Bác Hồ Nhà tư tưởng lớn, nhà văn hóa mẫu mực

3 1.1K 1
Bác Hồ  Nhà tư tưởng lớn, nhà văn hóa mẫu mực

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bác Hồ Nhà tư tưởng lớn, nhà văn hóa mẫu mực Bác Hồ Nhà tư tưởng lớn, nhà văn hóa mẫu mực Bác Hồ Nhà tư tưởng lớn, nhà văn hóa mẫu mực Bác Hồ Nhà tư tưởng lớn, nhà văn hóa mẫu mực Bác Hồ Nhà tư tưởng lớn, nhà văn hóa mẫu mực Bác Hồ Nhà tư tưởng lớn, nhà văn hóa mẫu mực Bác Hồ Nhà tư tưởng lớn, nhà văn hóa mẫu mực

Đảng Cộng Sản Việt Nam Muôn Năm Bác Hồ - Nhà tưởng lớn, nhà văn hóa mẫu mực Mùng 2-9-1945, Bác đọc Tuyên ngôn Độc lập để dựng nước, ngay hôm sau là mùng 3-9 Bác họp phiên họp Chính phủ lâm thời đầu tiên (năm 1946 mới có Chính phủ chính thức). Phiên họp này được đánh giá là hiện tượng độc nhất vô nhị, trong lịch sử nền hành pháp của nước ta, bởi có mấy điểm độc đáo: Họp ngắn nhất, giải quyết được nhiều việc lớn nhất. Điểm độc đáo nữa là diễn văn do Bác - người đứng đầu Chính phủ trực tiếp viết, rất ngắn gọn chỉ có một trang giấy trình bày cụ thể 6 việc lớn cần giải quyết ngay. Việc thứ nhất là chống đói, không được để ai đói, nếu chưa thu hoạch được lúa mùa thì phải tranh thủ tấc đất tấc vàng, trồng cây ngắn ngày để có đủ lương thực; phát động đóng góp "Hũ gạo cứu quốc" để cứu dân và Bác đề nghị phát động cuộc thi đua 10 ngày nhịn ăn một bữa (mỗi bữa là một bơ gạo) cứu dân nghèo và Bác xin thực hiện trước tiên. Việc thứ hai là chống giặc dốt, toàn dân phải đi học Bác đến tận lớp bổ túc văn hóa bình dân học vụ ban đêm, cầm tay cụ già chữa từng nét chữ một. Bác nói một dân tộc dốt là một dân tộc yếu, một dân tộc nghèo là một dân tộc hèn, một dân tộc ỷ lại vào nước ngoài thì không xứng đáng là độc lập tự do. Việc thứ ba là soạn thảo hiến pháp khẩn trương tổng tuyển cử bầu Quốc hội, thành lập Chính phủ chính thức hợp hiến, hợp pháp để tuyên bố trước thế giới Việt Nam có chủ quyền. Việc thứ 4 sửa đổi tâm lý tập quán, lối sống sau ngót một thế kỷ nô lệ, tẩy bỏ hết đầu óc nô lệ thực dân. Việc thứ 5, xây dựng nền văn hóa mới, đoàn kết tự do tín ngưỡng tôn giáo. Việc thứ 6 là tuyên bố trên toàn thế giới, Việt Nam mong muốn là bạn bè của tất cả các nước dân chủ, Việt Nam không thù oán với một ai. 6 việc lớn đối nội, đối ngoại được giải quyết trong một buổi sáng, riêng vấn đề nhịn ăn 10 ngày một bữa Bác dặn văn phòng phải thực hiện, lời nói việc làm phải đi đôi với nhau. Bác còn cẩn thận dặn nếu như đến ngày quy định nhịn ăn mà Bác lại có việc phải tiếp khách, thì nhớ cho Bác nhịn bù vào hôm sau. Bác về Phát Diệm (Ninh Bình) là vùng tôn giáo, phát động toàn dân ủng hộ kháng chiến, đoàn kết lương giáo. Đến nơi là 6h tối, Bác bảo: "Tập trung tất cả đồng bào ở bãi cỏ rộng để Bác nói chuyện, trong khi Bác nói chuyện với dân, các chú đi cùng Bác tranh thủ ăn cơm kẻo đói, xong việc cho Bác về ngay, vì 9h tối Bác phải tiếp khách quốc tế". Bác lại dặn sang bên kia đường mua cho Bác một chiếc bánh giò hay một cặp bánh dày để lên xe Bác ăn. Bữa cơm tối của vị Chủ tịch nước chỉ có thế. Có lần Bác đi thăm 1 đơn vị pháo cao xạ, trời nắng Bác đội thử cái mũ sắt vào đầu mà thấy như chảo rang, xung quanh không có nước uống cho bộ đội trực chiến phòng không chống Mỹ, Bác buồn lắm. Bác về bảo đồng chí Vũ Kỳ đưa cho Bác túi tiền tiết kiệm, lấy hết tiền gửi ra cho các chú bộ đội, mua nước ngọt, rồi Bác gọi điện phê bình Bộ Quốc phòng. Thần Điêu Đại Hiệp Đảng Cộng Sản Việt Nam Muôn Năm Lần khác Bác phải thanh toán bữa ăn cho cả mấy trăm người bằng tiền của Bác. Bác về thăm một tỉnh, Bác thương cán bộ buổi trưa không ăn thì cán bộ đói, thế là Bác nhận lời ăn cơm. Sau đó, tỉnh lại gửi giấy về Trung ương để xin tiền tiếp khách Bác. Không ngờ chuyện đó làm Bác buồn. Thời đó, đồng chí Hoàng Anh là Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính nhận được giấy này, đến gặp Bác không dám nói, cứ vòng vo mãi, cuối cùng đành đánh bạo hỏi Bác: "Thưa Bác, xin Bác nhớ lại tháng trước, tuần trước, Bác có đi công tác ở đây không?". Bác bảo có. Rồi hỏi có việc gì, bấy giờ mới thưa là họ đòi tiền thanh toán, Bác cười không có vấn đề gì cả. Bác bảo đưa Bác xem tờ giấy. Bác xem xong, trả lại, Bác bảo đi tìm chú Vũ Kỳ về đây cho Bác. Đồng chí Vũ Kỳ đến, Bác bảo chú về lấy túi tiền Bác gửi chú ra đây, rồi Bác bảo đếm xem được bao nhiêu. Bác đưa tờ giấy cho đồng chí Vũ Kỳ bảo: "Chú thanh toán cho Bác bằng tiền lương của Bác. Nếu đủ thì tốt, thừa thì càng tốt, còn nếu thiếu thì chú cho Bác vay, đến kỳ lương Bác gửi lại chú". Chưa bao giờ Bác nói nghiêm đến như vậy "Cấm chú không được lấy quỹ Đảng, cấm được lấy tiền của Đảng, mà phải lấy tiền của Bác thanh toán. Nếu không làm đúng lời BácBác biết thì chú có đi cùng Bác bao nhiêu năm nay Bác cũng kỷ luật chú". Mọi việc xong xuôi, Bác dặn lần sau nếu có đi xa nhớ nắm cơm, mang muối vừng hoặc mấy miếng thịt kho thêm mấy cọng dưa chua cho Bác, đến đâu nghỉ mát ăn cơm rồi vào làm việc không phiền hà ai. Còn lúc vui, Bác nói rất hóm hỉnh: "Rút kinh nghiệm chú ạ, chả dại gì, ăn vài miếng mà trả cả con bò". Nhớ Tết trồng cây lần cuối cùng của Bác ở đồi Vật Lại (Ba Vì), Đảng ủy xã ra trồng cây với Bác rồi mời Bác vào ăn Tết với địa phương nhưng dứt khoát Bác không vào. Bác thương cán bộ lắm, Bác không muốn ngày xuân không vui, nên Bác cử đồng chí Vũ Kỳ vào ăn Tết với địa phương, Bác mời cô Chủ tịch Hội Phụ nữ ở lại dùng cơm với Bác. Cơm Tết của Bác có một xắt bánh trưng, một khoanh giò, một bát súp nóng. Bác phong Đại tướng cho Võ Nguyên Giáp nhưng phong Thiếu tướng cho Nguyễn Sơn mà cân nhắc, đắn đo lắm. Nguyễn Sơn văn võ song toàn, nhưng tính tình nóng nảy và có phần tự kiêu, cần phải sửa. Ông Sơn nghĩ là Bác không công bằng, mình giỏi thế mà chỉ phong Thiếu tướng, cứ vùng vằng không nhận lễ thụ phong. Không những thế ông còn chơi chữ với Bác vì nghĩ mình giỏi chữ Hán (không biết rằng Bác viết chữ Hán đẹp như vẽ tranh, thơ của Bác mà Quách Mạt Nhược nói là không có lời chú thích thì lẫn với thơ Đường, thơ Tống). Nguyễn Sơn nói là: Thừa tướng chả xong lại còn Thiếu tướng. Bác coi như không có chuyện gì cả. Bác lặng lẽ lấy giấy viết một bức thư cho Nguyễn Sơn bằng chữ Hán: "Gửi Sơn đệ: Tâm dục tế, Đảm dục đại, Chí dục viên, Hành dục phương. Nghĩa là tâm hồn phải tinh tế (tế nhị không được lỗ mãng, thô bạo); tướng thì lòng can đảm là quan trọng nhất, đừng bận tâm về danh hiệu, chức tước, nên coi đó như là một thứ phù vân, trôi nổi, nay còn mai mất; trí tuệ duy của người có học phải ngay ngắn, hành động phải cân nhắc phải có phương hướng". Một người thông minh nhạy cảm Thần Điêu Đại Hiệp Đảng Cộng Sản Việt Nam Muôn Năm như Nguyễn Sơn hiểu ngay rằng Bác phê bình, nên đến gặp Bác, xin lỗi Bác và vui vẻ nhận lời, dự lễ thụ phong nhận chức Thiếu tướng, trở thành một vị tướng lỗi lạc, nhưng tiếc một điều Nguyễn Sơn mắc bệnh nặng mất sớm vào đúng lúc tài năng đang rực rỡ nhất (53 tuổi). Bácnhà văn hóa lớn, nhà đạo đức mẫu mực, đồng thời là một con người hiện thực bằng xương bằng thịt như chúng ta nhưng vĩ đại biết chừng nào./. Thần Điêu Đại Hiệp

Ngày đăng: 11/06/2014, 17:38

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan