Xây dựng nền đường ô tô
Trang 1PGS.TS NGUYỄN QUANG CHIÊU
TS LÃ VĂN CHĂM
XÂY DỰNG NỀN ĐƯỜNG Ô TÔ (Tái bản có sửa chữa bổ sung)
NHÀ XUẤT BẢN GIAO THÔNG VẬN TẢI
HÀ NỘI – 2008
Trang 2LỜI NÓI ĐẦU
Xây dựng đường ô tô là một công tác tổng hợp, gồm nhiều công việc khác nhau,
từ công tác giải phóng mặt bằng đến việc xây dựng nền đường, mặt đường, các công trình trên đường (như cầu, cống, tường chắn…) cho đến các công trình phòng hộ và khai thác đường Khi xây dựng đường thành phố nó còn gồm công tác xây dựng đường
xe đạp, đường người đi, quảng trường, các công trình ngầm, công tác trồng cây và trang trí đường…
Tuy nhiên do sự hạn chế về số tiết học nên trong giáo trình này chỉ nghiên cứu những vấn đề liên quan đến công tác xây dựng nền đường và mặt đường trong các điều kiện khác nhau, bằng vật liệu khác nhau
Phần “Xây dựng nền đường ô tô” chủ yếu trình bày các biện pháp và kỹ thuật thi công công trình nền đường trong các điều kiện khác nhau về địa hình, địa chất và trang thiết bị thi công Phần này còn có chương 10 giới thiệu về kỹ thuật thi công các công trình nhỏ trên đường là các công trình liên quan chặt chẽ với việc xây dựng nền đường Khi biên soạn lần tái bản này, chúng tôi đã dựa vào quy trình thi công nền đường, các tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến công tác làm đất hiện hành, yêu cầu nền đường theo TCVN 4054-05, đồng thời cố gắng cập nhật các kỹ thuật thi công mới nhất ở trong
và ngoài nước, các máy thi công nền hiện đại, đặc biệt trình bày tương đối chi tiết về các biện pháp xử lý, khi xây dựng nền đường trên đất yếu và về kỹ thuật đầm nén đất là những vấn đề mới khi xậy dựng nền ở nước ta
Là môn học thi công, môn xây dựng đường ô tô, nhất là phần xây dựng nền đường, phải gắn liền với thực tiễn sản xuất và tổng kết kinh nghiệm của thực tế xây dựng ở nước ta và trên thế giới Dù đã cố gắng cập nhật các quy trình quy phạm, kinh nghiệm thi công mới ở trong và ngoài nước, nhưng do thời gian và kinh nghiệm có hạn nên quyển sách chắc còn thiếu sót Rất mong bạn đọc góp ý bổ sung
Các tác giả
Trang 3Chương 1 Các vấn đề chung về xây dựng nền đường
1.1 yêu cầu đối với công tác thi công
Nền đường là bộ phận chủ yếu của công trình đường Nhiệm vụ của nó là đảm bảo cường độ và độ ổn định của kết cấu mặt đường Nó là nền tảng của áo đường; cường độ, tuổi thọ và chất lượng sử dụng của kết cấu áo đường phụ thuộc rất lớn vào cường độ và độ
ổn định của nền đường Nền đường yếu, mặt đường sẽ biến dạng, rạn nứt và hư hỏng mau Cho nên trong bất kỳ tình huống nào, nền đường cũng phải có đủ cường độ và độ ổn định,
đủ khả năng chống được các tác dụng phá hoại của các nhân tố bên ngoài Yếu tố chủ yếu
ảnh hưởng tới cường độ và độ ổn định của nền đường là tính chất đất của nền đường, phương pháp đắp, chất lượng đầm lèn, biện pháp thoát nước và biện pháp bảo vệ nền
đường
Công tác xây dựng nền đường nhằm biến đổi nội dung các phương án và bản vẽ thiết kế tuyến và nền đường trên giấy thành hiện thực Trong quá trình này cần phải tiết kiệm tiền vốn, nhân lực làm sao hoàn thành được nhiệm vụ, đúng khối lượng, đúng chất lượng, đúng tiến độ Do vậy, khi xây dựng nền đường, phải thực hiện các yêu cầu cơ bản dưới đây:
1 Để bảo đảm nền đường có tính năng sử dụng tốt, vị trí, cao độ, kích thước mặt cắt, quy cách vật liệu, chất lượng đầm nén hoặc sắp xếp đá của nền đường (bao gồm: thân nền và các hạng mục công trình có liên quan về thoát nước, phòng hộ và gia cố) phải phù hợp với hồ sơ thiết kế và các quy định hữu quan trong quy phạm kỹ thuật thi công Yêu cầu này có nghĩa là phải làm tốt công tác lên khuôn đường phục vụ thi công, phải chọn vật liệu sử dụng một cách hợp lý, phải lập và hoàn chỉnh các quy trình thao tác kỹ thuật thi công và chế độ kiểm tra, nghiệm thu chất lượng
2 Chọn phương pháp thi công thích hợp tuỳ theo các điều kiện về địa hình, tình huống đào đắp, loại đất đá, cự ly vận chuyển, thời hạn thi công và công cụ thiết bị Phải
điều phối và sử dụng nhân lực, máy móc, vật liệu một cách hợp lý, làm sao “tận dụng
được tài năng con người và của cải” để tăng năng suất lao động, hạ giá thành và bảo đảm chất lượng công trình
3 Các hạng mục công tác xây dựng nền đường phải phối hợp chặt chẽ, công trình nền đường cũng phải phối hợp tiến độ với các công trình khác và tuân thủ sự bố trí sắp xếp thống nhất về tổ chức và kế hoạch thi công của toàn bộ công việc xây dựng đường nhằm hoàn thành nhiệm vụ thi công đúng hoặc trước thời hạn
4 Thi công nền đường phải quán triệt phương châm an toàn sản xuất, tăng cường giáo dục về an toàn phòng hộ, quy định các biện pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn, nghiêm túc chấp hành quy trình làm việc an toàn, làm tốt công tác đề phòng tai nạn, bảo đảm thi công thực sự an toàn
Tóm lại: Cần phải chú trọng về các mặt kỹ thuật thi công và tổ chức quản lý để thực hiện được các yêu cầu về chất lượng tốt, rẻ, nhanh và an toàn
Trang 4Tuỳ theo cấp đường, tiêu chuẩn kỹ thuật kết hợp với điều kiện địa hình, địa chất,
thuỷ văn, tình hình đào đắp của địa phương mà có thể có các kiểu nền đường sau:
1.1.1 Nền đường đắp thông thường (hình 1-1)
b B
1:
Hình 1-1
Trong đó: B – Chiều rộng của nền đường (m)
b – Chiều rộng của dải hộ đạo được bố trí khi chiều cao từ vai đường đến đáy thùng
đấu lớn hơn 2m Với đường cao tốc và đường cấp I, b không được vượt quá 3m, với các
cấp đường khác b rộng từ 1-2m
m - Độ dốc của taluy nền đắp được xác định theo loại đất đắp, chiều cao taluy và
điều kiện địa chất công trình của đáy nền đường Khi chất lượng của đáy nền đắp tốt m
được lấy theo bảng 1-1
Bảng 1-1
Độ dốc mái taluy nền đắp (theo TCVN 4054)
Chiều cao mái taluy nền đắp Loại đất đắp
Mặt cắt ngang của nền đường đắp ven sông và ở các đoạn ngập nước có thể có
dạng như hình 1-2 Cao độ vai đường phải cao hơn mực nước lũ thiết kế kể cả chiều cao
sóng vỗ và cộng thêm 50cm Tần suất lũ thiết kế nền đường ôtô các cấp cho ở bảng 1-2
Bảng 1-2 Tần suất lũ thiết kế nền đường
Cấp đường Đường cao
tốc, cấp I Đường cấp II Đường cấp III Đường cấp IV,VTần suất lũ
Xác định theo tình hình cụ thể
Trang 5B
Mực nước thiết kế thường xuyên
Khi độ dốc ngang của mặt đất tự nhiên dốc hơn 1:5 thì phải đánh cấp mái taluy
tiếp giáp giữa nền đường và sườn dốc (kể cả theo hướng của mặt cắt dọc) chiều rộng cấp
không nhỏ hơn 1m, đáy cấp phải dốc nghiêng vào trong 2-4% Trước khi đánh cấp phải
đào bỏ đất hữu cơ và gốc cây
Khi mở rộng nền đường do nâng cấp cải tạo thì phải đánh cấp mái taluy tiếp giáp
giữa nền đường cũ và nền đường mở rộng Chiều rộng cấp của đường cao tốc, đường cấp I
thường là 2m, loại đất đắp nên dùng đất đắp nền đường cũ
1.1.4 Nền đường có tường giữ chân (tường chắn ở chân taluy)
Khi đất tương đối tơi xốp dễ trượt chân taluy thì nên làm tường giữ chân (hình
1-4) Tường chân tương đối thấp, chiều cao không quá 2m, đỉnh rộng 0,5 - 0,8m, mặt trong
thẳng đứng, mặt ngoài dốc 1:0,2 - 1:0,5 bằng đá xây hoặc xếp khan
Hình 1-4
Trang 6Với nền đường đắp qua các đoạn ruộng nước, có thể làm tường giữ chân cao
không quá 1,5 m bằng đá xây vữa ở chân mái taluy đắp
1.1.5 Nền đường có tường giữ ở vai (hình 1-5)
Nền đường nửa đào nửa dào nửa đắp trên sườn dốc đá cứng, khi phần đắp không
lớn nhưng taluy kéo dài khá xa khi đắp thì nên làm tường giữ ở vai Tường giữ ở vai
đường không cao quá 2m, mặt ngoài thẳng đứng, mặt đáy dốc nghiêng vào trong 1:5 làm
bằng đá tại chỗ Khi tường cao dưới
1m, chiều rộng là 0,8m, tường cao
trên 1m chiều rộng là 1m, phía trong
tường đắp đá Chiều rộng bờ an toàn
L lấy như sau: Nền đá cứng ít phong
hoá: L = 0,2- 0,6m; nền đá mềm hoặc
đá phong hoá nặng L = 0,6 - 1,5m;
đất hạt lớn đầm chặt L = 1,0 - 2,0m
Với đường cao tốc, đường cấp
I thì làm bằng đá xây vữa, các đường
khác chỉ xây vữa 50cm phía trên
1.1.6 Nền đường xây đá (hình 1-6)
Nền đường nửa đào nửa đắp ở các đoạn đá cứng chắc (khó phong hoá) khi khối
đắp tương đối lớn, taluy kéo dài tương đối xa khó đắp, thì có thể làm nền đường đá xây
Nền đường xây bằng đá hộc khó phong hoá, khai thác tại chỗ, bên trong đắp đá
Chiều rộng tường đá là 0,8m, mặt đáy dốc vào trong 1:5, chiều cao xây đá từ 2-15m
Chiều rộng dải an toàn phía ngoài L lấy như mục 1.1.5
1.1.7 Nền đường có tường chắn đất (hình 1-7)
Tường chắn đất phải thiết kế phù hợp với quy định của “Quy phạm kỹ thuật thiết
Hình 1-5
Trang 7Tường vai
Hình 1-7
1.1.8 Nền đường có tường chân (hình 1-8)
Khi nền đường đắp trên sườn dốc có xu hướng trượt theo sườn dốc hoặc để gia cố
đất đắp trả phần đánh cấp ở chân taluy thì có thể dùng nền đường có tường chân Tường
chân có mặt cắt hình thang, đỉnh tường rộng trên 1m, mặt ngoài dốc từ 1:0,5 - 1:0,75,
chiều cao không quá 5m xây đá Tỷ số mặt cắt ngang của tường trên mặt cắt ngang của
Độ dốc mái taluy nền đào đất phải căn cứ vào độ dốc của các tuyến đường hiện
hữu gần đó và tình hình ổn định của các hòn núi tự nhiên, tham khảo bảng 1 - 3 để quyết
Trang 8Bảng 1-3
Độ dốc mái taluy nền đào
Chiều cao taluy(m)
Ghi chú:- Với đường cao tốc, đường cấp dùng độ dốc mái taluy tương đối thoải
- Đất loại cát, đất sỏi sạn và các loại đất dễ mất ổn định sau khi mưa thường phải
dùng đọ dốc mái taluy tương đối thoải
- Đất cát, đất hạt nhỏ thì chiều cao mái taluy không quá 20m
Độ dốc mái taluy đào đá phải căn cứ vào loại đá, cấu tạo địa chất, mức độ phong
hoá của đá, chiều cao taluy, tình hình nước ngầm và nước mặt mà xác định
Trong trường hợp bình thường độ dốc mái taluy đào đá có thể xác định theo bảng
1-4
Bảng 1-4
Độ dốc mái taluy đào đá
Chiều cao taluy Loại đá Mức độ phong hoá
Nền đường đắp bằng cát để đảm bảo cho cây cỏ sinh trưởng và bảo vệ taluy thì bề
mặt taluy phải bọc đất dính dày 1 - 2m, lớp trên của nền đường phải đắp bằng đất hạt lớn
dày 0,3 - 0,5m
Hình 1-10
Trang 91.2 phân loại công trình nền đường và phân loại đất nền đường
Đối với công tác thi công nền đường, thường căn cứ vào khối lượng thi công của
công trình, chia làm hai loại: Công trình có tính chất tuyến và công trình tập trung
Nơi nào có khối lượng đào đắp không lớn thì thuộc công trình có tính chất tuyến
Nếu nền đào sâu, đắp cao hay khối lượng đào đắp 3000 - 5000m3 trên 100m dài thì thuộc
công trình tập trung
Khối lượng tập trung của công trình ảnh hưởng rất lớn tới việc chọn phương pháp
thi công, tới công tác thi công, điều kiện làm việc của máy, hiệu suất công tác và tiến độ
thi công
Đất là vật liệu chủ yếu để làm nền đường, có phổ biến ở các nơi Thành phần của
nó rất phức tạp, tính chất phụ thuộc vào tỉ lệ các thành phần hạt, thành phần vật liệu
khoáng chất và trạng thái của đất (độ ẩm) Ngoài đất ra có khi còn gặp đá trong thi công
nền đường
Trong xây dựng nền đường phân loại đất theo:
1.2.1 Phân loại đất theo tính chất xây dựng, chia ra:
-Đá: các loại đá phún xuất, trầm tích, biến chất ở trạng thái liền khối hoặc rạn nứt
-Đá mảnh: các hòn đá rời nhau, có trên 50% (theo trọng lượng) các mảnh vỡ của nham
thạch kích cỡ trên 2mm
-Đất cát: ở trạng thái khô khi rời rạc, chứa không quá 50% các hạt > 2mm, chỉ số dẻo Ip
<1
-Đất dính: nhỏ hạt ở trạng thái khô thì dính kết, chỉ số dẻo Ip >1
Đất cát (đất rời) và đất dính lại được phân loại như sau: (bảng 1- 5 và 1- 6)
1.2.2 Phân loại theo mức độ đào khó dễ:
Đối với phương pháp thi công bằng thủ công đất được chia ra làm 9 nhóm (bảng
1-7)
Đối với phương pháp thi công bằng máy, cách phân loại đất phụ thuộc vào cấu tạo
và tính năng của máy (bảng 1-8)
Bảng 1-5 Các loại đất rời
Khả năng sử dụng trong xây dựng đườngLoại Hàm lượng hạt theo kích
cỡ(% trọng lượng) Xây dựng nền Gia cố bằng chất
kết dính
Cát sỏi Trọng lượng các hạt >2mm
Rất thích hợp để gia cố xi măng nếu
có cấp phối tốt Cát to Hạt>0,5mm chiếm trên 50% Thích hợp nt
Cát vừa Hạt>0,25mm chiếm trên 50% Thích hợp nt
Trang 10Cát nhỏ Hạt>0,1mm chiếm trên 75%
Thích hợp nhưng kém ổn định hơn cát vừa
ít thích hợp so với cát to
Cát bột Hạt>0,05mm chiếm trên 75% ít thích hợp nt
Bảng 1-6 Các loại đất dính
Khả năng trong xây dựng đường
Đất Ip
Hàm lượng cát(% trọng lượng)
12-17 <40 á sét bụi nặng ít thích hợp nt
17-27 >40 đất sét nhẹ Thích hợp ít thích hợp
định đất sét bụi ít thích hợp ít thích hợp sét
>27 Không quy
định đất sét béo Không thích hợp
Không thích hợp
Bảng 1-7 Bảng phân nhóm đất
Nhóm
Công cụ tiêu chuẩn xác định nhóm đất
đất màu ẩm ướt nhưng chưa đến trạng thái dính dẻo
đất nhóm III nhóm IV sụt lở, đất nơi khác mang đến đổ đã
Dùng xẻng cải tiến ấn nặng tay xúc được
Trang 11bị nén chặt nhưng chưa đến trạng thái nguyên thổ
đất phù sa cát bồi, đất màu, đất mùn, đất hoàng thổ tơi
xốp có lẫn cả gốc rễ cây, mùn rác, sỏi đá, gạch vụn, mảnh
sành kiến trúc đến 10% thể tích hoặc 50kg đến 150kg
trong 1m3
III
đất cát pha thịt, thịt pha cát, cát pha sét có lẫn gốc rễ cây
sỏi đá, mảnh vụn kiến trúc đến 10% thể tích hoặc 50kg
đến 150kg trong 1m3
đất cát, đất đen, đất mùn có lẫn sỏi đá, mảnh vụn kiến
trúc, mùn rác, gốc rễ cây từ >10%-20% thể tích hoặc
>150-300kg trong 1m3
đất cát có trọng lượng ngậm nước lớn (>1,7 tấn/m3)
đất đen, đất mùn ngậm nước nát dính
đất thịt, đất sét pha thịt, cát pha ngâm nước nhưng chưa
thành bùn
Dùng xẻng cải tiến đạp bình thường đã ngập xẻng
IV
đất do thân lá cây mục tạo thành, dùng mai, cuốc đào
không thành tảng mà vỡ vụn ra rời rạc như xỉ
đất thịt, đất sét nặng kết cấu chặt
đất mặt sườn đồi có lẫn cây sim, mua, rành rành
đất mặt sườn đồi ít sỏi
đất đỏ ở đồi núi
đất sét pha sỏi non
đất sét trắng kết cấu chặt lẫn mảnh vụn kiến trúc hoặc gốc
rễ cây đến 10% thể tích hoặc 50kg đến 150kg trong 1m3
đất cát, đất mùn, đất đen, đất hoàng thổ có lẫn sỏi đá,
mảnh vụn kíên trúc từ 25-35% thể tích hoặc >300 đến
500kg trong 1m3
đất thịt, đất sét, đất nâu rắn chắc cuốc ra chỉ được hòn nhỏ
Dùng cuốc bàn cuốc được
Trang 12VI
đất chua đất kiềm khô cứng
đất mặt đê, mặt đường đất cũ
đất mặt sườn đồi lẫn sỏi đá, có sim mua rành rành mọc
đầy
đất thịt, đất sét kết cấu chặt lẫn sỏi, mảnh vụn kiến trúc,
gốc rễ cây từ >10%-20% thể tích hoặc >150-300kg trong
1m3
đá vôi phong hoá già nằm trong đất, đào ra từng mảng
được, khi còn trong đất tương đối mềm, đào ra rắn dần lại,
đập vỡ vụn ra như xỉ
Dùng cuốc bàn chối tay phải dùng cuốc chim
đất cao lanh, đất thịt, đất sét kết cấu chặt lẫn mảnh vụn
kiến trúc, gốc rễ cây từ >20-30% thể tích hoặc
>300-500kg trong 1m3
Dùng cuốc chim nhỏ nặng
đến 2,5kg
VIII
đất lẫn đá tảng đá trái > 20-30% thể tích
đất mặt đường nhựa lỏng đất lẫn vỏ loài trai ốc kết dính
chặt đào thành tảng được(vùng ven biển thường dùng để
xây tường) đất lẫn đá bọt
Dùng cuốc chim nhỏ nặng
đến 2,5kg hoặc dùng xà beng
đào được
IX
đất lẫn đá tảng, đá trái >30% thể tích, cuội sỏigiao kết bởi
đất sét Đất có lẫn từng vỉa đá, phiến đá ong xen kẽ (loại
đá khi còn trong lòng đất tương đối mềm)
đất sỏi đỏ rắn chắc
Dùng xà beng choòng búa mới
đào được
Chú thích 1: Theo “Định mức lao động trong xây dựng cơ bản” U.B.KT.C.B.NN năm
1971
Bảng 1-8 Bảng phân loại đất theo máy
Cấp đất
chuyển Máy ủi
Máy san và máy san tự hành
Máy xúc (đào)
Trang 131.2.3 Cách phân loại đất của Mỹ (theo AASHTO M145-87)
Cách phân loại này dựa trên:
Sự phân tích thành phần hạt đơn giản (sử dụng các sàng vuông 2mm, 0,5mm và
74μm) giới hạn chảy WL và chỉ số dẻo Ip
Từ những giá trị này để tính chỉ số nhóm và chỉ số nhóm chính là sự phân loại đất
Để phân loại đất phải bắt đầu từ việc tìm tỉ lệ phần trăm lọt qua sàng 74μm, nếu tỉ
lệ này cao hơn 35 thì đó là loại đất dính và kết thúc việc phân loại theo các giá trị WL và
Ip Nếu tỉ lệ này nhỏ hơn 35 thì đó là đất rời Trong trường hợp nàyphải tiếp tục phân loại
bằng cách xét đến tỉ lệ phần trăm của đất lọt qua sàng 2mm và 0,5mm và theo WLvà Ip và
bằng cách đưa lên các ô khác nhau kể từ trái sang của bảng ta sẽ chọn được ô đầu tiên
thích hợp với các loại đát đang xét
Trang 14WL<40 c = 0 40< WL <60 c = WL- 40
WL>60 c = 20
<10Ip<30 d = Ip - 10
Chỉ số nhóm được vê tròn theo số nguyên gần nhất, giá trị 0,5 xem là 1
Chỉ số nhóm thay đổi từ 0 đến 20, các chỉ số nhỏ ứng với loại đất tốt Dùng chỉ số nhóm
này để chính xác việc phân loại đất theo bảng dưới đây (bảng 1-9)
Bảng 1-9 Bảng phân loại đất của Mỹ (đã chuyển sang đơn vị quốc tế)
Min50 Max10 Max35 Max35 Max35 Max35 Min35 Min35 Min35 Min35 Min35
Max40 Min10
Max84 Min10
Max40 Min10
Max40 Min10
Max40 Min10
Min40 Min10
Min40 Min10
Trang 15Ghi chú: Với mỗi loại đất giống nhau thì sau ký hiệu của nhóm người ta ghi thêm chỉ số
nhóm vào ngoặc đơn
Ví dụ: A-2-6(3) hoặc A-7-5(17)
1.3 TRìNH tự và nội dung thi công nền đường
Quá trình thi công nền đường gồm có một số trình tự Khi tổ chức thi công phải
căn cứ vào điều kiện thiên nhiên của từng đoạn, tình hình máy, thiết bị nhân lực hiện có
mà tiến hành phối hợp các trình tự với nhau theo một kế hoạch nhất định trong thiết kế tổ
chức thi công
Thông thường các công trình như cầu nhỏ, cống, kè tiến hành thi công đồng thời
với nền đường nhưng thường xuyên yêu cầu làm xong trước nền đường Khi dùng phương
pháp tổ chức thi công dây chuyền, để tránh ảnh hưởng tới thi công nền đường, thì các
công trình nhân tạo nhỏ thường phải tiến hành thi công trước công trình nền đường
Trình tự thi công nền đường như sau:
A- Công tác chuẩn bị trước thi công
1 Công tác chuẩn bị về kỹ thuật
Bao gồm các công tác chuẩn bị sau: khôi phục và cắm lại tuyến đường, lập hệ cọc
dấu, xác định phạm vi thi công, chặt cây cối, dỡ nhà cửa, đền bù tài sản, lên ga phóng
dạng nền đường, làm các công trình thoát nước, làm đường tạm đưa máy vào công trường,
nghiên cứu hồ sơ thiết kế kỹ thuật
2 Công tác chuẩn bị về tổ chức:
Tổ chức bộ phận quản lý chỉ đạo thi công, chuyển quân, xây dựng lán trại, điều tra
phong tục tập quán địa phương, điều tra tình hình khí hậu thuỷ văn tại tuyến đường
B- Công tác chính
- Xới đất
- Đào, đắp và vận chuyển đất Đầm chặt đất
- Công tác hoàn thiện: san phẳng bề mặt, tu sửa mái dốc taluy
- Làm các rãnh thoát nước, ngăn nước và các công trình bảo vệ
1.4 các phương pháp thi công nền đường
Công tác thi công đất, đá nền đường bao gồm các khâu: đào, vận chuyển, đổ đắp,
đầm nén, hoàn thiện Thông thường có thể sử dụng nhân lực, cơ giới, thuỷ lực, nổ
phá xem đó là các phương pháp cơ bản để tiến hành thi công nền đường
1.4.1 Thi công bằng nhân lực và phương pháp cơ giới hoá một phần
Theo cách này, chủ yếu là dựa vào nhân lực, dựa vào các công cụ cầm tay và các
thiết bị máy móc đơn giản (dùng để tăng hiệu quả, giảm nhẹ cường độ lao động), cách
này thích hợp với các công trường thiếu máy làm đường và có khối lượng công trình nhỏ,
các điểm thi công phân tán rải rác và một số công tác phụ nào đó
Trang 161.4.2 Thi công cơ giới
Có thể tăng năng suất lao động rất nhiều, tăng nhanh tiến độ thi công, đảm bảo
chắc chắn chất lượng công trình Các máy làm đất thường dùng để xây dựng nền đường
gồm có: máy xới, máy ủi, máy cạp chuyển, máy san, máy xúc (phối hợp với ôtô vận
chuyển đất) và các máy lu lèn, đầm nén các máy làm đất, theo tính năng của chúng, có
thể hoàn thành một phần hay toàn bộ công tác xây dựng nền đường (xem bảng 1-10)
Bảng 1-10 Phạm vi thích dụng của các máy làm đất thường dùng
Hạng mục công tác thích hợp Tên
máy Công tác chuẩn bị Công tác chính Công tác phụ
5 Đào, đắp các hố
1 Làm nền đắp và nền
đào có cao độ dưới 3m
2 Vận chuyển đất đào ở
2 San, đầm đắp đất
3 Tạo bậc cấp ở sườn dốc
4 Hỗ trợ máy cạp chuyển
1 Đào và vận chuyển đất với cự ly 60-700m, san
và đầm nén (không hạn chế cao độ)
đắp
1 Đào rãnh
2 San phẳng nền, gọt taluy
3 Trộn hỗn hợp, sửa taluy, rải vật liệu
Để có thể phát huy đầy đủ hiệu suất làm việc của máy (đặc biệt là các máy chính)
thì phải chọn phối hợp một số loại máy dựa theo tính chất công trình và các điều kiện thi
Trang 17công để cùng hoàn thành nhiệm vụ thi công Việc phối hợp này được gọi là thi công cơ
giới hoá tổng hợp, hiện đại hoá thi công nền đường
1.4.3 Thi công bằng phương pháp thuỷ lực
Dùng các loại máy thuỷ lực như bơm nước, súng phun nước phun một dòng nước
mạnh để làm cho đất bị xói rời ra, rồi đưa đất đó chảy đến điểm cần cho lắng đọng lại
Phương pháp này có thể dùng để đào các tầng đất tương đối rời rạc và dùng để đắp nền
đắp hoặc dùng để tiến hành công tác khoan lỗ gia cố nền đất yếu, nhưng phải có đủ nguồn
nước và động lực Đối với các trường hợp đắp nền bằng cát sỏi hoặc đắp lại các hố móng
thì còn có thể có tác dụng làm chặt đất (gọi là phương pháp đầm nén bằng thuỷ lực)
1.4.4 Thi công bằng phương pháp nổ phá
Dựa vào sức nổ phá của thuốc nổ để phá vỡ và làm văng đá có thể dùng công cụ
thủ công hoặc cơ giới để tiến hành công tác khoan lỗ và dọn dẹp đá vỡ Nổ phá là phương
pháp cơ bản để đào nền đá, cũng có thể dùng để làm tơi xốp đất đóng băng (hoặc đất
cứng) dùng để đào vét lầy, đào rễ cây, khai thác đá Nổ phá định hướng có thể đem đất
từ nền đào chuyển sang làm nền đắp Nổ phá đẩy ép và nổ phá mở rộng lỗ có thể dùng để
xử lý móng đất yếu
Các phương pháp thi công nói trên thường đòi hỏi phải phối hợp sử dụng; ví dụ:
dùng phương pháp cơ giới hoá tổng hợp để làm nền đường cuối cùng vẫn phải phối hợp
một số nhân lực để làm công tác hoàn thiện
Trang 18Chương 2 Công tác chuẩn bị thi công
2.1 các vấn đề chung
1 Trong giai đoạn chuẩn bị thi công cần phải theo dõi và kiểm tra các công tác
sau:
- Dọn dẹp phần đất để xây dựng đường, xây dựng các xí nghiệp và các cơ sở sản xuất,
chặt cây đánh gốc, di chuyển các công trình kiến trúc cũ, di chuyển mồ mả
- xây dựng các xí nghiệp sản xuất, lắp đặt thiết bị, làm kho bãi vật liệu
- Xây dựng nhà ở, nhà làm việc các loại, phòng thí nghiệm hiện trường
- chuẩn bị xe máy thi công và vận chuyển, xưởng sửa chữa xe máy
- Tuyển chọn và đào tạo cán bộ thi công, cơ khí
- Lập bản vẽ thi công
2 Khi thi công trong thời hạn vài năm thì nên tiến hành công tác chuẩn bị cho một
số hạng mục công tác nào đó rải ra theo thời gian Ví dụ nếu dự định thi công mặt đường
trong năm thứ hai, thì công tác chuẩn bị sản xuất vật liệu và bán thành phẩm xây dựng
mặt đường nên tiến hành vào cuối năm thứ nhất chứ không phải ngay từ khi khởi công
Nếu xây dựng sớm quá, sẽ không tránh khỏi tình trạng các thiết bị sản xuất của xí nghiệp
sản xuất phải chờ việc lâu dài, trong khi có thể phục vụ cho các công trình khác
3 Nên phân bố các công tác chuẩn bị theo thời gian để giảm bớt chi phí phải chi
đồng thời và có thể tiến hành công tác chuẩn bị bằng một lực lượng và nhiều phương tiện
nhỏ Tuy nhiên cần phải bảo đảm hoàn thành kịp thời bởi vì nếu để công tác chuẩn bị
chậm trễ thì sẽ ảnh hưởng xấu đến thời gian xây dựng công trình
4 Việc chuẩn bị các hạng mục nêu trên phải được hoàn thành trong thời gian 90
ngày kể từ khi khởi công Riêng phòng thí nghiệm hiện trường và các thiết bị thí nghiệm
phải hoàn thành trong 60 ngày kể từ khi khởi công
5 Chi tiết các hạng mục của công tác chuẩn bị và danh mục về thiết bị và nhân sự
đã nộp lúc bỏ thầu không được thay đổi và phải theo đúng cách và tiêu chuẩn đã quy định
trong hợp đồng
2.2 chuẩn bị nhà các loại và văn phòngtại hiện trường
Việc chuẩn bị nhà các loại, phải được làm theo đúng hợp đồng
2.2.1 Yêu cầu về bố trí nhà ở và nhà làm việc:
1 Nhà thầu phải xây dựng, cung cấp, bảo quản sửa chữa các loại nhà ở, nhà làm việc (văn
phòng), các nhà xưởng nhà kho tạm thời tại hiện trường, kể cả các văn phòng và nhà ở
cho các giám sát viên Sau khi hoàn thành hợp đồng thì phải dỡ bỏ các nhà đó
2 Yêu cầu chung đối với các loại nhà văn phòng phải phù hợp với các điều lệ liên quan
hiện hành của nhà nước (như quy chuẩn xây dựng Việt Nam)
Trang 193 Trụ sở văn phòng của nhà thầu và của các kỹ sư tư vấn, nhà của giám sát viên và nhà
các loại khác phải được bố trí phù hợp với kế hoạch chuẩn bị đã ghi rõ trong hợp đồng
4 Yêu cầu bố trí nhà trong vùng phụ cận của một trạm trộn bê tông nhựa như bảng 2-1
Bảng 2-1 Yêu cầu đối với nhà làm việc và nhà ở, ở trạm trộn bê tông nhựa
phải cung cấp
Cự ly tối đa đến trạm trộn bê tông nhựa (km)
Văn phòng hiện trường của kỹ sư tư vấn 2 5
5 Các văn phòng, nhà, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, kết cấu phải vững chắc,
thoát nước tốt, có sân đường rải mặt, đảm bảo các nhu cầu điện, nước, điện thoại và các
thiết bị, đồ đạc trong nhà sử dụng thích hợp
Các nhà kho phải đảm bảo bảo quản tốt vật liệu
2.2.2 Yêu cầu đối với phòng thí nghiệm hiện trường:
1 Nhà thầu phải cung cấp toàn bộ nhà cửa, vật liệu thiết bị thí nghiệm theo yêu cầu thực
hiện hợp đồng dưới sự hướng dẫn và giám sát của kỹ sư tư vấn
2 Phòng thí nghiệm được xây dựng cách trạm trộn bê tông nhựa không quá 2km và trong
khu vực không bị ô nhiễm khi trạm trộn hoạt động
3 Phòng thí nghiệm phải có đủ cán bộ và nhân viên kỹ thuật có chứng chỉ tay nghề và
phải được trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị thí nghiệm như ở bảng 2-2 để làm các thí
nghiệm đảm bảo hoàn thành công trình theo đúng các quy định kỹ thuật trong hồ sơ đấu
thầu
Bảng 2-2 Danh mục các thí nghiệm và các trang thiết bị chủ yếu phải có ở trong phòng thí nghiệm
hiện trường của nhà thầu
TT Danh mục các thí nghiệm yêu
Trang 20I.4 Thí nghiệm đầm nén Một bộ đầm nến tiêu chuẩn và một bộ đầm
nén cải tiến I.5 Thí nghiệm CBR Một thiết bị đầm nén + 5 bộ khuôn
I.6 Thí nghiệm ép lún trong
phòng (xác định Eo)
Một bộ khuôn của thí nghiệm CBR và một tấm ép D=5cm, giá lắp đặt đồng hồ đo biến dạng chính xác đến 0,01mm, máy nén
II Thí nghiệm vật liệu móng áo đường
II.1 Phân tích thành phần hạt 1-2 Bộ sàng tiêu chuẩn 0,02-40mm + cân
1000gram độ chính xác 0,5gram II.2 Thí nghiệm đầm nén Như điều 1.4 + cân 1000gram độ chính xác
0,5gram II.3 Thí nghiệm đầm nén một trục
II.6 Thí nghiệm hàm lượng hạt dẹt Một bộ tiêu chuẩn
III Thí nghiệm bê tông nhựa và hỗn hợp nhựa
III.1 Thí nghiệm độ kim lún của
nhựa
Một bộ tiêu chuẩn
III.2 Thí nghiệm độ nhớt Một bộ tiêu chuẩn
III.3 Thí nghiệm độ kéo dài của
đúc mẫu III.6 Thí nghiệm Marshall Một bộ (Gồm cả thiết bị đúc mẫu, đẩy mẫu)
III.7 Thí nghiệm xác định hàm
lượng nhựa
Một bộ (bằng phương pháp ly tâm hoặc phương pháp chưng cất)
Trang 21các phễu đong + 2bộ đo độ sụt + 1 bàn rung IV.3 Thí nghiệm cường độ nén .;’,
V Các trang bị kiểm tra hiện trường
V.1 Máy đo đạc Một kinh vĩ + một thuỷ bình chính xác để
quan trắc lún + thước các loại V.2 Kiểm tra độ chặt bằng phương
pháp rót cát
Một bộ thiết bị rót cát
V.3 Xác định độ ẩm bằng phương
pháp dao đai đốt cồn
Một bộ thí nghiệm đốt cồn + dao đai + cân
V.4 Đo độ võng trực tiếp dưới
bánh xe
Một cần Benkelman 2:1 có cánh tay đòn dài
≥ 2,5m + giá lắp thiên phân kế + 3-5 thiên phân kế
V.5 Thí nghiệm ép lún hiện trường Một kích gia tải 5-10 tấn; tấm ép D=33cm,
một bộ giá mắc thiên phân kế; 5-6 thiên phân
kế V.6 Xác định lượng nhựa phun
tưới tại hiện trường
Các tấm giấy bìa 1m2
V.7 Khoan lấy mẫu bê tông nhựa Máy khoan mẫu, đường kính 105mm
V.8 Đo độ bằng phẳng Một bộ thước dài 3m
Ghi chú bảng 2-2: Tuỳ thực tế có thể yêu cầu nhà thầu mua sắm hoặc bỏ chi phí thuê
thực hiện các hạng mục thí nghiệm cần thiết khác (đặc biệt là các thí nghiệm phục vụ cho
việc thiết kế bản vẽ thi công chi tiết)
2.2.3 Yêu cầu về xưởng sửa chữa:
1 Nhà thầu phải bố trí một xưởng sửa chữa được trang bị thích hợp để sửa chữa máy móc
thiết bị thi công và xe vận chuyển phục vụ công trình
2 Ngoài ra phải bố trí một nhà kho để bảo quản các phụ tùng, thiết bị dự trữ và các nhà
hoặc sân để xe máy
3 Với các công trình trong nước, nhu cầu về nhà cửa tạm thời phụ thuộc vào khối lượng
công trình, thời hạn thi công, và điều kiện cụ thể của địa phương, dựa vào các văn bản quy
định hiện hành để tính toán chính xác
Trang 222.3 chuẩn bị các cơ sở sản xuất
1 Cơ sở sản xuất của công trường gồm các xí nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng và bán
thành phẩm, các xưởng sửa chữa cơ khí và bảo dưỡng xe máy, các cơ sở bảo đảm việc
cung cấp điện, nước phục vụ cho quá trình thi công và sản xuất vật liệu
2 Trừ các thành phố và khu vực kinh tế lớn, trong xây dựng đường thường tổ chức các cơ
sở sản xuất tạm thời, thời gian sử dụng 2-3 năm để sản xuất các bán thành phẩm
3 Phải tính toán đầy đủ các yêu cầu về vật liệu các loại (cấp phối, đá các loại, các bán
thành phẩm: bê tông nhựa, đá trộn nhựa, bê tông xi măng ) cho các công trình, căn cứ
vào vị trí các nguồn vật liệu phù hợp với tiến độ thi công mà xác định công suất hoạt động
của các mỏ vật liệu và các trạm trộn trực thuộc nhà thầu cũng như khối lượng vật liệu phải
mua tại các cơ sở sản xuất cố định theo hợp đồng
4 Thời kỳ chuẩn bị các xí nghiệp sản xuất được xác định theo thời hạn mà xí nghệp đó
phải cung cấp sản phẩm cho xây dựng đường Để xây dựng các xí nghiệp này cũng phải
lập tiến độ thi công, ghi rõ: ngày khởi công và ngày hoàn thành nhà xưởng sản xuất và
nhà ở, thời kỳ vận chuyển thiết bị đến xây lắp, thời gian chạy thử và sản xuất thử, thời
gian làm đường vận chuyển vật liệu đến và chở sản phẩm đi
5 Trước khi xí nghiệp sản xuất phục vụ thi công phải có một thời gian dự trữ sửa chữa các
trục trặc phát hiện khi sản xuất thử
6 Trong quá trình chuẩn bị cần phải tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tay nghề để có đủ cán bộ,
công nhân sử dụng tốt các xí nghệp đó
2.4 chuẩn bị đường tạm, đường tránh và công tác đảm bảo giao
thông
1 Khi sử dụng đường hiện có để vận chuyển phục vụ thi công thì nhà thầu phải đảm nhận
việc duy tu bảo dưỡng con đường đó, bảo đảm cho xe chạy an toàn và êm thuận
2 Khi thi công nâng cấp cải tạo hoặc làm lại con đường cũ thì nhà thầu phải có biện pháp
thi công kết hợp tốt với việc bảo đảm giao thông sao cho các xe máy và xe công cộng
không làm hại công trình và việc đi lại được an toàn
3 Để bảo vệ công trình, đảm bảo an toàn giao thông, nhà thầu phải bố trí đầy đủ các biển
báo, rào chắn, thiết bị chiếu sáng và các thiết bị khác tại những vị trí mà việc thi công
không gây trở ngại cho việc sử dụng bình thường con đường Các biển báo phải sơn phản
quang, các thiết bị an toàn khác phải có chiếu sáng đảm bảo có thể nhìn thấy chúng vào
ban đêm
4 Nhà thầu phải bố trí người điều khiển giao thông bằng cờ ở các chỗ mà việc thi công
gây trở ngại cho giao thông, như các đoạn đường hẹp, xe chỉ đi lại một chiều, các đoạn
phải chạy vòng quanh công trình, điều khiển giao thông trong giờ cao điểm, trong trường
hợp thời tiết xấu
5 Nhà thầu phải đảm bảo công tác duy tu bảo dưỡng hiện hữu và việc điều khiển giao
thông trên đoạn đường mình nhận thầu trong suốt thời gian thi công, bảo đảm an toàn
giao thông
Trang 236 Trong quá trình thi công, nhà thầu phải kịp thời dọn dẹp các chướng ngại vật gây cản
trở và nguy hiểm cho giao thông, nhất là các đống vật liệu và các xe máy đỗ trái phép
2.5 công tác chuẩn bị hiện trường thi công
2.5.1 Công tác khôi phục cọc
1 Trước khi thi công đào đắp cần phải:
- Khôi phục tại thực địa những cọc chủ yếu xác định vị trí tuyến đường thiết kế
- Đo đạc kiểm tra và đóng thêm cọc phụ ở những chỗ cần thiết để tính toán khối lượng
được chính xác hơn
- Kiểm tra cao độ ở các cọc mốc cao đạc và đóng thêm các mốc cao đạc tạm thời
- Ngoài ra trong khi khôi phục cọc của tuyến đường có thể phải chỉnh tuyến ở một số
đoạn cá biệt để cải thiện chất lượng tuyến hoặc giảm bớt khối lượng
2 Để cố định tim đường trên đoạn thẳng thì phải đóng cọc ở các vị trí 100m và các chỗ
thay đổi địa hình bằng các cọc nhỏ, ngoài ra cứ cách 0,5-1 km phải đóng 1 cọc to
3 Trên đường cong thì phải đóng cọc to ở các điểm TĐ, TC và các cọc nhỏ trên đường
cong Khoảng cách giữa các cọc nhỏ trên đường cong tròn thay đổi tuỳ theo bán kính R
của nó:
R< 100m Khoảng cách cọc 5m
100 ≤ R ≤ 500m Khoảng cách cọc 10m R>500m Khoảng cách cọc 20m
4 Để cố định đỉnh đường cong phải dùng cọc đỉnh loại lớn Cọc đỉnh được chôn ở trên
đường phân giác kéo dài và cách đỉnh đường cong 0,5m ngay tại đỉnh góc và đúng dưới
quả rọi của máy kinh vĩ, đóng cọc khấc cao hơn mặt đất 10cm Trường hợp đỉnh có phân
cự bé thì đóng cọc cố định đỉnh ở trên đường tiếp tuyến kéo dài, khoảng cách giữa chúng
là 20m
5 Khi khôi phục tuyến cần phải đặt thêm các mốc cao đạc tạm thời, khoảng cách giữa
chúng thường là 1km Ngoài ra tại các vị trí của cầu lớn và cầu trung, các đoạn nền đường
đắp cao, các vị trí làm tường chắn, các đường giao nhau khác mức đều phải đặt mốc cao
đạc Các mốc cao đạc được đúc sẵn và cố định vào đất hoặc lợi dụng các công trình vĩnh
cửu như thềm nhà, trụ cầu Trên các mốc phải đánh dấu chỗ đặt mia
6 Trong quá trình khôi phục tuyến còn phải xác định phạm vi thi công là khu vực cần dọn
dẹp, giải phóng mặt bằng trước khi thi công Cần phải vẽ sơ đồ phạm vi thi công có ghi
đầy đủ ruộng vườn, nhà cửa và các công trình phải di dời hoặc phá bỏ để làm công tác đền
bù
2.5.2 Công tác dọn dẹp mặt bằng thi công
1 Trước khi bắt đầu công tác làm đất, cần phải dọn sạch cây, cỏ, các lớp đất hữu cơ, các
chướng ngại vật nằm trong phạm vi thi công
2 các hòn đá to cản trở việc thi công nền đào hoặc nằm ở các đoạn nền đắp có chiều cao
nhỏ hơn 1,5m, đều phải dọn đi Thường những hòn đá có thể tích trên 1,5m3 thì phải dùng
Trang 24mìn để phá nổ, còn những hòn đá nhỏ hơn có thể dùng máy để đưa ra khỏi phạm vi thi
công
3 Phải chặt các cành cây vươn xoè vào phạm vi thi công tới độ cao 6m, phải đánh gốc cây
khi chiều cao nền dắp nhỏ hơn 1,5m hoặc khi chiều cao gốc cây cao hơn mặt đất tự nhiên
15-20cm Các trường hợp khác phải chặt cây (chỉ để gốc còn lại cao hơn mặt đất 15cm)
4 Với những nền đường đắp chiều cao dưới 1m thì ở các hố lấy đất đều cần phải đào bỏ
lớp đất hữu cơ trước khi đào đắp Đất hữu cơ sau khi dọn thường được chất thành đống để
sau này dùng lại
5 Trong phạm vi thi công nếu có các đống rác, đầm lầy, đất yếu, đất muối, hay hốc giếng,
ao hồ đều cần phải xử lý thoả đáng trước khi thi công Tát cả mọi chướng ngại vật trong
phạm vi thi công phải phá dỡ và dọn sạch
-Trong phần nền đắp, các hố đào bỏ cây cối hoặc các chướng ngại vật đều phải được lấp
và đầm chặt bằng các vật liệu thích hợp như vật liệu đắp nền đường thông thường
- Việc đổ bỏ, huỷ bỏ các chất thải do dọn dẹp mặt bằng phải tuân thủ pháp luật và các quy
định của địa phương Nếu đốt (cây, cỏ) phải được phép và phải có người trông coi để
không ảnh hưởng đến dân cư và công trình lân cận
- Chất thải có thể được chôn lấp với lớp phủ dầy ít nhất 30cm và phải bảo đảm mỹ quan
- vị trí đổ chất thải nếu nằm ngoài phạm vi chỉ giới giải phóng mặt bằng thì phải có sự cho
phép của địa phương (qua thương lượng)
- Vật liệu tận dụng lại phải được chất đống với mái dốc 1:2 và phải bố trí ở những nơi
không ảnh hưởng đến việc thoát nước; phải che phủ bề mặt đống vật liệu
2.5.3 Bảo đảm thoát nước trong thi công
1 Trong quá trình thi công phải chú ý đảm bảo thoát nước kịp thời nhằm tránh các hậu
quả xấu có thể xảy ra như phải ngừng thi công một thời gian, phải làm thêm một số công
tác phát sinh do mưa gây ra và để tránh ảnh hưởng đến dân cư lân cận
2 Trong thi công phải ưu tiên thi công các công trình thoát nước có trong hồ sơ thiết kế,
đồng thời khi cần thì làm thêm một số công trình thoát nước tạm thời chỉ dùng trong thời
gian thi công Các công trình thoát nước tạm thời này cần được thiết kế khi lập bản vẽ thi
công (nhất là trong khu vực có dân cư)
3 Khi thi công từng công trình cụ thể cũng cần phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật và tổ
chức để đảm bảo thoát nước
4 Khi thi công nền đắp thì bề mặt của mỗi lớp đất đắp phải có độ dốc ngang <10% để bảo
đảm an toàn cho xe máy thi công Nền đào cũng phải thi công từ thấp lên cao và bề mặt
các lớp cũng phải đủ bề rộng để thoát nước
5 Việc thi công rãnh biên, rãnh đỉnh, mương thoát nước cũng phải làm từ hạ lưu lên
thượng lưu
Trang 252.5.4 Công tác lên khuôn đường
1 Phải cố định những vị trí chủ yếu của mặt cắt ngang nền đường trên thực địa để đảm
bảo thi công nền đường đúng với thiết kế Tài liệu dùng để lên khuôn đường là bản vẽ mặt
cắt dọc, mặt bằng và mặt cắt ngang nền đường
2 Đối với nền đắp, công tác lên khuôn đường bao gồm việc xác định độ cao đắp đất tại
tim đường và mép đường, xác định chân taluy và phải xét đến bề rộng đắp phòng lún đối
với các đoạn nền đắp trên đất yếu và giới hạn thùng đấu (nếu có) Các cọc lên khuôn
đường ở nền đắp thấp được dóng tại vị trí cọc H (cọc 100m) và cọc địa hình; ở nền đường
đắp cao được đóng cách nhau 20-40m và ở đường cong cách nhau 5-10m
3 Đối với nền đào, các cọc lên khuôn đường đều phải dời khỏi phạm vi thi công
2.5.5 Chuẩn bị xe máy thi công
1 Trong quá trình chuẩn bị, nhà thầu phải chuẩn bị và vận chuyển đến công trường các
máy móc thiết bị đắp ứng được các yêu cầu thi công theo đúng các quy định trong hợp
đồng thầu, phải đào tạo công nhân sử dụng các máy móc thiết bị đó và tổ chức bảo dưỡng
sửa chữa chúng trong quá trình thi công
2 Trong quá trình chuẩn bị, nhà thầu phải bố trí một xưởng sửa chữa cơ khí để tiến hành
công tác sửa chữa và bảo dưỡng máy trong khi thi công
3 Phải thực hiện tốt phương châm “phân công cố định người sử dụng máy, định rõ trách
nhiệm, vị trí công tác”
2.5.6 Bổ xung hồ sơ thiết kế và lập bản vẽ thi công
1 Đối với các tuyến đường cải tạo nâng cấp: Nên tiến hành công tác khảo sát hiện trường
để bổ sung thiết kế theo 7 nội dung sau:
- Đếm và cân xe ít nhất là 5 ngày liên tục 24 giờ trong ngày Phải xác định được số
lượng, loại xe và tải trọng trục xe trên tất cả các làn xe theo 2 hướng
- xác định độ bằng phẳng của mặt đường thông qua việc xác định chỉ số độ bằng
phẳng thống nhất quốc tế IRI (International Roughnes Index) theo cả 2 hướng đi và về
của con đường Phải xác định chỉ số IRI trung bình cho từng đoạn chiều dài không lớn
hơn 500m
- Quan sát tình trạng hiện hữu của mặt đường, lề đường trên toàn chiều dài Việc
quan sát được tiến hành hai lần, mỗi lần theo một hướng nhằm sơ bộ xác định khối lượng
công việc (khôi phục, duy tu, sửa đường) và phạm vi cần tiến hành trên phần xe chạy, trên
lề đường trước khi thi công mặt đường
- Đo độ võng đàn hồi của mặt đường bằng cần Benkelman dọc theo đường với cự
ly giữa các điểm đo do kỹ sư quy định
- Xác định cường độ của đất nền thông qua việc xác định cường độ của đất nền
bằng thí nghiệm nén tấm ép, bằng dụng cụ xuyên động (DCP) Tuy nhiên việc thí nghiệm
cường độ đất nền chỉ được tiến hành trong trường hợp nghi ngờ và khi chỉ số CBR của nền
đất dưới móng nhỏ hơn 4%
Trang 26- Kiểm tra các yếu tố hình học của đường: nhà thầu phải tiến hành đo đạc lại các
yếu tố hình học hiện hữu của tuyến đường liên quan đến thiết kế, ví dụ phần xe chạy,
chiều rộng lề đường, độ dốc ngang của mặt đường, lề đường trên từng đoạn là những
thông số đầu vào cần thiết để thiết kế cải tạo hoặc tăng cường các kết cấu này
- Kiểm tra sự ổn định của nền đường đắp và nền đường đào ở những vị trí có khả
năng mất ổn định và áp dụng những biện pháp xử lý cần thiết
- Trên cơ sở số liệu khảo sát, đo đạc trên đây mà tiến hành bổ xung hồ sơ thiết kế
và bản vẽ thi công, đặc biệt là các thiết kế lại kết cấu mặt đường theo các số liệu về giao
thông và cường độ nền mặt đường mới khảo sát được
2 Đối với các tuyến đường xây dựng mới:
-Phải xem xét kỹ lại các số liệu khảo sát địa hình, địa chất thủy văn, vật liệu xây
dựng và các giải pháp tính toán thiết kế các hạng mục công trình ở hồ sơ thiết kế kỹ thuật,
đối chiếu thực địa kiểm tra tính hợp lý của chúng để phát hiện các sai sót, các bất hợp lý
hoặc các giải pháp không còn phù hợp do thực tế địa hình thay đổi hoặc do các điều kiện
vật liệu thay đổi từ đó hoàn chỉnh thiết kế bản vẽ thi công chi tiết, cần phải tiến hành
khảo sát bổ sung về địa chất, thuỷ văn, vật liệu xây dựng; đặc biệt với các nền đường đắp
qua vùng sụt lở, trượt sườn, đắp trên đất yếu, đoạn đường ngập lụt, trường hợp sử dụng các
vật liệu tại chỗ
- Bản vẽ thi công chi tiết phải được thiết lập trên bình đồ, trắc dọc 1:500 và với
điều kiện địa chất, vật liệu xây dựng tại chỗ với mỗi công trình thoát nước (từng cống và
từng rãnh dọc, rãnh đỉnh, với cấu tạo nối tiếp tường chắn với nền đường ở hai đầu, có cấu
tạo lỗ thoát nước ); đối với mỗi đoạn nền đường điều kiện địa chất khác nhau hoặc có
cường độ nền đất dưới áo đường khác nhau
- Trong giai đoạn thiết kế bản vẽ thi công chi tiết cũng cần chú trọng kiểm tra các
giải pháp bảo đảm an toàn giao thông và giải pháp tạo thuận lợi cho việc đi lại qua đường
của dân cư hai bên đường
Trang 27Chương 3 Công tác lμm đất trong xây dựng đường
3-1 các vấn đề chung
Công tác làm đất có thể phân làm mấy loại cơ bản sau đây:
1 Đào lấy đất rãnh biên và thùng đấu bên đường (một bên hoặc hai bên) để đắp nền đắp
2 Đào lấy đất nửa bên trên của nền đào để đắp nền đắp ở nửa bên dưới (nền nửa đào nửa
đắp)
3 Đào lấy đất ở thùng đấu tập trung hoặc ở nền đào vận chuyển đến chỗ đắp để đắp nền
đắp
4 Đào lấy đất ở nền đào vận chuyển đến chỗ đổ đất, hoặc đem đất từ nền đào chữ L đổ ra
phía bên dưới của nền đào
Do sự khác nhau về yêu cầu đào, đắp, về địa hình và về cự ly vận chuyển nên
phương pháp thi công và cách thức tổ chức thi công áp dụng cho các loại công tác nói trên
cũng hoàn toàn không giống nhau Khi xây dựng, có thể dựa vào các đặc điểm đó để áp
dụng các phương án khác nhau (gọi là phương án đào đắp) đối với trình tự tiến hành công
tác đào, đắp theo bể rộng và chiều cao (chiều sâu) của nền đường Ví dụ, có thể hoàn
thành toàn bộ công tác đào, đắp trong một đoạn ngắn, sau đó tiến dần từng đoạn, cũng có
thể phân lớp đào, đắp trong một đoạn tương đối dài rồi cứ tiến hành dần từng lớp
Khi chọn phương án đào, đắp phải xét đến các điều kiện tự nhiên tại chỗ, tình hình
đào, đắp cụ thể và các nhân tố khác như loại công cụ thi công sử dụng và thời hạn quy
định phải hoàn thành để sao cho phương án được chọn có thể đắp ứng các yêu cầu dưới
đây một cách tối đa:
- Tạo ra được các điều kiện công tác tốt khiến cho hiệu suất của người và công cụ
phát huy được đầy đủ
- Có được diện công tác đủ, tiện cho việc bố trí toàn bộ người và máy móc cần thiết
để hoàn thành công trình đúng kỳ hạn, đồng thời bảo đảm được điều kiện làm việc
bình thường
- Có lợi cho việc nâng cao chất lượng công trình vừa có thể bảo đảm an toàn thi
công, lại có thể bảo đảm thoát nước ra khỏi đường trong mọi giai đoạn đào, đắp
Khi thi công, tất yếu phải tuân thủ các yêu cầu thiết kế, quy phạm kỹ thuật thi
công và quy trình thao tác thi công
Trong điều kiện khó khăn về đất đai hiện nay, để giảm diện tích chiếm đất của
đường tốt nhất là sử dụng phương án lấy đất ở nền đào hoặc ở thùng đấu tập trung để đắp
nền đắp
Trang 283.2 Công tác làm đất khi xây dựng nền đào
3.2.1 Các phương án đào nền đường
Khi đào nền đào, phải dựa vào tình hình cụ thể để sử dụng các phương án đào khác
nhau như: đào ngang, đào dọc và đào hỗn hợp
3.2.1.1 Phương án đào ngang
Từ một đầu hoặc từ cả hai đầu đoạn nền đào, đào trên toàn bộ mặt cắt ngang tiến
dần vào dọc theo tim đường (hình 3-1), phương án này thích hợp với đoạn nền đào sâu và
Nền đào
Hướng đào I
I
I-I
I-I
Hình 3-1: Phương p háp đào ngang a) Đào trên toàn mặt cắt; b) Đào tiến dần từng bậc
Theo phương án đào này, có thể có được mặt đào tương đối cao (ví dụ khi dùng
máy xúc gầu thuận để bảo đảm xúc đầy gầu thì cần phải có mặt đào cao như vậy) nhưng
diện công tác lại hẹp (bằng bề rộng nền đào) Nếu nền đào quá sâu thì có thể phân thành
bậc cấp đồng thời đào tiến vào (như hình 3-1b) để tăng thêm diện công tác nhằm đẩy
nhanh tiến độ thi công
Chiều cao bậc cấp được xác định tuỳ theo năng suất công tác và các yêu cầu an
toàn; nếu làm thủ công thì thường lấy bằng 1,5 - 2,0m nếu dùng máy xúc thì có thể tăng
lên đến trên 3 - 4m tuỳ theo loại đất và dung tích gầu Mỗi bậc cấp đều phải có đường vận
chuyển đất ra riêng để tránh cản trở lẫn nhau, làm ảnh hưởng đến năng suất làm việc và
gây ra tai nạn
3.2.1.2 Phương án đào dọc
Phương án này còn được phân thành 2 loại: đào từng lớp và đào thành luống (hình
3-2)
Đào từng lớp là phương án đào dần từng lớp theo hướng dọc trên toàn bộ bề rộng
nền đào với chiều dày lớp không lớn
Mặt lớp đào nên dốc ra phía ngoài để tiện thoát nước Phương án này thích hợp với
việc dùng máy cạp chuyển (nếu đoạn nền đào tương đối dài và rộng) và máy ủi (nếu đoạn
nền đào ngắn và dốc lớn) để thi công
Trang 29Phương án đào thành luống tức là trước hết đào một luống mở đường dọc theo
đoạn nền đào, sau đó đào mở rộng ra hai bên, đồng thời lợi dụng luống mở đường để thoát
nước và để vận chuyển đất ra, đoạn nền đào tương đối sâu có thể được tiến hành đào dần
từng tầng Có thể dùng nhân lực hoặc máy đào đất để đào, đồng thời lắp đường ray, dùng
xe goòng, hoặc các loại xe khác để vận chuyển đất Phương pháp này thích hợp với các
đoạn nền đào vừa dài vừa sâu
Hình 3-2 phương pháp đào dọc (số trên hình vẽ là thứ tự đào)
a) Đào phân tầng; b) Đào thành luống
3.2.1.3 Phương án hỗn hợp
Là phương án sử dụng hỗn hợp cả phương pháp đào ngang và phương pháp đào
dọc thành luống, phương án này thích hợp cho các đoạn nền đào sâu và đặc biệt dài, theo
đó trước tiên đào một luống theo hướng dọc của nền đào, rồi theo hướng ngang đào sang
hai bên một số hào phụ, bằng cách này có thể tập
trung nhiều người và máy móc lần lượt theo
hướng dọc, hướng ngang đồng thời đào vào Tuy
nhiên, cần chú ý mỗi một mặt dốc được mở để
đào đều phải đủ chỗ cho một tổ thi công hoặc
một cỗ máy làm việc bình thường
Khi đào nền nửa đào và vận chuyển đất
hoặc đổ đất theo hướng ngang thì còn có thể sử
dụng các phương án đào từng tầng hoặc từng mảng (hình 3-4)
Hình 3-4 Các phương án đào nền nửa đào (nền chữ L) a) Phương pháp đào từng tầng; b) Phương pháp đào từng mảng
Khi chọn phương án đàp nền đào, nếu phải lợi dụng đất đào để đắp nền đắp, thì
phải đào từng tầng theo các tầng đất thuộc loại khác nhau để thoả mãn các yêu cầu đối với
việc đắp nền đắp
3.2.2 Các yêu cầu đối với việc xây dựng nền đường đào
3.2.2.1 Các yêu cầu chung
Yêu cầu độ chặt phía trên của nền đường đào theo TCVN (Tiêu chuẩn đầm nén
theo TCVN 4201-1995) cho ở bảng 3-1
Luống đào theo hướng dọc
Hào đào theo hướng ngang
Hình 3-3 Phương án đào hỗn hợp
Trang 30Bảng 3-1 Yêu cầu độ chặt phía trên của nền đường đào
Độ chặt K
Độ sâu tính từ đáy áo
đường xuống, cm Đường ô tô có Vtt ≥
40km/h
Đường ô tô có Vtt<
40km/h
Yêu cầu về độ dốc taluy nền đường đào theo TCVN 4054
Độ dốc mái taluy nền đường đào cho ở bảng 3-2
Bảng 3-2 Yêu cầu về độ dốc taluy nền đường đào
nền đào, m
Độ dốc lớn nhất của mái dốc
1 Đá cứng
4 Đất cát, đất các loại sét ở trạng
Ngoài ra, khi mái dốc có cấu tạo dễ bị lở, rơi thì giữa mép ngoài của rãnh biên tới
chân mái dốc phải có một bậc thềm rộng tối thiểu 0,8m Khi đã có tường phòng hộ, hoặc
khi mái dốc thấp hơn 2,0m không phải bố trí bậc thềm này
Yêu cầu đối với nền đường là đá:
Nếu nền đường là đá cứng (Rnbh > 300daN/cm2 trở lên), trước khi xây dựng mặt
đường phải có lớp đệm đá dăm cấp phối hoặc đất đồi đầm chặt > 30cm và mái rãnh biên
hoặc mái nền đường phải được gia cố chống thấm nước
Khi thi công phải bảo vệ lớp đá dưới đáy áo đường, không được làm vỡ, làm rời
hoặc hư hỏng lớp đá này Chiều sâu đào đá dưới đáy áo đường tối thiểu là 15cm, tối đa là
30cm và không được để các chỗ đọng nước trên mặt đá
Nhà thầu phải hoàn thiện mái taluy sau khi nổ phá, bóc bỏ tất cả các mảnh đá rời
rạc không gắn chắc với mái dốc, phá bỏ các chỗ nhô ra có thể ảnh hưởng đến an toàn xe
chạy, bảo đảm độ ổn định lâu dài các mái taluy
3.2.2.2 Yêu cầu về công nghệ thi công
1 Kiểm tra lên ga phóng dạng ở hiện trường:
Ngay tại hiện trường, trước khi thi công vị trí tim, vị trí đỉnh taluy (đỉnh trái và
đỉnh phải), vị trí rãnh biên, rãnh đỉnh đều phải được định vị chính xác
2 Kiểm tra trong quá trình thi công:
Trang 31- Kiểm tra nơi đổ đất (đất thải) có đúng quy định không Tránh các trường hợp đổ đất ra
mái taluy âm và ra nơi làm cản trở dòng chảy của các công trình thoát nước;
- Kiểm tra đất đào được tận dụng lại để đắp;
- Kiểm tra các biện pháp an toàn lao động khi thi công ở trên cao hoặc nổ mìn;
- Kiểm tra chất lượng phần nền đất ở cao độ thiết kế xem có đúng như thiết kế hay không
(theo cột địa tầng hoặc hố đào khi khảo sát) để kịp thời đưa ra các giải pháp kỹ thuật thích
hợp như: cày xới, đầm lại hoặc thay đất
3 Các tiêu chuẩn kiểm tra sau khi đã thi công xong:
- Kiểm tra cao độ tim đường và vai đường Sai số cho phép về cao độ không quá 5cm và
không tạo ra độ dốc phụ thêm 0,5%
- Kích thước hình học của nền đường Sai số cho phép ±5cm trên đoạn 50m dài nhưng
toàn chiều rộng nền đường không hụt quá 5cm
- Kiểm tra độ dốc dọc của nền đường Sai số cho phép ±0,005;
- Kiểm tra độ dốc ngang, siêu cao ở các đường cong nằm Sai số cho phép không quá 5%
của độ dốc thiết kế
- Kiểm tra độ dốc mái taluy, độ bằng phẳng của bề mặt mái taluy Sai số cho phép không
quá (2, 4, 7)% độ dốc thiết kế tương ứng với chiều cao (>6, 2-6, <2)m; không quá 15%
đối với nền đá cấp I-IV
- Kiểm tra độ chặt của nền đường Sai số không quá 1%
- Đặc biệt lưu ý, ở các đường cấp cao, trong khoảng 50cm kể từ đáy áo đường xuống, Kyc
= 0,98 Do vậy phải kiểm tra độ chặt của nền đất tự nhiên, nếu không đạt yêu cầu phải
tiến hành lu đến khi đạt độ chặt Kiểm tra các loại rãnh biên, rãnh đỉnh (chiều sâu rãnh,
chiều rộng rãnh, độ dốc mái taluy rãnh, độ dốc dọc rãnh, cao độ đáy rãnh)
- Ký nhận tại hiện trường và báo cáo kết quả kiểm tra hàng ngày cho kỹ sư trưởng theo
mẫu quy định
3.3 xây dựng nền đắp
3.3.1 Các yêu cầu đối với xây dựng nền đắp thông thường
1 Yêu cầu độ chặt nền đường đắp theo TCVN 4054 (Tiêu chuẩn đầm nén theo
4201-1995) cho ở bảng 3-3
Bảng 3-3 Yêu cầu độ chặt nền đường đắp
Độ chặt K Chiều dày mặt
2 Yêu cầu về mái dốc taluy nền đường đắp theo TCVN 4054 (bảng 3-4)
Trang 32Bảng 3-4 Yêu cầu về mái dốc taluy nền đường đắp
Chiều cao mái dốc nền đắp Loại đất đá
1 Các loại đá có phong hoá nhẹ 1/1-1/1.3 1/1.3-1/1.5
2 Đá dăm, sỏi sạn, cát lẫn sỏi sạn, cát to, cát
3 Cát nhỏ, cát bột, đất sét và cát pha 1/1.5 1/1.75
3 Yêu cầu về gia cố mái dốc taluy nền đường đắp
Nói chung, mái taluy nền đường đắp thông thường được gia cố bằng trồng cỏ
Những khu vực thường xuyên ngập nước cần áp dụng các biện pháp sau:
- Đá hộc xếp khan miết mạch có tầng lọc ngược phần có sóng vỗ
- Đá hộc xây có tầng lọc ngược đối với phần thường xuyên ngập nước (thời gian
ngập nước >21ngày)
- Tấm đan BTXM có lỗ thoát nước đối với nền đường thường xuyên ngập nước
4 Yêu cầu về lớp bao taluy khi nền đường đắp bằng cát
Trường hợp nền đường được đắp bằng cát, yêu cầu phía mái taluy phải đắp lót lớp
đất sét bao dày ≥ 50cm để bảo vệ chống xói lớp mặt và trồng cỏ Đất sét đắp bao taluy
yêu cầu có chỉ số dẻo >17
3.3.2 Chọn vật liệu đắp
Phải cố gắng chọn vật liệu đất đá có chất lượng tốt tại chỗ để đắp nền đường và
tiến hành đầm chặt theo yêu cầu quy định để bảo đảm nền đường ổn định và ít biến dạng
Vật liệu đắp nền đường (gọi tắt là đất đắp) nên dùng các loại đất đá cường độ cao,
ổn định tốt đối với nước, tính ép co nhỏ, tiện thi công đầm nén, cự ly vận chuyển ngắn
Khi chọn đất đắp một mặt phải xét tới nguồn vật liệu và tính kinh tế, mặt khác phải xét tới
tính chất của nó có phù hợp hay không
Để tiết kiệm đầu tư và chiếm dụng ít ruộng đất tốt thường phải tận dụng đất nền
đào hoặc các công trình phụ thuộc (như mương, rãnh thoát nước) hoặc tại các hố lấy đất ở
các vùng đất trống đồi trọc để làm đất đắp
Thông thường các loại đất không chứa các tạp chất có hại đều có thể dùng làm đất
đắp Có thể phân loại đất đá đắp nền đường theo mức độ thích hợp như sau:
1 Đá cục khó phong hoá: thoát nước tốt, cường độ cao, ổn định nước, có thể sử dụng
trong các trường hợp và các mùa trong năm không hạn chế, là loại vật liệu dắp tốt nhất
Nhưng khe hở giữa các hòn đá phải được chèn chặt để các hòn đá không bị chuyển dịch
gây lún dưới tác dụng của trọng lượng bản thân và tải trọng xe chạy
Trang 332 Đất đá dăm (đá sỏi): thoát nước tốt, hệ số ma sát cao, ổn định nước, dễ thi công đầm
nén là vật liệu đắp rất tốt Nếu hàm lượng đất hạt nhỏ tăng nhiều thì tính thấm nước và ổn
định nước giảm xuống
3 Đất cát không dính: tính thoát nước và ổn định nước đều tốt, chiều cao mao dẫn rất
nhỏ, góc nội ma sát khá cao nhưng dễ rời rạc, dễ bị nước xói mòn, nên cần trộn thêm một
ít đất dính hoặc gia cố bề mặt taluy để tăng độ ổn định của nền đường
4 Đất á cát: góc nội ma sát tương đối cao lại có tính dính, dễ đầm lèn để đạt cường độ và
độ ổn định tốt, là loại đất đắp tốt
5 Đất bụi: do chứa nhiều các hạt mịn mao dẫn nghiêm trọng, khi khô dễ bị gió thổi bay,
rất dễ bị ẩm ướt, khi bão hoà nước có thể bị hoá lỏng do chấn động Đất bụi là loại vật liệu
đắp kém ổn định, khi bắt buộc phải sử dụng cần trộn thêm các vật liệu khác, tăng cường
việc thoát nước, có biện pháp cách ly
6 Đất dính: ít thấm nước, khi khô thì cứng khó đào nhưng sau khi thấm nước thì cường
độ giảm nhiều, sự thay đổi thể tích do trương nở và co rút khi khô ẩm tuần hoàn cũng lớn,
khi quá khô hoặc quá ẩm đều khó thi công - Nếu đầm nén chặt và thoát nước tốt có thể
dùng đắp nền đường
7 Đất sét nặng: hầu như không thấm nước, lực dính kết rất lớn, khi khô rất khó đào đắp,
khi ẩm tính trương nở và tính dẻo đều rất lớn - Tính chất xây dựng của nó chịu ảnh hưởng
khá lớn bởi thành phần khoáng vật: đất sét chứa cao lanh là tốt nhất, thứ đến là đất sét ilit,
đất sét mông-môriôlit là kém nhất Đất sét nặng không thích hợp để xây dựng nền đường
8 Đá mềm: dễ phong hoá (như đá vôi sét, diệp thạch) sau khi ngấm nước cường độ giảm
thấp, biến dạng lớn, thường không thích hợp để làm vật liệu đắp nền đường Khi thi công
nếu có thể ép vụn, đầm nén đủ chặt thì có thể giảm nhỏ độ lún sau này
Ngoài ra đất hữu cơ, đất chứa các muối hoà tan quá giới hạn cho phép đều không
được dùng để đắp nền đường Nếu sử dụng cần phải hạn chế và có biện pháp xử lý thích
đáng
Các phụ phẩm công nghiệp như tro bay, xỉ lò cao thuộc vật liệu khoáng chất cũng
có thể sử dụng để đắp nền đường
3.3.3 Yêu cầu về công nghệ thi công nền đắp
1 Khi đắp nền đường trên sườn dốc có độ dốc lớn hơn 1:6 hoặc đắp cạp nền đường hiện
hữu yêu cầu phải đánh cấp theo quy định của thiết kế
- Việc đắp nền đường phải được tiến hành theo các lớp đất nằm ngang - Chiều dày của
một lớp đất thường không quá 25cm, tuỳ theo loại đất và thiết bị đầm nén hiện có mà có
thể hiệu chỉnh trên nguyên tắc bảo đảm độ chặt đồng đều trên toàn chiều dày lớp
- Trước khi đắp lớp tiếp theo độ chặt của lớp phải đạt được độ chặt yêu cầu quy định
- Việc đắp đất trên cống phải tiến hành theo phương pháp đắp thành từng lớp đồng thời ở
hai bên cống và đồng thời đầm chặt, bảo đảm cho cống không bị đẩy ngang khi thi công
và không bị lún không đều trong quá trình sử dụng
Trang 34ở đoạn đường đắp đá, phải dùng cỡ đá dưới 15cm đắp từ đỉnh cống trở lên trên là
1m và từ tim cống ra hai bên ít nhất bằng 2 lần đường kính ống cống
Việc đắp đất ở đầu cầu cũng phải tiến hành theo phương pháp đắp thành lớp và
đầm chặt đạt độ chặt yêu cầu để tránh lún trong quá trình khai thác Đất đắp sau mố tốt
nhất là đất á cát
2 Nguyên tắc đắp:
Khi dùng các loại đất có tính chất khác nhau để đắp nền đường, phải tuân thủ các
nguyên tắc sau:
- Đất có tính chất khác nhau phải được đắp thành lớp, không được đắp lẫn lộn (nhưng có
thể sử dụng sau khi đã trộn) để tránh trở thành các túi nước hoặc các mặt trượt
- Việc bố trí các lớp đất phải phù hợp với điều kiện làm việc của nền đường Các loại đất
không thay đổi thể tích do ẩm ướt hoặc đóng băng thì nên đắp ở lớp trên để cho mặt
đường có một nền móng vững chắc ổn định Nếu phần dưới của nền đường thường bị ngập
nước thì nên đắp bằng đất thấm nước tốt
- Khi lớp dưới đắp bằng đất khó thoát nước thì mặt trên của nó phải có độ dốc ngang ra
hai bên là 4% để bảo đảm cho lớp đất thấm nước phía trên có đường thoát nước
Ngoài ra không nên đắp phủ lớp đất khó thoát nước ở mặt taluy của lớp đất thấm
nước
- Khi kích cỡ hạt của hai lớp vật liệu trên và dưới chênh nhau nhiều, ví dụ lớp trên là đất
dính, lớp dưới là đá hộc thì ở giữa phải làm một lớp lọc ngược bằng vật liệu đá, cát để
ngăn ngừa không cho đất dính chui vào khe hở giữa các hòn đá làm cho nền đường bị lún
Chỗ nối tiếp giữa hai đoạn nền đường đắp bằng hai loại vật liệu khác nhau phải là
mặt nghiêng để tránh lún không đều tại nơi tiếp giáp
3.3.4 Công tác kiểm tra nghiệm thu:
- Đắp đất và công tác kiểm tra chất lượng
- Sử dụng loại lu và sơ đồ công nghệ được duyệt, nhà thầu tiến hành đắp nền đường
- Đất đắp đúng tiêu chuẩn Nếu thấy nghi ngờ có sai khác với loại đất đã được duyệt cần
yêu cầu nhà thầu lấy mẫu đất làm lại thí nghiệm Thông thường cứ 1000m3/1 lần thí
nghiệm
- Đắp theo từng lớp đều đặn với chiều dầy 20~25cm Đất khi lu phải có độ ẩm xấp xỉ với
độ ẩm tốt nhất được xác định bằng thí nghiệm đầm nén tiêu chuẩn ở trong phòng thí
nghiệm Từng lớp đều có kiểm tra độ chặt ngay tại hiện trường Chỉ sau khi đạt độ chặt
yêu cầu mới cho tiếp tục làm các lớp tiếp theo Sai số về độ chặt so với thiết kế cho phép
Trang 35+ Kiểm tra cao độ tim đường và vai đường Sai số cho phép về cao độ không quá
5cm và không tạo ra độ dốc phụ thêm 0.5%
+ Kích thước hình học của nền đường Sai số cho phép 5cm trên đoạn 50m dài
nhưng toàn chiều rộng nền đường không hụt quá 5cm
+ Kiểm tra độ dốc dọc của nền đường Sai số cho phép 0,005;
+ Kiểm tra độ dốc ngang, độ dốc siêu cao ở các đường cong nằm Sai số cho phép
không quá 5% của độ dốc thiết kế
+ Kiểm tra độ dốc mái taluy, độ bằng phẳng của bề mặt mái taluy Sai số cho phép
không quá (2, 4, 7) % độ dốc thiết kế tương ứng với chiều cao (>6, 2-6, <2)m
3.4 một số đặc trưng của đất cần xét khi xây dựng nền đường
3.4.1 Khả năng đi lại của xe máy thi công
Trong quá trình xây dựng nền đường, các xe máy thi công sẽ phải đi lại nhiều lần
trên nền đất hoặc trên đường vận chuyển đất để tiến hành các thao tác đào đắp Nếu việc
đi lại gặp khó khăn thì giá thành xây dựng sẽ tăng lên do năng suất xe máy giảm hoặc do
phải rải mặt đường vận chuyển đất
Vì vậy để đánh giá khả năng đi lại của xe máy thi công cần phải tiến hành các thí
nghiệm sau:
Thí nghiệm sức chịu tải CBR;
Thí nghiệm xác định độ ẩm và chỉ số độ sệt (với đất dính);
Thí nghiệm xác định lực dính không thoát nước (với đất yếu);
Thí nghiệm xác định sức chịu tải tức thời (với đất cát);
Theo kinh nghiệm thì các xe máy thi công sẽ đi lại khó khăn trên nền đất có
CBR<5 và trên nền đất dính có độ ẩm thực tế Wtt > Wo ± 3% (Wo là độ ẩm tốt nhất) và chỉ
số độ sệt IL < 0,7 hoặc trên đất cát có cấp phối đều hạt và sạch (tỉ lệ các hạt mịn <4%) sức
chịu tải tức thời IPI < 15
Khả năng đi lại của xe máy thi công thường được đánh giá qua khái niệm sức cản
lăn (SCL) SCL được xem là lực kéo cần thiết giữ cho xe máy chạy với tốc độ không đổi
trên mặt đất nằm ngang SCL tỉ lệ với trọng lượng xe (P) và hệ số kéo (k), hệ số k chỉ phụ
thuộc vào trạng thái bề mặt của nền đất:
SCL = k x P Bảng 3-5 cho một số giá trị của k trên các đường vận chuyển đất với hai loại xe
máy chạy trên bánh xích và bánh lốp
Ví dụ:
Một máy xúc chuyển tự hành có khối lượng rỗng 34T vận chuyển 18m3 đất có
dung trọng ở trạng thái tơi xốp là 1,65 Hãy xác định tốc độ lớn nhất khi chạy trên đường
vận chuyển đất khô và chặt và trên đường vận chuyển lầy lội với vết lún bánh xe 10cm
Giải:
- Sức cản lăn khi chạy trên đường vận chuyển khô, chặt, bằng phẳng:
SCL1 = (34 +18 x 1,65) x 2,3 % = 1470 kg
Trang 36- Sức cản lăn khi chạy trên đường vận chuyển lầy lội:
SCL2 = (34 +18 x 1,65) x 18 % = 11520 kg
Từ catalo của nhà chế tạo máy có thể xác định tốc độ chạy máy theo SCL
Ta có: Với đường vận chuyển khô, cứng: V1= 48km/h
Với đường vận chuyển lầy lội: V2= 7km/h
Như vậy khi chạy trên đường lầy lội, năng suất của máy giảm đi 7 lần
Bảng 3-5 Giá trị của hệ số k
Giá trị k của xe máy thi công (%) Tính chất của đường vận chuyển
Bánh xích Bánh lốp áp
suất cao
Bánh lốp áp suất thấp
1 Hệ số k xét tới các nguyên nhân khác nhau sinh ra sức cản lăn (ma sát của các
gối, trục, biến dạng của lốp xe) và vào khoảng 2-3% (trên mặt bê tông bằng
Ta đã biết là xe máy thi công chỉ có thể đi lại trên đất mềm yếu nếu sức kéo của
nó thắng được sức cản lăn Nếu lực bám giữa các bánh xe chủ động và đất lại nhỏ thì bánh
xe sẽ quay tại chỗ (patiné) và sức kéo này sẽ trở nên vô ích Do ảnh hưởng của thời tiết và
của độ chặt của lớp mặt mà trạng thái của các loại đất cũng khác nhau Ví dụ với đất cát
thì mưa nhỏ sẽ làm ẩm bề mặt, tăng độ bám và cải thiện bề mặt xe chạy, còn với đất sét
thì mưa nhỏ cũng làm bề mặt trơn trượt và lún vệt bánh xe
Biết được hệ số bám của đất thì có thể xác định được các lực kéo lớn nhất (E):
E ≤ f x Pm Trong đó: f - Hệ số bám giữa lốp xe với mặt đường
Pm - Tải trọng trên các bánh xe chủ động
Bảng 3-6 liệt kê một vài trị số của f
Trang 37Bảng 3-6
Hệ số bám f
Hệ số bám (%) của xe máy Tính chất đất
Đường đất ẩm (bắt đầu mưa) 0,9 0,25
Từ bảng trên ta thấy hệ số bám thay đổi trong một phạm vi rộng phụ thuộc vào
tính chất của đất và máy chạy trên bánh xích hoặc bánh lốp Trên đường đất khô và hơi
ẩm hệ số bám của bánh xích là 0,9, do đó chắc chắn là máy kéo bánh xích có thể kéo
được trọng lượng bản thân của nó
3.4.3 Hệ số tơi xốp – Hệ số đầm chặt
Khi làm đất, chủ công trình thường thanh toán theo m3 đất đã đầm chặt (hoặc đôi
khi theo m3 tại hố lấy đất), trong lúc đó nhà thầu lại vận chuyển đất theo tấn - kilômét
(T.km) Vì vậy cần phải xác định dung trọng của đất đá hoặc tỷ số của các dung trọng ở
ba trạng thái: Tại chỗ – tơi xốp - đã đầm chặt
Nếu gọi V0 là thể tích ở thùng đấu, Vf là thể tích ở trạng thái tơi xốp, VC là thể tích
đã đầm chặt, thì:
Hệ số tơi xốp: Ff =
VoV
Hệ số đầm chặt: FC =
VoVc
Hệ số tơi xốp Ff luôn lớn hơn 1 và là một hệ số mà những người thi công và vận
chuyển đất đặc biệt quan tâm Ngược lại hệ chặt FC có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 1 tuỳ
theo độ chặt của đất đạt được sau khi lu lèn Đối với chủ công trình Ff là một hệ số cần
biết để đảm bảo cân bằng khối lượng giữa đất đào và đất đắp
Cần lưu ý là cùng với một loại đất Ff có thể thay đổi tuỳ theo độ ẩm tự nhiên của
nó Ví dụ với đất sét khi đào ở độ ẩm tốt nhất thì hệ số tơi xốp Ff = 1,25 trong lúc đó nếu
đào ở thời kỳ khô hạn thì đất đào ra chủ yếu là các cục có độ rỗng lớn và Ff vào khoảng
Trang 38Đất xốp đã cố kết:
Vật liệu đá ở mỏ đá (khai thác bằng nổ mìn) 1,40 1,2,
Cũng có thể tham khảo hệ số tơi xốp trong bảng “Hệ số chuyển thể tích từ đất tự
nhiên sang đất tơi” ở phụ lục 3 TCVN 4447 - 87
Trang 39Chương 4 Thi công nền đường bằng máy
4.1 Nguyên tắc chọn máy thi công nền đường
Khi thi công nền đường thì phải tiến hành công tác xới, đào, vận chuyển, san, đầm
nén và hoàn thiện nền đường phù hợp với thiết kế, cho nên thường phải dùng nhiều loại
máy có tính năng khác nhau phối hợp với nhau để thực hiện các khâu công tác đó Trong
các công tác này có công tác chính với khối lượng lớn như đào, đắp, vận chuyển, và có
công tác phụ với khối lượng nhỏ như xới, san, đầm lèn, hoàn thiện, cho nên cần phải phân
biệt máy chính (hay máy chủ đạo) và máy phụ Máy chính thực hiện các khâu công tác
chính, còn máy phụ thực hiện các khâu công tác phụ Khi chọn máy phải chọn máy chính
trước, máy phụ sau, trên nguyên tắc máy phụ phải đảm bảo phát huy tối đa năng suất của
máy chính
Khi chọn máy, phải xét một cách tổng hợp tính chất của công trình, điều kiện thi
công và trang thiết bị máy móc hiện có, đồng thời phải tiến hành so sánh kinh tế kỹ thuật
4.1.1 Tính chất công trình bao gồm:
Loại nền đường (đào hay đắp), chiều cao đào đắp, cự ly vận chuyển, khối lượng
công việc và thời hạn thi công v.v…
Khi việc thi công công trình đã xác định, thì thời hạn thi công có tác dụng quan
trọng đối với việc chọn máy Để đảm bảo năng suất cao, nên chọn loại máy có công suất
lớn, năng suất cao, thiết bị tốt Nhưng nếu khối lượng ít, thì nên dùng loại máy công suất
nhỏ, nếu không sẽ không tận dụng khả năng làm việc của máy Nếu khối lượng công tác
lớn, tập trung, thì phải dùng những máy có công suất cao như máy đào gầu to, máy xúc
chuyển có công suất lớn
Chiều cao đào đắp có ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành xây dựng, cho nên khi
chiều cao đào đắp khác nhau thì dùng loại máy móc khác nhau
Thông thường qui định chiều cao nền đường h<0,75m thì phải dùng máy san,
h<1.5m dùng máy xúc có băng chuyền hay máy ủi, h>1.5m dùng máy xúc chuyển
Nhưng nền đường thì dài, chiều cao đắp mỗi nơi một khác Nếu căn cứ vào quy
định trên thì cứ một đoạn ngắn lại phải thay đổi máy, phải điều động máy luôn không hợp
lý Trong trường hợp này, phải căn cứ vào loại máy có khả năng làm được khối lượng lớn
công việc mà chọn cho từng đoạn dài
Cự ly vận chuyển cũng có ảnh hưởng lớn tới năng suất làm việc và giá thành xây
dựng
Do vậy phải căn cứ vào cự ly vận chuyển mà chọn máy, ví dụ đối với máy xúc
chuyển có dung tích thùng 6-10m3 cự ly vận chuyển hợp lý không quá 500m Nếu cự ly
lớn hơn phải dùng máy đào có dung tích gầu 0,5m3 (hay lớn hơn) phối hợp với xe vận
Trang 40chuyển hoặc dùng máy xúc chuyển có dung tích thùng lớn Cự ly vận chuyển hợp lý của
máy ủi là dưới 100m, nếu lớn hơn năng suất thấp, giá thành 1m3 đất sẽ tăng
2 Điều kiện thi công
Bao gồm: loại đất, địa chất thuỷ văn, điều kiện thoát nước mặt, điều kiện vận
chuyển (độ dốc mặt đất, trạng thái mặt đường, địa hình, địa vật v.v…)điều kiện khí hậu
(mưa, nắng, gió, nhiệt độ, sương mù v.v…) và điều kiện cung cấp vật liệu cho máy làm
việc
Điều kiện thi công có ảnh hưởng rất lớn tới việc chọn máy, nhất là đối với máy
chính
Đối với đất sét lẫn đá hay đất tương đối cứng có thể dùng máy đào Máy xúc
chuyển chỉ có thể thi công đất cứng với năng suất cao sau khi đã được xới tơi
Đối với công tác đào đất ngập nước, dùng máy đào gầu dây thích hợp hơn các loại
máy khác Vào mùa mưa việc thi công bằng máy cũng trở ngại vì đất ẩm ướt máy khó
hoạt động Điều kiện cung cấp điện nước, nhiên liệu cũng có ảnh hưởng nhiều tới việc
trang bị động lực
Khi chọn máy, cần chú ý giảm số chủng loại máy khác nhau trong cùng một đội
máy để tiện cho việc cung cấp nhiên liệu
Nên chú ý khi chọn máy sao cho chỉ cần lắp thêm thiết bị phụ là có khả năng làm
được các công tác khác nhau, ví dụ máy ủi có thể đào, đắp, vận chuyển, san lấp đất trong
vòng 100m, đồng thời có thể dùng làm máy kéo, lắp thêm thiết bị phụ là có thể san được
Loại máy Công tác chuẩn bi Công tác làm đất Công việc khác
Máy ủi
-Làm đường tạm
-Ngả cây, nhổ gốc
-Rãy cỏ, đào lớp hữu cơ
-San cho dốc thoải
-Đào nền đường hình thang, tam giác và nền
đường nửa đào, nửa đắp
-San sơ bộ mặt đất -Tu sửa thùng đấu -Đầm nén đất -Đẩy máy xúc chuyển
-Đào cấp -Hót đất sụt -Kéo xe, kéo máy Máy xúc
chuyển
-Rãy cỏ, đào đắp lớp
hữu cơ
-Đào đất -Đắp đất
-San sơ bộ mặt đất -Tu sửa thùng đấu