CTCP Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh

Một phần của tài liệu Đề tài “Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam” docx (Trang 37 - 46)

3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

3.2 CTCP Sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Bình Thạnh

Thực hiện tương tự đối với AGF ta được kết quả như sau: Kiểm định nghiệm đơn vị đối với chuỗi giá cổ phiếu GIL cho thấy ta không thể bác bỏ giả thuyết về tính dừng của chuỗi giá vì giá trị kiểm định nhỏ hơn giá trị tương ứng. Tuy nhiên đối với chuỗi khác biệt bậc nhất thì giả thuyết này bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1% ở độ trễ k = 7. Đối với chuỗi khối lượng giao dịch thì giả thuyết Ho bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1% ở độ trễ k = 3. Kết quả kiểm định cụ thể được trình bày trong bảng sau :

Bảng 4 : KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ADF ĐỐI VỚI GIL Chuỗi dữ liệu Không có xu hướng

thời gian

Có xu hướng thời gian

Giá cổ phiếu ( k= 8) - 1.61 - 1.61 Khác biệt bậc nhất

( sự thay đổi giá giữa 2 phiên liền kề) của giá cổ

phiếu (k = 7)

-9.53 a - 9.52 a

Khối lượng giao dịch

(k= 3 ) - 4.75

a

- 6.20 a

a : Ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1%

3.2.2 Kết quả kiểm định Granger.

Để thực hiện kiểm định Granger ngoài việc kiểm tra tính dừng của chuỗi số liệu nghiên cứu chúng ta còn phải xác định được chiều dài độ trễ k thích hợp cho các biến số trong mô hình uy nhiên trước khi thực hiện kiểm định Granger thì ta phải xác định được các độ trễ thích hợp cho các biến trong mô hình của kiểm định Granger. Và độ trễ thích hợp cho các biến số trong mô hình là k = 3. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng sau:

Bảng 5 :KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GRANGER CỦA GIL Giả thuyết Ho Giá trị

thống kê F Chiều dàiđộ trễ (k) Mức ýnghĩa Kết luận

Khối lượng giao dịch không ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá cổ phiếu

0.537 3 0.657 Chấp nhận Ho Sự thay đổi của giá

cổ phiếu không ảnh

giao dịch

Theo kết quả kiểm định Granger cho thấy khối lượng giao dịch không ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá cổ phiếu, tuy nhiên giả thuyết về sự thay đổi của giá cổ phiếu không ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch lại bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy mối quan hệ giữa sự thay đổi giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu GIL là mối quan hệ tác động một chiều từ sự thay đổi của giá ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch.

Bước tiếp theo là xác định mức độ ảnh hưởng của sự thay đổi giá cổ phiếu đến khối lượng giao dịch ở các độ trễ khác nhau bằng phương pháp hồi quy với mô hình có dạng như sau : LnVt = α + Σ k=1 3 βk LnVt-k + Σ k=1 3 δkR t-k + εt

Trong đó : R t Thay đổi giá cổ phiếu ở thời điểm t Vt Khối lượng giao dịch ở thời điểm t k chiều dài độ trễ

Kết quả phân tích hồi quy về ảnh hưởng của thay đổi giá cổ phiếu GIL đến khối lượng giao dịch với các độ trễ khác nhau được trình bày trong bảng sau:

Bảng 6 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA THAY ĐỔI GIÁ CỔ PHIẾU GIL ĐẾN KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH

Biến số Hệ số tương quan Giá trị thống kê t Mức ý nghĩa

c 1.359 4.211 0.000 Ln V t-1 0.4465 9.339 0.000 Ln V t-2 0.1269 2.443 0.015 Ln V t-3 0.2765 5.828 0.000 R t-1 5.311 2.332 0.020 R t-2 0.5411 0.236 0.813 R t-3 1.2842 1.646 0.1004 Số quan sát 406 R 2 điều chỉnh 0.61 Giá trị thống kê F 105.16 a a : Ý nghĩa thống kê ở mức 1%

Kết quả phân tích hồi qui trong bảng trên cho thấy rằng khối lượng giao dịch ở thời điểm hiện tại có mối quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng giao dịch ở các phiên thứ 1, 2 và 3 trước đó. Nghĩa là , nếu khối lượng giao tăng ở phiên thứ t-1, t-2 và t-3 thì nó sẽ tiếp tục tăng ở phiên thứ t và ngược lại.

Ngoài ra kết quả hồi qui cũng cho thấy rằng sự thay đổi của giá cổ phiếu có quan hệ tỷ lệ thuận với khối lượng giao dịch của nó trong quá khứ với độ trể là 1. Khi giá cổ phiếu tăng lên hay giảm đi một lượng ở phiên thứ t thì ở ngay phiên sau đó khối lượng giao dịch cũng tăng lên hay giảm đi một lượng tương ứng. Kết quả hồi quy cho thấy cụ thể rằng khi giá cổ phiếu tăng lên hay giảm đi 1% ở phiên thứ t thì ở phiên ngay sau đó khối lượng giao dịch sẽ tăng hay giảm đi một lượng tương tương ứng là 5.311% ở mức ý nghĩa 5%.

3.3 Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín 3.3.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị.

Thực hiện kiểm định nghiệm đơn vị đối với chuỗi giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu STB ta thấy đối với chuỗi khối lượng giao dịch thì giả thuyết về tính không dừng bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 10% ( không có xu hướng thời gian) và 5% ( có xu hướng thời gian) với độ trễ k = 9. Còn đối với chuỗi giá thì giả thuyết về tính không dừng không thể bị bác bỏ do giá trị kiểm định nhỏ hơn so với giá trị kiểm định tương ứng, tuy nhiên đối với chuỗi khác biệt bậc nhất được kiểm định thì giả thuyết về tính dừng bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1% và độ trễ k = 4. Kết quả kiểm định cụ thể được trình bày trong bảng sau:

Bảng 7 : KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ADF ĐỐI VỚI STB

Chuỗi dữ liệu Không có xu hướng

thời gian

Có xu hướng thời gian

Giá cổ phiếu ( k= 5) - 1.60 - 2.52 Khác biệt bậc nhất( sự thay đổi

giá giữa 2 phiên liền kề) của giá cổ phiếu (k = 4)

- 5.46 a - 5.44 a Khối lượng giao dịch (k= 9) - 2.65 c - 3.70 b

Tương tự như trên chuỗi giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu STB thỏa mãn điều kiện để thực hiện kiểm định Granger

3.3.2 Kết quả kiểm định Granger

Theo kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho thấy chuỗi dữ liệu đã đủ điều kiện để tiến hành kiểm định Granger. Tuy nhiên trước khi tiến hành kiểm định ta phải xác định độ trễ thích hợp cho các biến số trong mô hình. Độ trễ thích hợp trong mô hình này là k = 2, như vậy kiểm định Granger được thực hiện và kết quả được trình bày cụ thể trong bảng sau:

Bảng 8 : KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GRANGER CỦA STB

Giả thuyết Ho Giá trị

thống kê F Chiều dàiđộ trễ (k) Mức ýnghĩa Kết luận

Khối lượng giao dịch không ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá cổ phiếu

0.25 2 0.78 Chấp nhận Ho Sự thay đổi của giá cổ

phiếu không ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch

2.22 2 0.11 Chấp nhận Ho

Kết quả kiểm định Granger trên cho thấy rằng giả thuyết về mối quan hệ giữa giá cổ phiếu STB và khối lượng giao dịch là không thể bị bác bỏ. Như vậy ta có thể kết luận rằng không có mối quan hệ nào giữa giá cổ phiếu STB và khối lượng giao dịch.

3.4 CTCP Cơ điện lạnh

3.4.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị

Kết quả kiểm định tính dừng của giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của cổ phiếu REE cho thấy đối với chuỗi khối lượng giao dịch thì giả thuyết về tính không dừng đều bị bác bỏ ở các mức ý nghĩa khác nhau. Đối với chuỗi giá thì giả thuyết này không thể bị bác bỏ, tuy nhiên khi chuỗi khác biệt bậc nhất của giá được kiểm định thì giả thuyết về tính không dừng bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 1%. Như vậy chuỗi giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu REE thỏa mãn điều kiện của kiểm định Granger.

Bảng 9 : KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ADF ĐỐI VỚI REE

Chuỗi dữ liệu Không có xu hướng

thời gian

Có xu hướng thời gian

Giá cổ phiếu ( k= 4) - 2.62 c - 2.72 Khác biệt bậc nhất( sự thay đổi giá

giữa 2 phiên liền kề) của giá cổ phiếu (k = 9)

- 6.31 a - 6.31 a Khối lượng giao dịch (k= 11 ) - 2.848 c - 3.97 b

a b c : Ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% , 5% và 10%.

3.4.2 Kết quả kiểm định Granger.

Trước khi kiểm định Granger tiến hành thì độ trễ được xác định cho các biến trong mô hình là k = 6. Kết quả kiểm định Granger được trình bày trong bảng sau:

Bảng 10 : KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GRANGER CỦA REE

Giả thuyết Ho Giá trị

thống kê F Chiều dài độ trể (k) Mức ý nghĩa Kết luận

Khối lượng giao dịch không ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá cổ phiếu

0.362 6 0.90 Chấp nhận Ho Sự thay đổi của giá cổ

phiếu không ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch

1.336 6 0.24 Chấp nhận Ho

Theo kết quả kiểm định Granger cho thấy không có mối quan hệ nào giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của cổ phiếu REE.

3.5 CTCP Dược Phẩm Imexpham 3.5.1 Kết quả kiểm định nghiệm đơn vị

Kết quả kiểm định nghiêm đơn vị đối với cổ phiếu IPM được trình bày trong bảng sau:

Bảng 11 : KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ADF ĐỐI VỚI IPM

Chuỗi dữ liệu Không có xu hướng

thời gian Có xu hướng thờigian

Khác biệt bậc nhất( sự thay đổi giá giữa 2 phiên liền kề) của giá cổ phiếu (k = 1)

-7.32 a -7.32 a Khối lượng giao dịch (k=1 ) -4.20 a -4.46 a

a b c : Ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 1% , 5% và 10%.

Kết quả kiểm định tính dừng của giá cổ phiếu IPM và khối lượng giao dịch cho thấy giả thuyết về tính không dừng của chuổi giá không thể bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Tuy nhiên khi sai biệt bậc nhất của chuỗi giá đươc kiểm định thì giả thuyết này bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy có thể kết luận rằng chuỗi giá có tính dừng. Đối với chuỗi khối lượng giao dịch thì giả thuyết về tính không dừng đều bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy chuỗi giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu IPM thỏa mãn điều kiện của kiểm định Granger.

3.5.2 Kết quả kiểm định Granger.

Kết quả kiểm định Granger của IPM với độ trễ k = 2 được trình bày trong bảng sau:

Bảng 12 : KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH GRANGER CỦA IPM

Giả thuyết Ho Giá trị

thống kê F Chiều dài độ trể (k) Mức ý nghĩa Kết luận

Khối lượng giao dịch không ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá cổ phiếu

3.79 2 0.02 Bác bỏ Ho Sự thay đổi của giá cổ

phiếu không ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch

1.97 2 0.14 Chấp nhận Ho

Theo kết quả kiểm định Granger cho thấy khối lượng giao dịch có ảnh hưởng đến sự thay đổi của giá cổ phiếu và giả thuyết về sự thay đổi của giá cổ phiếu không ảnh hưởng đến khối lượng giao dịch không thể bị bác bỏ ở mức ý nghĩa 5%. Như vậy mối quan hệ giữa sự thay đổi giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu IPM chỉ là quan hệ một chiều.

Bước tiếp theo là xác định mức độ ảnh hưởng của khối lượng giao dịch đến sự thay đổi giá cổ phiếu ở các độ trễ khác nhau bằng phương pháp hồi quy. Phương trình hồi quy trong trường hợp này có dạng như sau :

R t = α + Σ k=1 2 βk R t-k + Σ k=1 2 δk LnVt-k +εt

Trong đó : R t Thay đổi giá cổ phiếu ở thời điểm t Vt Khối lượng giao dịch ở thời điểm t k chiều dài độ trể.

Kết quả phân tích hồi quy được trình bày trong bảng sau:

Bảng 13 : KẾT QUẢ PHÂN TÍCH HỒI QUY VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA KHỐI LƯỢNG GIAO DỊCH VỚI THAY ĐỔI GIÁ CỔ PHIẾU IPM

Biến số Hệ số tương quan Giá trị thống kê t Mức ý nghĩa

c -0.122 -2.71 0.007 R(-1) -0.015 -0.18 0.86 R(-2) -0.005 -0.35 0.73 Ln V(-1) 0.003 0.84 0.40 Ln V(-2) 0.009 2.38 0.018 Số quan sát 155 R 2 điều chỉnh 0.03 Giá trị thống kê F 2.167 c c

Ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 10%

Kết quả phân tích hồi quy trong bảng trên cho thấy rằng khối lượng giao dịch hiện tại có mối quan hệ tỷ lệ thuận đến sự thay đổi của giá cổ phiếu ở 2 phiên sau đó . Cụ thể, nếu khối lượng giao dịch của cổ phiếu IPM ở hiện tại t tăng 1% thì giá cổ phiếu cách 2 phiên sau đó sẽ tăng 0.009%. Mối quan hệ tỷ lệ thuận này có ý nghĩa thống kê ở mức 5%.

KẾT LUẬN



Trong nghiên cứu về mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch của 5 loại cổ phiếu thuộc 5 ngành kinh tế khác nhau được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh bao gồm AGF , REE, GIL, STB, IPM. Sử dụng kiểm định Granger kết quả cho thấy rằng mối quan hệ nhân quả giữa giá và khối lượng giao dịch không tồn tại ở các cổ phiếu AGF, STB và REE. Tuy nhiên đối với cổ phiếu GIL và IPM lại có tồn tại mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch. Cụ thể là đối với cổ phiếu GIL tồn tại mối quan hệ một chiều giữa sự thay đổi giá của cổ phiếu đến khối lượng giao dịch nghĩa là sự thay đổi giá của cổ phiếu GIL trong quá khứ sẽ ảnh hưởng tới khối lượng giao dịch hiện tại. Còn đối với cổ phiếu IPM thì tồn lại mối quan hệ giữa khối lượng giao dịch đến sự thay đổi giá cổ phiếu, nghĩa là khối lượng giao dịch trong quá khứ sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi giá trong hiện tại.

Trong nghiên cứu này chủ yếu sử dụng phương pháp kiểm định Granger để tìm ra mối quan hệ giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch. Mặc dù kiểm định Granger hiện nay đang được sử dụng phổ biến và rộng rãi trên thế giới, tuy nhiên kiểm định này vẫn có hạn chế. Đó là để thực hiện được kiểm định Granger thì chuỗi số liệu đòi hỏi phải có tính dừng vì vậy đối với chuỗi số liệu không có tính dừng ở kiểm định nghiệm đơn vị thì ta tiếp tục thực hiện kiểm định đối với chuỗi khác biệt bậc nhất để xác định tính dừng của số liệu. Tuy nhiên có một thực tế thấy rằng khi chuỗi khác biệt bậc nhất được sử dụng thì bản chất của số liệu lại có sự thay đổi, nó không còn phản ánh đúng ý nghĩa và giữ được đúng bản chất thực sự của nó. Vì vậy để khắc phục hiện tượng này ngày nay kiểm định sự hòa hợp (Cointergration test) được sử dụng như là một giải pháp. Loại kiểm định này không đòi hỏi số liệu phải có tính dừng nên số liệu vẫn giữ được đúng bản chất của nó. Vì những hạn chế về mặt thời gian cũng như các yếu tố khác nên kiểm định này chưa được sử dụng trong nghiên cứu này. Tuy nhiên đây sẽ là loại kiểm định sẽ được sử dụng trong các hướng nghiên cứu tiếp theo nhằm để hoàn thiện hơn các nghiên cứu cùng loại trong tương lai.

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Trọng Hoài, Phùng Thanh Bình, Nguyễn Khánh Duy. Dự báo và phân tích dữ liệu trong kinh tế và tài chính, NXB Thống kê, 2009.

[2] Trương Đông Lộc. “Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch”, Công nghệ ngân hàng, (38), 32 – 37, 2009.

[3] Trương Đông Lộc. “ The causal relation between stock price and trading volume Evidence from the Hanoi Stock Tranding Center”, Economic Development, (178), 11-15, 2009.

[4] Mai văn Nam, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn văn Ngân. Giáo trình Kinh tế lượng, NXB Thống kê, TP.HCM, 2004.

[5] Nguyễn Hồ Quỳnh. Chuỗi thời gian phân tích và nhận dạng, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2003.

Một phần của tài liệu Đề tài “Mối quan hệ nhân quả giữa giá cổ phiếu và khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam” docx (Trang 37 - 46)

w