Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 20 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
20
Dung lượng
213,5 KB
Nội dung
BứctranhkinhtếhộnôngdânhiênnayvàmộtsốvấnđềđặtraMột động thái tích cực rất đáng được lưu ý của kinhtếhộnôngdân là sự xuất hiện ngày càng nhiều các hộ bứt phá khỏi tình trạng tự cung, tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa, trong đó phương thức trang trại gia đình phát triển mạnh và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản. 1 - Đổi mới vị trí, vai trò của kinhtếhộ Trong thời kỳ chiến tranh, hộ gia đình Việt Nam vừa cung cấp nguồn nhân lực, vừa là nguồn của cải vật chất (chưa nói tới tinh thần) cho cuộc chiến, đồng thời lại là nơi sản xuất vật chất để bảo đảm cuộc sống không những cho gia đình (chỉ với 5% quỹ đất canh tác được chia cho các hộ gia đình làm kinhtế vườn theo lối tự túc, tự cấp), mà còn đóng vai trò là hậu phương lớn miền Bắc cho tiền tuyến lớn miền Nam (trên cơ sở phát triển hợp tác xã theo kiểu cũ). Vai trò của kinhtếhộ có nhiều thay đổi cả về phương thức quản lý lẫn lao động sản xuất, nhất là kể từ khi phong trào hợp tác xã mất dần động lực phát triển. Mốc quan trọng của sự thay đổi đó là sự ra đời của Chỉ thị 100, ngày 31-1-1981 của Ban Bí thư về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã. Tiếp theo đó, Nghị quyết 10, ngày 5-4-1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý nông nghiệp đã tạo cơ sở quan trọng đểkinhtếhộnôngdân trở thành đơn vị kinhtế tự chủ trong nông nghiệp. Ngoài ra, đối với khu vực nông, lâm trường, nhờ có Nghị định số 12/NĐ-CP, ngày 3-2-1993 về sắp xếp tổ chức và đổi mới cơ chế quản lý các doanh nghiệp nông nghiệp nhà nước, các nông, lâm trường đã từng bước tách chức năng quản lý nhà nước đối với quản lý sản xuất, kinh doanh, các gia đình nông, lâm trường viên cũng được nhận đất khoán và hoạt động dưới hình thức kinhtế hộ. Tuy những đặc điểm truyền thống của kinhtếhộvẫn không thay đổi, nhưng việc được giao quyền sử dụng đất lâu dài đã làm cho hộ gia đình trở thành đơn vị sản xuất, kinh doanh tự chủ, tự quản. Động lực mới cho sự phát triển kinhtế trong nông nghiệp, nông thôn đã xuất hiện. 2 - Những kết quả tích cực bước đầu Chủ trương, chính sách về giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài cho kinhtếhộ (đất nông nghiệp 20 năm, đất lâm nghiệp 50 năm) đã nhanh chóng đi vào cuộc sống của hàng triệu hộnông dân. Và mặc dầu phong trào hợp tác xã không còn phát huy tính tích cực như xưa, nhưng diện mạo của kinhtếhộnôngdân Việt Nam đã thay đổi một cách cơ bản, nhất là ngày càng có nhiều đóng góp cho việc giải phóng sức sản xuất, nâng cao sản lượng nông nghiệp, mở mang ngành nghề mới, nâng cao thu nhập. Theo số liệu điều tra, trên 74,5% sốhộ đã có từ 2 - 4 loại hình hoạt động sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập (1) . Cơ cấu hộnôngdân theo ngành nghề đang chuyển dịch theo hướng tăng dầnsố lượng và tỷ trọng nhóm các hộ tham gia sản xuất phi nông nghiệp, như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; sốhộ làm nông, lâm nghiệp và thủy sản giảm từ 80,9% năm 2001 xuống còn 70,9% năm 2006. Các nghiên cứu đều cho thấy, giai đoạn 2001 - 2006 tốc độ chuyển dịch ấy đã diễn ra nhanh hơn trước. Nếu thời gian này GDP nông nghiệp đóng góp 20,23% vào cơ cấu kinh tế, nhưng là nền tảng của sự ổn định chính trị - xã hội vì chúng ta có tới trên 70% dânsố sống tại nông thôn, thì trong số đó, đã có tới 40% dânsốnông thôn có nguồn thu từ công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Đây là một động thái tích cực. Trong bản thân lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản, sốhộ sản xuất thuần túy nông nghiệp giảm dần, trong lúc sốhộ tham gia sản xuất lâm nghiệp, thủy sản tăng lên. Tuy vậy, tính đến năm 2006, số lượng và tỷ trọng các hộ trong lĩnh vực thủy sản (chiếm 6,2%), lâm nghiệp (chiếm 0,3%) vẫn bị đánh giá là còn quá thấp, chưa tương xứng với tiềm năng thực tế. Trong bản thân kinhtếhộ trang trại cũng có sự phát triển về chất, xuất hiện nhiều nhu cầu đầu tư vốn lớn, thuê đất canh tác và lao động thường xuyên hoặc theo thời vụ, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu cây, con theo hướng đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu thị trường. Chẳng hạn, trang trại chăn nuôi tăng rất nhanh, bên cạnh số trang trại sản xuất cây hàng năm và cây lâu năm cũng có sự phát triển về số lượng và chất lượng. Lượng hàng hóa nông sản của các trang trại đang ngày càng có vị trí trên thương trường. Mộtsố các trang trại lớn đã bắt đầu phát triển thương hiệu, mở rộng các quan hệ làm ăn với các công ty lớn trong chế biến, thu mua và xuất khẩu. Khi nhắc tới những thành tựu chung của kinhtếđất nước như giữ được vị thứ thứ hai thế giới về xuất khẩu gạo (tính đến năm 2007), đứng đầu về xuất khẩu cà phê rô-bu-sta và hạt tiêu, một trong 10 nước hàng đầu về thủy sản , thì phải nói, kinhtếhộnông nghiệp trong nông thôn đã đóng vai trò chính trong việc tạo ra lượng hàng hóa lớn để phục vụ xuất khẩu. Trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, đã có 5 mặt hàng đã đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỉ USD. Đó là thủy sản (3,8 tỉ USD), gỗ (2,4 tỉ USD), cà phê (1,86 tỉ USD), gạo (1,46 tỉ USD), cao su (1,4 tỉ USD). 3 - Khó khăn và thách thức trong thời gian tới - Khó khăn và thách thức lớn đối với nôngdân nước ta nói chung vàkinhtếhộ nói riêng trong tiến trình hội nhập ngày một sâu vào kinhtế thế giới là chênh lệch lớn về năng suất lao động giữa công nghiệp, dịch vụ vànông nghiệp. Đây là một trong số các nguyên nhân chính đang làm tăng thêm khoảng cách cả thu nhập lẫn mức chi tiêu giữa nông thôn và thành thị Thêm vào đó, tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn tuy đã giảm mạnh, tới hơn một nửa trong khoảng thời gian 10 năm, năm 1993 - 2004, từ 66,4% xuống còn 25%. Hai năm gần đây, tỷ lệ hộ nghèo của cả nước đã giảm từ 15,47% năm 2006 xuống còn 14,75% năm 2007, vượt kế hoạch đềra (16%). Nhưng trong nông thôn, cá biệt mộtsố tỉnh miền núi, tại những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, sốhộ nghèo vẫn còn chiếm tỷ trọng cao: ở Lai Châu hiệnnay là 55,32%; Điện Biên 40,77%; Hà Giang 39,44% và Bắc Kạn 37,8%. Dù khu vực nông thôn chiếm tới 90% sốhộ thuộc diện nghèo của cả nước, nhưng tốc độ giảm nghèo ở nông thôn vẫn chậm hơn thành thị tới 20%. Tính bền vững trong các trường hợp thoát đói nghèo trong nông nghiệp, nông thôn không chắc chắn, do thiên tai, dịch bệnh, ốm đau Điểm xuất phát thấp, tốc độ phát triển chậm, rủi ro lớn, thì khoảng cách khó có thể rút ngắn nếu không có những giải pháp mang tính đột phá. Nếu chia toàn bộ dânsốra 5 nhóm bằng nhau về số người và theo các mức thu nhập từ thấp đến cao đểso sánh chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% dânsố giàu nhất với nhóm 20% dânsố có mức thu nhập thấp nhất, thì nếu năm 1994, chênh lệch giữa nhóm giàu và nghèo là 6,50 lần, đến năm 2006 đã tăng lên 8,34 lần. Nhưng nếu nhóm dânsố càng nhỏ lại, 10%, hay 5%, thì sự chênh lệch thu nhập giữa nhóm giàu và nhóm nghèo lại càng tăng lên đáng kinh ngạc. Theo một cách suy luận khác, chênh lệch giàu nghèo là rất lớn khi đang tồn tại nghịch lý ở Việt Nam, rằng thu nhập GDP đầu người còn rất thấp, nhưng giá nhà, đất lại cao, ngang với cả những nước có thu nhập GDP cao gấp hàng chục lần. - Hộnôngdân thường rất dễ bị tổn thương trước sự chi phối khắc nghiệt của quy luật thị trường. Cơ hội kiếm tiền đến với người có vốn, có điều kiện về thông tin, và kể cả điểm xuất phát cao, sẽ nhiều hơn rất đáng kể so với các đối tượng khác, nhất là người nghèo. Về nguyên lý, thị trường dường như mang lại cơ hội cho tất cả mọi người, nhưng không phải mọi người đều có đủ khả năng như nhau để tận dụng cơ hội đó. Người nắm thông tin, người nhiều vốn, người lanh lợi và phải có chút "tinh quái" mới tận dụng cơ hội tốt hơn và do đó giàu lên nhanh hơn. Không ít người lợi dụng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước những năm gần đây nắm giữ nhiều cổ phiếu; hay những người biết trước thông tin về quy hoạch nên đầu cơ được những khu đất đắc địa , từ đó càng có điều kiện thu vén những nguồn lợi từ các cơ hội tốt, lại càng có điều kiện tích lũy làm giàu - giàu sẽ dễ giàu thêm hơn, nghèo thì thua thiệt vàdễ nghèo đi. Nhiều hộnôngdân đang rơi vào cảnh thua thiệt trước "vòng xoáy" của các quy luật thị trường, nhất là ở những nơi hợp tác xã không còn tồn tại, chính quyền cơ sở lại yếu kém, thì không biết dựa vào đâu? Bởi vậy, sự nghiệt ngã của tình cảnh "nghèo thì nghèo thêm, giàu thì giàu nhanh hơn" đang là tác nhân chính khoét sâu thêm hố ngăn cách giàu nghèo giữa người giàu và người nghèo, giữa nông thôn và thành thị. Đây là nguyên nhân chính của hiện tượng số người tự do di cư ra thành thị kiếm việc làm đang tăng lên. Họ luôn trong tâm lý lo sợ rủi ro, bởi vậy, tư duy "ăn chắc, mặc bền" vẫn là phổ biến, có đồng nào đổ vào "xây nhà xây cửa" chắp vá, cơi nới một cách manh mún và rất tốn kém. - Vốn tích lũy của các hộ gia đình cũng có sự phân biệt khá rõ giữa các loại hình sản xuất. Theo số liệu của tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn năm 2006 của Tổng cục Thống kê, tính đến giữa năm 2006 vốn tích lũy bình quân mộthộnông thôn là 6,7 triệu đồng, tăng gấp 2,1 lần so với thời điểm tháng 10 năm 2001. Nhưng vốn tích lũy của các hộ sản xuất phi nông nghiệp vẫn vượt lên cao hơn các hộ thuần nông. Hộvận tải tích lũy bình quân là 14,9 triệu đồng, hộ thương nghiệp là 12,1 triệu đồng, hộ thủy sản là 11,3 triệu đồng, trong khi đó hộnông nghiệp thuần chỉ tích lũy dưới 4,8 triệu đồng. Lý do chính của việc tiết kiệm tiền trong phần đông các hộ gia đình nông thôn (2) không phải là để tích lũy mở rộng sản xuất, mà 82% số người được hỏi trả lời là để chi trả khám và chữa bệnh khi cần thiết và 70% trả lời là đểđề phòng các nhu cầu chi tiêu Người nôngdân bị thu hồi đất cho công nghiệp hóa, hay đô thị hóa cũng rơi vào tình trạng tư liệu sản xuất bị mất hoặc giảm đi, trong lúc chưa chuẩn bị kịp các điều kiện để chuyển đổi nghề nghiệp. Phần đông nôngdân có tiền (tiền đền bù do bị thu hồi đất) cũng khó tìm phương án nào cho hiệu quả để sử dụng cho sản xuất, kinh doanh làm cho nó sinh sôi nảy nở. đột xuất khác, chỉ 6% mong đợi lợi nhuận hay lãi suất. - Trong kinhtế thị trường, việc tìm ra cây gì, con gì để cho sản xuất hàng hóa lớn đã khó, thì việc tiếp cận đầu vào và đầu ra cho sản xuất nông nghiệp mấy năm gần đây cũng đang khó khăn không kém. Đã thế, thị trường đầu vào của sản xuất nông nghiệp biến động rất bất lợi cho các hộnông dân, giá lên cao liên tục, giao thông khó khăn, vốn ít nên khó khăn trong việc mua giá thấp với khối lượng lớn (mua buôn), mua lẻ thì giá lại rất cao, thiếu những nhà cung cấp tin cậy và ổn định, và còn thiếu cả thông tin để có cơ hội lựa chọn phương án tối ưu. - Khó khăn trong khâu sơ chế và chế biến sau thu hoạch cũng là một cản trở lớn đối với kinh tếhộnông dân. Phần lớn các hộnôngdân đều thiếu kỹ thuật và khả năng sơ chế nông sản sau thu hoạch, thiếu thông tin thị trường, chi phí giao dịch cao Nên phần lớn nông sản chưa nâng được thêm giá trị kinhtế đáng kể trong các khâu tiếp theo của quy trình sản xuất đến tay người tiêu dùng, kể cả mẫu mã, tiếp thị và tiêu thụ, xuất khẩu. - Nhiều hộnôngdân đang rất cần đến những sự trợ giúp có tính chất cộng đồng, hiệp hội ngành hàng hay hợp tác trong các khâu, nhất là đầu vào và đầu ra của sản xuất, nhưng các hợp tác xã (HTX) hiệnnay trong nông nghiệp, nông thôn chưa đáp ứng đầy đủ, do chưa hoạt động thật hiệu quả và thiết thực. Theo số liệu điều tra của Trung tâm Phát triển nông thôn (RUDEC) năm 2007, thì HTX chỉ đáp ứng 6,9% nhu cầu phân bón và 13,8% nhu cầu giống, trong khi đó các đại lý tư nhân cung cấp tới 59,2% phân bón và 43,1% giống (xem bảng). Thực trạng chung của các HTX là, mức vốn hoạt động còn nhỏ, đặc biệt là các HTX trong nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng, thương mại. Tỷ lệ vốn cố định ở các HTX rất cao, từ trên 70% đến 95%. Tình trạng này làm cho HTX thường không đủ vốn lưu động để hoạt động, do đó cũng không phát huy được vốn cố định, trong khi vay ngân hàng thì gặp nhiều khó khăn về tài sản thế chấp. Ngược lại, trong lĩnh vực tín dụng thì tỷ trọng vốn cố định rất thấp (chưa đạt 5%), dẫn đến tình trạng chung ở các quỹ tín dụng là cơ sở làm việc rất nghèo nàn, không bảo đảm an toàn cho việc mở rộng hoạt động huy động và cho vay. Tỷ lệ HTX có quan hệ tín dụng với ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác chỉ bằng 11,3% số HTX được thống kê, điều đó cho thấy các HTX chưa phát triển các quan hệ tín dụng với ngân hàng để có thêm vốn phát triển các dịch vụ phục vụ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của xã viên. - Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt đối với quá trình sản xuất nông nghiệp. Nhưng khó khăn lớn hiệnnay là diện tích đấtnông nghiệp đang mất vào các khu công nghiệp, khu đô thị và giao thông với tốc độ quá nhanh. Đất trồng lúa nước năm 2005 đã giảm trên 302 ngàn héc-ta so với năm 2000. Theo số liệu thống kê, trong 5 năm qua cả nước đã có khoảng 13% sốhộnôngdân bị mất đất, mà lý do chính là bị thu hồi do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa. Trong khi đó, nhiều hộ khác tuy đã năng động chuyển đổi ngành nghề, nhưng vẫn không đủ "can đảm" (tính chắc chắn của nghề mới chưa bảo đảm cho các hộ chuyển nghề yên tâm) để nhượng ruộng cho người khác canh tác hay thuê người làm. Phần lớn là giữ đất hay có chăng cũng là cho con cháu làm để vừa đủ mức nộp thuế sử dụng đất. Bởi vậy, tốc độ tích tụ, hoặc dồn điền, đổi thửa diễn ra quá chậm so với nhu cầu phát triển sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, tình trạng lãng phí sử dụng đất diễn ra khá phổ biến. Tại Nam Định, có địa phương người nôngdân muốn trả ruộng thì chính quyền xã không nhận, vì thời hạn giao đấtvẫn còn hiệu lực, nếu nhận thì xã không thu được lệ phí. Trong khi đó người dân nơi khác đến canh tác thì khó khăn do chính sách cư trú Tại huyện Từ Sơn, Bắc Ninh có 10.600 hộnôngdân mất đất, làm cho 21.000 lao động không có việc làm, nhưng diện tích thu hồi lại bỏ hoang, chờ dự án, hoặc chỉ sử dụng khoảng 30% - Lề lối làm ăn còn nặng về sản xuất nhỏ, manh mún, chưa thích ứng với kinhtế thị trường. Chữ tín trong làm ăn là rất quan trọng, thế nhưng mộtsố địa phương nôngdân sẵn sàng "phá hợp đồng" để được lợi trước mắt do giá thị trường đột ngột lên cao so với hợp đồng, như trong hợp đồng bán hoa hồi cho đối tác Bắc Âu tại Lạng Sơn. Còn chuyện giá cả lên xuống thất thường là quy luật "cung - cầu" của thị trường. Đối với sản xuất nông nghiệp, tính chất mùa vụ và sự lệ thuộc vào đất đai, tiểu khí hậu rất chặt chẽ, nên khó có thể thành công nếu cứ chạy theo sự "lên - xuống" của thị trường. Thế mà, mộtsốnôngdân ở huyện Đông Triều, Quảng Ninh, khi giá vải xuống, thì chặt vải trồng cây sưa (cây lấy gỗ phải mất 50 năm mới cho thu hoạch, mà giá lúc đó chưa ai có thể nói rõ là sẽ như thế nào). ở mộtsố địa phương phía Nam cũng vậy, thấy giá mộtsố cây trồng khác đang "sốt", thì vội chặt cây điều đang kỳ cho thu hoạch Trong khi đó, các ngành chức năng thiếu sự tuyên truyền, giải thích hữu hiệu để có định hướng sản xuất đúng và hơn nữa có quy hoạch cây, con một cách khoa học, ổn định lâu dài. Chẳng hạn, nhiều địa phương đã khá thành công trong việc tìm Quan điểm chung của nhiều nhà hoạch định chính sách ở nước ta hiệnnay là làm sao sớm "thoát" khỏi nông nghiệp. Đây là cách hiểu rất thiển cận, thiếu tính bền vững, đối với một nước phải bảo đảm có nguồn lương thực ổn định cho gần 90 triệu dân trong một vài năm tới như nước ta. kiếm thị trường "cần những cái mình có", như chè Nghệ An vào thị trường Trung Đông, gạo, hạt tiêu, cà phê xuất khẩu ra thế giới. Hơn nữa, cũng phải tính toán đến cả tình huống mới, khi đang có nhiều cảnh báo trên thế giới (3) đã nói về một cuộc khủng hoảng mới về lương thực đang xuất hiệnvà sẽ trở nên nghiêm trọng hơn bất kỳ cuộc khủng hoảng lương thực trước đây thế giới từng chứng kiến. Theo ông Đô-nan Cốc (Donald Coxe), thách thức lớn nhất đối với thế giới không phải là 100 USD/thùng dầu, mà thế giới phải có đủ lương thực cho các tầng lớp trung lưu mới và vì vậy đòi hỏi phải tăng sản lượng lương thực. Chỉ riêng giá lúa mì đã tăng 92% trong năm 2007, và ngày 3-1-2008, giá đóng cửa giao dịch là 9,45 USD cho 8 ga-lông tại sàn buôn bán Chi-ca-gô. Theo nhiều dự báo, trong những tháng tới của năm 2008, giá lương thực vẫn tiếp tục tăng. Những nước xuất khẩu lương thực trước đây như Nga và Ấn Độ hiệnnay đang ngừng xuất khẩu lương thực. Khu vực Trung - Tây của nước Mỹ cung cấp 54% sản lượng ngô của thế giới, nhưng gần đây số lượng lương thực được tích trữ của Mỹ cho những vụ tiếp theo đã tụt xuống mức thấp kỷ lục. Do vậy, những nước dư thừa lương thực sẽ có một lợi thế lớn. Nếu không đánh giá đúng lợi thế này, không khéo chúng ta đang đánh mất những lợi thế đã có để chạy theo những "lợi thế ảo" mà thế giới đang mạnh hơn ta rất nhiều lần. Trong khi đó, muốn làm cho nền nông nghiệp nước nhà phát triển và hội nhập thành công trên đà của những thành tựu đã đạt được trong hơn 20 năm đổi mới đã qua, không có cách nào khác là phải có thêm những chính sách có tính chất đột phá để tạo động lực mới, thật sự mạnh mẽ cho kinhtếhộ phát triển. Đất nước đang cần có nhiều hộnôngdân làm ăn mang tính chuyên nghiệp hơn, bởi vậy kinhtếhộ đang cần có sự hỗ trợ, hợp lực mang tính cộng đồng chặt chẽ hơn mới hy vọng có được sức mạnh trong cạnh tranh khốc liệt của thương trường trước xu thế hội nhập ngày một sâu hơn của nền kinhtế quốc dân. Mộtsố nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh Ths. Nguyễn Thị Hằng * Ngày nay, đói nghèo đang trở thành mộtvấnđề cấp bách của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các nước chậm phát triển và đang phát triển. Mỗi quốc gia muốn thực hiện được mục tiêu phát triển xã hội bền vững thì không thể không giải quyết vấnđề đói nghèo. Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn về xóa đói giảm nghèo, được các tổ chức quốc tếvà các nước đánh giá cao về sự quyết tâm chống nghèo đói của Chính Phủ Việt Nam, đã cho thấy tính ưu việt của chế độ ta là phấn đấu vì mục tiêu con người mà Đảng ta đã xác định: Tăng trưởng kinhtế phải gắn liền với thực hiện công bằng xã hội. Thành phố Hồ Chí Minh là nơi khởi xướng và tổ chức thành công chương trình xóa đói giảm nghèo đồng thời được đánh giá là địa phương đi đầu trong cả nước về phong trào xóa đói giảm nghèo. Đạt được kết quả to lớn như vậy là do thành phố thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng và thế mạnh trên địa bàn. Thành phố đã tập trung giải quyết ba vấnđề lớn đó là: trợ vốn cho xóa đói giảm nghèo; có phương hướng trợ vốn và các chính sách ưu đãi cho người nghèo. Trải qua chặng đường hơn 10 năm, chương trình xóa đói giảm nghèo đã thực sự trở thành một phong trào quần chúng sôi nổi, rộng khắp ở thành phố và nhân rộng trong cả nước, tạo được những chuyển biến tích cực về nhiều mặt, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và từng bước nâng cao. Tuy nhiên, tình trạng đói nghèo ở các huyện ngoại thành và sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư, giữa nông thôn và thành thị cũng diễn ra ngày càng gay gắt. Vấnđề tìm ra những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo ở các huyện ngoại thành có ý nghĩa quan trọng giúp chính quyền địa phương nhận thức rõ nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo thực chất là một cuộc chiến chống đói nghèo đô thị, rút ngắn dần khoảng cách giàu nghèo, một trong những tiêu chí quan trọng trong xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh văn minh hiện đại. Ở phạm vi bài viết này, tác giả phân tích mộtsố nguyên nhân cơ bản dẫn đến nghèo đói ở khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. 1. Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn * Người nghèo thường thiếu nhiều nguồn lực, họ bị rơi vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói và thiếu nguồn lực. Người nghèo có khả năng tiếp tục nghèo vì họ không thể đầu tư vào nguồn nhân lực của họ, đồng thời nguồn vốn nhân lực thấp lại cản trở họ thoát khỏi nghèo đói. Người nghèo ở khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh đa số là sản xuất nông nghiệp, do thiếu vốn nên họ khó có khả năng hướng tới sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinhtế cao. Thông thường họ lựa chọn phương án sản xuất tự cung, tự cấp, họvẫn giữ các phương thức sản xuất truyền thống với giá trị kinhtế thấp, thiếu cơ hội thực hiện các phương án sản xuất mang lợi nhuận cao. Do vẫn theo phương án sản xuất truyền thống nên giá trị sản phẩm và năng suất các loại cây trồng, vật nuôi còn thấp, thiếu tính cạnh tranh trên thị trường và vì vậy đã đưa họ vào vòng luẩn quẩn của sự nghèo khó. Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinhtế của khu vực phía Nam và của cả nước, đây là địa phương có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, không gian đô thị ngày càng được mở rộng đã làm thu hẹp diện tích đất canh tác nông nghiệp. Xu hướng này tất yếu dẫn tới một bộ phận không nhỏ nôngdân sống ở các huyện ngoại thành phải chuyển đổi nghề nghiệp, nhưng trên thực tế không phải nôngdân nào cũng biết cách thay đổi “phương thức sản xuất” của mình, tức là phải tăng năng suất trên một đơn vị diện tích đất canh tác nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi có giá trị kinhtế cao, Do đó, một bộ phận nôngdân từ lâu đã gắn với sản xuất nông nghiệp bị đẩy vào cảnh khốn khổ vì thiếu nguồn lực để sản xuất. Mộtsố người khác sau khi nhận được số tiền đền bù từ mảnh ruộng của mình trong các dự án quy hoạch không biết sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả dẫn đến hệ quả là: Thứ nhất, chỉ thoát được cảnh đói nghèo trong một thời gian ngắn. Khi đã sử dụng hết số tiền mà họ có được do bán đấtvà đền bù, giải tỏa thì họ lại tái nghèo. Thứ hai, khi diện tích đấtnông nghiệp bị thu hẹp mộtsố lao động trong nông nghiệp không tìm được việc làm mới, thất nghiệp gia tăng và vì vậy họ rất khó khăn trong việc tự mình thoát khỏi đói nghèo. Thứ ba, khi giá đất tăng lên do tác động của đô thị hóa, người nôngdân bán đất ồ ạt, nhiều ngôi nhà mới được xây dựng nhưng đó là những ngôi nhà của những người ở nơi khác đến, có nhiều tiền còn nôngdân thì bị đẩy vào sâu hơn vàđất canh tác cũng thu hẹp lại, vì vậy người nôngdân khó có cơ hội để duy trì hoạt động sản xuất nông nghiệp của mình nếu như họ không có kế họach sử dụng đồng vốn kiếm được từ việc bán đấtmột cách có hiệu quả và cuối cùng cảnh đói nghèo vẫn tiếp tục ở lại với họ. Bên cạnh đó, đa số người nghèo chưa có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất nông nghiệp như khuyến nông, khuyến ngư, bảo vệ động, thực vật; các yếu tố đầu vào phục vụ cho sản xuất nông nghiệp như: điện, nước, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón… đã làm tăng chi phí tính trên một đơn vị giá trị sản phẩm. Khả năng còn hạn chế về vốn của người nghèo và cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng có giới hạn chính là nguyên nhân trì hoãn khả năng đổi mới sản xuất, áp dụng khoa học công nghệ, mở rộng sản xuất, tiếp cận thị trường,… Một mặt, do không có tài sản thế chấp, người nghèo phải dựa vào tín chấp với các khoản vay nhỏ, hiệu quả thấp đã làm giảm khả năng hoàn trả vốn. Mặt khác, đa số người nghèo không có kế hoạch sản xuất cụ thể hoặc sử dụng vốn vay không đúng mục đích, do vậy họ khó có điều kiện tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước cũng như các tổ chức tín dụng. Người nghèo còn thiếu thông tin về pháp luật, chính sách và thị trường đã làm cho họ sẽ càng nghèo hơn. 2. Trình độ học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định Những người nghèo là những người thường có trình độ học vấn thấp, ít có cơ hội kiếm được việc làm tốt và ổn định. Mức thu nhập của họ hầu như chỉ đủ để đảm bảo cho nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu và do vậy không có điều kiện nâng cao trình độ của mình trong tương lai để thoát nghèo. Theo số liệu điều tra năm 2004 của Viện Kinhtế TP.Hồ Chí Minh, mức thu nhập bình quân nhân khẩu trên một tháng của khu vực nông thôn ngoại thành là 726.000 đồng/người/tháng, bằng 54,3% mức thu nhập bình quân chung của thành phố ( 1). Do mức thu nhập thấp nên khả năng chi cho học hành ở khu vực ngoại thành cũng thấp hơn nội thành. Chi cho học hành bình quân một người một tháng của khu vực nông thôn là 24.785 đồng trong khi đó ở khu vực thành thị là 62.535 đồng. Qua số liệu trên cho thấy người dân ở khu ( vực ngoại thành chi cho giáo dục chỉ bằng 39,6% của khu vực thành thị từ đó có thể khẳng định rằng người nghèo trong khu vực nông thôn ngoại thành chi cho học hành càng ít hơn nữa. Trình độ học vấn thấp không chỉ ảnh hưởng tới thu nhập mà còn ảnh hưởng đến các quyết định có liên quan về giáo dục, sinh đẻ, nuôi dưỡng con cái,…ở thế hệ hiện tại mà còn cả thế hệ trong tương lai. Suy dinh dưỡng ở trẻ em và trẻ sơ sinh là nhân tố ảnh hưởng đến khả năng đến trường của con em các gia đình nghèo nhất và sẽ làm cho việc thoát nghèo thông qua giáo dục và đào tạo càng trở nên khó khăn hơn. Học vấn thấp và đói nghèo vừa là nguyên nhân vừa là kết quả của nhau, thường là bạn đồng hành miễn cưỡng đáng buồn của nhau. Đa số người nghèo làm các công việc trong nông nghiệp có mức thu nhập rất thấp. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động phổ thông ở khu vực ngoại thành chiếm 92,9% trong tổng số lao động, đối với khu vực nội thành thì tỷ lệ này là 81,3%. Ở ngoại thành chỉ có 3,1% lao động có trình độ đại học, trong khi đó ở nội thành người có trình độ đại học và trên đại học chiếm tới 13,2%, điều kiện học tập khó khăn là trở ngại lớn đối với người nghèo. Trình độ học vấn thấp làm hạn chế khả năng kiếm việc làm trong các khu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao và ổn định. Các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thị mới ngày càng phát triển ở khu vực ngoại thành là cơ hội cho người dân sống nơi đây nhưng đồng thời đây cũng là thách thức lớn đối với người nghèo, bởi lẽ do trình độ học vấn thấp họ khó có thể tìm được việc làm tốt hơn trong các khu công nghiệp, khu chế xuất. Nếu tìm được chỗ làm cũng chỉ là lao động phổ thông. Đây là thực tế không chỉ có ở khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh mà là một thực trạng phổ biến trong cả nước. 3. Nguyên nhân về nhân khẩu học Quy mô hộ gia đình là “mẫu số” quan trọng có ảnh hưởng đến mức thu nhập bình quân của các thành viên trong hộ. Đông con vừa là nguyên nhân vừa là hệ quả của nghèo đói. Tỷ lệ sinh con trong các hộ gia đình nghèo và khu vực nông thôn thường là rất cao. Đông con là một trong những đặc trưng nổi bậc của các hộ gia đình nghèo. Tỷ lệ sinh của khu vực ngoại thành năm 2000 là 19,0 0 / 00 trong khi đó ở các quận nội thành thì tỷ lệ này là 16,8 0 / 00 . Năm 2002 tỷ lệ này tương ứng ở ngoại thành thành là 17,2 0 / 00 và nội thành là 16,3 0 / 00 . Nhân khẩu bình quân ở ngoại thành cao hơn nội thành, ngoại thành bình quân 4,69 người/hộ, nội thành là 4,63 người/hộ ( 2). Một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ sinh cao trong các hộ sống ở nông thôn mà đặc biệt là những hộ nghèo là do họ không có kiến thức cũng như điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khỏe sinh sản. Tỷ lệ phụ nữ nghèo đặt vòng tránh thai thấp, tỷ lệ nam giới nhận thức chưa đầy đủ trách nhiệm kế hoạch hóa gia đình và sử dụng biện pháp tránh thai chưa cao. Mức độ hiểu biết của các cặp vợ chồng nghèo về vệ sinh, an toàn tình dục, cũng như mối liên hệ giữa tình trạng nghèo đói, sức khỏe sinh sản và gia tăng nhân khẩu còn hạn chế. Dânsố tăng nhanh, quy mô gia đình nhiều con ở khu vực ngoại thành là áp lực lớn đối với vấnđề giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo đồng thời tỷ lệ người ăn theo cao trong các hộ nghèo chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo đói của họ. Gần đây nhiều cuộc điều tra kinhtế xã hội cho thấy, bên cạnh do sự tác động của các yếu tố kinhtế - xã hội, tốc độ gia tăng dânsố nhanh cũng như số con đông trong mỗi gia đình trở thành một lực cản cho vấnđề xóa đói giảm nghèo ở cấp quốc gia, địa phương cũng như trong từng hộ gia đình. 4. Đặc điểm tự nhiên và cơ cấu sản xuất: Do đặc điểm tự nhiên của khu vực nông thôn nói chung và ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh nói riêng chủ yếu là sản xuất nông nghiệp truyền thống, công nghiệp chưa có điều kiện phát triển mạnh và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinhtế còn chậm. Trong những năm gần điều kiện kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh có cải thiện nhưng chưa thật sự trở thành nhân tố quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinhtế đã không phát huy hiệu quả những chính sách về xóa đói giảm nghèo của chính quyền thành phố. Thực tiễn cho thấy, điều kiện giao thông nông thôn nơi nào không thông suốt, nơi đó sẽ có một nền kinhtế - xã hội “ốm yếu”, ngược lại giao thông nông thôn thông suốt sẽ tạo thuận lợi cho sản phẩm nông nghiệp được tiếp cận với thị trường, từ đó nâng cao đời sống người dân nói chung và đăc biệt là góp phần xóa đói giảm nghèo. Mặt khác, điều kiện tự nhiên của khu ( vực nông thôn ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh so với những nơi khác có nhiều thuận lợi hơn, tuy nhiên người nghèo ở khu vực này khả năng tiếp cận được những dịch vụ, sản phẩm, thị trường, cũng khó khăn hơn, khả năng thoát khỏi cảnh nghèo đói của họ trở nên phức tạp hơn. Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi như ở nội thành, việc đào tạo nguồn nhân lực hay quá trình thoát khỏi cảnh nghèo khổ từ việc nâng cao nguồn nhân lực cũng khó khăn, mọi chi phí đều cao hơn so với khu vực thành thị, hàng hóa của họ sản xuất ra kém sức cạnh tranh do quá trình vận chuyển. Nguy cơ dễ bị tổn thương do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác, các hộ gia đình nghèo rất dễ bị tổn thương bởi những khó khăn hàng ngày và những biến động bất thường xảy ra. Đa số người nghèo của khu vực này sống bằng nghề nông nên dễ bị ảnh hưởng bởi thiên tai, điều kiện thời tiết không thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, khả năng đối phó và khắc phục rủi ro này của người nghèo rất kém do nguồn thu nhập thấp, bấp bênh và khả năng tích lũy kém nên họ khó có khả năng chống chọi với những biến cố xảy ra trong cuộc sống (mất mùa, thiên tai, mất nguồn lao động, mất sức khỏe, ). Với năng lực kinhtế mong manh của các hộ gia đình nghèo trong khu vực nông thôn, những đột biến này sẽ tạo ra những bất ổn trong cuộc sống của họvà tất nhiên người nghèo thì càng nghèo hơn. Ngoài ra, người nghèo chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, năng suất thấp do không có trình độ để áp dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất. Khả năng nâng cao năng suất là rất khó khăn trong khi do áp lực của đô thị hóa ngày càng mạnh, diện tích đất canh tác ngày càng thu hẹp. Khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh không chỉ giải quyết đối với những người nghèo tại địa phương mà còn phải hứng chịu dòng người nhập cư ở nơi khác đến vốn dĩ là người nghèo không có việc làm ổn định. Do người nghèo ở khu vực này chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, trong khi giá nông sản có xu hướng không tăng hoặc tăng chậm hơn so với giá các sản phẩm công nghiệp, nên cánh kéo về giá cả sản phẩm nông nghiệp và công nghiệp ngày càng doãn ra đã tác động tiêu cực đến mức sống của người nghèo. 5. Những tác động của chính sách vĩ mô đến người nghèo Thành phố Hồ Chí Minh có tốc độ tăng trưởng kinhtế cao và ổn định trong thời gian qua và đây là một trong những nhân tố có ảnh hưởng tích cực đến chương trình xóa đói giảm nghèo của thành phố, tuy nhiên do quá trình phát triển và mở cửa nền kinhtế của thành phố Hồ Chí Minh cũng đã tác động tiêu cực đến người nghèo. Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý, tỷ lệ đầu tư cho nông nghiệp vànông thôn còn thấp. Vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngành nông lâm thủy sản của thành phố năm 2003 chỉ chiếm 0,64% trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn và chỉ chiếm 1% trong tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách địa phương. Chưa chú ý đến các ngành công nghiệp chế biến có quy mô nhỏ ở khu vực nông thôn, thu hút nhiều lao động. Tăng trưởng kinhtế giúp xóa đói giảm nghèo trên diện rộng, song cải thiện tình trạng của người nghèo (về thu nhập, khả năng tiếp cận thị trường, khoa học công nghệ, phát triển nguồn nhân lực, ) lại phụ thuộc vào loại hình tăng trưởng kinh tế. Việc phân phối lợi ích tăng trưởng trong các nhóm dân cư gồm cả các nhóm thu nhập phụ thuộc vào đặc tính của tăng trưởng chưa hợp lý. Thông thường, người giàu hưởng lợi từ tăng trưởng kinhtế nhiều hơn những người nghèo và như vậy đã làm tăng thêm khoảng cách giàu nghèo giữa nội thành và ngoại thành là điều khó tránh khỏi. 6. Bất bình đẳng về giới, bệnh tật và sức khỏe kém cũng là yếu tố đẩy con người vào tình trạng nghèo đói trầm trọng. Bất bình đẳng về giới làm sâu sắc hơn tình trạng nghèo đói trên tất cả các mặt. Ngoài những bất công mà cá nhân phụ nữ và trẻ em gái phải gánh chịu do bất bình đẳng thì còn những tác động bất lợi đối với gia đình. Phụ nữ chiếm gần 50% trong tổng số lao động nông nghiệp, trong khi đó chỉ có khoảng ¼ phụ nữ tham gia các lớp tập huấn về kỹ thuật nông nghiệp. Phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng và đào tạo, thường gặp nhiều khó khăn do gánh nặng công việc gia đình, thiếu quyền quyết định trong hộ gia đình và thường được trả công thấp hơn nam giới cho cùng một công việc. Theo UNDP trong tổng số 1,4 tỷ người nghèo trên thế giới thì có đến 70% là phụ nữ. Mặt khác, phụ nữ có trình độ học vấn thấp dẫn tới tỷ lệ tử vong ở trẻ em, trẻ sơ sinh cao và khả năng cho con em độ tuổi đi học đến trường ở vùng ngoại thành bao giờ cũng thấp hơn khu vực nội thành. Bất bình đẳng giới còn là yếu tố làm gia tăng tỷ lệ sinh, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đói nghèo của các hộnôngdân ở khu vực ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. Vấnđề bệnh tật và sức khỏe kém ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập, chi tiêu và việc làm của người nghèo bởi các lý do sau: Thứ nhất, mất đi thu nhập thường xuyên từ lao động của họ. Thứ hai, chịu chi phí cao một cách tương đối (so với thu nhập) cho khám, chữa bệnh bao gồm chi phí trực tiếp và gián tiếp. Do đó, chi phí khám chữa bệnh là gánh nặng đối với người nghèo, họ có thu nhập thấp nên việc tích lũy coi như không có gì hoặc rất ít, để có tiền trang trải cho việc chữa bệnh buộc họ phải đi vay mượn, cầm cố tài sản, dẫn đến khả năng thoát khỏi vòng nghèo đói là rất ít. Vấnđề y tếvà cung cấp nước sạch cho người nghèo cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng nói chung và đối với người nghèo nói riêng, hiệnnay ở huyện Cần Giờ có khoảng 20% dânsố chưa có nước sạch để sử dụng. Do vậy, cải thiện điều kiện sức khỏe cho người nghèo là một trong những yếu tố đảm bảo cho họ thoát nghèo. Để thực hiện được mục tiêu nâng cao mức sống của người dân nói chung cũng như xóa đói giảm nghèo, tiếp tục phát huy ba vấnđề được đánh giá là chìa khóa thành công 10trong chương trình xóa đói giảm nghèo của thành phố là: trợ vốn cho xóa đói giảm nghèo; có phương hướng trợ vốn và các chính sách ưu đãi cho người nghèo. Đồng thời khắc phục những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo nêu trên, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh cần thực hiện đồng bộ mộtsố giải pháp cơ bản sau đây: Thứ nhất, cần nhận thức quá trình đô thị hóa có tính hai mặt, do vậy trong quá trình quản lý đô thị cần phải cân nhắc một cách thận trọng mang tầm chiến lược, đảm bảo có quy hoạch, có sự kiểm soát chặt chẽ, có hệ thống chứ không phải tự phát như hiện nay. Mặt khác, cần thấy rằng quá trình đô thị hóa là một tất yếu khách quan, phù hợp với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp vànông thôn, đây là yếu tố thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên, để khắc phục mặt tiêu cực của quá trình đô thị hóa, chính quyền thành phố cần phải có quy hoạch cụ thể khi thực hiện các dự án sử dụng đấtnông nghiệp để từ đó góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp. Có cơ cấu đầu tư hợp lý cho phát triển nông nghiệp vànông thôn, đặc biệt là cho đối tượng người nghèo đểhọ tự nâng cao năng lực sản xuất của mình, đây là cơ sởđểhọ tự thoát khỏi đói nghèo. Thứ hai, tăng cường đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn, đặc biệt là con em của những gia đình sản xuất nông nghiệp nằm trong trong khu vực quy hoạch, giải tỏa để thực hiện dự án nào đó. Nếu làm không tốt việc đào tạo nghề và tạo việc làm cho đối tượng này thì đây chính là nguy cơ tìm ẩn dẫn đến đói nghèo, bởi vì họ không có đấtđể sản xuất nông nghiệp, không có việc làm ổn định và thất nghiệp dẫn đến thu nhập thấp, đây chính là bạn đồng hành của sự đói nghèo. Làm tốt khâu dạy nghề cho thanh niên nông thôn sẽ giảm áp lực dânsố tăng nhanh ở khu vực nội thành, người nghèo không bỏ nông thôn ra thành thị để kiếm việc làm. Đây là giải pháp có tính quyết định giúp cho người nghèo tự thoát khỏi vòng luẩn quẩn của sự nghèo đói. Thứ ba, tuyên truyền giáo dục cho người nghèo tác dụng của vấnđề kế hóa gia đình, đặc biệt là phụ nữ nghèo, khuyến khích bằng hiện vật cho những gia đình sinh ít con, giáo dục cho họ ý thức tự vươn lên chính mình, có ý chí làm giàu, vì đây có thể nói là bản chất cố hữu của người nông dân. Nhà nước có chế độ chính sách, chương trình cụ thể để chăm sóc sức khỏe cho người nghèo. Thứ tư, cung cấp thông tin về thị trường nông sản cho người dân, hỗ trợ kỹ thuật nông nghiệp để giúp những nôngdân nghèo nâng cao giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích đất canh tác. Đầu tư cơ sở hạ tầng làng nghề truyền thống và cung cấp thông tin để phát triển và mở mang các làng nghề. Hỗ trợ đối tượng người nghèo chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi đáp ứng yêu cầu của thị trường. Thứ năm, sử dụng một cách có hiệu quả các dự án tài trợ của Nhà nước cho người nghèo, xác định đúng đối tượng được hưởng lợi từ những dự án đó nhằm phát huy tác dụng của các chương trình xóa đói giảm nghèo. Cân nhắc kỹ lưỡng các chính sách đối với người nghèo, người nghèo phải là đối tượng được hưởng lợi từ sự tăng tưởng kinhtếđể thu dần khoảng cách giàu nghèo, bất bình đẳng trong xã hội, tuy nhiên không làm triệt tiêu động lực của các tầng lớp khác, các chính sách đó phải được đặt trong mối quan hệ giữa lợi ích kinhtếvà lợi ích xã hội. Mở rộng khả năng người nghèo tiếp cận dịch vụ tài chính, tín dụng ở nông thôn. Hoàn I. Nguyên nhân: 1. Thiếu vốn sản xuất: Đây là nguyên nhân số 1. Khoảng 91,53% sốhộ nghèo là thiếu vốn. Nôngdân nghèo vốn thấp, làm không đủ ăn, thường xuyên phải đi làm thuê hoặc đi vay tư nhân để đảm bảo cuộc sống tối thiểu hàng ngày nên không có vốn để sản xuất, không được vay ngân hàng vì không có tài sản thế chấp. 2. Không có kinh nghiệm làm ăn: Kinh nghiệm làm ăn và kỹ thuật sản xuất rất hạn chế. Khoảng 45,77% hộ thiếu kinh nghiệm làm ăn. Nguyên nhân là do họ thiếu kiến thức, kỹ thuật canh tác, áp dụng kỹ thuật không phù hợp với đất đai, cây trồng, vật nuôi; không có cơ hội học hỏi thêm kinh nghiệm, không được hổ trợ cần thiết vàmột phần là do hậu quả của một thời gian dài họ sống trong cơ chế bao cấp. 3. Thiếu việc làm Đây là nguyên nhân phổ biến ở các tỉnh, người nghèo ngoài trồng trọt, họ không có vốn để phát triển chăn nuôi, làm ngành nghề. Thu nhập chỉ có 6,1% từ chăn nuôi, 5,4% từ ngành nghề. Trồng trọt thì không thâm canh, lao động dư thừa, chỉ chờ vào làm thuê. Trong ngành nghề thì thiếu tay nghề và trình độ học vấn thấp, rất ít có cơ hội tìm việc làm phi nông nghiệp, số ngày làm không nhiều, thu nhập thấp, công việc mang tính thời vụ cao, cạnh tranh quyết liệt. 4. Đất canh tác ít: Bình quân hộ nghèo chỉ có 2771m 2 đấtnông nghiệp. Khoảng 61% hộ nghèo thiếu đất, ở khu vực có hợp tác xã thì có nhiều hộ không có khả năng thanh toán nợ cho hợp tác xã nên địa phương rút bớt ruộng đất đã giao cho họ, càng thiếu ruộng. Ngược lại, mộtsố gia đình không có đủ khả năng thâm canh nên không dám nhận đủ ruộng được giao. 5. Đông nhân khẩu, ít người làm: Bình quân hộ nghèo có 5,8 nhân khẩu, chỉ có 2,4 lao động. Ít người làm, đông người ăn, dẫn đến thu nhập thấp và đời sống gặp nhiều khó khăn. 6. Trình độ học vấn ít: Không có cơ hội học hỏi thêm kiến thức và khó tiếp cận thông tin, tỷ lệ đến trường thấp vì gặp kó khăn về tài chính và chi phí cơ hội con em đến trường cao, tỷ lệ nghèo đói của những người chưa hoàn thành chương trình tiểu học là 40%. 7. Hạ tầng nông thôn còn hạn chế Người nghèo chịu thiệt thòi do sống ở những vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông không thuận tiện, vận chuyển sản phẩm đến chợ chi phí cao, bán tại đồng thì bị tư thương ép giá, giá nhu yếu phẩm lại cao, điện, đường, trường, trạm thưa và thiếu, thủy lợi, tưới tiêu thấp kém. ‘ Xoá đói giảm nghèo - Phương pháp tiếp cận mới (16/03/2009) Trong những năm qua, nền kinhtế - xã hội của nước ta đạt được những thành tựu quan trọng, GDP hằng năm tăng cao từ 7,5% - 8,5%, tuy nhiên ta vẫn là một nước nghèo. Công cuộc xóa đói, giảm nghèo là một trong những chính sách ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển kinhtế - xã hội của Việt Nam, tuy đã đạt được mộtsố kết quả song vẫn còn những thách thức, tồn tại lớn. Bên cạnh đó các phương pháp xoá đói, giảm nghèo hiệnnay đã bộc lộ tính không phù hợp và kém hiệu quả. Để thành công trong công cuộc xoá đói giảm nghèo phải có phương pháp tiếp cận mới. Vậy, phương pháp xoá đói giảm nghèo hiệnnay là gì? Tại sao cần có cách tiếp cận mới cho xoá đói giảm nghèo? Định nghĩa về nghèo đói Nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân, nghèo không chỉ đơn giản là mức thu nhập thấp mà còn thiếu thốn trong việc tiếp cận dịch vụ, như giáo dục, văn hóa, thuốc men, không chỉ thiếu tiền mặt, thiếu những điều kiện tốt hơn cho cuộc sống mà còn thiếu thể chế kinhtế thị trường hiệu quả, trong đó có các thị trường đất đai, vốn và lao động cũng như các thể chế nhà nước được cải thiện có trách nhiệm giải trình vàvận hành trong khuôn khổ pháp lý minh bạch cũng như một môi trường kinh doanh thuận lợi. Mức nghèo còn là tình trạng đe dọa bị mất những phẩm chất quý giá, đó là lòng tin và lòng tự trọng. Việt Nam đã thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc, Thái Lan tháng 9/1993: nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tuỳ theo trình độ phát triển kinhtế - xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Do vậy, từ năm 1993 đến cuối năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã bốn lần nâng mức chuẩn nghèo. Ngày 27/9/2001 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg trong đó phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001-2005", những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. [...]... là mộtvấnđềkinh tế- xã hội có tính toàn cầu, là sự thể hiện tính công bằng trong phân phối và chuyển tải các thành quả về phát triển kinhtế đến việc cải thiện chất lượng cuộc sống cho mọi người dân Vì vậy, để đảm bảo công bằng xã hội, để nâng cao tiếng nói trên trường quốc tế thì không riêng Việt Nam mà tất cả các nước đều phải chú ý thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo Ngày nay giải quyết vấn đề. .. nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Ðảng và Nhà nước ta hiệnnay Nhiều nghị quyết vàvăn kiện quan trọng của Ðảng đều nhấn mạnh việc đưa nhanh khoa học và công nghệ (KH&CN) vào thực tế sản xuất và đời sống ở nông thôn, coi đây là khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển nông nghiệp và kinh tếnông thôn Việc xây dựng và triển khai các mô hình ứng dụng khoa học và CGCN ở nước ta hơn 10 năm qua nhìn... trương và chính sách kinhtế – xã hội tương ứng Đó chính là sự đổi mới chính sách vĩ mô của nhà nước trên cơ sở thực tiễn kinhtế Về câu hỏi của bạn, chúng tôi cùng trao đổi về những tác động của hệ thống chính sách kinhtế nhà nước đến việc phát trểin và quản lý kinhtế trang trại như sau: Nói chung thì những luật lệ và hệ thống chính sách bao giờ cũng trực tiếp và gián tiếp tác động đến nông nghiệp, nông. .. + Chuyển dịch cơ cấu kinh tếnông thôn – một giải pháp để phát triển kinhtế trang trại trong thời gian tới Mặc dù kinhtế trang trại ở mộtsố điạ phương đã phát triển tương đối nhanh nhưng nhìn chung phát triển không đều và chậm, nhất là những vùng và tiểu vùng đất hẹp người đông, bình quân diện tích thấp như ở đồng bằng Sông Hồng Bởi vậy, có tình hình chung là sức lao động ở nông thôn đang dư thừa... kiện tự nhiên, con người: Nông thôn nước ta trải rộng trên nhiều tiểu vùng sinh thái khác nhau, hạ tầng cơ sở còn rất yếu kém, năng lực quản lý và trình độ dân trí đều hạn chế Ðây là cản trở lớn nhất trong quá trình CGCN Ðối tượng tiếp thu công nghệ ở địa bàn nông thôn hiệnnay chủ yếu là nông dân, đơn vị sản xuất là hộ gia đình, khả năng kinhtếvà trình độ tiếp thu của các hộ rất khác biệt Một bộ phận... vùng xa có thêm cơ hội để vươn lên thoát nghèo đói Nhìn chung, ở đâu kinhtế phát triển, ngành nghề và hoạt động kinhtế đa dạng, việc làm đầy đủ, thì ở đó sốhộ nghèo đói giảm nhanh, sốhộ giầu tăng lên và bộ mặt xã hội của cộng đồng thay đổi nhanh chóng Xoá đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, của toàn xã hội, mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo, phụ thuộc vào sự vận động tự... công nghiệp và dịch vụ của nước ta nói chung và ở nông thôn nói riêng còn rất nhỏ bé và nhiều nơi có xu hướng giảm xuống nên lực lượng lao động ngày càng tập trung vào làm nông nghiệp Đó là nguyên nhân căn bản, khó có thể tập trung ruộng đấtđể phát triển kinhtế trang trại theo đúng nghĩa của nó Do đó, một yêu cầu khách quan đặtra là phải có chính sách phát triển công nghiệp – dịch vụ vànông thôn,... nhưng nôngdânvẫn đói công nghệ là một nghịch lý khó chấp nhận” Sản xuất lúa hiệnnay ở ĐBSCL dựa vào kinh nghiệm truyền thống là chính Tiến sĩ Nguyễn Bảo Vệ (Khoa Nông nghiệp – ĐH Cần Thơ) đã làm một nghiên cứu nhỏ về những rào cản Theo ông, 5 yếu tố ảnh hưởng đến “đường đi” của công nghệ xuống đồng ruộng, đó là cơ sở hạ tầng, thị trường, hình thức khuyến nông, trình độ nắm bắt của nôngdânvà phương... năng tiếp thị cho nôngdânvà các chủ trang trại nói riêng +Hiện nay, sự nhất thể hoá thị trường trong nước và tiếp cận với thị trường nước ngoài đã có tiến bộ Tuy nhiêncũng có một thực trạng là “dễ mua, khó bán”, sản phẩm làm ra phải chất đống để chờ thị trường là chuyện khá thường xuyên Do đó, nhà nước cùng các hình thức tổ chức kinhtế cần có biện pháp để giữ giá ổn định mộtsố mặt hàng thiết yếu... hoạch Liên kết nôngdân với người kinh doanh, chế biến, buôn bán dọc theo chuỗi giá trị sẽ mang đến cơ hội kinh tế quan trọng cho sự phát triển kinh tế vì nông nghiệp và giúp nhiều gia đình nghèo thoát nghèo CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀO NÔNG THÔN, MIỀN NÚI VƯỚNG MẮC VÀ GIẢI PHÁP Phổ biến khoa học, chuyển giao công nghệ (CGCN) vào địa bàn nông thôn, miền núi là một trong những . Bức tranh kinh tế hộ nông dân hiên nay và một số vấn đề đặt ra Một động thái tích cực rất đáng được lưu ý của kinh tế hộ nông dân là sự xuất hiện ngày càng nhiều các hộ bứt phá khỏi. - Khó khăn và thách thức trong thời gian tới - Khó khăn và thách thức lớn đối với nông dân nước ta nói chung và kinh tế hộ nói riêng trong tiến trình hội nhập ngày một sâu vào kinh tế thế giới. điều tra kinh tế xã hội cho thấy, bên cạnh do sự tác động của các yếu tố kinh tế - xã hội, tốc độ gia tăng dân số nhanh cũng như số con đông trong mỗi gia đình trở thành một lực cản cho vấn đề