Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng giao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
TRẦN THỊ QUỲNH NHƯ
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHU VỰC
DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ XÂY DỰNG
MÃ SỐ: 62.31.08.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS PHẠM VĂN VẠNG
ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả liên quan trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Tác giả luận án
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 16
1.1 Khái quát về đầu tư 16
1.1.1 Tổng quan về đầu tư 16
1.1.2 Phân loại đầu tư 20
1.2 Giao thông đường bộ 24
1.2.1 Mạng lưới đường bộ 24
1.2.2 Đặc điểm của giao thông đường bộ 25
1.2.3 Sự cần thiết phải đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng giao thông đường bộ 28
1.3 Hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ .31
1.3.1 Quan điểm phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ 31
1.3.2 Hiệu quả đầu tư giao thông đường bộ 33
1.3.3 Cơ sở lý thuyết đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ 47
1.3.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội của vốn đầu tư xây dựng giao thông đường bộ 57
1.4 Kết luận chương 1 71
Trang 5THÔNG ĐƯỜNG BỘ KHU VỰC DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2012 72
2.1 Thực trạng hệ thống giao thông khu vực duyên hải Nam Trung Bộ 722.1.1 Hiện trạng hệ thống đường bộ của các tỉnh khu vực duyên hảiNam Trung Bộ 722.1.2 Hiện trạng mạng lưới giao thông khác 752.2 Đánh giá mối liên hệ phát triển giao thông đường bộ với phát triểncác loại hình giao thông khác 762.2.1 Mối quan hệ phát triển giao thông đường bộ với giao thôngđường sắt 762.2.2 Mối quan hệ phát triển giao thông đường bộ với giao thôngđường thuỷ (đường biển và đường sông) 782.2.3 Mối quan hệ phát triển giao thông đường bộ với giao thông hàngkhông 812.3 Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giaothông đường bộ của các tỉnh khu vực duyên hải Nam Trung Bộ giaiđoạn từ năm 2006 đến năm 2012 822.3.1 Tình hình đầu tư xây dựng giao thông đường bộ và kết quảhoạt động ngành giao thông đường bộ khu vực duyên hải NamTrung Bộ giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012 822.3.2 Ảnh hưởng của đầu tư giao thông đường bộ đến quy mô GDPcủa khu vực duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn từ năm 2006 đếnnăm 2012 862.3.3 Ảnh hưởng của đầu tư giao thông đường bộ đến thu ngân sáchcủa khu vực duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn từ năm 2006 đếnnăm 2012 93
Trang 6của khu vực duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn năm 2006 đến năm2012 972.3.5 Ảnh hưởng của đầu tư giao thông đường bộ đến khối lượngvận chuyển hành khách giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012 1002.3.6 Ảnh hưởng của đầu tư giao thông đường bộ đến khối lượngvận chuyển hàng hóa giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012 1042.4 Đánh giá tổng quát ảnh hưởng của các đầu tư giao thông đường bộđến hiệu quả kinh tế - xã hội khu vực duyên hải Nam Trung Bộ 1071.4 Kết luận chương 2 111
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH
TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG
BỘ KHU VỰC DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN 2020 113
3.1 Quan điểm, định hướng phát triển giao thông đường bộ khu vựcduyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến2020 1133.1.1 Quan điểm và mục tiêu phát triển GTVT 1133.1.2 Định hướng phát triển giao thông đường bộ khu vực duyên hảiNam Trung Bộ giai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 1213.2 Những cơ hội và thách thức trong việc thực hiện đầu tư xây dựnggiao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn đếnnăm 2015 và tầm nhìn đến 2020 1263.3 Một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu
tư xây dựng giao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộgiai đoạn đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 133
Trang 7vốn đầu tư xây dựng giao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam
Trung Bộ 134
3.3.2 Nhóm giải pháp tổ chức quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ 139
3.3.3 Nhóm giải pháp tổ chức quản lý quá trình khai thác giao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ 143
3.3.4 Nhóm giải pháp đổi mới cơ chế tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ 148
3.3.5 Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện đầu tư giao thông nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ 150
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 152
TÀI LIỆU THAM KHẢO 156
PHỤ LỤC 1 164
PHỤ LỤC 2 167
PHỤ LỤC 3 169
PHỤ LỤC 4: 174
PHỤ LỤC 5: 181
PHỤ LỤC 6: 182
PHỤ LỤC 7: 184
PHỤ LỤC 8: 187
Trang 8Viết tắt Nguyên nghĩa
BOT Building – Operating – Transfer: Xây dựng – vận hành
- chuyển giao
BTO Building – Transfer – Operating: Xây dựng – chuyển giao - vận hành
BT Building – Transfer: Xây dựng – chuyển giao
GTVT Giao thông vận tải
GDP Gross Domecstic Product - Tổng sản phẩm quốc nội ĐVT Đơn vị tính
KLVCHH Khối lượng vận chuyển hàng hóa
KLVCHK Khối lượng vận chuyển hành khách
KLLCHH Khối lượng luân chuyển hàng hóa
KLVCHK Khối lượng luân chuyển hành khách
NSNN Ngân sách nhà nước
PPP Public – Private – Partnership: Quan hệ đối tác nhà
nước – tư nhân
VĐTPT Vốn đầu tư phát triển
VĐTGTĐB Vốn đầu tư giao thông đường bộ
XDCB Xây dựng cơ bản
Trang 9Bảng Trang
Bảng 1.1 Ý nghĩa của hệ số tương quan 58Bảng 1.2: Kỳ vọng về dấu của các biến độc lập (dòng) đến các biến phụ
thuộc (cột) 65Bảng 2.1: Tổng hợp hiện trạng mạng lưới đường bộ khu vực duyên hải
Nam Trung Bộ (2012) 75Bảng 2.2: Bảng tổng hợp thực hiện đầu tư hệ thống đường bộ khu vực
duyên hải Nam Trung Bộ (2005-2010) 84Bảng 2.3: Bảng tổng hợp luồng, tuyến khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
(2012) 86Bảng 2.4: Đầu tư giao thông đường bộ với quy mô GDP 87Bảng 2.5: So sánh vốn đầu tư cho giao thông đường bộ với GDP khu vực
duyên hải Nam Trung Bộ 89Bảng 2.6: So sánh vốn đầu tư cho giao thông đường bộ với vốn đầu tư
xây dựng cơ bản khu vực duyên hải Nam Trung Bộ 92Bảng 2.7: Đầu tư giao thông đường bộ với thu ngân sách 94Bảng 2.8: So sánh vốn đầu tư cho giao thông đường bộ với thu ngân sách
khu vực duyên hải Nam Trung Bộ 95Bảng 2.9: Đầu tư giao thông đường bộ với xóa đói giảm nghèo 98Bảng 2.10: Đầu tư giao thông đường bộ với KLVCHK 101Bảng 2.11: So sánh sự gia tăng KLCVHK với vốn đầu tư cho giao thông
đường bộ với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ: 102Bảng 2.12: Đầu tư giao thông đường bộ với KLVCHH 105Bảng 2.13: So sánh sự gia tăng KLVCHH với vốn đầu tư cho giao thông
đường bộ 106Bảng 3.1: Bảng tổng hợp khối lượng xây dựng mới, nâng cấp và bảo trì
hệ thống đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ đến năm2020 123
Trang 10thống đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ đến năm2020 125Bảng 3.3: Bảng tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư giao thông đường bộ khu
vực duyên hải Nam Trung Bộ đến năm 2020 125Bảng 3.4: Phân bổ ngồn vốn đầu tư 126
Trang 11Hình 2.1: Hiện trạng mạng lưới đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ 74
Sơ đồ 1.1: Kênh ảnh hưởng của vốn đầu tư giao thông lên tăng trưởng kinh tế 52
Sơ đồ 1.2: Đầu tư giao thông và giảm nghèo 53
Sơ đồ 3.1: Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư GTĐB 133
Trang 12LỜI MỞ ĐẦU 1.GIỚI THIỆU VỀ LUẬN ÁN
Luận án đề xuất phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư giao thông đường
bộ về mặt kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu
Luận án là công trình có sử dụng kinh tế lượng vào đánh giá hiệu quảđầu tư giao thông đường bộ về mặt kinh tế - xã hội trên địa bàn khu vựcduyên hải Nam Trung Bộ
Thông qua số liệu thu thập, luận án tập hợp đánh giá hiện trạng bức tranh
về mạng lưới giao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, cũngnhư thực trạng phát triển kinh tế - xã hội khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
Từ đó luận án phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả về mặt kinh tế - xã hộicủa đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ khu vực duyên hải NamTrung Bộ nhằm đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư vềmặt kinh tế - xã hội của giao thông đường bộ trong khu vực duyên hải NamTrung Bộ theo các nội dung:
(1) Xây dựng các điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế
- xã hội của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ khu vực duyên hải NamTrung Bộ, (2) Tổ chức quản lý đầu tư xây dựng giao thông đường bộ khu vựcduyên hải Nam Trung Bộ, (3) Tổ chức quản lý quá trình khai thác giao thôngđường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, (4) Đổi mới cơ chế tài chínhnhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giao thôngđường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ, và (5) Tổ chức thực hiện đầu
tư giao thông nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư xâydựng giao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
2 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đầu tư phát triển hệ thống GTVT góp phần rất quan trọng cho phát triểnkinh tế - xã hội của mỗi quốc gia Ở nước ta hiện nay, phát triển GTVT còngóp phần tích cực làm thay đổi bộ mặt thành thị và nông thôn, rút ngắnkhoảng cách về kinh tế, văn hóa giữa thành thị với nông thôn, giữa miền núivới đồng bằng, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông hàng hóa và
Trang 13hành khách, góp phần quan trọng để thực hiện chiến lược toàn diện về pháttriển kinh tế, xã hội Việc đầu tư xây dựng GTVT nói chung và giao thôngđường bộ nói riêng sử dụng một nguồn lực rất lớn của xã hội như đất đai, tàinguyên, khoáng sản, vốn, lao động Và kết quả đầu tư đó ảnh hưởng đến mọithành phần trong xã hội về các mặt kỹ thuật, kinh tế, xã hội, môi trường Đặc điểm chung của hệ thống giao thông của khu vực duyên hải NamTrung Bộ bao gồm nhiều mạng lưới giao thông: mạng lưới giao thông đường
bộ, đường sắt, đường thủy và cả đường hàng không, trong đó vận tải bằnggiao thông đường bộ là chủ yếu
Việc đầu tư hình thành các tuyến đường hợp lý, có chất lượng sẽ tácđộng tích cực và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội, góp phầnnâng cao hiệu quả đầu tư Ngoài ra, công tác tổ chức khai thác, bảo trìtrong quá trình sử dụng kết quả đầu tư cũng ảnh hưởng đến hiệu quả đầu
tư Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựnggiao thông
Hơn thế, đầu tư xây dựng giao thông đường bộ có vai trò và tầm ảnhhưởng như thế nào đối với phát triển kinh tế - xã hội cũng là điều rất đangđược quan tâm Bên cạnh đó cũng cần đề cập đến sự liên kết của loại hìnhgiao thông đường bộ với các loại hình giao thông khác Trong bối cảnh đấtnước còn nhiều khó khăn, vì thế, nâng cao hiệu quả đầu tư giao thông đường
bộ nói chung và hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội nói riêng rất quan trọng vàcấp bách trên địa bàn khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
Từ thực tiễn và lý luận như trên, tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu
một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng giao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ” làm chủ đề nghiên cứu của Luận án
Tiến sĩ Kinh tế chuyên ngành Kinh tế Xây dựng
3 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận về đầu tư và hiệu quả kinh tế
-xã hội của đầu tư, phân tích hiện trạng hiệu quả đầu tư giao thông đường bộ về
Trang 14mặt kinh tế - xã hội, đề tài kế thừa và phát triển một bước phương pháp đánh giáhiện trạng đầu tư và hiệu quả đầu tư giao thông đường bộ về mặt kinh tế - xã hộitrên địa bàn khu vực duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2006 - 2012
Từ đó, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xâydựng giao thông đường bộ về mặt kinh tế - xã hội trên địa bàn khu vực duyên hảiNam Trung Bộ đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1 Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án đề cập đến hiệu quả đầu tư xây dựnggiao thông đường bộ về mặt kinh tế - xã hội khu vực duyên hải Nam Trung
Bộ Giao thông đường bộ được nghiên cứu chủ yếu là các tuyến đường: quốc
lộ, đường tỉnh, đường huyện có sự kết hợp với các loại hình giao thông khác
4.2 Phạm vi nghiên cứu luận án
Phạm vi nghiên cứu về mặt không gian của luận án:
Về mặt không gian, luận án đề cập đến hệ thống giao thông đường bộcủa 6 tỉnh, thành trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ: Thành phố ĐàNẵng, tỉnh Quảng Nam, tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Bình Định, tỉnh Phú Yên vàtỉnh Khánh Hòa
Phạm vi nghiên cứu về mặt thời gian của luận án:
Đề tài nghiên cứu vấn đề trong giai đoạn 2006 - 2012 Thời gian đề xuất một
số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng giao thông đường bộ về mặt kinh
tế - xã hội đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỀN CỦA LUẬN ÁN
Phát triển giao thông đường bộ là vấn đề chiến lược mang tầm vĩ mô, cóliên quan đến nhiều lĩnh vực: an ninh quốc phòng, kinh tế, xã hội… Luận án
đề cập đến việc nâng cao hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế - xã hội giao thôngđường bộ Cụ thể hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giaothông đường bộ bao gồm các mặt chính sau:
Trang 15- Ảnh hưởng của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ vào tăng trưởngkinh tế (gia tăng quy mô GDP của tỉnh) của các tỉnh trong khu vực duyên hảiNam Trung Bộ
- Ảnh hưởng của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ vào tăng thungân sách của các tỉnh trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
- Ảnh hưởng của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ vào giảm nghèocủa các tỉnh trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
- Ảnh hưởng của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ vào khối lượng vậnchuyển hành khách của các tỉnh trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
- Ảnh hưởng của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ vào khối lượngvận tải hàng hóa của các tỉnh trong khu vực duyên hải Nam Trung Bộ
Trang 16TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Tình hình nghiên cứu về vấn đề có liên quan đến đề tài nghiên cứu trong
và ngoài nước
1 Phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu đã được công bố trong
và ngoài nước
a Các công trình nghiên cứu của các tác giả trong nước
Về mặt nghiên cứu, đã có nhiều chuyên gia, nhà khoa học [15], [17],[23], [33], [37], [40], [41], [55], [56], [70], [71], [79], [81], [83], [86]… nhiều
cơ quan, tổ chức quan tâm, đặc biệt là tại các kỳ quốc hội, cụ thể gần đây nhất(tháng 6/2012) đã nhận định đầu tư cho giao thông nhiều nhưng kém hiệu quảhay những phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải cũng đề cập đếnhiệu quả đầu tư giao thông từ nhiều khía cạnh khác nhau Hầu hết các hộithảo đã được tổ chức lấy ý kiến từ nhiều kênh nhằm tìm ra những sáng kiến,đổi mới trong các khâu của đầu tư từ đó góp phần nâng cao hiệu quả đầu tưxây dựng giao thông Có thể kể đến một số công trình nghiên cứu tiêu biểucủa các nhà khoa học, các chuyên gia về vấn đề nâng cao hiệu quả về mặtkinh tế của đầu xây dựng giao thông:
Các công trình nghiên cứu trong nước
- Nghiên cứu của Phạm Xuân Anh về nâng cao cở sở khoa học của việcphân tích dự án đầu tư cho một số loại hình cơ sở hạ tầng [15] Trong đó, tácgiả đề cập đến dự án dầu tư xây dựng cho công trình giao thông đường bộ
có đưa thêm các chỉ tiêu bổ sung khi đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế - xãhội của dự án đầu tư như tổng giá trị sản phẩm gia tăng, tổng số tiền nộpcho ngân sách, thu nhập người lao động, những thiệt hại về văn hóa xã hộikhi di dời, giải tỏa hay điều kiện làm việc…Tác giả chỉ sử dụng các chỉtiêu khi so sánh trước và sau khi có dự án
- Nghiên cứu của Bùi Mạnh Cường về nâng cao hiệu quả đầu tư pháttriển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước ở Việt Nam [17] Tác giả đề cậpđến đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước toàn diện cả về địnhtính, định lượng, với tầm mức đánh giá cả về vi mô và vĩ mô trong nền
Trang 17kinh tế chuyển đổi, khả năng huy động vốn và sử dụng hợp lý nguồn vốn.Trong đó tác giả có đề cập đến việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn cho đầu tưphát triển giao thông.
- Nghiên cứu của Huỳnh Thị Thúy Giang về hình thức hợp tác công –
tư để phát triển cở sở hạ tầng giao thông đường bộ Việt Nam [23] Tác giả
đã đề cập đến việc hoàn thiện hành lang pháp lý và các tiêu chí nâng caohiệu quả đầu tư khi sử dụng hình thức này đầu tư cho giao thông đường bộ.Tác giả đánh giá cao hình thức hợp tác công tư trong phát triển cơ sở hạtầng giao thông, có như thế mới nâng cao hiệu quả đầu tư khi có sự phân
bổ hợp lý về lợi ích, chi phí, rủi ro và trách nhiệm giữa hai khu vực Sự hợptác này thể hiện kết quả mong đợi đó là hiệu quả về chất lượng sản phẩm
và sử dụng vốn nhưng quyền sở hữu vẫn thuộc về khu vực công và đươngnhiên khu vực tư nhân sẽ chuyển giao tài sản khi kết thúc thời gian hợpđồng
- Nghiên cứu của Trần Minh Phương về phát triển kết cấu hạ tầng đáp ứngyêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam [33] Tác giả có đề cập đếnnhững tác động tích cực từ phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đến phát triểnkinh tế - xã hội như tăng năng lực vận tải, tăng doanh thu, tăng tổng đầu tư toàn
xã hội, giảm tai nạn giao thông… Bên cạnh đó tác giả cũng so sánh các chỉ tiêuphát triển kết cấu hạ tầng giao thông Việt Nam với quốc tế, từ đó đề xuất một sốgiải pháp về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đáp ứng trong thời kỳ côngnghiệp hóa, hiện đại hóa
- Nghiên cứu của Âu Phú Thắng về hoàn thiện phương pháp đánh giá hiệuquả dự án đường ô tô, trong đó đặc biệt quan tâm đến các công trình đường bộBOT [37] Tác giả có nêu ra một số phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư xâydựng như chỉ tiêu lợi nhuận thuần, chỉ tiêu suất lợi nhuận, tỷ lệ nội hoàn, thờigian hoàn vốn…Khi nghiên cứu về đánh giá hiệu quả dự án, tác giả chủ yếuphân tích về hiệu quả tài chính Chủ yếu là các phương pháp đánh giá hiệu quả
dự án đầu tư đường ô tô như phương pháp phân tích chi phí – lợi ích, phương
Trang 18pháp phân tích chi phí - hiệu quả, phương pháp phân tích đa chỉ tiêu như về mặtkinh tế, môi trường, xã hội và các yêu cầu khác của chủ đầu tư.
- Nghiên cứu của Đỗ Thị Ánh Tuyết về Chống thất thoát, lãng phí trong đầu
tư xây dựng các công trình giao thông tại Việt Nam [40] Tác giả đề cập đến hoạtđộng đầu tư xây dựng các công trình giao thông Để nâng cao hiệu quả đầu tư nênđầu tư có trọng tâm, trọng điểm và điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư cho hệ thốngcông trình giao thông một cách hợp lý, sử dụng nguồn vốn đầu tư, đổi mới vànâng cao chất lượng công tác quy hoạch và quyết định đầu tư
- Nghiên cứu của Đỗ Đức Tú về phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vùngđồng bằng sông Hồng [41] Tác giả có đề cập đến một số chỉ tiêu và tiêu chí phảnánh tính hiện đại và tính đồng bộ của kết cấu hạ tầng giao thông, để đầu tư kết cấu
hạ tầng giao thông có hiệu quả Tác giả đã đề xuất một số giải pháp phát triển kếtcấu hạ tầng phù hợp hơn
Ngoài ra các giáo trình, các bài nghiên cứu của nhiều tác giả trên các tạp chíchuyên ngành có đề cập đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư chủ yếu nghiêncứu về mặt tài chính của dự án, chưa đi nghiên cứu sự ảnh hưởng của đầu tư pháttriển giao thông đường bộ có ảnh hưởng tích cực đến kinh tế xã hội cụ thể ởnhững vấn đề như thu ngân sách, thu nhập quốc dân, khối lượng vận chuyển hànghóa và dịch vụ, hay giảm nghèo của khu vực…
Các tác giả khác có nghiên cứu đến hiệu quả dự án đầu tư công trình giaothông trong các giáo trình, bài giảng, các tạp chí…như GS.TSKH Nghiêm VănDĩnh, PGS.TS Phạm Văn Vạng, Nguyễn Văn Chọn, Đặng Quang Liêm có đưa racác chỉ tiêu đánh giá hiệu quả theo chỉ tiêu động và chỉ tiêu tĩnh, những lợi ích khi
phát triển cơ sở hạ tầng giao thông Trong giáo trình Dự án đầu tư – quản trị dự
án đầu tư của tác giả PGSTS Phạm Văn Vạng, Ths Vũ Hồng Trường có đưa ra
các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư trước và sau khi có dự án như tỷ lệ tổng thungân sách / vốn đầu tư phát triển giao thông; tổng thu nhập quốc dân / vốn đầu tưphát triển giao thông; vốn đầu tư phát triển/ vốn đầu tư phát triển giao thông; khốilượng vận chuyển hàng hóa hay hành khách/ vốn đầu tư phát triển giao thông…
Trang 19Qua các nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy tầm quan trọng của pháttriển cơ sở hạ tầng, trong đó có đầu tư xây dựng giao thông đường bộ chiếmnguồn lực xã hội rất lớn và có tầm ảnh hưởng đến các lĩnh vực khác Nhữngnghiên cứu trên khi đề cập đến hiệu quả của các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nóichung hay đường bộ nói riêng đều nói đến khâu quy hoạch, chủ trương chínhsách, các tác động tích cực khi phát triển cho cơ sở hạ tầng như xóa đói giảmnghèo, tăng năng lực vận tải, tăng thu ngân sách, giải quyết việc làm, hay nângcao hiệu quả quản lý vốn, các giải pháp thu hút vốn…cho đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng kịp thời, đồng bộ và hợp lý Ngoài ra khi phân tích đến hiệu quả đầu
tư, các nghiên cứu trên chủ yếu phân tích tài chính
b Các công trình nghiên cứu của các tác giả ngoài nước
Các nghiên cứu của nước ngoài về hiệu quả đầu tư giao thông đường bộrất đa dạng, có thể chia ra ở các mặt sau:
- Một là: nghiên cứu ảnh hưởng của hạ tầng giao thông đường bộ đếnphát triển kinh tế nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng;
- Hai là: nghiên cứu ảnh hưởng của hạ tầng giao thông đường bộ đếngiảm nghèo;
- Ba là: ảnh hưởng của hạ tầng giao thông đường bộ đến sự tăng trưởngcủa một ngành kinh tế, ví dụ nông nghiệp
Ảnh hưởng của hạ tầng giao thông đường bộ đến phát triển kinh tế
Queiroz và Gautam trong nghiên cứu có tên “Hạ tầng giao thông và
phát triển kinh tế” khảo sát mối quan hệ giữa thu nhập bình quân đầu người
và mức độ và chất lượng cơ sở hạ tầng đường bộ Cách tiếp cận thực nghiệmcho phép các biến được chọn trong mạng lưới đường hiện có được so sánhtrực tiếp hoặc phân tích tương quan với thu nhập của một quốc gia Phân tích
dữ liệu chéo từ 98 quốc gia, và phân tích chuỗi dữ liệu thời gian của Hoa Kỳ
kể từ năm 1950 cho thấy mối quan hệ phù hợp và quan trọng giữa phát triểnkinh tế đo bằng tổng sản phẩm quốc dân (GNP) đầu người và cơ sở hạ tầng đobằng chiều dài bình quân đầu người của mạng lưới đường trải nhựa Các dữ
Trang 20liệu cho thấy tổng quy mô cơ sở hạ tầng đường bộ bình quân đầu người củatrong các nền kinh tế có thu nhập cao lớn hơn trong nền kinh tế có thu nhậptrung bình và thấp Ví dụ, mật độ trung bình của con đường lát đá (km/triệudân) thay đổi từ 170 đối với nền kinh tế có thu nhập thấp, và 1.660 ở nền kinh
tế có thu nhập trung bình và 10.110 trong nền kinh tế có thu nhập cao (nềnkinh tế này cao hơn 5.800 % so với nền kinh tế có thu nhập thấp) Điều kiệnđường xá cũng có mối tương quan với phát triển kinh tế: mật độ trung bìnhcủa các con đường lát đá trong tình trạng tốt (km/triệu dân) thay đổi từ 40 ởnền kinh tế có thu nhập thấp, đến 470 ở nền kinh tế có thu nhập trung bình và8.550 ở nền kinh tế có thu nhập cao [79]
Shah trong nghiên cứu mang tên “Động thái của hạ tầng cơ sở côngcộng, năng suất công nghiệp và khả năng sinh lời” in trong Tạp chí Kinh tếhọc và Thống kê học đã sử dụng mô hình cân bằng có ràng buộc để ướctính sự đóng góp của đầu tư công vào cơ sở hạ tầng đến lợi nhuận của khuvực tư nhân ở Mexico Ông kết luận cần có chính sách nâng cấp cơ sở hạtầng công cộng (bao gồm cả đường giao thông) để đạt được hiệu quả kinhtheo quy mô [81]
Hirschman chỉ ra rằng xây dựng đường cao tốc có thể được coi như chuẩn bị
"điều kiện tiên quyết” cho phát triển sâu hơn Nó cho phép và phục vụ, chứ khôngphải là bắt buộc, các hoạt động khác theo sau Điều này phù hợp với khẳng địnhcủa Owen cho rằng so sánh thu nhập và cơ sở hạ tầng đường không có nghĩa làbản thân một con đường đem lại khả năng phát triển cho một quốc gia hoặc khuvực, mà nó là một yếu tố cần thiết trong quá trình phát triển [70], [86]
Ảnh hưởng của hạ tầng giao thông đường bộ đến giảm nghèo
Nghiên cứu của Syviengxay Oraboune về “Phát triển cơ sở hạ tầng giaothông nông thôn và xóa đói giảm nghèo ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào”cho thấy đường nông thôn ở Lào được định nghĩa là đường kết nối từ làngđến con đường chính, từ đó dẫn ra thị trường và tiếp cận các dịch vụ kinh tế
và xã hội khá Tuy nhiên, do chủ yếu người dân nông thôn quen với sinh hoạt
Trang 21nông nghiệp tự cấp tự túc, kết nối đường có vẻ ít quan trọng hơn cho ngườidân nông thôn bởi sản phẩm canh tác của họ chủ yếu dành cho tiêu thụ củariêng chứ không phải bán trên thị trường Sau khi thực hiện cơ chế kinh tếmới (NEM) kể từ năm 1986, nhiều làng nghề ở nông thôn đã dần dần pháttriển và hội nhập vào hệ thống thị trường và người dân nông thôn đã thay đổiđáng kể sinh kế của họ Tiến bộ này đã góp phần quan trọng trong việc cảithiện thu nhập của người dân, mức sống tốt hơn và kết quả là giảm nghèo Bàinghiên cứu minh họa tầm quan trọng của giao thông nông thôn như đường kếtnối từ làng ra thị trường hoặc khả năng tiếp cận thị trường của nông trại sảnxuất Thông qua cách tiếp cận này chứng tỏ nông dân / người dân có thể cảithiện thu nhập thu nhập của họ, phát triển hệ thống canh tác của họ, nâng caomức sống, và giảm nghèo [83]
Ảnh hưởng của hạ tầng giao thông đường bộ đến tăng trưởng sản lượng nông nghiệp, thu nhập nông thôn, đói nghèo
Chhibber Ajay trong chương sách mang tên “Phản ứng của tổng cung:Một khảo sát” trong cuốn sách mang tên “Điều chỉnh cơ cấu và nông nghiệp:
Lý thuyết và thực hành ở châu Phi và châu Mỹ La tinh” cho thấy khi ướclượng phản ứng của cung nông nghiệp cả hai biến giá cả và biến phi giá cảkhông có tác động đáng kể Mặc dù ông không xem xét một cách rõ ràng biếnđại diện cho giao thông đường bộ trong phân tích của ông nhưng ngụ ý rằngbiến số phi giá cả bao gồm vận chuyển và phương tiện truyền thông [56]Binswangex trong nghiên cứu mang tên “Phản ứng chính sách của ngànhnông nghiệp” đăng trong Kỷ yếu hội thảo thường niên Kinh tế học phát triển
1989 của Ngân hàng Thế giới phát hiện rằng thiếu thốn đường xá là một
“điểm tắc” trong phản ứng về cung nông nghiệp [55]
Inoni O.E., 2009 sử dụng hàm sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình và
dữ liệu thu nhập từ 288 người dân nông thôn để khảo sát ảnh hưởng của pháttriển hạ tầng giao thông đường bộ đến sản lượng nông nghiệp và thu nhập của
hộ gia đình nông thôn ở Nigeria Kết quả cho thấy đường giao thông nông
Trang 22thôn có một tác động tích cực đáng kể đến sản lượng nông nghiệp, giảm chiphí vận chuyển, kích thích nhu cầu lao động nông thôn và cải thiện thu nhậpnông thôn Chất lượng đường giao thông có tác dụng tích cực mạnh mẽ đếnsản lượng và thu nhập: cứ cải thiện 10% chất lượng đường bộ góp phần giatăng 12% và 2,2% trong sản lượng nông nghiệp và tổng thu nhập hộ gia đìnhmột cách tương ứng Hơn nữa, hạ tầng cơ sở giao thông thúc đẩy các mối liênkết liên ngành giữa các khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp, góp phầnthực hiện các chiến lược đa dạng hóa thu nhập của hộ nông thôn [71]
Nhìn chung, các nghiên cứu trên có đề cập đến hiệu quả đầu tư chủ yếu
về mặt tài chính, về mặt kinh tế - xã hội nhưng chỉ đưa ra các chỉ tiêu đánhgiá mang tính tổng hợp, chưa đi sâu nghiên cứu các cơ sở lý luận và chỉ rađược thêm các kênh ảnh hưởng của đầu tư giao thông đường bộ đến các khíacạnh kinh tế - xã hội của hiệu quả Điều này phản ánh thực tế nội dung nghiêncứu ảnh hưởng đầu tư giao thông đến các vấn đề kinh tế - xã hội như tăngtrưởng, giảm nghèo là vấn đề gần như mới ở Việt Nam, chưa được quan tâmthích đáng Việc khảo sát, đề cập các tài liệu nước ngoài như trên ngoài mụcđích tổng quan các kết quả nghiên cứu của họ còn có thể dùng chính các kếtquả nghiên cứu ấy để so sánh đối chiếu các kết quả nghiên cứu trong nước.Làm thế cũng là để đưa nghiên cứu khoa học Việt Nam tiệm cận với cácnghiên cứu nước ngoài
2 Những tồn tại của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
- Chưa nghiên cứu xây dựng các điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao hiệuquả kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ;
- Tổ chức quản lý quá trình đầu tư xây dựng giao thông đường bộ;
- Tổ chức quản lý quá trình khai thác giao thông đường bộ;
- Đổi mới cơ chế tài chính nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội củađầu tư xây dựng giao thông đường bộ;
- Tổ chức thực hiện đầu tư giao thông nhằm nâng cao hiệu quả kinh
Trang 23tế - xã hội của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ.
Qua phân tích trên rút ra một số nhận xét sau
Từ sự phân tích về các đề tài đã được nghiên cứu và công bố, có thể thấynhững vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng giaothông đường bộ:
- Quan điểm, nội dung, phương pháp đánh giá hiệu quả đầu tư xâydựng giao thông đường bộ về mặt kinh tế - xã hội;
- Thực trạng hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giaothông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ còn những tồn tại gì cầntháo gỡ, những ưu điểm nào cần phát huy;
- Hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giao thông đường
bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ thời gian qua (2006 - 2012) thể hiệnnhư thế nào về mặt định lượng;
- Quan điểm và phương hướng nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả về mặtkinh tế - xã hội của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ khu vực duyên hảiNam Trung Bộ đến năm 2020;
- Những giải pháp chủ yếu để nâng cao hơn nữa hiệu quả về mặt kinh tế - xãhội của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộđến năm 2020
3 Mục tiêu của đề tài
Trên cơ sở nghiên cứu, hệ thống hóa lý luận về đầu tư và hiệu quả kinh
tế - xã hội của đầu tư, phân tích hiện trạng hiệu quả đầu tư giao thông đường
bộ về mặt kinh tế - xã hội, đề tài kế thừa và phát triển một bước phương phápđánh giá hiện trạng đầu tư và hiệu quả đầu tư giao thông đường bộ về mặtkinh tế - xã hội trên địa bàn duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn 2006 - 2012
Từ đó, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tưxây dựng giao thông đường bộ về mặt kinh tế - xã hội trên địa bàn khu vựcduyên hải Nam Trung Bộ đến 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
Trang 244 Nội dung và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nội dung nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các nội dung sau:
- Tổng quan về “Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu
tư xây dựng giao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ”.
- Ảnh hưởng của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ vào tăng trưởngkinh tế (gia tăng quy mô GDP của tỉnh) và phát triển kinh tế của khu vực;
- Ảnh hưởng của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ vào tăng thungân sách của khu vực;
- Ảnh hưởng của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ vào giảm nghèocủa khu vực;
- Ảnh hưởng của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ vào khối lượngvận chuyển hành khách và hàng hóa của khu vực
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Một cách tổng quát, luận án áp dụng phương pháp luận nghiên cứuduy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngoài ra, ứng với từng câu hỏinghiên cứu trong đề tài và sử dụng các công cụ, phương pháp nghiên cứuphù hợp như nghiên cứu tại bàn, kết hợp nghiên cứu thống kê định tính vànghiên cứu định lượng Phương pháp nghiên cứu định lượng cụ thể được
sử dụng là phân tích tương quan (correlation analysis) và phân tích hồiquy (regression analysis) Phân tích định lượng có vai trò bổ sung, minhchứng (trong khả năng dự liệu sẵn có) cho các kết quả phân tích định tính.Nói cách khác, phân tích định lượng không phải là trọng tâm chính củaluận án này Luận án sử dụng chuyên sâu kinh tế lượng để giải quyết một sốvấn đề trong chuyên ngành kinh tế xây dựng, sử dụng các công cụ thống kê
và kinh tế lượng phù hợp, hợp lý Tác giả sử dụng các giả thuyết khi tiến hànhnghiên cứu như sau:
Trang 25 Giả thuyết nghiên cứu 1: Vốn đầu tư xây dựng giao thông đường bộ
có ảnh hưởng dương đến quy mô tăng trưởng kinh tế và tốc độ tăngtrưởng của địa phương;
Giả thuyết nghiên cứu 2: Có sự khác biệt về quy mô và dấu ảnh hưởngcủa vốn đầu tư xây dựng giao thông đường bộ phân theo cấp quản lý(trung ương, tỉnh, huyện) đến quy mô tăng trưởng kinh tế và tốc độtăng trưởng của khu vực nghiên cứu;
Giả thuyết nghiên cứu 3: Vốn đầu tư xây dựng giao thông đường bộ cóảnh hưởng dương đến quy mô thu ngân sách của khu vực nghiên cứu;
Giả thuyết nghiên cứu 4: Có sự khác biệt về quy mô và dấu ảnh hưởngcủa vốn đầu tư xây dựng giao thông đường bộ phân theo cấp quản lý(trung ương, tỉnh, huyện) đến quy mô thu ngân sách của khu vựcnghiên cứu;
Giả thuyết nghiên cứu 5: Vốn đầu tư xây dựng giao thông đường bộ cóảnh hưởng âm đến tỷ lệ hộ nghèo của khu vực nghiên cứu;
Giả thuyết nghiên cứu 6: Có sự khác biệt về quy mô và dấu ảnh hưởngcủa vốn đầu tư xây dựng giao thông đường bộ phân theo cấp quản lý(trung ương, tỉnh, huyện) đến tỷ lệ hộ nghèo của khu vực nghiên cứu;
Giả thuyết nghiên cứu 7: Vốn đầu tư xây dựng giao thông đường bộ cóảnh hưởng dương đến khối lượng vận chuyển hành khách của khu vực;
Giả thuyết nghiên cứu 8: Có sự khác biệt về quy mô và dấu ảnh hưởngcủa vốn đầu tư xây dựng giao thông đường bộ phân theo cấp quản lý(trung ương, tỉnh, huyện) đến khối lượng vận chuyển hành khách củakhu vực;
Giả thuyết nghiên cứu 9: Vốn đầu tư xây dựng giao thông đường bộ có ảnhhưởng dương đến khối lượng vận tải hàng hóa của khu vực nghiên cứu;
Giả thuyết nghiên cứu 10: Có sự khác biệt về quy mô và dấu ảnh hưởngcủa vốn đầu tư xây dựng giao thông đường bộ phân theo cấp quản lý (trungương, tỉnh, huyện) đến khối lượng vận tải hàng hóa của khu vực nghiên cứu
Trang 26Ngoài phần mở đầu, kết luận - kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nộidung luận án được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Lý luận chung về đầu tư và hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội
của đầu tư xây dựng giao thông đường bộ
Chương 2: Đánh giá hiệu quả đầu tư xây dựng giao thông đường bộ khu
vực duyên hải Nam Trung Bộ giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2012
Chương 3: Các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đầu tư
xây dựng giao thông đường bộ khu vực duyên hải Nam Trung Bộ đến năm
2015 và tầm nhìn đến năm 2020
Trang 27CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ VỀ MẶT KINH TẾ
-XÃ HỘI CỦA ĐẦU TƯ XÂY DỰNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ 1.1 Khái quát về đầu tư
1.1.1 Tổng quan về đầu tư
1.1.1.1 Khái niệm đầu tư
Cho đến nay, có nhiều khái niệm về đầu tư, tuỳ thuộc vào quan điểm vàmục đích nghiên cứu [43, tr.5]
Theo quan điểm kinh tế: Đầu tư là sự bỏ ra một lượng vốn để tạo ra
một tài sản dưới một hình thức nào đó (có thể là hình thức vật chất cụ thểnhư nhà cửa, máy móc thiết bị, hoặc là hình thức tài chính như mua cổphần, cho vay ) nhằm khai thác và sử dụng nó, để tài sản này có khảnăng sinh lời hay thỏa mãn một nhu cầu nhất định nào đó của người bỏvốn trong một khoảng thời gian nhất định trong tương lai Nói cách khác,theo quan điểm này thì: đầu tư là hoạt động bỏ vốn để tạo ra một tài sản
để tài sản này có thể tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất nối tiếp nhau đểđạt được mục đích của người bỏ vốn
Theo quan điểm tài chính: Đầu tư là làm bất động một số vốn, để sau
đó rút ra với một khoản tiền lãi ở thời kỳ tiếp theo Nói một cách chi tiết hơn,
đó là một chuỗi hành động chi tiền của chủ đầu tư, từ đó, chủ đầu tư sẽ nhậnđược một chuỗi tiền tệ để đảm bảo hoàn trả vốn và trang trải mọi chi phí cóliên quan và có lãi
Theo quan điểm kế toán: Đầu tư là gắn liền với một số khoản chi vào
động sản hoặc bất động sản để tạo nên các khoản thu lớn hơn
Như vậy dù theo quan điểm nào đi nữa, thì chúng vẫn có những cáichung, đó là: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn trong một khoảng thời gian nhấtđịnh để đạt được mục đích của chủ đầu tư thông qua hoạt động đầu tư Vốn ởđây chúng ta có thể hiểu rằng đó là tiền hoặc tài sản hoặc thời gian, lao động,còn mục đích của chủ đầu tư là mang lại lợi ích thông qua hoạt động đầu tư
Trang 28Lợi ích có thể tính bằng tiền hoặc không thể tính được bằng tiền Tính sinh lời
là đặc trưng của đầu tư
Mặt khác, đầu tư theo nghĩa rộng có nghĩa là sự tham gia các nguồn lực
ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm đem lại cho nhà đầu tư cáckết quả nhất định trong tương lai mà kết quả này thường phải lớn hơn các chiphí về các nguồn lực đã bỏ ra Nguồn lực bỏ ra có thể là tiền, là tài nguyênthiên nhiên, là tài sản vật chất khác hoặc sức lao động Sự biểu hiện bằng tiềntất cả các nguồn lực đã bỏ ra trên đây gọi là vốn đầu tư
Các kết quả đạt được có thể là tài sản vật chất, tài sản trí tuệ, nguồnnhân lực tăng thêm Những kết quả của đầu tư đem lại là sự tăng thêm tàisản tài chính (tiền vốn), tài sản vật chất (nhà máy, đường xá, của cải vậtchất khác…), tài sản trí tuệ (trình độ văn hóa, chuyên môn, khoa học kỹthuật ) Các kết quả đã đạt được của đầu tư đem lại góp phần tăng thêmnăng lực sản xuất của xã hội
Theo nghĩa hẹp, đầu tư chỉ bao gồm những hoạt động sử dụng các nguồnlực ở hiện tại nhằm đem lại cho nhà đầu tư hoặc xã hội kết quả trong tương lailớn hơn các nguồn lực đã sử dụng để đạt được kết quả đó
Như vậy, nếu xem xét trên góc độ chủ đầu tư thì đầu tư là những hoạtđộng sử dụng các nguồn lực hiện có để làm tăng thêm các tài sản vật chất,nguồn nhân lực và trí tuệ để cải thiện mức sống của dân cư hoặc để duy trìkhả năng hoạt động của các tài sản và nguồn lực sẵn có
Cũng có thể nói đầu tư là hoạt động bỏ vốn hiện tại nhằm tạo ra một tàisản nào đó và vận hành nó để sinh lời hoặc thỏa mãn nhu cầu của chủ đầu tưtrong một khoảng thời gian xác định ở tương lai
Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn vào các lĩnh vực kinh tế xã hội đểthu được lợi ích dưới các hình thức khác nhau [38]
Từ những phân tích trên có thể đi đến kết luận về khái niệm chung: Đầu tư là hoạt động bỏ vốn (vốn có thể bằng tiền, tài sản hoặc thời gian lao
động) các yếu tố đầu vào: tiền, đất đai, thời gian, lao động…) để tạo ra tài
Trang 29sản (tài sản hữu hình hoặc vô hình) nhằm đạt mục đích của Chủ đầu tư thông qua hoạt động khai thác kết quả đầu tư.
Qua khái niệm nêu trên, chúng ta thấy rằng: Để có thể được gọi là hoạtđộng đầu tư cần phải có ba yếu tố sau cơ bản sau:
- Vốn đầu tư: lượng vốn bỏ ra phải đủ lớn (tương ứng với qui định vềtài sản cố định);
- Thời gian khai thác kết quả đầu tư phải tương đối dài (lớn hơn một năm);
- Hoạt động đầu tư phải do chủ thể đầu tư thực hiện (gọi là chủ đầu tư);
- Đầu tư phải có mục đích
Mục đích đầu tư có thể bao gồm nhiều mục đích, tùy thuộc vào Chủđầu tư và đối tượng đầu tư, nhưng chung quy lại có thể gồm hai nhómmục đích chủ yếu:
+ Đầu tư vì mục đích kỹ thuật: đó là hoạt động đầu tư bao gồm xây
dựng mới, cải tạo, hoặc sửa chữa tài sản hiện có vì tình trạng kỹ thuật hiện tạicòn thiếu hoặc yếu, không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật để khai thác, nếu không đầu
tư sửa chữa thì không thể tiếp tục khai thác hoặc nếu có khai thác được thì kếtquả sẽ hạn chế Khi đó phương án đầu tư được chọn sẽ là phương án đáp ứngyêu cầu kỹ thuật đề ra với chi phí xây dựng và khai thác là nhỏ nhất;
+ Đầu tư vì mục đích kinh tế: đó là hoạt động đầu tư đem lại lợi ích kinh
tế cao hơn so với việc không đầu tư Phương án được chọn là phương ánmang lại lợi ích kinh tế cao nhất Trong lợi ích kinh tế bao gồm:
Lợi ích kinh tế xã hội là lợi ích đem lại cho cộng đồng như giá trị sản phẩmgia tăng do đầu tư mang lại, đóng góp của hoạt động đầu tư đối với ngân sách, thuhút lao động, khai thác tốt những tiềm năng của khu vực được đầu tư hay gópphần phát triển kinh tế, văn hóa giáo dục, an ninh quốc phòng
Lợi ích kinh tế tài chính: là lợi ích kinh tế tài chính cho chủ đầu tư Nếu xét theo góc độ, phạm vi lợi ích thì bao gồm:
- Lợi ích trực tiếp cho chủ đầu tư;
- Lợi ích gián tiếp, tức là lợi ích cho người sử dụng, lợi ích này tuy
Trang 30không mang lại trực tiếp cho Chủ đầu tư nhưng mang lại giáp tiếp cho họ vìrằng người tiêu dùng sẽ ưu tiên sử dụng sản phẩm đem lại lợi ích nhiều nhất,
và lợi ích này được so sánh bằng những gì mà họ bỏ ra so với những gì mà họchỉ bỏ ra khi sử dụng sản phẩm do hoạt động đầu tư mang lại
Nếu xét về thời gian đem lại lợi ích của hoạt động đầu tư thì có: lợi íchtrước mắt và lợi ích lâu dài
Tóm lại, cho dù vì mục đích nào đi nữa thì mong muốn của Chủ đầu tư
và của xã hội là kết quả đầu tư đó sẽ tạo được nhiều lợi ích và hiệu ứng cao nhất cho chủ đầu tư và cho cả cộng đồng Bản chất của hoạt động đầu tư là quá trình sử dụng nguồn lực để đạt được nhiều lợi ích nhất.
1.1.1.2 Mục tiêu đầu tư
Mục tiêu đầu tư: thể hiện những mục đích lâu dài mà chủ đầu tư mong
muốn đạt được trong tương lai, như chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội
Mục tiêu đầu tư của Nhà nước [39, tr.8 ]:
Đầu tư từ ngân sách nhằm đạt được mục tiêu chính, tăng trưởng kinh tế
đất nước, tăng thu nhập quốc dân, cải thiện đời sống và đạt công bằng xã hội,
cụ thể là:
- Đảm bảo phúc lợi công cộng dài hạn
- Đảm bảo sự phát triển về kỹ thuật, kinh tế chung của đất nước haykhu vực nghiên cứu
- Điều chỉnh cơ cấu phát triển kinh tế qua từng thời kỳ
- Đảm bảo an ninh quốc phòng
- Đảm bảo yêu cầu về môi trường, tài nguyên của đất nước
- Đầu tư vào các lĩnh vực mà doanh nghiệp Nhà nước riêng lẻ, doanhnghiệp tư nhân không thể đầu tư do nhiều nguyên nhân khác nhau
- Nâng cao đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần, phát triển giáo dục,tạo việc làm, phân phối thu nhập
Mục tiêu đầu tư của doanh nghiệp:
Tuỳ vào đặc điểm, thời điểm và chu kỳ sản xuất kinh doanh, chiến lượcphát triển doanh nghiệp mà doanh nghiệp đưa ra mục tiêu đầu tư mang
Trang 31tính khả thi và hiệu quả nhất Do đó, tại một thời điểm xác định, doanhnghiệp cũng chỉ thực hiện một trong số các mục tiêu đặt ra bao gồm cácmục tiêu cụ thể như sau:
- Mục tiêu tối đa về lợi nhuận hoặc cực tiểu về chi phí
- Mục tiêu tối đa về doanh thu
- Cực đại khối lượng hàng hóa tiêu thụ
- Tối đa giá trị tài sản các cổ đông đã tham gia vào các dự ánđầu tư
- Thỏa mãn về hiệu quả tài chính
- Mục tiêu duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp trong tình trạngcạnh tranh hay suy thoái
- Theo đuổi mục tiêu nâng cao uy tín, mở rộng thị trường
- Đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ
- Đầu tư để cải thiện điều kiện làm việc của doanh nghiệp
- Hợp tác, liên doanh…
Như vậy, có thể dù ở góc độ nào đi nữa thì mục tiêu đầu tư phải đượcthể hiện rõ trong ý đồ, mong muốn vào kết quả đạt được mà dự án đầu tưmang lại, vì đầu tư chỉ có hiệu quả khi đã xác định mục tiêu cụ thể
1.1.2 Phân loại đầu tư
Có nhiều cách phân loại khác nhau, tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu
và để thuận lợi cho việc quản lý
1.1.2.1 Theo góc độ sản xuất kinh doanh, người ta thường phân theo các tiêu thức sau:
- Phân loại theo nội dung kinh tế
- Phân loại theo mục tiêu đầu tư
- Phân loại theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đối tượngđầu tư
Phân loại theo nội dung kinh tế
Theo nội dung kinh tế thì đầu tư được chia làm ba loại:
Trang 32- Đầu tư cơ bản: Nhằm tạo ra hoặc nâng cao mức độ hiện đại của tài sản
cố định của doanh nghiệp hoặc của toàn bộ nền kinh tế quốc dân thông quaviệc xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư cho mua sắm máy móc thiết bị, nhàxưởng, công nghệ, mua bản quyền, bằng phát minh sáng chế v.v
- Đầu tư vào tài sản lưu động: Nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động
sản xuất kinh doanh được liên tục, nhịp nhàng, đó là đầu tư cho tư liệu sảnxuất có giá trị nhỏ, nguyên vật liệu, tiền tệ để phục vụ cho quá trình sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp hay cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân
- Đầu tư vào lực lượng lao động: Nhằm mục đích tăng về số lượng và
chất lượng lao động, thông qua việc tuyển mộ, thuê mướn, đào tạo chuyêngia, cán bộ quản lý và công nhân
Phân loại theo tiêu thức này, cho phép xây dựng kế hoạch đầu tư và đánhgiá cơ cấu đầu tư đã hợp lý hay chưa
Phân loại theo mục tiêu đầu tư
Theo tiêu thức này, thì đầu tư được chia làm năm loại:
- Đầu tư chiến lược: Là đầu tư để tạo ra những thay đổi cơ bản có tính
chất lâu dài đối với quá trình sản xuất kinh doanh như thay đổi hoặc cải tiếnsản phẩm, tạo ra sản phẩm mới
- Đầu tư mở rộng: Là hình thức đầu tư để xây dựng mới hoặc nâng cấp
mở rộng một công trình, hoặc nhằm mở rộng quy mô sản xuất của đơn vị sảnxuất kinh doanh Đây là hoạt động đầu tư mang tính chất mở rộng sản xuấtnhằm tăng số lượng và giá trị tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân
- Đầu tư thay thế: Là hoạt động đầu tư để mua sắm máy móc thiết bị,
công nghệ mới nhằm thay thế máy móc, thiết bị, công nghệ đang sử dụng đã
bị hư hỏng hoặc lạc hậu, không còn khả năng cạnh tranh trên thị trường
- Đầu tư bên trong: Là đầu tư trong phạm vi nội doanh nghiệp hoặc
trong phạm vi của quốc gia
- Đầu tư bên ngoài: Là đầu tư bằng hình thức mua cổ phần hoặc liên
doanh với các đơn vị trong và ngoài nước
Trang 33Theo cách phân loại này, người ta còn có thể phân theo đầu tư chiềurộng và đầu tư chiều sâu.
Đầu tư chiều rộng là đầu tư nhằm mở rộng quy mô sản xuất, còn đầu
tư chiều sâu là đầu tư không mở rộng quy mô sản xuất nhưng lại làm tănghiệu quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh
Phân loại theo mức độ tham gia quản lý của chủ đầu tư vào đối tượng đầu tư.
Theo cách phân loại này bao gồm hai loại:
- Đầu tư trực tiếp: Là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư trực tiếp tham
gia vào quá trình quản lý, điều hành kinh doanh đối tượng đầu tư mà mình
bỏ vốn
- Đầu tư gián tiếp: Là hình thức đầu tư mà chủ đầu tư chỉ góp vốn để đầu
tư mà không tham gia trực tiếp vào quá trình quản lý và điều hành sản xuấtkinh doanh đối tượng mà mình bỏ vốn
1.1.2.2 Theo góc độ quản lý kế hoạch đầu tư
Theo góc độ quản lý kế hoạch đầu tư, người ta phân loại theo những tiêuthức sau đây:
Phân loại theo đối tượng đầu tư, bao gồm:
- Đầu tư vào cho các đối tượng vật chất để phục vụ cho sản xuất kinh
doanh cũng như cho các hoạt động khác như hoạt động nghiên cứu khoa họchoặc hoạt động văn hóa, giáo dục và hoạt động xã hội
- Đầu tư tài chính: Là đầu tư dưới hình thức cho vay hoặc mua cổ phiếu
v.v
Phân loại theo chủ đầu tư, bao gồm:
- Chủ đầu tư là Nhà nước: Đầu tư vào các công trình phục vụ cộng đồng
như xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động toàn bộ kinh tế quốc dân hoặcnhằm nâng cao đời sống văn hóa của nhân dân [39, tr 7]
- Chủ đầu tư là cá nhân hoặc các chủ thể kinh tế.
Phân loại theo nguồn vốn [4 ]
Trang 34- Vốn ngân sách Nhà nước, dùng để đầu tư phát triển theo kế hoạch Nhànước để xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.
- Vốn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức kinh tế và cá nhân, củakiều bào từ nước ngoài, vốn hỗ trợ phát triển
- Vốn hợp tác liên doanh với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước
- Vốn tín dụng thương mại, dùng để đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mởrộng, đổi mới công nghệ, các dự án sản xuất kinh doanh, dịch vụ có hiệu quả,
có khả năng thu hồi vốn và đủ điều kiện cho vay vốn
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp: Dùng để đầu tư phát triển sản xuất củadoanh nghiệp, nâng cao chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm
- Vốn huy động của nhân dân dưới nhiều hình thức khác nhau
Phân loại theo cơ cấu đầu tư, bao gồm:
- Đầu tư theo các ngành kinh tế
- Đầu tư theo vùng và theo lãnh thổ
- Đầu tư theo các thành phần kinh tế
Phân loại theo góc độ sản xuất, TSCĐ, bao gồm:
- Đầu tư mua sắm TSCĐ mới
- Đầu tư thay thế, cải tạo tài sản cố định hiện có
Phân loại theo trình độ kỹ thuật.
- Đầu tư theo chiều rộng, đầu tư chiều sâu
- Đầu tư theo tỷ trọng vốn đầu tư cho phần mua sắm thiết bị, xây lắp vàchi phí đầu tư khác
Phân theo tính chất và quy mô dự án đầu tư [4]
Các dự án đầu tư không kể dự án đầu tư của nước ngoài, được phân chiathành năm loại:
- Các dự án đầu tư đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa quốc gia về: kinh tế,chính trị, an ninh quốc phòng Các dự án thuộc nhóm này do Quốc hội thôngqua chủ trương đầu tư, Thủ tướng Chính phủ trực tiếp ra quyết định đầu tư
- Các dự án thuộc nhóm A: Là các dự án có ý nghĩa về kinh tế, chính trị,
an ninh quốc phòng trong phạm vi vùng hoặc liên vùng, các dự án loại này
Trang 35không phụ thuộc vào quy mô vốn Các dự án còn lại có quy mô vốn đầu tưlớn hơn 500 – 1.500 tỷ đồng.
- Các dự án thuộc nhóm B: Gồm các dự án đầu tư không thuộc diện nêutrên, đối với dự án xây dựng công trình giao thông, thủy lợi có quy mô vốnđầu tư từ 50 đến 1.000 tỷ đồng
- Các dự án nhóm C: Gồm các dự án đầu tư có quy mô vốn từ 7 - 75 tỷđồng, đối với các dự án xây dựng công trình giao thông, thủy lợi có quy môvốn từ 50 đến 1.000 tỷ đồng
Phân loại theo đối tượng đầu tư:
- Đầu tư cho các đối tượng vật chất để khai thác cho sản xuất và chocác hoạt động khác (đầu tư trực tiếp)
- Đầu tư tài chính
Phân loại theo chủ đầu tư:
- Chủ đầu tư là Nhà nước (đầu tư cho các công trình cơ sở hạ tầng kinh
tế và xã hội do vốn của Nhà nước)
- Chủ đầu tư là các doanh nghiệp (các doanh nghiệp Nhà nước, ngoàiNhà nước, độc lập và liên doanh trong nước và ngoài nước)
- Chủ đầu tư là các cá thể riêng lẻ
1.2 Giao thông đường bộ
1.2.1 Mạng lưới đường bộ
Mạng lưới đường bộ: Đường cao tốc, đường quốc lộ, đường tỉnh,đường huyện, đường xã, đường thôn xóm, đường ra đồng ruộng, đường mòn,
và các công trình trên hệ thống giao thông đường bộ [25]
Theo góc độ quản lý thì giao thông đường bộ bao gồm: Hệ thống giaothông đường bộ do Trung ương quản lý và Hệ thống giao thông do địaphương quản lý:
Hệ thống giao thông đường bộ do Trung ương quản lý [1]: bao gồm:
- Hệ thống Quốc lộ (ký hiệu QL) là các đường trục chính của
Trang 36mạng lưới đường bộ, có tác dụng đặc biệt quan trọng phục vụ lợi ích kinh
tế, chính trị, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước hoặc khuvực bao gồm:
- Đường nối liền Thủ đô Hà Nội với các thành phố trực thuộc Trungương tới trung tâm hành chính của các tỉnh
- Đường từ trục chính đến các cửa khẩu quốc tế và cửa khẩu chính(bao gồm cả cảng quốc gia đến các khu công nghiệp lớn)
- Đường trục nối liền trung tâm hành chính của nhiều tỉnh (từ 3 tỉnhtrở lên) có ý nghĩa quan trọng về các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, anninh quốc phòng đối với từng khu vực
Hệ thống giao thông do địa phương quản lý, [1] bao gồm:
- Hệ thống đường tỉnh (ký hiệu là ĐT) là các đường trục trong địa bànmột tỉnh, hai tỉnh gồm đường nối trung tâm hành chính của tỉnh với trung tâmhành chính của huyện hoặc với trung tâm hành chính của tỉnh lân cận, đườngnối quốc lộ với trung tâm hành chính của huyện
- Hệ thống đường huyện (ký hiệu ĐH) là các đường nối từ trung tâmhành chính huyện với trung tâm hành chính của xã hoặc cụm các xã củahuyện và các đường nối trung tâm hành chính huyện với trung tâm hành chínhcủa các huyện lân cận, đường nối đường tỉnh với trung tâm hành chính của xãhoặc trung tâm cụm xã Ngoài ra còn có đường chuyên dụng
1.2.2 Đặc điểm của giao thông đường bộ
Giao thông đường bộ là kết cấu hạ tầng quan trọng của xã hội, mangtính chất rộng lớn và sâu sắc Giao thông đường bộ góp phần tạo môi trườnghoạt động cho tất cả các thành phần kinh tế ở mọi lĩnh vực phát triển, nângcao dân trí, phát huy tiềm năng thế mạnh của các khu vực miền, mở rộng giaolưu kinh tế văn hóa với bên ngoài…Thực hiện mục tiêu xã hội là quan trọng[44], đó là:
- Thỏa mãn nhu cầu đi lại của hành khách và nhu cầu vận chuyển hànghóa, chính vì vậy hệ thống này phối hợp với các hệ thống giao thông khácphải đi trước một bước tạo tiền đề phát triển kinh tế
Trang 37- Hệ thống giao thông đường bộ có qui mô đầu tư ban đầu lớn, trongquá trình khai thác, sử dụng phải thường xuyên bảo trì, sữa chữa theo địnhkỳ…chính vì thế nguồn vốn dành cho đầu tư phát triển hệ thống đường bộ rấtnhiều và mang tính chất phục vụ lợi ích cộng đồng, đó cũng là lý do cần sự hỗtrợ, can thiệp của Nhà nước đóng vai trò quan trọng và chủ yếu.
- Giao thông đường bộ là một trong những yếu tố góp phần cho các lĩnhvực kinh tế - xã hội phát triển, mở rộng tạo cơ hội giao lưu kinh tế phát triểngiữa các khu vực với nhau Mặt khác giao thông đường bộ còn tạo điều kiện tốtcho việc củng cố và tăng cường khả năng bảo vệ an ninh quốc phòng
Vận tải bằng đường bộ có những ưu điểm sau [43, tr.11-12]:
- Có tính cơ động, linh hoạt rất cao so với đường sắt và đườngthủy Nhờ tính cơ động đó cho phép hoạt động ở bất kỳ lúc nào cũng có thểhuy động được một số lượng lớn phương tiện vận tải cần thiết, đây là ưu điểmrất lớn và quan trọng của ngành vận tải đường bộ, nhờ đó có thể rút ngắn thờigian vận chuyển, phân phối hàng hóa nhanh đến nơi tiêu thụ
- Không phụ thuộc vào đường xá như vận tải đường sắt, đườngsông, do đó có thể vận chuyển cả trên những con đường xấu nhất đến tốt nhất,góp phần vận chuyển triệt để tất cả các loại hàng hóa đến những nơi mà cácphương tiện vận tải khác không thể đến được
- Tổ chức vận chuyển đường bộ rất phổ cập, có thể phục vụ tậnnơi cần đến và điểm cần đi Trong khâu quản lý, bảo dưỡng đơn giản nhiềuhơn so với các loại hình vận tải khác
- Vận tải đường bộ còn có vai trò chuyển tải, góp phần liên kếtgiữa các dạng vận với nhau, hàng hóa xuất kho vận chuyển bằng nhiềuphương tiện vận tải nhưng cuối cùng để tiêu thụ trên các thị trường thì vẫn sửdụng phương tiện vận tải đường bộ
Tuy nhiên vận tải bằng đường bộ cũng có một số hạn chế:
- Giá thành còn cao, chi phí xây dựng lớn, chiếm khá nhiều diện tíchđất sử dụng, quá trình vận tải còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết
Trang 38- Khối lượng vận chuyển của mỗi phương tiện ít nhưng tiêu hao nhiềunhiên liệu, gây ô nhiễm môi trường và tai nạn giao thông.
- Năng suất khai thác vận tải đường bộ chỉ bằng 1/9 vận tải đường sắt
và 1/6 vận tải đường thuỷ Ngoài ra công tác quản lý khó đảm bảo tính chặtchẽ, kịp thời vì không tập trung, phân tán
Vai trò giao thông vận tải đường bộ ngày càng được khẳng định bởi nó
có tầm quan trọng ảnh hưởng việc phân phối lưu thông hàng hóa từ nơi sảnxuất đến nơi tiêu thụ giữa các vùng, miền và các khu vực với nhau Nếu nhưkhông có hệ thống giao thông phát triển tương xứng để phân phối các sảnphẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và dễ dàng thì sẽ dẫnđến việc lưu thông hàng hóa gặp nhiều trở ngại và khó khăn, gây thiệt hại chongười sản xuất, còn nơi có nhu cầu sử dụng thì rơi vào tình trạng khan hiếmđẩy giá cả tăng lên, khi đó cả người sản xuất và người tiêu dùng đều bị thiệthại không nhỏ về mặt kinh tế và đó là thiệt hại chung cho toàn xã hội
Giao thông vận tải đường bộ phát triển với những tuyến đường và nhữngphương tiện vận tải có chất lượng tốt, tổ chức vận tải hợp lý sẽ rút ngắn thờigian vận chuyển Tiết kiệm thời gian vận chuyển sẽ tiết kiệm nhiên liệu vàgiảm thời gian vận hành, phương tiện vận tải, mang lại lợi nhuận cho doanhnghiệp vận tải Rút ngắn thời gian vận chuyển có ý nghĩa về mặt kinh tế lẫntinh thần đối với hành khách và các chủ hàng Đối với người lao động thì tiếtkiệm thời gian đi lại được tính bằng thu nhập theo tiền lương thời gian của họ,đối với người buôn bán thì giá trị thời gian của họ được tính bằng thu nhập dokinh doanh
Bên cạnh đó tầm quan trọng của hệ thống đường bộ góp phần trong việcphát triển nông nghiệp Hiện nay ở nước ta lực lượng lao động nông nghiệpcòn chiếm phần lớn lực lượng lao động xã hội Giao thông vận tải đường bộkhông chỉ phục vụ cho công tác sản xuất bình thường của nông nghiệp màcòn góp phần mở ra những khu kinh tế mới, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triểncủa ngành nông nghiệp
Trang 391.2.3 Sự cần thiết phải đầu tư và nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng giao thông đường bộ.
Mạng lưới giao thông là một phần quan trọng trong quá trình thúcđẩy kinh tế phát triển, đặc biệt hiện nay nước ta giao thông đường bộ đangchiếm tỷ lệ khá cao, hiện nay với khu vực duyên hải Nam Trung Bộ vận tảibằng đường bộ chiếm khoảng 80% tổng khối lượng vận tải của ngành Hơnthế nữa hệ thống giao thông đường bộ góp phần đáp ứng phần lớn nhu cầuvận chuyển và đi lại đòi hỏi cần thiết phải đầu tư phát triển hệ thống giaothông đường bộ kịp thời đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội Hệ thốnggiao thông thuận tiện, thông suốt, an toàn sẽ đóng góp rất lớn cho sự pháttriển của nền kinh tế quốc dân Do đó, không thể phủ nhận tầm quan trọngcủa mạng lưới giao thông đường bộ có vai trò và có ý nghĩa to lớn đối vớicác hoạt động của nền kinh tế
Giao thông đường bộ có quan hệ hữu cơ với sự phát triển của các ngànhkhác Giao thông vận tải đường bộ phát triển sẽ tạo tiền đề cho sự tăng trưởngnhanh của các ngành và cả nền kinh tế
Có thể nói đầu tư phát triển giao thông đường bộ đem lại một số lợi ích nhất định như sau:
- Lợi ích mang lại trực tiếp cho người cung ứng (người bỏ vốn và quản
lý khai thác dự án): Lợi ích của chủ đầu tư là những gì mà họ thu được khi bỏvốn đầu tư vào dự án Tuy nhiên, đầu tư trong giao thông vận tải đòi hỏilượng vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn lâu dài, nên ngoài mục đích thulợi nhuận, nhà đầu tư còn nhờ đó mà tăng cường khả năng cạnh tranh, gây ra
uy tín trên thị trường và tạo điều kiện cho các dự án khác có lợi nhuận caohơn được thực thi Lợi ích của chủ đầu tư thu được đối với dự án phát triểnGTĐB bao gồm: lợi ích do giảm chi phí khai thác, lợi ích do tiết kiệm thờigian, lợi ích do giảm tai nạn
- Lợi ích của người sử dụng: nhiều dự án GTVT dẫn đến kết quả tiếtkiệm khá nhiều thời gian vận chuyển hành khách, và thời gian vận chuyểnhàng hoá của chủ hàng, đối với người có phương tiện vận tải cá nhân họ còn
Trang 40nhận được tiết kiệm thời gian vận hành phương tiện Tốc độ khai thác củaphương tiện đi lại và tình trạng tắc nghẽn giao thông, nạn kẹt xe đã làm mấtkhá nhiều thời gian của hành khách và các phương tiện lưu thông trên đường.
Vì thời gian cũng chính là tiền bạc nên lợi ích đem lại do tiết kiệm thời gian
có thể biểu hiện thông qua đồng tiền chủ yếu là tiết kiệm thời gian vậnchuyển hành khách và hàng hóa Đối với chủ hàng hóa, một khi đã tiết kiệmđược thời gian vận chuyển sẽ giảm được thời gian ứ đọng hàng hóa trong quátrình vận chuyển, do đó sẽ giảm được những hao hụt của một số loại hàng hóa
bị phụ thuộc vào thời gian vận chuyển
- Các lợi ích xã hội: các lợi ích xã hội do một dự án phát triển GTVTđem lại là rất lớn, tuy nhiên để lượng hoá các lợi ích này lại là một công việchết sức khó khăn và chỉ dừng lại ở việc đánh giá mang tính định tính như thúcđẩy sản xuất phát triển, góp phần nâng cao dân trí và cải thiện đời sống vănhoá - xã hội, tạo công ăn việc làm, tăng thêm thu nhập cho toàn xã hội, nângcao khả năng củng cố an ninh, đảm bảo trật tự và ổn định xã hội, góp phần cảithiện môi trường
Giao thông vận tải đường bộ có quan hệ hữu cơ với sự phát triển của cácngành kinh tế khác Do đó đầu tư phát triển xây dựng đường bộ sẽ tạo tiền đềcho sự tăng trưởng nhanh của các ngành và cả nền kinh tế
Ngoài ra giao thông đường bộ còn có vai trò đặc biệt quan trọng trongviệc bảo vệ an ninh quốc phòng, trong công cuộc xây dựng và phát triển kinh
tế của một quốc gia
Giao thông đường bộ trong phát triển xã hội
Giao thông vận tải đường bộ đối với xã hội như huyết mạch đối với conngười, có vai trò quan trọng trong việc kích thích xã hội phát triển và trực tiếptham gia vào quá trình phân phối tất cả các sản phẩm của nền kinh tế quốcdân từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ Đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hóa vàhành khách thúc đẩy việc phát triển lực lượng sản xuất của xã hội, qua đó gópphần phân công hợp lý sức lao động xã hội tạo sự cân đối hài hòa giữa thànhthị và nông thôn Đồng thời đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, tăng cường