Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.Sự biến đổi hình thức kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương.
Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Luận án bổ sung một phần cơ sở lý luận về bản chất của KTTĐ qua việc tìm hiểu quá trình biến đổi hình thức của KTPT trong một số CTCS tại ĐD Luận án còn xây dựng những cơ sở cho việc soi rọi một số đặc tính kết hợp giữa hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây trong kiến trúc thuộc địa Qua đó, cho thấy rõ hơn về sự biến đổi của KTPT khi tồn tại ở khu vực ĐD sẽ ở những mức độ nào và nhận định đúng được sự kết hợp Đông-Tây trong kiến trúc.
(2) Mục tiêu nghiên cứu tổng quát:
Tìm ra những quy luật chung trong quá trình biến đổi hình thức của KTPT khi thâm nhập vào ĐD trong một số CTCS thời kỳ thuộc địa.
(3) Mục tiêu nghiên cứu cụ thể:
- Mục tiêu 1: khái quát nguồn gốc của KTTĐ Pháp tại ĐD; tổng quan về các biểu hiện, đặc điểm hình thức, giá trị kiến trúc đặc trưng đạt được của CTCS trong thời kỳ Pháp thuộc tại các nước ĐD.
-Mục tiêu 2: So sánh, đưa ra nhận định, đánh giá khách quan sự biến đổi của KTPT trong một số CTCS thời kỳ Pháp thuộc tại các nước ĐD trên cơ sở thiết lập một hệ thống thang đánh giá hoàn chỉnh.
- Mục tiêu 3: Sử dụng kết quả của nội dung nghiên cứu ở mục tiêu 2 để tìm ra các quy luật trong quá trình biến đổi hình thức của KTPT trong một số CTCS tại ĐD dựa trên các nguyên tắc kế thừa của kiến trúc cổ điển HyLạp-La Mã và thích ứng với KH bản địa.
Phương pháp nghiên cứu
(1) Phương pháp lịch sử - logic: giúp có cái nhìn bao quát về quá trình hình thành và phát triển của các vấn đề liên quan đến KTTĐ tại ĐD Đồng thời nắm bắt được những yếu tố khách quan tác động đến quá trình biến đổi hình thức của KTPT trong một số CTCS tại ĐD.
(2) Phương pháp phân tích - tổng hợp - hệ thống hóa: giúp đưa ra những nhận thức chính xác và đầy đủ về các vấn đề có liên quan đến CTCS thời kỳ thuộc địa và quá trình biến đổi hình thức của KTPT Sắp xếp, chọn lọc, phân loại các thông tin này theo một hệ thống nhằm đưa ra định hướng cho các vấn đề để có thể đạt được mục tiêu nghiên cứu.
(3) Phương pháp quan sát khoa học: Tiếp cận trực tiếp với các CTCS tại ĐD, dùng cái nhìn chuyên môn để đánh giá, phân tích các thông tin thực tế, sắp xếp công trình theo năm xây dựng, từ đó nhận biết sự biến đổi hình thức kiến trúc của CTCS theo từng giai đoạn.
(4) Phương pháp khảo sát - điền dã: Nhằm phát hiện đầy đủ những biểu hiện trong các thuộc tính của CTCS và có được cái nhìn tổng quan về quá trình biến đổi hình thức của KTPT, cần phải khảo sát các CTCS trên diện rộng và trong phạm vi nghiên cứu Sau đó, tiến hành phân nhóm, đánh giá các CTCS này.
(5) Phương pháp so sánh - đối chiếu: Xác định các yếu tố đặc thù có liên quan đến đặc tính của CTCS tại ĐD bằng cách thức so sánh giữa các công trình với nhau để có thể đánh giá, định hướng nghiên cứu thích hợp đối với những vấn đề liên quan đến sự biến đổi hình thức của KTPT.
(6) Phương pháp phỏng vấn: Lấy ý kiến chuyên gia đầu ngành về những vấn đề có liên quan đến đối tượng nghiên cứu để giúp xem xét, đánh giá bản chất các vấn đề đó một cách khoa học và khách quan Từ đó, giúp hình thành thang điểm cho hệ thống một cách khách quan nhất
Nội dung tiến trình nghiên cứu
(1) Bước 1: Với mục đích nghiên cứu là “Bổ sung một phần cơ sở lý luận về bản chất của KTTĐ qua việc tìm hiểu quá trình biến đổi hình thức của KTPT trong một số CTCS tại ĐD”, luận án đã sử dụng phương pháp lịch sử - logic và phương pháp phân tích - tổng hợp - hệ thống hóa để nghiên cứu tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của KTPT, nguồn gốc của kiến trúc Pháp và quá trình phát triển của loại hình kiến trúc công sở qua từng thời kỳ tại ĐD.
Kết quả nghiên cứu: Có những cái nhìn tổng quát về nguồn gốc của KTTĐ Pháp và sự tiếp cận vào ĐD của
KTPT qua con đường KTTĐ.
(2) Bước 2: Từ kết quả nghiên cứu của bước 1, nhằm có cái nhìn tổng quát hơn về kiến trúc công sở thời kỳ thuộc địa tại ĐD, luận án tiếp tục dùng phương pháp phân tích - tổng hợp - hệ thống hóa, phương pháp lịch sử - logic tìm hiểu những đặc trưng của KTTĐ trong thời kỳ Pháp thuộc tại ba nước ĐD Từ các kết quả nghiên cứu này, luận án đúc kết các giá trị đặc trưng của KTTĐ trên nền tảng của kiến trúc cổ điển Hy Lạp-La Mã
Kết quả nghiên cứu: Làm rõ nguồn gốc, cơ sở lý luận, đặc điểm thiết kế, các giá trị kiến trúc đặc trưng đạt được của kiến trúc công sở thời kỳ Pháp thuộc tại các nước ĐD.
(3) Bước 3: Phương pháp phân tích - tổng hợp - hệ thống hóa sẽ được sử dụng ở bước này để tìm hiểu các công trình nghiên cứu có tính đúc kết, kế thừa về các vấn đề có liên quan đến sự hình thành và phát triển nền KTTĐ tại ĐD Bước 3 sẽ xác định ra được những đóng góp và các vấn đề còn tồn tại trong những nghiên cứu này Từ đó, đặt ra những vấn đề nghiên cứu trong luận án.
Kết quả nghiên cứu: Xác định được các vấn đề nghiên cứu cần giải quyết trong luận án
(4) Bước 4: Luận án sẽ sử dụng phương pháp phân tích - tổng hợp - hệ thống hóa nhằm thiết lập các cơ sở khoa học để thực hiện các nội dung nghiên cứu cụ thể Đồng thời, luận án sử dụng phương pháp điều tra khảo sát điền dã, quan sát khoa học kết hợp với so sánh đối chiếu để có được những kết quả khảo sát các CTCS tại ĐD Luận án sẽ xử lý thông tin nghiên cứu được thu thập ở trên bằng cách thống kê, phân loại, chọn lọc các CTCS đại diện cho từng phong cách kiến trúc và giai đoạn lịch sử để nghiên cứu Qua việc phân tích tổng hợp các đặc điểm tiêu biểu của CTCS và các biểu hiện trong hình thức kiến trúc thích ứng với KH bản địa, luận án tiếp tục so sánh đối chiếu các CTCS với nguồn gốc của kiến trúc cổ điển Hy Lạp La Mã.
Kết quả nghiên cứu: Thiết lập các cơ sở về pháp lý, lý luận, lịch sử và về các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi hình thức của KTPT sang KTTĐ trong các CTCS tại ĐD Thống kê được các CTCS tại ĐD và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi hình thức của KTPT trong một số CTCS tại ĐD.
(5) Bước 5: Dựa vào các cơ sở khoa học về lý luận và lịch sử ở bước 4, luận án vận dụng các nguyên tắc lý luận trong sự biến đổi các giá trị đặc trưng của KTPT sang KTTĐ trong CTCS thời kỳ thuộc địa tại ĐD để xây dựng hệ thống đánh giá Luận án sử dụng phương pháp lịch sử-logic, so sánh đối chiếu, phân tích - tổng hợp - hệ thống hóa và phỏng vấn chuyên gia nhằm tổng hợp các kết quả, đúc kết giá trị của từng yếu tố hình thành nên hệ thống đánh giá hoàn chỉnh.
Kết quả nghiên cứu: thiết lập hệ thống đánh giá hoàn chỉnh bao gồm các tiêu chí để đánh giá sự biến đổi hình thức của KTPT trong một số CTCS tại ĐD.
(6) Bước 6: Với hệ thống đánh giá hoàn chỉnh đã được thiết lập sau bước 5, luận án sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu kết hợp với phương pháp phân tích - tổng hợp - hệ thống hóa, để đánh giá so sánh khách quan một số CTCS tiêu biểu tại ĐD và giữa ba nước ĐD với nhau Sau đó đưa ra nhận định về sự biến đổi hình thức của KTPT.
Kết quả nghiên cứu: Nhận định khách quan sự biến đổi hình thức của KTPT trong một số CTCS tại ĐD.
(7) Bước 7: Dựa vào kết quả nghiên cứu có được ở bước 6, luận án sử dụng phương pháp so sánh - đối chiếu để xác định được mối tương quan giữa các yếu tố cấu thành nên công trình kiến trúc công sở tại ĐD và xác định mối liên hệ với các biểu hiện trong quá trình biến đổi của kiến trúc cổ điển phương Tây
Kết quả nghiên cứu: Các quy luật trong quá trình biến đổi của KTPT trong một số CTCS tại ĐD dựa trên các nguyên tắc kế thừa và thích ứng với KH bản địa.
Bảng 0.01: Các phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng trong từng bước của tiến trình nghiên cứu
Phân tích- tổng hợp-hệ thống hóa Điều tra- khảo sát điền dã
Ý nghĩa khoa học của đề tài
Những đề tài trước đây có cùng hướng nghiên cứu với luận án thường đưa ra các kết luận về cách thức chuyển tải phong cách kiến trúc Pháp vào ĐD nhưng tập tung chủ yếu ở Việt Nam Chính vì vậy, luận án sẽ bổ sung cơ sở khoa học từ quá trình nghiên cứu KTTĐ Pháp tại Lào và Campuchia, để từ đó soi rọi một cách khách quan hơn vào những lập luận từ quá trình nghiên cứu về KTTĐ Pháp tại VN từ trước đến nay.
Luận án trình bày rõ một giai đoạn phát triển của KTTĐ Pháp tại ĐD, khẳng định vai trò quan trọng của kiến trúc cổ điển phương Tây và kiến trúc thuộc Pháp trong việc tạo nên tổng thể nền kiến trúc đặc trưng của khu vực ĐD Luận án có thể được sử dụng để bổ sung vào cơ sở khoa học trong việc nghiên cứu các vấn đề có liên quan của những nghiên cứu sau.
Việc làm rõ các giá trị đặc trưng thích ứng với KH trong quá trình biến đổi hình thức của KTPT trong CTCS tại ĐD, đem đến kết quả có giá trị tham khảo trong việc phát huy các giá trị để kế thừa và học hỏi từ KTTĐ Pháp.
Trong luận án này, với việc hình thành cách thức đánh giá các CTCS bằng hệ thống đánh giá hoàn chỉnh, nhằm mục đích để làm rõ quá trình biến đổi hình thức của KTPT sang KTTĐ, sẽ là công cụ quan trọng và cần thiết cho việc đưa ra các khuyến nghị về việc xây mới các công trình mang phong cách cổ điển trong thời kỳ hiện đại; hay đề xuất, khuyến nghị các giải pháp định hướng, bảo tồn trong khu vực cảnh quan, di sản kiến trúc thời kỳ Pháp thuộc có giá trị tại ĐD nói chung và VN nói riêng.
TỔNG QUAN VỀ KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY, KIẾN TRÚC THUỘC ĐỊA PHÁP VÀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
CÁC THUẬT NGỮ, KHÁI NIỆM KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Theo giới hạn của đề tài này, thuật ngữ “biến đổi” xuất phát từ hóa học và vật lý Thuật ngữ này trong lĩnh vực hóa học dùng để chỉ sự biến đổi từ chất này sang chất khác, còn trong lĩnh vực vật lý là sự biến đổi mà trong đó tính chất của các chất không thay đổi [88] Theo chủ nghĩa duy vật biện chứng trong lĩnh vực triết học, quy luật của sự
“biến đổi” được phát biểu như sau: “Mọi sự vật đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật thông qua bước nhảy; chất mới ra đời tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới Quá trình tác động đó diễn ra liên tục làm cho sự vật không ngừng phát triển, biến đổi” [43, tr.9] Như vậy, biến đổi chính là sự dung nạp sau đó có chọn lọc để thay đổi về chất của sự vật và phát triển thành những hình thức cao hơn, thích nghi hơn hoặc trở thành những chất mới. Luận án bàn về sự biến đổi hình thức của kiến trúc phương Tây trong một số công trình công sở tại Đông Dương, chính là đề cập đến việc kiến trúc phương Tây theo con đường của chủ nghĩa thực dân đã tiếp cận vào kiến trúc của các nước thuộc địa, sau đó tiếp thu có chọn lọc các yếu tố của kiến trúc bản địa một cách biện chứng theo quy luật của sự vận động và phát triển.
1.1.2 Khái niệm về “Kiến trúc phương Tây”
KTPT là một dòng lịch sử phát triển của kiến trúc loài người từ thời tiền sử cho đến thời kỳ hiện đại, diễn ra tại phần lớn ở khu vực châu Âu ngày nay Lịch sử KTPT đã trải qua nhiều giai đoạn với các phong cách khác nhau. Nếu được phân chia theo dòng lịch sử, người ta có thể phân chia ra các dòng kiến trúc như kiến trúc thời kì tiền sử, kiến trúc Ai Cập cổ đại, kiến trúc Cổ điển, kiến trúc Trung cổ, kiến trúc Phục Hưng,… Trong luận án này, các vấn đề liên quan đến lịch sử KTPT sẽ tập trung vào giai đoạn của kiến trúc Cổ điển, khi mà các đặc điểm của kiến trúc cổ đại HL-LM đã trở thành cái nôi của nền KTPT vĩ đại.
Vào TK 19, KTPT đã phát triển vô cùng mạnh mẽ Trong thời kỳ này xuất hiện sự pha trộn của nhiều luồng tư tưởng đến từ các KTS trẻ, mà sau này sẽ trở thành chủ đề cho các phong trào nghệ thuật Từ những bình diện đó, là một phân nhánh của lịch sử nghệ thuật, tập trung vào lịch sử phát triển của các nguyên tắc và phong cách thiết kế công trình kiến trúc và thiết kế đô thị [99].
1.1.3 Khái niệm về “Kiến trúc thuộc địa”
KTTĐ là phong cách kiến trúc từ các nước bảo hộ được đưa vào các khu vực định cư hoặc các nước thuộc địa ở các địa điểm xa xôi Những người theo chủ nghĩa thực dân thường xây dựng các đô thị, các công trình mang đặc điểm thiết kế từ quốc gia xuất xứ của họ tại vùng đất mới, tạo ra các thiết kế lai tạp.
Tại VN, Lào và Campuchia, thể loại KTTĐ được du nhập từ các nước phương Tây theo cùng với sự xuất hiện của người Pháp vào nửa sau TK 19- nửa đầu TK 20 Trong quá trình khai thác thuộc địa của người Pháp, loại hình này đã phát triển song song Tuy nhiên, do đặc điểm riêng của từng loại điều kiện tự nhiên, KH, địa lý nên KTTĐ đã có những chuyển biến nhất định để phù hợp với đặc điểm bản xứ của từng khu vực [89].
1.1.4 Khái niệm về “Công sở”
Theo định nghĩa của các văn bản lưu hành tại Pháp, “công sở” (“Établissement public”, “Service public”) nghĩa là một tập hợp có tổ chức, có phương tiện và những cá nhân được chính quyền bổ nhiệm để thực hiện các chức trách của mình Để nhận biết một CTCS, cần phải có những yếu tố như:
- Tổ chức: có cơ cấu tổ chức bộ máy và phân công chức năng;
- Chức năng: thực hiện các nhiệm vụ công ích, công cộng;
- Vật chất: có các loại phương tiện, tài sản, thiết bị phục vụ hoạt động;
- Pháp lý: có thể chế, quy tắc hoạt động nghiêm ngặt [28].
-Vốn đầu tư: từ ngân sách nhà nước.
Với những dấu hiệu cơ bản của công sở nêu trên, nếu xét về các CTCS thực hiện các chức trách của chính quyềnPháp đặt ra để quản lý và xây dựng nền thuộc địa tại ba nước ĐD, không thể không nhắc đến các kiến trúc của dinh toàn quyền, tòa án, ngân hàng, tòa thị chính, trại chỉ huy quân sự… Tuy nhiên, trong thực tế, vào thời kỳ Pháp thuộc, có một số cơ quan không thực hiện chức năng quản lý của chính quyền Pháp tại ĐD nhưng vẫn được xem là công sở như bệnh viện, trường học, học viện,…[10] Như vậy, có thể thấy rằng, khái niệm công sở có thể được hiểu theo những cách sau đây:
- Theo nghĩa rộng, “công sở” là thuật ngữ dùng để chỉ một pháp nhân công sở và là bộ phận quan trọng hợp thành bộ máy được thành lập theo chỉ thị của chính quyền (có trụ sở và tài sản) nhằm thực hiện chức năng quản lý và phục vụ xã hội.
- Theo nghĩa hẹp, “công sở” là các cơ quan chỉ bao gồm các trụ sở thuộc bộ máy hành chính của chính quyền đứng đầu là Toàn quyền, sẽ thực hiện chức năng quản lý bộ máy chính quyền thời kỳ Pháp thuộc.
- Theo nghĩa hẹp hơn nữa, “công sở” còn được hiểu với thuật ngữ “trụ sở” chỉ một địa điểm cụ thể, một thực thể hiện hữu về kiến trúc (công trình, nhà, cảnh quan) và các phương tiện, thiết bị phục vụ cho hoạt động của một cơ quan chính quyền nói chung.
Với những phân tích về khái niệm công sở nêu trên, có thể thấy, những loại hình kiến trúc công sở phổ biến tại ba nước ĐD bao gồm 3 loại hình kiến trúc công sở chủ đạo:
- CTCS đa chức năng (vừa là nơi làm việc hành chính, vừa là nơi ở: Dinh Norodom, Dinh
Xã Tây, Dinh Gia Long,…
- CTCS đơn năng với chức năng chính là làm việc hành chính và quản lý chính quyền: trụ sở tòa án, ngân hàng, kho bạc,…
- CTCS thực hiện các nhiệm vụ công ích xã hội, làm việc hành chính nhưng không có chức năng quản lý chính quyền như: trường học, bệnh viện, học viện, bảo tàng, bưu điện…
KHÁI QUÁT VỀ KIẾN TRÚC CỔ ĐIỂN PHƯƠNG TÂY VÀ KIẾN TRÚC CỔ ĐIỂN PHÁP
1.2.1 Kiến trúc Cổ điển phương Tây
Kiến trúc HL-LM, vốn là cái nôi của Chủ nghĩa Cổ điển thế giới Những biểu hiện của kiến trúc và nghệ thuật trong thời kỳ này là chuẩn mực về cái đẹp được lấy làm khuôn mẫu cho những thời kỳ sau [23] Đầu tiên là nhà nước chiếm hữu nô lệ HL cổ đại , xuất hiện từ những năm 3000-30 TCN và được chia ra thành 2 giai đoạn: Tiền
HL và HL chính thống Nhìn chung, đặc điểm kiến trúc của giai đoạn Tiền HL tuy đã hình thành rõ rệt nhưng chưa phải là những chuẩn mực cho các thời kỳ sau noi theo Sau khoảng thời gian bị gián đoạn,
HL bắt đầu hưng thịnh trở lại trong thời kỳ HL chính thống Trong thời kỳ này, đặc điểm kiến trúc đã bắt đầu hình thành nên những chuẩn mực về hình mẫu của cái đẹp Khi người LM sang chinh phục HL, nền văn minh của
HL được tiếp thu mạnh mẽ trong thời kỳ của người LM (500 TCN -330 SCN).
Sau khi kết thúc thời kỳ Cổ đại, nền văn minh nhân loại bước vào thời kỳ mới- thời kỳ Trung đại của TK V sau Công nguyên (bảng 1.01) Lúc này xuất hiện một loạt các phong cách kiến trúc mới như: Thiên chúa giáo tiền kỳ (VI-VII SCN), kiến trúc Byzantium (IV- XIV SCN), Roman (IX-XII SCN), Gothic (XII-XVII SCN) Nối tiếp là Thời kỳ Phục Hưng hay còn gọi là Renaissance có nghĩa là “rebirth” – hồi sinh, xuất hiện vào TK thứ XV-XIX đã làm hồi sinh và phát triển tiếp tục nền văn minh của HL-LM Đây là giai đoạn rất quan trọng, làm tái sinh Chủ nghĩa Cổ điển và cũng là lần thứ nhất mà Chủ nghĩa Cổ điển quay lại sau một khoảng thời gian bị gián đoạn
[33] Lý do khiến cho Chủ nghĩa Cổ điển được làm sống lại và phát triển mạnh mẽ trong thời kỳ này là do chế độ quân chủ của giai cấp tư sản đã tìm thấy trong văn hóa Cổ đại những tư tưởng về chính trị-xã hội phù hợp Điều này giúp cho giai cấp tư sản chống lại giai cấp phong kiến và cởi mở hơn với quần chúng nhân dân Ngoài ra, các KTS được quyền thể hiện cá tính riêng của mình trong các công trình kiến trúc - điều mà không thể có được trong thời kỳ Cổ đại Thời kỳ này được mở đầu bằng việc tẩy chay phong cách kiến trúc Gothic (bởi tư tưởng xóa sạch quá khứ của nó) và phục dựng lại di sản của nền kiến trúc LM cổ đại Kiến trúc Hy-La được khôi phục lại trong thời kỳ Phục Hưng không chỉ theo cách vốn dĩ của nó mà còn được phát triển ở một cấp độ hoàn hảo hơn [34]. Tiêu biểu lúc bấy giờ chính là Pháp, nơi có nền kiến trúc Phục Hưng phát triển thành công hơn cả… Việc vua Louis XIV cho thành lập viện Hàn Lâm kiến trúc tại Paris là một sự kiện quan trọng gắn liền với sự xuất hiện của
Chủ nghĩa Kinh điển Pháp (Classicism)-một xu hướng khá quan trọng lúc bấy giờ [23].
Chủ nghĩa Kinh điển Pháp tiếp tục khai thác những tinh hoa của kiến trúc Cổ đại HL-LM Chủ nghĩa này dần xa rời phong cách Gothic, tiếp tục kế thừa tinh thần của kiến trúc Hy- La và Phục Hưng để phục vụ cho sự uy nghi, bề thế của giai đoạn đang hưng thịnh của chế độ quân chủ chuyên chế và mầm móng đang xuất hiện của Chủ nghĩa Tư bản Chủ nghĩa kinh điển Pháp kéo dài cho đến cuối TK XVIII cũng được xem như là một dấu chấm hết cho giai đoạn kiến trúc Cổ điển trên toàn thế giới Bắt đầu từ đây, nền kiến trúc đã bước vào thời kỳ phát triển mới, đó là nền kiến trúc Cận đại (TK XVIII-XIX) (bảng 1.02 và 1.03) với nhiều phong cách, xu hướng, trào lưu khác nhau (sơ đồ 1.01) Đây cũng là lúc Pháp bắt đầu xâm lược các nước thuộc địa, trong đó có ĐD Lúc này KTTĐ đã xuất hiện, nằm trong xu hướng Phục cổ của giai đoạn phát triển đầu tiên của thời kỳ Cận đại và kéo dài trong suốt TK XIX, song song với sự phát triển của Chủ nghĩa Lãng mạn và Chủ nghĩa Triết trung Đây cũng là sự trở lại lần thứ hai của Chủ nghĩa Cổ điển Kể từ đây trở về sau, tất cả những phong cách của KTTĐ Pháp đều được diễn ra trong lần trở lại thứ 2 này [15], [34].
Trong các công trình nghiên cứu của nhiều chuyên gia trên thế giới đã nhìn nhận rằng, kiến trúc cổ đại của thế giới đã được giữ gìn và phát huy ngay tại Pháp Hai đế chế phát triển nhất của lục địa Châu Âu vào những năm đầu của TK III trước công nguyên là HL và LM đã ảnh hưởng rất nhiều đến nền kiến trúc Pháp cổ Phong cách của họ luôn thiên về quá khứ với những câu chuyện thần thoại, ca tụng tôn xưng và luôn có sự tôn nghiêm chặt chẽ.
Từ giai đoạn kiến trúc cổ của người Pháp cho đến giai đoạn Phục Hưng, Pháp đã không ngừng sáng tạo, học hỏi, kế thừa phong cách kiến trúc Cổ điển kết hợp với phong cách hiện đại để tạo ra một phong cách riêng, đặc biệt là vào khoảng thời gian sau khi nền kinh tế của Pháp bùng nổ Có thể nói rằng, phong cách thiết kế của người Pháp chính là biểu tượng của cả châu Âu Sau khi xâm lược các quốc gia thuộc địa ở châu Á và châu Phi, các công trình do người Pháp xây dựng tại những nơi đó mang đậm dấu ấn của “quốc mẫu” Các KTS người Pháp đã không ngừng tìm tòi và sáng tạo mới có thể đạt được những thành tựu to lớn [94].
1.2.2 Những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến kiến trúc Pháp và các giải pháp phổ biến
Do có điều kiện tự nhiên khác nhau nên kiến trúc Pháp nói chung và các CTCS nói riêng có thể chia thành ba khu vực chính: miền Bắc, miền Trung, miền Nam.
Do miền Bắc của nước Pháp có KH ôn đới, KH rất lạnh và hay có gió bão kèm tuyết rơi nặng nên các công trình của vùng này thường có kết cấu gỗ rất vững chắc và dày đặc [100] Hệ khung cột bằng gỗ, sau đó được xây chen gạch có tác dụng giữ cho công trình vững chắc Phần mái nhô ra khỏi tường khá rộng được đỡ bởi hệ công-son gỗ nhẹ nhàng Kiến trúc ở vùng phía Bắc của nước Pháp có hệ thống mái luôn nhô ra khỏi tường với khối tích lớn nhưng có hình dáng rất gọn và đa dạng, đặc biệt độ dốc của mái lớn để tuyết không bị động lại trên mái gây sập vì sức nặng của tuyết [18].
Hệ thống các ban công, cửa sổ cao và hẹp, thường kết thúc bằng cuốn vòm trang trí đơn giản, phía trên đôi khi có mái nhỏ để tránh mưa nắng.
Nơi đây có KH dễ chịu, ôn hòa Mặc dù lượng mưa khá lớn nhưng ít có tuyết nên độ dốc mái giảm hơn so với miền Bắc Hệ thống cửa sổ và cửa ban công chiếm tỷ lệ lớn hơn trên mặt đứng so với các biệt thự mang phong cách miền Bắc và thường được kết thúc bằng cuốn vòm ở tầng 2 Màu sắc và họa tiết mang sắc thái gần gũi hơn với con người [18].
Miền Nam có KH ấm áp, nóng hơn miền Bắc và miền Trung, ít mưa nên mái nhà không có độ dốc lớn, chỉ khoảng 12 đến 20 độ, vật liệu mái bằng ngói ống được đặt theo kiểu âm dương, thoát nước mái theo kiểu tự do. Ngoài ra, vật liệu bằng gỗ, giấy cách nhiệt cũng được sử dụng phổ biến để chống lại thời tiết nóng nực vào mùa hè Bên ngoài có khoảng hiên đủ lớn để chống ánh nắng hắt trực tiếp vào nhà gây nóng Tường xây gạch trần không tô trát để rõ màu sắc tự nhiên mộc mạc, màu sắc trang trí rực rỡ và gốm được sử dụng để trang trí khá nhiều Các phòng kính và ban công phía trước để đón ánh sáng Hệ thống của ban công, cửa sổ mở rộng theo chiều ngang để đón gió mát Có thể thấy rằng, hệ thống cửa mở rộng kết hợp với hàng hiên, ban công mặc dù là một kiểu mẫu kiến trúc có nguồn gốc từ Pháp nhưng lại khá thích hợp với điều kiện tự nhiên ĐD, đặc biệt là ở Hà Nội [42] [18].
1.2.3 Kiến trúc cổ điển Pháp KTTĐ của Pháp xâm nhập vào ĐD qua hai con đường Chủ nghĩa Tân Cổ điển và chủ nghĩa Kinh điển Pháp [48], [54] Ngay từ giai đoạn Phục Hưng, kiến trúc kinh điển tại Pháp đã trải qua hai giai đoạn chính Trong giai đoạn thứ nhất (cuối TK XV – cuối TK XVI), các công trình chịu ảnh hưởng của kiến trúc LM cổ đại, được xây dựng theo kiểu Gothic, mặt đứng có các băng ngang, mái cao, trang trí nhiều cửa sổ. Tuy nhiên do trang trí quá nhiều nên làm nghệ thuật kiến trúc xuống dốc [48].
Trong giai đoạn thứ 2 cuối TK XVI – đầu TK XVIII), đỉnh cao là thời kỳ vua Louis XIV, thời kỳ của quân chủ chuyên chế Lúc này, Paris là trung tâm văn hóa Châu Âu (các nghệ sĩ, nhà khoa học, nhà chính trị đều đổ về đây).Kiến trúc kinh điển tại Pháp khi đó mang tính thuần túy nghệ thuật Tinh hoa nghệ thuật kinh điển là vườn hoa và cung điện Công trình sử dụng nhiều hội họa và điêu khắc trong trang trí, tổ chức không gian theo quy luật cân đối hài hòa được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng [15].
VĂN HÓA VÀ KIẾN TRÚC BẢN ĐỊA TẠI BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG
Ba nước thuộc khối ĐD là VN, Lào, Campuchia có địa hình tự nhiên và KH tương đối đồng nhất với nhau Đối với ba miền Bắc Trung Nam của VN, có thể so sánh về điều kiện tự nhiên và KH với hai nước láng giềng cạnh bên Như miền Nam VN có KH tương đối giống với Campuchia, miền Trung đồng điệu với Lào, và riêng miền Bắc của VN là một kiểu KH riêng biệt (hình 1.1) [55] [73].
Trước khi Pháp xâm lược ĐD, cả ba nước VN, Lào, Campuchia đều chưa có khái niệm về đô thị cũng như khái niệm về CTCS [4] Thay vào đó, quốc gia được quản lý bởi chế độ phong kiến, dưới sự trị vì của các đời vua.Việc quản lý quốc gia thường được diễn ra trong các cung điện, người dân sống trong các ngôi nhà truyền thống bản địa và tín ngưỡng của họ được tôn thờ thể hiện qua việc xây dựng các ngôi chùa, đền đài Trong đó, cung diện, đền chùa được xây dựng theo chỉ thị của nhà vua hoặc niềm tin của người dân từ việc quyên góp Các công trình này thường được xây dựng bằng gỗ, gạch, hoặc đá; chủ yếu thể hiện những văn hóa đặc trưng của từng nước qua nghệ thuật điêu khắc, trạm trổ, sắp xếp bố cục, mái chồng diêm, đấu cung to bản Còn nhà ở bản địa là kinh nghiệm qua nhiều năm của người dân khi xây dựng, sao cho có được một không gian ở phù hợp với điều kiện tự nhiên nhất Do đó, người Pháp khi xâm lược ĐD, họ đã dựa vào những đặc trưng về văn hóa và kinh nghiệm ứng phó với KH của người dân bản xứ trong các công trình kiến trúc truyền thống, để xây dựng nên các CTCS nói riêng và các công trình khác nói Chính vì vậy, việc tìm hiểu sự ảnh hưởng của đặc trưng văn hóa và KH đối với kiến trúc truyền thống tại 3 nước ĐD qua loại hình công trình kiến trúc truyền thống là hợp lý [36].
1.3.1 Văn hóa bản địa và bối cảnh kiến trúc truyền thống tại Việt Nam
1.3.1.1 Văn hóa bản địa tại Việt Nam
VN là lãnh thổ dài và hẹp thuộc bán đảo ĐD, một trong các quốc gia của khu vực Đông Nam Á và nằm ven biển Thái Bình Dương Phía Bắc, phía Tây, phía Đông lần lượt giáp với Trung Quốc, Lào-Campuchia, và biển Đông. Gần ắ diện tớch của cả nước là đồi nỳi và cao nguyờn, dàn trải trờn phớa Bắc và phớa Tõy cả nước, chạy dài theo hướng Tây Bắc- Đông Nam theo hình vòng cung Bên cạnh những dãy núi hùng vĩ, VN cũng có những vùng đồng bằng rộng lớn, chiếm ẳ diện tớch cả nước, trong đú, đồng bằng chõu thổ chiếm phần nhiều hơn là ruộng bậc thang của miền núi Ba miền đồng bằng từ Bắc vào Nam chủ yếu nằm ở miền Bắc, miền Trung và Nam bộ [101].
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao trung bình 600m Hướng nghiêng chung là Tây Bắc - Đông Nam với các bề mặt địa hình thấp dần ra biển và sự hợp lưu của các dòng sông lớn khiến cho đồng bằng mở rộng Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo Vùng biển nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu [101].
Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ là phần có địa hình núi cao và chia cắt sâu, có nhiều khối núi và dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, với một số đỉnh núi cao trên từ 2800 đến 3000 m Ngoài sông Đà là sông lớn, vùng Tây Bắc chỉ có sông nhỏ và suối.
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ có cấu trúc địa chất - địa hình khá phức tạp, gồm các khối núi cổ, các sơn nguyên bóc mòn và các cao nguyên bazan, đồng bằng châu thổ sông lớn ở Nam Bộ và đồng bằng nhỏ hẹp ven biển Nam Trung Bộ [101] Với nguồn tài nguyên giàu có nằm ở thềm lục địa và ven biển, nên dân cư tập trung nơi đây khá đông đúc, không khác gì vùng châu thổ.
Một điều đáng quan tâm trong điều kiện sinh thái của VN đó chính là sông ngòi Sông lớn ở VN không nhiều, ở miền Bắc có sông Thái Bình do ba con sông nhỏ khác hợp thành như sông Lục Nam, sông Cầu, sông Thương.Việt Trì có hai nhánh sông lớn là sông Lô và sông Đà Còn sông Hồng từ Trung Quốc chảy vào địa phận VN tạiLào Cai rồi đổ ra cửa biển
Ba Lạt Ở miền Trung không thuận lợi cho giao thông đường thủy, do đến mùa hạn nhiều đoạn sông bị khô cằn, còn mùa mưa lũ chảy mạnh gây khó khăn cho sự di chuyển của tàu bè Miền Nam có con sông Cửu Long là con sông lớn nhất, nước sâu, rộng, yên bình, chia thành hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang Đối với VN, do nằm sát với khu vực biển Đông nên tính chất của KH cũng chịu ảnh hưởng từ biển khá sâu sắc Ngoài ra, do nằm trong vành đai nhiệt đới nên có nhiệt độ hằng năm cao và độ ẩm khá lớn Lãnh thổ VN có thể chia ra thành hai vùng
Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ: Có KH nhiệt đới khá điều hòa do ít chịu ảnh hưởng của gió mùa, chia thành hai mùa khô và mùa mưa, quanh năm KH nóng, độ ẩm và tốc độ gió không lớn.
Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ: là nơi có KH riêng biệt khác hẳn với miền Nam và khu vực hai nước láng giềng còn lại Miền Bắc VN cũng có KH nhiệt đới gió mùa nhưng chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc (thổi từ lục địa châu Á tới) và gió mùa Đông Nam có độ ẩm cao Nên KH miền Bắc chia thành bốn mùa rõ rệt (xuân-hạ-thu- đông), mùa đông rét và ẩm do gió mùa từ phía Bắc thổi xuống, còn mùa hè oi bức do độ ẩm tăng rất nhanh Sự bất thường của nhịp điệu mùa KH, của dòng chảy sông ngòi và tính bất ổn cao của thời tiết là những trở ngại lớn của vùng [101].
Với đặc điểm về điều kiện tự nhiên nêu trên, đã khiến cho nền nền văn hóa bản địa Việt Nam nhìn chung rất phong phú và đa dạng trên tất cả các khía cạnh, thể hiện ở ba đặc trưng chính: Đặc trưng thứ nhất: Việt Nam có tổng cộng 54 dân tộc, bao gồm nhiều phong tục tập quán từ lâu đời Người Việt Nam có niềm tin to lớn dành cho tín ngưỡng, sự khoan dung trong tư tưởng giáo lý khác nhau của tôn giáo, tính ẩn dụ và cặn kẽ trong giao tiếp truyền đạt ngôn ngữ [104]. Đặc trưng thứ hai: Do sự khác biệt trong các yếu tố về địa hình, khí hậu và phân bố dân tộc, nên đã tạo ra những vùng văn hóa đặc trưng riêng biệt của Việt Nam Đồng bằng Sông Hồng là cái nôi của nền văn minh Việt Nam với khởi nguồn là văn hóa Kinh kỳ, văn hóa làng xã và văn minh lúa nước, đến những sắc thái đa dạng về văn hóa của các dân tộc miền núi tại Tây Bắc và Đông Bắc Từ những vùng đất từ thời dựng nước ở biên cương BắcTrung Bộ đến sự pha trộn văn hóa Chăm-pa của người Chăm ở Nam Trung Bộ Từ những vùng đất mới Nam bộ với sự kết hợp văn hóa các dân tộc người Hoa, người Khmer đến sự đa dạng trong văn hóa của tộc người ở Tây Nguyên [104] Tính cách, lối sống con người ở các vùng miền cũng có nhiều đặc điểm khác nhau Khu vực miền Nam nhận được sự ưu đãi của thiên nhiên nên thường sống tập trung ở các khu vực kênh sông, đường lớn để thuận lợi làm ăn buôn bán, tính cách cũng cởi mở phóng khoáng hơn nhiều Vùng Bắc bộ cổ truyền thì có những thiết chế chặt chẽ như các làng xã, đặc trưng với cổng làng và lũy tre bao quanh nên tính cách con người có phần khép kín hơn [42, tr.12]. Đặc trưng thứ ba: Trong quá trình lịch sử lâu đời có từ hàng ngàn năm trước, cùng với sự hội tụ của đa dân tộc của người Việt Cổ từ thời Hồng Bàng và những ảnh hưởng từ xa xưa của Trung Quốc và Đông Nam Á, Việt Nam đã có những thay đổi về văn hóa theo tiến trình lịch sử, có những khía cạnh mất đi những cũng có những khía cạnh được bổ sung vào nền Văn hóa Việt Nam tính đến thời điểm xuất hiện của người Pháp [104].
Một số yếu tố được nhận thấy là đặc trưng của văn hóa bản địa ở Việt Nam đó là sự tôn kính tổ tiên, tôn trọng các giá trị cộng đồng và gia đình, lao động cần cù, hiếu học và có tay nghề cao trong thủ công mỹ nghệ Người Pháp cũng cho rằng, những biểu tượng quan trọng trong văn hóa bản địa Việt Nam là rồng, rùa, hoa sen, và tre [36] [42] [104].
1.3.1.2 Bối cảnh kiến trúc truyền thống tại Việt Nam
Nhìn chung, VN là một đất nước có hình dáng đặc trưng, cả bốn phía Đông-Tây-Nam-Bắc của VN đều là một dải đất liền và không bị ngăn cách đứt đoạn, nên đây được xem là nơi thuận lợi cho sự giao lưu kinh tế và văn hóa, kể cả nghệ thuật hay kiến trúc cũng bị ảnh hưởng bởi lý do đó [101] Cụ thể:
Làng mạc của vùng đồng bằng Bắc Bộ thường được bao phủ bởi những rặng tre xanh, phía sau những rặng tre xanh sẽ là những kiến trúc truyền thống của vùng đồng bằng Bắc Bộ Kiến trúc những công trình truyền thống này khá giống nhau Thường chỉ có một tầng, nền nằm sát đất, vật liệu chủ yếu là rơm rạ, tre, nứa Cấu trúc của ngôi nhà sẽ bắt đầu từ cổng bước vào, băng qua một vườn cây, vào đến khoảng sân rộng sau đó mới đến nhà chính, nhà phụ, nhà bếp, khu vệ sinh, chuồng nuôi gia súc, trâu bò, vườn sau ao trước, hàng rào cây bao quanh, bên ngoài bao bọc bởi lũy tre làng tạo nên mô hình sinh thái vườn - ao - chuồng khép kín [39].
Nhà cửa của người dân đồng bằng Bắc Bộ khi xây dựng luôn thích nghi với KH, tạo nên một hệ sinh thái bền vững do họ biết cách nương tựa vào thiên nhiên Như các không gian sinh hoạt thường tập hợp thành một khối, chỉ ngăn cách bằng vách để tách biệt khu chính và khu phụ Nhà thường không có vách ngăn giúp cho căn nhà được thông thoáng vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông Điều này khác với kiểu phân chia nhỏ các không gian trong nhà như kiểu kiến trúc của phương Tây Ngoài ra, do gần biển và nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của KH nhiệt đới gió mùa, nên các công trình truyền thống thường xây ở hướng Nam để hứng được gió nồm vào mùa nóng, nhưng tránh được nắng chiều của hướng Tây, gió lạnh từ phương Bắc hay còn gọi là gió mùa Đông Bắc, và bão đến từ phía Đông Tường hồi nhà quay về hướng Đông và hướng Tây [39], [43]. Để thoát nước mưa và tránh dột, mái của công trình thường là mái có độ dốc lớn, từ không gian dưới mái đó có thể làm thành gác lửng, kệ lửng để chứa lương thực Bên cạnh đó, nhằm tránh mưa hắt vào chân cột gỗ và tường đất nện, đồng thời tạo bóng râm che mát, mái thường được đưa xa ra chân tường, từ đó tạo ra được một khoảng hiên rộng xung quanh nhà giúp che nắng chiếu thẳng vào trong công trình Chất liệu lợp mái có thể bằng ngói, lá cây, rơm rạ hoặc tranh Nếu là mái ngói sẽ có hai lớp, viên nọ chồng lên viên kia, nhờ có lớp không khí ở giữa nên khả năng cách nhiệt rất tốt [39].
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA KIẾN TRÚC CÔNG TRÌNH CÔNG SỞ TRONG THỜI KỲ PHÁP THUỘC TẠI BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG
1.4.1 Sự tiếp cận của kiến trúc phương Tây qua con đường kiến trúc thuộc địa tại ba nước Đông Dương Để tiếp cận một nền văn hóa mới tại ĐD, Pháp đã trải qua một tiến trình lịch sử rõ ràng và rành mạch, vì tiến trình lịch sử này gắn liền với đặc điểm của đô thị cũng như các công trình thời kỳ thuộc địa (sơ đồ 1.02) Trong đó, đáng chú ý nhất là hai chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất và lần thứ hai của người Pháp Hai chính sách cai trị này ít nhiều đều có tác động đến nền kiến trúc bản địa [18, tr.40] Trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất diễn ra trong khoảng thời gian 1897 đến 1914, những yếu tố về văn hóa, khoa học kỹ thuật đã từng bước tiếp cận vào ĐD Người Pháp đã quy hoạch lại đô thị của ĐD theo kiểu của chính quốc, các cơ sở hạ tầng cùng với những trung tâm đô thị lớn nhỏ xuất hiện, kéo theo đó là sự hoạt động đa dạng của một loạt các ngành nghề khác nhau, và rồi như một kết quả tất yếu, sự phân hóa xã hội đã diễn ra ngày càng sâu sắc Xã hội ĐD lúc này có sự thay đổi nhiều về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, lối sống Bên cạnh đó, các cơ sở phục vụ cho việc thực hiện các chính sách trong công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất cũng cần phải xuất hiện Nhân cơ hội đó, kiến trúc kiểu phương Tây cũng du nhập vào ĐD [46], [62] Đó cũng chính là lúc các CTCS tại ĐD được xây dựng chuyên nghiệp và hoành tráng hơn so với thời kỳ trước đó [62] [73].
Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ hai được diễn ra vào khoảng thời gian 1919-1929 sau khi Pháp trở thành nước thắng trận nhưng phải chịu nhiều tổn thất nặng nề về kinh tế tài chính Do đó, để khôi phục nền kinh tế trong nước, chính phủ Pháp ra sức khai thác thuộc địa, chủ yếu ở Châu Phi và ĐD [30, tr.5] Lúc này, hệ thống đô thị tại ĐD tiếp tục được hoàn thiện dựa trên những tiền đề mà chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã thực hiện trước đó ĐD đã có một hệ thống hành chính chuyên nghiệp hơn Ở VN có các CTCS đồ sộ do Pháp xây dựng tại Sài Gòn - Hà Nội; ở Campuchia có những CTCS xen lẫn trong các khu phố Pháp ở Phnom Penh-Siemriep-Battampang-Kampot; ở Lào chuyên biệt với các khu hành chính ở Luang Prabang-Vientiane-Savannakhet Thành thị phát triển tạo điều kiện cho ĐD tiếp nhận văn hóa phương Tây Dần dần ba nước ĐD đã xuất hiện văn minh đô thị Giai đoạn này, để thích nghi với điều kiện KH và văn hóa bản địa, kiến trúc đã bắt đầu có sự giao thoa giữa hai nền văn hóa Đông - Tây tại ĐD
Cả hai chính sách đã có tác động một phần đến nền kiến trúc ĐD thời đó nói chung và các CTCS nói riêng. Trong giai đoạn khai thác thuộc địa lần thứ nhất, CTCS tại ĐD chủ yếu là áp đặt các công trình sao chép từ chính quốc và có một số giải pháp cơ bản để thích nghi với KH địa phương; sang đến giai đoạn thứ hai người Pháp đã chú ý hơn đến bối cảnh văn hóa, xã hội của các nước thuộc địa [62].
1.4.2 Các phong cách kiến trúc chính của công trình công sở trong thời kỳ Pháp thuộc tại ba nước Đông Dương
Bối cảnh thuộc địa bắt nguồn một phần từ chính quyền của một đất nước bị áp đặt bởi một cơ quan chuyên quyền đến từ một quốc gia hùng mạnh khác Người dân bản địa thường sẽ phản đối chế độ áp bức này, nhằm bảo vệ đất đai lãnh thổ và truyền thống địa phương Vì thế ba nước ĐD được người Pháp thực hiện cách tiếp cận khá giống nhau Trong đó, luật pháp được đưa ra bởi người Pháp để kiểm soát việc xây dựng và thiết kế rất kỹ càng, sâu rộng Chính sách hành chính của đế quốc Pháp trong 40 năm đầu tiên ở ĐD là tái thiết các thuộc địa trong hình ảnh phản chiếu của Pháp [50] Quy hoạch của thành phố được xác định bởi các đại lộ lớn, còn các CTCS được xây dựng theo hình thức của chủ nghĩa Cổ điển phương Tây, làm nổi rõ sự cai trị độc đoán của chính quyền quốc mẫu [48] Sau đó, người Pháp nhận ra rằng, những kiểu công trình sao chép từ phương Tây đó không thoải mái và thích hợp với KH của vùng nhiệt đới ở ĐD Chính vì vậy, các phong cách kiến trúc tiêu biểu xuất hiện lúc bấy giờ thể hiện những nổ lực kết hợp hình thức kiến trúc phương Tây với các họa tiết truyền thống bản địa, nhằm đáp ứng sự dung hòa với bối cảnh địa phương trong một đô thị mới do Pháp thiết lập Như vậy, sẽ hiệu quả hơn là áp đặt một thẩm mỹ được cho là phổ quát tại phương Tây lúc bấy giờ Các tổ chức từ chính quốc Pháp đã tài trợ rất nhiều cho việc hình thành các đô thị tại ĐD, trong đó có các khu hành chính, cả trong xây dựng mới và bảo tồn các cấu trúc lịch sử
Theo tiến trình lịch sử phát triển của kiến trúc ở thuộc địa ĐD, các phong cách kiến trúc chính của CTCS xuất hiện trong giai đoạn Pháp thuộc tại ba nước ĐD cũng dần dần được hình thành.
Trước tiên phải nói đến những phong cách kiến trúc chính trong thời kỳ thuộc địa tại VN, cụ thể là Hà Nội-thủ phủ của ĐD Các phong cách KTTĐ tại Hà Nội có thể được chia thành ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn thứ nhất (1873-1900): Còn được gọi là giai đoạn KTTĐ tiền kỳ, các phương pháp xây dựng đô thị du nhập từ phương Tây Nhằm củng cố vị trí cai trị của Pháp ở phía Bắc, phong cách kiến trúc kiểu trại lính mọc lên vô cùng phát triển.
Giai đoạn thứ hai (1900-1920): Thời kỳ này đang diễn ra công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất, Pháp tiến hành xây dựng cơ sở hạ tầng, biến miền Bắc trở thành thủ phủ của ĐD Giai đoạn này KTTĐ cố gắng thoát khỏi chủ nghiã công năng đơn giản của KTTĐ tiền kỳ và mang tính áp đặt Các phong cách chính lúc này là Tân Cổ điển (thường xuất hiện trong các công trình công cộng) và kiến trúc địa phương Pháp (thường được thấy trong kiến trúc các dinh thự biệt thự dành cho quân nhân Pháp).
Giai đoạn thứ 3 (1920-1945): Đây là giai đoạn có những định hướng mới cho kiến trúc Pháp ở thuộc địa ĐD, khai thác các yếu tố bản địa truyền thống và chú ý hơn đến điều kiện KH và vật liệu địa phương Phong cách kiến trúc ĐD cũng bắt đầu xuất hiện trong giai đoạn này, phát triển song song cùng với xu hướng Art Deco (sơ đồ 1.03) [86]
[44, tr 7] KTTĐ tại Sài Gòn cũng nhộn nhịp không kém và phong cách thiết kế có phần nhiều màu sắc hơn, phát triển đồng thời cùng với KTTĐ tại Hà Nội Có thể tổng quát thành ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn thứ nhất: kéo dài từ năm 1860 - cuối TK XIX đến đầu TK XX Đây là giai đoạn phô trương quyền lực.Phong cách kiến trúc nhập khẩu nguyên mẫu từ chính quốc và mang tính áp đặt Các phong cách tiêu biểu trong giai đoạn này gồm: KTTĐ tiền kỳ, Romansque, Gothic, Phục Hưng, địa phương Pháp, chiết trung Tân Cổ điển.Các công trình tiêu biểu cho thời kỳ này là dinh Norodom, Nhà thờ, Bưu điện, Dinh thống soái Nam kỳ, Dinh xã tây, nhà hát.
Giai đoạn thứ hai: đầu TK XX đến hết thế chiến thứ nhất, đạo luật Cornudet ra đời làm thay đổi đô thị và bộ mặt kiến trúc tại ĐD Giai đoạn này KTTĐ thích nghi với KH và văn hóa địa phương, có thử nghiệm nhiều xu hướng phong cách kiến trúc mới như Art Deco, Art Nouveaux có pha trộn phong các Khmer, Chăm, Hoa, Pháp Hoa… Xuất hiện phong cách kiến trúc ĐD Các công trình tiêu biểu cho giai đoạn này như: ngân hàng quốc gia, khách sạn Majestic, Petrus Ký,…
Giai đoạn thứ ba: từ năm 1930 đến năm 1940: xuất hiện trào lưu kiến trúc hiện đại sơ kỳ, sử dụng hình khối kỷ hà và vật liệu mới bằng bê tông cốt thép Mãi cho đến năm 1945, do bận rộn với chiến tranh, người Pháp gần như đã không còn xây dựng gì thêm [11] [29] [95], (sơ đồ 1.04).
Về phong cách kiến trúc được xây dựng tại Lào trong thời kỳ thuộc địa, suốt thời gian dưới quyền cai quản của Pháp, chỉ có một số đô thị nằm ở vị trí chiến lược, được thiết lập với hình thức những khu phố Pháp Các công trình kiến trúc công cộng theo kiểu Pháp được xây dựng tại Lào thường có quy mô nhỏ đến trung bình, nhưng chủ yếu là sao chép từ chính quốc Ban đầu là các CTCS theo kiểu trại lính, theo sau đó là phong cách Tân Cổ điển để phục vụ cho người Pháp nhằm tiến hành nhiệm vụ chủ chốt tại Lào [57] Bên cạnh đó, sự ảnh hưởng phong cách phong cách thuộc địa Pháp thường được bắt gặp trong các công trình nhà ở trong những khu phố Pháp, mà điển hình là khu phố Savannakhet [16] Ngoài ra, trong thời kỳ Pháp thuộc tại Lào (1893-1953), người Pháp đã sử dụng phong cách kiến trúc ĐD với nhiều cách thức lồng ghép các yếu tố kiến trúc của mình vào kiến trúc truyền thống Lào và sửa đổi chúng sao cho phù hợp với KH, cũng giống như những nơi khác ở ĐD, thiết kế của Pháp cần được sửa đổi để phù hợp với KH nhiệt đới nóng ẩm Phong cách thuộc địa Pháp có tác động ở hầu hết các thị trấn và thành phố lớn Có thể thấy rõ, sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc truyền thống Lào và những ảnh hưởng của người Pháp đã dẫn đến các giá trị đặc trưng đích thực trong các thành phố tại Lào, đặc biệt là ở Luang Prabang, thành phố được công nhận là Di sản Thế giới năm 1995 [84] (Sơ đồ 1.05).
Tại Campuchia, cũng tương tự như VN, một đất nước sở hữu các khu phức hợp của tôn giáo và một nền phong kiến hùng vĩ từ nhiều năm trước, nhưng đây vẫn không phải là văn hóa đô thị Pháp thành lập liên bang ĐD vào năm 1887 dưới tên Indochine Francaise, bao gồm ba nước: Lào, VN, Campuchia Nhưng quyền lợi của Pháp tại Campuchia bị hạn chế do mục đích của Pháp dùng Campuchia như một bước đệm để củng cố vùng đã chiếm được ở Nam Kỳ, làm bàn đạp để thôn tính phần còn lại của Campuchia và bắt đầu đánh chiếm sang Lào Nhưng nguồn vốn và nhân lực đầu tư của Pháp chủ yếu tập trung tại VN do VN có vị trí chiến lượt trọng yếu Chính điều này dẫn đến một vấn đề, đó là trọng tâm văn hóa của ĐD có xu hướng bỏ qua đặc điểm của Lào và Campuchia.
Do đó, bản sắc thuộc địa đặc trưng mà người Pháp muốn có được tại ĐD thường diễn ra ở VN [46], [52], [62].
TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ HƯỚNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.5.1 Các công trình nghiên cứu tiêu biểu
Nội dung của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài của luận án thể hiện tính phức tạp, đa dạng của KTTĐ tại ĐD Các công trình nghiên cứu có tính đúc kết và kế thừa lẫn nhau, trở thành một phần cơ sở nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến sự hình thành và phát triển của nền KTTĐ tại ĐD Nhiều luận điểm khoa học đã được phát triển trên bình diện rộng, liên quan đến không gian kiến trúc và không gian đô thị, những yếu tố truyền thống bản địa và phương Tây, cách thức thích nghi, hòa nhập với môi trường bản xứ. Đầu tiên, các công trình do Pháp xây dựng tại ĐD tuy không mới lạ nhưng luôn là đề tài hấp dẫn không chỉ với các nhà nghiên cứu mà còn với những người hứng thú với KTTĐ Có nhiều tác giả nước ngoài nổi tiếng dành cả cuộc đời để nghiên cứu về đề tài thuộc địa tại ĐD.
Như nghiên cứu “Urban planning and architecture in colonial Indochina” (tạm dịch: Quy hoạch và kiến trúc đô thị ở thuộc địa Đông Dương) của tác giả Nicola Cooper xuất bản năm 2000 Trong nghiên cứu này, tác giả không chỉ xác định những công trình công cộng được xây dựng ở ĐD từ những buổi đầu đến những năm 1930, mà còn tìm hiểu nguyên nhân chính quyền Pháp tiến hành một số dự án xây dựng đô thị cụ thể theo từng giai đoạn, và những công trình công cộng được xây trong từng khoản thời gian đó có liên quan như thế nào đến các chính sách cai trị ở ĐD Mục đích của bài báo này là giúp người đọc có thái độ khác đi đối với các chính sách thuộc địa và mở rộng nhận định của mình về các phương thức quy hoạch đô thị, cũng như thiết kế công trình tại ĐD của người Pháp Nghiên cứu còn đề cập đến hai giai đoạn áp đặt và kết hợp của KTTĐ tại ĐD, cũng như cách thức người Pháp gìn giữ bản sắc dân tộc bản địa [73].
Hay trong quyển sách “The Politics of Design in French Colonial Urbanism” (tạm dịch: Tính chính trị của thiết kế trong chủ nghĩa đô thị của Pháp), của tác giả Gwendolyn Wright năm 1991, phân tích các mối quan hệ giữa văn hóa và chính trị Cụ thể là những nỗ lực trong thiết kế kiến trúc và thiết kế đô thị tại ĐD nói riêng và các thuộc địa của Pháp trên thế giới nói chung, từ các chi tiết trang trí đến các quy định của thành phố, như một phần của chương trình nghị sự chính trị phức tạp Thực tế là văn hóa và chính trị thường ảnh hưởng lẫn nhau theo những cách biến đổi liên tục và đó là điều hiển nhiên Tuy nhiên, chỉ có một số ít các nhà sử học và KTS thừa nhận mối liên hệ này Do đó, nghiên cứu của Gwendolyn Wright tập trung giải quyết hai câu hỏi Một là mục đích chính trị có tạo ra các chính sách đô thị cụ thể và các ưu tiên trong phong cách thiết kế có thúc đẩy các mục tiêu chính trị hay không Hai là sự phát triển của các phong cách kiến trúc, đô thị có thể được coi là sản phẩm của bối cảnh chính trị lúc đó hay không Chính vì tác giả nghiên cứu song song sự ảnh hưởng qua lại của chính trị và văn hóa, nên quá trình phát triển kiến trúc ĐD được tác giả trình bày cặn kẽ rõ ràng theo các mốc lịch sử để làm rõ sự biến đổi của kiến trúc và đô thị ĐD dưới tác động của chính trị [62] Ngoài ra còn có nhiều tác giả khác cũng nghiên cứu đến quá trình phát triển lịch sử qua các giai đoạn chính trị ở ĐD như “Le Tremplin colonial: Paul Doumer, gouverneur général de l’Indochine (1897-1902)” (tạm dịch: Bàn đạp từ thuộc địa: Paul Doumer, Toàn quyền Đông Dương (1897-1902) )xuất bản năm 2005 của tác giả Amaury Lorin [47], hoặc “French Urbanism in
Foreign Lands” (tạm dịch: Chủ nghĩa đô thị của Pháp ở nước ngoài) của Amber J Njoh xuất bản 2016 [46], hay sách “Xứ Đông Dương” tái bản năm 2017 của Paul Doumer…[26].
Chỉ riêng ở VN, từ năm 2000 đến nay, đã có rất nhiều công trình công phu đến từ các tác giả như Lê Minh Sơn,Đoàn Khắc Tình, Lê Thanh Sơn, Ngô Huy Quỳnh, Lê Văn Ninh, Nguyễn Đình Toàn, Trần Quốc Bảo …và các luận văn nghiên cứu sâu hơn về kiến trúc ĐD tại VN như Trương Nhật Quỳnh, Đỗ Quốc Hiệp, Võ Đình TrầnTrân,… Chẳng hạn như luận văn “Ứng xử với điều kiện tự nhiên, văn hóa bản địa trong kiến trúc Pháp tạiTPHCM” của tác giả Phan Hữu Khiêm bảo vệ thành công năm 2005 hay luận văn “Vấn đề hài hòa Đông-Tây trong kiến trúc ĐD ở VN” của Trương Nhật Quỳnh năm 2012.
Các bài báo của các tác giả như “Di sản kiến trúc Pháp tại Sài Gòn” của Nguyễn Hữu Thái, “Di sản kiến trúc Pháp tại Quận 1 – TP HCM: Giá trị, thực trạng và định hướng quản lý” của Trần Anh Tuấn Sách thì có các tác phẩm nổi bật của các tác giả như “Đô thị Sài Gòn TPHCM - khảo cổ học và bảo tồn di sản” của Nguyễn Thị Hậu
[11], “Hạ tầng đô thị Sài Gòn buổi đầu” của Trần Hữu Quang [29]…Các nghiên cứu này đều đề cập đến các phong cách kiến trúc tại Sài Gòn trong thời kỳ thuộc địa.
Còn tại Lào, trong tác phẩm về đất nước Lào như “Lào, Đất nước - Con người” của tác giả Hoài Nguyên, hay luận án “Quá trình xâm lược và chính sách cai trị của Pháp ở Lào” của tác giả Nghiêm Thị Hải Yến có trình bày rõ từng giai đoạn phát triển trong lịch sử của Lào, từ thời bị xâm lược bởi quân Siam cho đến người Pháp chiếm đóng Tất cả đều nêu rõ lý vì sao nguồn đầu tư của Pháp vào Lào không thể so sánh được với VN Những lý do trên có xu hướng nghiêng về chính trị nhiều hơn Ở nước ngoài có nghiên cứu “The challenge for Lao historiography” (tạm dịch: Thách thức đối với lịch sử Lào) của tác giả Martin Stuart-Fox Bài viết này xem xét khía cạnh chính trị trong việc đóng góp vào dự án xây dựng quốc gia, tham khảo các hình thức thể chế và xã hội của văn hóa chính trị Lào từ thời thuộc địa Pháp, cũng như trình bày vai trò của các nhóm dân tộc thiểu số trong Cách mạng và tầm ảnh hưởng của giới quý tộc trong quá khứ Bài báo cũng đặt ra vấn đề về trách nhiệm chính trị của các nhà sử học Lào và nước ngoài trong việc góp phần xây dựng lịch sử dân tộc [72] Bên cạnh đó, một tác phẩm cũng khá thú vị khi nói về quá trình hình thành và phát triển của Lào trong giai đoạn Pháp thuộc là nghiên cứu “Land of the lotus-eaters: Vientiane under the French” của tác giả Logan và William [67] Nghiên cứu trình bày các giai đoạn xâm lược của Pháp tại Lào, các chính sách đặt ra để bình ổn thuộc địa và mối quan hệ của Lào với hai nước ĐD còn lại trong thời kỳ thuộc địa Nghiên cứu tuy tập trung nhiều vào các mối quan hệ giữa chính trị và văn hóa, nhưng nhờ đó giúp cho người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về sự ảnh hưởng của Pháp trong lịch sử phát triển của Lào.
Cũng xuất phát từ việc có chung quan niệm về sự tôn trọng văn hóa bản địa của người Pháp, khía cạnh về sự thích ứng với văn hóa và môi trường bản địa trong các công trình do người Pháp xây dựng cũng đã được đề cập trong nhiều nghiên cứu.
Xét riêng tại VN, nhiều nghiên cứu khá tốt đã bàn về lĩnh vực này như: năm 1998 có luận án “Những nhân tố tự nhiên và truyền thống văn hóa bản địa trong kiến trúc thời Pháp thuộc ở VN” của Nguyễn Đình Toàn, hay luận án của Lê Thanh Sơn năm 2000 viết về “Hiện tượng cộng sinh văn hóa giữa tính truyền thống và tính hiện đại trong kiến trúc VN (từ cuối TK XIX-giữa thể kỷ XX)” Trong đó, Nguyễn Đình Toàn đã phân tích các yếu tố tác động lên quá trình thích ứng của KTPT ở VN như điều kiện KH, đất đai Luận án của tác giả có một khối lượng kiến thức lớn dàn trải từ kỹ thuật, quy hoạch đô thị cho đến kiến trúc để làm cơ sở khoa học cho việc phân tích sự thích ứng của KTTĐ tại ĐD Tuy nhiên yếu tố về văn hóa chưa được nghiên cứu đủ sâu để có thể có những minh chứng cho quá trình thích nghi về mặt tinh thần của KTPT tại thuộc địa, cụ thể là ở VN Còn đối với Lê Thanh Sơn, một trong những mục tiêu cụ thể mà tác giả muốn hướng đến trong luận án của mình chính là “đặc điểm của cộng sinh văn hóa trong kiến trúc VN qua các giai đoạn khác nhau của thời kỳ cuối TK XIX - đầu TK XX” Với khái niệm “cộng sinh” xuyên suốt trong luận án, tác giả đã dành hẳn một chương để nói về sự giao thoa văn hóa trong kiến trúc VN, nổi bật trong chương này là khi ông phân tích quá trình giao lưu văn hóa của giữa phương Tây và VN, hay nói cách khác là sự thích nghi văn hóa của KTPT với kiến trúc của bản xứ Như vậy, với kết quả của hai luận án tiến sĩ từ Nguyễn Đình Toàn và Lê Thanh Sơn cũng đã thấy rõ được phần nào quá trình biến đổi và thích nghi với KH tự nhiên và văn hóa bản địa, là định hướng cho các nghiên cứu cùng khía cạnh làm cơ sở để phát triển Có thể kể được một loạt các luận văn đã lấy cơ sở từ các luận án trên và nghiên cứu sâu hơn về sự thích ứng với văn hóa và KH trong các công trình do người Pháp xây dựng tại ĐD, cụ thể ở VN như luận văn: “Vấn đề hài hòa Đông-Tây trong kiến trúc Đông Dương ở Việt Nam” của Trương Nhật Quỳnh, “Hình thức kiến trúc nhà công sở một số tỉnh phía Bắc- Giai đoạn 1990-2010” của Nguyễn Thị Minh Hải đều bảo vệ thành công vào năm
2012 Hay luận văn “Ứng xử với điều kiện tự nhiên, văn hóa bản địa trong kiến trúc Pháp tại TPHCM” của Phan Hữu Khiêm năm 2017… Nhưng nhìn chung những nghiên cứu dựa trên cơ sở kiến trúc “cộng sinh” của các tác giả trên đa số tập trung vào sự kết hợp và giao thoa hai nền văn hóa giữa KTPT và VN Tuy nhiên, nếu khái niệm về “cộng sinh” này được dùng làm cơ sở để tiếp tục mở rộng nghiên cứu trong sự ảnh hưởng văn hóa phươngTây tại hai nước thuộc khối ĐD còn lại là Lào và Campuchia, sẽ tạo ra một cái nhìn tổng quan hơn về khái niệm “cộng sinh” đầy thú vị này.
Một nghiên cứu đáng chú ý trong vấn đề này được trình bày rõ ràng trong sách “Architectures du Vietnam colonial Repenser le métissage” (tạm dich: Kiến trúc của thuộc địa Việt Nam Suy nghĩ về sự lai tạo) của Caroline Herbelin xuất bản năm 2018 có đưa ra một định nghĩa mới về sự thích ứng trong điều kiện tự nhiên và văn hóa tại thuộc địa của KTPT, bà gọi đây là sự “lai tạo” [53] Cũng trong cùng năm, bà cho ra đời bài báo có cùng chủ đề “Architecture et métissages dans le Vietnam colonial” (tạm dịch: Kiến trúc và sự lai tạo ở Việt Nam thuộc địa) cũng bàn về sự kết hợp giữa hai nền văn hóa khác biệt Đông và Tây trong điều kiện tự nhiên có KH nhiệt đới [54] Theo quan điểm của bà, “lai tạo” như một sự đan xen giữa xã hội và kỹ thuật, điều này sẽ cho phép tiếp cận một cách chính xác hơn trong sự giao thoa về văn hóa giữa phương Đông và phương Tây, hay nói cách khác sự đan xen này chính là sự tương tác Khái quát về cách tiếp cận đặc biệt này của Caroline được bà giải thích như sau: người Pháp vay mượn các giải pháp kỹ thuật từ người bản xứ, nhưng chúng không được biết đến nhiều vì các giải pháp đó ít được coi trọng Bằng chứng là trong các bài phát biểu của thực dân, họ đã không đề cập đến các giải pháp kỹ thuật khi nói về quá trình xây dựng tại thuộc địa Nên sự kết hợp giữa kỹ thuật và xã hội không phải lúc nào cũng được xem xét dưới góc độ có tầm quan trọng như nhau Chính vì thế việc xem xét mối quan hệ này theo cách tiếp cận mới có thể làm nổi bật sự biến đổi hình thức của KTPT tại thuộc địa theo thời gian Và qua các ví dụ được Caroline chọn để phân tích, đã cho người đọc thấy rằng, theo thời gian, tùy thuộc vào bối cảnh kinh tế, chính trị và văn hóa, người Pháp đã nhận ra những lợi ích do các giải pháp kỹ thuật đã đem đến, dựa trên khía cạnh yếu tố bản địa và ngược lại Đồng thời, theo các yếu tố tác động trong bối cảnh thuộc địa, tác giả nhấn mạnh sự giao thoa trong đặc điểm của các giá trị văn hóa bản địa Cách nhìn nhận của Caroline cũng đã mở ra một hướng nghiên cứu mới lạ trong đề tài về thuộc địa tại ĐD.
Tại hai nước thuộc địa còn lại là Lào và Campuchia cũng có các tác giả nghiên cứu về sự giao thoa văn hóa giữaKTPT và kiến trúc bản địa như Marc Askew, William S Logan và Colin Long trong tác phẩm “Vientiane:transformations of a Lao Landscape” [69]; Logan và William trong “Land of the lotus-eaters: Vientiane under theFrench” [67]; hay Marco
R Deyasi trong bài báo “Indochina, ‘Greater France’ and the 1931 Colonial Exhibition in Paris: Angkor Watin Blue, White and Red” [71].
Tất cả những nghiên cứu về sự kết hợp trong kiến trúc giữa hai nền văn hóa trong các khía cạnh trên sẽ là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng nhất, làm nền tảng để phát triển hướng nghiên cứu trong luận án.
1.5.2 Những đóng góp của các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án Các đề tài nghiên cứu trong từng lĩnh vực của KTTĐ tại ĐD luôn là nguồn tài liệu tham khảo quí báu và có giá trị Không chỉ đối với nhân loại nói chung, mà còn đối với các chuyên gia muốn mở rộng và đi sâu hơn ở các khía cạnh nghiên cứu có cùng hướng. Đối với các nghiên cứu về công trình do Pháp xây dựng tại ĐD có sự kết hợp giữa hai nền kiến trúc phương Đông và phương Tây, đây là một chủ đề xuyên suốt trong nhiều thập kỷ luôn được các nhà nghiên cứu tìm tòi và khám phá Qua các chủ đề, có thể thấy, bằng sự khéo léo của các chuyên gia đến từ đế quốc đã thực sự biến kiến trúc tại ĐD trở thành một niềm tự hào của người Pháp Để hiểu rõ được sự kết hợp giữa hai nền văn hóa tưởng chừng như xa lạ, các nhà nghiên cứu khi phân tích sự kết hợp này đã phải nắm rất vững từng giai đoạn phát triển lịch sử song song giữa chính quốc và các nước thuộc địa ĐD Vì các sự kiện diễn ra trong từng giai đoạn lịch sử đều ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kiến trúc tại nơi đây Nhờ vào những dữ liệu mang tính lịch sử đã được đề cập trong các nghiên cứu trước đây, mà về sau các nhà khoa học có thể nắm rõ được tiến trình lịch sử, đưa ra cái nhìn khách quan cho KTTĐ tại ĐD ứng với từng giai đoạn phát triển của lịch sử.
Ngoài ra, sự trân trọng văn hóa bản địa của người Pháp được nhận định qua nhiều cách nhìn khác nhau của các tác giả trong nước lẫn quốc tế, đã giúp cho luận án khách quan rằng, việc xây dựng một nền kiến trúc tại ĐD đã được đế quốc Pháp sử dụng như một phương tiện nhằm khẳng định bản sắc đế quốc và lý tưởng thuộc địa của mình Điều này thể hiện rõ trong các kế hoạch tác động trực quan lên thành phố như: xây dựng tượng đài, dinh thự, trụ sở cơ quan trong những năm 1920-1930 tại ĐD Từ lý tưởng của mình trong việc tôn trọng văn hóa bản địa, người Pháp đã cố gắng kết hợp hai nền văn hóa, đưa nền KTTĐ sang một tầm cao mới Không chỉ đơn thuần là sự kết hợp giữa các yếu tố trang trí Đông - Tây có thể nhìn thấy trực quan bên ngoài, mà còn là sự kết hợp giữa KTPT và phương Đông để thích nghi với KH nhiệt đới của vùng ĐD Có thể nói rằng đây là hình thức văn minh cao quý nhất của người Pháp vì nó thỏa mãn được hai mối bận tâm cao độ trong suốt quá trình cai trị của người Pháp tại ĐD: một là ý thức tôn trọng bản địa tuyệt đối, cố gắng đem lại một môi trường sống tiện nghi, vệ sinh cho người dân bản xứ; hai là gặt hái được những thành công sau những thành tựu kiến trúc vĩ đại khi kết hợp giữa hai nền văn hóa khác nhau.
CƠ SỞ KHOA HỌC
CƠ SỞ VỀ LỊCH SỬ
2.1.1 Các nguyên tắc kinh điển trong thiết kế mặt đứng kiến trúc Cổ điển phương
Các nguyên tắc kinh điển của kiến trúc Cổ điển phương Tây đã được xây dựng và thử nghiệm trong suốt một quá trình lịch sử Nếu các nguyên tắc này được tìm thấy cùng nhau trong cùng một công trình kiến trúc ở thuộc địa thì không còn nghi ngờ gì về xuất phát điểm từ kiến trúc Cổ điển của chúng [65].
Tính đối xứng (Symmetry)
Trong tác phẩm kiến trúc Cổ điển, cân bằng và ổn định thể hiện trên mặt bằng, mặt đứng và hình khối thông qua mối liên hệ nội tại giữa các thành phần của công trình, giữa công trình với môi trường xung quanh Sự cân bằng và ổn định này gắn bó mật thiết với khái niệm đối xứng Các bộ phận trong một công trình kiến trúc Cổ điển, kể cả những chi tiết trang trí, hoặc các công trình trong tổng thể quy hoạch đều được bố cục đối xứng qua một hay nhiều trục đối xứng [68] Đối xứng hoàn toàn tạo cảm giác trang nghiêm, hoành tráng Lý do khiến cho tính đối xứng là một trong những đặc điểm tối quan trọng vì kiến trúc Cổ điển dựa trên các yếu tố về cơ thể con người, từ kích thước cho đến từng bộ phận Trong kiến trúc Cổ điển, các KTS quan niệm rằng, công trình kiến trúc cũng như cơ thể con người, cũng đối xứng và có sự sống.
Nhân hình hóa trong kiến trúc Cổ điển (Anthropomorphism)
Hầu hết các tòa nhà cổ điển đều có mặt trước, mặt sau và hai mặt với thế giới, nhưng chỉ có mặt trước và mặt sau là đối xứng, cũng tương tự như hình dạng bên ngoài của con người “Mặt tiền” của một tòa nhà thường được xác định là phía có lối vào chính và được thiết kế rất kỹ lưỡng và chi tiết Ngoài ra, một thông điệp nữa của thuyết về nhân sinh học trong các công trình kiến trúc Cổ điển đó là: trong cơ thể con người, khuôn mặt được phân biệt rõ ràng bởi vị trí của mắt và các giác quan khác Tương tự như vậy trong các tòa nhà, mặt trước phải là nơi có nhiều cửa sổ hơn, hay còn gọi là “mắt gió” như người ta thường gọi Do đó, ngoài cửa chính ở trước mặt tiền, các tòa nhà cổ điển còn có rất nhiều cửa sổ.
Cấu trúc hình học-hình kỷ hà (Clear and simple geometry)
Những công trình được xây theo phong cách kiến trúc Cổ điển thường sử dụng các hình học kỷ hà như hình vuông, hình tròn và hình tam giác [51] Vì chúng là những dạng hình học rõ ràng, ít biến đổi nhất và tạo sự cân bằng Từ sự cân bằng sẽ dễ dàng đạt được sự hài hòa.
Không những vậy, một nguyên tắc “bất di bất dịch” trong kiến trúc Cổ điển về việc sử dụng hình dạng trong thiết kế như: hình tròn và hình vuông không được phép nằm chen lấn hay chồng chéo lên nhau [51] Hình tròn chỉ được phép tiếp xúc hay giao cắt ngay giữa cạnh hoặc giao với 4 góc của hình vuông Và, sự kết hợp của hai dạng hình học này trên mặt bằng còn phải dựa vào trục đối xứng của công trình, sao cho trục này sẽ tạo ra một tầm nhìn thẳng và tất cả mọi thành phần trong công trình đều được kết nối thông qua trục này một cách có trật tự (bảng 2.01) Hầu hết các công trình trong kiến trúc Cổ điển của các thời kỳ trước, đều tuân thủ theo nguyên tắc sử dụng hình học này, nên đã tạo ra những mặt bằng có sự hài hòa về nhãn quan cao Tiêu biểu cho nguyên tắc về việc sử dụng hình học kỷ hà trong mặt bằng và tạo khối là công trình Louis XVI chapel (hình 2.01).
Không gian xác định (Defined space) Điều phân biệt kiến trúc cổ điển với các ngôn ngữ hình thức khác không phải là hình dạng hay kích thước của các công trình mà là không gian xác định của từng căn phòng Trong tư duy cổ điển, đơn vị không gian cơ bản sẽ được gọi là phòng, nhưng nó không nhất thiết phải được tìm thấy bên trong một tòa nhà Thuật ngữ này phải được hiểu một cách rộng rãi đó là một phần không gian được xác định rõ ràng, trong nhà hay ngoài trời Để tồn tại một căn phòng hoặc một không gian như vậy, phải được xác định bằng các ranh giới chắc chắn Còn các căn phòng cần có không gian mở, phải có số lượng ít và quy mô vừa phải Số lượng của cửa ra vào hoặc cửa sổ không tăng theo kích thước hoặc số lượng của các không gian vì càng ít các lỗ hở, các căn phòng càng trở nên quan trọng; quá nhiều lỗ hở làm giảm cảm giác được bao bọc và làm suy yếu định nghĩa rõ ràng của không gian.Sự đa dạng của các loại phòng trong công trình kiến trúc Cổ điển là vô tận Chúng có thể lớn hoặc nhỏ, đơn giản hoặc phức tạp, có mặt bằng hình đa giác hoặc hình tròn, trang trí công phu hoặc đơn giản hoặc chúng có thể được bao phủ bởi trần phẳng, mái vòm …[51], [68] Sự gắn kết của các bộ phận hoàn chỉnh (juxtaposition of discrete forms)
Trong công trình kiến trúc Cổ điển, trong từng thành phần trên mặt đứng đều là một cá thể tự hoàn chỉnh Mỗi thành phần này sẽ được xác định hình thức rõ ràng và có khoảng cách xác định nếu được đặt cạnh nhau Hay nói cách khác ranh giới giữa các thành phần được vạch ra rõ ràng và tránh sự mơ hồ và chồng chéo về mặt vật lý Kể cả trong không gian mặt bằng cũng vậy, mỗi không gian trong công trình là một thế giới hoàn chỉnh, để khi đặt chân vào công trình đó, ta có thể nhận biết được vị trí chính xác của từng không gian và dễ dàng định hướng được vị trí của những không gian mà ta cần di chuyển đến [64, tr.29] (hình 2.02).
Niêm luật của tổ hợp (Tripartite organization: the rule of three)
Trong kiến trúc Cổ điển, các kích thước số đo của con người như một hình mẫu lý tưởng, xem trọng sự vận động của hiện tượng và sự vật trong quy luật của tự nhiên Bất cứ sự vật hiện tượng nào trong cuộc sống cũng đều theo 3 giai đoạn: sinh ra-trưởng thành-già cỗi Thế nên trong kiến trúc Cổ điển, người xưa đã mang tư tưởng này để thể hiện vào công trình của mình, cũng phân chia công trình theo 3 phần như 3 giai đoạn của một vòng đời sự sống Hầu hết các thành phần của kiến trúc Cổ điển đều được hình thành theo nguyên tắc phần bắt đầu - phần giữa - phần kết thúc Từ một công trình lớn đến tiểu tiết các thành phần nhỏ trong công trình đều tuân thủ theo nguyên tắc này [64] Như thức cột gồm có 3 phần: đầu cột-thân cột-đế cột, dầm chính gồm có dầm ngang - diềm mái – gờ đua, bệ đỡ cột có chân bệ - thân bệ - gờ đua, theo thứ tự A-B-C Hoặc đối với những bộ phận tương tự như dạng cửa 3 ngăn theo phong cách Palladian 7 , hay lối vào chính của công trình… chia theo thứ tự A-B-A hay còn gọi là tổ hợp tam đoạn luận (hình 2.03a). Đối với tổng thể mặt đứng trong công trình, nguyên tắc 3 phần này càng nghiêm ngặt hơn.
Khi một công trình được thiết kế theo phương vị ngang, tính đối xứng của nó cũng được
7 Phong cách Palladian: KTS có thể nói là lỗi lạc nhất của chủ nghĩa Thủ pháp riêng Italia bấy giờ là Andrea Palladio (1508-1580) Tiêu biểu cho kiến trúc Phục hưng Hậu kỳ chính là các công trình theo phong cách Palladio Từ ông mà người ta có thuật ngữ Palladian trong kiến trúc xem như là 3 phần A-B-A Bên cạnh tính đối xứng, công trình còn có thể được phân rõ ràng thành 5 phần: ngay chính giữa và phần biên 2 bên được nhấn mạnh bằng cách làm cho cao nhất và nổi bật nhất Điều này sẽ làm rõ ra được tính đối xứng và cách tách công trình ra thành 5 phần theo thứ tự C-B-A-B-C, hay còn gọi là ngũ đoạn luận (hình 2.03b) Còn với trường hợp công trình được thiết kế nhiều tầng và có phương vị đứng, nguyên tắc này cũng không thay đổi: A-B-C (hình 2.03c) (hình 2.03d).
Trong trường hợp công trình có nhiều hơn một mặt tiền, chẳng hạn như căn góc, chiều cao của từng phần đế- giữa-đỉnh của các mặt bên phải được canh chỉnh theo chiều cao từng phần của mặt tiền nằm ở góc [51], [64]. Chiều cao của từng phần này phải nhất quán với nhau trong toàn bộ mặt đứng Ngoại trừ một tòa nhà cổ điển có những chiều cao khác nhau, trường hợp này việc nhấn mạnh ở phần đỉnh sẽ không cần phải xuất hiện trong công trình Tuy nhiên, thay vào đó phải là sự đối xứng theo phương ngang kiểu C-B-A-B-C hoặc B-A-B, mà điểm nhấn chính là từ phía mặt tiền nằm ở góc (hình 2.03e).
Tỷ lệ và nhịp điệu (Regularity)
Theo như nhiều tài liệu nghiên cứu, ngay từ thời cổ đại, các công trình được xây dựng cũng đã theo các tỉ lệ được đúc kết từ kinh nghiệm của các KTS “Con số của thần linh 1,618” cũng đã bắt đầu xuất hiện trong các công trình vào thời điểm đó (hình 2.04a) Nhưng mãi cho đến thời kỳ Phục Hưng, con số này mới có tên gọi chính thức là tỉ lệ vàng Sau này, nhiều KTS thời kỳ cổ điển đã có những công trình rất đẹp do thiết kế của họ đều dựa vào hệ thống tỷ lệ chuẩn Các công trình đó có thể thiết kế trên một mạng lưới gồm các hình ô vuông bằng nhau (hình 2.04b), hoặc những tỉ lệ đơn giản 3/5 và 3/2 được đúc kết qua sự nghiên cứu về các tỉ lệ trong những lý luận kiến trúc của Vitruvius Tỉ lệ vàng đóng một vai trò vô cùng cần thiết để tạo tính cân bằng và sự hài lòng thị giác Các tỉ lệ 5/3, 8/5, 13/8…(tiệm cận với con số 1,618), hoặc 1/2, 3/2… gần như được sử dụng rất nhiều trong các công trình kiến trúc Cổ điển [82] (hình 2.05a), (hình 2.05b), (hình 2.05c) Khi nói về sự đều đặn, hầu như các công trình kiến trúc Cổ điển đều thiết kế mặt đứng dựa trên một hệ thống các ô lưới có nguyên tắc nhất định. Nếu gọi (a) và (b) là số đo của một mô-đun nhất định với (a < b), mạng lưới có thể được xây dựng trên các hình ô vuông có kích thước khác nhau như: (a x a), (b x b), (a x b) (hình 2.05d) Một mạng lưới đơn giản dùng để thiết kế mặt đứng, có thể xuất phát từ việc chia phương ngang của công trình thành những mô-đun (a) Còn trên phương đứng, nên phân chia theo mô-đun (b) (hình 2.05e) Tuy nhiên, có một nguyên tắc không thể bỏ sót khi muốn thiết kế một mặt đứng đều đặn mang tính hài hòa cao, đó là: chiều cao của khối đế phải lớn nhất và khác biệt so với các tầng trên Đồng thời, sự phân chia chiều cao của các tầng còn lại theo phương đứng tính từ dưới lên trên, phải bằng nhau hoặc giảm dần [51], [64] (hình 2.05f).
Ngoài ra, có một nguyên tắc cần lưu ý trong việc thiết kế các công trình kiến trúc Cổ điển đó là tạo điểm nhấn.
Do việc thiết kế dựa trên tỉ lệ và sự đều đặn thường sẽ gây nên sự nhàm chán, nên để tránh đi điều này, điểm nhấn là một yếu tố chủ chốt để tạo sự khác biệt trong công trình kiến trúc Cổ điển [64] Điểm nhấn này luôn nằm ngay giữa mặt đứng và thường là lối vào chính của công trình Lối vào chính này có thể là hình thức cuốn, vòm ẳ cầu, mỏi đầu hồi, thang đụi, mỏi đua với dóy thức cột,…Tất cả đều tạo ra điểm nhấn trờn mặt đứng Nhưng điểm nhấn này dù nổi bật đến đâu cũng phải nằm trong khuôn khổ của tỉ lệ.
Lấy ví dụ như trong công trình Villa Barbaro, mảng tường kết nối 3 phần điểm nhấn trên mặt đứng đóng vai trò như một nền giấy để làm nổi bật lên 3 yếu tố này (hình 2.05a) Nhưng ngược lại, trong công trình khách sạn Hôtel d’Hallwyl, toàn bộ bề mặt của công trình ngoài các đường rãnh gạch ngang theo đúng tính chất thuần khiết sẽ trình bày rõ hơn ở phần sau, mà còn có khối dáng công trình cùng những ô cửa sổ hình chữ nhật đã làm cho công trình có phần thô cứng Chính vì vậy, sự xuất hiện của cuốn với đường cong của nó, nằm ngay giữa những đường thẳng của các yếu tố trên đã trở thành một điểm nhấn tuyệt vời và vô cùng hài hòa (hình 2.05b). Hay nói cách khác, việc tạo ra điểm nhấn này chính là hướng tới sự tương phản trong công trình Nhưng sự tương phản này phải vừa phải và không được quá nổi bật Muốn đạt được sự hài hòa trong tương phản này, yếu tố tỉ lệ của các thành phần điểm nhấn trong công trình phải được chú trọng nhiều nhất.
Sự hoàn chỉnh của các thành phần chức năng riêng biệt (Limited inventory of parts) Ngôn ngữ của kiến trúc
Cổ điển được tạo thành từ những thành phần cụ thể có chức năng riêng biệt, không nhầm lẫn với bất kỳ phong cách nào Mặc dù đã từng có xu hướng loại bỏ đi các yếu tố của kiến trúc Cổ điển như Gothic, nhưng kiến trúc Cổ điển vẫn có tiềm năng đáp ứng nhu cầu của thời kỳ khi người ta cần đến, bởi những gì mà kiến trúc Cổ điển có được chính là sự độc đáo, là nền tảng về cái đẹp của nhân loại.
Mỗi bộ phận trong kiến trúc Cổ điển đều có những đặc trưng riêng, chức năng cụ thể riêng biệt 8 và không thể nào nhầm lẫn được với các chức năng khác hoặc các hình thức của phong cách khác Tất cả đều có những vai trò cụ thể trong một sáng tác Ví dụ như các thức cột- đặc điểm cơ bản và quan trọng nhất, dễ nhận biết nhất đối với một công trình kiến trúc Cổ điển Thức cột cổ điển với 3 thành phần mũ cột, thân cột, bệ cột đều dựa trên tỉ lệ của con người chính là một trong những điểm nhận biết rõ rệt nhất cho phong cách này (phụ lục 1) Vào thời kỳ Phục Hưng, các thức cột Doric và Corithian đã được KTS Alberti sử dụng lần đầu tiên để phân vị chiều dọc và chiều ngang trong công trình Palazzo Rucellai [91] Mặc dù kích thước và tỉ lệ các loại thức cột cổ điển lúc này đã có nhiều biến đổi hơn so với thời cổ đại Có một số biến thể về thiết kế của các thức cột, nhưng ngoài chức năng trang trí, vai trò chính của thức cột vẫn là hỗ trợ kết cấu Chúng thường được sử dụng để thể hiện cấu trúc như để thực hiện tải trọng hoặc dùng để trang trí và nhấn mạnh cho mặt đứng Điều này lại càng khẳng định tầm quan trọng của các thức cột trong một công trình kiến trúc Cổ điển Nếu không có các thức cột thể hiện đúng chức năng, công trình sẽ không mang phong cách kiến trúc Cổ điển chuẩn mực.
Hệ thống thứ bậc (Inherent formal hierarchies)
CƠ SỞ VỀ PHÁP LÝ
Liên bang ĐD là chế độ nửa thuộc địa, nửa phong kiến; nhưng chính trị Đông Dương thuộc thể chế thuộc địa và bảo hộ nên không có quyền tự quyết [103] Liên bang ĐD được đặt dưới quyền của hai cơ quan ở chính quốc Pháp; một là Nam Kỳ, Campuchia và Lào phụ thuộc Bộ Thuộc địa Pháp; hai là Trung Kỳ và Bắc Kỳ phụ thuộc Bộ Ngoại giao Pháp Toàn quyền ĐD là người có quyền hành cao nhất trong thể chế chính trị Pháp trên toàn cõi Bắc kỳ, Nam kỳ và Cao Miên Trên thực tế, nhằm mục đích đồng hóa thuộc địa và đem lại lợi ích nhiều nhất có thể, thực dân Pháp cho rằng, các nước thuộc địa và bảo hộ không thể tồn tại và phát triển như những cá thể độc lập mà cần phải có sự hòa hợp giữa chính quốc và thuộc địa trong tất cả các lĩnh vực.
Do đó, các chính sách về kinh tế, xã hội, an ninh quân sự, luật pháp, phân cấp hành chính, kiến trúc- quy hoạch,
…người Pháp áp dụng tại ĐD đều dựa trên một chính sách chung dành cho tất cả các thuộc địa và đất bảo hộ, được hoạch định từ bộ Thuộc địa pháp và do toàn quyền ĐD hành xử tùy theo khuynh hướng chính trị [103], [62]
Với những mục đích đi kèm với chính trị nêu trên, chính quyền thực dân đã đề ra các chính sách Trong đó, các chính sách chung về kiến trúc-quy hoạch cho Liên bang ĐD sẽ là những bằng chứng tuyệt vời cho tinh thần tôn trọng văn hóa bản địa của người Pháp, như: bộ quy tắc ứng xử cho các công trình mang tính lịch sử do Pháp ban hành năm 1913 hay còn gọi là Luật di sản văn hóa; hệ thống pháp lý của chính quyền thực dân đối với Kiến trúc và quy hoạch, còn có một tên gọi khác là Đạo luật Cornudet Trong đó, việc đưa ra các quy định nghiêm ngặt trong bộ quy tắc ứng xử đối với các công trình mang tính lịch sử ban hành năm 1913 là nền tảng vững chắc, để các nhà nghiên cứu kiến trúc và đô thị tìm ra hướng đi mới đúng đắn hơn cho việc thiết kế đô thị tại bản địa Tiêu biểu là tìm ra sự hòa nhập trong cách thiết kế các công trình với lối sống và truyền thống của từng khu vực ĐD.Còn Đạo luật Cornudet là bước khởi đầu cho các nguyên tắc trong sự hòa quyện của hai nền văn hóa phương Đông và phương Tây trong thời kỳ thuộc địa, cho thấy tầm quan trọng của văn hóa quốc gia trong việc biến đổi hình thức KTPT sang KTTĐ và hình thành phong cách kiến trúc mới tại ĐD.
2.2.1 Luật di sản văn hóa 1913
Luật di sản văn hóa 1913 là bộ quy tắc ứng xử cho các công trình mang tính lịch sử do Pháp ban hành Lý do đưa đến việc hình thành các chính sách pháp lý về việc bảo vệ các di tích lịch sử này xuất phát từ việc đối diện trước những vấn nạn trong việc tàn phá, trùng tu xâm phạm các công trình tại Pháp, mà ngay cả đến đại văn hào Victor Hugo cũng đã lên tiếng phản đối: “Phải nói và nói to rằng, sự phá hủy của nước Pháp đối với các công trình lịch sử cũ, mà chúng tôi đã tố cáo nhiều lần trong quá trình trùng tu, vẫn tiếp tục ác liệt và man rợ hơn bao giờ hết” [49, tr.22] Trước những phản đối mạnh mẽ trong dư luận, nhu cầu bảo vệ di sản thông qua sự can thiệp của chính quyền đang dần xuất hiện, thể hiện tầm quan trọng vốn có của việc bảo vệ di sản đối với sự phát triển của một nền văn minh Và thế là, một bộ quy tắc đã được ban hành vào ngày 31 tháng 12 năm 1913 tại Cục di tích lịch sử Pháp do Paul Léon (1874-1962) đứng đầu, luôn tích cực tìm cách phân loại các công trình lịch sử không chỉ tại các thành phố của Pháp, mà còn tại các nước thuộc địa của ĐD để đưa chúng vào sự bảo vệ của chính phủ [62, tr 44] Léon tỏ ra đặc biệt quan tâm và bảo vệ các quần thể di tích liên quan đến quá trình hình thành và phát triển dân tộc tại ĐD Thậm chí, ông còn đề ra luật pháp quy định việc cấp phép cho việc mua lại và tái sử dụng các công trình bản địa liền kề, hoặc ngăn chặn các công trình xây dựng mới không phù hợp với quan cảnh xung quanh của một di tích đã được xếp hạng Bộ quy tắc này được áp dụng rộng rãi cho các thành phố thuộc địa của ĐD, nhằm đảm bảo việc bảo tồn các công trình lịch sử đáng chú ý về lịch sử và nghệ thuật của bản địa, như: quần thể Angkor của Campuchia, quần thể chùa chiềng của Lào, các cung điện của khu vực Trung Kỳ VN [62].
Chính nhờ bộ quy tắc ứng xử cho các công trình mang tính lịch sử này mà các nước ĐD còn giữ lại được nhiều di tích lịch sử quan trọng cho đến tận ngày nay Không những vậy, bộ quy tắc này đã giúp cho các nhà nghiên cứu kiến trúc, sử gia, chuyên gia về đô thị người Pháp trong thời kỳ thuộc địa hiểu rõ hơn về văn hóa, nghệ thuật và lối sống của người dân bản địa Từ đó, những công trình, ý tưởng về sự phát triển hình thức biểu hiện mới củaKTPT tại ĐD mới có được một nền tảng hợp lý khi kết hợp với các phong cách nghệ thuật và kỹ thuật xây dựng của bản xứ Bộ luật này giúp dễ dàng đi đúng với định hướng tôn trọng và kết hợp văn hóa bản địa của đạo luật Cornudet được ban hành sau này [38].
Mọi quy định đề ra trong bộ quy tắc ứng xử này đều nhằm mục đích bảo vệ các công trình văn hóa lịch sử lâu đời của người dân bản xứ Bước đầu, sau khi xem xét một công trình đủ các điều kiện xếp vào hàng các di tích lịch sử quan trọng, ngay sau đó là một loạt các nguyên tắc đưa ra để bảo tồn tối đa những công trình đó Chẳng hạn như các nguyên tắc và mức hỗ trợ trong việc sửa chữa, cải tạo; mức bồi thường chi trả cho chủ sở hữu khi chính quyền thực dân có ý định trưng thu công trình lịch sử; quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu khi đang sử dụng công trình đã được xếp hạng di tích lịch sử… Đa số các công trình lịch sử được chính quyền thực dân xếp hạng trong thời kỳ thuộc địa đều mang nét nghệ thuật đặc trưng cho truyền thống văn hóa dân tộc của người dân bản địa Nhằm bảo tồn nét đặc sắc riêng của từng khu vực, các hành động xây thêm, xây mới, bổ sung dù chỉ là một chi tiết nhỏ trong các công trình đó đều không được chính quyền cho phép Các hành động như phá hủy hoặc xâm phạm các công trình này đều bị xử phạt rất nặng Trong số các quy định nghiêm ngặt về việc bảo vệ các công trình di tích lịch sử, có một quy định đáng chú ý và có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng một CTCS nằm gần khu vực trung tâm có xuất hiện các công trình mang tính lịch sử, đó là: một khu vực bảo vệ phải được thiết lập xung quanh công trình lịch sử có bán kính 500 mét, nghĩa là bất kỳ công việc xây dựng, cải tạo, sửa đổi nào có thể ảnh hưởng đến diện mạo và cảnh quan của công trình lịch sử (tu bổ, bảo dưỡng lớn, sơn sửa, thiết kế hình khối, mặt tiền,…) đều phải có sự cho phép của chính quyền thực dân trước khi tiến hành Đặc biệt, mọi công trình xây mới đều phải nằm ngoài phạm vi 500 mét đối với công trình lịch sử [77].
Lý do thực dân Pháp đưa ra các quy định nghiêm ngặt trong bộ quy tắc ứng xử đối với các công trình mang tính lịch sử ban hành năm 1913, ngoài việc tôn trọng văn hóa địa phương, còn là một trong những chiến thuật chính trị của đế quốc trong lấy lòng tin từ người dân và hòa nhập với cuộc sống tại ĐD, dễ dàng thực hiện các kế hoạch tại thuộc địa của chính quyền thực dân [85].
Không thể phủ nhận rằng, Pháp là nơi sản sinh ra các nhà đô thị, kiến trúc tài ba đã được mời đến khắp nơi trên thế giới để để thiết kế và quy hoạch các thành phố lớn như việc mở rộng Philadelphia ở Mỹ năm 1917, Rio de Janeiro ở Brazil, Canberra thủ đô nước Úc năm 1911, thủ đô Washington của Mỹ năm 1792…nhưng chính ngay tại nước Pháp, chẳng có bộ luật nào quy định rõ rệt trong thiết kế đô thị Mãi đến ngày 14 tháng 3 năm
1917, sau nhiều cuộc tranh cãi ở nghị viện, đạo luật Cornudet mới ra đời nhằm đưa ra các nguyên tắc cho việc thiết kế đô thị và xây dựng công trình ĐD khi ấy được xem như là thuộc địa và là một bộ phận của Pháp nên cũng phải thi hành những nguyên tắc trong bộ luật này [9].
Ngay từ những ngày đầu xâm lượt ĐD, thực dân Pháp đã đem đến kiểu thức kiến trúc nguyên bản nhập khẩu từ châu Âu, từ chối hoàn toàn với các đặc điểm kiến trúc của bản xứ Lê Minh Sơn trong tác phẩm “kiến trúc ĐD”
[36, tr.24] đã đặt ra giả thuyết rằng, sự từ chối dẫn nhập các yếu tố bản địa này vào các tòa nhà công sở, là do sự thiếu hiểu biết hoặc xem thường nền kiến trúc bản xứ của các KTS trong thời điểm đó Điều này đã gây ra nhiều tranh cãi trong chính những nhà cầm quyền thực dân Điển hình như ông Eugène Jung, là phó tổng thống của xứ Bắc Kỳ đã phàn nàn về sự hỗn loạn tiềm ẩn trong nền kiến trúc tại thuộc địa Các CTCS được thiết kế không tuân theo bất kỳ một quy định chung nào - điều mà vốn cần phải có khi bình định thuộc địa [9] Kể cả toàn quyền ĐD Albert Saraut 9 cũng không đồng ý với sự hỗn loạn này Ông nhận thấy rằng, kiến trúc ở ĐD không hề có một định hướng nhất định và hoàn toàn không phù hợp hay thích ứng được với kiến trúc bản địa tại nơi đây Ông luôn mong muốn có một phong cách kiến trúc đứng đắn và thể hiện được tinh thần tôn trọng văn hóa bản địa của người Pháp đối với ĐD [9] Năm 1917, Albert Saraut đã có một bước tiến lớn trong việc đưa ra kháng nghị yêu cầu một sự thay đổi trong nền kiến trúc tại ĐD Mục đích của ông là muốn KTTĐ sẽ được biết đến với một vai trò mới Ông tha thiết đề nghị rằng, toàn bộ cơ sở hạ tầng được xây dựng để phục vụ cho chế độ cầm quyền phải có sự dẫn nhập của văn hóa bản địa Không
9 Albert Saraut: (1872-1962): Hai lần làm tổng thống Pháp và tổng toàn quyền ĐD (1911-1914; 1914- 1919) những vậy, sự kết hợp tinh hoa văn hóa bản địa cần phải được đưa vào quy định chặt chẽ trong chính sách của quốc gia [68, tr 223-243].
Thực chất, Albert Saraut đã học hỏi các chính sách xây dựng các công trình kết hợp văn hóa bản địa đã diễn ra rất thành công tại Ma Rốc-cũng là một nước thuộc địa của Pháp và được điều hành bởi Lyautey 10 Chính lúc này đây, Albert Saraut đã đưa ra một thông tư nhằm thay đổi tình hình và đã được dịch lại bởi Lê Minh Sơn như sau: “Một điểm khác về vấn đề này, tôi cũng muốn lôi cuốn sự chú ý của các nhà thiết kế trong việc xây dựng những công trình mới, đó là một sự cần thiết tuyệt đối để chấm dứt những ý tưởng ngông cuồng lên những phần xây dựng chính thức, những thứ mà nó đã tìm mọi cách để làm nổi bật lên sự vô vị, sự yêu chuộng tạp nham, sự không thấu hiểu thẩm mỹ trong cách công trình hành chính Nó đã làm cho tôi cảm thấy đau lòng, sau ba năm vắng mặt để gặp lại trên mảnh đất ĐD, bên cạnh những công trình nghệ thuật bản địa, nó áp đặt lên đó một sự đối chiếu gay gắt, những khối u bê tông cốt thép và những bản sao kiến trúc Muy Ních (Đức), nó lấn át trực tiếp từ các phía khác nhau để mà biểu thị những quan điểm thị hiếu của người Pháp Tôi nhắc lại rằng, như tôi đã quy định cách đây một vài năm, việc gạt ra thật xa những kiểu mẫu nhà công cộng chỉ thích hợp cho mục đích sử dụng riêng của một vài sự xây dựng khác nhau, với một số kiểu mẫu được đề xuất bởi kinh nghiệm mà những phẩm chất của nó đã được chứng tỏ bằng cách sao chép cho tất cả sự xây dựng tương tự nhau, trừ những dự án nơi những cá nhân tưởng tượng và tự cho mình sự tự do vận hành.” [36, tr 28], [56, tr 303].
Trong thông tư, ông yêu cầu phải có sự chỉ đạo chung cho KTTĐ tại ĐD, tận dụng những phương pháp xây dựng của người dân địa phương, nhưng phải trên nền tảng tìm ra phong cách xây dựng mới để thích ứng với
KH bản địa, từ bỏ hoàn toàn kiểu kiến trúc áp đặt hoặc phong cách chiết trung Những đường lối chính trị được đưa ra bởi Albert Saraut là những bước khởi đầu cho sự phát triển các đô thị ở chính quốc và thuộc địa được xác định trong Đạo luật Cornudet vào năm 1919 tại Pháp, bổ sung năm 1924 và được áp dụng cho
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
2 Bảng 1.02: Các chủ nghĩa kiến trúc trong thời kỳ Cận đại giai đoạn 1 (1760-1880)
3 Bảng 1.03: Các chủ nghĩa kiến trúc trong thời kỳ Cận đại giai đoạn 2 (1880- cuối TK XIX)
4 Bảng 1.04: Đặc điểm các giai đoạn phát triển của chủ nghĩa kiến trúc Tân cổ điển
5 Bảng 2.01: Cách phối hợp hình học kỷ hà trong kiến trúc cổ điển
6 Bảng 2.02: hệ thống các tiêu chí đánh giá sự biến đổi của kiến trúc cổ điển phương tây từ thời cổ đại đến hiện đại của Thomas L Doremus
7 Bảng 2.03: Hệ thống các tiêu chí đánh giá các công trình cổ điển của Dan Valenzuela
BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
VẬN DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỂ BÀN LUẬN VỀ VIỆC KẾ THỪA CÁC GIÁ TRỊ KIẾN TRÚC ĐẶC TRƯNG TRONG CÔNG TRÌNH CÔNG SỞ THỜI KỲ PHÁP THUỘC TẠI BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG BẰNG CÁC GIẢI PHÁP CẢI TẠO VÀ XÂY DỰNG MỚI
80 Hình 3.42: Cục quản lý nghệ thuật quốc gia Campuchia (b)
81 Hình 3.43: Cục quản lý nghệ thuật quốc gia Campuchia (c)
82 Hình 4.01: Phân chia không gian trong thời kỳ hiện đại