Kế hoạch Triển khai thực hiện Chương trình dịch vụ (trọng tâm là phát triển dịch vụ, du lịch có chất lượng và giá trị gia tăng cao) (2)
ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMTHÀNH PHỐ HUẾ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số : 165/KH-UBND Huế, ngày 18 tháng 01 năm 2012KẾ HOẠCHTriển khai thực hiện Chương trình dịch vụ (trọng tâm là phát triển dịch vụ, du lịch có chất lượng và giá trị gia tăng cao) ------------Thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành Đảng bộ thành phố khóa X, Nghị quyết số 01/2011/NQ-HĐND ngày 20/12/2011 của HĐND Thành phố về nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội năm 2012 và Chương trình công tác năm 2012 của UBND Thành phố, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng, chỉnh trang đô thị gắn với xây dựng nếp sống văn minh đô thị, bảo vệ môi trường với những nội dung chủ yếu sau:I. MỤC TIÊU, CHỈ TIÊU.Đẩy mạnh đầu tư nâng cấp, phát triển hạ tầng dịch vụ, du lịch, thương mại, tạo bước phát triển đột phá trong ngành dịch vụ -du lịch. Tập trung phát triển các ngành có thế mạnh, lợi thế, có chất lượng cao, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội. Nâng cao chất lượng du lịch - dịch vụ, sản phẩm dịch vụ; năm 2012 phấn đấu đón trên 1,8 triệu lượt khách du lịch; doanh thu du lịch trên địa bàn tăng 20%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tăng 25%. Phối hợp cùng với Tỉnh tổ chức thành công năm du lịch du lịch quốc gia Huế 2012 và Festival Huế 2012. Tiếp tục xây dựng thành phố Huế xứng đáng là thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, một trung tâm văn hoá du lịch và kinh tế trọng điểm của miền Trung, vùng đất nhiều tiềm năng hấp dẫn đầu tư và thương mại dịch vụ.Phát huy các tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại để trở thành một trong những lĩnh vực phát triển nhanh, bền vững, chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu GDP. Chú trọng các loại hình dịch vụ trình độ cao, nâng cao chất lượng dịch vụ tiến tới đạt tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Phát triển các lĩnh vực dịch vụ chuyên sâu, kết cấu hạ tầng thương mại theo hướng văn minh, hiện đại. Khai thác và huy động mọi nguồn lực, tập trung phát triển nhanh hơn về kinh tế; đầu tư nâng cấp đô thị Huế, tạo điều kiện để phát triển mạnh các hoạt động dịch vụ, du lịch, thương mại có chất lượng cao; bảo đảm an sinh xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo quốc phòng - an ninh.I. NHIỆM VỤ CỤ THỂ.1. Du lịch:Tập trung khảo sát, nghiên cứu để phát hiện, khai thác các tài nguyên du lịch mới phục vụ cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch độc đáo, đặc sắc. Xây dựng kế hoạch triển khai Chương trình phát triển Du lịch năm 2012; Kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch tại các thời điểm trong năm 2012; Kế hoạch và triển khai tổ chức các hoạt động 1 Văn hoá - Du lịch năm 2012 gắn với các ngày lễ, các sự kiện, trọng tâm là các hoạt động trong chương trình năm du lịch quốc gia 2012, Festival Huế 2012, Tết Nguyên đán Nhâm Thìn .Tiếp tục đầu tư, tôn tạo hoàn thiện các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh phục vụ nhu cầu thăm viếng, lễ hội của nhân dân và tham quan của du khách; như: Chỉnh trang tôn tạo sông Ngự Hà, Chỉnh trang bờ sông Hương… Xây dựng các tuyến du lịch du lịch mới và phát triển, hoàn chỉnh các tuyến du lịch: nhà vườn Phú Mộng Kim Long, du lịch Huế xanh, vườn quả đặc sản Thủy Biều, tuyến du lịch thượng thành, du lịch đồi vọng cảnh, du lịch tôn giáo và tín ngưỡng, phố đêm chợ đêm . phát triển, khôi phục nghề và làng nghề thủ công truyền thống. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp triển khai các dự án du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái tại xã Thủy Biều, Thủy Xuân, An Tây .Tập trung triển khai công tác đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng theo hướng chuẩn hóa đội ngũ nhân lực ngành du lịch, chú trong đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nghành nghề cụ thể như tiếp tân, buồng, bàn, hướng dẫn viên du lịch….Tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về du lịch; Tăng cường công tác thẩm định chất lượng trong ngành du lịch, đảm bảo duy trì chất lượng và sức cạnh tranh cho sản phẩm, dịch vụ du lịch thể hiện qua thương hiệu du lịch được thực hiện thông qua hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành và được xếp hạng, công nhận và quảng bá rộng rãi.Xây dựng phương án đảm bảo trật tự trị an, vệ sinh, môi trường tại các điểm tham quan du lịch, nơi công cộng (bến xe, bến thuyền, nhà ga, sân bay, điểm vui chơi giải trí, điểm bán hàng, cơ sở lưu trú, nhà hàng,…). Đặc biệt quan tâm đến chất lượng dịch vụ phục vụ du khách, trước hết là dịch vụ : Lễ tân, buồng, nhà hàng, các dịch vụ vui chơi giải trí, mua sắm, dịch vụ thuyết minh viên tại các điểm thăm quan… Xây dựng các khu vệ sinh công cộng phù hợp với cảnh quan phục vụ du khách tại các điểm di tích.Phát động chiến dịch nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch trên địa bàn thành phố thông qua việc lựa chọn và biểu dương các dịch vụ hàng đầu của ngành du lịch thành phố để giới thiệu, quảng bá rộng rãi với du khách trong và ngoài nước. Đồng thời duy trì, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch hiện có và từng bước đưa vào khai thác các sản phẩm, tour mới; Tăng cường công tác quảng bá xúc tiến du lịch, giới thiệu hình ảnh điểm đến thành phố thông qua nhiều kênh tuyên truyền (báo đài, ngoại giao đoàn, hàng không…).2. Thương mại:Tăng cường đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật thương mại theo quy hoạch, kế hoạch và các dự án đầu tư đã được phê duyệt tạo động lực thúc đẩy hoàn thành các mục tiêu đề ra. Đôn đốc các doanh nghiệp đã đầu tư các khu đất của thành phố triển khai đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa, khuyến khích các thành phần kinh tế mở rộng và nâng cao chất lựợng các loại hình thương mại, dịch vụ có tiềm năng trên địa bàn thành phố.2 Triển khai thực hiện có hiệu quả các đề án xúc tiến thương mại, xây dựng qũy xúc tiến thương mại địa phương nhằm hỗ trợ cho các cơ sở công nghiệp, làng nghề mở rộng quy mô, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, giá trị gia tăng cao để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, tạo thêm mặt hàng xuất khẩu chủ lực và quảng bá, giới thiệu sản phẩm hàng hóa của địa phương đến thị trường trong và ngoài nước.Tiếp tục hoàn thiện các trung tâm thương mại ở đường Hùng Vương, Nguyễn Tri Phương - Hà Nội, Bến Nghé, Lê Lợi, Phạm Ngũ Lão .Đẩy nhanh tiến độ xây dựng chợ Phú Hậu, dự án xây dựng trung tâm thương mại dịch vụ An Hoà, các khu du lịch sinh thái tại phường Thủy Biều, Thủy Xuân .Triển khai kế hoạch phát triển mạng lưới thương mại nội địa đến năm 2020 và tiếp tục thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo nghị định 02/NĐ-CP, Nghị định 114/2009/NĐ-CP. Củng cố, sắp xếp và sửa chữa nâng cấp các chợ trên địa bàn. Nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước tạo môi trường cho mọi thành phần kinh tế hoạt động có hiệu quả, cạnh tranh lành mạnh. Chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát thị trường đảm bảo cho hoạt động sản xuất, kinh doanh đúng pháp luật; theo dõi chặt chẽ diễn biến thị trường, giá cả, cung cầu hàng hóa trên địa bàn thành phố và có biện pháp điều tiết, bình ổn thị thị trường nhất là các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống nhân dân, không để xẩy ra tình trạng sốt giá thiếu hàng bán, trong các dịp Lễ, Tết và nhu cầu phòng chống thiên tai; xử lý các hành vi đầu cơ, găm hàng, nâng giá bất chính gây mất ổn định thị trường theo quy định của pháp luật. Củng cố nâng cao hiệu quả hoạt tuyến phố đêm đường Nguyễn Đình Chiểu.3. Tài chính ngân hàng, bảo hiểm.Tạo môi trường thuận lợi cho các tập đoàn tài chính, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế tham gia mở các dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm trên địa bàn như: tạo quỹ đất để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất; xây dựng đội ngũ có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực dịch vụ tài chính ngân hàng , bảo hiểm .Tạo các điều kiện cho các ngân hàng triển khai rộng rãi các dịch vụ thanh toán thanh toán điện tử. Đa dạng hóa các dịch vụ tài khoản, tài khoản cá nhân để thu hút nguồn vốn. Phát triển dịch vụ cho thuê tài chính, sàn giao dịch điện tử, thương mại điện tử, tư vấn quốc tế .Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển hoạt động tư vấn về pháp luật bảo hiểm, phát triển các dịch vụ tài chính về dịch vụ bảo hiểm hàng không, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm xuất khẩu…4. Bưu chính viễn thông.Phát triển ngành bưu chính viễn thông theo hướng hiện đại và đủ mạnh để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của trung tâm đô thị cấp quốc gia, thành phố du lịch, thành phố Festival và các du khách trong nước, quốc tế. Cáp quang hoá và ngầm hoá các tuyến đường truyền dẫn đảm bảo mỹ quan và vận hành an toàn. Xây dựng các Trạm Bưu cục tại các khu đô thị mới …3 Khuyến khích các tập đoàn, các công ty, doanh nghiệp đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông, các loại hình dịch vụ mới phục vụ nhu cầu của nhân dân và phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Phát triển dịch vụ kho bãi, dịch vụ cung cấp hàng hóa, dịch vụ thanh toán hàng hóa phù hợp với nhu cầu phát triển thương mại điện tử. Tăng cường đầu tư hoạt động bưu chính viễn thôngKhuyến khích các doanh nghiệp tham gia sàn Giao dịch thương mại điện tử Thừa Thiên Huế. Đây là nơi cung cấp thông tin giới thiệu về tiềm năng kinh tế thương mại và du lịch của tỉnh, nơi quy tụ các cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm dịch vụ trên Internet. 5. Giao thông vận tải.Đầu tư phát triển và nâng cấp hệ thống đường bộ, cầu cống nối kết các điểm du lịch trên địa bàn thành phố và các địa phương lân cận để phát triển du lịch, phát triển mạng lưới dịch vụ vận tải công cộng theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng vận tải hành khách và hàng hóa.Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh phát triển đa dạng loại hình vận tải như: vận tải du lịch, dịch vụ xe buýt, đưa đón học sinh, đưa đón du khách tham quan các danh lam thắng cảnh ,vận chuyển hàng hoá .Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phương tiện vận tải phục vụ dịch vụ tham quan du lịch, các tour tuyến đường dài, khuyến khích đầu tư xe có trọng tải từ 45 chỗ ngồi trở lên nhằm đáp ứng nhu cầu mở tour tuyến du lịch quốc tế và liên tỉnh.Đầu tư xây dựng, nâng cấp các bến bãi trên địa bàn thành phố nhằm tạo điều kiện cho vận tải phát triển. Phát triển bến xe liên tỉnh ở phía Bắc thành phố. Đầu tư xây dựng đồng bộ, đúng quy chuẩn các bến thuyền Toà Khâm, bến số 5 Lê Lợi để đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch trên sông.II. Nguồn lực:1. VốnĐể đạt mục tiêu tăng trưởng các ngành dịch vụ, năm 2012 ngành dịch vụ cần huy động từ 1.000-1.500 tỷ đồng vốn đầu tư; trong đó đầu tư từ ngân sách nhà nước khoảng 40 %; từ vốn tín dụng 20%; huy động vốn tự có của các doanh nghiệp và dân cư đầu tư dự kiến 20%; ODA và các nguồn viện trợ khác khoảng 20% đây là nguồn vốn rất lớn, nhưng nếu không huy động được sẽ khó bảo đảm các mục tiêu đề ra. Để có đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển, cần thực hiện các cơ chế, chính sách tạo môi trường kinh doanh thực sự thông thoáng cho các nhà đầu tư, xây dựng chính sách thu hút nguồn lực, nguồn vốn đầu tư nước ngoài, đầu tư xã hội hóa và đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước đối với ngành dịch vụ; khuyến khích các doanh nghiệp đã đầu tư phát triển các lĩnh vực dịch vụ có hiệu quả; khuyến khích và tạo điều kiện về nhiều mặt như đất, hạ tầng kỹ thuật – xã hội, đẩy mạnh xã hội hoá để huy động nguồn lực trong nhân dân, vốn đầu tư từ các địa phương trong cả nước và vốn đầu tư nước ngoài. Tăng cường các biện pháp kích cầu đầu tư, trong đó đẩy mạnh việc thực hiện xã 4 hội hoá đầu tư trong ngành giáo dục, y tế và hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị. 2. Nhân lực Đào tạo, đào tạo lại nguồn nhân lực nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng theo hướng chuẩn hóa đội ngũ nhân lực ngành du lịch, đây là một trong những điều kiện tiên quyết để phát triển dịch vụ, hội nhập kinh tế quốc tế thành công. Tăng cường công tác tuyên truyền vận động tạo chuyển biến đồng bộ trong nhận thức và năng lực của các cấp các ngành, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý khu vực dịch vụ để tạo nên sự thống nhất, đồng bộ trong hành động phát triển dịch vụ. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, nhất là những đối tượng liên quan trực tiếp đến lĩnh vực dịch vụ. Thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo, đào tạo lại; sử dụng và phát huy có hiệu quả đội ngũ lao động tỉnh; ưu tiên đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành du lịch, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, bưu chính viễn thông…III. Phân công thực hiện1. Giao Trưởng phòng ban chuyên môn chủ trì, chịu trách nhiệm triển khai, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng kế hoạch chi tiết, công việc cụ thể để triển khai thực hiện tốt kế hoạch này; có báo cáo thàng tháng, hàng quý về kết quả thực hiện gửi về Văn phòng HĐND và UBND thành phố để tổng hợp báo cáo UBND thành phố.2. Thủ trưởng các đơn vị có liên quan và chủ tịch UBND các phường có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với đơn vị chủ trì trong quá trình triển khai kế hoạch.3. Phòng Tài chính Kế hoạch có trách nhiệm tham mưu đôn đốc, đề xuất bố trí các nguồn kinh phí đảm bảo cho các cơ quan có liên quan hòan thành được nhiệm vụ được giao.4. Văn phòng HĐND và UBND thành phố chịu trách nhiệm báo cáo thường xuyên với Chủ tịch UBND thành phố về kết quả thực hiện của các đơn vị có liên quan.Nơi nhận TM. ỦY BAN NHÂN DÂN- TVTU, TTHĐNDTP CHỦ TỊCH - CT, các PCT UBND TP;- Các cơ quan ban ngành thuộc Thành phố;- UBND các phường;- VP: LĐ và các CV;- Lưu VT. Phan Trọng Vinh5 . 2012KẾ HOẠCHTriển khai thực hiện Chương trình dịch vụ (trọng tâm là phát triển dịch vụ, du lịch có chất lượng và giá trị gia tăng cao) ----------- -Thực hiện. dựng kế hoạch triển khai Chương trình phát triển Du lịch năm 2012; Kế hoạch xúc tiến quảng bá du lịch tại các thời điểm trong năm 2012; Kế hoạch và triển khai