Luận văn mô tả hoàn chỉnh và khá đầy đủ về tình hình chính trị văn hóa xã hội của nước Anh cũng như của Ấn Độ và nhiều nước phương Tây trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động với những cuộc cách mạng những cuộc phát kiến và xâm lược. Làm rõ các mâu thuẫn trong xã hội và đặc biệt là quá trình xâm lược của Anh vào Ấn Độ.
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong tiến trình phát triển của nhân loại, chủ nghĩa thực dân là một “vết
nhơ” của chủ nghĩa tư bản khi chính nó đã gây ra một giai đoạn đầy bi thương
đối với nhân dân các thuộc địa trên thế giới Từ thế kỉ XVI đến thế kỉ XIX, chủnghĩa đế quốc thực dân đã tiến hành những cuộc xâm lược tàn bạo ở các nướcchâu Á, châu Phi và khu vực Mỹ Latinh Trong suốt mấy thế kỉ ấy, chủ nghĩathực dân đã biến các thuộc địa thành nơi cung cấp nguyên liệu và nguồn nhâncông rẻ mạt, thành thị trường tiêu thụ hàng hóa thừa và hậu phương chiến lược
của chúng: “Sau những phát kiến địa lí, châu Âu tư bản đã choáng ngợp trước
những cảnh tượng mới bày ra trước mắt mình Phương Đông xa xôi, cổ kính đầy huyền bí và giàu có, vô cùng hấp dẫn đã lấp ló hiện ra bên kia bờ đại dương Biển cả mêng mông không thể ngăn cản bàn tay thèm khát của các nhà tư bản non trẻ với tới được miền đất xa lạ ấy” [12, tr.65] Trong hoàn cảnh đó, dưới
những con mắt thèm thuồng của các nhà tư bản, vì thế Ấn Độ đã hiện ra như mộtvùng đất lí tưởng Đó là phương Đông, là toàn bộ phương Đông mà bấy lâungười ta hằng mong ước Vì thế, Ấn Độ đứng trước sự đe dọa nghiêm trọng, làtrung tâm của sự tranh chấp giữa các đối thủ: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Phápnhằm độc chiếm Ấn Độ
Trong các cường quốc phương Tây xâm nhập Ấn Độ, nước Anh vào thời
điểm bấy giờ là cường quốc hàng đầu Với lợi thế xuất phát điểm là “công
xưởng của thế giới”, tư bản Anh đã đẩy mạnh công cuộc xâm lược, thu phục một
diện tích thuộc địa rất lớn nhằm hướng đến mục tiêu: “Mặt trời không bao giờ
lặn trên đế quốc” Thời kì đầu, Anh cũng thông qua hoạt động buôn bán để từng
bước xâm nhập vào Ấn Độ Sau khi dần gạt bỏ các đối thủ của mình và lợi dụng
sự suy yếu của Ấn Độ, Anh tiến hành đẩy mạnh các hoạt động xâm nhập và bước
đầu xâm chiếm tiến đến độc chiếm Ấn Độ: “Miếng mồi khổng lồ, thơm ngon đầy
hương vị Á Đông dã nằm gọn trong bụng sói Giờ đây con thú dữ bắt đầu nghĩ đến chuyện tiêu hóa miếng mồi đó” [12, tr.72] Vì vậy, đến năm 1805, phần lớn
lãnh thổ Ấn Độ đã bị thực dân Anh xâm chiếm và đặt ách cai trị Tình hình ấy đã
để lại những di chứng lâu dài cho Ấn Độ
Trang 3Với những hệ quả mà chủ nghĩa thực dân mang lại, nghiên cứu quá trìnhxâm nhập của thực dân Anh đối với đất nước Ấn Độ, một mặt giúp ta hiểu sâusắc hơn về phương thức, thủ đoạn bành trướng của thực dân Anh ở Ấn Độ Bướcđầu xâm nhập làm cơ sở dẫn đến những biến đổi về kinh tế, chính trị - xã hội,văn hóa và giáo dục của Ấn Độ Bên cạnh đó, Việt Nam và Ấn Độ đã có mớiquan hệ mật thiết với nhau từ nghìn năm nay, cũng bị thực dân phương Tây xâmlược, thống trị Vì vậy, nghiên cứu quá trình thực dân Anh xâm lược Ấn Độ giúpchúng ta có thể hiểu sâu sắc hơn về lịch sử hai nước, cảm thông với những khókhăn hiện nay mà hai dân tộc phải đối mặt với di chứng của thực dân để lại.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: Quá trình Anh xâm
nhập Ấn Độ (1612 - 1805) làm khóa luận tốt nghiệp.
Ấn Độ có các công trình nghiên cứu cơ bản sau:
- Các công trình nghiên cứu tổng quan về lịch sử Ấn Độ: Đầu tiên phải kể đến tác phẩm Lịch sử Ấn Độ của Vũ Dương Ninh (chủ biên) Tác phẩm là công
trình chuyên khảo viết về lịch sử đất nước Ấn Độ từ thời khởi thủy đến thế kỉ
XX Bên cạnh đó, nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ còn được đề cập đến trong các
công trình: Các nước Nam Á của nhà xuất bản Sự thật, Ấn Độ qua các thời đại
của Nguyễn Thừa Hỷ… Kết quả của các công trình được nêu ở trên đã trình bàylịch sử phát triển của Ấn Độ theo hệ thống cắt lát hoặc tiến trình theo hình thứcthông sử Tuy nhiên, đặc điểm chung của các công trình nghiên cứu trên chưa coiquá trình thực dân Anh xâm nhập Ấn Độ là đối tượng nghiên cứu chính Mặc dùvậy, những sử liệu được đề cập trong các công trình là cơ sở quan trọng để đề tàinghiên cứu về quá trình thực dân Anh xâm nhập Ấn Độ một cách hoàn thiện và
hệ thống
Trang 4- Các công trình nghiên cứu về quá trình thực dân Anh xâm nhập Ấn Độ:
Một trong những công trình nghiên cứu được các học giả quan tâm khi nghiên
cứu về quá trình các nước thực dân phương Tây xâm nhập Ấn Độ là tác phẩm Ấn
Độ hôm nay và ngày mai (bản dịch tiếng Việt) của R.Panmơđớt từng là phó chủ
tịch Đảng cộng sản Anh là công trình nghiên cứu quý báu về lịch sử Ấn Độ.Trong tác phẩm này, ông đã nghiên cứu tương đối sâu về quá trình xâm nhập củathực dân phương Tây vào Ấn Độ và nền thống trị của thực dân Anh ở Ấn Độ.Tác phẩm cũng đã nhấn mạnh đến sự biến đổi của xã hội thuộc địa Ấn Độ Tiếp
đến, công trình Bán đảo Ấn Độ (từ đầu thế kỉ XVI đến năm 1857) của Phạm Cao Dương cũng đã nghiên cứu về “cuộc giao tiếp với Tây phương” của Ấn Độ cũng như những biến đổi trong xã hội Ấn Độ thời kì thuộc địa Tác phẩm Bán đảo Ấn
Độ từ 1857 đến 1947 là công trình đề cập khá sâu sắc sự biến đổi xã hội của Ấn
Đô dưới thời thuộc địa và các phong trào quốc gia Ấn Độ và sự đấu tranh giànhđộc lập của nhân dân Ấn Độ cũng như sự trao trả độc lập cho Ấn Độ của thựcdân Anh K.Marx, người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học, ngay từ năm
1853 đã có những bài viết đăng trên báo “Diễn đàn hàng ngày của New York”,
nghiên cứu về Sự thống trị của Anh ở Ấn Độ, trong các bài viết, Mác đã nêu
lên những hành động mang tính chất thực dân của công ty Đông Ấn Anh tronggiai đoạn đầu của nền thống trị thực dân
Các công trình nghiên cứu về Ấn Độ ngày càng phong phú, góp phần bổsung, hoàn thiện bức tranh lịch sử Ấn Độ qua các thời kì Tuy nhiên, những côngtrình tiếp cận được các tác giả đều chưa coi quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ làđối tượng nghiên cứu chính nên vấn đề này chưa được phản ánh đúng mức.Trong khi đó, quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ đã để lại cho Ấn Độ nói riêng vàcác nước thuộc địa nói chung những bài học sâu sắc, đồng thời những hậu quả
mà chủ nghĩa thực dân đã để lại cho các nước thuộc địa trong lịch sử và ngàynay Mặc dù vậy, nhưng những nguồn sử liệu trước đó là cơ sở, là tiền đề quantrọng để đề tài kế thừa, phát triển trong quá trình nghiên cứu
Trang 53 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu vấn đề quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ, chúng tôi hướng đếncác mục đích sau:
- Thứ nhất: Làm rõ cơ sở tác động đến sự xâm nhập của thực dân Anh vào
Ấn Độ bao gồm các yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ trướckhi thực dân Anh xâm lược, các yếu tố nội tại của nước Anh và quốc tế tác độngđến Anh xâm nhập Ấn Độ
- Thứ hai: Nghiên cứu quá trình thực dân Anh xâm nhập Ấn Độ từ năm
1612 đến năm 1805
- Thứ ba: Đánh giá đặc điểm, tác động mà quá trình Anh xâm nhập Ấn Độđối với Ấn Độ, Anh và quan hệ quốc tế
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau:
- Thứ nhất: Nghiên cứu tình hình Ấn Độ trước khi thực dân Anh xâm nhậpcũng như các nhân tố tác động Anh xâm nhập Ấn Độ
- Thứ hai: Phân tích quá trình xâm nhập Ấn Độ của thực dân Anh qua cácgiai đoạn trên phương diện chính trị, kinh tế, quân sự
- Thứ ba: Trên cơ sở phân tích quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ để đánhgiá đặc điểm, tác động của quá trình xâm nhập của thực dân Anh vào Ấn Độ
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Xét ở phương diện tổng thể, đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trìnhAnh xâm nhập Ấn Độ từ năm 1612 đến năm 1805 Bên cạnh đó đề tài còn nghiêncứu tình hình Ấn Độ trước khi thực dân phương Tây xâm lược cũng như cácnhân tố tác động dẫn đến quá trình Anh xâm nhập vào Ấn Độ và đặc điểm, củaquá trình này để từ đó góp phần làm rõ đối tượng nghiên cứu chính
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ từ năm 1612đến năm 1805 Nghiên cứu trong khoảng thời gian đó, đề tài tiếp cận quá trình
Trang 6Anh xâm nhập Ấn Độ và đặc điểm, tác động của quá trình xâm nhập đó đối vớiAnh cũng như đối với Ấn Độ và quan hệ quốc tế.
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp luận nghiên cứu: Nghiên cứu của đề tài được thực hiện
dựa trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng hai phương pháp cơ bản là
phương pháp lịch sử và phưng pháp lôgic Sử dụng phương pháp lịch sử vàphương pháp logic, đề tài đặt các sự kiện, quá trình, hiện tượng trong bối cảnhlịch sử, gắn với thời gian cụ thể và nằm trong mối quan hệ biện chứng với các sựkiện khác để thấy được sự tác động, mối quan hệ Ngoài ra, đề tài còn sử dụngmột số phương pháp liên nghành khác như: Phân tích - tổng hợp; so sánh - đốichiếu; thống kê - mô tả,… để làm rõ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tàiđặt ra
6 Đóng góp của đề tài
Đề tài nghiên cứu quá trình xâm nhập Ấn Độ của Anh từ năm 1612 đếnnăm 1805 Cho nên, đóng góp quan trọng của đề tài là đã chỉ ra được các giaiđoạn, đặc điểm của quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ và đánh giá được tác độngcủa quá trình xâm nhập đó đối với sự phát triển của nước Anh cũng như những
hệ quả đối với đất nước Ấn Độ
Việt Nam và Ấn Độ có mối quan hệ từ lâu đời và cùng bị chủ nghĩa thựcdân phương Tây xâm lược Vì vậy, việc tìm hiểu quá trình Anh xâm nhập Ấn Độgiúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về lịch sử hai nước và cảm thông trước những khókhăn mà hai dân tộc phải đối mặt với di chứng thực dân để lại, từ đó phát triểnmối quan hệ thâm tình Ấn - Việt lên một tầm cao mới trong giai đoạn toàn cầuhóa như hiện nay
Kết quả của đề tài có thể giúp cho việc nghiên cứu, tìm hiểu cũng như việcgiảng dạy về lịch sử Ấn Độ nói riêng, lịch sử châu Á nói chung và phục vụ nhucầu tham khảo của những ai quan tâm
Trang 77 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung đềtài gồm 3 chương:
- Chương 1: Ấn Độ trước sự xâm nhập của thực dân Anh
- Chương 2: Quá trình thực dân Anh xâm nhập Ấn Độ (1612 - 1805)
- Chương 3: Một số nhận xét, đánh giá về quá trình thực dân Anh xâmnhập Ấn Độ (1612 – 1805)
Trang 8NỘI DUNG
Chương 1:
ẤN ĐỘ TRƯỚC SỰ XÂM NHẬP CỦA THỰC DÂN ANH
1.1 Ấn Độ trước khi thực dân Anh xâm nhập
1.1.1 Tình trạng cát cứ ở Ấn Độ
Cuối thế kỉ XVI đầu thế kỉ XVIII, những cuộc khủng hoảng trong nội bộtriều đình Môgôn liên tiếp xảy ra Những cuộc li khai của các tiều vương quốcdiễn ra ngày một nhiều và các cuộc đấu tranh chống phong kiến bùng nổ ở khắpnơi trên đất Ấn Độ Một vài quan lại cao cấp có khả năng cố gắng duy trì sựthống nhất nhưng vô hiệu Điều này làm cho đế quốc Môgôn ngày một tan rã mấthết tính thống nhất như ban đầu Đây là cơ sở để Anh xâm nhập Ấn Độ
Sau thời kì trị vì của Acơba các vị vua tiếp theo đã thực hiện những chínhsách sai lầm trong việc trị nước Điều này đã khơi sâu thêm chia rẽ dân tộc đã tồntai từ lâu trong lòng xã hội Ấn Độ Do vậy, những phong trào chống đối phongkiến Môgôn và các cuộc li khai đã làm cho tình trạng cát cứ ở Ấn Độ ngày mộtsâu sắc Một phong trào phản phong rộng lớn của người Dojat bùng nổ ở TâyBắc Ấn Độ trong những năm cuối thế kỉ XVII đầu thế kỉ XVIII Sau nhiều lầnnổi dậy tấn công vào chính quyền Môgôn, năm 1671 - 1672, họ đã đánh chiếmĐêli, đuổi cổ bọn phong kiến và bọn thầu thuế Tuy bị đàn áp, họ vẫn khôngngừng đấu tranh và tiến tới thành lập một vương quốc độc lập ở phía Nam Đêli
Mở đầu cho cuộc li khai là của Asaf Jah với xứ Dekan Asaf Jak nguyên là tểtướng của triều đình Đêli và năm 1722 nhưng vì bất lực trước thời cuộc nên ông
từ chức và năm 1724 ông được cử làm tổng đốc Dekan: “Tại đây ông đã cai trị
như một vị tiểu vương độc lập đối với triều đình Môgôn” [9, tr.54], tiểu quốc
Hyderabab đã hình thành từ đó với một triều đại tồn tại cho mãi đến năm 1949
Tiếp theo là xứ Audh ở miền trung lưu Hằng Hà: “Xứ này cũng tự xưng độc lập
vào năm 1724” [9, tr.54] Mấy năm sau đến lượt xứ Bengan, viên tổng đốc ở đây
là Alivardi Khan đã lợi dụng tình thế, không chịu nộp cống phẩm và không nhậnchủ quyền của hoàng đến Môgôn nữa Xa hơn nữa, về phía Bắc sông Gange,
“một số các tay giang hồ Rohilla từ A Phủ Hãn kéo sang cũng chiếm cứ một
phần lãnh thổ lập ra xứ Rohilkkhand” [9, tr.55] Cuộc đấu tranh của các dân tộc
Trang 9Ấn Độ chống nền thống trị Môgôn cũng diễn ra khắp nơi Đáng chú ý nhất làphong trào khởi nghĩa của người Marat ở miền nam Ấn Độ Từ khi bị phong kiếnMôgôn chinh phục, đất nước của người Marat là Maharaxra bị phân chia thànhnhững thái ấp lớn trao cho bọn địa chủ Hồi giáo Vì vậy, họ đã nổi dậy chiến đấu.Năm 1674, một phần lớn đất đai của người Marat được giải phóng và thành lậpmột vương quốc mới Maharaxra Cũng trong thời gian này, nhiều vương quốcđộc lập khác dần dần xuất hiện ở vùng Bengan, Aodơ, Haiderabat, Rajatxtan Hoàng đế Môgôn vẫn tự coi mình là kẻ thống trị tối cao, nhưng thực tế quyềnhạn bị thu hẹp khá nhiều Tình trạng cát cứ và sự phức tạp của xã hội Ấn Độ dẫnđến sự suy yếu của đất nước này suốt một thời gian dài Các tiểu vương tồn tạiđộc lập đã ảnh hưởng rất lớn đến cục diện thống nhất và tiềm lực đất nước Điềunày đánh dấu quá trình suy tàn của chế độ phong kiến Ấn Độ và đất nước này đãtrở thành miếng mồi béo bở cho tham vọng xâm nhập của các nước thực dân.
Tình trạng cát cứ ở Ấn độ giai đoạn này diễn ra khá sôi nổi, liên tiến cáctiểu vương quốc tuyên bố độc lập Điều này đã bộc lộ rõ rệt sự suy tàn của đếquốc Môgôn cũng như tiềm lực đất nước Nó đánh dấu giai đoạn mạt kì của chế
độ phong kiến ở Ấn Độ Giữa lúc đó, thực dân phương Tây đã đặt chân lên Ấn
Độ và từng bước tiến hành cuộc “chiến tranh ăn cướp” trên bán đảo rộng lớn
này
1.1.2 Những chuyển biến về kinh tế, xã hội của Ấn Độ
Thế kỉ XVI, lịch sử thế giới đã bước sang một thời kì mới - thời kì cận đạivới những phát minh sáng tạo của loài người và đã đạt được những thành tựu rực
rỡ làm chuyển biến cả đời sống xã hội Cùng với sự chuyển biến đó nhiều quốcgia dân tộc đã tự thân vận động, cố gắng vươn lên để hòa nhịp chung vào đờisống kinh tế - chính trị thế giới Trong khi châu Âu đang chuyển mình thì châu Á
vẫn mang vẽ tĩnh lặng và im lìm, dường như họ “cam chịu” để tiếp tục đi theo
những truyền thống cũ Lịch sử Ấn Độ vẫn lê từng bước viết tiếp trang sử củachế độ phong kiến, nhưng có sự chuyển biến theo cả hai chiều hướng tích cực vàtiêu cực
Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn và đông dân nằm ở phía Nam châu Á.Đầu thế kỉ XVI, lợi dụng sự suy yếu về quân sự do những cuộc chiến tranh liên
Trang 10miên giữa các vương quốc ở Ấn Độ, một quý tộc người Udơbếch ở Cabun làBabua đã dẫn quân xuống miền Bắc Ấn Năm 1526, Babua đánh chiếm Đêli vàcác vùng lân cận ở phái Bắc Ấn Độ, tự xưng là hoàng đế của đế quốc ĐạiMôgôn Những người kế tục Babua tiếp tục mở mang bờ cõi, nhất là dưới thờingười cháu của ông là Acơba (1556 - 1605), đất đai của đế quốc được mở rộng.Đến nửa sau thế kỉ XVII, biên giới của triều đại Môgôn lan tới tận phía Namsông Gônđaviri Tuy nhiên, một số vương quốc ở miền Nam bán đảo vẫn giữđược độc lập
Sau sự suy yếu của vương triều Hồi giáo Đêli, đất nước Ấn Độ bị chia làmnhiều công quốc lớn nhỏ, cùng với nó là sự tranh giành quyền lực diễn ra hết sứcquyết liệt và đẫm máu Chính vì thế đã tàn phá nền kinh tế Ấn Độ vốn đã bị suyyếu từ mấy thế kỉ trước Đến thời trị vì của vương triều Môgôn, cùng với nỗ lựccủa triều đình và sự hợp tác của nhân dân đã khôi phục lại sản xuất, đưa nền kinh
tế đất nước đi vào ổn định và chuyển sang giai đoạn mới - giai đoạn manh nha vàphát triển những mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa Tuy nhiên, vương triềuMôgôn thịnh đạt chưa được bao lâu thì lâm vào khủng hoảng sâu sắc, sự cườngthịnh, phát triển của đế quốc Môgôn chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định
Đế quốc đại Môgôn đã không đưa lại sự thay đổi gì căn bản trong quan hệkinh tế xã hội của Ấn Độ, những người kế vị vua Acơba đã không làm tròn tráchnhiệm gánh vác giang sơn một cách xứng đáng Một trong những nguyên nhândẫn đến sự tan vỡ của đế quốc Môgôn chính là sự rạn nứt của cơ sở kinh tế, vớichế độ ruộng đất phức tạp dựa trên sự phân chia đẳng cấp xã hội gây ra sự mâuthuẫn phá vỡ đi cơ cấu xã hội của nền kinh tế Tuy ở một số vùng tồn tại chế độ
tư hữu về ruộng đất nhưng cũng như đa số các nước châu Á quyền lực tối cao vềruộng đất thuộc về nhà nước Nhà vua đại diện cho giai cấp phong kiến đượcxem là người sở hữu mọi ruộng đất trong nước, nhà nước thu tô dưới hình thứcthuế gồm phần hoa lợi của nông dân tô thuế, không chỉ thu phần thừa mà cảnhững sản phẩm cần thiết cho đời sống nhân dân Ruộng đất tuy là sở hữu củanhà nước phong kiến nhưng trên thực tế công xã nông thôn vẫn là đơn vị sản xuất
và đóng thuế cơ bản trong xã hội Ruộng đất của công xã được chia cho nông dântheo từng hộ và có quyền lưu truyền cho con cháu, mỗi nông hộ phải đóng thuế
Trang 11và gánh vác nhiều nông vụ khác, công xã thì giữ đồng cỏ, ao hồ, rừng núi làmcủa chung Trong công xã các hộ nông dân ngoài việc canh tác còn làm thêm thủcông nghiệp như: kéo sợi, dệt vải chủ yếu để dùng trong gia đình Ngoài ra,mỗi công xã có khoảng 10 đến 12 thợ thủ công chuyên sản xuất đồ dùng cungcấp mọi nhu cầu phục vụ trong sinh hoạt đời sống Dưới thời đế quốc Môgôn,các vương quốc cũng chiếm hữu nhiều ruộng đất, mỗi tiểu vương quốc cũngchiếm hữu nhiều ruộng đất, mỗi tiểu vương quốc có tổ chức quân đội riêng, thuthuế trong phạm vi lãnh thổ của mình và bắt nông dân gánh vác mọi nghĩa vụphong kiến, một phần ruộng đất nằm trong tay các nhà thờ Do đó, nông dân bịnhững đại biểu của giai cấp phong kiến bóc lột, hơn một nửa hoa lợi của họ phảinộp tô thuế, non một nữa còn lại họ phải nộp cho những người đứng đầu công xã,nhà thờ, thợ thủ công chung của công xã
Quan hệ nói trên đã kìm hãm sự phát triển của xã hội Ấn Độ Tuy nhiên,vào thế kỉ XVI và nửa đầu thế kỉ XVII nền kinh tế có những bước tiến bộ nhấtđịnh Do điều kiện tự nhiên thuận lợi, từ thời cổ đại ở Ấn Độ nghề nông đã pháttriển khá sớm gồm nhiều các loại cây như: lúa, bông và các loại hoa quả Trongnông nghiệp đã đạt được trình độ tương đối cao, mỗi năm đất trồng trọt tăng từ 2đến 3 vụ, mặc dù nông cụ căn bản còn thô sơ song đất được cày bừa kĩ, phân bónkhá nhiều, các loại cây trồng như: lúa, bông, thuốc lá, chàm được chăm sóc tốt
và cho sản lượng cao hơn nhiều và một số vùng đã xuất hiện lối chuyên canh:
“Người ta trồng bông vải ở Dekan, trồng chàm ở miền Bắc, trồng mía ở Bihar, ở
Bengan, lúa gạo ở các miền ẩm ướt hạ lưu Hằng Hà hay các đồng bằng duyên hải phía Đông” [9, tr.64].
Phạm vi phát triển mạnh mẽ nhất của Ấn Độ dưới thời các hoàng đếMôgôn là phạm vi công kỹ nghệ Nổi tiếng nhất là ngành dệt, người ta dệt đủ mọiloại vải bông, một số lớn đã trở thành nổi tiếng trên thị trường thế giới Bên cạnh
ngành dệt là ngành luyện kim và ngành làm đồ châu báu cũng phát triển: “Ấn Độ
ở thời này đã sản xuất được nhiều loại thép quý, súng ống, tàu bè và một vài phương tiện có thể so sánh với sản phẩm của Tây phương” [9, tr.65] Nhà nước
đã quan tâm đến sự phát triển các ngành kỹ nghệ của đất nước: “Kể từ thời
Akbar, triều đình Môgôn đã để tâm tới hình thức quốc doanh trong kỹ nghệ Một
Trang 12số các xí nghiệp thuộc loại này đã được thành lập với những số thợ đông đảo và người ta đã tìm cách hợp lí hóa các hoạt động sản xuất” [9, tr.66].
Mặc dù nền kinh tế tự nhiên vẫn còn giữ địa vị thống trị tuy nhiên thươngnghiệp và quan hệ hàng hóa tiền tệ đã phát triển và có liên quan chặt chẽ với
phương thức sản xuất phong kiến: “Các hoạt động buôn bán các sản phẩm nông
nghiệp này rất sầm uất, đặc biệt là từ khi các đường giao thông được mở mang nhiều” [9, tr.64] Những con đường giao lưu kinh tế được mở rộng ngày càng
sầm uất hơn, nhờ vậy, thương nghiệp đã có những bước tiến vượt trội, sự giaolưu giữa thành thị và nông thôn được mở rộng, việc trao đổi hàng hóa trở nênnhộn nhịp
Như vậy, những hình thức phân công lao động lâu đời giữa nghề nông vànghề thủ công trong nội bộ công xã bị phá vỡ dần, việc sản xuất ngày càng mangtính chất của quan hệ hàng hóa - tiền tệ, nghề thủ công gia đình biến thành sảnxuất hàng hóa nhỏ, người thợ thủ công bị lệ thuộc vào tầng lớp thương nhân, một
số xưởng lớn và công trường thủ công ra đời góp phần làm tan rã chế độ công xãnông thôn Điều này chứng tỏ rằng ở Ấn Độ đã bắt đầu xuất hiện một số điềukiện để sau này dẫn tới sự tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chủnghĩa tư bản
Một vấn đề khá quan trọng trong đời sống xã hội Ấn Độ là tình trạng phứctạp về dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp Trong khoảng 100 dân cư có rất nhiều dântộc với trình độ phát triển khác nhau Bên cạnh những bộ phận đang ở thời kìphong kiến trong những vương quốc độc lập thì vẫn còn không ít bộ lạc sống rảirác khắp các vùng biên giới phía bắc trong tình trọng rất lạc hậu Những cuộcchiến tranh liên miên giữa các tập đoàn phong kiến càng khơi sâu sự chia rẽ dântộc và làm suy yếu đất nước Hai tôn giáo lớn của Ấn Độ là Ấn Độ giáo và Hồigiáo Có khoảng 2/3 dân số theo Ấn Độ giáo, nhưng đạo Hồi được coi là tôn giáochính thống của đế quốc đại Môgôn Ngoài ra còn có đạo Phật và nhiều thứ tôngiáo nguyên thủy khác Sự khác nhau về tôn giáo thường gắn liền với sự cáchbiệt về đẳng cấp Bọn bóc lột thường lợi dụng điều đó để tăng cường áp bức bóclột Đồng thời sự phân chia đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ diễn ra khá phức tạp.Dưới vua có tăng lữ và quý tộc quân sự được coi là đẳng cấp cao nhất, những nhà
Trang 13buôn, bọn cho vay lãi, thợ thủ công, nông dân và binh lính là đẳng cấp tiếp theo,thấp nhất là đẳng cấp gồm nông dân và thợ thủ công nghèo khổ Ngoài ra, nhữngngười Paria bao gồm những người bị khinh rẻ nhất, không ai đụng tới, đến cáibóng của họ cũng bị coi làm uế tạp các nhà quyền quý, đi ngoài đường họ phảiđeo chuông để những người ở đẳng cấp khác xa lánh Ranh giới giữa các đẳngcấp được bảo về rất nghiêm ngặt Người thuộc đẳng cấp trên không được kết hônvới người đẳng cấp dưới Chế độ đẳng cấp dẫn đến tình trạng bất công và chia rẽ.
Sự khác biệt về dân tộc, tôn giáo và đẳng cấp cùng với những thành kiến sâu sắc,những lễ nghi phức tạp, những tập tục lạc hậu làm trở ngại sự thống nhất vàphát triển của Ấn Độ
Như vậy, toàn cảnh Ấn Độ đã bộc lộ, phơi bày ra trước mắt chúng ta một
sự suy tàn, kiệt quệ rõ rệt Nó đánh dấu giai đoạn mạt kì của chế độ phong kiến
Ấn Độ Một đất nước như thế, một xã hội như thế là miếng mồi được định đoạttrước cho sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân, chính giữa thời điểm ấy, thực dânphương Tây đã không ngần ngại từng bước tiến hành cuộc chiến tranh ăn cướp,giành giật, cướp đoạt lẫn nhau trên bán đảo rộng lớn đầy quyến rũ này
1.1.3 Sự xâm nhập của chủ nghĩa thực dân ở Ấn Độ
Từ thế kỉ XV, thực dân phương Tây đã dòm ngó và từng bước xâm nhậpvào thị trường phương Đông, đặc biệt là Ấn Độ Trong đó, tư bản Bồ Đào Nha làđại biểu đầu tiên ở châu Âu đặt chân lên Ấn Độ ngay từ cuối thời kì trung đại:
“Người Bồ Đào Nha đã rất thích hợp để lãnh đạo các cố gắng của châu Âu khai
thác nền thương mại của Ấn Độ Dương Họ đã rất có kinh nghiệm trong hàng loạt các chuyến đi thám hiểm dài ngày và được chủ nghĩa dân tộc cuồng nhiệt thôi thúc họ” [21, tr 14].
Năm 1498 có thể được coi là năm mở đầu cho một kỉ nguyên mới tronglịch sử Ấn Độ Năm đó, Vasco de Gama đã cầm đầu bốn chiến hạm của Bồ ĐàoNha đi vòng qua mỏm phía Nam châu Phi, tới được miền duyên hải Tây Nam Ấn
Độ và đổ bộ lên đô thị Calicut Giao tiếp giữa Ấn Độ và thế giới Tây phương từ
đó trở nên đều đặn, mật thiết hơn trên cả hai phương diện thương mại và tinhthần Sự xâm nhập của các thế lực phương Tây vào Ấn Độ đã diễn ra trong
khoảng thời gian ba thế kỉ: “Thế kỉ XVI là thời kì của việc lập thương điếm Thế
Trang 14kỉ XVII là thời kì lập ra các vùng đất thực dân và thế kỉ XVIII là thời kì chinh phục các vương quốc Ấn Độ” [12, tr.66] Sau Vasco de Gama, nhiều phái bộ
khác đã được quốc vương Bồ Đào Nha cử sang Ấn Độ nhằm thiết lập những cơ
sở thường trực cho các hoạt động thương mại và truyền giáo Những chuyếnbuôn vượt biển này thường thực hiện theo những đợt gió mùa Các lái buôn phải
ở lại địa phương để tìm hàng, mua hàng và chờ đợi chừng vài tháng đến nữa năm
để chờ gió mùa căng buồm về nước Vì vậy, họ đã phải lập ra các thương điếm,một thứ trụ sở thường trực để tiến hành những việc giao dịch và cũng là nơi tích
trữ hàng hóa: “Năm 1510, người Bồ do Albulkecco chỉ huy đã chiếm đóng và lập
thương điếm ở Goa, sau đó là ở Đamao và Điu, tất cả đều nằm ở vùng biển Tây Ấn” [12, tr.67] Goa đã được mệnh danh là “thành phố Vàng” trước sự ngưỡng
mộ của người châu Âu Vào lúc thế lực của người Bồ Đào Nha suy yếu ở Ấn ĐộDương, đến cuối thế kỉ XVI, một số đại thương gia Hà Lan đã hợp nhau thànhlập một công ty để phái tàu tìm đường sang Ấn Độ Năm 1602, công ty Đông Ấncủa Hà Lan được thành lập, đến năm 1663, Hà Lan đã chiếm thương điếm
Côchin của người Bồ ở bờ biển Tây Nam Ấn Độ: “Trong hơn một thế kỉ, Côchin
đã trở thành một hải cảng tấp nập Thuyền tàu cập bến chen chúc, chất lên đầy khoang những gia vị và sản vật quý như hồ tiêu,đậu khấu, dược liệu, xơ dừa và củi dừa khô” [12, tr.67] Tiếp theo sau người Hà Lan, từ năm 1599 - 1600 một
công ty Đông Ấn cũng được của Anh thành lập Buổi đầu các hoạt động củangười Anh cũng chỉ giới hạn trong phạm vi thương mại thuần túy Họ lập cácthương điếm ở Surat, Masulipatam, Armagaon và Madrat Nhưng hoạt độngbuôn bán của người Anh ở bất cứ nơi đâu cũng vấp phải sự chống đối và cản trởcủa người Bồ Đào Nha Ngoài ra, ở phía Đông vào năm 1560, người Anh cũngtới lập nghiệp ở Hugli trên bờ sông Hằng
Vì do bận bịu với các vấn đề ở châu Âu, đặc biệt là trong cuộc chiến tranh
100 năm, người Pháp đã tới lập nghiệp ở Ấn Độ trễ hơn các người châu Âu khác.Năm 1664, công ty Đông Ấn của Pháp được thành lập với những mục tiêu tương
tự như những mục tiêu của các công ty V.O.C hay East India Company nhưngrộng rãi hơn ở chỗ công ty này còn nhằm thiết lập một bên một thuộc địa cư trú
là Madagascar, một bên các thuộc địa khai thác là các xứ Ấn Độ: “Pháp là tên
Trang 15thực dân đến Ấn Độ sau cùng, nhưng lại có tham vọng lớn Nam 1664, Công ty đông Ấn Pháp thành lập đặt dưới sự kiểm soát của Côlbe, một đại thần của vua Louis XIV và là một tín đồ của chủ nghĩa trọng thương Ngay từ đầu công ty Đông Ấn Pháp đã nuôi những tham vọng lớn Chính phủ đã trao cho công ty những quyền hạn rất lớn đối với miền đất chinh phục: được quyền tuyên chiến, đình chiến Công ty được chính phủ bảo trợ, bảo vệ tàu thuyền chống lại mọi địch thủ” [12, tr.70] Trong khoảng từ năm 1666 đến năm 1670, sau những hoạt
động tích cực, người Pháp đã lập được một số những cơ sở ở Ấn Độ Dương chođến tận quần đảo Moluques, đặc biệt là ở Sugat và Bengan Đồng thời, ĐanMạch, Thụy Điển, Áo và nhiều nước khác cũng lần lượt đặt chân lên mảnh đấtphì nhiêu này Các nước châu Âu đều thực hiện mưu đồ xâm lược thông qua hoạtđộng của các công ty Đông Ấn Độ - một tổ chức nắm độc quyền của mỗi nướctrong việc buôn bán với phương Đông Đến giữa thế kỉ XVIII, hoạt động của cáccông ty được đẩy mạnh, Pháp chiếm được một số ưu thế nhất định ở Ấn Độ,nhưng do những cuộc chiến tranh ở châu Âu và cuộc xung đột vũ trang giữa Anh
- Pháp diễn ra ở Ấn Độ (1746 - 1763) Pháp bị thất bại nên Pháp chỉ giữ đượcPongdiseri và 4 thành phố vùng ven biển Tuy nhiên Anh cũng chưa chiếm đượcnhiều đất đai lắm
Như vậy, với sức quyến rũ của mình, Ấn Độ trở thành điểm đến hấp dẫncủa các nước thực dân phương Tây Sự có mặt của các nước này không tránhkhỏi một cuộc đọ sức diễn ra chính trên đất nước này Điều này khiến Ấn Độ trởthành trung tâm của mọi tranh chấp và đưa lịch sử Ấn Độ bước sang một thời kìmới với mọi đau thương do chủ nghĩa thực dân để lại
1.2 Các nhân tố tác động đến quá trình Anh xâm nhập Ấn Độ
1.2.1 Vị trí của Ấn Độ trong hoạt động thương mại thế giới
Ấn Độ là một thế giới đầy huyền bí, kì diệu, và là một cái nôi của mộtnền văn minh lớn, phong phú và lâu đời Đặc biệt, Ấn Độ còn là một quốc giarộng lớn - một tiểu lục địa có vị trí quan trọng trong hoạt động thương mại củathế giới
Với vị trí hết sức đặc biệt khi có đến ba mặt giáp biển, Ấn Độ đã lấp lóhiện ra trước con mắt thèm thuồng của chủ nghĩa tư bản Anh khi sự phát triển
Trang 16của kĩ thuật đi biển đạt đến đỉnh cao: “Người ta đã có những thuyền đi biển lớn
ba cột buồm với độ vững bền có thể vượt qua được mọi sóng gió đại dương, lại
có la bàn đưa đường chỉ lối một cách chính xác và an toàn cho những chuyến đi trên biển Và thế là cánh cửa nhìn sang phương Đông đã mở” [12, tr 65] Nhờ
sự phát triển của kỹ thuật hàng hải, hoạt động buôn bán được được đẩy mạnh vàhình thành những trục đường thương mại mới trên bản đồ thương mại thế giới
Có thuyền buồm vững chắc và la bàn chỉ lối cùng với vị trí giáp biển thuận lợi,
Ấn Độ trở thành mục tiêu để các nhà tư bản Anh đổ xô đến ngày một nhiều với
mục đích đi buôn lấy lãi: “Nếu các nhà thám hiểm với đầu óc thơ mộng và phiêu
lưu đã đặt nhiều mục đích có tính chất hiếu kì và thỏa mãn hiểu biết cho những chuyến đi xa sang phương Đông thì ngược lại, các nhà tư bản đã rất tỉnh táo và thực tiễn, không hề bị những tình cảm lãng mạn đối với miền đất xa lạ kia quyến
rũ và lung lạc Đối với họ đi sang phương Đông có nghĩa là đi buôn lấy lãi” [12,
tr.65]
Từ lâu giữa phương Đông và phương Tây đã có những con đường liên lạcquan trọng và kể từ sau những cuộc thập tự chinh thì quan hệ giữa hai bên càng
mở rộng hơn Sau các cuộc phát kiến địa lí, cánh cửa nhìn sang phương Đông đã
mở Ấn Độ hiện ra là một đất nước rộng lớn cùng với sự giàu có về nguyên liệu,
hương liệu đã hấp dẫn cơn thèm khát của các nhà tư bản Anh: “Những sản phẩm
đầy rẫy ở phương Đông lại là những món hàng hết sức hiếm quý đối với thì trường châu Âu” [12, tr.65] Những ông hoàng bà chúa và những nhà buôn lớn
giàu có thừa tiền đã chán ngấy với các món thịt cừu hun khói một cách quê mùa
và nhạt nhẽo Họ cần ăn sang và ăn ngon, cần đến những kích thích của hồ tiêu,
ớt và gia vị Trong hoàn cảnh đó, Ấn Độ trở thành miền đất lí tưởng cho thương
nhân Anh đặt chân: “Đó là phương Đông, là toàn bộ phương Đông mà bấy lâu
người ta hằng mong ước” [12, tr.66] Thế là hồ tiêu, món đặc sản phương Đông
đã tăng giá vọt lên, trở thành cơn sốt trên những thị trường quý tộc châu Âu Nóđược quý như ngọc vàng hoặc còn quý hơn cả ngọc vàng, nên người ta chẳng
quản sóng gió biển khơi: “Người ta ra đi, người ta đánh nhau, người ta sẳn sàng
chết vì cái món gia vị cay thơm đó” [12, tr.66] Ấn Độ trở thành một vùng đất
đầy hứa hẹn cho các đoàn thương nhân đi vào buôn bán, trao đổi khi sự giàu có
Trang 17về nguyên liệu và hương liệu và cả những sản phảm công nghệ “đã làm cho các
du khách Âu châu ngạc nhiên hết sức” [9, tr.65]
Trong các thế kỉ XVI, XVII các thương gia Anh đã tới Ấn Độ để mua
hương liệu, trao đổi hàng hóa trao đổi rất phong phú, đa dạng: “Thực sự bên
cạnh hương liệu, các sản phẩm công nghiệp của Ấn, nhất là các hàng tơ lụa, bông vải đã có một hấp lực rất lớn trên thì trường thời đó” [9, tr.66] Ấn Độ từ
lâu đã nổi tiếng với các sản phẩm thủ công nghiệp đặc biệt là ngành dệt Cáctrung tâm hoạt động được thấy ở rất nhiều nơi ở khắp xứ Bengan, nhiều nơi ởOrisa, ở Bihar, ở Benares, tiêu biểu là ở Khandesh, trung tâm chính của ngành
dệt bông vải: “Tại những nơi này người ta dệt đủ mọi loại vải bông, một số lớn
đã trở thành nổi tiếng trên thị trường thế giới như nansuk, percale, lampas Riêng miền Dacca thì nổi tiếng về những hàng vải mỏng, mềm nhẹ và hàng lụa”
[9, tr.65] Kĩ thuật in màu lên các hàng vải, lụa cũng đạt tới trình độ tinh vi và cóthể sản xuất hàng loạt Ngành dệt thảm ở Cachemire cũng rất nổi tiếng Nhữngxưởng thủ công không chỉ sản xuất cho nhu cầu trong nước mà còn xuất cảngmột phần đáng kể ra nước ngoài Cho nên, bên cạnh hồ tiêu, hương liệu, hànghóa trở thành điểm hấp dẫn thương nhân Anh đến với Ấn Độ
Ngoài ra, Ấn Độ là một quốc gia rộng lớn và đông dân, bước vào thời cậnđại của lịch sử thế giới, dân cư ở Ấn Độ có chừng 100 triệu người, bao gồmnhiều dân tộc khác nhau, có nền kinh tế phát triển có sự phân công lao động vànền văn hóa lâu đời phong phú đã trở thành một thị trường hấp dẫn cho giới
thương nhân tìm đến thông thương: “Hiện tượng đặc biệt trong nền kinh tế Ấn
Độ lúc này là sự phân công xã hội trong lao động đã phát triển đến một mức độ nhất định, nó biểu hiện ở chỗ vai trò trung tâm thương nghiệp, thủ công nghiệp của các thành phố tăng lên, nhiều thành phố mới xuất hiện quan hệ buôn bán trong và ngoài nước rộng lớn như đối với các nước: Ai Cập, Xrilanca, Trung Quốc, Lưỡng Hà, các nước Trung Á và Đông Nam Á” [13, tr.24] Những sản
phẩm hàng hóa của các nước ngoại quốc được đưa đến Ấn Độ tiêu thụ ngày một
nhiều “Đi sang Ấn Độ” đã trở thành một khẩu hiệu hấp dẫn đối với con người
mong muốn làm giàu Thế là một cuộc thập tự chinh mới bắt đầu, các tín đồ của
Trang 18chủ nghĩa trọng thương lần này ra đi không phải vì hình ảnh của chúa thiêngliêng mà chính vì hình ảnh của những đồng tiền vàng lấp lánh đang chờ đón họ.
Chính những điều đó đã làm cho Ấn Độ trở thành trung tâm điểm nhữngchuyến đi sang phương Đông của các nhà trọng thương Anh Đây trở thành một
miền đất đầy hứa hẹn cho những giấc mơ “lấp lánh tiền vàng” của những đoàn
thương gia Với vị trí địa lí thuận lợi cũng như sự giàu có về hương liệu, sảnphẩm thủ công và là một thị trường hấp dẫn đã thu hút những đoàn thương nhântìm đến Ấn Độ thông thương Do vậy, Ấn Độ có một vị trí rất quan trọng tronghoạt động thương mại của thế giới lúc bấy giờ Điều này khiến Ấn Độ trở thànhmục tiêu trong sự dòm ngó của chủ nghĩa thực dân Anh
1.2.2 Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
Năm 1498 được xem là mốc quan trọng trong lịch sử đất nước Ấn Độ khimột hạm đội Bồ Đào Nha do hai anh em Vasco de Gama và Paul de Gama chỉhuy tới được hải cảng Calicut thuộc miền duyên hải Malabar phía Tây Nam Ấn
Độ Người châu Âu đã choáng ngợp trước những cảnh tượng mới bày ra trướcmắt mình Phương Đông xa xôi, cổ kính, đầy huyền bí và giàu có, vô cùng hấpdẫn đã lấp ló hiện ra bên kia bờ đại dương Dưới con mắt thèm thuồng của cácnhà tư bản phương Tây, Ấn Độ đã hiện ra như một vùng đất lí tưởng
Sau Vasco de Gama, nhiều phái bộ khác đã được quốc vương Bồ ĐàoNha cử sang Ấn Độ nhằm thiết lập những cơ sở thường trực cho các hoạt động
thương mại và truyền giáo: “Tháng 3 năm 1500 một hạm đội hùng hậu gồm 33
tàu lớn và 1500 binh sĩ do Pedro Alvarez Cabral chỉ huy rời cảng Lisbonne sang
Ấn Độ với sứ mạng thiết lập quyền bá chủ của Bồ Đào Nha trên các biển Ấn Độ”
[12, tr.94] Bước theo sau Bồ Đào Nha, các nước châu Âu tư bản trẻ trung như
Hà Lan, Anh, Pháp đã đổ xô sang Ấn Độ phong kiến già cỗi ngày một đông
như một cuộc chạy đua cuồng nhiệt có một không hai trong lịch sử: “Một hệ quả
quan trọng của những phát kiến địa lí là sự thúc đẩy giao lưu thương mại giữa các vùng miền trên Trái Đất Trước đây, hoạt động buôn bán đã được mở mang, tạo nên thị trường trong nước hay thị trường khu vực, kết nối các quốc gia lân bang Địa Trung Hải chính là một trung tâm thương mại lớn thời cổ đại nối liền các thị trường Nam Âu, Bắc Phi và Trung Đông Các phát kiến địa lí đã mở rộng
Trang 19phạm vi hoạt động hàng hải, chuyển dần trung tâm thương mại sang Đại Tây Dương, hình thành hai tuyến đường buôn bán lớn trên phạm vi thế giới: 1 Con đường nối liền châu Âu với thị trương phương Đông, ra đời các công ty Đông Ấn
Độ của Hà Lan, của Anh, của Pháp : 2 Con đường đi sang châu Mĩ, tạo nên
“tam giác thương mại Đại Tây Dương” qua lại giữa ba châu lục Âu – Phi – Mĩ Nhờ vậy, thị trương rộng lớn đã hình thành trên quy mô thế giới” [25, tr.12].
Đồng thời, những sản phẩm ở Ấn Độ lại là những món hàng hết sức quýhiếm với thị trường châu Âu Những món hương liệu như hồ tiêu, ớt và gia vị ở
Ấn Độ có giá rất cao trên thị trường châu Âu Với sức hấp dẫn của thị trường Ấn
Độ, những người theo chủ nghĩa trọng thương cũng theo gót chân những nhàthám hiểm để tìm đến vùng đất giàu có này với mục đích tìm kiếm thị trường Làmột quốc gia có truyền thống hàng hải lâu đời, thương nhân Anh khó có thể chấpnhận việc Bồ Đào Nha độc quyền các tuyến buôn bán với miền Đông Ấn Mụctiêu thương mại luôn là động lực thôi thúc người Anh tìm đường sang buôn bán
với phương Đông mà trung tâm điểm chính là Ấn Độ: “Trong hai thập niên 80
và 90 của thế kỉ XVI, việc nghiên cứu về thế giới phương Đông của người Anh được tổ chức một cách ráo riết và hệ thống Có thể nói rằng, đến năm 1600 người Anh đã khá tường tận về con đường sang phương Đông qua mũi Hảo Vọng” [33, tr.35] Sự tiến bộ trong nhận thức về phương Đông trong nửa cuối thế
kỉ XVI đã thôi thúc các thương nhân Anh tiến hành các chuyến đi tiên phong vềmiền Đông Ấn
Như vậy, từ sau những cuộc phát kiến địa lí cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉXVI lịch sử hàng hải thế giới có những bước phát triển và thay đổi không ngừng.Hoạt động buôn bán đã chuyển dần từ những vùng biển nhỏ, ven bờ ra đạidương, từ buôn bán theo khu vực lên thành trao đổi toàn cầu và hình thành nhữngtrục đường thương mại mới trên bản đồ thương mại thế giới Vì vậy, các nướcthực dân châu Âu đã tìm đến Ấn Độ ngày một đông với mong muốn độc chiếmthị trường giàu có này và chủ nghĩa thực dân Anh cũng không nằm ngoài quỹ đạođó
Trang 201.2.3 Cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp Anh
Sau cuộc cách mạng tư sản giữa thế kỉ XVII, nước Anh đã có nhữngchuyển biến căn bản về mặt chính trị và kinh tế Trong suốt thế kỉ XVIII và 30năm đầu thế kỉ XIX, ở Anh đã diễn ra một quá trính cách mạng, tuy không sôinổi như những ngày nội chiến, nhưng đánh dấu một bước ngoặt trong sự pháttriển sản xuất Đó là cuộc cách mạng công nghiệp tư bản chủ nghĩa đầu tiên tronglịch sử Thành công của hai cuộc cách mạng mang ý nghĩa lớn lao này đã tácđộng rất lớn đến tiềm lực kinh tế cũng như xác lập vị thế nước Anh vào buổi đầuthời cận đại
Lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế phong kiến, cuộc cách mạng tư sảnAnh đã xóa bỏ được những trở ngại đối với sức sản xuất mới Chế độ quân chủlập hiến được thiết lập, quốc hội Anh - cơ quan đại diện cho quyền lợi của liênminh cầm quyền, gồm giai cấp tư sản và tầng lớp quý tộc mới có quyền lực rấtlớn Chính điều này đã giúp những yếu tố kinh tế tư bản chủ nghĩa có điều kiệnthuận lợi, phát triển mạnh mẽ Chế độ chính trị mới là một lực lượng tích cực,một mặt thì tiếp tục xúc tiến việc thủ tiêu những quan hệ kinh tế cũ còn lại, mặtkhác củng cố và phát triển nền kinh tế tư bản chủ nghĩa Hệ thống bảo hộ mậudịch, chế độ thuế khóa mới, việc thành lập đế quốc thuộc địa là những biểu hiện
sự hoạt động của bộ máy chính quyền mới nhằm mở đường cho chủ nghĩa tư bảnphát triển trong mọi ngành kinh tế và hình thức tư bản chủ nghĩa thắng lợi về mọimặt Điều này cho phép Anh đẩy mạnh việc xâm nhập vào Ấn Độ
Không những thế, sau các cuộc cách mạng tư sản hoàn thành vào cuối thế
kỉ XVII thì đến giữa thế kỉ XVIII, Anh dần dần trở thành một cường quốc thươngnghiệp và thực dân, có một nền công nghiệp phát triển Đạo luật hàng hải năm
1651 đã trợ giúp rất nhiều cho sự phát triển của thương nghiệp Anh Đội thươngthuyền và hạm đội Anh đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Anh đánh bại cácđối thủ cạnh tranh lớn hơn là Hà Lan và Pháp Sau cuộc cách mạng tư sản có tầmảnh hưởng lớn ở châu Âu, cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh đã nhanh chóngđưa nước này trở nên giàu mạnh và đi đầu trong việc chế tạo vũ khí và phương
tiện vận chuyển: “Những tiến bộ kĩ thuật được vận dụng vào ngành công nghiệp
chiến tranh đã sản xuất ra nhiều loại vũ khí tối tân, những phương tiện vận
Trang 21chuyển hiện đại , những mạng lưới thông tin liên lạc nhanh đã làm cho những cuộc chiến tranh trở nên khốc liệt hơn với khả năng sát thương và sức tàn phá nặng nề gấp nhiều lần so với trước đây” [25, tr.58] Đồng thời, với cuộc cách
mạng công nghiệp lần đầu tiên trong lịch sử này, nước Anh đã tạo cho mình một
bứt phá trong “bảng xếp hạng” các nước lớn ở châu Âu: “Vào đầu thời phát kiến
địa lí, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là các quốc gia làm chủ đại dương, phát tài nhờ các con đường buôn bán với phương đông và khai phá Tân lục địa thì khi đi vào quá trình công nghiệp hóa, các nước này đã chậm chân, phải lùi xuống hàng thứ yếu” [25, tr.58] Đến giai đoạn này, nước Anh đã đẩy vị thế của các nước này
lùi về một bước trước sự lớn mạnh của quốc gia công nghiệp Anh Sau khi hoànthành cuộc cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp, nước Anh đã khẳngđịnh được sự thắng thế của chủ nghĩa tư bản đối với chế độ phong kiến đã trở nênlỗi thời Nhờ vậy, nếu như vào thế kỉ XVII Anh còn thua kém Pháp, Hà Lan, TâyBan Nha, thì đến những năm đầu thế kỉ XIX Anh không chỉ trở thành cường
quốc công nghiệp hàng đầu, được mệnh danh là “công xưởng của thế giới”, mà
còn làm bá chủ về hàng hải, xâm chiếm được nhiều thuộc địa rộng lớn và giàu cókhắp mọi nơi
Sau khi cách mạng tư sản và cách mạng công nghiệp thành công cùng với
hệ thống thuộc địa rộng lớn, nước Anh đã chiếm được vị trí hàng đầu trên mặtbiển Chính nhờ những lợi thế này Anh đã không ngần ngại tiến sang phươngĐông, trung tâm điểm là Ấn Độ nhằm thực hiện tham vọng của mình, mặc dù ởđây đã có mặt của những vị khách phương Tây như Bồ Đào Nha, Hà Lan, Pháp
1.2.4 Nhu cầu thị trường và nguyên liệu
Bước sang thế kỉ XVI, tình hình thế giới đã có những chuyển biến rõ rệt.Đây là thời kì các quốc gia phong kiến châu Âu đang bước vào giai đoạn suy tàn
và song song với nó là mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện Các cuộccách mạng tư sản liên tiếp nổ ra và giành thắng lợi như cách mạng tư sảnNêđéclan, cách mạng tư sản Anh Trong đó cách mạng tư sản Anh là cuộc cáchmạng có ý nghĩa lớn đối với quá trình hình thành chủ nghĩa tư bản trên phạm vichâu Âu và thế giới Đấy chính là sự chuyển mình của châu Âu để bước qua mộtgiai đoạn mới trong lịch sử nhân loại Đồng thời các cuộc cách mạng công
Trang 22nghiệp đã thu được nhiều thành quả rực rỡ, mở đường cho kinh tế tư bản chủnghĩa phát triển mạnh mẽ Trong cuộc vận động ấy, các nước tư bản phương Tây
đã chuẩn bị hành trang cho mình bằng những cuộc xâm nhập và xâm lược cácthuộc địa Hệ thống thuộc địa là nơi cung cấp rất lớn nguồn nguyên nhiên liệu,nguồn nhân công và là thị trường tiêu thụ sản phẩm cho sự phát triển của ngànhcông nghiệp của chính quốc Thước đo sức mạnh của chủ nghĩa tư bản thực dânchính là các thuộc địa Do đó, các nước tư bản phương Tây đã dựng mọi biện
pháp, thủ đoạn “đầm đìa những máu và bùn nhơ” xâm chiếm các thuộc địa trên
thế giới để tăng sức mạnh cho mình
Trong khi đó, ở phương Đông, từ thế kỉ XVI trở đi chế độ phong kiến đã
đi vào giai đoạn suy tàn, khủng hoảng bằng những dấu ấn mờ nhạt cuối cùng của
nó Ở đây, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện, tuy nhiên nó chưa
có vị trí và những điều kiện thuận lợi để phát triển, bị chế độ phong kiến kìmhãm, cản trở Vì thế nên sự khủng hoảng diễn ra ngày càng trầm trọng hơn.Trong khi đó, ở phương Tây các nước tư bản ở giai đoạn công nghiệp hóa Chínhđiều này đã đánh dấu bước phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa
Sự phát triển của nó đã tạo ra một khối lượng hàng hóa đồ sộ và yêu cầu bướcthiết đặt ra lúc này là phải tìm kiếm nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản
phẩm: “Yếu tố thị trường được kích thích trong phạm vi từng địa phương đến thị
trường quốc gia và quốc tế Điều đó tăng cường sự ràng buộc giữa các thị trường với nhau, giữa các quốc gia với nhau Vấn đề thị trường trong nước và thị trường thế giới trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà nước với sự ủng hộ của giai cấp tư sản Vấn đề xâm chiếm lãnh thổ qua các cuộc chiến tranh bao hàm một nội dung rộng hơn trước là chiếm các vùng giàu tài nguyên phục
vụ cho nền công nghiệp trong nước, chiếm những thị trường có sức mua hầu như chưa khai thác và chiếm nguồn lao động rẻ mạt của người dân bản địa phục vụ những công trình đầu tư tại chỗ” [25, tr.58]
Sự chênh lệch giữa phương Đông và phương Tây hiện lên rõ nét, songsong với sự phát triển như vũ bão của phương Tây thì nhìn sang phương Đông
người ta vẫn thấy “đêm trường trung cổ” được hiện lên với tất cả sự lạc hậu và trì
trệ của nó Mặc dù vậy, người ta không thể phủ nhận những tiềm năng vốn có nơi
Trang 23đây và họ không dễ gì bỏ qua Sau những cuộc phát kiến địa lí, châu Âu tư bản
đã chóng ngợp trước những cảnh tượng đầy hấp dẫn hiện ra trước mắt mình, đóchính là phương Đông huyền bí, giàu có đã được hiện ra bên kia bờ Đại Dương
Do đó, các nước tư bản phương Tây đua nhau tìm kiếm thị trường và xâm lượcthuộc địa ở nhiều nơi Trong đó, châu Á được xem là thị trường chính với sự trùphú về nguyên, nhiên liệu ở vùng đất giàu có này Vì vậy, khoảng cách địa líkhông thể ngăn cản nổi cơn sốt thèm khát của các nhà tư bản non trẻ châu Âu.Trong thời gian này, những sản phẩm đầy rẫy ở phương Đông lại là những mónhàng hết sức quý hiếm đối với thị trường châu Âu Hương liệu, gia vị và nhữngđặc sản phương Đông đã tăng giá vọt lên một cách dễ sợ trên thị trường quý tộcchâu Âu.Vì vậy, lý tưởng thương mại thực dân hóa đó ngày càng thắng thế trướcđộng cơ tôn giáo và phù hợp với sự phát triển nội tại của xã hội châu Âu hậu kỳphong kiến Thế là một cuộc thập tự chinh mới bắt đầu, các tín đồ của chủ nghĩatrọng thương đã ra đi vì hình ảnh của những đồng tiền vàng đầy lấp lánh đangchờ đón họ
Trong những hoàn cảnh đó, dưới con mắt của các nhà tư bản phương Tâythì phương Đông, đặc biệt là vùng đất Ấn Độ hiện ra như một miền đất lý tưởng:
“Đó là phương Đông, là toàn bộ phương Đông mà bấy lâu người ta hằng mong
ước” [12, tr.66] Điều này thôi thúc các nước phương Tây trong đó có Anh đến
Những mưu toan xâm nhập vào lục địa Ấn nhằm thiết lập đế quốc đã bắtđầu được thực hiện Người Pháp và người Anh đã tranh chấp với nhau kịch liệt:
“Trong đàn thú dữ thực dân, Anh và Pháp là những con thú đến muộn hơn,
Trang 24nhưng hung hăng và xảo quyệt hơn Chúng đã tranh mồi và hất cẳng hai địch thủ trước đó là Bồ Đào Nha và Hà Lan Đến lượt chúng, một cuộc cắn xé dữ dội tranh ăn lại xảy ra, cuối cùng thực dân Anh đã hợm hĩnh cất lên bài ca chiến thắng” [12, tr.68] Vào thế kỉ XVIII, các hoạt động thương mại của người Pháp ở
Ấn Độ đã đạt được sự thịnh vượng rất đáng kể Những hàng hóa từ Ấn Độ đượcchở về châu Âu như vải bông, các hàng vải mỏng, tơ lụa, các hương liệu, đã đemlại cho họ những món lời quan trọng, có thể lên tới 100% Trong hoàn cảnh đómọi sự can thiệp vào nội bộ của Ấn Độ để chiếm đoạt đất đai là không cần thiết.Tuy nhiên, do cuộc chiến tranh kế vị Áo Hoàng (1740 - 1748) và cuộc chiếntranh Bảy năm (1758 - 1763) đã làm thay đổi tất cả
Hai cuộc chiến tranh này diễn ra ở châu Âu nhưng đã làm cho tranh chấpAnh - Pháp tái diễn trên đất Ấn Trong lúc Áo - Phổ kịch chiến trên chiến trườngchâu Âu, Anh - Pháp cũng tranh giành nhau ác liệt trên chiến trường Bắc Mỹ và
Ấn Độ Năm 1759, Anh đánh bại hải quân Pháp ở Raguxo và vịnh Quebec đoạtcủa Pháp vùng Quebec, Luyxanna và Ohaio ở Bắc Mỹ, độc chiếm hoàn toànCanada Trong thời gian chiến tranh kế vị Áo Hoàng diễn ra, từ năm 1743 đếnnăm 1748, Dupleix - một vị Tổng giám đốc các thương điếm của Pháp ở Ấn Độ,
đã phải hoạt động tích cực để bảo vệ các quyền lợi của công ty Đông Ấn củaPháp và đã nhận thấy được những điều kiện thuận lợi cũng như sự cần thiết củaviệc thiết lập một đế quốc ở Ấn Độ Một đối thủ lợi hại của Dupleix và cũng làngười chiến thắng ở Ấn Độ là Robert Clive (1725 - 1774) Clive tới Ấn Độ tự
hồi còn nhỏ tuổi và là một sĩ quan ưu tú của quân đội Anh: “Tên thực dân hung
hăng đặt nền móng thống trị đầu tiên của Anh ở Ấn Độ là R Clive, một sĩ quan
có đầu óc phiêu lưu, võ biền, đã từng đến Ấn Độ từ năm 18 tuổi Còn tên thực dân xảo quyệt nuôi mộng lập một đế quốc Pháp ở Ấn Độ là Duppleix, kẻ đã xây dựng những đơn vị quân đội đánh thuê người Ấn Độ (xipay) đầu tiên và đã từng lấy một người vợ lai Ấn” [12, tr.71] Nhưng do không phù hợp với chính sách của
chính phủ Anh và Pháp khi đặt chân đến Ấn Độ chỉ nhằm mục đích thương mại
lương thiện nên số phận của hai nhân vật này đều có cái kết thương tâm: “Số
phận của hai tên thực dân đó đều kết thúc không may mắn Dupleix bị triệu hồi
về nước và phá sản, còn Clive bị gọi ra tòa và cuối cùng đã phải tự sát” [12,
Trang 25tr.71] Tuy không được công ty Đông Ấn của Anh và chính quyền Anh đồng ý vềchính sách bành trướng lãnh thổ của ông ở Ấn, nhưng Clive đã may mắn hơnDupleix ở chỗ là người Anh trong chiến tranh Bảy năm đã chú trọng nhiều tớicác hoạt động trên mặt biển và ở hải ngoại trong khi người Pháp chỉ chú trọng tớilục địa Âu châu mà thôi Chiến tranh Bảy năm đã làm cho tranh chấp Anh - Pháptái diễn trên đất Ấn nhưng thoạt đầu chỉ diễn ra dưới hình thức gián tiếp Hai bên
đã nâng đỡ các đồng minh người Ấn để chống lại nhau Sau đó mới ra mặt trực
tiếp để chống lại nhau: “Việc hai tên thực dân kẻ cướp cùng có mặt ở Ấn Độ và
cùng nuôi dưỡng những mưu đồ chinh phục đất nước này đã không thể không dẫn đến mâu thuẫn và xung đột Một cuộc chiến tranh sống mái đã diễn ra giữa Anh và Pháp trong hơn 20 năm trời giữa thế kỉ XVIII trên đất Ấn Độ Duyên cớ bắt nguồn từ những cuộc tranh chấp giữa Anh và Pháp ở châu Âu và những mâu thuẩn trong việc ủng hộ các phe phái đối lập ở Ấn Độ” [12, tr.70].
Chiến tranh xảy ra ở cả trên bộ lẫn trên biển Pháp đã từng kéo quân đếnbao vây và đánh chiếm Madrat năm 1746 nhưng đã phải trả lại cho Anh hai nămsau đó Thế lực Anh mạnh hơn, nhất là khi chúng đã đánh bại được quân đội củatiểu vương Bengan trong được Pháp ủng hộ trong trận Plassey (1757) và chiếmđược vùng này Thực dân Anh bèn dùng Cancutta để tiếp viện trực tiếp choMadrat Năm 1761, Anh tiến hành bao vây Pongdiseri của Pháp trong năm tháng.Quân Pháp kiệt quệ, đói khát phải hạ vũ khí đầu hàng Thực dân Anh tràn vàotriệt hạ toàn bộ thành phố, không để lại một viên gạch nguyên vẹn
Tháng 2 năm 1763, Anh, Bồ Đào Nha, Pháp, Tây Ban Nha kí “hòa ướcPari”, Phổ, Áo, Xacxong kí “hòa ước Hobendbo” kết thúc chiến tranh Sau bảynăm chinh chiến, cục diện chính trị châu Âu thay đổi Với hòa ước Pari năm
1763, Anh đã vĩnh viễn đập tan được ý đồ của Pháp chinh phục Ấn Độ, chỉ còn
để lại cho Pháp năm thành phố ven biển Trong cuộc chiến, Pháp đã thua Anhchủ yếu vì không có hạm đội mạnh trên biển, thiếu quân và tài chính, chính phủPháp lại ít quan tâm đến công ty so với chính phủ Anh và đặc biệt trong cuộcchiến tranh Bảy năm ở châu Âu (1758 - 1763) - đây được coi là cuộc đọ sức vớiquy mô lớn nhất tranh quyền bá chủ giữa Anh và Pháp ở thế kỉ XVIII, với chiếnthắng trong cuộc chiến tranh này Anh đã chiếm ưu thế tuyệt đối ở Ấn Độ
Trang 26Như vậy, Pháp - Anh là hai tên thực dân có tiếng ở châu Âu lúc bấy giờ đãtiến hành các cuộc đụng đầu trực tiếp với nhau trên chiến trường châu Âu cũngnhư ngay tại Ấn Độ Cuộc chiến Kế vị Áo Hoàng và chiến tranh Bảy năm đã lôikéo hai nước này tham chiến Vẻ bề ngoài của cuộc chiến là việc ủng hộ các bêntham chiến nhưng thực chất là một cuộc đọ sức giành vị thế cũng như thị trườngảnh hưởng giữa Anh và Pháp Với những ưu thế có được, Anh đã đặt dấu chấm
hết cho quyền lực của Pháp ở Ấn Độ, một thị trường hấp dẫn mà cả hai “con thú
thực dân” đều mong muốn chiếm được.
1.2.6 Sự ra đời của công ty Đông Ấn và chính sách của chính phủ Anh
Là một dân tộc hàng hải ở Tây Âu suốt thời kì trung đại, tuy nhiên, đếncuối thế kỉ XV, trong khi Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tiến hành thành công cáccuộc phát kiến địa lí và khai mở được các tuyền thương mại biển sang Đông Ấn
và Tây Ấn, giới thương nhân Anh vẫn hoạt động chủ yếu trong phạm vi từ ĐịaTrung Hải qua biển Bắc lên khu vực Ban Tích Điều này làm chậm quá trìnhbuôn bán của nước Anh với phương Đông lên đến cả trăm năm Trong hoàn cảnh
đó, công ty Đông Ấn ra đời sau khi nhận thức và khát vọng buôn bán với phươngĐông của tầng lớp thương nhân Anh phát triển lên một bậc mới và chính điềunày đã có tác động không nhỏ đến nền kinh tế ngoại thương Anh quốc
Trước khi công ty Đông Ấn ra đời, những thất bại nặng nề và liên tiếptrong nỗ lực tiến sang Đông Ấn khiến giới thương nhân và hoàng gia Anh đặcbiệt lo ngại Không khó để người ta nhận thấy sự non yếu và đơn độc của ngườiAnh trên biển so với các dân tộc khác như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Thương nhân Anh nhận thấy đã đến lúc gây áp lực để hoàng gia công khai ủng
hộ họ thành lập công ty buôn bán với phương Đông trong cuộc chạy đua giànhgiật nguồn lợi thương mại ở miền Đông Ấn và cạnh tranh trực tiếp với các dântộc hàng hải Tây Âu khác Những người theo chủ nghĩa trọng thương chỉ ra hai lí
do cấp bách cần phải thành lập một công ty chuyên buôn bán với phương Đông:Thứ nhất, là nguồn lợi nhuận khổng lồ từ buôn bán với phương Đông sẽ khôngchỉ mang lại lợi nhuận cho giới thương nhân mà còn đóng góp quan trọng cho cảvương quốc và đặc biệt là hoàng gia Anh Thứ hai, nguy cơ bị người Hà Lan lấn
Trang 27lướt không chỉ ở phương Đông mà cả tại Tây Âu một khi họ khống chế được cácnguồn thương phẩm có giá trị
Trong khi cuộc vận động thành lập công ty Đông Ấn đang diễn ra mạnh
mẽ ở Luân Đôn, tin tức về hạm đội Hà Lan từ phương Đông trở về với một khốilượng khổng lồ hương liệu và các sản vật quý hiếm khiến cho bầu không khí ởLuân Đôn càng thêm sôi sục Vào thời điểm đó, hoàng gia Anh cũng đang gặpphải những khó khăn về kinh tế khiến cho quá trình đàm phán diễn ra hết sứcthuận lợi Ngày 31 tháng 12 năm 1600, Nữ hoàng Elizabeth và các bộ trưởng đã
ban bố việc thành lập “Công ty của các thương nhân Luân Đôn buôn bán với
miền Đông Ấn” gọi tắt là công ty Đông Ấn So với các công ty thương mại được
thành lập trước đó thì công ty Đông Ấn nhận được những đặc quyền nổi bật:
“Thứ nhất, văn bản của Nữ hoàng khẳng định công ty Đông Ấn là một thể chế
kinh doanh thương mại, chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận chứ không vướng bận vào các sứ mệnh chinh phạt và thuộc địa Thứ hai, hình thức góp vốn của công ty dựa trên mô hình cổ phần, thay vì các phương thức huy động vốn mang tính cá nhân diển hình của thời trung đại Thứ ba, công
ty được đặc cách chuyển bạc nén và kim loại quý sang phương Đông để trao đổi lấy thương phẩm diều bị cấm nghiêm ngặt trong các dự luật đã tồn tại ở Anh cho tới thời điểm đó Thứ tư, tổ chức của công ty được quy định bởi văn bản pháp quy, được điều hành bởi một vị Toàn quyền và một vị Phó toàn quyền cùng với một Hội đồng gồm các nhà đầu tư Hội đồng có quyền bỏ phiếu bãi nhiệm Toàn quyền trong trường hợp cần thiết Cuối cùng, công ty được công nhận là doanh nghiệp độc quyền trong buôn bán với phương Đông” [33, tr.40 - 41] Chính sách
này của hoàng gia Anh mang tính ủng hộ công ty Đông Ấn khiến giới thươngnhân Anh hết sức phấn chấn và tìm đến thị trường phương Đông ngày một đôngđảo Điều này dễ hiểu khi tổ chức chuyến đi đầu tiên sang phương Đông công ty
đã thu hút đến 70.000 bảng một con số không hề nhỏ đối với thị trường tài chínhLuân Đôn lúc bấy giờ
Như vậy, với những ưu đãi mà công ty Đông Ấn Anh nhận được đã thuhút rất nhiều thương gia Anh tìm đến với thị trường phương Đông trẻ trung, sôiđộng trong đó Ấn Độ được xem là một thị trường đầy hấp dẫn Sự thành lập công
Trang 28ty Đông Ấn đánh dấu sự thắng thế của tầng lớp tư sản thương nghiệp Anh, đồngthời mở ra kỉ nguyên mới cho sự phát triển của nước Anh giai đoạn cận đại sơ kì.Mặt khác, sự hậu thuẫn của chính phủ là nguyên nhân thôi thúc quá trình Anhxâm nhập Ấn Độ vào đầu thế kỉ XVII.
Trang 29Chương 2:
QUÁ TRÌNH ANH XÂM NHẬP ẤN ĐỘ (1612 - 1805) 2.1 Từ năm 1612 đến năm 1763
2.1.1 Lập thương điếm và hệ thống pháo đài
Ngay từ khi mới đặt chân lên Ấn Độ, những thương gia người Anh đã cholập những thương điếm để thuận lợi cho việc tìm hàng, mua hàng và chờ đợt giómùa để căng buồm trở về nước Đây trở thành trụ sở thường trực để tiến hànhnhững việc giao dịch và cũng là nơi tích trữ hàng hóa Song song với việc xâydựng những thương điếm, thương nhân Anh cũng chú trọng thiết lập một hệthống pháo đài kiên cố phục vụ mục đích quân sự khi cần thiết
Buổi đầu các hoạt động của người Anh chỉ giới hạn trong phạm vi thươngmại thuần túy Họ lập các thương điếm ở Surat (1612), ở Masulipatam (1616) và
ở Madrat (1640) Nhưng không lâu sau đó, người Anh phải thay đổi thái độ củamình vì bất cứ ở đâu họ cũng gặp phải sự chống đối của người Bồ Đào Nha vàcác thế lực địa phương Do đó, để chống lại các thế lực cản trở, người Anh ngoàilập các thương điếm còn cho xây dựng hệ thống pháo đài kiên cố Năm 1640,người Anh đã thiết lập được một thương điếm ở Madrat trên bờ biển vùng ĐôngNam Ấn Cùng với việc lập thương điếm, thực dân Anh còn xây dựng hệ thống
pháo đài và lập cảng ở thành phố này: “Năm 1640, thực dân Anh lập ra thương
điếm Madrat trên bờ biển vùng Đông Nam Ấn Chúng đã cho xây dựng ở đây pháo đài kiên cố và lập cảng, tạo nên một thành phố duyên hải đông đúc và giàu
có, một điểm chốt bao quát và án ngữ toàn bộ vùng bở biển Đông Nam Ấn” [12,
tr 69] Về phía Tây, năm 1661 thực dân Anh lập ra thương điếm Bombay Đó làmột hòn đảo ở ven biển trước kia thuộc Bồ Đào Nha và được người Bồ tặng lạicho Anh làm món quà hồi môn Bảy năm sau, triều đình Anh lại nhượng Bombaycho công ty Đông Ấn, công ty này đã tiến hành xây dựng cảng, thu thuế, lập tòa
án Biến Bombay thành căn cứ chính của Anh ở bờ biển phía Tây Nam
Thương điếm lớn nhất và sau này trở thành đại bản doanh của thực dânAnh ở Ấn Độ là Cancutta ở vùng Đông Ấn, nằm ở trên bờ một chỉ lưu phía tâycủa sông Hằng Công ty Đông Ấn đã tranh chấp với chính quyền địa phương ở
đó và được phép lập một thương điếm ven sông để cho việc đi lại ra biển sẽ dễ
Trang 30dàng hơn: “Công ty Đông Ấn Anh đã tranh chấp với chính quyền địa phương ở
đó, sau được phép lập một thương điếm ở ven sông Bọn thực dân Anh đã chọn mạn hạ lưu để lập nên Cancutta, vì trên mạn thượng lưu cách đó không xa, đã có thương điếm của Pháp là Săngđecnagor Như vậy, việc đi lại ra biển sẽ được thuận tiện dễ dàng” [12, tr 69] Đây không chỉ là một thương điếm phục vụ cho
thương mại mà đó còn là một pháo dài kiên cố để trấn áp những lực lượng nổi
dậy của địa phương: “Để chống lại những hoạt động nổi dậy của nhân dân địa
phương, chúng đã cho xây dựng một pháo đài kiên cố là pháo đài Uyliam, lấy tên một nhà vua Anh” [12, tr.69] Cancutta trở thành một thành phố sầm uất, đã
xuất cảng một lượng hàng khá lớn cùng với việc đặt hàng gia công cho các thợdệt người địa phương với tiền công rẻ mạt đã đem lại cho công ty Đông Ấn một
số lợi nhuận rất cao Nhờ vậy, lợi tức của công ty Đông Ấn tăng lên chóng mặt
Có thể nói, với ba thương cảng lớn là Madrat, Bombay và Cancutta, công
ty Đông Ấn Độ của Anh đã bám chắc những móng vuốt sắc nhọn của chúng vàotoàn bộ vùng duyên hải Ấn Độ, khống chế mặt biển và uy hiếp những địch thủcủa mình Việc người Anh lập được các thương điếm của mình ở Ấn Độ đánhdấu một bước khởi đầu tốt đẹp và may mắn, song qua sự thành công bước đầucủa người Anh thì nó cũng bước đầu phản ánh và để lộ sự bất cẩn vô ý của người
Ấn để rồi sau này họ phải trả giá bằng một thời gian dài dưới sự đô hộ của thực
dân Anh Hầu như trong suốt một thế kỉ “không một ai ở Ấn Độ để ý đến người
Anh” do đó việc người Anh lúc này tung hoành bằng thế mạnh của mình đã lập
các thương điếm và kiểm soát được các đường biển quan trọng tại Ấn Độ
2.1.2 Hoạt động của công ty Đông Ấn Anh
Bước qua ngưỡng của của thế kỉ XVII, vào ngày cuối cùng của năm đầutiên 31 - 12 - 1600, Nữ hoàng Anh Elidabeth đã chính thức ra lệnh thành lậpcông ty Đông Ấn Độ Anh Được chính phủ Anh bảo trợ với một quyền hạn rộnglớn và được xem là đại diện của nước Anh ở Ấn Độ nên công ty này đã nhanhchóng phát huy được thế mạnh của mình trước những đối thủ cạnh tranh có mặttrên đất Ấn lúc bấy giờ
Ngay từ khi mới thành lập, hoạt động của công ty Đông Ấn Anh đượcquy đinh rất rõ ràng, Nữ hoàng Elidabeth đã chỉ thị cho công ty chỉ hoạt động
Trang 31trong phạm vi thương mại và tìm kiếm lợi nhuận thuần túy: “Văn bản của Nữ
hoàng khẳng định Công ty Đông Ấn là một thể chế kinh doanh thương mại, chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh và tìm kiếm lợi nhuận chứ không vướng bận vào các sứ mệnh chinh phạt và thuộc địa” [33, tr.40] Vì vậy, trong giai đoạn đầu
hoạt động của công ty chủ yếu là buôn bán, trao đổi hàng hóa với cư dân bản địa.Việc làm đầu tiên của công ty này là lập các thương điếm, một thứ trụ sở thườngtrực để tiến hành những việc giao dịch và cũng là nơi tích trữ hàng hóa Các hoạtđộng buôn bán của người Anh trên đất Ấn từ sau khi có các thương điếm đã thịnhvượng hẳn lên, nhất là việc buôn bán các loại gia vị, hương liệu và vải mỏng hay
in hoa, gấm của đất nước này Nhờ vậy, hàng hóa được chở về châu Âu ngày mộtnhiều và trở thành một món lợi nhuận không thể thiếu của những người theo chủ
nghĩa trọng thương: “Lợi ích chân chính của chúng ta là mua rẻ ở Ấn Độ và bán
đắt ở châu Âu” [12, tr.72]
Đồng thời, cùng với việc cướp đoạt thông qua buôn bán vơ vét, công tyĐông Ấn còn đẩy mạnh việc vơ vét thuế má đối với nông dân Số thuế của công
ty thu tăng lên nhiều lần so với trước kia: “Trong năm 1764 - 1765, năm cuối
cùng của đế quốc Môgôn, ở Bengan thuế ruộng đất chỉ có 817000 bảng; thế mà năm sau,trong năm đầu thống trị của công ty (1765 - 1766), thuế ruộng đất ở đây đã tăng lên 1.470.000 bảng” [12, tr.145] Năm 1793, viên toàn quyền Anh
Coocoanlit đã ban chế một thuế ruộng mới gọi là “Điều lệ vĩnh viễn” được áp
dụng chủ yếu trong vùng Bengan và một số vùng lân cận Theo đó, số thuế ruộngđất ở những vùng trên sẽ được ấn định một mức cố định, Bengan hằng năm phảinộp 3.400.000 bảng Anh, giao cho công ty Đông Ấn Tiếp đến, những viên chứcthu thuế trước kia nay cũng được công nhận là địa chủ có quyền sở hữu trênnhững tấm ruộng thu thuế và phải nộp cho công ty Đông Ấn 9/10 số thuế thuđược Nhờ vậy, dòng thác tiền bạc từ Ấn Độ được chảy về nước Anh thông quacông ty Đông Ấn ngày một nhiều Chính điều này đã thúc đẩy việc Anh xâmnhập ngày càng sâu vào quốc gia này
Ngoài ra, công ty Đông Ấn còn được quyền tuyên chiến, kí hòa ước đượcquyền đúc tiền, lập tòa án xét xử, có quân đội và hạm đội riêng Với những quyềnhạn rộng lớn này, dần dần về sau trong khi phát triển thế lực của mình, công ty
Trang 32ngày càng tìm cách can thiệp sâu vào tình hình nội trị của Ấn Độ, tiến hànhnhững hoạt động xúi giục nhằm khơi sâu mâu thuẫn giữa các tiểu quốc cũng nhưtriều đình Môgôn Điều này chứng tỏ trái ngược với quy định của chính quốc,những người đứng đầu của công ty đang đi từ mục đích kinh tế đến mục đíchchính trị Từ khi Robert Clive một sĩ quan ưu tú của quân đội Anh đến được với
Ấn Độ thì chính sách bành trướng lãnh thổ của người Anh tại Ấn Độ được xúctiến mạnh mẽ Ông đã thủ tiêu những phần tử chống đối người Anh và làm chủ
xứ Bengan Đến khi Warren Hastings được cử làm Thống đốc Bengan rồi toànquyền đầu tiên của Anh ở Bengan cùng với việc tập trung thu thuế, ông đã thiếtlập quyền tư pháp kèm theo đó là một tòa thượng thẩm cũng đã được thiết lập ở
Cancutta: “Với những biện pháp này Hastings đã bước dần vào chính sách thuộc
địa” [9, tr.129] Đến thời Richard Wellesley sang giữ chức toàn quyền tại Bengan
vào năm 1798 thì “chủ trương của ông là phải đẩy mạnh cuộc chiến và chiếm
luôn Ấn Độ” [9, tr.133] Nhờ đó, Wellesley “Đã đưa người Anh từ địa vị bá chủ đến địa vị làm chủ thực sự cả một miền rộng lớn bao trùm hầu hết xứ Dekan cho đến tận lưu vực Hằng Hà” [9, tr.137] Tuy nhiên, do nằm ngoài chính sách của
chính quốc nên những thành quả lớn lao này đã không được tán thưởng Cáccuộc xâm lấn đất đai của họ bị xem là vô ích và tốn kém, lãnh thổ thu phục đượcquá rộng nên khó bề cai quản Các giám đốc của công ty Đông Ấn đã chống lạicác chính sách này quyết liệt Do đó, số phận của những con người này đều cócái kết thương tâm
Với sự ra đời của công ty Đông Ấn đã giúp thực dân Anh từ một nước đếnsau dần dần có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế, chính trị ở Ấn Độ Trong thờigian hoạt động, công ty đã vượt ra khỏi phạm vi cho phép nhằm thực hiện thamvọng xâm chiếm lãnh thổ của mình Tuy nhiên, ở giai đoạn đầu công ty đã vấpphải sự phản đối quyết liệt từ chính phủ Anh Chính những điều này, đến năm
1853 công ty hoàn toàn mất quyền lực sẵn có mà chính phủ đã ban tặng
2.1.3 Đàn áp các tiểu quốc chống đối
Sau khi chiếm được ưu thế so với các nước phương Tây khác ở Ấn Độ,thực dân Anh tăng cường bành trướng đất đai Từ Madrat, người Anh biến vươngquốc Carnatic thành thuộc quốc Trước tình thế đó, các tiểu vương khác không
Trang 33thể làm ngơ, sợ số phận mình cũng không khác gì các thuộc quốc, họ đã đứng lênchống đối thực dân Anh quyết liệt Bằng thế lực của mình, thực dân Anh khôngngần ngại đàn áp các cuộc nổi dậy này.
Trong số các tiểu quốc ở Ấn Độ thì Bengan được thực dân Anh lưu tâmnhiều nhất Anh đã tăng cường hoạt động ở vùng này, nơi đã đặt được 150 khohàng và 15 đại lí lớn Nhưng ở đây, Anh đã gặp phải sự kháng cự của nhân dân
Bengan do vị tổng đốc Xirat Ut Doile chỉ huy: “Vị Nabab ở Bengan trên nguyên
tắc là một thượng quan của triều đình Môgôn nhưng trên thực tế đã giành toàn quyền hành động như một tiểu vương độc lập Ông chủ trương bài Anh triệt để
và muốn trục xuất họ khỏi lãnh thổ của mình” [9, tr.127] Lợi dụng mâu thuẫn
giữa Anh và Pháp và dựa vào sự ủng hộ của Pháp, tiểu vương Bengan đem quânchiếm Cancutta (1756) Nghĩa quân chiếm được Cancutta, buộc thực dân Anh
phải bỏ chạy: “Ông cho quân chiếm thương điếm của họ ở Cancutta , giam đến
chết 146 kiều dân Anh trong một nhà giam kín mít không có lối thở gọi là hố Đen” [9, tr.127] Nhưng sau đó, quân Anh do Clive cầm đầu đã điều quân từ
Madrat kéo đến Cancutta đàn áp: “Kết quả là chiến tranh lại bùng nổ, và Clive
với 3000 quân, một phần ba trong số đó là người Anh, đối đầu với viên thái thú cùng 15.000 kị binh và 30.000 lính bộ binh Chênh lệch về pháo binh cũng gần như thế Clive đã chiến đấu với lực lượng chênh lệch như thế, và ngày 23 tháng
6 năm 1757 đã giành chiến thắng ở Plassey” [22, tr.389] Trận Plassey năm 1757
diễn ra rất ác liệt, bảy vạn quân Bengan chiến đấu kiên cường nhưng bị thất bại,
Xirat Ut Doile bị bắt và bị hành hình: “Được gia phó nhiệm vụ trả đũa, Clive đã
đại thắng quân Ấn ở Plassey vào năm 1757 và trong vòng ít năm sau khi đã dẹp được hết các phần tử chống đối người Anh đã làm chủ xứ Bengan và được Hoàng đế Môgôn nhường cho quyền coi về tài chính ở xứ này (Diwani)” [9,
tr.127] Không dừng lại ở đó, sau khi làm chủ được xứ Bengan, quân Anh đã tànphá thành phố Bengan, cướp đoạt trên 40 triệu đồng bảng, đốt trụi nhà cửa,đường phố Sự đàn áp của quân Anh gây nên lòng căm phẫn trong nhân dân Ấn.Nhiều cuộc đấu tranh bùng nổ ở nhiều thành phố lớn thuộc Bengan và được sựủng hộ của vương quốc láng giềng Aodơ và các đội quân Apganixtan từ Đêli tới.Nhưng lực lượng nghĩa quân bị đánh bại Vương quốc Aodơ cũng không thoát
Trang 34khỏi số phận lệ thuộc vào Anh Nhờ quyền trông coi về tài chính ở Bengan, thựcdân Anh đã thu được ở đây một lượng thuế khổng lồ Điều này đã đem lại chocông ty Đông Ấn Độ của Anh một nguồn tài chính khá phong phú Bengan từ đó
đã trở thành nền tảng của thế lực người Anh ở Ấn Độ Các tiểu vương khác tiếptục đấu tranh nhưng không thu được kết quả gì Anh vẫn giữ vũng và củng cố địa
vị của mình ở Ấn Độ, nhiều vương quốc giàu có nhất của Ấn Độ từ Bengan tớicác vùng phụ cận của của miền Nam Ấn trở thành xứ bảo hộ của Anh
Có thể khẳng định rằng, trận Plassey làm cho hoàng triều Môgôn càngthêm suy yếu, không đủ sức chống lại những người theo chủ nghĩa thực dân Sautrận quyết chiến này, Bengan đã phải nằm dưới sự thống trị của thực dân Anh vàđiều này thúc đẩy chúng tiến tới hoàn thành việc xâm chiếm Ấn Độ Tuy nhiên,
đi đâu người Anh cũng gặp phải sự chống đối của nhân dân Ấn, điều này khẳng
định cho quy luật “ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh” của toàn nhân loại.
2.1.4 Tiến hành chiến tranh Anh - Pháp
Thực dân Anh và Pháp là hai đối tượng đến Ấn Độ muộn hơn so với cácnước châu Âu khác nhưng lại là những kẻ hung hăng và xảo quyệt nhất trongdanh sách những nước có mặt tại Ấn Độ lúc bấy giờ Việc hai tên thực dân cómặt tại một điểm trung tâm và mang dã tâm xâm lược sẽ không thể không xảy raxung đột và tiến đến một cuộc quyết chiến chiến lược giành độc quyền ở Ấn Độ
Trong số những tên thực dân có mặt ở Ấn Độ, thực dân Anh chiếm ưu thế
và địa vị hơn hẳn Đặc biệt, từ khi Anh thành lập được công ty Đông Ấn, nhữngthương nhân của Anh đến Ấn Độ vừa buôn bán vừa dò thám tìm cách giao hảorồi tiến tới vận động chính trị với các chính quyền địa phương, những địa điểm
mà Anh lập ra các thương điếm có tầm quan trọng cả về thương mại lẫn quan sự
đó là các thương điếm: Madrat, Bombay, Cancutta, Tuy nhiên, Anh cũng gặprất nhiều khó khăn trong việc đối phó với các đối thủ mạnh đặc biệt là Pháp.Pháp là tên thực dân đến Ấn Độ sau cùng nhưng lại có tham vọng lớn Năm
1664, công ty Đông Ấn của Pháp thành lập đặt dưới sự điều khiển của Côbe, mộtđại thần của Lui XIV và là một tín đồ của chủ nghĩa trọng thương Ngay từ đầu,công ty Đông Ấn của Pháp đã nuôi những tham vọng lớn, chính phủ đã trao chocông ty những quyền hạn lớn đối với các miền đất chinh phục: được quyền tuyên
Trang 35chiến, đình chiến, công ty được chính phủ bảo trợ, bảo vệ tàu thuyền và chống lạicác địch thủ
Tuy nhiên, trong những thế kỉ XVII đến thế kỉ XVIII, công ty Đông Ấncủa Pháp đã phải phụ thuộc nhiều cấp bậc chính quyền phong kiến và những biếnđộng chính trị đã cản trở nhiều tới việc hoạt động của công ty Trung tâm củacông ty là thành phố Pongdiseri ở phía Nam cách không xa Madrat của Anh Đây
là một thành phố được thành lập năm 1674 sau những cuộc thương thuyết vớichính quyền địa phương và sớm trở thành một thương cảng lớn, sầm uất Mộtthương điếm quan trọng khác của Pháp là Samdecnago gần Calicutta của Anh.Lúc đầu, hai công ty Đông Ấn của Anh và Pháp chưa va chạm vì phạm vi hoạtđộng của hai công ty riêng biệt nhau Công ty của Anh hoạt động ở vùng hạ lưusông Hằng với đại bản doanh là Madrat, công ty của pháp hoạt động ở vùngPongdiseri cách Madrat 150km Nhưng khi Pháp từ Pongdiseri lan ra chiếmSamdecnago cách Cancutta 25km rồi lần lượt đặt thương điếm ở Mahê, Yanong,Carican thì hai công ty bắt đầu cạnh tranh với nhau trong vấn đề thu mua hươngliệu, lập thương điếm và khu vực ảnh hưởng Sự cạnh tranh này cuối cùng đã đưa
đến nhiều cuộc chiến tranh giữa Anh và Pháp ở Ấn Độ: “Một cuộc chiến tranh
sống mái đã diễn ra giữa Anh và Pháp trong hơn 20 năm trời vào giữa thế kỉ XVIII trên đất Ấn Độ Duyên cớ bắt từ những cuộc tranh chấp giữa Anh và Pháp
ở châu Âu và những mâu thuẫn trong việc ủng hộ các phe phái đối lập ở Ấn Độ Chiến tranh đã ba lần xảy ra ở vùng bờ biển Đông Nam Ấn Độ, đặc biệt là ở hai căn cứ gần nhau của hai tên thực dân, Madrat (Anh) và Pongdisery (Pháp)” [12,
tr.70]
Lúc đầu, công ty của Pháp chiếm được ưu thế, tổng chấn Pháp ở Ấn Độ
áp dụng phương pháp xâm nhập của Hà Lan, lập một đội quân đánh thuê ngườiđịa phương (Xipay) do sĩ quan Pháp huấn luyện và chỉ huy lấy danh nghĩa là bảo
vệ và giúp đỡ các tiểu vương đang đánh nhau để chiếm giữ các đực quyền về đấtđai, chính trị Vào khoảng những năm 40 của thế kỉ XVIII, Pháp đã kiểm soát
được những vương quốc lớn như Hydrabat, Carnatic: “Một chính sách len lỏi vào
hàng ngũ các tiểu vương bản xứ, nâng đỡ người này chống lại người khác đã được ông thực hiện Năm 1749, Dupleix đã nâng đỡ Chanda Sahib ở xứ
Trang 36Carnatic, Muzafar Jung ở Hyderabad trong các cuộc tranh chấp quyền hành ở hai xứ này Cả hai đều thành công, Chada Sahib trở thành một xứ chư hầu của công ty Đông Ấn thuộc Pháp, còn Muzafar Jung đã chấp nhận sự bảo hộ của Pháp và nhường cho Pháp miền Sirkars Cho đến năm 1751, với đường lối kể trên, Dupleix đã giúp đỡ cho Pháp kiểm soát được cả một miền đất rộng lớn ở Dekan với 30 triệu dân Các hoạt động thương mại nhờ đó cũng phát triển mạnh
mẽ hơn trước” [9, tr.124] Trước tình hình đó, Anh lo ngại trước sự bành trướng
của Pháp đang đe dọa các căn cứ của mình trước hết là Madrat, nên tìm cách lợidụng một số tiểu vương khác để chống lại Pháp Trong thời gian chiến tranhgiành quyền thừa kế ở Áo (1740 - 1748), cuộc xung đột quân sự giữa Anh vàPháp ở Ấn Độ càng được tăng cường, hạm đội Pháp chiếm Madrat, quân Anh tấn
công Pongdiseri: “Năm 1745, người Anh đã chuẩn bị bao vây Pondicherry, hải
quân hoàng gia phải giúp đỡ lục quân; nhưng hiệu quả về chính sách của Dupleix đã thể hiện ngay lập tức Thái thú ở đe dọa tấn công Madrat, quân Anh đành rút lui” [22, tr.355]
Khi chiến tranh ở châu Âu kết thúc, hòa ước Akhen giữa Anh và Pháp quyđịnh hai bên trở về cục diện cũ, Pháp trả cho Anh Madrat song uy thế của Phápđối với vua chúa ở Ấn Độ vẫn còn rất lớn Vì vậy, cuộc cạnh tranh giữa Anh vàPháp ở Ấn Độ chưa vì thế vẫn chưa chấm dứt Năm 1756, tiểu vương Benganmuốn ủng hộ nền độc lập của mình, xóa bỏ nhưng căn cứ của Anh ở vùng này.Lợi dụng sự mâu thuẫn giữa Anh và Pháp, dựa vào sự ủng hộ của Pháp, tiểuvương Bengan đem quân chiếm Cancutta Quân Anh do Clive dẫn đầu đã đếnCancutta Nhờ có nội ứng 900 lính Anh cùng với 2000 xipay đã đánh tan quân ởPlassey đạo quân 90.000 của liên minh các tiểu vương Ấn Độ được Pháp giúp
đỡ Viện binh Pháp dưới sự chỉ huy của Lally Tollendal đánh Madrat, nhưng bị
Anh đánh bại: “Trong thời gian này, Lally Tollendal được người Pháp cử tới Ấn
Độ Ông này đã ra mặt phản công phản công người Anh và bao vây Madrat vào tháng chạp năm 1758 Nhưng vì thiếu sự khôn khéo của Dupleix và nhất là không thông hiểu xứ Ấn, ông đã hành động thô bạo và do đó đã mắc phải những lỗi lầm quan trọng” [9, tr.128] Tận dụng cơ hội, người Anh đã đảo ngược tình
thế tấn công quân Pháp ở mọi nơi Do đó, Pháp thất bại ở mọi chiến trường, quân
Trang 37đội Pháp đầu hàng ở Pongdiseri: “Người Anh nhờ đó đã lật ngược được thế cờ và
đã chiến thắng ở Wandiwash vào năm 1760 rồi bao vây Pondicherry Lally Tollendal đã phải đầu hàng vào tháng giêng năm 1761 Pondicherry đã bị người Anh phá hủy hoàn toàn” [9, tr.128] Cuối cùng, hòa ước Pari cũng được kí kết
vào năm 1763, đánh dấu nền hòa bình được tái lập giữa Anh và Pháp Với hòaước Pari năm 1763, Anh đã đập tan ý đồ chinh phục Ấn Độ của Pháp Theo hiệpước, Pháp chỉ còn giữ được năm thành phố ở Ấn Độ, đó là Pongdiseri,Samdecnago, Yanong, Carican, Mahê Ngược lại, Anh thống trị hoàn toànBengan và tiến tới hoàn thành xâm chiếm toàn bộ Ấn Độ
Sự thất bại của Pháp đã chứng tỏ sự vươn lên mạnh mẽ của người Anh vềkinh tế, quân sự và cả những kinh nghiệm xâm lược Trong cuộc chiến, Pháp đãthua Anh chủ yếu vì không có hạm đội mạnh trên biển, thiếu quân và tài chính,chính phủ Pháp cũng ít quan tâm đến công ty Đông Ấn so với chính phủ Anh.Đấy là dấu chấm hết cho quyền lực của Pháp ở Ấn Độ, vì mặc dù sau đóPongdiseri và những nhượng địa khác được trả về cho Pháp một cách hòa bình,nhưng sức mạnh của Anh tại Ấn Độ không bao giờ bị lung lay
2.2 Từ năm 1763 đến năm 1805
2.2.1 Đàn áp các tiểu quốc chống đối
Sau hiệp ước Pari năm 1763 được kí kết giữa Anh và Pháp, Pháp chỉ giữlại được năm thành phố ở Ấn Độ, Anh đã đập tan mọi dã tâm xâm lược của Pháptại đất nước giàu có này Tuy nhiên, Pháp không chịu chấp nhận thất bại đau đớnnày mà vẫn ngấm ngầm chống đối Anh ở Ấn Độ Đứng trước tình thế như vậy,Anh đã tìm mọi cách chống trả và đi đến hất cẳng Pháp thông qua việc liên minhvới các tiểu quốc để làm giảm và triệt tiêu ảnh hưởng của Pháp trên đất Ấn
Sau khi hòa ước Pari được kí kết không lâu, do đa số người Anh chưa hiểuhết được tầm quan trọng của chính sách bành trướng lãnh thổ của Clive, ông đã
bị triệu hồi về nước và bị kết án thiếu trong sạch Quá thất vọng, ông đã tự tử vàonăm 1774 Sau khi Clive bị triệu hồi, công ty Đông Ấn của Anh đã gặp phảinhiều khó khăn ở Ấn Độ, đặc biệt là những khó khăn về tài chính và sự chốngđối của tiểu vương Mysore, Marathe Để cứu vãn tình thế, năm 1772 WarrenHastings đã được cử làm thống đốc Bengan rồi toàn quyền đầu tiên của Anh ở