Ảnh hưởng của trâu đực giống ngoại hình to tới khả năng sinh trưởng của đời con
ẢNH HƯỞNG CỦA TRÂU ĐỰC GIỐNG NGOẠI HÌNH TO TỚI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA ĐỜI CON Trịnh Văn Trung, Nguyễn Công Định và Trần Trọng Thêm Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi Tóm tắt Đàn trâu của xã Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội thuộc loại hình tầm vóc bé. Đàn con sinh ra từ việc sử dụng 6 trâu đực giống loại hình to phối với: 10 trâu cái địa phương đã được cải tạo trước đây (Thế hệ 1) là lô thí nghiệm 1 (TN1), 20 trâu cái tuyển chọn trong dân là lô thí nghiệm 2 (TN2) và 3 trâu đực đại trà phối với 90 trâu cái đại trà trong dân là lô ĐC để đánh giá khả năng cải tạo về tầm vóc: khối lượng (KL) và kích thước (KT) một số chiều đo chính của đực giống Ngố. Kết quả nghiên cứu cho thấy KL nghé ở các mốc tuổi sơ sinh, 6, 12 và 24 tháng lớn nhất ở lô TN1, tiếp theo là lô TN2 và nhỏ nhất là lô ĐC. Kích thước (KT) các chiều đo cơ thể nghé ở các mốc tuổi trên cũng tương tự như KL ở các lô TN: KL của nghé thế hệ I cao hơn 10,1-15,5 % so với đại trà, thế hệ II cao hơn 11,4-20,4% so với lô đại trà và 1,1%-4,2% so với thế hệ I. Ở thế hệ II, tăng KL của nghé cũng thể hiện cao nhất ở lô TN1, tiếp theo lô TN2 và thấp nhất ở lô ĐC. Giai đoạn 12-24 tháng tuổi, lô TN1 và lô TN2 có TKL tương đương nhau và đều cao hơn so với lô ĐC. Song, do số lượng nghé ở thế hệ II còn ít và hầu hết là con so nên TKL cần phải được theo dõi tiếp để đánh giá chính xác khả năng cải tạo của trâu đực giống loại hình to. 1. Đặt vấn đề Trâu của nước ta được thuần hóa chủ yếu phục vụ cho cày kéo ở nông thôn. Do vậy, tầm vóc bé, sinh trưởng chậm, thành thục muộn, khoảng cách hai lứa đẻ dài, khả năng cho thịt, sữa thấp. Những năm qua, công tác giống trâu của ta làm chưa tốt, trên thực tế đàn trâu đang có hiện tượng bị chọn lọc ngược: Trâu đực to bị bán đi giết thịt, trâu nhỏ được giữ lại cày kéo và đồng thời được sử dụng làm giống; đàn trâu cái chưa được chọn lọc nên tầm vóc có xu hướng giảm dần. Vũ Duy Giảng và cs. (1999) đã điều tra đánh giá tình hình phát triển đàn trâu miền Bắc cho thấy KL trâu hiện tại thấp so với trước đây. Số liệu của nhiều địa phương cho thấy, ở 2 năm tuổi trâu đực chỉ đạt 234 kg, trâu cái 183 kg; ở Phổ Yên (Thái Nguyên) trâu đực trưởng thành là 334 kg, trâu cái trưởng thành 306 kg. Trong công tác giống, chọn lọc, nhân thuần là công việc rất cần thiết và cần phải tiến hành thường xuyên. Theo nhiều nhà nghiên cứu trước đây cho thấy, trâu nội nước ta có khả năng sinh trưởng tốt và nếu dùng trâu đực loại hình to để làm giống sẽ góp phần cải tạo tầm vóc trâu ngoại hình nhỏ của địa phương (Nguyễn Đức Thạc, 1983; Mai Văn Sánh, 2008A). Kinh nghiệm từ Thái Lan và một số nước khác cũng cho thấy chương trình quốc gia về tạo trâu đực giống và chọn trâu cái tốt đã góp phần cải thiện đáng kể tầm vóc đàn trâu địa phương. Cụ thể, sau 10 năm thực hiện chương trình quốc gia, KL nghé sơ sinh tăng 7,7 % (từ 28, 4 lên 30,6 kg), lúc cai sữa (8 tháng tuổi) tăng 38 % (từ 121 lên 167 kg), 2 năm tuổi tăng 18 % (từ 268 lên 317 kg). Tỷ lệ đẻ của đàn cái sinh sản tăng từ 60,6 lên 69 %, tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách giữa 2 lứa đẻ rút ngằn tương ứng từ 4,5 xuống 3,37 năm và từ 587 ngày xuống 468 ngày (Aleko Alexiev, 1998; Charan Chantalakhana và Pakapun Skunmun, 2002). Để đánh giá được ảnh hưởng của trâu đực giống ngoại hình to đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn nghé thế hệ I và II sinh ra làm cơ sở đề xuất giải pháp giống cải tạo tầm vóc đàn trâu địa phương, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Ảnh hưởng của trâu đực giống ngoại hình to tới khả năng sinh trưởng của đời con" 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Địa điểm và thời gian tiến hành đề tài Địa điểm: Đề tài được tiến hành tại xã Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội, nơi có nhiệt độ trung bình 24,2 0 C (biến động từ 16,7 đến 30,7 0 C); ẩm độ trung bình 80,7% (biến động từ 70 đến 91,4%) và lượng mưa trung bình hàng năm 158,27 mm (biến động từ 11,9 đến 435,2 mm). Thời gian: từ 2006 đến 2010. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Đánh giá chất lượng đàn trâu địa phương trước khi tiến hành cải tạo. - Đánh giá ảnh hưởng của trâu bố ngoại hình to đến khả năng sinh trưởng của nghé sinh ra ở hai thế hệ I và II từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi. 2.3. Phương pháp tiến hành 2.3.1. Đánh giá chất lượng đàn trâu địa phương - Cân KL trâu bằng cân điện tử, đo một số chiều đo chính của trâu (VN, DTC, CV) bằng thước dây, thước gậy. - Phỏng vấn nông dân về tình hình sinh sản, nuôi dưỡng đàn trâu bằng các câu hỏi đã chuẩn bị trước theo phương pháp điều tra nhanh nông thôn. 2.3.2. Tuyển chọn trâu cái và trâu đực - Chọn những trâu cái sinh sản có KL trưởng thành từ cao xuống trung bình đàn, với tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách hai lứa đẻ trên trung bình. - Tuyển trâu đực giống ngoại hình to từ Tuyên Quang có đủ tiêu chuẩn của trâu đực giống (5-6 tuổi, đẹp về ngoại hình, đã có nghé sinh ra), KL cơ thể bình quân 572 kg (nhỏ nhất 548 kg, to nhất 620kg). - Đàn trâu đực địa phương cũng chọn những con tốt nhất trong đàn và có KL trung bình là 400 kg để đưa vào thí nghiệm. 2.3.3. Bố trí thí nghiệm Số trâu đực giống Ngố ngoại hình to là 6 con, mỗi trâu đực giống được sử dụng phối với 30 trâu cái, trong đó 10 trâu cái tơ đã được cải tạo để tạo nghé thế hệ II và 20 trâu cái mới được tuyển chọn để tạo nghé thế hệ 1. Như vậy, lô thí nghiệm 1 (TN1) gồm 6 trâu đực giống và 60 trâu cái sinh sản đã được cải tạo (thế hệ I) để tạo nghé thế hệ II. Lô thí nghiệm 2 (TN2) gồm 6 trâu đực giống và 120 trâu cái mới tuyển chọn để tạo nghé thế hệ I. Lô đối chứng (ĐC) sử dụng 3 trâu đực địa phương phối với 90 trâu cái đại trà. Tổng số gia súc TN gồm 9 trâu đực giống (6 trâu đực giống ngoại hình to, 3 trâu đực địa phương) và 270 trâu cái sinh sản (60 trâu cái đã được cải tạo thế hệ I, 120 trâu cái mới chọn và 90 trâu cái đại trà). 2.3.4. Quản lý trâu thí nghiệm - Trâu đực giống và trâu cái được đánh số, có sổ theo dõi từng nhóm, từng lô. - Khi trâu cái động dục được phối giống và giữ tại nhà đến khi hết động dục. - Trâu thí nghiệm được nuôi dưỡng theo điều kiện của dân là chăn thả kết hợp bổ sung thức ăn tại chuồng vào ban đêm. - Trâu, nghé thí nghiệm được tiêm phòng định kỳ, tẩy giun theo quy trình của thú y. - Nghé được theo mẹ tự bú đến khi tự cai sữa. 2.3.5. Theo dõi khả năng sinh trưởng phát triển của đàn nghé sinh ra - Cân KL nghé ở các mốc tuổi sơ sinh, 3, 6, 12 và 24 tháng tuổi bằng cân bàn hoặc cân điện tử. - Đo kích thước một số chiều đo cơ thể bằng thước dây hoặc thước gậy. - Cân đo gia súc vào buổi sáng trước khi trâu ăn hay đi chăn thả. 2.4. Xử lý số liệu Số liệu được xử lý theo phương pháp phân tích phương sai (ANOVA) với hàm General Linear Model (GLM) trên Minitab Version 13.0. 3. Kết quả và thảo luận 3.1. Hiện trạng đàn trâu địa phương trước khi tiến hành cải tạo KL trâu địa phương thấp, đạt 79,25 và 77,3kg ở 6 tháng tuổi; 135,5 và 122,6kg ở 12 tháng tuổi; 231,4 và 213,1 ở 24 tháng tuổi; 317,8 và 299,4kg ở 36 tháng tuổi và trên 48 tháng đạt 359,7 và 312,0kg đối với trâu đực và cái (bảng 1). Nguyên nhân chủ yếu là trong nhiều năm qua, trâu cái không được chọn lọc, trâu đực giữ lại từ trong đàn sinh ra qua nhiều đời vừa có tầm vóc bé vừa không có sự hoán đổi nên có thể xảy ra hiện tượng đồng huyết trong đàn. Bảng 1. Khối lượng cơ thể đàn trâu địa phương (kg) qua các mốc tuổi (năm 2006) Tuổi (tháng) Trâu đực Trâu cái n (XSD) n (XSD) 6 26 79,25 9,87 29 77,3 9,2 12 19 135,51 18,5 24 122,6 13,7 18 20 179,5 20,4 28 168,3 17,6 24 16 231,4 18,5 31 213,1 24,3 36 15 287,4 23,5 98 269,4 27,5 48 17 317,8 29,6 167 299,0 29,6 Trâu trưởng thành 19 359,7 39,2 175 312,0 30,7 Kết quả điều tra này cao hơn so với kết quả điều tra trên đàn trâu miền bắc của Vũ Duy Giảng và CS (1999) trâu đực trưởng thành có KL 334 kg và trâu cái là 306 kg. Mai Văn Sánh và CS (1995) điều tra trâu ở Bình Sơn, Thái Nguyên cũng cho thấy KL trâu đực trưởng thành 326 kg, trâu cái trưởng thành 312 kg. Song, kết quả này thấp hơn so với các vùng trâu tốt như Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, thể hiện trâu 6 tháng tuổi có KL 82,15-89,45kg; 24 tháng tuổi là 257- 262 kg (Mai Văn Sánh và cs., 2008B). Đối với tính trạng sinh sản: Tuổi đẻ lứa đầu trung bình 50,5 tháng (cao nhất 84 tháng, thấp nhất 36 tháng); số trâu tuổi đẻ lứa đầu dưới 48 tháng đạt 19,2%; khoảng cách 2 lứa đẻ trung bình 23,8 tháng; số trâu có khoảng cách lứa đẻ dưới 18 tháng chỉ chiếm 15,6% (bảng 2). Kết quả này tốt hơn so với bộ số liệu điều tra năm 2001 của Mai Văn Sánh và CS tuổi đẻ lứa đầu trung bình 51,7 tháng, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ trung bình 24,1 tháng (Mai Văn Sánh và cs, 2008B). Bảng 2. Một số chỉ tiêu sinh sản đàn trâu địa phương điều tra trước TN (năm 2006) Chỉ tiêu n Trung bình Biến động Tuổi đẻ lứa đầu (tháng) 167 50,5 36-84 Số trâu đẻ lứa đầu dưới 48 tháng (con) 32 46,7 36-48 Tỷ lệ trâu đẻ lứa đầu dưới 48 tháng (%) 19,2 Khoảng cách 2 lứa đẻ (tháng) 134 23,8 13-35 Số trâu có khoảng cách 2 lứa đẻ dưới 18 tháng (con) 21 16,9 13-18 Tỷ lệ có khoảng cách 2 lứa dưới 18 tháng (%) 15,6 3.2. Khả năng sinh trưởng của đàn nghé từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi 3.2.1. Khối lượng của nghé qua các mốc tuổi KL sơ sinh ở lô TN1 (Nghé TH2) cao nhất, đạt 24,5-25,5 kg; tiếp đến lô TN2 (Nghé TH1) đạt 23,55-24,4kg và thấp nhất lô đối chứng, chỉ đạt 20,4-21,1kg. Sự sai khác về các số trung bình giữa các lô thí nghiệm và lô đối chứng là rõ rệt (P< 0,05). Ở giai đoạn 6 tháng tuổi cũng tương tự như ở sơ sinh, thấp nhất ở lô đối chứng, tiếp đến lô TN1 và cao nhất ở lô TN2. Ở giai đoạn 12 và 24 tháng tuổi, lô TN1 có KL lớn nhất, tiếp đến là lô TN2 và thấp nhất là lô đối chứng. Có sự sai khác giữa các lô thí nghiệm so với lô ĐC, song giữa lô TN1 và lô TN2 là không rõ rệt (P>0,05). Ở giai đoạn 12-24 tháng tuổi, giữa lô TN1 và lô TN2, không có sự sai khác về thống kê điều này có thể do ở giai đoạn 24 tháng tuổi, chủ yếu nghé là con so, KL con mẹ chưa được hoàn chỉnh nên con sinh ra bé hơn con thứ. Nghé sinh ra ở lô TN1 và lô TN2 có KL ở các mốc tuổi đều cao hơn so với lô ĐC, điều đó chứng tỏ ảnh hưởng của trâu đực giống ngoại hình to đến KL đời con là khá rõ rệt. Bảng 3. Khối lượng cơ thể nghé thí nghiệm (kg) sơ sinh, 3, 6, 12 và 24 tháng tuổi Tuổi Tính biệt Lô TN1: Nghé TH2 Lô TN2: Nghé TH1 Lô ĐC n (XSD) n (XSD) n (XSD) Sơ sinh đực 47 25,5 a 1,73 106 24,4 b 1,85 78 21,1 c 1, 29 cái 51 24,5 a 1,38 94 23,55 b 1,68 72 20,4 c 1,35 6 tháng đực 45 105,1 a 4,8 101 101,0 b 3,95 73 87,6 c 4,5 cái 48 99,85 a 3,75 83 96,0 b 4,1 69 83,4 c 3,7 12 tháng đực 22 167,0 a 8,6 79 160,7 a 11,5 59 139,9 b 9,6 cái 24 162,4 a 9,3 73 156,4 a 10,8 53 137,7 b 10,3 24 tháng đực 10 257,9 a 10,7 33 253,4 a 11,1 23 228,7 b 10,3 cái 8 252,4 a 9,3 29 251,1 a 10,6 22 224,6 b 10,9 * Các chữ cái khác nhau theo hàng ngang biểu hiện sự khác nhau có ý nghĩa (P<0,05) So với KL đàn trâu điều tra trước khi thí nghiệm, KL nghé của các lô thí nghiệm và đối chứng đều cao hơn, bởi vì trong thời gian thí nghiệm các hộ nuôi trâu tham gia đều áp dụng kỹ thuật chăn nuôi trâu và các phương pháp chế biến dự trữ thức ăn mùa đông, vì vậy đã làm giảm đáng kể các ảnh hưởng của ngoại cảnh và KL đàn nghé được cải thiện rõ rệt. Số liệu khảo sát của Hà Phúc Mịch (1985) cho biết KL nghé sơ sinh là 21 kg, lúc 6 tháng là 79,5 kg và 12 tháng là 132 kg chỉ tương đương với KL nghé ở lô đại trà và thấp hơn các lô thí nghiệm. Thái Lan sau 10 năm thực hiện chương trình chọn lọc nhân thuần, KL nghé sơ sinh tăng từ 28,4 lên 30,6 kg (7,7 %), lúc cai sữa 8 tháng tuổi tăng từ 121 lên 167 kg (38 %), lúc 2 năm tuổi tăng từ 268 lên 317 kg (18 %) (Chantalakhana và Skunmun, 2002). Bảng 4. Tỷ lệ tăng khối lượng nghé của các thế hệ so với đối chứng và thế hệ II so với thế hệ I (%) Tuổi nghé Lô TNI Nghé TH2 Lô TN2 Nghé TH1 Nghé TH2 so với TH1 Sơ sinh 20,4 15,5 4,2 6 tháng 19,8 15,4 4,0 12 tháng 18,6 14,2 3,8 24 tháng 11,4 10,1 1,1 Bảng 4 thể hiện rõ hơn sự ảnh hưởng của trâu đực giống ngoại hình to đến đàn con của chúng. So với nghé đại trà (lô ĐC) KL sơ sinh, 3, 6, 12 và 24 tháng tuổi của nghé lô TN1 cao hơn 11,4-20,4%, nghé lô TN2 cao hơn 10,1-15,5%; lô TN1 cao hơn lô TN2 1,1-4,2%. Kết quả này cho thấy, trâu đực giống ngoại hình to đã cải tạo được tầm vóc của đàn con ở thế hệ I, làm tăng lên 10-15% và cải tạo tiếp làm tăng KL từ thế hệ I lên thế hệ II được 1,1-4,2%. Tuy nhiên, thế hệ II do nghé sinh ra chủ yếu là con so, nên chưa kết luận chính xác mà cần phải theo dõi tiếp thế hệ II ở các lứa tiếp theo. Sự khác biệt giữa các lô thí nghiệm so với lô ĐC có xu hướng giảm dần khi tuổi nghé tăng lên là do ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh tăng dần đã làm giảm ảnh hưởng của yếu tố di truyền, tuy vậy sự khác biệt đó vẫn rất rõ rệt. 3.2.2. Kích thước các chiều đo của nghé qua các mốc tuổi Tương tự như KL, kích thước các chiều đo cao vây, vòng ngực và dài thân chéo của nghé sơ sinh, 6, 12 và 24 tháng tuổi cao nhất ở lô TN1 (đực ngố phối với trâu cái đã cải tạo thế hệ I), tiếp theo là nghé của lô TN2 (đực ngố phối với cái tuyển chọn) thấp nhất là nghé của lô ĐC (trâu đực đại trà phối với trâu cái đại trà). Tầm vóc của gia súc được thể hiện qua KL cơ thể và kích thước các chiều đo. KL cơ thể luôn luôn có tương quan thuận với kích thước các chiều đo cơ thể. Khi kích thước cơ thể tăng, KL sẽ tăng. Trong trường hợp thể trạng bình thường, KL gia súc thể hiện sự liên quan chặt chẽ đến tầm vóc. Tuy nhiên, ở từng giai đoạn sinh trưởng của gia súc non, kích thước các chiều đo cơ thể tăng nhưng KL tăng không theo tỷ lệ của kích thước, đó là giai đoạn phát triển xương, còn khi gia súc già thì có xu hướng ngược lại, KL có thể tăng nhưng kích thước không tăng theo tỷ lệ do chủ yếu là tích luỹ mỡ (Mai Văn Sánh và cs (2008). Bảng 5. Kích thước một số chiều đo cơ thể nghé 12 và 24 tháng tuổi Tuổi Tính biệt Lô TN1 Lô TN2 Lô ĐC n (XSD) n (XSD) n (XSD) Cao vây Sơ sinh Đực 47 64,28 3,36 106 63,59 2,35 78 59,74 2,17 Cái 51 64,13 2,77 94 63,23 2,92 72 57,77 2,98 6 tháng Đực 45 87,09 2,53 101 86,73 3,13 73 84,18 2,86 Cái 48 86,97 2,80 83 86,56 3,88 69 83,58 2,15 12 tháng Đực 22 96,94 3,04 79 96,58 3,47 59 94,27 3,06 Cái 24 95,67 3,24 73 95,16 3,35 53 93,86 3,27 24 tháng Đực 10 111,26 3,56 33 111,08 4,01 23 110,1 4,36 Cái 8 111,05 3,91 29 110,85 3,92 22 109,7 4,25 Vòng ngực Sơ sinh Đực 47 69,04 2,19 106 66,79 3,14 78 59,95 4,17 Cái 51 66,34 2,57 94 65,86 3,24 72 57,77 3,98 6 tháng Đực 45 109,37 3,95 101 108,61 4,25 73 106,12 4,32 Cái 48 108,84 3,45 83 108,12 4,57 69 105,87 4,86 12 tháng Đực 22 129,28 4,86 79 127,45 4,47 59 122,89 4,16 Cái 24 128,34 5,24 73 126,16 5,35 53 121,85 5,17 24 tháng Đực 10 155,81 4,56 33 155,68 4,01 23 152,89 4,36 Cái 8 155,15 4,91 29 154,97 4,92 22 152,05 5,25 Dài thân chéo Sơ Đực 47 53,24 2,4 106 52,89 2,1 78 52,15 3,27 sinh Cái 51 52,66 2,51 94 51,57 2,24 72 51,77 3,78 6 tháng Đực 45 84,20 3,5 101 82,68 3,18 73 81,12 4,32 Cái 48 83,12 3,35 83 81,24 3,55 69 105,87 4,86 12 tháng Đực 22 96,61 2,39 79 95,64 2,45 59 94,57 2,16 Cái 24 95,86 2,24 73 94,86 3,31 53 93,43 3,17 24 tháng Đực 10 124,15 3,36 33 123,45 3,01 23 122,12 3,37 Cái 8 123,41 2,91 29 122,86 2,92 22 121,02 3,35 3.2.3. Khả năng tăng khối lượng của nghé qua các mốc tuổi Khả năng tăng KL của nghé từ sơ sinh đến 6 tháng tuổi ở lô TN1 cao nhất, đạt 430,42 g/con/ngày; tiếp đến lô TN2, đạt 414,06g/con/ngày và thấp nhất lô ĐC, chỉ đạt 359,72g/con/ngày. Sự sai khác giữa các lô thí nghiệm và lô đối chứng là rõ rệt (P<0,05). Giai đoạn 6-12 tháng tuổi cũng tương tự như giai đoạn sơ sinh đến 6 tháng tuổi, Song khả năng tăng trọng giảm hơn lô TN1 chỉ đạt 345,69g/con/ngày, tiếp sau lô TN2 đạt 333,61g/con/ngày và thấp nhất lô ĐC chỉ đạt 296,11g/con/ngày (bảng 6). Điều này cho thấy, nghé được cải tạo, sinh ra ở thế hệ II có KL lớn hơn và khả năng tăng KL cũng cao hơn so với nghé mới được cải tạo ở thế hệ I và nghé chưa cải tạo (lô ĐC). Giai đoạn 12-24 tháng tuổi lô TN1 và lô TN2 có TKL tương đương nhau và đều cao hơn so với lô ĐC. Nguyên nhân do nghé thế hệ II sinh ra còn ít và hầu hết là con so và tỷ lệ được cải tạo cũng giảm nên khả năng tăng KL có phần bị hạn chế. Bảng 6. Khả năng tăng KL của nghé thí nghiệm qua các mốc tuổi (g/con/ngày) Tuổi và tính biệt Lô TN1: Nghé TH2 (XSD) Lô TN2: Nghé TH1 (XSD) Lô ĐC: Nghé đại trà (XSD) Từ SS- 6 tháng 430,42 a 15,11 414,06 b 12,55 359,72 c 15,44 Từ 6 -12 tháng 345,69 a 20,90 333,61 b 24,56 296,11 c 29,41 Từ 12- 24 tháng 251,25 a 18,47 260,0 a 19,20 244,1 b 20,14 Từ SS- 24 tháng 319,65 a 16,80 317,06 a 17,20 285,9 b 18,50 * Các chữ cái khác nhau theo hàng ngang biểu hiện sự khác nhau có ý nghĩa (P<0,05) KL của nghé kết hợp với KT các chiều đo ở tất cả các lô được theo dõi từ sơ sinh đến 24 tháng tuổi, cho thấy nghé phát triển theo quy luật sinh trưởng của gia súc nói chung, đó là quy luật phát triển không đồng đều giữa các giai đoạn, nghé phát triển mạnh nhất ở thời kỳ mới sinh, sau đó giảm dần. Kết quả nghiên cứu trên tương tự kết quả của Nguyễn Đức Thạc (1983), Lê Đăng Đảnh và CS (1995) trên trâu nội và của Mai Văn Sánh (1996) trên trâu Murrah và trâu lai F 1 . 4. Kết luận và đề nghị 4.1. Kết luận - Đàn trâu nuôi trong dân tại xã Vân Hòa, Ba Vì, Hà Nội thuộc loại trâu gié, có tầm vóc và KL nhỏ. Hơn nữa, do công tác giống chưa được chú trọng, trâu đực to bị bán đi làm thịt, trâu nhỏ giữ lại chủ yếu để phục vụ cầy kéo và kết hợp sinh sản. KL nghé ở các mốc tuổi sơ sinh, 6, 12 và 24 tháng lớn nhất ở lô TN1, tiếp theo là lô TN2 và nhỏ nhất là lô ĐC. Kích thước (KT) các chiều đo cơ thể nghé ở các mốc tuổi trên cũng tương tự như KL ở các lô TN: KL của nghé thế hệ I cao hơn so với đại trà 10,1-15,5 % , thế hệ II cao hơn lô đại trà 11,4-20,4% và với thế hệ I là 1,1%-4,2% . Tăng KL của nghé thể hiện cao nhất ở thế hệ II, tiếp theo thế hệ I và thấp nhất ở lô ĐC. Giai đoạn 12-24 tháng tuổi TKL lô TN1 và lô TN2 tương đương nhau và đều cao hơn so với lô ĐC. 4.2. Đề nghị Công nhận sử dụng trâu đực giống ngoại hình to ngoại hình to làm giống là tiến bộ kỹ thuật để áp dụng trong sản xuất nhằm nâng cao tầm vóc trâu địa phương. Cho tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của trâu đực giống ngoại hình to đến đời sau ở thế hệ II và III. Tài liệu tham khảo 1. Aleko Alexiev, 1998. The water buffalo. St Kliment Ohridski University Press, Sofia. 2. Charan Chantalakhana and Pakapun Skunmun (2002). Sustainable Smallholder Animal Systems in the Tropics. Kasetsart University Press, Thailand. 3. Hà Phúc Mịch (1985). Một số nhận xét bước đầu về khả năng sinh trưởng của trâu lai F1 Murrah x Việt nam. Khoa học và kỹ thuật nông nghiệp, 1985, trang 424-426 4. Mai Văn Sánh (1996). Khả năng sinh trưởng, sinh sản, cho sữa thịt của trâu Murrah nuôi ở Sông Bé và kết quả lai tạo với trâu nội. Luận án PTS nông nghiệp. 5. Mai Van Sanh, Nguyen Duc Thac, Dao Lan Nhi and R. J. Petheram (1995). Buffalo rearing in a mountainous village of Vietnam. Exploring Approaches to Research in the Animal Sciences in Vietnam. A Workshop held in Hue, 31 Jul 3 Aug., 1995, pp161-166. 6. Mai Văn Sánh, Nguyễn Công Định và Trịnh Văn Trung (2008A). Sử dụng trâu đực giống ngoại hình to nhằm cải tạo tầm vóc và khả năng sinh trưởng của đàn trâu địa phương tại xã Ngọc Sơn, Thanh Chương- Nghệ An.Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi - Viện chăn nuôi, số 15 năm 2008, tr24. 7. Mai Văn Sánh, Trịnh Văn Trung, Nguyễn Công Định và Nguyễn Kiêm Chiến (2008b). Hiện trạng đàn trâu ở một số địa phương đại diện cho các vùng trâu tốt. Tạp chí khoa học công nghệ chăn nuôi - Viện chăn nuôi, số 15 năm 2008, tr8. 8. Nguyễn Đức Thạc (1983). Một số đặc điểm về sinh trưởng, cho thịt sữa của loại hình trâu to miền Bắc và khả năng cải tạo với trâu Murrah. Luận án PTS nông nghiệp. Vũ Duy Giảng, Nguyễn Trọng Tiến, Nguyễn Xuân Trạch và CTV. (1999). Báo cáo kết quả thực hiện đề tài: Điều tra đánh giá và định hướng phát triển đàn trâu miền Bắc VN. . ẢNH HƯỞNG CỦA TRÂU ĐỰC GIỐNG NGOẠI HÌNH TO TỚI KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG CỦA ĐỜI CON Trịnh Văn Trung, Nguyễn Công Định và Trần Trọng Thêm Bộ môn Di truyền - Giống vật nuôi Tóm tắt Đàn trâu của. giá được ảnh hưởng của trâu đực giống ngoại hình to đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn nghé thế hệ I và II sinh ra làm cơ sở đề xuất giải pháp giống cải tạo tầm vóc đàn trâu địa. tầm vóc đàn trâu địa phương, chúng tôi nghiên cứu đề tài Ảnh hưởng của trâu đực giống ngoại hình to tới khả năng sinh trưởng của đời con& quot; 2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.1. Địa