công đoạn mốc giống
Trang 1Công đoạn mốc giống:
Công đoạn mốc giống cho sản xuất tương và nước chấm giống nhau về chủng cũng như cách làm Muốn cho mốc sản xuất chỉ có Aspergillus oryzae phát triển ta cần có mốc giống đảm bảo về số lượng và chất lượng để gieo vào, nấm mốc sinh sản chủ yếu bằng bào tử vì vậy nhiệm vụ của công đoạn mốc giống là chuẩn bị những sản phẩm có thật nhiều bào tử A.oryzae để cung cấp cho công đoạn mốc sản xuất
Sản xuất mốc giống theo nguyên tắc là tăng dần về số lượng Thông thường công đoạn mốc giống được tiến hành qua ba giai đoạn: nuôi cấy trong ống thạch nghiêng ( ống giống), nuôi cấy trong bình tam giác ( nhân giống nhỏ), nuôi cấy trên mành hay dần sang ( nhân giống lớn )
Nuôi cấy mốc giống trong ống thạch nghiêng ( ống giống)
Ống giống nấm mốc A.orynae do xí nghiệp lấy từ các cơ quan nghiên cứu hoặc quản lý sản xuất về không đem dùng trực tiếp mà phải cấy truyền qua ống thạch nghiêng khác Các ống giống thạch nghiêng vừa được dùng để bảo quản giống vừa là nguồn cung cấp mốc giống cho việc nhân going nhr trong bình tam giác Ống giống phải tuyệt đối thuần khiết, không lẫn bất kỳ loại vi sinh vật nào khác
Môi trường thạch nghiêng để nuôi cấy mốc giống phải khá đầy đủ chất dinh dưỡng môi trường này gồm có thạch ( để cho môi trường trở nên rắn) và dung dịch chất dinhh dưỡng ( còn gọi là nước dinh dưỡng)
Nuôi cấy mốc giống trong bình tam giác
Nuôi cấy mốc giống trong bình tam giác là một hình thức nhân giống nhỏ để cung cấp mốc giống cho việc nhân giống lớn trên mảnh hoặc khay, hoặc cũng có thể cung cấp mốc giống trực tiếp cho sản xuất trong những xí nghiệp nhỏ
Các bình tam giác thủy tinh dùng nuôi mốc giống cần chọn loại có cổ rộng, dung tích có thể là 0,3-0,5 hoặc 1 lít Thường không dùng bình cầu vì diện tích đáy bình nhỏ
Trước tiên ta chuẩn bị môi trường trong bình tam giác, sau đó gieo cấy và nuôi
Cách làm môi trường trong bình tam giác:
Môi trường gạo: gạo tẻ loại tốt không mốc, không mọt Nấu cơm như bình thường, hạt cơm phải chin đều không nhão, không khô quá Độ ẩm vào khoảng 45-48% Đổ ra để nguội bóp rời thành từng hạt cho vào bình tam giác khác nhau thành lớp dày khoảng 1cm Đậy nút bông và giấy chống ẩm Hấp thanh trùng ở áp suất 1at trong 30-45 phút
Trang 2Môi trường ngô mảnh: ngô mảnh (0,2-0,5 mm) cho nước theo tỉ lệ 90% trọng lượng so với ngô Trộn đều trong khay hoặc xoong để 1-2 giờ cho ngấm nước đều Bóp tơi, cho vào bình tam giác dung tích khác nhau thành lớp dày khoảng 1cm Đậy nút bông và giấy chống ẩm Hấp thanh trùng đồng thời làm chin ở áp suất 1at (1200C) trong thời gian 60 phút Lấy ra để nguội lắc cho khỏi vón cục
Môi trường cám: chọn cám tốt, mới nhưng loại thô không cần mịn hạt Sau đó làm như đối với ngô mảnh
Nuôi cấy mốc giống trên mành, dần, sàng hoặc khay (nhân giống lớn)
Nuôi mốc giống trên dần, màng hoặc khay là hình thức nhân giống lớn để cung cấp mốc giống mới cho công đoạn mốc sản xuất Mốc giống dùng cho việc nuôi cấy trên mành được lấy từ bình tam giác Nguyên liệu thích hợp để nuôi là ngô mảnh, cũng có thể là dùng gạo, đậu, cám Quá trình nuôi phải tiến hành trong phòng ấm, điều chỉnh được nhiệt
độ và độ ẩm Phòng ấm cho mốc giống là phòng riêng, trang bị đầy đủ yêu cầu và vệ sinh cao hơn phòng mốc sản xuất
Chuẩn bị môi trường làm mốc giống trên mành: nguyên liệu dùng là ngô có kích thước khoảng 0,2-0,5 mm Trộn với nước theo tỉ lệ 80-90% trọng lượng so với ngô nếu hấp dưới áp lực cao, theo tỉ lệ 70-80% nếu đồ ( hấp áp lực thường) Trộn xong để 3-4h cho ngô thấm nước đều, dễ hấp chin Hấp có tác dụng làm chin nguyên liệu để cho nấm mốc phát triển, đồng thời làm thanh trùng môi trường
Hấp chin nguyên liệu có thể tiến hành bằng nhiều cách: hấp ở áp suất thường hay áp suất cao, bằng nồi có hơi nước trực tiếp hoặc hơi nước gián tiếp Thời gian hấp ngô mảnh thường vào khoảng 3-4h Gạo nếp hoặc cám thời gian hấp ngắn hơn
Nguyên liệu hấp xong phải chin đều, không nhão ướt hoặc khô quá Độ ẩm vào khoảng 45-50% là thích hợp