1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh

127 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Nhu Cầu Xây Dựng Thương Hiệu Tập Thể Đồng Đại Bái Cho Sản Phẩm Đúc Đồng Ở Xã Đại Bái, Huyện Gia Bình, Tỉnh Bắc Ninh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế
Chuyên ngành Kinh Tế
Thể loại Luận Văn
Năm xuất bản 2023
Thành phố Bắc Ninh
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 1,18 MB

Cấu trúc

  • 1. MỞ ĐẦU (1)
    • 1.1 Sự cần thiết nghiên cứu đề tài (1)
    • 1.2 Mục tiêu nghiên cứu đề tài (2)
      • 1.2.1 Mục tiêu chung (2)
      • 1.2.2 Mục tiêu cụ thể (3)
    • 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (3)
      • 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu (3)
      • 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu (3)
  • 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU (5)
    • 2.1 Cơ sở lý luận của đề tài (5)
      • 2.1.1 Một số khái niệm (5)
        • 2.1.1.1 Lý luận chung về cầu và nhu cầu (5)
        • 2.1.1.2 Lý luận chung về thương hiệu (7)
        • 2.1.1.3 Các yếu tố cấu thành và yêu cầu cơ bản của một thương hiệu (14)
        • 2.1.1.4 Đặc điểm của thương hiệu (17)
        • 2.1.1.5 Chức năng của thương hiệu (0)
        • 2.1.1.6 Phân loại thương hiệu (19)
      • 2.1.2 Tiêu chuẩn xây dựng thương hiệu (21)
        • 2.1.2.1 Tiêu chuẩn (21)
        • 2.1.2.2 Quy chuẩn kỹ thuật (21)
      • 2.1.3 Những điều kiện cần thiết để xây dựng thương hiệu (21)
        • 2.1.3.1 Về nhận thức (21)
        • 2.1.3.2 Về cơ sở pháp lý (22)
        • 2.1.3.3 Tiềm lực tài chính của doanh nghiệp (22)
      • 2.1.4 Quy trình xây dựng thương hiệu sản phẩm (23)
        • 2.1.4.1 Nghiên cứu Marketing (25)
        • 2.1.4.2 Xây dựng tầm nhìn thương hiệu (25)
        • 2.1.4.3 Hoạch định chiến lược phát triển thương hiệu (26)
        • 2.1.4.4 Định vị thương hiệu (26)
        • 2.1.4.5 Xây dựng hệ thống nhận diện thương hiệu (27)
        • 2.1.4.6 Hoạt động truyền thông thương hiệu (27)
        • 2.1.4.7 Đánh giá thương hiệu (27)
      • 2.1.5 Tác động của việc xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm (28)
      • 2.1.6 Lợi ích thu được từ xây dựng một thương hiệu mạnh có giá trị (29)
    • 2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài (30)
      • 2.2.1 Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu của một số thương hiệu tập thể trên thế giới (30)
        • 2.2.1.1 Xây dựng thương hiệu cà phê ở Inđônêsia (30)
        • 2.2.1.2 Xây dựng thương hiệu nước uống Têquila (31)
      • 2.2.2 Kinh nghiệm xây dựng thương hiệu làng nghề truyền thống của một số thương hiệu tập thể ở Việt Nam (32)
        • 2.2.2.1 Xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nước mắm Phú Quốc (32)
        • 2.2.2.2 Xây dựng và bảo hộ thương hiệu sản phẩm chè Shan Tuyết Mộc Châu (33)
      • 2.2.3 Bài học kinh nghiệm (34)
      • 2.2.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan (35)
  • 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (37)
    • 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (0)
      • 3.1.1 Điều kiện tự nhiên (37)
      • 3.1.2 Đặc điểm về kinh tế xã hội của làng Đại Bái (39)
        • 3.1.2.1 Tình hình dân số lao động (39)
        • 3.1.2.2 Tình hình đất đai qua 3 năm 2008 – 2010 của Đại Bái (39)
        • 3.1.2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của làng Đại Bái (40)
    • 3.2 Phương pháp nghiên cứu (42)
      • 3.2.1 Phương pháp chọn điểm (42)
      • 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu (42)
        • 3.2.2.1 Số liệu thứ cấp (42)
        • 3.2.2.2 Số liệu sơ cấp (42)
      • 3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin (44)
        • 3.2.3.1 Phương pháp thống kê (44)
        • 3.2.3.2 Phương pháp phân tích cơ cấu (45)
        • 3.2.3.2 Phương pháp SWOT (45)
      • 3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu (46)
  • 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (46)
    • 4.1 Thực trạng sản xuất và tiêu thụ đúc đồng Đại Bái (46)
      • 4.1.1 Thực trạng sản xuất đúc đồng Đại Bái (46)
        • 4.1.1.1 Nét đặc trưng của sản phẩm đồng Đại Bái (47)
        • 4.1.1.2 Quy mô doanh nghiệp, hộ gia đình đúc đồng (49)
        • 4.1.1.3 Đặc điểm các hộ sản xuất đồng (53)
        • 4.1.1.4 Điều kiện sản xuất của các hộ đúc đồng làng nghề Đại Bái (54)
        • 4.1.1.5 Tình hình sản xuất đồng tại các hộ làng nghề đúc đồng Đại Bái năm (57)
      • 4.1.2 Thực trạng tình hình tiêu thụ sản phẩm đồng tại các hộ sản xuất làng nghề Đại Bái (63)
        • 4.1.2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của các hộ sản xuất các năm gần đây (63)
        • 4.1.2.2 Các kênh tiêu thụ chính của các sản phẩm đồng Đại Bái (63)
        • 4.1.2.3 Thị trường tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm đồng Đại Bái (66)
    • 4.2 Nhu cầu của người sản xuất, kinh doanh đồng và một số tổ chức về xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu tập thể “Đồng Đại Bái” (69)
      • 4.2.1 Nhận thức của người sản xuất, kinh doanh doanh đồng về thương hiệu tập thể 69 (69)
        • 4.2.1.1 Tình hình sử dụng nhãn hiệu trên các sản phẩm đồng của làng nghề đồng Đại Bái (69)
        • 4.2.1.2 Nhận thức của người sản xuất, kinh doanh đồng về THTT (70)
      • 4.2.2 Sẵn sàng tham gia của người sản xuất và kinh doanh đồng về xây dựng (72)
      • 4.2.3 Nhu cần lợi ích của các hộ sản xuất, kinh doanh khi xây dựng THTT đồng Đại Bái (74)
      • 4.2.4 Mức kinh phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất, kinh doanh đồng (76)
      • 4.2.5 Nhu cầu về tổ chức tập thể đứng tên đăng ký và quản lý THTT “đồng Đại Bái” (81)
      • 4.2.6 Nhu cầu về quản lý và phát triển THTT đồng Đại Bái (82)
      • 4.2.7 Một số tổ chức liên quan về xây dựng, quản lý và phát triển THTT “đồng Đại Bái” (85)
    • 4.3 Nghiên cứu điều kiện để đăng ký thương hiệu (88)
      • 4.3.1 Xác định cơ sở và mục tiêu xây dựng thương hiệu (88)
        • 4.3.1.1 Xác định cơ sở xây dựng thương hiệu (88)
        • 4.3.1.2 Mục tiêu xây dựng thương hiệu đồng Đại Bái (90)
        • 4.3.1.2 Hạn chế của nghề đúc đồng khi chưa có thương hiệu (90)
      • 4.3.2 Nghiên cứu quá trình xây dựng thương hiệu (92)
        • 4.3.2.1 Xác định vùng sản xuất đồ đồng Đại Bái (92)
        • 4.3.2.2 Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất và kiểm soát chất lượng (93)
        • 4.3.2.3 Công tác vệ sinh môi trường (94)
        • 4.3.2.4 Xây dựng bộ hồ sơ xây dựng thương hiệu (95)
    • 4.4 Các yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng, quản lý và phát triển THTT “đồng Đại Bái” (98)
      • 4.4.1 Trình độ nhận thức của người sản xuất, kinh doanh đồng Đại Bái (98)
      • 4.4.2 Kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh của các hộ (99)
      • 4.4.3 Điều kiện sản xuất, kinh doanh và thu nhập của các hộ (99)
      • 4.4.4 Chiến lược phát triển của các hộ sản xuất, kinh doanh (101)
    • 4.5 Một số các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu tập thể cho sản phẩm đồng Đại Bái (101)
      • 4.5.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm (102)
      • 4.5.2 Tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển THTT “đồng Đại Bái” (103)
      • 4.5.3 Xây dựng hồ sơ thương hiệu tập thể đệ trình lên cấp trên (0)
  • V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (109)
    • 5.1 Kết luận (109)
    • 5.2 Kiến nghị (110)
      • 5.2.1 Đối với các cơ sở sản xuất (110)
      • 5.2.2 Đối với Chính Quyền địa phương (110)

Nội dung

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp chọn điểm Điểm nghiên cứu của đề tại thôn Đại Bái, xã Đại Bái, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh Trong thôn có nhiều công ty, hộ gia đình cùng làm nghề đúc đồng Để đạt được mục tiêu đề ra, tôi xin chọn những công ty và hộ có nhiều sản phẩm và có tay nghề, nghệ nhân trong làng để khảo sát và thu thập số liệu.

3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu từ các báo cáo kinh tế, xã hội của tỉnh, của các cơ sở ban ngành, các tài liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố, các chủ trương chính sách về xây dựng và phát triển thương hiệu làng nghề.

3.2.2.2 Số liệu sơ cấp a Chọn mẫu điều tra

Tại thôn Đại Bái có 200 hộ làm nghề công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp thì có khoảng 80% các hộ sản xuất kinh doanh đồ đồng mỹ nghệ còn các hộ còn các hộ và doanh nghiệp còn lại cũng làm các sản phẩm từ đồng nhưng là đồ công nghiệp Vì vậy, trong chuyên đề chỉ đề cập tới các hộ sản xuất và kinh doanh đồ đồng mỹ nghệ

Bảng 3.3 Số lượng cơ sở sản xuất – kinh doanh sản phẩm đúc đồng Đại Bái

Số cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm đúc đồng ĐVT Doanh thu Số cơ sở Số cơ sở điều tra

I Số cơ sở sản xuất hộ/công ty 140 100 52

II Cơ sở kinh doanh hộ/công ty 20 100 10

Nguồn: Thống kê UBND xã Đại Bái b Phương pháp điều tra

- Phỏng vấn bằng bảng hỏi: Số liệu được thu thập qua điều tra, phỏng vấn người tiêu dùng, các doanh nghiệp, hộ gia đình về những vẫn đề liên quan đến mục đích và nội dung nghiên cứu theo phiếu điều tra đã được chuẩn bị sẵn

- Phỏng vấn nhóm: Trong đề tài này tôi tiến hành điều tra người sản xuất (doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh) và khách hàng của làng nghề Đại Bái Sau khi nghiên cứu quy mô doanh nghiệp cũng như các hộ sản xuất kinh doanh hầu như tất cả sản xuất ra sản phẩm rồi tự bán sản phẩm luôn Đề phù hợp với quy mô của làng nghề và do thời gian nên đề tài tiến hành điều tra 62 doanh nghiệp và hộ Mục đích của điều tra người sản xuất là thu thập thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất, tiêu thụ, quảng bá sản phẩm và nhận thức của họ về thương hiệu và nhu cầu xây dựng thương hiệu. Đối với cấp chính quyền xã, chúng tôi tiến hành phỏng vấn nhóm 8 người tại thôn Đại Bái và 6 người công tác tại UBND xã Đại Bái nhằm thu thập các thông tin về tình hình xây dựng thương hiệu trên địa bàn, ý kiến ủng hộ về việc xây dựng thương hiệu đúc đồng Đại Bái…

- Phỏng vấn sâu: Đối với cấp chính quyền huyện và tỉnh chúng tôi tiến hành phỏng vấn một cán bộ công tác tại UBND huyện Gia Bình, sở KHCN tỉnh Bắc Ninh nhằm thu thập các thông tin về tình hình xây dựng thương hiệu trên địa bàn tỉnh, ý kiến ủng hộ về việc xây dựng thương hiệu đúc đồng Đại Bái…

3.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

3.2.3.1 Phương pháp thống kê a Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này dùng để xác định mức biến động của hiện tượng, xu hướng phát triển của hiện tượng, mối quan hệ giữa các hiện tượng Từ đó nêu ra kết luận.

Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau.

Nó nghiên cứu sự biến đổi số lượng có mối quan hệ mặt chất ở thời gian và địa điểm cụ thể.

Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để nêu lên: Mức độ của hiện tượng, phân tích biến động của hiện tượng và mối quan hệ giữa các hiện tượng với nhau Trong phạm vi nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê mô tả vào việc dùng các số liệu và các thông tin thu thập được chúng tôi tiến hành phân tích và mô tả vai trò của từng hộ trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đúc đồng b Phương pháp thống kê so sánh

Thống kê so sánh là phương pháp tính toán các chỉ tiêu theo các tiêu chí khác nhau và được đem so sánh với nhau

Ví dụ: so sánh số liệu năm trước với năm sau c Phân tổ thống kê Được sử dụng để phân nhóm các hộ sẵn sàng tham gia xây dựng và quảng bá thương hiệu và phân tích quy mô giữa các hộ với mức đóng góp kinh phí xây dựng thương hiệu.

3.2.3.2 Phương pháp phân tích cơ cấu

Phương pháp này để xây dựng cơ cấu giá trị các loại sản phẩm, sự thay đổi thị phần sản phẩm tiêu thụ và tỷ lệ hộ dân tham gia xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tập thể.

Phương pháp SWOT được sử dụng trong đề tài nhằm mục đích đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của làng nghề đúc đồng ĐạiBái Từ đó làm cơ sở cho việc xây dựng phương án phát triển làng nghề đồng Đại Bái trong thời gian tới.

3.2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu về đánh giá tình hình sản xuất

1 Quy mô sản xuất Theo vốn

2 Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Doanh thu Lợi nhuận Thu nhập/ lao động

- Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm

1 Số lượng hàng hóa Đồ đồng gia dụng Đồ đồng mỹ nghệ

2 Thị phần Đồ đồng gia dụng Đồ đồng mỹ nghệ

3 Tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm theo các kênh Đồ đồng gia dụng Đồ đồng mỹ nghệ

4 Giá bán các loại sản phẩm Đồ đồng gia dụng Đồ đồng mỹ nghệ

- Nhóm chỉ tiêu về đánh giá thương hiệu, nhãn hiệu tập thể

1 Thương hiệu - Tỷ lệ hộ có nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể

- Tỷ lệ hộ tham gia xây dựng thương hiệu tập thể

- Số hộ đánh giá thương hiệu có ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm

- Số hộ đánh giá thương hiệu làm tăng uy tín và chất lượng sản phẩm

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng sản xuất và tiêu thụ đúc đồng Đại Bái

4.1.1 Thực trạng sản xuất đúc đồng Đại Bái

4.1.1.1 Nét đặc trưng của sản phẩm đồng Đại Bái

Trong những năm gần đây do có sự kết hợp giữa nghề đúc đồng truyền thống và sáng tạo của lớp trẻ trong làng Các sản phẩm đồng Đại Bái ngày càng phong phú về chủng loại, mẫu mã với các dòng sản phẩm chính:

- Tranh đồng: Tranh con vật và tranh cảnh làm đồ trang trí trong nhà

- Tranh chữ: Tranh chữ trang trí và chúc mừng

- Đồ thờ cúng: Lư hương, đỉnh đồng, bộ thờ cúng, bàn thờ

- Ấm đồng: Ấm đồng cổ

- Hộp đồng: Hộp đồng và đèn trang trí

- Đồ gia dụng: Mâm, chậu, ấm đồng

- Bộ gõ: Cồng, chiêng, la, kiểng đồng

Trong đó các sản phẩm như mâm, chậu, siêu, là các sản phẩm truyền thống với màu đồng vàng, đồng đỏ đã từng có mặt khắp mọi miền của nước ta Dân trong nước, nhất là vùng nông thôn, rất ưa dùng đồng Đại Bái bởi tính thực dụng cao và giá rẻ Ngày nay hầu hết các sản phẩm đồng gia dụng đã được trang trí hoạ tiết tuy không cầu kỳ mang tính nghệ thuật cao như đồ đồng mỹ nghệ nhưng việc đưa những hình ảnh hoa lá, chim muông,…vào trong các sản phẩm này đã tăng tính thẩm mỹ cũng như tính đặc dụng của sản phẩm Nhờ đó mà các sản phẩm đồng gia dụng vẫn tìm được chỗ đứng trong đời sống hàng ngày của một bộ phận dân cư.

Với bàn tay tài hoa, óc sáng tạo cùng hành trang kiến thức được trang bị qua truyền nghề của các nghệ nhân xưa, những người thợ, nghệ nhân trẻ đã khôi phục và phát triển làng nghề sáng tạo ra dòng đồng mỹ nghệ, thờ cúng, hàng công nghiệp… các sản phẩm có màu vàng ánh đồng, hay màu bóng đồng đen, đồng đỏ…phù hợp với nhiều không gian và hình thức sử dụng.

Khác với đồng Ngũ Xá, đồng Đại Bái là sản phẩm hoàn được làm thủ công từ công đoạn đắp khuôn cho đến khi sản phẩm được đánh bóng hoàn thành.

Bảng 4.1 Đặc trưng về hình thái, tính chất một số sản phẩm đồng Đại Bái

Sản phẩm Các hoạ tiết, hoa văn

Màu sắc Tính chất sản phẩm Khắc chìm Đắp nổi Đồng mỹ nghệ

- Hình cây: Cây tre, tùng, cúc, trúc, mai, lá sen, lá súng, hình bông sen,…

- Hình con vật: nghê, trâu, hươu, nai, rồng, phượng, …

- Hình mặt trời, các ngôi nhà,

Màu sắc chủ đạo của đồng Đại Bái là màu đồng đen, màu đồng và có điểm thêm màu vàng, màu đỏ, màu xanh …đối với đồng mỹ nghệ.

Sản phẩm có độ dày, trọng lượng nặng, thô, sần, mộc mạc nhưng vẫn có độ bóng của màu Các hoạ tiết hoa văn rất gần gũi với tự nhiên và dựa theo hoạ tiết cổ. Đồng gia dụng

Các sản phẩm đồng gia dụng trước đây không có hoạ tiết hoa văn nhưng ngày nay các loại đồng gia dụng cũng được các nghệ nhân điểm thêm các loại hoa văn, hoạ tiết khiến cho sản phẩm vừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ.

Nguồn: Tổng hợp qua điều tra năm 2010

Nét đặc trưng nổi bật của đồng Đại Bái là sử dụng kỹ thuật đúc bằng tay Khi sản phẩm được đắp bằng tay thì không có độ bóng như những sản phẩm cùng loại của Trung Quốc, nhưng lại mang được phong thái cổ, kích cỡ của các sản phẩm thường không giống nhau bởi còn phụ thuộc vào tay thợ đắp khuôn đất Sản phẩm được đúc hoàn toàn thủ công nên mộc mạc, thô phác khỏe khoắn, chứa đựng vẻ đẹp nguyên sơ của đồng với lửa, đậm nét của nghệ thuật điêu khắc tạo hình cho người chơi đồng đúc có cảm giác được trở về làng quê với cây đa, bến nước, cảm giác bình yên giữa không gian bộn bề của cuộc sống mưu sinh

Với xu thế phát triển của nền kinh tế, xu hướng xây nhà thờ, đình đền,chùa ngày càng nhiều, đồng Đại Bái với những đặc trưng riêng biệt đang dần tìm lại chỗ đứng của mình trong lòng người tiêu dùng Tuy vậy muốn phát triển làng nghề theo hướng bền vững thì những người con của Đại Bái cần phải cố gắng nhiều hơn nữa để sáng tạo ra những sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.

4.1.1.2 Quy mô doanh nghiệp, hộ gia đình đúc đồng

Một thành phần quan trọng và góp phần quyết định đến sự phát triển của làng nghề trong nền kinh tế thị trường chính là các doanh nghiệp Ba năm trở lại đây quy mô doanh nghiệp trên địa bàn Đại Bái đã có sự thay đổi.

Bảng 4.2 Quy mô của doanh nghiệp qua 3 năm 2008-2010

Diễn giải ĐVT Năm Tốc độ phát triển (%)

I Số cơ sở đúc đồng hộ/công ty 148 156 160 105,41 102,56 103,95

II Số sản phẩm SX Sản phẩm 924 1 232 1 025 133,33 83,20 105,32

III Số lao động đúc đồng lđ 604 732 892 121,19 121,85 121,52

Trong đó: lđ làm thuê lđ 247 316 428 127,94 135,44 131,64

IV Số nghệ nhân người 6 4 7 66,67 175,00 108,01

Nguồn: Thống kê UBND xã Đại Bái

Qua bảng số liệu 4.2 cho thấy: Nghề đúc đồng Đại Bái đang có sự phát triển về quy mô thể hiện ở số cơ sở tham gia đúc đồng tăng lên, bình quân trong 3 năm 2008 – 2010 tăng 3,95% Đây là sự ra tăng của các hộ sản xuất quy mô 2 và 3, còn các hộ quy mô 1 giảm bình quân là 8,96% Nguyên nhân là do các hộ sản xuất ở quy mô 1 là những hộ sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu đúc đồng gia dụng do đó họ không bắt kịp nhanh được với xu thế mới của thị trường do vậy mà nhiều hộ chỉ sản xuất cầm chừng, một số hộ thì phá sản phải đi làm thuê cho các xưởng đúc khác.

Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính, năm 2009 đúc đồng của làng nghề Đại Bái bị giảm sút lượng đơn đặt hàng giảm đi, nhiều gia đình sản xuất chủ yếu nhờ những hợp đồng được ký kết từ năm trước hoặc các mối quan hệ với khách hàng lẻ từ trước Trong khi từ năm 2008 – 2009 số sản phẩm tăng từ 924 sản phẩm (2008) đã lên tới 1.232 sản phẩm (2009) tương đương mức tăng 33,33% thì số sản phẩm sản xuất ra năm 2010 giảm so với năm 2009 tương đương 16,80%: Từ 1.232 sản phẩm năm 2009 đến năm

Tuy vậy sản xuất vẫn được mở rộng tại nhiều cơ sở sản xuất đúc đồng lớn, số lao động phục vụ cho ngành đúc đồng vì thế cũng tăng đáng kể bình quân 3 năm 2008 – 20010 là 21,52% đặc biệt là lao động thuê mướn sở tại và địa phương cũng tăng khá nhanh bình quân trong 3 năm là 31,64%

Số cơ sở đúc đồng

Số lao động đúc đồng Đồ thị 4.1 Sự biến động sản xuất đồng Đại Bái từ năm 2008 – 2010

Những năm gần đây sản phẩm đúc đồng được khôi phục và phát triển, nhiều dòng sản phẩm mỹ nghệ mới ra đời tạo ra luồng gió mới cho đồng Đại Bái Tiêu biểu là dòng sản phẩm Tranh Chữ, đồ lưu niệm,…Với bàn tay khéo léo óc sáng tạo không ngừng cùng với vốn kiến thức truyền lại nghệ nhân Vũ Hữu Nhung; Trần Mạnh Thiều đã tạo ra những sản phẩm mang tính độc đáo, sáng tạo cao, có giá trị xuất khẩu Từ đó triển khai sản xuất tại nhiều hộ đem lại thu nhập cao cho người đúc đồng

Bước tiếp thành công của các lớp nghệ nhân đi trước hiện nay làng đúc đồng đã có nhiều thanh niên đi học tại Trường Đại học mỹ thuật về mở xưởng sản xuất với những cái tên như: Đồng mỹ nghệ Nam Phong, Đồng Điệp Nhung, Đồng Kim Thành,…họ sẽ là đội ngũ trẻ góp công khôi phục và phát triển làng đúc đồng Đại Bái

● Kết quả sản xuất – kinh doanh

Theo thống kê của UBND xã Đại Bái nghề đúc đồng mang lại giá trị kinh tế cũng như thu nhập cao gấp 4 đến 5 lần lao động nông nghiệp thuần túy Ngành đúc đồng trong những năm gần đây đạt nhiều thành tựu nhất định về kinh tế cũng như giải quyết các vấn đề xã hội như giảm thất nghiệp, giảm các tệ nạn xã hội Thể hiện tổng giá trị sản lượng tăng dần qua các năm, năm

2008 là 10,758 triệu đồng đến năm 2010 là 14,004 triệu đồng, tốc độ phát triển bình quân trong 3 năm là 114,09%/năm (bảng 4.3)

Bảng 4.3 Giá trị sản xuất đồng Đại Bái năm 2008 – 2010

Diễn giải Giá trị (trđ) Tốc độ phát triển (%)

Tổng giá trị sản xuất 10 758 12 735 004 14 118,38 109,96 114.09 Thu nhập bình quân 1 hộ 56,87 72,37 74,21 127,26 102,54 114,23

Thu nhập bình quân 1 lđ 15,40 17,50 19,43 113,64 111,03 112,32

Nguồn: Thống kê UBND xã Đại Bái

Nhu cầu của người sản xuất, kinh doanh đồng và một số tổ chức về xây dựng, quản lý và phát triển thương hiệu tập thể “Đồng Đại Bái”

4.2.1 Nhận thức của người sản xuất, kinh doanh doanh đồng về thương hiệu tập thể

4.2.1.1 Tình hình sử dụng nhãn hiệu trên các sản phẩm đồng của làng nghề đồng Đại Bái

Theo điều tra từ các hộ sản xuất - kinh doanh đồng thì hầu hết các sản phẩm đồng Đại Bái khi đưa ra thị trường tiêu thụ không có nhãn mác, không được đóng gói bao bì bảo vệ sản phẩm (nếu có thì chỉ là được bảo vệ bằng lớp túi nilông mỏng) Điều này khiến cho người tiêu dùng không thể nhận biết được đâu là sản phẩm của Đại Bái đâu là sản phẩm của Ngũ Xá hoặc các sản phẩm của các nơi khác (những sản phẩm cùng loại) Còn người sản xuất đồng Đại Bái thì gặp không ít khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm, khó khăn trong việc quảng bá giới thiệu về sản phẩm đến người tiêu dùng dẫn đến lượng sản phẩm sản xuất ra hai năm gần đây giảm.

Trong tổng số các hộ sản xuất đồng trong làng thì chỉ có hai doanh nghiệp sản xuất lớn là đồng Điệp Nhung và đồng Nam Phong là có mang nhãn hiệu trên sản phẩm Tuy vậy các nhãn hiệu này cũng không được gắn trực tiếp lên sản phẩm, chúng dễ dàng bị vứt bỏ, và cũng chỉ là nhãn hiệu của riêng cá nhân doanh nghiệp, không có khả năng phân biệt hàng hoá của làng nghề Đại Bái với sản phẩm của vùng nghề đúc đồng khác, cũng như quảng bá hình ảnh của làng nghề Một số cơ sở sản xuất nhỏ thì có khắc tên của cơ sở mình trên sản phẩm nhưng rất mờ nhạt, thậm chí nhiều người còn tưởng đấy chỉ là một họa tiết trang trí

Như vậy chính việc thiếu nhãn hiệu đã gây bất lợi cho các hộ sản xuất kinh doanh của làng nghề trong giai đoạn hiện nay khi mà người tiêu dùng thường lựa chọn mua những sản phẩm đã có thương hiệu Như vậy, yêu cầu thực tế đặt ra là cần có phương án xây dựng thương hiệu cho làng nghề đúc đồng Đaại Bái trên cơ sở xác định đúng mức nhu cầu của người dân

4.2.1.2 Nhận thức của người sản xuất, kinh doanh đồng về THTT

Qua điều tra tại các hộ gia đình, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đồng Đại Bái chúng tôi đã tổng hợp nhận thức của người sản xuất, kinh doanh đồng về THTT trong bảng dưới đây.

Bảng 4.13 Nhận thức của người sản xuất, kinh doanh đồng về THTT

Có biết nhưng chưa hiểu rõ

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010

Qua bảng 4.13 cho thấy: Trong tổng số 62 người được hỏi về hiểu biết của họ về THTT thì có tới 41,94% tương đương với 26 người được hỏi gần như không biết gì về THTT, họ chưa bao giờ nghe về THTT Chỉ có 35,48% số người được hỏi có biết về THTT nhưng lại không hiểu rõ về bản chất của THTT, chỉ hiểu lờ mờ, và cũng không dành sự quan tâm nhiều Số người thật sự hiểu về THTT chỉ chiếm 22,58% tổng số người được hỏi, đa phần những người này là những chủ hộ sản xuất ở quy mô 2 và 3, là những người trẻ năng động, luôn trăn trở tìm hướng phát triển cho ngành đúc đồng

Khi được hỏi về hiểu biết về lợi ích của THTT, trong tổng số 36 người có nhận biết về THTT thì uy tín là yếu tố mà hầu hết các hộ nghĩ đến đầu tiên.

Họ cũng tin rằng thương hiệu sẽ giúp khách hàng trung thành hơn với sản phẩm của doanh nghiệp

Phân biệt sản phẩm của Đại Bái với các sản phẩm đúc đồng của làng nghề khác

Tạo uy tín về chất lượng

Dễ thu hút khách hàng mới Khách hàng trung thành hơn Phân phối sản phẩm dễ dàng hơn Giá bán sản phẩm cao hơn

Nguồn: Tổng hợp từ điều tra các hộ, doanh nghiệp năm 2010

Hình 4.1 Nhận thức về lợi ích của THTT

Kết quả điều tra cũng cho thấy lợi ích mà các hộ điều tra đưa ra đối vớiTHTT là phân biệt sản phẩm đồng của Đại Bái với các sản phẩm cùng loại khác cao nhất 88,89% Điều này cho thấy nhận thức của các hộ sản xuất, kinh doanh làng nghề Đại Bái về lợi ích của thương hiệu còn rất hạn chế chưa nhận thấy được giá trị thực sự của THTT Lợi ích giúp bán sản phẩm với giá cao hơn, phân phối sản phẩm dễ dàng hơn, khách hàng trung thành có mức đồng ý thấp Đây cũng chính là nguyên nhân của tỷ lệ đầu tư vào xây dựng thương hiệu tại hầu hết các hộ sản xuất, kinh doanh làng nghề

Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, sự tồn tại của thương hiệu là yếu tố quyết định vấn đề sống còn của các doanh nghiệp thì nhận thức của người sản xuất, kinh doanh tại làng đồng Đại Bái vẫn còn rất hạn chế Đây chính là nguyên nhân của tình trạng sản xuất tự phát, nhái mẫu mã hiện nay ở làng nghề Muốn làng nghề Đại Bái phát triển bền vững cần phải xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm đủ tiêu chuẩn của làng nghề trên cơ sở xác định đúng nhu cầu về xây dựng, sẵn sàng tham giam xây dưựng và phát triển THTT

4.2.2 Sẵn sàng tham gia của người sản xuất và kinh doanh đồng về xây dựng THTT “đồng Đại Bái”

Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế trước tình trạng nhiều làng nghề truyền thống với lịch sử hàng nghìn năm có nguy cơ biến mất. Những người dân làng nghề đúc đồng Đại Bái đã ý thức được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho làng nghề Dưới đây là một trong những ý kiến của các hộ làng nghề Đại Bái về vấn đề xây dựng THTT đồng Đại Bái.

Hộp 4.1 Nhận thức của người sản xuất kinh doanh đồng về tầm quan trọng của xây dựng THTT “đồng Đại Bái”

Qua bảng 4.15 cho thấy: Người dân làng nghề Đại Bái đã quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đồng thể hiện có 56 người trong tổng số 62 người được hỏi chiếm 90,32% số người được hỏi cho là cần

Chúng tôi đã thực sự thấm thía được cái khổ, cái khó của việc không có thương hiệu trên thị trường Mấy năm trước hàng sản xuất ra đến đâu bán hết đến đó, giờ thì chỉ sản xuất cầm chừng chờ hợp đồng lớn, giá bán thì thường bị tư thương ép hạ thấp so với giá thị trường Chúng tôi – những người sản xuất, kinh doanh đồng đã hiểu rõ được tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu, chúng tôi rất mong muốn xây dựng THTT cho sản phẩm đồng Đại Bái.

(Nguyễn Văn Nam – thôn Đại Bái – xã Đại Bái ) thiết phải xây dựng THTT đồng Đại Bái, có 4 người không có quan điểm rõ ràng do họ chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng THTT.

Bảng 4.14 Tổng hợp ý kiến người sản xuất, kinh doanh đồng về xây dựng

STT Chỉ tiêu Số ý kiến

1 Xây dựng thương hiệu đồng Đại Bái theo THTT

2 Sẵm sàng tham gia mô hình xây dựng, quản lý, phát triển THTT đồng Đại Bái (Gia nhập tổ chức tập thể)

3 Đóng góp kinh phí xây dựng, quản lý, phát triển

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra năm 2010

Khi được hỏi về việc tham gia vào tổ chức tập thể hợp tác sản xuất, kinh doanh sản phẩm đúc đồng và kinh phí đóng góp hàng năm khi xây dựng THTT thì có tới 54 người trong tổng số 62 người được hỏi đồng ý tham gia chiếm 87,09%, có 2 người thấy không cần thiết và có 6 người không có quan điểm rõ ràng.

Nhìn chung các hộ được hỏi đều cho rằng đóng góp kinh phí là cần thiết Ngoài ra với từng bước trong quá trình xây dựng THTT đồng Đại Bái nhiều hộ sản xuất kinh doanh lớn còn cho biết họ sẵn sàng hỗ trợ thêm kinh phí miễn sao hoạt động xây dựng thương hiệu đồng Đại Bái thu được kết quả.

Căn cứ trên kết quả tổng hợp được về nhu cầu sẵn sàng tham gia xây dựng thương hiệu tập thể cho làng nghề của các hộ sản xuất và kinh doanh.Thì khi được hỏi về nhu cầu hợp tác xây dựng thương hiệu tập thể cho toàn bộ sản phẩm đồng Đại Bái theo tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý hay cho từng loại sản phẩm kết quả thu được qua (bảng 4.15)

Bảng 4.15 Nhu cầu hợp tác xây dựng thương hiệu

Xây dựng thương hiệu tập thể cho toàn bộ sản phẩm đồng Đại Bái theo tên gọi xuất xứ và chỉ dẫn địa lý

2 Xây dựng thương hiệu tập thể cho từng loại sản phẩm 17 27,42

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra 2010

Nghiên cứu điều kiện để đăng ký thương hiệu

4.3.1 Xác định cơ sở và mục tiêu xây dựng thương hiệu

4.3.1.1 Xác định cơ sở xây dựng thương hiệu

Việc xác định cơ sở xây dựng thương hiệu có vai trò quan trọng đối với việc tiến hành xây dựng thương hiệu cho sản phẩm đồ đồng Đại Bái Vậy cănn cứ vào nhu cầu thực tiễn của các các hộ đúc đồng, của ban quản lý xã Đại Bái tỉnh Bắc Ninh và dựa trên các mục đích:

Dựa vào đặc tính của chất lượng đồ đồng truyền thống của Đại Bái và đặc điểm truyền thống kinh tế văn hóa xã hôi của xã Đại Bái, huyện Gia Bình, đặc biệt là truyền thống đúc đồ đồng có từ rất lâu đời Đây là những căn cứ đảm bảo thuận tiện cho việc tiến hành khảo sát, phân tích đánh giá đặc tính sản phẩm, điều kiện tự nhiên qua đó kích thích mở rộng sản xuất đồ đồng trong địa bàn.

Quản lý, giám sát chất lượng sản phẩm mang NHTT và THTH đồng Đại Bái

Sở KHCN tỉnh Bắc Ninh

Hội đồng Đại Bái (hội các nhà sản xuất, kinh doanh đúc đồng)

Chi cục tiêu chuẩn ĐLCL, Chi cục Quản lý thị trường, Phòng công thương huyện Gia Bình

Các hộ sản xuất đúc đồng

Các hộ kinh doanh sản phẩm đúc đồng

Tư vấn hỗ trợ xây dựng hiệp hội,thương hiệu

Dựa vào tình hình khảo sát thực tế về nhu cầu của các hộ đúc đồng, của Ban quản lý xã, của Cục sở hữu trí tuệ tỉnh Bắc Ninh, Cục đo lường chất lượng…đều có nhu cầu và mong muốn được xây dựng THTT cho sản phẩm đúc đồng Đại Bái.

Do nhu cầu và khả năng nhận biết của người tiêu dùng về đồ đồng Đại Bái trong hiện tại và tương lai Nhu cầu và khả năng nhận biết của người tiêu dùng tăng lên, đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, tạo điều kiện cho việc phát triển thương hiệu.

Căn cứ vào các Nghị định, Nghị quyết của Chính phủ khuyến khích xây dựng và phát triển thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hóa cho các sản phẩm đặc thù nhằm bảo tồn các sản phẩm đặc sản cho địa phương, quốc gia.

Bộ luật dân sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 28/10/1995, các văn bản có đề cập đến các khái niệm về Sở hữu công nghiệp trong đó có: Sáng chế, nhãn hiệu hàng hóa, hiểu dáng công nghiệp, tên gọi xuất xứ hàng hóa và Nghị định 63Cp ngày 24/10/1996 quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp được sửa đổi bổ sung theo Nghị định số 06/2001 ngày 01/02/2001 của Chính phủ.

Luật sở hữu trí thuệ ngày 28/11/2005

Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về Sở hữu công nghiệp và thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về Sở hữu công nghiệp.

Nghị định số 54/200/NĐ-CP của Chính phủ về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, bảo hộ quyền chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu công nghiệp.

Quyết định số 253/2003/QĐ-TTg về việc xây dựng đề án phát triển thương hiệu quốc gia đến năm 2010

Dựa vào kinh nghiệm xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ hàng hóa của các sản phẩm đặc sản trọng nước và các quốc gia trên thế giới.

4.3.1.2 Mục tiêu xây dựng thương hiệu đồng Đại Bái

Xây dựng thương hiệu trên cơ sở xây dựng chỉ dẫn địa ký và tên gọi xuất xứ cho đồ đồng Đại Bái nhằm chỉ rõ nguồn gốc xuất xứ, vùng địa lý tạo ra sản phẩm này với người tiêu dùng, bảo vệ nguồn gốc xuất xứ cho đồ đồng Đại Bái trên thị trường trong nước và quốc tế Qua đó phân phối sản phẩm thật đến người tiêu dùng muốn được sử dụng đúng đồ đồng Đại Bái Việc xây dựng thương hiệu đồ đồng Đại Bái nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể sau:

Thứ nhất: Phục tráng và bảo tồn nghề đúc đồng truyền thống của Thôn Đại Bái, xã Đại Bái Góp phần bảo tồn và phát triển sản phẩm truyền thống của Việt Nam.

Thứ hai: Xây dựng một hệ thống tổ chức quản lý quy trình sản xuất, đồng thời nâng cao giá trị của đồ đồng sau khi xây dựng thương hiệu.

Thứ ba: Xây dựng thương hiệu tập thể cho cộng đồng tại vùng sản xuất đúc đồng Đại Bái, xã Đại Bái, Gia Bình, Bắc Ninh

Thứ tư: Bảo vệ quyền đúc đồng cho nhân dân Thôn Đại Bái, xã Đại

Thứ năm: Khi xây dựng được thương hiệu sẽ tạo được giá trị của sản phẩm đồ đồng, nâng cao thu nhập cho người dân tham gia sản xuất đúc đồng truyền thống.

4.3.1.2 Hạn chế của nghề đúc đồng khi chưa có thương hiệu

Nghề đúc đồng ở thôn Đại Bái là một nghề truyền thống, những năm gần đây nghề này được khôi phục và đang phát triển mạnh mẽ Đồng Đại Bái được mọi người khắp nơi biết đến do tính đặc thù của sản phẩm khác biệt với nơi khác Ngày nay, với sự phát triển của thị trường và những đòi hỏi gay gắt của người tiêu dùng Mọi sản phẩm sản xuất ra phải được biết rõ nguồn gốc xuất xứ, đảm bảo chất lượng, nhất là đối với các sản phẩm có thời gian sử dụng dài Do vậy, những sản phẩm đồng Đại Bái được tiêu thụ trên thị trường đều là những sản phẩm sản xuất tuân theo các trình tự kỹ thuật cho đến khi hoàn thành.

Việc sản xuất và tiêu thụ đồ đồng Đại Bái hiện nay đại đa số các hộ sản xuất đồ đồng vẫn còn theo lối nhỏ lẻ, mạnh ai đó làm, thiếu sự liên kết hợp tác sản xuất nên nhiều sản phẩm vẫn còn kém, chất lượng không đồng đều. Các hộ vẫn tiêu thụ theo lối cổ điển, chưa chú ý đến hình thức bao bì, nhãn mác cho sản phẩm, trong khi thị trường các sản phẩm có thương hiệu đều có bao bì hình thức bắt mắt, với thương hiệu và Logo dễ khắc sâu trong tâm trí khách hàng Do chưa có thương hiệu nên giá trị đồ đồng Đại Bái của các sản phẩm đồ đồng Đại Bái chưa được nâng cao, lợi nhuận thu được còn thấp.

Các yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng, quản lý và phát triển THTT “đồng Đại Bái”

4.4.1 Trình độ nhận thức của người sản xuất, kinh doanh đồng Đại Bái

Nhận thức của người sản xuất, kinh doanh đồng có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu xây dựng, quản lý và phát triển THTT đồng Đại Bái Chính sự hạn chế về nhận thức của các hộ sản xuất, kinh doanh về thương hiệu, lợi ích của thương hiệu đã dẫn đến tình trạng sản xuất tự phát, nhái mẫu mã của nhiều cơ sở sản xuất đồng hiện nay khiến giá trị cũng như uy tín của làng nghề bị giảm sút nghiêm trọng.

Qua điều tra cho thấy nhận thức của người sản xuất, kinh doanh đồng Đại Bái về xây dựng, quản lý và phát triển THTT đồng Đại Bái chịu ảnh hưởng của trình độ học vấn Đối với các hộ có trình độ học vấn cao họ nhận thức vấn đề nhanh hơn thể hiện ở nhu cầu họ đưa ra Đồng thời họ cũng mạnh dạn đầu tư cho xây dựng thương hiệu thể hiện mức sẵn sàng đóng góp cao hơn những người có trình độ thấp Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng của trình độ học vấn đến nhu cầu không lớn Cụ thể, trong tổng số 62 người điều tra thì:

+ Trình độ cấp 1 có: 10 người chiếm 16,13% trong đó có 2 người không đồng ý tham gia, còn lại những người có nhu cầu đều bằng lòng với mức bình quân là 346,72 nghìn đồng/năm.

+ Trình độ cấp 2 có: 26 người chiếm 41,94%: Có 4 người không có nhu cầu tham gia; mức bằng lòng trả bình quân là 320,65 nghìn đồng/năm

+ Trình độ cấp 3 có: 15 người chiếm 24,19%: Có 4 người không đồng ý tham gia mức bằng lòng trả bình quân là 563,87 nghìn đồng/năm.

+ Trình độ trung cấp có: 4 người: Trong đó mức bằng lòng đóng góp bình quân là 471,25 nghìn đồng/năm.

+ Trình độ cao đẳng, Đại học có: 7 người: mức phí nhóm này đưa ra cao nhất, bình quân một hộ là 791,50 nghìn đồng/năm.

4.4.2 Kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh của các hộ Đối với làng nghề truyền thống đã có từ lâu đời như Đại Bái thì kinh nghiệm sản xuất là tài sản quý giá của các thế hệ nghệ nhân để lại cho làng nghề Kinh nghiệm sản xuất cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu về xây dựng và phát triển THTT đồng Đại Bái Bởi những người có thâm niên hoạt động trong ngành đúc đồng họ là những người đã trải qua những bước thăng trầm của làng nghề, hơn ai hết họ hiểu được xu hướng phát triển ngành đúc đồng, và xu hướng tiêu dùng của thị trường đúc đồng Do đó số hộ có kinh nghiệm sản xuất đúc đồng có nhu cầu xây dựng THTT khá cao. Theo kết quả điều tra thì có tới 67% số người có nhu cầu xây dựng THTT đồng Đại Bái có số năm làm nghề từ 30 – 32 năm

Như vậy kinh nghiệm sản xuất tác động khá nhiều đến nhu cầu xây dựng THTT Đại Bái vì vậy nên lấy đây là đội ngũ tuyên truyền viên tích cực khi vận động các hộ tham gia xây dựng THTT

4.4.3 Điều kiện sản xuất, kinh doanh và thu nhập của các hộ

 Trước hết là điều kiện sản xuất, kinh doanh của các hộ

Hiện nay các hộ đa phần thiếu vốn, thiếu công nghệ sản xuất do đó năng suất lao động thấp và chất lượng sản phẩm thấp chưa đủ điều kiện để tạo được uy tín đối với người tiêu dùng do vậy họ không có nhu cầu.

Ngoài ra hầu hết các hộ sản xuất, kinh doanh làng nghề không có hệ thống cửa hàng phân phối riêng không có điều kiện tiếp xúc thường xuyên với khách hàng không hiểu được tâm lý của người mua hàng và nhu cầu thực sự của tiêu thụ cũng là yếu tố hạn chế nhu cầu của họ.

 Thứ hai là thu nhập

Thông qua đánh giá ảnh hưởng của yếu tố thu nhập đến cầu cụ thể là ảnh hưởng của thu nhập đến mức phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất, kinh doanh để đánh giá ảnh hưởng của thu nhập từ sản xuất đúc đồng đến nhu cầu

Bảng 4.23 Kết quả điều tra mức phí bằng lòng trả của các hộ tương ứng với thu nhập từ đúc đồng

Mức bằng lòng đóng góp WTP (1000đ/năm)

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra năm 2010

Như vậy tương ứng với mỗi mức thu nhập của mình các hộ sẽ trích một lượng để tham gia đóng góp kinh phí xây dựng, quản lý và phát triển THTT đồng Đại Bái Bảng 4.23 cho thấy các hộ có thu nhập thấp thì không có nhu cầu xây dựng THTT do họ còn dành thu nhập cho các hoạt động khác Khi thu nhập từ sản xuất đồng tăng thì họ sẵn sàng bỏ tiền để xây dựng thương hiệu, đây cũng là điều tất yếu.

Từ bảng 4.24 trên ta xây dựng đồ thị thể hiện ảnh hưởng của thu nhập đến cầu về xây dựng THTT đồng Đai Bái.

Thu nhập BQ (nghìn đồng)

Mức WTP Đồ thị 4.5 Sự ảnh hưởng của thu nhập từ sản xuất đúc đồng đến mức sẵn sàng đóng góp

4.4.4 Chiến lược phát triển của các hộ sản xuất, kinh doanh

Chiến lược sản xuất, kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn đến xây dựng THTT đồng Đại Bái, được đánh giá chỉ sau yếu tố về nhận thức Thực vậy theo như kết quả điều tra:

- Có 65% các hộ dự định mở rộng sản xuất, kinh doanh mong muốn xây dựng thương hiệu cho đồng Đại Bái

- 100% các hộ có dự định chuyển sang sản xuất chuyên về mặt hàng đồng mỹ nghệ, đây là mặt hàng có giá trị và yêu cầu cao về mặt kỹ thuật có nhu cầu xây dựng THTT.

- 75% hộ dự định mở cửa hàng giới thiệu sản phẩm để quảng bá thương hiệu cá nhân có nhu cầu xây dựng thương hiệu.

Còn lại các hộ không có dự định gì cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của cơ sở mình mức nhu cầu rất thấp.

Một số các giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu tập thể cho sản phẩm đồng Đại Bái

Qua phân tích, đánh giá thực trạng tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đúc đồng tại các hộ sản xuất, kinh doanh làng nghề Đại Bái, kết hợp với các thông tin điều tra khảo sát nhu cầu của các đối tượng về xây dựng, quản lý và phát triển THTT, về khảo sát điều kiện xây dựng THTT cho sản phẩm đúc đồng Đại Bái Chúng tôi đưa ra một số giải pháp mang tính chiến lược để thúc đẩy quá trình xây dựng thương hiệu tập thể cho sản phẩm của làng nghề là:

(1) Nâng cao chất lượng cho sản phẩm

(2) Tuyên truyền nâng cao nhận thức, quản lý và phát triển THTT

“đồng Đại Bái” dựa trên nhu cầu của các hộ sản xuất, kinh doanh đồng Đại Bái.

(3) Thúc đẩy quá trình xây dựng hồ sơ đệ trình lên cấp trên

4.5.1 Nâng cao chất lượng sản phẩm

Sản phẩm sẽ là linh hồn cho thương hiệu của làng nghề Vậy, để nâng cao giá trị cũng như danh tiếng cho sản phẩm đồng Đại Bái cần xây dựng lòng tin của khách hàng bằng việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao và ổn định Chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm đồng Đại Bái như sau:

 Tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất và các nguyên liệu sử dụng trong quá trình sản xuất đúc đồng

Thiếu tiêu chuẩn hóa quy trình sản xuất đã dẫn đến tình trạng sản phẩm làm ra thiếu tính đồng bộ, chất lượng không đồng đều Hiểu biết về quy trình sản xuất tốt sẽ đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có chất lượng hơn Để làm được điều này cần có sự tham gia phối hợp của các cơ sở sản xuất đồng trong làng cùng các cơ quan chuyên môn trong việc nghiên cứu xây dựng quy trình chuẩn, đồng thời phổ biến rộng rãi cho các hộ sản xuất đồng.

 Làng nghề cần tăng cường trao đổi thông tin với các trường đào tạo đại học chất lượng, hợp tác với các sinh viên trong làng Ở Đại Bái xu hướng sao chép các thiết kế hiện có, cơ bản vì làng nghề sản xuất theo hợp đồng và đáp ứng nhu cầu mua Điều này không khuyến khích các hộ làng nghề sáng tạo trong sản xuất, kinh doanh; Còn khách hàng ngại đặt hàng ở Đại Bái vì sợ các thiết kế của họ bị sao chép Ngoài ra cần có biện pháp khuyến khích năng lực sáng tạo của người lao động để tạo ra sản phẩm chất lượng Bên cạnh đó cần có biện pháp tuyên truyền nâng cao nhận thức của người sản xuất, mặt khác cần khuyến khích các hộ sản xuất đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm để giảm thiểu tình trạng nhái tràn lan hiện nay.

 Làng nghề cần xây dựng cơ chế thưởng phạt đối với các hộ tham gia hiệp hội. Để nâng cao được chất lượng sản phẩm, sản phẩm sản xuất theo đúng quy trình đã được xây dựng của hiệp hội Hiệp hội xây dựng thêm chế độ thưởng, phạt đối với các hộ khi tham gia mà có những vi phạm quy trình sản xuất làm cho chất lượng sản phẩm thấp, những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn thì không được tiêu thụ, không được mang nhãn hiệu của tập thể.

 Làng nghề cần xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chung và xây dựng quy chế, quá trình giám sát chất lượng sản phẩm. Để đánh giá được những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng của hiệp hội thì làng nghề cần xây dựng chỉ tiêu để đánh giá cho chất lượng sản phẩm của hộ sản xuất ra, những sản phẩm đạt được được những tiêu chuẩn chung thì mới được mang nhãn hiệu tập thể Quy chế và quá trình giám sát chất lượng sản phẩm.

4.5.2 Tuyên truyền nâng cao nhận thức về phát triển THTT “đồng Đại Bái”

Với điều kiện sản xuất của Đại Bái thì giải pháp xây dựng thương hiệu theo THTT là phù hợp với điều kiện và nhu cầu của người dân làng nghề mang lại lợi ích cho tất cả các đối tượng của làng nghề Để giúp làng nghề xây dựng, quản lý và phát triển THTT chúng tôi đưa ra một pháp sau:

(i) Tuyên truyền vận động các hộ tham gia mô hình xây dựng THTT đồng Đại Bái a) Nâng cao nhận thức của người sản xuất, kinh doanh đúc đồng về xây dựng THTT đồng Đại Bái

Như đã phân tích nhận thức có ảnh hưởng lớn đến nhu cầu xây dựng THTT Vì vậy muốn xây dựng thành công THTT thì phải khơi dậy nhu cầu của các hộ sản xuất, kinh doanh làng nghề về thương hiệu, THTT cho sản phẩm đồng Đại Bái thông qua các biện pháp sau:

- Tổ chức các buổi tuyên truyền, nói chuyện về THTT, vai trò của xây dựng và phát triển đối với sự phát triển làng nghề cho các hộ sản xuất, kinh doanh đồng Đại Bái

- Vận động sự tham gia của các tổ chức cá nhân có uy tín trong làng, tiến hành đào tạo chuyên sâu cho họ những kiến thức về thương hiệu, tiêu thụ, pháp luật, xây dựng đội ngũ tuyên truyền viên tại cơ sở. b) Hỗ trợ vốn cho các hộ sản xuất, kinh doanh đúc đồng

Thiếu vốn sản xuất, kinh doanh dẫn đến nhiều cơ sở phải đóng cửa đi làm thuê, một số sản xuất cầm chừng thì làm sao có điều kiện để nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như xây dựng thương hiệu Vì vậy để xây dựng được THTT cần có những chính sách giải quyết khó khăn về vốn cho các hộ.

- Nhà nước cần tăng nguồn vốn đầu tư cho các làng nghề, có chính sách hỗ trợ các hộ làng nghề vay vốn với lãi xuất ưu đãi và tăng thời gian vay.

- Có chế độ cho vay ưu đãi đối với các hộ sản xuất, kinh doanh quy mô nhỏ để họ có khả năng phục hồi và phát triển sản xuất.

- Đảng và nhà nước cần có chính sách khuyến khích đầu tư, có chế độ ưu đãi đối với các tổ chức cá nhân có ý định đầu tư vào làng nghề Đây cũng sẽ là nguồn vốn tích cực hỗ trợ làng nghề phát triển.

(ii) Quản lý THTT đồng Đại Bái trên thị trường

Ngày đăng: 28/08/2023, 00:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.1 Giá trị của 20 thương hiệu nổi tiếng năm 2010 - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Bảng 1.1 Giá trị của 20 thương hiệu nổi tiếng năm 2010 (Trang 14)
Sơ đồ 2.1. Mô hình xây dựng thương hiệu - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Sơ đồ 2.1. Mô hình xây dựng thương hiệu (Trang 24)
Sơ đồ 2.2. Quy trình xây dựng thương hiệu theo tên gọi xuất xứ cho sản phẩm - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Sơ đồ 2.2. Quy trình xây dựng thương hiệu theo tên gọi xuất xứ cho sản phẩm (Trang 25)
Bảng 3.3 Số lượng cơ sở sản xuất – kinh doanh sản phẩm đúc đồng Đại Bái - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Bảng 3.3 Số lượng cơ sở sản xuất – kinh doanh sản phẩm đúc đồng Đại Bái (Trang 43)
Bảng 4.1 Đặc trưng về hình thái, tính chất một số sản phẩm đồng Đại Bái Sản phẩm Các hoạ tiết, hoa văn - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Bảng 4.1 Đặc trưng về hình thái, tính chất một số sản phẩm đồng Đại Bái Sản phẩm Các hoạ tiết, hoa văn (Trang 48)
Bảng 4.2 Quy mô của doanh nghiệp qua 3 năm 2008-2010 - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Bảng 4.2 Quy mô của doanh nghiệp qua 3 năm 2008-2010 (Trang 50)
Đồ thị 4.1  Sự biến động sản xuất đồng Đại Bái từ năm 2008 – 2010 - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
th ị 4.1 Sự biến động sản xuất đồng Đại Bái từ năm 2008 – 2010 (Trang 51)
Bảng 4.4Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2010 Diễn giải ĐVT Chung - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Bảng 4.4 Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2010 Diễn giải ĐVT Chung (Trang 53)
Bảng 4.5 Điều kiện kinh tế của các nhóm hộ sản xuất đồng năm 2010 - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Bảng 4.5 Điều kiện kinh tế của các nhóm hộ sản xuất đồng năm 2010 (Trang 55)
Đồ thị 4.2 Cơ cấu vốn của các hộ đúc đồng - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
th ị 4.2 Cơ cấu vốn của các hộ đúc đồng (Trang 56)
Bảng 4.6 Tình hình sử dụng vốn tại các hộ sản xuất đồng Đại Bái - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Bảng 4.6 Tình hình sử dụng vốn tại các hộ sản xuất đồng Đại Bái (Trang 56)
Bảng 4.7 Chi phí sản xuất đồng của các nhóm hộ năm 2010 (Tính bình quân cho 1 hộ) - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Bảng 4.7 Chi phí sản xuất đồng của các nhóm hộ năm 2010 (Tính bình quân cho 1 hộ) (Trang 58)
Bảng 4.8 Kết quả sản xuất - kinh doanh đồng của các nhóm hộ sản xuất năm 2010 (Tính bình quân 1 hộ/năm) - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Bảng 4.8 Kết quả sản xuất - kinh doanh đồng của các nhóm hộ sản xuất năm 2010 (Tính bình quân 1 hộ/năm) (Trang 60)
Bảng 4.9 Kết quả và hiệu quả sản xuất đồng của các nhóm hộ năm 2010 - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Bảng 4.9 Kết quả và hiệu quả sản xuất đồng của các nhóm hộ năm 2010 (Trang 61)
Bảng 4.11  Tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các năm - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Bảng 4.11 Tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các năm (Trang 63)
Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm đúc đồng của làng nghề - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Sơ đồ 4.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm đúc đồng của làng nghề (Trang 65)
Bảng 4.13 Nhận thức của người sản xuất, kinh doanh đồng về THTT - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Bảng 4.13 Nhận thức của người sản xuất, kinh doanh đồng về THTT (Trang 70)
Hình 4.1 Nhận thức về lợi ích của THTT - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Hình 4.1 Nhận thức về lợi ích của THTT (Trang 71)
Bảng 4.14 Tổng hợp ý kiến người sản xuất, kinh doanh đồng về xây dựng THTT đồng Đại Bái - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Bảng 4.14 Tổng hợp ý kiến người sản xuất, kinh doanh đồng về xây dựng THTT đồng Đại Bái (Trang 73)
Hình 4.2 Nhu cầu lợi ích của người sản xuất, kinh doanh sản phẩm đúc đồng khi xây dựng THTT đồng Đại Bái - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Hình 4.2 Nhu cầu lợi ích của người sản xuất, kinh doanh sản phẩm đúc đồng khi xây dựng THTT đồng Đại Bái (Trang 75)
Bảng 4.16 Mức phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất quy mô 1 Chỉ số của các mức - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Bảng 4.16 Mức phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất quy mô 1 Chỉ số của các mức (Trang 76)
Bảng 4.17 Mức phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất quy mô 2 Chỉ số của các mức - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Bảng 4.17 Mức phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất quy mô 2 Chỉ số của các mức (Trang 77)
Bảng 4.19 Mức phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất đồng Chỉ số của các mức - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Bảng 4.19 Mức phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất đồng Chỉ số của các mức (Trang 78)
Đồ thị 4.3 Mức phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất đồng - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
th ị 4.3 Mức phí bằng lòng đóng góp của các hộ sản xuất đồng (Trang 79)
Đồ thị 4.4 Đường cầu thể hiện mức WTP của các hộ sản xuất đồng - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
th ị 4.4 Đường cầu thể hiện mức WTP của các hộ sản xuất đồng (Trang 79)
Bảng 4.20 Mức bằng lòng đóng góp của các hộ kinh doanh sản phẩm đúc đồng - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Bảng 4.20 Mức bằng lòng đóng góp của các hộ kinh doanh sản phẩm đúc đồng (Trang 80)
Bảng 4.22 Tiêu chuẩn lựa chọn thành viên tham gia xây dựng THTT - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Bảng 4.22 Tiêu chuẩn lựa chọn thành viên tham gia xây dựng THTT (Trang 83)
Sơ đồ 4.2 Mô hình tổng thể bộ máy quản lý THTT đồng Đại Bái 4.3 Nghiên cứu điều kiện để đăng ký thương hiệu - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Sơ đồ 4.2 Mô hình tổng thể bộ máy quản lý THTT đồng Đại Bái 4.3 Nghiên cứu điều kiện để đăng ký thương hiệu (Trang 88)
Sơ đồ 4.3 Xây dựng quy trình kỹ thuật đúc đồng Đại  Bái - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
Sơ đồ 4.3 Xây dựng quy trình kỹ thuật đúc đồng Đại Bái (Trang 94)
Đồ thị 4.5 Sự ảnh hưởng của thu nhập từ sản xuất đúc đồng đến mức sẵn sàng đóng góp - Nghiên cứu nhu cầu xây dựng thương hiệu tập thể đồng đại bái cho sản phẩm đúc đồng ở xã đại bái huyện gia bình tỉnh bắc ninh
th ị 4.5 Sự ảnh hưởng của thu nhập từ sản xuất đúc đồng đến mức sẵn sàng đóng góp (Trang 101)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w