1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chỉ sô CPI

3 326 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 52,5 KB

Nội dung

CHỈ SỐ - CPI Provincial Competitiveness Index (PCI) 1.Chi phí gia nhập thị trườn g 2.Tiếp cận đất đai 3.Tính minh bạch và trách nhiệm 4.Chi phí về thời gian và việc thực hiện các quy định của nhà nước 5.Chi phí không chính thức 6.Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh 7.Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh 8.Đào tạo lao động 9.Thiết chế pháp lý 10.Cơ sở hạ tầng Giới thiệu - PCI • Giới thiệu chung Chỉ số Năng lực Cạnh tranh Cấp tỉnh PCI được xây dựng với mục tiêu giúp lý giải nguyên nhân tại sao một số tỉnh thành của đất nước lại tốt hơn các tỉnh thành khác về sự phát triển năng động của khu vực kinh tế dân doanh, tạo việc làm và tăng trưởng kinh tế. Bằng cách thực hiện điều tra mới đối với doanh nghiệp dân doanh để tìm hiểu về sự đánh giá của doanh nghiệp đối với môi trường kinh doanh ở địa phương và kết hợp dữ liệu điều tra với các số liệu so sánh thu thập được từ các nguồn chính thức về điều kiện ở địa phương, chỉ số PCI cho điểm các tỉnh theo thang điểm 100. Năm 2005, chỉ số tổng hợp này bao gồm chín chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải khá nhiều sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh của Việt Nam. Năm 2006 đã có thêm hai chỉ số thành phần mới được đưa vào để phản ánh hai khía cạnh quan trọng khác về nỗ lực của chính quyền tỉnh nhằm cải thiện môi trường kinh doanh ở địa phương. Ngoài ra, hệ thống chỉ tiêu của các chỉ số thành phần hiện có cũng được cải tiến và hoàn thiện hơn. Chi tiết về các chỉ số thành phần và hệ thống chỉ tiêu của mỗi chỉ số được trình bày trong phần “Các chỉ số thành phần cấu tạo nên chỉ số PCI” dưới đây. • Phương pháp xây dựng chỉ số PCI và ý nghĩa sử dụng Phương pháp nghiên cứu có một số điểm đặc biệt góp phần làm cho kết quả nghiên cứu có thể được vận dụng dễ dàng vào công tác đổi mới điều hành. Thứ nhất: Bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các điều kiện truyền thống ban đầu tới sự tăng trưởng kinh tế (những điều kiện này là các nhân tố căn bản cần thiết cho sự tăng trưởng nhưng rất khó hoặc thậm chí không thể đạt được trong thời gian ngắn), kết quả nghiên cứu cho thấy thực tiễn điều hành kinh tế tốt ở cấp tỉnh có vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng và những thực tiễn này còn góp phần lý giải sự khác biệt về phát triển kinh tế giữa các tỉnh hoặc tại sao các tỉnh đạt kết quả phát triển kinh tế tương đồng mặc dù điều kiện truyền thống ban đầu của mỗi tỉnh này rất khác nhau. Tập trung vận dụng các thực tiễn điều hành tốt sẽ góp phần cải thiện sự phát triển kinh tế mà không nhất thiết phải đòi hỏi ngay một sự thay đổi to lớn nào về mặt hạ tầng cơ sở vật chất hay con người ở vùng đó. Thứ hai: Bằng cách chuẩn hóa điểm quanh các thực tiễn tốt nhất đã có ở Việt Nam, chỉ số PCI hướng chính quyền địa phương vào cải thiện cách điều hành của họ, không nhất thiết cứ phải dựa vào chuẩn mực lý tưởng nào về mô hình điều hành mà có thể căn cứ ngay vào những thực tiễn tốt nhất đã sẵn có ở các tỉnh bạn và ngay trong cùng một hệ thống chính trị. Vì vậy, về lý thuyết, bất cứ tỉnh nào cũng có thể đạt tới điểm tuyệt đối bằng cách áp dụng thực tiễn tốt sẵn có của Việt Nam. Điều đó có nghĩa là chẳng có lý gì để biện hộ cho sự điều hành yếu kém ở tỉnh mình khi mà chính quyền của bất cứ tỉnh nào đều có thể tự cải thiện để tạo ra môi trường kinh doanh hấp dẫn ngay tại địa phương mình. Thứ ba: bằng cách so sánh thực tiễn điều hành kinh tế với thực tế phát triển kinh tế, chỉ số PCI cung cấp các đánh giá ban đầu về tầm quan trọng của thực tiễn điều hành đối với sức thu hút đầu tư và tăng trưởng. Cuộc nghiên cứu này là một minh chứng cụ thể về mối tương quan giữa thực tiễn điều hành kinh tế tốt với đánh giá của doanh nghiệp, và đặc biệt quan trọng là với sự cải thiện phúc lợi của địa phương. Mối quan hệ thứ hai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng vì nó nêu rõ các chính sách và thực tiễn điều hành kinh tế tốt không chỉ làm lợi cho các doanh nghiệp mà còn làm lợi cho xã hội, khu vực kinh tế tư nhân năng động sẽ tạo thêm việc làm, góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân. • Thứ hạng và phân tích thứ hạng chỉ số PCI Sau khi các chỉ số thành phần được tính trọng số thể hiện mức độ quan trọng tương đối và được chuẩn hóa về thang điểm 100, tiến hành xây dựng chỉ số tổng hợp PCI. Việc phân thành các nhóm có ý nghĩa quan trọng hơn so với xếp hạng riêng biệt từng tỉnh. Khoảng cách giữa các nhóm là từ một phần hai điểm trở lên. Khi thay đổi cách gán trọng số khác nhau thì thành phần của từng nhóm vẫn khá ổn định và không có tình trạng một tỉnh từ nhóm này có thể nhảy sang nhóm khác, vì thế sử dụng nhóm để phân tích kết quả sẽ có ý nghĩa hơn so với việc lệ thuộc vào từng số thập phân của điểm số để phân tích. Năm 2005, các tỉnh được xếp thành năm nhóm: • Tốt • Khá • Trung bình • Tương đối thấp • Thấp Năm 2006 đã bổ sung thêm một nhóm mới gồm các tỉnh vượt trội rõ rệt so với các tỉnh còn lại. Đây là nhóm tỉnh đứng đầu và được gọi là nhóm “Rất tốt”. . tiêu của các chỉ số thành phần hiện có cũng được cải tiến và hoàn thiện hơn. Chi tiết về các chỉ số thành phần và hệ thống chỉ tiêu của mỗi chỉ số được trình bày trong phần “Các chỉ số thành. chính thức về điều kiện ở địa phương, chỉ số PCI cho điểm các tỉnh theo thang điểm 100. Năm 2005, chỉ số tổng hợp này bao gồm chín chỉ số thành phần, mỗi chỉ số thành phần lý giải khá nhiều. phân tích thứ hạng chỉ số PCI Sau khi các chỉ số thành phần được tính trọng số thể hiện mức độ quan trọng tương đối và được chuẩn hóa về thang điểm 100, tiến hành xây dựng chỉ số tổng hợp PCI.

Ngày đăng: 05/06/2014, 10:28

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w