1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông hồng xây dựng các kịch bản phát triển

41 412 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 2,09 MB

Nội dung

PHẠM VI NGHIÊN CỨU Bao gồm đất đai của 26 tỉnh thành ở Việt Nam nằm trong lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình là các tỉnh thành: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Hà Giang, Điện Biên, Tuyên Qua

Trang 1

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN QUI HOẠCH THỦY LỢI

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KH&CN CẤP BỘ:

“NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC

VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG

Trang 2

CHUYÊN ĐỀ

XÂY DỰNG KỊCH BẢN HIỆN TRẠNG

Trang 3

I GIỚI THIỆU CHUNG

+ Phía Tây giáp lưu vực sông Mêkông

+ Phía Nam giáp lưu vực sông Mã

+ Phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ

Phần lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình trên lãnh thổ Việt Nam có vị trí địa lý từ: 20023’ đến 23022’ vĩ độ Bắc và từ 102010’ đến 107010’ kinh độ Tây 1.2 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Bao gồm đất đai của 26 tỉnh thành ở Việt Nam nằm trong lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình là các tỉnh thành: Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Hà Giang, Điện Biên, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và một phần đất đai của 3 tỉnh Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng

Toàn lưu vực có 31 thành phố, thị xã, 195 huyện với 486 phường, thị trấn và 3790xã

Dân số tính đến năm 2003: 26.403.571người

Với tổng diện tích đất tự nhiên: 86.660 km2

Trong đó: Đất nông nghiệp: 1.946.197 ha chiếm 22,5% diện tích tự nhiên Đất canh tác: 1.527.442 ha

Đất lâm nghiệp: 2.759.548 ha chiếm 31,8% diện tích tự nhiên 1.3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH

Địa thế lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình nói chung dốc nghiêng từ Tây Bắc xuống Đông Nam và từ Bắc xuống Nam Địa hình của lưu vực có thể chia làm bốn miền lớn: Miền Tây Bắc, Miền cao nguyên phía Bắc, miền núi thấp ở phần dưới lưu vực sông Hồng và phần trên của lưu vực sông Thái Bình, miền đồng bằng tam giác châu lưu vực sông Hồng và sông Thái Bình

Miền Tây Bắc rộng chừng 65000 km2 bao gồm những dãy núi lớn đồ sộ chạy dọc hai bên sông Đà và bờ phải sông Thao theo hướng Tây Bắc - Đông Nam Địa hình ở đây chia cắt mạnh bởi một mạng lưới sông suối ngắn và dốc, các thung lũng thì nhỏ hẹp, mặt cắt sông suối dạng khe sâu hình chữ V

Trang 4

Miền cao nguyên phía Bắc rộng chừng 4000 ÷ 5000 km2 gồm những dãy núi đá cao từ 1000 ÷ 2000m, hầu hết là nằm ở Trung Quốc thuộc bờ trái của dòng Nguyên Giang (thượng nguồn sông Thao và thượng nguồn sông Lô)

Miền núi thấp ở phần dưới lưu vực sông Hồng và phần trên của lưu vực sông Thái Bình rộng khoảng 39000 km2 với nhiều dãy núi ngắn, phân bố theo dạng nan quạt cao độ khoảng từ 100 ÷ 1000m

Miền đồng bằng tam giác châu sông Hồng và sông Thái Bình: Đây là miền

có diện tích khoảng 21000 km2 bao gồm những đồi thấp, những thung lũng sông

ở hạ du của những nhánh lớn: Sông Đà, sông Thao, sông Lô - Gâm và sông Thái Bình và vùng đồng bằng rộng lớn được bồi tụ bằng phù sa sông Hồng - sông Thái Bình Miền này được chia thành hai vùng là: vùng đồi trung du và vùng đồng bằng

Đất ở đồng bằng sông Hồng và sông Thái Bình có cao độ phổ biến từ 0,4m ÷ 9m trong đó diện tích có cao độ < 2,0m khoảng 456.000 ha chiếm 58% Địa thế chung của lưu vực sông Hồng rất hiểm trở, có đến 47% có độ cao trên 1000m, phần lớn nằm ở miền Tây của lưu vực thuộc hai nhánh lớn sông Đà và sông Thao, còn một phần nằm trên cao nguyên phía Bắc thuộc sông Lô Phần đất bằng chỉ phân bố lẻ tẻ dọc thung lũng của các sông lớn Song phần chủ yếu tập trung ở tam giác châu sông Hồng - sông Thái Bình (bảng 2 phân bố theo cao độ của lưu vực sông Hồng)

1.4 ĐẶC ĐIỂM THỔ NHƯỠNG

- Đất phù sa sông Hồng nằm hầu hết ở các tỉnh đồng bằng và trung du đất có cấu tượng tốt nhất là ở những vùng trồng màu hầu hết diện tích loại đất này đã được gieo trồng từ 2 đến 3 vụ lúa mầu và cho năng suất khá cao,

- Đất chiêm trũng Glây loại đất này tập trung ở những vùng đất trũng thuộc các tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải Dương, Vĩnh Phú, Thái Bình Loại đất này bị chua và nghèo lân, kali có năng suất thấp, cần được cải tạo bằng đưa nước phù sa sông Hồng thau chua và tăng chất dinh dưỡng cho đất

- Đất chua mặn: loại đất này tập trung ở vùng trũng gần biển thuộc Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình đang được trồng 2 vụ ÷ 3 vụ lúa màu có năng suất cao, song để duy trì và cải tạo tốt loại đất này phải thường xuyên được đưa nước ngọt vào và thau chua rửa mặn thay nước đầu vụ đảm bảo tốt cho cây trồng phát triển (lượng nước dùng để thau chua khoảng 1500

÷ 1600 m3/ha)

- Đất mặn: là loại đất phân bố dọc theo đê biển và đê cửa sông thuộc các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình và thành phố Hải Phòng, hiện tại năng suất cây ở đây thấp; có khả năng phát triển nuôi trồng thủy sản tuy nhiên còn phụ thuộc vào độ mặn cũng như điều kiện địa hình Đây là loại đất phải tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên mà khai thác sử dụng cho thích hợp

- Đất bạc màu: Loại đất này phân bố ven rìa đồng bằng thuộc các vùng đồi có cao độ từ 15 ÷ 25m thuộc các tỉnh Hoà Bình, Hà Tây, Ninh Bình, Phú

Trang 5

thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Dương Cây trồng trên loại đất này cho năng suất thấp, để cải tạo tốt cần cấp nước phù sa, bón phân hữu cơ, đa dạng hóa cây trồng

- Đất đen: là loại đất phân bố ở các thung lũng đá vôi ở các cao nguyên Mộc Châu, Mai Sơn, Thuận Châu (Sơn La), Tủa Chùa, Tam Đường (Lai Châu) vv loại đất này phù hợp với các loại cây công nghiệp cây ăn quả và hoa màu

- Đất Feralits đỏ vàng: loại đất này phân bố trên địa hình đồi núi thấp ở các tỉnh Bắc Cạn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn là loại đất thích hợp với các cây lấy gỗ, cây công nghiệp và những cây trồng cạn như: trẩu, sở, quế, chè và các cây nguyên liệu như mỡ, bồ đề vv

- Đất Ferlits đỏ nâu trên đá vôi thường ở các tỉnh miền núi như Hà Giang, Tuyên Quang, Hoà Bình thích hợp với cây trồng cạn như ngô đậu lạc

và thích với cây cần ít nước và chịu hạn

- Đất Feralit đỏ vàng có mùn trên núi:

- Đất mòn alít trên núi cao phân bố tập trung ở các đỉnh núi cao có nhiều mùn thảm thực vật dày trên 1cm, sau đó là tầng mìn day (6÷7)cm tiếp đến là đất màu đen nhạt dần sang thẫm, đất thích hợp cho việc trồng rừng và các cây lâm sản quý hiếm

1.5 KHÍ TƯỢNG - THỦY VĂN

Trên lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình việc xây dựng các trạm quan trắc các yếu tố khí tượng cả trên lãnh thổ Việt Nam và Trung Quốc đã được bắt đầu từ thế kỷ 20 ở Việt Nam bắt đầu từ năm 1890 là trạm Hà Nội và thành lập Nha khí tượng vào năm 1902 Ở Trung Quốc có trạm quan trắc từ năm

mm, phần lớn trong khoảng 1.800 mm/năm

- Lượng mưa năm biến đổi rất lớn từ 700 ÷ 4.800 mm, trong đó địa phận Trung Quốc 700 ÷ 2.100 mm/năm, phần Việt Nam 1.200 mm ÷ 4.800mm (thuộc loại mưa lớn của thế giới) Tạo ra tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước rất phong phú trong lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình:

- Ở những sườn núi cao gió Tây Nam xâm nhập vào vùng thấp của sông Đà với lượng hơi ẩm dày khoảng 5.000 m gây ra mưa lớn ở sườn Tây Nam dãy Ai Lao Sơn suốt từ Mặc Giang (1.280mm/năm), Giang Thành (2.183mm) thuộc địa phận Trung Quốc; Ở Việt Nam: Mường Tè (2.452m)

Trang 6

Bắc Hoàng Liên Sơn và cả vùng tả ngạn sông Đà Tạo thành hai tâm mưa lớn ở ngoài biên giới Việt Trung Khí đoàn từ vịnh BenGan này cũng vượt qua Hoàng Liên Sơn gây ra mưa ở Việt Bắc tạo ra tâm mưa lớn ở Bắc Quang thuộc sông Lô (là tâm mưa lớn nhất miền Bắc Việt Nam) và tạo ra mưa ở đồng bằng Bắc Bộ Tham gia tạo mưa đáng kể cho lưu vực là những sườn núi cao có hướng Tây Bắc - Đông Nam hút và ngăn gió Đông Nam từ Vịnh Bắc Bộ thổi vào gây ra mưa rất lớn ở: Vùng Đông Bằng sông Hồng; Vùng thung lũng sông Thao và sông Lô ở địa phận Việt Nam và biên giới Việt Trung (Trung Quốc: Hà Khẩu: 1.823 mm, Kim Bình 2.258mm); Những vùng thuộc sườn Bắc Ai Lao Sơn như ở Ngụy Sơn (842 mm) Nguyên Giang (751 mm), Mông Tự (774 mm) hay Vô Lương Sơn như ở Yên Châu (1.200mm), Cò Nòi (1.319mm), thị xã Sơn La (1.408 mm) là những vùng mưa nhỏ

- Đặc biệt ở Hoàng Liên Sơn tại Sa Pa (2.835 mm), Lào Cai (1.737 mm) Yên Bái (2.102 mm), Thái Nguyên (2.046 mm), Phú Hộ (1.850 mm), Tam Đảo (2.31 mm), Hoà Bình (1.909 mm),

- Vùng đồng bằng sông Hồng từ 1.500 ÷ 1.700 mm, có nơi tới 1.800mm, vùng núi phía Đông của Bắc Giang khuất gió có mưa nhỏ 1.380 ÷ 1.550 mm (Theo số liệu thống kê đến năm 1990 trong báo cáo tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước trong chương trình KC12) Phần thống kê đến năm

2000 sẽ được trình bày trong bảng tổng hợp so sánh các thời đoạn sau này

- Phần địa phận Trung Quốc, ở tất cả các địa phương thuộc địa phận Việt Nam và một phần sát biên giới Việt - Trung có tổng lượng mưa năm đều vượt quá tổng lượng bốc hơi tiềm năng (đo bằng ống Piche) Một số địa phương có lượng mưa nhỏ hơn lượng bốc hơi:

- Lượng mưa năm biến đổi qua nhiều năm trong lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình phần Việt Nam không lớn lắm, năm mưa nhiều gấp 2 ÷ 3 lần năm mưa ít Sự phân bố lượng mưa theo thời gian xác định ở dòng chảy sông ngòi Mùa mưa trên lưu vực phần Việt Nam có đến 7 tháng vào khoảng 100

mm trở lên, nơi mưa nhiều đến 8 tháng hình thành mùa mưa lớn và mùa ít mưa Biến đổi nhiều năm ở mỗi trạm có khác nhau do nhiều nguyên nhân về gió mùa, độ ẩm, nhiễu động thời tiết, diện và thời gian mưa Ở các núi cao chắn gió thường là các trung tâm mưa lớn như ở Mường Tè, Hoàng Liên Sơn, Tây Côn Lĩnh, Tam Đảo Riêng ở trạm Hà Nội từ năm 1905 ÷ 1920 mưa ít hơn trung bình, từ 1921 ÷ 1954 mưa nhiều hơn trung bình, từ 1954 ÷ 1990 có lượng mưa bằng trị số trung bình

- Hình thức mưa có nhiều loại: Mưa rào, mưa giông, mưa đá, mưa phùn và từng loại đều có mùa rõ rệt (như đã trình bày ở phần trước) Ở phần Việt Nam, tháng nào cũng có mưa chỉ khác nhau về lượng nhiều ít khác nhau

và có số ngày mưa khác nhau

- Tổng số ngày mưa trong năm của các trạm trong lưu vực hầu như đạt

125 ÷ 160 ngày Ở một số vùng khuất gió có số ngày mưa ngắn nhất như ở Tân Yên chỉ có 90 ngày mưa/năm, Yên Châu 114 ngày Đặc biệt ở vùng cao

Trang 7

Hoàng Liên Sơn đạt 223,4 ngày, Sa Pa 205 ngày, Bắc Quang 210 ngày, Tam Đảo 193 ngày, Sìn Hồ 178 ngày, Phong Thổ 168 ngày, Phó BẢNG 178,2 ngày

- Đối với các vùng mưa phùn nhiều: Yên Bái 193 ngày, Lục Yên 172 ngày, Hà Giang 168 ngày, Mộc Châu 179 ngày, Kim Bôi 176 ngày; vùng đồng bằng Sông Hồng phổ biến 130 ÷ 150 ngày/năm

- Điều đáng chú ý ở lưu vực có sương muối (lượng rất nhỏ so với mưa, một phần đặc trưng của giáng thuỷ nói chung), nhưng là yếu tố khí hậu đặc thù riêng, là thiên tai làm nguy hại đến hàng ngàn ha cây trồng nông nghiệp

Ví dụ như năm 1973 ÷ 1974 sương muối đã gây thiệt hại lớn cho vùng Đông Bắc, Việt Bắc và Tây Bắc

1.6 NGUỒN NƯỚC

1 Nước mặt: Dòng chảy trên lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình được

hình thành từ mưa và khá dồi dào Tổng lượng bình quân nhiều năm qua Sơn Tây khoảng 118 tỷ m3 tương ứng với lưu lượng 3740 m3/s, nếu tính cả sông Thái Bình, sông Đáy và vùng đồng bằng thì tổng lượng dòng chảy đạt tới 133,68 tỷ

m3, trong đó 81,86 tỷ m3 (tương đương 61,2%) lượng dòng chảy sản sinh tại Việt Nam và 51,82 tỷ m3 (tương đương 38,8%) là sản sinh trên lãnh thổ Trung Quốc Tuy nhiên, do địa hình chia cắt, lượng mưa phân bố không đều nên dòng chảy trên các phần lưu vực cũng rất khác nhau Dòng chảy ở địa phận Việt Nam phong phú hơn nhiều dòng chảy của phần thượng nguồn lưu vực nằm ở Trung Quốc (lượng mưa trung bình ước tính trên sông Đà phần Việt Nam 2000 mm/năm; Phần Trung Quốc 1800 mm/năm; trên sông Lô phần lưu vực ở Trung Quốc là 1200 mm/năm thì lưu vực thuộc Việt Nam lên tới 1900 mm/năm; trên sông Thao phần Trung Quốc còn thấp hơn là 1100 mm/năm và thuộc lãnh thổ Việt Nam cũng đạt 1900 mm/năm) Bảng 1.3 Trong 3 nhánh lớn của sông Hồng thì sông Đà có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm khoảng 42%, sông Thao có diện tích lưu vực xấp xỉ sông Đà song lại có lượng dòng chảy nhỏ nhất chỉ chiếm 19%, sông Lô có diện tích lưu vực là nhỏ nhất song có lượng dòng chảy đáng kể đứng thứ hai sau sông Đà chiếm 25,4% (tỷ lệ này so với lượng dòng chảy đến tại Sơn Tây)

2 Nước ngầm:

* Trữ lượng đã được đánh giá

Trên toàn miền Bắc với các cơ sở của Cục địa chất và các cơ quan khác

đã tìm kiếm thăm dò và đánh giá trữ lượng của hàng chục mỏ nước ngầm khác nhau Tổng trữ lượng được dự báo là:

Cấp A: 863808 m3/ngày

Cấp B: 468846 m3/ngày

Cấp Công nghiệp: 1332659 m3/ngày

Cấp C1: 1045549 m3/ngày

Trang 8

Cấp C2: 5440500 m3/ngày

* Trữ lượng nước ngầm thuộc khu vực

- Phân bố ở đồng bằng vùng trung du Bắc Bộ thuộc lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình với tổng lượng 3,804 tỷ m3 tương đương với lưu lượng 120,3

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU: nêu ra được cơ sở xác dịnh các chỉ tiêu kịch bản hiện trạng; thiết lập các chỉ tiêu tính toán cho sơ đồ tính theo các nút

sử dụng nước

III CƠ SỞ XÁC ĐỊNH CÁC CHỈ TIÊU KỊCH BẢN HIỆN TRẠNG

Kịch bản các yếu tố bên ngoài dùng cho QHTL được xây dựng dựa trên các nguyên tắc và cơ sở sau:

* Định nghĩa: theo định nghĩa về kịch bản của Viện Nghiên cứu chính sách Lương thực Quốc tế thì:

Một kịch bản là một mô tả mạch lạc, nhất quán nội bộ và hợp lý về một tình trạng tương tác có thể của 1 thế giới Một kịch bản không phải là một dự báo mà là một ảnh chụp nhanh về tương lai có thể mở ra như thế nào

* Nguyên tắc xây dựng kịch bản:

- Mỗi kịch bản phải hợp lý, điều đó có nghĩa là chúng phải phát triển hợp

lý (theo cách nhân quả) từ quá khứ tới hiện tại

- Phải nhất quán nội bộ Điều đó có nghĩa là những sự kiện trong một kịch bản phải liên quan thông qua các tuyến nhân quả của lý lẽ mà không có thể có lỗ hổng

- Phải thích hợp cho vấn đề mà khách hàng quan tâm Phải tạo ra những điều kiện hữu ích, toàn diện vừa thách thức để tạo ra vừa thử nghiệm ý tưởng

Mà dự vào đó khách hàng có thể xem xét các kế hoạch, chiến lược và hướng kịch bản tương lai

- Kịch bản phải tạo ra một triển vọng mới và cơ bản về các vấn đề của khách hàng Cụ thể là phải được Bộ NN và PTNT phê duyệt

Trang 9

* Cơ sở xây dựng kịch bản:

- Dựa vào tài liệu hiện trạng các ngành kinh tế năm 2005 để xây dựng kịch bản như tài liệu hiện trạng sử dụng đất, dân số, đô thị, công nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi…

- Căn cứ vào thực tế phát triển của các ngành kinh tế xã hội năm 2005 cũng như diễn biễn khí tượng thuỷ văn và thực trạng trong công tác đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi trên lưu vực nghiên cứu làm cơ sở xây dựng kịch bản

Hệ thống chỉ tiêu chính:

1 Dân số

+ Dân số trong lưu vực năm 2005 là 27.116.270 người Như vậy có xu hướng tăng đều về dân số cả ở miền núi lẫn đồng bằng sông Hồng

+ Dân số thành thị trong lưu vực tăng nhanh trong những năm gần đây, tỷ

lệ tăng dân số thành thị toàn lưu vực là 4,78% năm 2005 đạt 5.734.035 người

2 Nông lâm nghiệp

a) Tốc độ tăng trưởng: Tốc độ tăng trưởng của ngành nông lâm, thuỷ sản

là 4,4 % năm 2005

b) Một số chỉ tiêu chính

+ Trồng trọt:

Diện tích trồng lúa xuân trên toàn lưu vực có xu hướng tăng đến năm

2005 đạt 773.961ha là ở vùng miền núi, vùng đồng bằng gần như không thay đổi và còn có xu hướng giảm Diện tích lúa mùa năm 2005 đạt 916.546 ha, màu xuân đạt 746.283ha, màu mùa 505.375ha, màu đông 468.238ha, cây lâu năm 354.686ha

Trang 10

Hạng mục Lúa xuân Lúa mùa Màu xuân Màu mùa Màu đông Cây lâu năm

Tổng 773961 916546 746283 505375 468238 354686

Lưu vực sông Đà 23323 65452 291566 248224 94462 41218

Lưu vực sông Đáy 42733 65447 64218 37718 34377 56797

Lưu vực sông Cầu - Thương 51323 86905 176460 62074 69289 79123

Lưu vực sông Lô - Gâm 153447 186254 99764 66956 75963 105959

Lưu vực sông Thao 245029 248331 70616 57045 100577 35847

Hạ du Thái Bình 181981 184298 25613 20823 65317 11511

Tả sông Hồng 76126 79860 18047 12535 28252 24230

+ Chăn nuôi

- Đàn trâu giảm với tốc độ giảm 0,72% Đàn bò có xu hướng giảm

khoảng 0,53% năm Số lượng giảm chủ yếu là ở khu vực đồng bằng

- Đàn lợn có xu hướng phát triển nhanh với tốc độ bình quân là 4-5% năm

Đến năm 2005 tổng số trâu bò trên toàn lưu vực là 2.645.596 con, đàn lợn

là 11.866.181 con, gia cầm 99.465.268 con

Lưu vực sông Cầu - Thương 620503 2388265 22053134

Lưu vực sông Lô - Gâm 591517 1207427 11178664

Lưu vực sông Thao 319715 919571 8007716

Hạ du Thái Bình 90363 986776 7687486

+ Thuỷ sản

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong những năm gần đây có nhiều biến

động Tỷ lệ tăng diện tích hàng năm khoảng 2,4% năm Đến năm 2005 toàn

lưu vực có 111.202,7ha nuôi trồng thủy sản

Trang 11

Hạ du Thái Bình 29366

+ Về Lâm nghiệp: Diện tích rừng tăng nhanh, số liệu thống kê cho thấy

diện tích đất lâm nghiệp đến năm 2005 diện tích lâm nghiệp 3,7 triệu ha Trong đó diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng đều tăng lên

Hạng mục DT lâm nghiệp (ha)

Lưu vực sông Đà 1083602 Lưu vực sông Đáy 122879 Lưu vực sông Cầu - Thương 488113 Lưu vực sông Lô - Gâm 1160528 Lưu vực sông Thao 808525

Hạ du Thái Bình 45763

4 Phát triển Công nghiệp

Công nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt từ năm 2000 Tốc độ phát triển công nghiệp năm 2005 đạt 18,1% Tuy nhiên công nghiệp phát triển chủ yếu

ở vùng đồng bằng, còn ở các khu vực miền núi tốc độ phát triển chậm

Trang 12

7 Môi trường bền vững

Hiện nay lượng nước dùng cho môi trường như pha loãng dòng chảy, nước thải trong các hệ thống thuỷ lợi chưa được tính đến Vì vậy ở kịch bản phát triển này dự kiến trong tương lai lượng nước dùng cho môi trường cũng chưa được đề cập đến

8 Công tác phát triển thuỷ lợi và cơ chế chính sách

Diện tích được tưới tăng là 1,11 %năm, trong đó vùng đồng bằng tăng 1,44% năm, miền núi tăng 0,5% năm

Như vậy có thể thấy rằng diện tích được tưới qua các năm có tăng nhưng không đáng kể Như vậy với tốc độ đầu tư công trình thuỷ lợi như hiện tại thì diện tích được tưới của cả vùng dự kiến đến năm 2010 sẽ là 2,0 triệu ha và đến 2020 sẽ khoảng 2,17ha

Các mô hình quản lý tưới, hiện đại hoá quản lý vận hành công trình mới chỉ dừng lại ở mức thí điểm vì vậy kết quả đạt được trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông là rất hạn chế Hệ số sử dụng kênh

Trang 13

mương trong giai đoạn này khoảng 0,5-0,55 Với xu thế đó dự kiến hệ số sử dụng kênh mương đến năm 2010 là 0,6 và đến 2020 sẽ tăng lên 0,65

Trang 14

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN QUY HOẠCH THUỶ LỢI

-! -

CHUYÊN ĐỀ

(NGHIÊN CỨU CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ ĐỂ

PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG LƯU VỰC SÔNG HỒNG)

Trang 15

XÂY DỰNG KỊCH BẢN DIỄN BIẾN BÌNH THƯỜNG

LƯU VỰC SÔNG HỒNG- THÁI BÌNH

I GIỚI THIỆU CHUNG

Hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình là hệ thống sông lớn đứng hàng thứ hai (sau sông Mê Kông) chảy qua nước Việt Nam Là một con sông quốc tế bao gồm lãnh thổ của 3 nước là: Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào Phần thượng nguồn của các dòng chính và nhánh lớn nằm hầu hết trên lãnh thổ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc có diện tích khoảng 81.240

km2 chiếm 48% diện tích lưu vực, phần ở Lào là đầu nguồn suối Nậm Mức có diện tích 1100 km2 chiếm 0,65% diện tích lưu vực, phần còn lại

là trong vùng hạ du của hệ thống sông bao gồm lãnh thổ của 25 tỉnh thành phố thuộc vùng Bắc Bộ của Việt Nam có diện tích khoảng 86.660 km2

chiếm 51,53% diện tích toàn lưu vực sông (trong đó nó chiếm trọn vẹn lãnh thổ của 19 tỉnh thành phố là: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang,Vĩnh Phúc, Phú Thọ, thành phố Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái và phần lớn lãnh thổ của 6 tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh) Diện tích lưu vực của toàn bộ hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình là 1.690.200 km2

Lưu vực sông Hồng được giới hạn từ 20o - 25o30’ Vĩ độ Bắc và từ

100o - 107o10’ Kinh độ Đông Phía Bắc giáp lưu vực sông Trường Giang

và sông Châu Giang của Trung Quốc; phía Tây giáp lưu vực sông Mê Kông; phía Nam giáp lưu vực lưu vực sông Mã; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ

Phần lưu vực sông Hồng - sông Thái Bình trên lãnh thổ Việt Nam được kéo dài từ 20o -23o22’ Vĩ độ Bắc và từ 102o10’ - 107o10’ Kinh độ

Đông

Do đặc điểm địa hình trên 90% diện tích là đồi núi mà dòng chảy được sinh ra là từ mưa; Do vậy mùa mưa nước tập trung nhanh sinh ra lũ úng làm ngập hàng vạn ha đất canh tác và gây thiệt hại về tài sản tính mạng của nhân dân, ngược lại về mùa khô các sông suối lượng nước còn rất ít đặc biệt là các sông suối thượng thường nguồn bị khô cạn, nếu số ngày không mưa kéo dài thì ngay cả nước sinh hoạt cũng bị thiếu, mặn xâm nhập sâu vào các cửa sông ven biển, gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong lưu vực

Với mục đích sử dụng tổng hợp cho các ngành kinh tế: năng lượng, cấp nước dân sinh, tưới, phòng chống lũ, môi trường… hiện tại trên dòng

Trang 16

chính sông Hồng đã xây dựng các hồ chứa như Hoà Bình, Thác Bà Hồ chứa nước Tuyên Quang đã xây dựng xong, sắp đưa vào vận hành Hồ chứa Sơn La đang được xây dựng trên dòng chính sông Đà

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở các tài liệu định hướng PTKTXH toàn lưu vực sông Hồng Thái Bình, xây dựng nên kịch bản diễn biến bình thường dùng trong việc tính toán dự báo nhu cầu nước cho các giai đoạn 2010 và 2020

Trên cơ sở nhu cầu nước dự báo cho tương lai đó đề xuất cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông Hồng- Thái Bình

III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở để xây dựng kịch bản:

Diễn biến như bình thường; dự kiến những sản phẩm nước và lương thực đối với một tương lai có xu thế giống như quá khứ gần đây, do đó những khuynh hướng hiện thời về đầu tư cho nước Giá nước và quản lý nước được duy trì phổ biến

Căn cứ vào thực tế phát triển của các ngành kinh tế xã hội cũng như diễn biễn khí tượng thuỷ văn và thực trạng trong công tác đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi trên lưu vực nghiên cứu làm cơ sở xây dựng kịch bản

IV NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Hệ thống chỉ tiêu chính:

1 Dự báo dân số

+ Dân số trong lưu vực năm 2000 là 26,64 triệu người và năm 2005

là 28,038 triệu người Như vậy có xu hướng tăng đều về dân số cả ở miền núi lẫn đồng bằng sông Hồng Với xu thế phát triển đó, dự báo đến năm

2010 dân số trên lưu vực sẽ là là 29,416 triệu người, năm 2020 là 29,416 triệu người

+ Dân số thành thị trong lưu vực tăng nhanh trong những năm gần đây, tỷ lệ tăng dân số thành thị toàn lưu vực là 4,78% trong giai đoạn 1995-1999 và 3,22 % năm với giai đoạn 1999-2005 Dự báo đến năm

2010 dân số thành thị là 7,827 triệu người, năm 2020 là 7,827 triệu người

2 Nông lâm nghiệp

a) Tốc độ tăng trưởng

- Tốc độ tăng trưởng của ngành nông lâm, thuỷ sản là 5.31% năm

(giai đoạn 1995-1999) và 4,33 % năm (giai đoạn 1999-2005)

Trang 17

Diện tích trồng lúa xuân trên toàn lưu vực có xu hướng tăng tuy nhiên chủ yếu là ở vùng miền núi, vùng đồng bằng gần như không thay đổi và còn có xu hướng giảm Dự kiến đến năm 2010 diện tích lúa xuân

là 749.574 nghìn ha và lúa mùa là 923.176 nghìn ha, đến năm 2020 diện tích lúa xuân là 757.513 nghìn ha và lúa mùa là 942.726 nghìn ha

+ Chăn nuôi

- Đàn trâu có xu hướng tăng trong giai đoạn trước 1999 nhưng sau 1999 lại có xu hướng giảm mạnh với tốc độ 4,38% năm rồi đến giai đoạn 2000-2005 chỉ giảm nhẹ với tốc độ giảm 0,72% Với tốc độ

đó dự kiến đến năm 2010 số lượng đàn trâu sẽ là 1,41 triệu con và

+ Thuỷ sản

Diện tích nuôi trồng thuỷ sản trong những năm gần đây có nhiều biến động Năm 1996 diện tích tăng cao sau đó giảm và tăng trở lại trong những năm gần đây Tỷ lệ tăng diện tích giai đoạn 1995-1999 là 3,94 % năm và giai đoạn 1999-2005 là 2,4% năm Tương ứng với xu thế phát triển 1999-2005 dự kiến đến năm 2010 diện tích nuôi trồng thuỷ sản sẽ khoảng 116.870 ha trong đó có khoảng 11 nghìn ha thuỷ sản nước lợ và đến năm 2020 sẽ khoảng 150.350 nghìn ha trong đó có khoảng 13 nghìn

ha thuỷ sản nước lợ

+ Về Lâm nghiệp:

Trang 18

3 Phát triển Công nghiệp

Công nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt từ năm 2000 Tốc độ phát triển công nghiệp là 14,5% năm ở giai đoạn 1995-1999 và 18,1% năm giai đoạn 1999-2005 Tuy nhiên công nghiệp phát triển chủ yếu ở vùng đồng bằng, còn ở các khu vực miền núi tốc độ phát triển chậm

Với tốc độ đó dự kiến giá trị sản xuất công nghiệp đến năm 2010 là

267 nghìn tỷ đồng và đến năm 2020 là 860 nghìn tỷ đồng (giá so sánh 1994)

4 Phát triển Năng lượng

Với xu thế phát triển và tiến độ xây dựng công trình thuỷ điện như hiện nay thì đến năm 2006 xây dựng công trình thuỷ điện Tuyên Quang công suất 300 MW và đến 2015 đưa thuỷ điện Sơn La vào hoạt động với công suất 3600 MW

5 Phát triển Đô thị

Năm 1995 diện tích đất đô thị của vùng Đông Bắc là 6100ha, năm

1994 diện tích đất đô thị của vùng Tây Bắc là 17998ha còn vùng đồng bằng Bắc Bộ là 5750ha (1995) Như vậy đến năm 1995 diện tích đất đô thị khoảng 28 nghìn ha Đến năm 2005 diện tích đất đô thị là 100 nghìn

ha cho cả 3 vùng Như vậy diện tích đất đô thị phát triển mạnh với tốc độ nhanh, hình thành nhiều đô thị mới và mở rộng các đô thị cũ Nếu với tốc

độ này dự kiến đến năm 2010 diện tích đô thị sẽ là 215 nghìn ha và đến năm 2020 sẽ là 581 nghìn ha

6 Môi trường bền vững

Hiện nay lượng nước dùng cho môi trường như pha loãng dòng chảy, nước thải trong các hệ thống thuỷ lợi chưa được tính đến Vì vậy ở kịch bản phát triển này dự kiến trong tương lai lượng nước dùng cho môi trường cũng chưa được đề cập đến

7 Công tác phát triển thuỷ lợi và cơ chế chính sách

Diện tích được tưới của toàn bộ Miền Bắc 1,72 triệu ha vào năm

1996 và 1,9 triệu ha vào năm 2000 Như vậy bình quân diện tích được tưới tăng hàng năm là 1,11 %năm, trong đó vùng đồng bằng tăng 1,44% năm, miền núi tăng 0,5% năm

Trang 19

Như vậy có thể thấy rằng diện tích được tưới qua các năm có tăng

nhưng không đáng kể Như vậy với tốc độ đầu tư công trình thuỷ lợi như

hiện tại thì diện tích được tưới của cả vùng dự kiến đến năm 2010 sẽ là

2,0 triệu ha và đến 2020 sẽ khoảng 2,17ha

Các mô hình quản lý tưới, hiện đại hoá quản lý vận hành công trình

mới chỉ dừng lại ở mức thí điểm vì vậy kết quả đạt được trong việc nâng

cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thuỷ nông là rất hạn chế Hệ số sử

dụng kênh mương trong giai đoạn này khoảng 0,5-0,55 Với xu thế đó dự

kiến hệ số sử dụng kênh mương đến năm 2010 là 0,6 và đến 2020 sẽ tăng

lên 0,65

8 Nguồn nước đến

Tổng lượng dòng chảy đến trên toàn bộ lưu vực sông Hồng 136 tỷ

m3, trong đó dòng chảy thuộc Trung Quốc là 52,8 tỷ m3 Phần ở Việt

Nam là 83,2 tỷ m3; 6 tháng mùa kiệt 37,9.109m3

- Tổng lượng dòng chảy năm với các tần suất P=75%:

Trang 20

Khu CN tập trung (ha) 1724 10736 19747 33265

Ngày đăng: 11/06/2014, 17:08

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w