1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực hành quyền công tố trong các vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự từ thực tiễn địa bàn thành phố hà nội

80 9 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Hành Quyền Công Tố Trong Các Vụ Án Cho Vay Lãi Nặng Trong Giao Dịch Dân Sự Từ Thực Tiễn Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
Tác giả Nguyễn Phương Thỏa
Người hướng dẫn TS. Phan Thị Thu Lê
Trường học Trường Đại Học Kiểm Sát Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hình Sự và Tố Tụng Hình Sự
Thể loại luận văn thạc sĩ luật học
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 80
Dung lượng 753,42 KB

Cấu trúc

  • Chương 1.......................................................................................................... 6 (15)
    • 1.1. Cơ sở pháp lý, khái niệm, đặc điểm của thực hành quyền công tố trong các vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (15)
  • Chương 2........................................................................................................ 37 (46)
    • 2.1. Khái quát chung tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội liên quan đến thực hành quyền công tố trong các vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (46)
  • Chương 3........................................................................................................ 56 (65)
    • 3.1. Yêu cầu đặt ra đối với hoạt động thực hành quyền công tố trong các vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự (65)
  • KẾT LUẬN (45)

Nội dung

Trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Việt Nam ta đang từng bước phát triển toàn diện về mọi mặt như: kinh tế, chính trị, văn hóaxã hội… Theo tinh thần Nghị quyết số 692018QH14 của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2019 tiếp tục nhấn mạnh và khẳng định tầm quan trọng của nền kinh tế. Từ định hướng này của Nhà nước cũng như thực tiễn nền kinh tế Việt Nam ta có thể nhận thấy nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế, đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiếp cận được các nguồn vốn của nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng khác, do đó, một số hình thức cho vay lãi nặng đã xuất hiện và phát triển nhanh chóng. Những tổ chứcđối tượng cho vay lãi nặng này có các chiêu thức tiếp cận thị trường hấp dẫn như: cho vay không cần thế chấp với thủ tục nhanh gọn, đơn giản, chỉ cần giấy phép lái xe, chứng minh nhân dân… đã làm cho nhiều người rơi vào bẫy “tín dụng đen” với mức lãi suất cao cùng nhiều ràng buộc bất lợi khác. Ngoài ra, trong thời đại công nghê 4.0, “tín dụng đen” diễn biến ngày càng tinh vi và khó phát hiện khi phát sinh ngày càng nhiều hình thức vay tiền thông qua mạng internet

6

Cơ sở pháp lý, khái niệm, đặc điểm của thực hành quyền công tố trong các vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

tố trong các vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1.1 Quy định của Bộ luật hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Theo Từ điển Tiếng Việt thì vay là hoạt động nhận tiền hay vật gì của

1 người khác để chỉ dùng trước với điều kiện sẽ trả tương đương hoặc có thêm phần lãi Điều 463 Bộ Luật Dân sự năm 2015 (sau đây gọi là BLDS 2015) quy định: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định” Cùng với đó, khi tính lãi suất thì cần căn cứ vào quy định trong BLDS, cụ thể là BLDS 2015 Cụ thể tại khoản 1 Điều 468 BLDS 2015 quy định: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay ” Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực Khoản 1 Điều 201 BLHS quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự như sau: “Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm…” Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP ngày 20/12/2021 của Hội đồng thẩm phán TANDTC (gọi tắt là Nghị quyết số 01/2021) cũng có quy định về khái niệm “cho vay lãi nặng” tại khoản 1 Điều 2 như sau: “Cho vay lãi nặng là trường hợp bên cho vay cho bên vay vay tiền với mức lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định tại khoản 1 Điều 468 BLDS” Nếu lãi suất cho vay gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất tối đa trên, tức là từ 100%/năm trở lên hoặc lãi suất từ 8,33%/tháng trở lên hoặc lãi suất từ ,28%/ngày trở lên thì hành vi này có dấu hiệu của tội cho vay lãi nặng trong

Cùng với hành vi cho vay trong giao dịch dân sự phải với lãi suất cao gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS thì người phạm tội phải thu lợi bất chính một số tiền nhất định quy định trong Bộ luật hình sự, cụ thể là BLHS 2015 quy định là từ 30.000.000 đồng trở lên thì mới có thể cấu thành tội này Thu lợi bất chính là “số tiền lãi vượt quá mức lãi suất vay cao nhất theo quy định của BLDS và các khoản thu trái pháp luật khác của người vay” (Khoản 2 Điều 2 Nghị quyết số 01/2021) Trường hợp hành vi cho vay chưa thu lợi bất chính đến 30.000.000 đồng thì hành vi cho vay chỉ cấu thành tội phạm nếu người phạm tội đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự có các dấu hiệu pháp lý như sau:

Thứ nhất, về khách thể: Khách thể của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là xâm phạm đến chế độ quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực tài chính và hoạt động tín dụng Cụ thể hơn là trật tự quản lý của Nhà nước về việc cho vay trong giao dịch dân sự; trật tự trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ; xâm phạm đến lợi ích của công dân được pháp luật bảo vệ Đối tượng tác động của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là: hoạt động xử sự bình thường của con người, làm biến đổi tình trạng bình thường của người đi vay, khiến người đi vay nảy sinh và thực hiện hành vi vay lãi nặng.

Thứ hai, về mặt khách quan: Hành vi khách quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự được thể hiện là các hành vi hành động phạm tội, bao gồm:

- Hành vi trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên.

Hành vi cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định trong BLDS mới là điều kiện cần, việc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên từ việc cho vay lãi nặng là điều kiện đủ để cấu thành tội phạm này.

- Hành vi trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Bị coi là đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho vay lãi nặng trọng giao dịch dân sự mà còn vi phạm, nếu trước đó đã bị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, nhưng chưa hết thời hạn để được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn thực hiện hành vi cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự [8, tr.397].

Theo điểm d khoản 3 Điều 11 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình (sau đây gọi là Nghị định 167/2013/NĐ-CP) có quy định: “3 Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: d) Cho vay tiền có

1 cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% lãi suất cơ bản doNgân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay”.

Như vậy, trường hợp người này trong giao dịch dân sự cho vay với lãi suất như trên nhưng chưa thu lợi bất chính hoặc thu lợi bất chính dưới 30.000.000 đồng nhưng người này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, cụ thể là xử phạt theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì hành vi này có thể cấu thành tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự.

- Hành vi trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Tình tiết “Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm” tức là người này đã bị Tòa án kết án về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự bằng một bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được xóa án tích theo quy định của BLHS 2015 bao gồm: đương nhiên được xóa án tích, xóa án tích theo quyết định của Tòa án, xóa án tích trong trường hợp đặc biệt; mà lại thực hiện một trong các hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này.

Hậu quả khách quan của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là điều kiện bắt buộc của tội phạm này trong trường hợp người cho vay thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng trở lên Ngược lại, hậu quả không là điều kiện bắt buộc của tội phạm này trong trường hợp người cho vay đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Thứ ba, về mặt chủ quan: Lỗi của người phạm tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là lỗi cố ý trực tiếp Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.

Thứ tư, về chủ thể: Chủ thể của tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực TNHS Trường hợp người cho vay thu lợi bất chính từ dưới 30.000.000 đồng thì cần có thêm một số dấu hiệu nhân thân xấu như: đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi cho vay mà chưa hết thời hạn được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính hoặc đã bị kết án về tội này nhưng chưa được xóa án tích thì là một trong những căn cứ để cấu thành tội phạm này.

37

Khái quát chung tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội liên quan đến thực hành quyền công tố trong các vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 3.358,6 km2 và dân số năm

2020 là 8.246.539 người, là thành phố đông dân thứ hai của cả nước, sau thành phố Hồ Chí Minh (9.227.597 người) Đặc điểm phân bổ dân cư của Hà Nội cũng có một số điểm đặc thù như: Hà Nội có mật độ dân cư đông, theo số liệu từ Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội, tỷ lệ tăng dân số bình quân năm trong mười năm qua (2009-2019) của Hà Nội là 2,22%/năm, cao hơn mức tăng của cả nước (1,14%/năm) và cao thứ 2 trong vùng Đồng bằng sông Hồng, chỉ sau Bắc Ninh (2,90%/năm) Trong thời gian qua, tốc độ đô thị hóa ở thành phố Hà Nội đang diễn ra mạnh mẽ, đây cũng là xu thế tất yếu của các thành phố lớn, thể hiện qua tỷ lệ dân số khu vực thành thị là 49,2% năm

2019 Mật độ dân số của thành phố Hà Nội là 2.398 người/km2, cao gấp 8,2 lần so với mật độ dân số cả nước Về đặc điểm kinh tế, xã hội: Kinh tế Thủ đô liên tục tăng trưởng và đạt mức khá trong giai đoạn 2015-2020; Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực, theo hướng hiện đại, tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ tăng mạnh; khu vực nông nghiệp giảm còn 2,09% Thủ đô tiếp tục dẫn đầu cả nước nhiều chỉ tiêu về văn hóa, giáo dục - đào tạo, thể dục, thể thao, nhất là thể thao thành tích cao.

Với các đặc điểm về địa lý và dân cư, kinh tế, chính trị như trên, kéo theo đó là một số hệ lụy như làm gia tăng các loại tội phạm phi truyền thống,mức độ tội phạm ngày càng nguy hiểm và tinh vi, hậu quả gây ra ngày càng lớn; các tranh chấp dân sự, khiếu kiện hành chính ngày càng gia tăng, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp… Do đó, VKSND thành phố Hà Nội là một trong những đơn vị có số lượng án hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại, lao động lớn nhất trong cả nước.

Về tình hình cho vay lãi nặng trên địa bàn thành phố Hà Nội (giao dịch vay mượn có lãi suất cao, cho vay theo “tín dụng đen”): Trong những năm vừa qua, loại giao dịch này trên địa bàn thành phố biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng có thể tựu chung dưới 2 phương thức cho vay chính là bốc bát họ cắt lãi suất ngay và hình thức cho vay tính lãi suất theo ngày Hình thức cho vay với lãi suất cao này thực chất là một biểu hiện ngầm của cho vay

“tín dụng đen” thường diễn ra giữa bên cho vay chuyên nghiệp tổ chức dưới dạng cửa hàng cho vay tài chính, cửa hàng cầm đồ với bên vay là các cá nhân đang cần vay nóng một khoản tiền chấp nhận chịu lãi suất cao (giữa các bị can và bị hại thường không có mối quan hệ quen biết) Loại hình thức cho vay này được xác định chủ yếu căn cứ trên lời khai của các bị can và bị hại với lãi suất, thỏa thuận thu lãi theo ngày hoặc theo tuần/ tháng với mức lãi suất dao động từ 3.000 đồng đến 7.000 đồng/1.000.000 đồng/1 ngày tương ứng từ 109,5%/năm đến 255,5%/năm Thực tế này ảnh hưởng đến đến thực hành quyền công tố trong các vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự ở chỗ các cơ quan tiến hành tố tụng khó chứng minh được hành vi cho vay này có phạm tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự hay không do các bên thường thỏa thuận miệng phần lãi suất và không được ghi nhận trên hợp đồng hoặc giấy vay tiền Nhưng trên thực tế giải quyết, Cơ quan điều tra bằng các biện pháp nghiệp vụ hoàn toàn có thể xác định được hình thức cho vay về bản chất là “tín dụng đen” này thông qua đặc điểm về nhân thân, nghề nghiệp, cách thức tổ chức đòi nợ, số tiền đòi nợ vượt quá nhiều lần so với số tiền vay nợ thực tế.v.v

Một số vụ án điển hình cho hình thức cho vay này như vụ án Lê Văn Khoa và đồng phạm phạm tội Cướp tài sản xảy ra tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, anh Tạ Đăng Sáng đã vay của Lê Văn Khoa số tiền 10.000.000 đồng với lãi suất 7.000đ/1 triệu/ 1 ngày cắt lãi 9 tháng (anh Sáng thực nhận 7.900.000 đồng), khi đòi nợ Khoa buộc anh Sáng phải ghi giấy vay nợ số tiền 25.000.000đ; Vụ án Lưu Văn Hùng phạm tội Cưỡng đoạt tài sản xảy ra tại huyện Gia Lâm, Hà Nội, bị hại là chị Lê Thị Ngọc đã vay Hùng số tiền 00.000.000đ dưới hình thức bốc bát họ, cắt ngay lãi 20.000.000đ (chị Ngọc

1 thực nhận 80.000.000đ), cam kết mỗi ngày trả 2.000.000đ trong vòng 50 ngày, khi thực hiện hành vi đòi nợ Hùng yêu cầu chị Ngọc phải trả số tiền 100 triệu trong 10 ngày; Vụ án Nguyễn Văn Linh và đồng phạm phạm tội Cưỡng đoạt tài sản và Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự xảy ra tại quận Nam

Từ Liêm, Hà Nội: Nguyễn Văn Linh cho chị Nguyễn Thị Thu Hằng vay lãi nặng số tiền 15 triệu, lãi suất 144%/năm, quá trình đòi nợ Linh đã buộc chị Hằng phải viết giấy bán xe môtô trị giá 30.0000.000 đồng cho Linh để trừ nợ.

2.2 Kết quả hoạt động thực hành quyền công tố trong các vụ án cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội

Trong những năm vừa qua, đặc biệt là hai năm trở lại đây, Viện KSND thành phố Hà Nội tiếp tục thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 25-4-2019 của Thủ tướng Chính phủ về “Tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến tín dụng đen” và Kế hoạch số

48/KH-UBND ngày 03/7/2019 của UBND thành phố Hà Nội về việc triển khai

1 thực hiện Chỉ thị 12/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống “tín dụng đen” Do đó công tác phối hợp giải quyết các vụ việc, vụ án liên quan đến loại tội phạm này mang lại nhiều kết quả khả quan; nhiều vụ án hình sự liên quan đến hoạt động cho vay được phát hiện và xử lý triệt để, quyết liệt Về tình hình diễn biến tội phạm tín dụng đen, đòi nợ thuê hiện nay tiếp tục diễn biến phức tạp Do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 dẫn đến nhiều người dân, doanh nghiệp lâm vào tình trạng kinh doanh khó khăn, thất thoát nguồn vốn đầu tư, dẫn đến nhu cầu vay nóng, vay không cần điều kiện, thủ tục phát sinh ngày một nhiều Đối với phương thức, thủ đoạn thực hiện hành vi phạm tội của tội phạm “tín dụng đen”, ngoài các phương thức, thủ đoạn cũ như vay ngắn hạn, yêu cầu trả gốc và lãi hàng ngày, thì hiện nay cũng xuất hiện một số đối tượng sử dụng hình thức cho vay trực tuyến, vay online thông qua các trang mạng, mạng xã hội, ứng dụng di động với cách tính lãi và lãi suất tương tự như các hình thức cũ Các đối tượng hoạt động “tín dụng đen” thường núp dưới vỏ bọc là các cơ sở kinh doanh, hội nhóm như: Các cơ sở cầm đồ, cơ sở kinh doanh dịch vụ đòi nợ thuê, công ty tài chính; các cơ sở, cá nhân có biểu hiện huy động vốn với lãi suất cao bất thường (chơi hụi, họ, phường…) để thu hút người dân có nhu cầu vay vốn Nhiều vụ án các đối tượng có hành vi thủ đoạn tinh vi với nhiều phương thức đe dọa, ràng buộc người vay để không tố giác được hành vi phạm tội.

Những kết quả đạt được thể hiện thông qua một số bảng số liệu sau:

Bảng 1: Thống kê số lượng vụ án và bị can, bị cáo bị khởi tố, điều tra,ị truy tố, xét xử về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự giai đoạn 3 năm

(2019-2021) trên địa bàn thành phố Hà Nội

Khởi tố, điều tra Truy tố

Nguồn: VKSND thành phố Hà Nội, 2022

Nhìn vào bảng số liệu trên cho thấy các hành vi bị xử lý về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự trên địa bàn thành phố Hà Nội liên tục tăng Năm

016 mới chỉ có 06 vụ án/28 bị can được khởi tố, điều tra thì đển năm 2021, con

2 số này lên tới 36 vụ án/125 bị can; tỷ lệ tăng gấp 06 lần Các con số trong giai đoạn truy tố, xét xử cũng có sự gia tăng tương tự Năm 2016 chỉ có 02 vụ án/17 bị can bị truy tố nhưng đến năm 2021, có tới 41 vụ án/110 bị can bị truy tố Ở giai đoạn xét xử, năm 2016 chỉ có 02 vụ án/16 bị cáo được đưa ra xét xử nhưng đến năm 2021, có tới 31 vụ án/78 bị cáo được đưa ra xét xử.

Riêng đối với năm 2021, các con số cụ thể trong việc xử lý tội phạm này như sau:

Bảng 2 Kết quả kiểm sát giải tin báo, tố giác về tội phạm và kiến nghị khởi tố về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự năm 2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Kết quả giải quyết Còn đang do CQĐT thụ lý

Tin cũ Tin mới Khởi tố Không khởi tố Tạm đình chỉ

Nguồn: VKSND thành phố Hà Nội, 2022

Nhìn vào bảng trên ta thấy, mặc dù số lượng tin báo, tố giác về hành vi cho xác minh

02 05 vay lãi nặng trong giao dịch dân sự khá nhiều (tổng số 51 tin) nhưng số lượng vụ án được khởi tố chỉ chiếm khoảng 1/3 (16 vụ) Đây là con số rất khiêm tốn so với thực trạng các hoạt động cho vay lãi nặng xảy ra trên thực tế Ngoài ra, số lượng các tin báo, tố giác về tội phạm bị tạm đình chỉ giải quyết chiếm số lượng lớn (20/51 tin) thể hiện sự khó khăn lớn trong việc điều tra, xác minh để giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm này.

56

Ngày đăng: 27/07/2023, 17:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w