1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam

110 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây Dựng Phần Mềm Quản Lý Dịch Vụ Thanh Toán Tiền Điện Tại Quầy Ở Ngân Hàng Công Thương Việt Nam
Người hướng dẫn Ts.Trần Thị Thu Hà
Trường học Ngân hàng Công thương Việt Nam
Chuyên ngành Tin học kinh tế
Thể loại Luận văn tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 110
Dung lượng 2,88 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT (3)
    • 1.1 TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (3)
      • 1.1.1 Giới thiệu chung (3)
      • 1.1.2 Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (7)
      • 1.1.3 Các hoạt động chính của NHCTVN (9)
      • 1.1.4 Quá trình phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam (11)
      • 1.1.5 Tình hình tin học hóa và hiện đại hóa ngân hàng (17)
    • 1.2 TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (19)
      • 1.2.1 Giới thiệu chung về Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin (19)
      • 1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin (21)
      • 1.2.3 Những thành tựu mà Trung tâm Công nghệ Thông tin đã đạt được (22)
      • 1.2.4 Giới thiệu về phòng Ứng dụng, Triển khai, Bảo trì & Phát triển phần mềm (24)
    • 1.3 LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI (26)
      • 1.3.1 Tổng quan về tập đoàn điện lực Việt Nam-EVN (26)
      • 1.3.2 Những khó khăn của việc thu tiền điện hiện nay (26)
      • 1.3.3 Lợi ích của dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy (27)
    • 2.1 TÌM HIỂU DỊCH VỤ THANH TOÁN TIỀN ĐIỆN TẠI QUẦY (29)
      • 2.1.1 Mô tả dịch vụ (29)
      • 2.1.2 Quy trình thực hiện (29)
    • 2.2 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN (32)
      • 2.2.1 Các khái niệm cơ bản về phần mềm (32)
      • 2.2.2 Các quy trình của công nghệ phần mềm áp dụng vào để xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy (36)
    • 2.3 CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG PHẦN MỀM (51)
      • 2.3.1 Giới thiệu Ngôn ngữ lập trình (52)
      • 2.3.2 Giới thiệu về hệ quản trị Cơ sở dữ liệu Access (54)
      • 2.3.3 Công cụ làm báo cáo Crystal Report (54)
  • CHƯƠNG 3. XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ DỊCH VỤ THANH TOÁN TIỀN ĐIỆN TẠI QUẦY Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (55)
    • 3.1 PHÂN TÍCH HỆ THỐNG (55)
      • 3.1.1 Sơ đồ luồng thông tin IFD (55)
      • 3.1.2 Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD (55)
      • 3.1.3 Sơ đồ luống dữ liệu DFD (55)
    • 3.2 THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU (63)
      • 3.2.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hóa dữ liệu cho phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy (63)
      • 3.2.2 Tạo lập Cơ sở dữ liệu (66)
    • 3.3 MỘT SỐ THUẬT TOÁN CHÍNH SỬ DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH (68)
    • 3.4 THIẾT KẾ KIẾN TRÚC PHẦN MỀM (71)
    • 3.5 MỘT SỐ GIAO DIỆN CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH (72)
  • KẾT LUẬN (89)

Nội dung

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT

TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

- Ngày 26/03/1988 Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ký Nghị định 53/HĐBT về việc đổi mới tổ chức và hoạt động ngân hàng theo mô hình ngân hàng 2 cấp và thành lập các ngân hàng chuyên doanh:

Ngân hàng Nhà nước làm chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ-tín dụng-ngân hàng

Ngân hàng chuyên doanh trực tiếp kinh doanh tiền tệ-tín dụng và dịch vụ Ngân hàng

- Ngày 01/7/1998 Ngân hàng Công Thương Việt Nam (Incombank) ra đời và đi vào hoạt động trên cơ sở Vụ tín dụng công nghiệp và Vụ tín dụng thương nghiệp của Ngân hàng Nhà nước trung ương, cùng với các phòng Tín dụng công nghiệp, Thương nghiệp của chi nhánh Ngân hàng Nhà nước địa phương.

- Quá trình hình thành tổ chức bộ máy hoạt động kinh doanh NHCTVN trong 18 năm trải qua 3 giai đoạn:

Giai đoạn thứ nhất (từ tháng 7/1988 đến hết năm 1990)

Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập trên cơ sở tách ra từ 1 bộ phận của NHNN TW Bộ máy NHCT TW chủ yếu gồm 2 Vụ tín dụng Công nghiệp và Vụ tín dụng thương nghiệpCác chi nhánh được lập ra trên cơ sở phòng Tín dụng Công thương nghiệp-NHNN tỉnh, thành phố và một số chi nhánh quận, huyện, thị xã nơi có kinh tế công thương nghiệp, dịch vụ phát triển.

Thời điểm này Ngân hàng Công thương Việt Nam Trung ương làm công tác đầu mối, các chi nhánh trực tiếp hạch toán kinh doanh, quan hệ vay vốn và thanh toán qua chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố với hoạt động kinh doanh và tín dụng thuần túy bằng đồng Việt Nam.

Giai đoạn thứ hai (từ tháng 01/1991 đến tháng 9/1996)

Tháng 10/1990 Pháp lệnh NHNN và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính có hiệu lực thi hành-đánh dấu bước “Phân định rõ chức năng của NHNN và ngân hàng kinh doanh”

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch HĐBT (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ký Quyết định số 402/QĐ thành lập lại Ngân hàng Công thương Việt Nam

Ngân hàng Công thương Việt Nam là một Ngân hàng thương mại có tư cách pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập, có các thành viên là các chi nhánh hạch toán phụ thuộc Công tác quản trị điều hành được đổi mới, Hội sở chính thực hiện vai trò quản lý, điều hành tập trung về vốn kinh doanh, tài chính và các cơ chế chính sách

Giai đoạn thứ ba (từ tháng 9/1996 đến nay)

Ngân hàng Công thương Việt Nam được tổ chức lại theo mô hình Tổng công ty Nhà nước theo Quyết định 285/QĐ-NH5 ngày 21/9/1996 của Thống đốc NHNN.

Tháng 10/1998 Luật các TCTD có hiệu lực thi hành Về cơ bản mô hình tổ chức và quản trị điều hành NHCT VN không thay đổi.

Từ năm 2001 đến nay, NHCTVN không ngừng đổi mới, toàn diện hoạt động kinh doanh, tổ chức quản lý, quy trình nghiệp vụ, hiện đại hóa Ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ theo đề án cơ cấu lại NHCT Việt Nam đựợc Chính phủ phê duyệt chuẩn bị cho tiến trình tự do hóa kinh tế và hội nhập Kinh tế quốc tế.

- Đặc điểm Ngân hàng Công thương Việt Nam:

Hệ thống mạng lưới lớn mạnh của NHCTVN gốm trụ sở chính, hai văn phòng đại diện, 2 sở giao dịch (tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh), 134 chi nhánh, 150 phòng giao dịch, 425 điểm giao dịch và quỹ tiết kiệm, 336 máy rút tiền tự động ATM, trung tâm công nghệ thông tin (tại Hà Nội), trường đào tạo & phát triển nguồn nhân lực (tại Hà Nội) Hệ thống giao dịch từ trụ sở chính đến chi nhánh, các quỹ tiết kiệm của Ngân Hàng Công ThươngViệt Nam được xây dựng khang trang hiện đại nằm ở vị trí trung tâm trải rộng trên 50 tỉnh thành của cả nước:

Hình 1.1: Mạng lưới trụ sở chính, văn phòng đại diện, các chi nhánh và các điểm giao dịch của NHCTVN ĐIỂM

CHI NHÁNH CẤP I ĐƠN VỊ

PHÒNG GIAO DỊCH ĐIỂM GIAO DỊCH TRỤ SỞ CHÍNH Đặc thù Ngân Hàng Công Thương

Ngân hàng công thương việt nam là ngân hàng kinh doanh đa năng, thực hiện đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán buôn và bán lẻ trong và ngoài nước: tiền gửi, thanh toán, cho vay và đầu tư, bảo lãnh và tái bảo lãnh, tài trợ thương mại, chuyển tiền, phát hành và thanh toán các loại thẻ trong nước và thẻ tín dụng quốc tế, séc du lịch, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh trứng khoán, bảo hiểm và cho thuê tài chính v.v…

NHCTVN hiện đang triển khai nghiên cứu một số dự án cung cấp dịch vụ ngân hàng mới và đã ứng dụng dịch vụ “Gửi và giữ tài sản”, “Giữ két sắt”,

“Nhờ thu tự động”, “Quản lý vốn tập trung và đầu tư tự động” Chuẩn bị ban hành các quy trình dịch vụ “Cho vay ứng trước trứng khoán”, “Thanh toán hối phiếu ngân hàng”, “Thanh toán cước phí viễn thông”, “Phone Banking”,

“Internet Banking”, phối hợp với công ty bảo hiểm cung cấp nhiều dịch vụ bảo hiểm.

1.1.2 Tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

Hình 1.2: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng Công thương Việt Nam

Cơ cấu tổ chức của NHCTVN gồm một trụ sở chính đặt tại Hà Nội, 2 sở giao dịch một ở Thành phố Hồ Chí Minh, hai ở Hà Nội Các điểm giao dịch, phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm được trải rộng trên khắp cả nước.

Hình 1.3 Sơ đồ Bộ máy quản lý điều hành tại trụ sở chính

Hình 1.4 Ban điều hành của NHCTVN

Ts.Phạm Huy Hùng hiện đã là chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc NHCTVN.

1.1.3 Các hoạt động chính của NHCTVN

- Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư.

- Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VNĐ và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích luỹ

- Phát hành kỳ phiếu, trái phiếu

- Cho vay ngắn hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

- Cho vay trung, dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ

- Tài trợ xuất, nhập khẩu chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất

- Đồng tài trợ và cho vay hợp vốn đối với những dự án lớn, thời gian hoàn vốn dài

- Cho vay tài trợ, uỷ thác theo chương trình: Đài Loan (SMEDF) Việt Đức (DEG, KFW) và các hiệp định tín dụng khung

- Thấu chi, cho vay tiêu dùng

- Hùn vốn liên doanh, liên kết với các tổ chức tín dụng và các định chế tài chính trong nước và quốc tế

- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế

Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu Bảo lãnh thực hiện hợp đồng Bảo lãnh thanh toán

Thanh toán và Tài trợ thương mại

- Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu

- Nhờ thu xuất, nhập khẩu (Collection) Nhờ thu hối phiếu trả ngay (D/ P) và nhờ thu chấp nhận hối phiếu (D/A)

- Chuyển tiền trong nước và quốc tế

- Chuyển tiền nhanh Western Union

- Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc

- Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM

- Mua, bán ngoại tệ (Spot, Forward, Swap…)

- Mua, bán các chứng từ có giá (trái phiếu chính phủ, tín phiếu

- Thu, chi hộ tiền mặt VNĐ và ngoại tệ

- Cho thuê két sắt cất giữ bảo quản vàng, bạc, đá quý, giấy tờ có giá, bằng phát minh sáng chế

- Thẻ và ngân hàng điện tử

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD…)

- Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card)

- Internet Banking, Phone Banking, SMS Banking

- Khai thác bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ

- Tư vấn đầu tư và tài chính

- Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký, chứng khoán

- Tiếp nhận, quản lý và khai thác các tài sản xiết nợ qua Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản

1.1.4 Quá trình phát triển của Ngân hàng Công thương Việt Nam

Ngày mới thành lập Ngân hàng Công thương Việt Nam ngoài trụ sở chính chỉ có 32 chi nhánh tại các tỉnh và thành phố.Nay, hệ thống mạng lưới của NHCT VN không ngừng lớn mạnh về số lượng, chất lượng: Trụ sở chính,

2 văn phòng đại diện, 2 Sở giao dịch, 134 chi nhánh, 150 phòng giao dịch,

425 điểm giao dịch và quỹ tiết kiệm 2 đơn vị sự nghiệp 3 Công ty hạch toán kinh tế độc lập và 4 liên doanh với nước ngoài.

NHCTVN là thành viên chính thức của:

- Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á (ABA)

- Hiệp hội các ngân hàng Việt Nam (VNBA)

- Hiệp hội Thanh toán Viễn thông Liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT)

- Hiệp hội thẻ Visa/ Master

- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI)

- Hiệp hội các định chế tài chính cho vay Doanh nghiệp vừa và nhỏ APEC

- Hiệp hội các Doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam Đã ký 8 Hiệp định Tín dụng khung với các quốc gia Bỉ, Đức, Hàn quốc, Thụy Sĩ và có quan hệ đại lý với 735 ngân hàng lớn của 60 quốc gia trên khắp các châu lục Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.

Ngân hàng Công thương Việt Nam chỉ có 67 cán bộ là chuyên viên của

TỔNG QUAN VỀ TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN- NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

1.2.1 Giới thiệu chung về Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin

Quá trình hình thành và phát triển

Năm 1990, NHCTVN chính thức thành lập phòng Thông tin-điện toán tại trụ sở chính NHCTVN với nhiệm vụ ban đầu tiếp cận và tiến tới nghiên cứu tìm ra những khả năng có thể áp dụng tin học vào các hoặt động kinh doanh của ngân hàng Năm 1995 Trung tâm điện toán được thành lập theo quyết định số 234 NHCT/QĐ ngày 25/05/1995 của Tổng Giám Đốc NHCTVN Trung tâm điện toán là một thành phần trong hệ thống tổ chức của NHCTVN, thực hiện việc điều hành, nghiên cứu, ứng dụng và triển khai kỹ thuật thông tin điện toán, hiện đại hóa các mặt nghiệp vụ phục vụ cho hoặt động kinh doanh của NHCTVN Năm 2000, Trung tâm Công Nghệ Thông Tin được chính thức thành lập theo quyết định số 091/QĐ-HĐQT-NHCT1

Lợi nhuận tr ớc thuế ngày 17/07/2000của chủ tịch Hội đồng quản trị NHCTVN.Trung tâm trở thành một đơn vị sự nghiệp, một đơn vị thành viên của NHCTVN Bên cạnh trung tâm CNTT, NHCTVN còn có một mạng lưới chân rết đến từng cơ sở. Đó chính là các phòng/tổ Thông tin điện toán tại từng chi nhánh trực, phụ thuộc.

Trung tâm CNTT có trụ sở chính tại tầng 5, 108 Trần Hưng Đạo, trụ sở làm việc tại 46A Tăng Bạt Hổ,thành phố Hà Nội.

Số cán bộ biên chế: 232 người Trong đó: 132 nam và 100 nữ. Trình độ chuyên môn:

Trên đại học 15 Đại học: 90

Tổ chức đảng bộ có 38 Đảng viên với 28 nam và 10 nữ.

Tổ chức mạng lưới: có 7 phòng ban:

- Phòng Kế hoạch Nghiên cứu và Phát Triển.

- Phòng Ứng dụng-Triển khai-Bảo trì & Phát triển phẩn mềm

- Phòng Tích hợp hệ thống.

- Phòng kỹ thuật truyền thông trang thiết bị.

- Phòng lưu trữ-Vận hành-Phục hồi dữ liệu.

- Phòng Hỗ trợ kỹ thuật các chi nhánh phía nam.

- Phòng Kế toán tổng hợp.

Phòng Ứng dụng- Triển khai- Bảo trì

Phòng Tích hợp hệ thống

Phòng kỹ thuật truyền thông trang thiết bị

Hỗ trợ kỹ thuật các chi nhánh phía nam

Phòng lưu trữ- Vận hành-

Hình 1.11 Sơ đồ tổ chức của Trung tâm Công nghệ Thông tin

1.2.2 Chức năng, nhiệm vụ của Trung Tâm Công Nghệ Thông Tin

- Thống nhất quản lý, triển khai và kiểm tra kỹ thuật thông tin điện toán cho toàn hệ thống NHCTVN.

-Xây dựng chiến lược, nghiên cứu, lựa chọn giải pháp, tiếp nhận chuyển giao công nghệ.

- Nghiên cứu cải tiến các sản phẩm dịch vụ và hệ thống thông tin quản lý trong ngân hàng.

- Phát triển và bảo trì các ứng dụng trong Ngân hàng.

- Lựa chọn trang thiết bị và các hệ thống truyền thông, đảm bảo an toàn cho các chi nhánh và trung ương.

- Hợp tác nghiên cứu và triển khai các dự án kỹ thuật với các đơn vị trong và ngoài nước.

- Phát triển nguồn nhân lực cho lĩnh vực công nghệ của Ngân hàng.

1.2.3 Những thành tựu mà Trung tâm Công nghệ Thông tin đã đạt được

- Thay thế hệ thống chương trình kế toán trên cơ sở dữ liệu FoxPro sang hệ thống chương trình Kế toán mới –MISAC- trên cơ sở dữ liệu ORACLE nhằm tận dụng đến mức cao nhất khả năng bảo mật của hệ quản trị cơ sở dữ liệu này đồng thời tạo tiền đề tập trung hóa dữ liệu của NHCTVN.

- Triển khai hệ thống chương trình thanh toán quốc tế theo tiêu chuẩn của SWIFT-IBS (Hệ thống thanh toán viễn thông liên ngân hàng toàn cầu), cơ sở dữ liệu ORACLE góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh toán ngoại tệ trong hệ thống đồng thời tăng cường khả năng liên kết giữa hệ thống thanh toán quốc tế trong nước và hệ thống SWIFT.

- Đảm bảo truyền nhận dữ liệu an toàn hệ thống, xử lý thông tin cung cấp kịp thời cho Ban điều hành phục vụ công tác quản lý của trụ sở chính. Lưu trữ an toàn dữ liệu của các hệ thống quan trọng tại chi nhánh và trụ sở chính.

- Nâng cấp dùng thẻ thay đĩa bảo mật trong chương trình thanh toán điện tử, thanh toán quốc tế và quản lý đến từng tên cán bộ kiểm soát sử dụng thẻ bảo mật, nâng cấp và bổ sung một số hệ trong chương trình MISAC, thực hiện kết nối chương trình thanh toán song biên, chương trình MISAC và chương trình thanh toán điện tử.

- Thực hiện công việc quản trị dữ liệu tại trung tâm và máy chủ các chi nhánh.

- Cũng bắt đầu từ năm 2000 đến nay, Trung tâm Công nghệ Thông tin đã nghiên cứu và xây dựng dự án thông tin WEB Site & Intranet ICBV nhằm khai thác và quản lý thông tin hiệu quả hơn, phù hợp hơn với yêu cầu phát triển công nghệ thông tin hiện nay (bao gồm giải pháp và phương pháp kỹ thuật), hoàn thành nghiên cứu phần thư tín điện tử (e-mail) và hiện đang tiến hành triển khai hệ thống (e-mail) tại các chi nhánh trên toàn quốc, bước đầu phục vụ cho công tác truyền nhận báo cáo, trao đổi thông tin giữa các chi nhánh, các phòng ban tại trụ sở chính của NHCTVN và bắt đầu đưa chữ ký điện tử vào trao đổi, mã hóa các thông tin quan trọng qua hệ thống e-mail.

- Ngoài hệ thống đường truyền X25 đã xây dựng từ năm 1995, NHCTVN đã xây dựng được hạ tầng truyền thông trên cơ sở đường thuê bao Leased Line giữa các chi nhánh và trung ương Đến nay, NHCTVN đã có được một hệ thống đường trục Hà Nội-Thành hố Hồ Chí Minh, Hà Nội- Hải Phòng tốc độ cao (từ 256 Kbps đến 512 Kbps) đồng thời đảm bảo mỗi hệ thống luôn được dự phòng an toàn thông qua việc ký kết thuê bao hạ tầng viễn thông với 2 hoặc 3 nhà cung cấp dịch vụ như bưu điện Hà Nội, Viễn thông điện lực, Viễn thông quân đội, nâng cấp 100% các chi nhánh NHCT từ Dialup sang Leased Line tạo cơ sở triển khai các loại hình dịch vụ mới của NHCTVN như ATM, hệ thống thanh toán Ngoài ra, việc nâng cấp đường truyền thông còn hỗ trợ giải quyết nạn ách tắc đường trong thanh toán điện tử và thanh toán quốc tế.

- Phối hợp với phòng Kế toán thanh toán NHCTVN đưa sản phẩm thanh toán điện tử dự thi và đoạt giải Sao vang đất Việt năm 2004 Sản phẩm đó được hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam cấp giấy chứng nhận số 29/2004/QĐ/DNTVN ngày 20/8/2004 được Ủy ban quốc gia tặng bằng khen cho NHCTVN vì đã có thành tích xuất sắc trong phát triển sản phẩm và thương hiệu thương gia hội nhập kinh tế quốc tế tại Quyết định số 191/QĐ- UBQG ngày 26/8/2004.

- Năm 2004 và 2005 việc nâng cấp đổi mới và phát triển công nghệ thông tin cho toàn hệ thống NHCTVN là một nhiệm vụ hết sức quan trọng.Dưới sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo NHCTVN, Trung tâm Công nghệ Thông tin đã phối hợp với các phòng ban chức năng tích cực triển khai thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch được giao, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo, khắc phục khó khăn và ý thức trách nhiệm của cán bộ công nhân viên Các dự án, các chương trình cơ bản đuợc triển khai đúng tiến độ bảo đảm chất lượng và hiệu quả thiết thực.

Bên cạnh đó, Trung tâm Công nghệ thông tin sẽ phải tiếp tục:

- Triển khai mở rộng thanh toán song biên với các Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư phát triển Việt nam, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam và kho bạc nhà nước Việt Nam.

- Ngiên cứu phát triển các sản phẩm mới phục vụ huy động vốn: chứng chỉ tiền gứi, trái phiếu mệnh giá ghi sổ, trái phiếu ngoại tệ…

- Nghiên cứu và triển khai các biện pháp phòng chống virut hiệu quả nhất đến tất cả các chi nhánh cũng như các phòng ban trụ sở chính.

- Đảm bảo truyền dữ liệu an toàn trong hệ thống, xử lý thông tin cung cấp kịp thời cho ban điều hành phục vụ công tác quan lý của Trung ương. Lưu trữ an toàn dữ liệu các hệ thống quan trọng tại chi nhánh và trụ sở chính.

- Tiếp tục triển khai kịp thời các đường truyền số liệu Leased Line giữa các chi nhánh và quầy tiết kiệm, phòng giao dịch, tạo cơ sở hạ tầng về truyền thông để triển khai mở rộng hệ thống INCAS, ATM và các dịch vụ ngân hàng tại các quầy tiết kiệm, phòng giao dịch.

1.2.4 Giới thiệu về phòng Ứng dụng, Triển khai, Bảo trì & Phát triển phần mềm

Phòng Ứng dụng, Triển khai, Bảo trì & Phát triển phần mềm là một bộ phận của Trung tâm CNTT, được ra đời và phát triển cùng với quá trình hình thành của Trung tâm Công nghệ thông tin- Ngân hàng Công thương Việt Nam Hiện nay, Phòng Ứng dụng, Triển khai, Bảo trì & Phát triển phần mềm có 36 cán bộ trưởng phòng là anh Nguyễn Hoàng Nguyên.

- Triển khai các dự án cải tiến kỹ thuật và nâng cao chất lượng sản phẩm công nghệ thông tin.

- Quản lý một cách thống nhất và bảo mật phần mềm ứng dụng do NHCTVN triển khai.

- Hỗ trợ các chi nhánh trong việc vận hành kỹ thuật và quy trình ứng dụng.

- Tham mưu cho Giám đốc các giải pháp tối ưu trong việc triển khai các dự án công nghệ thông tin.

- Nghiên cứu các cơ chế nghiệp vụ và lựa chọn các giải pháp kỹ thuật đưa công nghệ tin học vào cải tiến quy trình và nâng cao hiệu quả quản lý nghiệp vụ.

LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI

1.3.1 Tổng quan về tập đoàn điện lực Việt Nam-EVN

Tổng Công ty Điện lực Việt Nam được chuyển đổi thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam – EVN từ năm 2006 theo Quyết định số 48/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ EVN kinh doanh đa ngành Trong đó, sản xuất, kinh doanh điện năng, viễn thông công cộng và cơ khí điện lực là ngành nghề kinh doanh chính gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất, kinh doanh với khoa học, công nghệ, nghiên cứu triển khai, đào tạo.

Mục tiêu hoạt động của EVN thể hiện rõ qua 3 tiêu chí: Kinh doanh có lãi, bảo toàn và phát triển vốn chủ sở hữu nhà nước đầu tư tại EVN và vốn của EVN đầu tư vào các doanh nghiệp khác Giữ vai trò trung tâm để phát triển một Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đa sở hữu, trong đó sở hữu nhà nước là chi phối Tối đa hóa hiệu quả hoạt động của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.

Hiện nay, EVN có 11 công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng, trong đó, có 3 công ty điện lực vùng và 8 công ty điện lực tỉnh, thành phố Lĩnh vực truyền tải cũng đang có những bước phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của Tổng Công ty Truyền tải Việt Nam trên cơ sở tổ chức lại 4 công ty Truyền tải (Công ty Truyền tải 1, 2, 3, 4) và 3 Ban Quản lý dự án (Ban Quản lý dự án miền Bắc, Trung, Nam).

1.3.2 Những khó khăn của việc thu tiền điện hiện nay

Với một lượng khách hàng vô cùng lớn trải rộng trên khắp cả nước thì việc thu tiền điện thủ công sẽ gặp phải những khó khăn chính sau đây:

Một là, Tốn rất nhiều chi phí cho việc thuê nhân công đi thu tiền điện Hai là, Khó có thể quản lý được việc trả cước của khách hàng.

Ba là, Số tiền thu được phải mất một khoảng thời gian mới được chuyển vào tài khoản của EVN.

Bốn là, Gây khó khăn cho khách hàng trong việc thanh toán tiền điện. Khách hàng không thể chủ động trả cước mà phải đợi nhân viên thu tiền điện đến thu Nếu lúc đó khách hàng không có mặt ở nhà hay không có tiền mặt ở đó thì thật là bất tiện.

1.3.3 Lợi ích của dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy

Với những khó khăn nêu ở trên hiện tại EVN đang phối hợp với các Ngân hàng thương mại (Trong đó có NHCTVN) triển khai xây dựng dịch vụ

“Thanh toán tiền điện tại quầy ” Những lợi ích của dịch vụ này sẽ mang lại đó là:

- Khách hàng sẽ đóng tiền điện cho EVN mọi lúc mọi nơi

- Số tiền cước sẽ được chuyển cho EVN ngay trong ngày thu tiền

- Giảm thời gian và chi phí cho EVN.

- Mang lại sự tiện lợi cho khách hàng.

- Thủ tục đơn giản Khách hàng chỉ cần đến Ngân hàng khai họ tên. Hiện tại phía NHCTVN cụ thể là Trung tâm Công nghệ Thông tin đang thực hiện triển khai dịch vụ này Hiện tại thông qua máy chủ AS400 hệ thống sẽ kết nối trực tiếp tới EVN theo chuẩn IS8583.

Ngân hàng Công thương Việt Nam, hiện sẽ triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện cho Công ty điện lực EVN tại hơn 100 chi nhánh/phòng giao dịch của Vietinbank trên địa bàn cả nước.

Với dịch vụ mới này, NHCTVN mong muốn mang lại cho hàng triệu khách hàng của Công ty điện lực EVN những phương thức thanh toán mới, đa dạng, nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và hoàn toàn miễn phí dịch vụ

Tất cả các khách hàng của công ty điện lực EVN đều có thể thanh toán tiền điện qua NHCTVN Hiện nay, Công ty Điện lực thường tiến hành việc thu tiền điện hàng tháng thông qua đội ngũ nhân viên tới từng hộ gia đình hoặc tại một số điểm thu tiền điện của công ty Tuy nhiên đối với các đơn vị sản xuất - kinh doanh, các khách hàng thường xuyên vắng nhà, khách hàng là công nhân viên chức làm việc trong giờ hành chánh, những phương thức trên sẽ gây khó khăn cho khách hàng Bằng việc triển khai dịch vụ thu hộ tiền điện, NHCTVN mong muốn góp phần đem lại nhiều thuận tiện “Vì một cuộc sống hiện đại” cho khách hàng.

Sự đa dạng phương thức thanh toán và đơn giản trong thủ tục thanh toán hoá đơn điện được xem như những tiện ích nổi bật của dịch vụ Thu hộ tiền điện tại NHCTVN, như: Nhắn tin SMS với dịch vụ Mobile Banking; Chuyển khoản với Home Banking, Điện thoại với CallCenter247 – 8247 247, Uỷ quyền để NHCTVN tự thanh toán cho khách hàng và Trực tiếp tại các quầy giao dịch của NHCTVN Ngoài ra, khi đến với dịch vụ thu hộ tiền điện tại NHCTVN, khách hàng có thể thanh toán ngoài giờ hành chính (đến 19h hàng ngày trừ thứ 7, CN) tại một số Chi nhánh/PGD có thực hiện giao dịch ngoài giờ của NHCTVN.

Chính vì vậy em đã chọn đề tài là: “Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ Thanh toán tiền điện tại quầy ở Ngân hàng Công thương Việt Nam”

Với hệ thống mạng lưới 134 chi nhánh, 150 phòng giao dịch, 425 điểm giao dịch và quỹ tiết kiệm, 336 máy rút tiền tự động ATM em tin rằng dịch vụ

“Thanh toán tiền điện tại quầy” được liên kết giữa NHCTVN và EVN sẽ giúp cho khách hàng thực hiện việc thanh toán tiền điện một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất.

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ CÔNG

CỤ CẦN THIẾT ĐỂ XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ DỊCH VỤ THANH TOÁN TIỀN ĐIỆN TẠI QUẦY Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Sau khi tiến hành tìm hiểu chức năng, tình hình hoặt động và chọn được đề tài ở Trung tâm Công nghệ Thông tin Ngân hàng Công thương Việt Nam Tại chương 2 này sẽ trình bày những phương pháp luận cùng các công cụ cần thiết để xây dựng dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở Ngân hàng Công thương Việt Nam Cụ thể sẽ áp dụng các quy trình xây dựng phần mềm để xây dựng dịch vụ đó:

TÌM HIỂU DỊCH VỤ THANH TOÁN TIỀN ĐIỆN TẠI QUẦY

Dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy cho phép các khách hàng tới quầy giao dịch của Ngân hàng Công thương Việt Nam để thực hiện việc nộp tiền trực tuyến cho các công ty điện lực.

Ngân hàng Công thương Việt Nam xây dựng chương trình kết nối với hệ thống của EVNIT, cho phép khách hàng thanh toán tiền điện theo các bước sau:

Bước 1: Khách hàng tới cung cấp thông tin về mã khách hàng cần thanh toán.

Bước 2: Giao dịch viên (GDV) đăng nhập vào chương trình, chọn chức năng thanh toán tiền điện, nhập mã khách hàng cần thanh toán, chương trình sẽ tự động kết nối với hệ thống của EVN tra cứu các thông tin liên quan (họ tên khách hàng, địa chỉ, số tiền nợ cước, kỳ cước) tương ứng với mã khách hàng vừa nhập Hệ thống phải nắm bắt và hiển thị đúng các trường hợp lỗi phát sinh như: Lỗi kết nối với EVN, sai mã khách hàng, khách hàng đã thanh toán, chưa có thông tin nợ cước mới.

Bước 3: GDV thực hiện giao dịch thanh toán tiền điện:

- Trường hợp khách hàng nộp tiền tại chi nhánh mở và quản lý tài khoản của công ty điện lực: Chi nhánh hướng dẫn khách hàng lập 3 liên giấy nộp tiền mẫu số 06/NHCT10 (nếu thanh toán bằng tiền mặt) hoặc 3 liên lệnh chi mẫu số 07/NHCT10 (nếu thanh toán bằng chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi thanh toán, bao gồm cả tài khoản ATM mở tại hệ thống NHCT): Liên 1 lưu tại NH, liên 2 trả khách hàng, liên 3 làm chứng từ báo có trả công ty điện lực.

- Trường hợp khách hàng nộp tiền tại chi nhánh không quản lý tài khoản của công ty điện lực: Thì nội dung chứng từ thanh toán của khách hàng phải ghi rõ “ Thanh toán tiền điện mã khách hàng…, kỳ cước tháng,…” Số tiền thanh toán sẽ được ghi có trực tiếp vào tài khoản tiền gửi thanh toán của điện lực mở tại Chi nhánh Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Căn cứ vào chứng từ của khách hàng, GDV thực hiện thu tiền(Nếu khách hàng nộp tiền mặt), sau đó lựa chọn hình thức thanh toán tiền mặt hoặc chuyển khoản để nhập các thông tin cần thiết theo yêu cầu của chương trình, chấp nhận thanh toán chuyển cho kiểm soát viên (KSV) phê duyệt.

Bước 4: KSV phê duyệt chứng từ thanh toán

Căn cứ chứng từ do GDV chuyển đến, KSV thực hiện đối chiếu, kiểm soát: Nếu sai thì ghi lý do từ chối phê duyệt trên máy, chuyển trả lại cho GDV để chỉnh sửa; nếu đúng thì thực hiện phê duyệt, ký chứng từ và chuyển lại cho GDV.

Sau khi KSV đã phê duyệt, hệ thống sẽ tự động ghi có tài khoản của công ty điện lực (quản lý mã khách hàng thanh toán) và gửi thông báo cho EVN để gạch nợ cho khách hàng.

- Trường hợp 1: hệ thống kết nối thành công với EVN, gửi thông báo gạch nợ và nhận được kết quả phản hồi gạch nợ thành công, hệ thống sẽ hiển thị thông tin cho KSV được biết.

- Trường hợp 2: ngay sau khi KSV phê duyệt chứng từ chấp thuận thanh toán, hệ thống mất kết nối với EVN, không gửi được thông báo và nhận được kết quả gạch nợ khách hàng thành công, hệ thống cần ngay lập tức gửi lại thông báo gạch nợ cước và nhận được kết quả từ EVN Nếu nhận được thông báo gạch nợ thành công, hệ thống hiển kết quả cho KSV được biết.

- Trường hợp 3: nếu lỗi không thể kết nối với EVN, hệ thống vẫn tiến hành ghi nợ tài khoản khách hàng, ghi có tài khoản điện lực và ghi nhận trạnh thái giao dịch chờ gạch nợ.

Buớc 5: GDV in, lưu chứng từ và trả cho khách hàng

GDV nhận chứng từ đã được phê duyệt từ KSV, thực hiện in các thông tin từ chương trình lên phần ô trống của chứng từ (GDV chỉ thực hiện được việc in chứng từ khi chứng từ đã được KSV phê duyệt), sau đó đóng dấu trên

1 liên giấy nộp tiền/Lệnh chi để trả khách hàng, 1 liên giấy nộp tiền/Lệnh chi lưu chứng từ kế toán.

Các thông tin do chương trình in vào giấy nộp tiền, gồm: Tên TK ghi có, mã chứng từ giao dịch, mã Chi nhánh, số bút toán, mã GDV, mã KSV, số hiệu TK ghi có, ngày giờ giao dịch, mã khách hàng, kỳ cước, số tiền ghi nợ, số tiền ghi có, phí ngân hàng, thuế VAT, tổng số tiền thanh toán.

Các thông tin do chương trình in vào lệnh chi, gồm : Mã chứng từ giao dịch, mã Chi nhánh, số bút toán, mã GDV, mã KSV, số hiệu tài khoản ghi nợ, tên tài khoản ghi nợ, ngày giờ giao dịch, mã khách hàng, kỳ cước, số hiệu tài khoản ghi có, tên tài khoản ghi có, số tiền ghi nợ, tỷ giá, phí Ngân hàng, thuế VAT, tổng số tiền thanh toán phí.

Bước 6: GDV thực hiện xác nhận thanh toán:

GDV chỉ thực hiện bước này đối với trường hợp mã khách hàng chưa được EVN xác nhận thanh toán khi KSV phê duyệt chứng từ (những mã khách hàng trạng thái chờ thanh toán).

GDV thường xuyên vấn tin màn hình “Xác nhận thanh toán tiền điện” để thực hiện kịp thời xác nhận thanh toán với điện lực với những mã khách hàng đã nộp tiền.

Nếu giao dịch được EVN xác nhận thì trên màn hình sẽ có thông báo

“Xác nhận thanh toán thành công”, hệ thống sẽ hủy trạng thái chờ thanh toán

CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN

2.2.1 Các khái niệm cơ bản về phần mềm

Theo tiến sỹ Riger Presman một chuyên gia về công nghệ phần mềm của Mỹ thì phần mềm là:

- Các chương trình máy tính

- Các cấu trúc dữ liệu cho phép chương trình xử lý các thông tin thích hợp

- Các tài liệu mô tả phương thức sử dụng các chương trình ấy

Khái niệm công nghệ phần mềm

Công nghệ phần mềm (Software Technology) bao gồm một tập hợp với

3 yếu tố chủ chốt – Phương pháp, Công cụ và Thủ tục – giúp cho người quản lý có thể kiểm soát được quá trình phát triển phần mềm và cung cấp cho kỹ sư phần mềm một nền tảng để xây dựng một phần mềm chất lượng cao.

Các phương pháp của công nghệ phần mềm đưa ra cách làm về mặt kỹ thuật để xây dựng phần mềm Nội dung của các phương pháp gồm:

- Lập kế hoạch và ước lượng dự án phần mềm

- Phân tích yêu cầu của hệ thống và phần mềm

- Thiết kế cấu trúc dữ liệu

- Thiết kế chương trình và các thủ tục

- Mã hóa và bảo trì

Các công cụ của công nghệ phần mềm cung cấp sự hỗ trợ hay bán tự động cho các phương pháp.

Các thủ tục của công nghệ phần mềm là chất keo dán phương pháp và công cụ lại với nhau.

Vòng đời phát triển của phần mềm

Vòng đời phát triển của phần mềm được biểu diễn bằng mô hình dưới đây gọi là mô hình thác nước:

Hình 2.1 Sơ đồ vòng đời phát triển phần mềm

(Trích từ bải giảng CNPM)

- Công nghệ hệ thống: Phần mềm là một bộ phận của một hệ thống quản lý nói chung Do đó, công việc nghiên cứu phần mềm phải được đặt trong mối liên hệ chặt chẽ với các thành phần khác của hệ thống quản lý như phần cứng, nhân tố con người, CSDL.

- Phân tích yêu cầu phần mềm: Kỹ sư phần mềm tiến hành phân tích các chức năng cần có của phần mềm, các giao diện.

- Thiết kế: là một tiến trình nhiều bước, tập trung vào 4 thuộc tính phân biệt của chương trình là:

+ Cấu trúc dữ liệu+ Kiến trúc phần mềm+ Các thủ tục

+ Các đặc trưng giao diện

- Mã hóa: Mã hóa trong công nghệ phần mềm được hiểu là bản dịch từ bản vẽ thiết kế thành bản vẽ lập trình cụ thể.

- Kiểm thử: Tiến trình kiểm thử tập trung vào phần logic bên trong của phần mềm, đảm bảo rằng tất cả các câu lệnh đều được kiểm thử nhằm phát hiện các lỗi và kết quả phù hợp với dữ liệu vào.

- Bảo trì: là công đoạn thực hiện sau khi phần mềm đã được đưa vào sử dụng được tiến hành dưới ba hình thức:

+ Bảo trì sửa đổi + Bảo trì thích nghi + Bảo trì hoàn thiện

Có hai phương pháp thiết kế đó là : Phương pháp thiết kế từ dưới lên (bottom up design) và Phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống (Top down design).

- Phương pháp thiết kế từ dưới lên (Bottom up design): Theo phương pháp này trước hết người ta tiến hành giải quyết các vấn đề cụ thể, sau đó trên cơ sở đánh giá mức độ tương tự về chức năng của các vấn đề này trong việc giải quyết bài toán người ta gộp chúng lại thành từng nhóm cùng chức năng từ dưới lên trên cho đến module chính Sau đó thiết kế thêm một số chương trình làm phong phú hơn, đầy đủ hơn chức năng của các phân hệ và cuối cúng là thiết kế một chương trình làm nhiệm vụ tập hợp các module thành một hệ chương trình thống nhất hoàn chỉnh Phương pháp này thường áp dụng cho việc phát triển phần mềm mà hệ thống đã có rồi.

- Phương pháp thiết kế từ trên xuống (Top down design): Đây là một phương pháp thiết kế giải thuật dựa trên tư tưởng module hoá Nội dung của phương pháp thiết kế này như sau: Trước hết ngừời ta xác định các vấn đề chủ yếu nhất mà việc giải quyết bài toán yêu cầu, bao quát được toàn bộ bài toán Sau đó phân chia nhiệm vụ cần giải quyêt thành các nhiệm vụ cụ thể hơn, tức là chuyển dần từ module chính đến các module con từ trên xuống dưới, do vậy phương pháp có tên gọi là thiết kế từ đỉnh xuống Phương pháp này thường áp dụng cho việc xây dựng phần mềm hoàn toàn mới mà hệ thông chưa có.

Vì phần mềm của em trong hệ thống chưa có nên em chọn phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống tức là một phương pháp thiết kế giải thuật dựa trên tư tưởng module hoá Nội dung của phương pháp thiết kế này như sau: Trước hết người ta xác định các vấn đề chủ yếu nhất mà việc giải quyết bài toán yêu cầu, bao quát được toàn bộ bài toán Sau đó phân chia nhiệm vụ cần giải quyết thành các nhiệm vụ cụ thể hơn, tức là chuyển dần từ module chính đến các module con từ trên xuống dưới, do vậy phương pháp có tên gọi là thiết kế từ đỉnh xuống.

2.2.2 Các quy trình của công nghệ phần mềm áp dụng vào để xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy

Quy trình : Xác định yêu cầu

Mục đích: Sau khi đã có hợp đồng phần mềm với khách hàng, hợp đồng được chuyển sang để xác định nhu cầu của khách hàng về sản phẩm tương lai Yêu cầu đặt ra là phải lượng hoá các dạng mô hình.

- Phân tích nghiệp vụ chuyên sâu.

Lập mô hình hoạt động của hệ thống

Lập kế hoạch xác định yêu cầu

Xác định yêu cầu người sử dụng

Lập mô hình hệ thống

Báo cáo quy trình Quản trị viên dự án duyệt

Hình 2.2 Lưu đồ Quy trình xác định yêu cầu khách hàng

(Trích từ bài giảng CNPM)

Bước 1: Lập kế hoạch xác định yêu cầu

STT Công việc Thời gian dự kiến

1 Lập kế hoạch Năm ngày

2 Xác định yêu cầu Năm ngày

3 Phân tích chuyên sâu Mười ngày

4 Lập mô hình hệ thống Năm ngày

5 Báo cáo tổng hợp Năm ngày

Bước 2: Xác định yêu cầu người sử dụng

Phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở Ngân hàng Công thương phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

 Trên các form nhập dữ liệu phải được bố trí thuận tiện, dễ sử dụng, đảm bảo một số yêu cầu sau

 Màu sắc trên form phải hài hoà không có quá nhiều màu sắc song cũng cần làm nổi bật một số trường quan trọng

 Dùng phím Tab để thay đổi vị trí trường nhập theo một thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải hay thay đổi vị trí từ form chính sang form con.

 Hiển thị các thực đơn cùng với hướng dẫn sử dụng các phím tắt

 Trên các form phải sử dụng các thuật ngữ đặc trưng của thiết bị tin học

 Giảm tối thiểu việc nhập liệu bằng tay và nên sử dụng các combo box để nhân viên chọn các giá trị chuẩn có sẵn Điều này sẽ giúp nhân viên thuận tiện hơn khi sử dụng và tăng độ chính xác của thông tin.

Dựa vào các quy tắc đã được chấp nhận về đồ hoạ để minh hoạ thông tin trên màn hình Ví dụ nên sử dụng máy in để mô tả nút có chức năng in hóa đơn, sử dụng biểu tượng của đĩa mềm để mô tả nút có chức năng lưu hóa đơn.

Phải có dấu hiệu cho biết người sử dụng đang thao tác với thực đơn nào

Phải có câu hỏi xác nhận một số thao tác của nhân viên làm thay đổi dữ liệu hệ thống, ví dụ chương trình phải hiện thông báo hỏi nhân viên có chắc chắn muốn xoá hay thay đổi bản ghi nào đó hay không

Các phím nóng phải được sử dụng thống nhất trong toàn bộ hệ thống, tiện lợi cho người sử dụng.

Tất cả những thiết kế form, báo cáo phải theo quy định chuẩn của Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Bước 3: Phân tích nghiệp vụ chuyên sâu

Tại bước này ta tiến hành phân tích chi tiết hơn nghiệp vụ thanh toán tiền điện tại quầy để làm cơ sở cho bước tiếp theo.

Bước 4: Lập mô hình hệ thống

Với phần phân tích nghiệp vụ ở trên em sẽ dùng : Sơ đồ luồng thông tin (IFD), Sơ đồ chức năng kinh doanh (BFD), Sơ đồ luồng dữ liệu (DFD) dùng để mô hình hóa hệ thống thông tin quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở Ngân hàng Công thương Việt Nam.

Bước 5 : Báo cáo tổng hợp quy trình

Kết thúc quy trình này ta xây dựng một báo cáo hoàn chỉnh để làm tài liệu cho quy trình thiết kế phần mềm

Quy trình : Thiết kế phần mềm

Lập kế hoạch thiết kế

Thiết kế kiến trúc PM

Hồ sơ thiết kế Thiết kế giao diện Thiết kế chương trình Thiết kế thủ tục

Thiết kế dữ liệu Duyệt

Kết thúc Duyệt thiết kế kiến trúc

Hình 2.3 Lưu đồ Quy trình Thiết kế phần mềm

(Trích từ bài giảng CNPM)

Mục đích: Sau khi quy trình xác định yêu cầu phần mềm, trên cơ sở hồ sơ của giai đoạn phân tích ta chuyển sang quy trình thiết kế nhằm xác định hồ sơ tổng thể các vấn đề thiết kế phần mềm từ tổng quát tới chi tiết.

Thiết kế là chìa khoá dẫn đến thành công của một dự án Thiết kế là một quá trình đòi hỏi tính sáng tạo, tinh tế và hiểu biết sâu sắc của người thiết kế Thiết kế phần mềm cung cấp cách biểu diễn phần mềm có thể được xác nhận về chất lượng, là cách duy nhất mà chúng ta có thể chuyển hoá một cách chính xác các yêu cầu của khách hàng thành sản phẩm hay hệ thống phần mềm cuối cùng.

- Thiết kế cấu trúc phần mềm.

STT Công việc Thời gian dự kiến

1 Lập kế hoạch thiết kế Năm ngày

2 Thiết kế kiến trúc phần mềm Năm ngày

3 Thiết kế dữ liệu Mười ngày

4 Thiết kế thủ tục Năm ngày

5 Thiết kế chương trình Năm ngày

6 Thiết kế giao diện Năm ngày

7 Lập hồ sơ thiết kế Năm ngày

Bước 2: Thiết kế kiến trúc

Phương pháp thiết kế là Phương pháp thiết kế từ đỉnh xuống (Top down design)

Bước 3: Thiết kế dữ liệu

Có hai phương pháp thiết kế cơ sở dữ liệu đó là: Thiết kế cơ sở dữ liệu từ các thông tin đầu ra và phương pháp thiết kế mô hình hóa dữ liệu cụ thể như sau:

CÁC CÔNG CỤ SỬ DỤNG ĐỂ XÂY DỰNG PHẦN MỀM

2.3.1 Giới thiệu Ngôn ngữ lập trình Đây là các ngôn ngữ lập trình (NNLT) phổ biến hiện nay

NGÔN NGỮ MÁY dùng các số 0 và 1 để “ra lệnh” cho bộ xử lý Tập lệnh chỉ tương thích trong cùng họ CPU và rất khó lập trình.

C đạt được sự thỏa hiệp giữa việc viết code hiệu quả của Assembly và sự tiện lợi và khả năng chạy trên nhiền nền tảng của NNLT cấp cao có cấu trúc NN hơn 20 năm tuổi này hiện vẫn được tin dùng trong lĩnh vực lập trình hệ thống.

Có các công cụ thương mại và miễn phí cho gần như mọi HĐH.

C++ là NN được dùng nhiều nhất hiện nay, đa số phần mềm thương mại được viết bằng C++ Tên của NN có lý do: C++ bao gồm tất cả ưu điểm của C và bổ sung thêm các tính năng hướng đối tượng Có các công cụ thương mại và miễn phí cho gần như mọi HĐH.

C# là lời đáp của Microsoft đối với Java Do không đạt được thỏa thuận với Sun về vấn đề bản quyền, Microsoft đã tạo ra NN với các tính năng tương tự nhưng chỉ chạy trên nền Windows.

JAVA là phiên bản C++ được thiết kế lại hợp lý hơn, có khả năng chạy trên nhiều nền tảng; tuy nhiên tốc độ không nhanh bằng C++ Có các công cụ miễn phí và thương mại hỗ trợ cho hầu hết các HĐH hiện nay Tuy Microsoft đã gỡ bỏ hỗ trợ Java khỏi cài đặt mặc định của các phiên bản Windows mới, nhưng việc bổ sung rất dễ dàng.

PASCAL được thiết kế chủ yếu dùng để dạy lập trình, tuy nhiên nó đã trở nên phổ biến bên ngoài lớp học Pascal yêu cầu tính cấu trúc khá nghiêm ngặt Có các công cụ thương mại và miễn phí cho DOS, Windows, Mac, OS/2 và các HĐH họ Unix Trình soạn thảo website BBEdit được viết bằng Pascal.DELPHI là phiên bản hướng đối tượng của Pascal được hãng Borland phát triển cho công cụ phát triển ứng dụng nhanh có cùng tên Môi trường Delphi được thiết kế để cạnh tranh với Visual Basic của Microsoft, hỗ trợ xây dựng giao diện nhanh bằng cách kéo thả các đối tượng và gắn các hàm chức năng. Khả năng thao tác CSDL là một ưu điểm khác của NN Borland, có các công cụ thương mại cho Windows và Linux.

FOXPRO là một nhánh phát triển của dBase dưới sự “bảo hộ” của Microsoft Thực ra nó là công cụ phát triển hơn là NN Tuy có lời đồn đại về sự cáo chung, nhưng NN vẫn phát triển Hiện Foxpro có tính đối tượng đầy đủ và có công cụ phát triển mạnh (Visual Foxpro).

VISUAL BASIC [phiên bản của Basic cho môi trường đồ hoạ] là NN đa năng của Microsoft Nó bao gồm BASIC, NN macro của Microsoft Office (VBA – Visual Basic for Application), và công cụ phát triển ứng dụng nhanh. Phiên bản VB hiện hành là VB 6.0 ra đời năm 1998 trong bộ Visua Studio 6.0 Phiên bản này có nhiều đặc điểm mới, tính năng tăng cường hơn so với phiên bản trước

+ Truy cập cơ sở dữ liệu tốt hơn

+ Thêm nhiều control mới, cho phép tạo nên nhiều control mới.

+ Là ngôn ngữ lập trình hướng sự kiện, cho phép lập trình hướng đối tượng

+ Cung cấp khả năng lập trình có tính trực quan cao, có cấu trúc logic chặt chẽ, mức độ vừa phải và rất dễ dàng học tập và thành thạo.

* Tại sao dùng VB để xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy

VB là ngôn ngữ lập trình cho Access Dùng các đối tượng để liên kết các đối tượng trong ứng dụng với nhau thành một thể thống nhất, Với giao diện

MS Access thì có thể hình thành nhiều nghiệp vụ xử lý dữ liệu mà đáng lẽ phải lập trình khi dùng các hệ quản trị CSDL khác VB cũng được chọn vì những lý do sau :

+ Làm cho CSDL dễ bảo trì hơn

+ Báo lỗi hay xử lý lỗi theo ý mình

+ Tạo và điều khiển các đối tượng

+ Xử lý từng bản ghi

+ Truyền argument đến các thủ tục

+ Tiến hành các hoạt động ở mức độ hệ thống.

2.3.2 Giới thiệu về hệ quản trị Cơ sở dữ liệu Access

Microsoft Access là một trong những bộ chương trình quan trọng nhất trong tổ hợp chương trình Microsoft Office Professional do hãng phần mềm Microsoft Cooperation sản xuất Phiên bản đầu tiên của Microsoft Access ra đời vào năm 1989 và không ngừng được hoàn thiện, đến nay đã đến Microsoft Access 2007.

Microsoft Access 2003 cung cấp hệ thống chương trình ứng dụng rất mạnh, giúp người dùng dễ dàng tạo lập các chương trình ứng dụng thông qua các query, form kết hợp với lệnh của các ngôn ngữ lập trình.

Access có rất nhiều chức năng để đáp ứng nhu cầu khác nhau về CSDL Có thể dùng Access để phát triển các nhu cầu ứng dụng phổ biến nhất đó là :

+ Ứng dụng cho DN nhỏ

+ Ứng dụng nội bộ từng phòng ban

+ Ứng dụng cho toàn công ty

2.3.3 Công cụ làm báo cáo Crystal Report

Khi xây dựng một ứng dụng thực tiễn, kết quả cuối cùng là dữ liệu kết xuất và có thể xuất ra các thiết bị máy in hay trích dữ liệu sang các trình ứng dụng tương thích khác.

XÂY DỰNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ DỊCH VỤ THANH TOÁN TIỀN ĐIỆN TẠI QUẦY Ở NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

PHÂN TÍCH HỆ THỐNG

3.1.1 Sơ đồ luồng thông tin IFD

3.1.2 Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD

3.1.3 Sơ đồ luống dữ liệu DFD

3.1.3.1 Sơ đồ DFD mức ngữ cảnh

3.1.3.2 Sơ đồ DFD mức đỉnh

3.1.3.3 Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh

 Chức năng: Thanh toán tiền điện

 Chức năng: Kiểm soát chứng từ

 Chức năng: Thống kê báo cáo

Khách hàng Giao dịch viên Kiểm soát viên EVN

Hình 3.1 Sơ đồ luồng thông tin của dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy

Bản khai thông tin mã KH

Nhập mã khách hàng vào máy tính

Kiểm tra thông tin khách hàng (Họ tên, nợ cước,kỳ cước… )

Lập chứng từ thanh toán tiền điện

Kiểm soát chứng từ thanh toán tiền điện

Gạch nợ cho khách hàng

Cập nhật trạng thái chứng từ phê duyệt chứng từ

Chứng từ đã được phê duyệt

In chứng từ thanh toán tiền điện

Chứng từ thanh toán tiền điện

Chứng từ thanh toán tiền điện

Quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy

In báo cáo thống kê

Nhận Y/C t.toán của khách hàng

Gửi Mã khách tới EVN

Nhận các thông tin từ EVN Lập chứng từ

Gửi chứng từ cho KSV

Gửi yêu cầu gạch nợ tới EVN

Chuyển chứng từ cho GDV

Truy xuất dữ liệu Tính toán

Hình 3.2 Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD

Chứng từ thanh toán tiền điện

Hệ thống thông tin quản lý giao dịch thanh toán tiền điện tại quầy

Yêu cầu thống kê, báo cáo Các báo cáo chứng từ

Yêu cầu gạch nợ cho khách hàng

Hình 3.3 Sơ đồ DFD mức ngữ cảnh của dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy

3.0 Lập Báo cáo, thống kê

Ban quản lý Ngân hàng Công thương Việt Nam

Các báo cáo, chứng từ Yêu cầu thống kê, báo cáo

Chứng từ thanh toán Yêu cầu thanh toán

Chứng từ đã phê duyệt

Cơ sở dữ liệu thanh toán tiền điện

Hình 3.4 Sơ đồ DFD mức đỉnh của dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy

Yêu cầu kiểm tra Mã KH

Chứng từ đã phê duyệt

Cơ sở dữ liệu thanh toán tiền điện

Chứng từ thanh toán tiền điện

1.1 Nhận yêu cầu thanh toán khách hàng

1.2 Lập chứng từ thanh toán tiền điện

Chứng từ đã Hoàn thành

Hình 3.5 Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh của chức năng thanh toán tiền điện

Chứng từ đã kiểm tra

Chứng từ đã phê duyệt

Hình 3.6 Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh của chức năng kiểm soát chứng từ

Các báo cáo,chứng từ

Yêu cầu báo cáo Dữ liệu cần thiết

Cơ sở dữ liệu thanh toán tiền điện

Hình 3.7 Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh của chức năng Báo cáo thống kê

THIẾT KẾ CƠ SỞ DỮ LIỆU

3.2.1 Thiết kế cơ sở dữ liệu bằng phương pháp mô hình hóa dữ liệu cho phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy

Hình 3.8 Mô hình quan hệ thực thể

Mô hình này phát triển dựa trên các yêu cầu cơ bản về nghiệp vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở NHCTVN như sau:

+ Trong chứng từ thanh toán tiền điện có thông tin về chi nhánh và cán bộ thực hiện nghiệp vụ là kiểm soát viên và giao dịch viên.

+ Chứng từ phải có trạng thái của nó tương ứng với từng giai đoạn của nghiệp vụ.

+ Cán bộ thực hiện nghiệp vụ phải ghi rõ chức danh và chi nhánh mà mình đang làm việc.

Từ mô hình quan hệ thực thể của hệ thống, ta xây dựng được các tệp cơ sở dữ liệu như sau:

Chứng từ (#Mã chứng từ, Mã Chi nhánh, Mã GDV, Mã KSV, MaKH….) Tệp này có chức năng chứa toàn bộ chứng từ thanh toán tiền điện của hệ thống (bao gồm toàn bộ chứng từ của các chi nhánh khác nhau của NHCT trong cả nước).

Cán Bộ (#Mã CB, Mật khẩu, Mã chi nhánh,….) Tệp này có chứa thông tin về cán bộ nghiệp vụ(Kiểm soát viên và Giao dịch viên) Người dùng phải đăng nhập đúng mật khẩu và user của cán bộ.

Chi nhánh (# Mã CN, Tên CN, Địa chỉ….) Tệp này chứa thông tin về chi nhánh của NHCT.

Chức danh(#Mã CD, Tên CD) Tệp này chứa thông tin chức danh các cán bộ.

Trạng Thái(# Mã trạng thái, Tên trạng thái) Tệp này chứa thông tin trạng thái của chứng từ.

Loại chuyển tiền (#Mã loại, Tên loại) Tệp này chứa thông tin về loại chuyển tiền của chứng từ.

Khách hàng(#Mã khách hàng, Tên khách hàng, ) tệp này chứa thông tin của khách hàng.

Từ đây ta có sơ đồ Cấu trúc dữ liệu:

#MaCB TenCB DiaChi SDT MatKha u

#MaCT MaCN MaGDV MaKSV MaKH MaTThai MaLoaiTT NgayGD

Hình 3.9 Mô hình cấu trúc dữ liệu DSD

3.2.2 Tạo lập Cơ sở dữ liệu

Từ mô hình quan hệ thực thể và sơ đồ cấu trúc dữ liệu ta thiết kế được các bảng biểu cho chương trình quản lý thanh toán tiền điện tại quầy ở NHCTVN:

STT Tên trường Mô tả Kiểu dữ liệu Kích cỡ

1 #MaCN Mã chi nhánh Text 5

2 TenCN Tên chi nhánh Text 50

STT Tên trường Mô tả Kiểu dữ liệu Kích cỡ

1 #MaCD Mã chức danh Text 3

2 TenCD Tên chức danh Text 50

STT Tên trường Mô tả Kiểu dữ liệu Kích cỡ

1 #MaCB Mã cán bộ Text 3

2 TenCB Tên cán bộ Text 50

6 MaCD Mã Chức danh Text 3

7 MaCN Mã chi nhánh Text 3

STT Tên trường Mô tả Kiểu dữ liệu Kích cỡ

1 #MaCT Mã chứng từ Text 9

2 NgayGD Ngày giao dịch Date

3 MaCN Mã chi nhánh Text 3

6 MaKH Mã khách hàng Text 9

7 MaLoaiTT Mã loại thanh toán Text 3

8 MaTThai Mã trạng thái Text 2

STT Tên trường Mô tả Kiểu dữ liệu Kích cỡ

1 #MaKH Mã khách hàng Text 9

2 TenKH Tên khách hàng Text 50

STT Tên trường Mô tả Kiểu dữ liệu Kích cỡ

Mã loại thanh toán Text 3

2 TenLoaiTT Tên loại thanh toán Text 50

STT Tên trường Mô tả Kiểu dữ liệu Kích cỡ

1 #MaTThai Mã trạng thái Text 2

2 TenTThái Tên trạng thái Text 50

Sơ đồ quan hệ giữa các bảng

Hình 3.10 Sơ đồ quan hệ giữa các bảng

MỘT SỐ THUẬT TOÁN CHÍNH SỬ DỤNG TRONG CHƯƠNG TRÌNH

Chương trình quản lý thanh toán tiền điện tại quầy sử dụng rất nhiều thuật toán như thuật toán cập nhật, thêm, sửa, xóa, tìm kiếm, di chuyển bản ghi….Nhưng do điều kiện không cho phép em chỉ đưa ra các thuật toán chính trong chương trình thường sử dụng để tiện cho việc theo dõi của thầy cô giáo cùng các bạn.

Hình 3.11 Sơ đồ thuật toán tìm kiếm

Là Giao dịch viên Đăng nhập KSV Đăng nhập GDV

Là kiểm soát viên Đ Đ Đ Dem=3? Nhập MãCB, mật khẩu, mã chi nhánh

Hình 3.12 Sơ đồ thuật toán đăng nhập

 Thuật toán tạo chứng từ

Mở form thanh toán tiền điện

Nhập thông tin chứng từ

Các trường bắt buộc rỗng?

Ghi vào cơ sở dữ liệu

Hình 3.13 Sơ đồ thuật toán tạo chứng từ

THIẾT KẾ KIẾN TRÚC PHẦN MỀM

Quản lý chứng từ- GDV

Quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy

Hệ thống Danh mục Giao dịch

Thông tin về phần mềm

Hình 3.14 Thiết kế kiến trúc phần mềm

MỘT SỐ GIAO DIỆN CHÍNH CỦA CHƯƠNG TRÌNH

Hình 3.15 Giao diện MDIForm Đây là form chính của chương trình có những chức năng sau:

Hệ thống: Thay đổi mật khẩu, Đăng nhập lại, Thoát

Danh Mục: Danh mục Cán bộ, Chi Nhánh, Khách hàng

Giao dịch: Tạo chứng từ, Quản lý chứng từ, kiểm soát chứng từ

Báo cáo: Báo cáo chứng từ bị lỗi, chờ phê duyệt, đã phê duyệt, Thống kê doanh thu, thống kê số lần giao dịch của khách hàng.

Trợ giúp: Hướng dẫn sử dụng chương trình, Thông tin về phần mềm

Hình 3.16 Giao diện đăng nhập vào chương trình Đây là form đăng nhập vào chương trình, người dùng phải nhập đúng mật khẩu, chi nhánh nơi người dùng làm việc và mã của người dùng tương ứng. Tùy vào chức danh của người dùng mà chương trình sẽ hiện ra những chức năng mà người dùng được phép sử dụng.

 Giao diện Danh mục cán bộ

Hình 3.17 Giao diện Danh mục Cán bộ

Form này có chức năng cập nhật, thêm, sửa, xóa thông tin của cán bộ và có chức năng tìm kiếm theo nhiều tiêu thức khác nhau

 Giao diện Danh mục chi nhánh

Hình 3.18 Giao diện danh mục chi nhánh

Form này cũng tương tự như form trên

 Giao diện Tạo chứng từ của GDV

Hình 3.19 Giao diện tạo chứng từ của GDV

Form này có chức năng tạo mới một chứng từ Khi khởi động form này lên chương trình sẽ tự động tạo ra Mã chứng từ, Mã chi nhánh mà người dùng đang làm việc và mã của cán bộ tạo chứng từ Trạng thái chứng từ lúc mới tạo là 01-chờ phê duyệt, Ngày giao dịch là ngày hiện thời.

Khi khách hàng đến quầy giao dịch, khách hàng khai Mã khách hàng. Giao dịch viên nhập mã khách hàng vào ô mã khách hàng rồi ấn nút gửi thì lập tức mã khách hàng sẽ được gửi lên EVN để lấy thông tin của khách hàng như ở trên Sau khi đã nhập xong các trường người dùng ấn nút hoàn thành để lưu vào cơ sở dữ liệu

 Giao diện quản lý chứng từ của GDV

Hình 3.20 Giao diện quản lý chứng từ của GDV

Form này có chức năng quản lý tất cả các chứng từ mà GDV đã tạo, cho phép GDV tìm kiếm theo nhiều tiêu thức Khi GDV chọn một chứng từ ở trong ô lưới rồi ấn nút xem thì chương trình sẽ hiện ra một form để giao dịch viên có thể xem thông tin về chứng từ

 Giao diện xem chứng từ của GDV

Hình 3.21 Giao diện Xem chứng từ của GDV

Form này có chức năng sửa chứng từ nếu chứng từ bị lỗi, in chứng từ nếu chứng từ đã được phê duyệt

 Giao diện Quản lý chứng từ của KSV

Hình 3.22 Giao diện quản lý chứng từ của KSV

From này cũng có chức năng tương tự như form quản lý chứng từ của GDV Khi người dùng ấn vào nút xem thì chương trình sẽ hiện ra một form chứa thông tin của chứng từ để cho KSV phê duyệt hoặc từ chối phê duyệt

 Giao diện Kiểm soát chứng từ của KSV

Hình 3.23 Giao diện Kiểm soát chứng từ của KSV

Form này có chức năng kiểm soát chứng từ, Nếu KSV ấn nút từ chối thì trạng thái chứng từ lập tức chuyển là 02-chứng từ bị lỗi, nếu ấn nút phê duyệt thì trạng thái chứng từ chuyển thành 03- đã phê duyệt và chương trình sẽ tự động gửi yêu cầu gạch nợ cho khách hàng

 Các Báo cáo, Thống kê sử dụng trong chương trình

Hình 3.24 Chứng từ thanh toán tiền điện

Chứng từ được in ra dùng để trả cho khách hàng, Chuyển cho EVN, Lưu vào cơ sở dữ liệu.

Hình 3.25 Danh sách chứng từ chờ phê duyệt

Hình 3.26 Danh sách chứng từ bị lỗi

Hình 3.27 Danh sách chứng từ đã được phê duyệt

Hình 3.28 Tổng doanh thu trong tháng

Báo cáo này cho nhà quản lý biết được trong tháng thu được bao nhiêu tiền cước, bao nhiêu phí ngân hàng, và tiền thuế đã thu được.

Hình 3.29 Thống kê doanh thu theo cán bộ

Thống kê này cho nhà quản lý biết được nhân viên đã thu được bao nhiêu tiền trong tháng từ đó đưa ra các quyết định khen thưởng đối với những nhân viên thu được nhiều…

Hình 3.30 Thống kê danh sách cán bộ theo mã chi nhánh

Ngày đăng: 21/08/2023, 11:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Mạng lưới trụ sở chính, văn phòng đại diện, các chi - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 1.1 Mạng lưới trụ sở chính, văn phòng đại diện, các chi (Trang 6)
Hình 1.2: Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng Công thương Việt Nam - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 1.2 Sơ đồ Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 7)
Hình 1.3 Sơ đồ Bộ máy quản lý điều hành tại trụ sở chính - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 1.3 Sơ đồ Bộ máy quản lý điều hành tại trụ sở chính (Trang 8)
Hình 1.4 Ban điều hành của NHCTVN - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 1.4 Ban điều hành của NHCTVN (Trang 9)
Hình 1.7 Biểu đồ dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 1.7 Biểu đồ dư nợ tín dụng theo ngành kinh tế (Trang 16)
Hình 1.9 Đồ thị Vốn huy động qua các năm từ 2000-2005 - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 1.9 Đồ thị Vốn huy động qua các năm từ 2000-2005 (Trang 18)
Hình 1.10 Đồ thị Lợi nhuận trước thuế qua các năm từ 2000-2005 - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 1.10 Đồ thị Lợi nhuận trước thuế qua các năm từ 2000-2005 (Trang 19)
Hình 1.11 Sơ đồ tổ chức của Trung tâm Công nghệ Thông tin - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 1.11 Sơ đồ tổ chức của Trung tâm Công nghệ Thông tin (Trang 21)
Hình 2.1 Sơ đồ vòng đời phát triển phần mềm - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 2.1 Sơ đồ vòng đời phát triển phần mềm (Trang 34)
Hình 2.2 Lưu đồ Quy trình xác định yêu cầu khách hàng - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 2.2 Lưu đồ Quy trình xác định yêu cầu khách hàng (Trang 37)
Hình 3.1 Sơ đồ luồng thông tin của dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.1 Sơ đồ luồng thông tin của dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy (Trang 56)
Hình 3.2 Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.2 Sơ đồ chức năng kinh doanh BFD (Trang 57)
Hình 3.3 Sơ đồ DFD mức  ngữ cảnh của dịch vụ thanh toán tiền điện - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.3 Sơ đồ DFD mức ngữ cảnh của dịch vụ thanh toán tiền điện (Trang 58)
Hình 3.4 Sơ đồ DFD mức đỉnh của dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.4 Sơ đồ DFD mức đỉnh của dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy (Trang 59)
Hình 3.5 Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh của chức năng thanh toán tiền điện - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.5 Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh của chức năng thanh toán tiền điện (Trang 60)
Hình 3.6 Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh của chức năng kiểm soát chứng từ - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.6 Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh của chức năng kiểm soát chứng từ (Trang 61)
Hình 3.7 Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh của chức năng Báo cáo thống kê - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.7 Sơ đồ DFD mức dưới đỉnh của chức năng Báo cáo thống kê (Trang 62)
Hình 3.8 Mô hình quan hệ thực thể - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.8 Mô hình quan hệ thực thể (Trang 63)
Hình 3.9 Mô hình cấu trúc dữ liệu DSD - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.9 Mô hình cấu trúc dữ liệu DSD (Trang 65)
Hình 3.10 Sơ đồ quan hệ giữa các bảng - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.10 Sơ đồ quan hệ giữa các bảng (Trang 68)
Hình 3.14 Thiết kế kiến trúc phần mềm - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.14 Thiết kế kiến trúc phần mềm (Trang 72)
Hình 3.15 Giao diện MDIForm - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.15 Giao diện MDIForm (Trang 73)
Hình 3.16 Giao diện đăng nhập vào chương trình - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.16 Giao diện đăng nhập vào chương trình (Trang 74)
Hình 3.17 Giao diện Danh mục Cán bộ - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.17 Giao diện Danh mục Cán bộ (Trang 75)
Hình 3.18 Giao diện danh mục chi nhánh - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.18 Giao diện danh mục chi nhánh (Trang 76)
Hình 3.19 Giao diện tạo chứng từ của GDV - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.19 Giao diện tạo chứng từ của GDV (Trang 77)
Hình 3.20 Giao diện quản lý chứng từ của GDV - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.20 Giao diện quản lý chứng từ của GDV (Trang 78)
Hình 3.21 Giao diện Xem chứng từ của GDV - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.21 Giao diện Xem chứng từ của GDV (Trang 79)
Hình 3.23 Giao diện Kiểm soát chứng từ của KSV - Xây dựng phần mềm quản lý dịch vụ thanh toán tiền điện tại quầy ở ngân hàng công thương việt nam
Hình 3.23 Giao diện Kiểm soát chứng từ của KSV (Trang 81)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w