Thị xã Đông Triều là đơn vị cấp huyện đầu tiên của Miền Bắc được Thủ tướng Chính phủ công nhận là đơn vị đạt chuẩn NTM. Ngay sau khi hoàn thành chương trình xây dựng NTM năm 2015, thị xã Đông Triều tiếp tục bắt tay ngay vào xây dựng NTM nâng cao và NTM kiểu mẫu. Giai đoạn 2016 2020, 3 xã: Việt Dân, Bình Khê và An Sinh của Đông Triều được tỉnh lựa chọn xây dựng xã NTM kiểu mẫu đầu tiên trong toàn tỉnh; năm 2020, thị xã Đông Triều tiếp tục đăng ký bổ sung thêm 02 xã là xã Tân Việt và xã Yên Đức được UBND tỉnh chấp thuận. Sau hơn 4 năm triển khai xây dựng, Năm 2019, xã Việt Dân đã hoàn thành các tiêu chí đạt chuẩn NTM kiểu mẫu (hoàn thành trước 1 năm so với kế hoạch) là xã Nông thôn mới kiểu mẫu đầu tiên trong cả nước được công nhận. Hiện nay 6 xã còn lại của Đông Triều đang nỗ lực về đích NTM kiểu mẫu. Lộ trình là năm 2021 đạt 2 xã Thủy An và Bình Dương, năm 2022 là Hồng Thái Đông, Xã Nguyễn Huệ; xã Hồng Thái Tây; xã Tràng Lương. Thị xã Đông Triều phấn đấu trở thành địa phương cấp huyện hoàn thành NTM kiểu mẫu và thành lập thành phố năm 2022. Vì vậy, việc tiếp tục đẩy mạnh các kết quả xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu, đồng thời đánh giá được chất lượng việc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu của thị xã Đồng Triều, từ đó đưa ra các giải pháp xây dựng hoàn thành mô hình nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn thị xã Đồng Triều là việc làm cấp thiết. Do đó, tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số giải pháp tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh” để nghiên cứu.
Tính cấp thiết của đề tài 1 2 Tình hình nghiên cứu 3 Mục tiêu nghiên cứu
Đặc trưng của nông thôn mới, nông thôn mới kiểu mẫu
1.1.2.1 Đặc trưng của nông thôn mới
Mục đích của xây dựng mô hình NTM là hướng đến một nông thôn năng động, có nền sản xuất nông nghiệp hiện đại, có kết cấu hạ tầng gần giống đô thị.Việc xây dựng nông thôn mới là một trong nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2020, nông thôn mới của nước ta có những đặc trưng cơ bản:
Kinh tế phát triển, đời sống vật chất, văn hóa dân cư được nâng cao.
Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội hiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ.
Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc giữ gìn và phát huy.
An ninh tốt, quản lý dân chủ.
Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.
1.1.2.2 Đặc điểm nông thôn mới
Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại.
Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp.
Xã hội nông thôn ổn định, đời sống vật chất văn hóa tinh thần của người dân được nâng cao, thu nhập tăng, tỷ lệ hộ nghèo thấp.
- Vừa mang tính hiện đại nhưng cũng giữ được bản sắc văn hóa dân tộc.
Dân trí được nâng cao, trình độ lao động ngày càng tiến bộ.
Môi trường sinh thái được bảo vệ.
- Hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.
1.2.3 Sự khác biệt giữa xây dựng nông thôn trước đây với xây dựng nông
- So với xây dựng nông thôn trước đây, xây dựng nông thôn mới là chính sách về một mô hình phát triển cả nông nghiệp và nông thôn, nên vừa mang tính tổng hợp, bao quát nhiều lĩnh vực, vừa đi sâu giải quyết nhiều vấn đề cụ thể, đồng thời giải quyết các mối quan hệ với các chính sách khác, các lĩnh vực khác trong sự tính toán, cân đối mang tính tổng thể, khắc phục tình trạng rời rạc, hoặc duy ý chí. Vùng nông thôn với cơ cấu mới, mang những nét đặc trưng của một vùng nông thôn phát triển theo hướng đô thị hóa mà biểu hiện cụ thể đó là sự phát triển nền kinh tế theo hướng CNH-HĐH sản xuất Ở đó nền sản xuất không chỉ đơn thuần là sản xuất các ngành nông nghiệp mà có sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch… Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo:
- Sản xuất nông nghiệp hiện đại: Sản xuất chủ yếu ở nông thôn là nông nghiệp, sản xuất các sản phẩm nông sản dồi dào với chất lượng cao Sản xuất nông nghiệp của nông thôn mới bao gồm cơ cấu các ngành nghề mới, các điều kiện sản xuất nông nghiệp hiện đại hoá, ứng dụng phổ biến khoa học kỹ thuật tiên tiến và xây dựng các tổ chức nông nghiệp có sự kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất nông nghiệp hiện đại với phát triển công nghiệp và các ngành khác, đưa sản xuất nông nghiệp ở nông thôn thành sản xuất hàng hoá thực sự, tạo thuận lợi để hội nhập nền kinh tế thế giới.Có sự phân định rõ ràng giữa nông thôn và thành thị trong mối quan hệ hỗ trợ và thúc đẩy.
- Giữ gìn nét truyền thống của văn hóa Việt: Nước ta với truyền thống văn hóa lúa nước nên những phong tục tập quán lâu đời gắn bó rất nhiều với sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp nông thôn Hay nói cách khác, các phương thức sản xuất, tập quán sinh sống cũng như cơ cấu tổ chức mang tính đặc thù của xã hội nông thôn chính là nhân tố quyết định nền văn hoá mang đậm màu sắc Việt Nam Văn hoá quê hương với những sản phẩm văn hoá tinh thần quý báu như lòng kính lão yêu trẻ, giản dị tiết kiệm, thật thà chân chất, yêu quý quê hương…, tất cả được sản sinh trong hoàn cảnh xã hội nông thôn đặc thù Nông thôn với đặc điểm sản xuất nông nghiệp và tụ cư theo dân tộc mới là môi trường thích hợp nhất để giữ gìn và kế tục văn hoá quê hương Việc xây dựng nông thôn mới nếu như phá vỡ đi các cảnh quan làng xã mang tính khu vực đã được hình thành từ lâu đời thì cũng chính là phá vỡ đi sự hài hoà vốn có của nông thôn, làm mất đi bản sắc làng quê nông thôn.
- Giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái Trong nông thôn truyền thống, con người và tự nhiên sinh sống hài hoà với nhau, Việc con người tôn trọng tự nhiên, bảo vệ tự nhiên hình thành nên thói quen làm việc theo quy luật tự nhiên Quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá khiến con người ngày càng xa rời tự nhiên, dẫn đến ô nhiễm môi trường và phải hứng chịu các ảnh hưởng xấu từ môi trường đem lại Xây dựng nông thôn mới phải đảm bảo giữ gìn và cải tạo môi trường tự nhiên vốn có của nông thôn truyền thống, đồng thời làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường.
1.1.2.4 Đặc trưng của nông thôn mới kiểu mẫu
Nông thôn mới kiểu mẫu là đi vào chiều sâu chất lượng để nông thôn mới bền vững hơn, hiệu quả hơn Trước đó, các xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới (theo 5 nhóm, 19 tiêu chí, 49 chỉ tiêu); nông thôn mới nâng cao với 8 tiêu chí và 27 chỉ tiêu thì mới dừng lại ở bình diện chung, phạm vi xã mà chưa đi vào chi tiết, cụ thể đến cụm dân cư, hộ gia đình…Do vậy Xây dựng Nông thôn mới là một quá trình lâu dài, thường xuyên và liên tục, có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc; xây dựng NTM để đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn giàu có và thịnh vượng, tiệm cận với khu vực đô thị Cụ thể là, kết cấu hạ tầng KT-
XH nông thôn sẽ ngày càng được đầu tư đồng bộ, hiện đại và kết nối chặt chẽ với quá trình đô thị hóa Kinh tế nông thôn phát triển mạnh mẽ, trình độ sản xuất tiên tiến, nông dân chuyên nghiệp, sản phẩm có sức cạnh tranh cao Xã hội nông thôn dân chủ, bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc Môi trường, cảnh quan, không gian nông thôn sáng, xanh, sạch, đẹp Hệ thống chính trị ở nông thôn được tăng cường; quốc phòng và an ninh trật tự được giữ vững.
1.1.3 Ngu ên tắc dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020
- Các nội dung, hoạt động triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới phải bám sát Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 16/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2016-2020; Quyết định số 691/QĐ-TTg ngày 05/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu giai đoạn 2018-2020; Hướng dẫn số 1345/BNN-VPĐP ngày 08/02/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn xây dựng và triển khai kế hoạch xét, công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2018-2020; Quyết định số 3923/QĐ-UBND của UBND tỉnh “Về việc Ban hành bộ tiêu chí xã nông thôn mới nâng cao, áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2018-2020” và các văn bản hướng dẫn của Trung ương.
Có 4 nguyên tắc xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu nhƣ sau:
Một là, xây dựng nông thôn mới theo phương châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính, Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, đặt ra các chính sách, cơ chế hỗ trợ và hướng dẫn Các hoạt động cụ thể do chính cộng đồng người dân ở thôn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức thực hiện.
Hai là, thực hiện trên cơ sở kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, các chương trình, dự án khác đang triển khai ở nông thôn; có cơ chế, chính sách khuyến khích mạnh mẽ đầu tư của các thành phần kinh tế; huy động đóng góp của các tầng lớp dân cư.
Ba là, được thực hiện gắn với các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng của mỗi địa phương; có quy hoạch và cơ chế đảm bảo cho phát triển theo quy hoạch.
Bốn là, Xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; cấp uỷ Đảng, chính quyền đóng vai trò chỉ đạo, điều hành quá trình xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức thực hiện; hình thành cuộc vận động "Toàn dân xây dựng nông thôn mới" do Mặt trận Tổ quốc chủ trì cùng các tổ chức chính trị - xã hội vận động mọi tầng lớp nhân dân phát huy vai trò chủ thể trong việc xây dựng nông thôn mới.
1.2 Tầm quan trọng và quá trình hình thành nông thôn mới kiểu mẫu tại Việt Nam
1.2.1 Tầm quan trọng của dựng nông thôn mới kiểu mẫu
Năm 2021, Việt Nam có 8.272 xã, trong đó có 345 xã thuộc các thành phố trực thuộc tỉnh, 319 xã thuộc các thị xã và 7.608 xã thuộc các huyện Năm 2020, cả nước có 5.177 xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) và 9 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu theo quy định của Thủ tướng Chính phủ Năm 2021, cả nước sẽ có khoảng 70% xã đạt chuẩn NTM, trong đó có khoảng 6% số xã đạt chuẩn nâng cao và kiểu mẫu; có 200 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn NTM; 7-8 tỉnh, thành phố được công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM là hoàn toàn khả thi; Hiện nay, cả nước có khoảng 5.506 xã (62%) đạt chuẩn NTM Bên cạnh đó, có 12 tỉnh, thành phố có 1
00% số xã đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới; bình quân cả nước đạt6,38 tiêu chí/xã (tăng 0,72 tiêu chí so với năm 2019); cả nước không còn xã dưới 5 tiêu chí 2 tỉnh Nam Định và tỉnh Đồng Nai đầu tiên hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới Ban Chỉ đạo trung ương xác định 3 nhiệm vụ trọng tâm là: Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập; cải thiện, nâng cao và bảo đảm chất lượng môi trường; xây dựng đời sống văn hóa và bảo đảm an ninh trật tự.[25] Ngoài khung chính sách chung là quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành tiêu chí đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đều xây dựng những đề án riêng cho từng nhóm tiêu chí để đẩy mạnh thực hiện Một số địa phương cũng có cách làm sáng tạo như tỉnh Quảng Ninh làm tốt phong trào “Mỗi xã một sản phẩm”, Hà Tĩnh làm tốt công tác xây dựng khu dân cư kiểu mẫu, vườn mẫu…
Vấn đề đặt ra: Làng và cảnh quan của nông thôn ở Việt Nam hiện nay rất đẹp và nguyên bản, có một số địa phương phát triển, tôn tạo làng thành mô hình điển hình, trở thành nơi đáng sống Để có được những mô hình làng xanh - sạch - đẹp đó họ đang phải bỏ rất nhiều công sức, họ cũng cần phải có lợi ích, động lực để có kinh phí duy tu, bảo dưỡng hoặc thay thế chuyển đổi theo mùa vụ Do đó, cần làm sao nhân rộng được các mô hình, tiếp theo là duy trì được sự bền vững và bảo tồn được nét đặc sắc văn hóa của các làng, hơn thế nữa tận dụng được những lợi thế để gắn với tuyến du lịch.
Nội dung và quy trình thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại Việt Nam
1.3.1 Nội dung thực hiện dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại Việt Nam
Tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú, thường xuyên, nhằm cung cấp đầy đủ thông tin, tạo điều kiện cho cả hệ thống chính trị và toàn xã hội hiểu rõ mục đích, nội dung, tu tưởng chỉ đạo, cơ chế chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM.
Triển khai thực hiện thành công tái cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững với các nội dung chủ yếu:Đẩy mạnh tích tụ ruộng đất, phát triển nhanh các vùng sản xuất tập trung quy mô lớn; đưa nhanh cơ giới hóa vào sản xuất; áp dụng quy trình thực hành sản xuất đồng bộ; đầu tư thiết bị, công nghệ hiện đại trong bảo quản, chế biến sau thu hoạch, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa và không ngừng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững Đồng thời có chính sách hỗ trợ người sản xuất nhỏ áp dụng kỹ thuật và công nghệ phù hợp cho hộ nông dân vừa hạn chế dịch bệnh, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hóa; có cơ chế hỗ trợ người nghèo tham gia chuỗi giá trị.
Tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp, trọng tâm là phát triển mạnh sản xuất sản phẩm hàng hóa chủ lực, gắn sản xuất với chế biến, tiêu thụ, nâng cao giá trị gia tăng; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, tăng mạnh các hình thức hợp tác liên doanh, liên kết; đa dạng hóa trong phát triển sản xuất theo hướng hiện đại, bền vững, tăng mạnh sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm.
Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung các cơ chế chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn và xây dựng nông thôn mới phù hợp với chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp Tạo môi trường thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp liên kết, sản xuất theo chuỗi giá trị, nhân rộng mô hình liên kết 4 nhà phát triển sản phẩm nông nghiệp hàng hóa. Đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ, nhất là công tác giống, công nghệ sinh học; quan tâm đào tạo, thu hút nguồn nhân lực, tạo đột phá để hiện đại hóa nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn; đổi mới cơ chế chính sách về khoa học công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để huy động sự tham gia của các tổ chức, cá nhân nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ (xã hội hóa công tác nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ), tăng cường vai trò của doanh nghiệp trong chuyển giao, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp.
Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả của các hình thức tổ chức sản xuất, tổ chức thực hiện tốt các đề án phát triển kinh tế tập thể, kinh tế trang trại, kinh tế biển; rà soát, đánh giá tình hình hoạt động của các hợp tác xã đã có, tiếp tục tuyên truyền và thực hiện chính sách hỗ trợ, khuyến khích thành lập mới hợp tác xã, các tổ đội sản xuất trong các lĩnh vực thủy sản, trồng trọt, chăn nuôi.
Huy động xã hội hóa các nguồn lực, thúc đẩy hợp tác công tư trong sản xuất nông nghiệp; phát triển chuỗi giá trị ngành hàng theo hình thức Nhà nước hướng dẫn và hỗ trợ cung ứng các dịch vụ công, các doanh nghiệp tổ chức sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng sản phẩm.
1.3.2 u tr nh thực hiện dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại Việt
Quy trình thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu được thực hiện theo Nam quyết định số 2540/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Thủ tướng chính phủ. Theo đó: Các bước thực hiện mô hình xây dựng nông thôn mới.
+ Đăng ký xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu UBND xã đăng ký công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc cấp tỉnh chỉ đưa vào kế hoạch thực hiện.
+ UBND xã tổ chức tự đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí đạt chuẩn.
UBND cấp huyện tổ chức thẩm tra, đề nghị xét công nhận xã đạt chuẩn NTM.
UBND cấp tỉnh tổ chức thẩm định, Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM.
1.4 Các tiêu chí thực hiện xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu tại Việt Nam
Căn cứ theo quyết định 691/QĐ-TTg thì các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu áp dụng cho các xã cụ thể như sau:
1.4.1 Tiêu chí Sản uất - Thu nhập- Hộ nghèo a) Tổ chức sản xuất: Có vùng sản xuất hàng hóa tập trung đối với các sản phẩm chủ lực của xã, đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, kinh doanh hiệu quả, thích ứng với biến đổi khí hậu; có ít nhất 02 hợp tác xã kiểu mới liên kết làm ăn có hiệu quả; b) Thu nhập bình quân đầu người của xã tại thời điểm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu phải cao hơn từ 1,5 lần trở lên so với thu nhập bình quân đầu người tại thời điểm được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới; c) Không có hộ nghèo (trừ các trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội theo quy định, hoặc do tai nạn rủi ro bất khả kháng, hoặc do bệnh hiểm nghèo).
1.4.2 Tiêu chí iáo dục - Y tế - Văn hóa a) Tỷ lệ huy động trẻ đi học mẫu giáo đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ trẻ em 6 tuổi vào học lớp 1 đạt 100%; tỷ lệ trẻ em 11 tuổi hoàn thành chương trình giáo dục tiểu học đạt từ 95% trở lên, số trẻ em 11 tuổi còn lại đều đang học các lớp tiểu học; tỷ lệ thanh niên, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 18 đang học chương trình giáo dục phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên cấp trung học phổ thông hoặc giáo dục nghề nghiệp đạt từ 95% trở lên; b) Trạm y tế xã có đủ điều kiện khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế; dân số thường trú trên địa bàn xã được quản lý, theo dõi sức khỏe đạt từ 90% trở lên Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt từ 95% trở lên; c) Có mô hình hoạt động văn hóa, thể thao tiêu biểu, thu hút từ 60% trở lên số người dân thường trú trên địa bàn xã tham gia Mỗi thôn, bản, ấp có ít nhất 01 đội hoặc 01 câu lạc bộ văn hóa - văn nghệ hoạt động thường xuyên, hiệu quả.
1.4.3 Tiêu chí Môi trường a) Tỷ lệ chất thải rắn được thu gom và xử lý theo đúng quy định đạt từ 90% trở lên; tỷ lệ rác thải sinh hoạt được phân loại, áp dụng biện pháp xử lý phù hợp đạt từ 50% trở lên; b) Có từ 60% trở lên số tuyến đường xã, thôn, bản, ấp có rãnh thoát nước và được trồng cây bóng mát hoặc trồng hoa, cây cảnh toàn tuyến; c) Có mô hình bảo vệ môi trường (hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ, đội, nhóm tham gia thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, vệ sinh đường làng ngõ xóm và các khu vực công cộng; câu lạc bộ, đội tuyên truyền về bảo vệ môi trường) hoạt động thường xuyên, hiệu quả, thu hút được sự tham gia của cộng đồng; d) Có từ 90% trở lên số hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường; đ) 100% cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn thực hiện xử lý rác thải, nước thải đạt tiêu chuẩn và đảm bảo bền vững.
1.4.4 Tiêu chí An ninh trật tự - Hành chính công: a) Trong 03 năm liên tục trước năm xét, công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu, trên địa bàn xã: không có khiếu kiện đông người trái pháp luật; không có công dân thường trú ở xã phạm tội; tệ nạn xã hội được kiềm chế, giảm; b) Công khai minh bạch, đầy đủ các thủ tục hành chính, giải quyết thủ tục hành chính cho các tổ chức, công dân đảm bảo có hiệu quả; có mô hình điển hình về cải cách thủ tục hành chính hoạt động hiệu quả.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI, NÔNG THÔN MỚI KIỂU MẪU TẠI THỊ XÃ ĐÔNG TRIỀU, TỈNH QUẢNG NINH
Giới thiệu điều kiên tự nhiên, kinh tế, xã hội thị xã Đông Triều
2.1.1 Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên
Thị xã Đông Triều nằm ở cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh với toạ độ địa lý: Từ 21029’04” đến 21044’55” vĩ độ bắc; Từ 106033’ đến 106044’ 57” kinh độ đông Thị xã Đông Triều nằm ở giao lộ của vùng tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh Trung tâm Thị xã cách thành phố Hạ Long 78km, cách thành phố Uông Bí 25km Vị trí của thị xã Đông Triều: Phía Bắc giáp huyện Sơn Động và huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang; phía Tây giáp thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương; phía Nam giáp huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng và huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương; phía Đông giáp thành phố Uông Bí.
Nằm ở cửa ngõ phía Tây của tỉnh Quảng Ninh và ở giao lộ của vùng tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, thị xã Đông Triều nằm ở giữa Quốc lộ 18, với tỉnh lộ 332, 333, 345 kết nối với các địa phương khác.
Theo quy hoạch, Tuyến đường ven sông nối cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến
TX Đông Triều sẽ có chiều dài hơn 40km, thiết kế 10 làn xe, tốc độ tối đa 100km/h:
(Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh)
Hình 2 1: Quy hoạch tuyến đường ven sông nối cáo tốc Hạ Long – Hải Phòng
2.1.1.2 Địa hình, địa mạo Đông Triều vừa có đồi núi vừa có đồng bằng ven sông, phía bắc và tây bắc là vùng đồi núi thuộc cánh cung Đông triều, phía nam là vùng đồng bằng ven sông.
Nhìn chung địa hình Đông Triều được chia thành 3 vùng chính:
Vùng đồi núi phía bắc: độ cao trung bình từ 300 - 400 m Gồm các xã: An
Sinh, Bình Khê, Tràng Lương Đất đai vùng này phù hợp với phát triển rừng, trồng cây ăn quả, cây dược liệu và chăn nuôi đại gia súc.
+ Vùng giữa: bao gồm các khu vực phía bắc quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến Hồng Thái Đông, địa hình đồi thấp xen kẽ đồng bằng, có nguồn gốc là đất phù sa cổ, phù hợp với phát triển cây lâu năm, cây công nghiệp và trồng lúa.
+ Vùng đồng bằng phía nam:
Bao gồm toàn bộ vùng đồng bằng phía nam quốc lộ 18A từ xã Bình Dương đến xã Hồng Thái Đông, địa hình khá bằng phẳng Đất đai vùng này tương đối phì nhiêu, chủ yếu do phù sa sông Kinh Thầy và sông Đá Bạc bồi đắp tạo thành, phù hợp với trồng lúa và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt.
Thị xã Đông Triều có một nền khí hậu đa dạng, pha trộn giữa khí hậu miền núi và khí hậu duyên hải Đông Triều có nhiệt độ trung bình 22,2 độ C, lượng mưa trung bình hàng năm 1.856mm, độ ẩm trung bình 81%, lượng mưa và đọ ẩm thấp hơn nhiều huyện trong tỉnh Phân bố lượng mưa năm theo mùa: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm 80 - 90% tổng lượng mưa cả năm, tháng có lượng mưa lớn nhất là tháng 7, tháng 8 và tháng 9 Mùa ít mưa từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp chỉ chiếm khoảng 10 - 15% lượng mưa cả năm Tháng có lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1.
Số giờ nắng trung bình 1500 - 1600 giờ Số giờ nắng trung bình tháng cao nhất trên 219 giờ (tháng 7) Số giờ nắng trung bình thấp nhất: 6 giờ (tháng 3). Độ ẩm không khí tương đối trung bình năm đạt 82% Độ ẩm không khí tương đối trung bình ở Đông Triều có sự phân hóa theo mùa, mùa mưa độ ẩm không khí cao hơn mùa ít mưa, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 3 đạt 91%, tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 11 đạt 68%.
Có hai hướng gió mùa chính: Gió Đông Nam: Xuất hiện vào mùa mưa thổi từ biển vào mang theo hơi nước và gây ra mưa lớn Gió mùa Đông Bắc: Xuất hiện vào mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 4 năm sau, gió Đông Bắc trang về thường lạnh và mang theo gió rét Tốc độ gió trung bình năm: 3 m/s Tốc độ gió lớn nhất: 45 m/s.
Mỗi năm Đông Triều chịu ảnh hưởng khoảng 5 - 6 cơn bão có tốc độ gió từ 2
0 - 40m/s, thường gây ra mưa rất lớn, lượng mưa từ 100 - 200 mm, có nơi lên tới
Nhiệt độ không khí: Nhiệt độ trung bình năm đạt 23,8 o C , dao động từ o o
16,6 C đến 29,4 C Nhiệt độ vào mùa đông ở mức khá thấp, nhiệt độ trung bình o o trong tháng 1 tại các nơi đều dưới 16 C, trị số thấp nhất tuyệt đối tới 3-5 C Nhiệt độ mùa hè khá cao, trị số trung bình tháng 7 đạt trên 29 o C, trị số cao nhất tuyệt đối lên tới 39 - 40 o C.
Sương muối thường xuất hiện ở Đông Triều trong khoảng thời gian từ tháng
12 năm trước đến tháng 3 năm sau, tập trung ở các vùng đồi núi An Sinh, Bình Khê, Tràng Lương, khi đó nhiệt độ có nơi xuống tới 3 0 C.
Nhìn chung, khí hậu của thị xã Đông Triều thuận lợi cho phát triển kinh tế, bao gồm phát triển sản xuất các sản phẩm nông nghiệp đa dạng chất lượng cao, thuận lợi cho hệ sinh thái tự nhiên và điều kiện sống của con người Các khu vực tiểu khí hậu tạo bởi địa hình phức tạp của địa phương phù hợp để phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và du lịch.
2.1.1.4 Các nguồn tài nguyên a Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã Đông Triều là 39.658 ha.
Trong đó, diện tích đất nông nghiệp chiếm khoảng 69,6% (27.653 ha), diện tích đất phi nông nghiệp chiếm 23,2% (9.199 ha) và diện tích đất chưa sử dụng chiếm tới 7,2% (2.806 ha) Trong cơ cấu đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp chiếm diện tích lớn nhất 67,2% Tiếp đó, đất sản xuất nông nghiệp chiếm 34% Diện tích đất chưa sử dụng hiện còn 2.806 ha, trong đó chủ yếu là đất đồi núi không có rừng che phủ. Đông Triều có kế hoạch tăng diện tích đất phi nông nghiệp, trong đó sẽ sử dụng cho các hoạt động kinh doanh, khoáng sản và du lịch Để hỗ trợ sự gia tăng này, diện tích đất đang sử dụng cho mục đích nông nghiệp sẽ giảm, đặc biệt đối với đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất, đất nuôi trồng thủy sản cũng như đất chưa sử dụng. Tuy nhiên, Thị xã sẽ nỗ lực thực hiện tái trồng rừng nhằm tăng khoảng 2.000ha diện tích đất lâm nghiệp, thúc đẩy sản xuất rừng và tăng độ che phủ rừng.
Theo điều tra của Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp, tài nguyên đất trên địa bàn Thị xã Đông Triều được chia thành 4 nhóm với 9 loại đất cụ thể như bảng 2.1 sau:
Bảng 2 1: Phân loại đất trên địa bàn thị xã Đông Triều
TT Nhóm đất Diện tích (ha) Tỉ Trọng (%)
Nhóm đất phù sa Nhóm đất xám Nhóm đất đỏ vàng Nhóm khác
(Nguồn: Thống kê phòng Kinh tế thị xã)
Từ bảng số liệu 2.1 cụ thể các loại nhóm đất và diện tích cũng như vùng phân bổ như sau:
- Nhóm đất phèn mặn: Đất phèn ít mặn ít, diện tích có 1.093 ha, chiếm 2,75% diện tích tự nhiên Phân bố ở các xã Hồng Thái Đông, Hồng Thái Tây và Yên Đức.
- Nhóm đất phù sa: Nhóm đất phù sa có diện tích 6.330 ha, chiếm 15,94% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở các xã phía Nam Trong đó:
+ Đất phù sa chua :Diện tích có 190 ha, chiếm 0,48% diện tích tự nhiên toàn
Thị xã, chiếm 3,00% diện tích nhóm đất phù sa Phân bố ở xã Bình Dương và
+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng: Diện tích 4.370 ha chiếm 11,00% diện tích đất tự nhiên toàn Thị xã, chiếm 69,03% diện tích đất phù sa, phân bố hầu hết các xã trong Thị xã, trên các chân ruộng vàn, vàn cao, dễ thoát nước.
+ Đất phù sa glây:Diện tích 1.770 ha, chiếm 4,46% diện tích tự nhiên, chiếm
7,96% diện tích nhóm đất phù sa Phân bố nhiều ở phía Nam quốc lộ 18A, trên các chân ruộng vàn thấp, bị ngập nước lâu ngày trong năm.
Nhóm đất xám: Ở Đông Triều đất xám nằm dọc theo đường QL18 A Đất xám có diện tích 982 ha chiếm 15,51% diện tích tự nhiên;
Nhóm đất đỏ vàng: Có diện tích lớn nhất ở Đông Triều 22.869,76 ha, chiếm
57,57% diện tích tự nhiên, phân bố ở khắp các xã, phường nhất là các xã phía bắc;
Qua nghiên cứu đánh giá điều kiện tự nhiên, các yếu tố hình thành đất và số liệu phân tích tính chất lý hoá học các loại đất cho thấy:
Thành phần cơ giới của các loại đất khác nhau từ cát pha, thịt nhẹ đến thịt
- nặng Nhẹ nhất là đất xám: tỷ lệ cát tầng mặt > 80%, tỷ lệ sét