Nội dung môn họcChương 1: Bản chất và đối tượng của Kế toán Chương 2: Tài khoản Kế toán Chương 3: Báo cáo tài chính... ĐẶC ĐIỂM CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN Hướng tới việc ra quyết định kinh tế
Trang 1NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
(Introduction to Accounting)
Giảng viên:TS Trần Thị Kim Anh Khoa: Quản trị Kinh doanh Email: anhttk@ftu.edu.vn
Trang 2Giáo trình, tài liệu tham khảo
Giáo trình
Nguyên lý kế toán – trường ĐHNT, TS Trần Thị Kim Anh, 2012.
Lý thuyết hạch toán kế toán – trường ĐH KTQD, Học viện Tài chính, ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế TP HCM.
Nguyên lý kế toán – PGS.TS Võ Văn Nhị - NXB Thống kê
Bài tập nguyên lý kế toán – Trường ĐH KTQD, Học viện tài chính, ĐH Kinh tế TP.HCM
Hệ thống văn bản pháp luật
Luật Kế toán 2003
Hệ thống chuẩn mực kế toán Việt nam (VAS).
Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp.
Các thông tư hướng dẫn và văn bản pháp luật có liên quan
Trang 3Nội dung môn học
Chương 1: Bản chất và đối tượng của Kế toán Chương 2: Tài khoản Kế toán
Chương 3: Báo cáo tài chính
Trang 4CHƯƠNG I:
Bản chất và đối tượng của
kế toán
Trang 5Nội dung chương
Bản chất của Kế toán
Đối tượng của Kế toán
Các khái niệm và nguyên tắc cơ bản của Kế toán
Trang 61 Bản chất của kế toán
Trang 7Bản chất của kế toán
Kế toán là công cụ quản lý kinh tế:
Vĩ mô: Kiểm tra, giám sát việc thực thi luật
pháp về kinh tế, các chính sách, chế độ của NN.
Vi mô: quản lý tài sản, nguồn vốn Điều hành hoạt động để đạt được các mục tiêu của DN.
o Kế toán là một nghề:
Lao động kế toán, đối tượng lao động, sản
phẩm, tư liệu lao động, chi phí và lợi ích…
Quá trình kế toán: thu nhận, xử lý, cung cấp TT
Trang 8Kế toán là
Việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích
và cung cấp thông tin kinh tế tài chính
dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động
(Điều 4 - Luật kế toán 2003)
Trang 9Quy trình kế toán trong doanh nghiệp
5 Người ra quyết định
4 Thông tin (Báo cáo kt)
Trang 10ĐẶC ĐIỂM CỦA THÔNG TIN KẾ TOÁN
Hướng tới việc ra quyết định kinh tế:
Quyết định kinh doanh
Quyết định huy động vốn
Quyết định đầu tư
Bản chất là thông tin tài chính định
lượng:
Thước đo tiền tệ
Giả định đồng tiền ổn định
Gắn với một thực thể cụ thể
Trang 11SẢN PHẨM CỦA HỆ THỐNG KẾ TOÁN
Hệ thống báo cáo kế toán tài chính:
Bảng Cân đối kế toán
Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Thuyết minh báo cáo tài chính
Hệ thống báo cáo kế toán quản trị:
Báo cáo chi phí, giá thành
Báo cáo dự toán…
Trang 12Kế toán tài chính & Kế toán quản trị
Kế toán tài chính: Thu thập và cung cấp thông
tin kinh tế, tài chính thông qua BCTC cho đối
tượng có nhu cầu sử dụng thông tin, chủ yếu là cho đối tượng bên ngoài DN.
Kế toán quản trị: Thu thập và cung cấp thông
tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và
quyết định kinh tế tài chính trong nội bộ đơn vị
kế toán
Trang 13KHOA H Ọ C K Ế TOÁN
Đối tượng nghiên cứu
Phương pháp: Chứng từ, Tài khoản,
Tổng hợp, cân đối kế toán
Hệ thống khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực
Hệ thống lý thuyết
Trang 142. ĐỐ I TƯ Ợ NG C Ủ A K Ế TOÁN
TÀI SẢN – NGUỒN VỐN
DOANH THU, THU NHẬP – CHI PHÍ
CÁC MỐI QUAN HỆ PHÁP LÝ NGOÀI
VỐN
Trang 15Phương trình kế toán cơ bản
Về mặt giá trị:
Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn
Ví dụ:
Bài tập 1
Trang 16Bài tập 1
TSCĐ hữu hình 650 Phải thu của khách hàng 330 Công cụ dụng cụ 15 Vay ngắn hạn 185
Tiền gửi ngân hàng 70 Lợi nhuận chưa phân phối 70 Phải trả người bán 220 Thuế phải nộp NN 10
Có số liệu đầu kỳ của 1 DN như sau (đơn vị: triệu đồng)
Y/c: Phân loại tài sản, nguồn vốn Lập bảng
cân đối kế toán đầu kỳ của DN
Trang 18Câu hỏi thảo luận
Trang 19Kiểm soát?
Quyền khai thác, sử dụng
Quyền thu lợi ích kinh tế
Ngăn ngừa đối tượng khác tiếp cận lợi ích đó
Không nhất thiết DN phải sở hữu (Tài sản thuê tài chính)
Trang 20Lợi ích kinh tế trong tương lai?
Sử dụng trong SXKD, cung cấp dịch vụ
Bán, trao đổi lấy TS khác
Thanh toán các khoản nợ
Phân phối cho các chủ sở hữu
Trang 21Phân loại tài sản
Tài sản ngắn hạn (Current Assets): Là
những tài sản thuộc quyền kiểm soát
của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, thu hồi, luân chuyển ngắn (trong vòng
một năm hay một chu kỳ kinh doanh)
Trang 22Tài sản ngắn hạn
Vốn bằng tiền: tiền mặt, TGNH, tiền đang chuyển,
vàng, bạc, đá quý….
TS Đầu tư tài chính ngắn hạn: đầu tư cổ phiếu, trái
phiếu, cho vay, gửi ngân hàng…
TS phải thu ngắn hạn: phải thu của khách hàng,
ứng trước cho người bán,
TS tồn kho: nguyên vât liệu, công cụ dụng cụ, hàng
hóa, thành phẩm, sản phẩm dở dang…
Tài sản ngắn hạn khác: thuế GTGT được khấu trừ…
Trang 23Tài sản dài hạn (Non-current Assets): Là những
tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp
Tài sản cố định: tiêu chuẩn ghi nhận? Hao mòn TSCĐ?
Bất động sản đầu tư
Các khoản đầu tư tài chính dài hạn
Các khoản phải thu dài hạn
Tài sản dài hạn khác
Trang 242.2 Nguồn vốn
Nguồn vốn chủ sở hữu (Owners’ Equity)
Nợ phải trả (Liabilities)
Trang 25Nguồn vốn chủ sở hữu
Là số vốn do chủ doanh nghiệp hay những bên góp vốn khác cùng đầu tư đểtiến hành hoạt động kinh doanh
DN được quyền sử dụng nguồn vốn này một cách ổn định, lâu dài, thường xuyên trong suốt thời gian hoạt động
Trang 27Phân loại vốn chủ sở hữu
Vốn đầu tư của chủ sở hữu: nguồn vốn kinh doanh
Thặng dư vốn cổ phần: là gì?
Các quỹ của doanh nghiệp: tại sao?
Lợi nhuận chưa phân phối
Chênh lệch đánh giá lại tài sản
Chênh lệch tỷ giá
Trang 28Nợ phải trả
Là nghĩa vụ hiện tại của doanh nghiệp phát sinh từ các giao dịch và sự kiện đã qua mà doanh nghiệp phải thanh toán từ các nguồn lực của mình.
Các cách trả nợ:
- Trả bằng tiền
- Trả bằng tài sản khác hoặc cung cấp một dịch vụ
- Thay thế nghĩa vụ này bằng nghĩa vụ khác
- Chuyển đổi nghĩa vụ nợ thành vốn chủ sở hữu
Trang 29Phân loại nợ phải trả
là hợp lý?
Trang 30Phương trình cơ bản của kế toán
Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
Vốn CSH = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Ý nghĩa của phương trình
???
Trang 312.3 Sự vận động của Tài sản
DOANH THU, THU NHẬP
CHI PHÍ
KẾT QUẢ
Trang 32CHI PHÍ – DOANH THU
GIẢM LỢI ÍCH KINH TẾ TĂNG LỢI ÍCH KINH TẾ
Trang 33Báo cáo kết quả kinh doanh
Kết quả: là phần chênh lệch giữa doanh thu, thu nhập và chi phí của cùng một kỳ kế toán
3 trường hợp:
Kết quả > 0: Lãi → Tăng vốn chủ sở hữu
Kết quả < 0: Lỗ → Giảm vốn chủ sở hữu
Kết quả = 0 → Hoà vốn
Kết quả = DT + Thu nhập khác - CP
Trang 34MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
Trang 35BÀI TẬP 2: Nhận diện doanh thu, thu
nhập
Khoản thu tiền nào được ghi nhận là doanh
thu, thu nhập của tháng 1/2012?
1/1: Chủ sở hữu góp vốn: 500 triệu VND
3/1: Vay ngắn hạn ngân hàng: 100 triệu VND
5/1: Bán hàng, thu tiền ngay: giá bán 30 triệu, thuế GTGT
10%, phiếu thu số xxx.
10/1: Bán hàng, giá bán 50 triệu, thuế GTGT 5%, khách
hàng chưa thanh toán, hoá đơn GTGT số xyz.
15/1: Thu tiền cho thuê văn phòng 6 tháng (T1 –
T6/2012): 300 triệu VND, giấy báo Có của ngân hàng 25/1: Thu được khoản phải thu của khách hàng: 45 triệu
Trang 36Bài tập 3: Nhận diện chi phí
Có các thông tin về hoạt động của DN X trong tháng 1/2012 như sau:
1/1: Mua 4 chiếc máy tính, trị giá 9 triệu/ chiếc, xuất dùng cho bộ phận quản lý, dự kiến phân bổ đều trong quý I.
5/1: Thanh toán hóa đơn cước điện thoại tháng 12/2011: 20 triệu
15/1: Chi trả gốc vay ngắn hạn ngân hàng: 100 triệu
16/1: Mua lô hàng A: trị giá 60 triệu, thuế GTGT 10%, đã trả bằng chuyển khoản Trong tháng 1/2012, đã bán được 2/3 số hàng đã mua
17/1: Thanh toán tiền thuê cửa hàng quý I (tháng 1, 2,3): 60 triệu
18/1: Tạm ứng cho ông X: 5 triệu Ông X chưa thanh toán tạm ứng
30/1: Tính chi phí tiền lương phải trả cho nhân viên tháng 1/2012: 50
triệu Tiền lương tháng này chuyển khoản vào ngày mồng 5 của tháng tiếp theo
Yêu cầu: Xác định chi phí và tính tổng chi phí phát sinh của tháng 1/2012.
Trang 373 Các khái niệm và nguyên tắc kế
toán của Việt Nam
Là những nguyên tắc chung được thừa nhận trong công tác kế toán (định giá các loại tài sản, ghi chép sổ sách, phương pháp soạn thảo các BCTC…) nhằm đảm bảo sự dể hiểu, đáng tin cậy và có thể so sánh của các thông tin kế toán
Trang 38YÊU CẦU ĐỐI VỚI THÔNG TIN KẾ TOÁN
Trang 39Các nguyên tắc của kế toán Việt Nam
(Theo Chuẩn mực kế toán số 01)
Trang 40KHÁI NIỆM THỰC THỂ KINH DOANH
Đơn vị kế toán độc lập với các bên thứ ba,
độc lập với các chủ sở hữu
Vấn đề thực thể kinh doanh đối với các
doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ ở Việt Nam?
Trang 41Nguyên tắc hoạt động liên tục
(Going-concern Concept)
Cơ sở giả định là DN đang hoạt động liên tục và
sẽ tiếp tục HĐKD bình thường trong tương lai gần (12 tháng tới);
DN không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu hẹp đáng kể quy
mô hoạt động của mình
Trang 42Cơ sở dồn tích (Accrual Basic Concept)
Các nghiệp vụ kinh tế được ghi sổ vào thời
Trang 43Nguyên tắc giá gốc (Historical Cost)
Theo nguyên tắc này, giá trị tài sản trong
doanh nghiệp được tính theo giá gốc, không quan tâm đến giá trị thị trường của tài sản.
Giá gốc của tài sản là tổng các chi phí hợp lý
mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được tài sản đó (VD: ngoài giá mua còn có chi phí
vận chuyển, lắp đặt, chạy thử…)
Ví dụ: ….
Trang 44Nguyên tắc phù hợp (Matching Concept)
Sự phù hợp giữa doanh thu và chi phí
Chi phí tương ứng với doanh thu là:
Chi phí của kỳ tạo ra doanh thu;
Chi của kỳ trước hoặc chi phí phải trả liên quan đến doanh thu của kỳ.
Doanh thu, chi phí được xác định cho từng
kỳ kế toán (năm, quý, tháng)
Trang 45Nguyên tắc thận trọng (Prudence/Conservatism)
Là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện
không chắc chắn
Phải lập dự phòng
Tài sản và thu nhập: không đánh giá cao hơn
Nợ phải trả và chi phí: không đánh giá thấp hơn
Doanh thu và thu nhập: ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế.
Chi phí: ghi nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh.
Trang 46Nguyên tắc nhất quán (Consistency Concept)
Thống nhất về chính sách và phương pháp kế toán đã chọn ít nhất trong một
kỳ kế toán năm
Trang 47Nguyên tắc trọng yếu (Materiality)
Theo nguyên tắc này, kế toán chỉ ghi nhận, theo dõi
và báo cáo những việc được xem là quan trọng; có thể chấp nhận những sai sót không trọng yếu.
Việc bỏ sót hoặc sai sót trọng yếu sẽ làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, ảnh hưởng đến quyết
định kinh tế của người sử dụng BCTC
Mức độ trọng yếu phụ thuộc vào quy mô và tính
chất của các bỏ sót hoặc sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể
(Chuẩn mực 29)
Trang 48Kết thúc chương 1