TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến đề tài
Hiệu quả là một thuật ngữ dùng để chỉ các mối liên hệ giữa kết quả thực hiện với các mục tiêu hoạt động của chủ thể và chi phí mà chủ thể bỏ ra để có kết quả đó trong những điều kiện nhất định Vì vậy theo hướng mục tiêu của chủ thể, kết quả trong hoạt động càng lớn hơn chi phí bỏ ra thì càng có lợi. Đối với các phương án hành động khác nhau hiệu quả chính là chỉ tiêu để phân tích, đánh giá, lựa chọn chúng.
Hiệu quả dùng để phân tích đánh giá và lựa chọn phương án hoạt động Hiệu quả được biểu hiện ở nhiều góc độ khác nhau nên cũng có nhiều khái niệm khác nhau.[7]
* Hiệu quả kinh tế (economic efficiency) là phương diện của quá trình sản xuất cho biết kết hợp các đầu vào nhân tố cho phép tối thiểu hóa chi phí để sản xuất ra một mức sản lượng nhất định
(Tài liệu tham khảo: Nguyễn Văn Ngọc, Từ điển Kinh tế học, Đại học Kinh tế Quốc dân)
Hiệu quả kinh tế là tỉ lệ giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra hay ngược lại đó là chi phí trên một đồng sản phẩm hay mức sinh lời của đồng vốn Với yếu tố đầu vào hay các tài nguyên nhất định để tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất chính là mục tiêu chung của quá trình sản xuất Nói cách khác, với một sản lượng nhất định làm sao để cho chi phí và lao động là thấp nhất Điều đó cho thấy trong quá trình sản xuất nó thể hiện mối quan hệ giữa yếu tố đầu vào và đầu ra , biểu hiện tính hiệu quả của sản xuất [1]
Có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về hiệu quả kinh tế Xuất phát từ nhiều góc độ khác nhau nên các nhà nghiên cứu khác nhau có quan điểm về hiệu quả kinh tế cũng khác nhau.
Hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao nhất của mọi sự lựa chọn trong kinh tế của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường dưới sự quản lí của nhà nước (GS.TS Ngô Đình Giao).
Theo TS Nguyễn Tiến Mạnh “hiệu quả kinh tế là phạm trù hiệu quả khách quan phản ánh trình độ lợi dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu đã xác định trước”.
Theo quan điểm của Mác, hiệu quả kinh tế là “tiết kiệm và phân phối một cách hợp lí giữa thời gian lao động sống và lao động vật hóa giữa các nghành” đó là quy luật tiết kiệm và tăng năng suất lao động hay tăng hiệu quả. Theo quan điểm của Mác: “nâng cao năng suất lao động vượt quá nhu cầu cá nhân của mỗi người lao động là cơ sở hết thảy của mọi xã hội”.
Khi nói về khái niệm hiệu quả, chúng ta cần phân biệt rõ 3 khái niệm cơ bản về hiệu quả đó là: hiệu quả kĩ thuật, hiệu quả phân bổ nguồn lực và hiệu quả kinh tế.
Hiệu quả kĩ thuật là số sản phẩm có thể đạt được trên chi phí đầu vào.
Nó được áp dụng trong kinh tế vi mô để xem xét tình hình sử dụng nguồn nhân lực cụ thể, nó cho biết mọi đơn vị nguồn lực dùng trong sản xuất đem lại bao nhiêu đơn vị sản phầm.
Hiệu quả phân phối: là chỉ tiêu hiệu quả trong các yếu tố sản phẩm và giá đầu vào được tính phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đồng chi phí thêm về đầu vào hay nguồn lực.
Hiệu quả kinh tế là mức sản xuất đạt cả hai yếu tố về hiệu quả kĩ thuật và hiệu quả phân phối.[8]
Có quan điểm lại xem xét hiệu quả kinh tế là sự so sánh giữa mức độ biến động của kết quả sản xuất và chi phí bỏ ra, so sánh này có thể tính cho số tuyệt đối và tương đối Quan điểm này có tính ưu việt trong đánh giá hiệu quả kinh tế theo chiều sâu, hiệu quả của việc ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật, có nghĩa là hiệu quả của phần đầu tư thêm [8]
Như vậy: Hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh việc khai thác các nguồn lực và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó trong sản xuất nhằm thực hiện mục đích sản xuất kinh doanh [4]
2.1.1.3 Bản chất của hiệu quả kinh tế
Là sự tương quan so sánh về cả mặt tuyệt đối và tương đối giữa kết quả thu được và lượng chi phí bỏ ra.
Bản chất của hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình sử dụng các nguồn lực như đất đai, vốn, lao động, máy móc thiết bị nhằm đạt được mục tiêu đề ra.[5]
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu rất thiết thực, thông qua hiệu quả kinh tế nhằm nghiên cứu tìm ra phương hướng và biện pháp phù hợp nhằm thúc đẩy nên sản xuất phát triển, đáp ứng như cầu ngày càng cao của xã hội Nghiên cứu hiệu quả kinh tế góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất trong nước hòa nhập với nền kinh tế trong khu vực và cả ngoài quốc tế.
ĐỐI TƯỢNG NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn quy mô hộ gia đình trên địa bàn xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.
* Phạm vi về không gian: Nghiên cứu được tiến hành tại xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.
* Phạm vi về thời gian:
+ Sử dụng các số liệu thứ cấp do UBND xã Thống Nhất cung cấp giai đoạn từ 2020-2022
+ Số liệu sơ cấp thu thập từ hộ gia đình chăn nuôi lợn của xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng trong năm 2022.
Địa điểm và thời gian nghiên cứu
3.2.1 Địa điểm nghiên cứu Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng
3.2.2 Thời gian nghiên cứu Đề tài nghiên cứu được thực hiện từ tháng 02/2023 - 06/2023
Nội dung nghiên cứu
+ Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng nghiên cứu
+ Thực trạng chăn nuôi lợn trên địa bàn bàn xã Thống Nhất, huyện Hạ
+ Các vấn đề liên quan dến đánh giá hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn của các hộ gia đình trên địa bàn bàn xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang, tỉnh CaoBằng.
+ Đề xuất giải pháp để năng cao hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn tại hộ gia đình.
Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra
Chọn mẫu điều tra: Mẫu điều tra phải đai diện cho tổng thể, phục vụ tốt cho đề tài nghiên cứu.
Theo như thống kê, toàn bộ xã có 379 hộ gia đình chăn nuôi lợn với 6.220 con.
Số mẫu điều tra được tính theo công thức Slovin, độ tin cậy 90%, sai số 10%. n =
N : Số lượng tổng thể e : Sai số Theo công thức với tổng số mẫu là 370 mẫu, n = 80
Sẽ tiến hành nghiên cứu tổng số 80 mẫu.
3.4.2 Phương pháp thống kê so sánh
Qua việc so sánh các chỉ tiêu tuyệt đối, tương đối để thấy được tình hình biến động, quy luật vận động của các hiện tượng nghiên cứu Và là cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế của nghề chăn nuôi lợn.
Căn cứ vào phương thức chăn nuôi, số lượng, quy mô các hộ chăn nuôi của các hộ giá đình khác nhau Chọn 40 hộ gia đình theo phương thức chăn nuôi bán công nghiệp và 40 hộ gia đình chăn nuôi theo phương thức công nghiệp.
Theo điểm d Khoản 2 Điều 21 Nghị định 13/2020/NDD-CP thì chăn nuôi hộ gia đình có quy mô dưới 10 đơn vị vật nuôi.
Phương thức ĐVT Số lứa/năm Số hộ điều tra
3.4.3 Phương pháp thu thập số liệu
Thu thập qua các báo cáo tổng kết năm của ủy ban nhân dân xã về số hộ chăn nuôi lợn, thực trạng chăn nuôi về chuồng trại, quy mô,
Thu thập qua tài liệu internet, sách, báo
Nguồn số liệu: Trên cơ sở các mẫu điều tra 60 hộ gia đình đã chọn, thu thập thông tin bằng cách tiến hành phỏng vấn trực tiếp về tình hình chăn nuôi với câu hỏi đã được chuẩn bị sẵn.
Phương pháp xử lí và phân tích số liệu
+ Sau khi thu thập được số liệu, tiến hành kiểm tra đánh giá, điều tra bổ sung Sử dụng phần mềm excel để xử lí số liệu theo những nội dung đã được xác định.
* Phương pháp phân tích số liệu
+ Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê, mô tả lại quá trình chăn nuôi của các hộ gia đình về tình hình sản xuất, chi phí đầu tư cho 1 lứa lợn thịt, số lượng con, giá giống, tổng sản lượng xuất chuồng qua đó phân tích chi phí của các quy mô chăn nuôi lợn để thấy được ảnh hưởng của chi phí đến hiệu quả chăn nuôi lợn
+ Phương pháp thống kê so sánh: So sánh, phân tích hiệu quả kinh tế chăn nuôi của hộ gia đình qua các tiêu chí như quy mô khác nhau, phương thức chăn nuôi khác nhau, từ đó so sánh hiệu quả kinh tế giữa các hộ gia đình thuộc 3 quy mô khác nhau.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
Xã Thống Nhất là một xã thuần nông nằm ở khu vực phía Nam của huyện
Hạ Lang, có vị trí địa lí:
Phía Đông giáp với Trung Quốc
Phía Tây giáp với Thị trấn Thanh Nhật và xã Vinh Quý
Phía Nam giáp với xã Cô Ngân và xã Thị Hoa Phía
Bắc giáp với xã Quang Long
Xã Thống Nhất có diện tích là 38,01 km², dân số năm 2019 là 3.049 người, mật độ dân số đạt 80 người/km² [1+
Do nằm trong vành đai nhiệt đới Bắc bán cầu nên khí hậu của xã mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa, được thể hiện rõ rệt bởi hai mùa đó là mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 hàng năm, mùa này thường nóng ẩm, mưa nhiều, có mưa đá, lũ lụt gây thiệt hại về cây trồng cho người dân.
Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thấp, ít ưa và bị ảnh hưởng bởi gió mùa đông Bắc.
Nền nhiệt độ của xã khá phong phú, nhiệt độ trung bình trong năm là 21,6 độ C, nhiệt độ tối trung bình là 26 độ C, nhiệt độ tối thấp trung bình là 18,2 độ C.
Lượng mưa hàng năm từ 1.400-1.600mm, số ngày mưa trong năm khoảng 130 ngày, tháng 11 đến tháng 4 mưa rất ít, lựng ưa từ 20-30mm/tháng,lượng ưa ít nên gây nên tình trạng hạn hán khá gay gắt.
Với đặc điểm khí hậu đa dạng như vậy nên trên địa bàn xã người dân có thể gieo trồng nhiều vụ trong năm với nhiều loại cây trồng khác nhau Tuy nhiên rủi ro về hạn hán và lũ lụt vẫn xảy ra qua các năm gây thiệt hại về kinh tế và của cải của người dân.
Xã Thống Nhất có diện tích 38,01 2 với tổng diện tích đất là 3.800 ha, trong đó đất nông nghiệp là 3.543 ha, đất lâm nghiệp là 2.843 ha, đất phi nông nghiệp là 235 ha Tình hình sử dụng đất của xã Thống Nhất năm 2022 được thể hiện qua bảng 4.1 như sau
Bảng 4.1:Tình hình phân bổ và sử dụng đất của xã Thống Nhất năm 2022 ĐVT: Ha
I Tồng diện tích đất của đơn vị hành chính 3.800 100
- Đất trồng cây hàng năm 688 19.42
- Đất trồng cây hằng năm khác 419 11.83
- Đất trồng cây lâu năm 10 0.28
- Đất có rừng phòng hộ 2.267 79.74
-Đất xây dựng công trình sự nghiệp 2 1.39
-Đất sản xuất kinh doanh phi NN 2 1.39
-Đất có mục đích công cộng 137 95.14
-Đất sông ngòi kênh rạch, suối 41 28.47
- Đất bằng chưa sử dụng 9 0.24
- Đát đồi núi chưa sử dụng 12 0.32
(Nguồn: UBND xã Thống Nhất năm 2022) Qua bảng 4.1 ta thấy diện tích đất nông nghiệp chiến 93,23% tổng diện tích đất của xã Thống Nhất, điều này rất thuận lợi cho việc canh tác các loại cây trồng, tạo ra nguồn lương thực cho các hộ và nguồn thức ăn trong chăn nuôi cho các hộ gia đình.
Diện tích đất lâm nghiệp 2.843 ha trong đó có đất rừng sản xuất 575 ha và đất có rừng phòng hộ 2.267 ha chiếm 80,24% diện tích đất nông nghiệp.
Diện tích đất phi nông nghiệp 235 ha chiếm 6,18% tổng diện tích đất của xã.
Trên địa bàn xã có hệ thống sông suối nhỏ phân bố dày đặc, phục vụ tốt cho công tác nuôi trồng, tưới tiêu các loại quả quanh năm Hệ thống suối có chế độ nước hai mùa rõ rệt, lưu lượng nước thay đổi tùy thuộc vào lượng mưa nên trong mùa mưa lưu lượng nước đủ cung cấp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi và cho đời sống cư dân, mùa khô suối thường ít nước hơn,tuy nhiên không bao giờ xảy ra tình trạng cạn kiệt nước tại các con suối.
Trên địa bàn xã có diện tích đất lâm nghiệp 2.843 ha chiếm 74.82% tổng diện tích đất của xã, trong đó có: Đất rừng sản xuất có diện tích 575 ha chiếm 15.13% tổng diện tích đất, phân bố đều ở các xóm trong địa bàn xã, sử dụng trong việc canh tác, sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. Đất có rừng phòng hộ có diện tích 2.267 ha chiếm 59.66% tổng diện tích đất của xã, do địa hình đồi dốc nên đất có rừng phòng hộ rất quan trọng trong việc chống sạt lở, sói mòn khi có lũ lụt xảy ra, ngoài ra còn góp phần điều hòa khí hậu.
4.1.2 Tình hình sản xuất và phát triển kinh tế xã hội
Trồng trọt là 1 trong những hoạt động sản xuất chủ yếu để duy trì hoạt động snr xuất kinh tế của các hộ gia đình nói riêng và người dân trên địa bàn xã Thống Nhất nói chung.
Bảng 4.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính năm 2020-2022 ĐVT: Tấn/ha
Hạng mục ĐVT Năm Năm Năm 2021/2020 2022/2021
Hạng mục ĐVT Năm Năm Năm 2021/2020 2022/2021
(Nguồn UBND xã Thống Nhất năm 2020,2021,2022) Lúa là cây lương thực chính của địa phương với diện tích canh tác lớn nhất là 35,19 ha Diện tích gieo trồng lúa với năng suất bình quân là 4,35 tấn/ha, sản lượng bình quân đạt 842,97 tấn Có các loại giống chủ yếu như: giống lúa Japonica, nếp ong ) năng suất lúa năm 2022 tăng 16,86% so với năm 2021.
Tổng diện tích canh tác của ngô lớn nhất năm 2020 là 53,34 ha do người dân vẫn còn canh tác trên đồi hoang, dốc Tuy diện tích canh tác lớn nhưng địa hình dốc thoải, điều kiện thời tiết thường xuyên xảy ra lũ, xạt lở nên năng suất không cao Năng suất ngô bình quân đạt 3,6 tấn/ha, năm 2021 diện tích lúa giảm 52,95% do các hộ gia đình không canh tác trên đồi mà chỉ tập trung ở những vùng bằng phẳng, ít bị sạt lở đất.
Diện tích canh tác của mía năm 2022 là 33,77 ha đạt năng suất 55,15 tấn/ha, giảm 3,25% so với năm 2021 Hiện nay các hộ nông dân đã chuyển từ trồng mía sang trông ngô do giá mía giảm, không tiêu thụ được.
Trên địa bàn xã, tất cả các gia đình đều chăn nuôi các trâu, bò, lợn và thêm một số loại gia cầm như gà, vịt để phục vụ trực tiếp trong hoạt động sản xuất cũng như cung cấp thực phẩm thiết yếu hằng ngày.
Bảng 4.3 tình hình chăn nuôi của xã Thống Nhất qua 3 năm (2020-2022)
2.Tổng đàn bò 247 200 286 -47 19,03 86 43 3.Tổng đàn lợn 2488 2367 2705 -121 -11,95 338 14,27
(Nguồn UBND xã Thống Nhất (2020-2022) Thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu nghành nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng chăn nuôi, do đó chăn nuôi lợn thịt đã là nghề chính góp phần làm tăng thu nhập cho các hộ gia đình trên địa bàn xã từ xưa đến nay Ngoài ra còn có chăn nuôi trâu, bò, gia cầm cũng góp phần tăng thu nhập đối với các hộ Năm 2021 tình hình chăn nuôi trâu, bò, lợn thịt ít hơn do ảnh hưởng của dịch bệnh, dịch lở mồm long móng ở trâu bò, dịch tả lợn trâu phi ở lợn Năm 2022 tổng số đàn trâu và lợn tăng rất đáng kể, sô lượng bò tăng ít vì hầu hết người dân đã chuyển sang nuôi trâu, đem lại giá trị kinh tế cao hơn Số lượng gia cầm luôn luôn tăng, vì gia cầm luôn được các hộ gia đình tận dụng được không gian chăn thả, dễ nuôi, thời gian nuôi ngắn, chủ yếu đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hằng ngày.
Năm 2021 số lượng lợn thịt giảm 6,77% tương ứng với 108 con so với năm 2020 tuy nhiên lại tăng nhanh chóng trở lại vào năm 2022 tăng 19% với
283 con so với năm 2021 Số lượng trâu tăng 247 con, tăng 17,1% so với năm 2021.
* Dân số và nguồn lao động
Thống Nhất là một xã có nguồn lao động dồi dào, chủ yếu hoạt động nông nghiệp.
Bảng 4.4: Lao động xã Thống Nhất chia theo giới tính giai đoạn
Năm nghiên cứu Tổng số lao động
Tình hình chăn nuôi quy mô hộ gia đình trên địa bàn xã thống nhất năm 2022 22 4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn của các hộ gia đình trên địa bàn bàn xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng
Bảng 4.5 Tình hình chăn nuôi quy mô hộ gia đình trên địa bàn xã
STT Tên xóm Tổng quy Số lượng hộ Bình quân mô (con) nuôi lợn (con/hộ)
(Nguồn UBND xã Thống Nhất năm 2022) Năm 2022 toàn xã có 379 hộ nuôi lợn chiếm 12,05 số hộ trên địa bàn xã, hầu hết gia đình nào cũng chăn nuôi lợn, điều này xuất phát từ thực tế, xã ThốngNhất là địa bàn tập trung đông dân số, có điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn đất đai dồi dào, hoạt động sản xuất phần lớn là nông nghiệp, có lợi thế để phục vụ chưa lớn, chủ yêu là các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ vì vậy chưa thực sự đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Với sự phát triển của tiến bộ khoa học kĩ thuật nghành chăn nuôi lợn ngày càng phát triển theo hướng hàng hóa Người dân đang dần chuyển đổi từ hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ sang hình thức chăn nuôi với quy mô lớn hơn nhằm phát triển chăn nuôi lợn thịt và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, cải thiện đời sống, tinh thần, mang lại thu nhập ổn định Các hình thưc chăn nuôi phổ biến chủ yếu trên địa bàn xã tại quy mô hộ gia đình gồm:
* Chăn nuôi theo kiểu truyền thống
Là hình thức chăn nuôi có từ lâu đời và vẫn được duy trì đến bây giờ, vẫn đem lại hiệu quả kinh tế ổn định cho người dân Đặc điểm của loại hình chăn nuôi theo kiểu truyền thống này đó là hình thức chuồng trại đơn giản, vốn đầu tư ít, nguồn thức ăn được tận dụng, chủ yếu thức ăn chăn nuôi từ hoạt động sản xuất của hộ gia đình từ ngô, sắn tuy nhiên loại hình chăn nuôi này có xu hướng giảm, do đem lại hiệu quả kinh tế không cao, không kiểm soát được dịch bệnh, thậm chí gây ô nhiễm môi trường Hiện nay tại các hộ gia đình đã không duy trì hình thức chăn nuôi này mà chuyển sang hoàn toàn chăn nuôi theo kiểu bán công nghiệp, kết hợp giữa thức ăn mà hộ gia đình tự sản xuất với thức ăn nguyên cám.
* Chăn nuôi theo kiểu bán công nghiệp
Là hình thức chăn nuôi kết hợp giữa kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và hình thức chăn nuôi tiên tiến Các hộ gia đình sử dụng thức ăn có sẵn như cám, ngô, sắn, kết hợp với thức ăn công nghiệp với hơn 40% để đảm bảo cung cấp nguồn dinh dưỡng cho lợn thịt Hình thức chăn nuôi này được áp dụng hầu hết tại các gia đình chăn nuôi nhỏ lẻ, phù hợp nhất với người dân và đem lại hiệu quả kinh tế cao Hình thức này giúp cho năng suất chăn nuôi được nâng cao, phù hợp với những nơi sản xuất thâm canh các loại lương thực như lúa, ngô, sắn.
* Hình thức chăn nuôi công nghiệp
Là hình thức chăn nuôi sử dụng hoàn toàn 100% là thức ăn công nghiệp, có chuồng trại thoáng mát với tiêu chuẩn 5 2 /con lợn với hệ thống máng ăn cố định, chất thải được xử lí sạch sẽ như xây dựng hệ thống hầm bioga Hình thức chăn nuôi này phù hợp với quy mô từ 20 con trở lên, đây là hình thức chăn nuôi cho năng suất, hiệu quả cao, giảm ô nhiễm môi trường.
Tuy nhiên điểm hạn chế của hình thức chăn nuôi này đó là cần có đất đai và vốn đầu tư lớn, có kiến thức thật tốt để tìm đầu vào cũng như đầu ra ổn định cho số lượng lợn lớn như thế này với quy mô hộ gia đình tại nông thôn. Nếu không xử lí tốt lượng chất thải thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hộ gia đình và môi trường xung quanh.
*Giá bán và thị trường tiêu thụ
Giá bán là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu và lợi nhuận của các gia đình chăn nuôi Đối với giá bán, nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chi phí sản xuất, nhu cầu của người tiêu dùng, cung cầu trên thị trường đối với người dân, giá bán lợn thịt không ổn định, phụ thuộc vào bên mua, bị bóp giá do trải qua nhiều bên trung gian, vì vậy doanh thu không được cao. Đối với sản xuất, vấn đề thị trường là yếu tố vô cùng quan trọng có ý nghĩa quyết định nhất, do chu kì chăn nuôi ngắn nên nếu không xuất chuồng đúng kỳ hạn sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới kết quả và hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi Nhu cầu sử dụng thịt lợn trên thị trường không ngừng tăng, tuy nhiên để có được thị trường tiêu thụ tốt lại là vấn đề khó khăn với người dân, do thiếu kiến thức thông tin về thị trường vì thế phần lớn họ còn bị phụ thuộc, chưa tìm được đầu ra tốt Trên địa bàn xã, lợn thịt được tiêu thụ qua 2 kênh tiêu thụ sau:+ Kênh 1: Hộ gia đình chăn nuôi lợn => Người thu mua (người địa phương) => Thương lá => Công ty chế biến => Người tiêu dùng
Các hộ gia đình chăn nuôi lợn hầu hết đều tiêu thụ lợn thịt theo hình thức này, đầu ra tốt, tuy nhiên trải qua nhiều trung gian nên giá bán không được cao và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trên thịt trường, giá bán lợn thịt sẽ dao động từ 40.000 đồng-50.000 đồng.
+ Kênh 2: Hộ gia đình chăn nuôi => Người thu mua (giết mổ) => Người tiêu dùng
Qua kênh này hộ gia đình chăn nuôi sẽ bán trực tiếp cho người giết mổ lợn, tuy nhiên hình tức này chỉ áp dụng cho những hộ gia đình có quy mô nhỏ, qua kênh tiêu thụ này các hộ gia đình sẽ không bị ảnh hưởng giá bởi bên trung gian nào hết nên không bị ép giá.
4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế chăn nuôi lợn của các hộ gia đình trên địa bàn bàn xã Thống Nhất, huyện Hạ Lang, tỉnh Cao Bằng.
4.4.1 Khái quát chung về nhóm hộ điều tra
Bảng 4.6 Đặc điểm chủ hộ gia đình chăn nuôi lợn năm 2022
STT CHỈ TIÊU SỐ LƯỢNG TỈ LỆ (%)
1 Giới tính của chủ hộ 60 100
2 Trình độ học vấn của 60 100 chủ hộ
3 Chuyên môn của chủ 60 100 hộ
4 Số năm kinh nghiêm 60 100 của chủ hộ
(Số liệu điều tra năm 2023)
Thông qua việc thu thập và xử lí số liệu sơ cấp với 60 hộ gia đình được chọn ngẫu nhiên tại 3 xóm có nhiều hộ gia đình chăn nuôi lợn nhất Số liệu thu thập được bao gồm: giới tính, trình độ học vấn, kinh nghiệm trong chăn nuôi lợn, và chuyên môn của hộ gia đình.
Về giới tính chủ hộ là nam chiếm tỉ lệ cao hơn với 61.7%, nữ là 38.3%. trình độ học vấn của các chủ hộ tại địa bàn khảo sát cao nhất là cấp 2 chiếm 41.7%, cấp 3 chiếm 36.7%, trình độ đại học của các chủ hộ chiếm tỉ lệ chưa cao Trình độ học vấn của các chủ hộ có thể ảnh hưởng đến việc học tập, nâng cao trình độ và tiếp cận các kiến thức, tiến bộ khoa học kĩ thuật trong chăn nuôi một cách nhanh chóng.
Kinh nghiệm là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi lợn Các chủ hộ có kinh nghiệm từ 6-10 năm chiếm tỉ lệ cao nhất 43.3%, kinh nghiệm từ 1-5 năm chiếm 41.7%, kinh nghiêm trên
10 năm chiếm 15% Kinh nghiệm nhiều hay ít cũng phản ánh một phần sự hiểu biết của các chủ hộ về lĩnh vực mà mình đang kinh doanh là ít hay nhiều.
Trình độ chuyên môn của các chủ hộ còn thấp, số hộ chưa qua đào tạo chiếm 56.7%, chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm vốn có từ lâu Các hộ chăn nuôi chủ yếu làm nghề thuần nông, ngoài việc đông áng thì họ quyết định đầu tư thêm về chăn nuôi lợn với lí do là tạo thêm thu nhập, tận dụng các sản phẩm từ nghề làm nông tạo ra như ngô, sắn, lúa để phục vụ cho nghành chăn nuôi.
Tuy nhiên hiện nay ngành chăn nuôi đã đem lại hiệu quả kinh tế lớn với quy mô cũng lớn hơn, chăn nuôi là nghành xu hướng phát triển nên các hộ đã đầu tư quy mô lớn hơn tận dụng nguồn đất đai và lao động vốn có Trong quá trình phát triển sản xuất để đạt được lợi thế cạnh tranh với rủi ro cũng rất cao đòi hỏi các hộ gia đình cần nắm vững kiến thức bởi trình độ thấp sẽ là một cản trở lớn.
Bảng 4.7 Tuổi của các chủ hộ chăn nuôi lợn Độ tuổi Chủ hộ (người) Tỷ lệ (%)
(Số liệu điều tra năm 2023)