Tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng hợp Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ vùng ven biển ĐBSCL với phạm vi ảnh hưởng xâm nhập mặn chiếm trên 50% diện tích tự nhiên t
Trang 1Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Viện khoa học thủy lợi miền nam
Báo cáo tổng kết khoa học và công nghệ đề tài
Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển kt-xh vùng ven biển
Trang 2Mục lục
Lời mở đầu Trang 1
Chương 1: Sơ lược đặc điểm tự nhiên ĐBSCL 7
1.1 Đặc điển chung . . 7
1.2 Khí hậu . . 8
1.3 Thủy văn . . 12
1.4 Địa hình . . 14
1.5 Địa chất . . 15
1.6 Tài nguyên thiên nhiên . . 15
Chương 2: Dòng chảy sông Cửu Long trong mùa cạn và chế độ nước nội đồng mùa cạn 23
2.1 Đánh giá lưu lượng nguồn sông Cửu Long . . 23
2.2 Phân bố lưu lượng nước ngọt cho các nhánh sông . 28
2.3 ảnh hưởng của thủy triều đến dòng chảy . . 30
2.4 Chế độ nước nội đồng trong mùa cạn ở ĐBSCL . 39
Chương 3: Đặc điểm tự nhiên vùng ven biển ĐBSCL 50
3.1 Vị trí và phạm vi của vùng ven biển ĐBSCL . . 50
3.2 Địa hình, địa mạo . . 51
3.3 Địa chất . . 52
3.4 Thổ nhưỡng . . 54
3.5 Đặc điểm khí hậu . . 55
3.6 Đặc điểm thủy văn . . . 58
3.7 Chất lượng nước . . 64
3.8 Các hệ sinh thái . . 64
3.9 Các vùng sinh thái . . 66
Chương 4: Hiện trạng kinh tế - xã hội vùng ven biển ĐBSCL 68
4.1 Khái quát chung . . 68
4.2 Các ngành kinh tế chính . . 69
4.3 Tình hình dân sinh xã hội . . . 76
4.4 ảnh hưởng của thiên tai và thiệt hại do thiên tai gây ra . 80
Chương 5: Mô hình toán tính xâm nhập mặn ĐBSCL 82
5.1 Một số mô hình toán thông dụng và lựa chọn . . 83
5.2 Mô phỏng xâm nhập mặn . . 87
5.3 Dự báo xâm nhập mặn . . . 116
5.4 Dự báo độ mặn nền vùng ven biển ở ĐBSCL qua các năm 2003 - 2004 . . . 117
Trang 3Chương 6: Chế độ xâm nhập mặn trên dòng chính sông Cửu
Long và các vùng phụ cận cửa sông 125
61 Khái quát về đặc điểm xâm nhập mặn trên dòng chính sông Cửu Long và các vùng phụ cận cửa sông . . 125
6.2 Diễn biến mặn theo thời gian ở một số trạm tiêu biểu . 128
6.3 Diễn biến mặn dọc sông và đánh giá chiều dài xâm nhập mặn . 132 6.4 Sự hoà trộn hoàn toàn và chưa hoàn toàn . . 134
Chương 7: Diễn biến xâm nhập mặn 14 năm vùng ven biển ĐBSCL (1991 - 2004) 136
7.1 Phân vùng khảo sát xâm nhập mặn . 136
7.2 Vùng cửa sông Cửu Long . . . 137
7.3 Vùng hai sông Vàm Cỏ . . . 140
7.4 Vùng ven biển Tây . . 143
7.5 Vùng Trung tâm Bán đảo Cà Mau . . 146
7.6 Diễn biến xâm nhập mặn ĐBSCL trong những năm đặc biệt . 148
7.7 Tình hình hạn hán và xâm nhập mặn ở vùng ven biển ĐBSCL năm 2004 . .
150 7.8 Nhận xét bước đầu về xâm nhập mặn ở ĐBSCL . 152
Chương 8: Giải pháp chuyển dịch cơ cấu sản xuất vùng ven biển ĐBSCL 155
8.1 Phạm vi và diện tích ảnh hưởng mặn vùng ven biển ĐBSCL . 156
8.2 Đánh giá thực trạng và cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng ven biển ĐBSCL . . 160
8.3 Những định hướng cơ bản phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn . . 163
8.4 Đề xuất các giải pháp chuyển đổi cơ cấu sản xuất vùng ven biển ĐBSCL . . . . 164
8.5 Nhận xét chung về nghiên cứu chuyển đổi cơ cấu sản xuất vùng ven biển ĐBSCL . . 173
Chương 9: Luận cứ khoa học xây dựng phương án khai thác tổng hợp tài nguyên đất và nước dải ven biển phục vụ phát triển bền vững nông - lâm - ngư 177
9.1 Quan điểm chung về khai thác phát triển vùng ven biển ĐBSCL . . 178
9.2 Mục tiêu và nội dung phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển ĐBSCL . . 178
9.3 Những vấn đề cần quan tâm đối với việc khai thác và phát triển vùng ven biển . . . 183
Trang 49.4 Các luận cứ khoa học xây dựng phương án khai thác tổng hợp
tài nguyên đất và nước dải ven biển ĐBSCL . . 184 9.5 Các phương án khai thác tổng hợp tài nguyên nước, đất vùng
ven biển ĐBSCL phục vụ phát triển bền vững nông - lâm - ngư 219
Chương 10: Xây dựng quy hoạch sử dụng đất và khai thác hợp lý
vùng ven biển ĐBSCL 227
10.1 Những căn cứ khoa học phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai và
khai thác vùng ven biển ĐBSCL . .
228
10.2 Quy hoạch và kế hoạch khai thác vùng ven biển ĐBSCL . 234 10.3 Nghiên cứu vùng điển hình ven biển Bạc Liêu - Cà Mau: dự
án Mỹ Bình - Cái Đôi Vàm . . 250
Kết luận và kiến nghị 263
Tài liệu tham khảo 270
Trang 5Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam - Bộ Nông nghiệp và PTNT
CSD Chưa sử dụng (đất)
DLBĐ Dữ liệu ban đầu
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
ESSA Công ty Phân tích hệ thống Môi trường và Xã hội (Canada) GDP Tổng sản phẩm quốc nội
GIS Hệ thống thông tin địa lý
GSTSH Giữa sông Tiền và sông Hậu
HYDROGIS Chương trình tính dự báo lũ, xâm nhập mặn, lan truyền chất
(Nguyễn Hữu Nhân)
IRR Internal rate of return - Hệ số nội hoàn
IRRI Viện Lúa quốc tế
JICA Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản
KĐB Không được bồi (phù sa)
KOD Chương trình thủy lực và truyền chất cho hệ sông kênh và ô đồng
(Nguyễn Ân Niên) MIKE Mô hình thủy lực 1,2 chiều (Viện Thủy lợi Đan Mạch DHI) MHT Mô hình toán
NEDECO Công ty cố vấn kỹ thuật Hà Lan
Trang 6UBND Uỷ ban nhân dân
UNICEF Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc
UNDP Chương trình phát triển Liên hợp quốc
UMT U Minh thượng
VRSAP Vietnam River Systems and Plains - Mô hình tính dòng chảy và
nồng độ chất hoà tan trên hệ sông kênh và đồng ruộng
WUP Water Utilization Programme – Chương trình sử dụng nguồn
nước của Uỷ Ban Mêkông quốc tế
Trang 7Bài tóm tắt
Báo cáo tổng kết khoa học và kỹ thuật đề tài KC 08.18
“Nghiên cứu xâm nhập mặn phục vụ phát triển
kinh tế – xã hội đồng bằng sông Cửu Long”
* Thời gian thực hiện đề tài : 36 tháng (10/2001 đến 9/2004)
* Địa điểm thực hiện : vùng ven biển đồng bằng sông Cửu Long gồm 8 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang Diện tích tự nhiên của toàn vùng là 2,86 triệu ha
* Mục tiêu nghiên cứu:
- Làm rõ quy luật diễn biến và tác động của xâm nhập mặn vùng ven biển
ĐBSCL
- Cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
đất và nước dải ven biển phục vụ phát triển bền vững nông - lâm ngư - nghiệp các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL
* Phương pháp nghiên cứu:
- Điều tra thực trạng kinh tế - xã hội vùng ven biển ĐBSCL
- Điều tra tổng hợp hệ sinh thái ven biển, các mô hình khai thác tài nguyên thiên nhiên hiện nay ở địa bàn
- Tổng hợp và phân tích diễn biến xâm nhập mặn 14 năm qua (1991 - 2004)
- Kiểm nghiệm và ứng dụng các mô hình toán xâm nhập mặn SAL, VRSAP, HYDROGIS để mô phỏng chế độ thủy lực xâm nhập mặn
- Sử dụng kỹ thuật viễn thám, hệ thống thông tin địa lý GIS trong phân tích tổng hợp, xây dựng bản đồ thích nghi để đề xuất phương án khai thác bền vững
- Sử dụng các chương trình quản lý quan trắc tự động xâm nhập mặn cho
hệ thống thủy lợi Gò Công (Tiền Giang)
- Sử dụng bài toán thành phần nguồn nước để phân tích diễn biến chất lượng nước rủi ro và tai biến môi trường
- Dùng phương pháp phân tích tương tự để so sánh hệ sinh thái trên các tiểu vùng
- Sử dụng chương trình HYDROGIS để dự báo xâm nhập mặn
Trang 8* Kết quả nghiên cứu
+ Trên cơ sở phân tích các luận cứ khoa học về xâm nhập mặn, tài nguyên
đất, rừng, thủy sản, xây dựng bản đồ thích nghi đã đề xuất phương án khai thác tổng hợp tài nguyên đất và nước trên cơ sở bền vững nông - lâm - ngư
- Về thực tiễn
+ Đã xác định được diện tích ngọt hoá nhờ đầu tư thủy lợi
+ Đề xuất phương án chuyển đổi cơ cấu sản xuất có cơ sở khoa học và thực tiễn đến năm 2010 và các năm tiếp theo
+ Triển khai hệ thống kiểm soát mặn tự động ở Gò Công - Tiền Giang là hệ thống quản lý chất lượng nước tự động đầu tiên ở ĐBSCL
Trang 9lời mở đầu
1 Phạm vi và mục đích của đề tài
Với diện tích khoảng 3,9 triệu ha, ĐBSCL giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Đây là vùng đất có ưu thế lớn về nông nghiệp (chiếm 50% sản lượng lương thực của cả nước) và thủy sản
ĐBSCL là một hệ thống hở, thấp, chịu tác động của chế độ thủy văn bán nhật triều biển Đông và nhật triều biển Tây Hơn 300 năm khai thác, những năm gần đây sinh thái và môi trường ĐBSCL, đặc biệt là vùng ven biển không ngừng biến đổi sâu sắc, đang chuyển dần từ hệ sinh thái tự nhiên sang hệ sinh thái do con người điều khiển
Toàn bộ diện tích tự nhiên của 8 tỉnh ven biển ĐBSCL là 2,86 triệu ha Trước đây diện tích bị xâm nhập mặn ở vùng ven biển ĐBSCL ở mức 1 g/l là 2,1 triệu ha, mức 4 g/l là 1,7 triệu ha, hiện nay đã giảm và đang biến đổi nhiều do sự phát triển hạ tầng thủy lợi và thay đổi mô hình canh tác Những năm gần đây việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất ở vùng ven biển từ trồng lúa sang nuôi tôm một cách tự phát trên diện rộng đã làm cho bức tranh xâm nhập mặn ven biển ĐBSCL trở nên phức tạp, nhiều nơi nằm ngoài sự kiểm soát và tiềm ẩn các hậu quả xấu
về môi trường
Việc khai thác tiềm năng vùng ven biển ĐBSCL là một vấn đề rất phức tạp với độ rủi ro cao, đe dọa phá hủy sinh thái và môi trường nếu khai thác không khoa học và hợp lý
Do đó, để phát triển bền vững vùng ven biển ĐBSCL đòi hỏi phải nghiên cứu địa bàn này một cách toàn diện theo quan điểm hệ thống
Một trong những nghiên cứu quan trọng đặt nền móng cho phát triển kinh
tế - xã hội vùng ven biển là nghiên cứu xâm nhập mặn, từ đó xây dựng các kịch
bản phát triển và các mô hình khai thác thích hợp trong mối quan hệ tổng thể toàn ĐBSCL và cả nước
2 Các công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đề tài
- Dự án nghiên cứu xâm nhập mặn (Phân Viện Khảo sát Quy hoạch Thủy lợi Nam bộ, 1982 - 1991)
- Đánh giá tác động của công trình thủy lợi đến môi trường vùng BĐCM (Lê Sâm, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 1995)
Trang 10- Đặc điểm xâm nhập mặn ở ĐBSCL (Nguyễn Như Khuê, 1994)
- Nghiên cứu xâm nhập mặn ở Việt Nam (Nguyễn Ân Niên, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 1999 - 2000)
- Nghiên cứu biến động môi trường do quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội
ĐBSCL (Nguyễn Ân Niên, đề tài cấp Nhà nước KC 07.03,Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 1997 - 2000)
- Điều tra cơ bản chua - mặn ĐBSCL (Lê Sâm, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 1993 - 2000)
- Nghiên cứu các thành phần nguồn nước trong hệ thống chịu nhiều nguồn nước tác động (lũ, mặn, phèn ) ứng dụng cho ĐBSCL (Nguyễn Ân Niên, Tăng
Đức Thắng, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 1998 - 2001)
- Nghiên cứu các thành phần nước Tứ giác Long Xuyên (Nguyễn Ân Niên, Tăng Đức Thắng, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 1999 - 2001)
- Nghiên cứu đề xuất các giải pháp KHCN phục vụ xây dựng hệ thống đê biển, đê ngăn mặn cửa sông Nam bộ (Báo cáo tổng hợp đề tài độc lập cấp Nhà nước - Trần Như Hối - Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, 12/2002)
3 phương pháp tiếp cận chính
3.1 Tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng hợp
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là toàn bộ vùng ven biển ĐBSCL với phạm
vi ảnh hưởng xâm nhập mặn chiếm trên 50% diện tích tự nhiên toàn đồng bằng gồm 8 tỉnh ven biển Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang chịu các nguồn xâm nhập mặn từ biển Đông và biển Tây nên sự thay đổi về không gian, điều kiện địa hình, khí hậu thời tiết, đặc điểm thủy văn dòng chảy rất phức tạp Đồng thời sự phân bố dòng chảy không đều giữa hai mùa mưa và mùa khô, nhu cầu dùng nước cho các mục tiêu kinh tế - xã hội ở ĐBSCL ngày càng lớn, sự gia tăng khai thác nước ở các quốc gia thượng nguồn, diễn biến khí hậu ngày càng phức tạp với các hiện tượng El-Nino, La-Nina v.v Tất cả những yếu tố đó tác động lên bức tranh xâm nhập mặn vùng ven biển ĐBSCL đòi hỏi phải tiếp cận thực tiễn, hệ thống, toàn diện và tổng hợp mới giải quyết được mục tiêu nghiên cứu của đề tài
3.2 Tiếp cận kế thừa có chọn lọc kinh nghiệm, tri thức, cơ sở dữ liệu đã
có liên quan đến đề tài
Xâm nhập mặn được xem là trường hợp riêng của bài toán truyền chất đã
được nghiên cứu từ lâu trên thế giới
ở ĐBSCL trước năm 1975, đã có nghiên cứu sơ bộ về xâm nhập mặn (Delft
- Hà Lan) Sau năm 1975, nhiều cơ quan nghiên cứu như ủy ban Mêkông, Phân Viện Khảo sát Quy hoạch Thủy lợi Nam bộ, Trung tâm Khí tượng Thủy văn phía
Trang 11Nam, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam (tại 2 dự án điều tra cơ bản chua mặn
ĐBSCL, 1993 - 2000 và giám sát mặn thường xuyên, 2001 đến nay)
Do đó trong cách tiếp cận này, đề tài đã:
- Tổng hợp lý thuyết và thực tiễn để xác định phương pháp luận nghiên cứu xâm nhập mặn;
- Tổng quan giữa phát triển và suy thoái, giữa tích cực và tiêu cực trong quá trình nghiên cứu đề xuất giải pháp khai thác bền vững dải đất ven biển ĐBSCL;
- Chuyển giao kinh nghiệm cho người quản lý, sử dụng và đề xuất các công việc cần tiếp tục thực hiện trong lĩnh vực nghiên cứu xâm nhập mặn thời gian tới;
3.3 Tiếp cận phương pháp quản lý tài nguyên nước, phục vụ đa mục
tiêu, đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường: nhằm phòng tránh và giảm thiểu hiểm hoạ thiên tai, phù hợp với tiềm lực kinh tế của đất nước, của ĐBSCL và vùng ven biển còn nhiều hạn chế, khả năng đầu tư chưa cao, cơ sở vật chất còn thiếu thốn và phù hợp tập quan canh tác, văn hoá cư dân ĐBSCL và đặc biệt bảo
vệ tính đa dạng sinh học và môi trường của vùng đất giàu tiềm năng này
3.4 Tiếp cận nguyên lý phát triển bền vững
Quan tâm đến vấn đề quản lý các hệ sinh thái đặc trưng của vùng ven biển
ĐBSCL, bảo đảm tính phục hồi, đa dạng sinh học để phát triển bền vững
Nguồn gốc chủ yếu sự biến đổi môi trường sống của con người là các hoạt
động của con người trong tự nhiên và xã hội Những hoạt động của con người có thể tạo ra các nguy cơ như khai thác cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên do nghèo đói tại các nước đang phát triển (trong đó có nước ta) và tiêu dùng lãng phí tài nguyên tại các nước công nghiệp phát triển, cả hai đều dẫn đến nguy cơ lãng phí tài nguyên và suy thoái môi trường Hội nghị môi trường thế giới Rio de Janeiro
1992 đã nhất trí lấy phát triển bền vững làm mục tiêu hoạt động của nhân loại
trong thế kỷ 21 Đó là quá trình mà sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại,
đồng thời không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai (Hội đồng thế giới về Môi trường và Phát triển - WCED)
Do đó xuyên suốt trong các giải pháp đề xuất phương án khai thác có hiệu quả dải ven biển ĐBSCL, đề tài luôn luôn quán triệt và tiếp cận nguyên lý phát triển bền vững, đồng thời dựa vào các luận cứ khoa học để xây dựng phương án khai thác tổng hợp phục vụ phát triển bền vững nông - lâm - ngư nghiệp của vùng
4 Trích lược những điểm chính của thuyết minh đề tài: 4.1 Mục II.9: Mục tiêu của đề tài
- Làm rõ quy luật diễn biến và tác động của xâm nhập mặn vùng ven biển
ĐBSCL
Trang 12- Cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên
đất nước dải ven biển phục vụ phát triển bền vững nông - lâm - ngư - nghiệp các tỉnh vùng ven biển ĐBSCL
4.2 Mục II.12: Nội dung nghiên cứu đề tài
- Kiểm kê hệ thống hoá và xử lý tài liệu có liên quan đến đề tài
- Đánh giá hiện trạng sử dụng tài nguyên nước và đất ven biển ĐBSCL
- Kiểm nghiệm mô hình xâm nhập mặn và chất lượng nước vùng ven biển
- Thiết lập luận cứ khoa học, phân vùng theo các mô hình sử dụng tài nguyên đất và nước bền vững vùng ven biển
- Nghiên cứu chuyên sâu vùng Cà Mau - Bạc Liêu là vùng điển hình quan trọng đang diễn ra nhiều thay đổi mô hình sản xuất nông nghiệp - thủy sản - lâm nghiệp
- Nghiên cứu thay đổi môi trường ven biển theo các mô hình khai thác và
định hướng giải quyết các vấn đề nảy sinh
- Đánh giá hiệu quả bước đầu của các mô hình khai thác tài nguyên đất - nước vùng ven biển
4.3 Mục II.14: Tiến độ thực hiện
12/2001
2 Đánh giá nhu cầu và hiệu quả sử dụng
các nguồn nước ở các tỉnh ven biển
Báo cáo đánh giá 10/2001ữ
6/2002
3 Xây dựng cơ sở dữ liệu tính mặn Bộ số liệu 10/2001ữ
12/2002
4 Đo đạc xâm nhập mặn phục vụ cho bổ
sung số liệu và kiểm định, chọn thông
7/2002ữ9/
2003
7 Xây dựng các bộ bản đồ đơn tính: thổ
nhưỡng, chất lượng nước, phân bố độ
mặn theo không gian và thời gian và
theo các cấp tần suất
- Bộ bản đồ;
- Phần mềm quản lý dữ liệu
6/2002ữ12/2003
Trang 1310 Nghiên cứu hệ thống công trình hỗ trợ
cho khai thác tài nguyên vùng venbiển
(công trình thủy lợi - thủy sản)
Báo cáo cơ sở khoa học, định hướng kỹ thuật và thiết kế mẫu cho một số loại công trình phục vụ khai thác vùng ven biển
ĐBSCL
6/2003ữ 6/2004
11 Nghiên cứu đánh giá các tác động môi
trường theo các kịch bản khai thác
khác nhau
Báo cáo nghiên cứu
đánh giá tác động môi trường
1/2004ữ 6/2004
12 Nghiên cứu vùng điển hình ven biển
Cà Mau và Bạc Liêu
Báo cáo nghiên cứu phục vụ sản xuất, vận hành khoa học các hệ thống nuôi trồng thủy sản
6/2004
13 Báo cáo tổng kết đề tài Báo cáo tổng kết (báo
cáo chung và các báo cáo chuyên đề)
6/2004ữ 8/2004
4.4 Mục II 16: Yêu cầu khoa học đối với sản phẩm tạo ra
Trang 14+ Chính xác cao
+ Dễ sử dụng
- Chất lượng nước, phân bố mặn, phân bố các thành phần nước, thổ nhưỡng,
+ Chính xác, dễ hiểu
+ Dễ dàng phân tích cùng với nhau
- Bộ bản đồ thích nghi cho từng tỉnh ven biển:
+ Khả thi, hiệu quả cao
+ Có tính mềm dẻo và đa dạng
- Quy hoạch sử dụng đất đai nông nghiệp - lâm nghiệp - thủy sản các tỉnh ven biển
+ Khả thi, kinh tế kỹ thuật và bền vững
+ Có tính mềm dẻo và đa dạng (đưa ra ưu tiên)
+ Các bước đi chuyển đổi cơ cấu (hạ tầng cơ sở, thử nghiệm, nhân rộng, )
4.5 Mục II 23: Kinh phí thực hiện đề tài
Trong đó (triệu đồng)
số
Thuê khoán chuyên môn
Nguyên vật liệu, năng lượng
Thiết
bị, máy móc
Xây dựng sữa chữa nhỏ
Chi khác
Trang 15ĐBSCL giai đoạn 1995 - 2003 đạt khoảng 6% năm ĐBSCL hiện nay đang đẩy mạnh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn
Tất cả những thành tựu của ĐBSCL những năm vừa qua và cả những tiềm năng đa dạng của ĐBSCL xuất phát từ một địa bàn có tiềm năng đặc thù
ĐBSCL là một vùng có nhiều thuận lợi về điều kiện tự nhiên nhưng cũng có nhiều trở ngại lớn về mặt môi trường do chế độ thủy văn của sông Mê kông, do quá trình khai thác ở thượng nguồn, do các vùng đất chua phèn rộng lớn, và đặc biệt là quá trình xâm nhập mặn ở các vùng ven biển do tác động của chế độ bán nhật triều với biên độ lớn Từ những yếu tố đó, ĐBSCL đặc biệt nhạy cảm với mọi biến động khai thác và biến đổi môi trường.
1.1 ĐặC ĐIểM CHUNG
Sông Mêkông có tổng diện tích lưu vực khoảng 795.000 km2, chiều dài dòng chính khoảng 4.200 km Sông bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ở độ cao 5.000 m Lưu lượng nước bình quân năm khoảng 14.000 - 15.000 m3/s Lưu vực sông Mêkông bao gồm lãnh thổ của 6 nước: Trung Quốc, Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam, trong đó phần lãnh thổ thuộc Trung Quốc và Myanma chiếm khoảng 23% diện tích của lưu vực; 77% diện tích của lưu vực còn lại thuộc lãnh thổ của 4 nước Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam
Đồng bằng sông Mêkông có diện tích 49.520 km2 Phần nằm ở Việt Nam
có diện tích 39.331 km2, chiếm hơn 79% diện tích của tam giác châu Mêkông, gọi là Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
Tại Phnômpênh sông Mêkông gặp sông Tonlésap (sông Tonlésap nối Biển
Trang 16Hồ với sông Mêkông), sau đó sông Mêkông chia thành hai nhánh chảy về hạ lưu
là sông Tiền và sông Hậu Sau Mỹ Thuận, sông Tiền chia thành nhiều nhánh đổ
ra biển Đông qua các cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên và Cung Hầu Sông Hậu đổ ra biển Đông qua các cửa : Định An và Trần Đề
Về vị trí địa lý, ĐBSCL nằm ở tọa độ 8o35’ - 10o02’30’’ vĩ độ Bắc và
104o25’ - 106o50’ kinh độ Đông, ĐBSCL bao gồm 13 tỉnh: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang
1.2 KHí HậU
ĐBSCL chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, ấm áp quanh năm, lượng mưa khá lớn Năm chia làm hai mùa rõ rệt Mùa mưa từ tháng V đến tháng
XI, thịnh hành gió mùa Tây Nam, có nhiều mưa, ẩm ướt Mùa khô từ tháng XI
đến cuối tháng IV, thịnh hành gió mùa Đông Bắc, ít mưa, khô hạn
1.2.1 Nhiệt độ không khí
ĐBSCL có nền nhiệt độ cao và tương đối đồng đều Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,4 - 27,3oC Tổng nhiệt độ năm 9.500 - 10.000oC Chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất và tháng lạnh nhất 3 - 4oC Dao động nhiệt độ ban ngày và ban đêm 7 - 8oC (bảng 1-1)
1.2.2 Nắng và bức xạ
Bức xạ mặt trời ở ĐBSCL rất dồi dào và tương đối ổn định, số giờ nắng trung bình trong ngày cao: 7,2 giờ/ngày Năng lượng bức xạ lớn: bình quân 150,8 Kcal/cm2/năm (bảng 1.2)
ĐBSCL ít khi có bão xảy ra trực tiếp, tuy nhiên ảnh hưởng bão ở miền Trung thường gây mưa lớn ở ĐBSCL, và khi bão đổ bộ vào vùng ven biển thường gây thiệt hại lớn do nước biển tràn vào như cơn bão số 5 năm 1997 Mùa mưa thường xảy ra các cơn giông có gió giật tốc độ lớn (Bảng 1.5)
Trang 1727,3 27,4 27,1 26,8 26,9 27,0 27,5 27,2 27,3
28,7 28,6 28,5 27,8 28,0 28,4 28,5 28,4 28,1
28,4 25,8 28,4 27,5 28,0 28,0 28,4 27,9 28,1
28,4 25,8 28,4 27,5 28,0 28,0 28,4 27,9 28,1
27,7 27,5 27,1 26,6 27,3 27,6 27,7 27,0 27,3
27,7 27,5 27,1 26,6 27,3 27,6 27,7 27,0 27,3
27,7 27,5 27,1 26,6 27,3 27,6 27,7 27,0 27,3
27,7 27,5 27,1 26,6 27,3 27,6 27,7 27,0 27,3
27,0 26,9 26,1 26,0 26,4 27,1 26,7 26,4 26,5
25,8 25,4 25,2 25,7 25,4 25,5 25,9 25,5 26,0
25,8 25,4 25,2 25,7 25,4 25,5 25,9 25,5 26,0
B¶ng 1.2: Sè giê n¾ng trung b×nh §BSCL
Sè giê n¾ng trung b×nh §BSCL Tr¹m
Trang 18Bảng 1.3 : ẩm độ tương đối trung bình tại một số trạm ở ĐBSCL
Nhiệt độ trung bình tháng Trạm
77
78
81
81 78
84
82
85
87 84
86
85
86
88 85
86
84
87
88 86
Lượng mưa trung bình tháng phân phối khá đều trong toàn mùa mưa ở mức
200 - 300 mm/tháng, số ngày mưa/tháng đạt từ 15 - 20 ngày Lượng mưa cao nhất, thấp nhất và số ngày mưa trung bình năm tại một số trạm ở ĐBSCL như sau:
Bảng 1.4a: Chế độ mưa tại một số trạm ở ĐBSCL
Cần
Thơ
Rạch Giá
Sóc Trăng
Về thời gian mưa ở ĐBSCL phân bố rất không đều trong năm Hơn 90% lượng mưa năm tập trung trong các tháng mùa mưa Lượng mưa trong mùa khô chỉ chiếm dưới 10% Các tháng I, II, III hầu như không có mưa Vì vậy, ĐBSCL
bị khô hạn nghiêm trọng vào mùa khô Trong mùa mưa tuy có các đợt mưa to gây ngập úng nhưng vẫn xảy ra các đợt khô hạn dài từ 10-15 ngày (tiêu biểu là hạn bà Chằng vào tháng VII, VIII) gây thiệt hại cho canh tác nông nghiệp
Tổng lượng mưa giữa các năm không có sự biến động lớn, nhưng ở các tháng và các thời kỳ bắt đầu và kết thúc mưa thì có sự biến động lớn Thông
Trang 19thường mùa mưa bắt đầu vào tháng V và kết thúc vào tháng XI, nhưng có những năm đến tháng XI lượng mưa rất nhỏ không đáng kể và cũng có những năm đến tháng XII lượng mưa vẫn còn khá lớn (bảng 1.4b)
Bảng 1.4b: Lượng mưa bình quân nhiều năm ở ĐBSCL
4
1,4
4
5,6 16,4
0,9 11,3
0 7,2 1,1 2,5 0,1 2,3
1 4,2
25 11,7 9,7 6,6 3,7 36,9 17,5 34,1 3,8 7,8 13,3 4,5 7,4 7,2 4,7 14,1
80 66,5 42,8 38,7 44,9 60,2 72,2 101,8 34,1 65,9 51,1 38,5 29,2 35,6 59,2 48,2
157,7 147,2 170,1 199,5 183,2 253,3 223,2 270,1 187,3 110,4 163,7 148,6 172,7 187,1 170,8 187,7
114,2 151,6 195,2 319,4 198,9 283,6 267,3 323,3 297,3
96 137,8 187,8
193 222,2 236,2 181,6
134,2 209,4 211,7 218,6 229 214,5 215,8 323,6 233,2 140,2 137,3 185,7 226,5 203,9 207,8 184,4
146,8 174,4 209,1 337,8 257,8 400,9 320,5 365,4
294 112,8 189,3 170,8 212,8 187,2 177,7 168,1
160,3 213,8 250,5 307,8 306,4 334,3 271,9 349,2 254,7 160,3 209,1
233 253,1 245,5 264,2 268,7
252,1 260,3 271,4
257 263,4 224,7 265,5 330,8 296,6 253,1 269,1
267 236,4 260,8 304,8 312,1
135,3 130,7
146 133,9 114,2 137,2 145,8 190,3 196,2 202,8 181,8 103,6 115,4 136,5
128 150,3
46,9 41,8 32,3 20,5 14,1 20,7 28,4 63,6 27,5
20 26,5 35,1 15,7 40,3 14,2 39,9
1246 1418 1550 1849 1620 1971 1841 2376 1826 1188 1391 1382 1463 1536 1572 1572
Bảng 1.5: Tốc độ gió trung bình
Tốc độ gió trung bình (m/s) Trạm
4,7 3,4 3,4 4,1 3,3
4,7 4,0 3,4 3,7 3,2
4,3 3,2 2,8 3,1 3,1
3,3 3,4 3,4 2,4 3,0
3,8 3,8 4,9 2,5 4,7
3,9 3,6 4,8 2,6 4,3
4,1 3,3 5,1 2,7 4,7
3,5 3,7 5,0 2,7 4,2
3,2 3,2 3,1 2,6 2,7
3,7 3,4 3,4 3,1 2,5
3,8 3,8 4,0 3,1 2,5
3,8 3,5 3,9 3,0 3,4
1.2.6 Lượng bốc hơi
Bốc hơi Piche ở ĐBSCL khoảng từ 900 - 1.300, bốc hơi chậu A khoảng từ
1.500 - 1.800mm Bốc hơi trong mùa khô cao hơn mùa mưa, trung bình 4 - 5 mm/ngày trong mùa khô và 3 - 4 mm/ngày trong mùa mưa
Trang 201.3 Thủy văn
Chế độ thủy văn ĐBSCL chịu ảnh hưởng mạnh của nhiều yếu tố tác động: dòng chảy sông Mêkông, thủy triều biển Đông, thủy triều biển Tây - vịnh Thái Lan và chế độ mưa ở đồng bằng
1.3.1 Phân bố lưu lượng vào Tân Châu - Châu Đốc
Nhiều công trình nghiên cứu về thủy văn ĐBSCL đã nhận định rằng: tỷ lệ phân bố lưu lượng từ Phnômpênh vào sông Tiền và sông Hậu qua các trạm Tân Châu và Châu Đốc đóng vai trò rất quan trọng trong chế độ thủy văn và thủy lực toàn đồng bằng
Tỷ lệ trung bình phân bố lưu lượng cho cả năm qua Tân Châu là 79%, qua Châu Đốc là 21% Nhìn chung tỷ lệ này khá ổn định và có những biến đổi nhỏ theo mùa Theo thứ tự trên, trong mùa lũ tỷ lệ là 80% và 20%; trong mùa kiệt tỷ
Bảng 1.6: Lưu lượng trung bình tháng trạm Tân Châu - sông Tiền
(Chuỗi tài liệu 1991 - 2001)
Đơn vị : m 3 /s
THáNG NĂM
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB tháng
Trang 21Bảng 1.7: Lưu lượng trung bình tháng trạm Châu Đốc - Sông Hậu
(Chuỗi tài liệu 1991-2001)
Đơn vị: m 3 /s
THáNG NĂM
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII TB tháng
về sinh mạng và tài sản do lũ lúc đó ở vùng ngập còn thưa thớt nên còn ít, lũ đã thể hiện tính tích cực tự nhiên của nó là mang theo phù sa bồi đắp, thau chua xổ phèn, tiêu diệt các loài côn trùng, chuột bọ có hại cho mùa màng Hệ sinh thái
đất ngập nước với tính đa dạng sinh học phong phú hình thành và phát triển nhờ
1.3.3 Chế độ thủy văn mùa cạn
Mùa cạn bắt đầu từ tháng XII kéo dài đến tháng VI, lưu lượng bình quân sông Mêkông khoảng 6.000 m3/s, đặc biệt là các tháng III, IV, lưu lượng bình quân chỉ đạt trên dưới 2.000 m3/s Thời kỳ này thủy triều biển Đông dao động mạnh, mỗi ngày lên xuống hai lần với biên độ 2,5 - 3,5 m Thủy triều xâm nhập kéo theo mặn lấn sâu vào đồng bằng làm ảnh hưởng đến một vùng rộng lớn với diện tích khoảng 2,4 triệu ha, thời gian ảnh hưởng mặn khoảng 1 đến 8 tháng tùy khu vực
Trang 221.3.4 Triều biển Đông và triều biển Tây
Triều biển Đông là yếu tố cơ bản chi phối tỷ lệ dòng chảy ĐBSCL vào mùa cạn
Dọc theo biển Đông từ cửa Soài Rạp ở cực Bắc qua 8 cửa sông Cửu Long
đến cửa sông Gành Hào ở phía cực Nam, thủy triều biển Đông có một dạng chung và biến đổi theo xu thế: càng về phía Nam thì biên độ càng tăng lên và xuất hiện muộn hơn Từ Vũng Tàu đến Gành Hào biên độ tăng lên khoảng 0,4m
và chậm pha hơn khoảng gần 1 giờ
Triều biển Đông có chế độ bán nhật triều không đều mỗi ngày có hai đỉnh
và hai chân, trong 1 tháng có 2 kỳ triều cường và hai kỳ triều kém Trong năm
đỉnh triều lên cao vào tháng XII và tháng I, xuống thấp vào tháng VI, VII; chênh lệch đỉnh khoảng 0,5 m Chân triều lên cao vào tháng III, IV và tháng IX, X; xuống thấp vào tháng VI, VII và tháng XII, I chênh lệch chân khoảng 1m
Biên độ triều tháng III, IV trong mùa cạn khoảng 2,5 - 3m Do ảnh hưởng lưu lượng thượng nguồn mà mặn xâm nhập sâu đến Hiệp Hòa (Vàm Cỏ Đông); Tuyên Nhơn (Vàm Cỏ Tây); Mỹ Tho (sông Tiền); An Lạc Tây (sông Hậu)
Triều biển Đông ảnh hưởng đến vùng mặn ở bán đảo Cà Mau Với các nguồn mặn của sông Hậu, Mỹ Thanh, Gành Hào đồng thời với nguồn mặn Ông
Đốc, Cái Lớn (biển Tây) đã ảnh hưởng đến một vùng diện tích khoảng 1,2 triệu
ha
Triều biển Tây có dạng nhật triều không đều, hàng ngày có một đỉnh cao và nhọn, phần chân thì bị kéo dài và bị đẩy lên bởi một đỉnh thấp thứ hai Biên độ triều khoảng 0,80-1,0m
Triều biển Tây ít quan trọng vì biên độ nhỏ và chỉ lan truyền vào các kênh nhỏ, đáng kể nhất là ở sông Cái Lớn, khu vực Hà Tiên - Kiên Giang
Tương tác giữa triều biển Đông và triều biển Tây tạo nên một miền giao tiếp ở Kiên Giang và phía Tây Bạc Liêu - Cà Mau, thường được gọi là khu vực giáp nước của triều biển Đông và triều biển Tây
Vấn đề triều ảnh hưởng xâm nhập mặn không những hạn chế đến sản xuất nông nghiệp mà còn ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân và kinh tế - xã hội của toàn ĐBSCL
1.4 ĐịA HìNH
ĐBSCL được hình thành từ việc bồi tích vịnh biển nông Dưới sự lắng đọng bồi đắp của phù sa sông, phù sa biển đã tạo cho ĐBSCL có địa thế cao ở ven sông Tiền, sông Hậu và ven biển, nhưng những vùng xa sông chính, xa biển nằm sâu trong nội địa ít được bồi đắp thì thấp trũng Những vùng trũng ở ĐBSCL là
ĐTM, TGLX, U Minh Nhìn chung ĐBSCL có xu thế nghiêng thoải Đông Nam,
địa hình khá bằng phẳng và hơi thấp, trừ một số núi còn sót lại ở phía Tây (Kiên Giang và An Giang) có cao độ từ 200 - 700 m, phần còn lại có cao độ dưới 5m
Trang 23Đặc điểm địa hình ĐBSCL có thể khái quát thành các nhóm cao độ chính như sau:
- Thềm phù sa cổ dọc biên giới Việt Nam - Campuchia cao độ 2 - 5 m
- Các gò cao tự nhiên dọc sông Tiền, sông Hậu cao độ 1 - 3 m
- Các giồng cát ven biển cao độ 1-3m
- Các đồng bằng ngập lụt sông và ngập triều ven biển cao độ 0 - 1,5 m
ĐBSCL là một vùng đất ngập nước (còn gọi là đất ướt - Wetlands) có chế
độ ngập nước theo mùa Điều kiện địa hình và chế độ thủy văn phức tạp đã tạo nên các vùng đặc trưng:
tự nhiên, đất xốp, các hạt chưa được gắn kết, ngoài ra đất phù sa trẻ có nguồn gốc biển và sông biển hỗn hợp, thường có hạt mịn và nhỏ chứa nhiều thành phần muối hòa tan, do đó đất có tính chất cơ lý và hóa lý đặc biệt, nhạy cảm với các tác động bên ngoài, tính chất của đất dễ biến đổi
1.6 TàI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
1.6.1 Tài nguyên đất
ĐBSCL được tạo thành chủ yếu do trầm tích sông biển Đất đai đa số là các loại phù sa trẻ, có sa cấu nặng và thiếu lân Thành phần sinh phèn pyrite rộng lớn
ở các vùng ĐTM, TGLX, Bán đảo Cà Mau (BĐCM)
Các nhóm đất chính ở ĐBSCL gồm:
- Đất phù sa sông: Phân bố tập trung ở ven và giữa hai sông Tiền và sông
Hậu, diện tích 1,18 triệu ha chiếm tỷ lệ hơn 30% diện tích ĐBSCL Là loại đất
Trang 24hình thành từ lớp phủ trầm tích sông, đất phù sa sông có độ phì nhiêu cao và có thể canh tác đa dạng nhiều loại cây trồng
- Đất phèn: Là loại đất có diện tích lớn nhất 1,6 triệu ha, chiếm 40,6%
ĐBSCL tập trung nhiều ở Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên, Bán Đảo Cà Mau Đất phèn được đặc trưng bởi độ axít cao, nồng độ độc tố nhôm tiềm tàng cao và thiếu lân
Đất phèn ĐBSCL bao gồm đất phèn tiềm tàng (0,42 triệu ha) và đất phèn hoạt động (1,18 triệu ha) Đặc biệt độc tố nhôm trong đất phèn hoạt động có thể biến thiên từ 37,58-136,42 mg/100g (theo Vũ Cao Thái)
- Đất nhiễm mặn: Là loại đất hình thành do trầm tích trong môi trường nước
mặn, chịu ảnh hưởng của triều mặn nghiêm trọng vào mùa khô Diện tích đất nhiễm mặn 0,74 triệu ha chiếm gần 19% diện tích ĐBSCL
- Các loại đất khác:
+ Đất than bùn có diện tích hơn 24.000 ha tập trung nhiều nhất ở vùng rừng
U Minh (Kiên Giang, Cà Mau) Chiều dày lớp đất than bùn thay đổi từ 0,3-1,0m, phía dưới lớp đất than bùn là lớp trầm tích chứa vật liệu sinh phèn
+ Đất xám phân bổ dọc biên giới Việt Nam - Campuchia thuộc các tỉnh Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang Diện tích đất xám ở ĐBSCL khoảng gần 135.000 ha, trong đó đất xám trên nền phù sa cổ chiếm đa số (gần 85.000 ha)
+ Đất đỏ vàng (hình thành từ sản phẩm phong hóa đá macma axit) và đất
đồi núi (xói mòn trơ sỏi đá): chiếm diện tích nhỏ
Trang 25Bảng 1.8: Phân loại đất Đồng bằng sông Cửu Long
VIII Đất xói mòn trơ sỏi đá
25 Đất xói mòn trơ sỏi đá
Thionic Fluvisols
Protothionic Fluvisols
Sali-Epiproto- Thionic Fluvisols Sali- Endoproto- Thionic Fluvisols Sali-Epiproto- Thionic Fluvisols Sali- Endoproto- Thionic Fluvisols Epiproto- Thionic Fluvisols
Endoproto- Thionic Fluvisols
Orthi- Thionic Fluvisols
Sali- Epiorthi- Thionic Fluvisols Sali- Endoorthi- Thionic Fluvisols Epiorthi- Thionic Fluvisols
Endoorthi –Thionic Fluvisols
Fluvisols
Eutric Fluvisols Eutric Fluvisols Gleyic Fluvisols
40,69
10,73 3,43 0,78 1,28 0,88 1,40 2,96
29,96
3,01 8,26 4,88 13,81
30,13
2,13 2,46 9,04 16,49
0,61
0,61
3,42
2,16 0,79 0,48
Nguồn: Phân Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp
Trang 26Bảng 1.9a: Tình hình sử dụng đất ĐBSCL (năm 1998)
8,27
0,015,25
7,78
2,225,550,01
5,17
0,321,192,730,93
2,59
2,360,24
5,69
3,290,421,98
5,31 100
34,60
38,55
48,96 1,80
31,34
14,90
9,89 12,64 22,20
4,56
28,98 12,05
5,06
0,201,02
36,44
30,695,740,00
4,19
0,391,141,481,18
1,36
1,170,19
30,22
2,1622,825,24
2,21 100
(Nguồn: Tổng cục Địa chính, 1999)
(*)
Tổng diện tích tự nhiên ở bảng 1.9a có chênh lệch với tổng diện tích sử
dụng đát ở bảng 1.8 là 32.182 ha, trong đó chủ yếu là diện tích sông suối (chênh
20.472 ha), và đất ch−a sử dụng khác
Trang 27Bảng 1.9b: Tình hình sử dụng đất ở ĐBSCL (năm 2002)
(ha)
Tỷ lệ (%)
Ghi chú
I Đất nông nghiệp 3.027.524 76,2 So với DTTN
a Đất trồng lúa 2.069.817 93,1 So với cây hàng năm
b Đất cây hàng năm khác 153.742 6,9 So với đất cây hàng năm
2 Đất vườn tạp 117.317 3,9 So với đất nông nghiệp
4 Đất nuôi trồng thủy sản 289.271 9,6 So với đất nông nghiệp
II Đất lâm nghiệp 280.480 7,1 So với DTTN
1 Đất vùng tự nhiên 58.136 20,7 So với đất lâm nghiệp
2 Đất rừng trồng 222.344 79,3 So với đất lâm nghiệp
Nguồn: - Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Viện Quy hoạch Thiết kế Nông nghiệp Ghi chú:
1.6.2.1 Lượng nước đến
Dòng chảy sông Mêkông có hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa kiệt, ở thượng
Trang 28lưu mùa lũ bắt đầu từ tháng VII và kết thúc vào tháng XI, mùa kiệt bắt đầu từ tháng XII và kết thúc vào tháng VI Biển Hồ có vai trò điều tiết dòng chảy ở hạ lưu Phnômpênh, tuy thế ở hạ lưu vẫn còn có sự tương phản sâu sắc giữa mùa lũ
và mùa kiệt, lưu lượng giữa tháng lớn nhất và tháng nhỏ nhất vẫn chênh lệch nhau rất lớn Khi vào lãnh thổ Việt Nam, lưu lượng trên sông Tiền lớn hơn sông Hậu nhiều (sông Tiền 84,9% tổng lưu lượng, sông Hậu 15,1% tổng lưu lượng), nhưng sau Vàm Nao tổng lưu lượng ở hai sông tương đối cân bằng Tỷ số phân phối lưu lượng tại Cần Thơ là 49% và Mỹ Thuận là 51%
Lưu lượng bình quân nhiều năm đổ vào châu thổ sông Cửu Long khoảng trên 508 tỷ m3, chiếm 81% lượng dòng chảy bình quân nhiều năm tại Kratie Các hệ số biến động Cv = 0,11 ở Tân Châu, Cv = 0,19 ở Châu Đốc đã chứng
tỏ tác dụng điều tiết của Biển Hồ
Tháng có dòng chảy lớn nhất ở Tân Châu là tháng IX sớm hơn 1 tháng so với Châu Đốc
Tháng có dòng chảy nhỏ nhất là tháng IV Tháng có dòng chảy biến động nhất là tháng có mùa mưa và ổn định nhất là tháng X, thời kỳ xuất hiện đỉnh lũ Dòng chảy mùa cạn giảm dần đều từ tháng X năm trước đến tháng IV năm sau, chia làm hai giai đoạn:
- Từ tháng X đến tháng II: lưu lượng cơ bản lớn, rút nhanh
- Từ tháng III đến tháng IV: là những tháng kiệt nhất lưu lượng sông ít thay
đổi
1.6.2.2 Vấn đề khai thác tài nguyên nước mùa kiệt
Các tính toán đã cho thấy lưu lượng của sông Mêkông đáp ứng được nhu cầu nước cho ĐBSCL đầu mùa khô Tuy nhiên trong thời gian từ tháng II đến tháng IV lưu lượng sông đạt giá trị thấp Thời điểm này trùng với nhu cầu dùng nước tăng cao Sự khai thác nước quá mức trong giai đoạn này làm giảm lưu lượng dòng và dẫn đến nguy cơ xâm nhập mặn sâu vào nội đồng từ các cửa sông Một số tính toán cho thấy lưu lượng cần thiết để ngăn chặn xâm nhập mặn vào khoảng 1.600 m3/s, trong khi đó lưu lượng tháng kiệt nhất của sông (tháng IV chưa trừ lượng nước lấy đi) vào khoảng 1.800 - 2.000 m3/s
1.6.2.3 Chất lượng nước mặt
Chất lượng nước ở ĐBSCL diễn biến khá phức tạp theo không gian và thời gian Nguồn nước mưa và nước sông Mêkông có chất lượng tương đối tốt, khoáng chất hòa tan trong các nguồn nước này đều nằm trong phạm vi cho phép
để có thể làm nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất
Tuy nhiên, tại những địa bàn khác nhau sự xâm nhập mặn, ảnh hưởng nước chua phèn và các tác nhân khai thác của con người (sinh hoạt, sản xuất) và các nguồn nhiễm bẩn khác làm cho chất lượng nước ở ĐBSCL có chiều hướng suy giảm và bị ô nhiễm ở các mức độ khác nhau
Trang 29- Nguồn nước mưa ở ĐBSCL có tổng chất rắn hòa tan nhỏ (khoảng 21 mg/l) Độ pH của nước mưa từ 5 - 7 Nước mưa thường có chất lượng tốt, thích hợp cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau ở những nơi nguồn nước ngọt khan hiếm (nước mặt và nước ngầm) thì nguồn nước mưa là nguồn cấp rất quan trọng cho sinh hoạt cũng như cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt là các vùng ĐTM, TGLX, BĐCM
- Dòng chính của sông Cửu Long (trừ đoạn cửa sông) và các sông rạch ven khu vực sông Tiền, sông Hậu là những vùng có chất lượng nước tốt, nước không chua, không mặn, hàm lượng phù sa tương đối cao, thích hợp để tưới cho cây trồng Về tiêu chuẩn hóa lý thì đạt yêu cầu cấp nước phục vụ sinh hoạt nhưng do
có hàm lượng phù sa lớn và nhiễm bẩn Coliform cao nên cần xử lý khi sử dụng Vùng đồng bằng ven biển ĐBSCL kéo dài từ Long An đến Kiên Giang là vùng bị nhiễm mặn từng thời kỳ Trong mùa mưa nước trên kênh rạch ngọt (nhờ nước mưa và nước sông Mêkông) Tuy nhiên trong mùa khô, kênh rạch vùng này
bị triều mặn xâm nhập gây nhiễm mặn với nhiều mức độ khác nhau Các khu vực
kế cận vùng ngọt có độ mặn nhỏ và thời gian duy trì mặn khoảng 1 - 3 tháng Khu vực càng gần biển, thời gian bị mặn càng dài (6-8 tháng) với độ mặn có thể thay đổi từ 10 - 25g/l
Các kết quả phân tích chất lượng nước khu vực biên giới của ĐTM với Campuchia trong mùa lũ cho thấy lũ tràn qua biên giới khu vực Sở Hạ - Long Khốt có thành phần phù sa trung bình toàn tuyến vào tháng VIII khoảng 82 g/m3, tháng IX khoảng 47 g/m3, tháng X khoảng 10 g/m3, nước không chua, độ pH trung bình khoảng 6-7, nhỏ nhất cũng trên 5,0 Tuy nhiên, so với sông Tiền thì hàm lượng phù sa của dòng tràn nhỏ hơn nhiều
Thời kỳ có lượng phù sa vận chuyển vào đồng lớn nhất từ tháng VII đến tháng IX và sau đó giảm dần Hướng vận chuyển phù sa từ sông Tiền vào theo các kênh rạch Khu vực được bồi đắp nhiều nhất là giải đất ven sông Tiền, với bề rộng khoảng 3 - 4km Càng vào sâu, xa sông chính, lượng phù sa càng giảm ở
ĐTM, tài liệu đo phù sa lũ năm 1991 cho thấy trên đoạn từ Hồng Ngự đến Cao Lãnh đầu các kênh chảy vào có lượng phù sa khá lớn Tuy nhiên, khi vào sâu trong nội đồng hàm lượng phù sa giảm khá nhanh
Nước ngầm ở ĐBSCL chủ yếu dùng cho sinh hoạt, chỉ một lượng rất ít được dùng để tưới, sản xuất công nghiệp Nguồn nước ngầm bao gồm hai loại: nước ngầm tầng nông và nước ngầm tầng sâu Nước ngầm tầng nông nằm trong phức
hệ Holoxen, có mức nước biến động từ 0,5 - 5,0m, nước ngầm tầng sâu nằm trong các phức hệ Plitoxen, Mioxen, chất lượng nước ngầm tầng sâu khá tốt, đảm bảo các tiêu chuẩn về sinh hoạt Tuy nhiên, các giếng phải được khoan đủ độ sâu, đúng các quy trình kỹ thuật Kết quả nghiên cứu tại Đồng Tháp cho thấy 39,3% giếng khoan tại Đồng Tháp không đạt tiêu chuẩn về nước uống, về độ mặn (1g/l); 61% tổng số giếng khoan ở ĐTM, nồng độ sắt trong nước vượt quá tiêu chuẩn; 18,7% các mẫu giếng đào có độ pH không đạt tiêu chuẩn, E coliform
đều vượt tiêu chuẩn ở tất cả nguồn nước với các mức khác nhau; 47,4% nguồn
Trang 30nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh
1.6.3 Tài nguyên sinh học
ĐBSCL có nhiều dạng sinh thái tự nhiên gồm các bãi triều, giồng cát, đầm lầy ven biển, các vùng cửa sông, vùng ngập lũ, đồng trũng, đầm lầy than bùn
Đất ngập nước theo mùa hoặc thường xuyên chiếm phần lớn diện tích ĐBSCL Các vùng ngập nước là hệ sinh thái tự nhiên phong phú nhất Các hệ sinh thái tự nhiên của ĐBSCL gồm: rừng ngập mặn ven biển, rừng ngập nước nội địa và hệ sinh thái các vùng cửa sông
- Rừng ngập mặn ven biển: Vùng ven biển ĐBSCL nguyên thủy là vùng
ngập mặn lớn nhất Việt Nam Trong chiến tranh chất diệt cỏ của Mỹ đã phá hủy 124.000 ha rừng ngập mặn ở miền Nam Việt Nam, trong đó phần lớn là khu vực
ĐBSCL Sau năm 1975 do mở rộng diện tích trồng lúa và nuôi tôm cùng với việc khai thác gỗ nhiều cánh rừng ngập mặn còn lại ở ĐBSCL bị tiếp tục phá hủy
Đến năm 1983 chỉ còn lại khoảng 191.800 ha rừng ngập mặn dọc bờ biển từ Vũng tàu đến ĐBSCL Hiện nay diện tích rừng giảm đi rất nhiều do phát triển nuôi tôm, đặc biệt là tại các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau Rừng ngập mặn vùng ĐBSCL là hệ sinh thái giàu tài nguyên sinh học và có chức năng quan trọng trong việc ổn định và phát triển ĐBSCL
- Đất ngập nước nội địa: Hạ lưu sông Mêkông có một vùng rộng lớn ngập nước theo chu kỳ Thảm thực vật chính ở vùng này là rừng tràm (Melaleuca leucadendron) Hệ sinh thái rừng tràm có ý nghĩa quan trọng trong việc ngăn
ngừa axit hóa đất, có vai trò lớn trong việc điều hòa khí hậu Rừng ngập nước nội
địa là nơi cư trú của nhiều loài hoang dã Việc mở rộng đất nông nghiệp tại các khu vực rừng ngập nước nội địa (ĐTM, rừng U Minh, vùng Tứ giác Hà Tiên) làm diện tích rừng tràm đã giảm đáng kể Điều này đã làm ảnh hưởng đến môi trường toàn đồng bằng
Để duy trì hệ sinh thái rừng tràm cần cung cấp nước, cung cấp dinh dưỡng,
ổn định đất Việc cấp nước chủ yếu từ sông và nước mưa Hiện nay các khu rừng tràm tự nhiên được bảo vệ nghiêm ngặt (khu vực Tràm Chim ở ĐTM, rừng đặc dụng U Minh Thượng, U Minh Hạ và vùng đặc dụng Vồ Dơi ở Cà Mau), nhiều rừng tràm trồng cũng được phát triển
- Hệ sinh thái cửa sông: Với 8 cửa sông lớn ở vùng cửa sông ĐBSCL có
nhiều loài tôm cá và các loài này phụ thuộc vào tình trạng của các cửa sông Việc di cư và sinh sản của các loài thủy sinh chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của chế
độ dòng chảy sông và thủy triều
Trang 31VIỆT NAM
LÀO
CAMPUCHIATHÁI LAN
Biển Hồ
So âng M ê Kô ng
Sông, kênh rạch
Biên giới quốc gia
Ranh giới lưu vực
Lưu vực sông Mê Kông
Đồng bằng Sông Cửu Long
Trang 32BẾN TRE
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
1400
1400 1600 1800
1800 1800
2000 2200
Lượng mưa từ 1200 đến 1400mm Lượng mưa từ 1400 đến 1600mm Lượng mưa từ 1600 đến 1800mm Lượng mưa từ 1800 đến 2000mm Lượng mưa từ 2000 đến 2200mm Lượng mưa từ 2200 đến 2400mm
GHI CHÚ
10km
Trang 33Chương 2
DòNG CHảY SÔNG CửU LONG TRONG MùA CạN và chế độ nước nội đồng mùa cạn
Chế độ dòng chảy ở ĐBSCL được quyết định bởi chế độ dòng chảy thượng nguồn, chế độ triều biển Đông, biển Tây và chế độ mưa nội đồng Trong mùa cạn, nguồn nước ngọt duy nhất vào ĐBSCL là lưu lượng của sông Mê kông do mưa trong mùa này không đáng kể Trong phân phối dòng chảy đến, ngoài lượng nước dùng được lấy để phục vụ cho các nhu cầu dân sinh kinh tế; lượng hao nước tự nhiên; còn cần một lưu lượng tối thiểu để chống lại quá trình xâm nhập mặn Trong cao điểm các tháng mùa cạn (từ tháng II đến tháng IV) lưu lượng sông có giá trị thấp trong khi đó nhu cầu dùng nước tăng cao Các tính toán cân bằng cho thấy lưu lượng cần thiết để ngăn chặn xâm nhập mặn trong mùa cạn vào khoảng 1600 m 3 /s (lưu lượng tháng kiệt nhất của sông là tháng IV từ 1800 -
2000 m 3 /s ) Về phương diện thủy động lực, mức độ xâm nhập mặn phụ thuộc vào bài toán cân bằng giữa nguồn ngọt đẩy trôi ra và sức khuếch tán đưa mặn từ biển vào, tạo nên quá trình diễn biến của nồng độ mặn S theo khoảng cách l tính
từ cửa sông Lưu lượng nước ngọt hiệu quả (không kể lưu lượng sóng vào theo thủy triều) là yếu tố quan trọng bậc nhất đối với mức độ xâm nhập mặn trong mùa cạn ở ĐBSCL
Do đó khi nghiên cứu xâm nhập mặn ở ĐBSCL, cần thiết nghiên cứu về dòng chảy sông Cửu Long trong mùa cạn; mức độ lấy nước dùng trong mùa này
và cơ chế truyền triều vào nội đồng
2.1 ĐáNH GIá LƯU LƯợNG NGUồN SÔNG CửU LONG
Mùa cạn nguồn nước ngọt duy nhất vào ĐBSCL là lưu lượng của sông Mêkông Song những tháng cạn kiệt, lưu lượng thượng nguồn tương đối ít mà có
độ dốc lòng sông nhỏ, địa hình lại khá bằng phẳng tạo điều kiện cho nước mặn
ảnh hưởng và xâm nhập sâu trên dòng chính và trong nội đồng Mặc dù những tháng mùa cạn hầu như toàn bộ ĐBSCL bị chi phối bởi thủy triều Tuy nhiên, mức độ xâm nhập mặn còn chịu chi phối bởi lưu lượng nước ngọt chảy ra các cửa sông
Trên sông Tiền và sông Hậu, hai trạm thủy văn cơ bản là Tân Châu và Châu
Trang 34Đốc đo lưu lượng tháng IV từ 1991 đến 2001 Qua chuỗi số liệu ấy lưu lượng tháng IV trung bình nhiều năm là 2.448 m3/s, năm lớn nhất là 3.407 m3/s (tháng
IV - 2000 và nhỏ nhất 1.633 m3/s (tháng IV-1993) (bảng 1.6 và 1.7)
Cũng cần lưu ý rằng việc xác định lưu lượng trung bình ngày bằng đo lưu tốc từng giờ trong chế độ dòng chảy thủy triều thường khó đạt mức chính xác cao, nhưng dù sao những số liệu thực đo nói trên cũng là cơ sở để đánh giá lưu lượng nước ngọt đến Việt Nam trong tháng IV
Tạm thời bỏ qua phần nước ngọt được lấy đi và hao tự nhiên, đoạn trên sông thuộc lãnh thổ Campuchia hoặc ước tính một con số gần đúng để khấu trừ, có thể lấy biên bài toán khai thác nước mùa khô của ĐBSCL là quá trình nước từ ngã tư Phnômpênh về hai nhánh sông Tiền và sông Hậu, bằng tổng lưu lượng nước đến Phnômpênh, theo dòng chính qua Kratie và lưu lượng điều tiết từ Biển Hồ về theo sông Tonlesap qua trạm Prekdam
Phần dòng chảy trên sông chính qua Kratie ta có cơ sở đáng tin cậy để xác
định, từ tài liệu dòng chảy hàng ngày suốt từ năm 1924 đến năm 1970 và từ năm
1980 đến nay Lưu lượng qua Kratie cũng có tương quan khá chặt chẽ với lưu lượng Pakse là trạm ở thượng lưu mà tài liệu quan trắc được đánh giá là đáng tin cậy và liên tục
Theo qui luật chung, nước sông Mêkông chứa vào Biển Hồ cùng với lượng nước của bản thân lưu vực Biển Hồ trong mùa lũ được tháo dần về Phnônpênh cho đến cuối mùa khô mới hết Trong tháng I, II lưu lượng tháo ra sông Tonlesap còn chiếm tới 40% tổng lưu lượng tới Phnômpênh Đến cuối tháng IV là thời gian mà Biển Hồ tháo gần cạn, chênh lệch thế nước Biển Hồ - Phnômpênh rất nhỏ và rất nhạy với sự dao động của thủy triều, cũng như phạm vi biến đổi giữa các năm không ổn định Cuối tháng V khi bắt đầu chu kỳ nước lên hàng năm thì lại có dòng chảy ngược vào Biển Hồ
Cho đến nay, rất nhiều cơ quan đã cố gắng nghiên cứu nhằm đánh giá lưu lượng vào ĐBSCL Tập hợp kết quả được trình bày ở các bảng sau :
Bảng 2.1: Tổng hợp các số liệu đánh giá dòng chảy đến Phnômpênh
+ Đoàn quy hoạch Hà Lan - 1974
Trang 35Từ số liệu lưu lượng bình quân ngày của trạm Pakse, Kratie và Prekdam
trong thời gian đo đạc, đoàn Hà Lan năm 1974 đã tính toán các chỉ số về lưu
lượng tháng đến Phnômpênh (bảng 2.1)
Đoàn chuyên gia quy hoạch tổng thể NEDECO, năm 1991 đã tính lại có xét
thêm tác dụng điều tiết của một số hồ chứa mới xây dựng trên các nhánh sông ở
trung lưu sông Mêkông và đưa ra các trị số đặc trưng tính toán
Trong báo cáo của đề tài cấp nhà nước KC 12 - 06 đã xem xét đánh giá lưu
lượng vào ĐBSCL dựa vào số liệu đo đạc ở các trạm thượng lưu
Lưu lượng vào ĐBSCL trong mùa kiệt, như trên đã đề cập được xem là tổng
lưu lượng tại Kratie và Prekdam :
QPP = QKr + QPrekTrong đó QPrek được kéo dài bằng phương pháp tương quan theo lưu lượng
đo tại Pakse ở đây có xét tách riêng cho hai trạng thái dòng chảy tự nhiên và
dòng chảy có điều tiết của các hồ chứa Sử dụng phương trình tương quan đường
nước rút, phục hồi chuỗi lưu lượng tự nhiên tại Pakse thời kỳ 1979 - 1990 Từ kết
quả phục hồi chuỗi tự nhiên, các tác giả đã xác định được lưu lượng điều tiết của
các hồ chứa bổ sung cho dòng chảy kiệt sông Mêkông trong thời kỳ này Kết quả
tính điều tiết được ghi ở bảng 2.2
Trang 36Bảng 2.2: Lưu lượng điều tiết từ các hồ chứa hiện có ở thượng lưu
Đơn vị : m 3 /s
Như vậy tại Pakse đã xây dựng được 2 chuỗi lưu lượng tự nhiên và điều tiết
Hai chuỗi số liệu này dùng để kéo dài lưu lượng tại Kratie và Prekdam
Dựa vào 2 chuỗi tính toán tại Kratie và Prekdam bằng các phương trình
tương quan đã tính được chuỗi dòng chảy tự nhiên và chuỗi dòng chảy có điều
tiết vào ĐBSCL
Từ chuỗi số liệu nhiều năm đã kéo dài (1924 - 1990) tiến hành tính tần suất
lưu lượng các tháng mùa kiệt cho cả 2 trạng thái dòng chảy điều tiết và tự nhiên
Trang 37Bảng 2.4: Lưu lượng tháng IV ứng với các tần suất (1923-1990)
Trạng thái tự nhiên Trạng thái điều tiết (Hồ chứa hiện có)
+ Tài liệu để tính toán chỉ ở Pakse, Kratie có độ tin cậy cao, còn ở Prekdam ghi được trong nhưng năm 1961 - 1969 thì chưa đủ tin cậy Hơn nữa dựa vào tài liệu thời kỳ 1961 - 1969 của Prekdam để kéo dài cho hiện nay còn nhiều điểm chưa thật thỏa đáng như : mức độ biến động của lòng hồ và của bản thân lưu vực Biển Hồ
+ Phải xem xét kỹ hơn lưu lượng tiêu hao các loại ở toàn bộ cánh đồng, mặt sông và kênh của Campuchia từ Kratie và Prekdam trở xuống biên giới Việt Nam Đây là vùng rất ít mưa trong tháng IV
Hơn nữa sẽ gặp phải sai số nếu ta chỉ dựa vào quan hệ Z ~ W (tổng lượng) của Biển Hồ để nhằm xác định khả năng tháo của Biển Hồ trong mùa kiệt mà không chú ý đầy đủ đến khả năng bốc hơi và ngấm của lưu vực to lớn này
+ Như trên đã trình bày, tài liệu thực đo lưu lượng tháng IV tại Tân Châu, Châu Đốc là rất quý giá, là cơ sở để đánh giá lưu lượng vào Việt Nam Đề nghị tiến hành đo đạc thường xuyên và đồng thời tại Tân Châu, Châu Đốc và các trạm thượng lưu như Kratie, Prekdam, Pacsê
Trong khi chờ đợi thẩm định các kết quả, kiến nghị tạm sử dụng trong tính toán quy hoạch theo kết quả đo đạc tại Tân Châu, Châu Đốc vào tháng IV Nếu cần thiết, thử lấy nó làm cơ sở để xét tương quan và kéo dài
Hơn nữa, vấn đề không chỉ tháng IV, mà các tháng II, III, V bình quân nhiều năm cũng như các năm kiệt ở các tần suất khác nhau Cho đến nay, chỉ có thể dựa vào rất ít tài liệu ở phía trên để đánh giá và tính toán Tháng II, IIl tuy lưu lượng chưa đến cực tiểu, nhưng ở nước ta cũng như các nước ven sông ở phía
Trang 38thượng nguồn đều lấy nhiều nước, tháng V là thời kỳ chuyển tiếp Thực tế đầu tháng V mực nước thấp mà khai thác sử dụng nước lại nhiều nên mặn vào sâu Vì vậy việc xác định lưu lượng nguồn trong thời kỳ này rất quan trọng và cần thiết.
2.2 PHÂN Bố LƯU LƯợNG NƯớC NGọT CHO CáC NHáNH SÔNG 2.2.1 Phân bố lưu lượng từ Phnômpênh vào Tân Châu, Châu Đốc
Tỷ lệ phân bố lưu lượng từ Phnômpênh vào sông Tiền và sông Hậu qua Tân Châu - Châu Đốc đóng vai trò rất quan trọng trong chế độ thủy văn, thủy lực toàn đồng bằng
Tỷ lệ trung bình cho cả năm vào khoảng 84,9% cho Tân Châu và 15,1% cho Châu Đốc Nhìn chung, tỷ lệ này khá ổn định và có những biến đổi nhỏ theo cấp lưu lượng Trong mùa lũ tỷ lệ phân phối khoảng 80% cho Tân Châu và 20% cho Châu Đốc Trong mùa kiệt tỷ lệ phân phối trong khoảng 84 - 87% cho Tân Châu và 13 - 16% cho Châu Đốc
Bảng 2.5: Phân phối lưu lượng qua Vàm Nao trong tháng IV
Tân Châu + Châu Đốc 2064 2238 1917 1797 1846 1633 1880 2146 1940
2.2.2 Phân phối lưu lượng qua Vàm Nao
Vàm Nao được xem là một sông nối vừa là chi lưu của sông Tiền với nhiệm
vụ tiếp nước cho sông Hậu Sự phân phối dòng chảy qua Vàm Nao đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập trạng thái cân bằng về thủy lực cho 8 nhánh sông
Tỷ lệ phân phối lưu lượng qua Vàm Nao thay đổi lớn theo cấp lưu lượng, từ 27 - 50% so với dòng chảy qua Phnômpênh, mùa kiệt tỷ lệ này vào khoảng 27 - 38%, trung bình khoảng 32%
2.2.3 Phân phối lưu lượng tại Cần Thơ - Mỹ Thuận
Thực tế việc đo đạc lưu lượng qua Cần Thơ - Mỹ Thuận gặp rất nhiều khó khăn, dao động thủy triều mạnh, mặt cắt lòng sông lớn, gió mạnh ảnh hưởng nhiều đến kết quả đo đạc Mặt khác, đã có sự gia tăng đáng kể trong việc lấy nước tưới 2 bên bờ sông Tiền và sông Hậu trong đoạn từ Tân Châu đến Mỹ Thuận và từ Châu Đốc đến Cần Thơ Qua tài liệu đo đạc tháng IV từ 1983 - 1990 tại Mỹ Thuận và Cần Thơ ta có tỷ lệ phân phối như bảng 2.6
Trang 39Bảng 2.6: Phân phối dòng chảy qua Mỹ Thuận và Cần Thơ thực đo tháng
Bảng 2.7: Tỷ lệ phân phối lưu lượng tại Mỹ Thuận và Cần Thơ từ tài liệu
thực đo và tính toán thủy lực
2.2.4 Phân phối lưu lượng ra các cửa sông
Các cửa ra của hệ thống sông Cửu Long hầu như ít được đo đạc lưu lượng Việc đánh giá chúng chỉ dựa vào kết quả tính toán thủy lực Kết quả tính toán năm 1974 và hiện nay cho ta hình ảnh khá trái ngược ở một vài cửa (bảng 2.8) Năm 1992 một nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Sở từ việc phân tích số liệu thực đo và kết hợp với kết quả tính toán bằng mô hình thủy lực trong dự án nghiên cứu xâm nhập mặn ở ĐBSCL giai đoạn III cũng cho kết quả khác biệt với các kết quả trên (bảng 2.8)
Bảng 2.8a: Phân phối lưu lượng tại các cửa
Hàm Luông
Cổ Chiên
Cung Hầu
Trang 40Thực ra do thời đoạn tính toán khác nhau, việc lựa chọn điều kiện biên và mục đích của vấn đề cần giải quyết khác nhau, dẫn tới kết quả khác nhau
2.3 ảnh hưởng của thủy triều đến dòng chảy
2.3.1 Khái quát về triều cửa sông
Tất cả 8 cửa sông nói trên đều có trạm đo mực nước từng giờ, đều có nhược
điểm là đặt sâu vào trong khoảng 2 - 4 km, nên mực nước đo ở trạm có thể bị sai khác một ít so với ngoài cửa do ảnh hưởng của lưu lượng nguồn Xét về những
đặc tính cơ bản của triều biển Đông đối với ĐBSCL, có thể lấy số đo ở trạm Vũng Tàu, nơi xa cửa sông, ít chịu ảnh hưởng của nước nguồn, làm tiêu biểu
Đây là chế độ bán nhật triều không đều, mỗi ngày có hai đỉnh và hai chân,
độ cao của mỗi đỉnh và chân lại biến đổi từ ngày này sang ngày khác trong một chu kỳ khoảng nửa tháng
Hai chân thì biến đổi nhiều hơn, trong mỗi chu kỳ nửa tháng biên độ có thể
đến 2,00 m với một đặc điểm là đường bao hai chân lệch pha nhau một nửa chu
kỳ, một chân xuống thấp dần thì chân kia lại lên cao dần từ ngày này sang ngày khác và ngược lại
Đường trung bình trượt của 24 hoặc 25 số đo mực nước giờ, coi như của