THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY ĐTSX VÀ XNK CÀ PHÊ – CAO SU NGHỆ AN
Một vài nét về công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An
1.1.1.Giới thiệu về công ty
1.1.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp:
Công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An là doanh nghiệp nhà nước được thành lập trên cơ sở sát nhập 7 nông trường quốc doanh vùng phủ quỳ vào công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su Nghệ An theo quyết định 2993 QĐ/UB ngày 22/7/1997 của UBND tỉnh nghệ an,trực thuộc sở nông nghiệp và PTNT,công ty đang sử dụng và quản lý 5.653 ha đất tự nhiên,trong đó: đất nông nghiệp:5.146 ha(đất trồng cây hàng năm:1.242 ha; đất trồng cây lâu năm:3.625 ha; đất chăn nuôi:120 ha, đất ao hồ thuỷ lợi:159 ha) đất chuyên dùng:297 ha; đất lâm nghiệp:144 ha,đất khác:66ha.
Thành lập từ năm 1997,mới trải qua mười ba năm hoạt động nhưng công ty cà phê – cao su Nghệ An đã và đang làm sống dậy vùng đất đỏ ba zan…
Thực hiện chủ trương đổi mới,sắp xếp lại doanh nghiệp,ngày 22/7/1997,công ty đầu tư sản xuất và xuất nhập khẩu cà phê – cao su được thành lập,trên cơ sở sát nhập 7 nông trường quốc doanh,5trạm cà phê của vùng phủ quỳ.
Buổi đầu mới thành lập,hai cây trồng chính (cà phê và cao su) khai thác hơn
30 năm đang bước vào giai đoạn tàn lụi.năng suất cà phê vối chỉ đạt 300 – 400 kg/ha,cao su 5 – 7 tạ/ha Đã thế giá lại hạ,sản phẩm làm ra rất khó tiêu thụ,thu không đủ chi, đời sống người lao động hết sức khó khăn.giữa lúc đó,3 nông trường(19/5,1/5,22/12) “xin ra ở riêng”,hàng thăm ha cà phê mới trồng bị sâu đục thân tàn phá không cho sản phẩm,dây chuyền chế biến đã đến giai đoạn thanh lý,vốn liếng không có,nợ nần chồng chất.trong số 2.200 cán bộ công nhân viên không ít người hoang mang lo công ty giải thể,cây cà phê bị phá bỏ để trồng các loại cây khác.
Trong hoàn cảnh ấy, đảng uỷ,ban giám đốc trăn trở lựa chọn con đường tổ chức lại sản xuất kinh doanh,nhanh chóng mở rộng diện tích 2 cây chủ lực (cà phê – cao su).để làm được điều này,công ty đã kịp thời phát huy vai trò tiên phong gương mẫu của càn bộ đảng viên cùng chung lòng chung sức đẩy mạnh sản xuất kinh doanh.công ty đã chuyển văn phòng từ Vinh lên Nghĩa Đàn để chỉ đạo sản xuất sâu sát.Để mở rộng diện tích trồng mới, đơn vị đã có sáng kiến ngoài sử dụng tối đa nguồn vốn của dự án AFD để trồng cà phê chè Catimo thay dần diện tích cà phê vối hiệu quả thấp,phải mạnh dạn xây dựng và triển khai phương án thanh lý 1.000 ha cao su hết chu kỳ khai thác theo phương châm lấy ngắn nuôi dài (thanh lý đến đâu lấy tiền khai hoang làm đất trồng cà phê xen cao su giống mới đến đó) Vì thế,trong thời gian ngắn cây cà phê và cao su giống mới không ngừng được khôi phục phát triển,diện tích cà phê vối và cao su già cỗi hiệu quả thấp được thu hẹp,diện tích cà phê Catimo tăng nhanh.Từ năm 2002 – 2007 công ty đã trồng mới 730 ha cà phê,708 ha cao su,250 ha cam đến nay,công ty đã hình thành vùng chuyên canh cây đặc sản,xuất khẩu với 1.200 ha cà phê Catimo,1.520 ha cao su,520 ha cam và hàng ngàn cây hoa màu khác.
Sớm tổ chức lại sản xuất đạt hiệu quả,bên cạnh đổi mới cơ chế khoán đưa trên 5.000 ha đất vào sử dụng phát huy tính tự chủ của hộ gia đình và người lao động,công ty đã từng bước vươn lên làm tốt chức năng dịch vụ đầu vào và đầu ra,chỉ đạo thực hiện quy trình kỹ thuật làm điểm tựa cho cây cà phê – cao su không ngừng phát triển.hàng năm công ty cho các hộ vay ứng trước hàng ngàn tấn phân bón tổng hợp npk,sinh học;tổ chức hàng trăm buổi tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng,chăm sóc,thu hái,mở hội thi cạo mủ cao su góp phần đẩy mạnh phong trào thâm canh,nâng cao tay nghề bậc thợ đặc biệt,tranh thủ sự giúp đỡ của tỉnh bằng nguồn vốn vay nhàn rỗi,công ty chú trọng đầu tư hệ thống thuỷ lợi chống hạn,tăng năng suất cây trồng.chỉ tính từ năm 2004 lại nay,công ty đã huy động 17 tỷ đồng đầu tư xây dựng hàng trăm công trình thuỷ lợi lớn,nhỏ đảm bảo cho gần 100% diện tích cà phê được tưới ẩm gắn với đầu tư chăm sóc theo đúng quy trình, đánh nhánh tạo hình,nên quả sai hạt mẩy,năng suất liên tục đạt bình quân 12 – 15 tấn /ha,không
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: Kinh tế Đầu tư 48B ít diện tích đạt 18 -25 tấn / ha,góp phần tạo sản lượng lớn,tỷ lệ thành phẩm cao,tăng sức cạnh tranh hàng hoá trên thị trường.công ty còn tập trung đổi mới dây chuyền thiết bị công nghệ, đầu tư 5,2 tỷ đồng đưa dây chuyền chế biến cà phê theo công nghệ chế biến ướt khép kín của braxin đi vào hoạt động và đổi mới dây chuyền chế biến cao su mủ Crếp sang mủ cốm thực sự nâng chất lượng khẳng định thương hiệu cà phê – cao su phủ quỳ.
Trong kinh doanh công ty đã nắm bắt nhu cầu thị trường,thực hiện phương thức chào hàng cạnh tranh để chọn đối tác,bạn hàng uy tín tiêu thụ sản phẩm,qua đó cơ chế thu mua hợp lý, đảm bảo lợi ích và thu nhập cho người sản xuất.từ đó công nhân gắn bó và bán hết sản phẩm làm ra cho công ty,tạo ra sản lượng xuất khẩu ngày càng lớn.nếu năm 2001 chỉ xuất khẩu uỷ thác 54 tấn cà phê với kim ngạch đạt 1,2 – 1,3 triệu USD đầu ra ổn định,giá thu mua cà phê tươi 3.000 đồng/kg, gấp đôi gấp ba so với trước,nâng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích từ chỗ 15 - 20 triệu đồng/ha/năm lên 36 đến 45 triệu đồng/ha/năm, lãi ròng 12 – 20 triệu đồng/ha/năm, người nhận khoán có đủ điều kiện trả nợ vốn đầu tư và làm giàu từ cây cà phê – cao su.
Sản xuất kinh doanh đúng hướng,kinh tế phát triển,vốn được bảo toàn,nộp ngân sách 800 – 900 triệu đồng/năm, đời sống người lao động không ngừng được cải thiện nâng cao,diện mạo công ty ngày một thay đổi sâu sắc.hệ thống trụ sở văn phòng làm việc từ công ty đến các nông trường được làm mới,cải tạo nâng cấp khang trang xanh - sạch - đẹp.ngoài bảo đảm các chế độ quyền lợi theo quy định của nhà nước,hàng năm đơn vị đã tổ chức cho 500 – 600 cán bộ công nhân viên chức có thành tích xuất sắc đi tham quan nghỉ dưỡng.hoạt động văn hoá,văn nghệ,thể thao của đơn vị được khôi phục phát triển đơn vị là một trong những con chim đầu đàn làm tốt phong trào “đền ơn đáp nghĩa”, ủng hộ quỹ người nghèo,quỹ xoá nhà tranh tre dột nát,xây dựng nhà tình nghĩa…với hàng trăm triệu đồng/năm.
1.1.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty.
-Kinh doanh cà phê,cao su theo quy hoạch và kế hoạch của nhà nước,của tỉnh bao gồm:xây dựng kế hoạch phát triển, đầu tư tạo nguồn vốn đầu tư,cung ứng
6 vật tư thiết bị.trồng trọt,chế biến,tiêu thụ sản phẩm,xuất nhập khẩu,liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước phù hợp với pháp luật và chính sách của nhà nước.
-Tổ chức sản xuất kinh doanh cây ăn quả,sản xuất nông lâm kết hợp và các dịch vụ khác.
-Nhận và sử dụng có hiệu quả,bảo toàn và phát triển vốn do nhà nước giao và sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai và các nguồn lực do nhà nước giao để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và các nhiệm vụ khác
-Tham mưu với các nghành hữu quan cấp tỉnh xây dựng quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu,lập kế hoạch ngắn,trung và dài hạn để tổ chức sản xuất kinh doanh đầu tư phát triển,thu mua xuất khẩu toàn bộ sản phẩm cà phê – cao su trên địa bàn tỉnh.
-Cung ứng vốn, đảm bảo cho các đơn vị trong công ty tổ chức sản xuất kinh doanh và phát triển cà phê – cao su trên địa bàn.
-Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và đổi mới công nghệ chế biến cà phê – cao su.
-Kinh doanh nhà nghỉ và các dịch vụ khác.
1.1.1.3.Cơ cấu tổ chức và chức năng của bộ máy công ty.
Hoạt động theo mô hình trực tiếp tham mưu,cơ cấu bộ quản lý của công ty đứng đầu là ban giám đốc (giám đốc và phó giám đốc phụ trách chuyên môn) với nghiệp vụ quản lý vĩ mô tiếp theo là các phòng ban chức năng và các xí nghiệp thành viên,do các phòng ban được trang bị máy vi tính đưa phần mềm vào lĩnh vực kế toán tài chính,nối hoà mạng về để nắm thông tin về lĩnh vực xuất khẩu,trong công việc được giải quyết nhanh gọn hơn,nên cụ thể hiện tại tổng hợp toàn công ty gồm:văn phòng đảng : 02 người,giám đốc : 01 người,phó giám đốc : 01 người,văn phòng công đoàn : 02 người,phòng (ban) và các xí nghiệp : 4 phòng,5 nông trường và 1 xí nghiệp chế biến cà phê – cao su
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: Kinh tế Đầu tư 48B
Ban giám đốc Đảng uỷ Công đoàn Đoàn thanh niên
Phòng kỹ thuật CNPhòng kế hoạch đầu tư Phòng TCHCChi bộ các đơn vị trực thuộcCác công đoàn cơ sở thành vieenCác chi đoàn cơ sở
+SƠ ĐỒ BỘ MÁY LÃNH ĐẠO CÔNG TY
*Giám đốc công ty:lãnh đạo chung toàn bộ bộ máy quản lý và sản xuất của công ty,chịu trách nhiệm trước nhà nước về mọi mặt hoạt động của công ty.
Đánh giá hoạt động đầu tư phát triển của công ty thời gian qua
1.3.1.Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển a.Kết quả đầu tư máy móc thiết bị. có thể nói các máy móc thiết bị sau 4năm đầu tư đã đi vào hoạt động ổn định,các máy từ năm 2005 đều đạt công suất tối đa,tiếp đó,các máy mua2006 – 2008 đạt
90% công suất dự án tự động hóa thực hiện năm 2009 tới nay đã đạt 70% công suất. b.Kết quả sản lượng,sản phẩm tăng lên do đầu tư.
Sản lượng xuất khẩu ngày càng lớn.nếu năm 2001 chỉ xuất khẩu ủy thác 54 tấn cà phê với kim ngạch 48.000 USD thì đến năm 2007 đã vươn lên xuất khẩu trực tiếp
650 tấn cà phê nhân sang các thị trường khó tính như Hoa Kỳ,Cộng Hòa Liên Bang Đức…đến nay hàng năm công ty trực tiếp xuất khẩu 600-700 tấn cà phê nhân khô đi Hoa Kỳ và Cộng Hòa Liên Bang Đức,đạt kim ngạch 1,2-1,3 triệu USD/năm,cà phê phủ quỳ được bạn hàng ưa chuộng,đây có thể coi là điểm nhấn quan trọng nhất,thành công nhất của công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh. c.Kết quả của đầu tư đào tạo nguồn nhân lực mặc dù đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm một cách có quy mô nhưng trình độ lao động của toàn công ty đã được nâng lên 1 cách đáng mừng.số lượng công nhân có tay nghề cao và trình độ đã tăng.
Bảng:Chất lượng cán bộ công nhân vien tại công ty tính đến 31/12/2009 Đơn vị:Người,%.
( Nguồn:phòng tổ chức – hành chính)
Có 3 cán bộ trình độ trên đại học mà hầu hết đều do công ty cử đi học tại các trường đại học trên cả nước.trong đó có 1tiến sĩ,2 thạc sĩ.số công nhân bậc 5 ở công ty lên tới 620 người có được là do các lớp huấn luyện nâng cao tay nghề người lao động do công ty tổ chức thường kỳ hàng năm.số công nhân bậc 5 chiếm tỷ trọng
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: Kinh tế Đầu tư 48B lớn nhất là 22,59%,sau đó tới công nhân bậc 6,nhân viên có trình độ trên đại học chiếm tỷ trọng thấp nhất là 0,109%.nhìn chung tỷ trọng công nhân tăng dần theo bậc thợ và đây là tín hiệu rất đáng mừng
Trong 5 năm qua việc đầu tư của công ty ĐTSX và XNK cà phê-cao su Nghệ
An đã đạt được những kết quả khả quan thể hiện ở năng lực sản xuất các loại sản phẩm hàng năm đều tăng.cùng với phương pháp đầu tư hợp lý với đặc thù của công ty nên hầu hết máy móc thiết bị của công ty đều phát huy hiệu quả nhanh.thông qua tốc độ phát triển năng lực phục vụ tăng thêm cho thấy rõ sự tăng đặc biệt là sản phẩm mủ cốm và mủ kem với nhiều chủng loại khác nhau.mủ cốm gồm các loại mang ký hiệu:SVRL,SVR10,SVR20….mủ kem gồm:LA và HA không chỉ vậy,các loại sản phẩm khác của công ty cũng tăng khá nhanh.
Trong thời gian vừa qua do có sự đầu tư chiều sâu thoả đáng,cơ sở vật chất,trang thiết bị được hiện đại hoá,năng lực sản xuất tăng lên.bên cạnh đó,nguồn nhân lực của công ty cũng được công ty quan tâm đầu tư,chính vì vậy,trình độ tay nghề của cán bộ công nhân viên được tăng lên rõ rệt.sản phẩm được công ty sản xuất ra với chất lượng cao,mẫu mã phong phú về chủng loại,giá thành sản phẩm hạ,nâng cao được sức cạnh tranh trên thị trường đồng thời công ty cũng luôn chú trọng đến công tác phát triển thị trường,với số lượng vốn đầu tư cho lĩnh vực này ngày càng tăng, đã dần có uy tín trong lòng mọi người.với khối lượng vốn đầu tư được thực hiện trong thời gian qua,trong tương lai khả năng cạnh tranh của công ty là tương đối có lợi để thực hiện một cách thành công vấn đề cạnh tranh trong tương lai đòi hỏi công ty cần phải đầu tư nhiều hơn nữa trong đó, đặc biệt chú trọng đến công tác Marketing.
Qua hoạt động đầu tư này,năng lực về khoa học công nghệ tăng lên cùng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ và kỹ xảo.với năng lực phục vụ tăng thêm do hoạt động đầu tư mang lại,công ty có khả năng chủ động mở rộng sản xuất kinh doanh,nhập các nguyên vật liệu để sản xuất.như vậy,tiềm năng cạnh tranh của công ty trên thị trường là rất lớn.
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ công nghiệp chế biến ngày càng được hoàn thiện.
1.3.2.Hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển
Hiệu quả tài chính của hoạt động đầu tư trong doanh nghiệp kinh doanh được đánh giá thông qua các chỉ tiêu cơ bản sau:
-Sản lượng tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh sản lượng tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.nó cho biết 1đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã tạo ra đượck bao nhiêu mức tăng sản lượng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
-Doanh thu tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp
Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh doanh thu tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.nó cho biết mức doanh thu tăng thêm tính trên 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
-Tỷ suất sinh lời vốn đầu tư.
Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh lợi nhuận tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.chỉ tiêu này cho biết 1đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
Trị số của các chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp càng cao.
-Hệ số huy động tài sản cố định.
Chỉ tiêu này được xác định bằng việc so sánh giá trị TSCĐ mới tăng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp hoặc so với tổng mức vốn đầu tư xây dựng
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: Kinh tế Đầu tư 48B cơ bản thực hiện trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp hoặc so với tổng mức vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện(gồm thực hiện ở kỳ trước chưa được huy động và thực hiện trong kỳ).chỉ tiêu này phản ánh mức độ đạt được kết quả của hoạt động đầu tư trong tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện trong kỳ nghiên cứu hoặc tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản thực hiện của doanh nghiệp.trị số của chỉ tiêu này càng cao phản ánh doanh nghiệp đã thực hiện thi công dứt điểm b,nhanh chóng huy động động các công trình vào hoạt động,giảm được tình trạng ứ đọng vốn. a.So sánh doanh thu tăng thêm,vốn đầu tư
Bảng 7:Doanh thu tăng thêm và vốn đầu tư
Doanh thu tăng thêm/vốn đầu tư
Nguồn:tổng hợp từ báo cáo tài chính hàng năm của công ty.
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy,doanh thu của công ty tăng liên tục qua các năm,điều đó chứng tỏ tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ngày càng có hiệu quả.chỉ tiêu doanh thu tăng thêm /vốn đầu tư cho biết mỗi đồng vốn đầu tư bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu tăng thêm cho công ty.
Trong năm 2007.doanh thu tăng thêm là 28.500 tr.đ,cao nhất trong giai đoạn 2005- 2009.
Trong cả giai đoạn 2005-2009 ta thấy chỉ tiêu này đều nhỏ hơn 1.điều này được gải thích là độ trễ của đầu tư.nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm,do đó vốn đầu tư bỏ ra trong năm đó chưa phát huy tác dụng hết.trong năm đó mà phát huy trong năm sau và nhiều năm tiếp theo. b.Tỷ suất sinh lời của vốn đầu tư.
Bảng 8:Lợi nhuân tăng thêm/vốn đầu tư
Lợi nhuận tăng thêm/vốn đầu tư
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO ĐẦU TƯ
Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới
2.1.1.Mục tiêu Đối với cây cà phê:phấn đấu đến năm 2011 có tổng diện tích cà phê chè 3.000 ha,sản lượng cà phê nhân khô 4.000 tấn,xuất khẩu 3.000 – 3.500 tấn,kim ngạch xuất khẩu 6 – 7 triệu USD.
-Đầu tư chăm sóc :1.963,8 ha cà phê hiện đang có
-Trồng mới:1.036,2 ha. Đối với cây cao su:chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng phát triển bền vững,tận dụng được lợi thế về điều kiện tự nhiên sinh thái của vùng.phát triển cây
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: Kinh tế Đầu tư 48B cao su để cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến,nhằm kết hợp nông nghiệp với công nghiệp,tạo điều kiện công nghiệp hoá,hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.phấn đấu đến năm 2011 có 7.000 ha cao su,với sản lượng mủ 3.500 tấn. a.Chỉ tiêu kế hoạch năm 2011
TT Chỉ tiêu ĐVT Kế Hoạch
1 Trông mới và cưa đốn phục hồi ha
-Trồng mới cao su ha 113,9
-Cưa đốn phục hồi cà phê “ 42,48
3 Chăm sóc diện tích kinh doanh “
4 Sản phẩm thu hoạch tấn
-Cà phê chè quả tươi “ 5.070
-Cà phê vối quả tươi “ 93
-Cao su mủ nước quy chuẩn(28%) “ 3.520
5 Cà phê xuất khẩu(A1+A2) tấn
Kim ngạch xuất khẩu USD
-Doanh thu công ty hoạch toán “ 80,0
9 Lương gián tiếp BQ/người/tháng triệu 3,38
10 Lợi nhuận triệu 1.000 b.Quy hoạch phát triển các lĩnh vực chủ yếu đến năm 2010.
+Quy hoạch phát triển thuỷ lợi.
-Sửa chữa,nâng cấp các công trình thuỷ nông hiện có trở thành đầu mối đến kênh mương để phát triển hiệu quả tối đa các hồ chứa đập dâng và trạm bơm đã có. -Tập trung xây dựng công trình và biện pháp để tưới cây trồng cạn,cây công nghiệp,cây ăn quả,trước hết là vùng chuyên canh,vùng thâm canh sản xuất hàng hoá.
-Tiếp tục đầy mạnh chương trình kiên cố hoá kênh mương đảm bảo quy hoạch và đồng bộ.
-Khảo sát, điều tra, đánh giá nước dưới đất(nước ngầm) để từ đó có quy hoạch khai thác và sử dụng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp,sản xuất công nghiệp.
-Cùng với việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực,tổ chức sản xuất cần: đầu tư trang thiết bị,hiện đại hoá công tác quản lý và điều hành sản xuất trong quá trình tưới nước,cấp nước,tiêu thoát nước
2.1.2.Định hướng cụ thể a.Định hướng về đầu tư sản xuất.
+Đầu tư mở rộng sản xuất theo hướng chuyên môn hoá.
Căn cứ vào nhu cầu của thị trường về các sản phẩm cà phê,cao su trong tương lai,vào tiềm lực và lợi thế của mình,công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su nghệ an thực hiện chiến lược đầu tư sản xuất theo hướng chuyên môn hoá. để thực hiện được mục tiêu đó công ty tiếp tục thực hiện cải tạo mặt bằng,sắp xếp dây chuyền sản xuất,hệ thống kho tàng hợp lý mang tính công nghiệp,nghiên cứu khoa học công nghệ và môi trường phục vụ cải tạo,nâng cấp máy móc thiết bị. +Đầu tư cho công tác tổ chức bộ máy quản lý.
Ngoài kế hoạch đào tạo cán bộ, đào tạo nâng cao, đào tạo lại,tuyển dụng thêm cán bộ nhằm nâng cao trình độ tay nghề,nghiệp vụ cho đội ngũ nhân viên công ty còn phấn đấu đầu tư cho cơ sở vật chất phục vụ công tác nghiệp vụ.tất cả các phòng ban chức năng đều được trang bị các máy vi tính,phòng thí nghiệm được đầu tư mua các thiết bị kỹ thuật tinh xảo,chuyên dùng để phân tích kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi đưa sản phẩm ra thị trường tiêu thụ.qua đó,góp phần nâng cao tính trách nhiệm đối với chất lượng của các sản phẩm sản xuất của các xí nghiệp trong
SV: Nguyễn Thị Thanh Lớp: Kinh tế Đầu tư 48B công ty.bên cạnh đó việc nâng cao năng lực cho bộ máy quản lýcũng đóng góp những điều kiện tích cực cho quá trình sản xuất kinh doanh.
+Đầu tư cho việc chăm sóc sức khoẻ cán bộ công nhân viên. sức khoẻ là tài sản vô giá đối với mỗi con người để sống và làm việc hiệu quả,con người cần khắc phải có một sức khoẻ tốt.xuất phát từ tầm quan trọng của sức khoẻ nên bên cạnh việc sản xuất kinh doanh,công tác chăm sóc sức khoẻ cán bộ nhân viên luôn được ban lãnh đạo công ty ĐTSX và XNK cà phê – cao su nghệ an quan tâm một cách đặc biệt.công ty sẽ xây dựng một phòng khám chữa bệnh và phòng cấp cứu được trang bị các phương tiện kỹ thuật hiện đại.tiếp tục thực hiện việc khám chữa bệnh định kỳ cho cán bộ công nhân viên,nhằm giảm xuống mức tối thiểu những ảnh hưởng của bệnh nghề nghiệp.tạo điều kiện cho cán bộ công nhân viên yên tâm sản xuất đó cũng là những yếu tố nâng cao năng suất lao động của toàn công ty nói chung.
Công ty là 1 doanh nghiệp nông nghiệp,sản xuất kinh doanh tổng hợp,ngành sản xuất chính là trồng trọt,cây trồng chính là cà phê và cao su,xuất nhập khẩu chính là cà phê và cao su,ngoài ra,công ty còn sản xuất kinh doanh cây ăn quả,cây hàng năm và chăn nuôi theo quy hoạch và định hướng của tỉnh.
+Đối với cây cà phê và cao su:
Tiếp tục củng cố và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cơ sở đầu tư thâm canh diện tích vườn cây đã trồng,gắn với đầu tư cải tạo,nâng cấp cơ sở chế biến hiện có.
- Quan tâm và mạnh dạn đầu tư những diện tích có hiệu quả theo đúng quy trình kỹ thuật và công tác thuỷ lợi tưới chống hạn để đạt năng suất bình quân 1,5 – 2,0 tấn nhân khô/ha,tỷ lệ xuất khẩu 82 – 85%.
- Khoanh vốn,chuyển đổi những diện tích cà phê kém hiệu quả sang trồng cây trồng khác,nhưng phải đảm bảo hoàn trả vốn gốc cà phê đã trồng.
- Cải tạo đất đảm bảo yêu cầu kỹ thuật trước khi tiến hành trồng mới cà phê tiếp.Với cao su:
- Tiếp tục mở rộng trồng mới diện tích cao su theo quy hoạch, đồng thời tăng cường đầu tư đúng quy trình kỹ thuật diện tích cao su đã có(KTCB+kinh doanh).phấn đấu năng suất 1,2 – 1,8 tấn mủ khô/ha kinh doanh.
+ Đối với cây hàng năm và chăn nuôi:
Tiếp tục củng cố tổ chức lại sản xuất là đầu mối sản xuất cung ứng giống cây trồng,vật nuôi,xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật,chuyển giao công nghệ và định hướng tiêu thụ nông sản cho người lao động có hiệu quả cao nhất, đẩy mạnh công tác phát triển chăn nuôi bò theo hướng lao động có hiệu quả cao nhất, đẩy mạnh công tác phát triển chăn nuôi bò theo hướng thay thế bằng đàn bò thịt có chất lượng cao theo hình thức nuôi nhốt ở hộ gia đình,trang trại,kết hợp với chăn dắt có sự kiểm soát.
+Với đầu tư dây chuyền chế biến: