1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Định mức tín nhiệm công ty tại sở giao dịch i ngân hàng công thương việt nam

63 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 80,57 KB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I. LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM CÔNG TY (3)
    • I. Định mức tín nhiệm công ty (3)
      • 1. Khái niệm về Định mức tín nhiệm công ty (3)
      • 2. Mục đích và vai trò của Định mức tín nhiệm (4)
        • 2.1. Mục đích (7)
        • 2.2. Vai trò (7)
      • 3. Nguyên tắc định mức tín nhiệm (11)
      • 4. Các tổ chức Xếp hạng tín nhiệm (12)
    • II. Các phương pháp Định mức tín nhiệm công ty trên thế giới hiện nay (13)
      • 1. Phương pháp truyền thống (13)
      • 2. Phương pháp xây dựng thang điểm (0)
      • 3. Phương pháp đánh giá (17)
  • CHƯƠNG II:ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM (0)
    • I. Giới thiệu về Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam ( SGD I ) (18)
      • 1. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của SGD I (18)
      • 2. Tình hình hoạt động kinh doanh (20)
        • 2.1 hoạt động tin dụng (20)
        • 2.2. Tình hình huy động vốn (20)
      • 3. Nhiệm vụ đặt ra cho năm 2007 (21)
    • II. Phương pháp định mức tín nhiệm tại sở giao dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (21)
      • 1. Phương Pháp chung (21)
      • 2. Quy trình chấm điểm (24)
        • 2.1. Thu thập thông tin (24)
        • 2.2. Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (26)
        • 2.3. Chấm điểm quy mô doanh nghiệp (28)
        • 2.4. Chấm điểm các chỉ số tài chính (30)
        • 2.5 Chấm điểm các chỉ tiêu phi tài chính (37)
        • 2.6. Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp (40)
        • 2.7. Trình phê duyệt chấm điểm tín dụng và xếp hạng doanh nghiệp (41)
      • 3. Định mức tín nhiệm của SGD I đối với một số công ty (41)
      • 4. Kết quả thực tế (46)
  • CHƯƠNG III: ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM CÔNG TY BẰNG MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN ( CAPM ) (47)
    • I. Mô hình Định giá tài sản vốn ( CAPM ) (47)
    • II. Sử dụng mô hình CAPM để Định mức tín nhiệm cho khách hàng của SGD I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam (49)
      • 2. Đầu ra của mô hình (50)
    • III. So sánh kết quả giữa phương pháp Định mức của SSGD I với Phương pháp sử dụng mô hình định giá tài sản vốn CAPM (57)
  • KẾT LUẬN (58)

Nội dung

LÝ THUYẾT VỀ ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM CÔNG TY

Định mức tín nhiệm công ty

1 Khái niệm về Định mức tín nhiệm công ty Định mức tín nhiệm là thuật ngữ bắt nguồn từ thuật ngữ tiếng Anh – Credit Rating (Credit – sự tín nhiệm; Rating – sự định mức, sự xếp hạng). Thuật ngữ này do John Moody đưa ra và công bố vào năm 1909 trong cuốn cẩm nang chứng khoán đường sắt, trong đó ông phân tích, nghiến cứu và công bố Bảng định mức tín nhiệm cho 1.500 loại trái phiếu của 250 công ty theo một hệ thống ký hiệu hết sức đơn giản và dễ hiểu, với 3 chữ cái ABC được xắp xếp lần lượt từ Aaa đến C Chính những ký hiệu đó sau này đã trở thành chuẩn mực quốc tế Sau đó ông tiếp tục nghiên cứu và đưa ra Bảng định mức tín nhiệm trái phiếu cho tất cả các nhà phát hành Cùng với sự phát triển đa dạng của thị trường chứng khoán, nhiều cách hiểu khác nhau về định mức tín nhiệm cũng xuất hiện Theo Bohn- john và công ty Moody’s “ Định mức tín nhiệm là định mức về khả năng một nhà phát hành có thể thanh toán đúng hạn cả gốc và lãi đối với một loại chứng khoán nợ trong suốt thời gian tồn tại của nó” Theo công ty chứng khoán Merrill Lynch, định mức tín nhiệm là Định mức hiện thời của công ty định mức tín nhiệm về chất lượng tín dụng của một nhà phát hành chứng khoán nợ, về một khoản nợ nhất định Nói cách khác, nó là định mức hiện thời về chất lượng tín dụng được xem xét trong hoàn cảnh hướng về tương lai, phản ánh sự sẵn sàng và khả năng nhà phát hành có thể thanh toán gốc và lãi đúng hạn.

Như vậy: Định mức tín nhiệm là sự định mức hiện thời về mức độ sẵn sàng và khả năng trả (gốc và lãi) đối với chứng khoán nợ của một nhà phát

4 hành trong suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó Định mức tín nhiệm tổng hợp tất cả các rủi ro về thanh toán gốc, lãi của các khoản nợ hiện tại và tương lai của nhà phát hành Định mức tín nhiệm công ty vì thế có thể xem là thước đo vị thế của công ty trên thị trường vốn Đối tượng của ĐMTN chính là các doanh nghiệp, cá nhân hoặc các tổ chức đến vay vốn của Ngân Hàng

2 Mục đích và vai trò của Định mức tín nhiệm

NHTM là loại hình doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa đặc biệt, đó là tiền tệ Một hoạt động đặc thù của ngân hàng là huy động tiền gửi của các cá nhân, tổ chức và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng cho những người đang có nhu cầu về vốn, nhằm mục đích thu lợi nhuận Là một trung gian tài chính, các NHTM phải đối mặt với nhiều rủi ro trên cả phương diện huy động vốn và sử dụng vốn Với hoạt động huy động vốn, người gửi tiền đóng vai trò là chủ nợ (chủ nợ thứ nhất) và NHTM là con nợ Với hoạt động cấp tín dụng, NHTM lại đóng vai trò là chủ nợ (chủ nợ thứ hai) và những khách hàng nhận tín dụng trở thành con nợ của ngân hàng Tuy nhiên, quyền của chủ nợ thứ nhất và thứ hai lại khác nhau cơ bản Chủ nợ thứ nhất, những người gửi tiền vào ngân hàng, có quyền hưởng lãi từ khoản tiền gửi vào ngân hàng mà hầu như không phụ thuộc vào tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, đồng thời có thể rút vốn bất kỳ lúc nào họ muốn dù chưa đến hạn, NHTM chỉ có thể thu của họ một số tiền gọi là lãi phạt khi rút vốn trước hạn mà không thể từ chối việc trả lại vốn cho khách hàng Còn chủ nợ thứ hai, chính là các NHTM, cũng có quyền thu lãi từ hoạt động cho vay tín dụng song lại không thể thu hồi vốn về trước khi kết thúc hợp đồng tín dụng nếu như khách hàng không vi phạm hợp đồng Điều đó đòi hỏi ngân hàng phải có dự trữ bắt buộc, dự trữ vượt quá (nếu thấy cần thiết) và đặc biệt là phải tìm cách đạt hiệu quả tối đa trong sử dụng vốn Nếu việc cấp tín dụng không hiệu quả khiến ngân hàng không thu được gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn hoặc thậm chí mất vốn thì nó

Nguyễn Thị Thủy Toán Tài Chính 45 sẽ nhanh chóng đẩy ngân hàng tới chỗ mất khả năng thanh toán cho nhu cầu rút vốn của người gửi tiền Như thế, rủi ro tín dụng dễ dàng dẫn đến rủi ro thanh khoản cho ngân hàng

Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không trả hoặc không trả đúng hạn hoặc không trả đầy đủ cả gốc và lãi cho ngân hàng Rủi ro tín dụng gắn liền với hoạt động quan trọng nhất, có quy mô lớn nhất của NHTM là tín dụng Khi tiến hành một hoạt động tài trợ cụ thể, các ngân hàng đều phân tích các yếu tố của người vay và theo lý thuyết, ngân hàng có thể quyết định tài trợ nếu thấy rằng rủi ro tín dụng sẽ không xảy ra Tuy nhiên trong thực tế, rủi ro tín dụng là không thể tránh khỏi, chỉ có thể đề phòng, hạn chế mà không thể loại trừ.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, các nguyên nhân này thường được chia thành 3 nhóm sau:

+Những nguyên nhân bất khả kháng: là những nguyên nhân khách quan không thể tránh khỏi hoặc khó tránh khỏi, vượt quá khả năng kiểm soát của người vay lẫn ngân hàng như thiên tai, chiến tranh, những biến cố kinh tế, chính trị, xã hội…những nguyên nhân này tuy ít song lại thường tác động nặng nề tới người vay, làm suy giảm khả năng thanh toán gốc và lãi cho ngân hàng.

+Nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay: là những nguyên nhân liên quan đến trình độ yếu kém của người vay khi triển khai phương án sử dụng vốn trong thực tế; đến đạo đức của người vay khi cố ý lừa đảo ngân hàng, sử dụng tiền vay sai mục đích hoặc vào phương án chứa đầy rủi ro với kỳ vọng thu được lợi nhuận rất cao hay cố tính chây ì không chịu trả nợ cho ngân hàng hòng quịt nợ hoặc chỉ đơn giản là chiếm dụng vốn Đây là nhóm nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến rủi ro tín dụng.

+Nguyên nhân thuộc về ngân hàng: Là những nguyên nhân liên quan

6 trực tiếp đến trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng mà chủ yếu là các cán bộ tín dụng Một cán bộ tín dụng trình độ thấp, không am hiểu về khách hàng, về ngành nghề kinh doanh của họ, về môi trường họ sống và làm việc hay nói cách khác anh ta không thể đưa ra những đánh giá chính xác về khách hàng, phương án sử dụng tiền vay cũng như dự báo trước các vấn đề có liên quan thì rủi ro tín dụng dễ dàng xảy ra Không những thế, một cán bộ tín dụng giỏi cũng có thể tiếp tay cho khách hàng để lừa đảo ngân hàng nếu anh ta không thắng được cám dỗ của tiền bạc, không giữ vững được đạo đức của mình Nhóm nguyên nhân này thường kết hợp với nguyên nhân thứ hai, gây nên tổn thất cho ngân hàng.

Như vậy có thể nói, đối với các ngân hàng thì rủi ro tín dụng luôn thường trực hơn nữa lại diễn biến hết sức phức tạp và khó phòng tránh Bởi vậy, để đạt được hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng, NHTM phải thực hiện một quy trình phân tích tín dụng chặt chẽ với những bước phân tích tỉ mỉ về các mặt tài chính, phi tài chính của khách hàng thông qua hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng Kết quả của quá trình này sẽ cho cán bộ tín dụng thấy được hạng tín dụng của doanh nghiệp là tối ưu, loại ưu, tốt, khá, trung bình hay yếu kém Trên cơ sở đó, cán bộ tín dụng sẽ so sánh hạng của doanh nghiệp đạt được với các mức phân hạng của ngân hàng là ở vị trí nào, có đủ điều kiện để cho vay hay không, và đặc biệt cán bộ có thể so sánh hạng của hai doanh nghiệp cùng có nhu cầu vay vốn để lựa chọn một khách hàng tốt hơn trong trường hợp nguồn tín dụng đã hạn chế Không những thế, thông qua hạng tín dụng của doanh nghiệp, cán bộ sẽ có chính sách tín dụng cụ thể và phù hợp để giám sát và kiểm tra món vay Mặt khác, một hệ thông chấm điểm được tiêu chuẩn hóa và tự động hóa sẽ cho phép giảm bớt thời gian và chi phí cho vay, do đó tạo điều kiện cho các ngân hàng mở rộng vốn vay và khách hàng trên cơ sở an toàn Đặc biệt nó còn cho phép giảm nhân sự

Nguyễn Thị Thủy Toán Tài Chính 45 trong các ngân hàng để tập trung nhiều hơn vào các khoản vay khó, và kết quả là chấm điểm tín dụng sẽ giúp cho việc cho vay của các ngân hàng hướng vào các khách hạng có chất lượng Đó chính là những ưu điểm vượt trội của phương pháp định mức tín nhiệm so với những phương pháp thẩm định tín dụng trước đây Vì vậy mà định mức tín nhiệm có mục đích và vai trò rất quan trọng đối với ngân hàng.

Mục đích của ĐMTN là đưa ra những nhận xét đánh giá tình hình hoạt động, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán trong hiện tại và tương lai của doanh nghiệp nhằm hỗ trợ ngân hàng cho vay trong việc:

- Ra quyết định cấp tín dụng: Cho vay hay không cho vay, xác định hạn mức tín dụng của một khách hàng, số tiền cho vay/ bảo lãnh, thời hạn, mức lãi suất/ phí, biện pháp bảo đảm cho khoản tín dụng.

- Giám sát và đánh giá khách hàng tín dụng khi khoản tín dụng đang còn dư nợ, giúp ngân hàng ngăn ngừa được rủi ro tín dụng có thể xảy ra, trên cơ sở đó, thực hiện trích lập dự phòng rủi ro được chính xác khi khách hàng không hoàn trả nợ đúng hạn.

Xét trên góc độ quản lý toàn bộ danh mục tín dụng, hệ thống ĐMTN còn nhằm mục đích:

- Phát triển chiến lược Marketing nhằm hướng tới khách hàng có ít rủi ro hơn.

- Ước lượng mức vốn đã cho vay sẽ không thu hồi được để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.

- Đối với Doanh nghiệp: Các Ngân hàng thương mại với tư cách là người cho vay, có thể đánh giá được tổng quan tình hình kinh doanh của khách hàng Với những doanh nghiệp có xếp hạng cao, được đánh giá là rủi

Các phương pháp Định mức tín nhiệm công ty trên thế giới hiện nay

1 Phương pháp truyền thống Đa số các tổ chức đánh giá tín nhiệm sử dụng phương pháp truyền thống để định mức tín nhiệm Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là dự đoán khả năng vỡ nợ và dự đoán giá trị hợp đồng tại những thời điểm có khả năng vỡ nợ bằng việc phân tích các yếu tố định tính và định lượng Nói chung về nguyên tắc phương pháp của các công ty là tương đối giống nhau như một số mô hình sau:

Standard& Poors: Chia lĩnh vực phân tích thành kiểu loại theo rủi ro kinh doanh (bao gồm: đặc tính ngành, vị thế cạnh tranh, quản lý) và rủi ro tài chính (bao gồm: tình hình, chính sách tài chính, lợi nhuận, cấu trúc vốn, dòng tiền mặt, sự linh hoạt tài chính).

Moody: Đánh giá khả năng trả nợ của riêng công ty theo một số yếu tố chính như: Khuynh hướng của ngành và của quốc gia; Chất lượng quản lý và thái độ của nhà quản lý với rủi ro; Các hoạt động kinh doanh chủ yếu và vị thế cạnh tranh; Tình hình tài chính và các nguồn tiền mặt; Cơ cấu của công ty;

Các cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; Và các biến cố đặc biệt.

Một số mô hình khác: Phân tích ngành, phân tích tài chính và phân tích xem xét những yếu tố phi tài chính như quản lý, ảnh hưởng từ nước ngoài và các ràng buộc khác.

2 Phương pháp xây dựng thang điểm

Sử dụng bảng cho điểm, chia các yếu tố phân tích thành nhiều hạng mục khác nhau, cung cấp một thang điểm cho tất cả các chỉ tiêu khi đánh giá một đối tượng nhất định và được trình bày dưới hình thức các biểu tượng đơn giản để các nhà đầu tư dễ hiểu và dễ nhận rõ Chẳng hạn như các trái phiếu thường sắp hạng từ AAA ( là những trái phiếu có rủi ro thanh toán thấp nhất) cho tới D ( là những trái phiếu đang có rủi ro về thanh toán), phụ thuộc vào khả năng của nhà phát hành về việc thanh toán nợ và lãi có đúng hạn hay không.

Tổ chức định mức tín nhiệm đưa ra các biểu tượng định mức để phân biệt mức độ tín nhiệm đối với từng hạng và có đối chiếu, so sánh với các hạng mục của các Tổ chức định mức tín nhiệm khác Hệ thống bảng Định mức tín nhiệm tiêu biểu nhất hiện nay là hệ thống ký hiệu của hai công ty Định mức tín nhiệm hàng đầu thế giới Moody’s và S&P, được xây dựng trên khung ký hiệu do John Moody đề nghị và trở thành tiêu chuẩn để xây dựng hệ thống ký hiệu định mức tín nhiệm của hầu hết các công ty làm nhiệm vụ này trên thế giới Mức hạng của Standard & Poor có biên độ từ AAA đến D, của Moody từ Aaa tới C, của Fitch từ AAA đến D Duff & Phelps có biên độ từ AAA tới CCC

Bảng 1.1 Ký hiệu sắp xếp hạng tín nhiệm của một số công ty định mức tín nhiệm

STT Tên công ty XHTN ngắn hạn XHTN dài hạn

1 Moody’s Investor P-1 tới P-3 Aaa tới C

2 Standard & Poor’s Corporation A-1 tới D AAA tới D

3 Duff & Phelps Duff-1 tới Duff-3 1 tới 17

4 Fitch Investors Service F-1 tới F-4 AAA tới D

5 Canadian Bind Rating Service A-1 tới A-4 A++ tới D

Nguyễn Thị Thủy Toán Tài Chính 45

6 McCarthy, Crisanti & Maffei MCM-1 tới MCM-6 A tới D

8 Dominion Bond Rating Service R-1 tới U AAA tới C

9 Internationnal Bank Credit Analyisis - A tới E

10 Australian Ratings A.1 tới C.1 AAA tới D

11 Nippon Investors Service A-1 tới D AAA tới D

12 Japan Credit Rating Agency J-1 tới J-3 Aaa tới D

13 Agence d’Evaluation Financiere T-1 tới T-4 AAA tới D

14 Korean Investors Service A1 tới D AAA tới D

15 Credit Rating Services of India Ltd P-1 tới T-5 AAA tới D

Bảng định mức tín nhiệm được chia làm 2 loại: Bảng ký hiệu Định mức tín nhiệm biểu hiện cho các công cụ nợ ngắn hạn và bảng ký hiệu Định mức tín nhiệm biểu hiện cho các công cụ nợ dài hạn Nhìn vào kí hiệu về Định mức tín nhiệm được ấn định cho bất cứ một doanh nghiệp nào, nhà đầu tư đều có thể biết được mức độ rủi ro đối với các công cụ vay nợ của doanh nghiệp đó

Bảng 1.2 Ký hiệu sắp xếp hạng tín nhiệm sử dụng cho nợ dài hạn

Aaa AAA Chứng khoán được định mức loại này có chất lượng cao nhất, có độ rủi ro thấp nhất, đây thường là các Chứng khoán vàng có khả năng trả nợ mạnh nhất.

Aa AA Chứng khoán được định mức loại này có chất lượng cao, mức độ rủi ro thấp và do đó có khả năng trả nợ cao.

A A Đây là loại chứng khoán đạt trên mức trung bình các nhân tố đảm bảo về khả năng trả nợ ngắn và dài hạn, tuy chưa thật chắc chắn nhưng có độ tin cậy cao.

Do đó chứng khoán này được xếp loại có khả năng trả nợ.

Baa BBB Đây là loại chứng khoán trung bình, mức an toàn và rủi ro không cao, không thấp Khả năng trả nợ gốc và lãi hiện thời không thật chắc chắn nhưng không có dấu hiệu nguy hiểm Tuy nhiên chứng khoán loại này có tính đầu cơ hơn là đầu tư Do đó khả năng trả nợ của loại chứng khoán này đạt mức trung bình.

Ba BB Chứng khoán loại này có nhiều tính đầu cơ, tương lai của loại chứng khoán này khó xác định, do đó khả năng trả nợ gốc và lãi không thật chắc chắn và an

B B Nhìn chung chứng khoán loại này thiếu sự hấp dẫn cho đầu tư Sự đảm bảo về hoàn trả gốc và lãi trong tương lai là rất nhỏ, do đó có tính đầu cơ cao.

Caa CCC Khả năng trả nợ thấp, dễ bị vỡ nợ.

Ca CC Mức đầu cơ cao nhất, thường bị vỡ nợ.

C C Đối với Moody, đây là định mức tín nhiệm thấp nhất

D Định mức tín nhiệm thấp nhất của S&P Hai định mức tín nhiệm đạt C và D thể hiện Nhà phát hành trong tình trạng sắp phá sản Để định mức tín nhiệm chi tiết hơn, công ty Moody dùng thêm ký hiệu 1,2,3 vào sau mỗi mức tín nhiệm cơ bản nhằm chia mỗi mức cơ bản thành 3 mức nhỏ (ngoại trừ hai mức cao nhất và thấp nhất AAA và C) Ví dụ từ mức tín nhiệm là Ba được chia thành Ba1, Ba2, Ba3 với mức tín nhiệm ngày một giảm Cũng cách làm như vậy, công ty S&P sử dụng “+” và “-” để chi tiết hóa các mức tín nhiệm cơ bản

Bảng 1.3 Ký hiệu sắp xếp hạng tín nhiệm sử dụng cho nợ ngắn hạn

P-1 A-1+ Khả năng trả nợ mạnh nhất

A-1 Khả năng trả nợ mạnh P-2 A-2 Khả năng trả nợ đạt mức trung bình khá

P-3 A-3 Khả năng trả nợ đạt mức trung bình hay vừa đủ để được định mức đầu tư

NP B Khả năng trả nợ yếu, mang tính đầu cơ

C Khả năng trả nợ yếu

D Khả năng trả nợ rât yếu, thể hiện Nhà phát hành đang trong nguy cơ bị phá sản

Giữa định mức tín nhiệm cho các công cụ nợ dài hạn và các công cụ nợ ngắn hạn có mối quan hệ tương đối với nhau như sau:

Bảng 1.4 Quan hệ xếp hạng tín nhiệm ngắn hạn và dài hạn

Dài hạn Ngắn hạn Dài hạn Ngắn hạn

Nguyễn Thị Thủy Toán Tài Chính 45

3 Phương pháp đánh giá: Đây là phương pháp đánh giá dựa trên nhiều lĩnh vực trong đó các lĩnh vực chính là:

MỨC TÍN NHIỆM TẠI SỞ GIAO DỊCH I NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM

Giới thiệu về Sở Giao Dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam ( SGD I )

1 Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của SGD I

Sở giao dịch I (SGD I) trụ sở chính tại số 10 Lê Lai- Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội, là một đơn vị lớn của Ngân Hàng Công Thương Việt Nam(NHCT VN) được thành lập ngày 30/03/1995, hoạt động trên cơ sở là đại diện ủy quyền của NHCT VN với nhiệm vụ chính được giao cho là: Huy động vốn; cho vay, đầu tư; Bảo lãnh; Thanh toán và tài trợ thương mại; Ngân quỹ; Thẻ và ngân hàng điện tử ; Và nhiều các hoạt động khác Tên giao dịch quốc tế của SGD I là: Industrial and commercial Bank of Việt Nam – transaction office N o -1

SGD I một mặt có chức năng như một chi nhánh của NHCT VN thực hiện đầy đủ các hoạt động của một NHTM, mặt khác, nó thể hiện là một Ngân hàng trung tâm của NHCT VN, nơi nhận các quyết định, chỉ thị đầu tiên; Thực hiện thí điểm các chủ trương, chính sách của NHCT VN; Đồng thời điều vốn cho các chi nhánh khác trong hệ thống NHCT VN Theo quy định của NHCT VN, SGD I là đầu mối cho các chi nhánh NHCT VN phía Bắc trong nghiệp vụ thu chi ngoại tệ, tiền mặt, thanh toán Séc du lịch và một số nghĩa vụ khác theo ủy quyền của NHCT VN.

SGD I là đơn vị hạch toán phụ thuộc của NHCT VN, thực hiện kế toán tiền tệ, tín dụng, dịch vụ Ngân Hàng theo luật các Ngân Hàng Tín Dụng, điều lệ NHCT VN, các quy định pháp luật của NHCT VN: SGD I là đại diện theo

Nguyễn Thị Thủy Toán Tài Chính 45 ủy quyền của NHCT VN, có quyền tự chủ kinh doanh theo các chức năng nhiệm vụ đã được quy định, chịu sự ràng buộc về nghĩa vụ, quyền lợi đối với NHCT VN.

SGD I hoạt động có con dấu riêng, được mở tài khoản tại NHNN và các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán kinh tế nội bộ theo quy định của NHNN và NHCT VN Trong hoạt động kinh doanh của mình, SGD I luôn tìm cách để nâng cao chất lượng kinh doanh và dịch vụ Ngân Hàng, đổi mới phong cách làm việc…

SGD I gồm có 11 phòng ban với các chức năng và nhiệm vụ khác nhau, đó là : Phòng khách hàng 1; Phòng khách hàng 2; Phòng khách hàng cá nhân;Phòng quản ly rủi ro; Phòng kế toán giao dịch; Phòng thanh toán xuất nhập khẩu; Phòng tiền tệ kho quỹ; Phòng tổ chức hành chính; Phòng thông tin điện toán; Phòng tổng hợp và cuối cùng là phòng kế toán tài chính

2 Tình hình hoạt động kinh doanh.

Bảng 2.1 Hoạt động tín dụng của SGD I NHCTVN

2005 I.Tổng dư nợ cho vay và đầu tư 2.088 3.625 173,6% 3.940 108,7% 4.498,8 114,18% t.đó: Cho vay 1.497 2.414 161,2% 2.788 115,5% 2.776,6 99,6%

- Trung và dài hạn 971 1.499 154,3% 1.801 120% 1.881,6 104,5% B/ Phân theo TPKT

- Tồng doanh số cho vay 2.456 5.640 229,6% 5.193

- Tổng doanh số thu nợ 2.218 5.580 251,57% 4.819

2.2 Tình hình huy động vốn

Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của SGD I

Chỉ tiêu 2003 2004 % tăng so với 2003 2005 % tăng so với 2004 2006 % tăng so với 2005

Tổng nguồn vốn huy động 15.158 14.026 16.071 17.448

Nguyễn Thị Thủy Toán Tài Chính 45

II Phân theo loại Ttệ

III Phân theo ky hạn

IV Phân theo thời hạn

3 Nhiệm vụ đặt ra cho năm 2007.

3.1 Đẩy mạnh khai thác mọi nguồn vốn, hướng tới việc tạo lập một cơ cấu vốn cân đối, chi phí đầu vào thấp

3.2 Tăng trưởng tín dụng phù hợp với khả năng quản lý, giám sát, hướng tới một cơ cấu tín dụng an toàn Chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng chỉ đạo của NHCT VN

3.3.Tập trung phát triển hoạt động dịch vụ để tăng thu phí dịch vụ trong tổng thu nhập phù hợp với sự phát triển của một ngân hàng hiện đại

3.4 Đảm bảo an toàn mọi mặt hoạt động, phát triển đúng định hướng chỉ đạo của NHCT VN

3.5 Phát huy vai trò của các tổ chức Đảng, Đoàn thể

Phương pháp định mức tín nhiệm tại sở giao dịch I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

Sử dụng phương pháp thang điểm để cho điểm đối với từng hạng mục và xếp các khách hàng thành 10 hạng có mức độ từ thấp đến cao

Bảng 2.3 Bảng xếp hạng khách hàng doanh nghiệp

Loại Điểm Đặc điểm Mức độ rủi ro

AA+:Loại tối ưu Điểm tín dụng tốt nhất dành cho khách hàng có chất lượng tín dụng tốt nhất

-Tình hình tài chính lành mạnh.

-Năng lực cao trong quản lý.

-Hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định.

-Triển vọng phát triển lâu dài.

-Khả năng cạnh tranh rất vững vàng trước những tác động của môi trường kinh doanh hoặc độc quyền NN.

-Đạo đức tín dụng cao.

-Tình hình tài chính lành mạnh.

-Khả năng sinh lời tốt.

-Hoạt động hiệu quả và ổn định.

Triển vọng phát triển lâu dài.

-Đạo đức tín dụng tốt.

Thấp nhưng về dài hạn cao hơn khách hàng loại AA+

-Tình hình tài chính ổn định nhưng có những hạn chế nhất định.

-Hoạt động hiệu quả nhưng không ổn định như khách hàng loại AA.

-Triển vọng phát triển tốt.

-Đạo đức tín dụng tốt.

-Hoạt động hiệu quả và có triển vọng trong ngắn hạn.

-Tình hình tài chính ổn định trong ngắn hạn do có một số hạn chế về tài chính

Nguyễn Thị Thủy Toán Tài Chính 45 và năng lực quản lý và có thể bị tác động mạnh bởi các điều kiện kinh tế, tài chính trong môi trường kinh doanh.

BB: Loại trung bình khá

-Tiềm lực tài chính trung bình, có những nguy cơ tiềm ẩn.

-Hoạt động kinh doanh tốt trong hiện tại nhưng dễ bị tổn thất bởi những biến động lớn trong kinh doanh do các sức ép cạnh tranh và sức ép từ nền kinh tế nói chung.

Trung bình, khả năng trả nợ gốc và lãi trong tương lai ít được bảo đảm hơn khách hàng loạiBB+

-Khả năng tự chủ tài chính thấp, dòng tiền biến động theo chiều hướng xấu.

-Hiệu quả hoạt động kinh doanh không cao, chịu nhiều sức ép cạnh tranh mạnh mẽ hơn, dễ bị tác động hơn bởi những biến động kinh tế nhỏ.

Cao, do khả năng tự chủ tài chính thấp Ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hihf hoạt động kinh doanh của khách hàng không được cải tiến

CC+: Loại dưới trung bình

-Hiệu quả hoạt động thấp, kết quả kinh doanh nhiều biến động.

-Năng lực tài chính yếu, bị thua lỗ trong một hoặc một số năm tài chính gần đây và hiện tại đang vật lộn để duy trì khả năng sinh lời.

-Năng lực quản lý kém.

Cao,là mức cao nhất có thể chấp nhận; xác suất vi phạm hợp đồng tín dụng cao, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn han.

CC: Loại xa dưới trung bình

-Hiệu quả hoạt động thấp.

-Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn( dưới 90 ngày).

-Năng lực quản lý kém.

Rất cao, khả năng trả nợ ngân hàng kém, nếu không có những biện pháp kịp thời, ngân hàng có nguy cơ mất vốn trong ngắn hạn.

-Hiệu quả hoạt động rất thấp, bị thua lỗ, không có triển vọng phục hồi.

-Năng lực tài chính yếu kém, đã có nợ quá hạn.

-Năng lực quản lý kém.

Rất cao, ngân hàng sẽ phải mất nhiều thời gian và công sức để thu hồi vốn cho vay.

Các khách hàng này bị thua lỗ kéo dài, tài chính yếu kém, có nợ khó đòi, năng lực quản lý kém. Đặc biệt cao, ngân hàng hầu như không thể thu hồi được vốn.

Quy trình chấm điểm được chia thành 7 bước:

- Bước 1: thu thập thông tin

- Bước 2: xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Bước 3: chấm điểm quy mô của doanh nghiệp

- Bước 4: chấm điểm các chỉ số tài chính

- Bước 5: chấm điểm các chỉ số phi tài chính

- Bước 6: Tổng hợp điểm và xếp hạng doanh nghiệp

- Bước 7: trình phê duyệt kết quả chấm điểm tín dụng của khách hàng

Thu thập thông tin là giai đoạn đầu tiên của quá trình định mức tín nhiệm, cung cấp nguyên liệu thô cho việc chấm điểm Tuy nhiên đây là giai đoạn rất quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả xếp hạng doanh nghiệp cuối cùng Nên cán bộ tín dụng phải tích cực khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để thu thập khối lượng thông tin phong phú đồng thời dễ dàng kiểm tra tính chính xác của thông tin Các nguồn thông tin có thể thu thập được bao gồm:

1 Hồ sơ vay vốn của khách hàng: Đây là bộ hồ sơ mà khách hàng phải gửi cho ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn, là một điều kiện bắt buộc đối với mọi khách hàng Hồ sơ khách hàng cung cấp gồm có: Hồ sơ pháp lý trình bày những thông tin về tình trạng pháp lý của doanh nghiệp như quyết định thành lập, giấy phép hoạt động, điều lệ doanh nghiệp; Hồ sơ về tình hình tài chính của khách hàng gồm các báo cáo tài chính trong một số năm( thông thường là bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền

Nguyễn Thị Thủy Toán Tài Chính 45 tệ, thuyết minh báo cáo tài chính ) và các bảng kế hoạch về tài chính trong tương lai; Hồ sơ về kế hoạch, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp trong tương lai; và cuối cùng là dự án hoặc phương án vay đi kèm với kế hoạch chi tiết sử dụng tiền vay và kế hoạch trả nợ.

2 Thông tin lưu trữ ngân hàng: Là các thông tin trên nhiều phương diện mà ngân hàng theo dõi và lưu trữ về những người đi vay khác nhau trong các lĩnh vực kinh doanh khác nhau Nếu khách hàng có nhu cầu vay vốn của ngân hàng đã từng có quan hệ với ngân hàng hay có quan hệ làm ăn, quan hệ tín dụng thương mại với một trong những khách hàng của ngân hàng hoặc kinh doanh trong kĩnh vực mà ngân hàng thường xuyên tài trợ thì ngan hàng có thể sử dụng những thông tin lưu trữ của mình để bổ sung cho công tác chấm điểm tín dụng Đây cũng có thể được coi là nguồn thông tin đáng tin cậy nếu như hoạt động xử lý và tổ chức lưu trữ thông tin tiến hành trước đó được diễn ra chính xác, an toàn.

3 Thông tin từ các cuộc điều tra, phỏng vấn trực tiếp: Các thông tin này rất cần thiết để bổ sung thêm cho hoạt động Định mức tín nhiệm , đặc biệt giúp ngân hàng xác minh lại tính chính xác và tính trung thực của các thông tin thu thập được từ 2 nguồn nói trên Việc điều tra, phỏng vấn trực tiếp bao gồm thăm quan nhà xưởng, văn phòng, tiếp xúc, trò chuyện trực tiếp với lãnh đạo và người lao động trong doanh nghiệp, xem xét tài sản, vật thế chấp. Bằng khả năng quan sát, tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin từ nhiều phía, cán bộ tín dụng sẽ nắm được hiện trạng của doanh nghiệp, thấy được những gì đang thực tế diễn ra mà các báo cáo của đơn vị không đề cập hết hoặc đề cập một cách chưa chính xác, giúp loại trừ các báo cáo “ma”

4 Các nguồn thông tin khác: Ngoài các thông tin kể trên, ngân hàng còn có thể sử dụng một số nguồn thông tin khác Đó là thông tin từ các ngân hàng khác mà khách hàng có quan hệ thanh toán, tiền gửi, tín dụng Thông tin

2 6 từ bạn hàng và đối thủ cạnh tranh của khách hàng; Thông tin từ các nguồn thông tin chuyên môn như Trung tâm thông tin tín dụng của ngân hàng Nhà nước (CIC ); Thông tin từ tạp chí, ấn phẩm của cơ quan chính phu như niên giám thống kê, báo, tạp chí chuyên ngành thuộc lĩnh vực kinh doanh của khách hàng Thông tin từ các cơ quan quản lý nhà nước có quan hệ với khách hàng như Bộ chủ quản, cơ quan thuế, thanh tra, quản lý thị trường, kiểm toán, hải quan… Và một số thông tin khác tùy thuộc vào đặc thù của người vay…

2.2 Xác định ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế, ngành nghề lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp rất phong phú và đa dạng Các ngành nghề khác nhau thì khác nhau về chu kỳ kinh doanh, về triển vọng tăng trưởng, về mức cơ cấu vốn đầu tư, cơ cấu chi phí, khả năng sinh lời, khả năng cạnh tranh…Nên việc xây dựng một hệ thống phân loại ngành kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng, trên cơ sở phân loại ngành để đánh giá, so sánh giữa các doanh nghiệp trong ngành mới thực sự có ý nghĩa.

Hệ thống phân loại ngành kinh tế dùng để Định mức tín nhiệm khách hàng phải phù hợp với trình độ phát triển nền kinh tế và môi trường pháp lý của từng quốc gia cũng như phải sát gần với thông lệ chuẩn quốc tế Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, hệ thống chấm điểm tín dụng phân thành 4 loại ngành nghề/ lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác nhau, gồm:

- Nông, lâm và ngư nghiệp.

- Thương mại và dịch vụ.

Việc phân loại doanh nghiệp theo ngành nghề căn cứ vào ngành nghề chính đăng ký trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

Nguyễn Thị Thủy Toán Tài Chính 45

Trường hợp doanh nghiệp hoạt động đa ngành nghề thì phân loại theo ngành nghề nào đem lại tỷ trọng doanh thu lớn nhất cho doanh nghiệp.

Bảng 2.4 Hướng dẫn phân loại doanh nghiệp

Nông, lâm ngư nghiệp -Chăn nuôi

-Trồng trọt: cây lương thực, hoa màu, cây ăn quả, cây công nghiệp,…

-Đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản.

Thương mại và dịch vụ

-Khách sạn, nhà hàng, giải trí du lịch.

ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM CÔNG TY BẰNG MÔ HÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN VỐN ( CAPM )

Mô hình Định giá tài sản vốn ( CAPM )

Mô hình định giá tài sản vốn (CAPM) là cốt lõi của lý thuyết tài chính hiện đại Vào năm 1952, Harry Markowitz là người đầu tiên đặt nền móng cho lý thuyết đấu tư hiện đại, đến năm 1964 Wiliam Sharpe, John Lintner và Jan Mossin đã phát triển mô hình CAPM Mô hình CAPM được xây dựng dựa trên các giả thiết về nhà đầu tư trên thị trường đều là những người e ngại rủi ro và với mục tiêu là tối đa hóa lợi ích kì vọng Tất cả các nhà đầu tư đều là các tác nhân cạnh tranh hoàn hảo trên thị trường và đều đồng nhất trong việc đánh giá các thông tin, chỉ số phản ánh hoạt động của thị trường, từ đó đồng nhất trong việc đánh giá lợi suất kì vọng cũng như dao động của các lợi suất trên thị trường.

Một giả thiết của mô hình CAPM nữa là về thị trường và các tài sản: Thị trường là cạnh tranh hoàn hảo, tức là mọi thông tin trên thị trường đều được cung cấp một cách miễn phí cho các nhà đầu tư, trên thị trường không hạn chế về khối lượng các hàng hóa giao dịch cũng như các điều kiện về bán khống tài sản, không có các chi phí liên quan đến giao dịch các loại tài sản và không có chi phí về thuế Trên thị trường có các tài sản rủi ro và phi rủi ro, các tài sản có khối lượng cố định, có thể chia nhỏ khối lượng tùy ý, tất cả các tài sản đều có thể trao đổi mua bán trên thị trường.

Mô hình CAPM cho phép dự đoán mối quan hệ giữa rủi ro và lợi suất kỳ vọng CAPM chia rủi ro của danh mục đầu tư thành rủi ro hệ thống và rủi ro riêng biệt Rủi ro hệ thống là rủi ro của danh mục đầu tư thị trường Khi thị

4 8 trường biến động, mỗi tài sản riêng biệt đều bị ảnh hưởng ít nhiều Rủi ro riêng là rủi ro gắn với một tài sản riêng biệt, nó gắn với phần lợi suất của tài sản không tương quan với sự biến động của thị trường Rủi ro hệ thống không thể giảm bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư, rủi ro riêng biệt có thể giảm bằng đa dạng hóa.

Mô hình CAPM mô tả lợi suất của một tài sản hay một danh mục đầu tư bằng lợi suất của tài sản phi rủi ro cộng với phần bù rủi ro. Đối với một tài sản: E(RI)=RF + βI(E(RM)-RF) Đối với một danh mục: E(RP)=RF+βp(E(RM)-RF)

RF:Lợi suất của tài sản phi rủi ro.

RM:Lợi suất của danh mục thị trường βi(E(RM)-RF),βp(E(RM)-RF):Phần bù rủi ro.

Ri:Lợi suất của tài sản i.

Rp:Lợi suất của danh mục p.

Từ hai phương trình trên cho thấy lợi suất kỳ vọng của tài sản hay danh mục tỷ lệ thuận với hệ số rủi ro (β).Hệ số (β) này càng lớn thì tài sản hay danh mục có rủi ro càng cao và tương ứng với nó là lợi suất kỳ vọng càng cao. Người ta có thể dựa vào hệ số beta để đánh giá mức độ rủi ro cũng như khả năng sinh lời của một danh mục hay một cổ phiếu Nếu β >1 tức danh mục hay cổ phiếu này biến động lớn hơn thị trường (cổ phiếu năng động) , ngược lại nếu β < 1 có nghĩa là cổ phiếu hay danh mục này biến động ít hơn thị trường (cổ phiếu thụ động) Danh mục thị trường có β = 1.

Một danh mục hay một tài sản bất ky trên thị trường đều có giá và giá của chúng được định theo phương trình: ri=rf+βi(rm-rf) Đối với một tài sản rq=rf+βi(rm-rf) Đối với một danh mục.

Nguyễn Thị Thủy Toán Tài Chính 45

Trong đó, (rm-rf) là giá trị một đơn vị rủi ro tính theo giá thị trường.

Sử dụng mô hình CAPM để Định mức tín nhiệm cho khách hàng của SGD I Ngân Hàng Công Thương Việt Nam

1 Đầu vào của mô hình.

Sau đây là một số công ty đã niêm yết có cổ phiếu bán trên thị trường, là khách hàng của SGD I và được cán bộ tín dụng của Sở xếp cùng hạng tín nhiệm là hạng BB

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu tài chính

Chúng ta sẽ sử dụng mô hình định giá tài sản (CAPM) để xác định hệ số rủi ro β của lợi suất các loại cổ phiếu đó.

Mô hình: Ri = Rf + βi*(Rm- Rf) + ε

Trong đó: - Ri là lợi suất của các cổ phiếu

- Rf là lãi suất phi rủi ro trên thị trường, ở đây ta lấy lãi suất của trái phiếu chính phủ = 9,25% 1năm tức là = 0,025342% 1ngày

- Rm là lợi suất của danh mục thị trường, ở đây ta lấy danh mục thị trường là danh mục Vn-index

- ε là tác động của các yếu tố ngẫu nhiên

Với mô hình này ta dựa vào lợi suất của cổ phiếu biến động qua các phiên ta có thể xác định được rủi ro của các loại cổ phiếu đó, rủi ro ở đây được hiểu là sự khác biệt của lợi suất cổ phiếu so với lãi suất phi rủi ro Lợi

5 0 suất của cổ phiếu được lấy hoàn toàn là do thị trường quyết định được đánh giá dựa trên tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của doanh nghiệp.

Sử dụng bộ số liệu là lợi suất của các loại cổ phiếu và chỉ số Vn-index biến động qua các phiên trong vòng 6 tháng cuối năm 2006

2 Đầu ra của mô hình

Sử dụng phần mền Eviews để xử lý bộ số liệu với phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS), ta có kết quả sau đây: Đối với cổ phiếu của công ty thứ nhất

Bảng 3.2 Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty A

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

R-squared 0.925455 Mean dependent var -0.005187 Adjusted R-squared 0.924818 S.D dependent var 0.095836 S.E of regression 0.026278 Akaike info criterion -4.423533 Sum squared resid 0.080790 Schwarz criterion -4.376825 Log likelihood 265.2002 F-statistic 1452.528 Durbin-Watson stat 2.126526 Prob(F-statistic) 0.000000

Nguyễn Thị Thủy Toán Tài Chính 45

Phương trình trên cho thấy hệ số β của lợi suất cổ phiếu của công ty A

= +0.978 và hệ số C ngoài lãi suất phi rủi ro trên thị trường = 0.00025342 còn có một phần nữa = -0.00021-0.00025342= -0.00046342, đó chính là tác động của những yếu tố không mong đợi đối với lợi suất của cổ phiếu (ε ) Đối với cổ phiếu của công ty thứ hai

Bảng 3.3 Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty B

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

R-squared 0.916026 Mean dependent var -0.006798 Adjusted R-squared 0.915309 S.D dependent var 0.095907 S.E of regression 0.027911 Akaike info criterion -4.302949 Sum squared resid 0.091144 Schwarz criterion -4.256241 Log likelihood 258.0255 F-statistic 1276.295 Durbin-Watson stat 2.064551 Prob(F-statistic) 0.000000 Estimation Command:

Ta thấy hệ số β = + 0.974 và ε = - 0021 Đối với cổ phiếu của công ty thứ ba

Bảng 3.4 Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

R-squared 0.899641 Mean dependent var -0.009054 Adjusted R-squared 0.898784 S.D dependent var 0.095789 S.E of regression 0.030475 Akaike info criterion -4.127170 Sum squared resid 0.108659 Schwarz criterion -4.080462 Log likelihood 247.5666 F-statistic 1048.820 Durbin-Watson stat 2.002927 Prob(F-statistic) 0.000000

Hệ số β = + 0.964 và ε = - 0.0044 Đối với cổ phiếu của công ty thứ tư

Bảng 3.5 Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty

Nguyễn Thị Thủy Toán Tài Chính 45

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

R-squared 0.932559 Mean dependent var -0.008499 Adjusted R-squared 0.931983 S.D dependent var 0.094691 S.E of regression 0.024695 Akaike info criterion -4.547733 Sum squared resid 0.071354 Schwarz criterion -4.501025 Log likelihood 272.5901 F-statistic 1617.860 Durbin-Watson stat 1.879603 Prob(F-statistic) 0.000000

Hệ số β = + 0.97 và ε = - 0.0038 Đối với cô phiếu của công ty thứ năm

Bảng 3.6 Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty E

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

R-squared 0.893611 Mean dependent var -0.008201Adjusted R-squared 0.892702 S.D dependent var 0.097112

S.E of regression 0.031810 Akaike info criterion -4.041377 Sum squared resid 0.118393 Schwarz criterion -3.994669 Log likelihood 242.4620 F-statistic 982.7408 Durbin-Watson stat 1.815030 Prob(F-statistic) 0.000000

Hệ số β = - 0.974 và ε = - 0.0035 Đối với cổ phiếu của công ty thứ sáu

Bảng 3.7 Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty F

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

R-squared 0.862012 Mean dependent var -0.007541 Adjusted R-squared 0.860833 S.D dependent var 0.097855 S.E of regression 0.036505 Akaike info criterion -3.766077 Sum squared resid 0.155915 Schwarz criterion -3.719369 Log likelihood 226.0816 F-statistic 730.8994 Durbin-Watson stat 1.870332 Prob(F-statistic) 0.000000

Nguyễn Thị Thủy Toán Tài Chính 45

Hệ số β= + 0.964 và ε = - 0.00285 Đối với cổ phiếu của công ty thứ bảy

Bảng 3.8 Kết quả ước lượng hệ số β bằng phương pháp OLS của công ty

Variable Coefficient Std Error t-Statistic Prob

S.E of regression 0.027432 Akaike info criterion -4.337567

Sum squared resid 0.088043 Schwarz criterion -4.290859

Durbin-Watson stat 1.936113 Prob(F-statistic) 0.000000

Ta có một bảng giá trị các hệ số β và giá trị ε sau đây:

Bảng 3.9 Bảng hệ số β và ε

Ta thấy hệ số β của lợi suất cổ phiếu các công ty có giá trị xấp xỉ bằng nhau và gần với giá trị +1 tức là nó biến động gần với danh mục thị trường nhưng với mức độ ít hơn Điều này có nghĩa là khi thị trường lên thì nó cũng lên, và khi thị trường xuống thì nó cũng xuống Như vậy lợi suất của các loại cổ phiếu này không ổn định, thể hiện rằng nhà đầu tư chưa tin tưởng hoàn toàn vào hoạt động của các công ty này Hay nói cách khác, độ tín nhiệm của các Nhà đầu tư với các công ty này là không cao nhưng cũng không phải là quá thấp Hoạt động của các công ty này phụ thuộc rất lớn vào môi trường và điều kiện kinh doanh, một sự bất ổn trong nền kinh tế nói chung cũng có thể gây tác động tương tự tới hoạt động của họ.

Tác động vào lợi suất của các cổ phiếu ngoài các yếu tố về thị trường ảnh hưởng tới toàn bộ các cổ phiếu (phần rủi ro hệ thống) thì mỗi loại cổ

Nguyễn Thị Thủy Toán Tài Chính 45 phiếu còn chịu sự tác động riêng của các yếu tố khác, đó là giá trị ε và phần tác động này làm giảm lợi suất của chúng, tuy rằng rất nhỏ Các yếu tố này mang tính ngẫu nhiên không thể dự đoán được và khác nhau đối với mỗi loại cổ phiếu Nó thể hiện tính đặc thù, riêng biệt của mỗi công ty Như vậy khi đánh giá về một công ty, ngoài các chỉ tiêu chung được đưa ra để làm tiêu chuẩn đánh giá, còn có những đặc điểm riêng, mà phần này cũng tác động tới mức tín nhiệm của công ty.

Nếu như coi hệ số β = 0 là giá trị mà tại đó lợi suất của các cổ phiếu là không có rủi ro thì ta thấy rủi ro của các cổ phiếu là ở mức trung bình

So sánh kết quả giữa phương pháp Định mức của SSGD I với Phương pháp sử dụng mô hình định giá tài sản vốn CAPM

Sử dụng hai phương pháp định mức tín nhiệm đều cho một kết quả tương tự, tuy nhiên, phương pháp mô hình sử dụng mô hình CAPM sẽ cho kết quả đầy đủ hơn, ngay trong một lớp tín nhiệm cũng có sự khác nhau giữa các cá thể Điều này có thể được giải thích là mỗi loại cổ phiếu có một đặc điểm riêng, ngoài những cái mà có chung cho tất cả Như vậy ngay trong một mức định mức cũng có thể có sự đối xử khác nhau từ phía ngân hàng đối với các doanh nghiệp nếu như xét cả những yếu tố đặc thù đối với từng doanh nghiệp.

Có những chỉ tiêu mà doanh nghiệp này có mà doanh nghiệp kia không có, để đánh giá được điều này thì không thể nhìn vào hệ thống bảng chấm điểm để đánh giá Mô hình CAPM dựa trên số liệu lịch sử và đánh giá thực tế để định mức tín nhiệm do đó có thể có độ tin cậy cao hơn ở một vài khía cạnh.

Ngày đăng: 26/07/2023, 11:02

w