Lý luận cơ bản về Marketing trong hoạt động kinh doanh thương mại
Tổng quan về Marketing trong kinh doanh thương mại
1.1.1 Khái niệm Marketing thương mại
Marketing ra đời trước hết chính để nhằm hỗ trợ có hiệu quả cho hoạt động thương mại – bán hàng/ tiêu thụ sản phẩm Khi phát triển đến trình độ hiện nay, Marketing đã có khả năng đáp ứng tốt nhất yêu cầu đặt ra cho sự thành công của hoạt động thương mại của doanh nghiệp.
Có rất nhiều khái niệm về Marketing thương mại Để phù hợp với trình độ phát triển của hệ thống lý thuyết Marketing hiện nay và có được lợi ích từ việc ứng dụng Marketing vào lĩnh vực hoạt động thương mại của các tổ chức kinh tế, sách giáo trình Marketing thương mại của đại học kinh tế quốc dân có đưa ra khái niệm: “Marketing thương mại là quá trình tổ chức, quản lý và điều khiển các hoạt động nhằm tạo ra khả năng và đạt được mục tiêu tiêu thụ có hiệu quả nhất sản phẩm của một tổ chức trên cơ sở thỏa mãn một cách tốt nhất nhu cầu của nhà sản xuất, nhà thương mại và người tiêu thụ”.
1.1.2 Bản chất của Marketing thương mại
Mục tiêu của Marketing thương mại cuối cùng vẫn là đảm bảo lợi nhuận có thể có của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình kinh doanh trên thị trường. Nhưng, mục tiêu trực tiếp của Marketing thương mại có thể được xác định là tạo ra những cơ hội lớn nhất để tiêu thụ được tốt nhất sản phẩm cúa doanh nghiệp mà qua đó mới có thể đạt đến mục tiêu lợi nhuận Kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường phải chấp nhận rủi ro Khả năng không tiêu thụ (bán) được sản phẩm thường xuyên xảy ra Thực chất của Marketing thương mại là xác định lại vị trí của nhà kinh doanh và khách hàng trong hoạt động kinh tế Từ đó, sử dụng một cách đồng bộ và khoa học quan điểm lý thuyết hiện đại về tổ chức và quản trị kinh doanh trong quá trình tiếp cận và chinh phục khách hàng để tiêu thụ sản phẩm.
1.1.3 Vai trò của marketing trong kinh doanh thương mại
- Marketing là một hoạt động quan trọng và không thể thiếu trong mỗi một doanh nghiệp Marketing thực hiện việc kết nối các hoạt động sản xuất, tài chính, nhân lực của công ty với thị trường, lấy thị trường, nhu cầu và mong muốn của khách hàng làm trọng tâm, căn cứ quan trọng nhất cho mọi quyết định kinh doanh, yếu tố dẫn đến thành công của công ty trong nền kinh tế thị trường.
- Thứ nhất, Marketing giúp doanh nghiệp tìm kiếm và tạo ra khách hàng Có thể nói đây là vai trò quan trọng nhất của Marketing đối với những công ty hoạt động theo cơ chế thị trường Marketing luôn tìm hiểu những nhu cầu của khách hàng của khách hàng trên cơ sở đó thỏa mãn những nhu cầu đó Đồng thời Marketing cũng nghiên cứu để tạo ra những sản phẩm mới, chất lượng tốt, tính năng đa dạng để thỏa mãn những nhu cầu mới có thể khách hàng chưa yêu cầu để thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Thứ hai, Marketing đóng vai trò quan trọng trong việc dẫn dắt toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp theo hướng thị trường Marketing giúp doanh nghiệp xác định đúng mục tiêu của mình, đề ra các chiến lược hoạt động phù hợp sản xuất cái gì, bán cho ai, phân phối như thế nào? Từ đó Marketing dẫn dắt, chi phối toàn bộ các hoạt động khác của doanh nghiệp: hoạt động sản xuất, kế hoạch về tài chính, nguồn nhân lực theo hướng nhất định phù hợp với mục tiêu của doanh nghiệp và biến động của thị trường.
Thứ ba, Marketing giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh hàng hóa trong nền kinh tế thị trường Marketing phải quan sát toàn diện không chỉ tập trung đến chất lượng sản phẩm tốt phù hợp với đúng yêu cầu của khách hàng mà còn phải chú ý đến chiến lược của các đối thủ cạnh tranh Người tiêu dùng luôn muốn có sản phẩm tốt nhất, giá rẻ nhất Marketing luôn tìm kiếm tạo sự khác biệt, mới lạ trong sản phẩm của mình với đối thủ cạnh tranh đồng thời cũng xây dựng những chiến lược giá vừa cạnh tranh được với giá của đối thủ vừa đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp.
Thứ tư, Marketing giúp doanh nghiệp xây dựng và phát triển thương hiệu,đưa những thong tin về doanh nghiệp và sản phẩm đến với khách hàng Trong quá trình đưa thông tin đến với khách hàng Marketing đã định vị trong tâm trí của khách hàng về hình ảnh của doanh nghiệp mình.
Nội dung của Marketing thương mại
1.2.1 Tổ chức nghiên cứu môi trường Marketing
Các nhà quản trị Marketing quan tâm hàng đầu đến các yếu tố của môi trường dân số vì con người hợp thành thị trường cho các doanh nghiệp.
Nghiên cứu yếu tố dân số đòi hỏi bộ phận Marketing phải thu thập được các thông tin cụ thể như:
- Quy mô và tốc độ tăng dân số là hai chỉ tiêu dân số học quan trọng tác động đến quy mô nhu cầu Đây là yếu tố quyết định quy mô thị trường hiện tại và tương lai.
- Cơ cấu dân số: là yếu tố quyết định cơ cấu khách hàng tiềm năng Có thể xem xét cơ cấu dân số ở nhiều góc độ khác nhau như: độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn… sự thay đổi của yếu tố này có tác động rất lớn đến sự thay đổi cơ cấu nhu cầu và đặc tính nhu cầu của các hàng hóa, dịch vụ cụ thể.
- Sự thay đổi quy mô hộ gia đình: Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh đến nhu cầu thị trường nhiều hàng hóa.
- Sự di chuyển chỗ ở trong dân cư Đây là yếu tố tạo cơ hội kinh doanh cho nhiều doanh nghiệp.
- Chính sách dân số: Mỗi quốc gia có chính sách dân số khác nhau
Môi trường kinh tế đóng vai trò quan trọng trong sự vận động và phát triển của thị trường
Tình trạng lạm phát của nền kinh tế: khi lạm phát xảy ra sẽ kéo theo nhiều tác động tiêu cực, giá cả leo thang, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu họ dè dặt hơn trong hành vi mua sắm, cung cầu mất cân bằng Cơ cấu thu nhập và mức tăng trưởng thu nhập của dân cư: thu nhập luôn là một tác nhân quan trọng trong việc quyết định hành vi mua sắm của tiêu dùng Thu nhập tăng lên thì nhu cầu cũng thay đổi theo.
- Tiết kiệm, nợ nần, khả năng vay nợ Việc chi tiêu của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của việc tiết kiệm, nợ nần, khả năng vay nợ Đây là những thông tin mà nhà Marketing phải có được để tác động vào hành vi của họ.
- Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế mà trực tiếp là hệ thống giao thông, bưu chính và các ngành dịch vụ khác Đây là yếu tố xác định hiệu quả truyền thông, phân phối trong hoạt động Marketing.
C, Yếu tố chính trị, pháp luật.
Môi trường chính trị pháp luật bao gồm:
- Tình hình an ninh chính trị, cơ chế điều hành của chính phủ.
- Hệ thống pháp luật và các văn bản pháp luật đặc biệt là các chính sách kinh tế nhằm điều chỉnh hành vi kinh doanh, tiêu dùng, quan hệ trao đổi thương mại Hệ thống công cụ chính sách của nhà nước có tác động đến các hoạt động Marketing như: chính sách thuế, chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách đối ngoại, chính sách phát triển các thành phần kinh tế… Các chủ trương đường lối của Đảng cầm quyền và các tổ chức xã hội.
- Lập trường và các chính sách quan hệ khu vực và quốc tế, quyết định các hoạt động Marketing quốc tế.
D, Yếu tố văn hóa, xã hội.
Văn hóa là một hệ thống giá trị, quan điểm, niềm tin, truyền thống, và các chuẩn mực hành vi đơn nhất với một nhóm người cụ thể nào đó được chia sẻ một các tập thể Các khía cạnh của văn hóa bao gồm:
- Những giá trị văn hóa truyền thống, căn bản: đây là những giá trị tồn tại rất bền vững và rất khó thay đổi và người làm Marketing sẽ không thể có cơ hội làm thay đổi những giá trị cốt lõi này.
- Những giá trị văn hóa thứ phát: mặc dù những giá trị văn hóa cốt lõi khá bền vững nhưng vẫn có những biến đổi nhất định Các nhà Marketing phải hết sức quan tâm tới những biến đổi đó để có thể báo trước những cơ hội cũng như thách thức Marketing.
- Các nhánh văn hóa của một nền văn hóa: mọi xã hội đều chứa đựng nhiều nhánh văn hóa Các nhánh khác nhau sẽ có những mong muốn và hành vi tiêu dùng khác nhau vì vậy nhà Marketing phải dựa vào đó để có thể lựa chọn các nhánh văn hóa làm thị trường mục tiêu cho mình.
E, Yếu tố khoa học, công nghệ.
Công cuộc cạnh tranh về công nghệ mới không những đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển trên thị trường mà còn làm thay đổi bản chất của sự cạnh tranh. Môi trường khoa học công nghệ bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Sự phát triển của thị trường khoa học công nghệ: tiến bộ của khoa học công nghệ góp phần to lớn vào việc tạo ra các sản phẩm mới để tạo ra các thế lực cạnh tranh trên thị trường nên các nước đều đầu tư cho việc nghiên cứu và phát triển Hệ thống các tổ chức tiến hành các hoạt động nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ
Những biến đổi diễn ra trong môi trường khoa học công nghệ đòi hỏi các chuyên gia Markering phải tư vấn cho lãnh đạo các doanh nghiệp có sự hợp tác chặt chẽ với các viện, các chuyên gia tư vấn khoa học- công nghệ và đồng thời phải hướng các kỹ sư ở các công ty hành động theo quan điểm Marketing.
F, Yếu tố địa lý (Môi trường tự nhiên)
Môi trường tự nhiên bao gồm hệ thống các yếu tố tự nhiên ảnh hưởng nhiều mặt tới các nguồn lực đầu vào của các doanh nghiệp và ảnh hưởng đến các hoạt động Marketing trên thị trường Đây là yếu tố vừa tạo nên những điều kiện thuận lợi vừa đưa lại những khó khăn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cụ thể là:
- Đặc điểm thời tiết khí hậu của vùng hay quốc gia
- Nguồn tài nguyên thiên nhiên, trữ lượng và điều kiện khai thác
- Vấn đề ô nhiễm môi trường
- Sự can thiệp của chính phủ vào quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Các yếu tố môi trường vĩ mô tồn tại khách quan, nằm ngoài sự kiểm soát của doanh nghiệp do đó bộ phận Marketing của doanh nghiệp phải chủ động nghiên cứu để thấy sự tác động của nó và dự báo được sự biến động của môi trường vĩ mô để điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp.
Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing
1.3.1 Các tiêu thức định lượng
1.3.1.1 Lợi nhuận của doanh nghiệp
Doanh số bán hàng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp chính là lợi nhuận Khi doanh số bán hàng tăng đồng nghĩa với lợi nhuận của doanh nghiệp tăng Điều này chứng tỏ, khách hàng biết đến sản phẩm nhiều, sản phẩm có khả năng cạnh tranh mạnh với sản phẩm của đối thủ… Đây chính là những thành công của hoạt động Marketing mang lại.
1.3.1.2 Thị phần của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp cũng là một trong những mục tiêu quan trọng mà doanh nghiệp hướng đến Một doanh nghiệp có thị phần lớn luôn dễ tạo niềm tin và sự tin tưởng với khách hàng hơn Hoạt động Marketing thiết lập mối quan hệ với khách hàng và duy trì mối quan hệ đó Thị phần của doanh nghiệp lớn chứng tỏ Marketing rất hiệu quả trong việc thu hút khách hàng mới cũng như tạo dựng được mối quan hệ gắn bó bền chặt với những khách hàng truyền thống Vì vậy, thị phần doanh nghiệp chình là một tiêu chí để đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing.
1.3.2.1 Mức độ thỏa mãn khách hàng
Nhu cầu của khách hàng chính là điểm xuất phát của các hoạt động Marketing Nhu cầu của khách hàng được đáp ứng,chứng tỏ Marketing tìm hiểu đúng nhu cầu, quan sát tinh tế từ đó đưa ra những chiến lược Marketing phù hợp. Với những chiến lược Marketing hiệu quả còn làm cho những gì sản phẩm mang lại gần hơn với kỳ vọng của khách hàng, và thậm chí còn cao hơn kỳ vọng của khách hàng Có rất nhiều doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh một loại sản phẩm vì vậy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt Vì vậy, để khách hàng tin tưởng và lựa chọn sản phẩm của mình là nghệ thuật của Marketing
1.3.2.2 Sự thay đổi của doanh nghiệp
Sự đổi mới của doanh nghiệp chính là mục tiêu của Marketing Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh hiệu quả thì cơ sở vật chất, trang thiết bị kĩ thuật, trình độ của công nhân viên cũng thay đổi Sự đổi mới công ty còn là sự đổi mới hình ảnh của công ty trong tâm trí của khách hàng Vì vậy sự đổi mới công ty chính là một chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả của Marketing.
Kết luận: Chương một đã trình bày những lý luận cơ bản về Marketing trong kinh doanh thương mại Và đây sẽ là cơ sở để tìm hiểu thực trạng hoạt động Marketing của công ty cổ phẩn giải pháp tích hợp ngôi nhà số DIGIHOME.
Thực trạng hoạt động Marketing của công ty cổ phần giải pháp tích hợp ngôi nhà số DIGIHOME
Tổng quan về công ty cổ phẩn giải pháp tích hợp ngôi nhà số DIGIHOME
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty Cổ Phẩn Giải Pháp Tích Hợp Ngôi Nhà Số
Trụ sở chính: Nhà số 6, ngõ 79/40/14, đường Cầu Giấy, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tel: +84(4) 730 30 768
Email: digihome.isc.@gmail.com
Website: http://www.digihome.com.vn
Vốn điều lệ: 5,000,000,000 (Năm tỷ đồng)
Công ty Cổ Phần Giải Pháp Tích Hợp Ngôi Nhà Số DIGIHOME chuyên cung cấp và lắp đặt các thiết bị đồ điện gia dụng, nghe nhìn điện tử gia dụng, hệ thống báo cháy, cứu hỏa, hệ thống camera giám sát, bảo vệ chống trộm, các thiết bị kiểm soát ra vào, các thiết bị báo động.
DIGIHOME được phân thành 5 trung tâm độc lập với 5 lĩnh vực:
Trung tâm giải pháp điều khiển tích hợp cho ngôi nhà thông minh theo công nghệ EIB của châu Âu, công nghệ Smart Bus của Canada, công nghệ điều khiển không dây của Z-wave và công nghệ điều khiển cấp cao UBP thông qua đường điện lực 220 VAC trong gia đình.
Trung tâm giải pháp điều khiển cho hệ thống âm thanh và hình ảnh đa vùng
Trung tâm giải pháp tích hợp cho hệ thống an ninh
Trung tâm giải pháp truyền thông
Trung tâm giải pháp điện tử, tin học.
Bảng 2.1: Một số hợp đồng CCTV đã thực hiện trong vòng 1 năm gần đây :
STT Tên dự án – Thời gian thực hiện Hệ thống
1 Tổng trạm Viettel Hệ thống Camera giám sát khu vực các tổng trạm
2 Công an phường Hàng Bạc Hệ thống Camera giám sát
3 New Nem Hệ thống Camera giám sát tại hệ thống New Nem trên địa bàn
4 Ngọc Trai Hệ thống Camera giám sát tại chuỗi nhà hàng Ngọc Trai
5 Showroom bất động sản Huyndai Engineering &
Construction Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
6 Trường mầm non Việt Pháp Chuỗi các trường mầm non Việt
(Nguồn: Hồ sơ năng lực của công ty DIGIHOME)
Bảng 2.2: Danh sách một số hợp đồng âm thanh đa vùng đã thực hiện trong vòng 1 năm gần đây:
STT Tên dự án- Thời gian thực hiện Hệ thống
1 Villa B8, khu 8, Mỹ Đình 1, Hà
Hệ thống âm thanh đa vùng
2 Công ty cổ phần kinh doanh tổng hợp Hoàng Gia tầng 6, tòa VMT, lô A1F cụm TTCN & CNN Cầu
Hệ thống âm thanh đa vùngNuvo
Giấy, phường Dịch Vọng Hậu,
3 Villa lô 1 H1 khu đô thị mới Yên
Hòa quận Cầu Giấy Hà Nội
Hệ thống hình ảnh đa vùng
4 Công ty trách trách nhiệm hữu hạn Heritage Line
Hệ thống hình ảnh đa vùng Request trên những du thuyền
(Nguồn: Hồ sơ năng lực của công ty DIGIHOME)
Tuy là một công ty nhỏ mới thành lập nhưng công ty cũng đã có một số lượng khách hàng nhất định Doanh số bán và doanh thu của công ty cũng không ngừng tăng
2.1.2 Cơ cấu tổ chức trong công ty
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức công ty ( Nguồn : hồ sơ năng lực công ty)
Khối tài chính kế toán
Trung tâm giải pháp nhà thông minh
Trung tâm giải pháp an ninh
Trung tâm giải pháp truyền thông
Các đại lý phân phối và chi nhánh
- Khối phòng kinh doanh: Nghiên cứu thị trường, tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh của công ty
- Khối phòng tài chính kế toán: Nghiên cứu, quản lý kinh doanh tài chính, tài sản Tổng hợp phân tích các kết quả kinh doanh của công ty.
- Trung tâm giải pháp nhà thông minh cung cấp các:
+ Giải pháp tích hợp điều khiển cho các phân hệ điện nhẹ tòa nhà, văn phòng, biệt thự
+ Giải pháp điều khiển chiếu sang nghệ thuật nội - ngoại thất
+ Giải pháp giải trí cao cấp âm thanh và hình ảnh đa vùng
- Trung tâm giải pháp an ninh thực hiện các hợp đồng về:
+ Hệ thống kiểm soát ra vào
- Trung tâm giải pháp truyền thông cung cấp các:
+ Giải pháp tổng đài điện thoại
+ Giải pháp cáp mạng cấu trúc
- Các trung tâm bảo hành và hỗ trợ kỹ thuật chính:
+ Tại miền Bắc: Số 6, ngõ 79/40/14 Cầu Giấy, Hà Nội
+ Tại miền Nam: 1/6 Huỳnh Tấn Phát Kp7, Nhà Bè thành phố Hồ Chí Minh. 2.1.3 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty
Ngành nghề sản xuất kinh doanh chủ yếu của công ty là:
- Tư vấn, thiết kế, cung cấp chuyển giao công nghệ thiết bị giảng dạy
- Cung cấp, thiết kế, lắp đặt, sửa chữa các thiết bị nhiệt, điện lạnh, điều hòa, điều hòa trung tâm, kho lạnh tủ sấy.
- Cung cấp, thiết kế, lắp đặt các thiết bị điện dân dụng, các thiết bị điều khiển chiếu sáng, hệ thống điều khiển quá trình cấp nước.
- Tư vấn, cung cấp, lắp đặt, chuyển giao phần mềm chuyên dụng, thiết bị điện tử, công nghệ thông tin, các phần mềm điều khiển, bảo vệ máy tính.
- Cung cấp, lắp đặt hệ thống giám sát ra vào, chấm công, an ninh, chống trộm,chữa cháy.
Bảng 2.3 : Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Doanh thu giải pháp nhà thông minh
Doanh thu giải pháp an ninh
Doanh thu giải pháp truyền thông
Doanh thu giải pháp điện tử tin học
Doanh thu giải pháp hình ảnh âm thanh đa vùng
Doanh thu sửa chữa lắm đặt bên ngoài khác
( nguồn: báo cáo kết quả kinh doanh của phòng kinh doanh)
Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy doanh thu và lợi nhuận chung của công ty qua các quý của năm 2010 đều tăng Chỉ có quý 1 năm 2011 lợi nhuận và DT có giảm so với quý 4 năm 2010 Cụ thể là:
- + Doanh thu của quý 2 năm 2010 so với quý 1 năm 2010 tăng 20.04% tương ứng với 1126 (triệu đồng)
+ Lợi nhuận của quý 2 năm 2010 so với quý 1 năm 2010 tăng 74.65% tương ứng với 162 (triệu đồng)
- + Doanh thu của quý 3 năm 2010 so với quý 2 năm 2010 tăng 25.56% tương ứng với 1724 (triệu đồng)
+ Lợi nhuận của quý 3 năm 2010 so với quý 2 năm 2010 tăng 23.48% tương ứng với 89 ( triệu đồng)
- + Doanh thu của quý 4 năm 2010 so với quý 3 năm 2010 tăng 39.00% tương ứng với 3304 (triệu đồng)
+ Lợi nhuận của quý 4 năm 2010 so với quý 3 năm 2010 tăng 174,79% tương ứng với 818 (triệu đồng)
- + Doanh thu của quý 1 năm 2011 so với quý 4 năm 2010 giảm 53.95% tương ứng với 4126 (triệu đồng)
+ Lợi nhuận của quý 1 năm 2011 so với quý 4 năm 2011 giảm 40.20% tương ứng với 517 (triệu đồng)
Mặc dù công ty ra đời muộn hơn nhiều công ty khác trong ngành nhưng tình hình hoạt động kinh doanh của công ty diễn ra khá thuận lợi.
Thực trạng hoạt động Marketing của công ty
2.2.1 Môi tr ư ờng kinh doanh của công ty
A, Môi tr ư ờng nhân khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội
- Theo kết quả tổng kiểm tra định kỳ hộ khẩu năm 2010 của công an thành phố Hà Nội, tính đến ngày 30/10/2010, toàn thành phố có 1,702,552 hộ, 6.913.161 nhân khẩu So với thời điểm tháng 10/2009, dân số 29 quận, huyện, thị xã tăng 78,625 hộ (4.8%) và 175,596 nhân khẩu (2.6%) (theo báo Lao Động thứ 2 ngày 13/12/2010) Quy mô dân số tăng nên thị trường của công ty cũng được mở rộng
- Quy mô hộ gia đình của Việt Nam nói chung và của thành phố Hà Nội nói riêng đang dần thu nhỏ Nhu cầu về các sản phẩm thiết bị lắp đặt cho quy mô hộ gia đình ngày càng tăng Đây là một điều kiện thuận lợi, công ty có thể khai thác nhu cầu của khách hàng từ đó đáp ứng nhu cầu đó.
- Sự di chuyển của người dân từ khác tỉnh khác về Hà Nội cư trú để làm việc, học tập là một thuận lợi cho công ty, gia tăng thêm khách hàng cho công ty.
- Tình hình kinh tế Việt Nam phát triển khá mạnh trong năm 2010 Theo tổng cục thống kê: lạm phát năm 2010 đạt mức 11.75% Riêng chỉ số giá tiêu dùng tháng 12 năm tăng 1.98% Mức giá tiêu dùng của Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh tăng mạnh, người dân thắt chặt chi tiêu Minh chứng là lượng hàng hóa tiêu thị trong tất cả các ngành giảm đặc biệt là ngành xây dựng Đây cũng là vừa là thuận lợi vừa là khó khăn công ty gặp phải năm 2010 Vì kinh tế phát triển mạnh, khách hàng doanh nghiệp sẽ nhiều hơn và khách hàng cá nhân sẽ ít đi.
- Cơ cấu thu nhập của người dân có xu hướng tăng dần lên trong nhiều năm gần đây Sau 10 năm, mức thu nhập bình quân đầu người tại Hà Nội đã tăng332%, và hiện cao hơn 64.8% so với mức trung bình của cả nước Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn nằm trong “top” đầu cả nước Năm 2010 thu nhập bình quân đầu người của Hà Nội tăng hơn 10% so với năm 2009 Thu nhập tăng là yếu tố cơ bản làm tăng nhu cầu, một điểm thuận lợi chung cho tất cả các ngành nghề.
- Hà Nội đang hoàn thiện các cơ chế chính sách tập trung đẩy mạnh xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế đáp ứng yêu cầu phát triển thủ đô Do đó nhiều trung tâm thương mại, nhiều công ty mới được xây dựng Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức của công ty do nhu cầu tăng nhưng cũng gia tăng các công ty đối thủ cạnh tranh.
- Mức lãi suất ngân hàng năm 2010 và 2011 tăng mạnh so với năm 2009. Đây là khó khăn của công ty trong vấn để vốn.
C, Yếu tố chính trị, pháp luật
Việt Nam được đánh giá là một nước ổn định về chính trị Hệ thống pháp luật Việt Nam đang dần hoàn thiện để hội nhập vào hệ thống luật pháp quốc tế.
Hà Nội là thành phố đông dân cư, thành phần dân cư khá phức tạp nên vấn đề an ninh luôn được chú trọng Nhà nước đưa ra nhiều biện pháp để quản lý an ninh thủ đô Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có những chính sách tác động tích cực đến hoạt động của công ty: giảm 30% thuế thu nhập cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (có hiệu lực từ 29/3/2009), chính sách điều chỉnh lãi suất để lãi suất ngân hàng không quá cao, chính sách giảm thuế nhập khẩu cho nguyên vật liệu, quy định về chống bán phá giá, chống gian lận thương mại…
D, Yếu tố văn hóa xã hội
Hà Nội là trung tâm văn hóa của cả nước Hà Nội vừa giữ được những nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa tiếp thu được tinh hoa văn hóa của nhiều nên văn hóa mới du nhập vào Người Hà Nội thanh lịch vẫn giữ những nét truyền thống của dân tộc nhưng bên cạnh đó họ cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa của những người nước ngoài đến Hà Nội để sinh sống và làm việc Từ đó cách tiêu dùng của người Hà Nội cũng có nhiều thay đổi Các nhà làm Marketing của công ty phải tìm hiểu về văn hóa này để kích thích nhu cầu của khách hàng.
E, Yếu tố khoa học, công nghệ.
Việt Nam luôn chú trọng đến công tác nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ Nhà nước còn có những chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là một thuận lợi cho công ty.
Môi trường của Hà Nội ngày càng xấu đi Môi trường nước và không khí bị ô nhiễm nặng nề ảnh hưởng đến đời sống của người dân Sản phẩm của công ty là các thiết bị điện, thiết bị tự động hóa ít chịu tác động của yếu tố môi trường nên đây không phải là trở ngại của công ty
Khách hàng mà công ty hướng đến bao gồm tất cả các cá nhân, cơ quan, tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội và mở rộng ra trên cả nước
Một số khách hàng tiêu biểu của công ty:
- Trường đại học quốc gia Hà Nội
- Công an phường Hàng Bạc-Hàng Dầu-Hoàn Kiếm-Hà Nội
- Tổng công ty bưu chính viễn thông Việt Nam-VNPT
- Công ty viễn thông quân đội Viettel
- Khu công nghiệp Quế Võ-Bắc Ninh
- Khu công nghiệp Đài Tín-Thái Bình
- Ngân hàng ngoại thương Việt Nam-Vietcombank
- Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam-Techcombank
- Chuỗi cửa hàng thời trang New Nem
- Chuỗi nhà hàng Ngọc Trai
Trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu của từng loại đối tượng khách hàng Công ty đã có những chiến lược nhất định để thu hút khách hàng Số lượng khách hàng của công ty liên tục tăng Phương tiện truyền thông chủ yếu mà khách hàng tìm đến là internet cụ thể là qua trang tìm kiếm www.google.com.vn
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện số lượt truy cập trung bình trong 1 tháng vào www.google.com.vn để t ìm đến công ty
Cũng giống như những công ty khác, DIGIHOME không phải là một công ty độc quyền DIGIHOME ra đời khá muộn so với các công ty khác trong ngành nên DIGIHOME có nhiều đối thủ cạnh tranh Một số đối thủ cạnh tranh trong ngành tiêu biểu như: Công ty thiết bị công nghiệp và tự động hóa AUMI, công ty TNHH thương mại cơ điện tự động hóa ATC, Công ty cổ phần thiết bị tự động hóa Vitech, công ty cổ phần thiết bị điện tự động hóa.
Trụ sở chính của công ty ở Hà Nội, một trong những tỉnh thành người dân có thu nhập cao nhất, nhu cầu đa dạng nhất Doanh nghiệp cần khai thác kích thích nhu cầu khách hàng xem khách hàng thích du lịch, đầu tư vào các thiết bị trong gia đình, chứng khoán hay họ để tiết kiệm với số tiền họ có Chính vì thế chính sách cạnh tranh về mong muốn cũng rất đáng quan tâm.
C, Các lực lượng bên trong công ty
Đánh giá hiệu quả hoạt động Marketing của công ty
2.3.1 Những kết quả đạt được
Thứ nhất , năm 2010 lợi nhuận của công ty đạt được khá lớn Quy mô và tốc độ tăng vốn của công ty khá nhanh Cơ sở vật chất của công ty cũng có nhiều thay đổi, công ty bổ sung thêm nhiều trang thiết bị hiện đại
Thứ hai , khách hàng cũng đã biết đến công ty nhiều hơn và công ty cũng mang đến cho khách hàng sự hài lòng nhất định.
2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân của hoạt động Marketing trong công ty
Thứ nhất , công ty chưa có phòng Marketing, tất cả hoạt động kinh doanh đều do phòng kinh doanh thực hiện nên nhiều khi chưa mang tính chuyên nghiệp và chưa hiệu quả.
Thứ hai , hoạt động quảng cáo xúc tiến mặc dù đã được thực hiện nhưng vẫn chưa được đẩy mạnh và chưa thực sự hiệu quả Công ty chưa quan tâm nhiều đến việc quảng bá tên tuổi của mình trên lĩnh vực truyền thông.
Thứ ba , việc nghiên cứu thị trường của công ty chưa được chú trọng nhiều và chưa chuyên nghiệp Công ty chưa chủ động tìm kiếm nhu cầu mới của khách hàng mà chủ yếu dựa vào phản hồi và ý kiến đóng góp của khách hàng trong qua trình tiếp xúc với khách hàng.
Thứ tư , công ty chưa có nhiều khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh Giá cả sản phẩm không có sự chênh lệch nhiều so với đối thủ Do đặc điểm chung của ngành, danh mục sản phẩm của các công ty khác, mẫu mã, tính năng sản phẩm cũng vô cùng đa dạng.
Thứ năm , hệ thống phân phối của công ty chưa được rộng khắp Sản phẩm của công ty mới được phân phối ở một vài tỉnh, thành phố mà chưa rộng khắp trên cả nước nên nhiều mảng thị trường bị bỏ qua.
2.3.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại trên
- Tình hình kinh tế trong nước phức tạp Lạm phát tăng cao giá cả tiêu dùng tăng cao, tình hình kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn Bên cạnh đó, lãi suất ngân hàng tăng cao, công ty gặp khó khăn trong huy động vốn vì thế công ty chưa có nhiều kinh phí đầu tư cho hoạt động quảng cáo và xúc tiến.
- Kinh tế thê giới không ngừng biến động, giá cả các sản phẩm và nguyên vật liệu trong ngành liên tục tăng làm công ty gặp khó khăn trong việc điều chỉnh chính sách giá
- Công ty chưa có phòng Marketing mọi hoạt động Marketing đều do phòng kinh doanh thực hiện Phòng kinh doanh phải thực hiện quá nhiều hoạt động nên không thể thực hiện hoạt động Marketing một cách chuyên môn hóa và có hiệu quả Hoạt động Marketing chưa được xem là một hoạt động chính và quan trọng của công ty mà mới chỉ là hoạt động hỗ trợ, bổ sung cho hoạt động kinh doanh.
- Nguồn vốn của công ty còn hạn hẹp nên các hoạt động của công ty đều bị ảnh hưởng trong đó có cả hoạt động Marketing Vì lý do này công ty chưa chủ động tổ chức nghiên cứu thị trường và tìm khách hàng một cách cụ thể, có khoa học Thông tin chủ yếu được nhân viên phòng kinh doanh thu thập qua những phản hồi và ý kiến đóng góp của khách hàng.
Kết luận: Chương 2 đã phân tích thực trạng hoạt động Marketing của công ty cổ phần giải pháp tích hợp ngôi nhà số DIGIHOME Trên cơ sở đó đánh giá những tồn tại và nguyên nhân làm cơ sở để từ đó đưa ra các giải pháp trong chương 3.
Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty
Định hướng phát triển của ngành cung cấp và lắp đặt các thiết bị tự động hóa trong thời gian tới (từ nay đến năm 2020)
Bước sang năm 2011, tình hình kinh tế trong nước và thế giới được dự báo sẽ tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp,với nhiều khó khăn, thách thức khó dự đoán đây là thách thức cho tất cả các ngành kinh doanh.
- Ngành cung cấp và lắp đặt các thiết bị tự động hóa là một ngành mới ra đời Trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa như hiện nay, nhu cầu về các thiết bị tự động hóa ngày càng tăng, ngành có xu hướng phát triển mạnh Ngành cần phát triển đội ngũ nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng đảm bảo cho sự phát triển bền vững của ngành Đồng thời ngành phải đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển sản phẩm mới, chất lượng tốt, tính năng phù hợp với nhu cầu của con người trong cuộc sống hiện đại, để đưa ngành phát triển ngang tầm với ngành công nghiệp tự động hóa trên thế giới.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế phát triển mạnh đi liền với tốc độ lạm phát tăng cao đẩy chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công tăng cao Chính vì thế những công ty hoạt động trong ngành phải có nguồn vốn lớn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra trôi chảy, thuận lợi.
- Hệ thống chính sách các văn bản pháp luật của Việt Nam đang dần hoàn thiện và gần hơn với luật quốc tế Nhà nước cũng có nhiều chính sách khuyến khích các ngành công nghiệp mới phát triển trong đó có ngành cung cấp và lắp đặt các thiết bị tự động hóa.
- Việt Nam đã gia nhập WTO được hơn 3 năm và trong những năm tới Việt Nam tiếp tục mở cửa hội nhập với nền kinh tế thế giới, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan đang dần được tháo bỏ Đây là điều kiện cho ngành vì các sản phẩm trong ngành đa phần được nhập khẩu từ nước ngoài.
Định hướng hoạt động của công ty trong thời gian sắp tới từ nay đến năm 2020)
* Dựa trên hướng phát triển chung của toàn ngành và theo điều kiện thực tế của công ty, công ty cổ phần giải pháp tích hợp ngôi nhà số DIGIHOME đã đề ra định hướng phát triển công ty đó là:
- Tiếp tục hoàn thiện bộ máy cơ cấu tổ chức của công ty, rà soát xây dựng hoàn thiện và ban hành các quy chế quản lý nội bộ thuộc thẩm quyền của hội đồng quản trị để công ty có thể thích nghi với biến động của môi trường kinh doanh.
- Triển khai áp dụng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng ISO 9000, ISO 14000, SA
8000 vào hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty
- Huy động tăng nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
- Tiếp tục chú trọng đến nguồn nhân lực, đào tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, có khả năng thích ứng, thái độ phục vụ khách hàng tốt Bên cạnh đó phải có những chính sách đãi ngộ với nhân viên một cách thỏa đáng: chế độ lương, khen thưởng, các chính sách khuyến khích, động viên để họ gắn bó với công ty.
- Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện chiến lược truyền thông nhằm quảng vá hình ảnh của công ty để thương hiệu DIGIHOME được khách hàng biết đến nhiều hơn Công ty đầu tư kinh phí nhiều hơn để quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng: internet, báo, đài, truyền hình.
- Từ năm 2011 công ty bắt đầu tham gia các hội chợ triển lãm tổ chức hàng năm để giới thiệu về công ty, về khách hàng và tìm kiếm thêm bạn hàng mới.
- Tiến hành hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường tìm hiểu về khách hàng và đối thủ cạnh tranh để xây dựng những chiến lược kinh doanh phù hợp nhất.
- Mở rộng thị trường phân phối sản phẩm
- Chú trọng nhiều hơn nữa đến hoạt động chăm sóc khách hàng trước và sau khi bán hàng vì đây là hoạt động rất quan trọng để thu hút và giữa chân khách hàng.
- Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến bán hàng: khuyến mại, tặng quà, chiết khấu cho khách hàng.
* Mục tiêu phấn đấu đạt được của công ty (từ nay đến năm 2020)
- Năm 2011 doanh thu đạt gấp 1.3 lần năm 2010 là khoảng 53 tỷ đồng.
- Năm 2020 doanh thu đạt gấp 5 lần năm 2010 là khoảng 200 tỷ đồng.
- Từ nay đến năm 2020 phấn đấu hệ thống phân phối hàng hóa rộng khắp các tỉnh thành phố trong cả nước.
- Phấn đấu đến năm 2015 đạt các chỉ tiêu sau:
+ Lợi nhuận bình quân hàng năm tăng từ 10-20%
+ Thu nhập bình quân người trên tháng tăng từ 20-30%
Nhân viên điều tra nghiên cứu thị trường
Nhân viên phát triển sản phẩm
Nhân viên quảng cáo và xúc tiến bán hàng
Nhân viên Marketing trực tiếp
Giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing của công ty nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty
3.3.1 Bổ sung thêm phòng Marketing
Với đặc điểm của môi trường kinh doanh nhiều biến đông, hiện nay nhiều đối thủ cạnh tranh (các công ty trong nước và nước ngoài) Để có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường công ty phải có một phòng chuyên về Marketing Mọi hoạt động của phòng Marketing thực hiện phải có sự chuyên môn hóa như thế sẽ có hiệu quả hơn là để phòng kinh doanh đảm nhiệm quá nhiều công việc.
Sơ đồ cơ cấu phòng Marketing
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phòng Marketingcủa công ty
Trưởng phòng Marketing phải có kiến thức về kinh tế, marketing, khả năng đàm phán, giao tiếp, thiết lập mối quan hệ tốt, chịu được áp lực công việc Công việc của trưởng phòng Marketing:
+ Lập kế hoạch cho công việc của nhóm, kế hoạch kinh doanh của công ty.
+ Tập hợp các dữ liệu về những đổi thủ cạnh tranh, phân tích giá cả, doanh số, phương pháp Marketing và phương pháp phân phối.
+ Tham gia vào các sự kiện bán hàng và sự kiện Marketing của công ty.
+ Đàm phán, ký kết hợp đồng
+ Chịu trách nhiệm quản lý các thành viên trong phòng
- Nhân viên điều tra nghiên cứu thị trường
+ Tập hợp các dữ liệu về thị hiếu khách hàng và thói quen mua sắm.
+ Đề xuất với trưởng phòng về kế hoạch chiến lược và phân tích hoạt động thực tiễn để đáp ứng các yêu cầu thị trường.
+ Hỗ trợ tổ chức thực hiện các quy trình Marketing khác với đồng nghiệp.
+ Lập phương pháp nghiên cứu và thiết kế các hình thức tập hợp dữ liệu như khảo sát, thăm dò ý kiến hoặc bảng câu hỏi.
- Nhân viên phát triển sản phẩm mới
+ Đề xuất ý kiến với trưởng phòng về vấn đề xây dựng thương hiệu sản phẩm và định vị sản phẩm trên thị trường.
+ Thu thập và phân tích các dữ liệu để đánh giá các sản phẩm hiện có, sản phẩm tiềm năng.
+ Đưa ra ý tưởng sản phẩm mới và chịu trách nhiệm toàn bộ quy trình thiết kế, và thử nghiệm, tung sản phẩm ra thị trường.
- Nhân viên quảng cáo và xúc tiến bán hàng
+ Xây dựng các kế hoạch quảng cáo và thiết kế các chương trình quảng cáo + Tư vấn, hướng dẫn, thuyết phục khách hàng trước và sau khi bán hàng
+ Tổ chức các chương trình khuyến mại, nghiên cứu xây dựng kế hoạch chiết khấu, giảm giá cho khách hàng để báo cáo với trưởng phòng.
- Nhân viên Marketing trực tiếp
+ Trực tiếp gặp gỡ khách hàng để trao đổi giới thiệu với khách hàng về sản phẩm mới,dịch vụ của công ty và tạo mối quan hệ gắn bó giữa công ty và khách hàng. + Thiết lập các mối quan hệ để tìm kiếm khách hàng mới cho công ty
+ Báo cáo và đề xuất với khách hàng những thông tin thu thập được trong quá trình tiếp xúc với khách hàng.
3.3.2 Chủ động huy động thêm nguồn vốn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
Vốn là điều kiện tiên quyết không thể thiếu được với bất kỳ một doanh nghiệp nào DIGIHOME là công ty nhỏ có nguồn vốn hạn hẹp do đó việc chủ động huy động và tìm các biện pháp sử dụng vốn có hiệu quả là rất cần thiết
3.3.2.1 Xác định nhu cầu vốn lưu động của công ty
- Công ty cần phải phân tích chính xác các chỉ tiêu tài chính của năm trước, những biến động chủ yếu trong vốn lưu động Từ đó xác định mức chênh lệch vốn lưu động giữa năm kế hoạch và năm trước.
- Dựa trên nhu cầu vốn lưu động đã xác định, xây dựng kế hoạch huy động vốn, xác định khả năng tài chính hiện tại của công ty, số vốn còn thiếu, so sánh chi phí huy động vốn từ các nguồn tài trợ để lựa chọn kênh huy động vốn phù hợp, kịp thời, tránh tình trạng thừa vốn gây lãng phí hoặc thiếu vốn làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời hạn chế rủi ro có thể xảy ra.
3.3.2.2 Nguồn vốn mà công ty DIGIHOME nên huy động
- Huy động nguồn vốn từ các cổ đông: kêu gọi các cổ đông trong công ty đóng góp để tăng nguồn vốn kinh doanh của công ty
- Vay ngân hàng: Công ty có thể làm hồ sơ để vay vốn ngân hàng Tuy nhiên khi vay vốn ngân hàng công ty phải xây dựng phương án kinh doanh, các dự án khả thi gửi cho ngân hàng.
- Nguồn vốn liên doanh, liên kết: Công ty có thể liên kết với một số công ty vừa và nhỏ để tăng vốn kinh doanh cho công ty mình, hợp tác cùng có lợi và hạn chế rủi ro.
3.3.2.3 Các biên pháp để sử dụng vốn hiệu quả
- Với những khách hàng có những dự án nhỏ không để nợ hoặc chỉ chiết khấu ở mức thấp.
- Với những khách hàng lớn trước khi ký hợp đồng công ty cần phân loại khách hàng, tìm hiểu kỹ về khả năng thanh toán của họ Hợp đồng luôn phải quy định chặt chẽ về thời gian, phương thức thanh toán và hình thức phạt khi vi phạm hợp đồng.
- Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm giải pháp giải phóng số hàng hóa đang tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.
- Mua bảo hiểm đối với những hàng hóa đang đi đường cũng như những hàng hóa nằm trong kho.
- Trích lập quỹ dự phòng tài chính, quỹ nợ, phải thu khó đòi, quỹ dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
- Thường xuyên theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa Từ đó dự đoán và quyết định điều chỉnh kịp thời việc nhập khẩu hàng hóa Đây là biện pháp rất quan trọng để bảo toàn vốn cho công ty.
- Ngoài những sản phẩm chính mang lại thành công cho công ty, công ty cần phải mở rộng thêm, đa dạng hóa các dịch vụ nhằm giảm bớt rủi ro kinh doanh và tăng thêm doanh thu kích thích cho việc mở rộng kinh doanh đạt hiệu quả.
- Công ty cần đảm bảo tốt việc giao sản phẩm cho khách hàng theo đúng các tiêu chí như: đảm bảo về thời gian, tuân thủ các chỉ tiêu chất lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật đã đề ra, thái độ phục vụ của nhân viên tốt đảm bảo sự hài lòng của khách hàng Đây chính là việc tạo sự khác biệt của DIGIHOME với các đổi thủ cạnh tranh.
- Công ty cần xem xét lại trong danh mục sản phẩm những sản phẩm nào có khả năng tiêu thụ kém thì có thể giảm số lượng sản phẩm đó Tăng cường nghiên cứu phát triển sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu thị trường Hiện nay sản phẩm của công ty có chất lượng cao nhưng chưa thực sự thỏa đáng với mọi đối tượng khách hàng bởi các sản phẩm công ty nhập khẩu còn có giá tương đối cao.
- Tập trung tìm nguồn hàng và nguồn nguyên liệu nhập khẩu giá rẻ để làm hạ giá thành sản phẩm.
- Xây dựng bảng giá chiết khấu với từng dự án một cách hợp lý Thực hiện phương châm khách hàng là thượng đế, áp dụng chính sách ưu tiên về giá cả, điều kiện thanh toán, phương tiện vận chuyển cho những khách hàng lớn, khách hàng ở xa.
Bảng 3.1 Mức chiết khấu cụ thể với từng giá trị hợp đồng
Giá trị hợp đồng (A) Mức chiết khấu (%)
Kiến nghị
3.4.1 Kiến nghị với nhà nước
- Nhà nước cần đổi mới phương thức quản lý, ban hành hệ thống văn bản pháp luật mới tạo sân chơi lành mạnh cho các doanh nghiệp trẻ.
- Nhà nước nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển nhất là trong việc hỗ trợ lãi suất vay vốn ngân hàng và giảm thuế thu nhập cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Nhà nước cần quan tâm và xử lý nghiêm minh vấn đề hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng để các doanh nghiệp yên tâm sản xuất, kinh doanh không phải lo lắng ảnh hưởng đến uy tín công ty.
- Nhà nước nên có các chính sách khuyến khích việc nhập khẩu hàng hóa, cắt giảm các hàng rào thuế quan và phi thuế quan, giảm thủ tục hành chính tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phải nhập khẩu sản phẩm và nguyên liệu từ nước ngoài.
3.4.2 Kiến nghị với bộ công thương
- Bộ cần nâng cao vai trò cũng như ảnh hưởng của mình đối với các doanh nghiệp, thường xuyên nghe ý kiến của các doanh nghiệp về các tồn tại, vướng mắc trong quá trình kinh doanh để giảm tiêu cực, tạo tiền đề kinh doanh tốt cho các doanh nghiệp.
- Bộ cần có quyết định công bằng, minh bạch trong việc cấp phát giấy phép cho các doanh nghiệp hoạt động.