Khái quát về cơ chế quản lí hệ thống bán lẻ hàng hóa
Cơ chế vận hành hệ thống bán lẻ hàng hóa
Để hàng hóa đến tay người bản lẻ cuối cùng, hàng hóa được phân phối theo một kênh phân phối bao gồm :
- Nhà sản xuất ( hay người cung cấp).
- Người trung gian bán buôn.
- Người trung gian bán lẻ.
- Người tiêu dùng cuối cùng.
Các thành viên trong kênh phân phối là những người tham gia đàm phán phân chia công việc phân phối chuyển quyền sở hữu hàng hóa và chịu mọi sự rủi ro trong hoạt động kinh doanh Mục tiêu của kênh là đảm bảo một hệ thống phân phối hàng hóa từ người sản xuất và cuối cùng là người tiêu dùng một cách nhanh chóng, tiện lợi nhất, phù hợp nhất đồng thời cũng là tạo ra một hệ thống bản lẻ hàng hóa tốt nhất Trong hệ thống ấy các thành viên đều đóng vai trò quan trọng và hợp lý trong quá trình bán lẻ hàng hóa tới tay người tiêu dùng cuối cùng.
1 Nhà sản xuất ( hay người cung cấp).
Nhà sản xuất là người khởi nguồn cung cấp cho thị trường những hàng hóa dịch vụ Đó là những công ty sản xuất với nhiều quy mô khác nhau nhưng cùng một mục tiêu là thỏa mãn nhu cầu thị trường Tuy vậy hầu hết các công ty sản xuất đều không có điều kiện thuận lợi để phân phối sản phẩm của mình cho người tiêu dùng cuối cùng mà thường là qua trung gian bán buôn.
Lý do mà nhà sản xuất phải tiêu thụ sản phẩm của mình qua các trung gian bán buôn là vì:
- Nhà sản xuất nhỏ với nguồn tài chính có hạn không đủ cơ để phát triển những cơ sở bán hàng trực tiếp Ngay cả nhà sản xuất có đủ vốn cũng thường thích sử dụng tiền của mình để mở rộng sản xuất chứ không thích dùng tiền của mình cho các hoạt động bản buôn bán lẻ
- Hiệu quả kinh doanh của những người bán buôn thường cao hơn do tầm hoạt động có quan hệ với khách hàng rộng hơn và có trình độ nghiệp vụ chuyên môn cao hơn.
- Những người bán lẻ kinh doanh nhiều loại sản phẩm thường thích mua toàn bộ các mặt hàng của nhà bá buôn chứ không mua trực tiếp từ từng nhà sản xuất.
Qua các lý do trên cho thấy, để tiêu thụ được sản phẩm, nhà sản xuất thiếu cả kinh nghiệm lẫn quy mô hiệu quả để thực hiện tất cả những hoạt động cần thiết cho hoạt động phân phối sản phẩm của họ Bằng cách chuyển hoạt động phân phối của các thành viên khác như kênh của người bán buôn và người bán lẻ, nhà sản xuất có thể mở rộng được phạm vi bao quát thị trường, giảm được chi phí đồng thời tăng được hiệu quả kinh tế cần thiết
Thực tế cho thấy các công ty sản xuất trực tiếp thực hiện hoạt động phân phối sẽ có chi phí trung bình trong phân phối cao hơn hơn các trung gian thực hiện phân phối đó.
2 Người trung gian bán buôn.
Trung gian bán buôn là những doanh nghiệp và cá nhân mua hàng hóa để bán lại cho doanh nghiệp hoặc tổ chức khác ( các nhà bán lẻ, bán buôn, các doanh nghiệp sản xuất, các tổ chức xã hội, cơ quan nhà nước)
Trong thực tế các trung gian bán buôn có thể vừa bán buôn vừa bán lẻ, và họ được coi là bán buôn nếu tỷ trọng bán buôn là chủ yếu trong doanh số. a Sự khác nhau giữa nhà bán buôn và người bán lẻ:
- Họ ít quan tâm đến việc cổ động bán hàng, đến bầu không khí và địa điểm bán, vì họ quan hệ với khách hàng kinh doanh chứ không phải người tiêu dùng cuối cùng.
- Quy mô những vụ giao dịch bán buôn lớn hơn quy mô của những giao dịch bán lẻ, khả năng bao quát địa bàn rộng hơn người bán lẻ.
- Các chế định luật pháp và mức thuế của Nhà nước đối với người bán buôn và người bán lẻ thường khác nhau b Phân loại người bán buôn: có 3 loại chính:
- Người bán buôn sở hữu hàng hóa thực sự: Là các doanh nghiệp kinh doanh độc lập về sở hữu Họ tham gia kênh phân phối với các chức năng mua, sở hữu hàng hóa, dự trữ và quản lý sản phẩm với khối lượng lớn, và bán lại với khôi lượng nhỏ hơn cho các khách hàng là các đơn vị kinh doanh khác
- Đại lý môi giới và nhà bán buôn hưởng hoa hồng: là những doanh nghiệp kinh doanh độc lập, đảm nhiệm hoạt động phân phối bán sỉ, tham gia đàm phán nhưng không sở hữu hàng hóa Họ chỉ được nhận một khoản tiền hoa hồng lệ phí nhất định trên doanh số bán ra
- Các chi nhánh và đại diện bán của nhà sản xuất : Là các tổ chức của nhà sản xuất đặt tại các khu vực thị trường với chức năng thay mặt nhà sản xuất bán sỉ sản phẩm của họ Quyền sở hữu hàng hóa và đảm nhiệm sản phẩm đều do nhà sản xuất đảm nhiệm. c Chức năng của người bán buôn
- Tạo khả năng bao phủ thị trường: Người bán buôn với nghiệp vụ chuyên môn và mạng lưới phân phối rộng khắp có những điều kiện cấn thiết để sẵn sàng đáp ứng sản phẩm cho người tiêu dùng, do đó giúp cho nhà sản xuất tiêu thụ được sản phẩm của mình trên một khu vực địa lý rộng lớn
Cơ chế quản lí hệ thống bán lẻ
Hiện đại hoá kết cấu hạ tầng thương mại; chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm, khu thương mại - dịch vụ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm logistics, tổng kho bán buôn, trung tâm hội chợ - triển lãm ) ở các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu; hoàn thành về cơ bản chương trình phát triển các loại hình chợ (chợ dân sinh ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo và chợ trung tâm, chợ chuyên doanh, chợ đầu mối ở các vùng sản xuất nông sản tập trung, các thị trường tiêu thụ lớn)
Phát triển đa dạng các loại hình và phương thức kinh doanh thương mại hiện đại khác như: sàn giao dịch hàng hoá, trung tâm đấu giá, nhượng quyền kinh doanh, thương mại điện tử Đặc biệt với đặc thù là nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp, Việt Nam rất cần những sàn giao dịch nông sản Nếu làm được điều này thì sẽ hạn chế được việc ép giá, giảm được khâu trung gian, tránh được cảnh một cân cà chua ở Thái Bình chỉ có 500 đồng lên đến Hà Nội được bán với giá 4.000 đồng Chính vì chưa có những sàn giao dịch cho các lĩnh vực sản xuất nên đang xảy ra tình trạng các siêu thị lớn ép nhà cung ứng nhỏ, còn các siêu thị nhỏ thì lại bị nhà cung ứng ép.
Hình thành và phát triển một số tập đoàn thương mại mạnh, kinh doanh hàng hoá chuyên ngành hoặc tổng hợp, có đủ sức cạnh tranh và điều kiện để hợp tác hiệu quả với các tập đoàn phân phối nước ngoài khi ViệtNam mở cửa thị trường dịch vụ phân phối.
Phát triển nguồn nhân lực thương mại có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ kinh doanh hiện đại và chuyên nghiệp, theo kịp yêu cầu phát triển của thương mại trong nước trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Sau đây chúng tôi xin đưa ra 2 cơ chế quản lí cụ thể đối với xăng dầu, chợ truyền thống và siêu thị.
1 Quản lí đại lí hệ thống xăng dầu
+ Doanh nghiệp xăng dầu đầu mối khi bán xăng dầu trên thị trường nội địa ngoài việc tổ chúc trực tiếp bán xăng dầu cho các hộ công nghiệp và bán lẻ cho người tiêu dùng, phải thiết lập hệ thống đại lí xăng dầu, chỉ được bán xăng dầu dưới hình thức đại lí cho các doanh nghiệp trong hệ thống đại lí và liên đới chịu trách nhiệm về giá cả, số lượng, chất lượng xăng dầu của mình đến khâu bán lẻ.
+ Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh xăng dầu được kinh doanh bán buôn bán lẻ trên thị trường nội địa dưới hình thức đại lí và chịu trách nhiệm về giá cả, số lượng chất lượng xăng dầu bán ra theo cam kết trong hợp đồng đại lí.
+ Mọi cửa hàng, điểm bán lẻ xăng dầu không thuộc hệ thống phân phối của doanh nghiệp xăng dầu đầu mối hoặc hệ thống phân phối của tổng đại lí do doanh nghiệp xăng dầu đầu mối thiết lập đề không được phép kinh doanh xăng dầu trên thị trường.
+ Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu kể cả các đại lí bán lẻ phải thực hiện chế độ ghi chép sổ sách, chứng từ trong tất cả các khâu lưu thông xăng dầu theo quy định của Bộ Tài Chính.
+ Nghiêm cấm các hành vi đầu cơ găm hàng, liên kết độc quyền làm mất ổn định thị trường; bán xăng dầu không đúng giá niêm yết, bán thiếu số lượng hoặc không đúng tiêu chuẩn chất lượng quy định cho từng loại xăng dầu và các hành vi gian dối khác đối với khách hàng.
Sau đây cơ chế quản lí giá bán lẻ xăng dầu: Đã từ vài năm trở lại đây, giá xăng dầu ở Việt Nam luôn là một đề tài nóng Lý do chủ đề này luôn nóng là vì giá trong nước tăng khi giá nước ngoài tăng, nhưng lại không giảm (kịp) khi giá nước ngoài giảm Đúng ra, giá bán lẻ xăng dầu ở Việt Nam phải được tính theo cơ chế thị trường từ ngày 1/7/2007, tuy nhiên theo giải thích của hai bộ Tài chính và Công thương, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối vẫn phải phải thực hiện nhiệm vụ bình ổn giá xăng theo yêu cầu của Chính phủ Vì thế, về mặt thực tiễn thì nhà nước vẫn quản lý giá bán lẻ.
Quản lí giá xăng dầu của nhà nước dựa trên nguyên tắc:
“Giá có lên, có xuống theo biến động của giá thế giới; bảo đảm mức giá bán lẻ xăng, dầu của Việt Nam tương đương với mặt bằng giá của các nước trong khu vực, nhất là các nước có chung biên giới để góp phần ngăn ngừa và hạn chế tình trạng buôn lậu xăng, dầu qua biên giới; thực hiện nguyên tắc chia sẻ giữa Nhà nước, Doanh nghiệp và người dân.”
Có thể thấy ý chính trong hệ thống tiêu chuẩn điều hành giá xăng dầu chỉ gồm có hai điểm:
Thứ nhất là không để giá xăng dầu ở Việt Nam thấp hơn giá xăng dầu ở các nước lân cận như Lào, Cambodia hay Trung Quốc Nguyên tắc này dựa trên mục tiêu không để chảy máu xăng dầu Vấn đề này đã được nhiều người quan tâm hồi giữa năm 2008 khi giá dầu thế giới tăng cao trong khi giá trong nước được giữ cố định trong khoảng 3 tháng.
Thế nhưng đặt mục tiêu quản lý giá để xăng dầu trong nước không rẻ hơn nước ngoài xem ra rất khó Người dân được lợi gì từ một cơ chế giá luôn đảm bảo họ phải trả tiền đắt hơn, hoặc ít ra cũng không rẻ hơn, những người láng giềng? Thêm nữa các nước như Lào có chi phí vận chuyển còn đắt đỏ hơn cả Việt Nam do không có hệ thống cảng biển Vì thế tiêu chuẩn này có vẻ như không vì người tiêu dùng trong nước Nếu vấn đề nằm ở chỗ nhà nước sợ bị chảy máu xăng dầu thì công việc phải nằm ở chỗ chống buôn lậu chứ không phải bằng biện pháp đẩy giá lên.
Thứ hai là nếu có khó khăn (thí dụ giá dầu thế giới tăng đột biến) thì nhà nước, doanh nghiệp và người dân cùng chia sẻ Mục tiêu này được liên
Bộ Tài chính - Công thương thực hiện qua “Quỹ Bình ổn giá” Hoạt động của quỹ này dựa trên việc nhà nước cho phép bán xăng dầu với giá cao trong lúc giá trên thị trường thế giới thấp, sau đó sử dụng số tiền thu được này để giữ giá trong nước trong trường hợp giá dầu thế giới tăng cao đột biến. Chúng ta có thể thấy một số điểm đáng chú ý như sau:
(1) Về dài hạn thì người dân và doanh nghiệp không được gì vì nhà nước không thực hiện trợ cấp ròng (tức là không cho không)
Mục tiêu và nội dung của chính sách quản lí hệ thống bán lẻ hàng hóa
Mục tiêu của chính sách quản lí hệ thống bán lẻ hàng hóa
1 Đảm bảo quản lý HTBL theo những tiêu chí của nền kinh tế thị trường hội nhập định hướng XHCN
Thị trường bán lẻ Việt Nam được coi là một trong những thị trường bán lẻ có mức sinh lời hấp dẫn nhất trên thế giới.Chỉ số phát triển bán lẻ của Việt Nam 2007 đạt 74 điểm, Việt Nam xếp thứ tư sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc Tị trường bán lẻ tại Việt Nam dược coi là một trong bảy thị trương sinh lời nhiếu nhất trên thế giới, do đó các nhà phân phối trong nước và nước ngoài đang xếp hàng dài đẻ nắm lấy thị phần của thị trường này Hầu hết các nhà sản xuất và các nhà phân phối bán lẻ hàng đầu bước đầu đã có mặt tại Việt Nam bao gồm Metro Cash, Carry va BigC v….v cũng đang đặt sự chý ý rất nhiều vào thị trường bán lẻ tại Việt Nam
Viêt Nam đang trong tầm ngắm của các đại gia bán lẻ toàn cầu các tập đoàn bán lẻ tại Việt Nam như Metro Cash, Carry (Đức), Zen Plaza (Nhật Bản), ………
Điểm thu hút các đại gia bán lẻ nước ngoài:
- Những năm gần đây nền kinh tế Việt Nam phát triển nhanh GDP 2004 tăng 7,4%, năm 2005 tăng 8,4%, năm 2006 tăng 8.17%
- Thị trường phân hóa mạnh với đa số là các cửa hàng bán lẻ bình dân
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn với dân số đông khoảng 84 triệu dân, dân số trẻ với khoảng gần 65% dân số trong độ tuổi lao động những người này càng cao Điều này rất hấp dẫn vì giới trẻ là người yêu thích mua sắm hơn cả, đó là khách hang tiềm năng của những nơi mua săm kiểu Wal_Mar
- Mỗi thị trường có một giai đoạn nhất định được coi là cơ hộ để tham gia, thường diễn ra từ 5 đến 10 năm các nhà đầu tư nước ngoài nhận định thị trường bán lẻ Việt Nam giống như một “tiểu Ấn” của 5 năm về trước còn thị trường Trung Quốc_trước kia được xem là cơ hội vàng cho các tập đoàn bán lẻ_ thì nay đang trong giai đoạn thoái trào, do đó các tập đoàn bán lẻ đang chuyển hướng và tập trung vào thị trường Ấn Độ và Việt Nam_ đang trong giai đoạn cực thịnh
- Cơ sở hạ tầng phát triển khá mạnh trong những năm qua với những hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại mọc lên nhanh chóng
- Việt Nam la thành viên của WTO đông nghĩa với việc các rào cản bị xóa bỏ, các doanh nghiệp nước ngoài tự do tiếp cận và thâm nhập vào thị trương Việt Nam Kể từ năm 2009 Việt Nam sẽ mở cửa cho các nhà bán lẻ 100% vốn đầu tư nước ngoài
Hậu cần (logistics): Kinh doanh siêu thị hiện đại đòi hỏi một hệ thống hậu cần nghiệp Tổng giám đốc của Metro Cash&Carry cho biết Metro đã chi gần 20-25 triệu euro trang bị hệ thống cung ứng hàng (kho lạnh, xe chuyên dụng, thiết bị kiểm tra, bảo quản hàng hóa ) theo chuẩn của Metro toàn cầu và chi gần 800.000 euro cho công tác huấn luyện.
Trong khi đó, ở các siêu thị của Việt Nam, các giám đốc siêu thị vẫn còn tranh cãi với nhau về việc trung tâm phân phối hoặc nhà cung cấp không giao đủ hàng bán trong dịp lễ, Tết mà chưa có biện pháp nào để khắc phục tình trạng này Việc điều phối các xe giao hàng đúng loại, đúng nơi, đúng thời điểm vẫn còn được điều hành, quản lý khá đơn giản Điều này không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh mà còn làm gia tăng chi phí lao động cũng như quản lý.
Tính chuyên nghiệp: Kinh doanh bán lẻ hiện đại đòi hỏi nhà quản lý có những cụ hỗ trợ để đưa ra các quyết định Đối với một hệ thống siêu thị, bộ phận mua hàng đóng vai trò khá quan trọng Chuyên viên mua hàng chuyên nghiệp có thể điều đình với nhà cung cấp trên tất cả mọi phương diện từ giá cả, số lượng, thời gian giao nhận hàng, các chương trình tiếp thị, khuyến mãi, quy cách bao bì, đóng gói Thậm chí họ có thể tư vấn lại cho nhà cung cấp nên sản xuất hàng như thế nào, tiếp thị, quảng bá ra sao Tuy nhiên, ở khâu này, dường như các chuyên viên mua hàng của các nhà bán lẻ nước ngoài tỏ ra lấn lướt.
Giám đốc một doanh nghiệp dệt may kể rằng ông chào hàng ở Metro, bộ phận mua hàng ở đây trình bày cho ông xem tất cả những quy chuẩn của ngành hàng, mẫu mã, màu sắc, kích cỡ, phần trăm cho tiếp thị quảng cáo, những điều khoản hỗ trợ của bên mua và những yêu cầu với nhà cung cấp Tất cả được vi tính hóa, cập nhật và trình bày rõ ràng, minh bạch cho nhà cung cấp tham khảo.
Trong khi đó, khi ông làm việc với các siêu thị Việt Nam, quá trình thương lượng diễn ra rất sơ sài Cho nên khi bộ phận mua hàng từ chối bán hàng của doanh nghiệp, ông hoàn toàn cảm thấy không thể nào “tm phục, khẩu phục”
* Cạnh tranh sẽ khốc liệt
- Theo khảo sát của Bộ Thương mại, các siêu thị hiện đại mới xuất hiện ở 30/64 tỉnh thành chủ yếu là các thành phố lớn nhưng quy mô chưa lớn, trình độ quản lý, công nghệ, thiết bị kỹ thuật và phương thức kinh doanh chưa theo được chuẩn mực quốc tế.
- Hàng bán lẻ qua siêu thị mới chiếm 10% so với 40% qua hệ thống chợ và khoảng 44% qua các cửa hàng truyền thống Cơ sở hậu cần bán lẻ như cảng, kho, vận chuyển, CNTT… ít và thiếu đồng bộ.
- Trong khi đó thì các tập đoàn phân phối hàng đầu thế giới như Walmart (Mỹ) và Carrefour (Pháp) đã lập kế hoạch mở rộng các thị trường trọng điểm ở Việt Nam trong thời gian tới.
- Dự án đầu tư Trung tâm thương mại lớn của tập đoàn Lotte của HànQuốc (vốn 15 triệu USD) hay dự án Tesco (tập đoàn bán lẻ đứng thứ sáu thế giới có doanh số 40 tỷ USD Mỹ/năm của Anh) hay tập đoànDairy Farm (Singapore) hiện cũng đang xin được cấp phép hoạt động.
- Tập đoàn Parkson (Malaysia) đã chính thức tham gia thị trường bằng việc khai trương trung tâm mua sắm đầu tiên tại TP HCM trong hệ thống 10 trung tâm mà tập đoàn này dự định đầu tư tại Việt Nam.
Nội dung các chính sách quản lí hệ thống bán lẻ hàng hóa
Sức mua của tầng lớp trung lưu mới nổi tăng lên, sẽ có những phần thưởng xứng đáng dành cho ai tồn tại được trong cuộc chiến tranh giành thị phần bán lẻ Nhưng đối với chủ những cửa hàng bản địa thì nơi đây đã trở thành một thị trường canh tranh khốc liệt trong đó chỉ có kẻ mạnh mới có thể tồn tại.
Không ít doanh nghiệp bán lẻ trong nước lo ngại trước việc mất thị trường khi những “người khổng lồ” đang lên kế hoạch thôn tính thị trường bán lẻ Việt Nam Nhất là vào thời điểm 2009, cửa thị trường chính thức mở rộng theo cam kết WTO. a Thách thức với thương nhân Việt Nam
Với những ưu thế về phương thức kinh doanh, vốn, trình độ quản lý,công nghệ, đã có nhiều tập đoàn phân phối quốc tế xâm nhập thị trường ViệtNam, trong đó có 3 tập đoàn bán lẻ hàng đầu thế giới là Wal-Mart (Mỹ),Carefour (Pháp) và Tesco (Anh) đã tạo sức ép cạnh tranh rất lớn đối với các nhà sản xuất và các hãng phân phối Việt Nam Cạnh tranh trên thị trường phân phối bán lẻ Việt Nam tăng cao khi xuất hiện nhiều tập đoàn quốc tế khác Hiện, các tập đoàn bán lẻ lớn như Metro của Đức, Casino của Pháp,Parkson đều đã có mặt tại Việt Nam Để chinh phục các thượng đế tại thị trường bán lẻ hấp dẫn thứ 6 trên thế giới(xếp hạng ngày 10/7/2009), ôngPascal Billaud, tổng giám đốc mới của BigC tại Việt Nam mới đây đã không ngần ngại tiết lộ: chiến lược cạnh tranh tới đây của Big C chính là giá cả - một chính sách “cổ điển” nhưng lại có sức mạnh kinh điển Theo ông PascalBillaud: Nhiệm vụ của nhà bán lẻ là làm khách hàng hài lòng bằng chất lượng dịch vụ, chất lượng hàng hoá, tiện nghi mua sắm và sự tận tuỵ của nhân viên…
Tuy nhiên, sự hiện diện của nhiều doanh nghiệp phân phối và bán lẻ nước ngoài đang đặt ra nhiều thách thức nhưng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn yếu kém; sự thu hẹp thị phần của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể ảnh hưởng đến công việc làm ăn của hàng vạn người buôn bán nhỏ, xu hướng tiêu dùng hàng ngoại và sức ép nhập siêu gia tăng Trong khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài được biết đến với hình ảnh những đại siêu thị đang hiện diện tại thị trường Việt Nam thì hầu hết cửa hàng truyền thống của Việt Nam đều ở trong tình trạng chung là có diện tích nhỏ, trang thiết bị thô sơ và chủ yếu sử dụng lao động phổ thông, đặc biệt là việc thiếu phương tiện vận tải chuyên dùng, thiếu kinh nghiệm và cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực để có thể điều hành và quản lý các hệ thống lớn và hiện đại Ngay cả doanh nghiệp thương mại trong nước phần lớn cũng là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa Tuy nhiên, đối mặt với những khó khăn đó, mỗi doanh nghiệp đều tự tìm cho mình một cách đi, một chiến lược khác nhau, hầu hết các doanh nghiệp đều quan tâm nắm bắt các nhu cầu của khách hàng và cải tiến các dịch vụ của mình. b Biện pháp
Nhà nước đã đưa ra nội dung chính sách thương nhân quản lý hệ thống bán lẻ hàng hóa thông qua các quyết định văn bản hướng dẫn như:
+ Tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn (quyết đỊnh của thủ tướng chính phủ số 92/2009/QĐ-TTg ngày 08 tháng 07 năm 2009) Điều 1 Tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn là việc sử dụng các nguồn lực tài chính do Nhà nước huy động để cho vay phát triển thương mại ở địa bàn miền núi, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc góp phần thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, tăng trưởng kinh tế đồng đều giữa các vùng trong cả nước.
Giao Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện chính sách tín dụng đối với thương nhân hoạt động thương mại tại vùng khó khăn theo quy định tại Quyết định này. Điều 2 Vùng khó khăn
1 Vùng khó khăn được thụ hưởng chính sách tín dụng đối với thương nhân quy định tại Quyết định này bao gồm các xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã) quy định trong Danh mục ban hành kèm theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Danh mục các đơn vị hành chính thuộc vùng khó khăn.
2 Các xã thành lập sau khi Quyết định này có hiệu lực, trên cơ sở chia, tách, sáp nhập các đơn vị hành chính thuộc Danh mục nêu tại khoản 1 trên đây cũng được hưởng chính sách tín dụng theo Quyết định này. Điều 3 Thương nhân hoạt động thương mại
1 Thương nhân bao gồm: tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh.
2 Hoạt động thương mại: thực hiện theo quy định của Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn thi hành. Điều 4 Đối tượng được vay vốn Đối tượng được vay vốn theo quy định tại Quyết định này là thương nhân hoạt động thương mại thường xuyên ở vùng khó khăn. Điều 5 Điều kiện được vay vốn Để được vay vốn, đối tượng được vay vốn quy định tại Điều 4 Quyết định này phải đáp ứng các điều kiện sau:
1 Được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thương nhân hoạt động thương mại xác nhận có thực hiện hoạt động thương mại thường xuyên trên địa bàn.
2 Có vốn tự có (bao gồm: giá trị vật tư, quyền sử dụng đất, tiền vốn) tham gia tối thiểu bằng 20% tổng nhu cầu vốn vay cho hoạt động thương mại tại địa bàn vùng khó khăn.
3 Thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay theo quy định tại Điều
12 Quyết định này. Điều 6 Nguyên tắc vay vốn
1 Thương nhân vay vốn phải sử dụng vốn vay đúng mục đích xin vay quy định tại Điều 7 Quyết định này.
2 Thương nhân vay vốn phải trả nợ gốc, lãi đúng hạn theo Hợp đồng tín dụng đã cam kết. Điều 7 Mục đích sử dụng vốn vay
Ngân hàng Chính sách xã hội cho thương nhân vay vốn để đáp ứng các nhu cầu vốn cho hoạt động thương mại gồm:
1 Đầu tư xây dựng trụ sở, cửa hàng, kho tàng, trang thiết bị và các tài sản khác.
2 Mua sắm hàng hóa gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu,vật liệu, hàng tiêu dùng, các động sản khác được lưu thông trên thị trường.
3 Góp vốn với các tổ chức, cá nhân khác để thực hiện các dự án sản xuất, kinh doanh tại địa bàn vùng khó khăn quy định tại Điều 2 Quyết định này. Điều 8 Mức vốn cho vay
1 Đối với thương nhân là cá nhân không thực hiện mở sổ sách Kế toán và nộp thuế khoán theo quy định của cơ quan thuế: mức vốn cho vay tối đa là 30 triệu đồng.
2 Đối với thương nhân là cá nhân thực hiện mở sổ sách kế toán và kê khai nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật: mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng.
3 Đối với thương nhân là tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp. Mức vốn cho vay tối đa là 500 triệu đồng. Điều 9 Lãi suất cho vay
1 Lãi suất cho vay áp dụng bằng mức lãi suất cho vay đối với hộ gia đình sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn.
2 Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay.
3 Việc điều chỉnh mức lãi suất cho vay do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội. Điều 10 Thời hạn cho vay, gia hạn nợ
1 Thời hạn cho vay được xác định theo các loại cho vay: ngắn hạn,trung hạn và dài hạn nhưng tối đa không quá 5 năm.