Nhà nước công bố ngày 28/09/1989.
- Căn cứ và nghị định số 17/HĐKT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
- Căn cứ vào nhu cầu và khả năng của hai bên.
Hôm nay, ngày 15 tháng 10 năm 2011, tại chi nhánh Giải Phóng, Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, chúng tôi gồm: Đại diện bên A: Công ty TNHH Thương mại Hoà Bình Địa chỉ: Thị trấn Thường Tín - Hà Nội Đại diện là ông: Nguyễn Văn Hoà Chức vụ : Giám đốc Đại diện bên B: Công ty cổ phần ô tô Trường Hải, Chi nhánh Giải
Phóng Đại chỉ: Km10 đường Giải Phóng, xã Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội. ĐT: 04.8271902 Đại diện là ông: Trương Công Huấn Chức vụ : Giám đốc
Sau khi thoả thuận, hai bên cùng nhau thống nhất các điều khoản của hợp đồng kinh tế như sau: Điều 1: Nội dung và giá trị của hợp đồng
Bên B nhận cung cấp, lắp đặt hoàn chỉnh ô tô cho bên A theo số lượng, chủng loại và kích thước cụ thể như sau:
TT Loại hàng ĐVT Số lượng Đơn giá(USD) Tỷ Giá Thành tiền
Tổng giá trị hàng trước thuế 319.349.800
Hàng hoá phải đảm bảo mới 100%, tiêu chuẩn loại I, nguyên đai nguyên kiện, đúng mẫu mã, được đảm bảo chất lượng. Điều 2: Hình thức thanh toán
Tổng giá trị hợp đồng là: 351.284.780 VND
(bằng chữ: ba trăm năm mốt triệu,hai trăm tám tư nghìn bảy trăm tám mươi đồng chẵn)
Giá trên là giá trọn gói bao gồm giá trị hàng hoá, chi phí vận chuyển, lắp đặt Phương thức thanh toán:
Bên A thanh toán cho bên B sau khi công trình được đưa vào sử dụng và có biên bản nghiệm thu bàn giao tổng thể 100.500.000 Việt Nam đồng, còn lại thanh toán sau khi nghiệm thu 2 tháng.
Thanh toán theo hình thức chuyển khoản qua ngân hàng bằng đồng Việt Nam. Điều 3: Thời gian và địa điểm giao hàng
- Địa điểm giao hàng và lắp đặt tại số Thị trấn Thường Tín - Hà Nội.
- Thời gian giao hàng: bên B giao hàng tại địa chỉ trụ sở chính của bên A, trong vòng 14 ngày kể từ ngày ký hợp đồng. Điều 4: Điều kiện bảo hành
Kế toán tổng hợp tài sản cố định hữu hình của Công ty TNHH Thương mại Hòa Bình
2.2.1 Kế toán tổng hợp tăng giảm tài sản cố định hữu hình tại Công ty 2.2.1.1 Kế toán tổng hợp tăng tài sản cố định hữu hình
Trường hợp tăng do mua sắm
Tài khoản sử dụng: tài khoản 211 : Tài sản cố định hữu hình.
Nội dung tài khoản : tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình tăng, giảm tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp theo nguyên giá
Bên Nợ : Nguyên giá tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp tăng trong kỳ Bên Có: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp giảm trong kỳ
Số dư nợ : Phản ánh nguyên giá tài sản cố định hữu hình hiện có của doanh nghiệp.
Trong trường hợp mua sắm ô tô tải vào ngày 29/10/2011 Công ty trả ngay 100.500.000 đồng bằng chuyển khoản, số còn lại trả trong 2 tháng Tại thời điểm ngày 29/10/2011, kế toán ghi bút toán như sau:
Qui trình ghi sổ: Đối với bút toán này, kế toán sẽ phản ánh tăng tài sản cố định hữu hình qua sổ chi tiết tài khoản 331 (thanh toán với người bán) và theo dõi qua nhật ký chứng từ số 5.Trong khuôn khổ bài viết này, em xin minh họa nhật ký chứng từ số 5ở phần phụ lục Phản ánh ghi Có TK 331, ghi nợ các tài khoản211,133,2412, 2413.Ngoài ra, nghiệp vụ này còn được thể hiện qua nhật ký chứng từ số 2, ghi Có TK 112 Sẽ được minh họa ở phần phụ lục
Trường hợp xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 211 :
Phương pháp kế toán : vào ngày 05/12/2011, công ty tiến hành nghiệm thu, nhận bàn giao hệ thống dẫn nước cho Công ty, tổng vốn đầu tư là 550.000.000 đồng trong đó có 10% thuế giá trị gia tăng, lấy từ nguồn vốn kinh doanh, kế toán tiến hành ghi sổ như sau:
Nhằm tiến hành theo dõi chi phí xây dựng cơ bản dở dang, kế toán tiến hành theo dõi trên sổ chi phí đầu tư xây dựng cơ bản Sổ này được mở theo năm, theo dõi riêng cho từng dự án và từng hạng mục công trình Sau đó, kế toán tiến hành ghi sổ tổng hợp tăng tài sản cố định, ghi vào nhật ký chứng từ có liên quan.
2.2.1.2 Kế toán tổng hợp giảm tài sản cố định hữu hình
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 211 ( nội dung và kết cấu tương tự như ở phần kế toán chi tiết tăng tài sản cố định hữu hình).
Với ví dụ thanh lý xe ô tô hiệu BMW vào ngày 05/11/2011, nghiệp vụ ngày sẽ được hạch toán như sau:
Bút toán 1 : xóa sổ tài sản cố định
Bút toán 2: phản ánh chi phí thanh lý
Bút toán 3: Phản ánh khoản thu được từ thanh lý
Các nghiệp vụ ghi giảm tài sản cố định hữu hình được theo dõi trên nhật ký chứng từ số 9, ( mẫu số S04 a9- DN) , ghi Có TK 211, ghi Nợ các tài khoản khác( 214) Phản ánh chi phí thanh lý, kế toán theo dõi trên nhật ký chứng từ số 1 Phản ánh thu từ thanh lý, kế toán sử dụng bảng kê số1 Mẫu sổ này sẽ được minh họa ở phần phụ lục Sau đây là minh họa nhật ký chứng từ số 9 theo số liệu quí 4.
Công ty TNHH Thương mại Hoà Bình Địa chỉ :Thị trấn Thường Tín - Hà Nội
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 9
Ghi Có TK211, ghi Nợ các
1 5/11 Thanh lý xe ô tô du lịch 29K0577 537.000.000 0 537.000.000
Sau đó, cuối tháng, kế toán tổng hợp tiến hành ghi sổ cái TK 211 Để lập sổ này, kế toán tiến hành tập hợp các nghiệp vụ phát sinh tăng tài sản cố định hữu hình để ghi vào Ví dụ như nghiệp vụ mua ô tô vào ngày 29/10/2011, kế toán sẽ tiến hành ghi vào ô tháng 10, dòng ghi có TK112 và TK331 Còn phát sinh bên Có của tài khoản 211, kế toán sẽ lấy tại dòng tổng cộng trên nhật ký chứng từ số 9. Đơn vị: Công ty TNHH Thương mại Hoà Bình
Số dư đầu kỳ : Nợ : 487.798.231.266 Ghi Có các
2.2.2 Kế toán tổng hợp khấu hao tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Thương mại Hoà Bình
2.2.2.1 Phương pháp tính khấu hao tài sản cố định hữu hình tại Công ty
Hiện tại, công ty đang thực hiện trích khấu hao tài sản cố định theo Thông tư 203/2009/TT- BTC Phương pháp khấu hao theo đường thẳng Theo phương pháp này, tài sản cố định trong công ty được tiến hành tính khấu hao như sau:
Mức khấu hao hằng năm của tài sản được tính theo công thức sau: Mkhn = Nguyên giá của TSCĐ x Tỷ lệ khấu hao năm.
Tỷ lệ khấu hao năm = TyleKhauhaonam 1
Trong đó : Tylekhauhaonam : tỷ lệ khấu hao năm
Sonamtrichkhauhao: số năm trích khấu hao
Mức khấu hao hằng tháng (Mkhth) của tài sản cố định được tính theo công thức:
Mức khấu hao hằng ngày(Mkhng) được tính theo công thức khth khng
Như vậy, trong trường hợp xây dựng công trình đường ống dẫn nước vào ngày 5/12/2011, nguyên giá tài sản 500.000.000 đồng, thời gian sử dụng dự kiến là 5 năm, thì mức khấu hao trích như sau:
Mức khấu hao hằng năm của tài sản :
Mức khấu hao hằng tháng của tài sản là
Mức khấu hao hằng ngày trong tháng 12
Như vậy mức khấu hao tăng trong tháng 12 là
2.2.2.2 Qui trình hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình
Tài khoản sử dụng và phương pháp kế toán :
TK 2141 : khấu hao tài sản cố định hữu hình
Nội dung tài khoản : phản ánh tình hình biến động của TSCĐ hữu hình theo giá trị hao mòn.
Bên Nợ : phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ giảm trong kỳ
Bên Có : phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ tăng trong kỳ
Số dư bên Có : phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ hiện có
Trong trường hợp mua ô tô phục vụ cho bộ phận vận tải, chuyên chở hàng hóa, khấu hao tài sản cố định trong tháng 9 như sau:
Trong trường hợp xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao, công tác hạch toán cũng được tiến hành tương tự Ví dụ, khấu hao trong tháng 12 như sau:
Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định hữu hình. Định kỳ hàng tháng, kế toán tiến hành tính ra số khấu hao phải trích tại từng xí nghiệp, sau đó lập bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định hữu hình Mẫu bảng tính và phân bổ như sau: ( lấy số tổng cộng cho cả 3 tháng trong quí 4) Đơn vị: Công ty TNHH Thương mại Hoà Bình Địa chỉ: Thị trấn Thường Tín - Hà Nội
BẢNG TÍNH VÀ PHÂN BỔ KHẤU HAO TSCĐ
Cộng TK627 TK641 TK642 Toàn DN
PX 1 PX 2 PX 3 PXNL … Bộ phận vận tải
KHTSCĐ đã trích quí trước
2.2.2.3 Qui trinh ghi sổ kế toán khấu hao tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Thương mại Hoà Bình
Theo hình thức kế toán khấu hao tài sản cố định theo hình thức nhật ký chứng từ, phần phát sinh Nợ TK 214 được ghi vào nhật ký chứng từ số 9, ( đã được thể hiện trong mẫu nhật ký chứng từ số 9 ở phần kế toán tổng hợp giảm tài sản cố định hữu hình) Đồng thời, kế toán tiến hành ghi vào bảng kê số 4, số 5. Chi tiết cho từng khoản mục Bảng kê số 4 chi tiết cho phân xưởng Bảng kê số
5 chi tiết cho các chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp Minh họa bảng kê số 5 ở phần phụ lục.
Còn lại, phần phát sinh Có Tk 214 được ghi vào nhật ký chứng từ số 7, trích cột 214 Nhật ký chứng từ số 7 được dùng để phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, do đó, phần hạch toán tăng chi phí khấu hao tài sản cố định được hạch toán trên sổ này Căn cứ vào sổ này là các số liệu tại dòng tổng cộng trên bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định đã nêu ở trên Ở đây, em xin minh họa, bảng kê số 4, bảng kê số 5 và nhật ký chứng từ số
7 trích cột 2141 ( hao mòn tài sản cố định hữu hình), ở phần phụ lục
Sau khi đã hoàn tất các bước công việc kể trên, kế toán tài sản cố định tiến hành ghi sổ cái tài khoản 2141 ( Tài sản cố định hữu hình) Sổ này được mở theo tháng, phần ghi Nợ Tài khoản 2141 được lấy trên các bảng kê và các nhật ký chứng từ có liên quan Ví dụ nếu liên quan tới tài sản cố định hữu hình, được lấy trên nhật ký chứng từ số 9 Bên Có tài khoản này được lấy trên dòng tổng cộng hàng tháng của bảng kê số 4, số 5 hoặc tại dòng tổng cộng của bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định hữu hình Trong khuôn khổ bài viết này, em chỉ minh họa số liệu tổng cộng của quí 4 Sau đây là minh họa sổ cái tài khoản 2141. Đơn vị: Công ty TNHH Thương mại Hoà Bình Địa chỉ: Thị trấn Thường Tín - Hà Nội.
Số dư đầu kỳ : Có : 277.949.915.372
2.2.3 Kế toán tổng hợp sửa chữa tài sản cố định hữu hình tại Công ty
Hiện nay, áp dụng theo Thông tư số 203/2009/TT-BTC, công ty đang áp dụng 3 hình thức sửa chữa tài sản cố định hữu hình, bao gồm: sửa chữa thường xuyên tài sản cố định hữu hình, sửa chữa lớn tài sản cố định hữu hình và sữa chữa nâng cấp tài sản cố định hữu hình
2.2.3.1 Trường hợp sửa chữa thường xuyên tài sản cố định hữu hình
Đánh giá chung về thực trạng kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Thương mại Hoà Bình
Công ty TNHH Thương mại Hoà Bình, sự lớn mạnh của công ty thể hiện ở công tác quản lý nói chung và công tác kế toán nói riêng đã không ngừng được hoàn thiện, thực sự trở thành một công cụ đắc lực phục vụ cho yêu cầu ra quyết định trong thời kỳ mới, thời kỳ của bùng nổ thông tin
Trong điều kiện hiện nay, sản phẩm của công ty đang chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các doanh nghiệp khác ở cả trong và ngoài nước Do đó, để tiếp tục tồn tại và phát triển, công ty đã đầu tư đổi mới trang thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm Công tác đầu tư mua sắm, tính toán và phân bổ khấu hao cũng như việc sử dụng hiệu quả tài sản cố định luôn được quan tâm hàng đầu Đặc biệt, với đặc thù là một doanh nghiệp sản xuất, số lượng tài sản cố định hữu hình là rất lớn, chiếm tới hơn 95% giá trị tài sản của toàn doanh nghiệp Do đó, công tác quản lý và kế toán tài sản cố định hữu hình luôn được công ty quan tâm đặc biệt.
Qua quá trình thực tập chuyên đề tại Công ty TNHH Thương mại Hoà Bình, bằng những kiến thức đã được học, và bằng những quan sát thực tế thu thập được ở công ty, em xin mạnh dạn đưa ra một số ưu điểm và nhược điểm trong công tác quản lý, cũng như công tác kế toán như sau:
3.1.1.1 Những ưu điểm trong công tác quản lý và sử dụng tài sản cố định hữu hình tại công ty
Công tác mã hóa tài sản cố định hữu hình
Tài sản cố định hữu hình trong công ty là rất nhiều, trong đó, máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng khá lớn Công ty đã sử dụng phương pháp mã hóa để quản lý toàn bộ các tài sản đó Việc mã hóa này giúp nhận biết một cách dễ dàng tài sản cố định hữu hình đó thuộc nhóm nào Ngoài ra, giúp tạo ra sự thuận tiện trong việc áp dụng các chính sách kế toán, giảm bớt khối lượng ghi chép và tạo ra sự thống nhất trong quản lý
Công tác đánh giá tài sản cố định hữu hình
Hiện nay, theo thông tư 203 do Bộ Tài Chính ban hành về công tác kế toán tài sản cố định, công ty đang đánh giá tài sản theo 3 chỉ tiêu : Nguyên giá, hao mòn và giá trị còn lại Điều này tạo ra sự thuận tiện trong công tác theo dõi tình trạng của tài sản, cũng như đảm bảo cho công tác quản lý được trôi chảy.
Công tác phân loại tài sản cố định hữu hình
Hiện nay, tại công ty đang phân loại tài sản theo 2 cách, đó là : phân loại theo tình trạng kỹ thuật, và phân loại theo bộ phận sử dụng Đây là hai cách theo dõi phổ biến nhất, thuận tiện trong việc kiểm tra, theo dõi tài sản cố định
Chính sách quản lý tài sản cố định hữu hình tại công ty. Định kỳ, hàng tháng, quí, năm, ban lãnh đạo công ty thường xuyên họp bàn để xây dựng kế hoạch chương trình hành động để quản lý, sử dụng tài sản một cách hiệu quả về những bất cập hay những vấn đề còn chưa được thống nhất.
Công ty cũng đề ra quá trình tăng tài sản cố định hữu hình mới thông qua các chứng từ và qui trình luân chuyển chứng từ Với qui trình luân chuyển chứng từ cụ thể, rõ ràng, gắn trách nhiệm của các bên liên quan khi đầu tư mới tài sản cố định nói chung và tài sản cố định hữu hình nói riêng Đồng thời, tại từng phân xưởng sản xuất, ban lãnh của công ty đã đưa ra qui định đối với từng cán bộ lãnh đạo, gắn trách nhiệm của họ với tài sản, từ đó, lại phân chia ra những cấp quản lý thấp hơn với quản đốc phân xưởng và người trực tiếp sử dụng tài sản Điều này tạo ra một qui trình khép kín, đảm bảo tài sản luôn được giám sát bởi những người có trách nhiệm
Các máy móc thiết bị, tài sản cố định được quản lý cả về mặt hiện vật và giá trị Đảm bảo khi cần có thể đối chiếu với nhau, tạo ra một qui trình kiểm soát chặt chẽ, và vô cùng hiệu quả
3.1.1.2 Những ưu điểm trong công tác kế toán tài sản cố định hữu hình
Về công tác tổ chức nhân sự kế toán
Hiện nay, phòng kế toán của công ty có 7 người, với trình độ 100% đại học, cao đẳng trở lên Đây là một thuận tiện cho công tác kế toán tài sản cố định Hiện tại, công tác kế toán tài sản cố định tại công ty do 1 người đảm nhiệm Xét trong cơ cấu nhân sự của toàn phòng kế toán thì đây là một sự phân công hợp lý Vừa đảm bảo được yêu cầu cung cấp thông tin về tài sản cố định cho quản lý, đồng thời, cũng giảm bớt áp lực công việc cho các bộ phận kế toán khác Đồng thời, cách tổ chức nhân sự như thế này hoàn toàn phù hợp với mô hình tổ chức bộ máy kế toán vừa tập trung, vừa phân tán.
Về công tác vận dụng chế độ kế toán
Về chứng từ kế toán: Qui trình hạch toán ban đầu của công ty được tiến hành một cách chặt chẽ, phản ánh kịp thời và đầy đủ những nghiệp vụ kinh tế phát sinh Các chứng từ được lập một cách hợp pháp, đúng tiêu chuẩn của bộ tài chính, và phản ánh đầy đủ nội dung kinh tế của nghiệp vụ, cũng như thể hiện đầy đủ các bước của công tác kiểm soát trong nghiệp vụ đó. Đảm bảo gắn trách nhiệm vật chất, trách nhiệm pháp lý đầy đủ cho các bên liên quan Đồng thời, cũng phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập, luân chuyển cũng như lưu trữ và bảo quản chứng từ, cũng như thuận lợi cho công tác kiểm tra trên sổ kế toán
Về tài khoản hạch toán Công ty đã vận dụng rất linh hoạt hệ thống tài khoản kế toán được ban hành theo quyết định 15/2006/ QĐ – BTC ban hành ngày 20/3/2006 của Bộ Tài Chính Hệ thống tài khoản mà công ty sử dụng tương đối phù hợp với việc hạch toán các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định hữu hình Tài khoản được mở chi tiết cho từng xí nghiệp, và từng loại tài sản.
Về hình thức ghi sổ: Hiện tại công ty đang áp dụng hình thức sổ Nhật ký chứng từ Đây là hình thức sổ tương đối phức tạp, bộ sổ khá lớn và đồ sộ. Tuy nhiên, đây lại là một ưu điểm của công ty, vì hình thức này tạo ra tính thống nhất cho công tác hạch toán, phù hợp với công tác ghi chép theo đặc thù của một doanh nghiệp sản xuất
Về hệ thống báo cáo: Cũng theo quyết định 15, công ty tiến hành lập các báo cáo tài chính như : Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính Ngoài ra, hàng tháng, kế toán tài sản cố định phải tiến hành in và nộp các báo cáo như báo cáo tăng, giảm tài sản cố định, báo cáo kiểm kê tài sản cố định,….
3.1.2.1 Những nhược điểm trong công tác quản lý tài sản cố định hữu hình tại Công ty TNHH Thương mại Hoà Bình.
Về công tác mã hóa tài sản cố định hữu hình.
Hiện tại, các tài sản cố định hữu hình của công ty đang được mã hóa như sau: Nhà cửa, vật kiến trúc :TSN
Máy móc thiết bị :TSM
Phương tiện vận tải:TSV
Phương tiện truyền dẫn:TST
Thiết bị quản lý :TSQ Đây cũng chính là mã hóa cho các tài sản cố định thuê tài chính của công ty Theo em, điều này là chưa phù hợp Nên có một mã khác cho tài sản cố định thuê tài chính, nhằm tránh nhầm lẫn.
Về công tác phân loại tài sản cố định hữu hình
Các giải pháp hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình tại Công
3.2.1 Về công tác quản lý tài sản cố định hữu hình
Trong điều kiện nền kinh tế hội nhập và mở cửa như hiện nay, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm là một xu thế tất yếu Thêm vào đó, khoa học công nghệ là yếu tố luôn luôn được nhắc đến trong chương trình nghị sự của mỗi quốc gia Việc sử dụng những tài sản cố định hữu hình (máy móc, thiết bị) có hàm lượng công nghệ cao là một hướng phát triển đang được nhiều công ty quan tâm
Tuy nhiên, đi đôi với đầu tư, luôn phải gắn với công tác quản lý, và sử dụng một cách hiệu quả những tài sản hiện có Không làm tốt được vấn đề quản lý này, thì việc đầu tư mua sắm mới cũng chỉ là một sự lãng phí không đáng có Để làm tốt được vấn đề này, công tác kế toán là nòng cốt Với tầm quan trọng như vậy, việc hoàn thiện kế toán tài sản cố định hữu hình là vấn đề hết sức cần thiết.
Công tác quản lý tài sản cố định hữu hình là một vấn đề quan trọng, không chỉ đối với công ty, mà còn đối với bộ phận kế toán Quản lý tốt, phù hợp và hiệu quả, sẽ tạo ra tính đồng bộ trong công tác ghi sổ kế toán
3.2.2 Về vấn đề mã hóa tài sản:
Mã hóa tài sản cố định hữu hình như vậy là ổn, nhưng công ty nên tiến hành một số thay đổi trong công tác mã hóa tài sản cố định thuê tài chính, và tài sản cố định thuê tài chính , do khuôn khổ bài viết này có hạn, nên em chỉ đưa ra một vài đề xuất như sau: Có thể mã hóa cho tài sản cố định hữu hình là TS1, tài sản thuê tài chính là TS2, và tài sản cố định vô hình là TS3 Như vậy, khi chi tiết ra, nếu là nhà cửa vật kiến trúc thuê tài chính, sẽ là TS2N…Như vậy, sẽ đánh được nhầm lẫn.
3.2.3 Về vấn đề phân loại tài sản cố định hữu hình
Như đã trình bày ở trên, hiện tại công ty đang tiến hành phân loại theo hình thái biểu hiện và theo bộ phận sử dụng, các cách phân loại này đúng nhưng chưa đủ Với số liệu hiện nay, công ty nên tiến hành phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành và theo mục đích sử dụng, như mẫu sau:
Bảng 3.1: Phân loại tài sản cố định theo nguồn hình thành
TT Chỉ tiêu Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại
1 Nguồn vốn tự bổ sung
Nguồn vốn liên doanh liên kết
Bảng 3.2: Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng
TT Loại tài sản Nguyên giá Hao mòn Giá trị còn lại
1 TCSĐHH dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh
2 TSCĐHH dùng cho phúc lợi
3 TSCĐHH đã khấu hoa hết nhưng vẫn còn sử dụng
3.2.4 Về hệ thống sổ kế toán
Trước hết đối với hệ thống sổ kế toán chi tiết như đã nêu ở trên hiện nay công ty không mở thẻ tài sản cố định Đây là một thiếu sót rất lớn bởi lẽ thẻ tài sản cố định không những là căn cứ ghi sổ mà còn là căn cứ để kiểm tra đối chiếu về mặt hiện vật khi cần
Đối với sổ kế toán tổng hợp.
Nhìn chung thì hệ thống sổ kế toán tổng hợp của công ty đã áp dụng đúng theo qui định của Bộ Tài Chính về bộ sổ theo hình thức nhật ký chứng từ Tuy nhiên, do tính phức tạp và đồ sộ của bộ sổ theo hình thức nhật ký chứng từ, thiết nghĩ, đối với các nhật ký chứng từ, công ty nên vào sổ mỗi nghiệp vụ 1 dòng trong từng dòng , đặc biệt là các tài khoản phát sinh nhiều như các tài khoản chi phí Dòng này, thực chất là thay cho dòng diễn giải, nhằm cung cấp thông tin về nghiệp vụ kinh tế phát sinh Đồng thời, trong nhật ký này cũng cần phải phản ánh đầy đủ các thông tin cần thiết như là số hiệu chứng từ:
Minh họa mẫu sổ như sau:
THẺ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Số : TS201112 Ngày 29 tháng 10 năm 2011
- Căn cứ vào biên bản giao nhận TSCĐ số30 ngày 29 tháng 10 năm 2011
- Tên, nhãn hiệu, quy cách TSCĐ: Xe tải Thaco - Foton.
- Nước sản xuất: Việt Nam
- Bộ phận quản lý, sử dụng: Bộ phận vận tải
- Công suất thiết kế: 5 tấn
Phương pháp khấu hao: theo đường thẳng. Đình chỉ tài sản cố định ngày
Nguyên giá TSCĐ Giá trị hao mòn TSCĐ
Diễn giải Nguyên giá Năm
GT hao mòn Cộng dồn
(Ký, ghi rõ họ, tên)
(Ký, ghi rõ họ, tên)
Công ty TNHH Thương mại Hoà Bình Địa chỉ :Thị trấn Thường Tín - Hà Nội
NHẬT KÝ CHỨNG TỪ SỐ 9
Ghi Có TK211, ghi Nợ các
Thanh lý xe ô tô du lịch 29K0577
3.2.5 Về việc sử dụng phần mềm kế toán
Hiện nay công ty đang sử dụng phần mềm Mansys 9.9, được viết trên cơ sở dữ liệu Foxpro, viết từ những năm 90 thiết nghĩ, với tình hình phát triển như hiện nay, công ty nên đầu tưa một hệ thống phần mềm mới, phục vụ tốt hơn cho công việc Hiện nay, trên thị trường có nhiều nhà cung cấp phần mềm kế toán dành cho người Việt, giao diện thân thiện, dễ sử dụng và giá cả rất phải chăng Làm được điều này, có thể tiết kiệm thời gian và chi phí lao động cho công tác kế toán
Vài năm trở lại đây, Công ty TNHH Thương mại Hoà Bình đang đạt được những thành công rực rỡ Bên cạnh đó, năm 2011 vừa rồi, công ty đã tiến hành niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, càng cho thấy sự bắt kịp với nhịp độ phát triển của nền kinh tế nước nhà Trong những năm qua, công ty đã không ngừng thay đổi, hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý, làm sao để thật gọn nhẹ, nhưng mang lại hiệu quả cao nhất Trong bối cảnh đó, công tác kế toán tài sản cố định hữu hình nói riêng và công tác kế toán của toàn công ty nói chung cần nỗ lực hơn nữa, nhằm đảm bảo hiệu quả cung cấp thông tin cho yêu cầu quản lý
Công tác kế toán tài sản cố định hữu hình cần tuân thủ chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật cũng như những qui định của Bộ Tài Chính ban hành. Đây là yếu tố then chốt bắt buộc Ngoài ra, trong một số vấn đề công ty cần có sự áp dụng một cách linh động, tránh tình trạng chồng chéo, kém hiệu quả.