TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH 0 1 TIỂU LUẬN Đề tài QUY TRÌNH SẢN XUẤT BIA OCEAN Mục lục Lời mở đầu 8 1 Tổng quan về sản xuất 10 2 Đặc điểm kinh doanh và ngành 10[.]
Qúa trình hình thành và phát triển bia
Lịch sử ra đời ngành bia
Theo các nhà khảo cổ học, dụng cụ nấu bia đầu tiên có nguồn gốc từ ngườiBabylon, được chế tạo từ thế kỷ 37 trước Công Nguyên Người cổ Trung Quốc làm bia từ lúa mì, lúa mạch được gọi là “kyui” Sau đó, bia được truyền sang Châu Âu.
Và cho đến thế kỷ IX người ta bắt đầu biết đến hoa Houblon Đầu thế kỷ XV, hoa Houblon được dùng chính thức để tạo hương vị cho bia Năm 1516, ở Đức có Luật Tinh khiết, quy định rằng: bia chỉ được sản xuất từ lúa mạch, hoa Houblon và nước.
Năm 1870, máy lạnh được dùng trong công nghiệp sản xuất bia.
Năm 1897, nhà bác học người Pháp đã phát hiện ra nấm men Từ đó, chất lượng bia được nâng lên đáng kể, ngành công nghiệp sản xuất bia đã phát triển mạnh, sản phẩm tạo ra đã thành nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống con người.
Ngày nay, nguyên liệu chủ yếu để sản xuất bia vẫn là malt, hoa Houblon và nước Ngoài ra còn một số nguyên liệu thay thế như: mỳ, gạo, đường, một số chất phụ gia và vật liệu khác.
Khi đời sống được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng rượu bia, nước giải khát cũng tăng, lại là ngành có lợi nhuận cao nên trở thành ngành công nghiệp tiêu dùng quan trọng, có mức tăng trưởng cao Do có vị thế như vậy nên mức sản xuất và tiêu dùng trên thế giới khá cao Hiện nay, mức tiêu thụ bình quân của thế giới là 22 lít/người/năm; các nước Đức, Bỉ, Anh có mức tiêu thụ bình quân từ 100 – 140 lít/người/năm.
Châu Á là một trong những khu vực có mức tiêu dùng bia tăng nhanh, trong đó, Trung Quốc đứng thứ nhì trên thế giới về sản xuất bia (sau Mỹ), với hơn 800 nhà máy bia đạt sản lượng 137 triệu hectolit vào năm 1993.
Ngành bia Việt Nam
Sản xuất bia được người Pháp đưa vào nước ta cuối thế kỷ 19, chính là Nhà máy Bia Hà Nội và Nhà máy Bia Sài Gòn Lúc đầu thiết bị rất thô sơ, lao động hoàn toàn thủ công do hai người Pháp là ông Alfred Hommel ở Hà Nội và ông Victor LaRue ở Sài Gòn quản lý.
Từ những năm 1970 do chính sách đổi mới, mở cửa của Đảng và Nhà nước ta, đời sống của các tầng lớp nhân dân có những bước cải thiện quan trọng, lượng khách du lịch, các nhà đầu tư vào Việt Nam tăng nhanh, càng thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế Do đó, chỉ trong thời gian ngắn, ngành Bia Việt Nam đã có những bước phát triển quan trọng, thông qua việc đầu tư, khôi phục sản xuất của các nhà máy bia sẵn có, mở rộng đầu tư liên doanh với nước ngoài và xây dựng thêm các nhà máy bia của các địa phương, Trung ương, tư nhân và cổ phần trên phạm vi cả nước.
Ngành Bia phát triển tạo điều kiện cho các ngành sản xuất khác phát triển như: nông nghiệp, giao thông, cơ khí, bao bì (nhựa, thủy tinh, giấy, kim loại,…).Tính bình quân sản xuất 1 triệu lít bia của công ty quốc doanh Trung ương tích lũy cho Nhà nước từ 4-6 tỷ đồng.
Ngành bia còn thu hút nguồn lao động đáng kể, tận dụng các nguồn nội lực sẵn có trong nước và có điều kiện mở rộng ra thị trường thế giới Vì vậy, sản phẩm của ngành chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân.
Ngành đã được đầu tư cơ sở vật chất tương đối lớn, nhiều cơ sở có thiết bị, công nghệ hiện đại, tạo ra nhiều sản phẩm có tín nhiệm với người tiêu dùng trong nước hoặc khu vực như: bia 333, bia Hà Nội, bia Sài Gòn,…
Từ chỗ chỉ có 2 nhà máy là bia Hà Nội và bia Sài Gòn, đến nay, cả nước ta có
469 cơ sở sản xuất với năng lực 1021 triệu lít /năm Hiện nay, bình quân tiêu thụ bia đầu người trong một năm là 8,5 lít Với tốc độ phát triển nhanh, đáp ứng về số lượng và chất lượng, các sản phẩm bia Việt đang dần dần thay thế sản phẩm nhập khẩu và nâng cao giá trị nông sản thực phẩm.
Phân tích ngành bia
Các yếu tố ảnh hưởng đến sản xuất bia
2.2.1.1 Các yếu tố vĩ mô
Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, người tiêu dung có khuynh hướng tiết kiệm, học sẽ chi tiêu ít hơn tất cả các mặt hàng, điều này gây khó khăn cho công ty vì đây không phải là mặt hàng thiết yếu Ảnh hưởng của lạm phát cùng với sự gia tăng mạnh mẽ của các loại hình dịch vụ làm cho việc sản xuất kinh doanh của công ty gặp khó khăn hơn. Việt Nam gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) mở ra cơ hội nhưng cũng mang lại không ít khó khăn cho các doanh nghiệp Việt Nam và ngành sản xuất bia phải cạnh tranh gay gắt với các công ty nước ngoài có năng lực mạnh về thương hiệu, tài chính, công nghệ và trình độ quản lý.
Yếu tố Chính trị, Pháp luật
Việt Nam có nền kinh tế chính trị ổn định so với các nước nên việc phát triển kinh doanh của công ty cũng không gặp khó khăn gì so với một số doanh nghiệp tại các nước khác.
Dân số Việt Nam hiện nay có khoảng 94 triệu người và có cơ cấu dân số trẻ rất thuận lợi cho việc tiêu thụ các sản phẩm của công ty.
Mức sống của người dân ngày càng tăng nên ngân sách dùng cho chi tiêu cũng tăng, khi đó họ sẵn sàng chi tiêu nhiều hơn.
Các yếu tố thuộc môi trường tự nhiên có thể kể đến là vị trí địa lý, thời tiết khí hậu, tính chất mùa vụ… Những nhân tố thuộc môi trường tự nhiên có ảnh hưởng đến quá trình phát triển cơ hội và khả năng khai thác cơ hội kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp nói chung và với Công ty Cổ phần Bia Ocean nói riêng Môi trường ngày càng bị ô nhiễm đòi hỏi công ty phải đầu tư quy trình công nghệ hiện đại để xử lý chất thải cho đúng với tiêu chuẩn cho phép, việc đó sẽ làm chi phí sản xuất của công ty gia tăng Tình hình thiên tai bão lũ gây khó khan cho công tác vận chuyển từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ Hiện nay, mục tiêu mà công ty đặt ra là đưa sản phẩm của mình đến tất cả các tỉnh thành trong cả nước nhưng công ty là bên chịu về cước phí vận chuyển, cho nên đã ảnh hưởng đến việc tăng chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản, từ đó tăng giá cả của sản phẩm.
Trong thời buổi cạnh tranh hiện nay, chất lượng sản phẩm là yếu tố cơ bản buộc doanh nghiệp nào cũng phải có để tồn tại Do vậy, để có thể thành công, phải tạo nên sự khác biệt vượt trội Sử dụng công nghệ sản xuất hiện đại sẽ giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu trên Việc đầu tư công nghệ, kỹ thuật tiên tiến trên thế giới sẽ ngày càng rút ngắn khoảng cách giữa Việt Nam và các nước phát triển
Xuất phát từ nhu cầu nâng cao chất lượng lao động thực tế, cung cấp cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật và công nhân kỹ thuật lành nghề cho hệ thống Ocean và cho xã hội Ocean đã đào tạo nhân viên trong quá trình làm việc để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ.
Công ty luôn đặt lên hàng đầu việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm trong quy trình sản xuất sản phẩm của mình Tất cả các nguyên liệu đầu vào,các hóa chất phụ gia và hỗ trợ chế biến luôn được tổng công ty kiểm tra chặt chẽ và đều phải có giấy chứng nhận của Bộ Y tế cho phép sử dụng hoặc nằm trong “Danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm” Nguồn nước sử dụng để nấu bia và pha bia là nguồn nước máy của thành phố được qua hệ thống xử lý nhằm đảm bảo đạt tiêu chuẩn nước nấu bia và vệ sinh an toàn thực phẩm Hệ thống máy móc thiết bị hiện đại khép kín cũng như sự kiểm soát chặt chẽ trong quy trình sản xuất sẽ đảm bảo tuyệt đối bán thành phẩm và thành phẩm xuất xưởng luôn đạt yêu cầu về các chỉ tiêu vệ sinh Chai, lon, nắp chai, nắp lon trước khi đưa vào quy trình chiết rót cũng được xử lý và kiểm tra nhằm đảm bảo không có sự xâm nhập của các vi sinh vật vào sản phẩm.
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Những đối thủ truyền thống có tên tuổi trên thị trường: Heniken, Tiger, Larue, San Miguel, Habeco… Ngoài ra còn có các công ty liên doanh như Zorok liên kết giữa Vinamilk và Công ty TNHH phân phối Sabmiller Việt Nam.
Khách hàng mục tiêu của công ty là các đối tượng có độ tuổi 20 – 40 tuổi.
Cơ bản chế bia cần có 4 nguyên liệu chính: lúa mạch, hublon (hopfen), nước và con men Chất lượng của các nguyên liệu này có ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm được chế ra Nguyên vật liệu chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài Ở Việt Nam, có tới 60-70% nguyên liệu cho sản xuất bia phải nhập khẩu, trong đó có malt.
Theo thống kê của Hiệp hội Rượu-Bia-Nước giải khát Việt Nam, mỗi năm ngành Bia Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 120.000 đến 130.000 tấn malt với giá
400 USD/tấn (2006), và bây giờ giá malt đã hơn 900 USD/tấn
Hiện trạng giá nguyên liệu sản xuất bia được đánh giá là tăng “phi mã”, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, Ocean cũng không ngoại lệ.
Hiện tượng liên doanh giữa các công ty trong nước và nước ngoài trong thời gian tới sẽ cho ra các đối thủ mạnh của công ty Trước đây, Zorok là một ví dụ
Hàng thay thế chủ yếu của bia là rượu Rượu thường được dùng nhiều ở nông thôn do giá cả thấp hơn so với bia (1 người có thể uống 10 lon bia, nhưng nếu uống rượu thì chỉ uống được 750 ml).
Cơ hội và thách thức ngành bia
Ngày nay bia rượu được dùng để mở màn mọi cuộc gặp gỡ Vì thế, ngành bia rượu hiện nay được xem là ngành siêu lợi nhuận và là niềm mơ ước của nhiều doanh nghiệp trong nước lẫn nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội phát triển.
Ngày nay, người dân chi nhiều tiền hơn cho hoạt động ăn uống, thức uống có cồn Bia được xem là thức uống an toàn hơn so với rượu (vì rượu thường pha thêm hóa chất gây hại cho sức khỏe, nồng độ cồn trong rượu cao).
Tuy nhiên, miếng bánh thị phần của ngành bia vẫn chưa thực sự phân bổ đều cộng với động thái thoái vốn dần ở hai trụ cột lớn trong ngành là Sabeco và Habeco đã mở ra cơ hội không chỉ cho doanh nghiệp trong nước mà cả công ty sản xuất nước ngoài cũng tham gia vào phát triển sản xuất bia rượu tại thị trường Việt Nam Và hứa hẹn thị trường ngành này sẽ còn nóng hơn nữa trước bối cảnh Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại hàng hóa trong ASEAN đang dần có hiệu lực sẽ tạo ra nhiều thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nước ngoài.
Trước tiên phải kể đến là quy định giá bán và đóng thuế đã gây nên nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Hơn thế nữa, để ngành phát triển bền vững, Bộ Công Thương đã ban hành những quy định kiểm soát, quản lý nghiêm ngặt hơn về sản xuất trong nước lẫn sản phẩm nước ngoài.
Khi các Hiệp định thương mại trở nên có hiệu lực đồng nghĩa với việc thị trường sẽ trở nên cạnh tranh khốc liệt hơn Đồng thời, việc thành lập Công ty sản xuất Bia tại Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn hơn nữa bởi các thủ tục pháp lý luôn là vấn đề đáng lo ngại Giải pháp an toàn mà các nhà đầu tư cần quan tâm đó là tìm được vị trí tốt và có các dịch vụ hỗ trợ về: pháp lý, giấy phép thành lập, thủ tục hành chính nhân sự.
Giới thiệu công ty
Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu
- Đến năm 2030: Ocean Beer – trở thành công ty sản xuất bia hàng đầu Việt Nam và duy trì vị thế trong khu vực.
- Phát triền ngành bia Việt Nam ngang tầm thế giới
- Đề cao văn hóa ẩm thực của người Việt.
- Nâng cao chất lượng cuộc sống, giá trị tinh thần thông qua việc cung cấp các sản phẩm bia chất lượng cao, an toàn, bổ dưỡng.
- Mang lại lợi ích thiết thực cho cổ đông, khách hàng, đối tác, người lao động và xã hội.
- Bằng sự tường tận về môi trường và am hiểu công nghệ thế giới, Visio Beer là sự đảm bảo hoạt động bền vững cho sản xuất bia của công ty
- Uy tín, chất lượng là yếu tố hàng đầu trong sự vận hành của công ty.
- Tài chính của đối tác được sử dụng một cách hiệu quả.
- Công nghệ luôn luôn được cải tiến.
- Luôn luôn đáp ứng tốt hơn mọi sự cam kết.
- Đề cao sự gắn bó trong một môi trường làm việc thân thiện, chia sẻ Nơi mà mọi người được tạo mọi điều kiện để học tập, sáng tạo và cống hiến để cùng hưởng niềm vui của thành công.
Cơ cấu công ty
Phòng Nhà máy sản xuất bia
Sơ đồ bộ máy hoạt động nhân sự công ty
- Quy chế nội bộ về quản trị công ty.
- Điều lệ tổ chức và hoạt động của Công ty.
Phân khúc thị trường mục tiêu
Phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường theo vị trí địa lý: chia nhỏ thị trường mục tiêu để đáp ứng phù hợp với mọi nhu cầu khách hàng cụ thể:
- Phân đoạn theo khu vực: nông thôn và thành thị Ở các thành phố, thị xã lớn người ta sẽ có thói quen tiêu thụ bia nhiều hơn là nông thôn, ngoại thành Mật độ dân cư ở thành phố cũng cao hơn các khu vực nông thôn.
- Phân đoạn theo vùng miền: Do nước ta chia làm 3 vùng miền với 3 kiểu khí hậu địa lí khác nhau: Bắc, Trung, Nam Miền Bắc Việt Nam có đủ bốn mùa xuân, hạ,thu, đông trong đó mùa đông nhiệt độ xuống thấp nên có thể mức độ tiêu thụ bia vào khoảng thời gian này là không cao Còn miền Nam Việt Nam khí hậu khô và nóng quanh năm sẽ là một cơ hội tốt để phát triển sản phẩm bia tại thị trường này.
- Phân đoạn về nhân khẩu học được sử dụng bao gồm : Tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập v.v…Có rất nhiều đoạn thị trường nhỏ lẻ được hình thành từ các tiêu chí phân đoạn trên Ví dụ như : Đoạn thị trường người tiêu dùng có độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi, đoạn thị trường từ 30 đến 45 tuổi, đoạn thị trường người tiêu dùng nữ,người tiêu dùng nam, đoạn thị trường khách hàng có thu nhập thấp, cao, trung bình hoặc có thể kết hợp nhiều tiêu chí khác nhau trong việc phân chia một đoạn thị trường.
Lựa chọn thị trường mục tiêu
Dựa vào tất cả những tiêu chí để phân đoạn thị trường ở trên, công ty đã tìm cho mình được một số đoạn thị trường mục tiêu để tập trung mọi nỗ lực kinh doanh vào đó Sau khi đánh giá mức độ hấp dẫn của các đoạn thị trường trong bối cảnh cạnh tranh của lĩnh vực kinh doanh bia tại Việt Nam hiện nay, công ty đã quyết định chọn đoạn thị trường khách hàng là nam giới, tuổi đời từ 25 đến 45, sinh sống và làm việc tại các thành phố, thị trấn lớn, có thu nhập cao và có lối sống hiện đại làm thị trường mục tiêu của mình Nếu tham gia vào đoạn thị trường này có thể công ty sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn vì cường độ cạnh tranh trong đoạn thị trường này là rất gay gắt nhưng bù lại đoạn thị trường này có quy mô tăng trưởng cao và rất khả thi. Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội, mức sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn, cùng với đó là sự thay đổi trong thói quen tiêu dùng của người Việt Nam Trong thời gian tới có thể số người tiêu dùng bia trên thị trường Việt Nam sẽ tăng mạnh do mức thu nhập trung bình của người dân được nâng cao Thêm vào đó sẽ xuất hiện những nhu cầu hoàn toàn mới của khách hàng về loại sản phẩm này chẳng hạn như: Hiện tại số lượng khách hàng là nữ giới uống bia là không nhiều nhưng chắc chắn trong tương lai đoạn thị trường này sẽ tăng mạnh về quy mô Công ty cần theo sát thị trường để thấy được những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng nhằm nắm bắt được những cơ hội kinh doanh mới Ví dụ như : Sản xuất sản phẩm bia có độ cồn nhẹ hơn dành cho đoạn thị trường là nữ giới.
Đặc điểm và quy mô sản phẩm
Đặc điểm
Thành phần chính của bia là nước, lúa mạch đã mạch nha hóa, hoa bia và men bia.Các thành phần khác, chẳng hạn các chất tạo mùi vị hay các nguồn tạo đường khác được thêm vào như là các phụ gia Các phụ gia phổ biến là ngô và lúa gạo Các nguồn tinh bột này được ngâm ủ để chuyển hóa thành các loại đường dễ lên men và làm tăng nồng độ cồn trong bia trong khi bổ sung rất ít hương vị
Trong bia nước chiếm 80% Bia có độ rượu nhẹ (hàm lượng độ rượu khoảng 3- 6%v), có gas ( hàm lượng CO2 khoảng 3-4g/l), có bọt mịn xốp, có hương vị thơm ngon rất đặc trưng Hương và vị của bia là do các hợp chất chiết từ nguyên, cồn CO2 và các thành phần lên men khác tạo nên
Trong bia có chứa một số chất bổ dưỡng: Chất đạm đặc biệt là đạm hoà tan chiếm 8-10% chất tan, bao gồm: protein, peptid, và amino acid Glucid - glucid tan (70% là dextrin, pentosan- sản phẩm caramel hoá) Vitamin chủ yếu là vitamin nhóm
B (vitamin B1, vitamin B2, PP) Lupulin trong bia và hoa houblon có tính an thần, dễ ngủ Đặc biệt CO2 hoà tan trong bia có tác dụng làm giảm nhanh cơn khát cho người uống bia, giúp tiêu hoá nhanh thức ăn và ăn uống ngon miện, giảm mệt mỏi, tăng phần tỉnh táo nếu như người uống sử dụng một liều lượng thích hợp.
Bia là loại thức uống giải khát rất giàu dinh dưỡng Nếu được sử dụng với hàm lượng thích hợp, bia sẽ giúp cho cơ thể thoải mái, dễ chịu và tăng sức lực cho cơ thể.
So với trà và cà phê, bia không chứa các kim loại gây hại, so với rượu thì hàm lượng cồn trong bia rất thấp(2-6%V) Trong bia nước chiếm 80% Bên cạnh công dụng giải khát, bia còn cung cấp cho con người các giá trị dinh dưỡng nhất định: cung cấp nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động, cung cấp các vitamin và khoáng chất 1 lít bia có thể cho ra từ 500-600Kcal (tuỳ theo từng loại bia) mà năng lượng cần thiết cho cơ thể con người bình thườnglà 3000-3500 Kcal Do vậy, nếu ta sử dụng bia đúng mức thì sẽ tiết kiệm được năng lượng lấy từ nguồn thực phẩm dinh dưỡng khác ( thịt, trứng, sữa, bánh mì ) Ngoài ra, trong bia còn có một số vitamin, trung bình trong 1 lít bia có 20-50mg tiamin(B1); 340-560mg riboflavin(B1); 5800-9000mg acid nicotinic(PP). Để lưu trữ, vận chuyển và phân phối đến người tiêu dùng, bia được chiết rót vào chai, lon có xám Sau đó được thanh trùng bằng nhiệt nhằm tiêu diệt hoàn toàn các tế bào còn sống, vi sinh vật có hại ảnh hưởng đến tuổi thọ sản phẩm.
Quy mô sản phẩm
Trong những năm gần đây, nhu cầu về tiêu thụ bia của nước ta càng tăng.Những nhà đầu tư và sản xuất bia mới nhảy vào ngành cũng làm tăng áp lực cạnh tranh Sự khác biệt về sản phẩm bia trong nước là không lớn Thống kê của Hiệp hộiBia-rượu-nước giải khát , cả nước đang có khoảng 129 cơ sở sản xuất bia tập trung ở các thành phố lớn như: TP Hồ Chí Minh chiếm 34,69%, Hà Nội chiếm 12,64%,
Thừa Thiên Huế chiếm 6,8% Quy mô công suất của nhiều doanh nghiệp đã đạt từ 50-100 triệu lít/năm Đặc biệt, thời gian mới đây còn có những cơ sở có quy mô sản xuất bia từ 200-400 triệu lít bia/năm Với 1.833 cơ sở sản xuất, ngành nước giải khát đạt công suất 5 tỷ lít/năm.
Quy mô sản phẩm ở các công ty không ngừng mở rộng với nhiều mẫu mã cũng như phân khúc các dòng bia ở đa dạng thị trường Vì vậy, để công ty cạnh tranh được trên thị trường khá sôi động này, ta nên tập trung vào một thị trường chính, nghiên cứu và mở rộng quy mô sản phẩm trên thị trường này để tạo được nguồn khách hàng ổn định và chất lượng.
Kỹ thuật công nghệ, thiết bị
Kỹ thuật công nghệ
Nghiền nhỏ hạt malt (hoặc gạo) đến kích thước yêu cầu để các thành phần trong nguyên liệu có thể hòa tan vào nước và giải phóng ra enzym để xúc tác quá trình thủy phân sau đó.
Thủy phân các hợp chất cao phân tử như tinh bột, protein thành các hợp chất lên men được như đường malto, gluco, axit amin,… Kết thúc quá trình nấu tại nồi malt sẽ thu được dịch ngọt nên quy trình này được gọi là quá trình đường hóa.
Dịch đường trong được đun sôi với hoa bia để tạo vị đắng đặc trưng, đồng thời quá trình đun sôi cũng làm bay hơi và kết tủa các hợp chất không mong muốn và tiệt trùng dịch nha.
Loại bỏ các thành phần như cánh hoa bia, các kết tủa hình thành trong quá trình đun sôi.
Dịch nha sau đun sôi (100 o C) được đưa về nhiệt độ thích hợp cho nấm men hoạt động như 10 – 15 o C Nhiệt độ này tùy thuộc vào chủng loại nấm men và loại bia.
Dịch nha lạnh cùng với nấm men được đưa vào tank lên men để tiến hành quá trình lên men Nấm men sẽ sử dụng đường được hình thành trong giai đoạn nấu để tạo thành Cồn và khí CO2 Các hợp chất tạo mùi thơm cho bia cũng được nấm men tạo thành trong giai đoạn này.
Kết thúc quá trình lên men, nấm men sẽ được thu hồi ra khỏi tank lên men để tái sử dụng cho lần lên men tiếp theo Dịch bia sau lên men sẽ được chuyển sang tank ủ bia để bắt đầu quá trình lên men phụ.
Là quá trình chuyển hóa hoặc loại bỏ các hợp chất không mong muốn hình thành trong quá trình lên men như diacetyl Quá trình ủ bia kết thúc khi hàm lượng các chất này giảm đến mức mong muốn và đạt thời gian theo yêu cầu của từng loại bia.
Bia trước khi qua quá trình lọc sẽ được làm lạnh sâu xuống nhiệt độ 1à 2 o C để hình thành cặn lạnh Các cặn lạnh này sẽ được loại bỏ trong quá trình lọc trong sau đó.
Nấm men, cặn lạnh, … sẽ được loại bỏ để làm cho bia trở nên trong suốt.
Bia sau khi lọc được chứa trong tank bia trong để chờ quá trình chiết, đóng gói.
Là quá trình bia được chiết vào các dạng bao bì khác nhau để đánh ứng nhu cầu sử dụng của khách hàng.
Keg bia có dung dích 2 lít, 5 lít, 20 lít, 30 lít hoặc 50 lít.
Bia được chiết vào lon có dung tích 330ml, 500ml.
Bia chai có dung tích 330ml, 450ml, 500ml, 750ml.
Dung tích bia chai, bia lon phụ thuộc vào chiến lược thị trường và thị hiếu tiêu dùng của từng quốc gia.
Thiết bị
- Hỗn hợp bột sau nghiền thô
- Trục phân phối nhiên liệu
- Các ống thu dịch đường
Thiết bị đun sôi dịch đường với hoa houblon Cấu tạo
- Đường ống dẫn dịch vào nồi
Dự báo thị trường
Tại hội nghị tổng kết công tác dân số 2012 được Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGD) tổ chức vào ngày 25/01/2013 ở Hà Nội, ông Dương Quốc Trọng.
Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGD đã cho biết thời điểm này dân số Việt Nam đạt 88,78 triệu người Năm 2014, dân số Việt Nam đã tăng đến hơn 90 triệu người Tốc độ tăng dân số lớn hơn 1%/ năm, ước tính 100 triệu người vào năm 2025. Độ tuổi trung bình của người dân là 27,8 tuổi; 70% dân số nhỏ hơn 40 tuổi; 31 triệu dân số nằm trong độ tuổi 20 – 40; 35% dân số nhỏ hơn 20 tuổi; mỗi năm có thêm hơn
1 triệu dân số bước sang độ tuổi 18 Với những số liệu trên, Việt Nam đang trở thành một trong những thị trường tiêu dùng hấp dẫn nhất thế giới, trong đó có thị trường bia
Thị trường bia Việt Nam hoạt động khá cạnh tranh với nhiều thương hiệu nổi tiếng như Tiger, Heineken, Hà Nội, Halida, Sài Gòn, 333,v.v Hai thị trường tiêu thụ chủ lực là thị trường miền Nam (Hồ Chí Minh) và miền Bắc 50% - 60% thị phần bia thuộc về hai tập đoàn lớn của Việt Nam là Sabeco và Habeco Vì vậy, cạnh tranh và chiếm được thị phần, công ty phải tạo sự khác biệt về sản phẩm, đánh vào thị trường khác nhau để tìm kiếm khách hàng.
Theo nghiên cứu lượng tiêu thụ bia trung bình ở Việt Nam được dự đoán sẽ tăng 65% từ năm 2011 đến năm 2021, vì vậy thị trường bia là thị trường khá màu mỡ để phát triển các sản phẩm bia Sự quyến rũ của thị trường giàu tiềm năng như ViệtNam đã thu hút các thương hiệu bia nước ngoài ồ ạt đổ bộ, do đó, giữ vững thị trường, nâng cao chất lượng và mở rộng thị phần là vấn đề công ty cần giải quyết.
Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có xu hướng chi tiêu nhiều hơn cho các sản phầm cao cấp.Đa dạng hóa sản phẩm, nắm bắt thị hiếu khách hàng là vấn đề mà công ty phải đặt ra nếu muốn tăng trưởng ổn định.
4 Sản xuất sản phẩm bia Ocean
Nguyên liệu sản xuất
Nước
Nước chiếm một tỷ lệ rất lớn trong bia, khoảng 80% Vì vậy nước là một trong những nguyên liệu chính trong công nghệ sản xuất bia Nước còn được đùng với nhiều mục đích khác nhau từ giai đoạn xử lý nguyên liệu cho đến giai đoạn thành phẩm.
Lượng nước dùng trực tiếp cho nấu bia không nhiều nhưng nó ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm Chính vì thế nước nấu bia không những đòi hỏi những tiêu chuẩn của nước uống mà cần phải có những nhiêu chuẩn riêng đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất bia.
Những yêu cầu cơ bản của nước dùng để nấu bia:
Nước nấu bia phải trong suốt, không màu, có vị dễ chịu, không có mùi bị lạ và không chứa vi sinh vật gây bệnh Chuẩn độ Coli là 300ml và chỉ số Coli là 3.
Nước nấu bia cần có độ cứng trung bình 5 -6 mg/l, pH= 6,8 – 7,3, độ oxy hóa không vượt quá 1 -2 mg/l, hàm lượng cặn khô không vượt quá 600mg/l.
Malt đại mạch
Malt là sản phẩm từ ngũ cốc được cho nảy mầm và được sấy khô đến khi được được độ ẩm nhất định Malt cung cấp tinh bột cho quá trình đường hóa và tạo đường cho sự lên men.
Malt được nhập khẩu từ Đan Mạch, Bỉ Malt được nhập về chứa vào các silo và được loại bỏ bụi bẩn trước khi đi nghiền.
Sử dụng Malt được nảy mầm từ hạt đại mạch Đại mạch được sử dụng là loại 2 nhánh (hạt lớn, đồng đều, thẳng, có vỏ hạt cong, mỏng, ít sần sùi).
Yêu cầu hạt đại mạch trong sản xuất Malt
Hạt có màu vàng rơm, có mùi thơm tự nhiên đặc trưng
Hạt đồng nhất về kích thước, không có tì vết ở vỏ, không sâu, mốc hay vỡ nát
Không sử dụng hạt lép, xanh.
Qúa trình chế tạo malt bao gồm: ngâm hạt, nảy mầm, sấy malt tươi, tách mầm và bảo quản malt khô.
Thành phần hóa học của malt
Thành phần Hàm lượng Thành phần Hàm lượng
Các chất hữu cơ khác 5 – 6 Enzyme 0,5 – 1
Vai trò của malt trong sản xuất bia
- Là nguyên liệu chính cung cấp chất hòa tan cho dịch đường trước khi lên men.
- Cung cấp protein quan trọng trong việc hình thành vị, bọt bia được bền vững.
- Chứa một hàm lượng enzyme amylase khá lớn, có tác dụng thủy phân tinh bột thành đường hỗ trợ quá trình lên men.
Hoa houblon
Hoa houblon là nguyên liệu cơ bản thứ ba trong công nghệ sản xuất bia Sử dụng hoa houblon ở dạng viên hoặc cao hoa.
Yêu cầu hoa houblon trong sản xuất bia
Loại hoa Dạng hoa viên Dạng cao hoa
Hàm lượng acid đắng α – acid đắng 7,6 – 8,1 % β – acid đắng 1,9 – 2 %
Cảm quan Màu xanh olive, mùi thơm đặc trưng
Màu vàng hơi ngã xanh, mùi thơm rất nhẹ
Vai trò của hoa houblon trong sản xuất bia
- Làm cho bia có vị đắng và hương thơm đặc trưng.
- Làm tăng khả năng giữ tinh bột, tăng độ bền keo và ổn định thành phần hóa học của sản phẩm.
- Ức chế hoạt động của vi sinh vật.
Nguyên liệu phụ
Gạo được coi là nguyên liệu thay thế hàng đầu trong sản xuất bia, với mục đích hạ giá thành sản xuất, cung cấp tinh bột cho quá trình đường hóa Gạo cũng được xử lý như malt trước khi đi nghiền Gạo được mua ở các khu vực lân cận và được xử lý trước khi đưa đến nhà máy.
- Hình thái: trắng, nhẵn bóng, đều hạt, không lẫn sỏi đá, trấu, không mối mọt, không vón cục.
- Tạp chất tối đa 0,03% trong đó thóc tối đa khoảng 15 hạt/kg gạo, tạp chất vô cơ < 0,001%, cám < 0,01%, mức tấm < 30%, gạo gãy đôi 2 – 3 %, tẩm mẫu lọt qua lỗ sàn 1,5 mm < 1%, mức trắng < 65%.
Phụ gia
- Caramel: tạo màu vàng cho bia.
- CaCl2: tăng khả năng chịu nhiệt của enzyme α – amylase, tạo vị tốt cho bia.
- Fomol: tăng độ bền cho bia, chống nhiễm khuẩn.
- Vitamin C: chất chống oxi hóa, cho vào giai đoạn sau lọc trong bia.
- Acid Lactic: bổ sung trong trường hợp pH của dung dịch nước quá cao.
- ZnCl2: cung cấp chất dinh dưỡng cho nấm men hoạt động.
Chất hỗ trợ kỹ thuật
- Nấm men Saccharomyces carlsbergensis – chủng nấm men thích nghi với điều kiện sinh trưởng và phát triển ở nhiệt độ thấp 4 – 15°C Nấm men phân bố chủ yếu ở
Xay nghiền Phối môn Nấ u
Xử lý CO2 tầng lớp sâu của dung dịch trong thiết bị lên men Trong quá trình lên men, các tế bào nấm có xu hướng chìm sâu và lắng kết ở đáy thùng lên men.
- Bột trợ lọc cho vào theo đường ống của bia đi vào thiết bị lọc sau lên men phụ, có tác dụng hỗ trợ cho quá trình lọc làm trong bia.
- Than hoạt tính làm sạch nước và CO2.
Quy trình sản xuất
Thuyết minh quy trình công nghệ
Xay nghiền malt và gạo
- Xay nghiền malt giúp giảm kích thước, tăng diện tích tiếp xúc giữ malt và nước.
- Xay nghiền gạo tạo điều kiện cho enzyme tiếp xúc và thủy phân tinh bột thành đường.
- Định lượng khối lượng nguyên liệu malt và gạo sử dụng trong một mẻ nấu.
- Malt và gạo được chuyển vào máy nghiền.
- Malt và gạo sau khi được nghiền đạt kích thước sẽ chuyển lên nồi nấu.
Mục đích: làm cho tinh bột hút nước và trương nở tạo điều kiện thuận lợi cho enzyme phân cất tinh bột và tạo thành đường.
- Cho hỗn hợp chuyển vào nồi nấu gạo, bật cánh khuấy.
- Nâng nhiệt độ lên 60°C và giữ nhiệt độ trong 15 phút.
- Nâng nhiệt độ lên 95°C và giữ nhiệt độ trong 40 phút.
- Hoạt hóa enzyme protease trong malt
- Thủy phân protein thành peptit, acid amin cung cấp các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của tế bào nấm men trong quá trình lên men bia.
- Bật cánh khuấy khuấy trộn dịch malt Nâng nhiệt độ đến 46°C và giữ trong thời gian 15 phút.
- Nâng nhiệt độ lên 52°C và giữ 10 phút để enzyme protease thủy phân protein.
Mục đích: tạo điều kiện tối ưu về nhiệt độ pH môi trường để enzyme amylase thủy phân tinh bột trong malt và gạo, tạo dịch đường chuản bị có quá trình lên men.
- Dịch cháo gạo sau khi nấu chuyển qua nồi malt để chuẩn bị giai đoạn đường hóa.
- Điều chỉnh nhiệt độ nồi đường hóa khoảng 65°C, pH = 5,45 – 5,65 trong thời gian 30 phút.
- Sau 30 phút lấy mẫu dịch cháo kiểm tra hàm lượng tinh bột bằng dung dịch Iốt 0,02N.
- Nếu dung dịch Iốt chuyển sang màu vàng thì dịch cháo đã đạt yêu cầu.
- Tách dịch đường ra khỏi các chất không tan.
- Rửa bã để thu hồi triệt để các chất dinh dưỡng còn sót lại trong bã.
- Lọc dịch cốt: bơm toàn bộ dịch đường hóa vào thiết bị lọc, dựa vào sự chênh lệch áp suất phía trên và dưới màng lọc, dịch đường sẽ chảy qua lớp màng lọc.
- Rửa bã bằng nước nóng 78°C, nước được bơm vào nồi lọc 4 lần để tận thu dịch đường Dịch đường chiết lúc đầu và dịch rửa bã đều được bơm vào nồi chuẩn bị cho quá trình houblon.
- Dịch đường sau lọc bơm vào nồi nấu hoa houblon Thêm 0,1% CaCl2 vào để điều chỉnh pH, ion Cl - tạo vị hài hòa dễ chịu.
- Đun nồi houblon sôi khoảng 10 phút Cho 0,01% hoa houblon dạng cao vào nồi ( 30% acid đắng).
- Đun nồi và giữ nhiệt độ khaongr 102 – 105°C trong 30 phút để hòa tan các hợp chất trong cao hoa, chủ yếu là các chất đắng.
- Cho vào nồi nấu 0,02% caramel để tạo màu cho bia.
- Sau 30 phút sôi, cho 0,06% houblon viên vào nồi, giữ sôi 35 phút Công đoạn này trích ly hương thơm của hoa houblon, tạo hương vị đặc trưng cho bia.
- Thêm vào nồi 5g ZnCl2 nhằm cung cấp ion Zn 2+ cho tế bào nấm men, ion này sẽ làm cho tế bào nấm men phát triển tốt hơn, tăng sinh khối nhanh hơn.
Lắng trong, làm sạch nhanh
- Lắng trong: làm lắng các cặn, các tạp chất ra khỏi dịch.
- Làm lạnh nhanh: hạ nhiệt độ dịch đường tạo điều kiện cho nấm men hoạt động trong quá trình lên men
- Bơm dịch qua thùng lắng trong thời gian khoảng 10 phút, thời gian lắng là 20 phút, thời gian dịch đường ra khỏi thùng lắng là 20 phút.
- Dịch đường sau lắng được bơm thông qua thiết bị làm lạnh nhanh Làm lạnh sơ bộ bằng nước sẽ có nhiệt độ khoảng 32°C.
- Dịch đường tiếp tục được làm lạnh bằng tác nhân làm lạnh glycol xuống đến nhiệt độ yêu cầu là 8 – 10°C để chuẩn bị cho quá trình lên men.
Mục đích: tăng sinh khối nấm men lên một lượng lớn để xúc tác quá trình lên men.
- Chủng nấm men Saccharomyces carlsbergensis được sử dụng trong sản xuất bia.
- Nhân giống nấm men ở nhiệt độ 3°C đến khi số lượng tế bào nấm men đủ lớn khoảng 10 – 20 triệu CFU/ml.
- Cấy giống nấm men vào môi trường tối ưu ở quy mô phòng thí nghiệm để giống sinh trưởng tốt nhất.
- Chuyển giống sang tank lên men trong điều kiện vô trùng.
- Tăng sinh khối nấm men lên một lượng lớn để xúc tác quá trình lên men.
- Chuyển hóa đường thành ethanol, CO2 và các sản phẩm phụ khác như rượu bậc cao, ester, andehyd, acid hữu cơ.
- Dung dịch được bơm vào tank lên men, bổ sung nấm men, sau 24 giờ nấm men sẽ phát triển, lượng chất hòa tan trong dịch lên men giảm đồng thời xuất hiện những bọt trắng trên bề mặt dịch lên men Nhiệt độ của dịch lên men lúc này do có nhiệt lượng sinh ra trong quá trình phản ứng Nhà máy phải tăng tác nhân gây lạnh ở giữa 2 lớp vỏ của thùng men để nhiệt độ không vượt quá 8 - 9°C.
- Qúa trình lên men giảm dần, lúc này tế bào nấm men sẽ tạo thành những lớp bông trắng và lắng xuống đáy Sản phẩm lúc này được gọi là bia non.
- Qúa trình lên men chính kết thúc, hạ nhiệt độ xuống còn 1 – 2 °C để hạn chế
- Lượng CO2 tạo ra nhiều và thoát ra ngoài một phần nhưng được thu hồi và tái sử dụng.
- Tiếp tục lên men để chuyên toàn bộ đường thành cồn.
- Làm trong bia và tạo các ester thơm giúp hoàn thiện hương vị của bia.
- Bia non được bơm sang tank lên men phụ.
- Qúa trình lên men phụ được thực hiện ở nhiệt độ 0 – 2°C.
- Sau 3 – 4 ngày, các chất không hòa tan , tế bào nấm men lắng xuống đáy thiết bị, bia sẽ được trong hơn.
Mục đích: làm trong bia, loại bỏ các vi sinh vật và nấm men còn sót lại trong quá trình lên men phụ.
Thực hiện: bia được làm lạnh nhanh xuống 0°C, thêm bột trợ lọc lên các ống hình trụ rỗng của thiết bị lọc, bia chảy qua lớp trợ lọc và các cặn thô được giữ lại trên bề mặt lớp lọc.
Bão hòa CO2 nhằm chuẩn hóa hàm lượng CO2 cho bia
Nhà máy sử dụng thiết bị bão hòa CO2 để thực hiện công đoạn này.
- Chiết bia vào lon/chai để định lượng, dễ dàng bảo quản và vận chuyển.
- Đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng.
- Bia được bơm vào bồn chứa có nhiệt độ 2 – 5°C.
- Hệ thống băng chuyền tự động sẽ chuyển những lon/chai bia rỗng đến hệ thống chiết trong điều kiện áp suất ổn định.
- Bia sau khi chiết vào lon/chai sẽ đi qua hệ thống ghép mí rồi cuối cùng đến nơi thanh trùng bia.
Mục đích của thanh trùng là để tiêu diệt các vi sinh vật kể cả nấm men giúp bia ổn định thành phần, tạo điều kiện bảo quản bia lâu hơn.
- Bia được chuyển đến các thiết bị thùng chữ nhật có gắn các ống nhỏ phun nước nóng có nhiệt độ khoảng 65°C lên các lon/chai bia
- Bia được giữ trong thùng khoảng 10 phút sao đó di chuyển ra ngoài đến hệ thống đóng thùng.
5 Xác định địa điểm và bố trí mặt bằng
Xác định địa điểm
Các nhân tố ảnh hưởng
Các điều kiện tự nhiên
Gần nguồn nước sạch không bị ô nhiễm, địa hình bằng phẳng, không khí trong lành, không xảy ra thiên tai lũ lụt, tính chất đất đai và diện tích mặt bằng.
Các điều kiện xã hội
- Mật độ dân số cao, có khả năng cung cấp nguồn lao động dồi dào với thái độ và tay nghề cao.
- Chi phí về đất đai và các công trình công cộng hiện có.
- Có nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú đầy đủ để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, nơi bỏ rác thải công nghiệp phù hợp
- Cấu trúc hạ tầng phải được bảo đảm có: điện, nước, giao thông vận tải, thông tin liên lạc.
Các nhân tố kinh tế:
Gần thị trường tiêu thụ: gần các siêu thị, thị trường bán sỉ, bán lẻ, gần các khách sạn, các khu giải trí, quán nhậu.
Ứng dụng phương pháp tọa độ hai chiều
Có 7 đại lý mà nhà máy cần cung cấp hàng Xác định vị trí đặt kho hàng để cung cấp bia cho các đại lý 1 cách thuận tiện nhất.
Các cơ sở hiện có:
Cơ sở hiện có Vị trí kho di(x;y) Khối lượng hàng Wi
Do kho mới nằm ở huyện Bình Chánh với tọa độ là (10,69;106,59),cho nên kho hiện tại vẫn tiếp tục sử dụng được nên không cần phải dời đi hay xây thêm kho mới.
Bố trí mặt bằng
Bố trí mặt bằng theo sản phẩm
Vì là sản phẩm bia được đóng chai và lon được sản xuất liên tục với số lượng lớn nên bố trí theo một dây chuyền sản xuất khép kín để đảm bảo vệ sinh.
Công nhân chịu trách nhiệm pha chế trong giai đoạn đầu, mỗi người phụ trách
1 máy và kiểm tra trong quá trình vận hành và đóng gói bao bì, dỡ xếp hàng hóa sau khi bia đã được đóng chai Chọn dây chuyền sản xuất hình chứ U để dễ dàng kiểm soát và phù hợp với diện tích nhà máy.
Lên men chính Lên men phụ
Xưởng chiết và đóng gói
Bố trí mặt bằng văn phòng
Tăng cường cơ cấu tổ chức.
Giảm sự đi lại của nhân viên và khách hàng.
Tạo sự riêng biệt cho các khu vực công tác.
Tạo sự thông tin dễ dàng giữa các khu vực
Dễ dàng thảo luận nhóm, gặp gỡ, đàm thoại, trao đổi Những bộ phận, cá nhân nào càng có các mức độ liên hệ chặt chẽ thì cần thiết phải được đặt gần nhau.
Sơ đồ bố trí công nghệ
→ Diện tích trung bình cho mỗi nhân viên trong văn phòng làm việc là 9m 2 (bao gồm cả hành lang) Các cán bộ điều hành chủ chốt nên có một diện tích làm việc là 36m 2 Các phòng họp, hội nghị cần bố trí khoảng 2,25 m 2 /1 người Các lối đi dẫn đến cửa thoát hiểm nên rộng từ 1,12m đến l,67m Các lối đi giữa hai giữa hai hàng ghế nên có chiều rộng tối thiểu từ 0,76 đến 0,90m.
Bố trí cửa hàng bán lẻ
Bố trí những loại hàng có sức hấp dẫn, sức lôi cuốn cao chung quanh khu vực ngoại vi của cửa hàng để mọi người có thể nhìn thấy một cách dễ dàng.
- Sử dụng những vi trí nổi bật trong cửa hàng ví dụ như các hành lang, khu vực ngay lối đi đầu tiên hay lối đi cuối cùng để bố trí các loại hàng với doanh thu cao, kích thích sự tò mò, sự hưng phấn của khách hàng
- Thực hiện những lối đi, hành lang giao nhau, điều này cho phép khách hàng có những cơ hội di chuyển, tạo điều kiện cho việc thực hiện những quyết định mua hàng, chọn lựa hàng hóa được thuận lợi Thông thường khi áp dụng những nguyên lý này người ta thường bố trí những kệ hàng liên tục dọc theo chiều dài hay chiều rộng của cửa hàng và trong một số trường hợp, người ta chỉ cho phép có một lối đi xuyên qua các khu vực trưng bày của cửa hàng
- Phân bố những mặt hàng có sức tiêu dùng mạnh ở cả hai phía của lối đi và nên phân tán chúng ở khắp nơi (tránh tập trung một điểm) để tạo điều kiện giới thiệu những mặt hàng khác bố trí lên cận chúng Sử dụng nguyên lý nay cho phép ta thực hiện một mô hình "bố trí kèm" nhằm gia tăng sự giới thiệu qua đó gia tăng doanh số của những loại hàng bố tri gần với những loại hàng sức tiêu thụ nhanh.
Bố trí theo kho hàng
- Dễ dàng trong giao, nhận và xếp, dỡ hàng hóa;
- Dễ dàng trong việc di chuyển và tìm kiếm hàng.
- Phân loại hàng hóa theo các đặc tính riêng.
- An toàn trong bảo vệ và phòng chống cháy nổ.
- Thuận tiện trong việc kiêm kê và kiểm soát hàng nhập, xuất.
- Thuận tiện cho các phương tiện vận chuyển di chuyển, lấy và giao nhận hàng;
- Thiết lập định dạng dòng chảy nguyên vật liệu tiêu chuẩn để giảm thiểu tối đa thời gian chuyển tiếp Bố trí kho hàng theo hình chữ S, chữ Z hoặc chữ L
- Bề rộng của lối đi phải đủ rộng để có thể vận hành được các thiết bị vận chuyển (ví dụ như xe nâng) một cách dễ dàng Khai thác tối đa không gian đứng.
- Tránh ngõ cụt trong lối đi, tránh để hàng hóa ở sát tường làm cản trở dòng di chuyển Các ngõ cụt sẽ làm tăng thời gian chuyển tiếp hoặc làm tắc nghẽn đường di chuyển nguyên vật liệu
- Sử dụng hệ thống kệ đỡ hàng hóa nhiều tầng, thậm chí thiết kế để xe nâng và người di chuyển phía dưới.
6 Chiến lược hoạch định các nguồn lực trong doanh nghiệp
Tổng quan
Khái niệm và đối tượng của công tác hoạch định
Hoạch định các nguồn lực doanh nghiệp là việc quyết định về khối lượng sản phẩm sản xuất và thời gian sản xuất trong một tương lai trung hạn từ 3 đến 18 tháng
Hoạch định các nguồn nhân lực là kết hợp các nguồn nhân lực một cách hợp lý vào quá trình sản xuất nhằm cực tiểu hóa các chi phí trong toàn bộ các thời kỳ của kế hoạch, đồng thời giảm mức giao động công việc và mức tồn kho sản phẩm là thấp nhất.
Nhu cầu thị trường Hoạch định tổng hợp
Kế hoạch về các yếu tố sản xuất
Lựa chọn chiến lược sản xuất
Hoạch định tổng hợp là bước mở rộng hệ thống kế hoạch sản xuất, vì vậy khi lập kế hoạch cần nắm rõ các yếu tố tác động lên kế hoạch sản xuất như dự báo nhu cầu, tình hình tài chính, nhân sự, nguồn cung ứng nguyên vật liệu, lượng dự trữ, năng lực của máy móc, khả năng thuê gia công bên ngoài Hoạch định tổng hợp là cơ sở để doanh nghiệp lập lịch trình sản xuất, hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu và điều độ sản xuất.
Ràng buộc về công suất
Dự báo về nhu cầu và lượng đặt hàngfgsd
Khả năng sản xuất của lao đọng hiện tại
Khả năng huy động làm thê giờ, thuê ngoài
Ràng buộc về tài chính
Chính sách của doanh nghiệp
Các mục tiêu chiến lược
Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạch định các nguồn lực
Đối tượng Đối tượng của hoạch định nguồn lực là sự biến đổi năng lực sản xuất của hệ thống sản xuất, nhằm cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho thị trường một cách tối ưu nhất.
Thị trường và nhu cầu thị trường
Tiến trình hoạch định các quyết định
Hoạch định các nguồn lực
Nghiên cứu sản phẩm và kỹ thuật sản xuất
Lịch trình sản xuất chủ yếu
Dự báo đơn đặt hàng
Hệ thống hoạch định về nhu cầu nguyên liệu
Sắp xếp thứ tự ưu tiên của các hoạch định và lịch trình
Lực lượng lao động Nguồn nguyên liệu có khả năng mua Tồn kho đã có
Khả năng bên ngoài Khả năng công nghệ
Sơ đồ hoạch định các nguồn lực
Mục tiêu của công tác hoạch định nguồn lực
Mục tiêu của hoạch định tổng hợp là phát triển kế hoạch sản xuất có tính hiện thực và tối ưu Tính hiện thực của kế hoạch thể hiện ở chỗ các kế hoạch phải nhằm vào việc đáp ứng nhu cầu khách hàng trong khả năng của doanh nghiệp Tính tối ưu là bảo đảm việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực của đơn vị với chi phí ở mức thấp nhất Trong quá trình lập kế hoạch sản xuất có thể xảy ra hai khuynh hướng:
Thứ nhất: Khả năng sản xuất thực tế của doanh nghiệp lớn hơn so với nhu cầu hoặc đơn hàng đặt Doanh nghiệp sẽ duy trì mức sản xuất cao và chấp nhận sẽ có tồn kho nhưng đổi lại sẽ nâng cao khả năng đáp ứng đơn hàng cho khách hàng
Thứ hai: Khả năng sản xuất thực tế nhỏ hơn so với nhu cầu hoặc đơn hàng đặt. Doanh nghiệp sẽ duy trì mức sản xuất thấp để giảm thiểu chi phí tồn kho nhưng ngược lại có thể làm mất khách hàng và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh
Mối tương quan giữa khả năng sản xuất và nhu cầu trong từng thời kỳ
Tầm quan trọng của công tác hoạch định nguồn lực
Căn cứ vào dự báo nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp, nhà quản trị tác nghiệp đề ra kế hoạch về sử dụng nguồn nhân lực hiện có, điều chỉnh mức tồn kho sản phẩm của doanh nghiệp
Sự lãng phí nguồn lực hoặc bỏ lỡ cơ hội kinh doanh đều không hiệu quả, vấn đề đặt ra của hoạch định tổng hợp là phải tìm ra khả năng sản xuất trong từng thời kỳ gắn với nhu cầu sao cho cân bằng giữa năng lực huy động tổng hợp các nguồn lực với nhu cầu và đơn hàng của khách hàng
Bên cạnh đó, trên thực tế, giữa nhu cầu sản xuất thực tế và nhu cầu dự báo trong doanh nghiệp luôn có những sai lệch Nguyên nhân của sai lệch có thể do:
- Số liệu không đầy đủ, không liên tục, chưa đủ lớn
- Nhận thức về vai trò của dự báo chưa đúng hoặc dự báo không có cơ sở
- Sử dụng phương pháp, cách tính toán không nhất quán hoặc chưa phù hợp
- Dự báo không có kiểm chứng, chưa tính hết các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả dự báo
- Môi trường biến động và những điều kiện thay đổi.
Những lý do này là do mức sản xuất có độ lệch nào đó so với nhu cầu dự báo.
Vì vậy, để có thể chuẩn bị mức sản xuất đáp ứng nhu cầu một cách chủ động, doanh nghiệp cần phải có kế hoạch chủ động trong tương lai Tuỳ theo đặc tính biến đổi của nhu cầu, tuỳ từng loại sản phẩm mà khoảng thời gian cụ thể cho yêu cầu hoạch định có độ dài khác nhau Chính vì vậy công tác hoạch định tổng hợp rất quan trọng, nó ảnh hưởng lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nhà quản trị phải đưa ra các quyết định.
Chiến lược hoạch định các nguồn lực
Chiến lược tồn kho
Doanh nghiệp duy trì mức sản xuất bình thường trong giao đoạn nhu cầu thấp và sẽ tăng mức dự trữ để cung cấp cho thị trường trong giai đoạn nhu cầu cao.
- Không cần thay đổi hoặc chỉ thay đổi lực lượng lao động từ từ.
- Đáp ứng nhu cầu kịp thời của khách hàng.
- Sản xuất ổn định, hạn chế sự gián đoạn trong sản xuất.
- Dẽ dàng cho việc điều hành sản xuất.
- Chủ động về nguồn hàng.
- Hàng hóa có thể bị giảm sút về chất lượng, giảm giá trị về mặt vô hình.
- Hàng hóa dễ bị lạc hậu về mẫu mã.
- Mức độ rủi ro cao, bị tác động mạnh khi nhu cầu thị trường thay đổi.
- Phát sinh chi phí tồn kho cao như chi phí bảo quản, chi phí quản lý, chi phí về vốn, chi phí thuê kho bãi hoặc khấu hao kho bãi…
Chiến lược thuê lao động bán phần
Doanh nghiệp có thể dụng lao động làm việc bán thời gian hoặc lao động làm việc không chính thức trong những khâu sản xuất hoặc dịch vụ mà tính chất không đòi hỏi kỹ năng cao Ví dụ như các khâu bốc xếp, vận chuyển hàng hóa, đóng gói sản phẩm,…
- Giảm bớt chi phí liên quan đến sử dụng lao động chính thức như bảo hiểm, phụ cấp,…
- Dễ dàng linh hoạt hơn khi nhu cầu lao động tăng cao, có nhiều sự lựa chọn nguồn lao động.
- Ổn định được nguồn lao động.
- Giảm chi phí liên quan đến tuyển dụng, đào tạo, huấn luyện, học nghề cho người lao động.
- Tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động khi nhu cầu cao.
- Tốn thêm chi phí trả lương ngoài giờ.
- Sản xuất không ổn định do sự biến động lao động cao, khó quản lý, lịch trình làm việc khó sắp xếp,…
- Năng suất lao động có thể bị giảm nếu người lao động thường xuyên làm việc quá sức.
- Công nhân mệt mỏi dễ sai sót trong quá trình sản xuất dẫn đến sản phẩm có nhiều khuyết tật.
Chiến lược tăng và giảm lao động theo nhu cầu
Khi dự đoán nhu cầu tiêu thụ sản phẩm sắp tới tăng cao, Doanh nghiệp có thể thuê thêm lao động và sẽ sa thải lao động khi nhu cầu giảm.
- Giảm được chi phí tồn kho, chi phí làm thêm giờ.
- Linh hoạt, sản xuất kịp thời và gắn với nhu cầu của thị trường.
- Chất lượng sản phẩm được đảm bảo; giữ được uy tín.
- Đáp ứng kịp thời khi nhu cầu tăng cao.
- Chi phí tăng do đào tạo huấn luyện và bồi thường khi sa thải.
- Giai đoạn đầu mới được đào tạo, chất lượng sản phẩm thường không cao.
- Do sa thải công nhân khi nhu cầu thấp, làm cho tâm lý nhân viên không yên tâm, không tập trung làm việc tốt.
Chiến lược giảm giá theo sự giảm của cầu
Trong trường hợp nhu cầu thị trường thấp, Doanh nghiệp có thể thực thi chiến lược tác động đến lượng cầu bằng các giải pháp khác nhau như: tăng cường quản cáo, khuyến mãi, cải tiến phương thức bán hàng hoặc có thể giảm giá để tăng nhu cầu.
- Tận dụng năng lực sản xuất dư thừa.
- Tạo ra khách hàng mới và duy trì khách hàng hiện tại.
- Tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Chủ động tác động vào nhu cầu của thị trường.
- Nhu cầu thường không chắc chắn, thường khó dự báo chính xác.
- Chi phí dó khuyến mãi, giảm giá tăng cao.
- Giảm giá thường xuyến có thể tác động xấu đến tâm lý khách hàng thường xuyên.
Khái niệm và vai trò của hệ thống kênh phân phối
Kênh phân phối là một tập hợp các doanh nghiệp và cá nhân độc lập và phụ thuộc lẫn nhau tham gia vào quá trình đưa hàng hóa từ người sản xuất tới người tiêu dùng Nói cách khác, đây là một nhóm các tổ chức và cá nhân thực hiện các hoạt động làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ sẵn sàng cho người tiêu dùng hoặc người sử dụng công nghiệp, để họ mua và sử dụng Các kênh phân phôi tạo nên dòng chảy hàng hóa từ người sản xuất qua hoặc không qua các trung gian thương mại để tới người mua cuối cùng
Kênh phân phối có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Một doanh nghiệp có hệ thống kinh doanh marketing hợp lý sẽ làm cho quá trình kinh doanh trở nên an toàn, tăng cường sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp làm cho quá trình lưu thông sản phẩm diễn ra nhanh chóng và mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
Cấu trúc kênh phân phối
Các kênh phân phối của các doanh nghiệp có cấu trúc như các hệ thống mạng lưới do chúng bao gồm các doanh nghiệp và các cá nhân độc lập, phụ thuộc lẫn nhau, nói cách khác các thành viên có liên quan với nhau trong quá trình hoạt động Nó là một hệ thống các thành tố liên quan với nhau và phụ thuộc vào nhau trong quá trình tạo ra kênh phân phối, kết quả là sản phẩm được người tiêu dùng mua và sử dụng. Như vậy, cấu trúc kênh phân phối mô tả tập hợp các thành viên của kênh mà các công việc phân phối được phân chia cho họ được tổ chức như thế nào? Mỗi cấu trúc kênh phân phối khác nhau có cách phân chia các công việc phân phối cho các thành viên của kênh khác nhau
Có ba yếu tố cơ bản phản ánh đến cấu trúc kênh:
- Các loại trung gian ở mỗi cấp độ của kênh
Để thiết kế được hệ thống kênh phân phối cần thực hiện tốt các nội dung cơ bản sau:
Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn kênh phân phối
Giới hạn địa lý của thị trường – đặc điểm và yêu cầu của họ đối với sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp như quy mô lô hàng, thời gian chờ đợi, sự thuận tiện của đặc điểm giao hàng và nhận hàng, tính đa dạng sản phẩm, các dịch vụ khác.
Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp – thực trạng và tiềm năng phát triển.
Các lực lượng người trung gian trên thị trường – khả năng đáp ứng và hoà nhập vào hệ thống kênh của doanh nghiệp.
Xác định mục tiêu và tiêu chuẩn của hệ thống kênh phân phối: các mục tiêu của hệ thống kênh phân phối được xác định trên cơ sở mục tiêu chung của doanh nghiệp và các mục tiêu cụ thể về bán hàng.
Xác định dạng kênh và phương án kênh phân phối.
Từ các dạng kênh phân phối cơ bản và ưu nhược điểm của từng dạng kênh đó, từ các kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến yêu cầu và khả năng thiết lập kênh phân phối, kết hợp với mục tiêu và tiêu chuẩn kênh phân phối đã được xác định,doanh nghiệp có thể lựa chọn các dạng kênh phân phối sẽ sử dụng trong kinh doanh.Doanh nghiệp có thể sử dụng một dạng kênh phân phối hoặc nhiều dạng kênh phân phối khác nhau cho các sản phẩm khác nhau Toàn bộ các kênh phân phối độc lập sẽ được liên kết lại thành một hệ thống các kênh phân phối của doanh nghiệp, để có thể lựa chọn chính xác các dạng kênh và thiết lập hệ thống kênh phân phối, tốt nhất nên xây dựng các phương án khác nhau làm cơ sở để phân biệt và lựa chọn phương án tối ưu về kênh phân phối.
Lựa chọn và phát triển các phần tư trong kênh phân phối: các phần tử chủ chốt trong kênh phân phối gồm hai nhóm cơ bản:
- Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp.
- Tuỳ theo dạng kênh phân phối trực tiếp hay gián tiếp mà phần tử trong kênh phân phối có trung gian hay không.
Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp: trong bất cứ một dạng kênh nào, lực lượng bán hàng của doanh nghiệp bao gồm:
Lực lượng bán hàng cơ hữu: bao gồm tất cả các thành viên trong doanh nghiệp bao gồm có trách nhiệm trực tiếp tới hoạt động bán hàng Lực lượng này có thể chia thành 2 bộ phận: lực lượng bán hàng tại văn phòng và lực lượng bán hàng ngoài doanh nghiệp Quy mô của lực lượng bán hang cơ hữu có thể thay đổi ở từng dạng kênh và từng phương án phân phối khác nhau Bởi vậy cần có những quyết định cụ thể để lựa chọn quy mô thành viên của lực lượng bán hàng cũng như các chiến lược phát triển lực lượng này.
Người mua trung gian trong kênh phân phối: bao gồm tất cả những người mua hàng của doanh nghiệp để bán lại cho người khác nhằm kiếm lời Có các dạng mua trung gian khác nhau mà doanh nghiệp có thể sử dụng trong hệ thống kênh phân phối của mình:
Xác định ngừơi mua trung gian trong hệ thống kênh phân phối: Ở dạng kênh khác nhau, người mua trung gian trong kênh phân phối sẽ khác nhau Tương ứng với vai trò và nhiệm vụ của từng người mua trung gian trong kênh phân phối, doanh nghiệp có thể đưa ra các chính sách khuyến khích, động viên và kiểm soát hoạt động của họ một cách thích ứng nhằm đạt được mục đích xây dựng kênh và mục tiêu bán hàng của doanh nghiệp.
Điều chỉnh hệ thống kênh phân phối:
Hệ thống kênh phân phối không phải là bất biến Các doanh nghiệp thường sử dụng hệ thống kênh phân phối với các thành viên trong kênh như là một truyền thống và ít quan tâm tới khả năng điều chỉnh kênh để đạt được hiệu quả cao hơn Điều này có thể phản ánh đến khả năng phát triển bán hàng và hiệu quả mong đợi của doanh nghiệp Sau khi đã đưa ra các kênh phân phối vào hoạt động cần đảm bảo khả năng kiểm soát hoạt động của kênh và thường xuyên phân tích hiệu quả của từng kênh bán hàng cũng như toàn bộ hệ thống.
Kênh phân phối của công ty bia Ocean
Cấu trúc kênh phân phối của của công ty bia Ocean được hình thành bởi một số ngừơi buôn bán lẻ và những người tiêu dùng của công ty Đặc điểm của hệ thống phân phối của công ty bia Ocean đó là những người tham gia vào kênh đều thừa nhận và mong muốn phụ thuộc lẫn nhau bởi vì họ muốn xác định lợi ích lâu dài của họ có thể đạt được tốt nhất là nhờ vào cả hệ thống phân phối đạt hiệu quả.
Cấu trúc kênh phân phối của công ty bia Ocean được tổ chức theo hệ thống Marketing liên kết chiều dọc Để tham gia vào một hệ thống liên kết, mỗi thành viên kênh phải sẵn sàng chấp nhận vai trò, nghĩa vụ của mình Công ty bia Ocean là người lãnh đạo, người điều khiển kênh Do vậy những trọng trách lãnh đạo, điều khiển kênh không những mang lại hiệu quả sự thành công của kênh mà nó còn quyết định đến toàn bộ quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Chính sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên là một áp lực liên kết trong các kênh liên kết dọc, nó cũng là nguyên nhân cho các xung đột tiềm tang Vì vậy nên tư cách là người lãnh đạo, điều khiển kênh công ty bia Ocean phải thường xuyên giải quyết các xung đột nếu muốn cấu trúc kênh tồn tại Không những thế mà một vai trò quan trọng khác của công ty là cung cấp sự định hướng và thay đổi hoạt động của kênh có kế hoạch.
Người lãnh đạo, điều khiển kênh: công ty bia Ocean.
Những người bán lẻ: đây là những người tiếp xúc trực tiếp với nguười tiêu dùng cuối cùng Chức năng của ngừơi bán lẻ là:
- Tạo ra nhiều điểm tiếp xúc với khách hàng tiêu dùng cuối cùng.
- Cung cấp việc bán hang cá nhân.
- San sẻ rủi ro cho công ty và những ngừơi bán buôn.
Chiến lược bao phủ thị trường của công ty: trải khắp các quận, huyện của thành phố và các tỉnh phía nam.
Các tổ chức bổ trợ: chủ yếu là những tổ chức tài chính, đại lý quảng cáo Họ tham gia phụ trợ trong cấu trúc kênh phân phối của công ty
Người tiêu dùng cuối cùng: là những khách hang tiêu thụ sản phẩm của công ty ở khâu cuối cùng, họ là những người mà tất cả các thành viên trong kênh cùng hướng tới như các nhà hàng, doanh nghiệp…
Lựa chọn các thành viên: ảnh hưởng quan trọng đến sự tồn tại và hiệu quả của kênh Thành công trên thị trường đòi hỏi các thành viên kênh phải có sức mạnh – những người có thể phân phối sản phẩm hiệu quả, do đó việc lựa chọn các thành viên kênh là một việc rất quan trọng, phải được xem xét kĩ. Đối với công ty bia Ocean thì thành viên chủ yếu là các trung gian bán lẻ Các cửa hàng này phải đáp ứng một số yêu cầu sau:
- Có cửa hàng ổn định.
- Có đơn xin làm đại lý.
- Có vốn mua hàng và đặt cọc.
Nhìn chung thủ tục khá nhanh chóng và đơn giản rất thuận lợi cho cá nhân hay tổ chức tham gia vào hệ thống kênh phân phối Sau khi đã có được toàn bộ danh sách các thành viên tương lai của kênh bước tiếp theo là đánh giá khả năng của các thành viên này dựa vào các tiêu chuẩn lựa chọn.
Một doanh nghiệp muốn kinh doanh có hiệu quả thì việc đầu tiên phải làm là hoạch định tổng hợp trong sản xuất Bởi hoạch định tổng hợp cho biết phương hướng hoạt động, làm giảm sự tác động của những thay đổi, tránh được sự lãng phí dư thừa và giúp việc sản xuất và nhu cầu của thị trường được gặp nhau Dựa vào kế quả phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất tại Công ty, bài tiểu luận cũng đã đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm mục đích nâng cao chất lượng của việc hoạch định tổng hợp tại Công ty cổ phần Bia OCEAN Các biện pháp được đề cập là:
- Nghiên cứu dự báo về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm hàng năm.
- Thiết lập các mục tiêu
- Phát triển các tiền đề
- Xây dựng phương pháp hoạch định
- Đánh giá các phương án và kết luận
Hướng nghiên cứu thêm của đề tài là đưa ra các tiêu thức quản trị và vận hành bộ máy công ty cổ phần Bia OCEAN trong thị trường nội địa, từ đó xây dựng chiến lược cho Công ty trong định hướng dài hạng Trong đó có ASEAN và tầm nhìn đến thế giới.
Kế hoạch trong giai đoạn đầu mà công ty cần xử lý và điều hành ổn định bộ máy là:
- Xác định vị trí, chiến lược xây dựng và các tiêu thức thị trường.
- Tìm hiểu và phân tích các hệ thống kênh phân phối.
- Bên cạnh đó, mục tiêu nhắm đến trong bộ máy là:
- Sản phẩm của Công ty trong những năm tiếp theo.
- Đặc tính của sản phẩm như thế nào để tạo được ưu thế cạnh tranh.
- Thị phần trong và ngoài nước.
- Doanh số, chi phí, lợi nhuận trong những năm tiếp theo
Khi đến với thương hiệu bia OCEAN Beer, khách hàng có thể nhận thấy được
5 điểm mạnh và tiêu chí từ nhà cung cấp Bia OCEAN với các tiêu thức:
Thương hiệu truyền thống: Sự vượt trội của một thương hiệu truyền thống bia OCEAN được xây dựng và khẳng định qua thời gian Khách hàng luôn được quan tâm phục vụ và có nhiều sự lựa chọn Không cầu kỳ, không phô trương, sự gần gũi cùng với bản lĩnh tạo nên sự khác biệt giúp OCEAN Beer có một vị trí đặc biệt trong lòng khách hàng.
Trách nhiệm xã hội: Sự phát triển gắn với trách nhiệm xã hội là truyền thống của OCEAN Beer Chúng tôi cung cấp cho xã hội những sản phẩm an toàn và hữu ích, bên cạnh đó chúng tôi luôn mong muốn cùng chia sẻ và gánh vác những trách nhiệm trong công tác xã hội và bảo vệ môi trường bằng những hành động thiết thực
Hợp tác cùng phát triển: Chúng tôi xây dựng các mối quan hệ hợp tác
“cùng có lợi”, và lấy đó làm cơ sở cho sự phát triển bền vững Chúng tôi xây dựng những chính sách phù hợp để những đối tác cùng tham gia và gắn bó lâu dài với OCEAN Beer.
Gắn bó: Đề cao sự gắn bó trong một môi trường làm việc thân thiện, chia sẻ Nơi mà mọi người được tạo mọi điều kiện để học tập, sáng tạo và cống hiến để cùng hưởng niềm vui của thành công
Cải tiến không ngừng: Chúng tôi không thỏa mãn với những gì đang có mà luôn mơ ước vươn lên, học tập, sáng tạo, và đổi mới để đáp ứng ngày càng tốt hơn những nhu cầu ngày càng cao và liên tục thay đổi của thị trường Thường xuyên học tập, sáng tạo và đổi mới là phong cách của chúng tôi.