1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đai ở huyện yên lạc tỉnh vĩnh phúc 1

79 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đai ở huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc
Tác giả Nguyễn Trung Hiếu
Trường học Khoa Bất động sản và Địa chính
Chuyên ngành Kinh tế Địa chính
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Vĩnh Phúc
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 188,4 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT (2)
    • I. Khái niệm, vai trò của đất đai (2)
      • 1. Khái niệm về đất đai (2)
      • 2. Vai trò của đất đai (2)
    • II. Quản lý sử dụng đất đai (5)
      • 1.1. Cơ sở pháp lý của quản lý sử dụng đất (5)
      • 1.2. Vai trò quản lý Nhà nước về đất đai (6)
    • III. Hiệu quả dử dụng đất (7)
      • 1. Khái niệm về hiệu quả kinh tế (7)
      • 2. Nội dung và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất (9)
      • 3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý sử dụng đất (10)
        • 3.1. Nhân tố con người (10)
        • 3.2. Nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội (11)
        • 3.3. Nhân tố về môi trường kinh doanh (11)
        • 3.5. Nhân tố về vốn (11)
        • 3.6. Nhân tố tự nhiên (11)
  • CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN YÊN LẠC - TỈNH VĨNH PHÚC (13)
    • I. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng đất (13)
      • 1. Điều kiện tự nhiên (13)
        • 1.1. Vị trí địa lý (13)
        • 1.2. Địa hình (13)
        • 1.3. Khí hậu và thuỷ văn (14)
          • 1.3.1. Khí hậu (14)
          • 1.3.2. Thuỷ văn (16)
        • 1.4. Tình hình đất đai (17)
      • 2. Nguồn tài nguyên của huyện (19)
        • 2.1. Tài nguyên đất (19)
        • 2.2. Tài nguyên nước (21)
        • 2.3. Tài nguyên khoáng sản và vật liệu xây dựng (21)
        • 2.4. Tài nguyên nhân văn (21)
      • 3. Điều kiện kinh tế - xã hội (21)
        • 3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động (22)
        • 3.2. Kết cấu hạ tầng (23)
        • 3.3. Công tác tuyên truyền bảo vệ môi trường (27)
    • II. Thực trạng tình hình quản lý sử dụng đất ở huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc (28)
      • 1. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội (28)
        • 1.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung (28)
          • 1.1.1. Tăng trưởng kinh tế (28)
          • 1.1.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế (30)
        • 1.2. Thực trạng phát triển ngành (30)
          • 1.2.1. Nông nghiệp và thuỷ sản (30)
          • 1.2.2. Công nghiệp – xây dựng (31)
          • 1.2.3. Thương mại - dịch vụ (31)
          • 1.2.4. Tài chính – Tín dụng (31)
      • 2. Thực trạng tình hình quản lý sử dụng đất đai (32)
        • 2.1. Tình hình quản lý đất đai (32)
          • 2.1.1. Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 2003 (32)
          • 2.1.2. Thời kỳ từ sau Luật Đất đai năm 2003 (32)
        • 2.2. Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện năm 2006 (36)
          • 2.2.1. Hiện trạng sử dụng đất chung toàn huyện (36)
          • 2.2.2. Hiện trạng sử dụng đất theo các mục đích sử dụng (37)
      • 3. Đánh giá chung về tình hình quản lý sử dụng đất và biến động đất đai (41)
        • 3.1. Công tác quản lý đất đai (41)
        • 3.2. Tình hình sử dụng và biến động đất đai (42)
    • III. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất (43)
      • 1. Những kết quả đã đạt được (43)
      • 2. Hạn chế và nguyên nhân (44)
  • CHƯƠNG III. NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN YÊN LẠC (45)
    • I. Tiềm năng đất đai, định hướng và quan điểm sử dụng đất đai (45)
      • 1. Tiềm năng đất đai để phát triển ngành (45)
        • 1.1. Tiềm năng đất nông nghiệp (45)
          • 1.1.1. Một số yếu tố cơ bản (45)
          • 1.1.2. Phân vùng sản xuất (46)
        • 1.2. Tiềm năng đất đai để phát triển ngành công nghiệp khai thác NVLXD (46)
        • 1.3. Đánh giá tiềm năng đất phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại. .47 2. Phương hướng sử dụng đất đai trong những năm tiếp theo (47)
        • 2.1. Quan điểm khai thác sử dụng đất đai (48)
        • 2.2. Phương hướng sử dụng đối với đất nông nghiệp (50)
          • 2.2.1. Hướng cải tạo đồng ruộng (50)
          • 2.2.2. Hướng bố trí sử dụng đất nông nghiệp (51)
        • 2.3. Phương hướng phát triển đối với đất khu dân cư nông thôn (52)
        • 2.4. Phương hướng phát triển đối với đất đô thị (52)
        • 2.5. Phương hướng phát triển đối với đất chuyên dùng (54)
        • 2.6. Phương hướng phát triển đối với đất chưa sử dụng (57)
    • II. Phương pháp quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đai (57)
      • 1. Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (57)
      • 2. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 (58)
        • 2.1. Đất nông nghiệp (58)
        • 2.2. Đất khu dân cư nông thôn (60)
        • 2.3. Đất đô thị (61)
        • 2.4. Đất chuyên dùng (62)
          • 2.4.1. Đất xây dựng (62)
          • 2.4.2. Đất giao thông (62)
          • 2.4.3 Đất thuỷ lợi và mặt nước chuyên dùng (63)
          • 2.4.4. Đất chuyên dùng khác (63)
        • 2.5. Đất chưa sử dụng (64)
      • 3. Kế hoạch sử dụng đất đai (64)
    • III. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất (66)
      • 1. Giải pháp (66)
      • 2. Kiến nghị (71)
  • KẾT LUẬN (73)

Nội dung

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT

Khái niệm, vai trò của đất đai

1 Khái niệm về đất đai Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là tài nguyên vô cùng quý giá đối với quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất.

C.Mác viết rằng: đất đai là tài sản mãi mãi với loài người, là điều kiện cần để sinh tồn, là điều kiện không thể thiếu được để sản xuất, là tư liệu sản xuất cơ bản trong nông lâm nghiệp. Đất là vật thể thiên nhiên hình thành lâu đời do kết quả quá trình hoạt động tổng hợp của 5 yếu tố: đá, thực vật, động vật, khí hậu, địa hình và thời gian tất cả các loại đất trên trái đất này được hình thành sau một quá trình thay đổi lâu đời trong thiên nhiên Chất lượng của đất dựa vào đá mẹ, khí hậu, cỏ cây và sinh vật sống trên đất và trong lòng đất. Đất là lớp bề mặt của trái đất, có khả năng cho sản phẩm cây trồng để nuôi sống loài người Mọi hoạt động của con người gắn liền với bề mặt đó theo thời gian và không gian nhất định. Đất đai tham gia vào tất cả các ngành sản xuất vật chất của xã hội như là một tư liệu đặc biệt Tuy nhiên, đối với từng ngành cụ thể trong nền kinh tế quốc dân, đất đai cũng có những vị trí, vai trò khác nhau.

2 Vai trò của đất đai

Như ta đã nói ở trên: Đất đai là một tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và sinh vật trên trái đất Qua đây ta thấy được vai trò vô cùng quan trọng của đất đai, là điều kiện không thể thiếu của các hoạt động sống trên trái đất

Trong tiến trình lịch sử của xã hội loài người, con người và đất đai ngày càng gắn liền chặt chẽ với nhau Đất trở thành nguồn của cải vô tận của con người, con người dựa vào đó để tạo nên sản phẩm nuôi sống mình Đất đai luôn là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống Không có đất đai thì không có bất kỳ một ngành sản xuất nào, không có quá trình lao động nào diễn ra và cũng không thể có sự tồn tại của xã hội loài người. Đất đai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, các công trình công nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi khác…Là tài sản cố định hoặc đầu tư cố định, của cải, là thước đo sự giàu có của mỗi quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm về tài chính, như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là nguồn lực cho các mục đích tiêu dùng

Con người khai thác bề mặt đất đai để trồng trọt, chăn nuôi, tạo nên sản phẩm nuôi sống cả xã hội loài người Khai thác bề mặt đất đai và cải tiến chất lượng đất đai để tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng nhiều hơn, thoả mãn nhu cầu lương thực - thực phẩm ngày càng tăng Trình độ khai thác đất đai gắn liền với sự tiến hoá của xã hội Quá trình ấy làm cho con người ngày càng gắn chặt với đất đai hơn, quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng phát triển và gắn liền chặt chẽ với nhau Mặt khác, con người ngày càng nhận thức và hiểu biết hơn về khoa học kỹ thuật, khám phá và khai thác “ kho báu ” trong lòng đất phục vụ cho mục đích của mình. Đất đai gắn liền với khí hậu, môi trường trên phạm vi toàn cầu cũng như từng vùng, từng miền lãnh thổ Trải qua lịch sử hàng triệu năm của trái đất,khí hậu cũng trải qua nhiều biến động do những nguyên nhân tự nhiên hoặc do tác động của con người Trong quá trình chinh phục và cải tạo thiên nhiên, con người ngày càng can thiệp vào quá trình biến đổi của tự nhiên Biến đổi khí hậu có tác động mạnh mẽ đến các hệ sinh thái trên đất liền, nhất là đối với cây trồng.

Trong ngành công nghiệp ( trừ ngành khai khoáng ), đất đai làm nền tảng, làm cơ sở, làm địa điểm để tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế xã hội Đất đai cùng với các điều kiện tự nhiên khác là một trong những cơ sở quan trọng nhất để hình thành các vùng kinh tế của đất nước nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các tiềm năng tự nhiên, kinh tế, xã hội của mỗi vùng đất nước. Nhu cầu về đời sống kinh tế, xã hội rất phong phú và đa dạng Khai thác lợi thế của mỗi vùng đất là tất yếu khách quan để đáp nhu cầu đó Ở nước ta trên cơ sở các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cả nước có 7 vùng kinh tế - sinh thái Đó là vùng miền núi và trung du Bắc Bộ, vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng Khu 4 cũ, dùng Duyên hải miền Trung, vùng Tây Nguyên, vùng Đông Nam Bộ, và vùng Đồng bằng sông Cửu Long Mỗi vùng có những đặc thái riêng về đất đai và các điều kiện tự nhiên khác Sử dụng đầy đủ và hợp lý đất đai của mỗi vùng là 1 trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế của đất nước

Trong nông nghiệp, đất đai có một vị trí đặc biệt quan trọng, là yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất này Đất đai không chỉ là chỗ dựa, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng Mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đất đai và thông qua đất đai Đất đai sử dụng trong nông nghiệp được gọi là ruộng đất Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không thể thay thế được Ruộng đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.

Quản lý sử dụng đất đai

1.1 Cơ sở pháp lý của quản lý sử dụng đất

Theo Luật Đất đai 2003, Nhà nước đã quy định quản lý Nhà nước về đất gồm những nội dung sau: a Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản đó; b Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính; c Khảo sát, đánh giá, đo đạc, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; d Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đ Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; e Đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy

CNQSDĐ; g Thống kê, kiểm kê đất đai; h Quản lý về tài chính đất đai; i Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản; k Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất; l Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai; m Giải quyết tranh chấp về đất đai, giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong việc quản lý và sử dụng đất đai; n Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

1.2 Vai trò quản lý Nhà nước về đất đai Đất đai là nhu cầu vật chất và thiết yếu của loài người, là yếu quan trọng bậc nhất cấu thành bất động sản Trong những năm qua, khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, những yếu tố thị trường trong đó có thị trường bất động sản đang trong quá trình hình thành và phát triển Hiện nay, thị trường hàng hoá, dịch vụ phát triển nhanh chóng nhưng còn mang nhiều yếu tố tự phát, thiếu định hướng Thị trường bất động sản, thị trường sức lao động chưa có thể chế rõ ràng, phát triển còn chậm chạp, tự phát Thị trường công nghệ yếu kém Do vậy, việc hình thành đồng bộ các loại thị trường là một yêu cầu cấp bách nhằm đáp ứng đòi hỏi của sản xuất và đời sống Nhà nước đóng vai trò là tác nhân quan trọng thúc đẩy sự hình thành đồng bộ các loại thị trường tạo ra sự vận động đa dạng cho nền kinh tế Tăng cường hiệu quả và năng lực quản lý Nhà nước đối với đất đai được bắt nguồn từ nhu cầu khách quan của việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất, đáp ứng nhu cầu đời sống của nhân dân và có tính định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta quy định Vai trò quản lý nhà nước về đất đai thể hiện.

Thông qua hoạch định chiến lược, quy hoạch, lập kế hoạch phân bổ đất đai có cơ sở khoa học nhằm phục vụ cho mục đích kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích, đạt hiệu quả cao và tiết kiệm giúp Nhà nước quản lý chặt chẽ đất đai và quá trình xây dựng, giúp người sử dụng đất có các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ và sử dụng đất đai có hiệu quả cao. Thông qua công tác đánh giá, phân hạng đất Nhà nước nắm chắc toàn bộ quỹ đất đai về số lượng và chất lượng để làm căn cứ cho các biện pháp kinh tế

- xã hội có hệ thống, có căn cứ khoa học nhằm sử dụng đất đai có hiệu quả và xây dựng hợp lý.

Thông qua việc ban hành và tỏ chức thực hiện pháp luật đất đai tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp, cá nhân trong những quan hệ về đất đai.

Thông qua việc ban hành và thực hiện hệ thống chính sách về đất đai như: chính sách giá cả, chính sách thuế, chính sách đầu tư… Nhà nước kích thích các tổ chức, chủ thể kinh tế, các cá nhân sử dụng đầy đủ, hợp lý đất đai, tiết kiệm đất đai nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của đất đai để góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế - xã hội của cả nước và bảo vệ môi trường sinh thái. Thông qua việc kiểm tra, giám sát quản lý và sử dụng đất đai Nhà nước nắm chắc tình hình diễn biến về sử dụng đất đai, phát hiện vi phạm và giải quyết vi phạm pháp luật đất đai.

Hoạt động quản lý Nhà nước về đất đai đã đạt được những kết quả quan trọng. Đại bộ phận đất nông nghiệp đã được giao cho các chủ sử dụng cụ thể.Việc xác định hộ nông dân là đơn vị kinh tế tự chủ, người nông dân thực sự làm chủ trên mảnh đất được giao, sử dụng đất đai có hiệu quả hơn, qua đó khắc phục dần tình trạng bất hợp lý trong quan hệ đất đai, phát hiện và từng bước giải quyết những hiện tượng tiêu cực, tham nhũng, chiếm đoạt đất đai,giao đất bất hợp lý, nắm được quỹ đất đai để điều chỉnh cho hợp lý hơn Việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyến sử dụng đất góp phần dân chủ hoá đời sống kinh tế, xã hội ở nước ta.

Hiệu quả dử dụng đất

1 Khái niệm về hiệu quả kinh tế

Trong qua trình sản xuất kinh doanh, hiệu quả kinh tế và dịch vụ sản xuất ra là kết quả của sự kết hợp giữa các yếu tố đầu vào theo công nghệ sản xuất nhất định Trong thực tế, có rất nhiều cách phối hợp các yếu tố đầu vào với những công nghệ khác nhau.

C.Mác đã chỉ ra rằng: “ Xã hội này khác xã hội kia không phải sản xuất ra cái gì, mà sản xuất ra cái đó bằng cách nào” Sự khác nhau là ở chỗ “bằng cách nào” Đây chính là công nghệ mà công nghệ trước hết phụ thuộc vào khoa học kỹ thuật và vốn

Nền kinh tế chịu sự chi phối của quy luật khan hiếm nguồn lực, trong khi nhu cầu của xã hội về hàng hoá và dịch vụ ngày càng tăng và đa dạng Do vậy đòi hỏi xã hội phải lựa chọn, sao cho với lượng tài nguyên nhất định tạo ra được hàng hoá và dịch vụ cao nhất Đây cũng chính là mục tiêu của doanh nghiệp, của các nhà quản lý và xã hội Nói một cách cụ thể là ở một mức sản xuất nhất định làm sao có chi phí vật chất và lao động trên một đơn vị sản phẩm là thấp nhất Được như vậy thì lợi ích của nhà sản xuất , người lao động và xã hội mới được nâng cao, nguồn lực mới đươc tiết kiệm Như vậy, xã hội không chỉ quan tâm tới sản xuất mà rất coi trọng hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế có thể là không làng phí nguồn lực, là tiết kiệm nguồn lực.

Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích sản xuất và phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia,đó là: Thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội Đánh giá kết quả là đánh giá về mặt lượng sản phẩm sản xuất ra đã thoả mãn được cầu của xã hội hay không, còn đánh giá hiệu quả sản xuất tức xem xét tới các mặt chất lượng của quá trình sản xuất đó

Xét về mặt hiệu quả cũng có nhiều loại, hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế, hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả xã hội …Trong đó hiệu quả kinh tế là trọng tâm Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế khách quan, nó không phải là mục đích cuối cùng của sản xuất Tuy nhiên, muốn đạt được mục đích cuối cùng thì lại phải quan tâm tới hiệu quả kinh tế, phải tìm mọi biện pháp để nâng cao hiệu quả kinh tế Vì vậy nâng cao hiệu quả kinh tế không chỉ là nhiệm vụ của một cá nhân, một đơn vị mà là nhiệm vụ của tất cả các cấp, các ngành và mỗi quốc gia Đất đai cũng vậy, là một tài nguyên nên đất đai cũng phải có những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sao cho phù hợp với từng vùng, từng ngành…

2 Nội dung và chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế hết sức phức tạp và được thể hiện rất đa dạng và phong phú Hiệu quả quản lý sử dụng đất là một bộ phận của hiệu quả sản xuất – xã hội Vì vậy ngoài những đặc điểm chung, việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất chung, nó có những nét riêng do đặc thù của việc đánh giá hiệu quả kinh tế và sử dụng đất.

Do tính phức tạp của vấn đề hiệu quả quản lý sử dụng đất nên đánh giá hiệu quả quản lý sử dụng đất phải có một số hệ thống chỉ tiêu Mỗi chỉ tiêu dù là chỉ tiêu cơ bản cũng chỉ phản ánh được một mặt nào đó của vấn đề hiệu quả trong quản lý sử dụng đất Mỗi một hệ thống chỉ tiêu sẽ bổ sung cho nhau giúp cho việc đánh giá hiệu quả này được đầy đủ, hoàn thiện.

Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của việc quản lý sử dụng đất nói chung phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Đảm bảo tính thống nhất, tính thống nhất thể hiện ở nội dung và phương pháp tính của hệ thống chỉ tiêu kinh tế của nền kinh tế quốc dân và Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Đảm bảo tính toàn diện và hệ thống gồm cả chỉ tiêu tổng quát, chỉ tiêu bộ phận, chỉ tiêu chủ yếu, chỉ tiêu phụ…

- Đảm bảo tính khoa học nhưng phải đơn giản và có thể thực hiện được.

- Phải phù hợp với đặc điểm và trình độ phát triển của từng vùng, từng ngành, lĩnh vực ở nước ta.

- Kích thích được sản xuất phát triển và tăng cường mức độ ứng dụng tiến bộ vào sản xuất.

Do tính hữu hạn về đất đai và sự gia tăng dân số, nên đất đai được coi là tài sản đặt biệt quan trọng của mỗi quốc gia Ở nước ta đất chật người đông nên việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất được coi trọng và thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như : thâm canh tăng vụ, thay đổi công nghệ…

 Chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế:

- Gía trị sản xuất ( giá trị sản lượng ) / ha.

- Gía trị sản xuất / lao động / ha.

- Gía trị sản xuất / một đồng chi phí / ha.

- Gía trị gia tăng VA = GO – IC.

Trong đó : + VA là giá trị gia tăng / lao động / ha.

+ GO là giá trị sản suất / lao động / ha.

+ IC là chi phí trung gian.

- Gía trị gia tăng / một đồng chi phí trung gian.

Chỉ tiêu này là chỉ tiêu tương đối của hiệu quả Nó chỉ ra hiệu quả sử dụng các chi phí biến đổi sản xuất, khi sản xuất cạnh tranh trên thị trường thì các chỉ tiêu này quyết định sự thành bại của một loaị sản phẩm.

- Thu nhập hỗn hợp / ha ( MI )

TNHH = VA - Thuế - Khấu hao - Thuế lao động.

- Thu nhập hỗn hợp / một ngày công lao động. Đây là chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng cây trồng, từng loại đất, công thức luân canh hay chu kỳ cây trồng trên một đơn vị diện tích đất canh tác làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng lao động nhằm đưa ra phương án sử dụng đất sao cho đạt hiệu quả cao nhất.

3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý sử dụng đất

Con người có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất áp dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất Chính sự áp dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học vào trong quá trình sử dụng đất đã làm ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế sử dụng đất.

3.2 Nhân tố kinh tế - chính trị - xã hội Điều kiện kinh tế - chính trị – xã hội của một nước có tác động rất lớn đến hiệu quả kinh tế.

Trong điều kiện kinh tế – chính trị – xã hội ổn định hiệu quả đạt được sẽ cao, cho dù có một số yếu tố chưa hoàn thiện.

3.3 Nhân tố về môi trường kinh doanh

Môi trường kinh doanh chịu sự chi phối bởi điều kiện kinh tế - xã hội đã ảnh hưởng quyết định tới hiệu quả kinh tế sử dụng đất của con người Mặt khác vấn đề sử dụng đất chịu sự quy định của Nhà nước và Đảng làm cho quá trình sử dụng đất đạt hiệu quả cao.

Nói đến vốn là vấn đề hết sức bức thiết, nhất là đối với hộ nông dân, trước hết là vấn đề đầu tư cho sản xuất nhằm thâm canh năng suất trong nông nghiệp Nếu thiếu vốn người dân sẽ không đầu tư vào sản xuất để tăng năng suất cây trồng, không nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất Do vậy, vốn là nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất, qua trính quả lý sử dụng đất.

Tự nhiên là yếu tố cũng quan trọng trong quá trình sản xuất Nếu điều kiện tự nhiên không thuận lợi sẽ ảnh hưởng lớn không chỉ đối với quá trình sản xuất mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Đối với việc quản lý sử dụng đất đai để đạt hiệu quả cao thì nhân tố tự nhiên giữ vai trò quan trọng Nó đã tác động trực tiếp đến đất có thể làm cho quá trình sử dụng đất trở lên khó khăn làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Cho nên phải biết được điều kiện tự nhiên đẻ thúc đẩy cho quá trình sử dụng đất đạt hiệu quả kinh tế cao nhất là trong sản xuất nông nghiệp, yếu tố tự nhiên đã tác động đến năng suất sản lượng, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất Từ đó đưa ra được phương án sử dụng đất phù hợp với địa phương.

THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI HUYỆN YÊN LẠC - TỈNH VĨNH PHÚC

Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến việc quản lý sử dụng đất

Yên Lạc là một trong 7 huyện, thị của tỉnh Vĩnh Phúc nằm ở phía Nam của tỉnh trong khoảng toạ độ địa lý từ 21˚09’ đến 21˚17’ vĩ độ Bắc, 105˚30’ đến 105˚38’ độ kinh Đông.

- Phía Bắc giáp thành phố Vĩnh Yên, huyện Tam Dương.

- Phía Nam giáp sông Hồng ( bên kia sông là huyện Phúc Thọ tỉnh Hà

- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên, huyện Mê Linh.

- Phía Tây giáp huyện Vĩnh Tường.

Thị trấn Yên Lạc là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện, nằm giữa ngã tư nơi giao cắt giữa tỉnh lộ 303 và tỉnh lộ 305, cách thành phố Vĩnh Yên 15 km về phía Bắc, các thủ đô Hà Nội 70 km về phía Đông, cách thành phố Việt Trì 30 km về phía Tây Đây là điều kiện thuận lợi ban đầu, tạo cho huyện khả năng phát triển kinh tế xã hội và giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội từng bước hoà nhập kinh tế của tỉnh và khu vực.

Yên Lạc là một huyện thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, chủ yếu bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi, đê sôngHồng, kênh mương và hệ thống giao thông Độ cao trung bình so với mặt nước biển xấp xỉ 10 m Hướng dốc trung bình từ Tây Băc xuống Đông Nam theo hướng dòng chảy của sông Hồng, khu vực cao nhất ở phía Bắc huyện thuộc địa bàn xã Đồng Văn và một phần phìa Tây Bắc các xã Trung Nguyên, Đồng Cương Khu vực thấp nhất là địa bàn các xã Trung Kiên, Trung Hà nằm ngoài đê sông Hồng Nhìn chung địa bàn huyện có thể chia ra thành vùng rõ rệt.

Diện tích tự nhiên 2461 ha, thuộc địa bàn các xã Trung Kiên, Trung

Hà, Hồng Phương, Hồng Châu, và một phần diện tích thuộc hai xã Đại Tự va Liên Châu Địa hình phức tạp nhiều bãi cao, vùng sâu, chịu ảnh hưởng của thuỷ chế sông Hồng, đặc biệt ở ba xã Hồng Châu, Trung Kiên, Trung Hà.

Diện tích đất tự nhiên là 8211.24 ha Địa hình tương đối phức tạp, khu vực bị chia cắt theo hệ thống các kênh tiêu và phân bố theo độ cao của từng khu vực.

- Khu vực Tây Bắc huyện địa hình cao, là nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và trung du miền núi, bao gồm các xã Đồng Văn, Đồng Cương và Trung Nguyên.

- Khu vực phía đông huyện và dọc theo các kênh tiêu, đia hình trùng bao gồm các xã Bình Định và thị trấn Yên Lạc.

- Ngoài ra, bề mặt đất đai còn bị chia cắt bởi hệ thống đê chính, đê bao, đê ngòi, bãi sông Hồng và các thùng đào, thùng đấu xen kẽ do quá trình lấy đất đắp đê làm giao thông, thuỷ lợi, sản xuất gạch ngói.

1.3 Khí hậu và thuỷ văn

Huyện Yên Lạc nằm trong vùng đồng bằng Bắc Bộ, chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa Một năm có 4 mùa Xuân, Hạ,Thu, Đông với những đặc điểm thời tiết khác nhau: Mùa hè từ tháng 6 đến tháng 8 nắng nóng mưa nhiều, mùa đông lạnh, khô hanh thường bắt đầu sớm và kết thúc muộn kéo dài từ tháng 11 năm nay đến tháng 3 năm sau, hai mùa chuyển tiếp là mùa Xuân và mùa Thu với đặc điểm khí hậu ôn hoà, ấm áp và mát mẻ Các yếu tố khí hậu như sau:

Nhiệt độ không khí trung bình năm là: 23,7˚C

Nhiệt độ trung bình lớn nhất là: 27,4˚C

Nhiệt độ trung bình nhỏ nhất là: 21,4˚C

Nhiệt độ cao tuyệt đối là: 40,2˚C

Nhiệt độ thấp tuyệt đối là: 3,7˚C

Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1700,6 giờ / năm Trong đố mùa hè có số giờ nắng trung bình là 6 – 7 giờ / ngày, số giờ nắng trung bình trong tháng là 22 ngày.

Huyện có lượng mưa tương đối lớn nhưng phân bố không đồng đều giữa các tháng trong năm: Mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10 chiếm 80% lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 năm nay đến tháng 3 năm sau với lượng mưa ít, có tháng hầu như không mưa.

Lượng mưa trung bình năm là: 1765 mm

Lượng mưa năm cao nhất là: 2500 mm

Lượng mưa năm thấp nhất là: 1500 mm

Số ngày mưa trung bình năm là: 71 – 95 ngày/năm

Huyện chịu ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp của 5 đến 7 trận bão với sức gió mạnh và lượng mưa lớn, thường xuất hiện vào cả tháng 6, 7, 8 gây thiệt hại đến sản xuất của nhân dân.

Tốc độ gió trung bình là: 1,7 m/s

Tốc độ gió lớn nhất là: 28 m/s

Sức gió trung bình từ cấp 7 đến cấp 8

 Độ ẩm không khí Độ ẩm trung bình là: 85% Độ ẩm nhỏ nhất là: 74% Độ ẩm cao nhất là: 90%

Lượng bốc hơi bình quân năm là 1040,1 mm chiếm 55% - 60% tổng lượng mưa trong năm Đặc biệt trong các tháng mùa khô lượng nước bốc hơi cao hơn nhiều so với lượng mưa gây nên dễ gây hạn hán cục bộ trong vụ Đông Xuân ở các xã có địa hình cao, xa sông.

Như vậy, với khí hậu nóng ẩm nhiều mưa vào mùa Hè, lạnh khô hanh vào mùa Đông, huyện Yên Lạc có nhiều biện pháp tích cực phòng chống thiên tai, mưa bão lũ lụt, hạn hán…

Trên địa bàn huyện có 3 con sông chảy qua là sông Hồng, sông Phan, sông Cà Lồ

- Sông Hồng: Bắt nguồn từ Vân Nam – Trung Quốc, chảy qua các huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Mê Linh của tinh Vĩnh Phúc Đoạn sông chảy qua huyện có chiều dài hơn 11 km, đồng thời là ranh giới giữa huyện Yên Lạc và huyện Phúc Thọ tỉnh Hà Tây Sông Hồng cung cấp một lượng nước rất lớn phục vụ cho sản xuấtnông nghiệp của huyện Tuy nhiên hàng năm về mùa mưa lũ mực nước sông dâng cao gây ngập lụt cho một số khu vực đất bãi ven sông.

- Sông Cà Lồ và sông Phan

Sông Cà Lồ bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo chảy qua các huyện BìnhXuyên, Mê Linh và huyện Yên Lạc đồng thời là ranh giới tự nhiên giữa các huyện Đoạn sông chảy qua các huyện có chiều dài hơn 10 km bị ngắt quãng tại nơi có tuyến dê trung ương chảy qua Sông Cà Lồ chủ yếu dùng để tưới tiêu cho các xã ven sông.

- Sông Cà Lồ và sông Phan:

Thực trạng tình hình quản lý sử dụng đất ở huyện Yên Lạc - tỉnh Vĩnh Phúc

Để hiểu rõ được thực trạng tình hình quản lý sử dụng đất, ta cần khái quát tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Lạc ảnh hưởng đến quá trình này.

1 Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

1.1 Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung

Huyện Yên Lạc mới được tái lập từ ngày 07/10/1995 với diện tích đất tự nhiên 10.672,26 ha, nhưng Yên Lạc đã một trong số các huyện trọng điểm về lương thực của tỉnh và kinh tế huyện dựa chủ yếu vào nông nghiệp.

Thực hiện chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước, kinh tế huyện YênLạc (một phần huyện Vĩnh Lạc cũ) đã có những chuyển biến theo hướng tích cực Gía trị sản xuất của các ngành nghề đều tăng, cơ cấu kinh tế thay đổi theo chiều hướng hợp lý hơn, thu nhập của nhân dân trong huyện không ngừng tăng lên…Kinh tế phát triển kéo theo các vấn đề xã hội được giải quyết, đời sống nhân dân được cải thiện.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân chung của huyện Vĩnh Lạc cũ giai đoạn 1991 – 1995 là 8%/năm Mức tăng trưởng này thấp hơn trung bình cả nước cùng thời kỳ (trên 9%/năm) nhưng lại cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của tỉnh Vĩnh Phúc (7,35%/năm) Tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện trong 3 năm 1996-1998 sau khi đã tách huyện là 10,3%/năm thấp dưới mức trung bình của tỉnh (12%/năm) Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Vĩnh Phúc những năm này được thúc đẩy nhờ phát triển mạnh khu vực công nghiệp và dịch vụ ( các khu công nghiệp mới ở huyện Mê Linh và khu du lịch Tam Đảo ) Tuy nhiên con số 10,3%/năm thực sự có ý nghĩa với một huyện chủ yếu là sản xuất nông nghiệp.

Về quy mô tăng trưởng, giá trị tổng sản lượng (huyện Vĩnh Lạc cũ) tăng từ 166.112 triệu đồng năm 1990 lên 349.828 triệu đồng năm 1995 tăng 2,1 lần và đạt tốc độ tăng trưởng trung bình 13,2%/năm Với huyện Yên Lạc ( sau khi tách huyện ) tổng thu nhập quốc dân tăng từ 171.045 triệu đồng năm 1996 lên

185.413 triệu đồng năm 1997 ( tăng 8,4%), giá trị tổng sản lượng tăng từ

225.900 triệu đồng lên 255.472 triệu đồng năm 1997 (tăng 23.316 triệu đồng tương đương 11,22%).

Giai đoạn 2001 – 2006, các chỉ tiêu đều đạt và vượt mức so với nghị quyết đại hội XVIII, giá trị sản xuất đạt 648, 4 tỷ đồng đạt 141,9%, tốc độ tăng trưởng bình quân là 12,6%/năm, vượt 5,6%, trong đó sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản là 5,4%, sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp đạt 26,7%,xây dựng 20,1%, thương mại dịch vụ 22%.

1.1.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của huyện thời gian qua (giai đoạn 2001 -2006) có những bước dịch chuyển theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: tỷ trọng nông nghiệp đạt 47,1% giảm 12,9%, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và xây dựng đạt 34,8% vượt 10,8%, thương mại - dịch vụ 18,1%, vượt 2,1%, giá trị sản xuất bình quân đầu người đạt 4,44 triệu đồng/năm vượt 74%

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng trên sẽ còn tiếp tục diễn ra trong thời kỳ quy hoạch và đó là hướng đi chính thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội huyện Yên Lạc Xu hướng chuyển dịch ngành kinh tế theo lãnh thổ cũng có những biểu hiện rõ nét Các hoạt động thương mại - dịch vụ tập trung chủ yếu ở thị trấn Yên Lạc và 6 thị tứ Vùng chuyên canh cây công nghiệp ngắn ngày tập trung ở xã Trung Nguyên, chuyên canh rau tập trung ở thị trấn Yên Lạc

1.2 Thực trạng phát triển ngành

1.2.1 Nông nghiệp và thuỷ sản

Tổng diện tích đất gieo trồng cây hàng năm đạt 16.963 ha Nhiều xã đã quy hoạch, đầu tư vùng sản xuất thâm canh, xây dựng cánh đồng đạt 50 triệu đồng/ha/năm Năng suất lúa tăng từ 51 tạ/ha lên 59 tạ/ha Tổng sản lượng lương thực có hạt đạt 67 nghìn tấn, tăng 5.625 tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 459 kg/người/năm.

Chăn nuôi phát triển cả về số lượng và chất lượng Tổng đàn bò đạt 16,2 nghìn con, trong đó bò lai sind đạt 11,2 nghìn con, chiếm 72% tổng đàn, đàn bò sữa đạt 120 con, trong đó 56 con đang cho khai thác sữa, sản phẩm sữa trung bình đạt 800 - 900 lít/ngày, đàn lợn phát triển theo hướng nạc hoá, tổng đàn lợn đạt 56 nghìn con, tăng 12 nghìn con so với năm 2000.

Thuỷ sản có mức chuyển biến tích cực Hiện tổng diện tích được đầu tư cải tạo trong 5 năm là 795 ha, tổng vốn đầu tư là 41,7 tỷ đồng, sản lượng thuỷ sản là 2,2 nghìn tấn.

Giá trị công nghiệp – xây dựng đạt 225,8 tỷ đồng, tăng 115,8 tỷ đồng

(gấp 2,05 lần), tốc độ tăng trưởng bình quân 23,2%/năm, vượt 15,2% so với nghị quyết đại hội đề ra Trong đó, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là 123,8 tỷ đồng tăng 230%, tốc độ tăng trưởng bình quân 26,7%/năm Gía trị công nghiệp – xây dựng là 102 tỷ đồng, tăng 140%, tốc độ tăng trưởng bình quân là 20,1%/năm.

Giá trị sản xuất thương mại - dịch vụ đạt 117 tỷ đồng, đạt 160%, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22%/năm vượt 6% so với nghị quyết đại hội.

Mạng lưới dịch vụ bưu chính viễn thông ngày càng được mở rộng, điện thoại đạt 5,35 máy/dân, đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt trong mọi tình huống.

Thu, chi ngân sách đều tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2001 đạt 14,2 tỷ đồng đã tăng lên 18,7 tỷ đồng năm 2005, nhịp độ tăng bình quân 5,7%/năm Chi ngân sách địa phương từ 20,7 tỷ đồng năm 2001 lên

25, 8 tỷ đồng năm 2005, nhịp độ bình quân 4,5%/năm

Ngân hàng và các quỹ tín dụng nhân dân được coi trọng, huy động vốn tăng bình quân đạt 21,6%/năm đạt mức 138 tỷ đồng gấp 2,7 lần so với năm

2001 Tổng dư nợ cho vay là 316 tỷ đồng.

2 Thực trạng tình hình quản lý sử dụng đất đai

2.1 Tình hình quản lý đất đai

2.1.1 Thời kỳ trước Luật Đất đai năm 2003

Trước năm 1993, khi Yên Lạc còn là một phần lãnh thổ của huyện Vĩnh Lạc, mọi vấn đề về quản lý đất đai đều chịu sự điều hành chỉ đạo của Sở Địa chính tỉnh và UBND huyện Vĩnh Lạc cũ Trong thời kỳ này, cũng như các địa phương trong cả nước huyện Vĩnh Lạc đã thực hiện các chủ trương lớn của Nhà nước về công tác quản lý đất đai:

 Thực hiện quyết định 169/CP của Chính phủ năm 1977 về điều tra thống kê tình hình cơ bản đất đai trong cả nước;

 Thực hiện chỉ thị 299/TTg của Thủ tướng Chính phủ (1981 -1985) về công tác đo đạc, phân hạng, đăng ký thống kê đất đai;

 Bước đầu thực hiện quyết định 201/QĐ – ĐKTK ngày 14/07/1989 của Tổng cục Quản lý ruộng đất về việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ

Đánh giá hiệu quả sử dụng đất

1 Những kết quả đã đạt được

Qua quá trình triển khai thực hiện quy hoạch sử dụng đất trong dài hạn và kế hoạch sử dụng đất hàng năm của huyện đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, góp phần vào phát triển kinh tế - chính tri – xã hội của huyện.

Tận dụng, cải tạo và sử dụng hợp lý diện tích đất trũng nâng diện tích nuôi trồng thuỷ sản lên 914,35 ha Đưa sản lượng nông nghiệp lên 386.290 triệu đồng. Đất chuyên dùng khác được phân bổ hợp lý, tiết kiệm nên hệ thống giao thông, thuỷ lợi…đã được nâng cấp lên rõ rệt, giải quyết tốt vấn đề đi lại và sản xuất cho người dân.

Các khu đô thị, khu dân cư nông thôn đã phát triển thành những điểm sáng, văn minh, hiện đại, cơ sở hạ tầng đồng bộ…đã thu hút được vốn đầu tư không nhỏ. Đất chưa sử dung được khai thác đưa vào sử dụng nên cũng chỉ còn lại ở mức vừa phải, phù hợp với quy luật tự nhiên…

Thường xuyên thực hiện công giải tác giải quyết đơn thư khiếu nại, và trả lời các đơn thư của nhân dân trong địa bàn huyện theo qui định của pháp luật Đồng thời lập hồ sơ các vụ có tính chất phức tạp chuyển sang uỷ ban nhân dân huyện Yên Lạc xin ý kiến xử lý.

Tham gia thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án đã có quyết định thu hồi đất của các cấp có thẩm quyền.

Chỉ đạo các xã, phối hợp và giúp đỡ các xã phát hiện, xử lý các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai

Tiếp nhận kiểm tra các hồ sơ xin chuyển dịch quyền sử dụng đất và hồ sơ thế chấp vay vốn bằng quyền sử dụng đất: đã hoàn thiện hồ sơ trình uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết nhanh chóng và thuận tiện thủ tục cho dân vay vốn…

2 Hạn chế và nguyên nhân

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác quản lý đất đai của Huyện vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục:

 Công tác đo đạc, lập bản đồ địa chính chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai;

 Công tác thống kê, kiểm kê đất đai hàng năm còn thiếu chính xác về diện tích cũng như một số chỉ tiêu thống kê;

 Chưa có quy hoạch sử dụng đất cấp huyện dài hạn;

 Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp khá cao nhưng chưa đạt đến mức cao nhất, hệ số sử dụng đất mới đạt 2,17 lần Một số khu vực chưa đảm bảo hệ thống thuỷ lợi nên mới canh tác được một vụ;

 Trong công tác thanh tra các chế độ, thể lệ quản lý về sử dụng đất, giải quyết các vi phạm, các đơn thư khiếu lại tố các của công dân liên quan đến quyền sử dụng đất còn chưa được giải quyết triệt để do vậy gây tình trạng khiếu kiện dài ngày.Về mặt tổ chức, cơ cấu nhân sự còn thiếu Điều kiện làm việc, trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý đất đai chưa được tốt.

NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ SỬ DỤNG ĐẤT Ở HUYỆN YÊN LẠC

Tiềm năng đất đai, định hướng và quan điểm sử dụng đất đai

1 Tiềm năng đất đai để phát triển ngành

1.1 Tiềm năng đất nông nghiệp Đánh giá tiềm năng đất cho sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích bố trí cây trồng hợp lý tạo vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá nông sản, thuỷ sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và phục vụ nhu cầu đời sống sinh hoạt của nhân dân.

1.1.1 Một số yếu tố cơ bản

Trên cơ sở địa hình và độ dốc chung toàn huyện có thể chia ra các khu vực: các xã phía Bắc huyện gồm Đồng Cương, Đồng Văn, Trung Nguyên, Tề

Lỗ thuộc vùng cao nhất huyện Các xã còn lại có địa hình từ vàn đến vàn thấp.

Toàn huyện có 12 loại thổ nhưỡng chia ra làm 4 nhóm, trong đó nhóm đất phù sa không được bồi có diện tích lớn nhất là 5149,2 ha, phân bố ở hầu hết các xã thuộc khu vực trong đê Nhóm đất này thích hợp với nhiều loại cây trồng hàng năm.

Nhóm đất phù sa được bồi, diện tích 1.680 ha, phân bố tập trung ở 6 xã vùng bãi, trên đất này có thể trồng rau màu, các loại cây công nghiệp ngắn ngày.

Nhóm đất phù sa cũ, có diện tích là 2.308 ha, nhóm này phân bổ ở các xã có địa hình cao như Đồng Cương, Đồng Văn, Tề Lỗ, Trung Nguyên, Bình Định, Tam Hồng Đất này thường bị chua, bạc màu do quá trình canh tác lâu đời nên thích hợp với trồng lúa, cây ăn quả, cây hàng năm.

Căn cứ vào khả năng cung cấp nước phục vụ cho sản xuất nông nghiệp có thể phân ra các khu vực tưới tiêu chủ động và không chủ động.

Khu vực tưới tiêu chủ động chiếm gần 70% diện tích đất canh tác, phân bố tập trung ở khu vực phía Bắc huyện và khu vực giữa chạy dọc theo tuyến kênh Liễn Sơn Diện tích này đang sử dụng trồng 2 vụ và 3 vụ lúa màu

Khu vực tưới tiêu không chủ động bao gồm diện tích vùng đất bãi sông Hồng thuộc các xã Đại Từ, Liên Châu, Hồng Châu, Hồng Phương, Trung Kiên, Trung Hà và khu vực bám theo 3 tuyến tiêu nước chính của huyện Diện tích này đang được sử dụng để trồng màu, trồng một vụ, hai vụ bấp bênh và nuôi trồng thuỷ sản.

 Vùng phía Bắc (trong đê): Đặc điểm địa hình từ vàn đến vàn cao, tưới tiêu chủ động Đất đai thuộc nhóm phù sa không được bồi và nhóm phù sa cũ với diện tích khoảng 7.000 ha, khu vực này thích hợp với nhiều loại cây trồng hàng năm, lúa, rau màu, cây ăn quả.

Thuộc địa bàn 6 xã vùng bãi tính từ đường đê Trung ương ra sông Hồng có đặc điểm địa hình hơi cao ở phía bờ sông bám theo đê bối, thấp dần vào khu vực đê Trung ương Tưới tiêu không chủ động, dễ bị ngập vào mùa lũ sông Hồng Đất đai thuộc nhóm phù sa được bồi đắp có diện tích khoảng 2.200 ha, thích hợp trồng rau màu, cây công nghiệp ngắn ngày.

1.2 Tiềm năng đất đai để phát triển ngành công nghiệp khai thácNVLXD

Tài nguyên khoáng sản của huyện chỉ có khoáng sản kim loại Diện tích đất sét đang được khai thác làm nguyên vật liệu xây dựng là 30,62 ha, phân bố tập trung ở các xã Đồng Văn, Nguyệt Đức, còn lại rải rác ở các xã Tam Hợp, Yên Phương là cơ sở để mở rộng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, một trong những ngành quan trọng đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của Huyện.

Ngoài ra, trên địa bàn các xã ven sông Hồng có thể khai thác nguồn tài nguyên cát sỏi tương đối lớn phục vụ cho các công trình xây dựng của huyện, cũng như của tỉnh.

1.3 Đánh giá tiềm năng đất phát triển du lịch, dịch vụ, thương mại

Huyện Yên Lạc với một loạt các di tích lịch sử văn hoá như Đền Thính, Đình Văn Tiến, Đền thờ Trạng nguyên Phạm Công Bình, Di chỉ khảo cổ học Đồng Đậu,…cũng như các lễ hội truyền thống độc đáo mang đậm truyền thống dân tộc được tổ chức ở các xã, hàng năm có thể thu hút rất nhiều khách du lịch từ các nơi đến thăm viếng.

Việc phát triển du lịch và dịch vụ có quan hệ mật thiết với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là thương mại Khách du lịch đến Yên Lạc, ngoài việc đi thăm quan, tìm hiểu phong tục tập quán, lễ hội truyền thống lịch sử của địa phương còn có nhiều nhu cầu khác như: ăn, ở, đi lại, mua sắm quà lưu niệm, giao lưu buôn bán hàng hoá với các làng nghề truyền thống Vì vậy, các thế mạnh về du lịch của huyện sẽ kéo theo sự phát triển của một số ngành kinh tế khác.

Nhìn chung, Yên Lạc là huyện có tiềm năng để phát triển ngành du lịch,dịch vụ và thương mại Tuy nhiên, đây mới chỉ là tiềm năng nên việc biến kế hoạch này trở thành hiện thực là cả một chiến lược đồng bộ trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu vui chơi, giải trí và bảo vệ môi trường cảnh quan thiên nhiên của các khu di tích lịch sử văn hoá

2 Phương hướng sử dụng đất đai trong những năm tiếp theo

Phương pháp quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai nhằm nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất đai

1 Phương hướng và mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội

Trên cơ sở những định hướng lớn và mục tiêu tổng quát phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 của tỉnh, huyện Các chỉ tiêu phát triển cụ thể đối với huyện Yên Lạc như sau:

 Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 8,5%/năm, trong đó nông nghiệp là 7,5%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 13,5%, thương mại dịch vụ là 16%;

 Thu nhập bình quân đầu người đạt 3.536 nghìn đồng vào năm 2010;

 Chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu kinh tế vào năm 2010 với tỷ trọng nông nghiệp 50%, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là 30%, thương mại dịch vụ 20%;

 Tăng diện tích đất gieo trồng lên 18.500 ha vào năm 2010, nâng hệ số sử dụng đất lên khoảng 2,6 lần Phấn đấu đạt tổng sản lượng lương thực quy thóc là 60.000 tấn vào năm 2007 và 80.600 tấn vào năm 2010 Bình quân lương thực/người/năm đạt 500 kg, phấn đấu sản lượng thịt hơi là 2.400 tấn, cá là 1.700 tấn đến năm 2010 Cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo tỷ lệ trồng trọt là 50%, chăn nuôi 50%;

 Phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng, chế biến nông sản, công nghiệp nhỏ phục vụ nông nghiệp, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống ở địa phương Hoàn thiện công nghiệp hoá nông nghiệp ở mức 80%, bước đầu tiến hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá;

 Tăng nhanh khối lượng lưu thông hàng hoá, đáp ứng kịp thời các yêu cầu về sản xuất và tiêu dùng của nhân dân, xây dựng thị trấn Yên Lạc thành trung tâm thương mại dịch vụ;

 Đảm bảo việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên xuống 1,1% năm 2000 và 1% năm 2010;

2 Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010

Phương án quy hoạch sử dụng đất đai được xây dựng dựa trên những căn cứ sau: o Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, hiện trạng sử dụng đất và tiềm năng đất đai của huyện. o Định hướng phát triển và nhu cầu sử dụng đất của các ngành trên địa bàn huyện đến năm 2010.

Trên cơ sở cân đối giữa nhu cầu sử dụng đất của các ngành và khả năng đáp ứng của quỹ đất toàn huyện (khả năng thực tế chu chuyển đất đai về mặt không gian), phương án quy hoạch sử dụng đất đai đến năm 2010 như sau:

2.1 Đất nông nghiệp Đến năm 2010, diện tích đất nông nghiệp của huyện là 7.750,94 ha chiếm 74,11% tổng diện tích đất tự nhiên, giảm 91,08 ha so với năm 1998 Chu chuyển thực tế giữa đất nông nghiệp với các loại đất khác và chu chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp như sau:

 Đất nông nghiệp giảm 233,08 ha do chuyển sang đất chuyên dùng 117,68 ha, đất ở 115,4 ha, đồng thời tăng thêm 142 ha do cải tạo khai thác đất chưa sử dụng chuyển sang.

 Chu chuyển trong nội bộ đất nông nghiệp: Đất trồng cây hàng năm giảm 759 ha do chuyển sang đất chuyên dùng 111,31 ha, đất ở 85,69 ha, đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản 562 ha. Mặt khác cải tạo 92 ha, đất bằng chưa sử dụng vào trồng màu nên diện tích thực giảm là 667 ha Đến năm 2010 đất trồng cây hàng năm còn 6.266,14 ha.

Việc nâng cấp xây dựng các công trình thuỷ lợi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đầu tư giống mới, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và mùa vụ, cải tạo đồng chiêm trũng có thể cho phép chuyển 300 ha một vụ và 56,63 ha đất chuyên mạ thành đất 2 vụ ở 14/17 xã (trừ xã Trung Hà,

Văn Tiến, Hồng Châu), chuyển 2.050ha đất 2 vụ và 284 ha đất chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm thành đất 3 vụ, nâng diện tích đất trồng 3 vụ ổn định lên 3.745,46 ha vào năm 2010 (chiếm 59,77% đất trồng cây hàng năm). Đất chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm giảm đi 400,53ha chuyển sang đất 3 vụ 284 ha, đất chuyên màu 70,03 ha, đất chuyên dùng 14,36 ha, đất ở 32,14 ha Đồng thời bù lại được do cải tạo, khai thác đất bằng chưa sử dụng chuyển sang Đến năm 2010 có diện tích 813,65 ha. Đất vườn tạp giảm đi 26,99 ha do chuyển sang đất chuyên dùng 3,21ha và dùng để tự giãn đất ở trong khu dân cư 23,78 ha Diện tích còn lại đến năm 2010 là 525,24 ha được cải tạo trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế theo mô hình V.A.C. Đất trồng cây lâu năm vẫn giữ nguyên diện tích 2,91 ha trong cả thời kỳ quy hoạch Đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản giảm đi 9,09 ha do chuyển sang các mục đích chuyên dùng 3,16 ha và đất ở 5,93 ha Với biện pháp đầu tư cải tạo và chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi theo mô hình kết hợp lúa – cá, cá – cây ăn quả sẽ đưa 50ha đất có mặt nước chưa sử dụng và 562 ha đất ruộng một vụ chuyển sang đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản, nâng diện tích loại đất này lên 914,35 ha vào năm 2010.

2.2 Đất khu dân cư nông thôn

Các quan điểm hình thành và phát triển các khu dân cư:

+ Hình thành một số điểm dân cư tập trung từ 4.500 đến 6.000 dân.

+ Tận dụng triệt để quỹ đất trong các khu dân cư, tuỳ theo các điều kiện cụ thể trên từng địa bàn để điều chỉnh, xen ghép, mở rộng hoặc bố trí các khu dân cư mới cho số hộ phát sinh Tăng dày mật độ dân trong khu dân cư hiện có và tự dãn trên đất vườn tạp.

Trong thời kỳ quy hoạch, cơ sở để xác định diện tích đất khu dân cư nông thôn căn cứ vào số hộ có nhu cầu cấp đất ở Theo kết quả dự báo dân số, kết hợp điều tra, phân tích số hộ tồn động, số hộ nằm trong khu vực giải toả, số hộ có khả năng thừa kế và tự giãn, có thể xác định được tổng số hộ có nhu cầu đất ở trong thời kỳ 1998 – 2010 là 6.264 hộ trong đó 5.143 hộ cấp mới Đến năm 2010 có 1.121 số hộ tự giãn trên đất vườn tạp ở khu vực nông thôn với diện tích 22,42 ha Tổng diện tích đất cấp mới là 88,53 ha với định mức từ 150 – 200 m²/hộ, được bố trí tại 70 điểm theo từng thôn xóm của các xã Đến cuối thời kỳ quy hoạch, diện tích đất ở nông thôn tăng 110,95 ha lấy vào các loại đất: đất lúa – lúa màu là 49,94 ha; đất chuyên màu là 32,14ha; đất vườn tạp là 22,42 ha; đất có mặt nước NTTS là 5,69 ha; đất xây dựng cơ bản là 0,76 ha Đất ở giảm 2,62 ha chuyển sang đất giao thông Đến năm 2010, diện tích đất ở nông thôn của huyện là 678,99 ha ( 6,53% tổng diện tích đất tự nhiên ) tăng 108,33 ha so với năm 1998.

Thị trấn Yên Lạc với diện tích xác định 644,27 ha Để thị trấn trở thành trung tâm kinh tế - chính trị - xã hội của huyện Đến năm 2010, vị trí quy hoạch trung tâm thị trấn chia thành 3 khu vực với tổng diện tích là 225 ha.

Khu vực chức năng hành chính: tập trung tại ngã tư tỉnh lộ 303, 305 kéo dài theo trục đường đi Tam Hồng, giới hạn bởi ranh giới giữa Tam Hồng và thị trấn (đây là khu vực ưu tiên phát triển đến năm 2010).

Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý sử dụng đất

Giải pháp tầm vĩ mô

Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, những thay đổi về các mối quan hệ trong quản lý và sử dụng đất đai là một trong những vấn đề được quan tâm nhất, vì đất đai có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của mỗi cá nhân và cả cộng đồng, lợi ích giữa các cộng đồng Mặt khác trên phương diện vĩ mô nó có tác động trực tiếp và sâu sắc đến phát triển kinh tế và ổn địng chính trị - xã hội của quốc gia, nhất là với nước ta, gần 80 % dân số là nông thôn, cơ cấu kinh tế quốc dân nông nghiệp vẫn chiếm một tỷ lệ đáng kể thì đất đai lại càng có ý nghĩa.Việc hoàn thiện các chính sách quản lý có vai trò rất quan trọng nhằm góp phần tìm ra các giải pháp tối ưu để quản lý sử dụng có hiệu quả tài nguyên đất đai. Để quy hoạch phù hợp với tình hình thực tế lại thích hợp với tình hình phát triển sau này, và có tính khả thi, khi lập quy hoạch cần phải có tính tổng hợp, so sánh và thống nhất với định hướng chủ đạo của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, có sự tham gia đóng góp ý kiến của các ngành các bộ chuyên môn kỹ thuật và người dân kết hợp sử dụng phương pháp truyền thống với kỹ thuật hiện đại, kết hợp phương pháp định tính với định lượng; áp dụng cơ chế phản hồi trong quy hoạch nhằm tăng tính khoa học, tính thực tiễn và tính quần chúng quy hoạch sử dụng đất đai ở huyện xây dựng trên cơ sở định hướng của quy hoạch sử dụng đất đai cấp tỉnh nhằm giải quyết các mâu thuẫn quan hệ về đất đai căn cứ vào đặc tính nguồn tài nguyên đất, mục tiêu dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và các điều kiện cụ thể khác của huyện ( điều hoà quan hệ sử dụng đất trong phát triển xây dựng, đô thị và phát triển nông ) đề xuất các chỉ tiêu và phân bố sử dụng các loại đất; xác định các chỉ tiêu khống chế về đất đai đối với quy hoạch ngành và xã, thị trấn trên địa bàn huyện thông qua quy hoạch để xác định.

+Phương hướng, mục tiêu và giải pháp cơ bản sử dụng đất đai của huyện. +Xác định quy mô, cơ cấu và phân bố sử dụng đất của ngành.

+Xác định cơ cấu, phạm vi và phân bố sử dụng đất cho các công trình chủ yếu, đất dùng cho nông, giao thông vận tải, đô thị khu dân cư nông thôn, khu công nghiệp, du lịch và nhu cầu đất đai cho các nhiệm vụ đặc biệt ( đề xuất các chỉ tiêu sử dụng đất có tính khống chế cho từng khu vực cho xã trong huyện như: khu công nghiệp, khu vực an ninh quốc phòng, vị trí quy mô các điểm dân cư nông thôn, đất nông nghiệp )

Việc quản lý sử dụng đất đai liên quan đến rất nhiều lĩnh vực khác như: nông nghiệp, thuỷ lợi, xây dựng, môi trường Vì vậy, việc định vị tổ chức đất đai trong hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước là điều hết sức cần thiết, thông qua việc hoàn thiện bộ máy tổ chức sẽ xác định được vị trí thích hợp cho tổ chức này hoàn chỉnh thông suốt có tính hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở đủ sức quan lý về các mặt pháp chế, kinh tế, kỹ thuật, phù hợp với thuộc tính vốn có của đất đai, một tài nguyên chung Nhờ đó việc quản lý tập trung hay phân cấp - phân quyền cho địa phương được xác định dựa trên hiệu lực quản lý Xác định rõ chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan quản lý đất đai, xây dựng một tổ chức, một đội ngũ cán bộ có đủ năng lực để làm công tác quản lý sử dụng đất Khẳng định bằng luật về trách nhiệm của cơ quan địa chính trong việc lập quy hoạch; kế hoạch sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp, khiếu tố vi phạm luật đất đai.

Hoàn thành quy hoạch chi tiết kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện đến năm 2010 Quy hoạch sử dụng đất là biện pháp quản lý không thể thiếu trong việc tổ chức sử dụng đất của các ngành kinh tế - xã hội và các xã trong huyện. Trên cơ sở nghiên cứu phương hướng sử dụng và quy hoạch đất đai của huyện trong những năm tới, vì huyện vẫn là huyện nông nghiệp nên có đất sử dụng vào sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao so với đất sử dụng vào mục đích khác Do vậy, quy hoạch sử dụng đất phải đảm bảo ưu tiên cho nhiệm vụ phát triển sản xuất nông nghiệp, vừa bảo đảm an toàn lương thực vừa thoả mãn nhu cầu nông phẩm cho toàn xã hội và nguyên liệu cho công nghiệp; đồng thời phân bổ, cân đối quỹ đất cho thích hợp với nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Quy hoạch được xây dựng trên bản vẽ tỷ lệ 1/200 hoặc 1/500 Để tiến hành xây dựng quy hoạch chi tiết cơ quan nghiên cứu xây dựng quy hoạch có yếu tố rất thuận lợi, đó là quy hoạch tổng thể huyện Yên Lạc đến năm 2010 phê duyệt; đã có bản đồ địa chính thể hiện chi tiết từng thửa đất ở tỷ lệ 1/200, 1/500 và 1/1.000 đối với từng loại đất. Đối với đất nông nghiệp: Hiện nay toàn huyện có 7.799,72 ha đất nông nghiệp, cần quản lý chặt chẽ việc giao đất cho các hộ sử dụng nhằm mục đích đat hiệu quả tối ưu trong khai thác sử dụng loại đất này Do đó, cần căn cứ vào mục tiêu chuyển dịch cơ cấu cây trồng mà có biện pháp giao đất cho từng hộ sản xuất. Đối với hộ khá: Có điều kiện về vốn, vật tư, kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất Cần đưa các loại giống có năng suất cao, chịu đầu tư chi phí thâm canh lớn như: Các giống lúa lai, giống lúa đặc sản như: Nếp thơm, tẻ thơm, khoai tây hạt, hành tây, rau màu…để tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao, tăng hiệu quả kinh tế và tăng hệ số sử dụng đất canh tác. Đối với hộ trung bình: Chưa khai thác hết được tiềm năng đất đai, nên trong thời gian tới cần phải nhanh chóng tìm ra một số biện pháp kỹ thuật như: phổ cập giống cấp I và tiến tới chủ động sản xuất giống tại chỗ để giảm bớt chi phí cho hộ và đảm bảo độ thuần giống cao… Đối với hộ nghèo: Do thiếu vốn để sản xuất, trình độ thâm canh còn hạn chế, không mạnh dạn trong đầu tư và cậm tiếp thu các tiến bộ mới về khoa học kỹ thuật, giống mới Cần có các chính sách để cho các hộ ổn định cuộc sống, từng bước đưa khoa học kỹ thuật đến với từng hộ, tạo diều kiện cho họ vay vốn. Trước mắt áp dụng các công thức luân canh có chi phí đầu tư thấp song giá trị gia tăng trên chi phí bỏ ra lớn và yêu cầu kỹ thuật không khắt khe Mở rộng hiệu tính trồng các cây truyền thống có hiệu quả kinh tế cao để nâng cao hệ số sử dụng đất, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hộ được giao đất…

Cần có biện pháp kè bờ nắn dòng chảy để hạn chế đến mức tối đa hiện tượng sạt lở ở vùng bãi gây mất đất ở cũng như đất canh tác của người dân khu vực này, gây nên những biến động phức tạp trong việc quản lý sử dụng đất. Đối với đất phi nông nghiệp: Có diện tích là 1.818,55 ha Để thực hiện chủ trương “ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn ” của Đảng và Nhà nước. Trong thời gian tới, huyện cần có quy hoạch chi tiết sử dụng đất khu đô thị mà điển hình là thị trấn Yên Lạc và các khu dân cư nông thôn tập trung một cách đồng bộ. Đầu tư vốn, nhân lực vào các ngành nghề thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống của huyện…tạo thu nhập cho người dân noi chung và tăng cường hiệu quả sử dụng trong đất phi nông nghiệp trên địa bàn huyện.

Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sử dụng đúng mục đích đất được giao, tránh tình trạng sử dụng sai mục đích được giao, lạm dụng đất đai…dẫn đến lệch lạc trong thực hiện quy hoạch, ô nhiễm môi trường, tranh chấp đất đai…mất lòng tin của nhân dân. Đối với đất chưa sử dụng: Hiện nay trên toàn huyện có diện tích đất chưa sử dụng vào khoảng 713,86 ha Với diện tích như thế này thì đây chính là tiềm năng để mở rộng thêm đất đai đưa vào sử dụng Đối với loại đất này thì phải đưa ra những chính sách ưu đãi giao đất cho người dân cải tạo, nâng cấp độ phì nhiêu, thau chua, rửa mặn…như: hỗ trợ người dân về công nghệ kỹ thuật, về vốn, giống cây trồng, phân bón…phát triển các ngành nghề, cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với từng loại đất nhằm mục đích cải tạo, khai thác triệt để đưa đất vào sử dụng.

Nâng cao hiệu quả của các cơ quan quản lý nhà nước các cấp trong công tác quản lý nhà nước về đất đai Quản lý đất đai là một hoạt động quản lý, giám sát, điều chỉnh của các ngành quản lý đất đai ( ngành Tài nguyên và Môi trường ) để củng cố và hoàn thiện chế độ sở hữu toàn dân về đất đai, để sử dụng tiết kiệm, hợp lý và nâng cao hiệu quả kinh tế đất Hạn chế tối đa lãng phí và thất thoát tài nguyên đất, đảm bao toàn bộ tiền cho thuê đất hoặc tiền sử dụng đất được thu về cho ngân sách, để đạt được mục đích nêu trên, công tác quản lý cần phải:

- Đảm bảo và duy trì chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai.

- Điều chỉnh trên thực tế các quan hệ đất đai, chỉ đạo và hướng dẫn người sử dụng đất khai thác và sử dụng quỹ đất hợp lý theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện và định hướng quy hoạch của huyện Xử lý để khắc phục và hạn chế tình trạng mù quáng trong sử dụng đất, ngăn ngừa sự hỗn loạn, xâm phạm quyền sở hữu và lãng phí tài nguyên đất.

- Bảo vệ môi trường sống và cảnh quan kiến trúc, thực hiện thống nhất hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả môi trường sống của đất đai.

- Nghiên cứu để tiến hành thực hiện cải cách hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai, xoá bỏ chức năng của cấp hoặc ngành nào đã gây ra mâu thuẫn trong quản lý đất đai, tổ chức tuyên truyền thực hiện quy hoạch đô thị, nông thôn và tham gia cưỡng chế các vi phạm quy hoạch lấy quy hoạch tổng thể để làm căn cứ pháp lý để định hướng.

Qua nghiên cứu về quản lý sử dụng đất đai ở huyện Yên Lạc Để thực hiện kết quả tốt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của Huyện, em đã mạnh dạn đưa ra các đề xuất sau:

1 Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất toàn huyện cần thông báo công khai những chỉ tiêu chính của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Đồng thời chỉ đạo các xã, các ngành xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong phạm vi quản lý của đơn vị mình nhằm cụ thể hoá nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện.

2 Thực hiện đồng bộ và thường xuyên các nội dung quản lý nhà nước về đất đai ở tất cả các xã, ngành trong huyện Triển khai thực hiện việc quản lý đất đai theo phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt, đưa các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm và từng thời kỳ vào hệ thống chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện

3 UBND huyện chỉ đạo các ngành tiếp tục tìm các giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương để thực hiện đồng bộ, kịp thời các điều khoản của Luật Đất đai 2003, các văn bản sau Luật, các chủ trương chính sách của Nhà nước, của tỉnh về quản lý sử dụng đất đai.

Ngày đăng: 01/08/2023, 16:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w