mô phỏng vật liệu chiết suất âm
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
VÕ KIÊN TRUNG
MÔ PHỎNG VẬT LIỆU CHIẾT SUẤT ÂM
LUẬN VĂN THẠC SĨ VẬT LÝ
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
VÕ KIÊN TRUNG
MÔ PHỎNG VẬT LIỆU CHIẾT SUẤT ÂM
TS NGUYỄN HUỲNH TUẤN ANH
Trang 3
Luận văn cao học với đề tài “Mô phỏng vật liệu chiết suất âm” được thực
hiện từ tháng 3 năm 2011 đến tháng 10 năm 2011 dưới sự hướng dẫn của TS.
Nguyễn Huỳnh Tuấn Anh thuộc khoa Vật lý- Vật lý kỹ thuật, trường Đại học
KHTN– ĐHQG TP. HCM. Đây là đề tài mới với nhiều kiến thức về chuyên môn cũng như phần mềm đòi hỏi phải mất nhiều thời gian tìm hiểu. Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã được sự giúp đỡ tận tình của thầy. Vì vậy em chân thành cám ơn thầy Nguyễn Huỳnh Tuấn Anh!
Để hoàn thành đề tài này em cũng xin cám ơn vì đã nhận được sự giúp đỡ của thầy Lê Trấn và các thầy trong khoa Vật lý- Vật lý kỹ thuật.
Sau cùng là lòng biết ơn của con vì sự động viên, giúp đỡ của ba má và gia đình trong suốt quá trình học cao học.
Trang 4Lời mở đầu
Vật liệu chiết suất âm, một khái niệm được GS. Veselago đưa ra năm 1968,
là hướng nghiên cứu thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà khoa học. Rất nhiều nhóm nghiên cứu đến từ Nga, Mỹ, Thụy Sỹ, Hy Lạp, Trung Quốc, Hàn Quốc, … đã
có những công bố về lý thuyết lẫn thực nghiệm về loại vật liệu này. Trong đề tài của luận văn này, chúng tôi bước đầu trình bày đặc trưng, tính chất của loại vật liệu này (chương I), sơ lược các nghiên cứu đã được công bố về vật liệu chiết suất âm (chương II), phương pháp NRW tính các thông số của vật liệu: hằng số điện môi,
độ từ thẩm, chiết suất (chương III), sử dụng các phần mềm chuyên dụng để khảo sát chi tiết tính chất một số mô hình của loại vật liệu chiết suất âm thông qua phương pháp mô phỏng (chương IV), qua đó rút ra nhận xét và kết luận để làm cơ
sở cho quá trình nghiên cứu tiếp theo, mô phỏng cũng như thực nghiệm khi có điều kiện (chương V).
Trang 5Chương 1: TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu
Theo lý thuyết điện từ thì chiết suất n của môi trường phụ thuộc thông số vật
lý là hằng số điện môi ε và độ từ thẩm µ của môi trường đó. Đa số các môi trường trong tự nhiên có hằng số điện môi ε và độ từ thẩm µ mang giá trị dương. Môi trường với thông số âm: hằng số điện môi âm (ε < 0) hoặc độ từ thẩm âm (µ < 0) là môi trường mà lý thuyết điện từ đã nghiên cứu. Môi trường với hằng số điện môi
âm (ε < 0) có trong tự nhiên ví dụ như kim loại, bán dẫn ở vùng ánh sáng khả kiến
và hồng ngoại cho hằng số điện môi âm (ε < 0). Môi trường với độ từ thẩm âm (µ < 0) ít có trong tự nhiên, chỉ có vật liệu ferri từ là có tính chất này [23]. Trong tự nhiên chưa có môi trường nào có đồng thời cả hai thông số này đạt giá trị âm. Nhà vật lý lý thuyết Xô Viết V. Veselago, vào cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, là người đầu tiên đã có những công bố về kết quả nghiên cứu lý thuyết về giả thuyết chất có đồng thời hai thông số hằng số điện môi ε và độ từ thẩm µ có giá trị âm cùng một số khả năng ứng dụng của nó [23]. Ông gọi đây là loại vật liệu theo quy tắc bàn tay trái LHM (Left Handed Material). Ngoài ra người ta còn gọi tên theo một số tính chất của môi trường này như: vật liệu chiết suất âm- NIM (Negative index material) do khi hai thông số ε và µ đồng thời có giá trị âm thì chiết suất n có giá trị âm, môi trường truyền sóng ngược (backward media), vật liệu âm kép (Double negative material) Các vật liệu này có những tính chất đặc biệt như khúc xạ ngược với định luật khúc xạ Snell, hiệu ứng ngược với hiệu ứng Doppler, hiệu ứng bức xạ Cerenkov….Hơn 30 năm sau, vào cuối thập niên 90, Pendry [15] công bố những nghiên cứu về cách tạo ra loại vật liệu có độ từ thẩm µ âm. Tới năm 2000 thì với công nghệ nano, nhóm nghiên cứu Smith [20] tạo ra loại vật liệu tổng hợp có tính chất đặc biệt đó đối với sóng điện từ ở dãy tần số GHz, tuy nhiên kích thước còn lớn. Sau đó nhiều nhà khoa học tập trung nghiên cứu để tạo ra loại vật liệu này với sóng điện từ tần số cao hơn. Hiện nay đây là lĩnh vực mới có sự thu hút với các nhà khoa học vì đây là loại vật liệu nhân tạo có những tính chất đặc biệt mà những vật
Trang 6 => v c
n
(1.3)
Trang 7sóng điện từ không truyền được trong môi trường đó. Veselago đã đưa ra câu hỏi: giả sử môi trường mà cả hai thông số này có phần thực đồng thời âm thì quá trình truyền sóng điện từ trong môi trường này có gì thay đổi? Ông đã mất nhiều năm nghiên cứu lý thuyết và đưa ra câu trả lời vào cuối những năm 60 của thế kỷ XX. Dưới đây, chúng tôi xin giới thiệu những điểm đặc biệt khi sóng điện từ truyền trong môi trường này [9].
1.2.1 Vật liệu theo quy tắc bàn tay trái-LHM
Hai phương trình trong hệ phương trình Maxwell dạng vi phân:
E jH
H jE
(1.5) Một sóng điện từ phẳng có thể biểu diễn theo ba vecto E H k, ,
qua biểu thức:
môi trường có ε và µ đồng thời có giá trị âm được Veselago gọi là môi trường tuân theo quy tắc bàn tay trái - LHM (Left- handed media).
Trang 8
1.2.2 Môi trường truyền ngược- Backward wave media
Veselago cũng quan tâm tới vecto Poyting S
, ta có biểu thức định nghĩa:
12
S E H
Ba vecto này tuân theo quy tắc bàn tay phải. Do đó trong môi trường thông thường thì vecto sóng k
cùng hướng với vecto Poying S
. Trong môi trường có ε
và µ đồng thời có giá trị âm thì ba vectơ E H S , ,
vẫn tuân theo quy tắc bàn tay phải do không phụ thuộc ε và µ, điều này dẫn đến vectơ sóng k
ngược hướng với vectơ Poyting S nghĩa là hướng truyền năng lượng và hướng truyền sóng ngược
nhau. Vì vậy môi trường này còn gọi là môi trường truyền sóng ngược (Backward wave media) Những tính chất đặc biệt của sóng điện từ trong môi trường có µ, ε
độ từ thẩm đồng thời <0 (bên phải).
Quá trình truyền sóng ngược còn dẫn tới vận tốc pha ngược với vận tốc nhóm:
Trang 91.2.3 Một số hiệu ứng khi sóng điện từ truyền trong môi trường có hằng
số điện môi ε và độ từ thẩm µ đồng thời âm:
1.2.3.1 Vật liệu chiết suất âm
Trong quang học, ta thường quan tâm đến hiện tượng khúc xạ của ánh sáng khi đến mặt phân cách hai môi trường. Định luật Snell cho biết quy luật của sự khúc
xạ phụ thuộc chiết suất hai môi trường
Đối với hai môi trường thông thường thì tia khúc xạ nằm bên kia pháp tuyến
so với tia tới. Veselago đã khảo sát quá trình khúc xạ của sóng điện từ tới mặt phân cách môi trường thông thường với môi trường có độ từ thẩm µ và độ điện thẩm ε đồng thời có giá trị âm. Theo lý thuyết điện từ, độ từ thẩm và độ điện thẩm là những
số phức nên chiết suất n = ± với ε = ε’+iε”, µ= µ’+iµ”. Chiết suất trong các
Trang 10có thông số ε, µ khác nhau [24].
Xét sự truyền tia sáng tới mặt phân cách giữa môi trường tự nhiên (µ > 0 và
ε > 0) với môi trường theo quy tắc bàn tay trái. Điều kiện biên là thành phần tiếp tuyến của vectơ sóng liên tục dọc theo mặt phân cách. Theo những đề cập ở trên về
sự truyền sóng ngược trong môi trường quy tắc bàn tay trái thì góc khúc xạ và góc tới phải có dấu ngược nhau. Theo định luật khúc xạ Snell:
2 2
sin sin
i r
Trang 11Có thể tóm tắt quá trình truyền sóng điện từ từ không khí tới mặt phân cách với môi trường ứng với các trường hợp hằng số điện môi ε và độ từ thẩm µ khác nhau bằng hình sau:
Hình 1.4: Sự truyền sóng điện từ trong các môi trường ứng với các
trường hợp của thông số ε, µ
Tính chất quang hình học của môi trường này vì vậy sẽ có tính chất đặc biệt, khi chùm tia sáng truyền tới môi trường này thì thấu kính hội tụ trở thành phân kỳ
và ngược lại [21]
Hình 1.5: Minh họa đường truyền tia sáng qua thấu kính làm bằng vật
liệu chiết suất âm [23]
Tuy nhiên sự thú vị hơn là khả năng hội tụ của năng lượng khi truyền qua tấm phẳng dạng bản mặt song song làm bằng chất chiết suất âm
Trang 12a b n
a b
(1.19) Với n là chiết suất tỉ đối của tấm phẳng so với môi trường xung quanh. Năng lượng điện từ phát ra từ nguồn điểm thì hội tụ ở hai điểm, một bên trong và một bên ngoài của tấm phẳng. Khoảng cách từ nguồn điểm đến điểm hội tụ bên ngoài:
trong đó d là bề dày tấm bản mặt. Nếu n= -1 thì khoảng cách từ nguồn tới điểm hội
tụ bên ngoài là x = 2d. Tính chất này được gợi ý trong việc ứng dụng chế tạo các thấu kính có độ phân giải cao [9].
1.2.3.2 Hiệu ứng Doppler ngược
Hiệu ứng Doppler là hiện tượng khi máy thu chuyển động tương đối so với nguồn phát thì tần số thu được có thay đổi so với tần số của nguồn phát hay tần số thu được phụ thuộc vận tốc tương đối của nguồn phát và máy thu. Trong môi trường chiết suất dương thì khi máy thu chuyển động tới nguồn, mặt đẳng pha và máy thu chuyển động ngược chiều nhau nên tần số máy thu thu được lớn hơn của nguồn. Trong môi trường chiết suất âm, do theo quy tắc bàn tay trái nên khi máy thu chuyển động tới nguồn thì mặt đẳng pha và máy thu chuyển động cùng chiều, tần số
Trang 130
p
v v
(1.21) với ∆ = ω –ω0, trong công thức trên ω0 là tần số nguồn phát, v là vận tốc máy thu chuyển động, có giá trị dương nếu hướng tới nguồn, v p là vận tốc pha của ánh sáng trong môi trường, dấu ± ứng với môi trường theo quy tắc bàn tay phải hoặc bàn tay trái.
Công thức có thể viết lại trong môi trường dưới dạng:
0
nv c
xạ bởi điện tích trở nên chậm hơn so với chuyển động của hạt.
Hình 1.7: Mô tả bức xạ Cerenkov trong môi trường thông thường (a) và trong môi
trường chiết suất âm (b) [9].
Trang 14 Hình (a): mặt sóng cầu chuyển động hướng ra xa nguồn với vận tốc c
n
Hình (b): mặt sóng cầu chuyển động hướng vào nguồn với vận tốc c
n Trong môi trường chiết suất dương, vectơ sóng k
truyền cùng hướng nên góc
tạo bởi hướng chuyển động của hạt với vectơ S
là góc nhọn. Trong môi trường chiết suất âm do vectơ sóng k
truyền ngược nên góc tạo bởi hướng chuyển động
của hạt với vectơ S
là góc tù.
1.3. Ứng dụng của môi trường chiết suất âm
Từ các tính chất đặc biệt của chất NIM, các ứng dụng của loại vật liệu này được quan tâm nghiên cứu như: siêu thấu kính- super lens- ứng dụng trong kính hiển vi quang học trường gần (SNOM) [14]( do sự tương tác của plasmon bề mặt và
sự tăng cường cộng hưởng với thành phần trường gần, tấm vật liệu NIM có thể hội
tụ cả sóng phù du – evanescent wave, vì vậy hội tụ các thành phần của sóng điện từ,
do khả năng này nên độ phân giải của nó vượt qua giới hạn nhiễu xạ); Ống dẫn sóng: bằng khả năng bù pha và cộng hưởng dưới bước sóng, vật liệu NIM được ứng dụng làm ống dẫn sóng ứng dụng trong sợi quang học; Anten: sử dụng vật liệu chiết suất âm để gia tăng công suất bức xạ; Lọc và định hướng chùm bức xạ: việc sử dụng tinh thể photonic 1 chiều có tính tuần hoàn xen kẻ lớp chiết suất âm và dương ứng dụng lọc chùm bức xạ, làm bộ lọc bức xạ, màng phủ chống phản xạ hoặc màng phản xạ cao[6], và đặc biệt một khả năng ứng dụng đó là tạo ra vật liệu “tàng hình”[17].
Chương tiếp theo, chúng tôi giới thiệu quá trình biến ý tưởng của V. Veselago thành thực tế với những công trình quan trọng của J. Pendry, người đầu tiên đưa ra
lý thuyết về cách tạo ra chất có độ từ thẩm âm, mở ra hướng nghiên cứu cho việc chế tạo vật liệu NIM. Sau đó là những bổ sung, cải tiến của các tác giả khác trong khảo sát chế tạo loại vật liệu mới này.
Trang 15
Chương 2: CẤU TRÚC TẠO VẬT LIỆU CHIẾT SUẤT ÂM
2.1 Giới thiệu
Như đã nói ở trên, có thể coi Veselago là người đặt nền móng cho sự hình thành hướng nghiên cứu lý thuyết quá trình truyền sóng điện từ trong chất có chiết suất âm và Pendry là người mở đường cho việc chế tạo loại vật liệu này. Theo chương I, vật liệu có chiết suất âm phải có đồng thời hằng số điện môi và độ từ thẩm âm. Vật liệu có hằng số điện môi ε âm tồn tại trong tự nhiên, năm 1996 Pendry đưa ra mô hình vật liệu có khả năng tạo hằng số điện môi âm đó là mô hình dây kim loại mỏng (thin wire) [13]. Nhưng vật liệu có độ từ thẩm âm ít có trong tự nhiên và đó là vật liệu từ tính, phải đến năm 1999 Pendry đưa ra mô hình vật liệu có khả năng tạo độ từ thẩm âm, không từ tính đó là mô hình vòng hở cộng hưởng SRR (Split ring resonator) [15]. Điểm đặc biệt là vật liệu này có cấu trúc vật lý để đáp ứng với sóng điện từ tới sao cho tạo ra độ từ thẩm hiệu dụng âm chứ không phải bằng cách thay đổi cấu tạo hóa học. Loại vật liệu này sau này được gọi
là vật liệu cấu trúc nhân tạo- metamaterial. Tiếp đó đến năm 2000, kết hợp hai mô hình trên, Smith đưa ra loại vật liệu tổng hợp có cả hằng số điện môi và độ từ thẩm
âm và thực nghiệm đối với sóng điện từ tần số GHz [20]. Trong khi hằng số điện môi âm vẫn đơn giản thu được từ mô hình dây kim loại mỏng thì mô hình có độ từ thẩm âm đang được tiếp tục cải tiến như vòng cộng hưởng hở vuông [19], vòng tròn nhưng không lồng nhau mà phủ hai bên lớp điện môi (BR-SRR) [10]…Ngoài
ra nhiều nhóm nghiên cứu đã cải tiến để có các cấu trúc có đồng thời cả hằng số điện môi ε và độ từ thẩm µ âm như cấu trúc cặp dây ngắn (CWP) [3, 16, 28], dạng chữ H [29], chữ π [4], chữ Ω [5], mô hình fishnet [7], mô hình chữ S [2]… để việc chế tạo đơn giản hơn và để tần số xảy ra hiện tượng chiết suất âm với các vùng khác nhau (dãy tần số thấp hơn hoặc cao hơn). Với công nghệ chế tạo micro, nano, lithography việc tạo ra các cấu trúc ở kích thước rất nhỏ đã thực hiện được nên vùng tần số sóng điện từ xảy ra hiện tượng chiết suất âm đã tiến tới vùng THz, hồng ngoại và khả kiến. Trong chương này chúng tôi sẽ giới thiệu mô hình cấu
Trang 16mô hình mà đề tài này tập trung khảo sát.
2.2 Mô hình tạo hằng số điện môi âm
Trong tự nhiên có thể có môi trường với ε < 0 với vùng tần số sóng điện từ thích hợp ω < ωp, trong đó ωp gọi là tần số plasma:
2 2
0
p
eff
ne m
số plasma. Để có plasmon tần số thấp ở vùng hồng ngoại xa, vùng GHz, từ (2.2) tác giả Pendry trong [13] đề xuất cách giảm tần số plasma ω p bằng cơ cấu mạng tuần hoàn các dây mỏng như hình 2.1
Hình 2.1: Hệ thống các dây dẫn lý tưởng song song dài vô hạn [9]
Với a là hằng số mạng của cấu trúc thì mật độ electron hoạt động trong cấu trúc:
Trang 172 2
ngoài áp vào mảng hình trụ này thì có độ từ thẩm hiệu dụng µ eff . Độ từ thẩm của
mô hình này luôn lớn hơn 1. Vì vậy để có độ từ thẩm âm, Pendry cải tiến bằng mô hình mảng hình trụ hở lồng nhau (Hình 2.2). Khi có từ trường biến thiên song song trục hình trụ thì tạo ra dòng điện cảm ứng. Vì khi có khe hở trong hình trụ nó sẽ ngăn không cho dòng điện dẫn trong vòng trụ. Nhưng điện dung đáng kể giữa hai
Trang 18vòng trụ có thể làm xuất hiện dòng điện dịch. Điện dung càng lớn thì dòng càng lớn. Điện tích được phân bố trên hai vòng đối diện.
Hình 2.2: Hai hình trụ hở lồng nhau và phân bố điện tích khi có từ
trường biến thiên áp vào [15]
Pendry tính toán và đưa ra công thức của độ từ thẩm hiệu dụng µ eff :
2 2
µ 0: độ từ thẩm trong chân không Khảo sát lý thuyết efftheo tần số ω theo công thức (2.7), Pendry cho thấy theo đồ thị hình 2.3 dưới tần số cộng hưởng thì độ từ thẩm tăng, trên tần số cộng
Trang 19hưởng thì độ từ thẩm nhỏ hơn 1 và đặc biệt có giá trị âm ở vùng gần tần số cộng hưởng.
Hình 2.3: Khảo sát độ từ thẩm cho thấy cấu trúc cộng hưởng bởi điện dung giữa hai
vòng trụ và độ từ cảm của vòng trụ.[15]
Tần số ở đó độ từ thẩm bằng không được Pendry gọi là tần số plasma từ ω mp:
2 0 2
2 3 0
2
33
(1 )
mp
dc r
r a
Nếu lấy những giá trị r = 2,0×10-3 (m), a = 5,0×10-3 (m), d = 1,0×10-4(m)
thì ta có tần số f 0 = 2,94 (GHz). Vậy cấu trúc này đáp ứng với bước sóng trong chân
không là 10 cm, trong khi khoảng cách hai hình trụ là chỉ là 0,5cm. Điều này có ý nghĩa là nếu kích thước của cấu trúc càng nhỏ thì bước sóng điện từ đáp ứng ở vùng bước sóng càng ngắn. Với kỹ thuật hiện đại của công nghệ nano thì việc chế tạo ở những kích thước nhỏ trở nên có thể thực hiện được.
2.3.2 Vòng hở cộng hưởng SRR
Cấu trúc hình trụ trên yêu cầu từ trường ngoài phải dọc theo trục hình trụ mới
có tính chất từ trên. Ngoài ra, nếu tính đến sự phân cực xen kẻ khi điện trường không song song trục hình trụ, thì dòng điện tự do chạy trong hình trụ làm cấu trúc xem như bất đẳng hướng. Để cải tiến, Pendry đưa ra mô hình có độ từ thẩm âm có dạng đĩa gọi là vòng hở cộng hưởng SRR (Split ring resonator) (hình 2.4). Mô hình
Trang 20
Hình 2.4: Vòng cộng hưởng hở lồng nhau (EC-SRR) được phủ trên đế điện
môi với các thông số bề rộng vòng c, độ hở d, bán kính r, hằng số điện môi
lớp đế ε, bề dày lớp điện môi t s [9].
Hình 2.5: Mảng hai chiều vòng hở cộng hưởng SRR. Mảng này có thể
Trang 212 2
2 0 1
0
1
32
1
2ln
eff
r a lc
Hình 2.6: (a) đáp ứng của vòng hở với điện từ trường và (b) mạch điện tương
đương của vòng cộng hưởng hở [9].
Hình 2.7: Phân bố điện tích trên vòng khi có điện từ trường ngoài áp vào [10].
2.3.3 Vòng kép SRR
R. Marqués [10] cải tiến cấu trúc SRR trên để tránh hạn chế do điện dung
phụ thuộc độ hở d mà không thể giảm hoặc tăng d quá nhiều, bằng cách dùng hai
vòng hở cùng kích thước áp lên hai bên lớp điện môi BC-SRR (hình 2.5). Khi có
Trang 22điện cảm ứng. Cấu trúc đáp ứng như mạch cộng hưởng LC. Lúc này khoảng cách t giữa hai vòng- chính là bề dày lớp điện môi- thay thế cho độ hở d tạo điện dung C
lớn hơn mô hình cũ. Vì vậy tần số cộng hưởng giảm xuống, điều này được ứng dụng khi cần tần số thấp. Mô hình này theo [10] còn tránh được hiệu ứng bất đẳng hướng kép (bianisotropy).
Hình 2.8: Vòng SRR (BC-SRR) [10].
2.3.4 Vòng SRR vuông
Mô hình này được Shelby đưa ra năm 2001[19]. Bằng thực nghiệm Shelby
đã chứng minh có hiệu ứng độ từ thẩm âm với mô hình này.
Hình 2.9: Vòng SRR vuông [19].
2.3.5 Cấu trúc 2-SRR
Trang 23
Hình 2.10: Cấu trúc SRR 2 khe hở và mạch tương đương [9].
2.3.6 Cấu trúc 2-SR
Cấu trúc này tăng cường điện dung C. Từ đó giảm được tần số cộng hưởng khi cần.
Hình 2.11: Cấu trúc 2-SR và mạch tương đương [9].
Bảng 2.1 So sánh kết quả các mô hình SRR giữa thực nghiệm và lý thuyết [9].
Trang 24Sau khi đã có những mô hình tạo được chất có đáp ứng với điện từ trường tạo ra độ từ thẩm âm, hằng số điện môi âm, các nhà nghiên cứu tiến tới tìm cấu trúc
có đồng thời độ từ thẩm và hằng số điện môi âm để tạo hiệu ứng chiết suất âm.
2.3 Các cấu trúc có đồng thời hằng số điện môi và độ từ thẩm âm
Trong [20] Smith kết hợp SRR và dây kim loại dài để có đồng thời hai thông số âm trong cùng vùng tần số đã chứng tỏ sự tồn tại vật liệu chiết suất âm bằng thực nghiệm.
2.3.1 Mô hình chữ H
Trang 25Hình 2.13: Cấu trúc dạng chữ H và mảng vật liệu tạo từ cấu trúc này [29]. Trong [29], nhóm tác giả đã cải tiến mô hình SRR và cặp dây thành dạng chữ
H, bằng cả mô phỏng và thực nghiệm, cho kết quả có đồng thời cộng hưởng từ và cộng hưởng điện ở tần số 15,8 (GHz). Từ đó tạo được hiệu ứng chiết suất âm ở vùng tần số này.
Hình 2.14: Kết quả độ từ thẩm, hằng số điện môi, chiết suất của dạng chữ H [29].
2.3.2 Mô hình chữ Ω
Mô hình này được đưa ra năm 2004 [5], nhằm kết hợp cả vòng hở và dây trong cùng dạng chữ Ω, tuy nhiên kết quả không tốt lắm do cấu trúc phức tạp.
Trang 26
Hình 2.16: Kết quả tính toán các thông số trở kháng z, độ từ thẩm µ, hằng số điện
môi ε, chiết suất n của cấu trúc omega Ω [26].
2.3.3 Mô hình fishnet
Mô hình này được cải tiến từ mô hình kết hợp SRR với dây liên tục hoặc cấu trúc cặp dây ngắn kết hợp dây dài [7] cho thấy có thể cho đồng thời độ từ thẩm
Trang 27số 12,5 (GHz) ứng với kích thước khảo sát.
Hình 2.17: Mô hình fishnet [7].
Hình 2.18 Đường biểu diễn các thông số vật liệu của mô hình fishnet [7].
2.3.4 Mô hình dạng chữ S
Trong [2] các tác giả thiết kế cấu trúc để có cả độ từ thẩm và hằng số điện môi âm, dạng chữ S gọi là S-SRR:
Trang 28
Trong [12] tác giả đã mô phỏng và thực nghiệm tạo lăng kính từ vật liệu có cấu trúc là mảng nhiều ô đơn vị chữ S. Kết quả tốt so với lý thuyết, tuy nhiên hạn chế của cấu trúc này là sự phức tạp trong chế tạo và ảnh hưởng vào nhiều thông số kích thước.
Hình 2.20: Kết quả tính toán các thông số vật liệu của mô hình chữ S [26].
2.3.5 Mô hình SRR đối xứng kết hợp dây liên tục
Trang 29
Mô hình này cho thấy độ từ thẩm µ có hiệu ứng âm mạnh hơn các mô hình trên (hình 2.22). Các đường biểu diễn các thông số độ từ thẩm, hằng số điện môi, chiết suất, trở kháng cũng ổn định hơn. So sánh với các kết quả của các mô hình chữ S, chữ Ω,… thì cấu trúc SRR đối xứng kết hợp dây kim loại dài là mô hình tối
ưu nhất trong việc ứng dụng chế tạo anten do khả năng dễ điều chỉnh tần số cộng hưởng [26].
Hình 2.22: Kết quả tính toán các thông số vật liệu của cấu trúc SRR đối xứng kết
Trang 302.3.6 Mô hình cặp dây ngắn CWP
Mặc dù cấu trúc SRR kết hợp dây dài được ứng dụng nhiều trong vùng vi sóng nhưng cấu trúc này không đáp ứng tốt trong vùng THz và việc thiết kế chưa đơn giản. Vì vậy các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu cải tiến để cấu trúc có đồng thời hằng số điện môi và độ từ thẩm âm. Nhóm tác giả Podolskiy, Sarychev và Shalaev trong [16] đã cho thấy mô hình cặp dây song song cho hiệu ứng chiết suất
âm. Trong phạm vi luận văn này sẽ tập trung khảo sát mô hình cấu trúc cặp dây ngắn (Cut wire pair- CWP) và kết hợp dây dài để tạo vật liệu chiết suất âm do cấu trúc đơn giản dễ chế tạo. Mô hình này trước tiên cho thấy sự đơn giản trong chế tạo
và ít hao tốn vật liệu. Sau đó nhóm Zhou và Soukoulis [28] đã có nhiều khảo sát cấu trúc này. Các công bố của nhóm này về những kết quả mô phỏng và thực nghiệm cho thấy mô hình này có những thuận lợi trong việc tạo vật liệu chiết suất
âm.
Hình 2.23: Cặp thanh kim loại và vật liệu cấu tạo từ cặp thanh kim loại này [18].
Ngoài ra nhóm này cũng tiến hành giải thích tính chất cộng hưởng của cấu trúc bằng việc phân tích mạch tương đương cộng hưởng LC, một hướng lý thuyết khác với hướng dùng lý thuyết plasmon giải thích cho việc tạo hằng số điện môi
âm. Khi có cộng hưởng điện thì xảy ra hằng số điện môi âm, khi có cộng hưởng từ
Trang 31số thì sẽ có hiệu ứng chiết suất âm.
Hình 2.24: Mô hình cặp thanh kim loại ngắn cải tiến từ SRR [3].
Như đã đề cập ở phần SRR vuông, cấu trúc SRR vuông (bên trái) có thể xem như một cuộn dây có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C, với C tạo ra do khoảng
hở giữa hai đầu dây, sẽ có độ từ thẩm hiệu dụng đạt giá trị âm khi có từ trường ngoài biến thiên áp vào. Xuất phát từ kết quả nếu độ hở vòng cộng hưởng tăng thì điện dung C tăng và nếu cắt luôn phần đáy chữ U thì tạo thêm một điện dung qua đó tần số cộng hưởng mạch LC tăng nhiều [3]. Mô hình này biến đổi từ vòng vuông (hình 2.25).
Hình 2.25: Cấu trúc SRR vuông (a) được chuyển thành cấu trúc cặp dây (b,c), kết
Trang 32Phân tích đáp ứng điện từ với điện từ trường ngoài của cặp dây, điện trường theo phương chiều dài dây tạo dòng điện trong dây, từ trường vuông góc chiều dài dây tạo dòng điện cảm ứng trong dây (hình 2.26).
Hình 2.26: Minh họa đáp ứng điện từ của cấu trúc với điện từ trường ngoài [28].
Đáp ứng với điện từ trường ngoài trong cấu trúc hình thành hai tụ điện có
điện dung C m , độ tự cảm L m. Mạch điện tương đương được minh họa trong hình 2.27.
Hình 2.27: Mạch điện tương đương của cấu trúc cặp dây [28].
Trang 33
l C t
(2.14)
Công thức trên cho thấy cộng hưởng từ của cấu trúc này chỉ phụ thuộc vào chiều dài của cặp dây và hằng số điện môi của lớp đế. Trong chương IV chúng tôi
sẽ làm rõ kết quả này qua mô phỏng với khảo sát theo chiều dài của cặp dây và theo hằng số điện môi của đế.
Tần số cộng hưởng điện:
12
Trang 34Kết quả cho thấy độ từ thẩm âm và hằng số điện môi âm nhưng không cùng vùng tần số vì vậy không có chiết suất âm. Vì vậy theo Zhou [27], vẫn phải kết hợp cặp dây ngắn với dây dài liên tục: cấu trúc SWP (hình 2.29) để cộng hưởng trong cùng vùng tần số cho được chiết suất âm.
2.3.7 Cặp dây ngắn kết hợp dây liên tục SWP
Trang 35Hình 2.30: Kết quả tính mô hình cặp dây ngắn kết hợp dây dài liên tục [27]. Kết quả thu được hằng số điện môi và độ từ thẩm âm trong cùng vùng tần số nên dẫn tới hệ số khúc xạ âm. Trong hình 2.30, đường màu đỏ là kết quả mô phỏng, đường màu xanh là kết quả thực nghiệm.
Trên đây là sơ lược các công bố về vật liệu chiết suất âm mà chúng tôi tổng hợp được. Chương tiếp theo chúng tôi trình bày phương pháp Nicolson- Ross- Weir
Trang 36
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP TÍNH ĐỘ TỪ THẨM µ, HẰNG SỐ ĐIỆN MÔI ε
VÀ CHIẾT SUẤT TỪ THÔNG SỐ TÁN XẠ S
3.1 Phương pháp Nicolson- Ross- Weir (NRW) [11]
Hình 3.1: Sự phản xạ nhiều lần ở hai mặt phân cách không khí – mẫu [11].
Hình 3.2: Sơ đồ quá trình tính độ từ thẩm µ và hằng số điện môi ε từ các
Tính hằng số điện môi ε
Trang 37số đặc trưng tính chất của vật liệu là hằng số điện môi ε và độ từ thẩm µ từ hai thông số S11 và S21 [11]. Sơ đồ quá trình phương pháp tính NRW được trình bày ở hình 3.2
Gọi Γ là hệ số phản xạ, T là hệ số truyền qua, θ = : γ là hằng số truyền qua (phức) của vật liệu, d là chiều dày của mẫu. Khi sóng tới mặt phân cách thứ nhất của không khí- mẫu thì có một phần phản xạ là Γ1, một phần truyền qua là T21 (hình 3.1). Phần truyền qua tiếp tục tới mặt phân cách thứ hai của mẫu- không khí, lúc này lại có một phần phản xạ là T21Γ3e-2j, một phần truyền qua là T32T21e-i. Hiện tượng này tiếp tục xảy ra tại mặt phân cách giữa 2 môi trường.
i n n i n n
0
1 1
n n
Trang 3812 2
1 1 1 1
in
Z Z T T
1
(1 )1
in
z S
1
i n n i n total
n i total i
T T e T
Trang 403.1.1 Trong trường hợp ống dẫn sóng hình chữ nhật
Trong ống dẫn sóng hình chữ nhật, bước sóng dẫn λg liên hệ với bước sóng trong chân không λ0:
0 2 0
2
( ) 2
g d r
g c
z i
n i n