Sự biến đổi hình thức kiến trúc Cổ điển trong một số công trình công sở tại Đông Dương

MỤC LỤC

Nguồn

CƠ SỞ VỀ LỊCH SỬ

    Vì vậy, luận án sẽ thông qua một số các đặc điểm quan trọng của kiến trúc Cổ điển phía trên, đồng thời kết hợp cùng với một số nguyên tắc khác trong việc thiết kế nên các bộ phận cổ điển, có liên quan trực tiếp đến sự hài hòa trên mặt đứng của một công trình thuộc địa. Bệ đỡ thức cột trong trường hợp này được sử dụng để tạo điểm đầu và điểm kết thúc cho lan can, riêng ở phần bệ đỡ này có thể nhấn mạnh bằng các vật trang trí như đặt lên trên bệ những cái bình, tượng điêu khắc…Và chỉ những cái bệ đỡ này mới có vật trang trí mà thôi (hình 2.12c) [64]. Còn đối với những thủ pháp xử lý ánh sáng trên bề mặt công trình đều dựa trên nguyên tắc của các loại khuôn cổ điển (mouldings) nhất định, nhằm tạo ra những gờ chỉ, chi tiết trang trí, mái đua… để mang lại các cảm giác khác nhau cho người nhìn.

    Tóm lại, nguyên tắc tạo hình trong kiến trúc Cổ điển sao cho có thể làm tăng sự tương phản sáng tối trong bề mặt của công trình đó là: Đối với các thành phần, chi tiết kiến trúc Cổ điển như thức cột, mái đua, gờ chỉ,… khuôn tạo hình của nó luôn phải có hình dáng sao cho ánh sáng khi chiếu vào 45 độ sẽ chỉ nhận được một phần ánh sáng, nghĩa là phải tỏch ra thành hai phần sỏng tối rừ ràng. Những nguyên tắc bất hủ của kiến trúc Cổ điển và các ngôn ngữ trong hình thức mặt đứng của một công trình mang phong cách kiến trúc Cổ điển là bước đầu tiên trong việc xây dựng hệ thống thang đánh giá để phân tích quá trình biến đổi hình thức của kiến trúc phương Tây trong các CTCS tại ĐD và mức độ ảnh hưởng của kiến trúc Cổ điển phương Tây trong các CTCS tại ĐD.

    CƠ SỞ VỀ PHÁP LÝ

      Lý do đưa đến việc hình thành các chính sách pháp lý về việc bảo vệ các di tích lịch sử này xuất phát từ việc đối diện trước những vấn nạn trong việc tàn phá, trùng tu xâm phạm các công trình tại Pháp, mà ngay cả đến đại văn hào Victor Hugo cũng đã lên tiếng phản đối: “Phải nói và nói to rằng, sự phá hủy của nước Pháp đối với các công trình lịch sử cũ, mà chúng tôi đã tố cáo nhiều lần trong quá trình trùng tu, vẫn tiếp tục ác liệt và man rợ hơn bao giờ hết” [49, tr.22]. Chẳng hạn như các nguyên tắc và mức hỗ trợ trong việc sửa chữa, cải tạo; mức bồi thường chi trả cho chủ sở hữu khi chính quyền thực dân có ý định trưng thu công trình lịch sử; quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu khi đang sử dụng công trình đã được xếp hạng di tích lịch sử… Đa số các công trình lịch sử được chính quyền thực dân xếp hạng trong thời kỳ thuộc địa đều mang nét nghệ thuật đặc trưng cho truyền thống văn hóa dân tộc của người dân bản địa. Trong số các quy định nghiêm ngặt về việc bảo vệ các công trình di tích lịch sử, có một quy định đáng chú ý và có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng một CTCS nằm gần khu vực trung tâm có xuất hiện các công trình mang tính lịch sử, đó là: một khu vực bảo vệ phải được thiết lập xung quanh công trình lịch sử có bán kính 500 mét, nghĩa là bất kỳ công việc xây dựng, cải tạo, sửa đổi nào có thể ảnh hưởng đến diện mạo và cảnh quan của công trình lịch sử (tu bổ, bảo dưỡng lớn, sơn sửa, thiết kế hình khối, mặt tiền,…) đều phải có sự cho phép của chính quyền thực dân trước khi tiến hành.

      Chính lúc này đây, Albert Saraut đã đưa ra một thông tư nhằm thay đổi tình hình và đã được dịch lại bởi Lê Minh Sơn như sau: “Một điểm khác về vấn đề này, tôi cũng muốn lôi cuốn sự chú ý của các nhà thiết kế trong việc xây dựng những công trình mới, đó là một sự cần thiết tuyệt đối để chấm dứt những ý tưởng ngông cuồng lên những phần xây dựng chính thức, những thứ mà nó đã tìm mọi cách để làm nổi bật lên sự vô vị, sự yêu chuộng tạp nham, sự không thấu hiểu thẩm mỹ trong cách công trình hành chính. Cũng giống như ý tưởng ban đầu của Ernest Hébrard khi xây dựng đô thị tại ĐD, đó là thành lập và phân khu chức năng theo kiểu đô thị phương Tây, nhưng tất cả đều phải được hình thành dựa trên các đặc điểm về lịch sử, văn hóa, xã hội, KH, môi trường,..Trong đó những khu vực được lựa chọn làm trung tâm thành phố phải chú ý đến các giải pháp xây dựng đường sá, công trình hợp lý, thích ứng về kiến trúc và tính thẩm mỹ với cảnh quan của khu vực lịch sử bản địa xung quanh.

      Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình biến đổi hình thức của Kiến trúc phương Tây sang Kiến trúc thuộc địa trong các công trình công sở tại Đông Dương

      • Những đặc trưng trong kiến trúc công trình công sở thời kỳ thuộc địa tại ba nước Đông Dương

        Dựa trên đặc trưng của KTTĐ là sự trân trọng văn hóa bản địa của người Pháp trong các công trình kiến trúc tại ba nước ĐD như đã trình bày ở mục 1.4.1 của luận án, kể từ sau khi có sự xuất hiện của phong cách kiến trúc ĐD tại VN, những chi tiết trang trí mang nét HL-LM, những bức phù điêu thần thoại, chạm trổ hoa lá cành…. Khi người Pháp xâm lượt Lào rồi bước sang giai đoạn kết hợp các yếu tố phương Tây và bản địa, họ đã tìm tũi để hiểu rừ về nền văn húa, đặc biệt họ khai thỏc khỏ nhiều về hỡnh thức trang trớ đền chựa để thể hiện cỏc ý tưởng về hoa văn trang trí trong các công trình kiến trúc ĐD nói chung, và các CTCS nói riêng tại Lào. Gỗ chạm khắc hoa văn vẫn được người Pháp giữ lại trên một số chi tiết chính như tấm bình phong Dok Huang Pheung trước cửa chính; một số trụ lan can lục bình được thay bằng gỗ chứ phải là kiểu thạch cao như phương Tây, và cũng dùng gỗ để làm lan can có hình dáng tương tự như kiểu lan can của các căn nhà sàn truyền thống của Lào; các.

        Do đó, với địa hình đồng bằng, người thưa đất rộng nên khi xây dựng các CTCS, cũng như Luang Prabang của Lào, người Pháp dễ dàng thực hiện đúng các quy định của đạo luật Cornudet trong quá trình xây dựng, họ chỉ chú trọng nhiều đến các giải pháp đối phó với KH nóng ẩm, hai mùa mưa và mùa khô đặc trưng của Campuchia. Bốn mặt tường của công trình cổ thường chạm trổ các bức phù điêu về cuộc sống của con người ở thế giới bên kia, cuộc sống hiện tại của người dân Campuchia, cuộc chiến với nước láng giềng, hoặc hình tượng vũ nữ dân gian (Ápsara) đang múa với sự xuất hiện của những con khỉ, con ngựa trong sử thi Ramanaya của Ấn Độ15.

        Nguồnc

        XÂY DỰNG HỆ THỐNG TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ SỰ BIẾN ĐỔI HÌNH THỨC KIẾN TRÚC PHƯƠNG TÂY TRONG MỘT SỐ CÔNG TRÌNH CÔNG SỞ TẠI BA NƯỚC ĐÔNG DƯƠNG

        • Tiêu chí đánh giá sự biến đổi hình thức Kiến trúc phương Tây sang Kiến trúc thuộc địa trong các công trình công sở tại Đông Dương

          Các CTCS trong giai đoạn thứ 1 thường theo phong cách KTTĐ tiền kỳ, Romansque, Gothic, Phục Hưng, Địa phương Pháp, chiết trung Tân Cổ Điển (ở VN), hay phong cách Tân cổ điển (ở Lào và Campuchia), những công trình này hoàn toàn tuân thủ theo các quy tắc cổ điển của KTPT nên sự hài hòa của công trình dựa trên các thủ pháp bố cục tổng thể là điều dễ dàng được nhìn thấy, và thủ pháp “thống nhất-biến hóa” là một minh chứng tiêu biểu (hình 3.01a). Nhưng những mô-típ này đều dựa trên nền tảng của kiến trúc cổ đại Hy Lạp-La Mã, biến đổi theo thời gian trong sự phát triển của KTPT, và nằm ở những bộ phận thường có nhiều biến thể nhất như: dải đường diềm hình giọt chấm gắn vào chi tiết dưới mái đua, mái đầu hồi (pediment), cửa sổ kích thước rộng, lan can tay vịn, cuốn,… Sau đó, phong cách kiến trúc ĐD ra đời và kéo theo đó là sự kết hợp các chi tiết trang trí Đông-Tây, tiếp tục đưa KTPT theo dòng biến đổi, nhưng dưới một bối cảnh hoàn toàn mới tại ĐD. Sau đó trán tường tam giác vẫn được các KTS lấy ý tưởng trong các công trình mang phòng cách cổ điển theo các giai đoạn như kiến trúc La Mã cổ đại, Phục Hưng, Baroque, Rococo, Tân cổ điển và Beaux- Arts…tuy nhiên lúc này yếu tố trán tường tam giác đã được biến đổi thành nhiều biến thể như: trán tường tam giác khuyết, trán tường vòng cung hoặc tráng tường vòng cung khuyết…, kết hợp với các trang trí bằng phù điêu như nguyên bản hoặc hình vẽ.

          Về sau, chi tiết dàn mắt cáo được biến đổi với các chức năng đa dạng hơn và sử dụng rộng rãi trong các công trình của thời kỳ Phục Hưng và các giai đoạn phát triển về sau của nền KTPT, như lan can mắt cáo bằng đá cẩm thạch trong thư viện của đại học Columbia (1895-1897, new york), dãy tay vịn cầu thang mắt cáo bằng đá cẩm thạch ở công trình National library (1888, Athens Hy Lạp), hoặc dàn lưới mắt cáo bằng kim loại (thường là bằng đồng) như công trình bảo tàng nghệ thuật Natural History, (1902, Washington) được dùng để làm khung bao cho cửa sổ ba ngăn…[81], (hình 3.22). Trong TK XVI, viên đá khóa có hình dáng từ lá ô rô được tô điểm trang trí cầu kỳ, sử dụng rộng rãi và dần biến đổi đa dạng hơn về hình thức trong các phong cách thiết kế của KTPT như: Baroque, Rococo, Louis styles, Neo- styles và lan tỏa đến các nước khác như Pháp, Đức, Hà Lan, Anh… Sau đó chi tiết viên đá khóa kết hợp với cuốn là những mô-típ được ưa chuộng và xuất hiện rất nhiều trong công trình thời kỳ cận đại ở phương Tây [1], (hình 3.30).