1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC TẠI UBND XÃ THANH XUÂN – TỈNH THANH HÓA THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

33 37,6K 1,8K

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 199 KB

Nội dung

Lời cảm ơn Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô trong khoa Luật trường Đại học Vinh đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. Và đặc biệt, trong kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được thực tập cọ sát, áp dụng kiến thức chúng em đã được học vào thực tế mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Luật học. Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo: Ngô Thị Thu Hoài đã tận tâm hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Báo cáo thực tập được thực hiện trong khoảng thời gian gần 4 tuần. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động chứng thực tại UBND xã Thanh Xuân, huyện Như Xuân, kiến thức của em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Luật trường Đại học Vinh thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Em cũng xin cảm ơn Đảng ủy, HĐND, UBND và các ban nghành đoàn thể của UBND xã Thanh Xuân Huyện Như Xuân Tỉnh Thanh Hóa đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thu thập thông tin để hoàn thiện báo cáo này.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LUẬT ___________________ HỒ SƠ THỰC TẬP Thanh Xuân, tháng 04 năm 2014 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA LUẬT ___________________ BÁO CÁO THỰC TẬP CUỐI KHÓA ĐỀ TÀI: HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC TẠI UBND THANH XUÂN TỈNH THANH HÓA THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Luật học Giáo viên hướng dẫn : Ngô Thị Thu Hoài Người thực hiện: Phạm Văn Tiên Lớp: K51 E Thanh Xuân, tháng 04 năm 2014 2 Lời cảm ơn! Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác. Trong suốt thời gian từ khi bắt đầu học tập ở giảng đường đại học đến nay, em đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình bạn bè. Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý Thầy Cô trong khoa Luật- trường Đại học Vinh đã cùng với tri thức tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường. đặc biệt, trong kỳ này, Khoa đã tổ chức cho chúng em được thực tập cọ sát, áp dụng kiến thức chúng em đã được học vào thực tế mà theo em là rất hữu ích đối với sinh viên ngành Luật học. Em xin chân thành cảm ơn Cô giáo: Ngô Thị Thu Hoài đã tận tâm hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu hoàn thành báo cáo thực tập tốt nghiệp này. Báo cáo thực tập được thực hiện trong khoảng thời gian gần 4 tuần. Bước đầu đi vào thực tế, tìm hiểu về lĩnh vực hoạt động chứng thực tại UBND Thanh Xuân, huyện Như Xuân, kiến thức của em còn hạn chế còn nhiều bỡ ngỡ. Do vậy, không tránh khỏi những thiếu sót là điều chắc chắn, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý Thầy Cô các bạn học cùng lớp để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn. Một lần nữa, em xin kính chúc quý Thầy Cô trong Khoa Luật- trường Đại học Vinh thật dồi dào sức khỏe, niềm tin để tiếp tục thực hiện sứ mệnh cao đẹp của mình là truyền đạt kiến thức cho thế hệ mai sau. Em cũng xin cảm ơn Đảng ủy, HĐND, UBND các ban nghành đoàn thể của UBND Thanh Xuân - Huyện Như Xuân - Tỉnh Thanh Hóa đã giúp đỡ em trong suốt quá trình thu thập thông tin để hoàn thiện báo cáo này. Thanh Xuân, ngày 16 tháng 05 năm2014 Học viên Phạm Văn Tiên 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………… PHẦN MỞ ĐẦU………………………………… 1.Lý do chọn đề tài:……………………………… 2.Thời gian địa điểm thu thập thông tin sử lý dữ liệu :…………… 3.Phương pháp thu thập thông tin :…………………………… 3.1: Phương pháp tổng hợp thống kê 3.2. Phương pháp so sánh 3.3. Phương pháp phan tích 3.4.Phương pháp điều tra kháo sát 3.5. Phương pháp khác 4. Kết cấu đề tài:…………………………………………………………… B: Nội dung CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận của hoạt động chứng thực 1.1. Các quy định của pháp luật hiện hành về chứng thực……… 1.1.1. Khái niệm chung 1.1.2. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ bản gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực ………………… 1.2. Thẩm quyền chứng thực người thực hiện chứng thực của UBND cấp 1.2.1. Thẩm quyền chứng thực 1.2.2. Người thực hiện chứng thực của UBND cấp 1.3. Thủ tục chứng thực 1.3.1.Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính 1.3.1.1. Quyền nghĩa vụ của người yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính 1.3.1.2. Nghĩa vụ quyền của Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch UBND cấp 1.3.1.3. Thủ tục chứng thực bản sao từ bản chính 1.3.1.4.Địa điểm chứng thực bản sao từ bản chính 1.3.1.5. Trường hợp không được chứng thực bản sao từ bản chính 1.3.1.6.Thời han chứng thực bản sao từ bản chính 1.3.2. Thủ tục chứng thực chữ ký 1.3.2.1. Thủ tục chứng thực chữ ký 1.3.2.2. Thời hạn chứng thực chữ ký 4 1.3.3. Thủ tục chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất 1.3.3.1. Chứng thực hợp đồng, văn bản đã được soạn thảo sẵn 1.3.3.2. Chứng thực hợp đồng, văn bản do người thực hiện chứng thực soạn thảo giúp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC TẠI UBND THANH XUÂN- H. NHƯ XUÂN– TỈNH THANH HÓA 2.1. Khái quát về Thanh Xuân 2.1.1. Đặc điểm về địa lý: 2.1.2. Nhiệm vụ của UBND Thanh Xuân 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của UBND Thanh Xuân 2.2. Thực trạng về công tác chứng thực tại UBND Thanh Xuân… 2.2.1. Thực trạng về cấp bản sao từ bản gốc 2.2.2. Thực trạng về chứng thực bản sao từ bản chính……………… 2.2.3. Thực trạng chứng thực chữ ký………………………………… 2.2.4. Kết quả đạt được……………………………… 2.3. Đánh giá chung 2.3.1. Ưu điểm 2.3.2. Hạn chế CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC CHỨNG THỰC 3.1. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện quy định cả pháp luật liên quan đến hoạt động chứng thực. 3.2. Một số giải pháp đối với thực trạng chứng thực tại UBND Thanh Xuân KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 5 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm trở lại đây, nhu cầu về bản sao, kể cả bản sao được chứng thực là rất lớn. Nghị định 75/ 2000/ NĐ-CP ngày 08/ 12/ 2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực ra đời đã có những đóng góp to lớn trong việc đáp ứng yêu cầu chứng thực của nhân dân. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện NĐ 75 còn bộc lộ những hạn chế như tình trạng ùn tắc, quá tải trong hoạt động công chứng, chứng thực bản sao giấy tờ, chữ ký tại các phòng công chứng UBND huyện. Nhận thấy sự cần thiết phải ban hành ra một văn bản mới để thay thế cho văn bản cũ, ngày 18/ 05/ 2007 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 79/ 2007/ NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (Sau đây gọi là NĐ79/2007/NĐ- CP). Nghị định này ra đời cùng với sự ra đời của Luật công chứng 2007 đã đáp ứng kịp thời những yêu cầu của nhân dân về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký thể hiện tinh thần cải cách hành chính theo cơ chế một cửa, một dấu, đáp ứng được mong mỏi của nhân dân về vấn đề bản sao. Nghị định đã thực hiện việc phân cấp đặc biệt là phân cấp về thẩm quyền chứng thực bản sao cho UBND cấp đối với các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt, tạo thuận lợi cho nhân dân mở ra hệ thống rộng rãi cho các UBND cấp xã, phường, thị trấn có thẩm quyền, chứng thực thay vì chỉ có Phòng công chứng UBND cấp huyện như Nghị định số 75 trước đây Sau 6 năm thực hiện Nghị định số 79/2007/NĐ-CP, ngoài những kết quả đã đạt được thì cũng bộc lộ những hạn chế, bất cập về mặt tổ chức lẫn hoạt động. Do nhận thức về lý luận cũng như trong quy định của pháp luật còn có sự lẫn lộn giữa hai hoạt động công chứng chứng thực. Sự lẫn lộn này dẫn tới việc chứng thực không đúng thẩm quyền, UBND cấp xã, phường cũng chứng thực các hợp đồng giao dịch. Việc chứng thực bản sao theo Nghị định số 79/2007/NĐ-CP tuy đã thực hiện được hơn năm năm nhưng vẫn còn thiếu những hướng dẫn cụ thể. Chứng thực được giao cho Ban Tư pháp cấp xã, phường đây cũng là một thách thức bởi đội ngũ cán bộ Tư pháp xã, phường không được trang bị các công cụ hỗ trợ để nhận biết được những văn bằng giả mạo trong khi các văn bản giấy tờ giả mạo ngày càng tinh vi, rất khó phát hiện. Trong thời gian về thực tập tại địa phương, nhận thấy hoạt động chứng thực, nhất là chứng thực bản sao được người dân quan tâm, đặc biệt là nơi em thực tập UBND Thanh Xuân, huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa thì nhu cầu chứng thực bản sao, chứng thực chữ ký là rất lớn. Với mong muốn phản ánh chính xác thực tế nhất quá trình thực hiện hoạt động này tại UBND nơi em thực tập nên em đã chọn đề tài: " 6 Hoạt động chứng thực tại UBND Thanh Xuân Huyện Như Xuân thực trạng giải pháp " để làm chuyên đề thực tập của mình. để làm rõ hơn những mặt làm được, chưa làm được tại UBND Thanh Xuân khi thực hiện NĐ 79/2007/NĐ-CP từ hoạt động thực tế tại Thanh Xuân, bản thân tôi có thể rút ra bài học kinh nghiệm có những kiến nghị khắc phục, đặc biệt là trong điều kiện đẩy mạnh cải cách hành chính, cải cách tư pháp hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước ta hiện nay. 2. Thời gian địa điểm thu thập thông tin xử lý số liệu Được sự phối hợp của Ban cán sự lớp 51E khoa Luật với trường Đại học Vinh, theo nguyện vọng em được về UBND Thanh Xuân thực tập. Trải qua một tháng thực tập tại UBND từ ngày 14/ 4/ 2011 đến ngày 16/05/2014, được sự giúp đỡ của nhân viên Ban tư pháp em đã tiến hành thu thập được các thông tin cần thiết phục vụ cho chuyên đề. 3. Phương pháp thu thập thông tin Nhận thức rõ tầm quan trọng của các thông tin phục vụ cho việc viết chuyên đề, trong suốt quá trình thực tập em đã xác định rõ định hướng mục tiêu cụ thể để có thể có những thông tin có độ chính xác cao nhất. Được sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ Ban tư pháp nơi thực tập, mặc dù điều kiện đi lại chưa phải thuận tiện nhất, tuy nhiên với những cố gắng hết mình em cũng đã có những kiến thức để viết bài. Những tài liệu phục vụ cho việc viết chuyên đề nằm rải rác ở nhiều nguồn tài liệu khác nhau, đó là trong sách vở, trong các tài liệu, giấy tờ, cũng như trong thực tiễn công việc. Nó đòi hỏi người làm chuyên đề phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp thu thập khác nhau. Các phương pháp chủ yếu được em sử dụng, đó là: phương pháp điều tra, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, phương pháp so sánh 3 .1. Phương pháp tổng hợp thống kê Phương pháp này dựa trên những số liệu từ các báo cáo, tờ trình, các đề tài nghiên cứu khoa học, sau đó tổng hợp những số liệu liên quan đến chuyên đề, từ đó phân loại các số liệu cho mỗi mục nhỏ để làm dẫn chứng. Phương pháp này giúp người nghiên cứu hiểu được khái quát hoạt động chứng thực trên địa bàn Thanh Xuân. Đây là một phương pháp quan trọng không thể thiếu trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu chuyên đề này. 3.2. Phương pháp so sánh Từ số liệu dã được thống kê, tổng hợp đem so sánh qua từng thời kỳ, từng năm . . . Để thấy được nhu cầu thực tế cũng như tốc độ gia tăng của nhu cầu chứng thực. 7 Ngoài ra chúng ta so sánh quy định các văn bản pháp luật qua từng thời kỳ để tìm ra điểm mới, điểm tiến bộ của pháp luật đồng thời thấy được tồn tại chưa thể khắc phục. Trên cơ sở đó đưa ra đánh giá khách quan chính xác về thực tiễn cũng như những ý kiến đề xuất hợp lý nhằm khắc phục những hạn chế, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân. 3.3. Phương pháp phân tích Đi sâu vào phân tích hoạt động chứng thực để thấy những tác động tích cực, ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống nhân dân, nguyên nhân chủ quan, nguyên nhân khách quan. 3.4. Phương pháp điều tra khảo sát Qua thực tế tìm hiểu hoạt động chứng thực tại UBND Thanh Xuân lấy ý kiến của người dân đến chứng thực cũng như ý kiến của cán bộ làm công tác chứng thực tại đây để đánh giá khách quan về hoạt động chứng thực cũng như hiểu được tâm tư nguyện vọng của nhân dân. Đồng thời tham khảo thêm báo cáo của Phòng Tư pháp huyện Như Xuân để có thể đánh giá chính xác nhất thực trạng chứng thực trên toàn huyện Như Xuân. 3.5. Phương pháp khác Lấy ý kiến của các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao cũng như kinh nghiệm trực tiếp làm việc trong lĩnh vực chứng thực để giúp người nghiên cứu hiểu sâu hơn về tác động của chứng thực đến đời sống nhân dân. 4. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, thì nội dung đề tài chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận của hoạt động chứng thực Chương 2: Thực trạng hoạt động chứng thực tại UBND Thanh Xuân huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa . Chương3: Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác chứng thực. 8 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC 1.1. Các quy định của pháp luật hiện hành về chứng thực 1.1.1. Khái niệm chung Theo quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực chứng thực có những thuật ngữ như sau: "Bản chính" là bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu tiên có giá trị pháp lý để sử dụng, là cơ sở để đối chiếu chứng thực bản sao. "Bản sao" là bản chụp, bản in, bản đánh máy, bản đánh máy vi tính hoặc bản viết tay có nội dung đầy đủ, chính xác như sổ gốc hoặc bản chính. "Sổ gốc" là sổ do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp bản chính lập ra khi thực hiện việc cấp bản chính, trong đó có ghi đầy đủ những nội dung như bản chính mà cơ quan, tổ chức đó đã cấp. "Cấp bản sao từ sổ gốc" là việc cơ quan, tổ chức đang quản lý sổ gốc, căn cứ vào sổ gốc để cấp bản sao. Bản sao từ sổ gốc phải có nội dung đúng với nội dung ghi trong sổ gốc. "Chứng thực bản sao từ bản chính" là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị định 79/2007 căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính. "Chứng thực chữ ký" là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Điều 5 của Nghị đinh này chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản là chữ ký của người đã yêu cầu chứng thực. 1.1.2. Giá trị pháp lý của bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính, chữ ký được chứng thực Theo quy định của pháp luật thì bản chính là bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp lần đầu tiên có giá trị pháp lý để sử dụng, là cơ sở để đối chiếu chứng thực bản sao. Bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại nghị định này có giá trị pháp lý sử dụng thay cho bản chính trong các giao dịch. Trong các giao dịch, cơ quan, tổ chức tiếp nhận bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ, bản chính không được yêu cầu xuất trình bản chính để đối chiếu, trừ trường hợp có dấu hiệu nghi ngờ bản sao là giả mạo thì có quyền xác minh. Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chủ ký đó, là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký về nội dung của giấy tờ văn bản. 9 1.2. Thẩm quyền chứng thực người thực hiện chứng thực của uỷ ban nhân dân cấp xã. 1.2.1. Thẩm quyền chứng thực a) Chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản bằng tiếng việt, cụ thể là: Chứng thực các giấy tờ, văn bản chỉ bằng tiếng việt hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam cấp bằng tiếng việt, có xen một số từ bằng tiếng nước ngoài (Ví dụ: Giấy chứng nhận kết hôn của người Việt Nam người nước ngoài, trong đó có ghi tên, địa chỉ của người nước ngoài bằng tiếng nước ngoài ). - Chứng thực các giấy tờ, văn bản có tính chất song ngữ (Ví dụ: Hộ chiếu của công dân Việt Nam, chứng chỉ tốt nghiệp của các trường đại học Việt Nam liên kết với trường đại học của nước ngoài trong đó có ghi đầy đủ bằng cả tiếng Việt tiếng nước ngoài). b, Chứng thực chữ ký trong các giấy tờ, văn bản bằng tiếng Việt. c) Chứng thực hợp đồng, giao dịch, cụ thể như sau: Theo Luật Đất đai năm 2003 thì: + Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân phải có chứng thức của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước ; + Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất. + Hợp đồng thuê quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng thuê quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất. + Hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất hoặc chứng nhận của công chứng nhà nước. + Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân thì được lựa chọn hình thức chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn nơi có đất. + Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải có chứng nhận của công chứng nhà nước; trường hợp hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia 10 [...]... ký vào Người yêu cầu chứng thực phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực Trong công tác này tại UBND Thanh Xuân cán bộ Tư pháp thực hiện việc chứng thực ghi rõ ngày, tháng, năm chứng thực, địa điểm chứng thực, số giấy tờ tùy thân của người yêu cầu chứng thực Về vấn đề chứng thực chữ ký của người nước ngoài thì chưa có trường hợp nào thực hiện tại Thanh Xuân Tại UBND Thanh Xuân luôn thực. .. tiếp thực hiện công tác chứng thựcthành tích./ 31 C KẾT LUẬN Được sự đống ý của Ban giám hiệu, Khoa Luật trường Đại học Vinh em đã đăng ký thực tập tại UBND Thanh Xuân với đề tài "Hoạt động chứng thực tại UBND Thanh Xuân Huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa thực trạng giải pháp Qua việc nghiên cứu tìm hiểu về đề tài em càng nhận thức được vai trò tầm quan trọng của công tác công chứng, chứng. .. huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, xã, thị trấn đã giải quyết khiếu nại trước đó biết Quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định cuối cùng 21 Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHỨNG THỰC TẠI UBND THANH XUÂN, HUYỆN NHƯ XUÂN, TỈNH THANH HÓA 2.1 Khái quát về Thanh Xuân 2.1.1 Đặc điểm về địa lý: Thanh Xuân là một vùng cao... thực tế hoạt động này tại UBND Thanh Xuân rất ít nên khi có yêu cầu thì đều được cấp đúng thời hạn theo quy định của pháp luật 2.2.2 Thực trạng về chứng thực bản sao từ bản chính Theo quy định của pháp luật thì UBND xã, phường, thị trấn chứng thực bản sao từ bản chính các giấy tờ bằng tiếng tiếng việt văn bản song ngữ Tại UBND Thanh Xuân, công tác chứng thực được thực hiện một cách trung thực, ... của người thực hiện chứng thực Do đó, cần quy định tách bạch trình tự, thủ tục chứng thực giá trị pháp lý của văn bản chứng thực với trình tự, thủ tục công chứng giá trị pháp lý của văn bản công chứng, để người dân thực hiện quyền tự định đoạt tự chịu trách nhiệm về quyền, lợi ích hợp pháp của mình 3.2 Một số giải pháp đối với thực trạng chứng thực tại UBND Thanh Xuân Khi Nghị định 79/2007/NĐ-CP... 2.2.3 Thực trạng chứng thực chữ ký Chứng thực chữ ký là một công tác mà người dân yêu cầu cơ quan tư pháp chứng thực chữ ký của họ đúng với văn bản, giấy tờ mà họ yêu cầu được chứng thực Tại UBND Thanh Xuân, công tác này được cán bộ Tư pháp thực hiện việc chứng thực đảm bảo những quy định của pháp luật Các cá nhân khi đến yêu cầu chứng thực chữ ký phải xuất trình CMND, giấy tờ tùy thân của mình và. .. phát triển đất nước, hoạt động chứng thực Thanh Xuân đã đang có những thay đổi Hoạt động chứng thực đang được hình thành ngày càng hoàn thiện, tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế - hội Trên cơ sở chấp hành các văn bản pháp luật của Trung ương ban hành quy định, hướng dẫn về công tác chứng thực, UBND Thanh Xuân đã xây dựng, từng bước hoàn thiện thể chế tiếp tục chỉ đạo,... tính vào thời hạn chứng thực - Trường hợp hồ sơ yêu cầu chứng thực hợp lệ thì cán bộ Tư pháp - Hộ tịch thị trấn ghi vào Sổ chứng thực hợp đồng, giao dịch (mẫu số 61/SCT) trình Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn thực hiện ký chứng thực hợp đồng, văn bản về bất động sản Trường hợp không chứng thực được trong ngày nhận hồ sơ 16 thì cán bộ tư pháp - hộ tịch xã, thị trấn ghi vào... càng được kiện toàn UBND Thanh Xuân bố trí 02 cán bộ Tư pháp - Hộ tịch 01 cán bộ văn phòng - Thống kê trực tiếp thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ tại Bộ phận 1 cửa của UBND trình lãnh đạo ký chứng thực Mặt khác, hoạt động chứng thực đã góp phần đáng kể vào đời sống kinh tế - hội, thúc đẩy phát triển nền kinh tế thị trường định hướng hội chủ nghĩa, bảo đảm an toàn pháp lý cho các hợp... dị đoan trong nhân dân Tuyên truyền vận động nhân dân tham gia tích cực vào công tác hội địa phương 2.1.3 Cơ cấu tổ chức của UBND Thanh Xuân Căn cứ vào luật tổ chức HĐND UBND Ngày 26 tháng 11 năm 2003, tại kỳ họp của HĐND Thanh Xuân nhiệm kỳ 2011 2016 đã bầu ra các đồng chí vào vị trí lãnh đạo của UBND gồm 5 thành viên: Đồng chí Chủ tịch UBND (Đ/C : Phạm Chấn Nguyên ) Đồng chí Phó . GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Luật học Giáo viên hướng dẫn : Ngô Thị Thu Hoài Người thực hiện: Phạm Văn Tiên Lớp: K51 E Thanh Xuân, tháng 04 năm 2014 2 Lời cảm ơn! Trên thực tế không có sự thành. thập thông tin để hoàn thiện báo cáo này. Thanh Xuân, ngày 16 tháng 05 năm2014 Học viên Phạm Văn Tiên 3 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN……………………………………………………………… PHẦN MỞ ĐẦU………………………………… 1.Lý do chọn đề. Thủ tục chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất 1.3.3.1. Chứng thực hợp đồng, văn bản đã được soạn thảo sẵn 1.3.3.2. Chứng thực hợp đồng, văn bản do người thực hiện

Ngày đăng: 11/06/2014, 13:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w