Đây là một trong những hình thức tổ chức dạy học góp phần quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực cho HS như: phát huy tính chủ động, độc lập của HS; tập trung vào r
Trang 1
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11, KÌ 1 CHO HỌC
SINH TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH
Lĩnh vực: Ngữ văn
Nhóm tác giả: 1/ Trần Thị Oanh - Tổ Ngữ văn - ĐT: 0827916692
2/ Nguyễn Thị Ngân Hoa - Tổ Ngữ văn
Năm học 2022-2023
Trang 21.4 So sánh mô hình Vòng tròn văn học với CLB đọc 6 1.6 Cách tổ chức mô hình Vòng tròn văn học 6
2 Dạy học đọc hiểu văn bản theo định hướng phát triển năng lực và
2.2 Ưu thế của dạy học đọc hiểu văn bản theo định hướng phát triển
2.3 Ý nghĩa của việc áp dụng mô hình Vòng tròn văn học đối với hiệu
1.1 Tình hình thực tế dạy học trong bối cảnh thời đại mới và sự cần thiết phải sử dụng phương pháp dạy học hiện đại 10 1.2 Thực trạng quan niệm, nhận thức của GV về việc đổi mới PPDH 11 1.4 Thực trạng dạy học đọc hiểu trong môn Ngữ Văn ở trường THPT 11
2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH VÒNG TRÒN VĂN HỌC VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11, kì 1 CỦA HS TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH
19
1.1 Xác định các lớp sẽ áp dụng mô hình Vòng tròn văn học 19 1.2 Xác định những tiết học sẽ áp dụng mô hình Vòng tròn văn học 19
1.4 Tìm hiểu các vấn đề khó khăn mà HS sẽ gặp phải trong quá trình
2.1 Phổ biến mô hình Vòng tròn văn học cho HS 19 2.2 GV cung cấp nhiều văn bản cho HS lựa chọn 19 2.3 HS tự chọn văn bản để đọc và hình thành các nhóm đọc theo sự lựa 20
Trang 3chọn 2.4 GV cho HS làm quen với các bản phân vai 20 2.5 HS tự phân vai trong nhóm và trải nghiệm các vai tương ứng với hệ
2.6 Các nhóm lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ 24 2.7 GV tổ chức cho HS tương tác trong các nhóm đọc và đánh giá sản
2.8 GV cung cấp hướng dẫn mở rộng phạm vi, chiến thuật, cấu trúc,
3.2 Bài tập rèn kỹ năng đọc hiểu các VB khác cùng thể loại 29
4 HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ SAU GIỜ HỌC 29 4.1 Hướng dẫn HS cách đánh giá và tự đánh giá sản phẩm của các
4.2 Gv theo dõi, đánh giá kết quả làm bài tập của HS 30
1 Kết quả đánh giá các sản phẩm của HS (Xem Hồ sơ học tập của HS
2 Kết quả đánh giá tính cấp thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của việc
áp dụng mô hình Vòng tròn văn học vào dạy học đọc hiểu văn bản truyện hiện đại trong chương trình Ngữ Văn 11, kì 1 tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
Trang 411 CT – SGK Chương trình – Sách giáo khoa
Trang 51
PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Xuất phát từ ý nghĩa của việc vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại nói chung và mô hình Vòng tròn văn học nói riêng
Đổi mới phương pháp dạy học là luôn phát huy tính chủ động sáng tạo của
HS trong quá trình học tập và chiếm lĩnh tri thức Việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường, bắt đầu từ những bài giảng của các thầy cô sẽ góp phần tạo
ra những con người mới VTVH là một biện pháp dạy đọc hiệu quả được áp dụng phổ biến ở một số nền giáo dục có chương trình Ngữ văn tiếp cận năng lực nhưng còn khá mới mẻ với nhà trường Việt Nam Đây là một trong những hình thức tổ chức dạy học góp phần quan trọng trong việc rèn luyện kĩ năng, phát triển năng lực cho HS như: phát huy tính chủ động, độc lập của HS; tập trung vào rèn luyện kĩ năng cho các đối tượng HS khác nhau trong suốt tiến trình tổ chức; tạo môi trường thảo luận, tương tác để HS được chia sẻ những phản hồi về văn bản; tạo cơ hội để
HS thực sự trở thành chủ thể đọc với việc trải nghiệm các vai đọc khác nhau Bên cạnh đó, khi sử dụng mô hình dạy học này, GV còn có thể cung cấp những hướng dẫn mở rộng về chiến thuật, cấu trúc, công cụ, VB truyện để HS tiếp cận và tổ chức mô hình cùng các bản mẫu sinh động về quá trình thực hiện VTVH
Vòng tròn văn học với bản chất là mô hình học tập thông qua thảo luận, phiếu bài tập, đã tạo nên sự kết hợp hài hòa, đa dạng giữa các hình thức trải nghiệm đọc hiểu VB khác nhau trước, trong và sau tiết học Trên cơ sở đó, những năng lực chung và năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn được phát triển toàn vẹn
ở HS Đây là mô hình dạy học Ngữ văn tích cực, được sử dụng rộng rãi và hiệu quả trên thế giới nhằm phát huy tối đa năng lực người học, giúp HS đọc hiểu VB kĩ hơn, thâm nhập sâu hơn vào thế giới nghệ thuật trong VB Sử dụng mô hình này là một phương pháp mới nhằm hỗ trợ tích cực trong việc đổi mới phương pháp dạy học đọc hiểu VB, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Ngữ văn nói riêng và giáo dục nói chung
2 Xuất phát từ ý nghĩa của việc dạy học Văn theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực HS
Phát triển phẩm chất, năng lực người học là mục tiêu, yêu cầu cần đạt của Chương trình giáo dục phổ thông mới Trong dạy học môn Ngữ văn, một trong những mục tiêu được Bộ GD&ĐT nhấn mạnh hàng đầu là phát triển năng lực đọc hiểu cho người học Cùng với việc rèn những kỹ năng cơ bản về viết văn, môn học còn giáo dục nhiều tư tưởng, tình cảm, những phẩm chất tốt đẹp, đặc biệt là kỹ năng mềm cho con người Việt Nam
Chương trình Ngữ văn THPT có nội dung phong phú vừa cụ thể, vừa trừu tượng đòi hỏi tư duy, trí tưởng tượng vừa mang tính thực tiễn Trên cơ sở làm rõ
cơ sở lý luận và thực tiễn của mô hình VTVH, ta thấy nếu áp dụng trong dạy học môn Ngữ văn sẽ kích thích người học cực chủ động học tập, góp phần rèn luyện và phát huy tối đa năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực cảm thụ, tư duy, sáng
Trang 62
tạo của HS, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn trong thời đại mới Đáp ứng các yêu cầu đó, có thể thấy VTVH là mô hình hiện đại, phù hợp cần được nghiên cứu và vận dụng
Với mong muốn nghiên cứu mô hình dạy học mới và sử dụng chúng nhằm nâng cao chất lượng dạy học đọc hiểu VB nói riêng và dạy học Văn nói chung, chúng tôi quyết định chọn đề tài: Áp dụng mô hình Vòng tròn văn học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học đọc – hiểu văn bản truyện hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11, kì 1 cho HS tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
Qua đề tài này, người viết muốn khảo sát thực tế để tìm hiểu, nắm bắt, đánh giá được thực trạng về vấn đề dạy học Ngữ Văn tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh, trên cơ sở đó, đề xuất mô hình dạy học mới nhằm phát triển năng lực cho HS THPT nói chung và HS trường THPT Nguyễn Duy Trinh nói riêng trong thời đại mới
Đề tài được chúng tôi thực hiện trong dạy học Văn tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
PHẦN II NỘI DUNG
Harvey Daniels trong “Literature circles” đã định nghĩa: VTVH là những nhóm thảo luận nhỏ, tạm thời, để đọc cùng một cuốn sách, một câu chuyện, bài thơ, bài báo, Mỗi nhóm quyết định chọn một VB hoặc một phần của VB (trong hoặc ngoài CT học chính khoá) để đọc, mỗi thành viên chuẩn bị thực hiện những nhiệm vụ cụ thể trong cuộc thảo luận sắp tới, và mọi người tham gia nhóm khi đã
có các ghi chú cần thiết để có thể thực hiện nhiệm vụ của mình Các nhóm sẽ có những cuộc gặp định kì và luân phiên các vai thảo luận theo từng kì Khi hoàn thành đọc một cuốn sách, các thành viên của nhóm lên kế hoạch để chia sẻ những nội dung quan trọng trong quá trình đọc với cộng đồng lớn hơn rồi tráo đổi thành viên với các nhóm đã hoàn thành khác, chọn ngữ liệu và chuyển tới những vòng tròn thảo luận mới Đây là một chiến lược đọc dựa trên nguyên tắc người học đọc VB/phần VB tự chọn, chia sẻ câu trả lời cá nhân của họ trong cuộc thảo luận nhóm nhỏ và sau đó chia sẻ với cả lớp
Theo nghĩa rộng, VTVH được hiểu như một mô hình dạy học Ở đó, người đọc chủ động đọc và hợp tác đọc các VBVH Theo nghĩa hẹp, VTVH được hiểu như một PPDH có khả năng sử dụng vào các thời điểm khác nhau trong quá trình dạy học đọc hiểu VBVH với các hình thức, mục đích khác nhau và theo một quy
Trang 7- Các nhóm khác nhau đọc những cuốn sách khác nhau
- Các nhóm HS lên một lịch trình họp mặt ổn định để thảo luận về VB đã đọc
- Những ghi chú (dạng chữ, dạng hình ảnh) được sử dụng để định hướng quá trình đọc và thảo luận về VB
- HS tự tạo ra các chủ đề thảo luận
- Các buổi họp nhóm là những buổi thảo luận cởi mở, tự nhiên về các cuốn sách,
do đó các ý kiến cá nhân đều được khuyến khích
- Các vai thảo luận sẽ được thực hiện luân phiên
- GV là người hỗ trợ, không phải thành viên nhóm hay người hướng dẫn
- Đánh giá được thực hiện bằng quan sát của GV và đánh giá của HS
- Sự vui tươi và thú vị được duy trì trong lớp học
- Sau khi hoàn thành cuốn sách, các HS chia sẻ với những người khác về kết quả đọc và các nhóm mới hình thành xung quanh lựa chọn đọc mới
1.3 Ưu thế của mô hình Vòng tròn văn học
1.3.1 Phát huy tính chủ động, độc lập của HS
- HS tự chọn tài liệu để đọc; Những nhóm nhỏ được thành lập tạm thời, dựa trên những cuốn sách mà HS lựa chọn; Các nhóm khác nhau đọc những cuốn sách khác nhau
- Các nhóm gặp theo lịch trình đều đặn, có thể dự đoán để thảo luận về việc đọc của mình
- HS sử dụng các ghi chú (viết hay vẽ) để định hướng việc đọc và việc thảo luận;
Các chủ đề thảo luận do HS đề xuất
- Nhóm gặp là để có những cuộc trao đổi mở, tự nhiên về các cuốn sách, vì vậy, chấp nhận các câu hỏi mở, quan hệ cá nhân, sự lạc đề
- GV có vai trò cố vấn, không phải là thành viên của nhóm hay người dạy
- Việc đánh giá được thực hiện qua sự quan sát của GV và tự đánh giá của HS
Trang 84
- Tinh thần khôi hài, vui vẻ tràn ngập phòng học
- Khi các cuốn sách được đọc xong, người đọc chia sẻ với bạn cùng lớp, và những nhóm mới được hình thành dựa trên những lựa chọn đọc mới
Như vậy, một trong những ưu thế đầu tiên có thể thấy của VTVH là nó “trao quyền” cho HS rất lớn, từ việc chủ động chọn tài liệu, đề xuất chủ đề thảo luận, tự đánh giá…Tham gia và thực hiện tốt các nhiệm vụ trong VTVH chính là môi trường để phát triển năng lực tự chủ và tự học
1.3.2 Tập trung vào rèn luyện kĩ năng cho các đối tượng HS khác nhau trong suốt tiến trình tổ chức VTVH
- Đối với những HS chưa có kinh nghiệm làm việc hợp tác với HS đã có kinh nghiệm Đối với những HS quen với hình thức dạy học đọc hiểu toàn lớp dưới sự gợi mở, dẫn dắt trực tiếp của GV, chưa có kĩ năng tham gia hoạt động nhóm, hoạt động thảo luận thì việc tiếp xúc với mô hình VTVH sẽ không tránh khỏi những bỡ ngỡ ban đầu Vì vậy, GV có trách nhiệm làm rõ cho HS về mục đích, cách thức, tiến trình thực hiện
Đặc biệt, trước khi đi vào tổ chức mô hình này trong giờ dạy, GV cần dành thời gian cho HS làm quen với các bản phân vai - yếu tố đặc trưng cơ bản của VTVH HS có thể học và tìm hiểu một vai mỗi ngày, làm việc trên một số VB nhất định Các HS có cùng vai hợp nhóm với nhau để trao đổi và làm sáng rõ vai trọng tâm của ngày hôm đó Sau đó, HS tiến tới hợp nhóm với nhiều vai khác nhau để thảo luận và chuyển vai thường xuyên để mỗi HS có cơ hội tiếp xúc với tất cả các vai Thời gian để HS làm quen với mô hình dạy học mới là khoảng 10 ngày và chỉ thực hiện trong thời gian đầu GV chủ động thay đổi các bản phân vai này bằng hình thức phản hồi mở, để HS không bị giới hạn trong một vài kiểu vai cố định mà
có thể mở rộng thêm nhiều ý tưởng trong cuộc thảo luận
- Đối với những HS đã có kinh nghiệm đọc phản hồi và làm việc hợp tác thì biện pháp VTVH sớm phát huy được nhiều ưu thế Daniels cho rằng nhóm đối tượng
HS này chỉ mất khoảng một giờ hoặc thậm chí ít hơn để làm quen với mô hình, tùy theo dung lượng và độ khó của ngữ liệu đọc Theo Daniels, thay vì dạy cho HS các
kĩ năng, hướng dẫn HS cách đọc hiệu quả, thì VTVH tổ chức cho HS thảo luận,
GV dạy kỹ năng đọc, kỹ năng thảo luận
1.3.3 Tạo môi trường thảo luận, tương tác để HS chia sẻ phản hồi văn
Đây là một ưu thế cần phải nhấn mạnh của mô hình VTVH Bản chất đọc hiểu là quá trình tương tác, kiến tạo đồng nghĩa với việc tạo cơ hội lí tưởng để chủ thể đọc có thể đối thoại với cách hiểu, mức độ hiểu khác nhau
Thảo luận là yếu tố quan trọng giúp quá trình đọc hiểu trở nên hiệu quả, nhờ thảo luận, HS buộc phải quay trở lại với VB, tìm cách thuyết phục cho phát biểu của mình, thực hành chiến thuật đọc hiểu…Qua thảo luận, người học có thể thay đổi, chuyển hướng suy nghĩ, ý tưởng của mình, điều khiến họ có nhu cầu đọc lại
Trang 95
VB, kết nối để ý tưởng phát triển sâu sắc hơn, đề xuất quan điểm, bổ sung thêm nhiều kiến thức phong phú Như vậy, thực chất, thảo luận đọc hiểu đem lại hai lợi ích cơ bản:
- Thứ nhất, hội để mở rộng chủ thể đọc, kết nối tri thức nền, kết hiểu khác nhau, từ
đó, làm giàu thêm cho cá nhân chủ thể đọc tham gia
- Thứ hai, thảo luận tạo nên động lực để HS quay lại đọc kĩ VB
Thảo luận là biện pháp hữu ích để GV quan sát đánh giá HS, từ đó để có phản hồi, định hướng, hỗ trợ phù hợp Ngoài ra, thảo luận giúp người học phát triển lực giao tiếp và các năng lực khác như: năng lực nói, năng lực trình bày, năng lực hợp tác…Với HS phổ thông, hình thức hoạt động này có khả tạo nên động cơ, hứng thú học tập lớn đem lại nhiều hiệu quả phù hợp với đặc tính tương tác xã hội cao lứa tuổi
1.3.4 Tạo hội để HS thực trở thành chủ thể đọc với việc trải nghiệm vai đọc khác
Ưu thế lớn của mô hình VTVH là tạo hội để HS thực trở thành chủ thể đọc với việc trải nghiệm vai đọc khác Bởi thử thách lớn mà GV Ngữ văn cần vượt qua
là muốn đạt mục tiêu phát triển năng lực đọc hiểu cho HS, làm để HS thực trở thành chủ thể đọc, thực sự bước vào giới văn với nhập thân trọn vẹn Nói cách khác, HS cần duy trì tương tác với VB, “đem vào” hoạt động đọc tất cả nhận thức, siêu nhận thức vốn tri thức, trải nghiệm liên quan để sau “rút ra” tối đa tri thức mới, trở thành bạn đọc sáng tạo, làm giàu có thêm ý nghĩa cho VB và nguồn vốn cho bản thân
Đứng trước thử thách này, việc gắn HS với vai đọc là cách giải quyết hiệu quả Trước hết, vai đọc hướng tới mục tiêu đọc nhất định, giúp HS có định hướng
rõ ràng Vai đọc còn đem lại hứng thú định cho người học trong hành trình khám phá văn
- Một số vai để HS đảm nhiệm quá trình tham gia VTVH:
+ Vai Người điều khiển/ Người thiết kế câu hỏi: HS chịu trách nhiệm tạo số câu hỏi thảo luận để tạo trò chuyện tác phẩm Đây câu hỏi nhân vật, cốt truyện, chủ đề,
… Nó cách để người điều khiển đảm bảo thành viên nhóm hòan thành nhiệm vụ + Vai Người kết nối: Công việc người kết nối liên hệ văn với giới đời sống thông qua tảng văn hóa cộng đồng, lịch sử TPVH khác Đó HS tìm thấy kết nối có ý nghĩa để đưa thảo luận nhóm
+ Vai Người sáng tạo/ Nghệ sĩ: Vai cung cấp cơ hội tự sáng tạo tối đa cho HS trình bày lại VB theo cách đồ họa hay nhiều cách thức phong phú với khả sáng tạo vô tận như: tạo áp phích, phim, búp bê, tác phẩm điêu khắc
+ Vai Người khám phá (nhân vật, từ vựng): Ở đây, nếu tìm hiểu nhân vật HS chọn nhân vật để theo suốt truyện Người học chọn trích dẫn chi tiết mô tả hành trình mà nhân vật trải qua suốt VB HS đọc lướt văn khoanh tròn từ không quen thuộc
Trang 101.4 So sánh mô hình Vòng tròn văn học với CLB đọc
VTVH có mối quan hệ gần gũi với một số mô hình khác như “trò chuyện về sách” (Book talk), “nhóm đọc” (Reading groups), “câu lạc bộ đọc” (Reading clubs)
…Trong một số trường hợp, chúng được coi là những tên gọi khác nhau dùng để chỉ cùng một mô hình tương tác cho HS trong quá trình dạy học mà Daniels đã mô
tả, nhưng cũng có khi lại được sử dụng với ý nghĩa khác nhau Trong đó, “Câu lạc
bộ đọc” thường được đem ra so sánh với “VTVH” Cả hai đều là những hình thức
tổ chức dạy đọc khuyến khích sự lựa chọn và phản hồi tích cực của mỗi cá nhân, tạo động lực đọc cho người học Ở đó, HS được tổ chức thành những nhóm để tham gia các cuộc thảo luận về một tác phẩm hoặc đoạn trích VB với tính ràng buộc cao (vì HS là người tự dẫn dắt, điều khiển cuộc thảo luận) Tuy nhiên, điểm khác biệt rõ nét nhất có thể nhận thấy là VTVH thường gắn người học với các vai, trong khi đó, “Câu lạc bộ đọc” lại đòi hỏi mỗi HS đều phải có trách nhiệm đưa ra câu hỏi và ý tưởng để thảo luận mà không cần gắn với các vai đọc cụ thể
HS, giới thiệu, giải thích rõ các vai sẽ phân công cho HS trải nghiệm và thể hiện qua hệ thống phiếu học tập
- Bước 3: Cho HS một khoảng thời gian để đọc và viết phản hồi (khoảng 20 - 30 phút) Yêu cầu các nhóm nhìn vào sách và tự quyết định chọn một phần mà HS có thể đọc xong 5 phút trước khi hết thời gian quy định 5 phút này sẽ được dùng để
HS ghi các điểm chú ý vào bản phản hồi, trong hoặc sau khi đọc
- Bước 4: Khi tất cả đã đọc và ghi các lưu ý xong, mời các thành viên trong nhóm gặp nhau trong khoảng 10 – 15 phút GV giải thích cho HS hiểu mục đích của cuộc gặp này là để HS có một cuộc trò chuyện tự nhiên về cuốn sách đã đọc Khuyến
Trang 11- Bước 6: Yêu cầu cả lớp tập hợp để cùng chia sẻ và thảo luận: Một quy tắc quan trọng cho tất cả các kiểu hướng dẫn VTVH là nói về cuốn sách đã đọc Yêu cầu mỗi nhóm nêu cảm nhận về nội dung trao đổi của từng em Sau đó, các em chuyển sang phản ánh về tiến trình tổ chức thảo luận trong nhóm Nếu áp dụng các vai trải nghiệm để đọc hiểu VB thì GV tổ chức, hướng dẫn HS tìm hiểu VB dựa trên kết quả phiếu học tập HS đã hoàn thành
- Bước 7: Yêu cầu các nhóm tự chỉ định một đoạn đọc khác trong sách cho buổi gặp thứ hai Nhắc HS ghi phản hồi trong và sau khi đọc Ghi các kỹ năng tốt và không tốt vào một tờ giấy lớn/bảng phụ treo trên lớp và trong buổi thảo luận tiếp theo có thể thêm vào danh sách này những điểm cần thiết
2 Dạy học đọc hiểu VB theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất của HS
2.1 Thế nào là dạy học đọc hiểu?
Năm 2006, khi biên soạn lại chương trình, SGK phổ thông, giờ giảng văn trong nhà trường được gọi là “Đọc hiểu văn bản” Mô hình đọc hiểu VB lần đầu tiên được thể hiện trong tài liệu Bồi dưỡng GV thực hiện CT, SGK Văn thí điểm, lớp 11, bộ 1 (2006) Trong số các nhà giáo dạy Văn, Trần Đình Sử là người có nhiều bài viết bàn về dạy đọc hiểu VB Trong bài “Đọc hiểu văn bản - một khâu đột phá trong nội dung và 5 phương pháp dạy văn hiện nay” (2003, 2013) ông nhấn mạnh: Dạy Văn là dạy cho HS “năng lực đọc, kỹ năng đọc để HS có thể đọc - hiểu bất cứ VB nào cùng loại Từ đọc hiểu VB mà trực tiếp tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính” Trong mô hình đọc hiểu VB, Trần Đình Sử nhận thức về mục tiêu dạy đọc: dạy năng lực, kỹ năng đọc; mô hình xây dựng dựa trên cơ sở lý thuyết về hoạt động đọc và lý thuyết về hoạt động học tập, vai trò của GV là người “tổ chức hoạt động đọc hiểu VB” cho HS
Dạy đọc hiểu VB hoàn toàn khác với giảng văn, nhất là khi đối tượng của giảng văn lại chỉ là các VBVH Về khái niệm, dạy đọc hiểu là việc GV hướng dẫn
HS sử dụng những kỹ năng để đọc hiểu VB thông qua các hoạt động, thao tác và theo một quy trình nhất định nào đó
Trong dạy đọc hiểu VB, GV chỉ là người hướng dẫn, dìu dắt, nêu vấn đề để
HS trao đổi, thảo luận; là người dạy về phương pháp đọc chứ không phải đọc thay, đọc giùm, biến HS thành thính giả thụ động của mình Giáo án của GV chủ yếu phải là giáo án về phương pháp đọc cho HS Cái nhầm chủ yếu của người thầy hiện
Trang 12HS nào cũng có khả năng làm được như vậy Cụ thể, với những HS yếu hơn, GV
có thể gợi ý hoặc đưa ra các yêu cầu đơn giản hơn Và dù sử dụng phương pháp gì, dạy đọc hiểu VB nào trong môn Ngữ văn cũng cần tổ chức các hoạt động hướng dẫn HS sử dụng các kỹ năng thao tác để đọc chính xác và đọc có tính đánh giá về các yếu tố hình thức, nội dung và ý nghĩa của VB Từ đó ứng dụng kiến thức và kỹ năng đã đọc vào thực tiễn đời sống
2.2 Ưu thế của dạy học đọc hiểu theo định hướng phát triển năng lực cho HS
Bộ môn Ngữ văn trong chương trình SGK mang hai giá trị/ hai lĩnh vực:
nghệ thuật và khoa học Tuy nhiên, do đặc thù bộ môn, HS tiếp cận kiến thức văn học phải gắn liền với khả năng cảm thụ văn học Để làm được điều đó, chúng ta phải hình thành và nâng cao ở các em năng lực đọc – hiểu VB nghệ thuật
VBVH là sản phẩm của tưởng tượng, sáng tạo; là mô hình cuộc sống được phản ánh bằng nghệ thuật, thể hiện cách nhìn và thái độ của người viết Theo đó, VBVH được cố định bởi hệ thống kí hiệu ngôn từ, nhưng ý nghĩa của nó rất phong phú do sự chi phối, tương tác của nhiều yếu tố khác nhau Ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ lạ hóa Cấu trúc VBVH là một cấu trúc mở, có nhiều khoảng trống về nghĩa… Khi dạy học đọc hiểu VBVH cần tổ chức cho HS khám phá VB theo một quy trình giải mã VB nghệ thuật, chỉ ra sự phù hợp giữa các kí hiệu hình thức VB ngôn từ và nội dung, tư tưởng Chú trọng các yêu cầu đọc hiểu từ nhận biết tính toàn vẹn, chỉnh thể trong tiếp nhận đến yêu cầu khám phá tư tưởng, chủ đề, cảm hứng và tình cảm, thái độ của tác giả thể hiện qua hình thức cụ thể của VB; liên hệ,
mở rộng để phát hiện những giá trị đạo đức, văn hóa và triết lý nhân sinh; từ đó biết vận dụng, chuyển hóa thành giá trị sống
Từ đọc hiểu VB mà trực tiếp tiếp nhận các giá trị văn học, trực tiếp thể nghiệm các tư tưởng và cảm xúc được truyền đạt bằng nghệ thuật ngôn từ, hình thành cách đọc riêng có cá tính Đó là con đường duy nhất để bồi dưỡng cho HS năng lực của chủ thể tiếp nhận thẩm mỹ
Do đó, bản chất môn Văn là môn dạy đọc Văn vừa thể hiện cách hiểu thực
sự bản chất của văn học, vừa hiểu đúng thực chất việc dạy Văn là dạy năng lực, phát triển năng lực là chủ thể của HS Điều này càng có ý nghĩa vô cùng to lớn trong thời đại ngày nay, khi sự giao lưu văn hóa quốc tế được gia tăng, khi điều
Trang 139
kiện tiếp xúc các nguồn VB được mở rộng hơn bao giờ hết Trong bối cảnh đó trình độ văn hóa được đánh giá bằng năng lực nắm bắt, tiếp nhận thông tin, xử lý thông tin từ các VB khác nhau Người lao động và người công nhân hiện đại là người biết nắm bắt thông tin nhanh nhạy Mà muốn thế trước hết họ phải biết đọc, không phải chỉ biết đọc chữ, đọc diễn cảm, mà trước hết phải biết đọc hiểu, qua một VB phải biết đâu là chỗ quy tụ thông tin, đâu là câu then chốt thể hiện tư tưởng của tác giả Quốc gia nào có nhiều người biết nắm bắt thông tin, biết xử lý thông tin, thì đó sẽ là một quốc gia mạnh Muốn cho quốc gia mạnh thì phải biến
xã hội của quốc gia đó thành xã hội học Ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, phải đào tạo mỗi HS thành một người đọc đích thực, đọc chủ động, sáng tạo chứ không phải đào tạo một xã hội những người đọc a dua, chuyên ăn theo, nói leo
Điều này càng quan trọng hơn nữa, khi ngày nay các phương tiện nghe nhìn đã cạnh tranh quyết liệt với thời gian đọc, thu hẹp với thời gian đọc của mọi người
Tóm lại, nguyên tắc GD hiện đại đề cao vai trò tích cực, chủ động, sáng tạo của HS trong quá trình chiếm lĩnh tri thức Muốn hiểu và nhớ được kiến thức lâu dài, HS cần tự mình tiếp nhận, kết nối, xử lí thông tin với sự hướng dẫn của GV
Việc tiếp nhận VBVH không nằm ngoài nguyên tắc nhận thức trên đây Ở góc độ chuyên biệt, đọc hiểu VBVH là hoạt động phức tạp nhất trong tiếp nhận VB do đặc thù của đối tượng Nếu không dạy HS cách tự chiếm lĩnh tri thức trong lĩnh vực văn học, chúng ta không chỉ hạn chế năng lực nhận thức chung mà còn làm hỏng năng lực thẩm mĩ của HS
Từ những nội dung đã trình bày ở trên, chúng tôi khẳng định tính cấp thiết của việc dạy đọc hiểu VBVH theo định hướng phát triển năng lực
2.3 Ý nghĩa của việc áp dụng mô hình Vòng tròn văn học đối với hiệu quả dạy học đọc hiểu văn bản
- Thứ nhất là sự đóng góp của VTVH về kỹ năng phân tích VB Người nghiên cứu
đã được xác định rằng các VTVH có hiệu quả trong việc cải thiện các kỹ năng phân tích VBVH của HS như tìm chủ đề, ý chính và từ khóa
- Đóng góp thứ hai của VTVH là cung cấp cho HS một không khí học tập xã hội thú vị và hấp dẫn Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng VTVH đã cung cấp một bầu không khí văn hóa và giáo dục chất lượng có thể giúp họ phát triển các kỹ năng giao tiếp giữa các cá nhân Bên cạnh đó, không giống như các tiết học truyền thống, VTVH cung cấp cho họ trải nghiệm học tập cụ thể về đánh giá sách, thảo luận về sách
- Đóng góp thứ ba của VTVH là tác dụng trong việc nâng cao chất lượng đọc, cung cấp cho HS cơ hội đọc và đánh giá nhiều cuốn sách từ các góc nhìn khác nhau, vượt qua cả những “định kiến” có sẵn, cải thiện khả năng đánh giá nội dung của một cuốn sách mà không có thành kiến và bằng cách sử dụng các quan điểm khác nhau
Trang 1410
- Đóng góp thứ tư của VTVH là cải thiện, bồi dưỡng người học khát khao đọc độc lập và sở thích đọc sách VTVH làm tăng động lực đọc cho những HS miễn cưỡng
và thờ ơ với việc đọc, kích hoạt các em khát vọng tham gia vào các cuộc thảo luận
và nêu ý kiến của họ
- Đóng góp thứ năm của VTVH là cải thiện khả năng nói và sự tự tin của HS, cho phép người học bày tỏ cảm xúc và suy nghĩ của mình về VB, yếu tố trong VB một cách tự tin Tất cả các thành viên trong VTVH đều được tôn trọng và lắng nghe, đều thực hiện một vai đọc nhất định và có thể có sự chuẩn bị
- Đóng góp thứ sáu của VTVH là công cụ giúp bồi dưỡng sự khoan dung đối với
sự khác biệt
Tóm lại, VTVH là mô hình dạy học Ngữ văn tích cực, được sử dụng rộng rãi
và hiệu quả trên thế giới nhằm phát huy tối đa năng lực người học, giúp HS đọc hiểu VB kĩ hơn, thâm nhập sâu hơn vào thế giới nghệ thuật trong VB Mô hình này
là một phương pháp mới sẽ hỗ trợ rất tích cực trong đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, bộ môn Ngữ văn nói riêng
II THỰC TRẠNG
1 THỰC TRẠNG CHUNG
1.1 Tình hình thực tế dạy học trong bối cảnh thời đại mới và sự cần thiết phải
sử dụng phương pháp dạy học hiện đại
Một trong các định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà Đại hội Đảng lần thứ XI đã nêu là “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục và đào tạo”, trong đó nhấn mạnh việc “Đổi mới mạnh mẽ nội dung, CT, PPDH ở tất cả các cấp, bậc học Theo Đề án được phê duyệt, CT mới, SGK mới được xây dựng theo hướng coi trọng dạy người với dạy chữ, rèn luyện, phát triển cả về phẩm chất và năng lực Bên cạnh đó là chú trọng giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, nhân cách, lối sống; phát hiện, bồi dưỡng năng khiếu và định hướng nghề nghiệp cho mỗi HS Đồng thời còn tăng cường năng lực ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng sống, làm việc trong điều kiện hội nhập quốc tế; đẩy mạnh ứng dụng, phát huy thành quả KHCN thế giới, nhất là công nghệ giáo dục và CNTT CT mới, SGK mới lấy HS làm trung tâm, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng tự học của HS; tăng cường tính tương tác trong dạy và học giữa thầy với trò, trò với trò và giữa các thầy giáo, cô giáo
Đổi mới PPDH theo hướng hiện đại nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục đang được các nhà trường đặc biệt quan tâm Trong những năm gần đây, các PPDH mới đã được triển khai như phương pháp bàn tay nặn bột, giáo dục trải nghiệm sáng tạo, tích hợp, liên môn, giáo dục Stem, sơ đồ tư duy, mô hình lớp học đảo ngược Việc đổi mới PPDH để từ đó mà lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học như: tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, ứng dụng CNTT, kết hợp giữa mô hình lớp học truyền thống với các mô hình dạy học mở, dạy học trực tuyến phù hợp với tình hình mới, đáp ứng mục tiêu giáo dục mới, khơi gợi và
Trang 1511
khuyến khích người học tự khẳng định nhu cầu và năng lực của bản thân, đồng thời rèn cho người học thói quen và khả năng tự học, tích cực phát huy tiềm năng
và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng đã được tích luỹ vào cuộc sống. Vì
vậy, việc sử dụng các PPDH hiện đại sẽ góp phần tạo tiền đề để phát triển toàn diện nguồn nhân lực trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới một nền giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế
1.2 Thực trạng quan niệm, nhận thức của GV về việc đổi mới PPDH
Thực tế cho thấy, quan niệm và nhận thức của GV về đổi mới PPDH còn nhiều hạn chế: Nhiều GV có tâm lý ngại thay đổi, dạy học theo thói quen; Một số
bộ phận cán bộ quản lý và GV chưa có động lực đổi mới, chưa hiểu đúng bản chất của các PPDH và kỹ thuật dạy học tích cực nên vận dụng máy móc; Vẫn còn tâm
lý dạy học đáp ứng kiểu kiểm tra, thi cử theo hướng nặng về ghi nhớ nội dung kiến thức; CT và nội dung dạy học hiện hành thiết kế theo định hướng nội dung gây khó khăn khi đổi mới PPDH; Dự giờ đánh giá giờ dạy chủ yếu thiên về đánh giá các hoạt động dạy của GV, chưa quan tâm các hoạt động học của HS
1.3 Thực trạng dạy học đọc hiểu trong môn Ngữ Văn ở trường THPT
Từ năm 2006 đến nay, PPDH môn Ngữ văn có nhiều thay đổi, trong đó có thay đổi về tên gọi các bước tiến hành giờ học VB Phần trọng tâm trước đây được gọi bằng những thao tác “Phân tích”, “Bình giảng” đã được thống nhất thay bằng
“Đọc hiểu” Đề thi môn Ngữ văn cũng thiết kế phần đọc hiểu chiếm đến 30% tổng điểm Đây là sự thay đổi trước hết về quan niệm dạy học từ chỗ xem thầy là người truyền thụ, độc quyền tri thức, kĩ năng thuyết trình, giảng bình văn học của thầy là quyết định đến việc xem người học là chủ thể của quá trình nhận thức, sự chủ động
và kĩ năng đọc hiểu VB của HS là yếu tố quyết định Sau nữa là thay đổi về cách thức dạy học, tập trung mạnh hơn vào việc tổ chức cho HS tự học, phát triển tư duy độc lập và phản xạ với các yêu cầu từ phía GV
Tuy nhiên, từ quan niệm đến thực hành vẫn có khoảng cách rất lớn Do nhiều nguyên nhân, bài đọc hiểu trên lớp vẫn nghiêng về việc thuyết trình của GV hơn là hoạt động tự tiếp nhận của HS Nhiều GV đã nỗ lực đầu tư đổi mới nhưng vẫn khó thoát ra khỏi quán tính và khuôn mẫu cũ Trong đó, nặng nề nhất là hệ thống tri thức đọc hiểu vẫn do GV áp đặt Rất khó để HS tự phát hiện ra các nghĩa của VB, vẻ đẹp của ngôn từ và sự độc đáo của các biện pháp nghệ thuât Việc trả bài của HS sau đó vẫn mang tính chất lặp lại những gì GV cung cấp Tình trạng như HS học thụ động, thiếu sáng tạo vì đã hoàn toàn mất năng lực đọc - hiểu VBVH Hoặc là HS không biết tự học vì mất kiến thức cơ bản của bộ môn Hay là học tập thiếu sự tương tác giữa trò và thầy, giữa trò với trò dẫn bị hạn chế các kỹ năng đọc - hiểu cần thiết Và có hiện tượng HS hứng thú, đam mê do không thể tự mình chiếm lĩnh những tri thức cơ bản nhất Khả năng tìm ra cái khác, cái mới, tự phát hiện giá trị của VB tập trung vào số ít HS giỏi Số này chiếm tỉ lệ quá nhỏ so với tổng lượng HS Sự thụ động của HS thể hiện rõ nhất khi cần đọc hiểu các VB ngoài CT Trong các kì thi, ngữ liệu cho câu hỏi đọc hiểu phần lớn là VB nhật
Trang 1612
dụng, bình luận báo chí, với những câu hỏi đọc hiểu khá đơn giản, nhiều HS vẫn lúng túng và trả lời sai Phần lớn HS không thể tiếp nhận các VB nghệ thuật ngoài SGK
Trên đây là những thực trạng mà chúng ta nhận thấy khi dạy học đọc hiểu
VB Có thể nói, năng lực đọc – hiểu là năng lực cơ sở đối với HS THPT trong tiến trình dạy văn – học văn. Vì thế, dạy học đọc hiểu VB theo định hướng phát triển
năng lực và phẩm chất của HS là điểm mấu chốt để quá trình dạy học bộ môn Ngữ văn thành công trên tinh thần của Đề án đổi mới CT và SGK
2 THỰC TRẠNG CỦA VIỆC ÁP DỤNG MÔ HÌNH VÒNG TRÒN VĂN HỌC VÀO DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11, KÌ 1 CỦA HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH
2.1 Khảo sát thực trạng
2.1.1 Phạm vi khảo sát và thực nghiệm sư phạm:
- Khảo sát thực trạng dạy học Văn ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh:
+ Khảo sát 9 lớp với tổng số 401 HS, trong đó: Lớp 12A1 (46);12D (46); 12C (47);
11A2 (39); 11D (40); 11D4 (47), 10A (45); 10D (46); 10G(45) + Khảo sát GV: 11 GV dạy môn Ngữ văn ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh
- Thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở các lớp 11D (Lớp khối D có tự chọn);
11T (Lớp khối A1) và 11A2 (Lớp khối A) tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh, Huyện Nghi Lộc, Tỉnh Nghệ An
2.1.2 Nội dung khảo sát
*/ Khảo sát thực trạng dạy học môn Ngữ Văn ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh gồm:
- Thực trạng về ý thức học tập môn Ngữ Văn của HS ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh
- Thực trạng việc vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực vào việc dạy học Văn tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
- Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ việc dạy học Văn ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh
- Thực trạng về việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học Ngữ Văn ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh
*/ Khảo sát việc thực hiện áp dụng mô hình VTVH vào việc dạy học đọc hiểu VB truyện hiện đại trong CT Ngữ văn 11, kì 1 tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
- Khảo sát cơ sở vật chất, thiết bị dạy học phục vụ cho việc thực hiện mô hình VTVH tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
Trang 1713
- Khảo sát năng lực sử dụng CNTT của HS trong học tập
- Khảo sát ý thức tự học của HS khi thực hiện nhiệm vụ học tập
- Khảo sát tính tích cực trong quá trình học tập của HS
- Khảo sát thái độ của GV và HS với mô hình dạy học mới
2.1.3 Phương pháp khảo sát
- Quan sát sư phạm: Thông qua dự giờ, quan sát các hoạt động giảng dạy của GV
và hoạt động học tập của HS trong quá trình dạy học
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phương pháp này nhằm thu thập thông tin
về thực trạng và cách thức sử dụng phương pháp dạy học của GV và hứng thú học tập của HS khi GV sử dụng mô hình VTVH
- Phương pháp thực nghiệm, đối chứng: Phương pháp này nhằm kiểm chứng tính cấp thiết, tính khả thi khi vận dụng mô hình VTVH vào việc dạy truyện hiện đại trong chương trình Ngữ văn 11 Qua đó, khẳng định tính đúng đắn của giả thuyết
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi Không bao giờ
Rất thường xuyên
Thườn
g xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi Không bao giờ
1 HS tham gia vào các hoạt động học tập 43 68 191 92 7 2 2 6 1 0
2 HS thực hiện các nhiệm vụ mà GV đề ra 75 87 141 94 4 1 2 8 0 0
3 HS tham gia vào việc xây dựng và thực hiện kế hoạch học tập
Trang 1814
4 HS tích cực phát biểu xây dựng bài 56 61 190 91 3 3 2 5 1 0
5 HS tham gia vào việc giải quyết những vấn đề thực tiễn đặt ra trong tác phẩm
Qua kết quả khảo sát về ý thức học tập môn Ngữ Văn của HS ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh ta thấy: Với tổng số 401 em HS trên 3 khối được khảo sát thì tỷ lệ HS Rất thường xuyên và Thường xuyên tham gia vào các hoạt động học tập, thực hiện nhiệm vụ học tập, tích cực trong việc xây dựng bài, hợp tác, chia
sẻ với nhau trong quá trình học chỉ chiểm khoảng từ 10% - 23%, trong khi đó số
HS Thỉnh thoảng và Hiếm khi tham gia vào hoạt động học, thực hiện nhiệm vụ học tập, xây dựng bài, chia sẻ, hợp tác và đánh giá lẫn nhau trong học tập lại chiếm từ 22% - 62% Điều đó cho thấy HS còn thụ động, chưa thật sự hứng thú, chưa tích cực, chủ động trong học tập, ý thức tự học chưa cao Đặc biệt, các em chưa có ý thức trong việc giúp đỡ, sẻ chia với nhau trong học tập, kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS còn hạn chế, chủ yếu là GV đánh giá
*/ Bảng 2: Kết quả khảo sát thực trạng việc vận dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực của GV trong dạy học Văn ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh
Nội dung
Rất tốt Tốt thường Bình Chưa tốt
Hoàn toàn không tốt Rất tốt Tốt thường Bình Chưa tốt
Hoàn toàn không tốt
1 GV cải tiến các phương pháp
truyền thống trong dạy học (thuyết
Trang 1915
5 GV tổ chức hình thức dạy học
toàn lớp, nhóm và cá nhân 61 82 161 85 12 2 4 4 0 0
6 GV gắn dạy học trong trường
với dạy học trải nghiệm thực tế 31 42 252 72 4 1 5 4 0 0
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy: Đa số HS và GV đều đánh giá việc đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học của GV đã có nhiều khởi sắc theo hướng tích cực Có 45 % HS đánh giá GV đã có cải tiến các phương pháp truyền thống trong dạy học, có 5/11 GV có ý thức đổi mới trong dạy học bằng cách vừa cải tiến phương pháp truyền thống vừa kết hợp với vận dụng phương pháp dạy học tích cực Tuy nhiên việc đổi mới PPDH còn mang tính chất tức thời, đối phó, chưa đồng bộ, thiếu linh hoạt Vì thế, các giờ dạy học Văn vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn
*/ Bảng 3: Kết quả khảo sát thực trạng mối quan hệ giữa GV và HS trong dạy học Văn ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh
Nội dung
Rất tốt Tốt thường Bình Chưa tốt
Hoàn toàn không tốt Rất tốt Tốt thường Bình Chưa tốt
Hoàn toàn không tốt
1 GV có thái độ, cử chỉ thân thiện,
lễ phép của HS với GV Tuy nhiên, vẫn có khoảng 55%-69% HS đánh giá việc GV
có giải pháp hỗ trợ khi HS gặp khó khăn trong học tập và việc HS biết chia sẻ, giúp
đỡ, hỗ trợ nhau trong học tập ở mức Bình thường hoặc Chưa tốt
*/ Bảng 4: Kết quả khảo sát thực trạng về mối quan hệ giữa HS và HS trong học tập môn Ngữ Văn ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh
Nội dung
Rất tốt Tốt thường Bình Chưa tốt
Hoàn toàn không tốt Rất tốt Tốt thường Bình Chưa tốt
Hoàn toàn không tốt
1 Giữa HS với HS có mối quan hệ
Trang 20*/ Bảng 5: Kết quả khảo sát thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục
vụ cho việc dạy học Văn của nhà trường
Nội dung
Rất tốt Tốt thường Bình Chưa tốt
Hoàn toàn không tốt Rất tốt Tốt thường Bình Chưa tốt
Hoàn toàn không tốt
1 Trang bị đầy đủ tivi, máy chiếu cho từng lớp học 83 139 145 26 8 2 3 6 0 0
2 Phòng học đầy đủ diện tích, ánh sáng, bảng, bàn ghế đạt
và hình thức tổ chức dạy học theo hướng hiện đại, phù hợp tình hình mới
*/ Bảng 6: Kết quả khảo sát việc thực hiện kiểm tra, đánh giá trong việc dạy
Trang 2117
học Văn ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh
Nội dung
Rất
thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi Không bao giờ Rất
thường xuyên Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi Không bao giờ
1 Đánh giá chủ yếu qua
các bài kiểm tra, hỏi bài
GV sử dụng đa dạng các hình thức đánh giá trong dạy học Văn Có 6/11 GV và 43% HS cho rằng các em hiếm khi được tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau
*/ Bảng 7: Kết quả khảo sát thực trạng công tác thực hiện đổi mới PPDH tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh
Nội dung
Rất tốt Tốt thường Bình Chưa tốt
Hoàn toàn không tốt Rất tốt Tốt thường Bình Chưa tốt
Hoàn toàn không tốt
1 Nhà trường chỉ đạo GV tích cực
2 Tổ chức các hình thức dạy học
khuyến khích sự tham gia chủ
động tích cực của HS (Ngoại khóa,
câu lạc bộ, trải nghiệm sáng tạo,
Trang 2218 dạy học theo hướng kết hợp dạy
học toàn lớp, kết hợp với dạy học
nhóm và cá nhân
Qua kết quả khảo sát ta thấy, trong những năm qua, trường THPT Nguyễn Duy Trinh đã đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới PPDH Bên cạnh việc chỉ đạo kịp thời, sát sao, nhà trường còn động viên, khuyến khích GV tích cực đổi mới PPDH,
đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện còn mang tính thời vụ, chưa đồng
bộ, quyết liệt
2.2.2 Kết quả khảo sát việc áp dụng mô hình VTVH vào dạy học đọc hiểu VB truyện hiện đại trong CT Ngữ văn 11, kì 1 tại trường THPT Nguyễn Duy Trinh (Xem phần kết quả thực nghiệm)
2.3 Phân tích, đánh giá kết quả khảo sát thực trạng
2.3.1 Ưu điểm:
Trong những năm qua việc đổi mới PPDH học nói chung và dạy học Văn nói
riêng ở trường THPT Nguyễn Duy Trinh đã có nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt trong công tác dạy và học môn Ngữ Văn Nhìn vào kết quả khảo sát ở trên ta thấy:
- Nhà trường luôn quan tâm đền công tác dạy học, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết
bị phục vụ dạy học tương đối đầy đủ, hiện đại Bên cạnh đó, nhà trường cũng tổ chức đa dạng hóa các hình thức dạy học như dạy học trên lớp, câu lạc bộ, ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo, trải nghiệm thực tế, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, tăng cường tập huấn, trao đổi, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm qua việc tổ chức các sinh hoạt chuyên môn giữa các trường lân cận
- Đa số GV đều có ý thức đổi mới trong việc dạy và học bằng việc sử dụng các phương pháp và hình thức dạy học tích cực, lấy HS làm trung tâm, chú trọng hình thành năng lực và phẩm chất cho HS
- Mối quan hệ giữa GV và HS, HS và HS trong dạy học Vă ngày càng thay đổi theo hướng tích cực với sự hợp tác, thân thiện, sẻ chia, giúp đỡ
2.3.2 Hạn chế:
- Công tác chỉ đạo chưa thực sự quyết liệt và đồng bộ, còn mang tính chất nhất thời, không theo lộ trình
- Công tác kiểm tra, đánh giá đôi lúc còn bất cập, hình thức
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại phục vụ dạy học còn hạn chế, thiếu, chưa đồng bộ
- Vẫn còn tình trạng GV dạy đối phó, chưa thật sự tâm huyết với học trò, ngại đổi mới, ý thức học hỏi chưa cao
- Đa số HS không thích học Văn, không có đam mê, học đối phó, học tủ, ý thức
học tập chưa tốt
Trang 2319
III ÁP DỤNG MÔ HÌNH VÒNG TRÒN VĂN HỌC NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ VIỆC DẠY HỌC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN HIỆN ĐẠI TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 11, KÌ 1 CHO HỌC SINH TẠI TRƯỜNG THPT NGUYỄN DUY TRINH
1 XÂY DỰNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
1.1 Xác định các lớp sẽ áp dụng mô hình Vòng tròn văn học
- Các lớp: 11D (lớp chọn khối D); lớp 11T (Lớp chọn khối A1) và lớp 11A2 (Lớp khối A)
1.2 Xác định những tiết học cụ thể sẽ thực hiện mô hình Vòng tròn văn học
- Tiết 37; 38;39: Bài Hai đứa trẻ (Thạch Lam)
- Tiết 46;47;48: Bài Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân)
- Tiết 50;54: Tự chọn : Văn xuôi lãng mạn 30-45
- Tiết 66;67;68: Bài Chí Phèo (Nam Cao)
- Tiết 69;75: Tự chọn về Nam Cao và Ngô Tất Tố
1.3 Chuẩn bị thiết bị dạy học và học liệu
- Tài liệu học tập từ các bài giảng điện tử, bài giảng tóm tắt, video
- Máy tính, máy chiếu, tivi, điện thoại, micro, loa,
- SGK, Thiết kế bài học, câu hỏi và bài tập kiểm tra, đánh giá, Phiếu học tập
- Kế hoạch phân công nhiệm vụ cho HS
- Sử dụng phần mềm Google Drive để chia sẻ kiến thức và khảo sát GV và HS
- Sử dụng phần mềm Microsoft Power Point, Phần mềm Canva, Google Docs và Google Drive để thiết kế bài giảng và bài thuyết trình
1.4 Tìm hiểu về vấn đề khó khăn mà HS sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện
- Vấn đề về sử dụng công nghệ hoặc quản lý hệ thống dữ liệu học tập và hoạt động của HS trên hệ thống
- Vấn đề về sự tự giác và ý thức của HS khi thực hiện hoạt động nhóm
2 QUY TRÌNH THỰC HIỆN
2.1 Phổ biến mô hình Vòng tròn văn học cho HS
- GV có trách nhiệm làm rõ cho HS về mục đích, cách thức, tiến trình thực hiện
2.2 GV cung cấp nhiều văn bản cho HS lựa chọn
- GV giới thiệu các VB đọc cho HS lựa chọn:
+ Tác giả Thạch Lam: Hai đứa trẻ; Gió lạnh đầu mùa; Dưới bóng hoàng lan
Trang 24+ VB sẽ đồng dạng với những VB được học trong CT-SGK nhằm mục đích củng
cố và phát triển năng lực đọc hiểu cho người học
Bước này được thực hiện lồng ghép trong quá trình dạy học đọc hiểu trên lớp, nhất là khi tổ chức hoạt động đọc mở rộng
2.3 HS tự chọn văn bản để đọc và hình thành các nhóm theo sự lựa chọn
- Nhóm được tạo nên trên cơ sở các HS chọn cùng chung một phần/toàn VB Số lượng thành viên nhóm tầm 4 đến 10 bạn để đảm bảo tất cả các thành viên đều tham gia hoạt động đọc một cách tích cực
- Các nhóm khác nhau đọc những VB khác nhau hoặc 2 nhóm cùng đọc một VB hoặc cùng thực hiện 1 nhiệm vụ
- Sau đó, những HS có cùng vai có thể hợp nhóm với nhau ở những lần thảo luận tiếp theo để trao đổi và làm sáng rõ vai trọng tâm của mình
*/ Lớp 11D (Lớp khối D có tiết tự chọn)
- Các nhóm lựa chọn VB:
+ Nhóm 1: Văn bản “Dưới bóng hoàng lan” (Thạch Lam”
+ Nhóm 2: Văn bản “Gió lạnh đầu mùa” (Thạch Lam) + Nhóm 3: Đề tài người nông dân nghèo và Văn bản “Một bữa no” (Nam Cao) + Nhóm 4: Đề tài người trí thức nghèo và Văn bản “Đời thừa” (Nam Cao)
*/ Lớp 11T, 11A2 (Lớp chọn khối A1, khối A không có tiết tự chọn)
- Chọn văn bản Chữ người tử tù và Chí Phèo + Nhóm 1 và 2: Văn bản “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) + Nhóm 3 và 4: Văn bản “Chí phèo” (Nam Cao)
2.4 GV cho HS làm quen với các bản phân vai
Trước khi đi vào tổ chức mô hình này trong giờ dạy, GV cần dành thời gian cho HS làm quen với các bản phân vai - yếu tố đặc trưng cơ bản của VTVH GV
có thể giới thiệu các vai sau cho HS làm quen:
*/ Đối với Vai Người lược thuật:
Trang 2521
- HS tóm tắt truyện, ý chính của câu chuyện Yêu cầu HS không kể lại mà tập trung vào việc chính, nội dung, thông điệp quan trọng của VB
- Tương ứng với vai trải nghiệm này, HS sẽ hoàn thiện phiếu học tập số 1
*/ Đối với vai Người thiết kế câu hỏi:
- Tùy vào từng VB, HS sẽ thiết kế các câu hỏi đọc hiểu theo các dạng như: câu hỏi đọc hiểu hình thức, câu hỏi đọc hiểu nội dung, câu hỏi liên hệ, so sánh, kết nối
Đây là các VB truyện nên các câu hỏi đọc hiểu sẽ hướng vào chi tiết, tình huống truyện, nhân vật, Khi HS tự thiết kế được câu hỏi đọc hiểu nghĩa là HS đã biết
cách đọc hiểu và bước đầu hiểu về VB
- Ngoài ra, vai Người hỏi có thể đặt ra các câu hỏi chia sẻ cảm xúc/suy nghĩ về những điều ấn tượng nhất/tâm đắc nhất/thích nhất/băn khoăn nhất về VB
- Tương ứng với vai trải nghiệm này, HS sẽ hoàn thiện phiếu học tập số 2
Những câu hỏi này sẽ được sử dụng để triển khai /điều hành cuộc thảo luận
và kết nối các vai đọc, các hoạt động đọc trong Vòng tròn văn học
*/ Đối với vai Người khám phá thế giới nghệ thuật (nhân vật, từ vựng, chi tiết, hình ảnh, đoạn văn hay )
- Ở vai này, nếu tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm thì HS chọn nhân vật, chọn trích dẫn chi tiết mô tả hành trình mà nhân vật trải qua suốt VB Nếu khám phá từ vựng,
HS đọc lướt toàn VB, khoanh tròn những từ không quen thuộc (những từ khó, mới) Sau đó, người đọc thử giải thích ý nghĩa vài từ cho nhóm
- Tương ứng với vai trải nghiệm này, HS sẽ hoàn thiện phiếu học tập số 3
- Phiếu học tập sẽ định hướng cho HS phát hiện các điểm sáng thẩm mĩ, các chi tiết, yếu tố độc đáo, tập trung giá trị của VB, từ đó chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ có tính cá nhân của người đọc Với nhiệm vụ này, Phiếu học tập có thể kết hợp với kĩ thuật “đánh dấu và ghi chú bên lề”, động não, “trình bày một phút”
Ví dụ 1: Nếu được chọn đoạn văn bản/nhân vật yêu thích nhất, bạn chọn đoạn/nhân vật nào? Vì sao?
Ví dụ 2: Viết ra hoặc gạch chân dưới những từ ngữ mà bạn thích nhất trong đoạn văn vừa đọc và thử lí giải ngắn gọn ý nghĩa của chúng
*/ Đối với vai Người kết nối
- Với vai này, Phiếu đọc sách sẽ kết hợp chiến thuật “cuộc giao tiếp văn học” để định hướng người đọc xác lập mối quan hệ đa chiều giữa VB với người đọc, với
VB khác và với thực tiễn cuộc sống Theo đó, người học không chỉ nhận diện, phát hiện mối quan hệ mà phải bộc lộ quan niệm, đánh giá về mối quan hệ đó
- Tương ứng với vai này, HS hoàn thành Phiếu học tập số 4
Ví dụ: Hãy chia sẻ một trải nghiệm giúp bạn hiểu hơn/đồng cảm hơn với nhân vật/VB Câu chuyện/nhân vật gợi bạn nhớ đến điều gì đã trải qua? Câu chuyện/
Trang 2622
nhân vật làm thay đổi suy nghĩ/tình cảm của bạn như thế nào? Bạn sẽ làm gì sau khi đọc văn bản?
*/ Đối với vai Người liên hệ:
- Ở vai người liên hệ, HS thực hiện những kỹ năng mà người đọc thường sử dụng:
Tìm mối liên hệ giữa truyện ngắn đang đọc với thực tế cuộc sống, với cảm xúc và kiến thức nền của HS, với những VB, tác giả khác
- HS hoàn thành phiếu học tập số 5
Ví dụ: Tìm mối liên hệ giữa ba truyện ngắn của Thạch Lam với đời sống, mối liên
hệ giữa truyện ngắn với các tác phẩm cùng đề tài, cùng tác giả
*/ Đối với vai Người vẽ tranh:
- Ở vai này HS sẽ vẽ về hình ảnh còn đọng lại trong tâm trí sau khi đọc tác phẩm
Hình ảnh đó có thể là một chi tiết nghệ thuật đặc sắc hay chân dung một nhân vật
mà HS yêu thích hoặc một cảnh tượng HS ám ảnh
- Tương ứng với vai trải nghiệm này, HS hoàn thiện phiếu học tập số 6
Ví dụ: HS tưởng tượng hình vẽ đó trong đầu và vẽ vào phiếu học tập, khi vẽ HS nêu lý do hoặc giải thích ý nghĩa hình ảnh vẽ
*/ Đối với vai Nhân vật trong bối cảnh:
- HS nhập vai vào nhân vật, viết nhật ký nhân vật (tên, tuổi, gia cảnh, suy nghĩ, hành động, diễn biến tâm trạng của nhân vật trong từng sự kiện khác nhau)
- HS hoàn thiện phiếu học học tập số 7
Ví dụ: HS có thể diễn lại một trích đoạn truyện ngắn đặc sắc trong tác phẩm
*/ Đối với vai Người tìm những đặc sắc về nghệ thuật:
- HS tìm những từ hay, từ mới, có khả năng miêu tả cao mà tác giả đã sử dụng, nêu
ý nghĩa biểu đạt của những từ ngữ đó Cùng với đó, HS phát hiện những từ ngữ có tác dụng cao trong việc thể hiện ngôn ngữ, giọng điệu trần thuật trong tác phẩm
- HS hoàn thiện phiếu học tập 8: Tìm hiểu về ngôn ngữ tác phẩm trong từng đoạn trích đặc sắc hoặc trong toàn bộ tác phẩm
*/ Đối với vai Người sáng tạo:
- Phiếu đọc sách sẽ kích thích, khơi nguồn sáng tạo của HS, tuỳ vào năng khiếu, mức độ tiếp nhận văn bản HS có thể viết/diễn một đoạn kịch/tình huống truyện; vẽ phác thảo một chân dung nhân vật, một bức tranh về tác phẩm ; Người sáng tạo cũng có thể là đạo diễn trình bày ý tưởng dàn dựng sân khấu hay điều khiển các vai diễn và lí giải sự sáng tạo của mình Cuối Phiếu đọc sách có thể thêm phần chia sẻ/giải thích về các ý tưởng sáng tạo
- Sử dụng Phiếu đọc sách để thực hiện vai này có thể sử dụng các kĩ thuật đóng vai, chuyển thể văn bản
Trang 2723
- Tương ứng với vai này, HS hoàn thiện phiếu học tập số 9
Ví dụ: Hãy phác thảo chân dung nhân vật và chia sẻ ý tưởng được thể hiện Nếu bạn là đạo diễn, bạn sẽ hướng dẫn diễn viên diễn xuất vai như thế nào? Hãy tưởng tượng những sự kiện sẽ diễn ra sau khi Chí Phèo chết và viết tiếp câu chuyện như bạn mong muốn Thử lí giải vì sao bạn viết như vậy Nếu được thay đổi một sự kiện/một yếu tố/chi tiết trong VB, bạn sẽ thay đổi điều gì? Vì sao?
- HS dự đoán, viết tiếp hoặc sáng tạo kết truyện mới
*/ Đối với vai Người tổng kết:
- Phiếu đọc sách định hướng HS tổng kết về những nội dung đã thống nhất, những nội dung còn bỏ ngõ, những câu hỏi đặt ra để thảo luận chung cả lớp hoặc trao đổi với GV HS có thể dùng vài từ khoá/câu chốt để khái quát về những điểm ấn tượng, những nội dung chính của VB Với yêu cầu này Phiếu đọc sách sẽ kết hợp với kĩ thuật “Sơ đồ tư duy” hoặc “Viết sáng tạo”
- Tương ứng với vai này, HS hoàn thiện phiếu học tập số 10
Ví dụ:
+ Vẽ sơ đồ tư duy khái quát giá trị VB mà bạn vừa đọc
+ Nếu được dùng 3 từ để nói về VB, bạn sẽ dùng những từ nào?
+ Hãy viết 5-7 câu về những điều bạn cảm nhận được thông qua VB
2.5 HS tự chọn/phân vai trong nhóm và trải nghiệm các vai tương ứng với hệ thống phiếu học tập (Xem phần phụ lục 1)
Để thực hiện việc định hướng và đánh giá hoạt động đọc, GV có thể thiết kế các Phiếu đọc sách theo các vai đọc/nhiệm vụ đọc khác nhau Hoặc HS sẽ tự thiết
kế một cách sáng tạo Phiếu học tập dành cho vai của mình dựa trên yêu cầu cần đạt
mà GV đưa ra Hoạt động này được tiến hành trước 4-5 ngày Trước buổi học khoảng 2 ngày, các HS trong nhóm có thể đổi vai cho nhau để có cơ hội trải nghiệm thêm các vai mới
Ví dụ 1: Với VB “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân, HS có thể lựa chọn một trong các vai tương ứng với các nhiệm vụ sau:
- Vai Người khám phá:
+ Hãy chọn một nhân vật mà bản thân thấy ấn tượng nhất trong tác phẩm và tiến hành lập hồ sơ nhân vật dựa trên các yếu tố: xuất thân, ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ, mối quan hệ với các nhân vật khác Từ đó, nhận xét khái quát về nhân vật
+ Hãy tìm những từ ngữ, chi tiết hoặc đoạn văn mà bạn muốn thảo luận?
- Vai Người đi tìm những đặc sắc nghệ thuật của truyện:
Trang 2824
+ Hãy đọc đoạn văn nói về cảnh cho chữ và chỉ ra những đặc sắc trong cách sử dụng ngôn ngữ của Nguyên Tuân?
- Vai Người vẽ tranh/ Người sáng tạo:
+ Hãy vẽ ra những bức tranh mà bản thân hình dung được sau khi đọc tác phẩm và thử bình về bức tranh ấy
+ Từ VB/đoạn văn/ 1 tình huống trong VB, hãy viết hoặc diễn lại một đoạn kịch ngắn
- Vai Người tổng kết:
+ Hãy vẽ sơ đồ tư duy khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
Ví dụ 2: Với VB “ Dưới bóng hoàng lan” của Thạch Lam, HS có thể lựa chọn các vai tương ứng với các nhiệm vụ sau:
- Vai Người lược thuật:
+ Hãy tóm tắt những nội dung chính của câu chuyện
- Vai Người thiết kế các câu hỏi (nội dung các câu hỏi phải làm rõ được nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm, những điều mà bạn băn khoăn nhất/ tâm dắc nhất):
+ Tìm hiểu một số yếu tố của truyện như: ngôi kể, điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật
+ Tìm hiểu tình cảm của các nhân vật qua lời thoại + Tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, lời kể,…) + Tìm hiểu tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà tác giả thể hiện qua tác phẩm; rút ra các giá trị đạo đức, văn hóa từ VB
- Vai Người liên hệ:
+ Hãy tìm mối liên hệ giữa ba tác phẩm: Hai đứa trẻ, Dưới bóng hoàng lan, Gió lạnh đầu mùa của Thạch Lam
+ Hãy tìm mối liên hệ giữa tác phẩm với những gì đã và đang xảy ra xung quanh cuộc sống của bạn
Để thực hiện mỗi nhiệm vụ trên, mỗi HS phải đọc toàn bộ VB nhưng chỉ tập trung vào một vai mà mình đã lựa chọn Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các thành viên trong nhóm có thể góp ý, thảo luận, chia sẻ với nhau
2.6 Các nhóm lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ
Kế hoạch được các HS trong nhóm thương thảo để xây dựng Kế hoạch bao gồm các nội dung cốt lõi:
- Chọn văn bản
- Tìm hiểu các vai
- Các thành viên trong nhóm nhận nhiệm vụ theo các vai mình chọn
Trang 2925
- Thực hiện nhiệm vụ theo vai (Thời gian 1 tuần) + Các thành viên trong nhóm tiến hành đọc cá nhân + Mỗi HS chuẩn bị nội dung của mình (trên bản Word, Powerpoint hoặc viết tay)
- Các thành viên chia sẻ trong nhóm nhỏ qua Zoom, Chát, Zalo, Mesenger ) + Các nhóm HS lên một lịch trình họp mặt ổn định để thảo luận về VB đã đọc
+ Các nhóm gặp theo lịch trình đều đặn, có thể dự đoán để thảo luận về việc đọc của mình
+ Hàng ngày các nhóm HS đọc cùng một cuốn sách gặp nhau để thảo luận về việc đọc của mình
+ HS sử dụng các ghi chú để chỉ dẫn định hướng việc đọc và việc thảo luận
- Mở rộng cộng tác với nhóm lớn
- Thảo luận cả lớp
*/ Lưu ý: Mỗi hoạt động trên đều quy định thời gian, mục tiêu, sản phẩm học tập cụ thể GV chủ động thay đổi các bản phân vai này bằng hình thức phản hồi mở, để HS không bị giới hạn trong một vài kiểu vai cố định mà có thể mở rộng thêm nhiều ý tưởng trong cuộc thảo luận
2.7 GV tổ chức cho HS tương tác trong các nhóm đọc
- Bước 1:Triển khai đọc cá nhân
+ HS tự đọc ở lớp hoặc ở nhà tuỳ vào độ dài của VB Khuyến khích HS đọc toàn
bộ VB nhưng sẽ tập trung thực hiện nhiệm vụ đọc theo vai đọc được phân công
+ Để thực hiện hoạt động đọc này, HS nên ghi chép lại kết quả đọc vào Phiếu đọc sách mà GV và HS đã thiết kế
- Bước 2: Chia sẻ trong nhóm nhỏ
+ Trong VTVH, mỗi thành viên có thể đóng một hoặc nhiều vai Các vai cố định nên được phân công từ trước để HS tập trung chuẩn bị nhưng cần khuyến khích các vai ngẫu nhiên, hình thành ngay trong quá trình thảo luận
+ Thông thường các vai thú vị nhất là do người học tạo ra, phát sinh từ nhu cầu nhận thức và trong chính quá trình tương tác với bạn cùng nhóm Do đó, vai cố định có thể được hiểu chỉ là một phần của những gì người học chia sẻ trong cuộc thảo luận hoặc như một cách khởi động cho cuộc thảo luận
Trang 3026
+ Ghép các nhóm nhỏ đọc các đoạn VB khác và sử dụng kĩ thuật “đọc hợp tác” để chia sẻ nhằm đọc hiểu trọn vẹn VB
Bên cạnh đó, nhiệm vụ trọng tâm của nhóm mở rộng còn là đề xuất các tình huống có vấn đề, trở thành chủ đề thảo luận chung (cả lớp)
- Bước 4: Thảo luận chung [thảo luận cả lớp]
+ Đại diện các nhóm mở rộng thuyết trình, giới thiệu về VB ở những nội dung quan trọng nhất hoặc những điểm ấn tượng nhất Nhóm thuyết trình sẽ nêu vấn đề hoặc chính người nghe sẽ đưa ra câu hỏi để thảo luận; khuyến khích những câu hỏi ngẫu nhiên, thể hiện quan điểm cá nhân
+ Kết thúc thảo luận không nhất thiết phải đưa đến một kết luận chung mà ưu tiên việc định hướng đến kĩ năng đọc, định hướng hứng thú đọc, thị hiếu thẩm mỹ để
HS có thể tự phát triển tiếp kết quả đọc và mở ra hoạt động đọc tiếp theo
Ở bước này, HS có thể sử dụng kết hợp kĩ thuật “trình bày 1 phút” để chia
sẻ, đánh giá, phản hồi kết quả đọc của nhóm
- Bước 5: Hồi ứng
+ Hồi ứng được thực hiện dưới hình thức cá nhân HS thu hoạch kết quả đọc và thảo luận HS có thể hồi ứng bằng nhiều cách khác nhau tuỳ vào khả năng và hứng thú của người học như viết bài luận, vẽ tranh, phổ nhạc, hoặc viết nhật kí đọc sách; thể hiện những điều tâm đắc, những suy nghĩ về bản thân, về cuộc sống sau khi đọc VB Việc hồi ứng của HS có thể được tiến hành trên cơ sở điều chỉnh các sản phẩm đã có khi đọc theo vai hoặc tạo ra sản phẩm mới
+ GV ôn lại cách dùng và ý nghĩa của phản hồi mở, nơi người đọc có thể ghi lại cảm xúc, mối liên hệ, từ ngữ, nét vẽ, câu hỏi, lời bình luận hay bất cứ lưu ý nào khá về những gì HS đọc
+ Cho HS một khoảng thời gian để HS đọc và viết phản hồi (khoảng 20-30 phút)
Yêu cầu các nhóm nhìn vào sách và tự quyết định chọn một phần mà HS có thể đọc xong 5 phút trước khi hết thời gian quy định 5 phút này sẽ được dùng để ghi các điểm chú ý vào bản phản hồi, trong hoặc sau khi đọc
+ Khi tất cả đã đọc và ghi các lưu ý xong, mời các thành viên trong nhóm gặp nhau khoảng 10-15 phút GV giải thích mục đích của cuộc gặp này là để HS có một cuộc trò chuyện tự nhiên về tác phẩm đã đọc
Trong quá trình cuộc trò chuyện nhóm diễn ra, GV quan sát từng nhóm GV ghi lại những ví dụ và lời bình luận cụ thể mà có thể cần sử dụng trong quá trình trao đổi chung với các nhóm khác GV có vai trò cố vấn, không phải là thành viên của nhóm hay người dạy
- Bước 7: GV tổ chức cho HS đánh giá sản phẩm (Xem phần Phụ lục 1 – Hồ sơ
học tập và Video HS đánh giá)
Trang 3127
- Việc đánh giá VTVH cần được thực hiện toàn diện với các phương pháp và công
cụ đánh giá khác nhau Bên cạnh các công cụ truyền thống như câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, việc đánh giá có thể sử dụng thêm một số công cụ mà lâu nay ít được áp dụng trong dạy học Ngữ văn như bảng kiểm, thang đo, rubric ;
- GV đánh giá hoặc HS tự đánh giá dựa trên phần thuyết trình, thảo luận hoặc các sản phẩm học tập khác của HS như Phiếu đọc sách, tranh ảnh, kịch bản
2.7 GV cung cấp hướng dẫn để mở rộng phạm vi, chiến thuật, cấu trúc, công
cụ, văn bản truyện để HS tiếp cận
- Các nhóm chia sẻ cách đọc + Khuyến khích HS chia sẻ một cách thoải mái, trò chuyện tự nhiên về cuốn sách đang đọc tạo không khí vui vẻ, sôi động trong phòng học
+ Khi các cuốn sách được đọc xong, người đọc chia sẻ với bạn cùng lớp, và những nhóm mới được hình thành dựa trên những lựa chọn đọc mới
- Yêu cầu cả lớp tập hợp để cùng chia sẻ và thỏa luận
+ HS nói về cuốn sách đã đọc, yêu cầu mỗi nhóm cho ví dụ hay cảm nhận về nội dung trao đổi của các em
+ Sau đó các em chuyển sang phản ánh về tiến trình tổ chức thảo luận trong nhóm
- Từ đó, HS lập danh sách các kĩ năng xã hội tốt và không tốt để rút kinh nghiệm cho việc tiến hành thảo luận các lần sau
- GV yêu cầu các nhóm tự chỉ định một đoạn đọc khác trong sách cho buổi gặp thứ hai Nhắc HS ghi phản hồi trong hoặc sau khi đọc Ghi các kĩ năng xã hội tốt và không tốt vào một tờ giấy lớn/bảng phụ treo lên lớp và trong buổi thảo luận tiếp theo có thể thêm vào danh sách này những điểm cần thiết
2.9 Hình thành “Vòng tròn văn học” mới
- Đối với VTVH được thực hiện trong các câu lạc bộ đọc sách, việc hình thành VTVH mới là chuẩn bị nhiệm vụ đọc cho lần tiếp theo Như vậy, VTVH có thể được sử dụng cả trong và ngoài giờ học
- Trong quá trình đọc và thảo luận, HS có thể kết hợp sử dụng các kĩ thuật, chiến thuật đọc khác nhau như cộng tác ghi chú, đọc hợp tác, đặt câu hỏi,“cuộc giao tiếp văn học”
- Với các VB trong SGK, ở mức độ ban đầu, GV có thể cho HS thực hành VTVH theo từng phần VB Ở mức độ này, hoạt động đọc của HS có đặc điểm như hình thức thảo luận nhóm nhưng nhiệm vụ thảo luận nhóm linh hoạt theo một số vai đọc Khi HS có năng lực đọc hiểu, GV tổ chức cho HS thực hiện VTVH với độ phức tạp cao hơn
Tóm tại, với các VB trong CT SGK, HS cũng có thể tự đọc toàn bộ VB theo các nhóm, báo cáo chia sẻ cả lớp dưới sự hướng dẫn, hỗ trợ của GV Để phát triển
Trang 32và đọc hợp tác vì thế cũng là một cách thức tổ chức đọc mở rộng hiệu quả
3 THIẾT KẾ CÁC BÀI TẬP SAU GIỜ LÊN LỚP
- Các bài tập sau giờ học trên lớp là những bài tập nâng cao (mức độ sáng tạo trong thang tư duy Bloom)
- GV có thể tổ chức HĐ này sau từng bài học hoặc sau khi học xong truyện hiện đại
- Yêu cầu:
+ HS biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao
+ HS làm việc cá nhân hoặc thảo luận nhóm nhỏ (bàn)
+ Sản phẩm là câu trả lời, bài thuyết trình, kịch bản, dàn ý, đoạn văn ngắn đã hoàn thiện của HS
3.1 Dạng bài tập vận dụng sau khi học xong từng bài:
Câu 1: Cảm nhận của em về một vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm
“Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân Câu 2: Từ câu chuyện trong “Gió lạnh đầu mùa” của Thạch Lam, giúp em rút ra bài học gì về cách ứng xử của con người trong cuộc sống?
Câu 3: Có ý kiến cho rằng: “Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là một bài thơ đượm buồn”, anh/chị hãy làm sáng tỏ nhận định trên
Câu 4: Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) phân tích tâm trạng của nhân vật Thanh ở đoạn cuối phần kết truyện “Dưới bóng hoàng lan”
Câu 5: Hãy viết một cái kết khác cho truyện ngắn “Chí Phèo” của Nam Cao
3.2 Dạng bài tập rèn kỹ năng đọc hiểu các văn bản khác cùng thể loại
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các truyện ngắn khác của Nam Cao, Nguyễn Tuân, Thạch Lam
- GV phô tô văn bản cho HS về nhà đọc và trả lời các câu hỏi trong VB
- GV yêu cầu HS rút ra cách đọc hiểu văn bản truyện hiện đại
3.3 Dạng bài tập thực hiện theo dự án
- GV chia các lớp dạy thành các đội chơi thực hiện dự án:
Dự án: Tìm hiểu chủ đề: Văn xuôi lãng mạn Việt Nam giai đoạn 1930-1945
3.4 Dạng bài tập kiểm tra, đánh giá theo định kì
- Đề kiểm tra, đánh giá giữa kì, cuối kì (Xem phần phụ lục 1)
Trang 3329
- Các bước tiến hành:
Bước 1: GV giao nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ theo cá nhân hoặc nhóm (thời gian 1-2 tuần) Bước 3: HS gửi sản phẩm qua Zalo hoặc Mail cho GV
Bước 4: Đánh giá các sản phẩm: (Nếu sản phẩm là bài viết của cá nhân HS thì
GV chấm và trả kết quả về cho HS)
- Nếu sản phẩm của cả nhóm thì GV hướng dẫn HS tự đánh giá
4 HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ SAU GIỜ HỌC
4.1 Hướng dẫn HS cách đánh giá và tự đánh giá sản phẩm của nhóm
4.1.1 Hướng dẫn HS làm hồ sơ học tập Sau khi thực hiện xong mô hình “Vòng tròn văn học”, GV hướng dẫn HS
làm hồ sơ học tập Hồ sơ học tập bao gồm:
- Bản xây dựng kế hoạch của cá nhân hoặc nhóm
- Sổ theo dõi quá trình học tập của HS
- Tập tài liệu về các sản phẩm, bài làm của HS
- Bản nhận xét hoặc ghi nhận của thành viên khác trong nhóm
- Bản HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau giữa các nhóm
4.1.2 GV hướng dẫn HS đánh giá
- GV yêu cầu HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau trong quá trình thực hiện:
+ Khả năng lập kế hoạch, phân công công việc (nếu là nhóm)
+ Phân chia thời gian thực hiện + Tinh thần, ý thức làm việc
+ Tính thẩm mỹ của sản phẩm
+ Nội dung sản phẩm
+ Phong cách thuyết trình…
- Sau khi hoàn thành các nội dung:
+ Các nhóm, HS đánh giá sản phẩm theo tiêu chí mà GV đưa ra
+ Các tổ tự đánh giá các thành viên của tổ mình (Tinh thần hợp tác, ý thức làm việc, thời gian, hiệu quả công việc )
+ Các tổ đánh giá lẫn nhau: Tổ 1 đánh giá tổ 2, Tổ 2 đánh giá tổ 3; Tổ 3 đánh giá tổ 4; Tổ 4 đánh giá tổ 1 (tổ đánh giá của tổ khác thì yêu cầu tổ trưởng tổ
đó gửi lại bài thuyết trình để đánh giá)
- Viết tay hoặc đánh máy lại các nội dung trên và gửi Mail hoặc Zalo cho GV
Trang 3430
4.2 GV theo dõi, đánh giá kết quả làm bài tập của HS
- GV theo dõi HS trong quá trình HS thực hiện nhiệm vụ đánh giá
- GV đánh giá các nhóm, cá nhân HS trong quá trình báo cáo sản phẩm, thực hiện
dự án, làm bài kiểm tra giữa kì
4.3 Tổng kết và báo cáo kết quả đánh giá
- HS tổng kết kết quả tự đánh giá, gửi bản đánh giá cho GV
- GV gửi kết quả đánh giá: bài viết, bài kiểm tra cho các lớp
4.4 Hoàn thiện và điều chỉnh kế hoạch:
- Hoàn thiện kế hoạch dạy học
- Chỉnh sửa, bổ sung (nếu có)
IV GIÁO ÁN THỂ NGHIỆM TIẾT 50; 54 Tự chọn: VĂN XUÔI LÃNG MẠN GIAI ĐOẠN 1930-1945 HƯỚNG DẪN HS ĐỌC HIỂU VB: DƯỚI BÓNG HOÀNG LAN (Thạch Lam)
I MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1 Về kiến thức
- HS nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: ngôi kể, điểm
nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật
+ HS xác định ngôi kể của truyện + HS phân tích hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,… qua điểm nhìn
của nhân vật + HS phân tích tình cảm của các nhân vật qua lời đối thoại + HS phân tích biểu hiện tình cảm giữa Nga và Thanh được khắc họa trong tác
phẩm + HS nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, lời kể,…)
- HS phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người
viết thể hiện qua văn bản; phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hóa từ văn bản
2 Về năng lực
- HS vận dụng năng lực cảm thụ văn học để đọc hiểu văn bản theo thể loại
- HS vận dụng năng lực ngôn ngữ để viết kết nối đọc
- HS phát triển về tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,
- Hs viết được một bài văn nghị luận phân tích, đánh giá chủ đề và những nét đặc
sắc về nghệ thuật của một tác phẩm văn học
Trang 3531
- HS thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn
cứ thuyết phục; tôn trọng người đối thoại
3 Về phẩm chất: HS trân trọng những kỉ niệm, tình cảm trong sáng, yêu thương
II CHUẨN BỊ THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU
1 GV:
- SGK, sách giáo viên, kế hoạch bài dạy,VB Dưới bóng hoàng lan của Thạch Lam
- Máy tính, máy chiếu, tivi, bảng, bảng phụ, phiếu học tập, dụng cụ khác nếu cần
- Kế hoạch phân công nhiệm vụ cho các nhóm, thời gian thực hiện, thời gian nộp sản phẩm
2 HS:
- Chọn vai, lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ theo yêu cầu
- Thiết kế Phiếu học tập, hoàn thành Phiếu học tập
- Tham gia góp ý, thảo luận, chia sẻ trong nhóm nhỏ theo lịch của nhóm
- Nộp sản phẩm đúng thời gian quy định
- Chuẩn bị hồ sơ đánh giá
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ
a Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho HS về nội dung bài
học
b Nội dung thực hiện:
• GV hỏi HS
• HS suy nghĩ và trả lời
Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập
- GV nêu câu hỏi
1 Với cảnh vật xung quanh và với những người thân yêu, kỉ niệm nào mỗi khi nhớ lại, bạn thấy thật ấm áp, dễ chịu? Nếu được yêu cầu kể lại, bạn sẽ kể như thế nào?
2 Đã bao giờ bạn có nhu cầu được sống chậm lại để cảm nhận sâu sắc hơn ý nghĩa của những điều vốn rất bình dị hằng ngày?
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
2 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Trang 3632
a Mục tiêu hoạt động:
- HS xác định ngôi kể của truyện
- HS phân tích hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,… qua điểm nhìn
của nhân vật
- HS phân tích tình cảm của các nhân vật qua lời đối thoại
- HS phân tích biểu hiện tình cảm giữa Nga và Thanh được khắc họa trong tác
phẩm
- HS nhận xét về đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm (cốt truyện, nhân vật, lời kể,…)
b Nội dung thực hiện
- HS chuẩn bị nội dung kiến thức theo bảng phân vai, câu hỏi để phát vấn, thảo luận nhóm ở nhà
- HS chia sẻ phần đọc hiểu VB ở lớp
- GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm ở trên lớp theo các vai đã được phân công
*/ Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu xuất xứ, bố cục, nội dung chính hoặc tóm tắt VB (Vai Người lược thuật)
Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập ( HS làm trước ở nhà)
- GV yêu cầu HS đọc VB, tìm hiểu xuất xứ, bố cục, nội dung chính của truyện ở nhà Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- HS đọc, chia sẻ và trao đổi trong nhóm qua Zalo, Messenger
- HS hoàn thành phiếu học tập và nộp sản phẩm trước buổi học
Bước 3 Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày phần nội dung của nhóm đã chuẩn bị ở nhà
II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
1 Đọc – hiểu khái quát:
a Xuất xứ:
b Bố cục – Nội dung chính
- Đoạn 1: Từ câu mở đầu đến “Đề bà hái
mấy lá rau nấu canh ăn cho mát”: Cảm xúc của Thanh khi trở về nhà và những biểu hiện tình cảm của bà dành cho cháu
- Đoạn 2, từ “Bà cụ đi ra” đến “Chàng đến
trường kỉ ngồi ở bên đèn”: Thanh gặp lại Nga – người bạn gái thưở thơ ấu – sự chớm
nở tình cảm giữa đôi bạn trẻ
- Đoạn 3, từ “Sáng hôm sau, Thanh đã phải
lên tỉnh” đến “cô lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương”: Thanh
ra đi, cảm thấy trong lòng trỗi dậy một niềm vương vấn về Nga
Hoạt động 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu ngôi kể, điểm nhìn, lời thoại, nhân vật trong truyện…(Vai Người khám phá thế giới nghệ
2 Đọc - hiểu chi tiết:
a Ngôi kể và tác dụng của ngôi kể
- Ngôi kể thứ ba và nhất quán trong toàn bộ tác phẩm
Trang 3733
thuật) Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm ở nhà theo kỹ thuật “Mảnh ghép” hoặc
“Khăn trải bàn” để tìm hiểu về ngôi
kể, điểm nhìn và lời đối thoại, tình cảm của các nhân vật
- GV yêu cầu HS trong quá trình thảo luận có thể đặt thêm câu hỏi, ghi lại những ý kiến phản hồi
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- Nhóm trưởng lên kế hoạch cho các cuộc thảo luận: về nội dung, về thời gian cụ thể
- Các thành viên trong nhóm góp ý, chia sẻ và thảo luận
- Nhóm trưởng thống nhất nội dung, hoàn thiện bản tổng hợp và nộp sản phẩm trước buổi học
- GV có thể kiểm tra kết quả thực hiện nhiệm vụ của các nhóm và nhắc nhở, góp ý để các em kịp thời điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm
Bước 3 Báo cáo, thảo luận
- HS trình bày phần chuẩn bị của nhóm
- Điểm nhìn: Người kể chuyện tuy nhiên
một số đoạn lại là điểm nhìn của nhân vật Thanh Người kể chuyện hòa mình vào nhân vật để bộc lộ tâm trạng, tình cảm, cảm xúc
- Tác dụng: Với điểm nhìn từ nhân vật,
nhà văn dễ dàng tạo không khí trữ tình cho câu chuyện, mọi đối tượng đều hết sức gần gũi, thân thiết bởi hiện lên dưới cái nhìn chứa chan tình cảm của Thanh
- Thiên nhiên và cuộc sống con người hiện lên:
+ Khi bước vào khu vườn có ngôi nhà của
bà, điều khiến Thanh cảm thấy “nghẹn họng, mừng rỡ, bình yên, thư thái, dịu ngọt,…” là sự vẹn nguyên của không gian xưa; hình ảnh thân thương của người bà; sự tĩnh lặng, bình yên, ấm áp của căn nhà xưa;
tình cảm e ấp, ngọt dịu không thể nói thành
lời người thiếu nữ năm nào,… “Phong
cảnh Thanh không nhớ được”
+ Tất cả những điều ấy đã tạo nên sự khác biệt giữa không gian bên trong và bên ngoài khu vườn Không gian bên trong là không gian của kí ức ngọt ngào, của tình yêu thương, của sự bình yên nơi tâm hồn;
đó là điều mà không gian xô bồ, ồn ào bên ngoài khu vườn không bao giờ có được Sự khác biệt ấy đã xoa dịu, nâng đỡ tâm hồn Thanh sau những ồn ào, mệt mỏi, tập nập nơi phố thị
c Lời đối thoại của bà với Thanh, tình cảm của nhân vật Thanh đối với bà
“- Cháu đã về đấy ư? Bà cụ , âu yếm và
mến thương
- Đi vào trong nhà không nắng cháu
Trang 3834
- Ở Vai Người khám phá, nếu HS tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm thì yêu cầu:
Thanh đi bên bà, còn nhỏ
- Nhà không có ai ư bà?
- Vẫn có Con đã ăn cơm chưa?
- Dạ chưa Con ở thấy đói
Bà nhìn cháu, giục:
- Con đi ? Thanh cười:
- Có một tí đường đất, cần gì phải xe Con
đi bộ hằng ngày cũng được”
(1) Nhân vật đối thoại: Bà của Thanh và Thanh
(2) Bối cảnh đối thoại: Sau một thời gian
xa bà đi làm việc trên tỉnh, lần này được nghỉ một ngày, Thanh tranh thủ về thăm
bà Lời đối thoại diễn ra khi cháu vừa gặp
bà (3) Nội dung cuộc đối thoại xoay quanh chuyện Thanh từ trên tỉnh về, bà cháu thể hiện sự quan tâm nhau
(4) Tình cảm cảu các nhân vật qua lời đối thoại: Cả bà và cháu bộc lộ tình cảm thân thương, trìu mến bà vui khi thấy cháu về, quan tâm cháu từng tí Cháu muốn biết có
ai ở cùng bà, vì có lẽ không yên tâm nếu thấy bà ở một mình Bên cạnh đó, giọng điệu nhẹ nhàng, âu yếm của các nhân vật trong từng lời đối thoại cũng là biểu hiện rõ nét của tình cảm nhân vật
d Nhân vật Thanh
- Lời nói: “Chàng chợt nhớ, chạy vùng
xuống nhà ngang, gọi vui vẻ: - Cô Nga…”
- Cử chỉ: “Chàng nhìn cổ nhỏ […] và
mỗi lần về, chàng lại gặp ở nhà như một người thân mật […] Thanh , để yên trong tay mình”
- Suy nghĩ, cảm xúc: “hình như .của
mình […] Gạch mát .như có giắt hoàng lan […] Có cái gì dịu ngọt chăng tơ như ngày trước”
e Nhân vật Nga
- Lời nói: “ rồi tiếng nhẹ nhàng: “- Anh
Thanh! Anh đã về đấy à? […] – Anh
Trang 3935
+ Hãy chọn một nhân vật mà bản thân thấy ấn tượng nhất trong tác phẩm và tiến hành lập hồ sơ nhân vật dựa trên các yếu tố: xuất thân, ngoại hình, hành động, lời nói, suy nghĩ, mối quan hệ với các nhân vật khác Từ
đó, nhận xét khái quát về nhân vật
Thanh độ này khác hẳn trước Anh chóng nhớn quá […] – Những ngày em đến đây hái hoa, em nhớ anh quá”…
- Cử chỉ: “Nga ngửng nhìn Thanh, cười
[…] nàng chỉ ăn […] Nga cũng đứng yên lặng”
- Suy nghĩ, cảm xúc: “Nga cũng cười hơi
thẹn: […] - “Anh con hái đấy ạ” và nàng nhìn Thanh mỉm cười […] Mỗi mùa cô lại giắt hoàng lan trong mái tóc để tưởng nhớ mùi hương”
Nhận xét: Tình cảm của Thanh và Nga có
sự pha trộn giữa những kí ức đẹp đẽ của tuổi thơ với những ngọt ngào, e ấp, tế nhị của tình cảm đôi lứa (Cô Nga, cô bé hàng xóm vẫn sang chơi với chàng trong vườn,
và mỗi lần về, chàng lại gặp ở nhà như một người thân mật; có lúc chàng lầm tưởng Nga chính là em gái ruột của mình; và Thanh biết rằng Nga sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước)
Hoạt động 3: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đặc sắc nghệ thuật của truyện (Vai Người tổng kết)
Bước 1 Giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận về đặc sắc nghệ thuật của truyện, khái quát đặc điểm truyện ngắn Thạch Lam và liên
hệ ý nghĩa của tác phẩm ở nhà
*/ GV hướng dẫn HS mở rộng nhóm đọc:
- Sau khi các nhóm các nhóm nhỏ thảo luận độc lập xong sẽ ghép các nhóm đọc cùng 1 VB và sử dụng kỹ thuật “Đọc hợp tác” để chia sẻ nhằm đọc hiểu trọn vẹn VB
- Nhóm mở rộng có nhiệm vụ đề xuất các tình huống có vấn đề để làm chủ đề thảo luận chung (cả lớp)
- HS có thể lựa chọn câu hỏi theo năng lực và sở thích của mình
III TỔNG KẾT 1/ Đặc sắc nghệ thuật
- Cốt truyện của văn bản Dưới bóng hoàng lan rất đơn giản, có thể tóm lược trong vài dòng, không có những tình tiết li kì, gay cấn Truyện không lôi cuốn người đọc bằng cốt truyện hấp dẫn
- Truyện ngắn này chỉ có một vài nhân vật
Các yếu tố như: lai lịch, ngoại hình, hành động của nhân vật hầu như không có nét gì đặc biệt Lời nói của nhân vật không nhằm thể hiện cá tính, mà chủ yếu bộc lộ đời sống tình cảm trong các mối quan hệ
- Xuyên suốt từ đầu đến cuối là lời kể của người kể chuyện ngôi thứ ba, đậm tính trữ tình, in đậm dấu ấn riêng của Thạch Lam
Lời kể đảm nhiệm nhiều chức năng: giới thiệu, miêu tả nhân vật (nhất là những biểu hiện tinh tế trong tâm trạng); tả cảnh thiên nhiên, cảnh sinh hoạt, thể hiện điểm nhìn từ
Trang 4036
Câu 1 Trong Dưới bóng hoàng lan,
nghệ thuật viết truyện của Thạch Lam biểu hiện rõ nhất qua cốt truyện, nhân vật hay lời kể? Phân tích một trong ba yếu tố đó
Câu 2 Theo bạn, nhan đề Dưới bóng
hoàng lan có ý nghĩa gì?
Câu 3 Cảnh nào được miêu tả trong
truyện gợi cho bạn nghĩ đến một bức tranh đẹp? Nếu cần chọn một cảnh để
vẽ minh họa, bạn sẽ chọn cảnh nào?
Vì sao? Hãy tái hiện bức tranh đấy?
Câu 4 Nhà thơ Thế Lữ cảm nhận:
Dưới bóng hoàng lan là tác phẩm
“nhân từ như một lời yên ủi” (Thạch Lam – Về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2003, tr.147) Từ gợi ý đó, bạn hãy phân tích tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc sống được thể hiện qua tác phẩm
*/ Đây đều là những câu hỏi mở, HS được chia sẻ, trình bày quan điểm, ý tưởng tự do, thoải mái
- GV có thể linh hoạt vào phần trả lời của HS
=> Một số gợi ý Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm chia sẻ và trao đổi ở nhà
Bước 3 Báo cáo, thảo luận
- Các nhóm trình bày sản phẩm của mình
- Thời gian trình bày: 2 phút/ nhóm Bước 4 Kết luận, nhận định
- GV chốt lại các chia sẻ, lựa chọn các chia sẻ tốt để cả lớp tham khảo
người kể chuyện và điểm nhìn từ nhân vật;
tạo giọng điệu riêng trong tác phẩm;…
Như vậy lời kể là yếu tố thể hiện rõ nhất nghệ thuật truyện ngắn của Thạch Lam
* Nhan đề: Dưới bóng hoàng lan
- Không gian thân thuộc, con người thể hiện những tình cảm đẹp đẽ, thuần hậu với nhau
- Không gian tĩnh lặng đối lập với cuộc sống phồn tạp bên ngoài
- Nơi ươm mầm một mối tình đôi lứa trong sáng, đẹp đẽ
* Những đoạn văn đặc sắc miêu tả cảnh vật
- “…trên con đường gạch Bát Tràng rêu phủ, những vòng ánh sáng lọt qua vòm cây xuống nhẩy múa theo chiều gió […] Thanh
đi bên bà, người thẳng, mạnh, cạnh bà cụ gầy còng Tuy vậy chàng cảm thấy chính
bà che chở cho chàng, cũng như những ngày chàng còn nhỏ”
- “Chàng lặng nằm xuống giường, ruỗi chân tay, khoan khoái Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung động dưới làn gió nhẹ Một thân cây vút cao lên trước mặt Cùng một lúc, chàng lẩm bẩn
“cây hoàng lan!”, mùi hương thơm thoang thoảng đưa vào”
*/ Ý nghĩa truyện
- Theo Thế Lữ, đọc truyện này, độc giả cảm thấy như nhận được một tình thương mến, khiến lòng người được vỗ về, an ủi
- Nâng niu những kỉ niệm, trân trọng những kí ức đẹp đẽ
III HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
a Mục tiêu hoạt động: Học sinh thực hành viết kết nối với đọc
b Nội dung thực hiện:
❖ GV đưa ra nhiệm vụ