NGUYEN DUY LUC
QUAN TRI RUI RO TIN DUNG KHACH HANG CA NHAN
TAI VIETINBANK - CHI NHANH CUA LO
Chuyên ngành: Quản trị doanh nghiệp Mã ngành: 8340101
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS ĐẶNG THỊ KIM THOA
2020 | PDF | 121 Pages buihuuhanh@gmail.com
HÀ NỘI, NĂM 2020
Trang 2
Tôi đã đọc và hiểu vẻ các hành vĩ vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi thực hiện và không vi phạm yêu câu về sự trung thực trong học thuật
Hà Nội, ngày tháng _ năm 2020 Học viên
Nguyễn Duy Lực
Trang 3Dai hoc Kinh tế Quốc dân đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện luận văn này Tôi bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Đặng Thị Kim Thoa tận tình hướng
dẫn tôi hoàn thành luận văn này
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Lãnh đạo và cán bộ, nhân viên tại
Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò đã tạo điều kiện, cung cấp thông tin đề tôi hoàn
thành bài luận văn
'Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, khích lệ và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn
Tac giả luận văn
Nguyễn Duy Lực
Trang 4123 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của 26 1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của một số ngân ngân hàng thương mại
Trang 52.1 Khái quát về Vietinbank - Chỉ nhánh Cửa Lò
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh từ năm 2017-2019
2.2 Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank -
2.2.3 Thực trạng thực hiện các nội dung quán trị tín dụng khách hàng cá nhân
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hướng tới quản trị rủi ro tín dụng khách hàng
2.3.1 Nhân tố chủ quan 2.3.2 Nhân tố khách quan
Vietinbank - Chỉ nhánh Cửa L
2.4.1 Kết quả đạt được
2.4.2 Hạn chế và nguyên nhân
CHUONG 3: GIAI PHAP HO
KHACH HANG CÁ NHÂN TẠI VIETINBANK - CHI NHANH CUA LO
3.1 Dinh huéng cia Vietinbank Chi nhanh Cira Ld vé quan tri rai ro tín dụng 76
THIEN QUAN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
3.2 Giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân
Trang 6KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 7
Từ viết tắt
BIDV CBTD NHNN NHTM KHCN KHDN HĐKD PGD QLRR RRTD
Vietcombank Vietinbank VHD XHTDNB TCID TNDN TSĐB
Ngân hàng thương mại cô phần Ngoại thương Việt Nam
Ngân hàng thương mại cỗ phần Công thương Việt Nam
Vốn huy động
Xếp hạng tín dụng nội bộ Tổ chức tín dụng,
'Thu nhập doanh nghiệp Tài sản đảm bảo.
Trang 8Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò từ 2017-2019 S350 104kÀ:2Xi42ix20466625004di1L1061430%55001465036X64)203046L303ã46p010460a2665d00166toi8046c5g430460ã60163s066a00840.520đ6 36
Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng tại - Chi nhánh Cửa Lò từ 2017-2019 - 5555 s=<5 38 Bảng 2.3: Tình hình lợi nhuận của Vietmbank - Chì nhánh Cửa Lò từ 2017-2019_40 Bảng 24: Dư nợ tín dụng KHCN của Vietmbank - Chị nhánh Cửa Lò từ 2017-2019
SECS SS Le SSB MALES SCE GEESE ASI NEOGEO EEC SEES RR EBEE EB EIS 42 Bang 2.5: Du no tín dụng KHCN theo thời gian của Vietinbank - Chị nhánh Cửa Lò 0002002106 ã0Ẻ855 —- )HHHH, 43
Bảng 26: Dư nợ tín dụng KHCN theo hình thức bảo đảm của Vietinbank - Chị
nhữnh Cửa Lô từ 2017-20 1 uicctGtccGiguiGliaugigi0cttotiqsuaaa 44 Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng KHCN theo mục đích vay của Vietinnbank - Chị nhánh C1 1x1 1= e4 2tr0 t01056600/16%ce074n0 45 Bang 2.8: Tinh hình lợi nhuận từ hoạt động tín dụng KHCN từ 2017-2019 46
Bảng 2.9: Tình hình nợ xấu từ hoạt động tín dụng KHCN từ 2017-2019 47
Bảng 2.10: Kết quả nhận diện rủi ro KHCN từ 2017-2019 -2- 2225sczcc 54
Bang 2.11: Bang cham diém théng tin cá nhân cơ bản 22 22s 555 SZZz 56 Bang 2.12: Diém tiéu chi quan hé vi ngan hang cece eee ceeceee eee 57
Bang 2.13: Téng hop diém va xép hang tin dụng 22 S25 S553 cv re 58
Bảng 2.14: Bảng tông hợp xếp hạng KHCN tính đến 31/12/2019 tại Chi nhánh 59
Bang 2.15: Số lượng hồ sơ vay vốn của KHCN từ năm 2017-2019 60
Bảng 2.16: Kết quả trích dự phòng RRTD KHCN từ năm 2017-2019 61
Bang 2.17: Ty lé TSDB dé bu dap tén that rủi ro tin dung KHCN | 63
Bảng 2.18 Tổng hợp thông tin về mẫu khảo sát 2S 2C2S2S522SZ2ZZcEZZzZZc 65 Bảng 2.19: Kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng từ phía Vietinbank - Chi nhánh ®:.0701— ))) ) ) à.).),HHHHH 67
Bảng 2.20: Kết quả khảo sát các nhân tô ảnh hưởng từ phía khách hàng 69
Bảng 2.21: Kết quả khảo sát các nhân tố ảnh hưởng từ môi trường vĩ mô 70
Trang 9KHCN từ phía Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò 222 s¿cSS2SZ S522 ZZEZZSzZcZz 67
Biéu đồ 2.5: Tỷ lệ ý kiến đồng ý về các nhân tổ anh hưởng tới quản trị RRTD
KHÉN từ phia khách hànG:2¿ 22200002165 QQGNGG 06880604 uätd 69
Biêu đồ 2.6: Tỷ lệ ý kiến đồng ý về các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị RRTD
KHÉỔON từ 0a rồi Hường VỀ HO áeeieeeeeeeeoeoiidaoieidrerszsee 71
Trang 10
TRƯỜNG DAI HOC KINH TE QUOC DAN
- rd LLG -
NGUYEN DUY LUC
QUAN TRI RUI RO TIN DUNG KHACH HANG CA
NHAN TAI VIETINBANK - CHI NHANH CUA LO
Chuyén nganh: QUAN TRI DOANH NGHIEP
Ma nganh: 8340101
TOM TAT LUAN VAN THAC SI QUAN TRI KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa hoc: TS BANG THI KIM THOA
HA NOI - 2020
Trang 11
Trong nên kinh tế Việt Nam hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hang thương mại (NHTM) trong và ngoài nước, giữa các NHTM quốc doanh va ngoai quốc doanh ngày càng trở nên gay gắt đòi hỏi các ngân hàng muốn tồn tại và phát triển phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời phải luôn tìm kiếm các hướng đi mới phù hợp hơn với điều kiện và nhu cầu của khách hàng
Trong các hình thức sản phẩm cung ứng thì tín dụng là một hoạt động kinh doanh mang tính chất truyền thống, nên tảng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cầu thu nhập nhưng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ân những rủi ro lớn cho các NHTM
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam rơi vào suy thoái, các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phá sản; tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng tăng cao, Chính phủ đã đề ra các nghị quyết để ngăn chặn suy giảm kinh tế, trong đó mở rộng, nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân có thê đem lại nhiều lợi ích như nâng
cao thu nhập và phân tán rủi ro, lạm phát được kìm chế
Tín dụng cá nhân là một trong những nguồn vốn quan trọng cho phát triển
kinh tế, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển Tín dụng cá nhân tăng trưởng lành
mạnh là điều kiện tiền đề quan trọng giúp cho các cá nhân, hộ kinh doanh cá thê mở
rộng sản xuất, gia tăng sản lượng, từ đó phát triển toàn bộ nên kinh tế
Thực tế cho thấy, rủi ro hoạt động tín dụng thời gian qua của các NHTM chưa thực sự được kiểm soát tốt và đang có xu hướng ngày một gia tăng Vì vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nói chung và tại Vietinbank - Chị nhánh Cửa Lò nói riêng cần được quan tâm hơn nữa
Quản trị RRTD cá nhân là nội dung quan trọng và cấp thiết không chỉ trong
nội bộ bản thân ngân hàng cung cấp dịch vụ mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế quốc dân vì khi hoạt động quản lý không hiệu quả dẫn đến nhu cầu vốn cá nhân bị ảnh hưởng, từ đó ảnh hưởng đến sự phát triên ôn định của toàn nền kinh tế.
Trang 12Vietmbank - Chị nhánh Cửa Lò trong thời gian qua đã vượt qua những khó khăn thử thách của thị trường từng bước lớn mạnh và đóng góp một phân vào sự của tỉnh Nghệ An Trước sức ép cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài, các tô
chức tài chính trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò
đang tích cực đôi mới, rà soát, đánh giá lại hoạt động tín dụng cá nhân, phân loại và
thiết lập cơ sở dữ liệu khách hàng, xây dựng các sản phâm mới đề nâng cao năng
lực cạnh tranh từ đó phát triên bền vững nghiệp vụ này trong tương lai Hoạt động quản trị RRTD cá nhân của Vietmbank - Chị nhánh Cửa Lò trong thời gian qua đã
đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như: Việc ban hành chính sách quản trị hoạt động cho vay khách hàng cá nhân còn nhiều bất cập và
chồng chéo, không có tính định hướng lâu dài, giám sát và quản lý sau khi cho vay
với khách hàng cá nhân còn yếu; Công tác kiêm soát nội bộ còn chưa chặt chẽ: Việc
phân tích, đánh giá rủi ro khách hàng cá nhân còn nhiều bất cập dẫn đến tiềm ân
nhiều rủi ro tín dụng cá nhân Đây là những vấn đề cần phải được giải quyết sớm
để đảm bảo an toàn tín dụng cá nhân cho Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò
Thực tế đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu mang tính hệ thống và sâu sắc nhằm tìm ra biện pháp giảm thiêu rủi ro trong hoạt động tín dụng khách hàng cá
nhân của Vietinbank - Chỉ nhánh Cửa Lò, góp phần đảm bảo sự phát triển bền vững
của ngân hàng
Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Quản trị rúi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank - Chỉ nhánh Cửa Lò” làm đề tài nghiên cứu cho Luận
văn thạc sỹ của mình
Mục tiêu nghiên cứu:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại;
- Phân tích thực trạng quản trị RKTD khách hàng cá nhân của Vietinbank -
Chi nhánh Cửa Lò, từ đó đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân
của công tác quản trị RRTD khách hàng cá nhân của Vietinbank - Chị nhánh Cửa Lò - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD khách hàng
Trang 13cá nhân của Vietinbank - Chị nhánh Cửa Lò Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản trị RRTD đối với
khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò
- Thời gian: Đề tài nghiên cứu tài liệu từ năm 2017-2019 và đề xuất giải
pháp cho giai đoạn 2020-2023 Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm; Báo cáo thống kê doanh số cho vay, doanh số thu nợ của Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò từ năm 2017-2019 Bên cạnh đó, tác giả còn tông hợp dữ liệu từ bên ngoài như các sách báo, tạp chí chuyên
ngành kinh tế, mternet, các bài luận văn, chuyên dé đã có, thông tim nội bộ ngân
hàng, câm nang tín dụng tại Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp: Tác giả thu thập dữ liệu thông tin
thông qua điều tra xã hội học đối với cán bộ Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò về các
nhân tố có ảnh hưởng tới quản trị RRTD khách hàng cá nhân, từ đó đánh giá thực trạng quản trị RRTD khách hàng cá nhân của Vietinbank - Chị nhánh Cửa Lò
Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu được tập hợp, phân tô thống kê và
xử lý trên máy tính, với chương trình Excel đề tiến hành đánh giá thực trạng quản
trị rủi ro cá nhân tại Vietinbank - Chị nhánh Cửa Lò qua các năm Trong quá trình
xử lý số liệu, tác giả kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: Trong đề tài này tác giả thực hiện thu thập,
phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đô thị, biểu đồ dé
đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank -
Trang 14Chi nhánh Cửa Lò qua các năm 2017-2019 Tir do thấy được hiệu quả kinh doanh vả thực trạng quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của Vietinbank - Chị nhánh Cửa Lò
- Phương pháp so sánh: Tác giả sử dụng trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích về hoạt động kinh doanh và tình hình quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank - Chi nhanh Cửa Lò
Kết cấu của luận văn:
Ngoài phan mở đầu kết luận, luận văn được két cau thanh 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng
cá nhân của ngân hàng thương mại
Trong chương l tác giả hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân (QTRRTD KHCN) của ngân hàng thương mại, trong đó tập trung vào các nội dung: (1) Rủi ro tín dụng KHCN của ngân hàng thương
mại bao gồm khái niệm rủi ro tín dụng KHCN, phân loại RRTD KHCN, đặc điểm
RRTD KHCN; (2) Quản trị RRTD KHCN của ngân hàng thương mại bao gồm khái
niệm, mục tiêu, nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến QTRRTD KHCN: (3) Kinh
nghiệm QTRRTD KHCN của một số ngân hàng thương mại và bài học rút ra cho Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank - Chỉ nhánh Cửa Lò
Trong chương 2 tác giả đã nghiên cứu khái quát về Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò bao gồm quá trình hình thành phát triển, cơ câu tô chức bộ máy và kết quả
hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong những năm gân đây
Trọng tâm chương 2, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng QTRRTD KHCN
tại Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò bao gồm các nội dung: đặc điểm khách hàng cá nhân, thực trạng cap tín dụng KHCN, thực trạng thực hiện các nội dung quản trị
RRTD KHCN và các nhân tố ảnh hưởng tới quản trị RRTD KHCN tại Chỉ nhánh Từ kết quả phân tích thực trạng, tác giả rút ra đánh giá hoạt động quản trị RRTD KHCN cua Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò như sau:
Trang 15đối với tất cả các khoản cho vay, trong tất cả các giai đoạn của quá trình cho vay
thông qua: Phân tích tình hình tài chính, phi tài chính, phân tích hồ sơ đề nghị vay
vốn, kiêm tra thực tế khách hàng và quy chế quản lý rủi ro cho vay
- Hệ thống cham điểm và xếp hạng khách hàng đang được xây dựng tiến gần với thông lệ quốc tế Quy định chấm điểm và xếp hạng khách hàng theo công văn
I197/QĐ-NHNo-XLRR đang thực hiện tại Vietinbank don giản, rõ ràng, dễ hiểu và
dễ thực hiện
- Tỷ lệ nợ xấu của Vietinbank - Chỉ nhánh Cửa Lò trong những năm gan đây
luôn đạt ở mức thấp, thấp xa so với mức giới hạn có thê cho phép của Vietinbank là
3%% Do đó, một mặt đảm bảo cho lợi nhuận của Vietinbank - Chi nhanh Cua LO
tăng cao và bền vững, mặt khác vẫn dam bảo mở rộng tín dụng, đáp ứng nhu cầu
vốn của nên kinh tế với chất lượng tín dụng được quản lý chặt chẽ
Rui ro tại Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò được tải trợ bằng việc trích lập dự phòng, tài sản đảm bảo và băng nguồn bảo hiểm
Ngân hàng đã thực hiện tốt việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín
dung theo văn bản 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/05/2014 Việc phân loại nợ va trích lập dự phòng rủi ro được thực hiện theo nguyên tắc: “ trích đúng, đủ, kịp thời
theo kết quả phân loại nợ tại thời điểm tính trích lập dự phòng .”
Đối với với khoản vay có TSĐB khi nhận thấy khách hàng có vấn đề về tài
chính, kinh doanh thua lỗ kịp Vietnbank - Chị nhánh Cửa Lò thời xem xét khả
năng phát mại đề thu hồi vốn Đối với những khoản vay không có TSĐB, Chi nhánh đã thực hiện kiểm soát chặt chẽ nguồn tài chính khách hàng, các khoản phải thu,
nguồn vón thanh toán và yêu cầu khách hàng cam kết thanh toán chuyên khoản
về tài khoản của khách hàng tại Chi nhánh, tư vấn cho khách hàng bán bớt những
tài sản không phát huy hiệu quả, không cần đề trả nợ tiền vay.
Trang 16Những mặt hạn chế:
- Công tác nhận diện rủi ro đã được thực hiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập,
việc cảnh báo, phòng ngừa rủi ro từ xa còn thụ động và chưa thật sự hiệu quả; chủ
yếu là xử lý khi những dấu hiệu rủi ro đã xuất hiện như khách hàng trả nợ không
đúng hạn hay kinh doanh thua lỗ,
- Việc đo lường và đánh giá mức độ rủi ro thực hiện chưa đầy đủ và hiệu
quả; thông tin về khách hàng mà chi nhánh thu thập được hầu hết là từ chính khách
hàng cung cấp Do đó tính khách quan và chính xác không cao làm ảnh hưởng đến kết quả chấm điểm xếp hạng khách hàng và chất lượng quản trị rủi ro tín dụng
- Công tác kiểm soát rủi ro của Chi nhánh thường tập trung chủ yếu vào khâu kiểm tra trước và trong khi cho vay Công tác kiểm tra sau khi cho vay đối với khách hàng thực hiện còn hời hợt, mang tính hình thức, chưa được thường xuyên vả chặt chẽ Ngoàải ra, công tác kiểm soát nội bộ chưa được thực hiện thường xuyên, chất lượng còn thấp, chưa dự báo và đưa ra cảnh báo sớm đối với các rủi ro cũng
như đề ra các biện pháp hạn chế rủi ro kịp thời Công tác kiểm soát nội bộ chỉ mới
dừng lại ở mức độ là phát hiện, xử lý vụ việc khi xảy ra rủi ro
- Việc đánh giá tài sản bảo đảm cao hơn giá trị thực tế: nhận tài sản bảo đảm không đủ tính pháp lý vẫn còn tồn tại nên khi có tranh chấp dẫn tới tình trạng khó
xử lý, phát mại thu hồi giá trị thấp gây tôn thất cho ngân hàng
Nguyên nhân của hạn chế:
- Nhóm nguyên nhân từ phía Vietinbank - Chị nhánh Cửa Lò :
+ Chậm đôi mới về mô hình Q TRE tín dụng cá nhân:
Vietimmbank - Chị nhánh Cửa Lò đang áp dụng việc QTRR tín dụng cá nhân theo mô hình cũ, truyền thống Công tác tín dụng cá nhân và QTRR tín dụng cá
nhân vẫn chưa được tách bạch, chưa xây dựng được bộ phận QTRR tín dụng cá nhân riêng biệt, độc lập
+ Do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch, chưa sự quan tâm đúng
mức đến chất lượng tín dụng:
+ Công việc kiểm tra, kiểm soát của cán bộ QLKH trước, trong vả sau khi
Trang 17cho vay chưa thực sự được thực hiện nghiêm túc
+ Thiếu thông tin khi thâm định và khi ra quyết định cho vay nên dẫn đến
những quyết định cho vay sai lầm
+ Năng lực, kinh nghiệm đội ngũ cán bộ tín dụng hạn chế
- Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng: Trình độ quản lý, năng lực tài
chính của cá nhân còn nhiều yếu kém, một số khách hàng không có thiện chí trả nợ
vay cho ngân hàng
- Nhóm nguyên nhân từ phía môi trường bên ngoài: + Môi trường pháp lý:
Trong những năm gần đây, mặc dù hệ thông pháp luật về ngân hàng đã có sự thay đổi đáng kê, tuy nhiên vẫn còn chưa đồng bộ với những chuẩn mực quốc tế,
vẫn còn rườm rà, chồng chéo Các vấn đẻ thủ tục hành chính, pháp lý liên quan đến
hoạt động cho vay KHCN còn nhiều bắt cập
+ Môi trường tự nhiên: Thị xã Cửa Lò năm ở phía đông nam tỉnh Nghệ An
Thịi xã nằm giữa hai con sông lớn là sông Cam ở phía bắc và sông Lam ở phía
Nam Cửa Lò nỗi tiếng với bãi biên, khu nghỉ mát và cảng biển sầm uất Tuy nhiên,
Nghệ An là tính năm nào cũng chịu tôn thất lớn từ thiên tai như bão, lũ lụt Điều
kiện khắc nghiệt của thiên nhiên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của
người dân, nên kinh tế trong toàn tỉnh Tại địa bàn tinh Nghệ An trong các năm vừa qua, thiên tai, dịch bệnh gây những tôn thất nặng nề cho các cá nhân, hộ gia đình
vay vốn tại Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò để sản xuất kinh doanh va phục vụ tiêu
dùng gặp rất nhiều khó khăn trong việc trả nợ vay
+ Môi trường kinh tế: Nền kinh tế vĩ mô và môi trường kinh doanh không ôn
định và còn nhiều hạn chế: lạm phát, giá cả diễn biến bất thường như giá vàng, giá
nguyên vật liệu, thị trường bat động sản lúc nóng lúc lạnh chính sự bất ôn định
này đã gây khó khăn rất nhiều đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các khách hàng cá nhân.
Trang 18Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò
Trong chương 3, căn cứ vào những hạn chế và nguyên nhân đã rút ra, tác giả
đề xuất định hướng về QTRRTD KHCN, bao gồm định hướng chung và định
hướng cụ thê
Đồng thời tác giả nghiên cứu đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị
rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank - Chỉ nhánh Cửa Lò, bao gồm các giải pháp cụ thê:
- Hoàn thiện bộ máy quản trị RRTD KHCN;
- Nâng cao hiệu quả công tác nhận diện RRTD KHCN;
- Nâng cao chất lượng thâm định khách hàng, xếp hạng tín dụng và nghiêm
túc quy trình tín dụng:
- Tăng cường hoạt động kiêm tra, kiêm soát nội bộ:
- Nâng cao năng lực của bộ phận kiêm soát nội bộ:
- Giải pháp xử lý nợ xấu, nợ có vấn đè:
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong hoạt động tín dụng
Đề các giải pháp thuận lợi và hiệu quả áp dụng vào thực tiễn, tác giả đã nêu một số kiến nghị với Vietinbank, Ngân hàng Nhà nước và với Chính phủ
KẾT LUẬN
Tín dụng KHCN là hoạt động ngày càng có vai trò và ý nghĩa quan trọng đối
với hoạt động của các NHTM đặc biệt là các ngân hàng định hướng phát triên dịch
vụ bán lẻ Hoạt động này không chỉ mang ý nghĩa đối với NHTM trong việc đa dạng hóa sản phâm, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn mang lại thu nhập cho các NHTM mà còn có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triên của xã hội, của nên kinh tế, góp phần nâng cao đời sống vật chat va tinh thần của người dân
Với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò, đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Lietinbank - Chỉ nhánh Cưa Lò ` đã tập trung nghiên cứu
Trang 19và làm sáng tỏ một số vẫn đề có tính lý luận và thực tiễn sau:
Một là, Luận văn đã hệ thống hóa lý luận và cơ sở thực tế về quản trị rủi ro
tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại;
Hai là, Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng quản trị RRTD KHCN giai đoạn 2017-2019 Trên cơ sở đó rút ra những thành tựu, những hạn chế và nguyên nhân trong quản trị rủi ro tín dụng cá nhân của Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò giai đoạn 2017-2019
Ba là, từ những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình quản trị RRTD KHCN tại Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò, Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD KHCN của Vietinbank - Chi nhánh
Cửa Lò phù hợp với thực tiễn
Những vấn đề được luận giải, giải pháp đề xuất về quản Ì trị rủi ro tín dụng
cá nhân tại Vietinbank - Chị nhánh Cửa Lò mà tác giả đã nêu trong luận văn, mặc
dù chưa bao quát hết được những hạn chế và bất cập trong công tác quản lý hoạt động cho vay KHCN hiện hành nhưng là những vấn đê hết sức cơ bản đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng cá nhân trong bối cảnh kinh tế - xã hội hiện nay tại thị xã Cửa Lò
Do điều kiện về thời gian có hạn, hiểu biết của tác gia con nhiều hạn chế
luận văn không tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự góp ý của các
thây cô, các nhà khoa học đề luận văn có chât lượng cao hơn.
Trang 20
TRUONG DAI HOC KINH TE QUOC DAN
NGUYEN DUY LUC
QUAN TRI RUI RO TIN DUNG KHACH HANG CA NHAN TAI VIETINBANK - CHI NHANH CUA LO
Chuyén nganh: Quan tri doanh nghiép
Ma nganh: 8340101
LUAN VAN THAC Si QUAN TRI KINH DOANH
NGUOI HUONG DAN KHOA HOC: TS BANG THI KIM THOA
HA NOI, NAM 2020
Trang 21Trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) trong và ngoài nước, giữa các NHTM quốc doanh và ngoài quốc doanh ngày cảng trở nên gay gắt đòi hỏi các ngân hàng muốn tôn tại và phát
triên phải không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, đồng thời phải luôn
tìm kiếm các hướng đi mới phù hợp hơn với điều kiện và nhu cầu của khách hàng
Trong các hình thức sản phẩm cung ứng thì tín dụng là một hoạt động kinh
doanh mang tính chất truyền thống, nên tảng, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài sản và cơ cấu thu nhập nhưng cũng là hoạt động phức tạp, tiềm ân những rủi ro lớn cho các NHTM
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam rơi vào suy thoái, các
doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ, phá sản; tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng tăng cao,
Chính phủ đã đề ra các nghị quyết để ngăn chặn suy giảm kinh tế, trong đó mở rộng, nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân có thê đem lại nhiều lợi ích như nâng
cao thu nhập và phân tán rủi ro, lạm phát được kìm ché
Tín dụng cá nhân là một trong những nguồn vốn quan trọng cho phát triên
kinh tế, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển Tín dụng cá nhân tăng trưởng lành mạnh là điều kiện tiền đề quan trọng giúp cho các cá nhân, hộ kinh doanh cá thê mở
rộng sản xuất, gia tăng sản lượng, từ đó phát triển toàn bộ nền kinh tế
Thực tế cho thấy, rủi ro hoạt động tín dụng thời gian qua của các NHTM chưa thực sự được kiểm soát tốt và đang có xu hướng ngày một gia tăng Vì vậy, công tác quản trị rủi ro tín dụng tại các NHTM nói chung và tại Vietinbank - Chị nhánh Cửa Lò nói riêng cần được quan tâm hơn nữa
Quản trị RRTD cá nhân là nội dung quan trọng và cấp thiết không chỉ trong nội bộ bản thân ngân hàng cung cấp dịch vụ mà còn ảnh hưởng đến cả nền kinh tế
quốc dân vì khi hoạt động quản lý không hiệu quả dẫn đến nhu cầu vốn cá nhân bị ảnh hưởng, từ đó ánh hướng đến sự phát triển ôn định của toàn nền kinh tế
Vietinbank - Chị nhánh Cửa Lò trong thời gian qua đã vượt qua những khó
Trang 22chức tài chính trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò
đang tích cực đôi mới, rà soát, đánh giá lại hoạt động tín dụng cá nhân, phân loại và
thiết lập cơ sở đữ liệu khách hàng, xây dựng các sản phâm mới dé nang cao nang
lực cạnh tranh từ đó phát triên bền vững nghiệp vụ này trong tương lai Hoạt động quản trị RRTD cá nhân của Vietinbank - Chị nhánh Cửa Lò trong thời gian qua đã
đạt được một số kết quả nhất định nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như: Việc ban hành
chính sách quản trị hoạt động cho vay khách hàng cá nhân còn nhiều bất cập và chồng chéo, không có tính định hướng lâu dài, giám sát và quản lý sau khi cho vay
với khách hàng cá nhân còn yeu; Công tác kiêm soát nội bộ còn chưa chặt chẽ; Việc
phân tích, đánh giá rủi ro khách hàng cá nhân còn nhiều bất cập dẫn đến tiềm an
nhiều rủi ro tín dụng cá nhân Đây là những vấn đề cần phải được giải quyết sớm
để đảm bảo an toàn tín dụng cá nhân cho Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò
Thực tế đó đòi hỏi phải có những nghiên cứu mang tính hệ thống và sâu sắc nhằm tìm ra biện pháp giảm thiêu rủi ro trong hoạt động tín dụng khách hàng cá
nhân của Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò, góp phần đám bảo sự phát triển bền vững
của ngân hàng
Từ những lý do nêu trên, tôi chọn đề tài: “Quản trị rủi ro tín dụng khách
hàng cá nhân tại Vietinbank - Chi nhanh Cua Lò” làm đề tài nghiên cứu cho Luận
văn thạc sỹ của mình
2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Nội dung về quản trị rủi ro tín dụng đã được rất nhiều các tác giả quan tâm
nghiên cứu, có thê kê đến một số công trình như:
- Lê Thị Vân Trang (2015), Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Quản trị rủi ro tín
dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Thăng Long”, bảo vệ tại Trường Đại học
Kinh tế Quốc dân Luận văn đã đưa ra những lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng của
NHTM nhằm làm rõ bản chất, các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng, đánh giá
thực trạng rủi ro tín dụng của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Thăng Long từ đó
Trang 23hàng: tăng cường cho vay có tài sản dam bảo, mở rộng đầu tư có chọn lọc; tăng
cường hiệu quả của bộ máy kiểm tra, kiêm soát nội bộ; hoản thiện hệ thống thông tin tín dụng
- Nguyễn Phương Mai (2016), Luận văn thạc sỹ kinh tế: “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam”, bảo vệ tại Trường Đại học Kinh
tế Quốc dân Băng phương pháp nghiên cứu: So sánh, tông hợp, thu thập số liệu
đồng thời với việc thống kê, phân tích Tác giả đã phân tích tình hình hoạt động
kinh doanh, thực trạng hoạt động tín dụng, RRTD và QTRRTD, đưa ra những mặt
tích cực cũng như những hạn chế trong hoạt động của ngân hàng Từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao năng lực QTRRTD tại Techcombank nói riêng và các
NHTM nói chung Ngoài ra tác giả đề xuất một số giải pháp QTRRTD có thê áp
dụng trong thực tiễn đề hoàn thiện công tác QTRRTD tại Techcombank
- Nguyễn Hồng Diệu Hương (2016) với đề tài: “Quản lý rủi ro tín dụng tại
Techcombank - Chi nhánh Đà Nẵng” bảo vệ tại Đại học Đà Nẵng Luận văn của tác
giả đã trình bày những vấn đề cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng Luận văn đã nghiên cứu thực trạng hoạt động tín dụng và công tác QTRRTD tại
Techcombank Đà Nẵng giai đoạn 2013 - 2015, từ đó tông hợp được một số hạn chế
và nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng cúa Techcombank Đà
Nẵng Một số hạn chế điển hình như: Hạn chế trong thâm định, đánh giá khách
hàng: Xếp hạng tín dụng nội bộ van còn một số hạn chế đo mới chỉ dừng lại ở việc
xếp hạng phân loại khách hàng và nhóm nợ, chưa đánh giá hết rủi ro tín dụng của
khoản vay do hạn chế trong cơ sở đữ liệu đầu vào: Bộ phận kiêm tra, kiêm soát nội bộ chưa phát huy hết vai trò và trách nhiệm trong việc kiểm tra và giám sát; Hạn
chế trong công tác xử lý nợ xấu Nguyên nhân dẫn đến hạn chế là do: Nguyên nhân
khách quan là môi trường pháp lý chưa thuận lợi, môi trường kinh tế không ôn định;
Nguyên nhân chủ quan: Từ phía khách hàng là sử dụng vốn vay không đúng mục
đích, trình độ và khả năng quản lý vốn kém, khách hàng không có thiện trí trả nợ;
Trang 24một số giải pháp đối với Techcombank Đà Nẵng nhằm nâng cao hiệu quả Quản lý
rủi ro tín dụng Bên cạnh đó, luận văn cũng có một số kiến nghị đối với NHNN và Chính phủ nhăm hỗ trợ ngân hàng trong công tác quản trị rủi ro tín dụng
Luận văn Thạc sĩ của tác giá Huỳnh Hữu Trí về “Hoàn thiện quan tri rui ro
tín dụng cá nhân của Agribank Chỉ Nhánh An Giang” Trường Đại hoc Kinh tế
Quốc dân, năm 2016 Luận văn tập trung đi sâu nghiên cứu hạn chế rủi ro tín dụng
cá nhân tại Agribank Chi Nhánh An Giang và phương pháp quản lý rủi ro tác giả đề
cập như nâng cao chất lượng thâm định phương án kinh doanh, hoàn thiện quy trình
tín dụng chặt chẽ từ khâu nhận hô sơ của khách hàng, thâm định hoặc tái thâm định các dự án, giải ngân cho đến quản lý và sau đó là thu hồi nợ vay Phân tích thông tin
tài chính và phi tài chính của khách hàng có ý nghĩa quan trọng và đóng vai trò chủ yếu trong quyết định cho vay và phòng ngừa rủi ro sau này Hơn nữa, luận văn còn nhắn mạnh con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại cũng vừa là
nên táng đề phát triên, đồng thời cũng là nguyên nhân gây ra tôn thất từ những rủi
ro xuất phát từ yếu tố đạo đức; Vì vậy, việc nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ nhân viên là việc vô cùng cần thiết đối với hoạt động của Agribank Chị nhánh An Giang nói riêng và các Ngân hàng thương mại nói chung
Phạm Xuân Hiên (2017), “Quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Liệt Nam - Chỉ nhánh tỉnh Hà Nam” Luận
văn thạc sĩ kinh té, Trường Đại học Thương mại Tác giả chỉ rõ rủi ro tín dụng cá
nhân là tất yếu và quản trị rủi ro tín dụng cá nhân là hoạt động không thê thiểu trong
kinh doanh ngân hảng Quản trị rủi ro tín dung cá nhân tại Agribank - Hà Nam được
nghiên cứu theo hướng: Phát hiện các biểu hiện của rủi ro tín dụng cá nhân, tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp khắc phục rủi ro tín dụng cá nhân Kết quả của luận văn là tác giả đã đề xuất các giải pháp có tính khả thi để nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng cá nhân tại Agribank - Hà Nam
Qua các công trình nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy trong thời gian qua
Trang 25Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu ở mỗi thời điểm khác nhau và tại các chỉ nhánh
ngân hàng khác nhau, chưa có đề tài nào nghiên cứu về thực trạng quản trị rủi ro tín
dụng đối với khách hàng cá nhân tại Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò trong giai đoạn
2017-2019 Các công trình trên hoặc là tư liệu thống kê phân tích đã lạc hậu so với tình hình hiện nay, hoặc là nghiên cứu hệ thống NHTM khác với Vietmbank - Chi
nhánh Cửa Lò Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, việc tìm ra những giải pháp mang tính hệ thống, từ đó góp phần hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của NHTM, đặc biệt là với Vietnbank - Chị nhánh Cửa Lò vô cùng quan trọng Vì vậy, đề tài: : “Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank - Chỉ nhảnh Cửa Lò” của học viên không bị trùng lắp với các đề tài được nghiên cứu trước đó Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã chú ý nghiên cứu, kế thừa, chọn lọc những ý tưởng liên quan đến đề tài nhăm phục vụ cho việc tìm hiệu, phân tích những yếu tô ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng khách
hàng cá nhân tại Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò, từ đó đề ra các giải pháp, kiến
nghị nhằm hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại
Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò 3 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại;
- Phan tích thực trạng quản trị RRTD khách hang ca nhan cua Vietinbank -
Chi nhánh Cửa Lò, từ đó đánh giá kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân
của công tác quản trị RRTD khách hàng cá nhân của Vietinbank - Chị nhánh Cửa Lò - Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị RRTD khách hàng cá nhân của Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò.
Trang 26Nghiên cứu những van đề lý luận và thực tiễn về quản trị RRTD đối với
khách hàng cá nhân tại các ngân hàng thương mại Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu tại Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò
- Thời gian: Đề tài nghiên cứu tài liệu từ năm 2017-2019 và đề xuất giải
pháp cho giai đoạn 2020-2023 5 Phuong pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Nguồn số liệu thứ cấp được thu thập
từ các báo cáo kết quả kinh doanh hàng năm; Báo cáo thống kê doanh số cho vay,
doanh số thu nợ, của Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò từ năm 2017-2019 Bên
cạnh đó, tác giả còn tông hợp dữ liệu từ bên ngoài như các sách báo, tạp chí chuyên
ngành kinh tế, internet, các bài luận văn, chuyên đề đã có thông tin nội bộ ngân
hàng, câm nang tín dụng tại Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò
- Phương pháp thu thập đữ liệu sơ cấp: Tác giả thu thập dữ liệu thông tin thông qua điều tra xã hội học đối với cán bộ Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò về các nhân tô có ảnh hưởng tới quản trị RRTD khách hàng cá nhân, từ đó đánh giá thực trạng quản trị RRTD khách hàng cá nhân của Vietinbank - Chị nhánh Cửa Lò
Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu được tập hợp phân tô thống kê và
xử lý trên máy tính, với chương trình Excel đề tiến hành đánh giá thực trạng quản trị rủi ro cá nhân tại Vietinbank - Chị nhánh Cửa Lò qua các năm Trong quá trình xử lý số liệu, tác giá kết hợp các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê mô tả: Trong đề tài này tác giá thực hiện thu thập,
phân tích và trình bày dữ liệu nghiên cứu bằng các bảng biểu, đô thị, biểu đồ để
đánh giá tình hình tăng, giảm các chỉ tiêu có liên quan đến hoạt động kinh doanh ngân hàng và thực trang quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank - Chi nhánh Cửa Lò qua các năm 2017-2019 Từ đó thấy được hiệu quả kinh doanh
Trang 27hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích về hoạt động kinh doanh và tình hình quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân tại Vietinbank - Chị nhánh Cửa Lò
6 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn được kết cấu thành 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại;
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của Vietinbank - Chị nhánh Cửa Lò;
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của Vietinbank - Chị nhánh Cửa Lò.
Trang 28DUNG KHACH HANG CA NHAN CUA NGAN HANG
THUONG MAI
1.1 Rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại 1.1.1 Khai niệm rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân
Khải niệm rủi ro:
Theo Nguyễn Minh Kiểu (2014): “Rủi ro là một sự không chắc chắn hay một tình trạng bất ôn” Tuy nhiên, không phái sự không chắc chăn nào cũng là rủi ro Chỉ có những trạng thái không chắc chăn nào có thê ước đoán được xác suất xảy ra mới được xem là rủi ro Những tình trạng không chắc chắn nảo chưa từng xảy ra và
không thé ước đoán được xác suất xảy ra được xem là sự bất trắc chứ không phải
rủi ro Cách định nghĩa rủi ro trên đây giúp chúng ta có thê phân biệt được rủi ro và
sự bắt trắc nhưng không cho phép đo lường được rủi ro
Theo Phan Thị Thu Hà (2013): “RBủi ro là nguy cơ xảy ra những sự kiện ngoài mong muốn, gây ra những tác động bắt lợi cho cá nhân hoặc tô chức” Rủi ro thường hàm chứa trong đó khả năng gây tôn thất và có thê xảy ra đối với tất cả các
lĩnh vực trong đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt là tài chính Đối với ngân hàng, các
tác động này có thê dẫn đến sự giảm sút trong doanh thu, hoặc đặt ngân hàng vào tinh trạng khó khăn về tài chính Rủúi ro có thê xuất hiện bất ngờ và gây tôn thất lớn đến lợi nhuận cũng như sự an toàn của ngân hàng Vì vậy, việc suy đoán, phòng ngừa rủi ro và hạn chế tôn thất là một trong những nội dung mà ngân hàng đặc biệt quan tâm
Rủúi ro thường hàm chứa trong nó khả năng gây tôn thất và có thê xảy ra đối
với tất cả các lĩnh vực trong đời sóng kinh tế - xã hội, đặc biệt là tài chính Khải niệm tín dụng:
Theo Luật số 47/2010/QH12: “Tín dụng là việc thỏa thuận để tô chức, cá
Trang 29bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”
Khải niệm rủi ro tín dụng:
Có rất nhiều khái niệm rủi ro tín dụng đã được đưa ra:
Trong tài liéu “Financial Institutions Management - A Modern Perpective” A.Saunder và H.Lange định nghĩa: “Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thê được thực hiện đầy đủ về
cả số lượng và thời hạn”
Theo Nguyễn Minh Kiều (2014): “Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh do
khách không còn khả năng chi trả Trong hoạt động của công ty rủi ro tín dung phat sinh khi công ty bán chịu hàng hóa và khách hàng mua chịu thất bại trong việc trả nợ Trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tín dụng xảy ra khi khách hàng mắt khả năng
trả nợ một khoản vay nào đó”
Theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 22/01/2013 và Thông tư 09/2014/ TT-NHNN ngày 18/03/2014 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng đề xử lý RRTD trong hoạt động ngân hàng của TCTD: “RRTD là khả năng xảy ra tôn thất trong hoạt động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”
Như vậy: “Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tôn thất mà ngân hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả, hoặc không trả đầy đủ von va lãi”
Nguyên nhân dan dén RRTD:
- Nguyên nhân thuộc về NHTM: công tác kiêm tra nội bộ lỏng lẻo, cán bộ tín dụng thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ kém, thiểu sự giám sát, quản
lý nợ sau khi vay, không có sẵn những thông tin cần thiết cho quá trình ra quyết
định tín dụng;
- Nguyên nhân thuộc về người đi vay: sử dụng vốn sai mục đích, khả năng
Trang 30quản lý kinh doanh kém, tình hình tài chính của doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh
bạch, thiếu thiện chí trong việc trả ng vay;
- Nguyên nhân từ môi trường bên ngoài: môi trường kinh tế không ôn định,
môi trường tự nhiên biến đổi nhanh chóng, môi trường pháp lý chưa đầy đủ và
chồng chéo
Khải niệm khách hàng cá nhân:
Theo Wikipedia.org: KHCN tại các TCTD bao gồm cá nhân và hộ gia đình
mà các thành viên có tải sản chung, cùng đóng góp công sức để hoạt động kinh tế chung trong hoạt động sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh khác do pháp luật quy định và là chủ thể trong quan hệ dân sự đó Khách hàng vay vốn được phân khúc vào khách hàng cá nhân là: cá nhân, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh dưới hình thức hộ gia đình và cá nhân hộ gia đình không đăng ký kinh doanh, các cá nhân có nhu cầu vay vốn đê tiêu dùng
Trong phạm vi luận van, đối tượng KHCN bao gồm: cá nhân và hộ gia đình
Trên cơ sở định nghĩa về hoạt động tín dụng nêu trên, tín dụng đối với KHCN là một trong các hình thức tín dụng của ngân hàng dành cho phân khúc cá nhân trong đó NHTM đóng vai trò chuyên nhượng quyền sử dụng vốn cho các cá nhân, hộ gia đình sử dụng trong khoảng thởi gian nhất định theo như cam kết với mục đích tiêu
dùng hay SXKD và phải thanh toán gốc, lãi đầy đủ, đúng hạn
Như vậy có thê hiểu, rủi ro tín dụng KHCN của NHTM là khả năng xảy ra những tốn thất ngoài dự kiến cho NHTM do KHCN vay không trả đúng hạn hoặc không trả hoặc không trả đầy đủ von và lãi khi đến hạn
LLL2 Phân loại rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân
Có nhiều cách phân loại RKTD KHCN, việc sử dụng cách phân loại như thé
nảo là tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, mục đích quản lý Đối với ngân hàng việc phân loại có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thiết kế chính sách, quy
trình, thủ tục và cả mô hỉnh tô chức nhằm đảm bảo nhận biết đầy đủ các yếu tố làm
phát sinh rủi ro và phân biệt trách nhiệm rõ ràng giữa các bộ phận, giữa các khâu Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro, RRTD KHCN được chia thành các
Trang 31loai sau day:
- Rui ro giao dich: La rai ro ca biệt của từng khoản cho vay Là một hình
thức của rủi ro cho vay mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay KHCN, đánh giá KHCN Rủi ro giao dịch bao gồm:
+ Rủi ro xét duyệt: rủi ro liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích cho
vay, phương án vay vốn đề quyết định tài trợ của ngân hàng
+ Rủi ro bảo đảm: liên quan đến chính sách và hợp đồng cho vay như các tiêu chuân về bảo đảm mức tiền vay, loại tài sản bảo đảm, chủ thê bảo đảm
+ Rủi ro kiêm soát: liên quan đến việc theo dõi khoản cho vay
- Rui ro danh mục: là rủi ro cho vay KHCN mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay KHCN của chi nhánh ngân hàng,
được phân thành 2 bộ phận:
+ Rủi ro cá biệt: liên quan đến từng loại cho vay
+ Rủi ro tập trung cho vay: liên quan đến đến việc kém đa dạng hóa cho vay như cho vay quá nhiều vào một só KHCN, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một
vùng địa lý nhất định hoặc có thê là cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao
Căn cứ theo tính khách quan hay chủ quan của nguyên nhân gáy ra rủi ro thì
RRTD KHCN bao gồm:
- Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên tai,
địch họa, người vay bị chết, mắt tích vả các biến dong ngoai du kién khac lam that
thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ chính sách - Rủi ro chủ quan do nguyên nhân thuộc về chủ quan của người vay và người cho vay vì vô tình hay có ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ quan khác 1.1.3 Đặc điểm rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân
Dé chu động phòng ngừa rủi ro cho vay KHCN có hiệu quả, nhận biết các
đặc điêm của rủi ro cho vay KHCN tắt cần thiết và hữu ích Rủi ro cho vay KHCN
có những đặc điểm cơ bản sau:
- Rủi ro cho vay KHCN mang tính gián tiếp: Trong quan hệ cho vay, chi
Trang 32nhánh NHTM chuyên giao quyền sử dụng vốn cho KHCN Rủi ro cho vay KHCN xảy ra khi KHCN gặp những tôn that và thất bại trong quá trình sử dung von; hay nói cách khác những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của KHCN là nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro cho vay KHCN của chi nhánh NHTM
- Rủi ro cho vay KHCN có tính chất đa dạng và phức tạp: biêu hiện ở sự đa dạng và phức tạp của các nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho vay cũng như các hậu quả do rủi ro cho vay gây ra Khi rủi ro cho vay KHCN xảy ra sẽ làm ứ đọng vốn dẫn
đến giảm vòng quay vốn, giảm lợi nhuận của chỉ nhánh NHTM Mặt khác, khi có nhiều các khoản nợ khó đòi hoặc không thu hồi được sẽ phát sinh các khoản chi phí
quản lý, giảm giá, thu nợ, các chị phí này cao hơn khoản thu nhập từ việc tăng lãi suất nợ quá hạn, vì đây chỉ là những khoản thu nhập dự tính, một trong những biện
pháp xử lý của chi nhánh NHTM Thực tế ngân hàng rất khó có thê thu hồi đầy đủ
khoản này Bên cạnh đó, chi nhánh NHTM vẫn phải trả lãi cho các khoản tiền huy
động trong khi một bộ phận tài sản của chi nhánh không thu được lãi cũng như
không chuyền được thành tiền cho người khác vay đê thu lãi Kết quả là lợi nhuận
của chi nhánh sẽ giảm sút, giảm khá năng chi trả của chỉ nhánh Nhận thức và vận dụng đặc điểm này, khi thực hiện quản lý rủi ro cho vay phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro, xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả của rủi ro đê đưa ra biện pháp phù hợp
- Rủi ro có tính tat yếu tức luôn tôn tại và găn liền với hoạt động cho vay của
chì nhánh NHTM: Khi thực hiện một hoạt động tài trợ cụ thê, chi nhánh NHTM cô
gắng phân tích các yếu tố của người vay sao cho độ an toàn là cao nhất Và nhìn chung chỉ nhánh NHTM chỉ quyết định cho vay khi thấy rằng rủi ro cho vay sẽ
không xảy ra Tuy nhiên, không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thê dự
đoán chính xác các vấn đề xảy ra Khả năng hoàn trả tiền vay của KHCN có thé bi thay đôi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, đặc biệt tình trạng thông
tin bất cân xứng đã làm cho NHTM không thê nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một
cách toàn diện và đầy đủ, nên bất cứ khoản cho vay nào cũng tiềm ân nguy cơ rủi ro
đối với hoạt động cho vay của các chi nhánh NHTM Vì vậy trong quá trình cho vay
Trang 33KHCN, các chi nhánh NHTM cần chủ động có các biện pháp thích hợp để xác định
rủi ro, định lượng rủi ro và kiêm soát rủi ro Kinh doanh ngân hàng thực chất là kinh
doanh rủi ro ở mức phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng
1.2 Quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
L2 L1 Khái niệm quan tri rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
Theo Nguyễn Văn Tiến (2014): quản trị rủi ro tín dụng là một hệ thống các
hoạt động hoàn chỉnh qua đó ngân hảng xác định, đánh giá và kiểm soát rủi ro khi
cap tín dụng cũng như lợi nhuận có thé thu được, từ đó đưa ra các quyết định nhằm
đảm bảo lợi ích tối đa cho mình Hoạt động quản lý rủi ro tín dụng có thê được xem
xét trên cơ sở một khoản tín dụng và một danh mục tín dụng
Quản trị RRKTD KHCN là một bộ phận của quản trị RKTD nằm trong khuôn
khô quản lý rủi ro nói chung của NHTM Ban lãnh đạo NHTM có trách nhiệm xây dựng mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ kinh doanh đối với KHCN, thiết lập một hệ thống kiêm soát và quản trị RRTD KHCN có hiệu quả
Như vậy, quản trị RRTD KHCN là một quá trình từ việc thực hiện các quy
trình đến việc tô chức thực hiện, điều khiển và kiểm soát việc thực hiện các hoạt
động, các quy trình liên quan đến việc cấp tín dụng cho KHCN nhằm đảm bảo an
toàn cho vay, phòng ngừa, hạn chế và xử lý rủi ro giảm thiêu tôn thất cho NHTM
trong hoạt động tín dụng KHCN
1.22 Mục tiêu quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
Mục tiêu của các NHTM khi quản trị RRTD KHCN là:
Một là, quản trị RRTD KHCN nhằm giảm thiếu thiệt hại cho ngân hàng: Trong môi trường hoạt động tiềm ân nhiều rủi ro, nếu công tác quản trị RRTD KHCN yếu kém, khi rủi ro tín dụng xảy ra sẽ có thể gây ra thiệt hại nặng nề không thể kiểm soát được cho ngân hàng
Hai là, quản trị RRTD KHCN nhằm tăng khả năng cạnh tranh và gia tăng
Trang 34lợi nhuận trong kinh doanh của ngán hàng:
Nếu công tác quản trị RRTD KHCN của ngân hàng yếu kém sẽ ảnh hưởng đến uy tín của ngân hàng trên thị trường, khiến công tác huy động vốn công tác tín
dụng cá nhân của ngân hàng bị hạn chế, đồng thời ngân hàng sẽ mắt dan khach hang
tốt, giảm thị phần trên địa bàn Khi đó lợi nhuận sẽ giảm sút nghiêm trọng, ngân
hàng có thê bị thua lỗ và đối mặt với nguy cơ phá sản
Ba là, quản trị RRTD KHCN góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư xã hội: Khi RRTD KHCN xảy ra nghĩa là khoản đầu tư của khách hàng vay đã không hiệu quả như mong đợi, không thể mang lại lợi ích cho khách hàng vay, ngân hàng và xã hội
Thậm chí nó còn có thê ảnh hưởng tiêu cực đến nhiều lĩnh vực khác của nên kinh tế
Tóm lại, quản trị RRTD KHCN giúp ngân hàng tránh được thiệt hại và đem
lại lợi ích cho ngân hàng và mọi đối tượng khác có liên quan đến hoạt động tín
dụng: Góp phần làm giảm bớt tôn thất cho ngân hàng và nền kinh tế, lành mạnh hoá hệ thống tài chính, tăng khả năng cạnh tranh của ngân hàng, giúp tăng trưởng kinh tế bền vững hơn
12.3 Nội dung quản trị rủi ro tín dụng khách hàng cá nhân của ngân hàng thương mại
1.2.3.1 Hoạch định chiến lược quản trị rủi ro tín dụng
Chiến lược quản trị RRTD của ngân hàng là hệ thống các quan điểm, các mục đích và mục tiêu cơ bản củng các giải pháp, chính sách nhằm sử dụng một cách
tốt nhất các nguồn lực, lợi thế của NHTM nhằm đạt được các mục đích, mục tiêu
đặt ra trong việc kiêm soát RRTD của ngân hàng
Theo Thông tư số 13/2018/TT-NHNN: chiến lược quản trị RRTD tối thiểu
bao gồm các nội dung sau:
- Tỷ lệ nợ xấu mục tiêu, tỷ lệ cấp tín dụng xấu mục theo đối tượng khách
hàng, ngành, lĩnh vực kinh tế:
- Nguyên tắc xác định chi phí bù đắp RRTD trong phương pháp tính lãi suắt,
định giá sản phâm tin dung theo mức độ RRTD của khách hàng:
- Nguyên tắc áp dụng các biện pháp giảm thiêu RRTD.
Trang 351.2.3.2 Tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng
Tất cả các nội dung chiến lược, chính sách mà ngân hàng đề ra sẽ không thê
thực hiện hiệu quả nếu không có một cơ cấu bộ máy tô chức hợp lý Ở các ngân
hàng thương mại hiện đại theo chuân mực quốc tẾ có xu hướng chuyên từ cơ cấu
quản trị rủi ro tín dụng phi tập trung sang xu hướng quản trị tập trung Theo đó, sẽ
hình thành một mô hình tô chức quản trị rủi ro thống nhất từ Hội đồng quản trị cao
cấp có sự tư vẫn của ủy ban quản trị rủi ro đến bộ phận quản trị rủi ro trực thuộc
Ban điều hành, cùng với đó là sự hỗ trợ từ phía ban Kiểm soát của ngân hàng
dõi, xem xét, nghiên cứu môi trường hoạt động tín dụng và toàn bộ hoạt động tín
dụng của ngân hàng, nhằm thống kê được tắt cả các rủi ro, không chỉ những loại rủi ro đã và đang xảy ra mà còn dự báo được những rủi ro mới có thê xuất hiện, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp kiểm soát và khắc phục rủi ro thích hợp
Nhận diện rủi ro qua các dấu hiệu sẽ giúp ngân hàng có những giải pháp tối
ưu để xử lý kịp thời, là khâu quan trọng quyết định đến việc thực hiện mục tiêu
quản trị RRTD và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng
Ngân hàng có thê nhận điện RRTD cá nhân thông qua các dấu hiệu sau: - Khách hàng trì hoãn hoặc gây khó khăn, trở ngại với ngân hàng trong quá trình kiêm tra theo định kỳ hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, nguồn thu nhập của khách hàng mả không có sự giải thích mình bạch
- Đề nghị gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu
căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về việc gia hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ
- Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn
- Thanh toán các khoản nợ góc không đầy đủ, đúng hạn.
Trang 36- Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng không có khả năng hoàn trả hoặc
khách hàng không muốn trả nợ do thu nhập bị giảm sút
- Có dầu hiệu cho thấy khách hàng trông chờ các nguồn thu nhập bất thường khác chứ không phải từ tiền lương hoặc từ hoạt động được đề xuất trong phương án vay vốn đề đáp ứng các nghĩa vụ thanh toán
- Chấp nhận sử dụng các nguồn vốn vay với giá cao, với mọi điều kiện
- Thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh xảy ra
- Có dấu hiệu của người vay bị bệnh kéo dài hoặc chết
- Những thay đôi từ chính sách của nhà nước, đặc biệt là tác động của chính
sách thuế, thay đôi các biện pháp vĩ mô: tỷ giá, lãi suất, thị hiểu người tiêu dùng
L2.3.3.2 Đo lường rủi ro
Đo lường rủi ro nghĩa là tính toán ra con số cụ thê về mức độ rủi ro mà ngân
hàng đang đối mặt, tính toán mức độ thiệt hại tài chính nếu rủi ro xảy ra
Mô hình được các ngân hàng sử dụng đề đo lường và đánh giá RRTD có thê là mô hình định tính hoặc định lượng hoặc kết hợp cả định tính và định lượng
Mô hình định tính: Là phương pháp truyền thống dựa vào đánh giá chủ
quan của người cho vay đối với từng khoản vay cụ thê, căn cứ vào việc trả lời một số câu hỏi để đưa ra quyết định có cấp tín dụng không? Mô hình định tính thường dùng là mô hình 6C (6 khía cạnh của người cho vay, bao gồm:
- Tư cách người vay (Charater): Cán bộ tín dụng phải chắc chắn rằng người vay có mục đích tín dụng rõ rang và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn
- Năng lực (Capacity): người đi vay phải có năng lực hành vị dân sự - Thu nhập (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay
- Bảo đảm tiền vay (Collaterral): là nguồn trả nợ thé hai có thê dung dé tra no
vay cho ngan hang
- Các điều kiện (Conditión): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chính sách tín dụng từng thời kỳ
- Kiểm soát (Control): đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đôi của luật
pháp, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuân của ngân hàng
Trang 37Mô hình định lượng: Ngày nay, một số ngân hàng đã sử dụng mô hình cho
điểm đề lượng hoá RRTD của người vay Mô hình này có ưu điêm là cho phép xử
lý nhanh chóng một khối lượng lớn các đơn xin vay với chi phí thấp, khách quan, do đó góp phân tích cực trong việc kiêm soát RRTD ngân hàng Mô hình xếp hạng
của Moody's là mô hình lượng hoá RRTD cơ bản thường được sử dụng nhất:
Bang 1.2: Xếp hạng của Moody's
Baa Chât lượng vừa 0.2%
Ba Nhiêu yêu tô đâu cơ 1,8%
Nguồn: Trần Huy Hoàng, 2015, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Lao động - Xã hội
Hiện nay, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang trở nên cần thiết và quan trọng đối với công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro tín
dụng cá nhân nói riêng của các ngân hàng Việc thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm mục đích là phân loại các khoản nợ, đánh giá chất lượng tín dụng, trích lập dự
phòng trong các hoạt động tín dụng của ngân hàng
Hiện nay, các NHTM ở Việt Nam đã sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội
bộ đê đo lường rủi ro tín dụng đối với khách hàng
Theo Thông tư số 02/2013 của Ngan hang Nha nước Việt Nam: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ là hệ thống gồm các bộ chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các quy trình đánh giá khách hàng trên cơ sở định tính và định lượng về mặt tài
chính, tình hình kinh doanh, quản trị, uy tín của khách hàng
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB) phải được xây dựng cho từng
đối tượng khách hàng khác nhau, kế cả các đối tượng bị hạn chế cấp tín dụng và
những người có liên quan của đối tượng nảy
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây đựng theo các nguyên tắc:
- Xây dựng trên cơ sở số liệu, thông tin của tất cả khách hàng đã thu thập
Trang 38được trong thời gian ít nhất 01 (một) năm liền kề trước năm xây dựng hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ
- Ítnhất mỗi năm một lần, hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xem
xét, sửa đôi, bô sung trên cơ sở số liệu, thông tin khách hàng thu thập được trong năm; Có quy định các mức xếp hạng tương ứng với mức độ rủi ro từ thấp đến cao
- Được Hội đồng quản trị (đối với TCTD là công ty cô phần), Hội đồng
thành viên (đối với TCTD là công ty trách nhiệm hữu hạn), Tổng giám đốc hoặc
Giám đốc (đối với chi nhánh ngân hảng nước ngoài) phê duyệt áp dụng
Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ được xây dựng trên cơ sở xây dựng các
bảng chấm điểm các chỉ tiêu tài chính và chỉ tiêu phi tài chính của khách hàng nhăm
lượng hóa các rủi ro mà ngân hàng có khả năng phải đối mặt Hệ thống xếp hạng rủi
ro tín dụng nội bộ sử dụng phương pháp chấm điểm và xếp hạng riêng đối với từng
nhóm khách hàng Thông thường có thê chia thành 2 nhóm đối tượng khách hàng: doanh nghiệp và cá nhân
Mục đích của việc chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng nhằm:
- Ra quyết định cấp tín dụng: xác định hạn mức tín dụng, thời hạn, mức lãi
suất, các biện pháp đảm bảo tiền vay
- Giám sát và đánh giá khách hàng đang còn dư nợ, phát hiện sớm các dấu hiệu cho thấy khoản vay đang có dâu hiệu xấu đi
- Giám sát và đánh giá chất lượng của toàn bộ danh mục tín dụng
- Ước lượng mức vốn có nguy cơ không thu hồi được đẻ trích lập dự phòng
rủi ro tín dụng
Các ngân hàng phải có bộ phận kiểm soát rủi ro tín dụng độc lập chịu trách
nhiệm thiết kế, thực hiện hoạt động các hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của
mình Bộ phận này phải độc lập về chức năng đối với các bộ phận quản lý
Xếp hạng tín dụng (XHTD) là một trong những công cụ quản trị rủi ro tín dụng hữu hiệu mà các NHTM đã và đang áp dụng khi cấp tín dụng cho khách hàng
Đề quản trị rủi ro tín dụng, cần phải xây dựng môi trường rủi ro tín dụng phù hợp
với quy trình cấp tín dụng lành mạnh; hệ thống quản lý, đo lường vả theo dõi tín
Trang 39dụng phù hợp; và phải kiểm soát được rủi ro tín dụng XHTD nói chung và xếp hạng doanh nghiệp nói riêng đề cập đến cả bốn lĩnh vực của quản trị rủi ro tín dụng Trước hết, băng việc cung cấp các thông tin và báo cáo chuẩn mực về rủi ro tín dụng ở cấp độ tông thê như: danh mục đầu tư tín dụng toàn hảng, chi tiết tới từng vùng, khu vực địa lý, ngành hàng, lĩnh vực kinh tế, loại doanh nghiệp, loại hình tài
sản bảo đảm, loại sản phâm hoặc thậm chí tới từng khoản tín dụng riêng lẻ; sau đó xem xét ở từng thời điểm hay kết quả hoạt động của cả một thời kỳ đài Kết quả
XHTD 6 mức thấp, thì rủi ro khi cho vay càng cao và ngược lại Vì vậy, đề hạn chế rủi ro tín dụng, các NHTM thường lựa chọn những khách hàng có kết quả xếp hạng ở mức nhất định Căn cứ vào kết quả xếp hạng, ngân hàng có thê từ chối ngay
những khách hang có mức điểm thấp, dành nhiều thời gian, nhân lực đề tiếp tục
thâm định các khách hàng vay đạt mức điểm yêu cầu Vì thế, sử dụng XHTDNB sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, giảm bớt sự can thiệp từ con người và mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng Mặt khác XHTDNB còn là căn cứ đê ngân hàng đưa ra các quyết định cấp tín dụng mới, bô sung cho các khách hàng tốt hay “cảnh báo sớm” đề có biện pháp kịp thời đối với các khách hàng có hạng tín nhiệm
thấp Õ khía cạnh kiểm soát rủi ro tín dụng, thì XHTDNB tạo thêm một căn cứ độc
lập để ngân hàng đánh giá về hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ phận có liên quan, bảo đảm chức năng cấp tín dụng được quản lý phù hợp, các tài sản có rủi ro tín dụng năm trong các giới hạn thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng và các
giới hạn nội bộ, phát hiện sớm các khoản tín dụng xấu, các khoản tín dụng có vấn đề Với vai trò quản trị rủi ro tín dụng, XHTDNB giúp thu thập, quản lý, khai thác, phân tích thông tim Trên thực tế, thách thức lớn nhất đối với các NHTM chính là
việc thu thập và phân loại thông tin chính xác, chỉ tiết về người vay, về các đặc
điểm của các loại hình rủi ro (loại sản pham/nganh kinh té/khu vue dia ly khac
nhau ) và kết quả của đầu tư tín dụng vào các loại hình rủi ro đó XHTDNB vốn
đòi hỏi rất nhiều thông tin đầu vào đê vận hành, cũng như tạo ra nhiều thông tin đầu
ra có giá trị Điều này sẽ tạo ra động lực để ngân hàng đầu tư vào hạ tầng công nghệ, hệ thống hóa, lưu giữ và tích lũy dần các thông tin cần thiết.
Trang 40Hiện nay, việc xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đang trở nên cần thiết và quan trọng đối với công tác quản trị rủi ro nói chung, đặc biệt là rủi ro tín dụng nói riêng của các ngân hàng Việc thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm mục đích là phân loại các khoản nợ, đánh giá chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng trong các hoạt động tín dụng của ngân hàng
Xếp hạng tín dụng nội bộ được xem là một công cụ hữu hiệu trong công tác
thâm định, ra quyết định cho vay và giúp ngân hàng có thê đánh giá chính xác mức độ rủi ro của từng khoản vay, phân loại nợ theo thông lệ quốc tế vả cũng là cơ sở để nâng cao chất lượng quản lý tín dụng và trích lập dự phòng phù hợp
1.2.3.3.3 Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro tín dụng: là hoạt động nhăm mục tiêu phòng chống và kiêm
soát các rủi ro có thê phát sinh trong hoạt động ngân hàng, đảm bảo toàn bộ các bộ phận và cá nhân trong ngân hàng tuân thủ các quy định của pháp luật, thực hiện chiến lược chính sách đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu quả trong hoạt động ngân hàng Kiểm soát rủi ro tín dụng là khâu trọng tâm nhất trong quản lý rủi ro tín dụng Kiểm soát rủi ro tín dụng là áp dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược nhằm chủ động điều khiên, biến đôi rủi ro tín dụng của ngân hàng thông qua việc
kiểm soát tần suất, mức độ rủi ro
Kiểm soát rủi ro tín dụng thực hiện trong suốt quá trình trước, trong và sau khi cho vay đê nhằm đảm bảo khoản vay của khách hàng luôn được theo dõi, giám sát chặt chẽ nhằm hạn chế tối đa những rủi ro có thê phát sinh từ khoản vay
Hoạt động kiểm soát tín dụng phải đảm tìm ra sự cân bằng tối ưu giữa hoạt động kiêm soát rủi ro nhưng vẫn mang lại lợi ích
l.2.3.3.4 Tài tro rui ro
Tài trợ rủi ro gồm các nội dung sau:
Ngay khi có dấu hiệu xảy ra tôn thất, ngân hàng trích lập dự phòng theo mức độ nghiêm trọng của khả năng xảy ra rủi ro để có nguồn bù đắp tốn thất trong tương lai mà không làm ảnh hưởng đến vốn của ngân hàng Căn cứ vào kết quả của hoạt động đo lường rủi ro, chỉ nhánh NHTM chia danh mục tín dụng thành các nhóm và