1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Rua tien va chong rua tien hien tuong giai phap o 201024

66 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Rửa Tiền Và Chống Rửa Tiền - Hiện Tượng, Giải Pháp Ở Các Nước Trên Thế Giới Và Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Thu Trang
Người hướng dẫn PGS.-TS. Nguyễn Thị Quy
Trường học Hà Nội
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2003
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 115,28 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỬA TIỀN (0)
    • I. KHÁI NIỆM VÀ QUI TRÌNH RỬA TIỀN (0)
      • 1. Khái niệm (6)
        • 1.1. Định nghĩa (6)
        • 1.2. Lịch sử nạn rửa tiền (8)
      • 2. Qui trình rửa tiền (11)
        • 2.1. Chu trình rửa tiền (11)
        • 2.2. Các hình thức rửa tiền (13)
    • II. HẬU QUẢ NẠN RỬA TIỀN (16)
      • 1. Những thị trờng mới nổi dễ bị tổn thơng (16)
      • 2. Làm suy yếu khu vực kinh tế t nhân (17)
      • 3. Làm suy yếu toàn bộ thị trờng tài chính (17)
      • 4. Làm mất sự kiểm soát chính sách kinh tế (18)
      • 5. Sự sai lệch và mất ổn định về kinh tế (19)
      • 6. Gây tổn hại Ngân khố quốc gia (19)
      • 7. Gây nên rủi ro cho những nỗ lực t nhân hoá (19)
      • 8. Nguy cơ tổn hại danh tiếng (20)
      • 9. Những cái giá phải trả về mặt xã hội (20)
    • III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG (21)
    • IV. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÍ SỬ DỤNG TRONG CHỐNG “RỬA TIỀN” (0)
    • I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ CHỐNG RỬA TIỀN MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ (0)
      • 1. Rửa tiền - chống rửa tiền tại Hoa Kỳ (28)
        • 1.1. Khái quát chung (28)
        • 1.2. Chống rửa tiền của Hoa Kỳ (31)
          • 1.2.1. Những cơ sở pháp lý then chốt của Hoa Kỳ (31)
          • 1.2.2 Dấu vết hồ sơ (33)
          • 1.2.3. Vòng quay toàn cầu (35)
          • 1.2.4. Những định hớng trong tơng lai (36)
        • 1.3. Những thành tựu đạt đợc trong cuộc chiến chống rửa tiền của (37)
          • 1.3.1. Chiến dịch "thuần hoá chú lừa" (37)
          • 1.3.2. Chiến dịch “công việc mạo hiểm” (38)
          • 1.3.3. Những vụ việc liên quan đến hệ thống chuyển đổi đồng tiền peso chợ đen (39)
          • 1.3.4. Những khó khăn trong các vụ chống rửa tiền quốc tế: Chiến dịch Casablanca (40)
      • 2. Rửa tiền - chống rửa tiền ở Thái Lan (42)
      • 3. Rửa tiền- chống rửa tiền tại Hồng Kông (45)
    • II. RỬA TIỀN VÀ CHỐNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM (0)
      • 1. Khái quát chung (47)
      • 2. Thực trạng cụ thể (48)
    • I. SỰ CẦN THIẾT CHỐNG RỬA TIỀN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ (0)
      • 1. Sự cần thiết phải chống “rửa tiền” (50)
      • 2. Định hớng chống “rửa tiền” (51)
    • II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG RỬA TIỀN (52)
      • 1. Các biện pháp kĩ thuật và đào tạo (52)
        • 1.1. Đào tạo các đối tác (53)
        • 1.2. Các sáng tạo hỗ trợ đa phơng (57)
      • 2. Biện pháp của ngành ngân hàng (58)
        • 2.1. Mục tiêu của chính sách “nhận biết khách hàng”-KYC (58)
        • 2.2. Nội dung của chính sách “nhận biết khách hàng” (58)
        • 2.3. Nguyên tắc cơ bản của Chính sách “nhận biết khách hàng”. .71 3. Hợp tác quốc tế chống “rửa tiền” (60)
    • III. NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI VIỆT NAM (61)

Nội dung

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ RỬA TIỀN

HẬU QUẢ NẠN RỬA TIỀN

Nếu nạn "rửa tiền " không đợc phát hiện và ngăn chặn sẽ dẫn đến những hậu quả gì? Qua nghiên cứu và đánh giá cho thấy: Nạn rửa tiền có thể phá huỷ nền kinh tế, an ninh và gây những hậu quả xấu cho xã hội Nó khuyến khích, mua bán ma tuý, khủng bố, buôn bán vũ khí trái phép, quan chức Nhà nớc tham nhũng và những hoạt động tội phạm khác Tội phạm ngày càng tăng ở phạm vi quốc tế và những khía cạnh tài chính của tội phạm đã trở nên ngày càng phức tạp do sự tiến bộ nhanh chóng của toàn cầu hoá và công nghệ của ngành dịch vụ tài chính.

Cùng với việc tạo điều kiện tài liệu cho thơng mại hợp pháp, những hệ thống tài chính hiện đại cũng cho phép tội phạm luân chuyển hàng triệu USD bằng cách sử dụng những máy tính cá nhân và những đĩa vệ tinh Bởi vì nạn rửa tiền đã có cơ sở là qui mô của hệ thống và hoạt động tài chính hiện có, việc lựa chọn các phơng tiện rửa tiền của bọn tội phạm chỉ còn phụ thuộc vào khả năng sáng tạo của chúng Tiền đợc chuyển qua các điểm đổi tiền, các Trung tâm môi giới chứng khoán, những kẻ buôn bán vàng, các sòng bạc, những kẻ buôn bán ô tô, các công ty bảo hiểm và các công ty thơng mại Sự dễ dãi của hệ thống ngân hàng t nhân; ngân hàng hải ngoại, các công ty bảo bọc; những khu vực mậu dịch tự do, hệ thống hữu tuyến và tài chính thơng mại, tất cả đều có thể che đậy những hoạt động bất hợp pháp Bằng những cách đó, tội phạm rửa tiền thao túng tài chính của các nớc trên thế giới.

Nếu không kiểm soát đợc, nạn rửa tiền có thể ăn mòn toàn bộ tổ chức tài chính của một nớc Do sự liên kết của thị trờng t bản, nạn rửa tiền gây ra những ảnh hởng bất lợi tới tỷ giá của đồng tiền và tỷ lệ lãi suất Và cuối cùng, những khoản tiền đợc rửa thâm nhập vào hệ thống tài chính toàn cầu, nơi chúng có thể làm suy yếu nền kinh tế và đồng tiền của một quốc gia Nh vậy, nạn rửa tiền không phải chỉ là vấn đề của các cơ quan thực thi pháp luật mà còn đe doạ nghiêm trọng nền an ninh quốc gia và quốc tế.

Những hậu quả của nạn "rửa tiền" phải kể đến là:

1 Những thị trờng mới nổi dễ bị tổn thơng

Nạn "rửa tiền" không chỉ là một vấn đề của các thị trờng tài chính lớn và Trung tâm tài chính của thế giới mà còn là một vấn đề đối với những thị tr- ờng mới nổi Quả vậy, bất kỳ quốc gia nào trong hệ thống tài chính quốc tế đều bị nguy hiểm Vì các thị trờng mới nổi của các khu vực tài chính và kinh tế, nên chúng ngày càng trở thành cái đích để ngắm đối với các hoạt động rửa tiÒn.

Những nỗ lực ngày càng tăng của các Chính phủ ở những thị trờng tài chính lớn và những Trung tâm tài chính quốc tế nhằm chống lại hoạt động rửa tiền lại khuyến khích những kẻ rửa tiền chuyển các hoạt động của chúng sang những thị trờng mới nổi Nh bằng chứng cho điều này là sự luân chuyển tiền mặt ngày càng tăng qua biên giới để tới những thị trờng quản lý lỏng lẻo trong việc phát hiện việc rửa tiền vào hệ thống tài chính và sự đầu t đang gia tăng của những nhóm tội phạm có tổ chức vào bất động sản và kinh doanh trong những thị trờng đang nổi Việc xem xét kỹ một số ảnh hởng tiêu cực này trong cả nền kinh tế vi mô và vĩ mô lý giải tại sao nạn rửa tiền lại là một mối đe doạ nghiêm trọng, đặc biệt là ở những thị trờng đang nổi.

2 Làm suy yếu khu vực kinh tế t nhân

Một trong những tác động kinh tế vi mô nghiêm trọng nhất của nạn rửa tiền là ở khu vực t nhân Những kẻ rửa tiền dùng những công ty nguỵ trang để trộn lẫn khoản tiền từ những hoạt động bất chính với những khoản tiền hợp pháp để che dấu khoản tiền bất hợp pháp Ví dụ nh ở Hoa Kỳ, tội phạm có tổ chức đã dùng những cửa hàng bán pizza để che đậy những khoản tiền bất chính từ buôn bán heroin Những công ty ngụy trang này có thể tiếp cận với những nguồn tiền bất chính và những nguồn tiền này bao cấp toàn bộ sản phẩm và dịch vụ của công ty ở mức độ thấp hơn tỷ giá thị trờng.

Trong một số trờng hợp các công ty ngụy trang này có thể đa ra những sản phẩm với giá thấp hơn giá thành sản phẩm Do vậy, những công ty ngụy trang có lợi thế cạnh tranh hơn so với những công ty hợp pháp trong thu hút vốn từ các thị trờng tài chính Điều này làm cho các doanh nghiệp hợp pháp rất khó khăn nếu không muốn nói là không thể cạnh tranh lại đợc với những công ty ngụy trang với nguồn vốn đợc bao cấp, một tình huống mà các tổ chức tội phạm có thể gây hại cho đa số các doanh nghiệp t nhân.

Rõ ràng là sự quản lý của các công ty tội phạm này không phù hợp với những nguyên tắc của các doanh nghiệp trong thị trờng tự do truyền thống, điều này sẽ có ảnh hởng tiêu cực tới kinh tế vĩ mô.

3 Làm suy yếu toàn bộ thị trờng tài chính

Tổ chức tài chính dựa vào các nguồn tiền bất chính gặp nhiều thử thách trong việc quản lý một cách thích đáng tài sản, tiền nợ và sự hoạt động của nó.

Ví dụ nh một số lợng tiền lớn đợc rửa có thể đợc chuyển đến một tổ chức tài chính nhng sau đó lại biến mất một cách đột ngột, không thông báo qua sự chuyển giao hữu tuyến để đối phó với những nhân tố phi thị trờng nh những hoạt động nhằm thực thi luật pháp Điều này có thể gây ra những vấn đề cho khả năng thanh toán tiền mặt và hoạt động của các ngân hàng.

Thực tế, các hoạt động phạm tội đã liên kết với một số ngân hàng thua lỗ trên toàn cầu, bao gồm cả ngân hàng Internet đầu tiên- Ngân hàng của khối cộng đồng chung châu Âu Hơn nữa, một số cuộc khủng hoảng tài chính trong những năm 90 nh sự lừa đảo, nạn rửa tiền, những vụ ăn trộm ở BCCI và sự sụp đổ năm 1995 của Ngân hàng Barings nh là một kế hoạch bắt nguồn từ sự liều lĩnh do những nhà kinh doanh ở các công ty đợc bao cấp thực hiện- Có những yếu tố lừa đảo hoặc tội phạm nghiêm trọng.

4 Làm mất sự kiểm soát chính sách kinh tế

Micheal Camdesus, cựu giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đã dự tính rằng qui mô to lớn của nạn rửa tiền đã chiếm từ 2 đến 5% tổng sản lợng quốc nội của thế giới, hay ít nhất 600.000 triệu đô la Tại một số nớc có những thị trờng mới nổi, những khoản tiền bất hợp pháp này làm cho ngân khố của Chính phủ nhỏ lại, kết quả là Chính phủ mất quyền kiểm soát chính sách kinh tế Thực vậy, trong một số trờng hợp, số lợng khổng lồ của những tài sản có đợc do rửa tiền có thể đợc sử dụng làm lũng đoạn thị trờng trong khu vực và thậm chí cả những nền kinh tế nhỏ.

Nạn rửa tiền có thể tác động bất lợi đến đồng tiền và tỷ lệ lãi suất vì những kẻ rửa tiền tái đầu t vào những tổ chức mà âm mu của chúng ít có khả năng bị phát hiện hơn là đầu t vào những nơi mà tỷ lệ lợi nhuận cao Chính điều này làm cho chúng ta không xác định đợc những thay đổi về nhu cầu tiền tệ và sự biến đổi gia tăng của các nguồn vốn dẫn tới mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia không đợc thực hiện.

Nạn rửa tiền có thể làm tăng mối đe doạ về sự bất ổn của đồng tiền do không xác định đợc nguồn gốc của những sai lệch trong giá cả tài sản và hàng hoá.

Tóm lại, nạn rửa tiền và tội phạm tài chính có thể gây ra những thay đổi khôn lờng trong nhu cầu về tiền tệ và sự biến đổi gia tăng của luồng vốn quốc tế, tỷ lệ lãi suất và tỷ giá hối đoái Bản chất không lờng trớc đợc của nạn rửa tiền, cùng với sự mất quyền kiểm soát chính sách kinh tế, đi kèm theo nó khó có thể có đợc một chính sách kinh tế lành mạnh.

5 Sự sai lệch và mất ổn định về kinh tế

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN QUA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG

Trong các cách thức mà tội phạm tài chính sử dụng để rửa tiền thì rửa tiền qua hệ thống ngân hàng chiếm tỷ trọng lớn Đặc biệt trong điều kiện hiện nay- khi mà các ứng dụng khoa học – kỹ thuật tiên tiến đợc áp dụng rộng rãi trong các giao dịch ngân hàng, cộng với những món lời khổng lồ thu đợc sau khi rửa tiền qua ngân hàng, thì ngân hàng đợc xem nh một “cỗ máy rửa tiền” (money-laundering machine) thuận lợi nhất Vì thế, ngành Ngân hàng cần và luôn phải ý thức đầy đủ về vai trò của mình trong việc chống nạn "rửa tiền”.

Các ngân hàng cũng cần thấy rằng, các hoạt động mà họ tiến hành nhằm ngăn chặn việc rửa tiền không chỉ là những nguyên tắc có tính chất bắt buộc mà còn là lợi ích thiết thân Tất cả các tổ chức tài chính, các ngân hàng và phi ngân hàng đều dễ bị dính líu đến những hoạt động rửa tiền Ngân hàng cần luôn đi đầu trong việc phát triển các chơng trình nhằm phát hiện và ngăn chặn việc rửa tiền, điều tra các cơ quan phi ngân hàng tơng ứng với họ thực hiện rất tốt để cạnh tranh Rửa tiền cũng nh các hoạt động phạm tội ngầm khác - lừa đảo, in tiền giả, buôn lậu ma tuý và hối hộ - làm suy yếu thanh danh và vị thế của một số tổ chức tài chính, trong đó có ngân hàng Một ngân hàng có vết nhơ do việc rửa tiền sẽ bị các cơ quan ban hành văn bản quy định buộc tội, bị các cơ quan chấp hành pháp luật trừng trị hay bị giới báo chí lên án mạnh mẽ vì những tai tiếng đó. Để thực hiện một cách hiệu quả chơng trình chống rửa tiền, các ngân hàng tiến hành tìm hiểu và phân chia qui trình rửa tiền gồm ba giai đoạn, mỗi giai đoạn đều có mối liên hệ với một đơn vị tài chính.

 Đổi chỗ: Giai đoạn trực tiếp phân bổ lợng tiền mặt thu đợc từ những hoạt động phi pháp.

 Tạo vỏ bọc: Giai đoạn tách những khoản tiền bất hợp pháp khỏi nguồn của chúng bằng cách tạo nên một loạt những vỏ bọc phức tạp dới hình thức các giao dịch tài chính để cản trở việc kiểm toán dấu vết, che đậy nguồn gốc của những khoản tiền đó và làm mai danh ẩn tích chủ thực sự của nó.

 Hợp thức hoá: Giai đoạn đa các khoản tiền đã đợc rửa trở lại hệ thống lu thông trong nền kinh tế theo cách thức giống nh các khoản tiền này là kết quả của các hoạt động kinh tế hợp pháp.

Mặc dù các giai đoạn trong quy trình rửa tiền có khác đôi chút so với cách nhìn nhận ở phần trớc nhng vẫn phản ánh đợc bản chất nạn "rửa tiền”. Tuỳ từng giai đoạn, các ngân hàng cần có các biện pháp thích hợp để phát hiện để ngăn chặn hoạt động rửa tiền, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.

Trong các ngân hàng thì hệ thống ngân hàng vãng lai - đợc coi là một kênh lớn nhất, phổ biến nhất để bọn tội phạm rửa tiền Hoạt động Ngân hàng vãng lai bao hàm một ngân hàng cung cấp các dịch vụ cho ngân hàng khác nhằm luân chuyển tiền tệ, chuyển đổi ngoại tệ hoặc tiến hành những giao dịch tài chính khác Một khi hoạt động ngân hàng vãng lai không đợc kiểm soát chặt chẽ thì chắc chắn sẽ bị bọn tội phạm lợi dụng để tiến hành rửa tiền.

Bọn tội phạm lợi dụng hệ thống ngân hàng vãng lai nh thế nào?

Trớc hết chúng sử dụng các ngân hàng nớc ngoài có độ rủi ro cao để tiến hành mở tài khoản vãng lai tại các ngân hàng mà chúng định dùng để rửa tiền Những ngân hàng nớc ngoài này có thể là: (1) Ngân hàng vỏ bọc (shellbank) không hề hiện diện trực tiếp ở nớc khác để giao dịch làm ăn với khách hàng của họ; (2) Ngân hàng hải ngoại (offshore bank) đợc phéo giao dịch làm ăn với những ngời nớc ngoài bằng ngoại tệ; hoặc (3) những ngân hàng ở những nớc đợc điều tiết bởi những luật lệ kiểm soát lỏng lẻo hoặc thiếu sự kiểm soát chống rửa tiền đã tạo điều kiện cho việc lợi dụng ngân hàng và những hành vi phạm pháp.

Những ngân hàng có độ rủi ro cao này thờng chỉ có nguồn vốn và nhân lực hạn hẹp, họ sử dụng các tài khoản ngân hàng vãng lai của họ để giao dịch, cung cấp dịch vụ cho khách hàng, luân chuyển tiền tệ Sự thẩm tra của các tổ chức có thẩm quyền cho thấy nhiều ngân hàng đã kí thác toàn bộ quỹ của họ và tiến hành mọi giao dịch tài khoản vãng lai, nhập hoạt động vãng lai vào những hoạt động khác của họ.

Sau khi đã thành công trong việc nấp bóng các ngân hàng nớc ngoài có độ rủi ro cao nói trên, bọn tội phạm sẽ tiến hành hàng loạt các giao dịch trên tài khoản vãng lai để rửa tiền.

Một số ví dụ về các giao dịch rửa tiền thông qua tài khoản vãng lai:

* Hợp thức hoá các khoản thu nhập bất chính thông qua ký quỹ hoặc tiến hành chuyển những khoản tiền mà ngân hàng có độ rủi ro cao biết hoặc phải biết là có dính líu dến buôn bán ma tuý, gian lận tài chính hoặc hoạt động bất chính khác.

* Đầu t lợi nhuận cao bằng cách ve vãn các nhà đầu t chuyển tiền vào các tài khoản vãng lai nhằm nhận lãi suất cao, nhng sau đó chối bỏ không trả lại tiền cho các nhà đầu t bị lừa dối.

* Âm mu chiếm đoạt tiền ký nợ trả trớc bằng cách đòi khách hàng phải nộp một khoản tiền trả trớc cho một khoản phí lớn để chuyển tiền vào tài khoản vãng lai, thu phí xong nhng không trả lại khoản tiền ứng trớc.

* Tạo thuận lợi cho việc trốn thuế thông qua việc nhập các khoản ký quỹ của khách hàng với những khoản tiền khác trong tài khoản vãng lai, khuyến khích khách hàng dựa vào các luật lệ về bí mật ngân hàng và bí mật công ty của nớc sở tại của ngân hàng nớc ngoài để trốn tránh các nhà chức trách thuế.

* Tạo thuận lợi cho hoạt động cá cợc qua Internet qua việc sử dụng tài khoản vãng lai để nhận và luân chuyển các khoản thu nhập cá cợc.

Những ngân hàng nớc ngoài có độ rủi ro cao nói trên và khách hàng liên quan đến tội phạm của họ thâm nhập vào các tài khoản vãng lai, tạo thuận lợi cho tội phạm phát triển, làm suy yếu hệ thống tài chính của một quốc gia, là một gánh nặng cho ngời dân đóng thuế và ngời tiêu dùng, lấp đầy các hồ sơ toà án với những vụ truy tố hình sự hoặc tranh chấp dân sự

Những khoảng trống trong các giao dịch vãng lai:

- Nhiều ngân hàng khi cho phép các ngân hàng đối tác nớc ngoài mở tài khoản vãng lai tại ngân hàng mình đã không có sự thẩm tra đầy đủ và xác đáng về sự quản lý của ngân hàng, các nguồn tài chính, danh tiếng, môi trờng điều tiết và biện pháp chống rửa tiền Một nguyên tắc khá phổ biến đối với nhiều ngân hàng là: bất kỳ ngân hàng nào có giấy phép đang hiệu lực do cơ quan nớc ngoài có thẩm quyền cấp đều có đủ điều kiện để mở tài khoản vãng lai, bởi lẽ các ngân hàng tin tởng vào giấy phép đó nh chứng cứ về danh tiếng tốt đẹp của ngân hàng đối tác nớc ngoài.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG RỬA TIỀN VÀ CHỐNG RỬA TIỀN MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚ

TΜI LIệU THAM KHảOhực trạng hoạt động rửa tiền - chống rửa tiền ở một số nớc trên thế giới và Việt Nam

I TΜI LIệU THAM KHảOhực trạng hoạt động rửa tiền và chống "rửa tiền” trên thế giới

Cho tới thời điểm hiện nay, hoạt động rửa tiền đã diễn ra ở khá nhiều n- ớc trên thế giới Lợng tiền rửa chiếm một tỷ trọng lớn trong khối lợng tiền lu chuyển trên toàn cầu Theo ớc tính của FATF - lực lợng đặc nhiệm hành động tài chính, tiền "bẩn" đã đợc rửa có thể lên tới 1500 tỷ USD mỗi năm Năm

2001, thế giới có khoảng 70 "thiên đờng trốn thuế", cũng thờng đợc gọi là Trung tâm tiền tệ hải ngoại, tụ tập khoảng 40.000 ngân hàng, 44% tập trung ở vùng Caribean và Mỹ La tinh, 28% ở châu Âu, 18% ở châu á, 10% ở Châu Phi - Trung Đông, kiểm soát khoảng 5000 tỷ USD Phần lớn các Trung tâm này đóng vai trò "Trung tâm đặt hàng" chủ yếu phục vụ các Trung tâm tiền tệ lớn hơn nh New York, London, Tokyo Hàng năm lợng tiền nằm lại hoặc chuyển qua các "thiên đờng trốn thuế" này, ớc tính bằng một nửa tổng số tiền trên toàn thế giới, biến các Trung tâm này cũng trở thành những Trung tâm rửa tiền quốc tế quan trọng.

Một cái nhìn sơ lợc nh vậy đã cho chúng ta thấy "rửa tiền” ngày càng trở thành vấn đề mang tính chất toàn cầu và hiệu quả của nó đối với nền kinh tế xã hội là vô cùng nghiêm trọng Tiến hành chống nạn rửa tiền là một yêu cầu hết sức bức thiết Vậy cụ thể tình trạng rửa tiền và chống rửa tiền ở các quốc gia ở mức độ nào và nguy cơ "tiềm ẩn" là gì, chúng ta hãy cùng xem xÐt.

1 Rửa tiền - chống rửa tiền tại Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên xuất hiện nạn rửa tiền vào năm 1920. Nhiều vụ rửa tiền đã trôi qua kể từ vụ hình sự đầu tiên dính dáng đến lợi nhuận, nhng tại Mỹ chỉ mãi đến năm 1986 đây, "rửa tiền” mới chính thức đợc coi là bất hợp pháp với mốc là vụ xì-căng-đan Watergate.

Trong khi không bị chính thức cấm cho đến năm 1986, rửa tiền đã xuất hiện trong nhiều vụ án hình sự Hai vụ án hình sự khét tiếng nhất của Mỹ trong thế kỷ 20 đã bị bỏ dở do không tìm đợc các dấu vết về tài chính Tên trùm găngtơ Al Capone cuối cùng đã bị kết án vì tội trốn thuế Tên Bruno Richard Haupdman, ngời đã bắt cọc con trai của viên phi công nổi tiếng Chartes Lindbeng năm 1932 đã bị bắt vì không rửa đợc số tiền đòi chuộc một cách kín đáo Nh chúng ta đã biết năm 1989 d luận nổi cộm về số tiền bị chiếm đoạt một cách bất hợp pháp ở Nga có thể đợc gửi trong hệ thống ngân hàng Mỹ, vấn đề "tiền bẩn" vẫn cha đợc giải quyết.

Do giới tội phạm thờng che dấu các hoạt động của mình nên những số tiền đợc thay tên đổi họ này không đợc biết một cách chính xác nhng Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đã ớc tính hàng năm số tiền này có thể lên đến từ 3 đến 5% tổng doanh thu toàn thế giới.

Lực lợng tài chính đặc nhiệm của nhóm Giao thông đã đa ra con số khác từ 300.000 triệu đến 500.000 triệu đô la Mỹ Theo tạp chí Business Week, chỉ riêng trong nền kinh tế Mỹ, hàng ngày có khoảng 2 triệu đô la Mỹ đợc thay tên đổi họ Nh vậy, thực thi pháp luật chỉ là một nỗ lực mò kim đáy bể mà thôi. Đứng trớc tình trạng này, một yêu cầu cấp thiết đặt ra với Chính phủ Hoa Kỳ là phải có những quy định cụ thể phù hợp về những biện pháp hữu hiệu chống rửa tiền Trong đó, những điểm đầu trên cần chú ý là: kết hợp hoạt động trong nớc với các hoạt động của tổ chức quốc tế bởi theo ý kiến của một số quan chức Hoa Kỳ thì thờng việc thực thi pháp luật Hoa Kỳ bị thất bại do sự phức tạp của những điều luật của nớc ngoài cũng nh sự thiếu hợp tác của Chính phủ nớc ngoài Do vậy việc phối hợp trong hành động chống "rửa tiền” là hết sức cần thiết.

Trở lại vụ Watergate, kể từ khi quyết sách nổi tiếng của vụ tai tiếng này có tên "những ngời đàn ông của Tổng thống" đợc viết ra "theo dấu đồng tiền" đã trở thành một câu cửa miệng khi muốn nói đến việc đối phó với giới tội phạm câu cửa miệng này do cơ quan thực thi pháp luật của Hoa Kỳ tạo ra từ những năm 70, Chính phủ Hoa Kỳ đã nhấn mạnh cách tiếp cận ba chiều để chống lại tội phạm: truy tố những tội phạm nguy hiểm; theo dấu vết đồng tiền qua những cuộc điểu tra về rửa tiền; bắt giữ tiền và công cụ hành nghề của giới tội phạm Chỉ có cách theo dấu đồng tiền chúng ta mới có thể phát hiện ra toàn bộ qui mô của tội phạm và tổ chức phạm pháp mới có thể bị tiêu diệt.

Khi Chính phủ Hoa Kỳ ban hành luật chống rửa tiền đầu tiên vào năm

1986 thì họ cũng đã xác định đợc cơ bản đâu là vấn đề trong nớc Từ năm

1986, nạn rửa tiền trở thành một vấn đề toàn cầu, bao gồm cả giao dịch tài chính quốc tế, buôn lậu tiền bị pháp luật và cỡng chế quy định thì khi đó vấn đề sẽ thế nào.

Cơ sở pháp lý chống rửa tiền của Mỹ là Luật bảo mật ngân hàng (BSA) năm 1970, theo đó không hình sự hoá các hoạt động rửa tiền nhng yêu cầu các tổ chức tài chính xây dựng và đảm bảo "dấu vết trên giấy tờ" liên quan đến một số giao dịch Luật BSA liên tục bị phản đối Một số ngời chì trích những chi phí áp dụng Một số ngời khác lại cho rằng nó trái lại điều sửa đổi lần 4 của Hiến pháp Mỹ về chống lại việc khám xét và bắt giữ vô cớ và Điều sửa đổi lần 5 về tự buộc tội Mặc dù luật này vẫn đợc ủng hộ nhng cho đến nay một số phần vẫn còn gây tranh cãi Thẩm phán Douglas đã nói rằng "Tôi cũng cha thể đồng ý rằng nớc Mỹ đã bị những tệ nạn lũng đoạn đến nỗi mà chúng ta cần phải bớt đi những rào cản về mặt Hiến pháp để tạo ra cho các chính quyền dân sự có những phơng tiện để bắt bọn tội phạm”.

Do việc buôn bán ma tuý phát triển, Quốc hội Mỹ ngày càng quan tâm hơn đến vấn đề rửa tiền và đã đặt ra nó ngoài vòng pháp luật vào năm 1984 bằng việc đa ra những điều khoản quy định cụ thể về hành vi vi phạm Luật Bảo mật ngân hàng (BSA) qua đạo luật về các tổ chức tống tiền và tham nhũng Cuối cùng đạo luật rửa tiền (1986) quy định rửa tiền là tội phạm liên bang Nó bổ sung ba tội mới trong luật hình sự: cố ý dụ dỗ một hoạt động giao dịch lớn hơn mức 10000 đô la có đợc từ các hoạt động phạm pháp và cố ý tiến hành những giao dịch nhằm tránh những quy định của Luật Bảo mật ngân hàng (BSA) Quy định cuối cùng có những chỗ "hổng" vì tội phạm rửa tiền sẽ thuê ngời mở hàng hoạt khoản ký quĩ hay những séc tiền mặt với số tiền dới mức 10.000 đô la.

Luật này đã đợc bổ sung một vài lần Đạo luật phòng chống ma tuý

(1998) đã làm tăng đáng kể mức hình phạt và đỏi hỏi sự nghiêm ngặt, chính xác trong điều tra phát hiện ra tài liệu ghi chép về lợng tiền mặt từ những hoạt động làm tiền cụ thể (Đa số những yêu cầu có liên quan tới tài liệu ghi chép từ các hoạt động làm tiền kể cả đã huỷ bỏ) thêm vào đó, các quy định này cho phép Bộ tài chính Hoa Kỳ đợc bắt buộc các tổ chức tài chính ở những khu vực cụ thể phải cung cấp những báo cáo về những giao dịch tiền tệ ở mức dới 10.000 đô la Đạo luật này cũng quy định Bộ Tài chính đàm phán các hiệp định quốc tế song phơng để ghi nhận những giao dịch tiền tệ Hoa Kỳ lớn và chia sẻ những thông tin này qua biên giới mà tội phạm ở một nớc nhng rửa tiền ở nớc khác Tiền tệ các công cụ tiền tệ, các luồng vốn giao dịch qua ph- ơng tiện điện tử có thể vợt qua biên giới của các quốc gia, cho phép tội phạm ở các nớc khác giấu tiền ở Hoa Kỳ và cho phép những tên tội phạm Hoa Kỳ giấu những khoản tiền bất chính của chúng ở hàng trăm nớc trên thế giới mà không phải lo lắng rằng những hoạt động của chúng sẽ bị pháp luật phát hiện.

Tuy nhiên, bất chấp những thay đổi mà chúng ta chứng kiến trong thế giới tài chính, thì vấn đề cơ bản đối với những kẻ rửa tiền, đặc biệt là những khoản tiền từ buôn bán ma tuý bất hợp pháp vẫn còn tồn tại và cất dấu và chuyển những khoản tiền mặt bất chính khổng lồ Vì lý do này, thậm chí trên phạm vi quốc tế, điều quan trọng mà Chính phủ Hoa Kỳ nhấn mạnh là trong công đoạn đầu tiên của việc rửa tiền, những kẻ rửa tiền sẽ tìm cách đa những khoản tiền bất hợp pháp vào hệ thống tài chính.

Kết quả của việc tập trung nỗ lực vào công đoạn này là những ngân hàng và công ty tài chính Hoa Kỳ đã và đang giữ đầu mối chống lại việc đa các khoản tiền mặt bất hợp pháp vào hệ thống tài chính Cho dù có một số tr- ờng hợp ngoại lệ xảy ra nhng chúng ta cũng rất thành công trong việc ngăn chặn những kẻ rửa tiền tiếp cận với những ngân hàng Hoa Kỳ Và kết quả là những thể chế tài chính phi truyền thống dể rửa những khoản tiền bất hợp pháp của chúng Một số phơng pháp rửa tiền thờng xuyên đợc sử dụng bao gồm việc lu hành một lợng tiền buôn lậu lớn, rửa tiền bằng cách giao dịch th- ơng mại qua hệ thống đổi đồng peso ở thị trờng chợ đen Côlombia, và sử dụng dịch vụ kinh doanh tiền nh gửi tiền diện tử, dịch vụ casas de cambio, dịch vụ tiền gửi qua các công tin cậy, séc du lịch và séc chuyển khoản.

1.2 Chống rửa tiền của Hoa Kỳ:

1.2.1 Những cơ sở pháp lý then chốt của Hoa Kỳ.

Tại Hoa Kỳ, các cơ quan thực thi pháp luật rất quan tâm đến các cơ sở pháp lý chống lại hoạt động rửa tiền vì nó sẽ có hiệu quả hơn là tấn công trực tiếp vào các loại tội phạm Ví dụ, trong các vụ buôn bán ma tuý, mức lợi nhuận thu đợc có thể lên tới 1000 phần trăm hấp dẫn đủ để đảm bảo cung cấp cho các tội phạm trong trờng hợp chúng bị tống vào tù Đạo luật chống rửa tiền Annuntio – Wylie (1992) đã mở rộng những quy định của luật bảo mật Ngân hàng về “Giao dịch tài chính”, bổ sung thêm điều khoản đối với giai đoạn chuẩn bị phạm tội và đặt ra ngoài vòng pháp luật những “Giao dịch chuyển đổi tiền bất hợp pháp” Đạo luật Annuntio –Wylie đợc biết đến với việc chỉ ra rõ hành vi nào sẽ bị áp dụng “hình phạt khai tử”, nó quy định nếu ngân hàng bị buộc tội rửa tiền, cơ quan thanh tra đặc quyền của nó hay thu hồi huỷ bỏ hợp đồng bảo hiểm của nó, phụ thuộc vào kết quả thanh tra sơ bộ của ngân hàng Đạo luật Annuntio – Wylie cũng thiết lập nên nhóm t vấn luật bảo mật ngân hàng (mà Cục dự trữ liên bang là một thành viên sáng lập) nhằm đề xuất những cách thức để tăng cờng hiệu quả trong việc áp dụng những chơng trình chống rửa tiền của Bộ Tài chính Đạo luật ngăn chặn rửa tiền (1994) đã lấp chỗ trống cho những quy định của luật về âm mu và tội phạm có tổ chức trong khi đạo luật chống khủng bố (1996) bổ sung thêm những loại tội phạm khủng bố cũng nh khẳng định những hành vi về tội rửa tiền và Đạo luật Kiểm soát Bảo hiểm y tế

(1996) quy định rõ những hành vi “xâm hại sức khoẻ Liên bang”.

RỬA TIỀN VÀ CHỐNG RỬA TIỀN Ở VIỆT NAM

“Rửa tiền” là hình thức phạm tội mang tính chất quốc tế Nó sẵn sàng thâm nhập vào các quốc gia và gây tổn hại đến quốc gia, đặc biệt là những quốc gia mà việc kiểm soát hoạt động này còn cha chặt chẽ, trong đó có Việt nam. ở nớc ta “rửa tiền” cũng tồn tại dới nhiều hình thức nhng chủ yếu là qua hoạt động kinh doanh và qua hệ thống ngân hàng Phần lớn các đồng tiền phi pháp qua hệ thống ngân hàng đều trở thành tiền sạch Vì thế mà ngời ta gọi hệ thống ngân hàng là cỗ máy rửa tiền (money – laundering machine) cho bọn tội phạm Rửa tiền là hình thức tội phạm có tổ chức và gây nhiều tác hại lớn cho nền kinh tế vì nó tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động tội phạm, đặc biệt là buôn lậu, bành trớng hoạt động Các nớc sẽ phải chịu những khoản tổn thất khổng lồ vì các tội phạm đó Nh trên đã nói, rửa tiền còn làm suy yếu và ảnh hởng đến thanh danh của hệ thống tài chính ngân hàng.

Trong một vụ án tham nhũng xét xử năm 1999 ở Việt nam, các cơ quan pháp luật đã phát hiện hai nhân vật trọng tâm của vụ án có tài khoản ở nớc ngoài Mới đây, Ngân hàng đầu t và phát triển đã nhận đợc e-mail từ Nigeria yêu cầu ngân hàng mở tài khoản để nhận 28 triệu USD, bù lại sẽ nhận đợc 15% của số tiền này Trong vụ án ngân hàng Cổ phần Nông thôn Thanh Hoá, khi bị phanh phui thì các cơ quan chức năng đã phát hiện có tới 20 tờ séc – mỗi tờ trị giá một triệu USD của các ngân hàng nớc ngoài gửi vào tài khoản của ngân hàng này và giả thiết đợc đa ra là ngân hàng này đã cho bọn tội phạm quốc tế mợn t cách pháp nhân để rửa tiền.

Tổ chức cảnh sát quốc tế Interpol trong một cảnh báo mới đây với Chính phủ Việt nam, đã cho rằng, Việt nam đang trở thành một trong những đích nhắm của bọn tội phạm quốc tế trong việc hình thành những đờng dây rửa tiền xuyên quốc gia Báo chí và các cơ quan chức năng đã từng lên tiếng cảnh báo các doanh nghiệp Việt nam về âm mu rửa tiền của các tổ chức tội phạm quốc tế thông qua các đề nghị cho vay Một số doanh nghiệp Việt nam đã nhận đợc lời chào mời của một Công ty Dầu khí ở Châu Phi về việc ký các hợp đồng vay tiền, trong đó bỏ trống phần ghi tên đối tác nớc ngoài Một số tổ chức tài chính nớc ngoài cũng đã đề nghị cung cấp những khoản vay lên đến doanh nghiệp Việt nam có sự bảo lãnh của Ngân hàng nhà nớc, và đối tác Việt nam sẽ đợc hởng hoa hồng lên đến 30-40% giá trị hợp đồng Theo Ngân hàng Nhà nớc, việc cho ra đời nghị định chống rửa tiền là cấp thiết bởi rửa tiền là hoạt động tội phạm mang tính chất quốc tế Nhiều nớc trong khu vực và trên thế giới nh Thái Lan, Philipines, Đài Loan, Mỹ, Nhật Bản… một công ty séc chuyển khoản đã bị đã ban hành luật chống rửa tiền ở nớc ta trong thời gian qua các cơ quan quản lý Nhà nớc và cơ quan bảo vệ pháp luật đã phát hiện đợc nhiều hành vi của tổ chức, cá nhân vi phạm các quy tắc quản lý nhà nớc trên lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Một quan chức khác của Ngân hàng Nhà nớc cho rằng, hoạt động rửa tiền mang tính quốc tế, vì thế, đặc biệt sau vụ nớc Mỹ bị tấn công ngày 11/9, hầu hết các nớc đều đề cao việc chống rửa tiền Việc cần thiết phải sớm có các quy định về chống rửa tiền trở nên cấp bách hơn Đây cũng là một trong những yêu cầu cần thiết để hệ thống ngân hàng Việt nam sớm hội nhập với quèc tÕ.

Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn đợc xem là “nền kinh tế tiền mặt”, vì thế tác động của các quy định về chống rửa tiền sẽ cha đợc thực sự lớn nh những nớc khác Về lâu dài, việc chống rửa tiền sẽ phải quy định thành luật riêng.

Thực tế, ngời ta cũng không xác định đợc chính xác thời điểm “rửa tiền” xuất hiện ở Việt nam Nhng gần đây, đã xuất hiện nhiều ý kiến về “rửa tiền” ở Việt nam.

Có thể nhiều hoạt động liên quan đến rửa tiền nhng do luật pháp nớc ta về vấn đề chống rửa tiền cha hoàn thiện nên không kiểm soát đợc hoạt động này

Gần đây ngời ta cho rằng Hà Kiều Anh – cô cựu Hoa hậu Việt nam - đã rửa tiền cho Đông Nam associate- một công ty buôn lậu điện thoại di động lớn nhất Việt nam Điều này không phải không có cơ sở Công ty Đông Nam do Nguyễn Gia Thiều – chồng Hà Kiều Anh – là công ty kinh doanh điện thoại di động trốn thuế.

D luận rất phẫn nộ trớc việc “những kẻ bòn rút tiền của Nhà nớc và nhân dân để xây dựng nhà cao cửa rộng, rửa tiền bẩn đó vào kinh doanh nhà hàng ở khắp mọi nơi Một điều mà xã hội cũng rất quan tâm là tất cả những lời khai báo của hoa hậu “làm kinh tế giỏi” Hà Kiều Anh Mấy ngày đầu xảy ra vụ việc, cô khai rằng không có ai là ngời thân tham gia vào công ty Đông

Nam… một công ty séc chuyển khoản đã bị Vậy mà mấy hôm sau, ban chuyên án lại tìm đợc một công ty “con” do mẹ cô làm giám đốc ở Hà nội Chính cô là giám đốc công ty “con” của Đông Nam, mà lại luôn chối tội với cơ quan điều tra rằng không hề hay biết gì về việc làm ăn của Nguyễn Gia Thiều Vậy hoá ra, cô là “bù nhìn” do chồng dựng lên làm giám đốc (cô lại là ngời làm kinh tế giỏi, quản lý nhà hàng này, quản lý nhà hàng nọ… một công ty séc chuyển khoản đã bị)

Hơn nữa, cô còn có bất động sản mà những ngời mẫu đắt giá nhất Việt nam làm ngày, làm đêm cũng không thể có số tiền nh vậy Hai nhà hàng từ 10 nhà hàng từ Bắc chí Nam cũng không thể có lãi nhiều mà xây nổi căn biệt thự, cũng nh mở nhà hàng ở Mỹ nh cô Điều đó chứng tỏ ai đã là ngời rửa tiền cho Đông Nam và tài sản kếch sù mà cô hoa hậu có ở điều tra thì đã quá rõ hoàn toàn trái ngợc với những gì cô đã khai báo với cơ quan pháp luật.

Giá nh có một quy chế kiểm soát rửa tiền chặt chẽ thì có lẽ không phải bây giờ chúng ta mới phát hiện ra những tội phạm rửa tiền nh Hà Kiều Anh và nhiều tội phạm rửa tiền khác nữa.

Tội phạm “rửa tiền” có mặt ở hầu hết các nớc trên thế giới với hành vi rửa tiền ngày càng tinh vi Hiện nay các quốc gia đang có nhiều nỗ lực trong chống rửa tiền với hệ thống luật pháp và các biện pháp kiểm soát hành vi rửa tiền ngày càng phát huy hiệu quả Hoa kỳ là quốc gia đạt đợc khá nhiều thành tựu trong chống rửa tiền Các quốc gia trong đó có Việt nam cần có những vận dụng sáng tạo kinh nghiệm của Hoa Kỳ để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống rửa tiền.

SỰ CẦN THIẾT CHỐNG RỬA TIỀN VÀ NHỮNG KIẾN NGHỊ

Một số giải pháp góp phần chống nạn rửa tiền và những kiến nghị

I Sự cần thiết phải chống “rửa tiền” và những định hớng chống “rửa tiền”

1 Sự cần thiết phải chống rửa tiền“ ”

Có thể khẳng định rằng nạn “rửa tiền “ là một vấn đề nhạy cảm và phải trả giá rất đắt về mặt xã hội Nếu nguy cơ rửa tiền không đợc phát hiện và ngăn chặn, nó sẽ là điều kiện để những kẻ buôn bán ma tuý, những tên trùm buôn lậu, tham nhũng và những kẻ phạm tội khác mở rộng hoạt động của mình, đồng thời làm cho chi phí của Chính phủ phải tăng lên để chống lại những hậu quả nghiêm trọng do việc rửa tiền gây ra Đó là những khoản chi phí cho việc thực hiện pháp luật hoặc tăng chi phí cho việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng (điều trị những ngời nghiện ma tuý… một công ty séc chuyển khoản đã bị) Đồng thời còn tác động tiêu cực đến mọi mặt của nền kinh tế, xã hội đó và nạn tham nhũng ở mọi bộ phận của xã hội có thể xảy ra, nó gặm nhấm nền kinh tế của đất nớc và sự thịnh v- ợng cuả toàn xã hội.

Ngày nay nạn “rửa tiền “ không còn bó hẹp trong một quốc gia hay một cộng đồng nào đó mà nó đã lan rộng ra khắp thế giới Hoạt động của bọn tội phạm ngày càng đợc mở rộng và vơn ra công nghệ ngày càng cao, thông qua các hình thức tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức Chính vì vậy mà chống rửa tiền là việc hết sức cần thiết Mỗi quốc gia phải chủ động tạo ra các biện pháp kiểm soát nạn rửa tiền cũng nh két hợp cùng các tổ chức quốc tế để loại trừ hiện tợng này.

Tại Việt Nam, hiện tợng cũng đã xuất hiện và ngày càng có nguy cơ gia tăng Tác hại của nó đang từng bớc đe doạ nền kinh tế xã hội Do đó, cùng với thế giới, Việt Nam cần thiết phải chống rửa tiền

2 Định hớng chống rửa tiền“ ”

Theo ông Steven L.Peterson, giám đốc điều hành chơng trình chống tội phạm- Cục phòng chống ma tuý quốc tế và công tác chống tội phạm- Bộ ngoại giao Hoa Kỳ thì: “Một đất nớc muốn chống nạn rửa tiền cần phải có một cơ sở hạ tầng về luật, tài chính và cơ quan thực thi pháp luật” Ông nói thêm rằng hợp tác giữa khu vực t nhân và nhà nớc trong một quốc gia và quốc gia này vơí một quốc gia khác là những yếu tố hết sức quan trọng Một yếu tố hết sức cần thiết khác đó là việc đào tạo, huấn luyện cho tất cả các cơ quan, tổ chức tham gia trong mặt trận đấu tranh chống nạn rửa tiền Đấu tranh chống lại bọn rửa tiền không chỉ làm giảm đi những vụ tội phạm về tài chính mà nó còn giúp loại trừ bớt nạn khủng bố và những loại hình tội phạm khác có thể dẫn đến những tội phạm cực kỳ nghiêm trọng Để chống lại nạn rửa tiền một cách có hiệu quả một quốc gia cần phải có những điều kiện sau:

- Thứ nhất, các quan chức chính phủ cần phải đảm bảo rằng họ có một hệ thống luật, tài chính cần thiết và cơ sở pháp lý thực thi để chống lại nạn rửa tiền.“40 khuyến nghị” của lực lợng tài chính đặc nhiệm(FATA), một tiêu chuẩn đợc quốc tế công nhận trong vấn đề này đã chỉ ra cách thức mà các nớc cần phải làm để tự vệ không bị nạn rửa tiền lạm dụng Các nớc cần phải đảm bảo rằng các cơ quan chế tài pháp luật, các cơ quan ra quy định và hệ thống pháp luật của đất nớc mình phải thờng xuyên liên hệ, chia sẻ thông tin và phối hợp cùng nhau.

- Thứ hai, cần phải có sự tham gia của các lãnh đạo trong khu vực kinh doanh t nhân, đặc biệt là trong lĩnh vực dịch vụ tài chính, để cùng hỗ trợ các sáng kiến của Chính phủ chống lại các tội phạm tài chính và nạn rửa tiền

- Thứ ba, các nớc cần tham gia tích cực vào các diễn đàn quốc tế và khu vực để không ngừng nâng cao hiểu biết của mình và củng cố hợp tác với các nớc đối tác khác để chống lại nạn rửa tiền.

- Thứ t, thông qua các thoả thuận hợp tác, các nớc cần chia sẻ kịp thời các thông tin quan trọng liên quan đến nạn rửa tiền và các tội phạm tài chính, có nh vậy các nớc mới không trở thành đồng minh của bọn rửa tiền. Đây là những định hớng cơ bản để cuộc đấu tranh chống rửa tiền có hiệu quả Để thực hiện thành công cuộc đấu tranh chống nạn “rửa tiền”, các quốc gia cần phối hợp đồng bộ các biện pháp trong một quốc gia cũng nh phối hợp cùng hành động với các tổ chức quốc tế.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỐNG RỬA TIỀN

Với mong muốn kiểm soát đợc nạn rửa tiền, dới đây xin đa ra một số giải pháp tổng quát Các quốc gia tuỳ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của mình mà áp dụng cho phù hợp, hiệu quả.

1 Các biện pháp kĩ thuật và đào tạo

Các chơng trình hỗ trợ kĩ thuật và đào tạo một cách chính quy là rất quan trọng đối với việc xây dựng những chế định để có thể tiếp cận thờng xuyên đối với các vấn đề của nạn rửa tiền Nh vậy, các nớc cuối cùng sẽ có thể cải thiện khả năng của mình chống lại nạn rửa tiền và họ có thể trở thành các đối tác hiệu quả trong nỗ lực chống lại nạn rửa tiền trên toàn cầu.

Cục phòng chống ma tuý và thực thi pháp luật (INL) của Bộ ngoại giao

Mỹ đang hoàn thiện các chơng trình hỗ trợ chống nạn rửa tiền INL tham gia và hỗ trợ các cơ quan chống rửa tiền và đa ra những đề xuất chính sách liên quan đến các hoạt động rửa tiền quốc tế.

Bộ ngoại giao đã vừa xây dựng một giải pháp để hỗ trợ các cơ quan liên quan thiết lập những mạng lới phòng chống rửa tiền để bảo vệ các nền kinh tế và các chính phủ không bị các tội phạm hành chính làm lũng loạn và ngăn chặn nạn rửa tiền trên quy mô quốc tế Giải pháp này gồm các công tác đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật và những đánh giá về các trờng hợp rửa tiền cụ thể hay đa ra những thiếu sót để đạt đợc các mục tiêu thực hiện cụ thể, xây dựng thể chế phù hợp.

Ví dụ với giải pháp này là các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan thực hiện có thể xác định rằng tại một nớc còn tồn tại những hạn chế vì nớc đó cha có cơ quan tình báo tài chính (FIU) để có thể thực hiện chức năng đầu mối quan trọng & chơng trình chống nạn rửa tiền của quốc gia Các FIU có khả năng trao đổi nhanh chóng các thông tin (giữa các tổ chức tài chính và các cơ quan thực thi pháp luật nh công tố hay cơ quan có thẩm quyền khác),khi bảo vệ lợi ích của các cá nhân vô tội liên quan đến những số liệu đó.

Ngyên nhân về việc thiếu FIU ở các nớc cũng khác nhau nên chơng trình này đợc xây dựng để đáp ứng nhu cầu của mỗi nớc.Ví dụ, nếu vấn đề ở đây là thiếu các quy định Bộ Ngoại giao có thể giúp tài trợ cho một chuyên gia hoạch định lấy từ hệ thống dự trữ quốc gia Mỹ để nớc này dự thảo những quy định hoặc các phơng hớng dẫn thích hợp và sau đó tổ chức một loạt các khoá đào tạo để những chuyên gia, các cán bộ cấp dới và những nhân viên khác có thể học cách làm nh thế nào để thực hiện những quy định này có hiệu quả Nếu là vấn đề về phần cứng hoặc phân tích, Bộ Ngoại giao có thể tài trợ cho các chuyên gia từ FIU của Hoa Kỳ đến giúp đỡ nớc này, sau đây đợc gọi là FINCEN.

Trong năm 2000, Bộ ngoại giao đã thành lập nhiều trung tâm điều tiết Ngân hàng và thực thi pháp luật nhằm tổ chức các khoá đào tạo và hỗ trợ về kỹ thuật về các giải pháp ứng phó với nạn rửa tiền và các cuộc điều tra tài chính giữa các đối tác trên toàn cầu Những khoá đào tạo này giúp cho những nhà điều tra tài chính , các nhà hoạch định trong ngân hàng và các bên có truy tố có những công cụ cần thiết để phát hiện điều tra và khởi tố những vụ rửa tiền, những tội phạm tài chính và những hoạt động liên quan đến tội phạm khác Những khoá học này đã đợc tổ chức tại Mỹ và một số khu vực liên quan mà chơng trình đang tập trung vào.

INL đã tài trợ 60 chơng trình trong năm 2000 để chống lại tội phạm tài chính và rửa tiền, triển khai bộ phận tình báo tài chính Ngoài ra INL cũng giúp nhiều cơ quan liên bang thực hiện đào tạo phục vụ công tác chống tội phạm tài chính và các cơ quan về tội phạm tài chính cơ quan và xây dựng các khoá đào tạo chuyên sâu tại một số tổ chức để chống lại nạn rửa tiền

1.1 Đào tạo các đối tác.

Các cơ quan sau cung cấp các khoá đào tạo chống rửa tiền và các khoá hỗ trợ kỹ thuật thông qua INL: a Mạng lới chế tài đối với tội phạm tài chính (FINCEN): FINCEN là cơ quan tình báo Tài chính Hoa Kỳ do Bộ tài chính quản lý, hỗ trợ kỹ thuật và tổ chức các khoá đào tạo cho các quan chức chính phủ nớc ngoài, các nhà hoạch định tài chính, các quan chức thực thi pháp luật, và các ngân hàng Các khoá đào tạo này bao trùm rất nhiều chủ đề các loại hình rửa tiền, tổ chức và vận hành cơ quan tình báo tài chính, thành lập hệ thống toàn diện về phòng chống nạn rửa tiền của từng nớc và các quy định FINCEN cũng phối hợp chặt chẽ với Egmont Group gồm 50 cơ quan tình báo tài chính để giúp các n- ớc thành lập các bộ phận tình báo tài chính của riêng mình.

Ngoài ra, nhiều nớc cũng đã đợc FINCEN giúp đỡ nh Argentina, Armenia, Bahanias, Đức, Hy lạp, Hồng Kông, ấn Độ, Indonesia, Đảo Man, Jamaica, Tersey, Kazakhsitan, Lebano, Italia, Liechtenstein, Nauru, Nigeria,

Hà Lan, Lalan, Paragoay, Nga, Seycheele, Nam Phi, Thuỵ Sỹ, St Vincen Grenadines, Đài Loan, Tanzania, Thái Lan, Tonga, Vơng quốc Anh, FINCEN cũng thực hiện trao đổi các bộ với các cơ quan tình báo tài chính của Hàn Quốc và Bỉ. b Cơ quan quản lý doanh thu nội bộ (IRS) : cơ quan quản lý doanh thu nội bộ thuộc Bộ tài chính Mỹ, tập trung hoạt động đào tạo của mình vào kỹ năng điều tra liên quan đến tội phạm tài chính và rửa tiền Mục đích của những khoá đào tạo này là giúp chính phủ các nớc thiết lập và hoàn thiện các luật lệ chống rửa tiền, các hình thức tội pham thuế và tịch thu tài sản Ngoài ra IRS giúp điều tra những trờng hợp vi phạm những luật này và khuyến khích mạng lới chống rửa tiền tuân theo các tiêu chuẩn quốc tế. c Cơ quan bảo mật: bộ phận bảo mật thuộc Bộ Tài chính Mỹ tham gia vào các công tác đào tạo các quan chức chính phủ và các quan chức thực thi pháp luật về các gian lận tài chính, điều tra các vụ tiền giả và những tội phạm khác liên quan đến thơng mại điện tử.

Trong năm 2000, Bộ phận bảo mật đã hỗ trợ cho các chơng trình của INL thông qua việc đào tạo cho các tổ chức tài chính và thực thi pháp luật tại Trung Quốc, Nigeria, Bulgari và Lithuana Ngoài ra bộ phận này cũng có những bài giảng tại các học viện của Hungari và Thái Lan và tổ chức các lớp học đặc biệt tại Bulgari, Colombia, Hy Lạp, Italia, Mêxicô, và Rumani và tại hội thảo của Interpol tổ chức tại Lyon, Pháp. d Cục hải quan Liên bang (VSCS): Cục Hải Quan, phòng điều tra, bộ phận điêù tra tài chính thuộc Bộ Tài chính đã giúp hỗ trợ các chuyên gia về điều tra các vụ rửa tiền theo cách truyền thống và rửa tiền lén lút, họ sẽ là những ngời phổ biến những kinh nghiệm của mình cho các nhân viên ngân hang, quan chức hoạch định và thực thi pháp luật có tên trong các chơng tr×nh INL.

Là ngời chủ trì hoặc đồng chủ trì với các cơ quan liên bang khác, trong năm 2000, VSCS đã tổ chức nhiều hội thảo về phòng chống tội phạm tài chính và rửa tiền ở trong cũng nh ở ngoài nớc với số nhân viên đợc đào tạo lên đến 725 ngời từ 16 quốc gia trên thế giới. e Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật (OTA): Cơ quan hỗ trợ kỹ thuật thuộc

Bộ Tài chính hỗ trợ cho các quan chức cao cấp của nhiều bộ và các ngân hàng trung ơng trong lĩnh vực cải cách thuế, quản lý và phát hành nợ chính phủ, định hớng và quản lý ngân sách, cải cách tổ chức tài chính, cải cách các cơ quan thực thi pháp luật liên quan đến rửa tiền và các tội phạm tài chính khác. OTA phối hợp với các nhân viên của sứ quán và khách hàng của nớc sở tại để thực hiện những dự án dài hạn, thiết kế nhằm mục đích thúc đẩy những thay đổi có tổ chức hệ thống và áp dụng các cơ cấu tổ chức mới.

Trong năm 2000, một số dự án đã đợc thực hiện ở một số nớc nh Armenia (hỗ trợ kỹ thuật để xử lý tội phạm tài chính, tội phạm có tổ chức, tội phạm đánh bạc và những gian lận không bảo hiểm); tại Salvador (soạn thảo và thực hiện luật chống lại nạn rửa tiền, giúp đỡ thiết kế, xây dựng và tuyển cán bộ cho cơ quan tài chính của ElSahador); tại Georgia (hợp tác với cơ quan tài chính của quốc tế Mỹ, Bộ t pháp , uỷ ban hối đoái và chứng khoán Mỹ, thực hiện báo cáo về các quan chức của cơ quan chứng khoán quốc gia); tại Indonesia (xây dựng các chơng trình đào tạo để nâng cao khả năng kiểm toán cho các cán bộ của các phòng thuộc cơ quan cơ cấu, thuộc ngân hàng Indonessia và cung cấp các kiến thức liên quan đến các vụ điều tra về rửa tiền và thu hồi tài sản) tại Moldova (hỗ trợ kỹ thuật cho những ngời soạn thảo phần về tội phạm tài chính và kinh tế của bộ luật tố tụng hình sự hiện đang đ- ợc quốc hội xem xét, hỗ trợ cho bộ tài chính hình thành cơ quan phụ trách trốn thuế và nhóm công tác về gian lận trong ngân hàng, đào tạo pháp lý và hỗ trợ chống lại gian lận tín dụng, gian lận giấy tờ và xây dựng các nghành nghiên cứu pháp lý cho chính phủ) Các cơ quan t vấn của cơ quan thực thi pháp luật cũng giúp Peru và Malaysia để soạn thảo và thảo luận cơ sở pháp lý chống lại nạn rửa tiền f Cơ quan đào tạo khởi tố nớc ngoài (OPDAT): đây chính là nơi đào tạo các nhân viên thực thi pháp luật, các thẩm phán, các uỷ viên công tố. Trong năm 2000, OPDAT đã tài trợ cho 13 hội thảo trên thé giới liên quan đến vấn đề thu hồi tài sản và rửa tiền Khoảng 800 học viên đã đợc dào tạo về rửa tiền xuyên quốc gia, thu hồi tài sản quốc tế và phân chia tài sản.

NHỮNG KIẾN NGHỊ VỚI VIỆT NAM

Hậu quả nạn rửa tiền là vô cùng nghiêm trọng, vì thế điều tất yếu là phải chống nạn rửa tiền Nhng làm sao để cuộc chiến chống nạn rửa tiền thành công, trên đây đã đề ra một số giải pháp mang tính chất tổng quát mà vận dụng nó cần phải có điều kiện và thời gian lâu dài Trớc mắt, để giành thắng lợi trong cuộc chiến chống “rửa tiền”, xin đa ra một số kiến nghị ở Việt nam.

1 Đối với ngân hàng Nhà nớc Việt nam: Cần nghiên cứu, bổ sung để sớm trình Chính phủ – nghị định về chống rửa tiền, để chúng ta có một văn bản pháp quy chuyên ngành trong lĩnh vực tiền tệ.

2 Đối với Chính phủ Việt nam: cần xem xét, phê duyệt sớm nghị định về chống rửa tiền - Đồng thời chỉ đạo phối hợp các ban ngành, cơ quan, tổ chức trong nớc và nớc ngoài trong việc chống rửa tiền.

3 Đối với các cá nhân: khi thấy mọi ngời hay ai đó có liên quan hoặc có biểu hiện của hành vi rửa tiền cần báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để sớm có biện pháp kịp thời.

Trong chơng chủ yếu đa ra các biện pháp truyền thống để chống rửa tiền Bên cạnh đó có đa ra một số kiến nghị về chống rửa tiền ở Việt nam.

Rửa tiền là hành vi tội phạm mang tính chất quốc tế và hậu quả của nạn rửa tiền là không lờng hết đợc nếu nó không đợc kiểm soát chặt chẽ

Phân tích thực trạng và xu hớng rửa tiền của bọn tội phạm tại các nớc khác nhau, chúng ta thấy đợc bản chất cực kỳ nguy hiểm của hoạt động này.

Nó lôi kéo hầu hết các thành phần kinh tế quan trọng của đất nớc tham gia vào quy trình rửa tiền: các cơ quan trung ơng, các doanh nghiệp nhà nớc và nhất là nó lợi dụng hoạt động của các ngân hàng-một thành phần đợc coi là mạch máu của nền kinh tế quốc gia Đối với nền kinh tế toàn cầu, nó làm suy yếu mối quan hệ kinh tế quốc tế, phá hoại uy tín của nhiều tổ chức tài chính, ngân hàng; nó cản trở trào lu hội nhập của các thị trờng tài chính, làm phá hỏng mối quan hệ liên ngân hàng toàn cầu

Nguy hiểm hơn là nạn rửa tiền làm tha hoá nhiều quan chức chính phủ, các doanh nhân cũng nh nhiều thành phần dân c khác Tất cả đều vì lợi nhuận, vì bị đồng tiền dụ dỗ mà đã vô tình hay hữu ý tiếp tay, phục vụ cho bọn tội phạm, bọn tham nhũng Nh vậy, hậu quả xã hội của nạn rửa tiền cũng nghiêm trọng không kém hậu quả kinh tế mà nó gây ra.

Nhận thức đợc mức độ nguy hiểm của hoạt động rửa tiền, cộng đồng thế giới đã nhanh chóng vào cuộc Nhiều tổ chức chống rửa tiền quốc tế đã đ- ợc thành lập nh Lực lợng đặc nhiệm tài chính (FAFT) đã đợc thành lập tại Ch©u ¢u, Ch©u Mü, Ch©u Phi

Không thờ ơ với các hoạt động quốc tế, Việt nam của chúng ta cũng đã tích cực hoạch định các chơng trình phòng và chống rửa tiền Nh đã phân tích ở trên, với một hệ thống ngân hàng hoạt động còn manh mún, một thị trờng tài chính còn non trẻ, Việt nam đang và sẽ trở thành đích ngắm của bọn rửa tiền. Đã có một vài hiện tợng nghi ngờ là rửa tiền tại Việt nam Nếu không có một khung pháp lý chặt chẽ về vấn đề này, và nếu nh không trang bị một kiến thức đầy đủ cho các cán bộ ngân hàng trong việc phát hiện và xử lý các hành vi nghi ngờ về rửa tiền thì chẳng bao lâu nữa hoạt động này sẽ nhanh chóng xâm nhập và hoành hành ở nớc ta

Tuy nhiên, nh chúng ta đã biết, Chính phủ Việt nam và hệ thống ngân hàng đã nhanh chóng hoạch định các chơng trình cụ thể chống rửa tiền TạiNgân hàng Ngoại thơng Việt nam- một ngân hàng có nhiều giao dịch quốc tế nhất, đã xây dựng một quy trình “nhận biết khách hàng” (KYC) cụ thể để thực hiện tại các bộ phận tín dụng, quan hệ đại lý, chuyển tiền Cuối năm 2002, theo khuyến cáo của Cục điều tra liên bang Mỹ, cũng nh thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nớc Việt nam, Ngân hàng Ngoại thơng Việt nam đã yêu cầu toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống kiểm tra, báo cáo và phong toả các tài khoản (nếu có) có liên quan đến mạng lới khủng bố Al Queda Đối với Ngân hàng Nhà nớc Việt nam – cơ quan quản lý cao nhất về ngân hàng, hiện tại đang hoàn chỉnh nội dung dự thảo Nghị định về chống rửa tiền để trình lên Chính phủ phê duyệt Dự kiến Nghị định này sẽ đợc ban hành vào cuối năm 2003.

Ngoài việc hoàn thiện các văn bản pháp lý về rửa tiền, Việt nam cũng luôn luôn hớng tới hội nhập và tìm kiếm sự hỗ trợ của các tổ chức chống rửa tiền trên thế giới trong cuộc chiến đấu đầy cam go với một loại hình tội phạm mới có tên là “tội phạm rửa tiền” này.

Hy vọng với sự nỗ lực hợp tác của các quốc gia cũng nh việc nâng cao tầm nhận thức của mọi ngời dân về nạn rửa tiền, công cuộc chống rửa tiền sễ ngày một đạt nhiều thắng lợi, và các đồng tiền “bẩn” thu từ ma tuý, buôn lậu,tham nhũng, khủng bố sẽ không còn khả năng đợc “làm sạch” một cách phi pháp nữa.

TΜI LIệU THAM KHảOài liệu tham khảo

1 Anti – Money Laundering – Seminar – Hanoi, 30 may 2002

Presentedby: David Hsu- Vice president – Regional Compliance Officer- Citibank

2 Kinh tế – Tài chính tiền tệ thế giới – Ngân hàng Nhà nớc số 3/2003

3 Tạp chí Điện tử của Bộ Ngoại giao Hoa kỳ, triển vọng kinh tế 5/2001

4 Những ngời đàn ông của Tổng thống

5 Sự cần thiết phải ban hành nghị định chống rửa tiền ở Việt nam – Thạc sĩ Nguyễn Thị Phụng – Tạp chí Ngân hàng số 7/2002

6 Chống nạn rửa tiền qua ngân hàng t nhân – Hoàng Liên Sơn - Đầu t chứng khoán số 157, 9/12/02.

7 Chính sách nhận biết khách hàng, một chính sách chống rửa tiền hiệu quả ở Mỹ – Minh Nghĩa – Tạp chí Ngân hàng số 11/02.

8 Thái Lan với việc chống rửa tiền – Nguyễn Thị Tam Tạp chí Ngân hàng số 12/2001

9 Mỹ chống khủng bố trong lĩnh vực tiền tệ – Hơng Giang (Theo tạp chÝ Trung Quèc)

10 Quan hệ giữa rửa tiền và sự an toàn của hệ thống Ngân hàng Tài chính – Minh Nghĩa NHNN – Thị trờng tài chính tiền tệ số ẵ

11 Ba “Thiên đờng rửa tiền” có thể bị trừng phạt.

12 Thời báo Ngân hàng các số năm 2000, 2001, 2002, 2003.

13 Thời báo kinh tế Việt nam 2001, 2002, 2003

14 Phân tích tài chính doanh nghiệp … một công ty séc chuyển khoản đã bị2001, 2002, 2003

15 Tạp chí Ngân hàng … một công ty séc chuyển khoản đã bị2001, 2002, 2003

16 Thị trờng tài chính tiền tệ 2001, 2002, 2003

17 Nhiều vụ rửa tiền đợc thực hiện tại Hồng Kông Gia thành (Theo báo chí nớc ngoài)

Ngày đăng: 01/08/2023, 15:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w