1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè ở tổng công ty chè việt nam đến năm 2015

86 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt Nam đến năm 2015
Tác giả Ngô Minh Thắng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Sơn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Kế hoạch và phát triển
Thể loại chuyên đề thực tập tốt nghiệp
Năm xuất bản 2009
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 178,76 KB

Cấu trúc

  • Chương 1:Sự cần thiết tăng cường hoạt động xuất khẩu chè đối với các công ty chè ở Việt Nam (9)
    • 1.1. Một số khái niệm về xuất khẩu (9)
      • 1.1.1. Khái niệm (9)
      • 1.1.2. Các hình thức xuất khẩu chè (10)
        • 1.1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp (10)
        • 1.1.2.2. Xuất khẩu ủy thác (11)
        • 1.1.2.3. Xuất khẩu hàng đổi hàng (13)
        • 1.1.2.4. Xuất khẩu theo nghị định thư giữa hai chính phủ (13)
      • 1.1.3. Nội dung (13)
        • 1.1.3.1. Lựa chọn thị trường (14)
        • 1.1.3.2. Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu (14)
        • 1.1.3.3. Lựa chọn khách hàng (16)
        • 1.1.3.4. Lựa chọn phương thức giao dịch (17)
        • 1.1.3.5. Đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu (18)
        • 1.1.3.6. Thực hiện hợp đồng, giao hàng và thanh toán (19)
    • 1.2. Sự cần thiết tăng cường xuất khẩu chè (20)
      • 1.2.1. Đối với nền kinh tế quốc dân (20)
      • 1.2.2. Đối với các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè (25)
  • Chương 2:Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt (0)
    • 2.1. Khái quát về Tổng công ty chè Việt Nam (27)
      • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển (27)
        • 2.1.1.1. Quá trình hình thành (27)
      • 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ (31)
        • 2.1.2.1. Chức năng nhiệm vụ của tổng công ty (31)
        • 2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban (32)
      • 2.1.3. Cơ cấu tổ chức (37)
      • 2.1.4. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu (40)
    • 2.2. Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam (41)
      • 2.2.1. Tình hình xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam (41)
        • 2.2.1.1. Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu (41)
        • 2.2.1.2. Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu (49)
        • 2.2.1.3. Các thị trường xuất khẩu chủ yếu (51)
      • 2.2.2. Đánh giá chung về sản xuất và xuất khẩu chè của Tổng công ty (54)
        • 2.2.2.1. Những thành tựu đã đạt được (54)
        • 2.2.2.2. Những vấn đề còn tồn tại (56)
        • 2.2.2.3. Nguyên nhân (58)
    • 3.1. Cơ hội và thách thức đối với TCT chè Việt Nam trong thời gian tới55 1. Cơ hội (63)
      • 3.1.2. Thách thức (65)
      • 3.2.1. Định hướng (66)
      • 3.2.2. Mục tiêu (68)
    • 3.3. Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè của Tổng công (72)
      • 3.3.1. Về phía Tổng công ty (72)
      • 3.3.2. Về phía Nhà nước (79)
  • KẾT LUẬN (83)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (84)

Nội dung

cần thiết tăng cường hoạt động xuất khẩu chè đối với các công ty chè ở Việt Nam

Một số khái niệm về xuất khẩu

Thương mại quốc tế nói chung và xuất khẩu nói riêng là quá trình trao đổi hàng hóa giữa các nước thông qua mua bán nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận Trao đổi hàng hóa là một hình thức của các mối quan hệ kinh tế xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh hàng hóa riêng biệt của các quốc gia

Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại Việt Nam năm 2005 thì Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo qui định của pháp luật.

Xuất khẩu là lĩnh vực quan trọng nhằm tạo điều kiện cho các nước tham gia vào phân công lao động quốc tế, phát triển kinh tế và làm giàu cho đất nước Hiện nay, chúng ta hiểu rằng xuất khẩu không chỉ mang ý nghĩa là buôn bán đơn thuần mà nó là sự liên kết, trao đổi giữa các quốc gia trên thế giới, nó là sự phụ thuộc tất yếu giữa các quốc gia vào phân công lao động quốc tế. Chính vì vậy mà xuất khẩu hay thương mại quốc tế như là một tiền đề, một nhân tố để phát triển nền kinh tế nước nhà, trên cơ sở lựa chọn một cách tối ưu sự phân công lao động và chuyên môn hóa quốc tế

Xuất khẩu là một bộ phận, một hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương trong đó hàng hóa và dịch vụ được bán, cung cấp cho nước ngoài nhằm thu ngoại tệ Đây là hoạt động xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử, tuy ban đầu chỉ là hoạt động trao đổi hàng hóa nhưng cho đến nay nó đã phát triển rất mạnh mẽ cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Nó không chỉ là một hành vi buôn bán đơn lẻ mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức bên trong và bên ngoài nhằm mục đích lợi nhuận, thúc đẩy hàng hóa sản xuất phát triển, chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định và nâng cao mức sống của nhân dân Đây là hoạt động kinh doanh trên phạm vi thế giới, nó dễ đem lại hiệu quả đột biến nhưng nó cũng có thể gây ra những thiệt hại lớn vì nó đã phải đối đầu với hệ thống kinh tế khác từ bên ngoài mà các chủ thể trong nước tham gia xuất khẩu không dễ dàng kiểm soát được.

Hoạt động xuất khẩu được diễn ra trong phạm vi rộng cả về không gian lẫn thời gian, mọi lĩnh vực, mọi điều kiện kinh tế, từ xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng đến tất cả các loại tư liệu sản xuất, máy móc thiết bị, công nghệ kĩ thuật cao Tất cả các hoạt động trao đổi này đều nhằm mục đích đem lại lợi ích cho quốc gia tham gia

Xét dưới góc độ các hình thức kinh doanh quốc tế thì xuất khẩu là hình thức cơ bản đầu tiên mà các doanh nghiệp áp dụng khi bước vào lĩnh vực kinh doanh quốc tế Mọi công ty luôn hướng tới xuất khẩu những sản phẩm và dịch vụ của mình ra nước ngoài Do vậy mà xuất khẩu được xem như chiến lược kinh doanh quan trọng của các công ty

1.1.2 Các hình thức xuất khẩu chè

Khái niệm : Xuất khẩu trực tiếp là việc xuất khẩu các loại chè do chính doanh nghiệp sản xuất ra hoặc thu mua từ các đơn vị sản xuất trong nước sau đó xuất khẩu những mặt hàng này ra nước ngoài với danh nghĩa là hàng của doanh nghiệp mình Đây là hình thức thường được áp dụng nhiều nhất khi các doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu.

- Ký hợp đồng với các Doanh nghiệp trong nước, mua hàng và trả tiền.

- Ký hợp đồng xuất khẩu chè với các Doanh nghiệp nước ngoài, giao hàng và thanh toán tiền.

Với hình thức xuất khẩu này, các doanh nghiệp xuất khẩu chè trực tiếp quan hệ với các nước khách hàng, bạn hàng thực hiện việc bán hàng không qua một tổ chức trung gian nào nên nó có ưu điểm là lợi nhuận thu được cao hơn các hình thức khác Nếu mặt hàng chè có qui cách, chất lượng, mẫu mã tốt sẽ được nâng cao uy tín cho chính doanh nghiệp của mình nhất là trong điều kiện bối cảnh hội nhập với nền kinh tế thế giới Ngoài ra doanh nghiệp còn chủ động trong việc lựa chọn bạn hàng, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của mình Tuy nhiên, hình thức này đòi hỏi doanh nghiệp xuất khẩu phải có vốn khá lớn để tự sản xuất, thu mua, chế biến các mặt hàng chè xuất khẩu Không những vậy, hình thức này còn có thể gặp nhiều rủi ro như : chè có chất lượng kém, sai qui cách, mẫu mã không đạt yêu cầu dẫn tới không xuất khẩu được, nhất là lượng chè do doanh nghiệp thu mua trong nước thì tỷ lệ rủi ro rất cao vì khó có thể kiểm tra hết chất lượng chè khi mua Ngoài ra, hình thức này còn đòi hỏi doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cần có nhiều kinh nghiệm, am hiểu thị trường thế giới.

Khái niệm : Xuất khẩu ủy thác là hình thức mà doanh nghiệp ngoại thương đóng vai trò là trung gian xuất khẩu làm thay cho các doanh nghiệp sản xuất chè những thủ tục xuất khẩu cẩn thiết để xuất khẩu chè được hưởng

% theo giá trị lô hàng xuất khẩu Tỷ lệ % này do hai bên tự thỏa thuận và ký kết hợp đồng Hình thức này chỉ được áp dụng khi doanh nghiệp xuất khẩu một lượng hàng nhỏ hoặc trước kia doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp.

- Ký hợp đồng nhận ủy thác xuất khẩu chè cho các doanh nghiệp sản xuất chè trong nước.

- Thay mặt ký kết hợp đồng với phía nước ngoài làm thủ tục giao hàng và thanh toán tiền.

- Về phần tìm kiếm doanh nghiệp nhập khẩu chè ở nước ngoài là do sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp chế biến chè và doanh nghiệp ngoại thương.

- Nhận phí ủy thác xuất khẩu chè từ doanh nghiệp chế biến trong nước. Ưu điểm của phương thức này là mức độ rủi ro thấp do không phải trực tiếp tham gia hoạt động xuất khẩu Các hoạt động như nghiên cứu thị trường,tìm kiếm khách hàng, giao dịch, đàm phán, ký kết thì doanh nghiệp sản xuất chè không phải làm nên chi phí giảm Đặc biệt với tình hình kinh tế đang gặp khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp ngoại thương thường áp dụng hình thức này do không cần huy động vốn để mua chè Tuy số tiền thu được không nhiều nhưng gặp ít rủi ro hơn, nhận tiền nhanh hơn, cần ít thủ tục hơn Tuy nhiên hình thức này cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế như công ty kinh doanhXNK mất đi sự liên kết trực tiếp với thị trường, lợi nhuận bị chia sẻ, khách hàng bị thu hẹp do công ty không trực tiếp tìm kiếm khách hàng và nghiên cứu thị trường.

1.1.2.3 Xuất khẩu hàng đổi hàng

Khái niệm : Đây là phương thức giao dịch trong đó xuất khẩu kết hợp với nhập khẩu, người bán đồng thời là người mua, lượng hàng hóa trao đổi với nhau có giá trị tương đương.

Yêu cầu : Các bên tham gia buôn bán đối lưu luôn luôn phải quan tâm đến sự cân bằng trong trao đổi hàng hóa Sự cân bằng này được thể hiện ở những khía cạnh như cân bằng về mặt hàng hóa, cân bằng về mặt giá cả so với giá thực tế, cân bằng về tổng giá trị hàng giao cho nhau, cân bằng về điều kiện giao hàng

1.1.2.4 Xuất khẩu theo nghị định thư giữa hai chính phủ

Khái niệm : Đây là hình thức xuất khẩu ( thường là để trả nợ ) được ký theo nghị định thư giữa hai chính phủ.

Nội dung : Đây là một trong những hình thức xuất khẩu mà doanh nghiệp tiết kiệm được các khoản chi phí trong việc nghiên cứu thị trường, tìm kiếm bạn hàng, khả năng thanh toán chắc chắn, giá chè nhìn chung có thể chấp nhận được, doanh nghiệp chế biến không phải lo nghĩ về đầu ra cho chè mà mình sản xuất Trên thực tế hình thức này ít được áp dụng Nhà nước chỉ giao cho doanh nghiệp nào có khả năng về tài chính, năng lực sản xuất Thường thì Tổng công ty chè Việt Nam được thực hiện hình thức này để trả nợ cho một số nước như Nga, Đông Âu, Iraq

- Đây là quá trình hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh Để lựa chọn được thị trường mà chúng ta khai thác và đầu tư vào đó thì nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tham gia vào thị trường thế giới Nghiên cứu thị trường thế giới có ý nghĩa quan trọng sống còn trong việc phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế, đặc biệt là công tác xuất, nhập khẩu của mỗi quốc gia nói chung và doanh nghiệp nói riêng Trong nhiều trường hợp, doanh nghiệp không thể hoạt động trên toàn bộ thị trường của quốc gia đó mà chỉ có thể hoạt động trên một đoạn hoặc một số đoạn thị trường nào đó.

Sự cần thiết tăng cường xuất khẩu chè

1.2.1.Đối với nền kinh tế quốc dân

Như chúng ta đã biết, trong xu thế hiện nay, ngoại thương và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế đóng một vai trò hết sức quan trọng Đảng và nhà nước ta đã khẳng định chỉ có mở rộng ngoại thương, mở rộng quan hệ thương mại quốc tế mới cho phép chúng ta đánh giá đúng khả năng, trình độ và sự phát triển của Việt Nam Một đất nước dù có mạnh đến đâu đi chăng nữa, có nhiều tài nguyên thiên nhiên ưu đãi đến đâu đi chăng nữa nhưng nếu không hội nhập vào thương mại quốc tế, không tham gia các hoạt động kinh tế, giao lưu học hỏi các quốc gia trên thế giới thì sẽ không bao giờ phát triển được, nền kinh tế sẽ kiệt quệ, yếu kém, đi tụt lùi so với nền kinh tế thế giới Vì vậy mà xuất khẩu đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân và hoạt động xuất khẩu chè cũng góp phần không nhỏ vào hoạt động xuất khẩu chung của Việt Nam.

Xuất khẩu chè tạo nguồn vốn không nhỏ cho nhập khẩu thiết bị, công nghệ phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Công nghiệp hóa theo những bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục nghèo nàn, lạc hậu và nền kinh tế chậm phát triển ở nước ta Tuy nhiên để thực hiện quá trinh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước cần phải có nhiều yếu tố như nguồn vốn, nguồn nhân lực, tài nguyên thiên nhiên, khoa học kĩ thuật Trong đó, nguồn vốn là yếu tố vô cùng cần thiết đối với Việt Nam Tầm quan trọng của vốn đầu tư thì không ai có thể phủ nhận được, song việc huy động chúng không phải dễ dàng Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn để nhập khẩu các máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến thì có thể huy động qua các cách sau :

- Đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ từ các tổ chức kinh tế thế giới.

- Thu từ các hoạt động dịch vụ, du lịch thu ngoại tệ trong nước.

Thực tế trong những năm vừa qua xuất khẩu chè đã đem lại hàng chục triệu USD cho Việt Nam, một phần lượng tiền này được đầu tư vào quá trình CNH – HĐH đất nước, phần còn lại nhằm tái sản xuất chè Bởi vậy xuất khẩu là nguồn vốn quan trọng nhất, nó tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến quy mô và tốc độ tăng trưởng của nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung Ở một số nước, một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát triển là do thiếu nguồn vốn, do đó nguồn vốn từ bên ngoài được coi là chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư, vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng sản xuất và xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực.

Xuất khẩu chè thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển Hoạt động xuất khẩu sẽ giúp các nước kém phát triển chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế thế giới Chúng ta có thể nhìn nhận về tác động của xuất khẩu với chuyển dịch cơ cấu và sản xuất như sau :

Thứ nhất, xuất khẩu chỉ tiêu thụ những sản phẩm thừa so nhu cầu nội địa Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất về cơ bản còn chưa phục vụ và đáp ứng đấy đủ tiêu dùng của người dân, nếu chỉ thụ động chờ ở sự thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm chạp, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển.

Thứ hai, coi thị trường thế giới là mục tiêu để tổ chức sản xuất và xuất khẩu Quan điểm này có tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu, thúc đẩy sản xuất, điều này được thể hiện cụ thể như sau:

- Xuất khẩu tạo điều kiện cho nhiều ngành cùng có cơ hội phát triển Ví dụ như khi ta phát triển và xuất khẩu mặt hàng may mặc sẽ tạo điều kiện, cơ hội cho các ngành bông, sợi, vải phát triển mạnh mẽ hay như khi xuất khẩu chè phát triển mạnh mẽ thì nó đòi hỏi, thúc đẩy các ngành có liên quan phát triển mạnh như ngành công nghiệp chế tạo máy móc, ngành giao thông vận tải

- Xuất khẩu chè tạo điều kiện thuận lợi để mở rộng thị trường sản phẩm chè, góp phần ổn định sản xuất, tạo ra lợi thế kinh tế nhờ quy mô Không những vậy, xuất khẩu chè còn tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho hoạt động sản xuất kinh doanh chè, tăng cơ hội tiếp cận với khoa học công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại.

- Xuất khẩu chè còn có vai trò thúc đẩy chuyên môn hóa, tăng cường hiệu quả sản xuất chè của Việt Nam trên thị trường thế giới Nó cho phép chuyên môn hóa sản xuất chè phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu.

- Hoạt động xuất khẩu chè đóng vai trò quan trọng vì nó tạo điều kiện mở rộng khả năng tiều dùng của một quốc gia, nó cho phép một nước có tể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với số lượng nhiều hơn giới hạn khả năng sản xuất Đối với một đất nước không nhất thiết phải sản xuất đủ tất cả các loại hàng hóa mà mình cần, thông qua xuất khẩu, họ có thể tập trung vào sản xuất những mặt hàng có lợi thế của quốc gia mình sau đó trao đổi những thứ mà mình cần.

Với đặc điểm quan trọng là tiền tệ được sử dụng làm phương tiện thanh toán, xuất khẩu chè cũng góp một phần làm tăng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam Đặc biệt là đối với Việt Nam, một đất nước đang phát triển, đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa về cung cầu ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Xuất khẩu chè có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm,xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống nhân dân, đặc biệt là đời sống của nông dân tại các vùng trung du và miền núi Như chúng ta đã biết, nước ta là một đất nước có nguồn nhân lực dồi dào, tuy nhiên số lao động không có việc làm vẫn còn nhiều, chính vì vậy mà nhiệm vụ giải quyết công ăn việc làm cho người lao động là rất cần thiết Những năm gần đây với việc triển khai giao khoán đất đai và vườn chè cho người lao động theo nghị định 01 – CP của chính phủ cùng với những giải pháp của ngành chè Việt Nam đã giải quyết được phần lớn lực lượng lao động chưa có việc làm, cùng với cơ chế và phương thức mua chè thuận lợi cho người lao động đã tạo động lực khuyến khích và thúc đẩy người lao động phấn đấu chủ động đầu tư thâm canh vườn chè để đạt năng suất, chất lượng cao Để tăng thu nhập và cải thiện đời sống của nông dân trồng chè, các hộ trồng chè đã kết hợp làm kinh tế gia đình theo mô hình VAC gắn liền kinh tế vườn nhà, vườn đồi, đem lại được nguồn thu nhập đáng kể góp phần quan trọng ổn định đời sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con nông dân Kinh nghiệm từ các thời kỳ trước đã chỉ ra rằng sự phát triển của nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong nước nếu không có ngoại thương hỗ trợ đắc lực thì không thu hút thêm nhiều lao động Đưa lao động tham gia vào lao động quốc tế là lối thoát lớn nhất giải quyết nạn thất nghiệp của nước ta hiện nay, sản xuất hàng hóa xuất khẩu sẽ thu hút hàng triệu lao động và việc làm, tạo ra nguồn thu nhập ổn định, đồng thời tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú của nhân dân.

Xuất khẩu chè là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối quan hệ kinh tế đối ngoại Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc, là hoạt động chủ yếu cơ bản và là hình thức ban đầu của hoạt động kinh tế đối ngoại, từ đó nó thúc đẩy các mối quan hệ khác phát triển theo như du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế Ngược lại, sự phát triển của các ngành này lại là những điều kiện tiền đề cho hoạt động xuất khẩu phát triển Có thể nói rằng xuất khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung sẽ dẫn tới sự thay đổi trong sinh hoạt tiêu dùng hàng hóa của nền kinh tế bằng hai cách :

- Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng khác với số hàng hóa được sản xuất ra.

- Cho phép sự thay đổi có lợi phù hợp với các đặc điểm của sản xuất.Tuy nhiên tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động của xuất khẩu đối với các quốc gia này không giống nhau. Đóng góp một phần làm tăng GDP, GNP Những năm gần đây xuất khẩu chè đã đóng góp một phần làm tăng tổng thu nhập quốc dân Năm 2007, sản lượng chè xuất khẩu đạt khoảng 106 nghìn tấn, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt

115 nghìn USD, trong 9 tháng đầu năm 2008 kim ngạch xuất khẩu đạt 12,878 triệu USD, sản lượng chè xuất khẩu : 8.377 tấn

1.2.2.Đối với các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè

Ngày nay với sự hội nhập kinh tế thế giới ngày càng lớn mạnh, các quốc gia, các doanh nghiệp không ngừng vươn cao, vươn xa ra thị trường thế giới.

trạng hoạt động xuất khẩu chè ở Tổng công ty chè Việt

Khái quát về Tổng công ty chè Việt Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Tên giao dịch đối ngoại : THE VIET NAM NATIONAL TEA

 Tên công ty : TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM

Trụ sở chính : số 92 Võ Thị Sáu, Thanh Nhàn, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Tel: (04) 6226990 Fax: (04) 6226991

Tiền thân của Tổng công ty chè Việt Nam ( VINATEA ) hiện nay làLiên Hiệp Các Xí Nghiệp Công Nông Chè Việt Nam ( gọi tắt là Liên Hiệp).Trong quá trình hoạt động tổng công ty chè Việt Nam là doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè lớn nhất trong hơn 600 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh chè tại Việt Nam Tổng công ty được thành lập theo thông báo số5820-CP/ĐMDN ngày 13/10/1995 của chính phủ và QĐ số 394

NN-TCCB/QĐ ngày 29/12/1995 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ( Bộ NN-PTNT ) Tuy mới được thành lập nhưng trên thực tế Tổng công ty đã trải qua quá trình phát triển lâu dài từ các nhà máy và LHCXNCNN chè Việt Nam.

Năm 1974, LHCXNCNN chè Việt Nam được thành lập trên cơ sở sự hợp nhất của các nhà máy chế biến chè xuất khẩu của Trung Ương và một số xí nghiệp chế biến chè của địa phương ở Miền Bắc Liên hiệp được hình thành trọng tâm nhiệm vụ là chế biến và xuất khẩu chè theo kế hoạch nhà nước giao cho Đây chính là quá trình vận động liên kết trong ngành chè theo chiều ngang.

Sau ngày đất nước hoàn toàn thống nhất 30/4/1975, cả hai miền Nam, Bắc bắt đầu công cuộc tái thiết đất nước, tình hình sản xuất kinh doanh của cả nước nói chung và của ngành chè nói riêng hết sức gặp khó khăn Những mâu thuẫn nảy sinh giữa Trung ương và địa phương, giữa các bộ của Trung ương với nhau trong vấn đề quản lý sản xuất và vùng nguyên liệu chè Tình hình này đã làm cho sản lượng nguyên liệu đưa vào chế biến chỉ đạt không đến 50% công suất. Đứng trước tình hình đó, liên tục các Quyết định của chính phủ được đưa ra: Quyết định số 75( tháng 3/1979); Quyết định số 224(tháng 6/1979) về việc thống nhất tổ chức ngành chè, hợp nhất hai khâu trồng chế biến và giao cho các nông trường trồng chè của địa phương, đều chịu sự thống nhất quản lý của Trung ương Trên cơ sở các quyết định này, vào năm 1980, LHCXNCNN chè Việt Nam được thành lập.

Ban đầu, liên hiệp được tổ chức theo mô hình quản lý ngành dọc, được chia thành ba loại chủ yếu sau:

-Xí nghiệp liên hợp công nghiệp- nông nghiệp : đây là những xí nghiệp lớn, có quy mô vùng hoặc liên vùng, bao gồm các nông trường, các xí nghiệp chế biến chè; có 2 xí nghiệp:

+ Xí nghiệp liên hiệp chè Trần Phú ( huyện Văn Chấn – Yên bái): gồm 4 nông trường và 3 xí nghiệp, sản lượng 70 tấn búp tươi/ngày

+ Xí nghiệp chè sông Lô( Huyện Yên Sơn- Tuyên Quang) gồm 2 nông trường và 3 xí nghiệp , tổng công suất 73.5 tấn /ngày.

Hai xí nghiệp này chiếm 1/3 tổng sản lượng chè của toàn Liên Hiệp, là đơn vị xuất khẩu chủ lực của ngành chè lúc đó.

-Các xí nghiệp công nông nghiệp : gồm 1 nông trường và xí nghiệp chế biến được hình thành ở một số vùng : Quân Chu( Bắc Thái); Tân Trào(Sơn Dương- Hà Tuyên); Biển Hồ( Gia lai)

-Các xí nghiệp trực thuộc : gồm các nông trường, các xí nghiệp chế biến chè hương và chè xuất khẩu.

Bước sang năm 1989, Đảng và Nhà Nước thực hiện đường lối đổi mới kinh tế, chuyển từ kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước Trong xu hướng ấy, ngành chè cũng có những đổi mới tích cực Cuối năm 1988, Liên hiệp giải thể hai xí nghiệp liên hiệp công nông nghiệp, đồng thời tổ chức mô hình sản xuất thống nhất là xí nghiệp công nông nghiệp với quy mô 1 nông trường + 1 xí nghiệp chế biến và các đơn vị dịch vụ Các xí nghiệp này thực hiện sản xuất và chế biến chè thành phẩm Mặc dù thị trường truyền thống về chè của liên hiệp bị mất do những biến động về chính trị đầu thập niên 90, nhưng thay vào đó là những thị trường mới : Anh, Đài Loan, Irac, Singapo, Pháp…với giá XK từ 700-800USD/tấn Tính đến năm 1994 kim ngạch XK chè đã đạt tới 18.295 USD.Toàn Liên Hiệp có 21 xí nghiệp công nông nghiệp và 15 đơn vị dịch vụ.

Tháng 12/1995 theo QĐ số 394 NN- TCCB/QĐ của Bộ trưởng Bộ NN- PTNT về việc sắp xếp lại Liên Hiệp các xí nghiệp công nông nghiệp chè Việt Nam và đổi tên thành Tổng công ty chè Việt Nam Thực hiện chương trình đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp của chính phủ, ngày 13/9/2005, theo QĐ số 2374/QĐ- BNN/ĐMDN của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về chuyển Tổng công ty chè Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.

Hiện nay trong điều lệ doanh nghệp của VINATEA, nhiệm vụ đầu tiên là trực tiếp sản xuất và kinh doanh, hình thức sở hữu của Tổng công ty hiện nay là đa sở hữu, cơ cấu của tổng công ty bao gồm:

25 nhà máy chế biến chè hiện đại gắn với vùng nguyên liệu tập trung ổn định.

2 trung tâm tinh chế và đóng gói chè.

2 nhà máy chế tạo thiết bị và phụ tùng cho các nhà máy chế biến chè.

1 trung tâm phục hồi chức năng và điều trị bệnh nghề nghiệp.

2 công ty xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình công nghiệp và dân dụng, giao thông, thủy lợi.

3 công ty kinh doanh xuất nhập khẩu.

1 công ty 100% vốn hoạt động tại Nga

2 công ty liên doanh quy mô lớn với nước ngoài về trồng và chế biến và xuất khẩu chè

Từ khi thành lập đến nay quá trình phát triển của công ty được chia thành các giai đoạn sau:

(1) Giai đoạn từ năm 1974 đến năm 1995 Đây là giai đoạn tiền thân của Tổng công ty bây giờ, trong giai đoạn này là giai đoạn hoạt động của Liên Hiệp Các Xí Nghiệp công nông chè Việt Nam, hoạt động với nhiệm vụ quản lý các xí nghiệp cấp dưới, không có nhiệm vụ kinh doanh, không xuất khẩu.

(2) Giai đoạn từ 1995 đến nay

Giai đoạn này, chính thức ra đời Tổng công ty chè Việt Nam, công ty là đơn vị trực thuộc nhà nước do nhà nước quản lý, bắt đầu nhận nhiệm vụ sản xuất và kinh doanh, xuất khẩu Sản lượng xuất khẩu chè trong giai đoạn này liên tục tăng Các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Tổng công ty là Liên Xô, Đông Âu và Italia.

Thực hiện chương trình đổi mới sắp xếp lại doanh nghiệp của chính Phủ, ngày 13/09/2005, căn cứ quyết định số 2374/QĐ- BNN/ĐMDN của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT về việc chuyển Tổng công ty Chè Việt Nam sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con Ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty mẹ là sản xuất kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại chè; kinh doanh vật tư nguyên liệu vật liệu, máy móc, phụ tùng, thiết bị chế biến chè… Trong giai đoạn này sản lượng xuất khẩu tăng vọt, diện tích trồng chè tăng mạnh.

2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ

2.1.2.1 Chức năng nhiệm vụ của tổng công ty.

Tổng công ty chè Việt Nam vói chức năng tham gia xây dựng qui hoạch, kế hoạch và các dự án đầu tư phát triển vùng sản xuất chè chuyên canh và thâm canh có năng suất và chất lượng cao Tổng công ty tham gia xây dựng các mối quan hệ và hợp tác đầu tư, khuyến nông, khuyến lâm với các thành phần kinh tế để phát triển trồng chè góp phần xóa đói giảm nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, góp phần thực hiện cải tạo môi trường sinh thái

Tổng công ty là một Doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư chuyên dùng phục vụ công nghệ chế biến chè Đồng thời tổ chức và ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất chè, để từng bước đưa công nghệ chế biến chè ở Việt Nam tiến kịp trình độ thế giới.

Tổng công ty tham gia nghiên cứu giống chè mới, qui trình canh tác, thu hoạch chè và công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm chè Đồng thời đa dạng mẫu mã, bao bì sản phẩm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng trong và ngoài nước.

2.1.2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban.

Phòng tài chính kế toán.

Thực trạng hoạt động xuất khẩu chè của Tổng công ty chè Việt Nam

2.2.1 Tình hình xuất khẩu của Tổng công ty chè Việt Nam

2.2.1.1 Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu

- Giai đoạn từ năm 1997 cho đến nay tổng công ty chè Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ với nhiều thành tựu đáng kể, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục, đôi lúc có chững lại, song sau thời gian ngắn lại tiếp tục trở lại ổn định và tăng tiếp Có thể nói rằng sự tăng trưởng của giá trị mang lại cho công ty là không đều, bấp bênh, luôn tiềm ẩn nguy cơ, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ công nhân viên đã từng bước khắc phục khó khăn và mang lại nhiều thành tựu đáng kể (Những vấn đề đó được thể hiện cụ thể qua bảng 1).

Trước khi đi vào phân tích mức sản lượng và kim ngạch xuất khẩu chúng ta phân tích qua tình hình sản xuất của Tổng công ty chè Việt Nam.Sau năm 2007, diện tích chè ở Việt Nam đã đạt mức trên 120.000 ha, tăng159% so với 10 năm trước, mức tăng 15,9% / năm; năng suất tăng 176%,mức tăng 17,6% / năm Như vậy mức tăng năng suất cao hơn mức tăng diện tích và đã đạt mức trung bình quốc tế.

Bảng 2.1: Các chỉ tiêu dự kiến ( cuối 2008)

Tổng Kim ngạch (triệu USD)

TD trong nước g/ng/năm

Nguồn: Nguyễn Tấn Phong- Tổng thư ký VITAS- hà nội 12/2008

Tính đến hết năm 2008, tổng diện tích chè đạt 131.500 ha, diện tích chè kinh doanh 115.600 ha, diện tích kiến thiết cơ bản 15,900 ha Năng suất : 6,5 tấn/ ha Sản lượng 751.000 tấn búp tươi Một số vùng ở trong nước có năng suất cao hơn mức bình quân của cả nước như Yên Bái, PhúThọ, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Sơn La, Nghệ An, Hà Tĩnh, Lâm Đồng.Đặc biệt vùng chè Mộc Châu có mức năng suất cao hơn bình quân cả nước tới ba lần Vùng Bắc Trung Bộ có gió Tây khô nóng nhưng năng suất vào loại cao nhất cả nước (năm 2005, năng suất bình quân cả nước đạt 5,65 tấn búp tươi/ ha, riêng năng suất ở Nghệ An đạt 7 tấn và ở Hà Tĩnh đạt 7,3 tấn so với các mức 6,9 tấn ở Thái Nguyên; 6,6 tấn ở Sơn La; 6,4 tấn ở Tuyên Quang và Yên Bái; 6,2 tấn ở Phú Thọ và Lâm Đồng) Mức năng suất cao này đều rơi vào các tỉnh trọng điểm chè của Việt Nam, có khá nhiều vùng tập trung chuyên canh đã được xây dựng từ cuối thập niên 50 và phát triển trong các thập niên 70, đầu 80 theo hướng công nghiệp hóa Công nghiệp chế biến chè Việt Nam phát triển vào loại sớm nhất so với các loại nông sản chế biến khác cũng như trong lĩnh vực công nghiệp thực phẩm và đã bắt đầu hình thành hơn 50 năm trước đây ( 1958 ) tại trung tâm công nghiệp chè Việt Nam ( Phú Thọ ).Với sự giúp đỡ to lớn và có hiệu quả của Liên Xô, Việt Nam đã hình thành hạ tầng cơ sở cơ bản và công nghiệp chế biến chè ở Việt Nam Trên các vùng chè được xây dựng theo hướng tập trung – chuyên canh, chúng ta đã phát triển công nghiệp chế biến song song, nhờ đó đã hình thành trung tâm kinh tế - xã hội ở trung du miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội trên các địa phương có chè, mở mang dân trí, phân bổ lại lao động xã hội, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo và cho đến nay, nhiều người lao động đã tiến tới làm giàu từ cây chè Từ những năm cuối của thập niên 90 cho đến vài năm đầu thiên niên kỷ III, chè là ngành sản xuất vật chất có mức thu hút nguyên liệu vào công nghiệp chế biến cao nhất so với các ngành nông sản xuất khẩu khác (tới hơn 85%).

Từ những năm cuối của thập niên 90 cho đến vài năm đầu của thế kỷ 21,chè là ngành sản xuất vật chất có mức thu hút nguyên liệu vào công nghiệp chế biến cao nhất so với các ngành nông sản xuất khẩu khác ( tới hơn85%) Cho đến nay, theo thống kê chính thức, cả nước có hơn 400 ngàn hộ gia đình trồng chè Bên cạnh đó, theo thống kê chưa đầy đủ và số liệu điều tra chỉ mới đến năm 2003, có khoảng 184 cơ sở chế biến chè có qui mô công nghiệp ( công suất từ 1 – 4 tấn tươi / ngày trở lên ), tổng công suất thiết kế 2299,5 tấn/ ngày; tổng năng lượng chế biến 68955 tấn / năm So với năm 1999 ( là năm chính phủ ban hành Quyết định số 43/TTg về kế hoạch phát triển chè đến năm 2010 và cũng là Văn Bản pháp quy đầu tiên công bố những vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển chè của Việt Nam trung hạn), số cơ sở chế biến công nghiệp đã tăng 2,8 lần; tổng công suất chế biến tăng 2,01 lần Vào cùng thời điểm(2003), các vùng/tỉnh có nhiều cơ sở chế biến nhất là Phú Thọ (41 cơ sở, 553 tấn công suất, năng lực chế biến 16950 tấn/ năm); Yên Bái (các số liệu tương ứng là: 35; 378,5 và 11335); Thái Nguyên (26; 393,5; 11805) Chỉ tính riêng 3 tỉnh này số cơ sở chế biến đã lên tới 102; tổng công suất chế biến 1325 tấn/ngày (cao hơn tổng năng lực chế biến của cả nước năm 1999 là 1142 tấn) với tổng năng lực chế biến 39750 tấn sản phẩm/năm, chiếm 37% tổng năng lực chế biến của cả nước Ngoài ra các địa phương trọng điểm chè, còn có hàng trăm ngàn cơ sở chế biến thủ công, quy mô nhỏ đến rất nhỏ của các hộ gia đình (riêng Phú Thọ đã có trên 55000 cơ sở chế biến thủ công như vậy vào năm

2005) Các chủ thể sản xuất kinh doanh trong ngành chè bao gồm các hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký (diện tích 0.5-1ha; công suất chế biến 0.5-1 tấn khô/ngày; số lượng sản phẩm 15-90 tấn/năm; Tuy nhiên các hộ này khai thác thêm nguyên liệu ở các vùng phụ cận để sản xuất thêm từ 45 –

270 tấn sản phẩm / năm, bằng phương thức sàng phân loại và đấu trộn thủ công ) Loại hình thứ hai là loại hình mà gắn kết các trang trại chè với kinh doanh vườn - đồi - rừng - chăn nuôi tổng hợp Loại hình thứ 3 là các HTX,tuy nhiên loại hình này đã giảm đáng kể và hiện nay hoạt động tương tự các công ty cổ phần, do xã viên góp vốn, nhiệm vụ chính là sản xuất chế biến chè sơ chế với quy mô sản xuất 40 - 345 tấn chè khô/năm ( điều tra 16HTX ở phía bắc Lâm Đồng năm 2004) loại hình thứ tư là các nông trường chè với số lượng giảm đáng kể, phần lớn là các nông trường quốc doanh được thành lập trước năm 1990 (điều tra 14 tỉnh phía Bắc năm 2004 chỉ còn 16 nông trường) Loại hình thứ 5 là loại hình quốc doanh trung ương và địa phương với thời gian hoạt động từ 30 – 40 năm Các doanh nghiệp nhà nước này tiền thân là các nông trường quốc doanh hoặc xí nghiệp nông công nghiệp chè, khép kín hai khâu canh tác và chế biến Nói chung loại hình này không thay đổi nhiều lắm về chức năng hoạt động, ngoài khâu tiêu thụ sản phẩm (trực tiếp, qua trung gian môi giới hoặc hợp tác với bên thứ 3) Loại hình thứ 6 là các công ty cổ phần Đây là các đơn vị sản xuất mới theo chương trình cổ phần hóa của nhà nước ( trong 9 công ty cổ phần hoạt động trên địa bàn 6 tỉnh có 7 công ty là các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa, có kinh nghiệm sản xuất trên 40 năm, theo kết quả điều tra năm 2004) Loại hình thứ 7 là các công ty tư nhân, công ty TNHH. Phần lớn đây là các công ty thương mại, là một chủ thể mới, góp phần quan trọng vào thị phần phát triển chè Việt Nam ( năm 2004 có 46 công ty thuộc loại hình này là thành viên Hiệp hội chè Việt Nam) Loại hình thứ 8 là các liên doanh, hiện có hơn 10 liên doanh như vậy với các đối tác nước ngoài bao gồm Iraq, Vương Quốc Bỉ, Đài Loan, Nhật Bản, trong đó có liên doanh lớn nhất về quy mô với hơn 40% vốn nước ngoài (Iraq) là công ty chè Phú Đa (Thanh Sơn- Phú Thọ) với năng lực chế biến 4000-5000 tấn thành phẩm/ năm Loại hình thứ 9 là công ty 100% vốn nước ngoài (1 đơn vị, Vương Quốc Bỉ, tên gọi : Công ty chè Phú Bền, Thanh Ba- Phú Thọ, năng lực chế biến 5000 tấn /năm lớn nhất Việt Nam hiện nay và cũng vào loại lớn nhất khu vực Châu Á với trang thiết bị vào loại hiện đại nhất thế giới).

Như chúng ta đã biết, chè từng là mũi nhọn xuất khẩu mà hiện nay vẫn nằm trong số những ngành nông sản xất khẩu chủ lực của Việt Nam.Nước ta có lợi thế cạnh tranh về các yếu tố khí hậu, đất đai, các yêu tố nguồn nhân lực với quá trình công nghiệp hóa khá sớm, trong giai đoạn trước đổi mới, chè xuất khẩu của Việt Nam đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế và trao đổi hàng hóa của đất nước ta, chủ yếu với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, ngoài ra cũng có một tỷ lệ không nhỏ với các nước khu vực II ( ngoài xã hội chủ nghĩa )

Sau chính biến 19/8 năm 1991, xuất khẩu chè Việt Nam mất 66% thị phần tại Liên Xô và Đông Âu Những năm từ 1992 đến năm 1996 là giai đoạn tìm kiếm những thị trường mới, từng bước khôi phục và phát triển diện tích, cải biến giá thu mua có lợi cho nông dân và hợp tác trao đổi hàng hóa trong khuôn khổ chương trình trao đổi lương thực của liên hợp quốc và trả nợ của phía Việt Nam với Iraq Giai đoạn này xuất khẩu chỉ ở mức

Bước đột phá về Thương mại và xuất khẩu chè Việt Nam bắt đầu từ năm 1997, khi xuất khẩu tăng vọt từ 20,8 lên 32,3 ngàn tấn( như vậy chỉ mất 1 năm để xuất khẩu chè của Việt Nam vượt ngưỡng 3000 tấn, so với 12 năm từ năm 1984 đến năm 1996 để Việt Nam vượt qua mức 1 vạn tấn và vượt ngưỡng 2 vạn tấn) Và như vậy, kể từ năm 1997, xuất khẩu tăng khá đều hầu như không bị đứt quãng với các mốc đột biến như sau (những năm 1999-2000 xuất khẩu từ 36,4 lên 57,7 ngàn tấn; 2000-2001-2002, các mức tương ứng là 57,7; 68,2; 74,8; ngưỡng 2002 đến 2004: 74,8 và 99,3).

Năm 2006, xuất khẩu vượt ngưỡng 10 vạn tấn và 100 triệu USD, lần đầu tiên trong lịch sử chúng ta vượt Indonesia về khối lượng, đứng vị trí thứ 5 về xuất khẩu trong cộng đồng chè trên thế giới, chỉ đứng sau các nước xuất khẩu chè rất mạnh là Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka và Kenya.

Từ chỗ đứng sau Argentina (1997) và hầu như không có tên trên bản đồThương mại thế giới, Việt nam đã vươn lên thành một nước xuất khẩu có thứ hạng sau hơn 10 năm phát triển Trong lịch sử thương mại chè Việt Nam đương đại, từ những năm 1960 ( là thời điểm Việt Nam bắt đầu xuất khẩu chè ra thế giới ) trở lại đây thì giai đoạn phát triển trong hơn 10 năm qua là giai đoạn phát triển có sự đột biến Gần 50 năm qua Việt Nam đã đưa chè đến hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong những năm gần đây Việt Nam xuất khẩu đã đến hơn 50 – 60 quốc gia và vùng lãnh thổ hàng năm, không chỉ ở Châu Á, Châu Âu mà còn xuất khẩu sang các quốc gia thuộc các châu lục còn lại Cả nước hiện có từ 220 đến hơn 260 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu chè thuộc nhiều ngành rất khác nhau của nền kinh tế quốc dân ( nông sản thực phẩm, dệt may, xây dựng, thương mại, vận tải…) Chè là sản phẩm phi hạn ngạch, vì vậy không hạn chế thành phần tham gia Đó là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên Các đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam hiện nay đối với sản phẩm chè, ngoài 4 cường quốc nói trên, còn phải kể đến các quốc gia và vùng lãnh thổ có quy mô xuất khẩu nhỏ hơn, thậm chí nhỏ hơn Việt nam từ 8-10 lần, nhưng đã có truyền thống tham gia vào Thương mại quốc tế như là Tanzania, Uganda, Bangladesh, Indonesia, Argentina…Các quốc gia này thay vì cạnh tranh đối đầu qua giá như Việt Nam hiện nay thì họ có thương hiệu và có năng lực cạnh tranh riêng (Niche Competition) Đến hết 2007, diện tích chè ở Việt Nam đã đạt mức trên 120 000 ha, tăng 159% so với 10 năm trước, mức tăng 15,9%/ năm; năng suất tăng 176%, mức tăng 17,6%/ năm Đến hết năm 2008, khối lượng chè xuất khẩu ước đạt 104 ngàn tấn So với mục tiêu : đạt 90,4%, so với năm 2007 giảm 5,4% Trị giá ước đạt 147 triệu USD, so mục tiêu đạt 102%, so năm 2007 tăng 18,8%

Kim ngạch XK (triệu USD)

Tổng số thị trường nhập khẩu là 70, trong đó có 16 thị trường mới đã tiêu thụ gần 930 tấn với trị giá trên 1.666.000 USD, đạt đơn giá bình quân 1.791 USD/ tấn.

Biểu đồ 2.1 : Giá trị Kim ngạch xuất khẩu qua các năm Đơn vị : Triệu USD

Nguồn : Tổng công ty chè Việt Nam Nguồn : Tổng công ty chè Việt Nam

Khâu chế biến đạt khối lượng chè khô : 160.000 tấn, đã triển khai Dự Khâu chế biến khối lượng chè khô : 160.000 tấn, đã triển khai dự án Xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn trên 6 tỉnh lớn Xây dựng “ Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia và cơ sở chế biến chè Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm

Biểu đồ 2.2 : Sản lượng chè xuất khẩu qua các năm Đơn vị : nghìn tấn

Nguồn : Tổng công ty chè Việt Nam

2.2.1.2 Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu

Tổng công ty xuất khẩu nhiều loại chè, tuy nhiên trong đó chủ yếu vẫn là các loại chè đen, chè xanh Các sản phẩm chè xuất khẩu có sự biến đổi qua các năm từ 2002 đến 2006, chè đen và chè xanh chiếm một tỷ lệ rất cao trong các loại chè xuất khẩu của Tổng công ty.

Năm 2007, sản lượng chè đen sản xuất ra là 14.300 tấn tăng 10,85% , chè xanh là 4.950 tấn, tăng 9,03%.

Bàng dưới thể hiện sản lượng xuất khẩu chè giai đoạn từ 2002 đến năm 2006.

Bảng 2.2 : Sản lượng xuất khẩu chè giai đoạn 2002-2006 Đơn vị tính : tấn

Nguồn : Phòng Kế hoạch – Đầu tư TCT chè Việt Nam

Chủng loại chè xuất khẩu chủ yếu trong năm 2008 được thể hiện dưới bảng sau :

Bảng 2.3 : Các loại chè xuất khẩu chủ yếu năm 2008

Chủng loại Lượng (tấn) Trị giá (USD)

Nguồn : Tổng công ty chè Việt Nam

Trong năm 2008, mặt hàng chè đen được xuất khẩu nhiều nhất, đạt trị giá 81.864.997 USD, với lượng xuất 61.652 tấn, tiếp đến là chè xanh với trị giá 45.357.250 USD, với lượng xuất 30.877 tấn, chè nhài xuất được 3.833 tấn với trị giá 4.202.826 USD.

2.2.1.3 Các thị trường xuất khẩu chủ yếu.

Cơ hội và thách thức đối với TCT chè Việt Nam trong thời gian tới55 1 Cơ hội

Môi trường kinh doanh của tổng công ty chè Việt Nam được hình thành từ rất sớm, thương hiệu Vinatea ngày càng chiếm một vị trí quan trọng trên thị trường chè trong và ngoài nước Có được những thành quả như ngày nay bởi sự tập trung lao động sản xuất của tập thể cán bộ công nhân viên tổng công ty chè Việt Nam từ những ngày đầu bắt tay vào việc sản xuất kinh doanh chè Vừa dựa vào những điểm mạnh của tổng công ty, vừa phát huy những điều kiện thuận lợi của môi trường kinh doanh để thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh chè hiện nay Không những vậy, Việt Nam còn có lợi thế về tự nhiên, với khí hậu nhiệt đới gió mùa, đất đai màu mỡ, cùng với lực lượng lao động dồi dào sẽ góp phần quan trọng cho sự phát triển của ngành chè Việt Nam.

Môi trường vĩ mô cũng góp phần ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT chè Việt Nam nói riêng, của ngành chè Việt Nam nói chung Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố chính trị, pháp luật; kinh tế; kĩ thuật và công nghệ; văn hóa xã hội và yếu tố tự nhiên Trước hết phải nói đến yếu tố chính trị, pháp luật : Những năm gần đây, tình hình an ninh thế giới diễn biến phức tạp, nhiều nơi chính trị bất ổn, song Việt Nam được đánh giá là một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất thế giới.

Bởi sự ổn định về chính trị tạo điều kiện cho người lao động yên tâm, hăng hái lao động sản xuất, gia tăng năng suất chất lượng nguyên liệu chè và sản phẩm chè Được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, có những chính sách kịp thời và thuận lợi cho người nông dân trồng chè như giao đất, khoán vườn cây cho người lao động, khoán theo Nghị định 135/CP của Chính phủ… đặc biệt là sự kiện Việt Nam gia nhập WTO năm 2006 tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu như Vinatea Đồng thời luật sở hữu trí tuệ ngày càng hoàn thiện góp phần bảo vệ thương hiệu chè Vinatea cả trong và ngoài nước. Đi cùng với tình hình an ninh chính trị ổn định là tăng trưởng kinh tế của Việt Nam những năm gần đây khá cao Chính mức tăng trưởng kinh tế cao, cộng với chính trị ổn định là sức hút vốn đầu tư nước ngoài vào ngành chè đặc biệt, tổng công ty có một công ty liên doanh hợp tác với phía nước ngoài là Iraq Chính điều này tạo ra những cơ hội về học tập kinh nghiệm quản lý, tranh thủ vốn hiện đại hóa dây chuyền sản xuất

Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của tổng công ty còn bao gồm cả yếu tố kỹ thuật công nghệ sản xuất Hội nhập kinh tế quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu máy móc dây chuyền sản xuất tiên tiến, hiện đại trên thế giới và khu vực. Được sự quan tâm và chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, trong thời gian tới TCT chè Việt Nam sẽ có nhiều có hội tiếp cận nguồn vốn, khoa học và công nghệ mới Từ đó càng ngày càng khẳng định vị thế của mình trên thị trường thế giới.

Mặc dù TCT chè Việt Nam có nhiều cơ hội để phát triển và nâng cao hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cao lợi thế trên thị trường thế giới, tuy nhiên chè Việt Nam cũng gặp không ít những khó khăn và thách thức.

Từ phía nhà cung cấp, đối với tổng công ty chè Việt Nam nhà cung ứng chính là các hộ nông dân, nông trường, hợp tác xã trồng chè Hiện nay, vùng nguyên liệu của Vinatea mới đáp ứng được một nửa nguyên liệu chế biến, một số nhà máy của tổng công ty có vùng nguyên liệu riêng như : Công ty chè Long Phú (Hòa thạch - huyện Quốc Oai - Hà Tây) với diện tích vườn chè là 263,7 ha Công ty Chè Mộc Châu ( huyện Mộc Châu - Sơn La), vườn chè diện tích 1100 ha Ngoài ra còn một số công ty khác có vườn chè riêng song diện tích còn ít Do vậy lượng nguyên liệu chè phải mua ngoài vẫn chiếm tỷ lệ lớn, dẫn đến khó khăn trong khâu kiểm soát chất lượng nguyên liệu, giảm sự chủ động nguyên liệu cho chế biến. Áp lực từ phía người tiêu dùng, trước hết là sở thích uống chè ngày nay có nhiều thay đổi Những cách uống chè truyền thống, với ấm chén và cách pha cầu kỳ ngày ngày càng ít dần đi, thay vào đó là phong cách uống chè đơn giản, nhanh bằng những loại chè hòa tan, chè pha sẵn Hơn nữa đối tượng thưởng thức chè cũng đã mở rộng hơn, không chỉ có những người lớn tuổi mà ngày nay, thanh niên, giới trẻ uống chè ngày càng rộng rãi Do đó, việc đa dạng hóa sản phẩm là chiến lược theo đuổi hàng đầu của tổng công ty trong thời gian gần đây Đặc biệt sản lượng chè của tổng công ty chủ yếu là xuất khẩu, nên áp lực từ phía khách hàng nước ngoài là rất lớn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra trong ngành kinh doanh có một thách thức rất lớn mà công ty phải đối mặt là cạnh tranh với những doanh nghiệp cùng sản xuất kinh doanh chè Theo thống kê của Hiệp hội chè Việt Nam cả nước ta có hơn

600 doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè, và hơn 1000 hộ chế biến chè Đó là những đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Vinatea, bên cạnh đó các loại chè hòa tan các hãng chè ngoại như Lipton, Delmah… chiếm thị phần tương đối lớn và có tiếng trên thị trường thế giới Ngoài những doanh nghiệp đang trực tiếp kinh doanh chè thì những đối thủ tiềm ẩn đang đe dọa đến thị phần của Vinatea là những doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đồ uống như café, bột dinh dưỡng…sẵn có những công nghệ dây chuyền chế biến hòa tan Thêm nữa là sự thay thế các sản phẩm đồ uống khác Hiện nay, Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều loại nước uống giải khát : nước cam, cocacola, pepsi cola, sữa tươi… đó là những loại nước uống có thể thay thế chè và được nhiều người tiêu dùng rộng rãi.

Trên đây là những cơ hội, điểm mạnh cũng như những khó khăn thách thức mà tổng công ty chè Việt Nam đang phải đối mặt, căn cứ trên những thành tựu đã đạt được và những khó khăn ấy tổng công ty đã có những phương hướng phát triển và biện pháp khắc phục

3.2 Định hướng phát triển của Tổng công ty chè Việt Nam đến năm 2015

Trong lịch sử phát triển của ngành chè Việt nam, đặc biệt trong những năm gần đây, sự phát triển nhanh chóng của ngành này đang có một vai trò quan trọng và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền công nghiệp và kinh tế quốc dân Bởi vậy, củng cố và mở rộng thị trường chè xuất khẩu trở thành nhiệm vụ chủ yếu nhằm tập trung cố gắng cho ngành chè phát triển đúng vị trí và tiềm năng của nó Phương hướng mở rộng thị trường xuất khẩu chè nằm trong chiến lược phát triển ngành chè nói chung, được coi là chiến lược phát triển của ngành chè Việt Nam.

Căn cứ về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tiềm năng phát triển của ngành chè về đất đai, khí hậu, con người cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, căn cứ vào chiến lược kinh tế - xã hội của đất nước Ngành chè đã nêu ra chủ trương phát triển chè trong giai đoạn từ nay đến năm 2010- 2020 như sau :

- Xây dựng tổng công ty chè Việt Nam nhà nước giữ cổ phần chi phối thành một Doanh Nghiệp mạnh, hoạt động đa ngành trên cơ sở ngành chè là chính, đủ mạnh để làm chủ lực cho ngành chè Việt Nam hội nhập có hiệu quả với kinh tế thế giới.

- Xây dựng ngành chè thành một ngành sản xuất đa dạng sản phẩm, cây trồng vật nuôi Là một ngành mũi nhọn trong việc phát triển kinh tế - xã hội ở Trung du và miền núi Đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng chè trong cả nước, xuất khẩu ngày càng nhiều và có tích lũy để tái sản xuất mở rộng.

- Xuất khẩu ngày càng tăng, giữ vững và ổn định các thị trường có số lượng lớn, tăng kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm cho hơn 1 triệu lao động Góp phần vào việc phân bố lại lao động và dân cư, thu hút ngày càng nhiều lao động, cải thiện thu nhập, điều kiện làm việc và sinh hoạt cho người lao động, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta.

- Lĩnh vực trồng chè : tập trung đầu tư thâm canh trên diện tích có khả năng cho năng suất cao, đầu tư giống mới, đổi mới các cơ sở hạ tầng đã cũ kĩ, lạc hậu góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc và bảo vệ mối trường sinh thái.

Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè của Tổng công

3.3.1 Về phía Tổng công ty

 Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường Đối với TCT, hoạt động nghiên cứu thị trường nước ngoài thời gian qua còn chưa được chú ý.Mục tiêu của việc nghiên cứu thị trường nhằm xác định các bạn hàng ổn định lâu dài cho từng mặt hàng xuất khẩu, xác định dung lượng hàng xuất khẩu tính cho mỗi loại mặt hàng, mỗi loại thị trường khác nhau là bao nhiêu Đồng thời nhằm phát hiện ra thị trường mới Sản phẩm chè củaTCT đã có mặt trên thị trường quốc tế, có những thị trường đã trở thành quen thuộc, có những thị trường mới Do vậy củng cố và tìm kiếm thị trường chè là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của chiến lược thị trường xuất khẩu của TCT Với thị trường quen thuộc như Liên Bang Nga,các nước thuộc SNG, các nước Đông Âu đã nhập chè Việt Nam từ 40 năm nay Đây là thị trường quen thuộc nên cần cố gắng duy trì phát triển ổn định và tăng thị phần nhập khẩu chè của họ đối với chè của ta Cần chú ý tới công tác tiếp thị, nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng tại thị trường này để cải tiến chất lượng sản phẩm xuất khẩu kể cả bao bì nhãn mác Đối với thị trường Trung cận Đông như các nước là Iraq, Iran, Libi,Giooc Dani là khách hàng có nhiều tiềm năng, chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu của TCT Do vậy đây là thị trường đáng chú ý cần có chính sách giữ vững và ổn định để tăng khối lượng và kim ngạch xuất khẩu Cần đẩy mạnh hơn nữa khâu tiếp thị, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm mới của chè nhất là những sản phẩm tổng hợp của chè để cạnh tranh với các đồ uống khác thích ứng với tập quán không dùng đồ uống có cồn của người dân theo đạo Hồi Thị trường Châu Á như Pakistan, Singapore, NhậtBản, Đài Loan đòi hỏi chất lượng cao hơn, khâu chế biến sản phẩm chè đối với thị trường này cần lưu ý cải tiến chất lượng mẫu mã, bao bì, nhãn mác Các thị trường khác như Bắc Mỹ và Tây Âu gồm nước như : Anh, Mỹ đã sử dụng sản phẩm chè của TCT Đây không phải là thị trường mới nhưng rất khó tính nhưng cũng có nhiều hứa hẹn Tăng cường công tác tiếp thị dưới nhiều hình thức khác nhau để mở rộng thị trường Tây Âu là một việc hết sức quan trọng

 Hoàn thiện công tác quảng cáo, chào hàng, Marketing Trên thực tế, hoạt động Marketing của TCT chưa mang chức năng là sự thúc đẩy cho cả sản xuất, xuất khẩu và nhập khẩu Kế hoạch marketing chỉ dừng ở nội dung như : doanh số cần đạt là bao nhiêu, lãi bao nhiêu, dự kiến bán sản phẩm ở thị trường nào Trong thời gian tới TCT cần xây dựng các hỗ trợ marketing, các kinh doanh xuất khẩu chè Các hỗ trợ này cần phải hoàn thiện hơn khi mà có rất nhiều đầu mối cùng tham gia hoạt động xuất khẩu chè Chính sách giao tiếp và khuyếch trương phải trở thành công cụ quan trọng để TCT áp dụng nhằm mang đến cho người tiêu dùng hình ảnh sản phẩm của TCT Để giúp cho sản phẩm chè có cơ hội thâm nhập sâu hơn vào các thị trường, TCT cần đề ra các kế hoạch tăng cường tham gia giới thiệu sản phẩm tại các cửa hàng, quầy hàng, hội chợ triển lãm Chiến lược marketing – mix bao gồm chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiến nên thực hiện đồng thời nhưng với mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể Cần có chính sách ưu đãi về giá cả và một số điều kiện cho các bạn hàng lâu năm.

 Xây dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh hợp lý Bất cứ một công ty nào nếu đã xác định làm ăn lâu dài đều phải xây dựng cho mình chiến lược phát triển trong tương lai Dựa trên những thông tin thu nhập được kết hợp với thực trạng của công ty để xây dựng chiến lược kinh doanh làm khung cho sự ổn đình và phát triển của công ty Xây dựng chiến lược xuất khẩu không nên tập trung quá nhiều vào một mặt hàng , vào những thị trường quen thuộc mà phải chú ý đa dạng hóa các loại chè, mẫu mã, kiểu dáng hương vị riêng Xây dựng chiến lược xuất khẩu là định hướng hoạt động lâu dài cho TCT, do vậy nó phải dựa trên cơ sở kết quả của công tác nghiên cứu thị trường và sự cân nhắc yếu tố trong nước, bản thân TCT Một điều đáng chú ý khác nữa là trong khi xây dựng chiến lược đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu, TCT cần có chiến lược đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, có như vậy mới đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cách liên tục, hạn chế kiểu buôn bán theo từng thương vụ. Để xây dựng chiên lược đúng đắn, TCT cần có sự phân tích kỹ lưỡng các mặt mạnh, mặt yếu và các cơ hôi có thể có của TCT trong thời kỳ tiếp theo. Một chiến lược kinh doanh trên cơ sở phối hợp các yếu tố của môi trường bên trong và môi trường bên ngoài TCT, đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường sẽ mang lại hiệu quả kinh doanh.

 Tăng cường liên doanh, hợp tác với nhiều bạn hàng trên thế giới Cùng với chủ trương chung của nhà nước là kêu gọi, khuyến khích sự đầu tư nước ngoài vào Việt Nam thì việc TCT tiến hành liên doanh, liên kết với các bên đối tác nước ngoài nhằm nâng cao nguồn vốn, mở rộng thị trường, tiếp cận thị trường, học hỏi kinh nghiệm quản lý cũng như kinh nghiệm kinh doanh của nước bạn TCT cần đẩy mạnh việc tham gia các hội thảo, triển lãm, tiếp thị của ngành chè nhằm không ngừng mở rộng uy tín của mình trên thị trường quốc tế.

 Nâng cao chất lượng sản phẩm bằng cách đổi mới cơ cấu giống, hợp lý khâu thâm canh, khâu vận chuyển nguyên vật liệu Chất lượng sản phẩm giữ vai trò rất quan trọng trong việc củng cố và mở rộng thị trường tiêu thụ, nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa TCT cần kiểm tra quá trình vận động của hàng hóa từ khâu đầu tới khâu cuối Đặc biệt là đối với mặt hàng chè ngoài việc kiểm tra chất lượng ở thời điểm sản xuất, dự trữ bảo quản, còn phải quan tâm đến thời hạn sử dụng an toàn.Thông thường, chè đòi hỏi cần phải đóng gói cẩn thận nhằm giữ chất lượng sản phẩm ngay khi mới chế biến Khi mức sống của người dân và khoa học công nghệ phát triển cao thì yêu cầu về chất lượng hàng hóa cũng cao hơn Do đó, đối với loại hàng chè tự sản xuất, TCT phải kiểm tra nghiêm ngặt, tôn trọng quy trình công nghệ chế biến, tăng cường quản lý khâu thu hái, đối với những mặt hàng thu gom phải có bộ phận kiểm tra, nghiệm thu chất lượng hàng trước khi đưa vào kho lưu trữ TCT phải chú trọng kiên quyết không ứ đọng chè nhằm tránh tình trạng ôi ngót Về lâu dài dể nâng cao chất lượng chè xuất khẩu, thì vấn đề giống chè là một vấn đề đặc biệt quan tâm Như đã nêu ở phần trên, hiện bộ giống chè của các đơn vị thuộc TCT cũng như các xí nghiệp sản xuất thuộc ngành chè việt nam còn rất kém Do đó, trong thời gian tiếp theo TCT cần phải lấy việc nghiên cứu giống chè làm nòng cốt xúc tiến việc khu vực hóa về giống có năng xuất cao và chất lượng tốt tới các vườn chè Tại các đơn vị sản xuất chè, cần khôi phục lại các vườn giống chè, sử dụng các loại giống mới có chất lượng cao nhằm cung cấp giống cho trồng dặm, trồng mới của dân và đơn vị Trước mắt cần tập trung vào các vườn chè thuộc các tỉnh Sơn La,Lai Châu, Yên Bái, Hà Tĩnh, để cung cấp giống thuần chủng và năng xuất cao Hiện nay do tình trạng tranh mua ở thị trường trong nước, người sản xuất không quan tâm nhiều đến chất lượng sản phẩm Mặt hàng chè xuất khẩu của TCT chất lượng đang còn thấp, giá xuất khẩu bao giờ cũng thấp hơn giá thế giới từ 100-200 USD/ tấn Những công nghệ hiện đại để chế biến mặt hàng cao cấp hiện nay chưa có điều kiện thưc hiện bởi chúng ta còn thiếu vốn Do vậy mà vấn đề quản lý và chất lượng, từng bước cải tiến công nghệ chế biến là vấn đề rất cần thiết đối với TCT.

 Áp dụng máy móc, thiết bị, khoa học kĩ thuật tiên tiến, hiện đại Chè là sản phẩm có đặc trưng khác so với các sản phẩm khác là nó có nguồn gốc hữu cơ Trừ một số sản phẩm tiêu dùng trực tiếp dưới hình thức chè tươi của một số vùng thì nhu cầu về sản phẩm chè thông qua chế biến ngày càng tăng Xã hội ngày càng văn minh thì đòi hỏi về chè có chất lượng cũng tăng theo Chè ngay từ khi thu hái về còn tươi, nếu để trong điều kiện bình thường sẽ bị mốc, nhiễm khuẩn, sau khi tiến hành chế biến thì phải bảo quản hợp lý, nếu không sẽ có thể làm giảm đi chất vốn có của chè Vì vậy, chế biến đúng kĩ thuật và bảo quản tốt là yếu tố cơ bản để tránh làm mất phẩm chất của chè trước khi bán Do đó, TCT cần phải nghiên cứu ứng dụng công nghệ, thiết bị mới, nhằm tạo ra sản phẩm có chất lượng cao Xây dựng bổ sung hoàn chỉnh quy trình công nghệ chế biến các loại chè để nâng cao chất lượng đa dạng hóa sản phẩm.

 Tạo thương hiệu của VINATEA trên thị trường thế giới, có sản phẩm rõ rệt, tạo lòng tin cho khách hàng Muốn thực hiện được điều này thì các khâu như nghiên cứu thị trường, chiến lược marketing, chiến lược thu hút khách hàng phải được thực hiện một cách có hiệu quả Cần đẩy mạnh vấn đề nghiên cứu để tạo ra một sản phẩm có tiếng mang thương hiệu chè Việt Nam trên thị trường thế giới, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng Như vậy cần phải áp dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình nghiên cứu, sản xuất, chế biến chè của Việt Nam.

 Kiểm tra chặt chẽ khâu vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tránh những sản phẩm kém chất lượng, không đủ tiêu chuẩn xuất ra nước ngoài Đầu tư hệ thống kho tàng cho việc cất trữ hàng hóa để có thể mua hàng vào những thời điểm có lợi nhất và xuất hàng khi khách hàng có đơn yêu cầu Hiện nay hệ thống kho của TCT tương đối nhiều, dung lượng lớn, tuy nhiên có một số kho đã xuống cấp, mái nhà dột, nền kho ẩm. Những điều kiện như vậy không đảm bảo an toàn cho chất lượng hàng hóa trong kho, vì vậy TCT cần tổ chức tu sửa lại hệ thống kho tàng nhằm bảo quản tốt hơn, bảo toàn chất lượng hàng hóa Chú ý cần phải có những kho tàng đặc chủng để chống nhiễm khuẩn, mốc meo, mối mọc Việc chế biến bảo quản trở thành một khâu không thể thiếu được trong quá trình sản xuất của ngành chè Phương pháp công nghệ và quy trình chế biến, bảo quản có ảnh hưởng rất lớn và gần như quyết định đối với chất lượng sản phẩm chè, điều này đồng nghĩa với việc nâng cao khả năng cạnh tranh, giúp TCT khẳng định vị trí của mình với bạn hàng trong và ngoài nước.

 Nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, tổ chức các lớp dạy nghề cho bà con nông dân (Hiện nay đang áp dụng thí điểm hình thức này tại hai tỉnh Yên Bái và Thái Nguyên) có cấp chứng chỉ sau khóa học.Hầu hết lao động trồng chè ở Việt Nam là bà con nông dân ở các vùng trung du miền núi, vùng sâu vùng xa, không hiểu biết nhiều về kĩ thuật cũng như các vấn đề khoa học Họ chủ yếu là nhờ kinh nghiệm và do “ cha truyền con nối”, vì vậy, sản lượng chè đạt được có thể chưa đạt được ở mức cao nhất cũng như chưa đạt được hiệu quả cao nhất Vì vậy, tổ chức các lớp dạy nghề cho bà con nông dân để bà con có thể hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về kỹ thuật cũng như phương pháp trồng chè Ngoài ra sau mỗi khóa học cấp chứng chỉ cho bà con sẽ tạo cho họ hứng thú và động lực để tiếp tục đẩy mạnh tăng gia sản xuất, góp phần phục vụ đất nước ngày một phát triển.

 Đào tạo các kỹ sư, cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ tay nghề cao.Trong bất kỳ thời điểm nào, ngay cả thời đại công nghiệp như hiện nay, yếu tố con người luôn được khẳng định mà không thể loại máy móc nào thay thế được Xét ngay tại công ty thì vấn đề nhân lực là một trong những nhân tố không thể thiếu Đào tạo cán bộ trong TCT bảo đảm rằng TCT luôn tiếp cận được với những vấn đề mới, học hỏi đươc kinh nghiệm từ những bạn hàng, đối thủ cạnh tranh và cách làm việc của những nước phát triển Thị trường chè thế giới ngày càng phức tạp, nhu cầu về sản phẩm chè ngày càng đòi hỏi chất lượng cao Hơn nữa tập quán thương mại, ngôn ngữ giao dịch với các nước ở các thị trường khác nhau.

Do đó đòi hỏi người làm công tác xuất khẩu phải hết sức linh hoạt, tinh thông nghiệp vụ ngoại thương, giỏi ngoại ngữ và hiểu biết chuyên môn về ngành chè Bên cạnh đó, TCT cũng cần có những khuyến khích về lợi ích thỏa đáng cho người theo học các chương trình trên, để họ yên tâm, dốc lòng, dốc sức cho công việc Qua đó giúp họ hiểu rõ, nắm chắc sâu sắc nghiệp vụ xuất nhập khẩu, khơi dậy tính tích cực sáng tạo của mỗi cán bộ công nhân viên Đây thực sự là cách đầu tư lâu dài tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của TCT Nếu đào tạo được đội ngũ cán bộ công nhân viên năng động sáng tạo, nhiệt tinh vì công việc, là “người của công việc” thì đó chính là tiền đề để tổng công ty phát triển trong nay mai và là nhân tố chính giúp TCT đứng vững trên thị trường quốc tế, nắm bắt thông tin kịp thời và tận dụng được mọi cơ hội kinh doanh

 Cần có sự thống nhất liên kết giữa người trồng chè và doanh nghiệp, nâng cao mức sống người dân lao động Phần đa số các doanh nghiệp trong nước và người trồng chè chưa thống nhất được với nhau về giá cả cũng như sức lao động của người nông dân bỏ ra để họ có thể nhận được mức tiền thỏa đáng Nhiều người lao động bỏ ra nhiều công sức, tiền bạc, của cải vật chất nhưng cuối cùng họ thu về không được là bao, đời sống ngày một khó khăn khi giá cả thị trường càng ngày càng đắt đỏ Chính vì vậy, cần quan tâm đúng mức đến người lao động, có sự thống nhất với nhau giữa những người chủ doanh nghiệp và lao động trồng cây chè.

 Qui hoạch và phát triển vùng chè Nguồn chè ổn định, phong phú, đa dạng là tiền đề cho xuất khẩu chè đi vào ổn định theo chiều có lợi hơn Khi có qui hoạch vùng chè công tác thu mua, bảo quản sẽ diễn ra nhanh hơn, thuận lợi hơn, hiệu quả hơn, giảm bớt các chi phí trung gian. Với điều kiện hiện tại có nhiều khó khăn về vốn và các điều kiện cần thiết khác, TCT rất khó thực hiện việc quy hoạch các vùng chè trọng điểm Vì vậy mà nhà nước mà trực tiếp là Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn cần tạo điều kiện cho TCT bố trí quy hoạch các vùng chè cho sản xuất chè xuất khẩu Căn cứ vào đặc điểm sinh thái và địa hình, có thể hình thành 3 loại vùng chè, từ đó có định hướng cho việc đầu tư và cả cho hướng thị trường Để có được những vùng chè tập trung, với cơ cấu giống hợp lý và hình thành vùng nguyên liệu để chế biến công nghiệp Chính phủ cũng nên thành lập các doanh nghiệp chuyên làm nhiệm vụ khai hoang - trồng mới - chăm sóc chè, các doanh nghiệp này đứng ra vay vốn theo các dự án đã được nhà nước duyệt để trồng chè tập trung vào các vườn chè và khi các vườn chè đã đi vào kinh doanh thì cho phép bán lại cho các hộ gia đình Có như vậy, mới đảm bảo được các vùng nguyên liệu chè ổn định, chất lượng đồng đều Hiện nay, các vùng sản xuất và chế biến chè phần lớn tập trung ở các tỉnh trung du va miền núi trên cơ sở hạ tầng như đường sá, bệnh viện, mạng lưới điện đang còn yếu kém Do vậy, nhà nước cần có hướng đầu tư để tăng cường cơ sở hạ tầng, trước hết là hệ thống đường sá giao thông, hệ thống điện phục vụ sản xuất va đời sống nhân dân vùng trồng chè để cải thiện đời sống và làm việc của người trồng chè Việc qui hoạch, bố trí các vùng nguyên liệu tập trung trọng điểm sẽ giúp cho TCT dễ dàng khai thác tiềm năng sẵn có về điều kiện tự nhiên, sinh thái và kinh tế xã hội của mỗi vùng, tạo nên nguồn sản phẩm hàng hóa lớn có khả năng cạnh tranh, Đặc biệt đối với nguồn sản phẩm xuất khẩu.

 Nhà nước cần có những chính sách thích hợp về tổ chức quản lý xuất khẩu của các doanh nghiệp, tránh tình trạng lách luật cũng như những sản phẩm kém chất lượng xuất ra thị trường thế giới Việc Nhà nước thống nhất tổ chức, quản lý xuất khẩu chè vừa dễ dàng kiểm soát từ trên xuống, vừa tránh được sự lũng đoạn thị trường Kết hợp quản lý theo ngành và theo vùng lãnh thổ trên nguyên tắc phát triển trên phạm vi cả nước đồng thời nhằm làm hợp lý và tạo điều kiện thuận lợi đối với từng đối tượng quản lý Trên cơ sở có thể dự kiến một phương thức quản lý mới tối ưu với ngành chè với tư cách là một ngành kinh tế kỹ thuật gắn với lợi ích của những địa phương có cây chè Do vậy, Chính phủ và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải phân công, tổ chức lại ngành chè như sau:Các tỉnh, các địa phương chịu trách nhiệm về sản xuất nông nghiệp và chế biến nhỏ phục vụ nội tiêu là chủ yếu, tổ chức khuyến nông, kiểm tra và hướng dẫn quy trình canh tác Các doanh nghiệp trung ương lo thị trường xuất khẩu, chế biến các loại chè xuất khẩu có quy mô lớn với các nhà máy lớn và hiên đại để sản phẩm xuất khẩu luôn giữ vững và nâng cao chất lượng, số lượng như tăng sức cạnh tranh của chè Việt Nam trong khu vực cũng như trên thế giới Ngoài các đơn vị đã là thành viên của Hiệp Hội ChèViệt Nam như Tổng công ty Chè Việt Nam, các đơn vị thuộc tổng công ty Nhà nước cần có chính sách để các đơn vị chè địa phương, các công ty xuất nhập khẩu tổng hợp và một số công ty trách nhiệm hữu hạn làm nhiệm vụ xuất khẩu chè tự nguyện tham gia Hiệp Hội xuất khẩu Chè Việt Nam nhằm đảm bảo sự thống nhất về thị trường và giá cả xuất khẩu chè, tránh sự giảm giá hàng xuất khẩu để giành giật khách hàng nước ngoài cũng như cạnh tranh mua hàng trong nước để xuất khẩu Bên cạnh đó cần phải phối hợp các cơ quan quản lý ngành với các cơ quan chuyên môn để ngăn chặn tình trạng chè không đủ tiêu chuẩn vẫn lọt ra ngoài Ban hành và thống nhất tiêu chuẩn một nhà máy chế biến chè, xuất khẩu để làm cơ sở cho các ngành, các cấp trong việc cấp giấy phép thành lập xí nghiệp Ban hành tiêu chuẩn hóa về giống : Giống nào trồng ở vùng nào với cơ cấu nào là hợp lý. Việc nhà nước đơn giản hóa và thống nhất trong quản lý vĩ mô sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho TCT tham gia hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao.

 Nhà nước có những chính sách hợp lý về chế độ, chính sách cho người lao động Để phát triển chè, một số chính sách của Nhà nước đề ra cần đươc hoàn thiện như : Đề nghị miễn thuế sử dụng đất đối với người trồng chè, kèm theo đó là một số chính sách có liên quan để bảo vệ và giữ gìn ổn định đất trồng chè Đề nghị miễn thuế nhập khẩu vật tư thiết bị trong một số năm Chính sách về công nghệ và ứng dụng kỹ thuật gắn liền với công tác khuyến nông Các chính sách đối với con người như bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế Kinh phí cho các doanh nghiệp chè đầu tư cho y tế,giáo dục, xã hội, phụ cấp khu vực đề nghị được ngân sách cấp hoặc trừ vào các khoản phải nộp Cho phép được lập quỹ bình ổn giá trong giá thành sản phẩm để trợ cấp người trồng chè khi có bất lợi về điều kiện tự nhiên và khi giá chè xuống thấp không có lợi cho người trồng chè Đề nghị nhà nước cấp hỗ trợ vốn để lập quỹ dự trữ xuất khẩu, vốn đầu tư và lãi xuất ngân hàng, vốn vay thâm canh tăng năng xuất chè được vay ưu đãi, vốn vay để phát triển trồng chè và cải tạo vườn chè xấu đề nghị được vay với lãi xuất thấp, vay trong 15 năm, 5 năm gia hạn vì trồng chè mất 3 năm chăm sóc thiết kế cơ bản và 2 năm sau nữa chè mới phát huy hiệu quả Vốn vay xây dựng nhà xưởng và vận chuyển thiết bị cho các nhà máy mới hiện đại đề nghị đươc vay với chế độ ưu tiên Vốn mua thiết bị đươc sử dụng vốn ODA của các nước cho Chính Phủ vay Ngoài ra, nhà nước cần có chính sách tạo điều kiện cho TCT đủ sức cạnh tranh trong bối cảnh toàn cầu hóa, cụ thể : Các cơ quan đại diện thương mại của ta ở các nước hoặc các khu vực cần tăng cường tổ chức máy móc nối các cuộc gặp gỡ, trao đổi giữa các doanh nghiệp đầu mối trực tiếp sản xuất chè của ta đối với các đầu mối nhập khẩu hoặc các khách trực tiếp có nhu cầu tiêu dùng Cần có chính sách tiêu thụ và giúp đỡ các TCT có cơ hội gia nhập thị trường thế giới Nhà nước tích cực tham gia vào các diễn đần quốc tế và khu vực Là thành viên của WTO,nhà nước ta đã và đang tăng cường tham gia liên kết và xúc tiến thương mại băng nhiều hình thức khác nhau Thực hiện các vấn đề trên sẽ giúpTCT chủ động trong giao dịch, kinh doanh xuất khẩu, tạo thế cạnh tranh công bằng và đẩy mạnh được hoạt động kinh doanh xuất khẩu, đưa kim ngạch xuất khẩu chè tăng lên, đồng thời cũng tăng thu ngoại tệ cho đất nươc Giữ vững và phát huy truyền thống của tổng công ty trong nhưng năm qua xứng đáng là đầu tầu trong cả nước về xuất khẩu chè.

Ngày đăng: 01/08/2023, 10:06

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ 1.1:Các bước thực hiện hợp đồng, giao hàng và thanh toán - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè ở tổng công ty chè việt nam đến năm 2015
Sơ đồ 1.1 Các bước thực hiện hợp đồng, giao hàng và thanh toán (Trang 20)
Sơ đồ 2.1 : Các công ty con - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè ở tổng công ty chè việt nam đến năm 2015
Sơ đồ 2.1 Các công ty con (Trang 38)
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu dự kiến ( cuối 2008) - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè ở tổng công ty chè việt nam đến năm 2015
Bảng 2.1 Các chỉ tiêu dự kiến ( cuối 2008) (Trang 42)
Bảng 2.2 : Sản lượng xuất khẩu chè giai đoạn 2002-2006 . - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè ở tổng công ty chè việt nam đến năm 2015
Bảng 2.2 Sản lượng xuất khẩu chè giai đoạn 2002-2006 (Trang 49)
Bảng 2.4 : Giá trị và sản lượng chè xuất khẩu ở một số thị trường 10 tháng đầu năm 2008 - Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu chè ở tổng công ty chè việt nam đến năm 2015
Bảng 2.4 Giá trị và sản lượng chè xuất khẩu ở một số thị trường 10 tháng đầu năm 2008 (Trang 53)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w