1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738

81 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Hoàn Thiện Quy Trình Sử Dụng Bã Sắn Trước Và Sau Lên Men Thu Enzyme Để Nuôi Trồng Nấm Ăn Và Nấm Dược Liệu
Tác giả Nguyễn Văn Quyết
Người hướng dẫn PTS. Nguyễn Văn Ngoạn
Trường học Đại học sư phạm Hà Nội
Chuyên ngành Công nghệ sinh học
Thể loại đề tài nghiên cứu
Năm xuất bản 2009
Thành phố Ninh Bình
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 15,31 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (3)
    • 1.1. Tình hình xử lý bã sắn phế thải (3)
    • 1.2 Công nghệ trồng nấm ăn, nấm dược liệu từ các phế phụ phẩm nông nghiệp (7)
      • 1.2.1 Khái quát về ngành sản xuất nấm ở Việt Nam (7)
      • 1.2.2 Giá trị dinh dưỡng và làm thuốc của nấm (8)
        • 1.2.2.1 Giá trị dinh dưỡng của nấm ăn (8)
        • 1.2.2.2 Giá trị làm thuốc của nấm dược liệu (11)
      • 1.2.3 Đặc điểm sinh học của nấm Sò (18)
      • 1.2.4 Đặc điểm sinh học của nấm Linh Chi (19)
      • 1.2.5 Quy trình nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu (21)
  • CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (25)
    • 2.1 Vật liệu (25)
      • 2.1.1 Vi sinh vật (25)
      • 2.1.2 Môi trường (25)
      • 2.1.3 Hoá chất (25)
      • 2.1.4 Thiết bị (26)
    • 2.2 Phương pháp nghiên cứu (26)
      • 2.2.1 Phương pháp vi sinh (26)
        • 2.2.1.1 Hoạt hoá các vi sinh vật (26)
        • 2.2.1.2 Phương pháp lên men bề mặt (27)
      • 2.2.2 Phương pháp hoá sinh (27)
        • 2.2.2.1 Xác định khả năng sinh enzyme (amylase, cellulase, chitinase, protease) bằng phương pháp khuếch tán trên môi trường thạch (27)
        • 2.2.2.2 Xác định hoạt độ cacboxymethylcellulase và amylase (28)
        • 2.2.2.3 Xác định hoạt độ xylanase (30)
        • 2.2.2.4 Hoạt tính Protease (31)
        • 2.2.2.5 Xác định hoạt tính kháng sinh (33)
        • 2.2.2.6 Phương pháp xác định Protein tổng số (34)
        • 2.2.2.7 Phương pháp xác định lượng đường tổng số (36)
        • 2.2.2.8 Phương pháp xác định hàm lượng tinh bột (37)
        • 2.2.2.9 Phương pháp xác định hàm lượng Cellulose (39)
        • 2.2.2.10 Xác định hàm lượng các chất khoáng còn lại sau lên men (40)
      • 2.2.3 Phương pháp trồng nấm (43)
        • 2.2.3.1 Phương pháp trồng nấm Sò (Pleurotus pulmonarius) (43)
        • 2.2.3.2. Phương pháp trồng nấm Linh chi (Ganoderma Lucidum) (44)
      • 2.2.4 Phương pháp thí nghiệm bã nấm trên gà (45)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN (46)
    • 3.1. Phân tích thành phần hoá học của bã sắn trước và sau khi lên men thu enzyme (46)
    • 3.2 Hoàn thiện quy trình trồng nấm ăn và nấm dược liệu trên bã sắn trước và sau khi lên men thu enzyme (48)
      • 3.2.1 Trồng nấm sò trắng (Pleurotus pulmonarius) (48)
        • 3.2.1.1 Phương pháp xử lý nguyên liệu (49)
        • 3.2.1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng rơm rạ bổ sung lên sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò (50)
      • 3.2.2 Trồng nấm linh chi (Ganoderma lucidum) (61)
        • 3.2.2.1 Phương pháp xử lý nguyên liệu (61)
        • 3.2.2.2 Phương pháp thí nghiệm (61)
    • 3.3. Hoàn thiện nghiên cứu sử dụng hệ sợi của nấm sò, nấm linh chi trồng trên cơ chất bã sắn trước và sau lên men cho chăn nuôi gà (64)
      • 3.3.2 Thành phần dinh dưỡng của hệ sợi nấm sò và nấm linh chi trồng trên cơ chất bã sắn trước khi lên men (67)
    • 3.3. Hoàn thiện nghiên cứu thử nghiệm sử dụng bã sau trồng nấm làm thức ăn cho gia cầm (72)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (0)

Nội dung

VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Vật liệu

Các chủng vi sinh vật kiểm định nghiên cứu bao gồm: Bacillus subtilis (B.subtilis), Escherichia coli (E.coli), Staphyllococcus sp , S aureus 7YB, Salmonella enteritidis (S enteritidis), Salmonella typhymurium (S. typhymurium), Aspergillus oryzae NM1(A.oryzae NM1) Các chủng vi sinh vật nghiên cứu khác được lấy từ bộ sưu tập giống của bộ môn Công nghệ sinh học – Vi sinh Khoa Sinh học, Trường đại học sư phạm Hà Nội Phần lớn các chủng được phân lập từ rừng ngập mặn.

Giống nấm: Nấm Sò (Pleurotus pulmonarius), nấm linh chi (Ganoderma lucium) mua từ Viện di truyền Nông nghiệp.

+ Đối với vi khuẩn dùng môi trường MPA pha trong nước biển: Glucose: 10 g; pepton: 5 g; cao thịt:5 g; thạch: 20 g; nước biển: 1000 ml

+ Đối với nấm mốc sử dụng các môi trường theo Gareth và cs (1998) [39]. Môi trường 1: Cao nấm men: 4 g; glucose: 20 g; thạch: 20 g; nước biển: 1000 ml; pH: 5,5-6,0.

Môi trường 3: Glucose: 10 g; pepton: 2 g; KH2PO4 7H2O: 5 g; MgSO4.7H2O 0,5 g; thạch : 20 g; nước biển: 1000 ml; pH: 5,0-6,0

+ Môi trường lên men bề mặt: Cơ chất là bã sắn được làm ẩm đến 75% bằng dung dịch khoáng gồm: KH2PO4: 4,2 g; KCl: 0,5 g; KNO3: 13 g; MgSO4: 0,5 g; FeSO4: 0,01 g; NaCl: 11,25 g, pha trong 1 lít nước máy

+ Các hoá chất dùng cho nghiên cứu enzyme được mua từ Merck(Đức) và Sigma (Mỹ) bao gồm: oat spell xylan (OSX), D-xylose, DNS

2 6 dinitro salysilic axit, BSA (Bovine serum albumin), Coomassie brilliant blue-R250 (CBB-R250).

+ Các hoá chất thông dụng khác được mua của Trung Quốc và Việt Nam: KNO3, KH2PO4, MgSO4.7H2O, KCl, FeSO4.7H2O, CH3COONa, HCl,

H2SO4, HNO3, C2H5OH, Agar (thạch)

Các hoá chất trên đều tinh sạch ở mức độ phân tích.

+ Bã sắn, cám con cò, cám ngô mua từ cửa hàng thức ăn gia súc.

- Tủ ấm, tủ sấy (Binder, Đức)

- Máy li tâm (Sorvall, Mỹ)

- Nồi hấp thanh trùng (Tommy, Nhật)

- Quang phổ kế (UV-vis, Shimazdu Nhật)

- Máy lắc ổn nhiệt (BR300LF và Memmert, Đức)

- Máy đo pH (MP 200R, Thụy Sỹ)

- Cân phân tích (Precisa XT 320M, Thụy Sỹ)

- Máy cất nước hai lần (Hamilton, Anh)

- Máy lọc nước siêu sạch (Millipore, Mỹ)

- Máy đo chất lượng nước (31 chỉ tiêu- Aqualytic, Đức)

- Micropipet (Gilson, Phỏp) cỏc loại từ 20àl – 10ml

Phương pháp nghiên cứu

2.2.1.1 Hoạt hoá các vi sinh vật [15]

- Đối với vi khuẩn: Các vi khuẩn bảo quản trong môi trường thạch nghiêng thích hợp cho mỗi loại ở 4 0 C hoặc ở 20 0 C Trước khi sử dụng, các vi khuẩn được hoạt hoá trên môi trường dịch thể, nuôi lắc các ống nghiệm trong tủ ấm ở 30 0 C trong 24 giờ, sau đó cấy trải trên môi trường thạch đĩa để tạo thành những khuẩn lạc mọc riêng rẽ, cấy truyền sang ống nghiệm chứa các môi trường thạch Sử dụng giống đã được hoạt hoá cho những nghiên cứu tiếp theo.

- Đối với nấm mốc: Để có thể hoạt hoá nấm mốc phương pháp làm tương tự như đối với các vi khuẩn nhưng môi trường sử dụng là môi trường MT1 và MT3

2.2.1.2 Phương pháp lên men bề mặ t [24]

Môi trường cơ chất bã sắn đã được làm ẩm đến 75% bằng dịch khoáng và được thanh trùng ở 121 0 C, 1 atm trong 30 phút Để nguội, bổ sung A. oryzae NM1 và trộn đều nhằm phân tán bào tử trong sinh khối lên men Hỗn hợp cơ chât - giống được ủ trong 36 h ở điều kiện 33 0 C.

2.2.2.1 Xác định khả năng sinh enzyme (amylase, cellulase, chitinase, protease) bằng phương pháp khuếch tán trên môi trường thạch

Dựa theo phương pháp của Williams, (1983) [14, 59].

* Chuẩn bị cơ chất cho từng loại enzyme: Môi trường gồm 2% thạch có bổ sung 1% tinh bột tan hoặc 1% chitin hoặc 0.5% CMC hoặc 1% gelatin. Thanh trùng ở 121 0 C trong 15 phút, đổ vào các đĩa petri, mỗi đĩa khoảng 25ml sau đó để nguội.

* Chuẩn bị dịch thử enzyme: Bã sắn trồng nấm sò và nấm linh chi sau khi thu hái quả thể đem nghiền với nước bằng máy nghiền đồng thể tỉ lệ 1g cơ chất/5 ml nước, lọc bỏ sợi bằng giấy lọc, li tâm thu dịch trong để thử hoạt tính.

* Thử hoạt tính: Dùng khoan nút chai khoan 2 lỗ trên đĩa thạch Nhỏ100àl dịch trong thu được vào mỗi lỗ Đặt vào tủ lạnh 4 0 C từ 8 -12h để enzyme khuếch tán vào thạch, sau đó chuyển sang tủ ấm 30 0 C khoảng 24h.Hoạt tính enzyme được hiện hình bằng vòng phân giải khi sử dụng các thuốc thử tương ứng Hoạt tính Amylase và chitinase được hiện hình bằng

2 8 dung dịch lugol (1g KI với 2g I2 trong 300ml nước) Hoạt tính cellulase được hiện hình bằng dung dịch công gô đỏ 1% Hoạt tính Protease được hiện hình bằng dung dịch Amonisunfat bão hoà Hoạt tính các enzyme được đánh giá sơ bộ bằng độ lớn vòng phân giải (D-d, mm), trong đó D là đường kính vòng phân giải, d là đường kính lỗ thạch.

2.2.2.2 Xác định hoạt độ cacboxymethylcellulase và amylase

Dựa theo phương pháp của Miller G.L (1959) [49].

* Nguyên lý: CMC-ase phân cắt cacboxymethylcellulase (CMC) và amylase phân cắt tinh bột thành các oligosaccharide và glucose có tính khử có khả năng bắt màu vàng cam đặc trưng với thuốc thử DNS khi đun nóng.

+Pha dung dịch cơ chất: dung dịch 0,5% CMC hoặc dung dịch 1% tinh bột ngô trong đệm 50mM Na-acetat, pH 5,5.

+ Dung dịch thuốc thử DNS: Hoà tan 2g phenol và 10g NaOH trong 300ml nước cất, sau đó thêm tiếp 0,5g Na2SO3, 200g KNaC4H4O6.4H2O, 10g DNS, khuấy đều cho các hoá chất tan hoàn toàn Bổ sung thêm nước cất để đạt 1000 ml.

+ Dựng đường chuẩn D-glucose: Pha dung dịch gốc 10μmol/ml D-glucosemol/ml D-glucose trong đệm 50mM Na-acetat Từ đó pha loãng thành các nồng độ 0; 2; 4; 6;

10 (μmol/ml D-glucosemol/ml) Lấy 50μmol/ml D-glucosel dịch D-glucose ở mỗi nồng độ trên + 450μmol/ml D-glucosel dịch 0,5% CMC (hoặc 1% tinh bột ngô) + 750μmol/ml D-glucosel dịch thuốc thử DNS Đun cách thuỷ trong 5 phút, làm lạnh và đo ở bước sóng λ540nm Đường chuẩn thể hiện mối liên quan giữa nồng độ D-glucose và giá trị OD được xây dựng nhờ chương trình Microsoft Excel (hình 2-1)

Hình 2-1 Đường chuẩn xác định hàm lượng D-glucose bằng DNS

Phương trình thể hiện mối tương quan giữa hàm lượng D-glucose và giá trị OD540nm thu được là y = 15,759x + 0,15181 Trong đó: y là hàm lượng D-glucose trong 1ml dịch; x là giá trị OD540nm tương ứng Hệ số tương quan

R 2 = 0,9912 chứng tỏ mối liên quan giữa x và y là rất chặt chẽ.

+ Đặt thí nghiệm xác định hoạt tính của CMC-ase và amylase:

- Thí nghiệm: 450μmol/ml D-glucosel dung dịch 0,5% CMC (hoặc 1% tinh bột ngô) + 50μmol/ml D-glucosel dịch enzyme đã pha loãng thích hợp Ủ ở 50 o C trong 30 phút, sau đó bổ sung 750μmol/ml D-glucosel dung dịch DNS để dừng phản ứng

- Đối chứng: 450μmol/ml D-glucosel dung dịch 0,5% CMC (hoặc 1% tinh bột ngô) + 750μmol/ml D-glucosel dung dịch DNS + 50μmol/ml D-glucosel dịch enzyme đã pha loãng thích hợp Ủ ở 50 o C trong

30 phút. Đun cách thuỷ mẫu thí nghiệm và đối chứng trong 5-7 phút, để nguội đến nhiệt độ phòng Đo độ hấp phụ ở bước sóng λ540nm Từ giá trị OD ta tính được lượng đường khử được tạo ra nhờ đường chuẩn theo phương trình y = 15,759x + 0,15181 (trong đó: y là hàm lượng D-glucose trong 1ml dịch; x là giá trị OD540nm tương ứng)

Quy ước: Một đơn vị hoạt tính (IU) của CMC-ase (hoặc amylase là lượng enzyme cần thiết để giải phóng 1μmol đường khử trong 1 phút ở điềumol đường khử trong 1 phút ở điều kiện thí nghiệm dùng glucose là đường chuẩn. y = 15.759x + 0.5181

N ồ n g đ ộ D -g lu co se ( m ic ro m o l/m l)

2.2.2.3 Xác định hoạt độ xylanase

Dựa theo phương pháp của Bailey (1992) [31].

* Nguyên lý: Xylanase (endoxylanase 1,4- xylanase) phân cắt cơ chất xylan thành các oligoxylose và các xylose có tính khử, có khả năng bắt màu vàng cam đặc trưng với thuốc thử DNS khi đun nóng.

+ Dung dịch cơ chất 1% oat spelts xylan (OSX): Cân 1gam OSX pha trong đệm 50mM Na-acetat, pH 5,5.

+ Dung dịch thuốc thử DNS được pha như đã trình bày ở trên.

KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN

Phân tích thành phần hoá học của bã sắn trước và sau khi lên men thu enzyme

Năm 2007, N.V.Quyết đã phân tích một số chỉ tiêu trong bã sắn trước và sau khi lên men thu enzyme Để khẳng định các số liệu khoa học này nhằm làm cơ sở khoa học cho việc sử dụng bã sắn phế thải trước và sau khi lên men thu enzyme vào trồng nấm ăn và nấm dược liệu ở qui mô trang trại, chúng tôi tiến hành phân tích lặp lại hoặc mới một số chỉ tiêu có trong bã sắn Nếu áp dụng thành công sẽ đem lại những lợi ích nhất định như: góp phần sản xuất loại thực phẩm sạch, vừa có giá trị dinh dưỡng vừa giá trị làm thuốc cao, đặc biệt tận dụng được nguồn phế phụ phẩm sau quá trình lên men thu enzyme phục vụ cho chăn nuôi, hạn chế khả năng gây ô nhiễm môi trường.

Bã sắn trước và sau khi lên men thu enzym bằng chủng Asperillus oryzae NM1 được sấy khô ở 100 0 C đến trọng lượng không đổi rồi đem phân tích theo như trình bày trong phần phương pháp.

Kết quả phân tích hàm lượng các chất được thể hiện trong bảng 3-1 (n>3).

Bảng 3-1 Hàm lượng các chất có trong bã sắn trước và sau khi lên men thu enzyme

STT Các chỉ tiêu phân tích Đơn vị Bã sắn trước khi lên men

Bã sắn sau khi lên men

Từ bảng cho thấy: Thành phần các chất có trong bã sắn trước và sau khi lên men enzyme chủng A.oryzae MNI có khác nhau rõ rệt: hàm lượng các chất khoáng của bã sắn sau khi lên men thu enzyme cao hơn rất nhiều so với hàm lượng các chất khoáng đó trong bã chưa lên men, do trong quá trình lên men chúng ta đã bổ sung thêm các loại khoáng cần thiết (mục 2.1.2 chương 2) cho nấm mốc Hàm lượng khoáng so với ban đầu khi bổ sung, tuy không còn nhiều do nấm mốc đã sử dụng khoáng trong quá trình sinh trưởng và cũng như bị mất đi trong quá trình chiết xuất enzyme Hàm lượng protein tăng lên, cellulose tăng do sinh khối nấm sợi có trong bã sau lên men. Đặc biệt hàm lượng tinh bột trong bã sau lên men giảm đi đáng kể (chỉ còn 1,8- 5,3%) Điều này rất có ý nghĩa trong việc tận dụng nguồn bã sắn phế thải sau lên men để nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu Vì, nấm ăn và nấm dược liệu không có nhu cầu cao về tinh bột nhưng lại cần rất nhiều cellulose để sinh trưởng, phát triển, đặc biệt là nấm sò Vì vậy, mà nguồn nguyên liệu phổ biến và chủ yếu hiện nay để nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu vẫn là rơm rạ và mùn cưa của các loại gỗ không có tinh dầu Do đó, sử dụng bã sắn vào nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu là một hướng nghiên cứu mới.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chưa xác định được hàm lượng HCN.Tuy nhiên, dựa theo các tài liệu công bố trước đây hàm lượng HCN còn lại trong bã sắn là rất ít, không đáng kể, thông thường bã sắn khô chứa 7,5-8,5mg% HCN Trong bã sắn tươi hàm lượng HCN còn khá cao(162,40mg/kg), có thể gây độc nếu cho trâu bò ăn bã tươi Theo Mai ThịThơm và Bùi Quang Tuấn, năm 2006, bã sắn ủ chua với 0,5% muối hoặc ủ với 0,5% muối + 3% rỉ mật đều cho chất lượng thức ăn ủ chua tốt, an toàn khi sử dụng cho gia súc, giảm chi phí thức ăn cho sản xuất sữa [6 ] Đây là hàm lượng rất nhỏ nằm dưới ngưỡng gây độc rất nhiều Theo Do ThanhHang and T R Preston (2005) [36] ngưỡng gây độc 1.4 đến 4.4mg/kg trọng lượng cơ thể động vật

Trên thế giới cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng bã sắn khô không cần xử lý HCN để lên men nhiều loại sản phẩm bằng Vi sinh vật, trong đó có dùng để trồng nấm ăn và nấm dựợc liệu, vì bã sắn hầu như không chứa HCN (Ashok Pandey và CS, 2000).

Chúng tôi đã sử dụng bã sắn khô và bã sắn đã trải qua quá trình lên men vi sinh vật, quá trình tách chiết được bổ sung và vắt khô nhiều lần để lấy enzyme, thì hàm lượng HCN hầu như không còn gì nữa, nên không cần xử lý gì hơn Do đó có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng bã sắn làm nguồn nguyên liệu trồng nấm ăn và nấm dược liệu.

Hoàn thiện quy trình trồng nấm ăn và nấm dược liệu trên bã sắn trước và sau khi lên men thu enzyme

3.2.1 Trồng nấm sò trắng (Pleurotus pulmonarius)

Nguyễn Văn Quyết, 2007, khi nghiên cứu sử dụng bã sắn trước và sau lên men thu enzyme vào nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu ở quy mô phòng thí nghiệm, bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định

Tác giả đã nghiên cứu về phương pháp xử lý nguyên liệu, ảnh hưởng của một số yếu tố lên sự phát triển của nấm sò và nấm linh chi trên bã sắn (độ ẩm, hàm lượng các chất khoáng), tối ưu các điều kiện trên cho sự phát triển của nấm sò ở điều kiện phòng thí nghiệm (10kg/mẻ) Đây là những nghiên cứu bước đầu cần được bổ sung và hoàn thiện trong các nghiên cứu tiếp theo nhằm đưa được vào sản xuất thực tiễn Theo N.V.Quyết hàm lượng tinh bột cao và hàm lượng cellulose thấp trong bã sắn là nguyên nhân làm cho năng suất trồng trồng nấm sò và nấm dược liệu trên nguyên liệu này là chưa cao

Tiếp tục hướng nghiên cứu đó chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu để nâng cao năng suất của quy trình trồng nấm sò bằng bổ sung thêm nguồn cellulose vào nguyên liệu trồng nấm Nguyên liệu bổ sung chúng tôi chọn là rơm rạ vì đây là nguồn nguyên liệu rất giàu cellulose đặc biệt thích hợp để trồng nấm sò, hơn nữa lại rẻ tiền, dễ kiếm và phổ biến ở các vùng nông thôn nước ta Đặc biệt, phần lớn rơm rạ sau khi thu hoạch lúa ở một số địa phương đều bị đốt bỏ ngoài đồng ruộng hoặc ném xuống kênh rạch, sông ngòi gây tắc nghẽn dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường Đây là nguồn tài nguyên rất lớn nhưng chưa được sử dụng, nếu đem trồng nấm không những tạo ra loại thực phẩm có giá trị cao mà phế liệu sau khi thu hoạch nấm được chuyển sang làm phân bón hữu cơ tạo thêm độ phì nhiêu cho đất Do đó, phối trộn rơm rạ vào bã sắn làm cơ chất trồng nấm sò góp phần tăng hàm lượng cellulose trong cơ chất, đồng thời tạo độ thông thoáng cho cơ chất, tăng khả năng sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm sò, rút ngắn thời gian nuôi sợi Nếu thành công trong hướng nghiên cứu này, sẽ tận dụng đáng kể nguồn phế phụ phẩm gây ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao năng suất trồng nấm đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn

3.2.1.1 Phương pháp xử lý nguyên liệu

Dựa theo kết quả của N.V.Quyết, chúng tôi đưa ra phương pháp xử lý hai loại nguyên liệu như sau:

Bã sắn các loại đã phơi khô, được bổ sung thêm CaCO3 (bột nhẹ) với tỷ lệ 2% (tức là 200g bột nhẹ/ 10kg nguyên liệu) trộn đều, sau đó được bổ sung thêm nước để đạt độ ẩm 59,5 - 61,3% (tương đương với 12 - 13kg nước/10kg nguyên liệu) Có thể kiểm tra độ ẩm bằng cách: nắm nguyên liệu vào tay, sau đó bỏ tay ra nếu nguyên liệu tự rời nhau là được Trong trường hợp độ ẩm cao quá hoặc thấp quá thì cần phải chỉnh lại độ ẩm cho thật chuẩn Nếu độ ẩm cao quá, lượng tinh bột còn lại trong bã tương đối lớn, sau khi thanh trùng tinh bột sẽ bị hồ hoá hoàn toàn, tăng độ nhớt, khả năng lưu thông khí trong bịch giảm, làm sợi nấm phát triển kém và khả năng bị nhiễm nấm cao Nếu độ ẩm thấp quá, hệ sợi nấm phát triển nhanh nhưng ra quả thể kém, chất lượng quả thể không tốt biểu hiện quả thể bé, cuống quả thể dài,

5 0 khi ăn rất dai, và hệ sợi nhanh bị lão hoá ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả thể nấm ở những lần ra sau. Đối với rơm rạ: chặt ngắn 10 - 15cm, ngâm trong nước vôi 15 - 20 phút vớt ra để ráo nước, ủ lại 1 - 2 ngày, sao cho độ ẩm đạt khoảng 65%, khi đó rơm rạ có màu vàng tươi là được.

Bã sắn sau khi tạo ẩm và rơm rạ sau khi ủ được đem hấp khử trùng trong nồi áp suất ở áp suất 1 atmotphe, nhiệt độ 121 0 C, thời gian 60 phút.Để nguội, phối trộn rơm rạ và bã sắn theo những tỷ lệ nhất định Đóng bịch vào túi nilon chịu nhiệt kích thước 25 × 35cm, trọng lượng mỗi bịch 1,2 - 1,5kg, đem hấp khử trùng lần 2 tương tự như lần 1 Sau khi hấp xong lấy bịch nấm ra để nguội và cấy giống trong phòng cấy giống vô trùng.

3.2.1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng rơm rạ bổ sung lên sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò Để tiến hành thí nghiệm này, chúng tôi đã phối trộn rơm rạ vào bã sắn theo những tỷ lệ khác nhau và chia lô thí nghiệm để tiện cho việc theo dõi. Mỗi lô thí nghiệm gồm 15 bịch nấm Mục đích của thí nghiệm này là nhằm tìm ra một tỷ lệ phối trộn phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò trên cơ chất bã sắn là chủ yếu, chứ không phải trên rơm rạ Do đó, chúng tôi đã tiến hành phối trộn tỷ lệ rơm rạ/bã sắn từ 5 - 25% với bước nhảy là 5%, như trình bày dưới đây

 Nuôi cấy nấm sò trên cơ chất bã sắn sau lên men thu enzyme

Thí nghiệm được bố trí làm 7 lô Mỗi lô gồm 15 bịch, mỗi bịch có trọng lượng 1,2 - 1,5kg (nước, khoáng, rơm rạ và bã sắn đã được tạo ẩm và hấp thanh trùng) tương đương với khối lượng nguyên liệu bã sắn khô trong một bịch là 600 – 700g và 50 – 200g rơm rạ Các bịch được cấy giống đều trên bề mặt và được nuôi trồng trong cùng điều kiện.

Lô 1: 100% cơ chất là bã sắn sau lên men

Lô 2: 5% rơm rạ và 95% bã sắn sau lên men

Lô 3: 10% rơm rạ và 90% bã sắn sau lên men

Lô 4: 15% rơm rạ và 85% bã sắn sau lên men

Lô 5: 20% rơm rạ và 80% bã sắn sau lên men

Lô 6: 25% rơm rạ và 75% bã sắn sau lên men

Lô 7: 100% cơ chất là rơm rạ Đánh giá thí nghiệm dựa trên các kết quả theo dõi về: Sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm sò qua các khoảng thời gian khác nhau cho đến khi xuất hiện quả thể, số lượng và đặc điểm quả thể tạo ra trên một vết rạch bịch, cũng như tính toán đến năng suất và hiệu quả kinh tế Kết quả thí nghiệm được tóm tắt trong bảng 3-2 và hình 3-1.

Bảng 3-2 Ảnh hưởng của hàm lượng rơm rạ bổ sung vào bã sắn sau lên men tới sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò

Sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò qua những khoảng thời gian nuôi trồng (ngày) Số lượng quả thể trong một vết rạch bịch

Sợi nấm ăn theo tia đồng đều, đám sợi có màu trắng đục, ăn sâu gần 2/3 bịch

Sợi nấm đã ăn kín bịch, tiến hành rạch bịch

Quả thể lần đầu đều, lần sau rất ít và nhỏ, một số bịch không ra quả thể (hình: 3-1A)

2 Hệ sợi lên đều, thưa

Sợi nấm ăn theo tia đồng đều, ăn sâu 2/3 bịch

Sợi nấm đã ăn kín bịch, tiến hành rạch bịch

Quả thể lần đầu nhiều, nhưng trưởng thành rất ít, lần sau ít và ra chậm (hình: 3-1B)

3 Hệ sợi lên đều, thưa

Sợi nấm ăn theo tia đồng đều, sợi màu trắng, ăn sâu gần tới đáy bịch

Sợi ăn kín bịch, bắt đầu ra quả thể

Số lượng quả thể bình quân 10- 15 quả thể, nhưng chỉ có 5- 8 quả thể trưởng thành (hình: 3-1C)

4 Hệ sợi lên đều, thưa

Hệ sợi ăn theo tia đồng đều, ăn sâu gần tới đáy bịch

Sợi ăn kín bịch, bắt đầu ra quả thể

Số lượng quả thể bình quân 10- 15 quả thể, có 7-

10 quả thể trưởng thành(hình: 3-1D)

5 Hệ sợi lên đều, thưa

Hệ sợi màu trắng đồng nhất và ăn theo tia đồng đều, ăn kín bịch, tiến hành rạch bịch

Quả thể nấm trên các vết rạch bịch xuất hiện

Số lượng quả thể nhiều, bình quân 18-20 quả thể, có tới 10- 12 quả thể trưởng thành (hình: 3-1E)

6 Hệ sợi lên đều, thưa

Hệ sợi ăn theo tia đồng đều, sợi mọc trắng mờ, ăn kín bịch, bịch rắn chắc và có thể rạch bịch

Quả thể nấm trên các vết rạch bịch xuất hiện

Số lượng quả thể rất nhiều, bình quân 18- 20 quả thể, có tới 10- 15 quả thể trưởng thành (hình: 3-

7 Hệ sợi lên đều, thưa

Hệ sợi ăn theo tia đồng đều, ăn sâu 1/3 bịch

Hệ sợi ăn kín 2/3 bịch, hệ sợi ăn chậm nhất trong các lô.

Số lượng quả thể thu được lần nhiều, nhưng các bịch teo đi rất nhanh.

Hình 3-1: Ảnh hưởng của hàm lượng rơm rạ bổ sung vào bã sắn sau lên men tới sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò

Từ kết quả thí nghiệm ở bảng 3-2 chúng tôi thấy rằng: Ở lô 5 và 6 hệ sợi sinh trưởng nhanh hơn, hệ sợi mọc thưa hơn, sợi ăn theo tia đồng đều, do đó thời gian ăn kín bịch của 2 lô này cũng nhanh hơn các lô khác, chỉ khoảng

7 - 8 ngày hệ sợi đã ăn kín bịch khi đó có thể rạch bịch và chuyển bịch sang nhà chăm sóc Còn lô 1 và lô 2 thời gian để hệ sợi ăn kín bịch phải mất 10-

13 ngày, lô 7 phải mất 20-25 ngày, khi đó mới có thể rạch bịch và chuyển bịch sang khu chăm sóc Ở các lô 3 và lô 4 hệ sợi cũng có thời gian sinh trưởng nhanh, hệ sợi tương đối khoẻ và đẹp, thời gian để hệ sợi ăn kín bịch chỉ khoảng 8- 12 ngày Sự sinh trưởng của hệ sợi ở các lô khác nhau có thể giải thích như sau: Khi ta bổ sung thêm rơm rạ vào bã sắn tức là bổ sung thêm lượng cellulose, làm cho cơ chất xốp hơn, thoáng hơn, khi đó hệ sợi có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt hơn Còn trên bã sắn hàm lượng chất dinh dưỡng cao, đặc biệt là tinh bột, khi được tạo ẩm và đóng bịch làm cơ chất bện vào nhau, độ xốp và thoáng của cơ chất kém, do đó hệ sợi sinh trưởng chậm hơn

Khi so sánh với kết quả mà N.V.Quyết đã làm ở phòng thí nghiệm dựa trên các chỉ tiêu như là: sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm, cũng như khoảng thời gian để hệ sợi ăn kín bịch, tiến hành rạch bịch đến khi xuất hiện những quả thể đầu tiên chúng tôi thấy rằng: ở các lô 5 và lô 6 khoảng thời gian này có rút ngắn đi chút ít (1-2 ngày), còn các lô 3 và lô 4 có sự tương đồng (8-10 ngày), các lô 1 và lô 2 thời gian này có kéo dài hơn một chút (2-3 ngày), đặc biệt ở lô 7 thời gian này kéo dài từ 5 đến 10 ngày.Nhưng nhìn chung ở tất cả các lô hệ sợi của nấm đều sinh trưởng và phát triển tốt, đặc biệt tỷ lệ các bịch bị nhiễm nấm là rất ít, hầu như không có.Thời gian để hệ sợi ăn kín bịch ở các lô khác nhau phụ thuộc vào độ ẩm của nguyên liệu, độ già của giống nấm lúc cấy vào, thời tiết, khí hậu ở thời điểm nuôi trồng Vì khi nuôi trồng trong phòng thí nghiệm có thể chủ động về nhiệt độ và độ ẩm, còn ngoài thực tế điều kiện thời tiết thất thường Tuy

5 4 nhiên, những kết quả bước đầu cho thấy các nghiên cứu về nuôi trồng nấm sò và nấm linh chi trong điều kiện phòng thí nghiệm mà N.V.Quyết đã thu được có thể đem ra áp dụng vào thực tiễn sản xuất ở quy mô trang trại. Đặc biệt, trong thí nghiệm của chúng tôi thời gian ươm sợi của nấm sò trên cơ chất hỗn hợp bã sắn và rơm rạ đã giảm đi nhiều (50 – 55%) so với ươm sợi nấm sò trên cơ chất là rơm rạ (thời gian kéo dài 20- 25 ngày tuỳ theo mùa vụ và thời tiết) [1] So với thời gian ươm sợi của nấm sò trên cơ chất là bã sắn mà N.V.Quyết đã làm ở phòng thí nghiệm thì thời gian này có nhanh hơn 1-2 ngày.

Chúng tôi tiến hành chăm sóc, thu hái nấm trong 65 ngày kể cả thời gian nuôi sợi, tổng cộng khối lượng nấm tươi thu được trên các lô ghi lại ở bảng 3- 3 Khi tính toán năng suất bình quân/bịch tương đương với 1,2 – 1,5 kg nguyên liệu đã phối trộn và làm ẩm ở các lô để xem xét hiệu suất trồng nấm ở các lô nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế đạt được ghi lại ở bảng 3-3 và hình 3-2.

Bảng 3-3 Hiệu suất nấm sò trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men

Khối lượng nấm (g/bịch) sau các khoảng thời gian thu hái

Sản lượng nấm (nguyên liệu đã tạo ẩm)

Sản lượng nấm (nguyên liệu khô)

Hình 3-2 Biểu đồ hiệu suất nấm sò trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men

Hoàn thiện nghiên cứu sử dụng hệ sợi của nấm sò, nấm linh chi trồng trên cơ chất bã sắn trước và sau lên men cho chăn nuôi gà

Để có cơ sở khoa học khi nghiên cứu ứng dụng sinh khối sợi nấm cho chăn nuôi gà, chúng tôi đã tiến hành phân tích một số chỉ tiêu có trong bã sắn trước và sau lên men khi nuôi trồng nấm sò và nấm linh chi (gọi tắt là bã nấm sò và bã nấm linh chi)

Nấm sò và nấm linh chi sau khi thu hái quả thể, chúng tôi tiến hành phân tích các chỉ tiêu có trong hệ sợi tươi, hệ sợi hút ẩm và sấy ở 50 0 C Để xác định trạng thái nào thì ứng dụng có hiệu quả cao nhất

3.3.1 Thành phần dinh dưỡng của hệ sợi nấm sò và nấm linh chi trồng trên cơ chất là bã sắn sau lên men thu enzyme

Khi phân tích thành phần các chất dinh dưỡng trên hệ sợi nấm sò và nấm linh chi tươi thu được kết quả như bảng 3-8.

Bảng 3-8 Thành phần dinh dưỡng của hệ sợi nấm nuôi trên bã sắn sau lên men

STT Hàm lượng các chất Đơn vị Sau khi trồng nấm sò

Sau khi trồng nấm linh chi

Qua bảng số liệu chúng tôi thấy hàm lượng tinh bột, hàm lượng cellulose và các chất khoáng có trong bã nấm đều giảm đi đáng kể, do nấm đã sử dụng trong quá trình sinh trưởng, phát triển cho hệ sợi cũng như quả thể, còn hàm lượng protein lại tăng lên điều này có ý nghĩa trong việc tận dụng bã nấm làm thức ăn cho gia súc, gia cầm trong hướng nghiên cứu này.

Khi nghiên cứu xác định một số loại enzyme thuỷ phân có trong bã nấm, chúng tôi thấy sự có mặt của các enzyme như: amylase, cellulase, chitinase, xylanase, protease Sự có mặt của 5 loại enzyme trên, tạo một dạng chế phẩm chứa nhiều loại enzyme (multi enzyme), giúp vật nuôi phân giải được nhiều loại cơ chất, tăng cường khả năng hấp thụ các nguồn thức ăn khác nhau, vật nuôi tiêu hoá tốt hơn Chúng tôi cũng tiến hành kiểm tra sự có mặt của các loại enzyme trên ở cả môi trường thạch và môi trường lỏng Kết quả kiểm tra hoạt tính enzyme ghi lại trong bảng 3-9.

Bảng 3-9 Hoạt tính của các enzyme thuỷ phân ngoại bào trong bã nấm nuôi trên cơ chất bã sắn sau lên men (hình: 3-6A, B, C, D)

STT Loại bã nấm Hoạt tính enzyme (D-d) mm

Kết quả nghiên cứu trên môi trường lỏng để xác định hoạt độ cụ thể của từng loại enzyme ghi lại ở bảng 3-10.

Bảng 3-10 Hoạt độ của các enzyme thuỷ phân ngoại bào trong bã nấm nuôi trên cơ chất bã sắn sau lên men

STT Hoạt độ enzyme (IU/g) Bã nấm sò Bã nấm linh chi

Chúng tôi cũng đã tiến hành kiểm tra khả năng đối kháng của dịch trích ly từ hệ sợi nấm sò và nấm linh chi đối với các vi sinh vật Các vi sinh vật kiểm định được sử dụng bao gồm: B.subtilis, E.coli, S enteritidis,

S.typhymurium, Staphilococcus, S aureus 7YB, A.niger Kết quả trình bày ở bảng 3-11.

Bảng 3-11 Hoạt tính đối kháng của dịch trích ly từ hệ sợi nấm nuôi trên bã sắn sau lên men với vi sinh vật kiểm định (hình: 3-7A, B, C, D)

STT Vi sinh vật kiểm định Hoạt tính kháng sinh (D-d, mm)

Bã nấm sò Bã nấm linh chi

Ghi chú: kí hiệu (+) có hoạt tính nhưng rất yếu

Qua bảng trên ta thấy: nấm linh chi thể hiện hoạt tính kháng với

B.subtilis, Staphyllococcus, S aureus 7YB mà không có hoạt tính kháng các vi sinh vật còn lại là E.coli, S enteritidis, S.typhymurium, A.niger Nấm sò không thể hiện hoạt tính kháng lại bất cứ loại vi sinh vật nào trong nghiên cứu trên Linh chi có tác dụng chống 1 loại khuẩn tụ cầu gây bệnh ở người, chủ yếu là các bệnh ngoài da, nhiễm khuẩn huyết xảy ra khi cơ thể suy yếu. Khi bị nhiễm độc tụ cầu này người ta thường bị nôn mửa, tiêu chảy, giảm nhiệt độ cơ thể và choáng Điều này càng khẳng định thêm giá trị dược liệu của nấm linh chi.

3.3.2 Thành phần dinh dưỡng của hệ sợi nấm sò và nấm linh chi trồng trên cơ chất bã sắn trước khi lên men

Trên cơ chất bã sắn trước lên men khi trồng nấm, chúng tôi cũng tiến hành phân tích một số chỉ tiêu có trong bã nấm sau khi thu hoạch quả thể, nhằm so sánh, đối chiếu với bã nấm trồng trên cơ chất là bã sắn sau lên men, nâng cao khả năng ứng dụng của loại bã nấm

Bảng 3-12 Thành phần dinh dưỡng của hệ sợi nấm nuôi trên bã sắn trước khi lên men

STT Hàm lượng các chất Đơn vị Sau khi trồng nấm sò

Sau khi trồng nấm linh chi

Như vậy, thành phần dinh dưỡng cũng như hàm lượng các chất khoáng có trong bã nấm loại này thấp hơn so với bã nấm trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men.

Bảng3-13 Hoạt tính của các enzyme thuỷ phân ngoại bào trong bã nấm nuôi trên cơ chất bã sắn trước lên men (hình: 3-6A, B, C, D)

STT Loại bã nấm Hoạt tính enzyme (D-d) mm

Hình 3-6: Hoạt tính của các enzyme thuỷ phân ngoại bào trong bã nấm nuôi trên cơ chất bã sắn trước và sau lên men

Ghi chú 1: bã nấm sò trồng trên cơ chất bã sắn trước lên men

2: bã nấm sò trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men

3: bã nấm linh chi trồng trên cơ chất bã sắn trước lên men

4: bã nấm linh chi trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men

Bảng 3-14 Hoạt độ của các enzyme thuỷ phân ngoại bào trong bã nấm nuôi trên cơ chất bã sắn trước lên men

STT Hoạt độ enzyme (IU/g) Bã nấm sò Bã nấm linh chi

Nhận xét: Qua bảng số liệu, chúng tôi nhận thấy bã nấm trồng trên cơ chất bã sắn trước lên men cũng có đầy đủ 5 loại enzym như bã nấm trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men thu enzym Tuy nhiên, kết quả kiểm tra cả trên môi trường thạch và môi trường lỏng đều cho hoạt tính các enzym thấp hơn nhiều

Bảng 3-15 Hoạt tính đối kháng của dịch trích ly từ hệ sợi nấm nuôi trên bã sắn trước lên men với vi sinh v ật kiểm định (hình: 3-7A, B, C, D)

STT Vi sinh vật kiểm định Hoạt tính kháng sinh (D-d, mm)

Bã nấm sò Bã nấm linh chi

Hình 3-7: Hoạt tính đối kháng của dịch trích ly từ hệ sợi nấm nuôi trên bã sắn trước và sau lên men

Ghi chú 1: bã nấm sò trồng trên cơ chất bã sắn trước lên men

2: bã nấm sò trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men

3: bã nấm linh chi trồng trên cơ chất bã sắn trước lên men

4: bã nấm linh chi trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men Ở bã nấm trồng trên loại cơ chất này, cũng thu được kết quả tương tự, bã nấm sò không thể hiện hoạt tính kháng lại bất cứ loại vi sinh vật nào Bã

7 2 nấm linh chi thể hiên hoạt tính kháng lại B.subtilis, Staphyllococcus, S. aureus 7YB.

Các kết quả phân tích đều chỉ ra rằng, bã nấm trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men có hàm lượng các chất dinh dưỡng, chất khoáng cũng như hoạt tính các enzyme cao hơn bã nấm trồng trên cơ chất bã sắn trước lên men.

Do, trên cơ chất là bã sắn sau lên men thu enzyme có hàm lượng các chất dinh dưỡng, các chất khoáng cao hơn cơ chất là bã sắn trước lên men (bảng3-1), mặt khác khi nuôi trồng nấm sò và nấm linh chi trên hai loại cơ chất này thì sự sinh trưởng và phát triển của hệ sợi nấm trên cơ chất bã sắn sau lên men thu enzyme nhanh hơn trên cơ chất bã sắn trước lên men Vì vậy,chúng tôi quyết định sử dụng loại bã nấm trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men thu enzyme làm thức ăn cho gà trong nghiên cứu tiếp theo.

Hoàn thiện nghiên cứu thử nghiệm sử dụng bã sau trồng nấm làm thức ăn cho gia cầm

Với những kết quả khảo sát ở trên về hàm lượng các chất dinh dưỡng,hoạt tính các enzyme, hàm lượng các chất khoáng còn lại, khả năng đối kháng với các vi sinh vật kiểm định của bã nấm sò và nấm linh chi sau khi thu hái quả thể, chúng tôi nhận định việc sử dụng bã nấm sau khi thu hái quả thể để thay thế một phần thức ăn của gà là khả thi, và điều này cũng đã được chứng minh qua thí nghiệm của N.V.Quyết Cụ thể, khi thay thế 1/2 cám ngô bằng bã nấm sò và nấm linh chi vào khẩu phần ăn theo chỉ định của nhà sản xuất cám ProConco, thì lượng cám cần thiết để tăng trọng 1kg gà ở lô đối chứng là 2,43kg, ở bã trồng nấm sò là 2,5kg, bã trồng linh chi là 2,55kg Tuy nhiên, để tìm ra một tỷ lệ thay thế thích hợp, chúng tôi đã thử tiến hành thí nghiệm với tỷ lệ thay thế bã nấm ít hơn.

Trong quy trình nuôi gà trên quy mô công nghiệp, nhà sản xuất cám ProConco chỉ định dùng 35% cám đậm đặc ProConco và 65% bột ngô làm thức ăn cho gà từ 20- 50 ngày tuổi Thí nghiệm của chúng tôi được tiến hành trên gà 20 ngày tuổi, phân bố 9 con/1lô, gồm có 9 lô.

Bã nấm sò và bã nấm linh chi được hút ẩm khô, nghiền nhỏ, phối trộn với cám cò và bột ngô theo cách bố trí thí nghiệm dưới đây.

Cách bố trí thí nghiệm được trình bày như sau:

Lô 1 (Lô đối chứng): 35% cám đậm đặc (ProConco), 65% bột ngô.

Lô 2: 35% cám đậm đặc (ProConco), 55% bột ngô, 10% bột bã sau trồng nấm sò.

Lô 3: 35% cám đậm đặc (ProConco), 50% bột ngô, 15% bột bã sau trồng nấm sò.

Lô 4: 35% cám đậm đặc (ProConco), 45% bột ngô, 20% bột bã sau trồng nấm sò.

Lô 5: 35% cám đậm đặc (ProConco), 40% bột ngô, 25% bột bã sau trồng nấm sò.

Lô 6: 35% cám đậm đặc (ProConco), 55% bột ngô, 10% bột bã sau trồng nấm linh chi.

Lô 7: 35% cám đậm đặc (ProConco), 50% bột ngô, 15% bột bã sau trồng nấm linh chi

Lô 8: 35% cám đậm đặc (ProConco), 45% bột ngô, 20% bột bã sau trồng nấm linh chi.

Lô 9: 35% cám đậm đặc (ProConco), 40% bột ngô, 25% bột bã sau trồng nấm linh chi.

Theo dõi và ghi nhận kết quả: Cân gà vào 7 giờ tối, sau 10 ngày cân gà một lần Kết quả sau 60 ngày theo dõi thí nghiệm được ghi lại ở bảng 3-16.

Bảng 3-16 Sự tăng trọng khối lượng gà ở các lô thí nghiệm trong các khoảng thời gian khác nhau

Khối lượng gà (kg/con) sau các khoảng thời gian (ngày) Lượng thức ăn chi phí/kg tăng trọng (kg)

Tỷ lệ sống sót (con)

Hình 3-8 Biểu đồ sự tăng trưởng khối lượng gà vào các khoảng thời gian khác nhau ở các lô thí nghiệm

Chúng tôi cũng tiến hành tính toán về hiệu quả kinh tế khi sử dụng bã nấm để thay thế một phần cám ngô trong thí nghiệm Các loại cám được mua từ cửa hàng lương thực với giá như sau: 1kg cám cò đậm đặc có giá là 15.000đ, 1kg cám ngô có giá là 4.800đ và 1kg bã nấm tính chi phí công phơi và nghiền nhỏ là 1.000đ Kết quả thu được ghi lại ở bảng 3-17.

Lô 1 Lô 2 Lô 3 Lô 4 Lô 5 Lô 6 Lô 7 Lô 8 Lô 9

Khởi đầu 10 ngày 20 ngày 30 ngày 40 ngày 50 ngày 60 ngày

Bảng 3-17: Hiệu quả kinh tế khi sử dụng bã nấm để thay thế một phần bột ngô

Lô TN Tăng trọng gà

Chi phí thức ăn (VNĐ)

Chi phí thức ăn/kg tăng trọng (VNĐ)

Nhận xét: Qua bảng số 3-16, chúng tôi thấy rằng sự tăng trọng khối lượng gà khi thay thế cám ngô bằng bã nấm ở các tỷ lệ khác nhau, không có sự chênh lệch là mấy Ở các lô thay cám ngô bằng bã nấm sò gà tăng trọng nhanh hơn các lô thay bằng bã nấm linh chi, nhưng không rõ rệt lắm Khi tính toán về hiệu quả kinh tế ở bảng 3-17, thì chi phí thức ăn/kg tăng trọng gà ở các lô thí nghiệm và lô đối chứng không có sự khác biệt nhiều, nhất là các lô thay thế bã nấm bằng bột ngô 20-25% Đặc biệt, trong quá trình đó chúng tôi thấy ở tất cả các lô không có con gà nào bị chết, gà không bị tiêu chảy, mặc dù trước đó gà không được uống thuốc hay tiêm phòng, quan sát chân gà ở các lô thí nghiệm không có hiện tượng tích nước như lô đối chứng, và gà không có hiện tượng mổ lẫn nhau Điều này chứng tỏ, trong bã nấm có đủ các loại khoáng và các enzym cần thiết giúp cho sự tiêu hoá của gà.

Khi so sánh với kết quả mà N.V.Quyết đã nghiên cứu, cụ thể khi thay thế 1/2 cám ngô bằng bã nấm sò và bã nấm linh chi thì lượng cám cần thiết để tăng trọng 1kg gà lần lượt là 2,50kg và 2,55kg Trong thí nghiệm này chúng tôi tiến hành thay thế 5, 10, 15, 20, 25% cám ngô bằng bã nấm sò và nấm linh chi thì lượng cám cần thiết để tăng trọng 1kg gà có giảm đi chút ít, cụ thể đối với các lô thay bột ngô bằng bã nấm sò giảm từ 0,05-0,36kg thức

7 6 ăn/kg tăng trọng gà, còn ở các lô thay bột ngô bằng bã nấm inh chi giảm từ 0,05-0,39kg thức ăn/kg tăng trọng gà.

Tất cả những kết quả đó cho thấy việc bổ sung bã nấm vào khẩu phần ăn của gà làm tăng trọng gà có được nâng lên, tuy nhiên chi phí thức ăn/kg tăng trọng gà ở các lô thí nghiệm giảm đi không đáng kể so vơi lô đối chứng, cụ thể ở lô 2 và lô 6 khi thay thế bã nấm bằng 10% bột ngô thì chi phí có giảm đi 1.000đ so với lô đối chứng, nhưng ở các lô 5, 8 và 9 chí phí này cao hơn lô đối chứng từ 200-800đ Tuy nhiên, sử dụng bã nấm để thay thế một phần bột ngô trong nuôi gà góp phần tận dụng một phần bã thải sau trồng nấm và có thể nâng cao chất lượng thịt, tăng cường tính đề kháng bệnh tiêu chảy ở gà đem lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi Do đó, việc tận dụng nguồn bã sắn phế thải trước và sau lên men thu enzyme vào nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu là một hướng đi đúng, đem lại hiệu quả cao, góp phần giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường do bã sắn phế thải gây ra.

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Sau một thời gian nghiên cứu chúng tôi thu được một số kết quả như sau:

1) Đã xác định được thành phần hoá học của bã sắn phế thải trước và sau lên men thu enzyme, có thể dùng để nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu.

2) Đã hoàn thiện quy trình trồng nấm sò (Pleurotus pulmonarius) trên bã sắn phế thải trước và sau lên men thu enzyme ở quy mô 100kg/mẻ ngoài thực tế bằng cách phối trộn thêm rơm rạ với các tỷ lệ khác nhau vào các loại bã sắn làm cơ chất để trồng nấm Năng suất trồng nấm sò trên bã sắn trước và sau lên men đạt cao nhất tương ứng 81,1 – 88,5% ở 65 ngày, cao hơn năng suất trồng nấm sò trên cơ chất là rơm rạ (50 – 70%), cao hơn năng suất trồng nấm sò trên trên bã sắn trước và sau lên men không bổ sung rơm rạ ở quy mô phòng thí nghiệm (76- 82,8%)

3 Đã thử nghiệm áp dụng quy trình trồng nấm linh chi trên cơ chất là bã sắn trước và sau lên men trong thực tiễn ở quy mô 100kg/mẻ Năng suất bình quân của linh chi trồng trên cơ chất bã sắn trước và sau khi lên men đạt tương ứng 8,6% và 10,3%, tương tự như kết quả thu được khi trồng và chăm sóc trong phòng thí nghiệm (9,2% và 10,8)

4) Đã xác định được thành phần dinh dưỡng, hoạt tính enzyme, hoạt tính đối kháng với vi sinh vật kiểm định của hệ sợi nấm sò và nấm linh chi trồng trên cơ chất bã sắn trước và sau lên men thu enzyme: Trong bã trồng nấm có chứa nhiều loại enzyme (như Amylase, Cellulase, Protease, Chitinase, Xylanase) có lợi cho tiêu hóa vật nuôi Bã nấm linh chi còn có tính đối kháng với các vi sinh vật kiểm định như: B.subtilis, E.coli, Staphylococcus, S aureus 7YB, S enterritidis, S typhymurium, A niger

5) Đã bổ sung nghiên cứu thử nghiệm dùng bã sau trồng nấm thay một phần bột ngô trong thức ăn của gà ở các tỷ lệ khác nhau (từ 5-25%): Ít có sự chênh lệch về tăng trọng khối lượng gà khi thay thế cám ngô bằng bã nấm ở các tỷ lệ khác nhau Sức khỏe của vật nuôi được nâng cao (ở các lô thí nghiệm, gà không bị tiêu chảy, mặc dù trước đó gà không được uống thuốc hay tiêm phòng, chân gà ở các lô thí nghiệm không có hiện tượng tích nước như lô đối chứng, và gà không có hiện tượng mổ lẫn nhau)

Với những kết quả nghiên cứu đã đạt được trong thời gian qua và những kết quả nghiên cứu của Th.S Nguyễn Văn Quyết từ 2005 – 2007, chúng tôi cho rằng khả năng xử lý triệt để bã sắn phế thải trước và sau lên men thu enzyme bằng nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu là khả thi Điều này bước đầu cũng đã được chứng minh trong thực nghiệm Dựa trên những kết quả đã đạt được vừa qua và để hoàn thành mục tiêu cuối cùng của Dự án là xử lý triệt để bã sắn phế thải trước và sau lên men thu enzyme Chúng tôi đề xuất một vài kiến nghị sau:

1) Sử dụng bã sắn phế thải trước và sau lên men thu enzyme để nuôi trồng thêm một số loại nấm ăn.

2) Nghiên cứu phối hợp các cơ chất khác nhau bổ sung vào bã sắn phế thải để trồng nấm sò cũng như các loại nấm ăn khác.

3) Hoàn thiện nghiên cứu tối ưu hoá tỷ lệ phối trộn sinh khối nấm sò và nấm linh chi làm thức ăn cho gà và cho các loại vật nuôi khác. môc lôc

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Tình hình xử lý bã sắn phế thải 3

1.2 Công nghệ trồng nấm ăn, nấm dược liệu từ các phế phụ phẩm nông nghiệp 7

1.2.1 Khái quát về ngành sản xuất nấm ở Việt Nam 7

1.2.2 Giá trị dinh dưỡng và làm thuốc của nấm 8

1.2.2.1 Giá trị dinh dưỡng của nấm ăn 8

1.2.2.2 Giá trị làm thuốc của nấm dược liệu 12

1.2.3 Đặc điểm sinh học của nấm Sò 18

1.2.4 Đặc điểm sinh học của nấm Linh Chi 19

1.2.5 Quy trình nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu 21

CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25

2.2.1.1 Hoạt hoá các vi sinh vật 26

2.2.1.2 Phương pháp lên men bề mặt 27

2.2.2.1 Xác định khả năng sinh enzyme (amylase, cellulase, chitinase, protease) bằng phương pháp khuếch tán trên môi trường thạch 27

2.2.2.2 Xác định hoạt độ cacboxymethylcellulase và amylase 28

2.2.2.3 Xác định hoạt độ xylanase 30

2.2.2.5 Xác định hoạt tính kháng sinh 33

2.2.2.6 Phương pháp xác định Protein tổng số 34

2.2.2.7 Phương pháp xác định lượng đường tổng số 36

2.2.2.8 Phương pháp xác định hàm lượng tinh bột 37

2.2.2.9 Phương pháp xác định hàm lượng Cellulose 39

2.2.2.10 Xác định hàm lượng các chất khoáng còn lại sau lên men 40

2.2.3.1 Phương pháp trồng nấm Sò (Pleurotus pulmonarius) 43

2.2.3.2 Phương pháp trồng nấm Linh chi (Ganoderma Lucidum) 44

2.2.4 Phương pháp thí nghiệm bã nấm trên gà 45

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ BIỆN LUẬN 46

3.1 Phân tích thành phần hoá học của bã sắn trước và sau khi lên men thu enzyme 46

3.2 Hoàn thiện quy trình trồng nấm ăn và nấm dược liệu trên bã sắn trước và sau khi lên men thu enzyme 48

3.2.1 Trồng nấm sò trắng (Pleurotus pulmonarius) 48

3.2.1.1 Phương pháp xử lý nguyên liệu 49

3.2.1.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng rơm rạ bổ sung lên sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò 50

3.2.2 Trồng nấm linh chi (Ganoderma lucidum) 61

3.2.2.1 Phương pháp xử lý nguyên liệu 61

3.3 Hoàn thiện nghiên cứu sử dụng hệ sợi của nấm sò, nấm linh chi trồng trên cơ chất bã sắn trước và sau lên men cho chăn nuôi gà 64

Ngày đăng: 27/07/2023, 09:34

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1-3.  Hàm lượng vitamin và chất  khoáng trong nấm (Đơn vị tính : mg/100g chất khô) - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Bảng 1 3. Hàm lượng vitamin và chất khoáng trong nấm (Đơn vị tính : mg/100g chất khô) (Trang 10)
Bảng 1-4.  Thành phần acid  amin không thay thế có trong nấm (Đơn vị tính: mg trong 100g chất khô) - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Bảng 1 4. Thành phần acid amin không thay thế có trong nấm (Đơn vị tính: mg trong 100g chất khô) (Trang 10)
Hình 1-1: Sơ đồ quy trình trồng nấm - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Hình 1 1: Sơ đồ quy trình trồng nấm (Trang 21)
Hình 2-1. Đường chuẩn xác định hàm lượng D-glucose bằng DNS - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Hình 2 1. Đường chuẩn xác định hàm lượng D-glucose bằng DNS (Trang 29)
Hình 2-2. Đường chuẩn D-xylose (Theo phương pháp DNS) - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Hình 2 2. Đường chuẩn D-xylose (Theo phương pháp DNS) (Trang 30)
Hình  2-3.  Đường chuẩn thể hiện mối tương giữa OD660 và hàm lượng Tyrosine - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
nh 2-3. Đường chuẩn thể hiện mối tương giữa OD660 và hàm lượng Tyrosine (Trang 32)
Hình 2-4. Đồ thị chuẩn BSA - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Hình 2 4. Đồ thị chuẩn BSA (Trang 35)
Hình 2-5. Đồ thị chuẩn D-xylose (theo phương pháp phenol-sulfuric) - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Hình 2 5. Đồ thị chuẩn D-xylose (theo phương pháp phenol-sulfuric) (Trang 37)
Bảng 3-1. Hàm lượng các chất có trong bã sắn trước và sau khi lên men thu enzyme - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Bảng 3 1. Hàm lượng các chất có trong bã sắn trước và sau khi lên men thu enzyme (Trang 46)
Bảng 3-2. Ảnh hưởng của hàm lượng rơm rạ bổ sung vào bã sắn sau lên men tới sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Bảng 3 2. Ảnh hưởng của hàm lượng rơm rạ bổ sung vào bã sắn sau lên men tới sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò (Trang 51)
Hình 3-1: Ảnh hưởng của hàm lượng rơm rạ bổ sung vào bã sắn sau lên men tới sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Hình 3 1: Ảnh hưởng của hàm lượng rơm rạ bổ sung vào bã sắn sau lên men tới sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò (Trang 52)
Bảng 3-3. Hiệu suất nấm sò trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Bảng 3 3. Hiệu suất nấm sò trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men (Trang 54)
Hình 3-2. Biểu đồ hiệu suất nấm sò trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Hình 3 2. Biểu đồ hiệu suất nấm sò trồng trên cơ chất bã sắn sau lên men (Trang 55)
Bảng 3-4: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất các loại nấm ăn - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Bảng 3 4: Hiệu quả kinh tế trong sản xuất các loại nấm ăn (Trang 57)
Bảng 3-5. Ảnh hưởng của lượng rơm rạ bổ sung với nguyên liệu bã sắn trước lên men tới sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Bảng 3 5. Ảnh hưởng của lượng rơm rạ bổ sung với nguyên liệu bã sắn trước lên men tới sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò (Trang 58)
Hình 3-3: Ảnh hưởng của lượng rơm rạ bổ sung với nguyên liệu bã sắn trước lên men tới sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Hình 3 3: Ảnh hưởng của lượng rơm rạ bổ sung với nguyên liệu bã sắn trước lên men tới sự sinh trưởng và phát triển của nấm sò (Trang 59)
Hình 3-4. Biểu đồ hiệu suất nấm sò trồng trên cơ chất bã sắn trước lên men - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Hình 3 4. Biểu đồ hiệu suất nấm sò trồng trên cơ chất bã sắn trước lên men (Trang 60)
Bảng 3-7. Sự sinh trưởng và phát triển của nấm linh chi qua các khoảng thời gian (ngày) - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Bảng 3 7. Sự sinh trưởng và phát triển của nấm linh chi qua các khoảng thời gian (ngày) (Trang 62)
Hình 3-5: Sự sinh trưởng và phát triển của nấm linh chi qua các khoảng thời gian (ngày) - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Hình 3 5: Sự sinh trưởng và phát triển của nấm linh chi qua các khoảng thời gian (ngày) (Trang 63)
Bảng 3-9. Hoạt tính của các enzyme thuỷ phân ngoại bào trong bã nấm nuôi trên cơ chất  bã sắn sau lên men (hình: 3-6A, B, C, D) - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Bảng 3 9. Hoạt tính của các enzyme thuỷ phân ngoại bào trong bã nấm nuôi trên cơ chất bã sắn sau lên men (hình: 3-6A, B, C, D) (Trang 65)
Bảng 3-10 Hoạt độ của các enzyme thuỷ phân ngoại bào trong bã nấm nuôi trên cơ chất  bã sắn sau lên men - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Bảng 3 10 Hoạt độ của các enzyme thuỷ phân ngoại bào trong bã nấm nuôi trên cơ chất bã sắn sau lên men (Trang 66)
Bảng 3-11. Hoạt tính đối kháng của dịch trích ly từ hệ sợi nấm nuôi trên bã sắn sau lên men với vi sinh vật kiểm định (hình: 3-7A, B, C, D) - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Bảng 3 11. Hoạt tính đối kháng của dịch trích ly từ hệ sợi nấm nuôi trên bã sắn sau lên men với vi sinh vật kiểm định (hình: 3-7A, B, C, D) (Trang 66)
Bảng 3-12. Thành phần dinh dưỡng của hệ sợi nấm nuôi trên bã sắn trước khi lên men - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Bảng 3 12. Thành phần dinh dưỡng của hệ sợi nấm nuôi trên bã sắn trước khi lên men (Trang 67)
Bảng 3-15.  Hoạt tính đối kháng của dịch trích ly từ hệ sợi nấm nuôi trên bã sắn trước lên men với vi sinh v ật kiểm định (hình: 3-7A, B, C, D) - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Bảng 3 15. Hoạt tính đối kháng của dịch trích ly từ hệ sợi nấm nuôi trên bã sắn trước lên men với vi sinh v ật kiểm định (hình: 3-7A, B, C, D) (Trang 70)
Bảng 3-14. Hoạt độ của các enzyme thuỷ phân ngoại bào trong bã nấm nuôi trên cơ chất bã sắn trước lên men - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Bảng 3 14. Hoạt độ của các enzyme thuỷ phân ngoại bào trong bã nấm nuôi trên cơ chất bã sắn trước lên men (Trang 70)
Hình 3-7: Hoạt tính đối kháng của dịch trích ly từ hệ sợi nấm nuôi trên bã sắn trước và sau lên men - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Hình 3 7: Hoạt tính đối kháng của dịch trích ly từ hệ sợi nấm nuôi trên bã sắn trước và sau lên men (Trang 71)
Bảng 3-16. Sự tăng trọng khối lượng gà ở các lô thí nghiệm trong các khoảng thời gian khác nhau - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Bảng 3 16. Sự tăng trọng khối lượng gà ở các lô thí nghiệm trong các khoảng thời gian khác nhau (Trang 74)
Bảng 3-17: Hiệu quả kinh tế khi sử dụng bã nấm để thay thế một phần bột ngô - Nghien cuu hoan thien quy trinh su dung ba san 109738
Bảng 3 17: Hiệu quả kinh tế khi sử dụng bã nấm để thay thế một phần bột ngô (Trang 75)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w