1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Năng suất sữa đàn bò con gái của 5 đực giống holstein friesian nhập từ mỹ và chị em gái của 10 đực giống tạo ra tại việt nam

8 413 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 318,3 KB

Nội dung

Năng suất sữa đàn bò con gái của 5 đực giống holstein friesian nhập từ mỹ và chị em gái của 10 đực giống tạo ra tại việt nam

NĂNG SUẤT SỮA ĐÀN CON GÁI CỦA 5 ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NHẬP TỪ MỸ CHỊ EM GÁI CỦA 10 ĐỰC GIỐNG TẠO RA TẠI VIỆT NAM Phạm Văn Giới, Trần Trung Thông, Trần Trọng Thêm, Nguyễn Văn Đức Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi Tóm tắt Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá sản lượng sữa chu kỳ 305 ngày trên đàn cái con gái của 5 đực HF nhập về từ Mỹ giai đoạn 2003-2005 chị em gái cùng cha của 10 đực giống HF tạo ra tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010. 991 HF cái trong nhóm tương đồng nhóm con gái, chị em gái của các đực giống kể trên được thu số liệu tại 2 khu vực chăn nuôi HF thuần tại Mộc Châu Tuyên Quang phục vụ cho việc thu số liệu để tính toán. Proc GLM trong SAS (1999) được sử dụng trong xử lý số liệu. Kết quả cho biết cái HF nuôi tại mộc châu cho năng suất sữa cao hơn có ý nghĩa (5761kg/con/lứa) so với ở Tuyên Quang (4526kg/con/lứa). Sản lượng sữa của các nhóm con gái chị em gái của các đực giống trong nghiên cứu đều cao hơn sản lượng sữa của nhóm tương đồng. Cụ thể, nhóm con gái của các đực giống cho sản lượng sữa cao hơn nhóm tương đồng 11,25% nhóm chị em gái của các đực giống cao hơn nhóm tương đồng 7,73%. Kết quả cho biết các đực 283, 281 284 sinh ra các con gáinăng suất sữa cao. Các đực non 292, 294, 293, 295, 296, 2100 2101 có các chị em gái của chúng có năng suất sữa tốt. Các đực hhaapj khảu từ Mỹ các đực non đã chọn lọc ở trên cần được sử dụng trong chương trình giống sữa Việt Nam. 1. Đặt vấn đề Trong mô hình chọn nhân giống đại gia súc nói chung sữa nói riêng, việc chọn tạo sử dụng đực giống rất quan trọng chiếm tỷ lệ thành công lớn trong chương trình giống. Để có đàn connăng suất cao, cần chọn tạo ra được các con đực tiêu chuẩn, mang tiềm năng di truyền tốt khả năng truyền đạt cao tiềm năng năng suất cho đời sau, bên cạnh đó cần có đàn cái có phẩm chất năng suất cao. Trong chọn nhân giống sữa hiện nay phổ biến là phối tinh nhân tạo, vì vậy một con đực có thể sẽ có số lượng đời con rất cao so với con cái trong một đời. Do vậy, nếu con đực được sử dụng không có chất lượng giống tốt sẽ làm giảm mất năng suất rất lớn ở đàn con ngược lại nếu sử dụng một con đực giống có phẩm chất di truyền cao sẽ cải thiện được rất nhiều về năng suấtđàn con tạo ra. Chính vì vậy, cần thật quan tâm đến việc chọn sử dụng các con đực để sử dụng nhân giống. Hiện nay, để đánh giá chất lượng về tính trạng sản lượng sữa (SLS) của các đực giống, phương pháp đánh giá chúng qua đàn con gái là phương pháp được ưa chuộng ở nhiều quốc gia vì đạt độ chuẩn xác cao nhất, bên cạnh đó đánh giá chúng thông qua đàn chị em gái cũng được nhiều cơ sở giống ứng dụng (John Hodges, 1990). Để thực hiện tốt các mục tiêu của đề tài phục vụ phát triển chăn nuôi sữa, giai đoạn 2003-2005 nước ta đã nhập một số đực giống Holstein Friesian (HF) thuần chất lượng tốt từ Mỹ mang số hiệu 281, 282, 283, 284, 285 286. Các đực giống này đã được kiểm tra năng suất cá thể sản xuất tinh dịch đông lạnh phục vụ phối giống. Đến nay, các đực giống này đã được phối giống có khá nhiều con gái đời sau ở một số cơ sở chăn nuôi HF thuần HF lai, có thể đánh giá chất lượng về năng suất sữa của chúng thông qua năng suất đàn con gái để giúp chọn lọc cho sử dụng tiếp theo. Mặt khác, đề tài sữa giai đoạn 2006-2010 đã sử dụng một số trong số các đực giống này để tạođực giống con, chọn lọc thành đực giống HF cao sản để nâng cao năng suất sữa (NSS) cho đời sau. Một vấn đề đặt ra là có nên sử dụng các đực giống này để sử dụng tiếp theo hay không? Hơn nữa, trong số chúng nên sử dụng các cá thể nào để có hiệu quả tốt về năng cao NSS. Với yêu cầu của việc nâng cao chất lượng đàn HF thuần hiện nay tại các cơ sở nuôi sữa, ứng dụng tinh dịch nội địa giá thành rẻ, chất lượng phù hợp để xây dựng chương trình chăn nuôi sữa có hiệu quả kinh tế cao tại Việt Nam trong tương lai gần, cần đánh giá chất lượng của các đực giống đó để chọn lọc một số cá thể có tiềm năng tốt quan trọng là loại thải các đực giống có chất lượng không phù hợp. Để có cơ sở giúp cho việc chọn lọc các con đực tốt thể hiện NSS đàn con gái chị em gái, thông qua đó để có kế hoạch nhân giống thích hợp nhằm cải thiện năng suất sữa đàn con của chúng ở tính trạng SLS chúng tôi tiến hành đề tài: “Đánh giá năng suất sữa đàn con gái của 5 đực giống Holstein Friesian nhập từ Mỹ chị em gái của 10 đực giống tạo ra tại Việt Nam” nhằm mục tiêu: Đánh giá được năng suất sữa của đàn con gái của 5 đực giống nhập từ Mỹ chị em gái của 10 đực giống tạo ra tại Việt Nam để tuyển chọn cá thể tốt cho việc tạo chọn thành sữa Holstein Friesian Việt Nam chất lượng cao. 2. Vật liệu phương pháp nghiên cứu 2.1. Vật liệu 5 đực giống HF cao sản nhập từ Mỹ giai đoạn 2003–2005 gồm: 281, 282, 283, 284, 285. 10 đực giống HF tạo ra tại Việt Nam trong giai đoạn 2006-2010 gồm các đực: 292, 293, 294, 295, 296, 2100, 2101, 2102, 2103 2104. Tổng số 2.941 lứa sữa của 991 cái được thu số liệu tại hai cơ sở Mộc Châu Tuyên Quang của nhóm con gái nhóm tương đồng. Cơ cấu số liệu của các đực giống các cơ sở thu số liệu thể hiện ở các Bảng 1, Bảng 2 Bảng 3. Bảng 1. Cơ cấu số liệu về số lứa sữa số cái ở hai cơ sở Mục Mộc Châu Tuyên Quang Tổng cộng cả hai cơ sở Tổng số lứa sữa ở mỗi cơ sở 690 2251 2941 Tổng số lứa sữa trong nhóm tương đồng 593 1778 2371 Tổng số lứa sữa trong nhóm đề tài 97 473 590 Tổng số cái ở mỗi cơ sở 296 695 991 Trung bình lứa sữa/bò cái 2,33 3,24 2,97 Bảng 2. Cơ cấu số liệu về số lứa sữa số cái ở nhóm tương đồng của các đực giống kiểm tra năng suất qua con gái Mục Tổng lứa sữa Số cái TB số liệu/bò cái Nhóm tương đồng 2349 732 3,21 281 162 65 2,49 282 3 1 3,00 283 32 15 2,13 284 64 26 2,46 285 309 144 2,15 286 22 8 2,75 Tổng của các đực 592 259 2,29 Tổng số lứa sữa 2.941 991 2,97 Bảng 3. Cơ cấu số liệu về số lứa sữa số cái ở nhóm tương đồng của các đực giống kiểm tra năng suất qua chị em gái Các đực giống nhóm tương đồng Bố của các đực giống Tổng số lứa sữa Tổng cái Trung bình lứa/bò cái Nhóm tương đồng 2597 831 3,13 292, 294 283 32 15 2,13 293, 295, 296, 2100, 2101 285 309 144 2,15 2102, 2103, 2104 282 3 1 3,00 Tổng số chị em gái của các đực 344 160 2,15 Tổng số trong nghiên cứu 2.941 991 2,97 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng địa điểm nghiên cứu Tất cả HF con gái của 5 đực giống nhập từ Mỹ, chị em gái của 10 đực giống tạo ra tại Việt Nam và nhóm tương đồng tại Mộc Châu Tuyên Quang. 2.2.2. Thời gian nghiên cứu Từ năm 2003 đến 2009. 2.2.3. Phương pháp thu số liệu - Thu thập tập hợp các số liệu của các cái tại hai cơ sở Mộc Châu Tuyên Quang theo mẫu: Số hiệu, ngày sinh, bố, mẹ, ngày đẻ từ lứa 1 đến 7, năng suất sữa 305 ngày từ lứa 1 đến 7. 2.2.4. Phương pháp Phân tích số liệu Để so sánh năng suất sữa của ở hai khu vực, năng suất sữa của các lứa, năng suất sữa đàn con gái của các đực giống trong đề tài so với nhóm con gái của các đực giống khác, ước tính giá trị LSM về sản lượng sữa theo các yếu tố đó dùng Proc GLM trong SAS (1999). - Mô hình để đánh giá NSS ở 2 khu vực, các nhóm, các lứa đẻ: Y ijkl = µ + KV i + ND j + LD k + e ijkl Trong đó: - µ là trung bình toàn đàn - Y là Sản lượng sữa 305 ngày của các cái thứ l, sinh bê ở khu vực chăn nuôi thứ i, trong nhóm đực thứ j, lứa đẻ thứ k. - KV là Ảnh hưởng cố định của khu vực (i=2: Mộc Châu Tuyên Quang) - ND là Ảnh hưởng cố định của nhóm thứ j (j=2: Nhóm con gái của các đực giống nghiên cứu của các đực giống khác hay con gọi là nhóm tương đồng). - LD là Ảnh hưởng cố định của lứa đẻ thứ k (k=4: lứa 1, lứa 2, lứa 3 từ lứa 4 trở đi) - e ijkl là Sai số ngẫu nhiên N(0, σ 2 e ). - Để đánh giá năng suất sữa so sánh nhóm con gái, chị em gái của các đực giống nhóm tương đồng dùng mô hình sau. Y ij = µ + DG i +e ij Trong đó: - Y là Sản lượng sữa 305 ngày của các cái thứ j của nhóm thứ i. - DG là Ảnh hưởng cố định của nhóm thứ i (nhóm con gái, chị em gái của các đực giống nhóm tương đồng: i= 2 với nhóm con gái của các đực nhóm tương đồng. i= 6 với nhóm con gái của các đực nhóm tương đồng (281, 282, 283, 284, 285 nhóm tương đồng). i=4 với nhóm chị em gái (Nhóm chị em gái của các đực 2102, 2103, 2104; nhóm chị em gái của các đực 292, 294; nhóm chị em gái của các đực 293, 295, 296, 2100, 2101 nhóm tương đồng). - e ij là Sai số ngẫu nhiên N(0, σ 2 e ). 3. Kết quả nghiên cứu va thảo luận 3.1. Năng suất sữa của đàn nghiên cứu đàn con gái của các đực giống Kết quả nghiên cứu thể hiện ở Bảng 4 cho thấy NSS ở Mộc Châu đạt trung bình 5761kg/con/lứa, cao hơn có ý nghĩa (P<0,05) so với ở Tuyên Quang (4526 kg/con/lứa). NSS của ở Mộc Châu trong nghiên cứu này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của chúng tôi năm 2008 (5128,84kg/con/lứa); cao hơn kết quả của Nguyễn Hữu Lương cs. (2009) nghiên cứu trên 4 lứa sữa đầu (từ 4867kg đến 5377kg). Sự khác nhau này là do đối tượng thời gian thu thập số liệu không trùng nhau, trong nghiên cứu này số liệu thu đến năm 2009, hơn nữa số liệu thu đến 7 lứa sữa. Mặt khác, kết quả trong nghiên cứu này cho thấy NSS của đàn con gái của các đực giống tạo ra tại Việt Nam từ đề tài đạt trung bình 5418kg/con/lứa, cao hơn có ý nghĩa (P<0,05) so với nhóm cái tương đồng là con gái thân thuộc của các đực giống khác (4870 kg/con/lứa). Sự sai khác về NSS đó đạt 548 kg chênh lệch ở mức xấp xỉ 11,25%. Kết quả này cho biết các đực giống của nhóm đề tài có chất lượng tốt, đảm bảo được yêu cầu sản xuất thực tiễn chăn nuôi HF hiện nay. Bảng 4 còn cho biết NSS của đàn này cũng thay đổi khá rõ rệt qua các lứa đẻ, cụ thể lứa đẻ 1 đạt 5073kg bị giảm xuống ở lứa đẻ 2 (5064kg) tăng lên đạt đỉnh cao nhất ở lứa 3 (5325kg) giảm xuống ở lứa 4 (5113kg). Sự giảm về NSS ở lứa 2 so với lứa 1 trong nghiên cứu này được giải thích là tại Tuyên Quang nhiều cái bị năng suất thấp ở lứa 2 so với lứa 1 do nhiều sinh lứa 2 vào giai đoạn 2005-2007 là giai đoạn chăn nuôi sữa ở Tuyên Quang gặp nhiều khó khăn, làm ảnh hưởng tiêu cực tới năng suất của chúng. Bảng 4. Năng suất sữa của đàn con gái nhóm tương đồng tại Mộc Châu Tuyên Quang Yếu tố Chỉ tiêu n (lứa sữa) Mean SE Min Max Khu vực chăn nuôi Mộc Châu 690 5761 a 40,9 4105 11718 Tuyên Quang 2.251 4526 b 24,2 1098 7716.5 Con gái của nhóm đực nghiên cứu nhóm tương đồng Nhóm tương đồng 2371 4870 a 22,37 1098 10814 Nhóm đực NC 570 5418 b 44,6 3264 11718 Lứa đẻ 1 970 5073 a 34 2378 7805 2 668 5064 a 38,71 2066 9910 3 563 5325 b 45,29 1098 11718 4+ 740 5113 a 45,12 1605 10814 Chú thích: Trong cùng một chỉ tiêu, nếu các giá trị LSM có các chữ nhỏ ghi ở góc trên giống nhau thì giữa chúng sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). 3.2. Năng suất sữa của nhóm các con gái của 5 đực giống nhập nội Bảng 5 cho biết trong số 5 con đực giống từ 281 đến 285, năng suất của các đàn con gái của các đực giống này biến động từ giá trị thấp nhất ở con gái của đực giống số 282 (4046kg/con/lứa) đến cao nhất ở năng suất của con gái của đực giống số 283 (5743 kg) tất cả các con đực này có năng suất sữa của đàn con gái đều cao hơn nhóm tương đồng (Trừ đực 282, do số liệu thu được quá ít, chỉ có 3 lứa). Sự sai khác về năng suất giữa các đực nhóm tương đồng thể hiện có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P<0,05). Kết quả này cho biết dùng các đực giống này để phối giống năng suất sữa đàn sẽ được cải thiện đáng kể. Ngoài ra, để chọn ra các đực có chất lượng tốt thông qua đàn con, ta có thể chọn các đực giốngnăng suất sữa đàn con gái cao đó là các đực giống 283 (5743kg/con/lứa), 281 (5047kg/con/lứa) 284 (4947kg/con/lứa). Bảng 5. Năng suất sữa của đàn con gái của 5 đực giống nhập từ Mỹ tại Mộc Châu Tuyên Quang Đực giống n (lứa sữa) Mean SE Min Max 281 162 5047 a 67,58 3416 7716.5 282 3 4046 a 496,63 3660 4362 283 32 5743 b 152,06 4209 11718 284 64 4947 a 107,52 3691 6710 285 309 4873 a 48,93 3264 8171 Chú thích: Trong cùng một chỉ tiêu, nếu các giá trị LSM có các chữ nhỏ ghi ở góc trên giống nhau thì giữa chúng sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) Bảng 6. So sánh kết quả đánh giá của đực tại Mỹ kết quả đánh giá qua năng suất đàn con gái của chúng tại Mộc Châu Tuyên Quang Kết quả đánh giá của Mỹ Kết quả kiểm tra năng suất sữa đàn con gái của đề tài Số hiệu Chỉ số PTPI Xếp cấp Số hiệu NSS đàn con gái (kg) Xếp cấp 283* +1364 1 283 5743 1 282 +1361 2 281 5047 2 285 +1298 3 284 4947 3 284 +1212 4 285 4873 4 281 +1017 6 282 4046 5 Nếu so sánh với dữ liệu của các con đực giống này khi nhập, kết quả có phần giống nhau về thứ tự xếp cấp của đực 283, còn các đực giống khác bị thay đổi vị trí, chi tiết thể hiện ở Bảng 6. Theo kết quả đánh giá của Mỹ, tất cả các đực đêu có chỉ số PTPI đạt giá trị dương, thấp nhất là số 281 đạt +1017 cao nhất ở đực giống số 283 đạt +1364. Với kết quả đánh giá tại Việt Nam của đề tài chỉđực 282 có năng suất con gái thấp hơn năng suất nhóm tương đồng. 3.3. Năng suất sữa của 10 đực giống tạo ra tại Việt Nam Kết quả thể hiện ở Bảng 7 cho thấy trong số các chị em gái của các đực giống tạo ra tại Việt Nam, năng suất của nhóm chị em gái của các đực giống này đạt trung bình 4947kg/con/lứa, giá trị này cao hơn có ý nghĩa thống kê (P<0,05) so với năng suất sữa của nhóm tương đồng (4592kg/con/lứa). Như vậy, năng suất của nhóm chị em gái của các đực giống được chọn tạo cao hơn năng suất của nhóm tương đồng là 355 kg, cao hơn xấp xỉ 7,73%, mức chênh lệch này cho thấy các đực giống được chọn tạo có chất lượng khá tốt đáp ứng phù hợp với yêu cầu của đực giống HF cho các khu vực chăn nuôi HF thuần của nước ta. Bên cạnh đó, trong nhóm các đực giống này, để chọn được một số đực giống có chất lượng cao hơn nữa thông qua năng suất chị em gái để chọn ra được một số con đủ tiêu chuẩn xây dựng đàn hạt nhân chất lượng cao. Trong Bảng 7 cũng cho biết trong số các chị em gái của các đực giống kiểm tra, có hai nhóm chị em gái của hai nhóm đực giống đạt 5744kg/con/lứa 4873kg/con/lứa, cả hai nhóm này đều cao hơn có ý nghĩa thống kế (P<0,05) so với nhóm tương đồng (4592kg/con/lứa). Riêng có 1 nhóm chị em gái của các đực giống 2102, 2013 2104 đạt 4047kg/con/lứa thấp hơn nhóm tương đồng nhưng sự sai khác giữa chúng không có ý nghĩa thống kê (P>0,05). Kết quả trong bảng cho biết các đực giống 292, 294 có tiềm năng năng suất sữa tốt, chúng thích hợp để chọn sản xuất tinh dịch theo dõi qua đời sau để chọn thành đực giống cao sản về năng suất sữa, các đực giống 293, 295, 296, 2100, 2101 cũng có năng suất của đàn chị em gái cao có thể chọn một số trong số chúng có thành tích tốt về năng suất cá thể để theo dõi qua đời sau để chọn làm giống cho đàn nhân giống mở rộng trong sản xuất. Bảng 7. Năng suất sữa của đàn chị em gái của 10 đực giống tạo ra tại Việt Nam nhóm tương đồng tại Mộc Châu Tuyên Quang Nhóm cái n LSM SE Min Max Nhóm tương đồng 2597 4592 a 21,34 1098 10814 Nhóm chị em gái của 10 đực giống 344 4947 b 58,63 3263.5 11718 Nhóm chị em gái tương đồng n LSM SE Min Max Nhóm chị em gái của 10 đực giống 2102, 2103, 2104 3 4047 ac 625.82 3660 4362 292, 294 32 5744 b 191.62 4209 11718 293, 295, 296, 2100, 2101 309 4873 a 61.66 3263.5 8171 Nhóm tương đồng 2597 4592 c 21,27 1098 10814 Chú thích: Trong cùng một chỉ tiêu, nếu các giá trị LSM có các chữ nhỏ ghi ở góc trên giống nhau thì giữa chúng sự khác nhau không có ý nghĩa thống kê (P>0,05) 4. Kết luận đề nghị 4.1. Kết luận - 5 đực giống nhập khẩu từ Mỹ 10 đực giống tạo ra tại Việt Nam có chất lượng tốt về tính trạng SLS trên đàn con gái chị em gái của chúng. Các đực giống nhập khẩu từ Mỹnăng suất đàn con gái cao hơn so với đàn con của các đực giống khác là 11,25%, năng suất sữa đàn chị em gái của các đực giống tạo ra tại Việt Nam cao hơn nhóm tương đồng là 7,73%. - Đàn con gái của đực giống 283, 281 284 có SLS cao, đàn chị em gái của đực giống 292, 294, 293, 295, 296, 2100, 2101 có NSS cao. Chúng cần được sử dụng đánh giá tiếp tục để sử dụng có hiệu quả cho chương trình giống sữa trong thời gian tới. 4.2. Đề nghị - Tiếp tục nghiên cứu trên quy mô mở rộng hơn để đánh giá chọn lọc thêm các đực giống HF khác nuôi tại Việt Nam có NSS đàn con gái chị em gái cao. - Cần triển khai tính giá trị giống của các đực giống ứng dụng phối tinh trên đàn HF của Việt Nam để góp phần chọn lọc chính xác các cá thể có tiềm năng di truyền về sản lượng sữa cao. - Tiếp tục theo dõi qua đời sau của các đực giống có kết quả tốt về chị em gái để chọn lọc chính xác chất lượng chúng. - Phát triển phương pháp ước tính giá trị giống tổng hợp nhiều tính trạng trên sữa để chọn được đàn sữa có hiệu quả kinh tế cao. Tài liệu tham khảo 1. Phạm Văn Giới (2008). Nghiên cứu đặc điểm di truyền giá trị giống về sản lượng sữa của Holstein Friesian nuôi ở Mộc Châu Tuyên Quang, Luận án tiến sỹ Nông nghiệp, Viện chăn Nuôi, Hà Nội. 2. John Hodges. (1990). Genetic improvement of Livestock in developing countries using the open nucleus breeding system. Animal Breeding and Genetic Resources, FAO, Rome, Italy. Animal Science Papers and Reports 6. 3. Nguyễn Hữu Lương, Phạm Hải Nam, Trần Sơn Hà, Nguyễn Hùng Sơn Nguyễn Văn Đức (2009). “Tuổi đẻ, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ sản lượng sữa của Holstein Friesian (HF) nhập nội từ Cu Ba, Mỹ, Úc nuôi tại Mộc Châu”. Báo cáo khoa học năm 2008 của Viện Chăn Nuôi, Phần Di truyền – Giống vật nuôi tháng 10 năm 2009. Trang 9-14. . năng suất sữa đàn bò con gái của 5 đực giống Holstein Friesian nhập từ Mỹ và chị em gái của 10 đực giống tạo ra tại Việt Nam nhằm mục tiêu: Đánh giá được năng suất sữa của đàn bò con gái của. NĂNG SUẤT SỮA ĐÀN BÒ CON GÁI CỦA 5 ĐỰC GIỐNG HOLSTEIN FRIESIAN NHẬP TỪ MỸ VÀ CHỊ EM GÁI CỦA 10 ĐỰC GIỐNG TẠO RA TẠI VIỆT NAM Phạm Văn Giới, Trần Trung Thông,. các đực giống có năng suất sữa đàn con gái cao đó là các đực giống 283 (57 43kg /con/ lứa), 281 (50 47kg /con/ lứa) và 284 (4947kg /con/ lứa). Bảng 5. Năng suất sữa của đàn bò con gái của 5 đực giống

Ngày đăng: 04/06/2014, 21:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w