LƯU VỰC SÔNG HỒNG THÁI BÌNH I GIỚI THIỆU CHUNG

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông hồng xây dựng các kịch bản phát triển (Trang 36 - 37)

IV. Nhóm các yếu tố hồ chứa

LƯU VỰC SÔNG HỒNG THÁI BÌNH I GIỚI THIỆU CHUNG

I. GIỚI THIỆU CHUNG

Hệ thống sông Hồng - sơng Thái Bình là hệ thống sơng lớn đứng hàng thứ hai (sau sông Mê Kông) chảy qua nước Việt Nam. Là một con sông quốc tế bao gồm lãnh thổ của 3 nước là: Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa và Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào. Phần thượng nguồn của các dịng chính và nhánh lớn nằm hầu hết trên lãnh thổ tỉnh Vân Nam - Trung Quốc có diện tích khoảng 81.240 km2 chiếm 48% diện tích lưu vực, phần ở Lào là đầu nguồn suối Nậm Mức có diện tích 1100 km2 chiếm 0,65% diện tích lưu vực, phần còn lại là trong vùng hạ du của hệ thống sông bao gồm lãnh thổ của 25 tỉnh thành phố thuộc vùng Bắc Bộ của Việt Nam có diện tích khoảng 86.660 km2 chiếm 51,53% diện tích tồn lưu vực sơng (trong đó nó chiếm trọn vẹn lãnh thổ của 19 tỉnh thành phố là: thành phố Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Hà Tây, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang,Vĩnh Phúc, Phú Thọ, thành phố Thái Nguyên, Bắc Cạn, Tuyên Quang, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái và phần lớn lãnh thổ của 6 tỉnh Lai Châu, Sơn La, Hồ Bình, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh). Diện tích lưu vực của tồn bộ hệ thống sơng Hồng - sơng Thái Bình là 1.690.200 km2.

Lưu vực sông Hồng được giới hạn từ 20o - 25o30’ Vĩ độ Bắc và từ 100o - 107o10’ Kinh độ Đơng. Phía Bắc giáp lưu vực sơng Trường Giang và sơng Châu Giang của Trung Quốc; phía Tây giáp lưu vực sơng Mê Kơng; phía Nam giáp lưu vực lưu vực sơng Mã; phía Đơng giáp Vịnh Bắc Bộ.

Phần lưu vực sơng Hồng - sơng Thái Bình trên lãnh thổ Việt Nam được kéo dài từ 20o -23o22’ Vĩ độ Bắc và từ 102o10’ - 107o10’ Kinh độ Đơng.

Do đặc điểm địa hình trên 90% diện tích là đồi núi mà dịng chảy được

sinh ra là từ mưa; Do vậy mùa mưa nước tập trung nhanh sinh ra lũ úng làm ngập hàng vạn ha đất canh tác và gây thiệt hại về tài sản tính mạng của nhân dân, ngược lại về mùa khơ các sơng suối lượng nước cịn rất ít đặc biệt là các sông suối thượng thường nguồn bị khô cạn, nếu số ngày khơng mưa kéo dài thì ngay cả nước sinh hoạt cũng bị thiếu, mặn xâm nhập sâu vào các cửa sông ven biển, gây rất nhiều khó khăn cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong lưu vực.

Với mục đích sử dụng tổng hợp cho các ngành kinh tế: năng lượng, cấp nước dân sinh, tưới, phịng chống lũ, mơi trường… hiện tại trên dịng chính

sơng Hồng đã xây dựng các hồ chứa như Hồ Bình, Thác Bà. Hồ chứa nước Tuyên Quang đã xây dựng xong, sắp đưa vào vận hành. Hồ chứa Sơn La đang được xây dựng trên dịng chính sơng Đà.

II. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

Từ các tài liệu định hướng PTKTXH toàn lưu vực sơng Hồng Thái

Bình, xây dựng nên kịch bản khủng hoảng dùng trong việc tính tốn dự báo nhu cầu nước cho các giai đoạn 2010 và 2020.

Trên cơ sở nhu cầu nước dự báo cho tương lai đó đề xuất cơ sở khoa

học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông Hồng- Thái Bình.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Cơ sở để xây dựng kịch bản

Với các giả thiết sau:

+ Do biến động về thị trường: ngành nông nghiệp phát triển theo chiều hướng: Thu hẹp diện tích cây trồng cạn do sản phẩm khó tiêu thụ hoặc khơng có lợi nhuận cao nên nông dân chuyển sang trồng lúa là chính với lý do thị trường xuất khẩu gạo cũng như nhu cầu sử dụng gạo trong nước tiêu thụ tốt.

+ Về thuỷ sản: Do dịch cúm gia cầm có nguy cơ xảy ra thường xuyên nên người nông dân hạn chế phát triển chăn nuôi mà chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản với tất cả những khu vực như ruộng trũng, sông suối, đầm phá, các khu vực ven biển. Với quy mô nuôi tập trung với những giống cá, tơm có năng suất cao và theo đó là các yêu cầu về nước tăng cả về chất và lượng.

+ Ngoài ra các khu công nghiệp và đô thị phát triển mạnh làm tăng nhanh

nhu cầu nước.

+ Trong khi đó dịng chảy tự nhiên lại bị giảm mạnh do nhiều nguyên nhân như phá rừng, biến đổi khí hậu và tác động từ phía Trung Quốc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cơ sở khoa học và giải pháp công nghệ để phát triển bền vững lưu vực sông hồng xây dựng các kịch bản phát triển (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(41 trang)