1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mot so bien phap nham han che rui ro tin dung tai 73166

65 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Nhằm Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Tại Chi Nhánh Ngân Hàng Công Thương Đống Đa
Tác giả Nguyễn Minh Nhật
Trường học Ngân hàng Công thương Đống Đa
Chuyên ngành Tín dụng
Thể loại chuyên đề tốt nghiệp
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 180,93 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I: TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG (3)
    • 1.1. Tín dụng (3)
      • 1.1.1. Khái niệm (3)
      • 1.1.2. Đặc điểm của tín dụng (3)
      • 1.1.3. Vai trò của tín dụng (4)
    • 1.2. Rủi ro tín dụng và biện pháp quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại (4)
      • 1.2.1. Hoạt động kinh doanh tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường (4)
      • 1.2.2. Rủi ro tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM (5)
        • 1.2.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng (5)
        • 1.2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh (6)
        • 1.2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh (7)
      • 1.2.3. Các biện pháp quản trị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng của các NHTM (16)
        • 1.2.3.1. Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro (16)
        • 1.2.3.2. Xây dựng chính sách tín dụng (17)
        • 1.2.3.3. Thực hiện tốt công tác phân tích tín dụng và xác định mức độ rủi ro tín dụng (17)
        • 1.2.3.4. Thực hiện đầy đủ khâu đảm bảo tín dụng (18)
        • 1.2.3.5. Thực hiện tốt quy trình giám sát tín dụng (18)
        • 1.2.3.6. Xử lý hiệu quả nợ quá hạn (18)
        • 1.2.3.7. Phân tán rủi ro tín dụng (19)
        • 1.2.3.8. Sử dụng các công cụ ngoại bảng (19)
  • CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA (20)
    • 2.1. Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa (20)
      • 2.1.1. Hoạt động huy động vốn (20)
      • 2.1.2. Hoạt động sử dụng vốn (22)
      • 2.1.3. Hoạt động khác (23)
    • 2.2. Thực trạng hoạt động tín dụng và những rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đống Đa (25)
      • 2.2.1. Nguồn vốn hoạt động tín dụng (25)
      • 2.2.2. Hoạt động tín dụng (26)
      • 2.2.3. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đống Đa (30)
        • 2.2.3.1. Thực trạng rủi ro tín dụng (30)
        • 2.2.3.2. Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đống Đa (35)
        • 2.2.3.3. Các biện pháp Chi nhánh NHCT Đống Đa đã thực hiện để ngăn ngừa và xử lý rủi ro (40)
    • CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO RÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA (0)
      • 3.1. Định hướng hoạt động của Chi nhánh NHCT Đống Đa trong thời gian tới (43)
        • 3.1.1. Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh (44)
        • 3.1.2. Định hướng hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCT Đống Đa trong thời gian sắp tới (45)
      • 3.2. Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đống Đa (47)
        • 3.2.1. Xử lý nợ tồn đọng (48)
        • 3.2.2. Tăng cường vốn tự có (49)
        • 3.2.3. Đa dạng hoá các danh mục đầu tư tín dụng (50)
        • 3.2.4. Chú trọng phát triển nguồn lực (50)
        • 3.2.5. Thẩm định tốt trước khi cho vay (51)
        • 3.2.6. Kiểm tra tín dụng chặt chẽ hơn (52)
        • 3.2.7. Hoàn thiện mô hình tổ chức theo hướng tăng cường khả năng quản lý rủi ro (52)
        • 3.2.8. Thiết lập hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro tín dụng (53)
        • 3.2.9. Hiện đại hoá công nghệ ngân hàng góp phần hạn chế rủi ro (54)
        • 3.2.10 Nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra nội bộ (54)
      • 3.3. Một số kiến nghị (54)
        • 3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ và bộ ngành có liên quan (54)
        • 3.3.2. Kiến nghị đối với chính quyền địa phương (55)
        • 3.3.3. Kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (56)
        • 3.3.4. Kiến nghị với Chi nhánh NHCT Đống Đa (56)
  • KẾT LUẬN (59)

Nội dung

TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG

Tín dụng

Tín dụng là giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay là ngân hàng và các dịnh chế tài chính khác với bên đi vay là cá nhân, doanh nghiệp…Trong đó quyền cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện cả vốn gốc lẫn lãi cho bên cho vay khi đén hạn thanh toán.

Bên cạnh đó quan hệ tín dụng cũng cần được hiểu là quan hệ hai chiều, và ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.

Nghiệp vụ kinh doanh tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ chốt của NHTM để tạo ra lợi nhuận nhằm bù đắp những chi phí phát sinh trong hoạt động kinh doanh, trong đó có chi phí bù đăp rủi ro tín dụng, và các chi phí khác.

1.1.2 Đặc điểm của tín dụng.

- Những hình thức trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm cho vay và cho thuê Tài sản giao dịch trong cho vay là bằng tiền và tài sản trong cho thuê là bất động sản và động sản Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện.

- Lòng tin: Quan hệ tín dụng được hình thành trên cơ sở niềm tin rằng người đi vay sẽ hoàn trả đúng hạn.

- Về mặt pháp lý, những văn bản xác dịnh quan hệ tín dụng như hợp đồng tín dụng, khế ước…đó là những văn bản pháp lý nhằm ràng buộc những trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên cho vay và đi vay.

- Tính hoàn trả: Người đi vay thông thường phải thanh toán phần lãi ngoài vốn gỗc, vì vậy người đi vay phải thanh toán nhiều hơn so với lúc đầu vay.

- Tính thời hạn: Là khoảng thời gian mà người đi vay phải hoàn trả đúng hạn.

1.1.3 Vai trò của tín dụng.

- Thứ nhất, tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản xuất đồng thời góp phần đầu tư vào phát triển kinh tế.

- Thứ hai, tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản xuất.

- Thứ ba, tín dụng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá và luân chuyển tiền tệ

-Thứ tư, tín dụng góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế

- Thứ năm, tín dụng tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.

- Thứ sáu, tín dụng là công cụ tài trợ vốn cho các ngành kinh tế kém phát triển và các ngành kinh tế trọng điểm.

- Thứ bảy, tín dụng góp phần điều chính cơ cấu kinh tế, chính sách kinh tế, hạn chế lạm phát.

Rủi ro tín dụng và biện pháp quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân hàng thương mại

1.2.1 Hoạt động kinh doanh tín dụng ngân hàng trong nền kinh tế thị trường.

Sau khi đất nước tiến hành chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị trường và có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, hệ thống ngân hàng được phân chia thành hai cấp Ngân hàng Nhà nước được đảm nhiệm chức năng quản lý vĩ mô, còn các NHTM thực hiên nhiệm vụ kinh doanh trên lĩnh vực tài chính tiền tệ trong đó có hoạt động kinh doanh tín dụng NHTM được hoạt động độc lập trển cơ sở lỗ lãi tự chịu trách nhiệm

Nguồn vốn kinh doanh hiện nay không còn do Nhà nước cấp mà phải tự huy động từ những nguồn nhàn rỗi trong xã hội, thực hiên các hoạt động kinh doanh mang lại lợi nhuận bù đắp các chi phí đầu vào, trên nguyên tắc phù hợp với các chế độ, chính sách kinh tế xã hội của đất nước trong từng thời kỳ.

1.2.2 Rủi ro tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM

1.2.2.1 Khái niệm về rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín dụng cho một khách hàng, hay có thể hiểu là khả năng khách hàng không trả được nợ theo hợp đồng tín dụng Xét về khía cạnh của ngân hàng, thi rủi ro tín dụng đồng nghĩa với thu nhập dự tính của ngân hàng từ các tài sản có sinh lời không được hoàn trả đày đủ cả về mặt số lượng và thời hạn.

Do quan hệ tín dụng được hiểu theo hai chiều là đi vay và cho vay, vì vây, cũng cần phải hiểu rủi ro tín dụng theo hai chiều đó là rủi ro trong cho vay và rủi ro trong hoạt động đi vay.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu càu cấp thiết về nguòn vốn đàu tư càng lớn thì mức độ rủi ro tín dụng càng cao Nguồn thu nhập chính của các NHTM là từ lãi suất mà người vay sẽ thanh toán cho ngân hàng, phần khác là từ hoạt động trao đổi các món vay hoặc từ việc bảo đảm và cung cấp các dịch vụ tương tự Nguồn thu nhập này phụ thuộc chủ yếu vào doanh số và lãi suất cho vay.

Tuy nhiên không có gi đảm bảo chắc chắn rằng tiền vay và tiền lãi sẽ được người vay hoàn trả đúng hạn và đầy đủ Sự mất mát vốn vay và thu nhập này do nhiều nguyên nhân khác nhau, đó chính là những rủi ro mà ngân hàng thường gặp khi cho vay Những rủi ro này là một nhân tố quan trọng có thể quyết định sự tồn tại của cả một ngân hàng Vì vậy, mục tiêu chính của các nhà quản trị rủi ro tín dụng là đảm bảo lợi nhuận tối đa ở các mức rủi ro có thể chấp nhận được

1.2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Để có thể đánh giá được đúng mức độ rủi ro tín dụng của các NHTM cần phải dựa trên một số chỉ tiêu sau:

- Chỉ tiêu: Tổng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có

Tổng tài sản có Đây là chỉ số tổng quan về quy mô hoạt động của ngân hàng Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả tín dụng của một đồn tài sản có.

Có thể đánh giá kèm với chỉ tiêu:

Dư nợ tín dụng Tổng nguồn vốn huy động

Từ đó có thể đánh giá được, rằng hiệu quả sử dụng vốn nói chung của ngân hàng và hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng Rủi ro tín dụng chỉ có thể xảy ra khi bản thân ngân hàng cho vay quá nhiều so với tiêu chuẩn an toàn của Ngân hàng Nhà nước, so với quy mô vốn huy động.

- Chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nợ quá hạnTổng dư nợ Đây là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng Chỉ tiêu này càng thấp càng tốt, nhưng ngược lại không thể đánh giá rằng khi chỉ số này vượt quá tiêu chuẩn chung của ngành thì là xấu Để có thể đánh giá được một cách chính xác hơn về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng ta cần phải đánh giá kèm theo chỉ tiêu vòng quay của các khoản nợ quá hạn này, khả năng giải quyết các khoản nợ quá hạn Bởi vì, tỷ lệ nợ quá hạn cao mà khả năng giải quyết nợ quá hạn hay vòng quay của các khoản nợ quá hạn cao thì khả năng ngân hàng gặp rủi ro tín dụng sẽ sất thấp Và ngược lại, ngân hàng sẽ gặp rủi ro tín dụng.

- Chỉ tiêu: Nợ khó đòi trên tổng nợ quá hạn

Nợ quá hạn khó đòi Tổng nợ qua hạn

Tỷ lệ này đánh giá các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, được xác định là không có khả năng thu hồi Tỷ lệ này cao chứng tỏ khả năng thu hồi vốn thấp, nguy cơ mất vồn cao, chất lượng tín dụng của ngân hàng thấp.

- Chỉ tiêu: Mức độ chênh lệch thời lượng của tài sản có vời tài sản nợ

Chỉ tiêu này phản ánh nếu kế hoạch huy động vốn và sư dụng vốn không có sự nhất quán thì sẽ dẫn đến nguy cơ xả ra rủi ro tín dụng rất cao và kho đó mức độ ảnh hưởng là toàn bộ hoạt động của ngân hàng Đánh giá mức độ ảnh hưởng của sự chênh lệch của thời lượng có thể dựa vào công thức sau:

* DA, DL : là thời lượng của toàn bộ tài sản có và tài sản nợ

* A, L : là giá trị của tài sản có và tài sản nợ

Trong trường hợp E < 0, chứng tỏ rằng ngân hàng gặp rủi ro trong hoạt động kinh doanh, trong đó có cả rủi ro tín dụng.

1.2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh ngân hàng a Nhóm nguyên nhân chung a.1 Môi trường kinh tế có những biến động đối nghịch với mục tiêu phát triển của mỗi ngân hàng

- Nền kinh tế suy thoái và được thể hiện qua các chỉ số kinh tế vĩ mố sau: lạm phát tăng trong nhiều kỳ liên tiếp, sự biến động của đồng nội tệ, lãi suất thị trường tăng…

Lạm phát tăng cao trong nhiều kỳ liên tiếp Khi đó chỉ số giá cúa các loại hàng hoá trên thị trường tăng theo Điều này đồng nghĩa rằng chi phí sản xuất đầu vào tăng, và sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động tiêu thụ trên thị trường của người đi vay Doanh số giảm sẽ kéo theo lợi nhuận giảm theo Kết quả là ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của người di vay đối vói ngân hàng

THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

Khái quát chung về tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa

Chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa (CN NHCT Đống Đa) hiện nay là ngân hàng thương mại quốc doanh trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam, có trụ sở chính tại 187 phố Tây Sơn – phường Quang Trung – Quận Đống Đa – Hà Nội.

NHCT Đống Đa bao gồm có 13 phòng ban được đặt dưới sự điều hành của ban giám đốc, đó là: Phòng kế toán giao dịch, Phòng tài trợ thương mại, Phòng khách hàng số 1, Phòng khách hàng số 2, Phòng khách hàng cá nhân, Phòng quản lý rủi ro, Phòng quản lý nợ có vấn đề, Phòng thông tin điện toán, Phòng tổ chức hành chính, Phòng tiền tệ kho quỹ, Phòng kiểm tra nội bộ, Phòng tổng hợp tiếp thị, Phòng kế toán tài chính Ngoài ra chi nhánh còn có phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch mẫu, máy ATM nằm rải rác trên địa bàn quận Đống Đa Các phòng ban này đều được chuyên môn hóa theo chức năng và nghiệp vụ cụ thể

Trải qua nhiều năm xây dựng và phát triển, hiện nay, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa là một trong những chi nhánh có quy mô lớn và uy tín của Quận Đống Đa và của thành phố Hà Nội Thành tựu đáng tự hào của chi nhánh là đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, có thể nói rằng đó là vinh dự không phải ngân hàng nào cũng có thể có được.

2.1.1 Hoạt động huy động vốn Được đánh giá là một trong những ngân hàng có quy mô lớn trong mạng lưới chi nhánh của Ngân hàng Công Thương Việt Nam Với hệ thống mạng lưới rộng trên địa bàn, năm 2009 Chi nhánh đã có nhiều biện pháp để giữ vững và tăng trưởng nguồn vốn huy động, tổ chức phục vụ tốt công tác huy động tiền gửi dân cư, huy động kỳ phiếu, huy dộng tiết kiệm dự thưông tại các quỹ tiết kiệm Ngoài ra Chi nhánh tiếp tục duy trì với khách hàng truyền thống và tích cực tìm kiếm khách hàng có nguồn tiền gửi lớn.

Có thể thấy xu hướng tăng trưởng trong công tác huy động vốn của Chi nhánh NHCT Đống Đa qua các năm

Bảng 01: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh NHCT Đống Đa Đơn vị: tỷ đồng

II Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 1500 1450 1300

(Báo cáo kế toán qua các năm của Chi nhánh NHCT Đống Đa)

Tính đến 31/12/2009, tổng nguồn vốn huy động (bao gồm cả VNĐ và Ngoại tệ) đạt 4.252 tỷ đồng, so với cùng kỳ năm trước bằng 96% So với kế hoạch năm đạt 80%, số còn thiếu 1.098 tỷ đồng

Mặc dù chưa hoàn thành kế hoạch năm, tuy nhiên mức độ % hoàn thành kế hoạch của Chi nhánh cũng ở mức cao và có thể đánh giá công tác huy động vốn đã có nhiều chuyển biến tích cực Trước tình thế khó khăn do nguồn vốn của SCIC và Bảo hiểm Xã Hội giảm mạnh so với đầu năm do nguyên nhân khách quan (giảm 544 tỷ: trong đó SCIC giảm 314 tỷ và Bảo hiểm Xã hội giảm 230 tỷ), để bù đắp vào sự giảm sút mạnh trên các phòng ban trong Chi nhánh, đặc biệt là các phòng khách hàng đã phát huy tính chủ động, tích cực vừa động viên khách hàng tập trung mọi nguồn tiền về Chi nhánh vừa tích cực tìm kiếm khai thác các khách hàng mới Các cán bộ của Chi nhánh đã khai thác các mối quan hệ, vận động người thân và tham gia tích cực lời kêu gọi của công đoàn NHCT Việt Nam về việc gửi tiền tại VietinBank.

Như vậy qua việc phân tích ở trên ta thấy ngân hàng đã sử dụng các hình thức huy động vốn hiệu quả, góp phần làm tăng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng vay Nhưng bên cạnh đó ngân hàng cần phải đảm bao được hệ số an toàn vốn tối thiểu theo quy định của NHNN, tránh tình trạng phát triển quá nóng của ngân hàng, cần có biện pháp duy trì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động trong dân cư

2.1.2 Hoạt động sử dụng vốn

Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh NHCT Đống Đa đươc thể hiện qua các năm như sau:

Bảng 02: Tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh NHCT Đống Đa Đơn vị: tỷ đồng

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Só tiền Tỷ lệ

1 Tiền mặt và tiền gửi NHNN 15 0.91 15 0.64 13 0.48

(Báo cáo kế toán qua các năm của Chi nhánh NHCT Đống Đa)

Dựa vào bảng cân đối trên, ta thấy tình hình sử dụng vốn trong những năm gần đây Chi nhánh NHCT Đống Đa có sự chuyển biến rõ rệt Điều này thể hiện rất rõ ở tốc độ tăng của hoạt động sử dụng vốn khác cụ thể trong đó là viêc ngân hàng thực hiên nghiệp vụ điều chuyển vốn trong hệ thống, để hạn chế vốn huy động thừa tại Chi nhánh Mặc dù hoạt động tín dụng cũng có sự tăng trưởng, nhưng cũng phải đánh giá là trong khoản thời gian nay hoạt động tín dụng đang có dấu hiệu chững lại và suy giảm, dư nợ tín dụng không tăng nhưng tỷ trọng trong tổng tài sản lại giảm qua các năm từ tỷ trọng 84.51% năm 2007 xuống còn 70,47% năm 2009 Đó là một vấn đề đáng quan tâm của ngân hàng.

Tiền mặt và tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước năm 2009 là 13 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,48% so với tổng tài sản có, và thấp hơn so với tỷ lệ 0,91 của năm 2007, và 0,64 của năm 2008, điều này có thể làm tăng khả năng sinh lời của Chi nhánh, nhưng cũng đặt ra yêu cầu đòi hỏi ngân hàng phải có biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản hiệu quả, vì tỷ lệ này tương đối thấp sẽ gây rủi ro cho ngân hàng

2.1.3 Hoạt động khác a Hoạt động thanh toán

Theo mô hình thanh toán xử lý nghiệp vụ tài trợ thương mại tập trung theo chuẩn mực quốc tế, NHCT Việt Nam đã quyết định giải tán các phòng TTXNK tại Chi nhánh và xử lý nghiệp vụ tập trung tại Sở giao dịch 3 Tuy nhiên Chi nhánh cũng đã kịp thời đào tạo cán bộ, ổn định tổ chức, phân công đầu mối cụ thể do vậy các yêu cầu về thanh toán quốc tế ngay từ khi nhận hồ sơ, vì vậy công tác thanh toán quốc tế vẫn thực hiện tốt và phát triển

Năm 2009 thị trường ngoại tệ có diễn biến phức tạp, mặc dù đầu năm NHNN đã nới rộng biên độ và cuối năm đã thực hiện điều chỉnh tỷ giá nhưng tỷ giá của ngân hàng vẫn thấp hơn tỷ giá ngoài thị trường tự do Do đó Chi nhánh rất khó khăn trong việc mua ngoại tệ của khách hàng Tuy nhiên do có khách hàng truyền thống và sự linh hoạt trong điều hành của Ban giám đốc, tính hiệu quả hoạt động trong tổng thể, có lúc phải hy sinh thu nhập từ hoạt động thanh toán quốc tế nhằm giữ được khách hàng vay do đó mà trong năm doanh số mua và bán ngoại tệ của Chi nhánh vẫn đạt cao -

-Trong hoạt động thanh toán quốc tế :

+ Mở L/C nhập khẩu : 351 món, trị giá 41.195.006 USD + Thanh toán L/C nhập khẩu : 440 món, trị giá 45.186.498 USD

Do đặc điểm khách hàng của Chi nhánh chủ yếu là những đơn vị sản xuất, thường xuyên nhập khẩu nguyên liệu phục vụ sản xuất kinh doanh Vì vậy, nghiệp vụ thanh toán quốc tế tại Chi nhánh chủ yếu phục vụ cho mở L/C nhập khẩu, thanh toán chuyển tiền và nhờ thu nhập khẩu Chi nhánh thường xuyên khai thác ngoại tệ của các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng khác cùng với sự hỗ trợ của Trung ương để đảm bảo nhu cầu thanh toán cho các đơn vị sản xuất kinh doanh.

- Về kinh doanh ngoại tệ

Lãi kinh doanh ngoại tệ đạt 1 tỷ 240 triệu đồng

- Về chi trả kiều hối

+ Doanh số chi trả kiều hối năm 2009 là 719 món, với trị giá 2.068.859 USD

+ Dịch vụ chi trả kiều hối được tổ chức, bố trí các bộ phận hợp lý nhằm đảm bảo an toàn, nhanh chóng và tiện lợi. b Hoạt động khác

- Các mặt hoạt động kinh doanh khác của Chi nhánh ổn định, hoạt động thanh toán thông suốt, doanh số thanh toán lớn (115.182 tỷ đồng).

Thực trạng hoạt động tín dụng và những rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đống Đa

2.2.1 Nguồn vốn hoạt động tín dụng

Nguồn vốn huy động của ngân hàng là nguồn vốn chủ yếu ngân hàng sử dụng cho vay khách hàng Đối tượng vay vốn của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp quốc doanh Chi nhánh NHCT Đống Đa có tổng nguồn vốn tương đối cao so với các ngân hàng khác trong khu vực.

Bảng 03: Tình hình nguồn vốn huy động của Chi nhánh NHCT Đống Đa Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Tăng giảm

Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Huy động bằng VND 3423 77.39 3102 72.95 -321 -9.37 Huy động bằng ngoại tệ (quy đổi) 1000 22.61 1150 27.05 150 15 Trong đó:

(Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHCT Đống Đa)

Ta thấy trong năm 2009, nguồn vốn của ngân hàng có mức độ tăng trưỏng thấp, đạt 4254 tỷ đồng, giảm 171 tỷ đồng so với năm 2008, tốc độ tăng giảm 3.87% Trong đó, nguồn vốn huy động bằng VND là 3102 tỷ đồng, giảm 321 tỷ đồng, tốc độ giảm là 9.37% so với năm 2008 Bù lại, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ (quy đổi) trong năm 2009 đạt 1150 tỷ đồng, tăng 150 tỷ đồng, tốc độ tăng là 15% so với năm 2008 Có thể đánh giá đây là thành tích không tốt của Chi nhánh NHCT Đống Đa trong công tác huy động vốn của năm 2009 đáp ứng cho hoạt động tín dụng của Chi nhánh Trong bối cảnh khó khăn chung của cả hệ thống ngân hàng, mặc dù chưa hoàn thành kế hoạch năm, tuy nhiên mức độ % hoàn thành kế hoạch của Chi nhánh cũng ở mức cao và có thể đánh giá công tác huy động vốn đã có nhiều chuyển biến tích cực.

Hoạt động tín dụng trong Chi nhánh NHCT Đống Đa luôn giữ một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của cả ngân hàng Trong những năm vừa qua, nhận thức được tình hình biến động của nền kinh tế xã hội, sự thay đổi của của luật pháp khi nước ta gia nhập WTO Do đó cơ hội trước mắt của Chi nhánh NHCT Đống Đa là rất lớn, nhưng rủi ro cũng lớn Ngân hàng Công Thương Đống Đa đang từng bước thực hiện chiến lược hiện đại hoá và tăng trưởng hoạt động tín dụng trong thời gian tới trên nguyên tắc thận trọng, an toàn và hiệu quả. Đây là hoạt động đem lại nguồn thu nhập chủ yếu trong tổng thu nhập của ngân hàng Điều này sẽ được chứng minh qua các số liệu sau đây:

Bảng 04: Tình hình tài chính của Chi nhánh NHCT Đống Đa qua các năm Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Tăng giảm

Thu từ lãi hoạt động tiền gửi 145 110 -35 -24.14

Thu từ lãi tiền vay 411 387 -24 -5.84

Lãi tiền vay tiêt kiệm 290 278 -3 -1.03

(Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHCT Đống Đa)

Bảng số liệu trên cho thấy thu nhập từ hoạt động cho vay chiếm tỷ lệ rất cao trong tổng doanh thu của Chi nhánh năm 2008, cụ thể là chiếm 67.16% doanh thu hay góp phần làm cho tổng lợi nhuận trước thuế của ngân hàng đạt mức cao Số liệu này một lần nữa tái khẳng định vai trò của hoạt động tín dụng là rất quan trọng đối với hoạt động của Chi nhánh Mặc dù trong bối cảnh khó khăn chung của năm 2009 và cả hệ thống ngân hàng, nhưng tập thể CBCNV Chi nhánh đã rất nỗ lực, phấn đấu vừa giữ được nguồn vốn, vừa tăng trưởng được tín dụng và kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, nhờ vậy mà Chi nhánh đã đạt 115,5 tỷ đồng lợi nhuận, dù chỉ bằng 72% kế hoạch năm, 69.58% so với năm 2008 nhưng vẫn được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ (do năm 2009 là năm khó khăn trong hoạt động kinh doanh, để động viên sự nỗ lực của CBCNV NHCT Việt Nam đã có công văn hướng dẫn đối với các Chi nhánh đạt từ 70% đến dưới 80% kế hoạch lợi nhuận được giao sẽ được đánh giá là đơn vị hoàn thành nhiệm vụ)

Chi nhánh được đặt ở khu đô thị lớn, có điều kiện thuận lợi, chiến lược là tập trung vào các ngành đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế đang phát triển của Việt Nam như: Thương mại, Sản xuất chế biến, Xây dựng, Điện, Năng lượng, Viễn thông Mục tiêu của Chi nhánh là tăng tổng dư nợ lên 2.200 tỷ đồng, trên cơ sở nguồn vốn huy động dồi dào Có thể đánh giá khả năng phát triển của ngân hàng qua các số liệu sau đây.

Bảng 05: Tình hình dư nợ tín dụng của Chi nhánh NHCT Đống Đa Đơn vị: Tỷ đồng

2009 Tăng giảm số tiền tỷ lệ

Cho vay các doanh nghiệp quốc doanh 1005 900 -105 -10.45 Cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh 350 600 250 71.43

(Báo cáo kết quả kinh doanh của Chi nhánh NHCT Đống Đa)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy, dư nợ tín dụng của Chi nhánh đến 31/12/2009 đạt 1.700 tỷ đồng, so với 31/12/2008 tăng 345 tỷ, tương đương với 25.46%; So với kế hoạch năm đạt 98% và Chi nhánh đã thành công trong việc khống chế dư nợ theo chỉ đạo của NHCT Việt Nam.

Trong đó, ta thấy được ngân hàng chủ yếu cho vay các doanh nghiệp quốc doanh, dư nợ cho vay doanh nghiệp quốc doanh chiếm năm 2008 chiếm tỷ trọng 74.17% trong tổng dư nợ Nhưng sang năm 2009, các khoản tín dụng đối với DNNN giảm 105 tỷ, tương đương 10.45%, tín dụng đối với các công ty TNHH, công ty cổ phần tăng lên 250 tỷ so với năm 2008, tăng 35.3% so với tổng dư nợ năm 2009 Góp phần vào quá trình cơ cấu lại các doanh nghiệp quốc doanh trước những yêu cầu của nền kinh tế và khu vực mậu dich tự do ASEAN Yếu tố chính dẫn đến sự thay dổi này là do chiến lược tín dụng của Ngân hàng có sự thay đổi cho phù hợp với diễn biến chung của nền kinh tế , nhằm tăng tính hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro Thực tế đã chứng minh rằng, cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực trong những năm trước là do nền kinh tế đầu tư quá lớn vào các doanh nghiệp có quy mô lớn, nên khi xảy ra khủng hoảng thì các doanh nghiệp này khả năng thích ứng thấp hơn so với các doanh nghiệp vừa và nhỏ Mà trong nền kinh tế Việt Nam các doanh nghiệp lớn thường là các doanh nghiệp quốc doanh, vì vậy ngân hàng cần phải có chính sách tín dụng phù hợp, cân đối, tránh hiện tượng “ bỏ nhiều trứng vào cùng một giỏ”.

Nhìn chung cơ cấu tín dụng phân theo kỳ hạn của Chi nhánh NHCT Đống Đa không có sự thay đổi lớn Cơ cấu tín dụng phân theo kỳ hạn của năm 2009 như sau:

Bảng 06: Cơ cấu dư nợ của Chi nhánh NHCT Đống Đa Đơn vị: Tỷ đồng

Nội dung Năm 2008 Năm 2009 Tăng giảm

Dư nợ trung dài hạn 247 305 58 23.48

(Báo cáo kế toán năm 2009 của Chi nhánh NHCT Đống Đa)

Chi nhánh đã đầu tư cho vay ngắn hạn rất có hiệu quả, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ổn định và có hiệu quả, tạo việc làm cho người lao động, sản phẩm sản xuất ra có sức cạnh tranh trên thị trường như thuốc tân dược của Công ty Dược liệu TW1, sản phẩm của Công

Tinh hinh du no du no ngan han du no trung dai han tong du no

2008 2009 ty Cao Su Sao Vàng, các sản phẩm cáp điện của Công ty Cơ điện Trần Phú, Công ty Thượng Đình, Công ty Sơn tổng hợp Hà Nội, Công ty bóng đèn phích nước Rạng Đông Dư nợ tín dụng ngắn hạn tăng 287 tỷ đồng, dài hạn tăng 58 tỷ

Năm 2009, có thể đánh giá là năm thành công trong hoạt động tín dụng của Chi nhánh, mặc dù môi trường đầu tư còn nhiều khó khăn nhưng Chi nhánh vẫn tăng trưởng được tín dụng trong mức cho phép và kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, nợ nhóm 2 = 0, nợ xấu đạt 17.959 triệu đồng, mặc dù có tăng so với năm trước song tỷ lệ ở mức khá thấp (1,1% trên tổng dư nợ). Trong năm, bộ phận tín dụng đã rất vất vả vì vừa phải thực hiện tìm kiếm khách hàng để cho vay vừa thực hiện công tác cho vay hỗ trợ lãi suất của Chính phủ Hoạt động cho vay đã đem lại phần lớn lợi nhuận cho Chi nhánh và bộ phận tín dụng đã được giám đốc biểu dương, ghi nhận thành tích trong cuộc họp giao ban ngày 7/1/2010.

2.2.3 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh NHCT Đống Đa

2.2.3.1 Thực trạng rủi ro tín dụng a Phân loại nợ quá hạn theo đối tượng cho vay

Bản chất của hoạt động tín dụng là ứng trước cho người vay, bởi vậy rủi ro là thuộc tính vốn có của tín dụng Rủi ro tín dụng xảy ra có nghĩa là khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn là thấp, hoặc có thể biểu hiện dưới dạng ngân hàng quá tập trung cho vay vào một hoặc một số khách hàng cụ thể.

Công cụ đo lường phổ biến tình hình rủi ro tín dụng là chỉ tiêu nợ quá hạn Khi mà tỷ lệ nợ quá hạn lên tới 5% so với tổng dư nợ thì chứng tỏ ngân hàng đang trong tình trạng nguy hiểm cao ở nước ta, ngoài khái niệm nợ quá hạn còn có những khái niệm về nợ khó đòi, nợ khoanh, nợ chờ xử lý,…Để có thể đánh giá chính xác tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh NHCT Đống Đa ta cần phải phân tích số liệu sau:

Dựa vào biểu đồ ta thấy, nợ quá hạn năm 2009 tăng thêm 4 tỷ đồng, với tốc dộ tăng 50%, đây là tốc độ tăng đáng báo động Mặc dù tỷ lệ nợ quá hạn trong tổng dư nợ của ngân hàng là 0,54%, vẫn nằm trong phạm vi cho phép, so với tình hình chung của ngành Nhưng không thể chủ quan lơ là trong công tác quản trị nợ quá hạn, do mức độ nguy hiểm của nó Nhưng đây cũng là thành tích rất tốt trong công tác cho vay và thu hồi nợ của ngân hàng khi duy trì được tỷ lệ nợ quá hạn thấp như vậy Mục tiêu trong năm 2010, ngân hàng sẽ duy trì tỷ lệ nợ quá hạn dưới 1% Đây là chỉ tiêu có thể thực hiện được trong khả năng của ngân hàng Hiện tại khả năng bi rủi ro tín dụng của ngân hàng là rất thấp, nhưng vẫn có thể xảy ra rủi ro, nếu bản thân không có biện pháp hạn chế rủi ro hiệu quả Với những nguyên nhân, dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro tín dụng như đã nêu ở Chương I, đòi hỏi bản thân ngân hàng phải có biện pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro thích hợp trong bất cứ trường hợp nào.

Trong năm 2009, Về thu hồi nợ đã XLRR đạt 33.950 triệu đồng, bằng 68% kế hoạch năm, tuy nhiên so với năm 2008 tăng 15.457 triệu đồng Mặc dù không hoàn thành kế hoạch thu hồi nợ XLRR nhưng để thu được số nợ trên là một sự cố gắng rất lớn của Chi nhánh, trong đó có sự nỗ lực lớn của phòng Quản lý nợ có vấn đề, do các khoản nợ đã XLRR đều đã lâu, phần lớn trong lĩnh vực XDCB rất khó thu hồi Ban lãnh đạo Chi nhánh đã rất quan tâm công tác quản lý và thu hồi nợ đã XLRR, hàng tháng đều tổ chức các

NQH cua cho vay quoc doanh

NQH cua cho vay ngoai quoc doanh

SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NGĂN NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO RÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

CHƯƠNG 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NGĂN NGỪA

VÀ HẠN CHẾ RỦI RO RÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN

HÀNG CÔNG THƯƠNG ĐỐNG ĐA

3.1 Định hướng hoạt động của Chi nhánh NHCT Đống Đa trong thời gian tới

3.1.1 Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động tín dụng của Chi nhánh

Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chịu ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài nhiều nhất Vì vậy, công tác dự báo các yếu tố tác động của môi trường sẽ giúp Chi nhánh NHCT Đống Đa chủ động hơn và hiệu quả hơn Một số dự báo của Chi nhánh về những vấn đề mà hoạt động của Ngân hàng sẽ phải đối mặt trong thời gian tới như sau:

Dự báo tình hình kinh tế

Trong ngắn hạn, năm 2010 sẽ chứng kiến sự phục hồi ở những nền kinh tế lớn nhất thế giới Hoạt động đầu tư và thương mại quốc tế sẽ được hồi phục sau khi có sự giảm sút mạnh năm 2009 Với tư cách là một nền kinh tế nhỏ có độ mở cao, điều này tạo ra những ảnh hưởng tích cực trực tiếp lên nền kinh tế Việt Nam để có thể đạt tăng trưởng cao hơn trong năm 2010 Tuy nhiên, từ kinh nghiệm của những năm vừa qua, vấn đề đặt ra cho Việt Nam là cần phải xác định và điểu chỉnh độ mở của nền kinh tế như thế nào cho phù hợp để tránh được các cú sốc do hội nhập quốc tế mang đến.

Môi trường kinh tế xã hội ổn định

Năm 2009, trước tình hình khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, nhưng Việt Nam đã có những bước phát triển và tình hình kinh tế có những chuyển biến đáng tích Mặc dù dưới tác động mạnh của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, quá trình suy giảm kinh tế của Việt Nam đã không kéo dài và sự phục hồi tốc độ tăng trưởng đến nhanh Nền kinh tế chạm đáy suy giảm tăng trưởng trong quý I/2009 sau đó liên tục cải thiên tốc độ ở các quý sau. Tốc độ tăng GDP quý II đạt 4,5%, quý III đạt 5,8% Như vậy xu hướng phục hồi tăng trưởng là khá vững chắc và đạt được ngay từ trước khi các gói kích cầu được triển khai trên thực tế Đây là cơ hội cho Chi nhánh NHCT Đống Đa mở rộng đối tượng cho vay, tăng trưởng tổng dư nợ.

Nhu cầu vốn của nền kinh tế rất cao

Khi tác động của khủng hoảng kinh tế đang yếu đi, các doanh nghiệp đang dần từng bước hát triển và hồi phục nên Chi nhánh NHCT Đống Đa sẽ có rất nhiều cơ hội để cho vay, với các ngành kinh tế mũi nhọn như giao thông vận tải, điện, viễn thông…đang triển khai những dự án lớn và rất cẩn sự hỗ trợ của cả ngành ngân hàng Khu vực kinh tế tư nhân sẽ là khu vực kinh tế phát triển năng động nhất trong nền kinh tế, nhu cầu vốn rất lớn để phát triển sản xuất.

Mức độ cạnh tranh trên thị trường tài chính tiền tệ diễn ra gay gắt

Hiện tại, các NHTM đang cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực tín dụng, một thị trường đầy tiềm năng với trên 80 triệu dân, tỷ lệ nghèo đói vẫn còn cao, do vậy nhu cầu vốn phát triển sản xuất rất lớn Nhưng bên cạnh đó, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Đống Đa cũng như các ngân hàng khác đang phải đối mặt với các đối thủ cạnh tranh hơn chúng ta về mọi mặt như về vốn, trình độ quản trị, kinh nghiệm trong cạnh tranh quốc tế, chất lượng của sản phẩm dịch vụ, phong cách kinh doanh chuyên nghiệp…Nhưng ngân hàng vẫn còn lợi thế là theo Hiệp định thương mại Việt Mỹ, các NHTM Hoa Kỳ trong 8 năm đầu không được huy động tiền gửi VND của các pháp nhân VIệt Nam mà các Chi nhánh không có quan hệ tín dụng ở một tỷ lệ tối thiểu nhất định so với vốn pháp định Yêu cầu Chi nhánh NHCT Đống Đa cần phải nâng cao năng lực tài chính, tỷ lệ an toàn vốn tồi thiểu, nguồn vốn huy động và tăng trưởng dư nợ an toàn hiệu quả.

Tóm lại, trong thời gian tới hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCT Đống Đa sẽ chịu nhiều tác động, nó chứa đựng nhiều cơ hội phát triển cũng như rủi ro, thách thức.

3.1.2 Định hướng hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCT Đống Đa trong thời gian sắp tới

Mục tiêu của Chi nhánh NHCT Đống Đa trong năm 2010 là phải bám sát mục tiêu phát triển của hệ thống Ngân hàng Công Thương, có sự vận dụng sáng tạo vào tình hình và khả năng phát triển của Ngân hàng.

Chi nhánh NHCT Đống Đa sẽ triển khai các nhiệm vụ công tác sau đây:

- Đổi mới cơ cấu tổ chức và phương thức quản lý theo hướng nâng cao tính chủ động, linh hoạt, thống nhất của từng bộ phận, đảm bảo tính kỷ cương trong công tác quản trị điều hành, thiết lập và nâng cao thiết chế dưới sự quản lý của Uỷ ban quản lý nơ và phòng ngừa rủi ro.

- Đổi mới phương thức kiểm soát nội bộ, đảm bảo tính độc lập, là cánh tay phải của cán bộ lãnh đạo trong hoạt động kiểm tra, giám sát.

- Xây dựng nền móng cho việc phát triển và mở rộng một số loại hình dịch vụ mới, đa dạng hoá danh mục sản phẩm

* Đẩy mạnh công tác huy động vốn Để thích nghi với môi trường cạnh tranh, Ngân hàng tiếp tục thực hiện đa dạng hoá danh mục các sản phẩm huy động vốn như trả lãi trước, có dự thưởng, có khuyến mại, bổ sung các loại kỳ hạn, áp dụng lãi suất linh hoạt… nhằm mở rộng quy mô nguồn vốn, đặc biệt là VND.

Bên cạnh đó, chú trọng mở rộng và nâng cấp mạng lưới chi nhánh, các phòng giao dịch tại các trung tâm kinh tế và khu vực đông dân cư của quận Đống Đa

* Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, tiếp tục đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng

Chi nhánh sẽ chủ dộng tìm những khách hàng, những dự án lớn, khả thi, không phân biệt loại hình sở hữu Bên cạnh đó, bám sát vào các dự án lớn, các chương trình kinh tế trọng điểm, các tổng công ty có vai trò quan trọng…đẩy mạnh cho vay nhằm đẩy manh tốc độ tăng trưởng tín dụng, phục vụ tốt hơn sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước.

Nâng cao chất lượng tín dụng, cải tiến phương pháp quản lý rủi ro tín dụng, duy trì tỷ lệ nợ quá hạn dưới mức của ngành, hoàn thiện hệ thồng phân loại các khoản vay.

Tăng năng lực tài chính bằng các phương án ngoài vốn ngân sách của Nhà nước, gắn với đẩy nhanh công tác xử lý xấu theo nguyên tắc kiên trì và quyết liệt. Đẩy nhanh hoạt động ngân hàng bán buôn, hoạt động đại lý uỷ thác, thuê mua tài chính, các dịch vụ tư vấn…thông qua thị trường chứng khoán tạo thêm vốn phục vụ cho đầu tư phát triển.

* Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng

Tiếp tục duy trì và củng cố mối quan hệ với khách hàng truyền thồng, đặc biệt là những khách hàng chiến lược trong mục tiêu phát triển của Chi nhánh trong từng thời kỳ Đó là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại dịch vụ và xây dựng.

Triển khai thành cồng dự án Hiện đại hoá ngân hàng, phát triển các ứng dụng đồng bộ với dự án Hiện đại hoá tăng tiện ích sản phẩm, dịch vụ cho khách hàng và nâng cao hiệu quả, hiệu suất hoạt động cho ngân hàng.

* Phát triển nguồn nhân lực

Xây dựng chiến lược đào tạo dài hạn, có chiều sâu, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của ngân hàng trong thời kỳ mới.

Ngày đăng: 14/08/2023, 07:34

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w