1. Trang chủ
  2. » Nông - Lâm - Ngư

Đánh giá đất trồng bạch đàn ở hữu lũng

6 348 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

1 | B ạ c h Đ à n - Đ ấ t - H ữ u L ũ n g Đánh giá đất trồng Bạch đàn Hữu Lũng Lê Văn Tiềm , Lương Thị Lựu, Nguyễn Bá Thẩm I. Quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất Hữu Lũng Hữu Lũng là một huyện miền núi của tỉnh Lạng Sơn. Huyện có diện tích tự nhiên là 80.679 ha. Hiện trạng sử dụng quỹ đất như sau: Đ ất nông nghi ệp 56 . 316 ha 70 % Đ ất phi nông nghiệp 6 . 263 ha 8 % Đât chưa s ử dụng 18 . 094 ha 22 % Phần đất nông nghiệp hiện trạng sử dung như sau: Đ ất lâm nghiệp 35 322 ha 63 % đất nông nghiệp Đ ất trồng trọt 20 631 ha 37 % đất nông nghiệp R ừng sản xuất 18 . 153 ha 32.2 % Lúa 6 . 391 ha 11,2 % R ừng ph òng h 19 . 200 ha 18,1 % Màu 6 . 089 ha 10,8 % R ừng đặc dụng 6 . 969 ha 12,4 % Cây lâu năm 8 . 128 ha 14.4 % Trong diện tích rừng sản xuất thì Bạch đàn chiếm đến 60% vào khoảng 8.239 ha. Như vậy diện tích trồng Bạch đàn lớn hơn diện tích trồng lúa và trở thành cây trồng quan trọng Hữu LũngHữu Lũng trở thành một trong những huyện có tỷ lệ diện tích trồng Bạch đàn vào loại lớn nhất nước ta. Vậy chúng ta nhìn nhận đánh giá cây bạch đàn trong cơ cấu cây trồng đây như thế nào? II. Lợi ích của cây bạch đàn đem lại cho Hữu Lũng Bạch đàn được du nhập vào nước ta bắt đầu từ thập kỷ những năm 1950 từ nhiều nguồn khác nhau nhất là từ Australia. Bạch đàn nước ta có hàng chục giống khác nhau: Bạch đàn đỏ, bạch đàn trắng, bạch đàn liễu, bạch đàn lá nhỏ, bạch đàn chanh Bạch đàn được mở rộng trồng nhiều vào cuối thập kỷ 1980 với các chương trình “Phủ xanh đất trống đồi trọc” và Chương trình “giao đất giao rừng” cho dân. Việc phát triển bạch đàn Hữu Lũng đã đóng góp lớn cho chương trình “Phủ xanh đất trống đồi trọc” hạn chế tác hại rửa trôi xói mòn đất đồi núi Hữu Lũng 2 | B ạ c h Đ à n - Đ ấ t - H ữ u L ũ n g Một chu kỳ sản xuất của bạch đàn trung bình khoảng 6 năm. Chỉ chu kỳ đầu phải mua cây giống đẻ trồng còn các chu kỳ sau cây tự tái sinh từ chồi gốc. Do đó, các chu kỳ sau chi phí sản xuất tương đối thấp, thích hợp với khả năng đầu tư của các hộ miền núi. Bạch đàn phát triển thuận lợi trên đất gò đồi Hữu Lũng và cho năng suất gỗ vào loại cao nhất trong các huyện trồng Bạch đàn. Lý do vì khí hậu phù hợp và là cây dễ tính, cây chịu chua trên đất gò đồi đây vốn có độ chua cao Đất trồng bạch đàn Hữu Lũng phần lớn là đất gò đồi, độ dốc không quá lớn, tỷ lệ sét cao, tỷ lệ mùn trung bình, tỷ lệ đá lẫn thấp. Những ưu điểm này góp phần cho cây bạch đàn trồng Hữu Lũng cho năng suất vào loại cao. Một chu kỳ sản xuất của bạch đàn trung bình là 6 năm cho 80 m3 gỗ /ha/chu kỳ. Thu nhập cho mỗi ha của một chu kỳ : 0,5 triệu đồng x 80 m 3 = 40 triệu đồng (A) Chi phí cho một chu kỳ: 11 triệu đồng (B) Lợi nhuận thu được cho mỗi ha của một chu kỳ (C) A - B = 29 triệu đồng Ước tính Hữu Lũng khai thác 1.000 ha bạch đàn và như vây có thể thu được 40 tỷ đ/năm. Bạch đàn đã đem lại nguồn thu đáng kể cho người dân Hữu Lũng Điều này giúp ta hiểu được vì sao bạch đàn tồn tại với một diện tích lớn như vậy Hữu Lũng. Bên cạnh những lợi ích mà bạch đàn đem lại cho Hữu Lũng như nhờ nó mà “Phủ xanh đất trống đồi trọc” hạn chế quá trình xói mòn rửa trôi đất, bạch đàn tạo ra nguồn thu nhập đáng kể cho người dân miền núi vốn rất ít diện tích đất trồng trọt lúa màu. Tuy nhiên bạch đàn cũng gây ra một số nguy cơ tiềm ẩn cần cảnh báo. III. Nguy cơ 3.1. Bạch đàn gây cho đất khô kiệt nước Người ta gọi cây bạch đàn là "cây khát nước". Nó gây ra hiện tượng khô kiệt nước trên đồi trồng bạch đàn, giảm mực nước ngầm trong đất, do đó gây ra hiện tượng hạn cục bộ cho các cây khác trồng trên đồi và cả cây trồng dưới thung lũng chân đồi vào mùa khô. Trước đây tại Úc khi khai thác vùng đầm lầy, ban đầu người ta trồng bạch đàn để cây hút nước làm khô đất, biến vùng đầm lầy trở thành đất canh canh tác . 3 | B ạ c h Đ à n - Đ ấ t - H ữ u L ũ n g Một dẫn chứng sau đây làm Hữu Lũng: chặt cây bạch đàn và một số cây khác trên cùng một đồi có kích thước thân tương tự nhau, có tuổi gần như nhau vào khoảng 4 đến 6 tuổi và đo lượng nước chảy ra từ cây. Kết quả sau 2 giờ thu được lượng nước chảy ra như sau: Bạch đàn đỏ : thu được 930 ml Bạch đàn trắng : thu được 1043 ml. Keo : 44 ml. Thôi chanh : 15 ml 3.2. Đất trở nên nghèo chất dinh dưỡng Rừng các loại cây che phủ đất , hạn chế xói mòn rửa trôi đất nhờ tán lá. Mặt khác tán lá khi rụng xuống bị phân huỷ đem lại cho đất nguồn chất hữu cơ và các nguyên tố dinh dưỡng đa lượng N P K, các nguyên tố trung lượng như Ca Mg S và các nguyên tố vi lượng. Mặc dù trồng bạch đàn góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc nhưng so với các cây lưu niên khác, tán lá bạch đàn khi rụng xuống đem lại cho đất ít chất dinh dưỡng hơn. Kết quả phân tích đạm và canxi một số loại lá thu thập Hữu Lũng như sau: Lá cây B ạch đàn Lát Lim Mu ồng Trám V ầu Keo M B ớp bớp Mít V ải % N 0,92 1,71 2,69 1,32 1,48 1,88 1,82 1,99 2,67 1,65 1,32 % Ca 0,59 0,62 0,36 0,60 0,80 0,52 1,32 1,10 0,89 0,87 0,46 T ổng % 1,51 2,33 3,05 1,92 2,28 2,40 3,14 3,09 3,96 2,52 1,78 Nếu ta phân thành 4 nhóm theo hàm lượng tổng số phần trăm N + Ca chứa trong lá. Nhóm A : Trên 3,0 % Nhóm B : từ 2,0 - 3,0 % Nhóm C : từ 1,6 - 2,0 % Nhóm C : Dưới 1,6 % Lá bạch đàn thuộc nhóm nghèo chất dinh dưỡng nhất (nhóm C). Đẻ xác minh thêm chúng tôi đã tiến hành phân tích đất về các chỉ tiêu như mùn, lân dễ tiêu.K dễ tiêu Ca, Mg, pH và độc tố nhôm trong đất. Để tiện so sánh chúng tôi lấy mẫu đất đất các lô trồng bạch đàn so sánh với các lô đất bên cạnh trồng cây khác. Các mẫu đất lấy so sánh theo từng cặp ( bạch đàn so với một cây khác)cùng vị trí trên cùng quả đồi và cạnh nhau. Kết quả cho thấy đất trồng bạch đàn nghèo mùn hơn, nghèo Ca hơn và chứa nhiều độc tố nhôm so với các lô đất trồng cây khác bên cạnh. Dưới đây là két quả xác định hàm lượng mùn trong đất trồng bạch đàn và cây khác: 4 | B ạ c h Đ à n - Đ ấ t - H ữ u L ũ n g C ặp so sánh 1 B ạch đ àn 2,37 % mùn Lim 3,48 % mùn C ặp so sánh 2 B ạch đ àn 3,55 % mùn Keo 5,54 % mùn C ặp so sánh 3 B ạch đ àn 2,42 % mùn M 3,32 % mùn C ặp so sánh 4 B ạch đ àn 2,32 % mùn R ừng tái sinh 3,22 % mùn Còn về hàm lượng Ca trong đất kết quả so sánh giữa bạch đàn và cây khác như sau: C ặp so sánh 1 B ạ ch đàn 1,41 me Ca/ 100 g đ ất M 3,47 me Ca/ 100 g đ ất C ặp so sánh 2 B ạch đ àn 1,95 me Ca/ 100 g đ ất V ải thiều 3,88 me Ca/ 100 g đ ất C ặp so sánh 3 B ạch đ àn 2,64 me Ca/ 100 g đ ất R ừng tái sinh 3,98 me Ca/ 100 g đ ất Như vậy so với tán lá các cây lưu niên khác, tán lá bạch đàn khi rụng xuống đem lại cho đất ít chất dinh dưỡng hơn. 3.3. Bạch đàn để lại trong đất độc tố thực vật (Phytotoxin) Nếu chỉ có hai vấn đề của bạch đàn là: gây mất nước và nghèo dinh dưỡng thì khi ta cung cấp đầy đủ nước và chất dinh dưỡng thì cây được trồng trên đất đã trồng bạch đàn phải phát triển bình thường như mọi đất đã trồng cây khác. 4.07 5.71 5.97 6.17 5.51 6.06 5.29 5.93 4.98 6.18 5.68 6.56 5.53 5.74 0 1 2 3 4 5 6 7 Bachdan Mo Bach dan Tai sinh Bach dan Tai sinh Bach dan Lim Bach dan Lim Bach dan Vai Bach dan San g sinh khoi /chau 5 | B ạ c h Đ à n - Đ ấ t - H ữ u L ũ n g Tuy nhiên thực tế không diễn ra như vậy. Lấy đất trồng bạch đàn và lấy đất trồng cây khác bên cạnh cùng vị trí trên một quả đồi rồi cho vào chậu và cung cấp đầy đủ nước và các chất dinh dưỡng như đạm , lân, kali. So sánh sự phát triển của cây trồng trên đó thì cho thấy đất trồng bạch đàn cây phát triển kém hơn và năng suất thấp hơn . Như vậy trong đất trồng bạch đàn có chứa một yếu tố hạn chế nữa: đó là độc tố thực vật (Phytotoxin) do tán lá bạch đàn rụng nhiễm vào đất. Tinh dầu này có tính chất diệt cỏ (herbicide), chẳng những tác hại đối với đất trồng bạch đàn mà có thể bị rửa trôi ảnh hưởng đến năng suất cây trồng dưới thung lũng. Để làm rõ hơn ảnh hưởng của độc tố chưa trong lá, chúng tôi lấy mỗi chậu 1 kg đất, cho ngập nước, bón các chất dinh dưỡng vào, quấy trộn đều và vùi l vào mỗi chậu 20g lá đã băm nhỏ và phơi khô. Cho nước vào và ủ trên một tháng cho hoai. Tiếp đó cấy vào mỗi chậu 3 dảnh lúa. Các chậu vùi lá bạch đàn đều nổi lên lớp váng dầu. Kết quả các chậu bón lá bạch đàn cây lúa không sinh trưởng được và cuối cùng bị chết. Độc tố thực vật gây hậu quả xấu đối với đất trồng bạch đànđất trồng trọt dưới chân đồi bạch đàn. Dãy 1 Dãy 2 Dãy 3 Dãy 4 Vùi lá vầu Vùi lá keo Vùi lá bach đàn đỏ Vùi b.đàn trắng 6 | B ạ c h Đ à n - Đ ấ t - H ữ u L ũ n g IV. Kết luận Bạch đàn đã đóng góp phần rất lớn vào việc phủ xanh đất trống đồi trọc, hạn chế quá trình xói mòn rửa trôi đất gò đồi Hữu Lũng. Bạch đàn cũng đem lại thu nhập đáng kể cho người dân Hữu Lũng. Tuy nhiên, bạch đàn cũng gây ra một số nguy cơ tiềm ẩn cần cảnh báo. Nguy cơ thứ nhất là bạch đàn gây cho đất khô kiệt nước. Nguy cơ thứ hai: đất trở nên nghèo chất dinh dưỡng. Nguy cơ thứ ba: Bạch đàn để lại trong đất độc tố thực vật (Phytotoxin) ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng cây trồng khác. . ấ t - H ữ u L ũ n g Đánh giá đất trồng Bạch đàn ở Hữu Lũng Lê Văn Tiềm , Lương Thị Lựu, Nguyễn Bá Thẩm I. Quỹ đất và hiện trạng sử dụng đất ở Hữu Lũng Hữu Lũng là một huyện miền núi. sản xuất thì Bạch đàn chiếm đến 60% vào khoảng 8.239 ha. Như vậy diện tích trồng Bạch đàn lớn hơn diện tích trồng lúa và trở thành cây trồng quan trọng ở Hữu Lũng và Hữu Lũng trở thành một trong. tích trồng Bạch đàn vào loại lớn nhất nước ta. Vậy chúng ta nhìn nhận đánh giá cây bạch đàn trong cơ cấu cây trồng ở đây như thế nào? II. Lợi ích của cây bạch đàn đem lại cho Hữu Lũng Bạch

Ngày đăng: 07/06/2014, 08:45

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w