1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ TÌnh Bình Định

101 1 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 101
Dung lượng 15,39 MB

Nội dung

Sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ trong những năm qua ở tỉnh gắn với nỗ lực thực hiện quản lý nhà nước vẻ giao thông đường bộ.. vẫn còn những bất cập nhất định như: công tác

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

DANG VAN AL

VE GIAO THONG DUONG BO TINH BINH ĐỊNH

2012 | PDF | 101 Pages

buihuuhanh@gmail.com LUAN VAN THAC SI KINH TE

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

VE GIAO THONG DUONG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được

ai công bổ trong bẫt kỹ công trình nào khác

“Tác giá

Bang Van di

Trang 4

MỤC LỤC

1 Tính cấp thiết của đề

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

6 Tổng quan tải liệu nghiên cứu 5 CHUONG 1 CO SO LY LUAN VE QUAN LY NHA NUOC VE GIAO

1.1.1, Giao thang đường bộ là gỉ 8 1.1.2 Đặc điểm của giao thông đường bộ 9 1.13, Vai trò của giao thông đường bộ trong phát triển 9 1.2 NOI DUNG VA CONG CU QUAN LY NHA NUGC VE GIAO

1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG TOI QUAN LY NHA NUGC VE

GIAO THONG DUONG BO 18

1.3.3 Trình độ phát triển của hệ thống giao thông đường bộ 20

1.4 KINH NGHIỆM QUẢN LÝ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ CỦA MỘT

1.4.1 Kinh nghiệm về quy hoạch và quản lý quy hoạch bì

Trang 5

di

1.4.2 Kinh nghiệm hạn chế ùn tắc giao thông, 24

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VẺ GIAO

‘THONG ĐƯỜNG BỘ TỈNH BÌNH ĐỊNH 29

2.1 DIEU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYEN VA TINH HINH KINH TẾ

2.1.1, Digu kign ty nhién va tdi nguyén cia tinh Binh Định 2» 2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội cua tinh Bình Định 33 2.2 TINH HINH HE THONG GIAO THONG DUONG BỘ TỈNH BÌNH

2.2.1 Tình hình hạ tằng đường bộ và các phương tiện bảo đảm an toàn

2.2.2 Tình hình phát triển phương tiện vận tải giao thông đường bộ — 41 2.2.3 Tinh hình khối lượng hang hóa và hành khách vận chuyển bằng

2.2.4 Tình hình tai nạn và vĩ phạm giao thông đường bộ 4 2.2.5 Banh gia chung về tỉnh hình hệ thống giao thông đường bộ — 48

2.3 TĨNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ

2.3.1 Xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển giao thông đường bs SI 2.3.2 Chỉ đạo thực hiện về an toàn giao thông đường bộ 35 233,

Trang 6

TAC QUAN LY NHA NUOC VE GIAO THONG DUONG BO TINH

3.1.2 Mục tiêu phát triển giao thông đường bộ tỉnh Bình Định n

3.2 CAC GIAI PHAP HOAN THIEN CONG TAC QUAN LY NHA NUGC

3.2.1 Hoàn thiện quy hoạch và quản lý tốt thực hiện quy hoạch vẺ giao

3.2.2, Hoàn thiện việc chỉ đạo thực hiện về an toàn giao thông đường bộ 77 3.2.3 Tổ chức tốt thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền giáo duc về giao thông đường bộ 81

3.2.4 Tổ chức tốt quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ ting giao thông

3.2.5 Quản lý tốt các phương tiện và hoạt động giao thông đường bộ —_ 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 9%

QUYẾT ĐỊNH GIÁO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao) PHỤ LỤC

Trang 7

DANH MUC CAC TU VIET TAT

ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ATGT An toàn giao thông

BOT Đầu tư - Khai thác - Chuyên giao

BT Đầu tư - Chuyên giao

BIN Bê tông nhựa CA Công an

CHLB Cộng hòa liên bang

GDP Tổng sản phẩm quốc nội GPLX Giấy phép lái xe

GTNT Giao thông nông thon GTVT Giao thông vận tải

HĐND Hội đồng nhân dân

Trang 8

DANH MUC CAC BANG BIEU

2.1 Tộc độ tăng trưởng GDP tỉnh Bình Dinh 35

2.2 _ | Tình hình mở rộng quy mô hạ tâng giao thông đường

bộ trên địa bàn tỉnh Bình Định 39

23 Tình hình phương tiện vận tải 42

2.4 | Tình hình khôi lượng hàng hóa vận chuyên băng

đường bộ 43

2.5 | Tình hình khôi lượng hành khách vận chuyên băng

26 Tình hình tại nạn giao thông giải doan 2001-2011 45

2.7 | Số vụ vi phạm quy định về điều khién phuong tién

tham gia giao thông đường bộ 46

2.8 | Két qua kiém tra, xử lý của thanh tra đường bộ 48 29 | Cập mới đăng ký, biên số phương tiện giao thông

đường bộ tại Bình Định 64

Trang 9

vu

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Số hiệu

Tên hình vẽ Trang hình vẽ

2.1 Tình hình vi phạm giao thông đường bộ 47

Trang 10

1 Tính cấp thiết của đề tài

Giao thông đường bộ là bộ phận rất quan trọng trong hệ thống hạ tằng giao thông của mỗi quốc gia Nên kinh tế không thẻ phát triển được với một

hệ thống cơ sở hạ tằng nói chung và giao thông đường bộ nói riêng thấp kém

và còn thiếu thốn đủ thứ Do đó, một hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ được phát triển là rất quan trọng đối với tiến trình công nghiệp hóa, nó

phục vụ tích cực cho phát triển các ngành công nghiệp, đồng thời tạo điều

kiện để hợp nhất và mở rộng thị trường nội địa, hòa nhập thị trường thế giới

Trong những năm qua Bình Định đã phát triển được hệ thống mạng lưới giao thông đường bộ khá lớn và rộng khắp, hiện chiếm 95% toàn bộ hệ

thống giao thông của tính Trong đó đường quốc lộ 1A dài 118.2 km chạy xuyên suốt chiều đài của tỉnh; ngoài ra, Bình Định là đầu mối phía Đông của đường quốc lộ 19 (hành lang Đông -Tây) và là con đường ngang nối giữa

duyên hải với Tây nguyên tốt nhất có thê đáp ứng vận chuyên của ô tô vận tải container từ cảng Quy Nhơn qua các cửa khâu quốc tế như Đức Cơ, Bờ Y, Lệ

Thanh và vùng biên giới ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia Bình Định

còn có hệ thông cảng biên Quy Nhơn với lượng hàng hóa thông qua cảng xếp thứ 3 trong cả nước ( gần 6 triệu tắn/năm ) Mỗi năm khối lượng hàng hóa và

hành khách vận chuyên bằng đường bộ đều tăng và tỷ trọng của vận tải đường bộ luôn là 98-99% Voi hé thông giao thông đường bộ khá thuận tiện như vậy

đã giúp cho Bình Định phát triển kinh tế - xã hội nhanh trong khu vực Từ

năm 1996 - 2000, tốc độ tăng trưởng bình quân khoảng 9 đến 10%/năm, giai đoạn 2001 — 2010 cũng liên tục tăng trưởng với tốc độ trung bình 10%/năm

Sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ trong những năm qua

ở tỉnh gắn với nỗ lực thực hiện quản lý nhà nước vẻ giao thông đường bộ

Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ ở địa phương

Trang 11

vẫn còn những bất cập nhất định như: công tác xây dựng và quản lý quy

hoạch phát triển giao thông đường bộ chưa nghiêm và thiếu khoa học; tình trạng vị phạm giao thông và tai nạn giao thông đường bộ còn khá lớn; việc quản lý phương tiện và hoạt động giao thông chưa thực sự có hiệu lực cao; việc tô chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

còn chậm Nếu công tác quản lý nhà nước vẻ giao thông đường bộ được

hoàn thiện và nâng cao sẽ cho phép hệ thống hạ tầng giao thông này phát

huy tác dụng tích cực thúc đây kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển Do đó tôi lựa chọn đẻ tài “HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUÁN LÝ NHÀ NƯỚC VÈ GIAO THONG DUONG BO TINH BINH DINH” lam dé tai luận văn cao

học của mình

Là đề tài chuyên sâu của chuyên ngành tuy nhận được sự giúp đỡ của

các thầy cô giáo Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng, Sở Giao thông

vận tải và các ban, ngành của tỉnh cộng với sự có gắng nhiều của bản thân

nhưng vẫn còn tôn tại những khiếm khuyết nhất định Kính mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô giáo đề học viên có thế hoàn thành luận văn của

mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Khái quát được lý luận quản lý nhà nước vẻ giao thông đường bộ làm khung lý luận cho đề tài;

- Đánh giá được thực trạng quản lý nhà nước vẻ giao thông đường bộ cua tinh Binh Dinh thời gian qua;

- Đưa ra được các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về

giao thông đường bộ tỉnh Bình Định

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Quản lý nhà nước về giao thông đường bộ

Trang 12

4 Phương pháp nghiên cứu

- Tiến trình nghiên cứu

+ Đầu tiên, cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nước về giao thông đường bộ được nghiên cứu và khái quát đẻ hình thành khung nội dung nghiên cứu

+ Trên cơ sở khung nội dung đó, các số liệu và thông tin về tình hình

giao thông đường bộ và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ ở tỉnh Bình Định được thu thập

+ Bước tiếp theo của nghiên cứu sẽ là những phân tích đánh giá vẻ tình

hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ ở tỉnh Bình

Định nhằm chỉ ra những điểm mạnh và khiếm khuyết

+ Bước cuối cùng, đề tải hình thành các giải pháp hoàn thiện công tác quân lý nhà nước vẻ giao thông đường bộ ở tỉnh Bình Định thời gian tới

- Phương pháp thu thập số liệu

+ Số liệu tình hình về hệ thống giao thông đường bộ tỉnh Bình Định

hàng năm;

+ Số liệu thông tin về quản lý nhà nước về giao thông đường bộ tỉnh

Bình Định hàng năm

- Phương pháp phân tích số liệu

+ Phân tích thống kê gồm nhiều phương pháp khác nhau nhưng trong

nghiên cứu này sẽ sử dụng các phương pháp như phân tô thống kê, phương pháp đồ thị thống kê, phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian

và phương pháp phân tích tương quan

+ Phương pháp tông hợp và khái quát hoá được sử dụng để tông hợp và khái quát kết quả của các phương pháp phân tích thống kê.

Trang 13

Cụ thê tiễn trình nghiên cứu như sơ đồ thiết kế nghiên cứu dưới đây

Hình thành + Khung lý luận

+ Phương pháp luận nghiên cứu QL.NN về giao thông đường bộ

I

+ Thu thập số liệu và thông tin vẻ tỉnh hình QL.NN vẻ giao thông đường bộ

+ Khảo sát thực tế ở các địa phương

+ Phân tích số liêu và thôngtin —

+ Danh giả tỉnh hình QLNN vẻ giao

thông đường bộ,nhận diện vấn đẻ tổn tại

l

Dinh huéng hoan thién céng tic QLNN vẻ giao thông đường bộ ở Bình Định

Khuyến nghị giải pháp hoản thiện công

tác QLNN về giao thông đường bộ ở Binh Định

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, đề tài gồm 3 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước vẻ giao thông đường bộ

Chương 2 Thực trạng công tác quản lý nhà nước vẻ giao thông đường bộ tỉnh Bình Dinh

Chương 3 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về giao

thông đường bộ tỉnh Bình Định

Trang 14

Nghiên cứu về chủ đề Quản lý nhà nước vẻ giao thông đường bộ

thường trên nhiều khía cạnh khác nhau Đây là vấn đề rộng bao hàm nhiều

mặt khác nhau với những góc độ khác nhau

Mai Văn Bưu (1999) đã trình bày các nguyên tắc cơ bản, các hình thức,

phương pháp và chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế xã hội nói chung Các đối tượng tham gia giao thông đường bộ cũng chính là các tác nhân trong nên kinh tế và là đối tượng của quản lý nhà nước, các hoạt động của họ bao gồm cả sản xuất và đời sống sinh hoạt Khi các hoạt động này càng gia tăng

thì mật độ và cường độ tham gia vào giao thông đường bộ cảng tăng Do vậy những nội dung trong tài liệu này có thể được vận dụng trong quản lý nhà nước về giao thông đường bộ

Nguyễn Văn Diệp (2003) trình bày về vai trò hệ thống giao thông nói

chung và giao thông đường bộ nói riêng, đồng thời cũng nêu ra vai trò của nhà nước trong quản lý hệ thống này Nếu vai trò quản lý của nhà nước không đảm bảo hay tính hiệu lực của quản lý nhà nước không có thì hoạt động giao thông nói chung trong đó có giao thông đường bộ khó bảo đảm an toàn, thông

suốt và hiệu quả

Trong Giáo trình “Quản lý hành chính nhà nước” của Học viện Hành chính Quốc gia đã trình bày các chức năng của quản lý nhà nước về kinh tế, nội dung cơ bản về cơ chế quản lý kinh tế mới và nội dung chủ yếu về quản lý

nhà nước về kinh tế Đây là cơ sở đề vận dụng vào quản lý nhà nước những lĩnh vực cụ thể trong đó có lĩnh vực giao thông đường bộ

Trong “Báo cáo quản lý tốc độ” Trung tâm nghiên cứu giao thông vận

tải (2006) tập trung vào phân tích nguyên nhân cơ bản của tai nạn giao thông

đường bộ là tốc độ lưu thông không được kiểm soát tốt hay không có các biện pháp quản lý phù hợp điều kiện giao thông Báo cáo cũng khuyến cáo cần

Trang 15

phải quản lý tốc độ lưu thông của phương tiện chặt chẽ bằng cách kết hợp

nhiều phương pháp khác nhau trong đó nhắn mạnh phái phát triển hạ tầng giao thông đường bộ một cách hợp lý Trong điều kiện các nước đang phát

triển khó có thê thực hiện điều này thì giải pháp tuyên truyền giáo dục cũng

có ý nghĩa lớn

Finch DI và cộng sự (1994) cho thấy có mối quan hệ giữa tốc độ lưu

thông cao và tý lệ tai nan giao thông Nghiên cứu này đã chí ra một trong

những nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông nhiều và trầm trọng nhất chính

là tốc độ tham gia giao thông của các đối tượng tham gia Từ đó nhóm tác giả cho rằng cần hạn chế tốc độ lưu thông của phương tiện giao thông đường bộ

là giải pháp quan trọng nhất để giảm tai nạn giao thông Đây cũng là kinh

nghiệm cho các nhà quản lý giao thông đường bộ Việt Nam phải chú trọng

hơn để kiểm soát tốc độ tham gia lưu thông của các phương tiện giao thông

đường bộ ở Việt Nam

Tô chức Y tế Thế giới (2009) trình bày những đánh giá vẻ tình hình an toàn giao thông đường bộ trên thế giới đặc biệt ở các nước đang phát triển

theo hai nhóm nước đối chứng (1) có luật an toàn giao thông đường bộ toàn điện; (2) có luật an toàn giao thông đường bộ không toàn diện Qua đó nghiên cứu cũng khăng định phải có luật giao thông đường bộ được xây dựng có chất

lượng mà còn phải tô chức thực hiện cũng như đưa luật vào cuộc sống Phương pháp thu thập xử lý số liệu về tình hình an toàn giao thông đường bộ

cũng được trình bảy

Trong nghiên cứu “An toàn đường bộ kêu gọi hành động trong khu vực

Tây Thái Bình Dương” của Tô chức Y tế Thế giới (2009) khác với nghiên

cứu trên, nghiên cứu này không chỉ tập trung vào phân tích tình hình thương tật trong tham gia giao thông đường bộ, trong đó có gắng phân chia các loại thương tật do giao thông cùng mức độ trầm trọng của nó Ngoài ra nghiên cứu

Trang 16

dựng kế hoạch sử dụng đất đai cho phát triển hạ tầng giao thông đường bộ, ở

đây các tác giả lưu ý phải có sự đồng bộ trong phân bô quỹ đất phát triển giao

thông và các công trình phụ trợ như hành lang, bến bãi đỗ, cũng như các công

trình hạ tầng khác Trong nghiên cứu này cũng chú trọng tới việc nâng cao nhận thức thông qua tuyên truyền luật lệ giao thông đường bộ là biện pháp có

tính chất lâu dải và hiệu quá nhất vì nhận thực và tự giác chấp hành của người tham gia giao thông đường bộ mới có thể giảm thiêu tinh trang vi phạm và tai

nạn giao thông

Giao thông đường bộ phát triển theo quá trình đô thị hóa ở các quốc gia Khi đô thị hóa càng nhanh thì tốc độ tăng trưởng kết cấu hạ tằng giao

thông gia tăng nhanh theo Nhưng sự gia tăng nhanh của kết cấu hạ tầng này

nhằm đáp ứng nhu câu lưu thông hàng hóa và con người đòi hỏi phải có sự

quản lý chặt chẽ nếu không sẽ xảy ra tinh trang ùn tắc giao thông — vấn đề của

các nước đang phát triên thiêu quy hoạch phát triển tốt như trong nghiên cứu “Đô thị hóa và tăng trưởng ” năm 2010 của Ủy ban tăng trưởng và phát triển của Ngân hàng thế giới khăng định.

Trang 17

CHUONG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VE QUAN LY NHA NUOC VE

GIAO THONG DUONG BO

1.1 TONG QUAN VE GIAO THONG DUONG BO

1.1.1 Giao thông đường bộ là gì

Giao thông đường bộ là một hệ thống bao gồm các phương tiện và

người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ, kết cấu hạ tầng giao

thông đường bộ và các quy tắc nhất định; bộ máy quản lý nhà nước vẻ giao thông đường bộ Các bộ phận này hoạt động trong mối quan hệ mật thiết với nhau và với các bộ phận khác của nên kinh tế

Hệ thống này được vận hành bảo đảm cho sự di chuyên của các phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ trên kết cấu hạ

tang giao thông đường bộ theo quy tắc nhất định và chịu sự quản lý nhà nước

về giao thông đường bộ Sự hoạt động của hệ thống giao thông đường bộ nằm

trong hệ thống kinh tế quốc dân, vừa là một bộ phận của nó và phục vụ cho

hoạt động của hệ thống kinh tế quốc dân

Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ gồm công trình đường bộ, bến xe,

bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ

Phương tiện giao thông đường bộ gồm:

Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ như xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bỡi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự;

Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ như xe đạp (kê cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại

xe tương tự;

Trang 18

người đi bộ trên đường hộ

Tắt cả các hoạt động này phải chịu sự điều chính của quản lý nhà nước về giao thông đường bộ bằng nhiều công cụ khác nhau như pháp luật, hành

chính và kinh tế Như vậy đối tượng quản lý nhà nước vẻ giao thông đường

bộ chính là toàn bộ hoạt động của hệ thống giao thông đường bộ

1.1.2 Đặc điểm của giao thông đường bộ

Giao thông đường bộ đang chiếm tý trọng lớn nhất trong các phương thức giao thông ở các nước đang phát triên do nhiều nguyên nhân khác nhau trong đó chủ yếu bắt đầu từ sự thuận tiện và chi phí xây dựng thấp nên giao thông đường bộ chiếm tỷ trọng rất lớn Phải nhớ rằng đây là phương thức di chuyển đầu tiên của con người;

Do vai trò và chức năng của giao thông đường bộ nhằm kết nối các

vùng, miễn khác nhau nên nó được phân bô rộng khắp trên tất cả các vùng miễn của quốc gia hay lãnh thô;

Trình độ phát triển của giao thông đường bộ phụ thuộc vào trình độ

phát triển của nền kinh tế Nhu câu phát triển kinh tế kích thích sự phát triển

và tạo ra cơ sở vật chất cho sự phát triển của giao thông đường bộ;

Giao thông đường bộ mang tính lịch sử do quá trình hình thành và phát triển gắn với lịch sử phát triển của nên kinh tế:

Giao thông đường bộ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên như địa lý, khí hậu

1.1.3 Vai trò của giao thông đường bộ trong phát triển

Trong hệ thông kinh tế, giao thông đường bộ luôn thê hiện vai trò quan trọng, luôn đi trước “mở đường” cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa

phương Các tuyến giao thông đường bộ liên tục được cải tạo, nâng cấp và

Trang 19

10

xây dựng mới trên khắp vùng miền của tỉnh đã tạo ra những “ mach máu ”

giao thông quan trọng cho nẻn kinh tế Mạng lưới đường giao thông nông thôn, đường nối vùng sâu vùng xa cũng cơ bản được hình thành góp phần tích cực cho công cuộc xoá đói giám nghẻo, cải thiện cuộc sống nhân dân

Không chỉ tập trung vào xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ma vận tải đường bộ còn tạo ra sự thuận lợi cho đi lại của người dân hiện nay

Đã có sự tham gia phục vụ của rất nhiều loại hình, phương thức vận chuyển, đáp ứng những yêu cầu hết sức đa dạng của thị trường Có thê nói, chưa bao giờ người dân đi lại dễ dàng và thuận tiện như ngày nay với chất lượng dịch

vụ ngày càng nâng cao Tóm lại, giao thông đường bộ có vai trò quan trọng

với sự phát triển kinh tế - xã hội, cụ thể như sau:

- Giao thông đường bộ bảo đảm cho sự lưu thông hàng hóa thông suốt

góp phân thúc đây nhanh hơn các giao dịch trên thị trường, qua đó thúc đây

phát triển sản xuất;

- Giao thông đường bộ bảo đảm cho sự di chuyên của con người một

cách thuận tiện nhất thúc đây sự phân bổ lao động và giám ngăn cách địa lý

giữa các vùng miền;

- Giao thông đường bộ quyết định chí phí sản xuất, giao dịch và cuộc

sống của tô chức, doanh nghiệp và người dân;

- Cho phép khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách có hiệu quả hơn;

- Kích thích và thúc đây mở rộng thương mại giữa các địa phương và quốc tế

1.2 NOI DUNG VA CONG CU QUAN LY NHA NUGC VE GIAO THONG DUONG BO

Theo các lý thuyết chính thống về quản lý nhà nước đã trình bày từ

tông quan nghiên cứu và từ thực tiễn là nội dung quản lý nhà nước vẻ giao

Trang 20

Đây là những nội dung chung nhất cho cả nước và các cơ quan chức năng,

riêng với cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh theo các văn bản hướng dẫn sẽ

bao gồm các nội dung sau:

1.2.1 Các nội dung quản lý nhà nước về giao thông đường bộ

a Xây dựng và quản lý quy hoạch phát triển giao thông đường bộ Quy hoạch phát triển giao thông đường bộ là một trong những căn cứ

pháp lý quan trọng cho việc điều tiết các quan hệ giao thông đường bộ và là

cơ sở đầu tiên cho quản lý nhà nước lĩnh vực này Quy hoạch định hướng

mục tiêu cho quản lý nhà nước mà thiếu nó hiệu lực quản lý nhà nước không

thẻ thực hiện được

Quy hoạch giao thông đường bộ là quy hoạch lĩnh vực chuyên ngành, gồm quy hoạch kết cấu hạ tầng, quy hoạch phương tiện giao thông vả vận tai đường bộ Quy hoạch giao thông đường bộ được lập trên cơ sở chiến lược

phát triển kinh tế - xã hội, đồng bộ với quy hoạch ngành, lĩnh vực; gắn kết

chặt chẽ với quy hoạch các chuyên ngành giao thông vận tải khác Quy hoạch giao thông đường bộ được lập cho ít nhất 10 năm và định hướng phát triển cho

ít nhất 10 năm tiếp theo; được điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triên kinh

tế - xã hội trong từng giai đoạn của địa phương Việc điều chinh quy hoạch

phải bảo đảm tính kế thừa của các quy hoạch đã được phê duyệt

Quy hoạch giao thông đường bộ bao gồm mục tiêu, quan điểm, tính

chất và quy mô phát triển; nhu cầu sử dụng đất, nhu cầu vốn, nguôn vốn,

nguồn nhân lực; xác định danh mục các dự án, dự án ưu tiên; đánh giá tác động của quy hoạch; xác định cơ chế, chính sách và giải pháp thực hiện quy hoạch

Căn cứ trên quy hoạch chung của cả nước, Uỷ ban nhân dân cấp tinh tô

Trang 21

12

chức lập, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định quy hoạch giao thông

đường bộ do địa phương quản lý Nguồn vốn cho quy hoạch giao thông đường bộ từ ngân sách nhà nước và huy động từ các nguồn khác

Bằng quy hoạch giao thông đường bộ, chính quyền địa phương sẽ quản

lý việc thực hiện quy hoạch nảy trong tổng thê phát triển kinh tế - xã hội để

bảo đảm sự thống nhất chung Chăng hạn, khi quy hoạch xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng khác phải phù hợp, đồng bộ với quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ đã có Việc điều chỉnh quy hoạch rất hạn chế dé bao dam ôn định và tránh phá vỡ quy hoạch

b Chỉ đạo thực hiện về an toàn giao thông đường bộ

Vấn để an toàn giao thông đường bộ đang là vấn đề lớn xuất phát từ

thực tế tình trạng tai nạn giao thông đường bộ hiện nay gây thiệt hại lớn cả về kinh tế và tính mạng con người Trong năm 2010, cá nước xảy ra 14.442 vụ tai nạn giao thông, làm 11.449 người chết, 10.633 người bị thương, so với

năm 2009 tang 1.778 vy, giam 47 ngudi chết, tăng 2 544 người bị thương Mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đều hình thành Ban An toàn giao thông tỉnh Ban An toàn giao thông tỉnh là tô chức phối hợp liên ngành,

có chức năng giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo việc phối hợp thực hiện các biện pháp bảo đảm trật tự an tòan giao thông và khắc phục ùn tắc

giao thông trên địa bàn tỉnh Nghiên cứu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh có

kế hoạch và biện pháp chỉ đạo các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp

trong việc thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông và khắc

phục ùn tắc giao thông trên địa bàn; việc thành lập Ban An toàn giao thông

các huyện, thị xã, thành phố đề phối hợp có hiệu quả trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông Tuyên truyền, phô biến rộng rãi trong mọi tầng lớp

nhân dân trên địa bàn về các quy định của pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và quy định của các bộ, ngành liên quan đến công tác

Trang 22

bảo đảm trật tự an toàn giao thông Chủ trì việc khắc phục và hạn chế hậu quả

do tai nạn giao thông gây ra, xác định nguyên nhân va đẻ xuất kịp thời biện pháp ngăn chặn Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ hoặc đột xuất vẻ tình hình trật tự an toàn giao thông, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông trên địa ban c Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và tuyên truyền giáo dục về giao thông đường bộ

Dé bao dam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông đường bộ đòi hỏi các cấp, các ngành, các tô chức và người dân phải chấp

hành thực hiện đúng các văn bản quy phạm pháp luật về giao thông đường bộ Các cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ là cơ quan nhà nước có thẳm quyền xem xét việc các quy định của pháp luật có được thực hiện

theo đúng trình tự, đúng nội dung, đúng thời điểm và các điều kiện cụ thể khác hay không Qua thanh tra, kiếm tra phát hiện các sai phạm đề ngăn chặn

kịp thời tránh hậu quả xấu gây thiệt hại cho Nhà nước, tô chức hoặc cá nhân

Kịp thời xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật, nhằm đảm bảo mọi đối tượng phải thực thi pháp luật nghiêm túc, đảm bảo sự bình đăng giữa

những đối tượng sử dụng giao thông đường bộ và các cơ quan quản lý của

Nhà nước Ở mỗi cấp quân lý, bộ máy quản lý nhà nước đều có chức năng thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật

Đồng thời phải thường xuyên tuyên truyền giáo dục vẻ giao thông đường bộ Thông thường, Hội đồng phối hợp công tác phố biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ có vai trò lớn Hội đồng là tô chức phối hợp

chỉ đạo giữa các sở, ban, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thị xã,

thành phố về công tác phô biến, giáo dục pháp luật; duy trì hoạt động phối

hợp giữa cơ quan nhà nước với tô chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tô

chức nghề nghiệp; hỗ trợ các cơ quan, tổ chức đây mạnh công tác phô biến,

giáo dục pháp luật Các cơ quan thông tin truyền thông có trách nhiệm tô chức

Trang 23

14

tuyên truyền, phê biến pháp luật về giao thông đường bộ thường xuyên, rộng rãi

đến toàn dân Ngoài ra Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tô chức tuyên truyền, phô biến, giáo dục

pháp luật về giao thông đường bộ tại địa phương: có hình thức tuyên truyền, phô biến phù hợp đến đồng bào các đân tộc thiểu số Cơ quan quản lý nha nước vẻ giáo dục và đào tạo có trách nhiệm đưa pháp luật vẻ giao thông

đường bộ vào chương trình giáng dạy trong nhà trường và các cơ sở giáo duc

khác phù hợp với từng ngành học, cấp học Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và

các tô chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm phối hợp với cơ quan hữu

quan và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện

pháp luật về giao thông đường bộ Thủ trưởng cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tô chức tuyên truyền, phô biến, giáo dục pháp luật về giao thông đường bộ cho cán bộ, chiến sĩ, công chức, viên chức, người lao động thuộc thắm quyền quản lý

d Tổ chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông

đường bộ

Đây là bộ phận quan trọng trong giao thông đường bộ Kết cấu ha tang

giao thông đường bộ bao gồm công trình đường bộ, bên xe, bãi đỗ xe, trạm

dừng nghỉ và các công trình phụ trợ khác trên đường bộ phục vụ giao thông và hành lang an toàn đường bộ Đặc thù của hệ thống này như hạ tầng cơ sở kỹ thuật khác được tạo ra từ quá trình đầu tư vào các công trình giao thông và hao mòn trong quá trình sử dụng khai thác Việc tô chức quản lý, bảo trì, bảo

vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ sẽ bảo đảm chất lượng của nó và cho

phép hoạt động giao thông điển ra trên đó thông suốt, an toàn và hiệu quả

Đề tô chức quản lý, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường

bộ, cơ quan quản lý nhà nước về giao thông đường bộ đã phân loại đường bộ theo sáu loại, gồm quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện, đường xã, đường đô thị

Trang 24

và đường chuyên dùng

Một vấn đẻ hết sức quan trọng trong nội dung này là quản lý quỹ đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mà được xác định tại quy

hoạch kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác

định và quản lý quỹ đất dành cho dự án xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo quy hoạch đã được phê duyệt Tỷ lệ quỳ đất giao thông đô thị

so với đất xây dựng đô thị phải báo đảm từ 16% đến 26% Chính phủ quy định cụ thê tỷ lệ quỹ đất phù hợp với loại đô thị

Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật và an toàn giao thông của công trình đường

bộ là nội dung quan trọng Công trình đường bộ xây dựng mới, nâng cấp và cải tạo phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật và điều kiện an toàn giao thông cho người, phương tiên tham gia giao thông đường bộ, trong đó có người đi bộ và

người khuyết tật Đường đô thị xây dựng phải có hè phố; phần đường, cầu

vượt, hằm vả tô chức giao thông cho người đi bộ, người khuyết tật đi lại an

toàn, thuận tiện Công trình đường bộ phải được thâm định vẻ an toàn giao thông từ khi lập dự án, thiết kế, thi công, trước và trong quá trình khai thác Người quyết định đầu tư, chủ đầu tư có trách nhiệm tiếp thu kết quả thâm định an toàn giao thông để phê duyệt bô sung vào dự án Khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu đân cư, khu thương mại - dich vụ và công trình khác

phải có hệ thống đường gom được xây dựng ngoài hành lang an toàn đường bộ; bảo đảm khoảng cách với quốc lộ theo quy định của Chính phủ

Ngoài ra, quản lý, bảo trì đường bộ không thê thiếu Bảo trì đường bộ

là thực hiện các công việc báo dưỡng và sửa chữa đường bộ nhằm duy trì tiêu

chuân kỹ thuật của đường đang khai thác

- Đường bộ đưa vào khai thác phải được quản lý, bảo trì với các nội dung sau đây:

+ Theo dõi tình trạng công trình đường bộ: tô chức giao thông; kiêm

Trang 25

16

tra, thanh tra việc bảo vệ kết cấu ha tang giao thông đường bộ:

+ Bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất

- Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì hệ thống quốc lộ và đường địa

phương được bảo đám từ quỹ bảo trì đường bộ Nguồn tài chính để quản lý, bảo trì đường chuyên dùng, đường không do Nhà nước quản lý khai thác,

đường được đầu tư xây dựng không bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước do tô chức, cá nhân quản lý khai thác chịu trách nhiệm

Quỹ bảo trì đường bộ được hình thành từ các nguồn sau đây:

+ Ngân sách nhà nước phân bô hàng năm;

+ Các nguồn thu liên quan đến sử dụng đường bộ và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật

d Quan lý các phương tiện và hoạt động giao thông đường bộ

Nội dung này bao gồm nhiều vấn đẻ như sau:

- Đăng ký, cấp, thu hỏi biển số phương tiện giao thông đường bộ: cấp,

thu hồi giấy chứng nhận chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường

của phương tiện giao thông đường bộ

- Quản lý đào tạo, sát hạch lái xe; cấp, đôi, thu hỏi giấy phép lái xe,

chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ

- Quản lý hoạt động vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; tô chức cứu nạn

giao thông đường bộ

- Kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo; xử lý vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ

1.2.2 Các công cụ quản lý nhà nước về giao thông đường bộ

Đề thực hiện quản lý nhà nước vẻ giao thông đường bộ cần có các công

cụ nhất định Có thể chia thành ba nhóm chính:

a Công cụ hành chính

Công cụ hành chính này được sử dụng trong quản lý nhà nước về giao

Trang 26

thông đường bộ để tác động trực tiếp vào đối tượng quản lý - người và

phương tiện tham gia giao thông đường bộ - qua các quyết định đứt khoát mang tính bắt buộc

Công cụ hành chính này có đặc điểm là tính bắt buộc và quyên lực Tính bắt buộc này đòi hỏi đối tượng quản lý phải chấp nhận nghiêm chỉnh các tác động hành chính, nếu vi phạm sẽ bị xử lý thích đáng Tính quyền lực đòi

hỏi các cơ quan quản lý nhà nước chỉ được phép đưa ra các tác động hành chính đúng với thâm quyền của mình Việc sử dụng các công cụ hành chính này trong quản lý nhà nước giao thông đường bộ là sử dụng quyên lực nhà nước đê tạo ra sự phục tùng của người và phương tiện tham gia giao thông

Công cụ này có vai trò rất to lớn trong quản lý nhà nước giao thông đường bộ Công cụ này giúp cho hình thành và duy trì trật tự kỷ cương trong giao thông đường bộ và kết nói tác dụng của các công cụ khác

Khi sử dụng công cụ hành chính này đòi hỏi các cơ quán quán lý nhà

nước phải nắm vững các yêu cầu sau: (1) quyết định hành chính chỉ có hiệu quả cao khi quyết định có căn cứ khoa học được luận chứng đây đủ mọi mặt;

(2) khi sử dụng công cụ này phải gắn chặt quyền hạn và trách nhiệm của cấp

ra các quyết định

b Công cụ kinh tế

Công cụ kinh tế này được sử dụng trong quản lý nhà nước vẻ giao

thông đường bộ đề tác động vào đối tượng của quản lý - người và phương tiện tham gia giao thông đường bộ - thông qua lợi ích kinh tế

Đặc điểm của các công cụ quản lý kính tế là nó tác động lên đối tượng

quản lý không bằng cưỡng bức hành chính mà bằng lợi ích Công cụ này tạo

ra sự quan tâm vật chất thiết thân cho đối tượng bị quản lý, chứa đựng nhiều yếu tô kích thích kinh tế cho nên tác động rất nhạy bén, linh hoạt

Tuy nhiên công cụ này không thé tiến hành riêng lẻ mà cần kết hợp với

Trang 27

l8 việc sử dụng các công hành chính và giáo dục

c Cong cu giáo đục

Công cụ giáo dục là cách tác động vào nhận thức và tình cảm của đối tượng quản lý - người tham gia giao thông - nhằm nâng cao tính tự giác của họ trong việc chấp hành luật và quy tắc an toàn giao thông

Công cụ giáo dục có ý nghĩa to lớn trong quản lý nhà nước về giao

thông đường bộ vì đối tượng của quản lý là người tham gia giao thông Do đó để tác động lên con người không chỉ tác động bằng công cụ hành chính, kinh tế mà còn tác động bằng giáo dục tinh thần, tâm lý xã hội, v.v

Công cụ này dựa trên cơ sở vận dụng các quy luật tâm lý Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục, tức là làm cho người tham gia giao

thông đường bộ hiểu và phân biệt được phải - trái, đúng - sai, lợi - hại, từ đó

nâng cao tính tự giác chấp hành và tuân thủ pháp luật vẻ an toàn giao thông Công cụ giáo dục thường được sử dụng kết hợp với các công cụ khác

một cách uyên chuyên, linh hoạt Công cụ này được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng (sách báo, truyền hình, internet, dai phat

thanh ), thông qua các đoàn thé, trường học, hay các hoạt động có tính chất

xã hội

1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG TOI QUAN LY NHA NƯỚC VÈ

GIAO THONG DUONG BO

Hiệu lực quản lý nhà nước về giao thông đường bộ phụ thuộc vào nhiều

nhân tố khác nhau, bao gồm cả khách quan và chủ quan, cả về kinh tế - xã hội

khác nhau

1.3.1 Nhân tố về điều kiện tự nhiên

Điều kiện tự nhiên là một nhân tố khách quan tác động tới tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội của con người Điều kiện tự nhiên không chỉ cung cấp nguôn lực cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mà còn tạo

Trang 28

thuận lợi hay khó khăn đê xây dựng, vận hành, duy tu và bảo dưỡng chúng Chi phi cho sự hoạt động giao thông đường bộ của xã hội cũng bị chỉ

phối rất lớn từ yếu tổ này Nếu vị trí địa lý, địa hình là đồng bằng, ít sông

suối thì chí phí cho hoạt động của hệ thống giao thông đường bộ khác với với những địa bàn miền núi có địa hình hiểm trở núi cao, nhiều sông suối

Ngay cả kết cấu địa chất của địa phương cũng ảnh hưởng tới chỉ phí xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông Ngoài ra, chính những điều này còn ảnh hướng tới

việc bảo đảm an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông

Điều kiện thời tiết khí hậu của mỗi vùng lãnh thô cũng là nhân tố ảnh

hưởng không nhỏ Đây là yếu tố tác động tới chất lượng của hệ thống kết cấu

hạ tầng giao thông đường bộ, tới chí phí vận hành bảo dưỡng, duy tu, cũng như mức độ an toàn cho phương tiện lưu thông trên đó

Như vậy, điều kiện tự nhiên ảnh hướng rất lớn đến quản lý nhà nước về

giao thông đường bộ Các nhà quản lý buộc phải quan tâm tới nhân tố này nếu

không các quyết định quản lý sẽ khó có hiệu lực và phù hợp với thực tế 1.3.2 Nhân tố về kinh tế - xã hội

Nhân tố kinh tế - xã hội tác động mạnh và nhiều trường hợp quyết định tới công tác quản lý nhà nước vẻ giao thông đường bộ Do các yêu tố này vừa tạo ra nhu cầu cũng như nguồn cung dịch vụ giao thông đường bộ - đối tượng của quản lý nhà nước vẻ giao thông đường bộ

a Về kinh tế

Các hoạt động kinh tế trong nên kinh tế thị trường luôn điễn ra giao

dịch hàng hóa rất mạnh mẽ nên cũng đòi hỏi hạ tầng giao thông đường bộ nói

riêng và giao thông nói chung phải phát triên theo để đáp ứng Mỗi ngày

lượng hàng hóa và phương tiện lưu thông trên đường bộ là rất lớn Mặt khác, hoạt động kinh tế cũng cung cấp nguồn lực đề phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ Tuy nhiên những hoạt động này tự nó vận động sẽ tạo ra một

Trang 29

20

sự hỗn loạn không kiểm soát nôi đòi hỏi phải có bàn tay hữu hình đề điều tiết Như vậy các hoạt động kinh tế diễn ra gắn liền với giao thông đường bộ trở thành đối tượng chính của quản lý nhà nước về giao thông đường bộ

b Về xã hội

Từ xa xưa những con đường mòn trên bộ hình thành theo sự đi chuyển

của con người dé tôn tại, mưu sinh Ngày nay nhu cầu đi lại di chuyển của xã hội ngày cảng tăng Khi đời sống nâng cao, quan hệ giao thương này càng rộng thì nhu cầu đi lại ngày càng cao cùng với đòi hỏi về chất lượng dịch vụ giao thông đường bộ gắn liền với mức an toàn càng lớn Dân số đông, mật độ

dân số cao cũng quyết định nhu cầu giao thông và đặt ra những vấn đề cho

quản lý nhà nước về giao thông đường bộ Một điểm rất đặc biệt của nhân tố

này khi nói tới con người khi tham gia giao thông thì nhận thức và ý thức chấp hành luật lệ giao thông là thách thức lớn cho công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này

Nghĩa là, hoạt động xã hội đang đòi hỏi phải quản lý nhà nước tốt hơn nhằm bảo đảm nhu cầu đi lại của người dân một cách an toàn và thuận lợi

1.3.3 Trình độ phát triển của hệ thống giao thông đường bộ Trình độ phát triển của hệ thống giao thông đường bộ có ảnh hưởng rất

lớn tới công tác quản lý nhà nước về giao thông đường bộ Bản thân sự phát

triên của hệ thống này cũng chính là đối tượng của quản lý nhà nước về giao

thông đường bộ Đây cũng là một trong những chức năng của lĩnh vực quản lý này, thê hiện qua công tác quy hoạch phát triển hệ thống này của quản lý

nhà nước Quá trình hoạt động của hệ thống này cũng chịu sự chỉ phối và các

quyết định của quản lý nhà nước

Khi hệ thống này phát triển đáp ứng được nhu câu vận chuyên hàng hóa và hành khách sẽ giảm đáng kê những vấn đề vẻ an toàn giao thông cũng như ùn tắc là những vấn đề để các nhà quản lý phải giải quyết Tình trạng

Trang 30

quá tải của hệ thống hạ tâng giao thông hiện nay ở nhiều địa phương của Việt

Nam đã chứng tỏ điều này

Sự phát triển quá nhanh của các phương tiện cá nhân so với sự phát

triển của cơ sở hạ tầng giao thông cũng đưa tới nhiều vấn để vượt ra ngoài

quy hoạch và tầm kiểm soát của các nhà quản lý Điều này khiến chỉ phí khắc

phục khá tốn kém

1.4 KINH NGHIEM QUAN LY GIAO THONG DUONG BO CUA

MỌT SỐ ĐỊA PHƯƠNG

1.4.1 Kinh nghiệm về quy hoạch và quản lý quy hoạch

a Kinh nghiệm của thành phố Hà Chí Minh - Một số thực trạng

+ Về quy hoạch: Theo quy luật, quy hoạch giao thông với các cơ sở hạ

tầng kỹ thuật khác kèm theo phải đi trước một bước, rồi sau đó mới có thể

tiến hành lập các quy hoạch chi tiết 1/500 cho các khu ở hoặc các khu chức

năng nhỏ khác Thành phố Hồ Chí Minh thường làm ngược quy trình này nên hệ thống giao thông và hạ tằng kỹ thuật không đồng bộ, không hoàn chỉnh

+ Về mạng lưới giao thông trục chính của các đô thị lớn

Mạng lưới giao thông chính của các đô thị lớn là các đường vành đai và các trục xuyên tâm Mạng lưới này không chỉ có ý nghĩa về giao thông đơn thuần mà còn là đường ranh giới khống chế sự phát triển đô thị theo quy hoạch Ngoài ra còn có các đường xuyên tâm để nối kết các khu vực đô thị

với khu trung tâm và cũng đề nói kết các đường vành đai lại với nhau Nhược điểm lớn ở Thành phố Hỗ Chí Minh là không có quy hoạch mạng lưới giao thông này rõ ràng từ đầu và quan trọng hơn là thiểu kế hoạch

dau tư kịp thời Việc hình thành các đường xuyên tâm cũng không rõ ràng,

đến nay mới xây dựng trục Đông - Tây, còn trục Bắc - Nam vẫn chưa hình

thành rõ.

Trang 31

công cộng, có xem xét xây dựng những bãi đậu xe ngằm

+ Thay đôi phương thức di chuyên của người dân và có những chính

sách hạn chế dần xe 2 bánh như xây dựng hệ thống tàu điện ngầm, nổi; bên

cạnh đó sử dụng phương tiện mini buýt song song với xe buýt cỡ lớn như hiện

nay sẽ ít chiếm diện tích mặt đường và để thuận tiện cho nhu cầu của người dân (Hiện nay thành phố Hồ Chí Minh sử dụng khá nhiều xe buýt cỡ lớn

chạy trên nhiều tuyến đường, nhưng hiệu quả không cao - hàng năm thừa

hàng triệu chỗ trồng trên xe và nhà nước phải bù lỗ hang trăm tỷ đồng) b Kinh nghiệm của tỉnh Đẳng 'Vai

Đồng Nai là một trong những tỉnh có tốc độ công nghiệp hóa và đô thị

hóa nhanh Hệ thống giao thông đường bộ Đông Nai có vai trò quan trọng đối

với sự phát triển kinh tế của khu vực trọng điểm phía Nam và kết nối giao

thông với nhiều vùng trên toàn quốc Tỉnh Đồng nai đã phát huy vai trò của quản lý Nhà nước trong quy hoạch và phát triển hạ tầng giao thông

(1) Kết quả phát triển hạ tầng giao thông đường bộ

Trong những năm qua, hệ thống giao thông của tỉnh Đồng Nai đã có

những bước tiến tích cực, đáp ứng ngày càng tốt hơn cho nhu cầu vận tải Đến nay, trên toàn tỉnh đã phát triên khoảng 6 877 km đường, gồm 5 tuyến quốc lộ

với tông chiêu dài 244 km, đã được nhựa hóa 100% Trên 20 tuyến tỉnh lộ với

tông chiều dài 5l! km cũng đã nhựa hóa 100 Riêng trong năm 2010, Đồng

Nai đã nhận bàn giao, nâng cấp một số tuyến đường huyện thành đường tỉnh

Trang 32

quân lý với tỷ lệ nhựa hóa khoảng 90% Hệ thống đường đô thị, đường huyện

của Đồng Nai có tông chiều đài là 1.491 km, hệ thống tuyến đường nảy trong những năm qua cũng đã được trải nhựa tới 60% Với địa bàn rộng, nhiều khu

vực của Đồng Nai thuộc miền núi, vùng sâu, vùng xa do vậy, hệ thống

đường giao thông ở các khu vực này hiện vẫn đang gặp nhiều khó khăn Toàn

tỉnh Đồng Nai có hệ thống đường xã, phường với tông chiều dài là 4.143km,

tuy nhiên cũng mới chỉ trải nhựa được 30% và 487 km đường chuyên dùng

Với hệ thông hạ tầng giao thông trên, các loại hình vận tải ngày càng phát triển nhất là vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt Bên cạnh đó, công tác quản lý nhà nước về vận tải đường bộ tiếp tục được đổi mới theo

hướng tích cực, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giao thông, vận tải trên dia ban tỉnh

(2) Những khó khăn và giải pháp để phát triển cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

- Khó khăn: Hoạt động giao thông vận tải của tỉnh những năm qua chưa

được hoàn chỉnh, việc đầu tư phát triển hạ tằng giao thông chưa đồng bộ, chất

lượng chưa cao, chưa đáp ứng kịp yêu cầu phát triển kinh tế của địa phương và của vùng, nhất là chưa đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp, đô thị hóa và nhu cầu đi lại của đân cư; một số tuyến quốc lộ kết nói liên vùng và đường

giao thông nội tỉnh đang có trình trạng quá tải; dịch vụ vận tải chậm đôi mới, sự kết hợp giữa các loại hình vận tái chưa thật sự đồng bộ và phát huy hiệu quả; công tác quản lý nhà nước còn một số hạn chế, nhất là nắm bắt năng lực

của nhà thâu ở các công trình địa phương

- Giải pháp phát triên cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ

Tập trung phát triển các tuyến giao thông trọng điểm, các tuyến cao tốc, các tuyến vành đai liên vùng, các tuyến giao thông nội tỉnh để mở rộng, tạo sự thông suốt giao thông trên địa bàn, kết nối giữa các khu vực tập trung

Trang 33

24

đô thị, các khu công nghiệp và kết nỗi vùng cho toàn khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam và cả khu vực Tây nguyên, Nam Trung bộ

Đây mạnh triển khai xây dựng các cảng tông hợp có quy mô lớn; tổng

kho trung chuyển tạo bước đột phá trong phát triển dịch vụ vận tải kho bãi

theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại

Day nhanh đâu tư phát triển các dự án giao thông nông thôn, nhất là đối

với các vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, đây chính là nhằm tạo điều kiện vừa

thúc đây phát triển kinh tế, xã hội cho các khu vực, vừa kết hợp đảm bảo tốt

an ninh quốc phòng, đông thời gắn kết với mục tiêu xây dựng nông thôn mới 1.4.2 Kinh nghiệm hạn chế ùn tắc giao thông

a Kinh nghiệm của một số nước

Nạn ùn tắc giao thông đã và đang diễn ra hằng ngày, hằng giờ ở nhiều

quốc gia trên thế giới Qua đó, những kinh nghiệm từ các quốc gia đã xử lý

tốt việc ùn tắc giao thông như: chú trọng đến công tác quản lý, tỏ chức giao thông hợp lý: xử phạt thật nghiêm đối với các hành vi ví phạm Luật giao

thông luôn được nhiều nước quan tâm và áp dụng một cách hiệu quả cho

nước mình Các đô thị Châu Âu đã và đang áp dụng chính sách quản lý nhu

cầu giao thông, bao gồm:

- Hiệp hội Quản lý Giao thông vận tải thiết lập các quỹ đòn bây công cộng nhằm trợ giúp và khuyến khích việc sử đụng xe chung và các lựa chọn

đi lại làm giảm ùn tắc giao thông và cái thiện chất lượng không khí Nguồn

quỹ đó dùng đẻ cải thiện các yếu tô thiết kế phần đường dành cho người đi bộ

theo định hướng tạo ra các nút giao cắt an toàn cho người đi bộ, via hẻ rộng và trồng nhiều cây xanh đường phó

- Yêu cầu người sử dụng bãi đậu xe trả các chỉ phí trực tiếp dé tạo ra nguồn tài chính cải thiện cơ sở hạ tầng giao thông công cộng, chăng hạn như lỗi vào tàu điện ngầm, bến xe buýt và các tuyến đường dành riêng cho các

Trang 34

phương tiện vận tải hành khách công cộng

- Xây dựng cơ sở vật chất và môi trường thân thiện với xe đạp, bao gồm cả các khu vực gửi xe đạp an toàn, miễn phí; chính quyền các thành phố

đầu tư mua sắm xe đạp và để chúng tại các trạm trung chuyển vận tải hành khách công cộng cho hành khách sử dụng trên hành trình chuyển tiếp Giá

dịch vụ thuê xe đạp được tính trong giá vé các phương tiện giao thông công cộng hành khách sử dụng Xây dựng quy hoạch đô thị không thẻ thiếu quy hoạch làn đường cho xe đạp và những con đường dành cho người đi bộ

- Linh hoạt thời gian, lịch trình làm việc với người sử dụng lao động đề giảm tắc nghẽn giao thông tại thời gian cao điểm trong ngày

- Tăng giá lệ phí cầu đường đối với phương tiện cá nhân lưu hành khi đường bị tắc nghẽn vào giờ cao điểm

- Hạn chế xe hơi cá nhân bằng cách cấp giấy phép lưu hành có thời

gian cụ thê và các địa điểm xe được lưu hành

- Người có nhu cầu sử dụng xe hơi cá nhân phải cung cấp cho các chuyên gia quán lý nhu cầu giao thông nơi làm việc, kế hoạch đi lại

- Phân bổ chỗ đỗ xe nhằm cân đối lại nhu cầu không gian hợp lý giữa xe hơi tư nhân và các phương thức vận tải bền vừng, tăng mức lệ phí bãi đỗ

đối với xe cá nhân

b Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước

(1) Thành phố Hà Nội

Nhiều giải pháp quy hoạch phát triên giao thông Hà Nội đã được đề ra và thực hiện trong những năm gắn đây như: Giãn dân Hà Nội cần gắn với các

khu đô thị liền kề; đảm bảo đủ trường học, bệnh viện trong các khu dân cư đề

khắc phục vấn để giao thông chéo; lựa chọn các giải pháp tinh thé đi đôi với

tăng cường giáo dục ý thức tham gia giao thông cho người dân

Trang 35

26

(2) Thành phố Đà Nẵng - Một số kết quả:

Đến nay, Đà Nẵng đã đạt được những thành quả đáng khích lệ trên lĩnh

vực quy hoạch vả phát triển giao thông đô thị

Hệ thống giao thông đường bộ của thành phố Đà Nẵng đến nay tương

đối phát triển Toàn địa bàn thành phố có 525,89 km đường (không kế các

hẻm, kiệt và đường đất), trong đó 69,13 km quốc lộ; 99,716 km tỉnh 16; 67 km đường huyện: 356,85 km đường nội thị Đà Nẵng đã tạo đột phá trong lĩnh

vực phát triển kết cấu hạ tầng và chính trang, mở rộng đô thị bằng việc điều

chỉnh quy hoạch chung xây đựng đô thị theo hướng phát triển mở rộng ranh

giới đô thị; nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị theo hướng đồng bộ, hoàn chính; khai thác hiệu quả quỹ đất tạo nguồn vốn tái đầu tư Với định hướng mới, ranh giới đô thị được mở rộng theo hướng đến các vùng nông thôn và đôi núi,

khai thác hợp lý các tiềm năng thiên nhiên, huy động cả cộng đồng xã hội

- Tình trạng và nguyên nhân ùn tắc giao thông

Bên cạnh những thành quả đạt được, cũng như các thành phó lớn khác,

Đà Nẵng có nguy cơ ùn tắc giao thông và đã xuất hiện ùn tắc tại một số vị trí

giao lộ các tuyến đường chính Hiện tượng ùn tắc giao thông thường xảy ra

vào các giờ tan tầm các ngày làm việc; xảy ra tại các trường học khi tan trường và các khu nhà máy, khu công nghiệp: tại các nút giao thông

Nguyên nhân gây ùn tắc giao thông, đó là đo lưu lượng xe lớn (cả xe máy và ô tô) trên các nút giao thông: nhiều loại xe kích cỡ khác nhau (xe tải nặng, xe công-ten-nơ, xe buýt.) lưu thông trong giờ cao điểm; mô hình nút

giao chưa phù hợp, thiếu đèn tín hiệu hoặc bố trí hệ thống điều chỉnh giao

thông (giải phân cách, biến báo ) không phù hợp; ý thức của người tham gia giao thông trong việc chấp hành luật giao thông và cuối cùng là do giao cắt

với đường sắt

Trang 36

- Một số kinh nghiệm

Đề chủ động đối phó và hạn chế đến mức thấp nhất tinh trạng ùn tắc giao thông, Đà Nẵng tập trung phát triển hệ thống giao thông theo 02 hướng:

+ Đầu tư xây dựng các tuyến đường dọc các bờ sông, bờ biến (như các đường vành đai); khẩn trương hoàn thành các cầu nói liền hai bờ sông;

+ Đầu tư nâng cấp các tuyến đường nội thị như: cải tạo, mở rộng, thảm nhựa mặt đường, cải tạo các cửa thu, hỗ thu nước, cải tao nang cap via hé va cây xanh, cải tạo bô sung các tín hiệu giao thông

- Một số giải pháp trước mắt:

+ Xử lý các điểm ùn tắc bằng cách cải tạo lại các đảo trung tâm, mở

rộng làn đường xe chạy trong xuyến giao thông cho phù hợp ở các nút giao

phức tạp; bỗ sung các biên báo cắm dừng, cắm đỗ trong phạm vi ảnh hưởng

đến giao thông của nút; gắn biên báo hướng dẫn phân làn đường cho từng loại

xe di chuyển theo hướng quy định trước khi vào nút (đảm bảo các xe di chuyên trên cùng tuyến đường không giao cắt với nhau khi vào nút); tăng

cường cảnh sát giao thông hướng dẫn trong giờ cao điểm và xử lý phạt nặng những phương tiện vi phạm; đầu tư thêm, hỗ trợ, xã hội hoá vận tải khách công cộng bằng xe buýt các tuyến đường chính:

+ Tiếp tục điều chỉnh giao thông thành đường một chiều một số tuyến

đường: sớm đầu tư xây dựng cầu vượt nút giao thông ngã ba Huế: xây dựng hầm chui cho người đi bộ sang đường tại nút giao nơi có đông người qua lại;

+ Xây dựng quy hoạch chỉ tiết hệ thống giao thông tĩnh của thành phố;

trước mắt triển khai đầu tư bằng ngân sách thành phố hoặc xã hội hoá 04 bãi đỗ xe kết hợp bến xe tại các của ngõ của thành phó;

+ Xây dựng các bãi đỗ xe ngầm trong trung tâm thành phó tại khu vực trung tâm đông dân cư, khu mua sắm;

+ Đầu tư hoàn chỉnh tín hiệu giao thông trên địa bàn thành phố Đà

Trang 37

28

Nẵng cụ thê là dự án nâng cấp cải tạo tín hiệu giao thông trên địa bản thành

phố Đà Nẵng từ nguồn vốn ODA của chính phủ Tây Ban Nha tài trợ; khân

trương nghiên cứu Chiến lược phát triển liên kết thành phố Đà Nẵng và vùng phụ cận (JICA) do đoàn nghiên cứu DaCRISS thực hiện và dự án hệ thống xe

buýt do CHLB Đức tải trợ

+ Và cuối cùng, một giải pháp không kém phần quan trọng là phải thay đổi được ý thức của người dân bằng cách giáo dục, tuyên truyền, quảng cáo, đưa các hình ảnh cụ thể đến người dân bằng các phương tiện thông tin dai chúng, giúp dân dễ tiếp thu, dễ hiểu như các nước trong khu vực và trên thế

giới vẫn đang áp dụng Hạn chế các phương tiện cá nhân, khuyến khích sử dụng các phương tiện công cộng nhằm tạo một môi trường giao thông thông thoáng, lành mạnh an toàn vả từng bước hiện đại.

Trang 38

2.1.1 Diéu kién ty nhién va tai nguyén cia tinh Binh Dinh

a Dién tich va don vi hanh chinh

Binh Định có diện tích tự nhiên 6.050 km” Bình Định có 11 đơn vị

hành chính: thành phố Quy Nhơn là tinh ly, đô thị loại I, và 10 huyện gồm 4 huyện miễn núi, 2 huyện trung du, Š huyện đồng băng Toàn tỉnh có 159 xã, phường, thi trắn (Trong đó: có 129 xã, 14 thị trắn; 16 phường)

b Vi tri địa lý

Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế

trọng điểm miền Trung Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh

Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai và phía Đông giáp biến Đông: cách Hà

Nội 1.065 km về phía Nam, cách thành phố Hé Chi Minh 649 km về phía Bắc Bình Định có vị trí địa lý quan trọng đối với các tỉnh Tây Nguyên, Hạ Lào, Đông Bắc Cam-pu-chia và Thái Lan

Bình Định có vị trí địa lý thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội, vị trí và vai trò quan trọng trong bảo vệ an ninh và quốc phòng Lợi thế

này đã được khai thác tương đối tốt và sẽ còn được phát huy trong tương lai

Với vị trí trung tâm trên các tuyến giao lưu quốc tế và liên vùng, tuyến

trục Bắc - Nam và Đông - Tây của miền Trung, gần đường hàng hải quốc tế, là cửa ngõ hướng biên của các nước trong Tiêu khu vực Mê Kông mở rộng,

đặc biệt là với các nước Lào, Cam-pu-chia và các tỉnh Đông Bắc Thái Lan + Bình Định có quốc lộ 19 nối hành lang Đông - Tây đáp ứng tốt lưu

Trang 39

30

thông hàng hoá từ cảng Quy Nhơn lên Tây nguyên và các nơi tiểu vùng sông Mê Kông

+ Nằm ở phía Nam của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Bình

Định nối liền với các tỉnh phía Bắc, phía Nam qua các quốc lộ 1A, 1D và đường sắt Bắc - Nam Sân bay Phù Cát có các chuyến bay tới Hà Nội và TP

Hồ Chí Minh Đặc biệt, tỉnh có bờ biển dài 134 km, vùng lãnh hải 2.500 km”

với vùng đặc quyền kinh tế 40.000 kmỶ, có cảng Quy Nhơn và tương lai gần có cảng Nhơn Hội với hậu phương cảng rộng lớn và hấp dẫn mạnh đối với các tinh Tây nguyên, Nam Lào và Đông Bắc Cam-pu-chia, Thái Lan là những khu vực có nhiều tiềm năng to lớn về hàng hóa lâm sản, cây công nghiệp,

khoáng sản, du lịch

Vị trí địa lý trên tạo điều kiện thuận lợi để Bình Định khai thác các thể mạnh vẻ tiêm năng lao động, đất đai, các nguồn tài nguyên cho việc phát triển

kinh tế - xã hội của tính, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đây mạnh thu

hút vốn đầu tư, thông thương với các tỉnh trong nước và quốc tế, hòa nhịp với xu thé phát triển chung của cả nước là điều kiện để Bình Định trở thành một

trong những tỉnh phát triển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ

c Dia hinh

Toàn tỉnh năm bên sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, có địa hình dốc, phức tạp và bị chia cắt mạnh Hướng dốc chính từ Tây sang Đông, núi và đồng bằng xen kẽ nhau kéo đài xuống biển

Bình Định có các dạng địa hình sau:

- Vùng núi phía Tây và Tây Bắc của tỉnh có độ cao trên 500 mét, chiếm khoảng 42% diện tích tự nhiên, kéo đài theo chiều Bắc - Nam qua các huyện

An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Vân Canh Địa hình vùng này là núi trung

bình và thấp, bi phân cắt mạnh, phần lớn các sườn núi có độ dốc trén 20%; - Vùng đổi gò chiếm khoảng 26% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác

Trang 40

khắp tỉnh và tập trung chủ yếu ở các huyện Hoài Nhơn, Vân Canh, An Lão

Độ dốc chủ yếu của địa hình vùng này tir 10% - 15%;

- Vùng đồng bằng ven biển chiếm 32% diện tích tự nhiên, phân bố song

song với bờ biển và có nhiều dãy núi sát biến chia thành những đồng bằng

nhỏ hẹp hình thành ở vùng hạ lưu các sông Vùng ven biển có nhiều đầm,

vịnh, cửa biển, có nhiều tiêm năng đề phát triển kinh tế biến tông hợp

tháng 12) tap trung 70-80% lượng mưa cả năm, lại trùng với mùa bão nên

thường xuyên gây ra lũ, lụt Mùa khô kéo dài gây nên hạn hán ở nhiều nơi

Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 1.000 mm, chiếm 50-55% tông lượng

mưa Độ âm tương đối trung bình hàng năm là 79%

Với nên nhiệt độ cao đều trong năm, tống tích ôn và lượng mưa lớn thuận lợi cho Bình Định đa dạng hóa cây trồng, thâm canh tăng vụ, tăng năng

suất cây trồng Tuy nhiên với lượng mưa phân bố không đều, hàng năm thường hay có bão nên có ảnh hưởng xấu đến sản xuất nông, lâm, thủy sản

d Tài nguyên nước

Các sông Bình Định độ dốc cao, nhiều thác ghẻnh, lưu tốc dòng chảy

lớn, tổng trữ lượng nước 5,2 tỷ mỶ, tiềm năng thủy điện 182,4 triệu KW Bốn

con sông lớn là sông Kôn, Lại Giang, La Tình và Hà Thanh cùng mạng lưới

các sông suối ở miền núi tạo điều kiện cho phát triên thủy lợi và thủy điện

Hàng năm các con sông này gây lũ lụt, sa bôi, thủy phá nghiêm trọng, ngược lại, mùa khô nước các con sông cạn kiệt, chênh lệch giữa lưu lượng lũ và lưu

lượng kiệt đến trên 1.000 lan.

Ngày đăng: 26/07/2023, 07:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN