Trong lãnh đạo cách mạng, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng ta luôn đánh giá cao vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn và xác định: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước” Nghị quyết số 26NQTW ngày 0582008 Hội Nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Bộ Tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới ban hành theo Quyết định số 491QĐTTg ngày 1642009 của Thủ tướng Chính phủ, vấn đề xây dựng nông thôn mới được đề cập một cách cơ bản, toàn diện và sâu sắc, đáp ứng mong muốn của nhân dân và yêu cầu chiến lược xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa , hiện đại hóa.Trong xu thế phát triển hiện nay, không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp, nông thôn còn lạc hậu và đời sống người dân còn thấp. Vì vậy, xây dựng nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước.Xây dựng nông thôn mới (NTM) là quá trình lâu dài, phải giải quyết đồng bộ, toàn diện nhiều nội dung liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Vấn đề đặt ra phải hình thành và phát huy sức mạnh tổng hợp của các tổ chức cộng động dân cư nông thôn mà cốt lõi là người dân. Bởi người dân là lực lượng nòng cốt, giữ vai trò chủ thể trực tiếp thực hiện những nhiệm vụ của quá trình này. Đây là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm phát huy nhân tố con người, khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của người dân vào công cuộc xây dựng nông thôn cả về kinh tế, văn hóa và xã hội đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính đáng của họ. Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: Triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới phù hợp với đặc điểm từng vùng theo các bước đi cụ thể, vững chắc trong từng giai đoạn; giữ gìn và phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
- Vị trí địa lý Định Long là xã đồng bằng thuộc huyện Yên Định, nằm cách trung tâm huyện 1 km về phía Bắc, giáp ranh với thị trấn Quán Lào, xã Định Hưng, xã Định Hải và xã Định Liên Xã có 3 làng (Phúc Thôn, Là Thôn và Tân Ngữ) sau khi sáp nhập thôn còn lại 4 thôn (Phúc Thôn, Là Thôn, Tân Ngữ 1 và Tân Ngữ 2), với 1.348 hộ, dân số 5.048 người Trụ sở đóng tại trung tâm của xã, rất thuận lợi cho việc quan hệ và giao dịch của các tổ chức, công dân (Địa chí huyện Yên Định 2010).
Phía bắc giáp xã Định Hải và sông Mã (Sông Mã cũng là ranh giới tự nhiên với xã Vĩnh Hòa huyện Vĩnh Lộc).
Phía nam giáp thị trấn Quán Lào
Phía đông giáp xã Định Hưng.
Phía tây giáp xã Định Liên. Định Long có diện tích tự nhiên 437,99 ha (4,37 km 2 ), bằng 1,92% diện tích tự nhiên huyện Yên Định Trong đó diện tích đất nông nghiệp là 304,5 ha, chiếm 69,5% diện tích tự nhiên toàn xã, diện tích đất phi nông nghiệp là 127,91 ha (trong đó có đất thổ cư 42,2 ha), diện tích chưa sử dụng là 5,58 ha Theo số liệu thống kê năm 2020, tổng diện tích đất tự nhiên của xã là 439,36 ha, trong đó có 293,88 ha đất nông nghiệp; 141,1 ha đất phi nông nghiệp; còn lại là 4,38 ha đất chưa sử dụng.
- Vị trí và điều kiện tự nhiên: Cùng với thế mạnh về tài nguyên đất, dân số, nghề truyền thống là thuận lợi và tiền đề rất lớn để Định Long đẩy mạnh công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Hình 1 Bản đồ Xã Định Long, Huyện Yên Định, Tỉnh Thanh Hoá
Hình 2 Địa hình xã Định Long
- Về phương diện địa chất: Định Long nằm trong đới khâu sông Mã con sông lớn nhất Thanh Hóa sau khi chảy qua các huyện miền núi rồi chảy đến phía bắc huyện Yên Định (tại xã Quý Lộc), sau đó chảy men theo phía bắc tạo thành ranh giới tự nhiên giữa 2 huyện Yên Định và Vĩnh Lộc, trong đó đoạn chảy qua phía bắc xã Định Long dài gần 1km Do kết quả lắng đọng phù sa của sông Mã những vùng đất ven sông dần dần hình thành Hàng năm khi nước sông dâng cao tràn vào các vùng đất ven sông, lúc nước rút để lại trên mặt đất lớp đất phù sa màu mỡ có hàm lượng mùn và độ phì cao Sông Mã chảy qua nhiều đồi núi đá vôi nên trong nước có chứa nhiều muối cacbonnat, tạo nên phù sa có thành phần cơ giới nặng (với hàm lượng Ca, Mg, K cao) góp phần bồi đắp nên vùng đồng bằng phía bắc Yên Định dọc hữu ngạn sông Từ khi con người xây dựng nên hệ thống đê điều phòng chống lũ lụt, phần lớn phù sa chảy ra biển và chỉ những vùng đất bãi bồi ven sông mới được bổ sung thường xuyên lượng phù sa Vùng đất phía trong đê trở thành vùng đất phù sa cổ không được bồi đắp, thành phần cơ giới lớp đất mặt thường là đất thịt trung bình, ít chua, các chất dinh dưỡng có hàm lượng trung bình hoặc khá Đây là loại đất chủ yếu ở Định Long rất phù hợp cho canh tác nông nghiệp Định Long có khoảng 30 ha đất phía ngoài đê sông Mã, được phù sa bồi đắp hàng năm và được bố trí để trồng các loại cây như dâu, ngô, đậu v.v
- Về giao thông: Định Long là địa phương có vị trí rất thuận lợi để giao lưu với các khu vực trong huyện, trong tỉnh Từ trước tới nay, Định Long luôn nằm trong vùng đất gần kề với huyện Yên Định dù thời Nguyễn về trước huyện lỵ đóng ở Sét Thôn (nay thuộc Định Hải) hay về sau ở thị trấn Quán Lào, do đó điều kiện giao lưu về mọi mặt có lợi thế hơn những vùng xa trung tâm (gần đây một phần đất của Định Long đã được cắt cho thị trấn huyện lỵ Quán Lào) Từ xa xưa, con đường từ tỉnh lộ qua Đông Sơn lên Yên Định rồi Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy là một trong những tuyến giao thông huyết mạch của tỉnh đều chạy qua phía nam Định Long (làng Tân Ngữ) Hiện nay, toàn bộ các tuyến đường liên thôn, đường ngõ xóm trên địa bàn xã đến nay đều đã được thảm nhựa và bê tông hóa, do đó việc giao thông đi lại trong xã ngày càng thuận tiện.
Khí hậu, thời tiết, thủy văn và tài nguyên
Khí hậu của Định Long mang đặc điểm chung của khí hậu đồng bằng Thanh Hóa, chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa nóng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 dương lịch, mùa lạnh từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau, xen kẽ là những mùa chuyển tiếp Nhiệt độ không khí trung bình cả năm là 23,3 0 C Vào mùa hè cá biệt có năm nhiệt độ lên đến 39 - 39,5 0 C trong 1 - 2 ngày, có những ngày có gió Tây Nam khô nóng thổi về.
Số giờ nắng trung bình hàng năm 1650 - 1700 giờ Vào mùa đông nhiệt độ trung bình là 20 0 C, vào những ngày có sương muối gió bắc thổi về có lúc nhiệt độ hạ xuống dưới 10 0 C Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.519 mm, mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11 Nhìn chung, điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc bố trí cơ cấu, cây trồng tạo thuận lợi cho việc sinh trưởng của cây trồng. Nhưng nắng nóng, rét đậm, rét hại, lũ, bảo cũng gây ra những bất lợi cho đời sống và sản xuất.
3.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Xã Định Long nằm tiếp giáp với trung tâm huyện Yên Định về phía Bắc, có đường Quốc lộ 45, tỉnh lộ 516D chạy qua với tổng diện tích tự nhiên là 436,39 ha.Toàn xã có 1357 hộ dân với dân số 5.048 nhân khẩu, được phân bổ ở 3 làng, 4 thôn;trong đó, lao động trong độ tuổi là 3.202 người; Tốc độ gia tăng giá trị sản xuất hằng năm luôn đạt 17% trở lên, năm 2022 đạt trên 22%, thu nhập bình quân đầu người năm 2022 là 75,42 triệu đồng/người/năm Hệ thống chính trị luôn trong sạch vững mạnh, Quốc phóng an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, nhân dân tuyệt đối tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng quản lý điều hành của nhà nước, đoàn kết, đồng lòng, chung sức cùng cấp uỷ, chính quyền quyết tâm xây dựng thành công các danh hiệu kiểu mẫu
1.1.Sản xuất nông- lâm-thủy sản:
Tổng diện tích gieo trồng năm 2022 đạt 223,9 ha; Sản lượng lương thực có hạt đạt 2.751,86 tấn Trong đó: Cây lúa: Diện tích gieo trồng là 170 ha đạt 100% so với kế hoạch, bằng 100,01% so với cùng kỳ, năng suất đạt 69,52 tạ/ha, sản lượng đạt 1.181,8 tấn Cây ngô: diện tích gieo trồng 19,98 ha, đạt 100% so với KH NSBQ
54 tạ/ha; Sản lượng 107,9 tấn Cây rau, màu các loại: 30,69 ha; Cây trồng khác:33,23 ha.
- Về chăn nuôi: Ngành chăn nuôi được duy trì, đàn gia cầm phát triển ổn định Tổng đàn gia súc, gia cầm đạt: 64,68 nghìn con, đạt 104% KH, bằng 106% so với cùng kỳ Thực hiện tốt công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm Chỉ đạo kiểm soát tốt dịch tả lợn Châu phi tái phát và bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu bò Kinh tế trang trại tiếp tục duy trì và phát triển Đến nay toàn xã có 13 trang trại, gia trại; trong đó có 2 trang trại đạt chuẩn theo tiêu chí mới (UBND xã Định Long, 2022).
- Về nuôi trồng thuỷ sản: Sản xuất và nuôi trồng thuỷ sản tiếp tục duy trì và phát triển với diện tích 15,58 ha; sản lượng đạt 204 tấn, đạt 120% kế hoạch huyện gia; giá trị sản xuất đạt 11,22 tỷ đồng,
- Vệ sinh an toàn thực phẩm: Tập trung cao cho công tác đảm bảo vệ sinh ATTP; thường xuyên tổ chức kiểm tra các cơ sở kinh doanh để kịp thời nhắc nhở, chấn chỉnh các hộ; xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao xã đạt chuẩn vệ sinh ATTP
- Chương trình OCOP: Năm 2022, xã đã hoàn thiện và được tỉnh công nhận sản phẩm bánh lá răng bừa Nam Hương đạt hạng 3 sao (theo Quyết định 1035/QĐ-UBND ngày 24/3/2022 của UBND tỉnh Thanh Hóa) Xã đã hỗ trợ đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử Hiện nay xã đã đăng ký các sản phẩm tiềm năng như rượu làng Là, măng Phúc Thôn để được hỗ trợ xây dựng sản phẩm đạt thương hiệu Ocop trong thời gian tới (UBND xã Định Long, 2022).
- Xây dựng nông thôn mới: Với những bước đi, cách làm sáng tạo, UBND xã đã tập trung cao độ, chỉ đạo điều hành hoàn thiện 4 nhóm tiêu chí, 13/13 chỉ tiêu xã NTM kiểu mẫu theo Quyết định 691 của Thủ tướng Chính phủ và được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (tại quyết định số 1222/QĐUBND ngày 08/4/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh) Tiếp tục duy trì và giữ vững xã NTM kiểu mẫu, tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí mới Đến nay 4/4 thôn được công nhận là thôn NTM kiểu mẫu cấp huyện và cấp tỉnh (1 thôn theo bộ tiêu chí cũ, 3 thôn theo bộ tiểu chí mới của UBND tỉnh) (UBND xã Định Long, 2022).
- Về sản xuất công nghiệp: Tình hình sản xuất kinh doanh tại các doanh nghiệp trên địa bàn xã được duy trì ổn định, phát triển Tiếp tục thực hiện chương trình thúc đẩy phát triển công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, chú trọng các sản phẩm chủ yếu sẵn có của địa phương như: Gia công may mặc, cơ khí, sản xuất đồ mộc dân dụng… các ngành nghề sản xuất ổn định đảm bảo kế hoạch.Công tác phát triển doanh nghiệp được quan tâm, trong năm đã thành lập mới 5 doanh nghiệp mới, đạt
100% KH huyện giao, nâng tổng số doanh nghiệp hiện nay trên địa bàn xã là 33 doanh nghiệp.
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu
3.2.1.1 Thu thập tài liệu thứ cấp
Thông tin thứ cấp là số liệu đã được công bố qua sách báo, tạp chí, niên giám thống kê, internet, báo cáo tổng kết giai đoạn 2021 - 2022 của xã Định Long.
3.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp Để thu thập số liệu cần sử dụng phương pháp điều tra hộ nông dân thông qua điều tra trực tiếp nhằm thu thập các thông tin liên quan đến việc tham gia duy trì các tiêu chí sau khi xã được công nhận đạt chuẩn NTMKM Các thông tin chính cần thu thập gồm:
+ Thông tin về hộ gia đình
+ Nhận thức về Chương trình xây dựng NTMKM
+ Sự tham gia của cá nhân và gia đình vào xây dựng NTMKM ở địa phương;+ Những thuận lợi và khó khăn trong xây dựng NTMKM ở địa phương;
+ Đánh giá về hoạt động của Ban chỉ đạo, Ban quản lý chương trình cấp xã, cấp thôn/xóm và của các tổ chức đoàn thể (phụ nữ, cựu chiến binh, mặt trận, phụ lão, thanh niên,…) trong xây dựng NTMKM;
+ Đánh giá về việc huy động và sử dụng các nguồn lực (đất đai, công lao động, tiền đóng góp của dân, tiền đóng góp của doanh nghiệp, tiền từ chương trình chuyển về) vào xây dựng và duy trì các tiêu chí NTMKM;
+ Đánh giá về thực trạng duy trì các tiêu chí NTMKM;
+ Khó khăn trong việc duy trì các tiêu chí NTMKM. Đề xuất kiến nghị tăng cường huy động nguồn lực để duy trì và nâng cao chất lượng thực hiện tiêu chí NTMKM ở địa phương.
- Số lượng mẫu điều tra Đại diện người dân đã tham gia tích cực vào quá trình xây dựng NTMKM ở địa phương và tích cực đóng góp công sức duy trì các tiêu chí sau khi xã được công nhận đạt chuẩn NTMKM Tổng số hộ dân tham gia điều tra là 60 hộ/xã.
Ngoài ra, điều tra, phỏng vấn 10 cán bộ đại diện cho Ban chỉ đạo, Ban quản lý xây dựng NTMKM cấp xã và Ban phát triển thôn.
3.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
3.2.2.1 Phương pháp tổng hợp số liệu
Sau khi thu thập được số liệu sơ cấp và thứ cấp, chúng tôi tiến hành tổng hợp các thông tin, tình hình triển khai và kết quả xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu và xử lý các số liệu thông tin bằng phần mềm Excel, sau đó trình bày thông tin dưới dạng bảng số liệu.
3.2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu a Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu thông qua việc sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân để trình bày các số liệu thu thập được thông qua các bảng thống kê và các đồ thị Phương pháp này được sử dụng để phân tích ý kiến của người dân, của cán bộ ở xã khảo sát về mức độ duy trì các tiêu chí sau khi xã được công nhận đạt chuẩn NTMKM; phân tích ý kiến đánh giá của người dân về nguyên nhân và các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng NTMKM sau khi xã được công nhận đạt chuẩn NTMKM tại xã Định Long. b Phương pháp thống kê so sánh
Phương pháp này dùng để đối chiếu các chỉ tiêu đã được tính toán, so sánh các thông tin từ các nguồn khác nhau, so sánh theo thời gian, so sánh theo không gian để có được những nhận xét xác đáng về thực trạng duy trì các tiêu chí, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau đến việc duy trì các tiêu chí sau khi xã được công nhận đạt chuẩn NTMKM. c Phương pháp cho điểm
Các đối tượng phỏng vấn được hỏi về đánh giá của họ về các hoạt triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại xã Định Long theo 5 mức từ 1 đến (1< X