Tổng quan tình hình nghiên cứu
Từ nhiều năm qua, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, các văn bản pháp lý cùng nhiều bài báo, tin trên thông tin đại chúng liên quan đến tác hại của thuốc lá, các cách phòng chống tác hại của thuốc lá, cách từ bỏ thuốc lá…đã được tiến hành và đăng tải.
2.1 Các công trình nghiên cứu:
Trước hết xin được đề cập đến các công trình nghiên cứu về tác hại của thuốc lá PGS.PTS Hoàng Long Phát, Viện lao và bệnh phổi đã tiến hành nghiên cứu “Tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ” Nghiên cứu cho chúng ta cái nhìn tổng thể tác hại của thuốc lá với người hút thuốc chủ động và bị động Nghiên cứu cung cấp số liệu khá đầy đủ về tình hình gia tăng hút thuốc lá, tỷ lệ hút thuốc, lứa tuổi hút thuốc và có đề cập đến tầng lớp thanh thiếu niên hút thuốc lá
Nhiều nghiên cứu khác lại chú trọng đến tác hại của thuốc lá theo lứa tuổi và theo giới BS Nguyễn Kim Tòng – Trung tâm nghiên cứu - phổ biến sức khoẻ sinh sản có bài “Thuốc lá với sức khoẻ phụ nữ” Nghiên cứu nhấn mạnh việc thuốc lá gây hậu quả nghiêm trọng với người hút thuốc thụ động mà không ai khác chính là phụ nữ trong gia đình hay làm việc tại cơ sở có người thường xuyên hút thuốc lá Đồng hướng nghiên cứu đó, “Hút thuốc thụ động với sức khoẻ trẻ em” là công trình nghiên cứu của
GS Nguyễn Việt Cồ và PGS PTS Hoàng Long Phát chỉ ra được thuốc lá đã và đang len lỏi tàn phá nghiêm trọng sức khoẻ của trẻ em, thanh thiếu niên - những thế hệ trẻ tương lai của đất nước.
Nhiều chương trình nghiên cứu về phòng chống tác hại của thuốc lá cũng được tiến hành Chương trình Truyền thông trong cuộc vận động phòng chống tác hại của thuốc lá ( BS Nguyễn Quang Ngọc, Phó tổng biên tập Báo Sức khoẻ và Đời sống) được tiến hành và xác định truyền thông là biện pháp đầu tiên và quan trọng đem lại thành công
Gần đây nhất 10/2009, báo cáo khoa học “Đoàn thanh niên với việc phòng chống tác hại của thuốc lá và lạm dụng rượu bia trong thanh thiếu niên” tập trung phân tích, đánh giá thực trạng tình hình: Những số liệu thống kê của Bộ y tế, Đoàn thanh niên và một số công trình nghiên cứu về tình hình hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia trong thanh thiếu niên Bằng kết quả điều tra khảo sát của đề tài và của nhiều tác giả
4 khác, tác giả nêu những nhận xét ban đầu về nguyên nhân, con đường dẫn đến thanh thiếu niên nghiện thuốc lá đồng thời nghiên cứu cũng đưa ra các giải pháp của Đoàn trong phòng chống tác hại thuốc lá và lạm dụng rượu bia thời gian tới Cuộc khảo sát khẳng đinh vai trò của Đoàn trong phòng chống tác hại thuốc lá ở thanh thiếu niên Ở nước ta, giáo dục truyền thông về tác hại của TL cũng được đặt ở vị trí hàng đầu trong kế hoạch hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá Thực tế cho thấy, sự mở đầu và phối hợp bền bỉ của các phương tiện truyền thông trong cuộc vận động đã đem lại thành công ở nhiều nước Ở Ca-na-đa, Anh, các nước vùng Scan-đi-na-via, Ô- xtrây-li-a và Thụy Điển, các hoạt động truyền thông đã góp phần làm giảm mức tiêu thụ thuốc lá Nhưng tại Việt Nam, các chương trình truyền thông lại chưa được thường xuyên và liên tục, dường như hàng năm chỉ đến ngày thế giới không hút thuốc lá 31/5 các hoạt động truyền thông mới được tiến hành.
Cuộc vận động không thuốc lá ở nước ta đã qua 21 năm (từ 1989) Báo chí, và các phương tiện thông tin đại chúng khác đã có nhiều hoạt động tích cực, đã đăng tải nhiều bài viết về tác hại của thuốc lá với sức khoẻ, kinh tế và môi trường trên các số báo chuyên đề hoặc các trang báo chuyên đề…với sự tham gia của những viện chuyên ngành và các chuyên gia đầu ngành lao và bệnh phổi, tim mạch, ung thư, môi trường…Báo chí đẫ thực hiện không quảng cáo cho các hãng sản xuất và kinh doanh thuốc lá Song các thông tin như thế thường chỉ rộ lên, và tập trung cao điểm vào dịp Ngày thế giới không hút thuốc lá hàng năm Kết quả có nhưng chưa nhiều và phải thừa nhận rằng đây là một việc không mấy dễ dàng.
Sự từ bỏ thuốc lá cũng diễn ra chậm chạp Giáo dục cộng đồng là trung tâm của chương trình “Ngân hàng thế giới với hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá”. Tại Trung Quốc, Anh và Mỹ, có các nhóm hành động quốc gia giúp người nghiện nhận rõ tác hại của thuôc lá, và thông qua các hoạt động hợp pháp bảo vệ sức khoẻ cho cộng đồng, tránh những ảnh hưởng xấu do thói quen hút thuốc lá Chính Phủ đã bắt buộc các nhà sản xuất phải ghi vào bao thuốc lá và thông tin những tác hại của thuốc lá với trẻ em và người lớn.
Nhân “Ngày thế giới không hút thuốc lá 31/5” năm 2010 và sau khi có quyết định 1315 QĐ/TTg ngày 21/8/2009 của Chính Phủ…nghiêm cấm hút thuốc lá nơi công cộng…có hiệu lực từ 1/1/2010 Bs TTƯT Nguyễn Thìn có bài viết “Thuốc lá,thuốc lào kẻ giết người công khai hợp pháp” đăng trên Báo Sức khoẻ và đời sống và bài “Một cách bỏ thuốc lá hiệu quả” đề cập tới tác nhân gây hạn chế hiệu quả của công tác phòng chống tác hại của thuốc lá ở nước ta hiện nay đồng thời bài viết cũng tổng hợp một vài biện pháp giúp người hút thuốc lá từ bỏ thuốc lá Tuy nhiên các biện pháp này chưa được thanh thiếu niên quan tâm tìm đọc, chưa có được phương pháp truyền đạt đến học sinh bởi đặc thù học sinh hiện nay rất ít đọc sách báo, đặc biệt học sinh hút thuốc lá lại càng ít quan tâm tới vấn đề này Vì vậy cần phải có phương pháp truyền thông phù hợp đưa các công trình nghiên cứu này đến với các em.
Quỹ Từ thiện Đại Tây Dương ( Atlantic Philanthropies) tài trợ cho Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại của thuốc lá triển khai dự án Xây dựng mô hình môi trường không khói thuốc tại 3 tỉnh/ thành phố trong thời gian 3 năm (2009-2012) với mục tiêu chung là: “Tăng cường việc triển khai các chính sách về môi trường không khói thuốc tại Việt Nam thông qua việc xây dựng các mô hình môi trường không khói thuốc ở 3 tỉnh/ thành phố, áp dụng theo hướng dẫn của Tổ chức Y tế Thế giới và tham khảo kinh nghiệm thực tiễn tốt từ các kết quả hoạt động của các dự án trước và kinh nghiệm của các quốc gia khác Các bài học kinh nghiệm từ những mô hình này là cơ sở để xây dựng các tài liệu hướng dẫn và nhân rộng ra các tỉnh/thành phố khác trong cả nước”.
2.2 Kinh nghiệm một số nước trên thế giới về phòng chống tác hại thuốc lá
Phòng chống tác hại của thuốc lá là một “cuộc chiến” mang tính toàn cầu Theo tổ chức Y tế thế giới WHO ước tính hàng năm trên thế giới có khoảng 5 triệu người chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá Dự đoán trong tương lai con số này còn tăng, trước tình hình đó nhiều nước trên thế giới đã có nhiều biện pháp ngăn ngừa, phòng chống và mang những kết quả và kinh nghiệm tốt, điển hình như Singapore, Thái Lan, Canada, Autralia, Na Uy đã thành công trong việc cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng. Các kinh nghiệm này đã được tổng kết trong Báo cáo khoa học “Đoàn thanh niên với việc phòng chống tác hại của thuốc lá và lạm dụng bia rượu trong thanh thiếu niên”.
Tại Singapore, hút thuốc lá bừa bãi nơi công cộng người vi phạm sẽ bị phạt rất nặng Nếu không có tiền sẽ phải mặc quần áo bảo hộ lao động và đi dọn vệ sinh ngoài bãi biển Ngoài hình thức phạt tiền, người vi phạm bản xứ sẽ phải mặc chiếc áo có dòng chữ “con sâu rác rưởi” sau lưng và lao động vệ sinh Người vi phạm nhiều lần sẽ bị đưa lên mặt báo như tấm gương xấu Chính phủ cũng khuyến khích các hướng dẫn viên khi tham gia bảo vệ môi trường nên ngay từ khi đặt chân đến Singapore du khách đã được khuyến cáo Quan trọng là những người khác vi phạm mà không nhắc nhở cũng bị phạt rất nặng Tại Na Uy các chủ nhà hàng và quán bar phải chịu trách nhiệm thực hiện luật cấm và phải nộp phạt theo luật nếu để khách hút thuốc tại quán của mình.
Tại Nga, với 406 phiếu thuận và 0 phiếu chống Dumas quốc gia đã thông qua lệnh cấm hút thuốc lá ở nơi làm việc, trên máy bay, xe lửa, các phương tiện giao thông công cộng, trường học, bệnh viện, văn phòng chính phủ Những người hút thuốc phải vào các khu vực dành riêng cho họ.
Hạ viện Đức cũng thông qua một dự luật tương tự: cấm hút thuốc trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các công sở trên toàn liên bang, nhưng cho
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở xác định các nguyên nhân khiến cho một bộ phận học sinh hút thuốc lá và những ảnh hưởng tiêu cực do việc hút thuốc lá mang lại cho các em, đề tài sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm hỗ trợ những học sinh này có thể từ bỏ hành vi hút thuốc lá.
Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của việc hỗ trợ học sinh từ bỏ hành vi hút thuốc lá.
4.2 Xác định thực trạng nhận thức về thuốc lá, hành vi hút thuốc lá, nguyên nhân hút thuốc lá của các học sinh THPT, khả năng từ bỏ hành vi hút thuốc lá của các em.
4.3 Hỗ trợ các em học sinh THPT hút thuốc lá trong việc từ bỏ hành vi hút thuốc lá.
Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
5.1.1 Những nguyên nhân nào dẫn tới hành vi hút thuốc lá ở học sinh THPT hiện nay?
5.1.2 Học sinh THPT trên địa bàn huyện Trấn Yên có thái độ, nhận thức như thế nào về tác hại của thuốc lá?
5.1.3 Đã có những biện pháp nào ngăn chặn đẩy lùi tình trạng hút thuốc lá ở lứa tuổi học sinh THPT trên địa bàn thị trấn?
5.1.4 Làm thế nào để các em học sinh THPT hiện nay nâng cao nhận thức về tác hại thuốc lá và từ bỏ thuốc lá?
5.2.1 Học sinh THPT tìm đến thuốc lá phần lớn bởi đặc điểm phát triển tâm sinh lý của lứa tuổi.
5.2.2 Nhiều học sinh tại thị trấn chưa nhận thức đúng đắn về tác hại của thuốc lá, nhiều trường hợp ý thức được hút thuốc lá có hại xong chưa biết cách để từ bỏ thuốc lá hoặc giúp người thân bỏ thuốc lá.
5.2.3 Các ngành các cấp trên địa bàn huyện đã có nhiều hình thức tuyên truyền về tác hại của thuốc lá xong chưa đặc biệt chú ý đến nhóm đối tượng học sinh và chưa có các biện pháp hữu hiệu để đầy lùi tình trạng này.
5.2.4 Phương pháp công tác xã hội cá nhân có tác động tích cực và hiệu quả trong giúp người hút thuốc lá từ bỏ được thuốc lá.
Đối tượng, khách thể nghiên cứu
Các biện pháp hỗ trợ của nhân viên CTXH nhằm giúp học sinh THPT từ bỏ hành vi hút thuốc lá.
Khách thể nghiên cứu là nhóm học sinh THPT hút thuốc lá ngoài ra còn có các khách thể nghiên cứu phụ là phụ huynh, bạn bè, giáo viên chủ nhiệm của các em; Cán bộ Đoàn, Hội, Đội trường THPT Lê Quý Đôn và Bán Công cấp III Trấn Yên.
Số lượng: Số lượng khảo sát: 60 học sinh chia đều cho 2 trường Phỏng vấn sâu: 2 phụ huynh, 2 giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh hút thuốc lá đại diện 2 trường, 2 cán bộ Đoàn hai trường Tiến hành can thiệp: 2 đối tượng học sinh namTHPT hút thuốc lá tại hai trường.
Phương pháp nghiên cứu
8.1 Nghiên cứu và lý luận : Những cơ sở lý luận khoa học đã công bố, chứng minh tác hại của thuốc lá Con đường dẫn những học sinh này đến với thuốc lá Quan điểm, tư tưởng, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước ta trong lĩnh vực phòng chống tác hại thuốc lá Vai trò của nhân viên CTXH trong lĩnh vực này.
8.2 Điều tra khảo sát thực tế : Sử dụng bộ phiếu hỏi, điều tra xã hội học theo đối tượng và địa bàn Nội dung khảo sát thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi hút thuốc lá của học sinh THPT Mục đích: Thu thập số liệu, thông tin, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu Đối tượng hướng tới là nhóm học THPT thuộc địa bàn huyện Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên được tiến hành trong cuộc điều tra này với mong muốn thu được nhiều thông tin phong phú đa dạng và sát thực tế.
8.3 Phương pháp thảo luận nhóm : Áp dụng cho nhóm học sinh bất kì 5 đến 7 em, giúp họ thảo luận về nguyên nhân khiến học học sinh hút thuốc lá, biểu hiện, tác động của việc hút thuốc lá đến cuộc sống của họ.
8.4 Phương pháp kế thừa: Đề tài sử dụng các kết quả, số liệu của các báo cáo khoa học trong nước cũng như quốc tế đã được công bố, các báo cáo Hội thảo, các bài viết của nhiều tác giả đã đăng tải trên báo trí, Wedside
8.5 Tọa đàm, phỏng vấn, lấy ý kiến chuyên gia
Phỏng vấn là cách thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu diễn ra theo hình thức của những cuộc trò chuyện dựa trên một hệ thống câu hỏi không có kết cấu quy chuẩn. Đối tượng phỏng vấn: Phương pháp phỏng vấn cá nhân được áp dụng cho 5 người là khách thể nghiên cứu (gia đình, bạn bè, thầy cô giáo và các bạn học sinh thường xuyên hút thuốc lá) Mục đích của phương pháp này là thu nhận các thông tin khách quan về thực trạng tình hình hút thuốc lá của các học sinh hút thuốc lá và thăm dò nhận thức, thái độ, phản ứng của gia đình, bạn bè, thầy cô giáo của học sinh này về vấn đề trên.
Nghiên cứu, tọa đàm, trao đổi và tổ chức tập huấn tại Đoàn trường THPT Lê
8.6 Sử dụng tiến trình CTXH cá nhân
Phương pháp CTXH cá nhân là phương pháp can thiệp để giúp một cá nhân thoát khỏi những khó khăn trong đời sống vật chất và tinh thần; chữa trị, phục hồi sự
1 0 vận hành các chức năng xã hôi của họ, giúp họ tự nhận thức và giải quyết các vấn đề xã hội bằng khả năng của chính mình”
Nghiên cứu sử dụng phương pháp thực hành công tác xã hội với cá nhân trong quá trình thu thập dữ liệu nhằm khai thác thông tin về thái độ, nhận thức của học sinh về tác hại thuốc lá, khả năng từ bỏ thuốc lá Phương pháp này nhằm tác động trực tiếp đến khách thể nghiên cứu chính là các học sinh hút thuốc lá trong quá trình can thiệp, hỗ trợ các đối tượng này từ bỏ thuốc lá.
Trong thời gian 2 tháng, nhân viên CTXH tiến hành can thiệp trên 2 đối tượng là học sinh THPT cấp III hút thuốc lá thuộc hai trường nghiên cứu.
Kết cấu khóa luận
Khóa luận với đề tài ”Công tác xã hội với vấn đề hút thuốc lá ở học sinh THPT tại thị trấn Cổ Phúc – Huyện Trấn Yên – Tỉnh Yên Bái hiện nay” gồm có 3 phần chính là phần mở đầu , phần nội dung , phần kết luận và đề xuất Ngoài ra là một số phụ lục, tài liệu tham khảo được trình bày kèm theo Nội dung mà các phần đề cập tới được khái quát như sau:
Phần mở đầu đã nêu ra tính cấp thiết phải thực hiện đề nghiên cứu mà đề tài nghiên cứu sẽ thực hiện.tài Đồng thời cũng khái quát tình hình nghiên cứu, chính sách, những nhận định, đánh giá của các nhà nghiên cứu, quản lý đối với vấn đề hút thuốc lá nói chung và với vấn đề học sinh THPT hút thuốc lá, những ảnh hưởng tiêu cực của hút thuốc lá tới các em.
Phần mở đầu cũng đã chỉ ra mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu, câu hỏi, giả thuyết nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đây là những định hướng quan trọng quyết định mọi vấn đề
+ Chương 1: Bao gồm cơ sở lý luận của đề tài và các lý thuyết được vận dụng.
Cơ sở lý luận của đề tài: Để làm rõ vấn đề, đối tượng mà nghiên cứu đang hướng tới, phần cơ sở lý luận đã trình bày những khái niệm, định nghĩa cơ bản nhất về thuốc lá, tác hại thuốc lá, các cách từ bỏ thuốc lá đã được công nhận.
Những lý thuyết được vận dụng trong đề tài: Chương 1 cũng cung cấp những kiến thức căn bản về CTXH, CTXH với thanh thiếu niên, những kiến thức căn bản của các lý thuyết, phương pháp nghiên cứu cụ thể mà người nghiên cứu sử dụng bao gồm thuyết hệ thống – sinh thái, thuyết nhận thức – hành vi Sheldon, liệu pháp tư duy, lý thuyết giao tiếp trong CTXH Ngoài ra trong chương này, người viết cũng cung cấp phương pháp bỏ thuốc lá hiệu quả đã được công nhận do người viết thu thập được trong quá trình nghiên cứu Đây được xem là minh thuyết phục để người viết vận dụng vào tiến trình can thiệp giúp thân chủ từ bỏ hành vi hút thuốc lá.
+ Chương 2: Mô tả thực trạng nhận thức, thái độ và hành vi của các học sinh THPT về tác hại thuốc lá, khả năng từ bỏ thuốc lá của học sinh THPT Đưa ra các thống kê nhỏ về thực trạng công tác phòng chống tác hại thuốc lá của các ban ngành đoàn thể khác trong thời gian qua tại địa bàn nghiên cứu
+ Chương 3: Hỗ trợ học sinh THPT từ bỏ hành vi hút thuốc lá.
Chương 3 là mô hình chung hỗ trợ các em học sinh THPT hút thuốc lá từ bỏ hành vi này và đưa ra một số trường hợp cụ thể mà nhân viên CTXH trực tiếp hỗ trợ các em.
- Phần kết luận và đề xuất: Là phần đưa ra những đề xuất, kiến nghị của người thực hiện với các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội và gia đình, trường học là những hệ thống gần gũi nhất với các em nhằm hỗ trợ các em nhận thức rõ tác hại thuốc lá và nói không với thuốc lá.
- Phần tài liệu tham khảo bao gồm danh sách các tài liệu, sach báo, bộ luật, địa chỉ wedsite mà người thực hiện khóa luận có tham khảo, trích dẫn, sử dụng trong quá trình thực hiện đề tài này.
- Phần phụ lục bao gồm Phiếu khảo sát thực trạng hành vi hút thuốc lá ở học sinh THPT được sử dụng trong đề tài, nội dung thảo luận nhóm và nội dung phỏng vấn sâu mà quá trình điều tra thu được.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI VÀ CÁC LÝ THUYẾT ĐƯỢC VẬN DỤNG
Lý luận chung về thuốc lá
1.1 Một số khái niệm sử dụng trong khóa luận
- Đặc điểm thực vật: Theo từ điển Tiếng Việt và từ điển Y khoa Thuốc lá là một loại cây thuộc họ cà, hoa màu tím, thân mọc đứng, cao khoảng 0,6 – 1,5m, phần gốc so le, không có cuống, một mẩu lá phía dưới ôm vào thân, các lá phía trên bé hơn, hoa nhiều, tập hợp thành chùy ở ngọn Đài có lông, tràng màu trắng hay hồng hoặc Tràng dài gấp 4 – 5 lần đài, phía dưới thành ống nhỏ, phía trên mọc loe rộng ra quả lăng có 2 ô, có đài tồn tại mọc ở ngoài, trong chứa nhiều hạt rất nhỏ màu đen”.
- Thành phần hóa học: Trong lá cây thuốc lá có các ancaloit là hoạt chất. Trong đó ancaloit chính là nicotin ở thuốc lào Nó ở trong cây dưới dạng muối kết hợp với axit limonic Nicotin sôi ở 247 độ C, nó nâu lại nhanh chóng trong không khí do bị oxi hóa, nó dễ bay hơi, dung dịch có tính bazơ mạnh.
Nicotin là một ancaloit rất độc, chỉ có vài mg cũng gây nhức đầu, ói mửa, với lượng như vậy cũng làm ảnh hưởng thần kinh, làm ngừng hô hấp, tê liệt hoạt động của tim.
Nicotin trong thuốc lá chính là chất gây nghiện Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì thuốc lá cũng là một dạng của ma túy Tổ chức này quan niệm, ma túy là bất kỳ chất gì mà khi đưa vào cơ thể sống, có thể làm thay đổi một hay nhiều chức năng của cơ thể Theo nghĩa đó, ma túy bao gồm những chất kể cả những chất được sử dụng trong y học để chữa bệnh như Mocphim, Senduxen, Dolegan và những chất bị cấm như thuốc phiện, heroin, thuốc lắc v.v
1.1.2 Nghiện thuốc lá: Theo từ điển Tiếng Việt thì nghiện là sự ham mê đến thành thói quen rất khó bỏ Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) định nghĩa nghiện là: ”Trạng thái ngộ độc kinh niên hay từng thời kỳ do sử dụng lập đi lặp lại một hay nhiều lần một chất tự nhiên hay tổng hợp Nó làm cho người nghiện ham muốn không tự kiềm chế được mà bằng mọi giá phải tiếp tục sử dụng Nó gây xu hướng tăng dần liều lượng, gây ra sự lệ thuộc về tâm lý và thường về cả thể chất và có hại cho chính người nghiện và xã hội” Như vậy nghiện thuốc lá là thói quen hút thuốc lá dần dần trở thành một nhu cầu không thể thiếu, sự thèm muốn dẫn đến sự lệ thuộc vào thuốc lá rất khó bỏ
1.1.3 Định nghĩa khói thuốc lá: Trong báo cáo khoa học ”Đoàn thanh thiếu niên với việc phòng chống tác hại của thuốc lá và lạm dụng bia, rượu trong thanh thiếu niên”(10/2009) có đưa ra định nghĩa về khói thuốc lá như sau:
Có 3 kiểu khói thuốc: Dòng khói chính, dòng khói phụ và khói thuốc môi trường Dòng khói chính (MS) là dòng khói do người hút thuốc hít vào Đó là luồng khí đi qua gốc của điếu thuốc Dòng khói phụ (SS) là khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy tỏa ra vào không khí, nó không bao gồm phần khói thuốc mà người hút thuốc thở ra Khói thuốc môi trường (ETS) là hỗn hợp của dòng khói phụ và khói thở ra của dòng khói chính cũng như các chất tạp nhiễm khuếch tán qua giấy quấn thuốc lá và đầu điếu thuốc qua các lần hút.
ETS rất giống với MS: Nó gồm 3.800 loại hóa chất Điều đáng ngạc nhiên là SS có nhiều hốn hợp gây ung thư mạnh hơn MS Điều này là bởi vì SS thường bị tạp nhiễm nhiều hơn MS SS cũng khác với MS ở chỗ các sản phẩm độc có thể tồn tại dưới dạng khác ví dụ nicotin chủ yếu ở dạng hạt rắn trong khói dòng chính Nhưng lại ở dạng khí trong khói thuốc môi truờng.
Kích thước các hạt phân tử rất khác nhau ở các loại khói thuốc khác nhau Kích thước các phân tử rắn dao động trong khoảng từ 0,1 – 1 micromet trong dòng khói phụ Khi dòng khói phụ bị pha loãng hơn thì kích thước các hạt trở nên nhỏ hơn Vì kích thước các hạt trong dòng khói phụ nhỏ hơn nên nó vào sâu hơn trong tổ chức phổi (Theo như định nghĩa thì kích thước các hạt trong môi trường khói thuốc cũng nhỏ hơn trong dòng khói chính)
1.1.4 Hút thuốc lá thụ động
Cũng trong báo cáo khoa học ”Đoàn thanh thiếu niên với việc phòng chống tác hại của thuốc lá và lạm dụng bia, rượu trong thanh thiếu niên”(10/2009) đã đưa khái niêm hút thuốc lá thụ động là ”người không hút thuốc hít phải khói thuốc của người hút thuốc lá”
Gần đây các công trình nghiên cứu khoa học và qua kết quả lâm sàng tại nhiều bệnh viện đã chứng minh rằng tác hại của hút thuốc lá thụ động cũng như hút thuốc lá, thậm chí còn có hại hơn Điều đó có nghĩa là những người không hút thuốc lá mà thường xuyên hít phải khói thuốc vẫn có thể mắc phải các bệnh nguy hiểm như người hút thuốc lá.
1.1.5 Chính sách phòng chống tác hại của thuốc lá
Là chương trình, sách lược, kế hoạch của quốc gia trong lĩnh vực phòng chống tác hại của thuốc lá Nghị quyết của Chính phủ về ban hành ”Chính sách quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá trong giai đoạn 2001 – 2010” Trong đó có những nội dung chương trình hành động, những quy định chặt chẽ mang tính pháp lý liên quan đến thuốc lá nhằm đạt được mục tiêu: Giảm nhu cầu sử dụng, tiến tới kiểm soát và giảm mức cung cấp các sản phẩm thuốc lá, nhằm giảm tỷ lệ mắc và chết do các bệnh liên quan đến thuốc lá.
1 4 Ở đây cũng cần làm rõ thêm khái niệm về phòng chống tác hại của thuốc lá. Đây là khái niệm kết hợp chặt chẽ giữa hai hoạt động phòng và chống.
Xét dưới góc độ chuyên môn là dùng các biện pháp can thiệp kỹ thuật, hoặc y tế để chữa trị các bệnh có liên quan đến thuốc lá như: Ung thư phổi, viêm phế quản, tim mạch, huyết áp cao v.v Các hoạt động này chống là nhiều hơn.
Xét dưới góc độ xã hội: là các chính sách của Nhà nước đối với các hoạt động sản xuất, buôn bán thuốc lá Những chương trình hoạt động, giáo dục, truyền thông về tác hại của thuốc lá đó là những hoạt động mang tính ngăn chặn, phòng ngừa Hai hoạt động này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong ”phòng” có ”chống” và ngược lại. Đối với Công tác xã hội có thể kết hợp phòng và chống.
1.2 Tác hại của thuốc lá
1.2.1 Tác hại của thuốc lá với sức khỏe con người
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố: Trong khói thuốc lá có hơn
Nhân viên CTXH trong hỗ trợ học sinh THPT từ bỏ hành vi hút thuốc lá
Trước khi đi sâu tìm hiểu về công tác xã hội với việc ngăn chặn và đẩy lùi tác hại thuốc lá nói chung, thanh thiếu niên nói riêng, cần làm rõ khái niệm về CTXH và những quan điểm về CTXH
Dù đã có nguồn gốc và lịch sử lâu đời trên thế giới, nhưng ở Việt Nam, CTXH vẫn còn là một nghề khá mới mẻ Sự hỗ trợ của CTXH là hướng tới phục vụ con người, phục vụ nhu cầu của xã hội CTXH quan tâm đến những đối tượng yếu thế trong xã hội, những vấn đề mang tính xã hội…Nghiện thuốc lá được xem là một vấn đề xã hội nhức nhối hiện nay Xét nó là một vấn đề xã hội bởi lẽ nó mang 3 đặc trưng tiêu biểu cấu thành vấn đề xã hội như sau: Trước hết nó là một vấn đề vì nó gây hậu quả khôn lường đã được minh chứng qua rất nhiều công trình nghiên cứu Thứ hai,phạm vi ảnh hưởng của vấn đề này rất rộng (không chỉ trong nước mà cả khu vực và quốc tế) Thứ ba đây là vấn đề có tiềm tàng và khả năng giải quyết nếu được quan tâm thực sự và có biện pháp đúng đắn.
Có rất nhiều quan niệm về ngành CTXH Xong đáng chú ý vẫn là khái niệm của Hiệp hội quốc gia CTXH Mỹ (NASW) và của Hiệp hội cán sự CTXH Quốc tế thông qua tháng 7/2010 tại Montreal – Canada (IFSW)
Theo định nghĩa của Hiệp hội quốc gia nhân viên CTXH Mỹ (NASW):
“Công tác xã hội là một chuyên ngành để giúp đỡ cá nhân, nhóm hoặc cộng đồng tăng cường hay khôi phục việc thực hiện các chức năng xã hội của họ và tạo những điều kiện thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đó”. Định nghĩa của Hiệp hội cán sự CTXH Quốc tế thông qua tháng 7/2000 tại Moltreal (hay Montreal)– Canada (IFSW): “Nghề CTXH thúc đẩy sự thay đổi xã hội, giải quyết vấn đề trong mối quan hệ của con người, tăng năng lực và giải phóng cho người dân nhằm giúp cho đời sống của họ ngày càng thoải mái, dễ chịu Vận dụng các lí thuyết về hành vi con người và hệ thống xã hội, công tác xã hội tương tác vào những điểm giữa con người với môi trường của họ Nhân quyền và công bằng xã hội là các nguyên tắc căn bản của nghề”
2.2 CTXH với thanh thiếu niên
2.2.1 Lứa tuổi thanh thiếu niên
Theo bài giảng “CTXH với trẻ em và thanh thiếu niên” (Thạc Sỹ Trần Thị Thanh Hương) thì lứa tuổi thanh thiếu niên:
Là một giai đoạn phát triển trong đời người giữa tuổi thiếu nhi và tuổi thành niên (khoảng từ 14 đến 25).
Chuyển từ phụ thuộc sang độc lập, tự quản và trưởng thành.
Chuyển từ chỗ là thành phần của nhóm gia đình sang một thành phần của nhóm cùng lứa tuổi và độc lập thành một người lớn.
Thay đổi khác nhau tùy nền văn hóa.
2.2.2 Những thách thức về tâm lý với lứa tuổi thanh thiếu niên
Hình thành bản ngã mới (nếu thất bại sẽ tạo ảnh hưởng tâm lý tiêu cực).
Cá thể hóa (phát triển tính độc lập tương đối với các mối quan hệ gia đình, khả năng gia tăng nhận lãnh vai trò chức năng là một thành viên của xã hội người lớn) cho nên nếu không hoàn thành được sự cân bằng giữa cá thể hóa và tạo thành bản ngã riêng có thể dẫn tới khủng hoảng cá nhân.
Những đáp ứng xúc cảm có cường độ cao (khó khăn trong kiểm soát và chỉnh sửa các đáp ứng về hành vi, phản ứng xúc cảm có biên độ rộng đến mức bất ngờ, dễ xấu hổ, chán ghét dẫn đến cơ chế phòng vệ mạnh mẽ).
2.2.3 Các hậu quả của việc sử dụng chất gây nghiện ở vị thành niên
Có thể dẫn đến việc trì hoãn sự phát triển về mặt xã hội, tâm lý và nhận thức.
Thường đi kèm với việc phụ thuốc chất gây nghiện và rượu sau này.
Thường đi kèm với các hành vi gây hấn sau này.
Có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe khi đến độ tuổi chớm trưởng thành.
2.3 Các lý thuyết CTXH vận dụng trong đề tài
2.3.1 Lý thuyết nhận thức - hành vi của Sheldon
Trị liệu nhận thức – hành vi của Sheldon dựa trên việc lựa chọn những yếu tố tăng cường, thúc đẩy, những yếu tố tăng cường được lựa chọn tùy thuộc vào khi nào chúng có tác động cụ thể đến hành vi Một lịch trình cho sự củng cố các yếu tố tăng cường được đưa ra như sau:
- Sự củng cố liên tục mọi trường hợp của những hành vi đang được mong đợi sẽ được thực hiện nhanh chóng.
- Hình thành khuôn mẫu, có nghĩa là củng cố những bước đi nhỏ hướng đến những hành vi theo mong đợi.
- Làm mờ đi có nghĩa là làm giảm khối lượng hoặc hình thức củng cố một khi hành vi mong muốn cần đạt được, do đó hành vi có thể được chuyển đổi đến tình huống mới.
- Củng cố gián đoạn được sử dụng khi một hành vi không thường xuyên được củng cố.
- Lịch trình theo tỉ lệ về củng cố gián đoạn nhằm có được sự củng cố sau khi có một loạt vấn đề xảy ra với những hành vi mong đợi.
- Lịch trình tạm ngưng công việc hướng đến sự củng cố sau một loạt giai đoạn về hành vi được mong đợi.
Sheldon hướng vào việc xác định việc học tập thông qua mô hình nhận thức, nghĩa là chúng ta tự suy nghĩ về bản thân trong các tình huống đang được quan sát và chỉ ra hành động.
Lượng giá là một khía cạnh quan trọng trong cách tiếp cận nhận thức hành vi vì lượng giá phụ thuộc nhiều vào cách hiểu chi tiết những hệ quả diễn ra của hành vi. Một số điểm nổi bật của Sheldon về lượng giá nhận thức – hành vi:
Trọng tâm Lượng giá cái gì
Nhấn mạnh đến hành vi hiện hữu tạo nên các vấn đề hoặc sự thiếu vắng các hành vi được kì vọng hoặc thích ứng
Ai, cái gì, khi nào, như thế nào, mức độ, với ai. Cái gì cần được thực hiện, cái gì không được thực hiện
Sự quy kết của các cá nhân về ý nghĩa của việc thúc đẩy.
Những lo lắng, nghi ngờ, sợ hãi, thất bại, khủng hoảng được lý giải thông qua các cá nhân tham gia và được biểu lộ thông qua các hành vi hoặc sự thiếu vắng những hành vi theo kì vọng
Thể hiện hành vi và những tư tưởng, cảm xúc đi cùng.
Xem xét những nguyên nhân đã qua làm sao nhãng công việc: Cố gắng kiểm soát mức độ vấn đề nhằm giới hạn hành động, khám phá những điều cần duy trì hành động trong bối cảnh hiện tại.
Các hệ quả mục tiêu về hành vi
Hành vi cần được tăng cường hoặc giảm ở những hành vi nào? Kĩ năng mới nào hoặc sự suy giảm trong những cảm xúc nào là cần thiết để thể hiện những hành vi thay thế?
Xác định những điều kiện kiểm soát
Các vấn đề xảy ra ở đâu? Đâu là những vấn đề xảy ra trước? Điều gì xảy ra trong suốt những hệ quả đó? Điều gì xảy ra sau đó?
Xác định những cái nhãn của mọi người nhưng tránh được những quy kết có định kiến.
Các cách bỏ thuốc lá hiệu quả đã được công nhận
3.1 Cách bỏ thuốc lá theo quy trình ba bước
Mô tả về quy trình bỏ thuốc lá Đây là phương pháp bỏ thuốc lá mà người viết (Bác sĩ, thầy thuốc ưu tú Nguyễn Thìn – viện Passter Nha Trang) đã tự trải nghiệm và sưu tầm tư liệu bổ sung. Phương pháp này được Bác sĩ áp dụng cho nhiều bệnh nhân cũng như tư vấn đến người thân, bạn bè và nhiều người áp dụng có kết quả trong đó có bác sĩ Nguyễn Thìn là người trực tiếp áp dụng bỏ thuốc lá thành công Bài viết được đăng trên báo Sức khỏe và đời sống số cuối tuần, xuất bản tháng 10/2009 Quy trình này gồm ba bước: Chuẩn bị, thực hiện và tránh tái nghiện.
Yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công của quy trình cai thuốc đó là sự quyết tâm của người hút: ”Khi thấy được các tác hại nặng nề của việc hút thuốc lá, muốn từ bỏ được thuốc lá thì yếu tố thành công là sự quyết tâm của người hút” (BS TTƯT Nguyễn Thìn).
Nguyên lý tóm tắt sơ giản của cách này đó là: Thần kinh (và các cơ quan khác trong cơ thể của người hút thuốc lá lâu ngày) đã trải qua nhiều năm tháng “làm quen” với các chất “quyến rũ” của thuốc lá, thì nay cần “tạo cho” cơ thể có thói quen giảm dần sự quen ấy và tiến tới cân bằng sinh học mới – Cơ thể không còn nhu cầu khói thuốc nữa
Sơ lược ba bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị: Thực hiện trong thời gian vài ngày hoặc vài tuần (tùy vào điều kiện từng người):
Việc chuẩn bị bao gồm liệt kê tất cả các lý do bắt ta cần bỏ thuốc lá, tập “ghét” thuốc lá bằng cách chọn cho mình một loại thuốc không hay hút, cần loại bỏ phần nửa cuối điếu thuốc bởi sau khi đã hút được nửa điếu phần này có nhiều chất độc hơn nửa đã hút, chủ định “quên” mang thuốc theo người đồng thời trong bước chuẩn bị này nên công bố quyết định và lịch bỏ thuốc cho người thân, bạn bè cùng giúp sức.
Bước 2: Thực hiện: Đây là bước quan trọng đòi hỏi người cai thuốc không nóng vội, đốt cháy giai đọan dễ thất bại Thời gian thực hiện bước này dài ngắn tùy thuộc vào sự quyết tâm của người hút thuốc lá, còn theo kinh nghiệm của Bác sĩ Nguyễn Thìn thì ít nhất từ hai tháng Việc thực hiện được tiến hành đơn giản bằng cách giảm dần số điếu thuốc hút hàng ngày: “ Chẳng hạn, bạn đang hút 20 điếu/ngày Nay bạn làm như sau: cứ chu kỳ 4-5 ngày giảm hút 1 điếu, rồi chia đều khoảng cách để hút với số điếu “tiêu chuẩn” còn lại Đợt 5 ngày đầu hút 19 điếu/1ngày (chỉ tính 16 giờ thức), vậy khoảng
50 phút hút 1điếu chu kỳ 2: Ngày thứ 6-10, hút mỗi ngày 18 điếu (khoảng 54 phút/1điếu)…
Cứ hút giảm liều theo cách trên…cho đến khi: Bạn chỉ còn hút 4 hoặc 3 hoặc 2 điếu/ngày (tức khoảng cách hút giữa các điếu tương ứng là 4 giờ, 5 giờ 30 phút và 8 giờ/hút 1 điếu Lúc này bạn có thể ngừng hẳn hút Như vậy nếu bạn dừng hút khi còn hút 2 điếu/ngày, bạn đã qua 90 ngày của “lộ trình cai thuốc lá” của mình Hãy chọn ngày “G” (có thể là 2 hay 3 hay cả chục ngày sau đó) để bỏ hẳn.
Bước 3: Những việc làm sau ngày G: Tránh tái sử dụng thuốc lá Ở bước này người cai thuốc cần hủy số thuốc lá còn lại (có thể bẻ nát thuốc trước mặt mọi người), bỏ diêm, bật lửa khỏi túi và những nơi dễ nhìn thấy, lau chùi nhà cửa, giặt rèm cửa, lau máy điều hòa cho hết mùi của thuốc Người viết cũng khuyên rằng nên chủ động đối phó với sự thèm thuốc bằng cách củng cố tâm lý (quyết tâm bỏ ), ăn kẹo cao su hoặc uống nước lọc (không uống nước trà, cà phê vì chúng dễ gợi nhớ thuốc), làm việc gì đó bằng 2 tay như làm vườn, rửa xe, lau nhà (để 2 tay luôn bận rộn, dù tay có
“nhột nhạt, luống cuống” …nhớ việc chuẩn bị thuốc cũng "gắng cho qua" ). Đặc biệt theo kinh nghiệm của BS.TTƯT Nguyễn Thìn sau khi bỏ thuốc cơ thể sẽ khỏe mạnh, ăn ngon miệng hơn, tiêu hóa và hấp thu tốt hơn. Ưu điểm : Phương pháp bỏ thuốc lá theo quy trình ba bước do Bác sĩ Nguyễn
Thìn xây dựng khá đơn giản, không tốn kém cho người có nhu cầu cai thuốc lá. Phương pháp này cũng phù hợp với mọi đối tượng từ mới hút thuốc lá cho đến những người đã hút lâu năm Phương pháp đòi hỏi sự quyết tâm rất lớn từ phía người hút thuốc lá.
Nhược điểm : Phương pháp này chưa đi từ bước làm thế nào để người thuốc lá có thể quyết tâm từ bỏ mà đây lại là bước hết sức khó khăn Trong quá trình thực hiện phương pháp này, nhiều hành vi thay thế cho việc hút thuốc lá phù hợp với đối tượng là những người đi làm hay người hút thuốc lá lâu năm hơn là với nhóm đối tượng là học sinh THPT
Trong tiến trình CTXH cá nhân, nhân viên CTXH vận dụng nguyên lý của phương pháp này (thay thế thói quen hút thuốc lá bằng các thói quen khác) Với thời gian cho phép của mình nhân viên CTXH cung cấp thêm cho thân chủ tham khảo các phương pháp như trên để thân chủ tùy vào hoàn cảnh có thể vận dụng.
3.2 Ðiều trị bằng chế phẩm nicotin thay thế
Biện pháp này được khuyên dùng cho những trường hợp bị lệ thuộc nặng về mặt dược lý đối với nicotine
Theo nghiên cứu của WHO thì nicotine thay thế có thể đuợc cung cấp qua nhiều đường khác nhau như: băng dán, (NICORETTE, NICOPATCH, NICODERM) viên thuốc nhai (NICOPASS), viên thuốc ngậm dưới lưỡi, nicotine hít; trong 4 loại này, loại thường dùng nhất là nicotine dán. Ðiểm khác biệt cơ bản của nicotine trong chế phẩm thay thế và nicotine trong điếu thuốc lá nằm ở chỗ là nicotine trong chế phẩm thay thế thấm váo máu chậm làm cho nồng độ nicotine trong máu không nâng cao một cách đột ngột, còn nicotine do hút điếu thuốc sẽ thấm qua phổi vào máu rất nhanh đạt nồng độ cao đột ngột Nicotine trong chế phẩm thay thế giúp cơ thể không bị quá thiếu nicotine nên không xuất hiện hội chứng cai thuốc, nhưng cũng không tăng cao đạt đỉnh nên không đem đến cho người bệnh sự sảng khoái có được khi hút thuốc và như vậy sẽ không gây nghiện. Ngoài ra cũng cần nhớ là khi bạn hút thuốc lá, thì ngoài việc hít vào chất nicotine, là chất gây nghiện, bạn còn hít vào đồng thời thêm hơn 4000 chất độc hại khác sinh ra do qua trình đốt cháy thuốc lá nữa, còn trong chế phẩm nicotine thay thế thì bạn chỉ nhận vào cơ thể mỗi chất nicotine mà thôi.
Như vậy nicotine thay thế giúp bạn giảm thiểu được các triệu chứng vật vã trong những ngày đầu cai thuốc lá, khi cơ thể đã quen dần, bác sỹ sẽ giảm dần liều thuốc nicotine thay thế sao cho các triệu chứng cai thuốc không xuất hiện Tuy theo cá nhân, đặc biệt là mức độ lệ thuộc nicotine, thời gian dùng thuốc nicotine kéo dài từ 2 -
4 tháng, trường hợp cá biệt có thể kéo dài đến 6 thậm chí 12 tháng.
Nicotine thay thế là một giải pháp điều trị an toàn nên nhiều nước trên thế giới, ví dụ Pháp, thuốc này được bán tự do mà không cần toa bác sỹ.
3.3 Ðiều trị bằng bupropion hydrochloride: Đây là phương pháp được WHO khuyên dùng cho những trường hợp lệ thuộc nặng về mặt dược lý với nicotine.
Bupropion hydrochloride (ZYBAN, WELLBUTRIN) tác động lên hệ thống thần kinh làm người nghiện hút thuốc lá giảm ham muốn đối với việc hút thuốc lá Với cơ chế tác động như vậy, Bupropion hydrochloride ban đầu được xem là giải pháp rốt ráo cho cai thuốc
THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TỪ BỎ HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ CỦA HỌC SINH THPT
Giới thiệu tình hình học sinh THPT với vấn đề hút thuốc lá và khách thể nghiên cứu
1.1 Số liệu thống kê về tỷ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lá
Theo nhiều chuyên gia nhận định: Tình hình hút thuốc lá ở lứa tuổi thanh thiếu niên ngày càng gia tăng.
Theo kết quả điều tra y tế Quốc gia năm 2001 – 2002, tình hình sử dụng thuốc lá ở Việt Nam vẫn ở mức cao: Tỷ lệ hút thuốc lá ở nam giới là 56,1% và nữ giới là 1,8%; tỷ lệ người nghèo, có thu nhập thấp hút thuốc lá là 72,6%; Tuổi bắt đầu hút thuốc lá ở nam giới chủ yêú là 18 – 20 tuổi.
Theo heo kết quả điều tra của Đại học Y Hà Nội năm 2005 (tuy phạm vi điều tra không được rộng) cũng cho thấy tình hình sử dụng thuốc lá vẫn duy trì ở mức cao và nhóm tuổi trẻ; Đáng chú ý tuổi bắt đầu hút thuốc lá tập trung ở nhóm thanh thiếu niên (15 – 19) chiếm 44,5%; Từ 20 – 24 tuổi chiếm 41,3%, nhóm có trình độ học vấn càng thấp thì tỷ lệ hút thuốc càng cao.
Kết quả điều tra SAVY 2 (Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên
VN lần 2 của Bộ Y tế - 2008) đã đưa ra số liệu đáng lo ngại về tỷ lệ thanh niên hút thuốc lá, về tuổi bắt đầu hút và lý do hút thuốc lá 43,6 % nam thanh niên cho biết đã từng hút thuốc, với tỷ lệ hút thuốc tăng theo tuổi Tỷ lệ và xu hướng hút thuốc của nam thanh niên ở thành thị và nông thôn tương đối giống nhau, tuy ở khu vực thành thị có cao hơn chút Có khoảng 1/5 số nam thành thị 14 – 17 tuổi đã từng hút thuốc (21,7%).
Tỷ lệ này tăng lờn đỏng kể ở nhúm tuổi 18 – 21 (57,7%) và hơn ắ (tương đương 77%) nam tuổi từ 22 – 25 có hút thuốc Độ tuổi trung bình của thanh thiếu niên khi hút điếu thuốc đầu tiên là 16,9 tuổi “Vì tỷ lệ hút thuốc lá gia tăng theo độ tuổi trong quá trình thanh thiếu niên lớn lên và tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội, cho nên các hoạt động can thiệp phòng tránh hút thuốc lá cần tập trung vào thanh thiếu niên ở độ tuổi sớm hơn để giúp họ không có hành vi này” là nhận định của Th S Trương Văn
Cư – Phó giám đốc thường trực trung tâm TTN miền Bắc (10/2009), Báo cáo khoa học, “Đoàn TN với việc phòng chống tác hại của thuốc lá và lạm dụng bia, rượu trong thanh thiếu niên”
Kết quả điều tra cho thấy, có tới 71,7% nam thanh niên đã từng hút thuốc lá cho đến hiện nay vẫn đang hút, mặc dù tỷ lệ này thấp hơn nhiều ở nhóm trẻ hơn (14 -17 tuổi) Các kết quả nghiên cứu nêu lên việc cần bắt đầu can thiệp trước tuổi 16 (nếu chúng ta muốn ngăn ngừa việc hút thuốc lá) nhưng cũng cần có can thiệp nhằm giúp đỡ những người mới hút Kết quả điều tra cũng cho thấy một điều hết sức thú vị và có ý nghĩa đối với các sáng kiến sức khỏe cộng đồng đó là 70% nam thanh niên hút thuốc lá đã từng cố gắng bỏ thuốc lá ít nhất 1 lần, và 80% nữ thanh niên hút thuốc cũng từng cố gắng bỏ thuốc Như vậy có thể thấy cần có các công trình nghiên cứu chú trọng tới các biện pháp giúp người hút thuốc từ bỏ được thuốc lá
Gần đây nhất, theo kết quả khảo sát học sinh lớp 8, 9,10 (13 – 15 tuổi) do T4G (Trung tâm truyền thông giáo dục sức khỏe) thực hiện vào tháng 5/2003 theo yêu cầu của Vụ Điều trị ( Bộ Y tế) cho thấy: Tỷ lệ các em học sinh nam trong độ tuổi có hút thuốc trong vòng 30 ngày trước ngày khảo sát là 8,3 % và đã từng hút là 34,2% Tỷ lệ tương ứng theo độ tuổi là 4,7%, 7,6% và 12% Như vậy, ngay từ lớp 8 đã có nhiều em nam hút thuốc lá và tỷ lệ này tăng đều từ các lớp thấp đến các lớp cao Về tuổi bắt đầu hút thì nhiều nhất là từ 12 – 13 tuổi.
1.2 Giới thiệu khách thể nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện với khách thể nghiên cứu là nhóm học sinh THPT hút thuốc thuộc trường THPT Lê Quý Đôn và Bán Công cấp III thuộc địa bàn huyện Trấn Yên – Tỉnh Yên Bái Ngoài ra còn có các khách thể nghiên cứu phụ là phụ huynh, bạn bè, giáo viên chủ nhiệm của các em; Cán bộ Đoàn, Hội, Đội trường THPT
Lê Quý Đôn và Bán Công cấp III Trấn Yên.
Số lượng: Số lượng khảo sát: 60 học sinh chia đều cho 2 trường Phỏng vấn sâu: 2 phụ huynh, 2 giáo viên chủ nhiệm lớp có học sinh hút thuốc lá đại diện 2 trường, 2 cán bộ Đoàn hai trường Tiến hành can thiệp: 2 đối tượng học sinh nam THPT hút thuốc lá tại hai trường.
Các em học sinh THPT đều ở độ tuổi vị thành niên (từ 10 đến 18 tuổi) là lứa tuổi có bước phát triển mạnh mẽ về thể chất và tâm sinh lý Ở lứa tuổi này các em có những đặc điểm nổi trội về tâm lý đó là:
- Theo tâm lý học phát triển, đây là giai đoạn đời sống tình cảm các em bắt đầu sâu sắc, phong phú đa dạng nhưng cũng không kém phần phức tạp Các em có nhu cầu muốn làm người lớn, muốn thể hiện mình, không muốn bị phụ thuộc vào bố mẹ và muốn tự định đoạt mọi vấn đề của bản thân Điều đó đôi khi gây nên những xung đột, mâu thuẫn giữa cha mẹ và các em bởi các em không còn hay tâm sự, hỏi ý kiến cha mẹ như trước nữa, hay tự hành động theo ý mình.
- Cũng theo tâm lý học phát triển, cũng trong giai đoạn này, do sự phát triển mạnh mẽ của cơ thể đã gây nên sự mất cân bằng trong tâm lý và tình cảm của các em, đôi khi dẫn tới khủng hoảng về tâm lý Do không làm chủ được cảm xúc nên đôi khi các em có những hành vi chống đối, đi ngược với những chuẩn mực của xã hội.
- Về mặt xã hội, đây cũng là giai đoạn các em ham muốn tìm tòi, học hỏi những cái mới bên ngoài xã hội Những tương tác xã hội bên ngoài được các em tiếp thu và học hỏi, hình thành những hành vi mới, đôi khi bao gồm cả những hành vi tiêu cực Vì
3 0 vậy, các em rất cần đến sự quan tâm, hỗ trợ của gia đình và toàn xã hội trong việc hình thành nhận thức, xây dựng lối sống, hành vi phù hợp với định hướng của xã hội.
Huyện Trấn Yên có diện tích 628,595 km 2 và dân số là 82.284 người (năm
2008) Số thanh thiếu niên độ tuổi từ 15 đến 18 chiếm khoảng 21,4 % dân số toàn huyện Trường Lê Quý Đôn và trường cấp III Bán công là một trong số các trường THPT có số lượng học sinh lớn tập trung hầu hết lượng thanh thiếu niên trên địa bàn huyện Một số các em là sinh sống quanh khu vực thị trấn gần đó, còn lại đa số các em đến từ nhiều xã khác nhau Đây là lứa tuổi ham tìm tòi, khám phá những cái mới lạ. Rất nhiều em khi xa nhà lên huyện học và bắt đầu làm quen với các thói xấu như đánh nhau, nghiện game, sử dụng thuốc lá.
Thực trạng hành vi hút thuốc lá của học sinh THPT
2.1 Kết quả điều tra về hành vi hút thuốc lá của các em học sinh THPT
Thông qua phiếu điều tra 60 em học sinh (10 nữ, 50 nam) tại hai trường nghiên cứu (tỷ lệ chia đều cho hai trường) với câu hỏi “bạn đã bao giờ hút thuốc lá hay thuốc lào chưa”, kết quả thu được về số lượng học sinh hút thuốc lá ở hai trường có sự chênh lệch Cụ thể tỷ lệ học sinh đã từng hút thuốc lá tại hai trường cấp III Lê Qúy Đôn và trường Bán Công lần lượt là 20,6% và 25,7% Như vậy tỷ lệ học sinh hút thuốc lá tại hai trường là tương đối cao Đồng thời có sự chênh lệch về tỷ lệ này giữa hai trường. Trường cấp III Bán Công nơi có nhiều học sinh cá biệt hơn thì tỷ lệ hút thuốc lá cao hơn So với các vùng đồng bằng mà các điều tra khác đã cung cấp số liệu, tỷ lệ hút thuốc lá ở học sinh THPT trên địa bàn nghiên cứu là miền núi cao hơn so với tỷ lệ này ở đồng bằng.
Trong số các học sinh đã từng hút có em đã từ bỏ thuốc lá nhưng con số này không đáng kể, kết quả điều tra thu được số lượng học sinh tính đến thời điểm nghiên cứu vẫn đang hút thuốc lá tương ứng với hai trường lần lượt là 20,4% và 25,7%
Trong số các em học sinh có hút thuốc lá hàng ngày thì có khoảng 2/3 hút từ 6 điếu thuốc trở lên mỗi ngày và tỷ lệ này chiếm khoảng 47% người có hút thuốc lá ở độ tuổi 14 – 17 Con số này là một chỉ báo đáng lo ngại cho sức khỏe của các em hiện nay
Cũng theo kết quả điều tra thì trong số những học sinh hiện đang hút thuốc lá, một bộ phận không nhỏ đã từng cố gắng bỏ thuốc lá nhưng chưa làm được đặc biệt ở những học sinh đã hút thuốc lá từ hai năm trở lên Điều này cho thấy việc từ bỏ thuốc lá khó hay dễ phụ thuộc cả vào thời gian đã hút thuốc lá Do vậy can thiệp phòng tránh hút thuốc lá cần tập trung vào thanh thiếu niên ở độ tuổi sớm hơn để giúp họ không có hành vi này.
2.2 Kết quả điều tra về nhận thức và thái độ của học sinh THPT với hút thuốc lá
Kết quả điều tra khảo sát của đề tài “Công tác xã hội trong hỗ trợ học sinh THPT từ bỏ hành vi hút thuốc lá” được tiến hành trên phạm vi 2 trường THPT Lê Quý Đôn và trường cấp III Bán công thị trấn Cổ Phúc với các nhóm học sinh, giáo viên. Với phạm vi điều tra không lớn, số lượng trưng cầu chưa nhiều (do kinh phí có hạn) xong kết quả thu được về nhận thức của học sinh về thuốc lá cũng khá phù hợp với kết luận của các công trình nghiên cứu cấp quốc gia và ý kiến của nhiều chuyên gia Đặc biệt đây là hai trường lớn của huyện nên kết quả khảo sát phần nào phản ánh được thực trạng chung của toàn huyện.
Bảng 2.1 Nhận thức về tác hại của hút thuốc lá theo trường Đơn vị: %
STT Mức độ Tổng số phiếu Trường
3 Có thể có hại, có thể không 3,1 2,7 1,2
Kết quả cho thấy đa số đều cho rằng hút thuốc lá là rất có hại đến sức khỏe (89,1%) Kết quả khảo sát này chung cho cả khối giáo viên Có thể thấy 93,5% học sinh trường Lê Quý Đôn cho rằng hút thuốc lá có hại Trong khi đó 86,7% học sinh trường Bán Công có cùng quan điểm (thấp hơn trường Lê Quý Đôn) Bên cạnh đó 2,4% học sinh trường Bán công cho rằng hút thuốc lá không có hại cao hơn so với trường Lê Quý Đôn là 0,2% Điều này cho thấy học sinh trường THPT Lê Quý Đôn có nhận thức về tác hại thuốc lá cao hơn học sinh trường Bán công Theo kết quả nghiên cứu của các công trình khác thì môi trường có tác động lớn đến tỷ lệ người hút thuốc lá.
Trong quá trình điều tra bằng phỏng vấn sâu, người nghiên cứu cũng chú ý tìm hiểu về thái độ người xung quanh với hành vi hút thuốc lá của các em học sinh THPT đồng thời kết quả điều tra cũng thu thập được thái độ của các em học sinh hút thuốc lá khi bị nhắc nhở.
Bảng 2.2 Thái độ của các em học sinh hút thuốc lá khi bị nhắc nhở
Phản ứng của học sinh hút thuốc lá khi bị nhắc nhở ngừng hút
Bố mẹ Thầy cô Bạn bè Đối tượng khác
Tạm thời ngừng việc hút thuốc lá và hút vào lúc khác 2,4 70,7 2,4 24,5 Đưa ra những lời lẽ bao biện về hành vi hút thuốc lá của mình và tiếp tục hút.
Chia sẻ việc hút thuốc lá của bản thân, muốn từ bỏ nhưng chưa biết từ bỏ bằng cách nào
Có thể thấy khi bị nhắc nhở về hành vi hút thuốc lá, đối với mỗi người nhắc,các em có phản ứng khác nhau Với người nhắc nhở là bố mẹ, có tới 48,1% nhóm học sinh hút thuốc lá đưa ra những lời lẽ bao biện về hành vi hút thuốc lá của mình và tiếp tục hút, thậm chí có tới 34,7% học sinh này tỏ ra không lắng nghe Chỉ một bộ phận nhỏ có thái độ tích cực với bố mẹ khi bị nhắc nhở (2,4% tạm dừng, 7,7% chia sẻ lý do hút thuốc lá của bản thân với cha mẹ ) Với người nhắc nhở là giáo viên, một tỷ lệ rất cao 70,7% các em tạm dừng việc hút thuốc lá và hút vào lúc khác Khi đối tượng nhắc nhở là bạn bè, thái độ của các em học sinh hút thuốc lá chủ yếu là không lắng nghe,đưa ra những lời lẽ bao biện (42,4% và 30,55) nhưng cũng có tới 18,5% các em chia sẻ lý do hút thuốc với bạn bè Ở phương án trả lời là đối tượng khác (nhân viên tư vấn, bạn gái, người yêu ) có tỷ lệ học sinh chịu lắng nghe, chia sẻ về lý do hút thuốc lá tích cực nhất (33,2%), 24,5% tạm thời ngừng việc hút thuốc lá Dựa trên việc phỏng vấn sâu cán bộ giáo viên, phụ huynh học sinh, bạn bè của các học sinh có hành vi hút thuốc lá, sở dĩ có những thái độ, phản ứng khác nhau ở các em học sinh hút thuốc lá với mỗi đối tượng nhắc nhở trước hết ở ý thức về hành vi của các em Thêm vào đó là sự phù hợp về thái độ, hoàn cảnh, cách thức nhắc nhở của mỗi nhóm đối tượng.
Kết quả điều tra về thái độ của các em học sinh hút thuốc lá khi bị nhắc nhở về hành vi hút thuốc lá với các đối tượng nhắc nhở khác nhau mở ra cho người nghiên cứu về các nguồn lực trợ giúp hữu hiệu để hỗ trợ các em học sinh THPT từ bỏ hành vi hút thuốc lá.
2.3 Nguyên nhân hút thuốc lá của học sinh
Qua cuộc điều tra bằng bảng hỏi với 60 học sinh thuộc hai trường nghiên cứu, một số nguyên nhân quan trọng, thường thấy có tác động đến hành vi hút thuốc lá của các em học sinh THPT đã được xác định Đó là do muốn khẳng định bản thân, do bạn bè rủ rê lôi kéo, do gia đình có bố hoặc mẹ hút thuốc lá nên hút theo, do tò mò, do thiếu bản lĩnh, do căng thẳng, do không nhận thức rõ tác hại của thuốc lá.
Bảng 2.3 Nguyên nhân TTN hút thuốc lá
Do muốn khẳng định mình 83
Do bạn bè rủ rê lôi kéo 76,5
Do cha hoặc mẹ hút thuốc lá 50
Do không nhận thức được tác hại của thuốc lá 55
Do bản thân thiếu bản lĩnh 44,6
Do dễ mua thuốc lá 98,1
Mối liên hệ của học sinh với môi trường không rõ ràng Tỷ lệ những người đã từng hút thuốc hay hiện nay đang hút trong nhóm gia đình có cha mẹ hút thuốc với nhóm gia đình có cha hay mẹ không hút thuốc không rõ ràng Tỷ lệ tương ứng là74,3% và 70% Việc hút thuốc lá ở học sinh chủ yếu liên quan đến các tác động bên ngoài môi trường sống Một trong những yếu tố đó là môi trường bạn bè Khi nêu những lý do chính khiến các em hút thuốc lá có 76,5% nam thanh niên nêu lý do là vì chơi với nhóm bạn đều hút thuốc lá Và trong số đó có 1,3% bị bạn bè ép buộc còn75,2% bị rủ rê Còn lại 75% bạn bè khuyên nên bỏ thuốc nhưng kết quả không cao.
Một yếu tố tác động khác gắn liền với tâm lý học sinh THPT đó là sự tò mò, thích trải nghiệm cái mới 35,9% được hỏi nêu lý do là tò mò Điều này rất quan trọng, gợi ra cho người nghiên cứu hướng can thiệp bằng những tác động của nhân viên CTXH có thể đem lại hiệu quả cao trong quá trình giúp các học sinh này từ bỏ thuốc lá Một số lý do khác cũng cần quan tâm là do căng thẳng, do mọi người xung quanh đều hút nên các học sinh này hút Cũng dễ nhận thấy rằng hiện nay không khó để tìm mua thuốc lá. Đa số học sinh được hỏi (98.1%) khẳng định dễ dàng mua thuốc lá ở cổng trường Quy định cấm bán thuốc lá cho trẻ em dưới 16 tuổi chưa được thực thi.
Một thực tế rất đáng lo ngại là 55% học sinh hút thuốc lá là do chưa nhận thức được tác hại của thuốc lá
Kết quả phỏng vấn sâu với hai phụ huynh, hai giáo viên chủ nhiệm lớp, hai cán bộ Đoàn đại diện cho hai trường nghiên cứu thu được những kết quả quan trọng về nguyên nhân hút thuốc lá của các em học sinh THPT
Cô Nguyễn Thị H, giáo viên chủ nhiệm lớp 12 trường Bán công cho biết: “Do lứa tuổi còn trẻ các em còn thiếu kỹ năng, bản lĩnh và kinh nghiệm sống nên dễ bị bạn bè lôi kéo rủ rê và dễ nhập vào cuộc chơi Các em cũng muốn khẳng định mình và đặc biệt nhận biết của các em về tác hại thuốc lá rất hạn chế” Cô cho biết thêm chính về phía các thầy cô cũng còn nhiều thiếu xót trong việc làm gương cho các em Mặc dù đã có quy định về việc cấm hút thuốc lá tại trường nhưng nhiều thầy giáo vẫn chưa thực hiện nghiêm túc việc này” Cô Hoàng Thanh Q, cán bộ Đoàn trường Lê Quý Đôn cho biết: “Hiện nay công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Nhà nước về phòng chống tác hại thuốc lá còn chưa chặt chẽ, nghiêm ngặt và thường xuyên liên tục Sự phối kết hợp giữa các tổ chức chính trị đoàn thể nhân dân còn thiếu thống nhất, không đồng bộ, chưa tạo nên thành dư luận xã hội rộng rãi trong ý thức cũng như hành động phòng chống tác hại thuốc lá Nhận thức của người dân đặc biệt học sinh thậm chí những người làm giáo dục cũng còn rất mơ hồ”.
CÔNG TÁC XÃ HỘI NHẰM HỖ TRỢ HỌC SINH THPT TỪ BỎ THUỐC LÁ
Giới thiệu công tác hỗ trợ học sinh từ bỏ hành vi hút thuốc lá
Công tác hỗ trợ học sinh từ bỏ hành vi hút thuốc lá nhằm mục đích giúp các em học sinh giảm thiểu hành vi hút thuốc lá, nâng cao nhận thức của các em về tác hại của việc hút thuốc lá ở lứa tuổi này thông qua việc tác động lên chính bản thân các em và các hệ thống tồn tại trong môi trường xã hội gần gũi của các em như gia đình, bạn bè, thấy cô
Cùng thân chủ xác định lý do, hoàn cảnh, môi trường thúc đẩy thân chủ hút thuốc, qua đó giúp thân chủ tìm giải pháp tránh các lý do, hoàn cảnh, tình huống này
Tìm ra các giải pháp để thay thế hành vi hút thuốc lá bằng một hành vi khác không có hại cho sức khỏe
Cùng thân chủ xác định những lý do khiến thân chủ cảm thấy cần phải ngưng hút, qua đó giúp thân chủ củng cố các lý do này và tăng cao hơn nữa quyết tâm cai thuốc lá.
Giới thiệu cho các em các nhóm trị liệu có liên quan trực tiếp đến vấn đề hỗ trợ các em từ bỏ thuốc lá.
Cung cấp cho gia đình, thầy cô, bạn bè thân chủ những kiến thức, kỹ năng giáo dục nhằm hỗ trợ các em phát triển một cách lành mạnh.
Kế hoạch hỗ trợ các em học sinh từ bỏ hành vi hút thuốc lá được tiến hành với từng cá nhân riêng biệt, được thực hiện theo 7 bước cơ bản trong tiến trình CTXH với cá nhân:
Kế hoạch hỗ trợ cho các em được tiến hành trong 7 tuần (từ 20/10/2010 đến 25/12/2010).
Nhân viên CTXH tiến hành tiếp cận thân chủ trong vòng 2 buổi đầu tiên (tuần thứ nhất) nhằm mục đích xây dựng mối quan hệ thân thiện và tạo niềm tin với các em Đây là một bước rất quan trọng trong tiến trình can thiệp với các em học sinh bởi nó tạo tiền đề cho sự thành công ở các bước tiếp theo Nhân viên CTXH chú ý đến thói quen, sở thích của thân chủ Nắm được điều này sẽ nhanh chóng tạo dựng được mối quan hệ với các em Chủ yếu các đối tượng này hay tụ tập ở các quán nước gần trường, nhân viên CTXH trước hết tiếp xúc với các chủ quán nước để nắm được thời gian các em hay tụ tập, thói quen ăn uống, câu chuyện các em quan tâm
Mục đích chính của giai đoạn này là xây dựng mối quan hệ với thân chủ, xác định những vấn đề ban đầu thân chủ đang gặp phải Trong quá trình tiếp cận cũng chú ý quan sát biểu hiện tâm lý, thái độ, sức khỏe của các em thông qua ngôn ngữ, cử chỉ, điệu bộ, nét mặt
Quá trình tiếp cận thân chủ cần đạt được kết quả đó là đánh giá vấn đề ban đầu mà thân chủ đang gặp phải bao gồm:
- Xác định xem thân chủ có những khó khăn nào trong cuộc sống?
- Tình hình học tập của thân chủ hiện giờ? Môi trường sống và học tập của thân chủ có liên quan gì đến hành vi hút thuốc lá của thân chủ hay không?
Quá trình thu thập thông tin bắt đầu từ 3 buổi tiếp theo ( thuộc tuần thứ nhất đến tuần thứ hai) Tiến hành thu thập thông tin từ nhiều nguồn: Bản thân thân chủ, gia đình, bạn bè, trường học, chủ quán nước ven trường, những nhóm nhỏ gần gũi với thân chủ Mục đích của quá trình này là thu thập những thông tin cụ thể, chi tiết và đa dạng, nhiều mặt về cuộc sống của học sinh từ nhiều nguồn khác nhau.
Nội dung thông tin thu được bao gồm rất nhiều mặt trong đời sống của thân chủ:
1 Tình trạng sức khỏe, tâm sinh lý của học sinh đó ra sao?
2 Thời điểm các em hút thuốc lá: Ở đâu, hút bao lâu rồi, thời gian nào trong ngày
3 Nguyên nhân các em hút thuốc lá.
4 Những ảnh hưởng của việc hút thuốc lá với tâm lý các em, sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của các em, xác định nhận thức, thái độ của các em học sinh với vấn đề tác hại của thuốc lá.
5 Thông qua điều tra bằng bảng hỏi, phần nào xác định được các em học sinh có nhận được sự quan tâm, hỗ trợ nào từ phía gia đình, nhà trường, đoàn thể, bạn bè hay các tổ chức xã hội bên ngoài.
Song song với việc điều tra bằng bảng hỏi, nhân viên CTXH tiếp cận với vấn đề của thân chủ thông qua những cuộc nói chuyện thăm dò những mục tiêu, nguyện vọng mà các em muốn Qua đó xác định những lỗi tư duy nào đã tác động đến hành vi hút thuốc của các em Nhân viên CTXH cũng thăm dò xem thân chủ đã từng có thời gian
Bạn bè Đoàn thanh niên
Thân chủ hay biện pháp nào để giảm thiểu hành vi hút thuốc lá của bản thân mình chưa, kết quả và bài học rút ra từ những phương pháp ấy
1.3.3 Đánh giá Để có thể tiến hành đánh giá một cách chính xác, cụ thể vấn đề của thân chủ, nhân viên CTXH có thể sử dụng 2 mô hình đánh là mô hình hệ sinh thái và mô hình biểu diễn nội, ngoại lực Việc đánh giá được tiến hành trong hai buổi của tuần thứ ba.
Mô hình hệ sinh thái cho thấy những hệ thống nào có trong môi trường sống của thân chủ ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc lá Qua việc phân tích ảnh hưởng của hệ thống này, ta có thể xác định những hệ thống nào có tác động tích cực và tiêu cực, cần phải tác động đến hệ thống nào có thể giúp đỡ thân chủ:
Sơ đồ hệ thống sinh thái
Học sinh hút thuốc lá
Môi trường xã hội với nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi của các em.
Mô hình nội ngoại lực cho phép ta xem xét những yếu tố nổi bật trong đời sống thân chủ và phân tích những điểm mạnh, điểm yếu từ các yếu tố này Mô hình này giúp nhân viên CTXH và bản thân thân chủ xác định các điểm mạnh của bản thân để xử lý vấn đề của mình.
Nhân viên CTXH cùng thân chủ lập mục tiêu và kế hoạch can thiệp cho bản thân các em học sinh.
Hỗ trợ và kết quả hỗ trợ
Công tác hỗ trợ học sinh hút thuốc lá lâu ngày từ bỏ thuốc lá là một kế hoạch lâu dài, cần có sự hợp tác của nhiều bên như gia đình, nhà trường, bạn bè của các em. Công tác hỗ trợ cho các em được tiến hành trong 2 tháng Trong giới hạn khả năng bản thân, tôi tiến hành can thiệp với hai thân chủ đại diện cho hai trường nghiên cứu.
2.1 Công tác hỗ trợ em Nguyễn Trung D
2.1.1 Thân chủ và vấn đề
Em Nguyễn Trung D hiện đang là học sinh lớp 11 trường THPT Lê Quý Đôn. Những năm lớp 8 trở về trước em là học sinh khá Đến lớp 9 bố mẹ em ly hôn Ngay sau đó cả bố và mẹ đều lập gia đình mới, em về sống với bà nội Bà nội hiền lành và bận bịu với việc trông trẻ kiếm thu nhập, thương D nhưng ít có thời gian quan tâm đến em D thường dối bà đi học và trốn đi đánh điện tử Từ mải mê đánh điện tử, hàng ngày ngồi quán với ngột ngạt khói thuốc lá, D cũng hút thuốc lá tự khi nào Ở lớp theo cô giáo chủ nhiệm phản ánh, D chơi với nhóm bạn cũng hút thuốc lá và mải chơi Gần đây sức khỏe em không được tốt, người gầy gò và xanh xao Bà ngăn em không hút thuốc lá mà không được Nhiều lần D ý thức thương bà và có ý định từ bỏ thuốc lá, em hứa với bà hết lần này đến lần khác nhưng lần lâu nhất được 10 ngày bà lại thấy D
“phì phèo” điếu thuốc Bà D không biết giúp cháu thế nào nên đã nhờ đến sự can thiệp của nhân viên CTXH.
Nhân viên CTXH dung mô hình nội ngoại lực và mô hình hệ sinh thái đánh giá tình hình thân chủ.
Bạn bè Đoàn thanh niên
Mô hình hệ sinh thái:
Có quan hệ thân thiết, gắn bó 2 chiều :
Có quan hệ một chiều:
Tinh thần: Đời sống tâm lý lứa tuổi này phong phú đa dạng nhưng phức tạp Bố mẹ ly hôn khi còn ít tuổi
Môi trường xã hội với nhiều yếu tố tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi của em: nhiều người lớn hút thuốc lá, nhiều trò chơi thu hút trên mạng….
Sức khỏe gần đây không tốt, gầy gò xanh xao Đang trong giai đoạn phát triển về chiều cao
Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ gia đình (bà nội) xong còn thiếu phương pháp, kiến thức.
Văn hóa: Được tiếp xúc với nhiều luồng văn hóa mới, lối sống mới trên nhiều kênh thông tin đặc biệt mạng internet
Thiếu thốn tình cảm, sự quan tâm từ gia đình (bố, mẹ), nhận được sự quan tâm của bà nội.
Mô hình nội – ngoại lực:
Từ những thông tin trên nhân viên CTXH xác định vấn đề chính của em D như sau:
- D hút thuốc lá đã được một thời gian Thêm vào đó em nghiện điện tử Hai vấn đề này liên quan đến việc sức khỏe em giảm sút: gầy gò, xanh xao.
- D ít tuổi nhưng đã chứng kiến cảnh bố mẹ ly hôn, có thể đây sẽ là cái gốc xuất phát điểm cho việc lao vào các trò chơi điện tử và tìm đến thuốc lá của D.
- D chơi với nhóm bạn cũng cùng sở thích nên ngày càng đi sâu hơn vào việc chơi game và hút thuốc lá.
- D ý thức được cần từ bỏ thuốc lá nhưng em chưa biết cách từ bỏ nên dù cố gắng nhiều lần nhưng vẫn thất bại.
- D thiếu thốn tình cảm, sự quan tâm từ gia đình, ngoài bà nội ra D ít nhận được sự quan tâm từ mối quan hệ gần gũi hơn là bố và mẹ.
2.1.2 Mục đích và nội dung can thiệp
- Cùng thân chủ xác định lý do, hoàn cảnh, môi trường thúc đẩy thân chủ hút thuốc, qua đó giúp thân chủ tìm giải pháp tránh các lý do, hoàn cảnh, tình huống này
- Cùng thân chủ tìm ra các giải pháp để thay thế hành vi hút thuốc lá bằng một hành vi khác không có hại cho sức khỏe
- Thân chủ xác định được những lý do khiến thân chủ cảm thấy cần phải ngưng hút, qua đó giúp thân chủ củng cố các lý do này và tăng cao hơn nữa quyết tâm cai thuốc lá.
- Cung cấp cho những lời khuyên, những nâng đỡ cần thiết để việc thực hiện dần chuyển đổi hành vi hút thuốc lá thành một hành vi khác có lợi cho sức khỏe được thành công
- Tăng cường và cải thiện các mối quan hệ của thân chủ với gia đình, bạn bè và thầy cô.
* Can thiệp bằng cách vận dụng trị liệu nhận thức – hành vi của Sheldon: được áp dụng nhằm giảm thiểu những hành vi không mong muốn như việc hút thuốc lá nhiều, nói dối bà đi chơi điện tử, trốn học, và thúc đẩy hành vi tích cực như mong muốn bỏ thuốc lá nhưng chưa biết cách để thực hiện thành công, củng cố gián đoạn (tăng cường việc trò chuyện, chia sẻ tình cảm với bà, bố mẹ, bạn bè, tham gia các hoạt động xã hội ) Quá trình này cần sự phối hợp của gia đình, thầy cô và bạn bè D.
Ban đầu nhân viên CTXH cùng D xác định lý do, hoàn cảnh, môi trường thúc đẩy D hút thuốc, qua đó giúp D tìm giải pháp tránh các lý do, hoàn cảnh, tình huống này Ví dụ: tránh tụ tập đám đông với các bạn hay hút thuốc lá, ở nơi đông người thì lại nơi nhóm bạn không hút thuốc lá nói chuyện.
Làm mờ đi: Tìm ra các giải pháp để thay thế hành vi hút thuốc lá bằng một hành vi khác không có hại cho sức khỏe Ví dụ thay hút thuốc lá bằng uống một ly nước lạnh, xem báo, truyện tranh v.v Nhân viên CTXH cùng thân chủ xác định những lý do khiến thân chủ cảm thấy cần phải ngưng hút, qua đó giúp thân chủ củng cố các lý do này và tăng cao hơn nữa quyết tâm cai thuốc lá.
Củng cố gián đoạn: Cung cấp cho D những lời khuyên, những nâng đỡ cần thiết để việc thực hiện dần chuyển đổi hành vi hút thuốc lá thành một hành vi khác có lợi cho sức khỏe được thành công Khuyến khích D tham gia các hoạt động bổ ích khác như tham gia các sinh hoạt ở trường, khu phố, các trò chơi tập thể Ngoài những buổi trò chuyện trực tiếp thì có thể tư vấn qua điện thoại khi thân chủ cần sự giúp đỡ.
* Can thiệp bằng cách vận dụng liệu pháp tư duy được tiến hành như sau:
- Bước 1: Việc bố mẹ không quan tâm gì đến D khiến D cảm thấy cô đơn Em không có người chia sẻ, cảm thông và tìm đến chơi game, kết giao với những nhóm bạn nghịch ngợm, em cho rằng hút thuốc lá và chơi game mới có thể giúp em quên đi cuộc sống buồn chán này Em cho rằng: “Cuộc sống buồn tẻ quá và em phải có niềm vui của em chứ” Những suy nghĩ méo mó này của em thuộc loại: quá cường điệu hóa và lập luận dựa trên cảm tính Nhân viên CTXH chỉ ra cho em thấy điều này.
- Bước 2: Những câu tự thoại tiêu cực: Khi bà em mắng vì em hút thuốc lá nhiều, thường xuyên dối bà đi đánh điện tử, không để tâm học hành em thường tự nhủ :
Kinh nghiệm có được qua công tác hỗ trợ đối tượng
Qua quá trình tiến hành hỗ trợ học sinh THPT từ bỏ hành vi hút thuốc lá, nhân viên CTXH đã thu được một số kinh nghiệm, bài học sau:
- Khi làm việc với đối tượng là học sinh THPT, việc nắm bắt tâm lý các em là rất quan trọng Để làm được điều đó, nhân viên CTXH cần gần gũi, tạo niềm tin và cũng cần giữ thái độ nghiêm túc đối với các em.
- Để làm việc một cách hiệu quả, ngay từ đầu nhân viên CTXH cần khai thác tâm lý, thảo luận với thân chủ những vấn đề thân chủ đang gặp phải, tìm ra sự trợ giúp phù hợp với nhân viên CTXH Từ đó xây dựng kế hoạch với nhiệm vụ và mục tiêu phù hợp cho cả nhân viên CTXH và thân chủ.
- Trong quá trình làm việc, nhân viên CTXH cần liên tục kiểm tra, đánh giá tiến độ thực hiện công việc mà kế hoạch đã lập ra để kịp thời điều chỉnh hợp lý và kịp tiến trình đề ra Nhân viên CTXH cũng cần linh động, ứng biến kịp thời.
- Quá trình can thiệp cũng gặp không ít khó khăn: Tiếp xúc với các em tại quán nước trực tiếp hít phải khói thuốc lá, đôi khi là sự không hợp tác của các đối tượng Có em lơ đãng trong buổi nói chuyện.
- Sự can thiệp đảm bảo hiệu quả cần sự chủ động tham gia của thân chủ, sự phối kết hợp giữa phụ huynh, nhà trường và bạn bè, các cấp các ngành liên quan.
- Nhân viên CTXH bằng những kiến thức và kĩ năng nghề nghiệp của mình, áp dụng biện pháp can thiệp nhận thức hành vi sẽ rất hiệu quả trong hỗ trợ đối tượng là học sinh THPT từ bỏ hành vi hút thuốc lá.
PHẦN BA: PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
“ Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước” (Hồ Chí Minh) Lời dạy của Bác khẳng định tuổi trẻ chính là tương lai của xã hội, quyết định sự phồn thịnh và trường tồn của dân tộc Khóa luận với đề tài CTXH trong quá trình hỗ trợ học sinh THPT từ bỏ hành vi hút thuốc phần nào phản ánh thực trạng tình hình hút thuốc lá ở học sinh THPT hiện nay Tình trạng hút thuốc lá ở học sinh THPT mặc dù đã nhận được sự quan tâm từ nhiều ban ngành đoàn thể xong vẫn còn là vấn đề đáng lo ngại Trách nhiệm này không chỉ là nghĩa vụ của các bậc làm cha mẹ, thầy cô giáo mà thuộc về toàn xã hội Nhân viên CTXH và các tổ chức xã hội là một phần trong đó, có nhiệm vụ quan trọng trong việc hỗ trợ các em phát triển một cách toàn diện theo những chuẩn mực mà xã hội mong muốn.
Với đề tài “ Hỗ trợ học sinh THPT từ bỏ hành vi hút thuốc lá” người nghiên cứu hi vọng góp phần đưa ra các phương pháp hỗ trợ, giúp đỡ các em có thể từ bỏ hành vi hút thuốc lá ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, giúp các em phát triển con người một cách toàn diên.
Trong quá trình làm việc với thân chủ, nhân viên CTXH đã làm việc với tinh thần thân thiện, cởi mở, nhiệt tình, thấu cảm Với tinh thần như vậy đã giúp nhân viên CTXH tạo dựng niềm tin với thân chủ, đây là nền móng vững chắc giúp nhân viên CTXH thực hiện các bước hỗ trợ thuận lợi và giúp thân chủ có thể giải quyết được vấn đề của bản thân
Nhân viên CTXH đã tuân thủ đúng các nguyên tắc làm việc của CTXH như : không làm hộ, làm thay, không phán xét thân chủ, tôn trọng và giữ bí mật thân chủ
Trong quá trình làm việc với thân chủ, nhân viên CTXH có điều kiện được áp dụng những kiến thức đã học tại trường đại học vào hoạt động thực tiễn Việc sử dụng các kĩ năng làm việc với cá nhân, với các hệ thống lớn hơn giúp nhân viên CTXH tìm được những nguồn lực hỗ trợ giải quyết vấn đề thân chủ Lý thuyết mô hình hệ sinh thái, mô hình nội ngoại lực được nhân viên CTXH áp dụng vào trường hợp thực tế mang lại những kết quả nhất định trong tiến trình làm việc thân chủ Liệu pháp tư duy, thư giãn, kĩ thuật huấn luyện sự kiên định, phương pháp can thiệp nhận thức – hành vi đã góp phần thành công trong hỗ trợ các thân chủ nhận thức và từ bỏ hành vi hút thuốc lá.
Nhân viên CTXH hi vọng những thành công bước đầu của đề tài sẽ tiếp tục được phát huy, duy trì và đạt được những thành công lớn hơn Và những bài học mà nhân viên CTXH có được trong quá trình thực hiện đề tài sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc tương lai của nhân viên CTXH.
Một số khuyến nghị
Các cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng những chính sách quản lý việc hút thuốc lá cũng như những tác hại của thuốc lá đang ngày một lan rộng trong học đường.
Các cơ quan quản lý nhà nước cần có những chính sách, chương trình và hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm nâng cao nhận thức của các em học sinh THPT về tác hại của thuốc lá cũng như nâng cao nhận thức của người lớn về ảnh hưởng tiêu cực của thuốc lá đối với tâm lý, sức khỏe, nhận thức, hành vi của các em từ đó có những quan tâm kịp thời để các em không sử dụng thuốc lá.
Hình thành và phát triển các tổ chức xã hội cả về số lượng và chất lượng để có thể hỗ trợ học sinh THPT từ bỏ thuốc lá, nói không với thuốc lá Đào tạo và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ CTXH có khả năng chuyên môn, nhiều kinh nghiệm và tận tâm với công tác hỗ trợ các em học sinh hút thuốc lá nói riêng và có các vấn đề khác nói chung.
Gia đình là nhân tố quan trọng giúp các em hình thành nhân cách, do đó bố mẹ, người thân của các em cần quan tâm, chăm sóc tới các em, làm tốt trách nhiệm của người làm cha làm mẹ đối với con cái, có phương pháp giáo dục phù hợp với lứa tuổi, tâm lý các em.
Nhà trường cần tăng cường quản lý, thông tin hai chiều với phụ huynh học sinh khi thấy các em có những biểu hiện hành vi khác lạ Các thầy cô giáo nên tổ chức các buổi thảo luận mở về tác hại thuốc lá, cách phòng chống tác hại thuốc lá qua đó nắm bắt tâm tư nguyện vọng, nâng cao nhận thức các em về tác hại thuốc lá.
1 Chủ biên GS.TS Phạm Huy Dũng, 2007, “Bài giảng Nhập môn CTXH 1”, NXB Đại học sư phạm, Hà Nội.
2 Bộ môn CTXH – ĐH Thăng Long, 2008, Bài giảng “Nhập môn CTXH 2”.
3 Th S Trương Văn Cư – Phó giám đốc thường trực trung tâm TTN miền Bắc
(10/2009), Báo cáo khoa học, “Đoàn TN với việc phòng chống tác hại của thuốc lá và lạm dụng bia, rượu trong thanh thiếu niên”.
4 Bộ Y Tế, Ban chỉ đạo phòng chống tác hại thuốc lá, “Thuốc lá và sức khỏe”, Hà
5 Chính phủ, NQ số 12/2000/NQ-CP của Chính phủ về ban hành “Chính sách quốc gia phòng chống tác hại thuốc lá trong giai đoạn 2001-2010”.
6 Chính phủ, Nghị định số 45/2005/NĐ-CP ngày 6/4/2005 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
7 Thủ tướng Chính phủ, chỉ thị số 12/2007/CT-TTg ngày 10/5/2007 của Thủ tướng
Chính phủ về tăng cường các hoạt động phòng chống tác hại của thuốc lá.
8 Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 1315/2009/QĐ-TTg ngày 21/8/2009 của
Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt kế hoạch thực hiện Công ước khung về kiểm soát thuốc lá.
9 Tổ chức Y tế thế giới, Công ước khung về kiểm soát thuốc lá.
10 Chương trình quốc gia phòng chống tác hại của thuốc lá giai đoạn 2001 –
2010 Bộ Y tế, Trung ương Đoàn, Tổng cục thống kê, Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam (SAVY 2).
11 PGS.PTS Hoàng Long Phát Viện lao và bệnh phổi, “Tác hại của khói thuốc lá với sức khỏe”, 2007.
12 BS Nguyễn Kim Tòng – Trung tâm nghiên cứu – Phổ biến sức khỏe sinh sản,
“Thuốc lá với sức khỏe phụ nữ”, 2009.
13 GS Nguyễn Việt Cồ, PGS PTS Hoàng Long Phát, “Hút thuốc thụ động với sức khỏe trẻ em”, 2007.
14 Bs TTƯT Nguyễn Thìn, “Một cách bỏ thuốc lá hiệu quả”, Báo Sức khỏe và đời sống, số báo cuối tuần 2009.
15 http://www.vinacosh.gov.vn/?mPage08
16 http://www.baomoi.com/Day-manh-cong-tac-phong-chong-tac-hai-thuoc-la/
17 http://www.baomoi.com/Ty-le-hut-thuoc-o-Viet-Nam-van-duy-tri-o-muc-cao/
18 http://dantri.com.vn/c7/s7-468947/no-luc-tang-cuong-phong-chong-tac-hai- thuoc-la.htm
Phiếu khảo sát thực trạng hành vi hút thuốc lá của thanh thiếu niên THPT
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG PHIẾU KHẢO SÁT
BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI ********
Với mục đích tìm hiểu, lượng giá những nguyên nhân khiến cho một bộ phận thanh thiếu niên THPT hút thuốc lá và nhận thức của các bạn về tác hại của việc hút thuốc lá ở lứa tuổi này từ đó sẽ đưa ra một số biện pháp nhằm hỗ trợ những thanh thiếu niên này nâng cao năng lực từ bỏ thuốc lá, xin bạn vui lòng cho chúng tôi biết ý kiến của mình về những câu hỏi dưới đây (khoanh tròn vào phương án lựa chọn) Mọi thông tin mà bạn cung cấp được phục vụ cho mục đích khoa học và hoàn toàn ẩn danh.
Xin bạn vui lòng cho biết một số thông tin cá nhân:
3 Hiện đang là học sinh lớp:
THÓI QUEN VÀ HÀNH VI HÚT THUỐC LÁ:
4 Bạn đã bao giờ hút thuốc lá hay thuốc lào chưa?
Chưa 2 chuyển đến câu 10. 5 Lần gần đây nhất bạn hút thuốc lá/ thuốc lào là khi bạn bao nhiêu tuổi? (Không nhớ ghi 0) 6 Lý do chính khiến bạn bắt đầu hút thuốc lá là gì? Các bạn của bạn đều hút 1
Do bạn gặp vấn đề quá căng thẳng 2
Mọi người xung quanh bạn đều hút 3
Do muốn khẳng định mình 4
Bạn cho rằng hút thuốc lá là sành điệu 5
Bạn hút thuốc là do tò mò 6
Lý do khác (ghi rõ): 7
7 Hiện nay bạn có hút thuốc lá không? Có 1
8 Bạn thường hút bao nhiêu điếu thuốc lá 1 ngày/ 1 tuần/ 1 tháng:
Số điếu: Đơn vị tính: Ngày 1
9 Bạn đã bao giờ cố gắng thử bỏ thuốc lá chưa? Có 1
Xin bạn hãy mô tả việc đó xảy ra trong hoàn cảnh nào? Có vấn đề gì tác động đến bạn làm bạn thay đổi hành vi hút thuốc lá? Bạn cảm thấy việc giảm hoặc từ bỏ thuốc lá có khó khăn không? Cách bạn từ bỏ? Ai là người giúp đỡ bạn từ bỏ? Có những thay đổi tâm sinh lý nào khi bạn từ bỏ thuốc lá? Chưa 2
10 a Hiện nay, có ai trong gia đình bạn hút thuốc lá không (không kể bạn)? Có 1
Không 2 chuyển đến câu 11 b Đó là những ai? Mẹ 1
11 Hiện nay có người bạn thân nào của bạn hút thuốc không? Có 1
12 Khi bạn hút thuốc lá, ai là người nhắc nhở bạn ngừng hút thuốc lá ? Phản ứng của bạn khi bị phản đối là gì?
Phản ứng của học sinh hút thuốc lá khi bị nhắc nhở ngừng hút
Bố mẹ Thầy cô Bạn bè Đối tượng khác
Tạm thời ngừng việc hút thuốc lá và hút vào lúc khác. Đưa ra những lời lẽ bao biện về hành vi hút thuốc lá của mình và tiếp tục hút.
Không lắng nghe, cười nhạo.
Chia sẻ việc hút thuốc lá của bản thân, muốn từ bỏ nhưng chưa biết từ bỏ bằng cách nào
CÔNG TÁC HỖ TRỢ CHO HỌC SINH HÚT THUỐC LÁ:
13.A Bạn nhận thấy mình cần có người hỗ trợ để giảm dần và từ bỏ hành vi hút thuốc lá không?
Nếu có xin bạn vui lòng trả lời các câu hỏi sau:
13 B Bạn đã bao giờ nhận được lời khuyên hay sự tư vấn nào về các cách thức giảm, bỏ hút thuốc lá chưa? Có 1
Bạn nhận được những lời khuyên này từ ai? Bố mẹ 1
Cơ sở tư vấn, hỗ trợ bên ngoài xã hội 5.
NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU
1 Phỏng vấn sâu cô Đào Thị L – Một phụ huynh có con là học sinh lớp 12 hút thuốc lá.
Nhân viên CTXH: Cháu chào cô ạ! Thưa cô, cháu đang thực hiện đề tài khóa luận Công tác xã hội với vấn đề nâng cao nhận thức về tác hại thuốc lá cho học sinh THPT hiện nay Cháu được biết em Đ nhà mình hiện đang hút thuốc lá, cháu rất muốn được trò chuyện, hỏi han cô về tình hình hút thuốc lá của em Đ?
Cô L: Uh đúng rồi, Đ nhà cô nó có hút thuốc lá cháu ạ
Nhân viên CTXH: Cô có thể cho cháu biết em Đ hút thuốc lá từ bao giờ không ạ? Mỗi ngày em hút chừng bao nhiêu điếu thuốc? Loại thuốc em hay hút là gì ạ?
Cô L: “ Nó hút thuốc cũng được 2 năm nay rồi cháu ạ Từ năm lớp 11 tới giờ.
Cô cấm, khuyên đủ kiểu chẳng nổi, nó ngụy biện lắm lý Bố nó cũng hút thì khuyên bảo gì Nhưng cái chính bạn bè ở trường của nó cũng hút thuốc, bố nó hút lâu rồi, nó học đòi theo bạn bè mà thôi Mỗi ngày cô cũng không kiểm soát được hút bao nhiêu điếu, bởi nhà cô bán hàng bánh kẹo thuốc lá, ra vào nó lấy cô cấm không nổi Nó hút vina cháu ạ, các loại đắt hơn cô không bán, bán không đủ lãi phục vụ bố con nó”
Nhân viên CTXH: Vậy thưa cô, theo cô nguyên nhân chính khiến em Đ hút thuốc lá là gì ạ?
Cô L: Theo cô cũng nhiều nguyên nhân cháu ạ Thứ nhất thì do đặc điểm tâm lý lứa tuổi này, thích thể hiện mình đã lớn, cậu Đ nhà cô lại có thêm nhiều yếu tố ngoại cảnh tác động: bố thì suốt ngày kè kè điếu thuốc, bạn bè ở trường thì toàn bạn cũng hút thuốc Mà hút thuốc thì bảo độc hại chứ cụ thể thì biết độc hại thế nào đâu
Nhân viên CTXH: Vậy cô đã từng khuyên bảo em Đ thế nào khi em bắt đầu hút thuốc ạ?
Cô L: Cô cấm ngay, còn đánh mắng Một thời gian tưởng nó bỏ không hút, nào ngờ nó hút khi vắng mặt cô Cô thì bận quán xá suốt ngày cũng không đôn đốc nhắc nhở thường xuyên được đâu cháu! Nói mãi chẳng được cô đành để em hút thôi. Mỗi lần xem Tivi có nói về thuốc lá độc hại, cô đều chỉ cho bố con nó xem, nhưng có ai biết sợ là gì đâu Mà có vẻ bỏ thứ này cũng khó đấy cháu ạ, có phải muốn bỏ là bỏ được đâu Bao nhiêu người biết có hại mà vẫn hút đấy thôi, bỏ làm sao được.
Nhân viên CTXH: Vâng thưa cô, vậy theo cô được biết thì hút thuốc lá có tác hại như thế nào ạ? Bản thân cô có thường xuyên bị hít phải khói thuốc lá không?Trong gia đình mình còn ai thường xuyên hít phải khói thuốc lá nữa ạ? Mọi người phản ứng ra sao thưa cô?